Đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Singapore với Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Việc nghiên cứu về FTA nói chung và USSFTA nói riêng cho thấy sức phát triển mạnh mẽ của các hiệp định thương mại tự do đặc biệt là các FTA song phương. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia ngày càng chú trọng vào việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác chiến lược với các đối tác và đàm phán ký kết các FTA chính là biện pháp mà các bên cùng có lợi. Nắm bắt được xu thế này sẽ giúp ích rất nhiều c ho Việt Nam không rơi vào tình trạng lạc hậu, bị động, luôn phải chạy theo sau các quốc gia khác, mà ngược lại còn có thể chủ động bắt nhịp với thế giới trên con đường hội nhập. USSFTA đang ngày càng minh chứng rõ nét cho sự kết hợp chiến lược giữa Hoa Kỳ và Singapore, điều này được thể hiện rõ nét thông qua sự phát triển trong mối quan hệ kinh tế giữa hai bên từ khi Hiệp định được đưa vào thực hiện. Điều đáng nói là USSFTA không chỉ có ảnh hưởng tới riêng hai nước tham gia mà còn tạo tiền đề cho các mối quan hệ hợp tác khác cho các nước trong khu vực Đông Nam Á với Hoa Kỳ trong đó có Việt Nam.

pdf109 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2877 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Singapore với Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p định thương mại tự do Việt Nam đã tham gia Tổng hợp mức độ cam kết và khung thời gian thực hiện của Việt Nam đối với các mặt hàng thông thường như sau: (Xem bảng 3.2) Bảng 3.2. Tồng hợp cam kết tự do hoá của các FTA Các thoả thuận Tỷ lệ tự do hoá Bắt đầu Kết thúc AFTA 99% dòng thuế (8 số) 1996 (thực tế cắt giảm từ 1999) Thuế suất 0- 5%: 2006 Thuế suất 0%: 2015 7% số dòng thuế được linh hoạt đến 2018 ASEAN- Trung Quốc 90% dòng thuế (6 số) 2006 NT1: 2015 NT2: 2018 ASEAN- Hàn Quốc 90% dòng thuế (6 số) 2007 NT1: 2016 NT2: 2018 ASEAN- Ấn Độ 80% dòng thuế (6 số) 2009/2010 (tuỳ thuộc thời điểm ký kết) NT1: 2018 NT2: 2021 ASEAN- Australia- New Zealand 90% dòng thuế (8 số) Quý III/2009 NT1: 2018 NT2: 2020 ASEAN- Nhật Bản 88,6% dòng thuế (10 số) 31- 12- 2008 NT1: 2018 NT2: 2023 NT3: 2024 Việt Nam- Nhật Bản 91% dòng thuế (10 số) 2009 NT1: 2019 NT2: 2021 NT3: 2023 NT4: 2025 (Nguồn: Bộ Tài chính) 67 Như vậy, tổng hợp cam kết của các FTA theo Bảng 3.2 trên cho thấy mức độ tự do hoá cơ bản là 90% hoặc xấp xỉ 90% (tính theo dòng thuế của kim ngạch nhập khẩu) với khung thời gian thực hiện cắt giảm xuống 0% là trong vòng 10 năm, với một số ít tỷ lệ dòng thuế được phép linh hoạt trong khoảng thời gian kéo dài thêm là từ 2– 6 năm. Hình 3.1: Lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam và các nƣớc trong khuôn khổ các FTA giữa ASEAN và đối tác (Nguồn: Bộ Tài chính) Với tư cách là một nước trong khối ASEAN, Việt Nam tham gia FTA với các đối tác: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ có lộ trình cắt giảm thuế dài hơn từ 5-6 năm so với các đối tác và so với ASEAN-6 (Hình 3.1). ASEAN- Trung Quốc và FTA ASEAN- Hàn Quốc, việc giảm thuế sẽ được thực hiện theo Lộ trình quy định cho các bước giảm thuế hàng năm. Mô hình giảm thuế đối với các FTA còn lại sẽ là cắt giảm dần đều từng năm để đạt mức thuế suất cuối cùng theo cam kết. 2005 2007 2009 2011 2013 2015 2017 2019 Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Bản ANZ Ấn Độ Đối tác và ASEAN6 Việt Nam 68 3.1.2 Tác động của các FTA Việt Nam đã tham gia đối với nền kinh tế Việt Nam Chúng ta thấy các FTA Việt Nam đã ký kết đều có lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam dài hơn từ 5-6 năm so với các đối tác (xem hình 3.1). Do đó, thời điểm từ nay đến năm 2012, Việt Nam rất thuận lợi khi các đối tác đã dỡ bỏ hầu hết thuế nhập khẩu trong khi Việt Nam mới ở giai đoạn đầu cắt giảm. Hiện thuế nhập khẩu với 90% mặt hàng từ ASEAN vào Trung Quốc đã giảm về 0%-5%, trong khi Việt Nam mới đưa vào cắt giảm khoảng 30% dòng thuế [19]. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, được cho là lớn nhất sau cuộc Đại suy thoái 1930-1933, nổ ra từ năm 2008 đến nay đã ảnh hưởng lớn đến thương mại toàn cầu. Do đó, trong khuôn khổ luận văn việc đánh giá đầy đủ tác động của FTA thời gian qua đối với thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam là tương đối phức tạp và khó chính xác [5]. Tuy nhiên , ngoài những tác động chung của FTA mang lại đã n êu ở Chương I, các FTA Việt Nam đã tham gia còn có những tác động rõ nét sau : - Thúc đẩy tiến trình cải cách, hoàn thiện cơ cấu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tham gia vào tiến trình FTA đồng nghĩa với việc liên tục t heo đuổi mục tiêu cải cách , hoàn thiện môi trường thương mại , nâng cao năng lực cạnh tranh . Trong quá trình mở cửa theo tiến trình đàm phán FTA , ta có quyền chủ động lớn trong quyết định nội dung , mức độ và tốc độ mở cửa để đáp ứng sát hơn các mục tiêu phát triển của quốc gia ; duy trì được tiến trình cải cách, từng bước đạt tới trình độ hội nhập chung, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. - Nâng cao sức cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài. Các cam kết tự do hoá về thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư trong các FTA giúp Việt Nam kiện toàn khung pháp lý, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo dựng thị 69 trường minh bạch, tạo sức hấp dẫn trong thu hút và nâng cao s ức cạnh tranh của môi trường đầu tư so với các nước trong khu vực. - Góp phần vào nâng cao đời sống của đại bộ phận dân cư , tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, y tế. chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng văn minh hơn, hiện đại hơn. Một minh chứng rõ nét là từ năm 2000 đến 2005, các FTA đã góp phần tạo ra công ăn việc làm cho 7,5 triệu lao động; công tác xoá đói, giảm nghèo được đẩy mạnh và đạt được kết quả khả quan: theo chuẩn quốc gia (cũ), tỷ lệ đói nghèo đã giảm từ 30% vào năm 1992 xuống dưới 7% vào năm 2005. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động cũng được chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp từ 62,5% vào năm 2000 xuống còn 53,8% năm 2005. Số lao động giảm xuống này được di chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ [10]. Tuy vậy, các FTA cũng có những tác động không tốt tới nền kinh tế cũng như xã hội của Việt Nam. Như đã đề cập ở chương I, Việt Nam cũng chịu sức ép cạnh tranh do mở cửa thị trường ảnh hưởng tới công ăn việc làm của lao động trình độ thấp . Không những thế, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ở các khu công nghiệp, đô thị, làng nghề ngày càng trở nên nghiêm trọng. 3.2 Sự cần thiết của FTA giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 3.2.1 Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán chính thức về bình thường hoá quan hệ vào năm 1991. Tháng 2 năm 1994, Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Hai nước thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào ngày 12 tháng 7 năm 1995 và tiến hành trao đổi đại sứ đầu tiên vào tháng 5 năm 1997. Kể từ đó đến nay, các chuyến viếng thăm của các quan chức cao cấp hai nước, trong 70 đó nổi bật là chuyến thăm Việt Nam của cựu Tổng thống Bill Clinton (tháng 11- 2000); của cựu Tổng thống Bush trong dịp diễn ra Cuộc họp thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo cấp cao APEC năm 2006 và chuyến thăm Hoa Kỳ của Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (tháng 6- 2005), Thủ tướng Nguyễn Tuấn Dũng (tháng 6- 2008) đã góp phần tích cực củng cố và tăng cường quan hệ giữa hai nước, đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới thông qua việc phát triển mối quan hệ đối tác xây dựng, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi. Song song với quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng không ngừng phát triển. Hai bên đã ký kết một số văn kiện cũng như những hiệp định về kinh tế thương mại như: - Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả (ngày 27/6/1997). - Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ hay còn gọi là BTA (ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực ngày 10/12/2001). - Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ (có hiệu lực từ ngày 26/3/2001). - Hiệp định Dệt may (có hiệu lực từ 1/5/2003). - Hiệp định Hàng không (có hiệu lực từ 14/1/2004). - Bản Ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp (ký tháng 6/2005). - Hiệp định khung về thương mại và đầu tư- TIFA (ký ngày 21/6/2007, nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết). Việc thông qua Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ (BTA) đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình bình thường hoá quan hệ về thương mại giữa hai nước. BTA giúp cho hàng hóa Việt Nam không bị phân biệt đối xử tại thị trường Hoa Kỳ, giảm thuế suất trung bình từ 71 40% xuống còn 4%, đã nhanh chóng đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào doanh thu xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Đáng chú ý, ngày 31/5/2006 hai nước đã ký Thỏa thuận chính thức kết thúc đàm phán song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ [10]. (Xem bảng 3.3) Bảng 3.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam- Hoa Kỳ giai đoạn 1997-2008 Đơn vị: Triệu USD Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Xuất khẩu 520 602 827 1.026 2.392 4.472 5.161 6.522 8.463 10.541 12.611 Nhập khẩu 274 291 368 461 580 1.324 1.163 1.192 1.100 1.903 2.790 Tổng kim ngạch 794 893 1.195 1.487 2.972 5.796 6.325 7.714 9.564 12.444 15.401 Cán cân 245 311 460 566 1.812 3.148 3.998 5.331 7.363 8.639 9.821 (Nguồn: Bộ Công Thương, Vụ Châu Mỹ) Xét về kim ngạch buôn bán hai chiều, nếu như năm 1995 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Hoa Kỳ chỉ đạt 454 triệu USD, thì năm 2001 con số này là 1,48 tỷ USD, đến năm 2003 đã đạt 5,8 tỷ USD. Nói khác đi, khi chưa có BTA, hai nước cần tới 6 năm (từ 1996 đến 2001) để tăng 3 lần giá trị thương mại song phương, nhưng kể từ khi BTA đi vào hiệu lực thì chỉ trong 2 năm, kim ngạch hai chiều đã tăng gần 4 lần. Trong vòng 10 năm từ năm 1998- 2008, kim ngạch tăng 18 lần từ 794 triệu USD lên tới 15,4 tỷ USD. Do nhiều nguyên nhân, tốc độ tăng trưởng của các năm tiếp theo không 72 cao như những năm trước đó nhưng nhìn chung quan hệ thương mại giữa 2 nước duy trì ở mức khá tốt và ổn định. 3.2.1.1 Xuất khẩu Các mặt hàng xuất khẩu chính (không kể dầu thô) của Việt Nam sang Hoa Kỳ là dệt may, thủy sản, giầy da và đồ gỗ. Trong nhiều năm trở lại đây, bốn mặt hàng này thường chiếm tới 70% tổng kim ngạch hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. - Theo số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã có bước tiến ngoạn mục, từ 49 triệu USD của năm 2001 tới 886 triệu USD của năm 2002 (tăng hơn 17 lần) và tiếp tục đạt tới 2,4 tỷ vào năm 2003 (tăng 272,7%). Tính đến năm 2008, hàng dệt may Việt Nam đạt 5,3 tỷ USD tăng trưởng 20% so với năm 2007, đứng thứ 4 trong số các nhà xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ, chiếm 5,5% tổng nhập khẩu mặt hàng này của Hoa Kỳ. Điều đáng nói là trong khi hầu hết các nhà xuất khẩu dệt may vào thị trường này đều tăng trưởng âm thì đây được coi là phần thưởng dành cho những nỗ lực của ngành dệt may Việt Nam. - Thủy sản luôn là nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, sau dệt may. Năm 2008, nhóm hàng này đạt kim ngạch 761 triệu USD, tăng 10,1% so với năm 2007. Trong số các nước xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ, Việt Nam được xếp thứ 6, chiếm 5,2% thị