Cuộc chiến tranh tại Bờ biển Ngà và một số vấn đề quan hệ quốc tế

Ngày 5-4 theo giờ địa phương tại New York (Mỹ), Hội đồng Bảo an LHQ nhóm họp về tình hình khủng hoảng ở Bờ Biển Ngà (Tây Phi). Hôm trước đó, người phát ngôn Ủy ban Các chiến dịch bảo vệ hòa bình của LHQ thông báo Phái bộ LHQ tại Bờ Biển Ngà đã mở chiến dịch tấn công quân đội ủng hộ Tổng thống thất cử Laurent Gbagbo. Trước đó, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã khẩn cấp yêu cầu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đưa quân phối hợp với binh lính LHQ ở Bờ Biển Ngà. Lực lượng Licorne của Pháp (lực lượng gìn giữ hòa bình Pháp hoạt động tại Bờ Biển Ngà từ tháng 9-2002) đã nhận được lệnh tham chiến. Pháp viện dẫn Nghị quyết 1975 của Hội đồng Bảo an LHQ đưa quân can thiệp nhằm bảo vệ thường dân, kiều dân Pháp và công dân nước ngoài ở Bờ Biển Ngà.

doc21 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cuộc chiến tranh tại Bờ biển Ngà và một số vấn đề quan hệ quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hòa Côte d'Ivoire (phiên âm là Cốt Đi-voa giống cách phát âm của Côte d'Ivoire trong tiếng Pháp), trong tiếng Việt thường được gọi là Bờ Biển Ngà, là một quốc gia nằm ở Tây Phi. Bờ Biển Ngà có biên giới giáp với Liberia, Guinea, Mali, Burkina Faso, và Ghana về phía tây, bắc, đông, và nằm bên cạnh Vịnh Guinea về phía nam. Dân số của Bờ Biển Ngà năm 1998 là 15.366.672 người [1], năm 2009 là 20.617.068 người.[2] Trước khi bị người châu Âu chiếm đóng, Bờ Biển Ngà bao gồm nhiều nước nhỏ như Gyaaman, Kong Empire, và Baoulé. Ngoài ra còn có hai vương quốc Anyi, đó là Indénié và Sanwi, những quốc gia đã cố gắng duy trì sự độc lập của mình trong suốt thời kì Pháp thuộc và kể cả về sau này, khi Bờ Biển Ngà đã giành được độc lập.[3] Hiệp định 1843-1844 đã buộc Bờ Biển Ngà chấp nhận sự bảo hộ của Pháp và vào năm 1883, Bờ Biển Ngà trở thành một bộ phận của hệ thống thuộc địa của Pháp. Bờ Biển Ngà tuyên bố độc lập vào ngày 7 tháng 8 năm 1960. Từ năm 1960 đến 1993, Bờ Biển Ngà được lãnh đạo bởi Félix Houphouët-Boigny. Trong giai đoạn này, Bờ Biển Ngà vẫn giữ mối liên kết mật thiết về kinh tế với các nước láng giềng Tây Phi cũng như các nước Châu Âu, đặc biệt là Pháp. Tuy nhiên, sau giai đoạn lãnh đạo của Houphouët-Boigny, Bờ Biển Ngà đã trải qua hai cuộc đảo chính (1999 and 2001) và một cuộc nội chiến,[4] bất chấp cuộc bầu cử [5] và một hiệp định giữa chính phủ mới và nhóm nổi loạn được kí kết mang lại hòa bình cho Bờ Biển Ngà.[6] Bờ Biển Ngà là nền cộng hòa hiện thân của sức mạnh hành pháp hoàn toàn nằm trong tay của tổng thống. Thủ đô de jure của Bờ Biển Ngà là Yamoussoukro và thành phố lớn nhất là thành phố cảng Abidjan. Bờ Biển Ngà có 19 vùng và 81 tỉnh. Bờ Biển Ngà là thành viên của Tổ chức Hội nghị Hồi giáo, Liên minh châu Phi, Cộng đồng Pháp ngữ, Liên minh Latin, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi và Khu vực hòa bình và hợp tác Nam Đại Tây Dương. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp nhưng Bờ Biển Ngà có rất nhiều thổ ngữ bao gồm tiếng Baoulé, tiếng Dioula, tiếng Dan, tiếng Anyin và tiếng Cebaara Senufo. Tôn giáo chính ở Bờ Biển Ngà là đạo Hồi, đạo Thiên Chúa và những tôn giáo bản địa khác. Thông qua xuất khẩu cà phê và cacao, Bờ Biển Ngà là một nền kinh tế mạnh mẽ ở Tây Phi trong những năm 60 và 70 thế kỉ XX. Tuy nhiên, trong những năm 1980, Bờ Biển Ngà đã phải trải qua khủng hoảng kinh tế, khiến cho quốc gia này trở nên rối loạn về chính trị cũng như xã hội. Kinh tế Bờ Biển Ngà trong thế kỉ XXI vẫn chủ yếu giữa vào kinh tế tiểu chủ nông nghiệp.[2] Mục lục 1 Từ nguyên học 2 Lịch sử 2.1 Thuở sơ khai 2.2 Thời kỳ thuộc địa 2.3 Độc lập 2.4 Houphouët-Boigny quản lý 2.5 Bédié quản lý 2.6 Đảo chính năm 1999 2.7 Gbagbo quản lý 2.8 Đảo chính năm 2002 2.9 Chính phủ thống nhất 2003 2.10 Hậu quả 2004 - 2007 3 Các vùng và khu hành chính 3.1 Dân số ở các thành phố lớn 4 Chính trị 5 Địa lý 6 Kinh tế 7 Dân số 8 Văn học, nghệ thuật truyền thống và tượng hình, các công trình kiến trúc 9 Thể thao, truyền thông, giải trí 10 Tham khảo 11 Liên kết ngoài Từ nguyên học Trong tiếng Việt, quốc gia này được gọi là Bờ Biển Ngà và trong nhiều ngôn ngữ khác cũng mang ý nghĩa tương tự: Elfenbeinküste trong tiếng Đức, Costa de Marfil trong tiếng Tây Ban Nha, Costa do Marfim trong tiếng Bồ Đào Nha, Ivoorkust trong tiếng Hà Lan, v.v. Vào tháng 10 năm 1985, Chính phủ nước này yêu cầu là nước được gọi Côte d'Ivoire trong mọi ngôn ngữ. Mặc dù đã có quyết định của Chính phủ Côte d'Ivoire, "Bờ Biển Ngà" vẫn là tên phổ biến nhất trong tiếng Việt và Elfenbeinküste phổ biến trong tiếng Đức[1][2]. Tuy nhiên, các chính phủ sử dụng tên "Côte d'Ivoire" với lý do ngoại giao, còn cẩm nang về văn phong báo chí thường khuyên dùng tên "Bờ Biển Ngà". Lịch sử Bài chi tiết: Lịch sử Bờ Biển Ngà Thuở sơ khai Đá mài từ thời tiền sử celt ở Boundiali phía Bắc Bờ Biển Ngà. Ảnh được chụp tại IFAN Museum of African Arts ở Dakar, Senegal. Rất khó để xác đinh khi nào xuất hiện dấu vết đầu tiên của con người ở Bờ Biển Ngà bởi vì thời tiết ẩm ướt của Bờ Biển không cho phép lưu giữ tốt những vết tích như vậy. Tuy nhiên, sự hiện diện của các loại vũ khí thô sơ cũng như các công cụ rời rạc (đặc biệt là dấu vết của các lưỡi rìu được mài sắc trên đất sét và những gì còn sót lại của việc nấu nướng và đánh cá) chứng tỏ khả năng một số lượng lớn người đã sinh sống ở Bờ Biển Ngà là có thể trong giai đoạn Hậu đồ đá (từ năm 15.000 đến năm 10.000 trước CN),[7] hoặc ít ra là trong giai đoạn Đồ đá mới.[8] Tuy nhiên, những cư dân đầu tiên của Bờ Biển Ngà đã để lại dấu vết chứng minh cho sự tồn tại của mình rải rác khắp nơi trên vùng đất này. Những nhà sử học đều tin rằng những cư dân đầu tiên đó đã được thay thế hoặc bij đồng hóa bởi tổ tiên của cư dân Bờ Biển Ngà hiện nay bắt đầu từ thế kỉ XVI, bao gồm người Ehotilé (Aboisso), người Kotrowou (Fresco), người Zéhiri (Grand Lahou), người Ega và người Diès (Divo).[9] Thời kỳ thuộc địa Độc lập Houphouët-Boigny quản lý Về chính trị, Houphouët-Boigny lãnh đạo Bờ Biển Ngà với chính sách "bàn tay sắt". Một số nhận xét mềm mỏng hơn cho rằng sự lãnh đạo của ông giống với hình thái "phụ quyền-gia trưởng". Không có tự do báo chí và chỉ có một chính đảng tồn tại. Điều này được một số người chấp nhận điều này như yêu cầu tất yếu nhằm mục đích tranh thủ lá phiếu của cử tri [cần dẫn nguồn]. Houphouët-Boigny cũng bị chỉ trích bởi những vấn đề liên quan các dự án quy mô lớn. Nhiều người cho rằng việc chi hàng triệu dollars để cải tạo Yamoussoukro, quê hương của Houphouët-Boigny, thành thủ đô mới là vô cùng lãng phí; một số người khác thì ủng hộ tầm nhìn của ông theo hướng phát triển thành phố này thành một trung tâm hòa bình, giáo dục và tôn giáo ngay giữa lòng Bờ Biển Ngà. Nhưng vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỉ XX, suy thoái kinh té thế giới cộng với hạn hán đã tác động không nhỏ đến kinh tế Bờ Biển Ngà. Cùng với việc lạm dụng khai thác gỗ và đường bị rớt giá, nợ nước ngoài của Bờ Biển Ngà tăng lên gấp 3. Tội phạm gia tăng một cách đáng lo ngại ở Abidjan [citation needed]. Vào năm 1990, hàng trăm cán bộ nhà nước và sinh viên gây bạo loạn để phản đối tình trạng tham nhũng đang hoành hành. Cuộc bạo loạn buộc chính phủ phải chuyển sang nền dân chủ đa đảng. Sức khỏe của Houphouët-Boigny ngày càng yếu và chết vào năm 1993. Ông đề cử Henri Konan Bédié là người kế nhiệm. Bédié quản lý Tháng 10 năm 1995, Bédié giành chiến thắng áp đảo trước phe đối lập rời rạc và thiếu tổ chức trong lần tái tranh cử. Bédié thắt chặt sự kiểm soát về chính trị, tống giam hơn 700 người ủng hộ phe đối lập. Tuy nhiên, kinh tế của Bờ Biển Ngà lại có những dấu hiệu khả quan như lạm phát giảm và chính phủ cố gắng xóa bỏ nợ nước ngoài. Kết quả bầu cử năm 2002 ở Bờ Biển Ngà Khác với Bản mẫu:Houphouët-Boigny, người chủ trương tránh những mâu thuẫn sắc tộc và để ngỏ một số vị trí trong bộ máy hành chính cho những người nhập cư từ các nước láng giếng, Bản mẫu:Bedié chú trọng vào quan điểm "Ivority" (tiếng Pháp: Ivoirité) để loại bỏ đối thủ của ông ta Alassane Ouattara, vốn có bố mẹ là người phía bắc Bờ Biển Ngà, khỏi cuộc đua vào chiếc ghế tổng thống. Tuy nhiên, chính sách loại bỏ người nước ngoài này đã làm căng thẳng mối quan hệ giữa các sắc tộc khác nhau ở Bờ Biển Ngà, vốn từ trước đến nay có số lượng dân nhập cư chiếm phần lớn trong tổng số dân của cả nước. Đảo chính năm 1999 Tương tự, Bédié đã loại bỏ nhiều đối thủ chính trị khỏi quân đội. Cuối năm 1999, một nhóm sĩ quan bất mãn với chính phủ đã tổ chức một cuộc đảo chính quân sự, đưa tướng Robert Guéï lên nắm quyền. Bédié bỏ trốn sang Pháp. Chính quyền mới đã giảm bớt tình hình tội phạm và tham nhũng, cùng với việc áp đặt giới nghiêm và vận động rộng khắp trên đường phố về một xã hội tiết kiệm hơn. Gbagbo quản lý Cuộc bầu cử tổng thống tháng 10 năm 2000 giữa hai ứng cử viên Laurent Gbagbo và Guéï diễn ra quyết liệt nhưng hòa bình. Sự kiện nổi bật tiếp theo cuộc bầu cử tổng thống được đánh dấu bằng cuộc bạo loạn của quân đội và dân chúng Bờ Biển Ngà. Cuộc bạo loạn đã khiến 180 người chết và Guéï phải nhường lại chiếc ghế cho Gbagbo. Tòa án tối cao Bờ Biển Ngà ra quyết định phế truất Alassane Ouattara vì gốc gác Burkinabé của ông ta. Hiến pháp Bờ Biển Ngà tại thời điểm đó cũng như dưới thời Guéï không cho phép người không đáp ứng đủ yêu cầu về quốc tịch đứng ra tranh cử tổng thống. Sự kiện này đã châm ngòi cho những xô xát bạo lực giữa người ủng hộ Alassane Ouattara, chủ yếu là cư dân đến từ phía bắc Bờ Biển Ngà, và cảnh sát chống bạo động ở thủ đô Yamoussoukro. Các vùng và khu hành chính Bài chi tiết: Các vùng của Côte d'Ivoire và Các khu hành chính của Departments of Côte d'Ivoire Các vùng của Côte d'Ivoire Côte d'Ivoire được chia làm 19 vùng gồm: Agnéby Bafing Bas-Sassandra Denguélé Dix-Huit Montagnes Fromager Haut-Sassandra Lacs Lagunes Marahoué Moyen-Cavally