phần. Tuy nhiên, khác với hàng may mặc, nhóm hàng này không có những tăng trưởng đột biến, mà chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân từ 8-12%/năm, thậm chí năm 2004 giảm tới 22,6% một phần là do chính sách bảo hộ của nước sở tại, như việc yêu cầu ký quỹ xuất khẩu ngặt nghèo, yêu cầu cao về vệ sinh an toàn thực phẩm… Có thể thấy rõ rằng Hoa Kỳ là một nước tiêu thụ thủy sản với khổng lồ, kim ngạch nhập khẩu xấp xỉ 14 tỷ USD/năm. Việt Nam vẫn chiếm 73 một thị phần rất nhỏ bé tại thị trường này. Chính vì vậy, với tiềm năng phát triển thủy sản của mình, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả khâu nuôi trồng và chế biến để rút kinh nghiệm, khắc phục hậu quả và tăng kim ngạch xuất khẩu tại Hoa Kỳ. - Trên lĩnh vực đồ gỗ và nội thất, xuất khẩu của Việt nam sang Hoa Kỳ tăng mạnh và đều đặn kể từ khi BTA giữa hai nước có hiệu lực. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ chỉ đạt 15,5 triệu USD, đứng thứ 30 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường này và chỉ chiếm 0.09% thị phần thì sang năm 2002 đạt 199 triệu USD, tăng đến 453% và đến năm 2007 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã lên đến 1,2 tỷ USD, năm 2008 đạt 1,5 tỷ USD, Việt Nam vượt qua các nước Malaysia, Brazil, Italy… và đứng thứ 4 trong số những nước xuất khẩu mặt hàng này vào Hoa Kỳ, chiếm 2,9% thị phần. - Giày dép cũng là ngành hàng có những bước tiến đáng kể trong việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Từ một xuất phát điểm khá thấp vào năm 2001, với tốc độ tăng trưởng từ 30%- 50%, giầy dép xuất khẩu Việt Nam đã vươn lên vững chắc qua từng năm, và đến năm 2006 thì vượt Brazil, trở thành nước xuất khẩu giầy dép lớn 3 vào Hoa Kỳ, năm 2008 tiếp tục vượt Italy trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 2 chỉ sau Trung Quốc. Tuy vậy, do khủng hoảng kinh tế nên trong hai năm 2007 và 2008, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giầy dép không cao như những năm trước đó, chỉ đạt 8% vào năm 2007 và 17% vào năm 2008 nhưng đây cũng là xu thế chung của tổng nhập khẩu mặt hàng này tại thị trường Hoa Kỳ (giảm kim ngạch từ 7% năm 2006 xuống 3% năm 2007 và chỉ 0,9% năm 2008). Mặc dù vậy, tính tới cuối năm 2008, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam đạt $1,2 tỷ USD, vẫn giữ vị trí thứ 2, chiếm 6,2% thị phần. 74 3.2.1.2 Nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ trong giai đoạn từ năm 2001- năm 2006 có chiều hướng tăng song không biến động nhiều và không mang tính quy luật rõ rệt. Kim ngạch các nhóm hàng nhập khẩu không thay đổi nhiều qua các năm ngoại trừ trường hợp cá biệt của các hợp đồng mua máy bay Boeing có giá trị lớn. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là các loại máy móc thiết bị và phụ tùng phục vụ cho sản xuất. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, do các sản phẩm ưu thế của Hoa Kỳ chủ yếu thuộc nhóm có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, trong khi điều kiện phát triển của Việt Nam và quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ kể từ khi bình thường hóa quan hệ (nhất là từ khi BTA có hiệu lực tháng 12/2001) chưa đủ thuận lợi để Việt Nam nhập khẩu mạnh các sản phẩm như vậy. Tuy nhiên, từ khi Việt Nam gia nhập WTO và khi Hoa Kỳ trao Quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam, nhập khẩu đã tăng nhanh hơn. Cho đến nay, Việt Nam đang là một trong số các thị trường Châu Á có mức tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ nhanh nhất. Hoa Kỳ hiện tại cũng là nhà cung cấp hàng hóa lớn thứ 6 của Việt Nam trong nhóm các quốc gia cung cấp hàng hóa nhiều nhất cho Việt Nam, các thành viên còn lại là khối ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản [1], [3]. 3.2.1.3 Đầu tư trực tiếp Theo số liệu năm 2007, các công ty và tập đoàn của Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam 325 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,3 tỷ USD, chiếm 4,4% tổng số dự án và 3,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, đứng thứ 8 trong tổng số 77 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam. 75 Tuy nhiên , những con số nêu trên chưa phản ảnh đầy đủ được luồng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam bởi một số công ty , tập đoàn lớn của Hoa Kỳ… đầu tư vào Việt Nam thông qua các chi nhánh , công ty con đăng ký tại quốc gia khác như T ập đoàn Coca Cola , Procter & Gamble, Unocal, Conoco. Số vốn của nhà đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam qua nước thứ 3 với 74 dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD. Như vậy, nếu tính cả đầu tư qua nước thứ 3 thì Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam 396 dự án với tổng vốn đầu tư trên 4,7 tỷ USD, đứng thứ 5/77 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Hiện tại, rất nhiều công ty, tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đã có mặt tại Việt Nam như Starwood Hotels & Resorts, Citigruop và American Group, New York & Company, Alfonso DeMatteis, Dickerson Knight Group, AIA và đã khẳng định được chỗ đứng của mình tại thị trường Việt Nam. Về tình hình thực hiện các hiệp định trên, Việt Nam và các nước thành viên cho đến nay đều thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. Hàng năm, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan của Việt Nam đều rà soát, đánh giá tác động để đảm bảo tiến trình thực hiện đúng như lộ trình đã cam kết. 3.2.2 Vai trò của thị trường Hoa Kỳ với Việt Nam Hoa Kỳ là một thị trường lớn, đóng vai trò là một thị trường tiêu thụ đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. Xét về cán cân thương mại, Việt Nam luôn là nước xuất siêu lớn đối với Hoa Kỳ. Năm 1998, Việt Nam xuất siêu 245 triệu USD (chiếm 