Moyen-Comoé N'zi-Comoé Savanes Sud-Bandama Sud-Comoé Vallée du Bandama Worodougou Zanzan Các vùng này lại được chia ra làm 58 khu hành chính. Dân số ở các thành phố lớn Thủ đô chính thức của Bờ Biển Ngà có dân số là Yamoussoukro (295.500 người), thành phố đông dân thứ 4 trên cả nước.the fourth most populous city. Abidjan, với dân số 3.310.500 người, là thành phố lớn nhất của Bờ Biển Ngà, là trung tâm thương mại và ngân hàng, thủ đô de facto của quốc giai này. Đây là thành phố có đông người nói tiếng Pháp nhất ở khu vực Tây Ph. Thành phố Dân số Abidjan 3.310.500 Bouaké 775.300 Daloa 489.100 Yamoussoukro 295.500 Korhogo 163.400 San Pédro 151.600 Divo 134.200 Chính trị Từ năm 1983, thủ đô chính thức của Bờ Biển Ngà là Yamoussoukro; tuy nhiên, Abidjan vẫn là trung tâm hành chính của cả nước. Hầu hết các quốc gia khác đều đặt Đại sứ quán tại Abidjan, ngoại trừ Đại sứ quán Vương quốc Anh đã chấm dứt nhiệm vụ vì những hành động bạo lực và những cuộc tấn công liên tiếp nhằm vào người châu Âu ở Bờ Biển Ngà. Người dân Bờ Biển Ngà lúc này vẫn phải chịu đựng bạo lực tiếp diễn do nội chiến. Các tổ chức quốc tế về nhân quyền đã ghi nhận Bờ Biển Ngà có những vấn đề về đối xử với dân thường bị bắt giữ của cả hai phe trong cuộc nội chiến này và sự tái trỗi dậy việc lạm dụng lao động nộ lệ trẻ em ở các đồn điền cacao. Mặc dầu chiến sự đã gần như chấm dứt vào năm 2004, nhưng Bờ Biển Ngà vẫn bị chia cắt thành hai phe, phía Bắc nămd dưới quyền kiểm soát của lực lượng "Chiến binh mới"(FN). Cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra vào tháng 10 năm 2005 để đi đến một thỏa thuận giữa các phe phái đối địch đúng vào tháng 3 năm 2007, tuy nhiên cuộc bầu cử này vẫn bị trì hoàn nhiều lần ngay cả trong giai đoạn chuẩn bị. Địa lý Bản đồ của Côte d'Ivoire Bài chi tiết: Địa lý Bờ Biển Ngà Bờ Biển Ngà là một quốc gia Tây Phi hạ Sahara. Giáp với Liberia và Guinea ở phía tây, Mali and Burkina Faso ở phía Bắc, Ghana ở phía đông và Vịnh Guinea (Đại Tây Dương) ở phía Nam. Kinh tế Việc duy trì mối liên hệ chặt chẽ với Pháp sau khi giành độc lập từ năm 1960, tính đa dạng trong xuất khẩu nông nghiệp cũng như việc khuyến khích đầu tư của nước ngoài là những nhân tố chủ yếu của kinh tế Bờ Biển Ngà. Trong những năm trở lại đây, Bờ Biển Ngà phải đối mặt với sự rớt giá và cạnh tranh mạnh mẽ của cà phê và cacao trên thị trường nông sản thế giới. Chính điều này cùng với tham nhũng trong nước cao khiến cho cuộc sống cũng như xuất khẩu của người nông dân ngày càng trở nên khó khăn hơn. Dân số Một phụ nữ Bờ Biển Ngà 77% dân số là người Bờ Biển Ngà, bao gồm nhiều dân tộc va nhóm ngôn ngữ khác nhau. Ở Bờ Biền Ngà có khoảng 65 ngôn ngữ. Phổ biến nhất là tiếng Dyula, được dùng trong giao dịch buôn bán và những người Hồi giáo. Tiếng Pháp, ngôn ngữ chính thức của Bờ Biển Ngà, được giảng dạy trong trường học và là ngôn ngữ được sử dụng giữa các nhóm dân tộc khác nhau. Bờ Biển Ngà có 3 nhóm tôn giáo chính đó là đạo Hồi, đạo Thiên Chúa và những người theo thuyết vật linh. [2] Là một quốc gia có kinh tế ổn định ở khu vực Tây Phi nên Bờ Biển Ngà thu hút đến 3,4 triệu lao động đến từ các nước láng giềng như Liveria, Burkina Faso và Guinea, chiếm tới 20% dân số của Bờ Biển Ngà. Hơn 2/3 trong số những lao động này là người Hồi Giáo. 4% dân số Bờ Biển Ngà không phải là người gốc Phi. Họ là người Pháp,[10] Lebanon,[11] Việt Nam và Tây Ban Nha. Văn học, nghệ thuật truyền thống và tượng hình, các công trình kiến trúc Văn học Bờ Biển Nga rất đa dạng và phong phú từ phong cách cho đến những câu thành ngữ, tục ngữ có nguồn gốc tương đối vững chắc từ việc biên tập cho đến các tác giả có uy tín. Trong số những tác giả nổi tiếng, có thể kể đến Bernard Dadié, phóng viên, nhà văn, nhà soạn kịch, tiểu thuyết gia và cũng là nhà thơ đã thống trị văn đàn Bờ Biển Ngà ngay từ những năm 30 hay là Aké Loba (với L'Étudiant noir, 1960) và Ahmadou Kourouma (với Les Soleils des indépendances, 1968) đã nhận được giải thưởng Prix du Livre Inter vào năm 1998 cho tác phẩm mà đã trở thành kinh điển đối với văn học châu Phi En attendant le vote des bêtes sauvages[12]. Nét đặc trưng của nghệ thuật Bờ Biển Ngà xuất hiện trong nhiều vật dụng hàng ngày bằng các chất liệu đa dạng. Nghệ thuật này có mặt trên khắp đất nước, là minh chứng cho phong cách sống ở quốc gia này. Ví dụ như việc đan thúng, điêu khắc, chạm khắc gỗ, tạc tượng đã sử dụng rất nhiều chất liệu như gỗ, đồng, mây và tre... Một kiểu mặt nạ truyền thống của Bờ Biển Ngà Mặt nạ Dan, Baoulés, Gouros, Guérés và Bétés rất nổi tiếng ở Bờ Biển Ngà. Ngoài ra, nghề dệt tiếng tăm của những người Baoulés và những người Sénoufos đã trở thành bộ môn nghệ thuật hội họa trên nền vải. Những bức tượng nhỏ bằng đồng vốn xưa kia dùng để cân vàng nay lại được dùng làm vật trang trí, nhất là trong văn hóa Akan. Tuy nhiên, tất cả người dân Bờ Biển Ngà đều chia sẻ với nhau những vũ điệu truyền thống trên âm thanh của những nhạc cụ phổ biến như (tam-tams, balafon). Một số vũ điệu còn nổi tiếng khắp cả đất nước như: Temate của Facobly, Gouessesso và Danané, Boloye của vùng sénoufo, Zaouli của vùng gouro. Cũng nên nhắc đến những đồ sành sứ thủ công được chế tác bởi phụ nữ Bờ Biển Ngà, trong số đó nổi tiếng nhất là đồ sành sứ Katiola. Di sản văn hóa này có sẵn và rất dồi dào. Rất nhiều tác phẩm truyền thống (đặc biệt là điêu khắc) được bày bán cho khách du lịch dừng chân ở các thành phố nghỉ mát nổi tiếng như Grand-Bassam hay Assinie. Một số khác còn được trưng bày trong các phòng triển lãm nghệ thuật hoặc tại viện bảo tàng văn hóa ở Abidjan. Một số họa sĩ như Gilbert G. Groud và Michel Kodjo thường xuyên có những tác phẩm giá trị trong khi đó, mảng truyện tranh thuộc về Zohoré Lassane, họa sĩ phác thảo và cũng là người sáng lập ra tờ nhật báo hài hước và châm biếm Gbich !. Có thể thấy ở Bờ Biển Ngà sự đa dạng trong những công trình lịch sử. Grand-Bassam, kinh đô đầu tiên của Bờ Biển Ngà chính là nơi tọa lạc của Dinh tổng trấn (Palais de Gouverneur), nơi đầu tiên chính quyền thuộc địa Pháp đặt trụ sở. Dinh thự này được sơ tác ở Pháp sau đó được xây dựng và hoàn thiện tại chính Bờ Biển Ngà vào năm 1983. Thành phố Grand-Bassam còn có khá nhiều công trình kiến trúc tuyệt đẹp theo lối kiến trúc thuộc địa kết hợp với chất liệu xây dựng bản địa như tòa nhà Varlet hay tòa nhà Ganamet thuộc về những thương gia giàu có. Ở Abidjan, đại giáo đường Saint-Paul là một công trình kiến trúc rất đặc biệt có 2 mặt được làm hoàn toàn bằng kính theo dấu ấn của những người truyền giáo ở Châu Phi. Ở Yamoussoukro, Nhà thờ Đức Bà hòa bình được khánh thành bởi Giáo hoàng Jean-Paul II vào năm 1990. Nhà thờ này cũng là phiên bản của Nhà thờ lớn Saint-Pierre ở Roma và có thể đón tiếp 18000 đứng trong điện. Hơn nữa, đó được coi là một trong những kiến trúc tôn giáo lớn nhất trên thế giới về chiều cao và diện tích.[13] [14] Người ta đã tiêu tốn khoảng 300 triệu USD để xây dựng côn trình kiến trúc này [15]. Bên cạnh đó, còn phải nhắc đến tòa nhà của Quỹ hòa bình Félix Houphouët-Boigny nổi tiếng. Ở phía Bắc đất nước, những kiến trúc Hồi giáo theo phong cách Sudan xuất hiện từ thời kì đế chế Mali ở thế kỉ 14 cũng rất đáng chú ý. Theo các chuyên gia, đáng kể nhất trong số đó là nhà thờ Kaouara (tỉnh Ouangolodougou), nhà thờ Tengréla, nhà thờ Kouto, nhà thờ Nambira, hai nhà thờ khác ở Kong đều mang giá trị văn hóa, kiến trúc, lịch sử nhất định. [16]. Thể thao, truyền thông, giải trí Didier Drogba, đội trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Bờ Biển Ngà Người dân Bờ Biển Ngà rất ưa thích thể thao. Từ các sân golf ở Abidjan, Yamoussoukro và San-Pédro, Bờ Biển Ngà có thể tổ chức những cuộc thi đấu golf 9 lỗ hoặc 18 lỗ. Hằng năm, giải đấu golf quốc tế mở rộng mang tên Félix Houphouët Boigny vẫn diễn ra đều đặn ở Bờ Biển Ngà với sự tham gia của nhiều vận động viên chuyên nghiệp. Những vùng phá và biển tạo cho Bờ Biển Ngà cơ hội phát triển nhiều môn thể thao dưới nước như lặn, lướt ván, đua thuyền buồm, canoe-kayak và bóng chuyền bãi biển. Đua ngựa và đua xe cũng rất phổ biến ở Bờ Biển Ngà. Bên cạnh đó còn có bóng ném, bóng rổ, bóng chuyền, bóng bầu dục, điền kinh và quần vợt. Tuy nhiên, bóng đá luôn là môn thể thao số một ở Bờ Biển Ngà. Bóng đá thu hút nhiều người dân tham gia tập luyện, kể cả những khu vực hẻo lánh nhất của đất nước. Mỗi thành phố, thậm chí là mỗi khu phố đều tổ chức một giải đấu bóng đá riêng. Liên đoàn bóng đá quốc gia Bờ Biển Ngà đã tổ chức và đưa vào thi đấu giải bóng đá cấp quốc gia Bờ Biển Ngà. Trong giải đấu này, hai đội bóng là Africa Sports National và ASEC Mimosas luôn tỏ ra vượt trội so với các đội bóng còn lại. Rất nhiều cầu thủ Bờ Biển Ngà đang phát triển sự nghiệp ở nước ngoài trong những đội bóng danh giá nhất thế giới. Chính những cầu thủ thi đấu ở nước ngoài này là nguồn lực chính cho đội tuyển bóng đá quốc gia Bờ Biển Ngà ở các giải đấu quốc tế. Trong quá khức, với sự dẫn dắt của những cầu thủ như Ben Badi, Gadji Celi et Alain Gouaméné, bóng đá Bờ Biển Ngà đã đạt được những thành công nhất định. Đến thế hệ của Didier Drogba, Bờ Biển Ngà lần đầu tiên đã góp mặt tại vòng chung kết bóng đá thế giới 2006. Mặt nạ và những bức tượng nhỏ được bày bán trong một khu chợ Trong lĩnh vực truyền thông, Bờ Biển Ngà có đầy đủ các cơ quan phụ trách nghe nhìn, báo viết, kể cả các cơ quan quản lý chuyên nghiệp tuân theo sự điều hành của Ủy ban quốc gia về báo chí mà sau này là Hội đồng báo chí quốc gia (CNP), Hội đồng nghe nhìn quốc gia (CNCA) và một tổ chức tự quản giám sát đạo đức và tự do báo chí (OLPED). Từ năm 1991, truyền thông của Bờ Biển Ngà được điều chỉnh bởi đạo luật số 91-1034 [17] · [18] · [19] về hoạt động báo chí chuyên nghiệp. Đài phát thanh truyền hình Bờ Biển Ngà (RTI) thuộc về nhà nước, được hỗ trợ tài chính nhờ tiền bản quyền, quảng cáo và các nguồn ủng hộ khác. Bao gồm 2 kênh truyền hình và 2 trạm phát thanh: La Première, TV2 - kênh giải trí phát sóng trong khu vực bán kính 200km ở Abidjan, Radio Côte d'Ivoire, Fréquence 2 - kênh giải trí, Radio Jam, kênh radio tư nhân đầu tiên của Bờ Biển Ngà ; Africahit Music TV. Nhiều đầu báo khác nhau phần lớn đều tập trung ở Abidjan. Ngoài Tập đoàn báo buổi sáng Bác Ái (Groupe Fraternité Matin) với khoảng 25000 ấn bản mỗi ngày, 15 đầu báo khác đều do các công ty tư nhân nắm giữ. Mặt nạ Zaouli trong một vũ điệu lễ hội ở Bờ Biển Ngà Âm nhạc của Bờ Biển Ngà pha trộn nhiều trào lưu khác nhau, trong đó có thể kể đến những nhạc sĩ tiên phong như Ziglibithy, Gbégbé, Lékiné hay nhóm những nhạc sĩ thuộc thế hệ thứ hai (Zouglou, Zoblazo, Mapouka,Youssoumba ...) và nhóm nhạc sĩ thuộc trào lưu hiện đại (Coupé-décalé). Âm nhạc Bờ Biển Ngà là sự kết hợp của nhiều điệu nhạc khiêu vũ. Hài kịch rất được ưa chuộng ở Bờ Biển Ngà, đặc biệt là tác phẩm trào phúng của Digbeu Cravate, Zoumana, Adjé Daniel, Gbi de Fer, Jimmy Danger, Doh Kanon, Adrienne Koutouan, Marie Louise Asseu, Adama Dahico, Bamba Bakary, duo Zongo và Tao sản xuất, biểu diễn trên sân khấu và truyền hình. Năm 2004, với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật số, điện ảnh Bờ Biển Ngà đã cho ra đời hàng loạt bộ phim như Coupé-décalé (Fadiga de Milano đạo diễn) hay Le Bijou du sergent Digbeu [20] của Alex Kouassi, Signature của Alain Guikou hay là Un homme pour deux sœurs của Marie-Louise Asseu. Tính cho đến thời điểm hiện tại, trung bình cứ 3 tháng lại có một bộ phim được xuất xưởng. Những bộ phim này còn nhiều yếu kém về kĩ thuật (do hình ảnh hoặc âm thanh) nhưng sự hữu ích của công nghệ kĩ thuật số thật sự đã tạo ra bước ngoặt cho điện ảnh Bờ Biển Ngà. Festival về nghệ thuật châu Phi Marché des arts du spectacle africain - MASA được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1993 bởi Tổ chức Pháp ngữ, đến tháng 3 năm 1998 đã nhanh chóng trở thành một chương trình có tính chất quốc tế nhằm phát triển những nghệ thuật hiện có tại châu Phi. Chương trình này là một dự án nghệ thuật liên quốc gia của châu Phi bao gồm một hội chợ về nghệ thuật trình diễn, một diễn đàn của những người làm nghệ thuật và một festival diễn ra hai năm một lần ở Abidjan.[21]. Faya Flow là cuộc thi hip hop lớn nhất ở Bờ Biển Ngà. Được tổ chức bởi Hiệp hội Tuổi trẻ Hip hop Năng động (JACH, đọc là "jack") từ năm 2005, cuộc thi này nhằm mục đích thông qua hip hop tìm kiếm, phát hiện và giúp đỡ những tài năng ca hát và văn nghệ cho Bờ Biển Ngà. Tham khảo ^ (tiếng Pháp) Premiers résultats définitifs du RGPH-98 (Recensement Général de la Population et de l’Habitation de 1998), Abidjan: Institut National de la Statistique, Bureau Technique Permanent du Recensement, 2002 .. ^ a b c “Côte d'Ivoire”, The World Factbook, CIA Directorate of Intelligence, 24 tháng 7 năm 2008, https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/print/iv.html. Truy cập 8 tháng 8 năm 2008 .. ^ Library of Congress Country Studies, Library of Congress, November 1988, Truy cập 11 tháng 4 năm 2009 . ^ (tiếng Pháp) “Loi n° 2000-513 du 1er août 2000 portant Constitution de la République de Côte d’Ivoire”, Journal Officiel de la République de Côte d’Ivoire 42 (30): 529–538, 3 tháng 8 năm 2000, Truy cập 7 tháng 8 năm 2008 .. ^ Background Note: Cote d'Ivoire, United States Department of State, July 2008, Truy cập 7 tháng 8 năm 2008 .. ^ (tiếng Pháp) Accord politique de Ouagadougou, Presidency of the Republic of Côte d'Ivoire, 4 tháng 3 năm 2007, Truy cập 7 tháng 8 năm 2008 . ^ Guédé, François Yiodé (1995), “Contribution à l'étude du paléolithique de la Côte d'Ivoire : État des connaissances”, Journal des africanistes 65 (2): 79–91, doi:10.3406/jafr.1995.2432, ISSN 0399-0346 .. ^ Rougerie 1978, tr. 246. ^ Kipré 1992, tr. 15–16. ^ “Ivory Coast – The Economy”. Countrystudies.us. Truy cập 20 tháng 6 năm 2010. ^ “Ivory Coast – The Levantine Community”. Countrystudies.us. Truy cập 20 tháng 6 năm 2010. ^ Littérature africaine ^ (tiếng Pháp) Villes et villages, La Basilique Notre Dame de la Paix sur ReseauIvoire. Consulté le 9 juillet 2008 ^ (tiếng Pháp) Côte d'Ivoire, des faits sur de la Basilique Notre Dame de Paix sur Abidjan.net. Consulté le 9 juillet 2008 ^ (tiếng Anh) Everything Basilique Notre Dame de Paix sur The Everything Development Company. Consulté le 9 juillet 2008 ^ (tiếng Pháp)Bản mẫu:Lire en ligne ^ (tiếng Pháp) Loi n°91-1033 du 31 décembre 1991 portant régime juridique de la presse, Journal Officiel de la République de Côte d'Ivoire, n° 2 du 9 janvier 1992 ^ (tiếng Pháp) loi n° 91-1034 du 31 décembre 1991 portant statut des journalistes professionnels, Journal officiel de la République de Côte d'Ivoire, n° 2 du 9 janvier 1992 ^ (tiếng Pháp) loi n°91-1001 du 27 décembre 1991 fixant le régime de la communication audiovisuelle, Journal Officiel de la République de Côte d'Ivoire, n° 2 du 9 janvier 1992 ^ (tiếng Pháp) Marcel Appena, « Actualités-culture, Digbeu Cravate, acteur principal du film Le Bijou du sergent Digbeu : Nous tirons à boulets rouges sur les policiers… » sur Le matin d'Abidjan.com, 2008. Consulté le 4 Mai 2007 ^ (tiếng Pháp) Présentation du Masa sur site du Masa. Consulté le 27 avril 2008 Thỏa thuận hòa bình ở Bờ Biển Ngà: Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước 06/03/2007 Tổng thống Bờ Biển Ngà Laurent Gbagbo và Thủ lĩnh phong trào Lực lượng Mới (FN) Guillaume Soro vừa đạt được hiệp định hòa bình, trong đó xóa bỏ ranh giới chia cắt hai miền đất nước. Sự kiện này mang ý nghĩa đặc biệt đối với tiến trình hòa hợp và thống nhất đất nước.       Sau vụ đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Gbagbo vào tháng 9.2002, Bờ Biển Ngà bị chia cắt làm hai: Quân nổi dậy chiếm đóng miền Bắc; Chính phủ kiểm soát phần còn lại của đất nước. Từ đó, quốc gia này luôn chìm trong tình trạng bất ổn và nỗ lực tái hòa hợp đất nước của LHQ vấp phải rất nhiều khó khăn. Cuối tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Gbagbo đã đề nghị đối thoại trực tiếp với quân nổi dậy và được chấp nhận. Hiệp định hòa bình vừa đạt được chính là kết quả đầu tiên của tiến trình đối thoại trực tiếp giữa hai bên khởi động hồi đầu năm nay.          Theo hiệp định này, Chính phủ mới ở Bờ Biển Ngà sẽ được thành lập trong vòng 5 tuần tới; Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế, gồm 7.000 quân lính Mũ nồi xanh của LHQ và 3.500 binh lính Pháp, sẽ rút khỏi Bờ Biển Ngà trong một khoảng thời gian nhất định và khu vực vùng đệm chia cắt hai miền sẽ dần dần được xóa bỏ. Trước mắt, khu vực này sẽ được thay thế bằng “đường biên giới xanh", được bố trí những chốt giám sát do lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế đảm nhiệm. Cứ hai tháng một lần, quân số của lực lượng này tại “đường xanh" sẽ giảm đi một nửa. Có thể nói điều khoản quy định xóa bỏ khu vực ranh giới có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình hòa bình Bờ Biển Ngà, bởi điều này cũng đồng nghĩa với việc biểu tượng của sự chia cắt bị xóa bỏ và người dân cũng như hàng hóa sẽ được tự do đi lại và vận chuyển giữa hai miền đất nước.        Cũng trong hiệp định hòa bình mới này, Tổng thống Gbagbo và Thủ lĩnh Soro đã cam kết sẽ tái khởi động quá trình cấp thẻ căn cước cho cử tri để có thể tiến hành bầu cử lập pháp trong vòng 10 tháng nữa. Đây có thể coi là một bước tiến rất lớn bởi từ trước đến nay, mọi nỗ lực nhằm thống nhất đất nước và tổ chức bầu cử đều chỉ dừng lại ở những khẩu hiệu nằm trên giấy mà không bao giờ được thực hiện.        Trước diễn biến tích cực trên, Pháp, nước gắn kết với Bờ Biển Ngà do hoàn cảnh lịch sử, đã nhiệt liệt hoan nghênh những cam kết mà hai bên đạt được. Phát biểu về vấn đề này, Bộ trưởng Đặc trách hợp tác của Pháp Brigitte Girardin nhận định, hiệp định hòa bình sẽ giúp Bờ Biển Ngà thúc đẩy tiến trình bầu cử trong năm nay và cho phép lực lượng gìn giữ hòa bình rút quân. Đây là điều Paris đang mong đợi bởi hiện nay Pháp đang triển khai một lượng quân không nhỏ tại Bờ Biển Ngà và thời gian 4 năm qua đã khiến Paris không muốn ghìm quân của mình ở đây lâu thêm nữa.        Không chỉ Pháp mà cả cộng đồng quốc tế đều vui mừng trước hiệp định hòa bình ở Bờ Biển Ngà bởi nó cho thấy đất nước Tây Phi này đang từng bước xóa tên mình khỏi bản đồ xung đột thế giới. Tuy nhiên, trước sự kiện đáng ăn mừng trên có lẽ vẫn có người không thể mừng vui thực sự. Hiệp định hòa bình của Bờ Biển Ngà được ký ngay sau khi Tổng thống Congo Denis Sassou – Nguesso rời khỏi chức Chủ tịch Liên minh Châu Phi (AU) chưa lâu. Trong suốt quá trình lãnh đạo AU, ông đã nỗ lực không ngừng để xây dựng hòa bình tại Bờ Biển Ngà nhưng thất bại. Nhiệm kỳ kết thúc và ông đã phải cay đắng ra đi khi bao công sức bỏ ra chưa đơm hoa kết trái. Trong khi đó, người kế nhiệm của ông, Tổng thống Ghana Kufuor lại nhận được may mắn này khi ngồi vào ghế Chủ tịch AU chưa ấm chỗ. Có người cho rằng, ông Nguesso không thành công là do triết lý Trung Phi và Tây Phi quá khác nhau. Lời giải thích nghe có vẻ quá đơn giản và dường như còn ẩn chứa nhiều nội tình.       Tuy nhiên, vẫn còn nhiều băn khoăn xung quanh thỏa thuận mới, đặc biệt là số phận của Thủ tướng Konan Banny, người vẫn luôn được LHQ ủng hộ để hạn chế quyền lực của Tổng thống Gbagbo. Theo dự đoán của các chuyên gia, nhiều khả năng vị trí người đứng đầu Chính phủ tương lai sẽ do Thủ lĩnh quân nổi dậy FN Guillaume Soro đảm nhiệm. Tuy nhiên, một số nhà phân tích lại cho rằng khả năng trên cũng chưa phải chắc chắn, nhất là đối với nhân vật mà lời nói và hành động có nhiều khoảng cách như Tổng thống Gbagbo. Và trong trường hợp này, khả năng lực lượng nổi dậy quay lưng với thỏa thuận hòa bình là điều có thể đoán trước. Phong Á ờ biển Ngà điêu đứng một nước hai "vua" Cập nhật lúc 06:33 | 05/04/2011 (GMT+7) Ủy ban quốc tế Chữ thập đỏ (ICRC) cho biết, một xung đột giữa sắc tộc đã cướp đi sinh mạng của hơn 800 thường dân của thành phố Duekoue, phía Tây bờ biển Ngà, trong các vụ bạo lực liên tiếp diễn ra giữa quân đội của Tổng thống được Liên Hợp Quốc (LHQ) công nhận, ông Alassane Ouattara, và lực lượng trung thành với vị Tổng thống đương nhiệm Laurent Gbagbo. Sự kiện này đã gây sốc bởi quy mô và tính chất tàn bạo của nó. 10.000 người bị kẹp giữa cuộc xung đột sắc tộc. Ông Ouattara đã được quốc tế công nhận là người đứng đầu Bờ Biển Ngà sau khi uỷ ban bầu cử tuyên bố ông là người chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu lại vào tháng 11/2010. Nhưng Tổng thống đương nhiệm lúc đó là ông Gbagbo cũng tuyên bố mình giành chiến thắng và từ chối rời nhiệm sở. Từ đó đến nay, Bờ biển Ngà rơi vào tình cảnh “một nước hai vua” và vị “vua” nào cũng muốn củng cố quyền lực của mình. Nỗi lo của các chuyên gia chính trị LHQ về việc bạo lực leo thang, đẩy Bờ Biển Ngà rơi vào tình trạng xung đột sắc tộc đẫm máu như từng xảy ra trước đây đã trở thành hiện thực. Cộng đồng quốc tế liên tục tăng cường áp lực với ông Gbagbo yêu cầu ông phải chuyển giao quyền lực cho tân Tổng thống. Khối Tây Phi, ECOWAS, kêu gọi ông Gbagbo hãy “chấm dứt đau khổ cho đất nước của mình” trong khi đại sứ của LHQ tại Bờ Biển Ngà (UNOCI) cho biết đã sẵn sàng “tạo điều kiện để ông ra đi”. Về phần mình, ông Gbagbo cho rằng đã hết cơ hội rút lui một cách hoà bình: “Ông ấy nên bị đưa ra trước Toà án Hình sự Quốc tế. Đó là điều duy nhất xứng đánh đối với ông ấy”. Trước sức ép trên, phát ngôn viên Mặt trận Nhân Dân của ông Gbagbo (FPI) vẫn khẳng định: “Tổng thống sẽ không đi đâu cả. Ông ấy đã được nhân dân Bờ Biển Ngà bầu lên và ông ấy sẽ giữ cương vị Tổng thống trong vòng 5 năm tới”. Đầu tuần trước, những người ủng hộ ông Ouatara phát động một cuộc tấn công lật đổ ông Gbagbo. Cuộc tấn công từ phía bắc thành phố Yamoussoukro tràn xuống đến tận cảng San Pedro. Tuy nhiên, họ đã không thể đánh bại được những người còn trung thành với cựu tổng thống đang cố thủ trong các thành phố Abidjan của Bờ Biển Ngà. Những cuộc đụng độ lớn đã xảy ra ngay bên ngoài dinh tổng thống và trụ sở đài truyền hình ở quận thương mại Cocody. Ngoài ra người ta còn ghi nhận được nhiều cuộc đụng độ khác tại khu vực Cao Nguyên và Agban. Ước tính sơ bộ cho thấy hơn 800 người đã thiệt mạng trong một loạt các vụ bạo động ở nước này trong thời gian vừa qua. Ngoài ra, hàng chục ngàn người cũng phải bỏ chạy khỏi Duekoue kể từ một tuần nay, nhiều người trong số họ đang trên đường tới thị trấn Guiglo gần đó. Vụ bạo động vừa qua chỉ là một sự nối tiếp của một chuỗi những xung đột liên tiếp kể từ khi cuộc khủng hoảng chính trị xảy ra ở đất nước Tây Phi này. Cuộc sống của hơn 2,4 triệu người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó khoảng 450.000 người bị mất nhà cửa và hàng chục nghìn người phải chạy sang các nước láng giềng lánh nạn.             Nguyễn Trọng (tổng hợp) . rực thăng của Pháp và Liên Hợp Quốc hôm qua (4/4/2011) đã dội tên lửa vào dinh thự và căn cứ của Tổng thống sắp mãn nhiệm Bờ Biển Ngà Laurent Gbagbo nhằm chặn đứng những cuộc thảm sát dân thường tại đất nước này. Một nước, hai tổng thống Bờ Biển Ngà hiện đang rơi vào tình cảnh một đất nước có 2 tổng thống. Trong khi Liên Hợp Quốc đã thông qua kết quả công nhận ông Alassane Quattara chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống cuối tháng 11.2010, vị tổng thống sắp mãn nhiệm Laurent Gbagbo vẫn kiên quyết không từ bỏ quyền lực. Tên lửa được nhìn thấy bay trên bầu trời Bờ Biển Ngà hôm 4/4/2011 Trong suốt 4 tháng qua, xung đột gay gắt vẫn diễn ra giữa hai phe để giành quyền kiểm soát đất nước. Kết quả là, ít nhất một triệu người mất nhà cửa. Abidjan, thành phố lớn nhất Bờ Biển Ngà trở thành tâm điểm của chiến tranh. Khoảng 1.000 người đã thiệt mạng tại Bờ Biển Ngà - theo Tổ chức từ thiện Thiên chúa giáo La Mã Caritas. Trước tình hình đó, trong một bức thư gửi Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã yêu cầu phát động chiến dịch quân sự "khẩn" vào Bờ Biển Ngà nhằm bảo vệ dân thường. Một số nhân chứng cho hay, hôm 4.4, dinh thự của tổng thống Gbagbo đã bị rung chuyển bởi những cuộc tấn công dội tên lửa từ trực thăng của Liên Hợp Quốc và Pháp. Nhiều dân thường thiệt mạng vì cuộc chiến giữa hai phe của tổng thống sắp mãn nhiệm và tổng thống vừa được bầu Nhà và căn cứ quân sự của phe Gbagbo bị đánh Liên Hợp Quốc cho biết, trực thăng tiến công đã dội tên lửa phá hủy những vũ khí hạng nặng ở doanh trại quân đội Akouedo của phe tổng thống sắp mãn nhiệm Laurent Gbagbo. "Chúng tôi phát động cuộc tấn công để bảo vệ dân thường Bờ Biển Ngà. Các cuộc tấn công sẽ nhằm vào những vũ khí hạng nặng mà tổng thống sắp mãn nhiệm Gbagbo sử dụng để thảm sát dân thường", phát ngôn viên của lực lượng phái bộ của Liên Hợp Quốc ở Bờ Biển Ngà cho hay. Một người dân sống ở Abidian nói, căn cứ quân sự này bị tấn công trong khoảng 1 giờ đồng hồ. "Chúng tôi nghe thấy tiếng gầm rú của trực thăng, tiếng bom nổ và tiếng ngôi nhà rung chuyển", BBC dẫn