5,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, không có tên trong 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất), đến năm 2001 là 566 triệu, năm 2002 là 1,81 tỷ USD, và năm 2008 lên đến 9,8 tỷ USD (chiếm tới 60- 70% kim ngạch thương mại hai chiều). Kể từ năm 2002 đến nay, tỷ trọng xuất 76 khẩu sang Hoa Kỳ luôn chiếm từ 17- 20% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam và đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất (Bảng 3.3), đứng trên cả Liên minh Châu Âu EU (khoảng 16%) [3], [14]. - Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ ba bên cạnh vai trò là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Cả hai bên đã được hưởng lợi từ mối quan hệ thương mại vững mạnh. Năm 2007, tổng giá trị thương mại hai chiều về hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là 12,53 tỷ đô la, tăng 29% so với năm 2006. Con số này thể hiện mức tăng 73% trong suất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam. Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 1,9 tỷ USD, tăng 73%, năm 2008 đạt 2,8 tỷ USD, tăng 47%, rõ ràng kim ngạch năm 2008 sẽ cao hơn nhiều nếu không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế cũng như tác động của chính sách hạn chế nhập siêu của Chính phủ Hoa Kỳ. Khác với thời gian trước, ngoài nhập khẩu tăng cao chủ yếu ở các mặt hàng máy móc, thiết bị, thì các loại mặt hàng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu như nhựa, chất dẻo, bông, sợi, nhựa, thức ăn chăn nuôi và một số hàng tiêu dùng trong nước cũng tăng đáng kể. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu các loại ô tô giá trị cao cũng tăng nhanh do giảm thuế nhập khẩu theo cam kết và do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân.- Hoa Kỳ cũng là một trong số những nhà đầu tư lớn vào Việt Nam. Theo số liệu năm 2007, các công ty và tập đoàn của Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam 325 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,3 tỷ USD, chiếm 4,4% tổng số dự án và 3,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, đứng thứ 8 trong tổng số 77 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Mặc dù Việt Nam chưa phải là đối tác đầu tư lớn của Hoa Kỳ tại ASEAN, nhưng Việt Nam lại đang là thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất của Hoa Kỳ ở khu vực này. Việt Nam với nền kinh tế phát triển năng động, chính trị, xã hội ổn định và những cam kết pháp lý sâu rộng, sẽ là điểm đến quan trọng đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Hiện 77 tại, rất nhiều công ty, tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đã có mặt tại Việt Nam như Starwood Hotels & Resorts, Citigruop và American Group, New York & Company, Alfonso DeMatteis, Dickerson Knight Group, AIA và đã khẳng định được chỗ đứng của mình tại thị trường Việt Nam. Trong định hướng xúc tiến đầu tư, Hoa Kỳ được nhận định là nơi "hội tụ” của nhiều tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs), có thế mạnh về tài chính và công nghệ hiện đại, mạng lưới thị trường quốc tế và kỹ năng quản trị kinh doanh tốt. Các lợi thế nêu trên một khi được kết hợp với các lợi thế của Việt Nam sẽ mang lại lợi ích to lớn và thiết thực cho cả các bên. Việt Nam chủ trương hướng mạnh vào việc tiếp cận và thu hút đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia của Hoa Kỳ theo cả hai hướng: thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu, tạo điều kiện để một số tập đoàn xuyên quốc gia xây dựng các trung tâm nghiên cứu, phát triển vườn ươm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực. 3.3 Cơ hội và thách thức về khả năng đàm phán FTA giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 3.3.1 Cơ hội của Việt Nam khi đàm phán FTA với Hoa Kỳ Quan hệ chính trị giữa hai nước tiếp tục được củng cố và đang phát triển theo chiều hướng tích cực ; Việt Nam có cả cơ hội về kinh tế khi đàm phán FTA với Hoa kỳ . - Mặc dù Việt Nam chưa phải là đối tác đầu tư lớn của Hoa Kỳ tại ASEAN, nhưng Việt Nam lại đang là thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất của Hoa Kỳ ở khu vực này. Việt Nam với nền kinh tế phát triển năng động, chính trị, xã hội ổn định và những cam kết pháp lý sâu rộng, sẽ là điểm đến quan trọng đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Thực tế cho thấy, về mặt quan 78 hệ đa phương, Hoa Kỳ đã và đang đề nghị thúc đẩy thiết lập khu vực mậu dịch tự do thương mại trong khuôn khổ ASEAN, APEC. Hoa Kỳ đã ký kết Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư với Việt Nam (TIFA). Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng đã mời Việt Nam tham gia vào Hiệp định tự do thương mại Xuyên Thái Bình dương. - Hiện tại, nông nghiệp và công nghiệp chỉ chiếm khoảng 20% tổng GDP của Hoa Kỳ, tỷ trọng này đang có xu hướng giảm để nhường chỗ cho các ngành dịch vụ. Mặt khác, chi phí sản xuất ở Hoa Kỳ ngày càng tăng, nên ngày càng nhiều các nhà sản xuất Hoa Kỳ đặt gia công sản phẩm và/hoặc bán thành phẩm ở nước ngoài, hoặc thay vì cho trực tiếp sản xuất, họ trở thành các công ty thương mại đặt hàng sản xuất ở nước ngoài nhập về cung ứng cho hệ thống khách hàng truyền thống của mình tại Hoa Kỳ. Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng của Hoa Kỳ chắc chắn sẽ tiếp tục tăng. - Tiềm lực xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế đã được nâng cao một bước. Cơ cấu xuất khẩu cũng đang có những chuyển dịch tích cực theo hướng đa dạng hóa chủng loại mặt hàng và tăng tỷ trọng hàng chế biến và chế tạo. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới đối với một số mặt hàng (dệt may, thủy sản, giầy da và đồ gỗ) tại thị trường Hoa Kỳ. Nhiều mặt hàng xuất khẩu mới xuất hiện với kim ngạch tăng nhanh. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) đã và đang phát huy hiệu quả. Các doanh nghiệp Việt Nam đã quen và hiểu hơn thị trường Hoa Kỳ, từ đó có cách tiếp cận phù hợp và có hiệu quả hơn với thị trường này. Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đang quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam và có xu hướng chuyển sang mua hàng từ Việt Nam thay vì từ các thị trường khác trong khu vực. Hơn một triệu người Việt Nam đang sống tại Hoa Kỳ là thị trường đáng kể, 79 nhất là đối với các mặt hàng thực phẩm, và là cầu nối rất tốt để đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường này. 3.3.2 Thách thức khi đàm phán FTA giữa Việt Nam và Hoa Kỳ Việt Nam sẽ gặp phải không ít những khó khăn , thách thức khi đàm phán FTA giữa Việt Nam và Hoa Kỳ , đặc biệt là khi nước này đã ký kết rất nhiều FTA với các quốc gia khác trước đây (Phụ lục 3). Những khó khăn đến từ cả yếu tố khách quan và chủ quan: - Thứ nhất, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hiện nay, Hoa Kỳ vẫn là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Năm 2008, GDP của Hoa Kỳ đạt 14.3 nghìn tỉ USD, Hoa Kỳ cũng là cường quốc xuất khẩu và là thị trường nhập khẩu đa dạng và lớn nhất thế giới với bình quân nhập khẩu xấp xỉ 2000 tỉ USD/năm, có quan hệ thương mại với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới [24]. Trong khi đó Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế nhỏ, tương đối kém phát triển so với Hoa Kỳ. Sự chênh lệch này sẽ là rào cản khá lớn để đàm phán một FTA toàn diện. Do đó, việc xác địng phương thức đàm phán (cả gói hay chọn lọc) là một vấn đề cần được xem xét cẩn trọng. - Thứ hai, sự tương đồng về lợi thế cạnh tranh. Việt Nam và Hoa Kỳ cũng có cùng lợi thế trong một số lĩnh vực mà có thế mạnh trong sản xuất và xuất khẩu như lĩnh vực nông, hải sản... do đó, sự cạnh tranh về các lĩnh vực này khi đàm phán FTA sẽ rất khốc liệt. - Thứ ba, các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa của Hoa Kỳ đang có chiều hướng gia tăng. Hoa Kỳ đã nâng cao quá mức cần thiết hàng rào kỹ thuật và an toàn thực phẩm cao. Một số mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ có tốc độ tăng trưởng nhanh đã và đang vấp phải sự cản trở của những chính sách bảo hộ này. Phi lê cá Tra và Basa đang phải chịu thuế 80 chống bán phá giá từ 37% đến 64%. Tôm đông lạnh và đóng hộp cũng đang bị kiện bán phá giá. Do đó việc đàm phán FTA với Hoa Kỳ để mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam là rất khó trong thời điểm này. Thực tế hiện nay, một trong những khó khăn Việt Nam đang đối mặt là không giống như Singapore ký kết USSFTA với Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống George W.Bush, một người rất ủng hộ cho tự do hóa thương mại nói chung và đàm phán các hiệp định song phương riêng. Có thể thấy rõ điều này khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ I của Tổng thống Bush, Hoa Kỳ mới chỉ có vẻn vẹn ba FTA với ba quốc gia, trong đó có một FTA được ký từ năm 1985. Với việc Quốc hội thông qua Quyền Xúc tiến Thương mại (Trade Promotion Authority) vào năm 2002 [27], Hoa Kỳ cho tới nay đã hoàn thành đàm phán với 20 nước (trong đó có 14 hiệp định đã có hiệu lực). Hiện nay, khi nền kinh tế Mỹ đang dần hồi phục sau khủng hoảng, trong những năm đầu của nhiệm kỳ mới do Đảng Dân Chủ hay còn gọi là Đảng Bảo Thủ nắm quyền, khả năng các FTA đang và chuẩn bị đàm phán có thể sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều so với trước. - Thứ tư, để hiệp định có hiệu lực cần phải có sự thông qua hết sức ngặt nghèo của Quốc hội Hoa Kỳ. Để thông qua một FTA, cần có sự ủng hộ của đa số nghị sỹ trong Quốc hội Hoa Kỳ. Do đó việc vận động hành lang nếu có về FTA giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ rất phức tạp và khó khăn đối với Việt Nam. - Thứ năm, sự khác nhau về quan điểm ngoại giao: Khi quyết định đàm phán một FTA, Cơ quan đại diện Hoa Kỳ (USTR) sẽ căn cứ vào những tiêu chí như: + Nước đàm phán đối tác có ủng hộ và hợp tác với Hoa Kỳ trong các vấn đề ngoại giao với thế giới hay không? Tiêu chí này được so sánh với chính sách “cây gậy và củ cà rốt” của Hoa Kỳ. Ví dụ như việc đàm phán FTA 81 với Australia đã được đẩy nhanh khi nước này ủng hộ Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh ở Iraq, ngược lại việc đàm phán FTA với New Zeland thì vẫn còn dang dở khi nước này có thái độ phản đối. + FTA có tạo ra cơ chế dân chủ và pháp quyền cho nước đối tác đàm phán hay không? + Việc đàm phán FTA với nước này có tạo ra được thế cân bằng địa lý hay không? Hoa Kỳ luôn có tham vọng bành trướng sự ảnh hưởng của mình đối với tất cả thế giới. Bên cạnh việc thể hiện sự ảnh hưởng này đối với thế giới thông qua các đàm phán đa phương thể hiện ở các vòng đàm Doha thì các FTA cũng là một cách hiệu quả để thực hiện mục tiêu này. Nếu như việc đàm phán FTA với Thái Lan, Bahrain gắn liền với ý đồ gây ảnh hưởng ở khu vực Nam Á và Trung Á thì việc ký kết FTA khu vực Nam Mỹ thể hiện tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở khu vực Nam Mỹ và cả Tây bán cầu. - Thứ sáu, quan hệ chính trị giữa hai nước, tuy đang được cải thiện, song vẫn còn nhiều nhạy cảm. Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ chưa thực sự quan tâm phát triển quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam. Do còn có sự chống đối quan hệ với Việt Nam của một bộ phận người Việt tại Hoa Kỳ, nên nhiều Việt kiều ở Hoa Kỳ chưa muốn phát triển quan hệ buôn bán và đầu tư với Việt Nam và chưa mạnh dạn làm ăn với trong nước. - Thứ bảy là các yếu tố mang tính nội tại của Việt Nam: Trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có xuất phát điểm còn thấp, thời gian mở cửa mới được hơn 20 năm, nên còn có những mặt hạn chế sau:  Đội ngũ cán bộ và nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra khi tham gia đàm phán nhiều FTAs. Do đó, việc nhận thức tư tưởng và kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tê chưa đầy đủ, các thông tin về pháp luật, chính 82 sách thương mại, nhất là cơ chế, chính sách quản lý nhập khẩu, xuất khẩu, thuế nhập khẩu… chưa được nắm bắt đầy đủ, kịp thời.  