lời một người dân cho biết. Đồng thời, quân đội Pháp cũng tấn công vào một căn cứ quân sự khác ở Agban. Toussaint Alain, phát ngôn viên của phe Gbagbo đóng trụ sở tại Paris, cho biết những cuộc tấn công bằng trực thăng trên là "phạm luật, không hợp pháp và không thể chấp nhận được". "Nước Pháp đã gây chiến với Bờ Biển Ngà", Alain nói. Trong khi đó, phe của Tổng thống vừa được bầu Alassane Quattara cũng đưa ra tuyên bố: "Cuộc tổng tấn công giành quyền kiểm soát toàn bộ nhà ở và nơi làm việc của Gbagbo sẽ diễn ra trong vài giờ tới. Mọi nhiệm vụ có thể sẽ được hoàn tất trong tối nay", AFP dẫn lời Sidiki Konate - phát ngôn viên của phe ông Quattara cho biết. Chiến sự ác liệt ở Bờ Biển Ngà 06/04/2011 00:31 (Phien ban khong dau) Tổng thống thất cử Laurent Gbagbo đang đàm phán để ra đi. Một đất nước hai tổng thống. Tag: tổng thống, ác liệt, bờ biển ngà, pháp nicolas sarkozy, nga sergey lavrov, chiến sự, laurent gbagbo, alassane ouattara, Pháp Alain Juppé, pháp, lhq ban ki-moon, nam phi maite, nước hai, đình trú, thất cử, tp abidjan, henri konan bédié, teodoro obiang nguema Ngày 5-4 theo giờ địa phương tại New York (Mỹ), Hội đồng Bảo an LHQ nhóm họp về tình hình khủng hoảng ở Bờ Biển Ngà (Tây Phi). Hôm trước đó, người phát ngôn Ủy ban Các chiến dịch bảo vệ hòa bình của LHQ thông báo Phái bộ LHQ tại Bờ Biển Ngà đã mở chiến dịch tấn công quân đội ủng hộ Tổng thống thất cử Laurent Gbagbo. Trước đó, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã khẩn cấp yêu cầu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đưa quân phối hợp với binh lính LHQ ở Bờ Biển Ngà. Lực lượng Licorne của Pháp (lực lượng gìn giữ hòa bình Pháp hoạt động tại Bờ Biển Ngà từ tháng 9-2002) đã nhận được lệnh tham chiến. Pháp viện dẫn Nghị quyết 1975 của Hội đồng Bảo an LHQ đưa quân can thiệp nhằm bảo vệ thường dân, kiều dân Pháp và công dân nước ngoài ở Bờ Biển Ngà. Trước đó, quân đội Pháp đã tập trung khoảng 1.900 công dân nước ngoài tại ba điểm ở TP Abidjan (trung tâm kinh tế của Bờ Biển Ngà) để bảo vệ. Quân đội Pháp tại Bờ Biển Ngà mở chiến dịch tấn công ở TP Abidjan. Ảnh: REUTERS Vài giờ trước khi quân đội Pháp nổ súng, Bộ Ngoại giao Pháp cho biết các phần tử có vũ trang đã xâm nhập khách sạn Novotel tại TP Abidjan bắt cóc hai công dân Pháp, một người Benin và một người Malaysia. Được quân LHQ và quân đội Pháp phối hợp, đêm 4-4, lực lượng ủng hộ Tổng thống đắc cử Alassane Ouattara đã mở chiến dịch tổng công kích vào TP Abidjan. Từ chiều 4-4, quân của LHQ và Pháp cũng đã ném bom và nã pháo vào các căn cứ quân sự, dinh tổng thống và tư dinh của Tổng thống thất cử Laurent Gbagbo ở Abidjan. Sang ngày 5-4, tướng Philippe Mangou, tư lệnh quân đội của Tổng thống Laurent Gbagbo, thông báo quân đội ngừng bắn và yêu cầu quân LHQ ngưng giao chiến. Ngoại trưởng Alcide Djédjé của chính quyền Laurent Gbagbo đã đào tẩu đến Đại sứ quán Pháp và yêu cầu bảo vệ. Người phát ngôn Phái bộ LHQ tại Bờ Biển Ngà khẳng định Tổng thống Laurent Gbagbo và gia đình trú trong hầm ngầm tại tư dinh ở Abidjan. Thủ tướng Pháp Alain Juppé khẳng định quân của Tổng thống Laurent Gbagbo đang thỏa thuận đầu hàng. Ngày 5-4, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố Nga sẽ xem xét chiến dịch tấn công của LHQ và Pháp tại Bờ Biển Ngà có hợp pháp hay không bởi sứ mệnh của lực lượng gìn giữ hòa bình phải bảo đảm tính trung lập. Cùng ngày, Ngoại trưởng Nam Phi Maite Nkoana-Mashabane tuyên bố không có sứ mệnh cho bất kỳ phi vụ không kích nào ở Bờ Biển Ngà. Tổng thống Guinea Xích đạo Teodoro Obiang Nguema (nước chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Phi) đã lên án quân đội nước ngoài can thiệp vào Bờ Biển Ngà. Ngày 5-4, bộ trưởng Ngoại giao và bộ trưởng Quốc phòng Pháp sẽ điều trần trước Quốc hội về tình hình Bờ Biển Ngà. Một đất nước hai tổng thống 31-10-2010: Bầu cử tổng thống ở Bờ Biển Ngà. Tổng thống đương nhiệm Laurent Gbagbo 38% số phiếu, cựu Thủ tướng Alassane Ouattara 32%, cựu Tổng thống Henri Konan Bédié 25%. 28-11: Bầu cử tổng thống vòng hai. Kết quả bầu cử vòng hai công bố ngày 2-12 với Alassane Ouattara 54,1% số phiếu, Laurent Gbagbo 45,9%. 3-12: Hội đồng hiến pháp hủy kết quả, công bố ông Laurent Gbagbo thắng cử với 51,45% số phiếu. EU và LHQ chỉ công nhận ông Alassane Ouattara. 4-12: Laurent Gbagbo và Alassane Ouattara cùng tổ chức lễ tuyên thệ tổng thống riêng rẻ. 6-3-2011 đến 30-3: Lực lượng ủng hộ Tổng thống đắc cử Alassane Ouattara đánh chiếm nhiều TP và bắt đầu tấn công TP Abidjan ngày 31-3. DẠ THẢO (Theo AFP, AP, le Monde) Tìm hiểu thêm: tổng thống, ác liệt, bờ biển ngà, pháp nicolas sarkozy, nga sergey lavrov, chiến sự, laurent gbagbo, alassane ouattara, Pháp Alain Juppé, pháp, lhq ban ki-moon, nam phi maite, nước hai, đình trú, thất cử, tp abidjan, henri konan bédié, teodoro obiang nguema,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCuộc chiến tranh tại Bờ biển Ngà và một số vấn đề quan hệ quốc tế.doc
Luận văn liên quan