Hệ thống pháp luật, chính sách quản lý vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện. Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển, hệ thống luật pháp còn chưa được phù hợp với các thay đổi trong điều kiện mới và đang dần được điều chỉnh, trong quá trình này dễ mắc phải những sai sót và kẽ hở, đây là một bất lợi đối với Việt Nam khi tham gia đàm phán các FTA, đặc biệt là với Hoa Kỳ- một quốc gia có hệ thống luật pháp được coi là khá phức tạp. Rõ ràng trong công cuộc đàm phán FTA với Hoa Kỳ, Việt Nam đứng trước một thách thức rất lớn để vừa thúc đẩy được thương mại, kinh tế trong nước, vừa giữ vững quan điểm chính trị, hoà bình, hợp tác với tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt Nam cần có những biện pháp phù hợp nhằm giải quyết hài hòa những xung đột, tránh mất lòng tin từ các phía. 3.4 Những kiến nghị khi đàm phán FTA giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (ở tầm vĩ mô) 3.4.1 Kiến nghị về đàm phán một FTA nói chung Từ những phân tích về xu thế đàm phán FTA và tình hình thực tiễn đàm phán FTA trên thế giới , Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc . Tuy nhiên, để tham gia vào FTA có hiệu quả , Việt Nam cần thiết phải có một chủ trương thống nhất cho tiến trình tự do hóa thương mại thời kỳ “hậu WTO” . Điều này sẽ tạo nên sự thống nhất về mặt bằng cam kết , tăng cường tính bổ trợ giữa các đối tác đàm phán để chủ động phối hợp giữa các diễn đàn kinh tế và ngoại giao , kết hợp cải cách trong nước với đàm phán thương mại . Về vấn đề này, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt Ủy ban quốc gia về 83 Hợp tác kinh tế phối hợp với các Bộ ngành sớm hoàn thành “Chiến lược tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam tới năm 2020”. Chủ động xem xét, nhận biết xu thế, diễn biến của kinh tế thế giới, nhìn nhận những gì là thời cơ, lợi thế có thể và cần tranh thủ, những gì là thách thức cần đối phó, là tiêu cực cần phòng, chống để xác định thái độ, chủ trương phương án giải quyết, sao cho việc tiến hành hội nhập có được những bước đi và lộ trình hợp lý bảo đảm mọi công việc tiến triển vững chắc. Chúng ta không hội nhập trái với lợi ích quốc gia, dân tộc, càng không bị lôi cuốn trước bất cứ sức ép nào, nhưng cũng không do dự bỏ lỡ những vận hội mới. Trước khi bước vào đàm phán, ta cần phải xác định mục tiêu và nguyên tắc đàm phán một cách rõ ràng, cần phải đặt ra những ưu tiên chiến lược để khi cần thiết có thể linh hoạt khi đứng trước những đòi hỏi yêu cầu ta phải nhượng bộ từ phía đối tác, tạo hiệu quả trong đàm phán. Khi lựa chọn đối tác đàm phán FTA: phải cân đối giữa quan hệ địa vị chính trị và lợi ích thương mại. Các ngành sản xuất và dịch vụ của Việt Nam có đủ năng lực để tham gia các FTA ở mức độ nào, theo đó, tuỳ theo lợi ích mà Việt Nam hướng tới trong quan hệ với đối tác cụ thể, có thể có hướng tiếp cận khác nhau trong xây dựng cam kết đầu tư trong các FTA. Phạm vi điều chỉnh có thể đi từ hợp tác đơn thuần đến hợp tác, khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hoặc cam kết tự do hoá trong tương lai, hay bao gồm cả khuyến khích, bảo hộ và tự do hoá đầu tư. Nội dung đàm phán phải được hình thành từ thực tiễn, bắt nguồn từ nhu cầu của nền kinh tế và các doanh nghiệp: Đàm phán FTA chủ yếu tập trung vào mở cửa thị trường với những tác động trực tiếp với các doanh nghiệp và nền kinh tế. Về bản chất, FTA là sự đánh đổi cam kết mở cửa thị trường của mình lấy các cơ hội tiếp cận thị trường của đối tác. Việc các doanh 84 nghiệp không phát huy được các cơ hội trong FTA đồng nghĩa với việc ta bị thua thiệt. Do vậy, cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp và giới học giả, các hiệp hội đóng góp ý kiến cho các cơ quan chức năng trong quá trình xây dựng khung nội dung đàm phán. Xác định mức độ cam kết phù hợp với từng đối tác đàm phán cụ thể, nội dung cam kết cần kết hợp linh hoạt để cân đối giữa hai nhóm lợi ích của nhà nước và nhà đầu tư. Trong đa số các trường hợp, đặc biệt là trong quan hệ với các nước phát triển, Việt Nam chủ yếu đóng vai trò nước nhận đầu tư. Khi đó nội dung cam kết cần đạt được mục đích thu hút đầu tư, tạo lòng tin cho nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư của Việt Nam nhưng vẫn bảo vệ được lợi ích của nước chủ nhà, đặc biệt là khả năng linh hoạt về chính sách và chủ quyền với tài nguyên thiên nhiên, tránh các vụ kiện tiềm năng. Do Việt Nam là nước đang phát triển, có thể xem xét đưa các quy định về giành đối xử đặc biệt và khác biệt vào nội dung cam kết, nó cũng cần được xây dựng phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam để đảm bảo khả năng thực hiện cam kết khi hiệp định có hiệu lực. Cải cách mạnh hệ thống pháp luật và chính sách, tiếp tục ban hành, sửa đổi, bổ sung các chính sách thương mại trong nước phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để tránh những sai sót dẫn đến thiệt thòi cho các doanh nghiệp và nền kinh tế trong nước, Việt Nam cần có một hệ thống pháp luật và chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế, các chính sách thuế và phi thuế, luật chống bán phá giá... Hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo ở trình độ trung và cao cấp cho các chuyên gia đàm phán FTA, học hỏi kinh nghiệm tại các nước có kinh nghiệm đàm phán và thực hiện cam kết của các FTA, phổ biến, tiến hành các nghiên cứu về điều chỉnh cơ chế, chính sách trong nước khi thực thi các cam kết FTA 85 của các nước đi trước trong lĩnh vực này. Đồng thời, cải tiến công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ liên quan tới hội nhập cho cán bộ theo hướng hiệu quả. Đội ngũ cán bộ còn thiếu, trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ còn yếu, một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp còn chưa cao. Đây là thách thức rất lớn khi pháp luật thương mại quốc tế là lĩnh vực phức tạp và phát triển nhanh. Muốn chủ động hội nhập cần có kiến thức và những kỹ năng cần thiết để vận dụng, cần thiết xây dựng một cách tiếp cận đào tạo và bồi dưỡng về hội nhập, đảm bảo là một quá trình liên tục, thường xuyên, vừa bảo đảm quan tâm tới đào tạo cơ bản cho cán bộ tương lai lại vừa có các hình thức khác nhau (không nhất thiết là chỉ có tập huấn hay hội thảo, mà các hình thức như cung cấp thông tin cập nhập, cẩm nang về kỹ năng, có kênh trao đổi nghiệp vụ...) nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hiện tại. Tiến hành nghiên cứu các phương thức cam kết phù hợp nhất với từng loại đối tác khi đàm phán FTA: Thông thường là theo phương thức chọn - cho, tức là tương tự như đàm phán trong khuôn khổ WTO. Tuy nhiên, có đối tác lại muốn đàm phán theo phương thức chọn– bỏ, dựa trên các hiệp định hoặc mô hình cam kết mà họ đã ký kết với các đối tác khác. Việt Nam cần xử lý vấn đề này như thế nào cho phù hợp, linh hoạt mà vẫn bảo đảm quyền lợi của mình. 3.4.2 Những kiến nghị về đàm phán FTA với Hoa Kỳ Hoa Kỳ là một nước có nhiều kinh nghiệm và có vị trí lớn trong các cuộc đàm phán đa phương và song phương, chính vì thế ta cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo về mọi mặt trước khi đàm phán để chủ động trong đàm phán, đảm bảo quyền lợi quốc gia. Bên cạnh đó, Việt Nam cần phải 86 chuẩn bị sẵn sàng nội lực cũng như những đối sách để chủ động trong đàm phán, hạn chế những bất lợi và rủi ro khi thực hiện. Nội dung đàm phán: Để nội dung đàm phán được bao quát, khách quan và đầy đủ, cần phải coi trọng công tác tư vấn từ các trung tâm nghiên cứu, đào tạo, hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp. Theo đó, nội dung đàm phán không chỉ tập trung vào thương mại hàng hóa, mà còn phải tính đến những nội dung thương mại dịch vụ, hoạt động đầu tư và hàng loạt các vấn đề chính sách thương mại mới. Bên cạnh đó, phải có nội dung về xây dựng năng lực, hợp tác phát triển và nguyên tắc dành ưu đãi đặc biệt và khác biệt cho Việt Nam để xử lý tốt vấn đề chênh lệch năng lực hội nhập của Việt Nam so với Hoa Kỳ. Thời điểm đàm phán: Hiện nay, Việt Nam đang đàm phàn vòng cuối Hiệp định thương mại với Chile và dự kiến Hiệp định này sẽ được k‎ý kết trong năm 2010. Việt Nam đang có chủ trương đàm phán FTA với Nga và sang năm 2011 sẽ đàm phán FTA riêng lẻ với EU. Do đó, để có đủ nguồn lực để đàm phán FTA với Hoa Kỳ cũng như có kinh nghiệm đàm phán, Việt Nam nên chọn thời điểm đàm phán FTA với Hoa Kỳ vào năm 2012. Năm 2012, theo dự đoán của các nhà kinh tế học thì Hoa Kỳ được dự báo là sẽ hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng, do đó rất thuận tiện cho ta nếu ta đàm phán FTA với Hoa Kỳ. Cách thức đàm phán: Trong việc đàm phán và ký kết FTA với các nước, Hoa Kỳ thường hay lồng ghép các câu có liên quan đến mục tiêu về chính trị. Do đó, Việt Nam phải cương quyết và khôn khéo loại bỏ các câu có liên quan đến chính trị vào nội dung Hiệp định. Ở đây, ta nên vận dụng và học tập kinh nghiệp của lớp “đàn anh“ đi trước đã đàm phán thành công BTA. Nhân lực tham gia đàm phán: phải được chuẩn bị chu đáo. Đoàn đàm phán Chính phủ phải bao gồm những người có kiến thức sâu rộng về kinh tế, 87 ngoại ngữ, luật pháp, các chính sách ngoại giao không chỉ của Việt Nam mà của cả Hoa Kỳ thuộc các Bộ, Ngành liên quan để xây dựng các phương án, chiến lược và đàm phán với đối tác đã lựa chọn. Công tác vận động ngoại giao: Để FTA được kí kết thuận lợi thì công tác vận động ngoại giao hết sức quan trọng. Ta cần phải thực hiện vận động ngoại giao một cách bài bản và hiệu quả ở mọi cấp độ, lĩnh vực. Cụ thể là các công tác vận động ngoại giao cấp chính phủ, cấp hiệp hội, doanh nghiệp và cả thông qua cộng đồng người Việt Nam ở Hoa Kỳ. Tạo vị thế cho Việt Nam trước khi đàm phán: Khi đàm phán một hiệp định quốc tế quan trọng, đặc biệt trong đàm phán với đối tác như Hoa Kỳ, điều nhất thiết là phải tìm hiểu kỹ thị trường và người tiêu dùng Mỹ cũng như luật pháp cùng các chính sách liên quan. Nâng cao năng lực thu thập, xử lý và dự báo thông tin về thị trường phục vụ cho quản lý, kinh doanh. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nên tăng cường các hoạt động thông tin thị trường, xúc tiến thương mại và tư vấn đầu tư. Điều này cũng rất quan trọng để tạo sự tin tưởng cho các nhà kinh doanh, đầu tư Hoa Kỳ về thị trường Việt Nam, thúc đẩy tiến trình kí kết FTA nhanh chóng, thuận lợi. Tóm lại, để có thể đàm phán và ký kết FTA với Hoa Kỳ, Việt Nam phải đối mặt với không ít thách thức. Nhưng bên cạnh đó, Việt Nam cũng có không ít những thuận lợi để có thể chủ động đàm phán hai bên cùng có lợi. Để đạt được những mục tiêu đề ra đòi hỏi Việt Nam phải có chiến lược phù hợp và hơn hết là đội ngũ đàm phán có trình độ, khôn khéo trong đàm phán. 88 KẾT LUẬN Việc nghiên cứu về FTA nói chung và USSFTA nói riêng cho thấy sức phát triển mạnh mẽ của các hiệp định thương mại tự do đặc biệt là các FTA song phương. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia ngày càng chú trọng vào việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác chiến lược với các đối tác và đàm phán ký kết các FTA chính là biện pháp mà các bên cùng có lợi. Nắm bắt được xu thế này sẽ giúp ích rất nhiều cho Việt Nam không rơi vào tình trạng lạc hậu, bị động, luôn phải chạy theo sau các quốc gia khác, mà ngược lại còn có thể chủ động bắt nhịp với thế giới trên con đường hội nhập. USSFTA đang ngày càng minh chứng rõ nét cho sự kết hợp chiến lược giữa Hoa Kỳ và Singapore, điều này được thể hiện rõ nét thông qua sự phát triển trong mối quan hệ kinh tế giữa hai bên từ khi Hiệp định được đưa vào thực hiện. Điều đáng nói là USSFTA không chỉ có ảnh hưởng tới riêng hai nước tham gia mà còn tạo tiền đề cho các mối quan hệ hợp tác khác cho các nước trong khu vực Đông Nam Á với Hoa Kỳ trong đó có Việt Nam. Việc xác định đúng mục tiêu, phân tích các điều kiện thuận lợi cũng như những mặt còn hạn chế trong tác hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể trong việc tham gia đàm phán và ký kết các FTA sẽ giúp Việt Nam tận dụng và phát huy những lợi thế, đồng thời chủ động khắc phục những khó khăn. Thông qua việc nghiên cứu tiến trình đàm phán FTA giữa Singapore với Hoa Kỳ, tác giả hy vọng Việt Nam sẽ thành công trong tiến trình đàm phán và ký kết FTA với Hoa Kỳ trong tương lai gần. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Công Thương- Vụ Thị trường châu Mỹ(2009), Chuyên đề khả năng đàm phán FTA với các nước khu vực Bắc Mỹ, Hà Nội. 2. Bộ Công Thương- Vụ Chính sách thưong mại đa biên(2008), Quá trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam, Hà Nội. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư , USAID(2007), Đánh giá tác động của 5 năm triển khai Hiệp định Thương mại songphương Việt Nam - Hoa Kỳ đối với thương mại, đầu tư và cơ cấu kinh tế của Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia , Hà Nội. 4. Bộ Tài Chính- Vụ Quan hệ quốc tế(2008), Khu vực thương mại tự do ASEAN và quá trình gia nhập của Việt Nam, Hà Nội 5. Bộ Tài Chính(2009), Tổng quan về các cam kết thuế trong thương mại hàng hoá, Hà Nội 6. Bộ Tài chính và UBQG về HTKTQT(2006), Cam kết cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc, Hà Nội. 7. Bộ Thương mại- Tạp chí Cộng sản(2005), Kỷ yếu hội thảo khoa học Việt Nam Thương mại Việt Nam 20 năm đổi mới, Hà Nội. 8. Phạm Quang Diệu(2004), NAFTA sau 10 những mảng màu sáng tối, Trung tâm Thông tin Phát triển nông thôn 9. TS Ngô Thị Ngọc Huyên, Ths. Võ Đắc Khôi(2009), Các Hiệp định thương mại tự do của các nước ASEAN và tác động của chúng đến 90 sự thay đổi động thái ngoại thương của Singapore một số đề nghị cho Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế, (220), Hà Nội. 10. GS. TS Phạm Xuân Nam(2008), Tổng quan về xã hội Việt Nam trong quá trình đổi mới để phát triển và hội nhập quốc tế, Viện nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh 11. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, Hồ sơ thị trường Singapore, trang web: 12. Lê Danh Vĩnh (2006), 20 năm đổi mới cơ chế chính sách thương mại Việt Nam- Những thành tựu và Bài học kinh nghiệm, Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội. 13. Nguyễn Văn Thanh, Tạp Chí cộng sản, Không chỉ có thương mại đa phương, Tháng10 năm 2007 14. Thương vụ Việt Nam tại Hoa kỳ, Xuất khẩu sang Hoa Kỳ Những điều cần biết, 2005 15. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương(2008), Chặng đường mới của Hội nhập kinh tế quốc tế hậu WTO, Hà Nội. 16. Uỷ Ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế(2009), Tạp chí Hội nhập, (Số 135), 21-23. 17. Ủy ban quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế (2009) Hội thảo Chiến lược tham gia các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam tới năm 2020, Hà Nội. 18. Ủy Ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (2007), Cam kết cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc, Hà Nội. 91 19. Ủy Ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (2006), Nghiên cứu Tác động của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đối với Việt Nam, Hà Nội 20. Uỷ Ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Các Văn kiện cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới, Hà Nội 2003, trang 918. Tiếng Anh 20. Kelvin Chia Partnership (2003), US- Singapore free trade agreement trade, services and investments, Singapore 21. Ministry of Trade and Industry Singapore(2009), US and Singapore officials hold fifth annual review of the US- Singapore free trade agreement, Singapore. 22. Ministry of Trade and Industry Singapore(2001), Economic Survey of Singapore 1999- 2000, Singapore. 23. Ministry of Trade and Industry Singapore(2007), The U.S.- Singapore Free Trade Agreement: Effects after three years, Singapore. 24. Office of Trade policy analysis, International Trade Administration (2004), U.S.- Singapore Free Trade Agreement Key Market Access results and benefits, Manufacturing and Services. 25. Razeen Sally (2007), New frontiers in free trade- Globalization’s future and Asia’s rising role, Astralia. 26. Revised for public release as of 1 October (2006), Overview of bilateral free trade and investment agreements, Bangkok 27. Shujiro Urata Kozo Kiyota (2004), The impacts of an East ASIA FTA on foreing trade in East ASIA, National Bureau of Economic research. 92 28. United State Department of Comersce(2007), Trends in International trade, US. 29. Yoichiro Sato (2004), Free Trade Agreement in the Asia- Pacific: Competitive aspects of sub- regional trade institution building, Tokyo. Trang web 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. https://www.calchamber.com/international/trade/pages/uschilefreetrade agreement.aspx 38. 39. 40. 41. 93 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Các Hiệp định thƣơng mại tự do đã báo cáo với WTO/GATT giai đoạn trƣớc 1995 đến nay vẫn còn hiệu lực STT Tên FTA Lĩnh vực Ngày báo cáo Ngày có hiệu lực 1 EFTA (Stockholm Convention) Hàng hóa 14-11-1959 03-05-1960 2 EFTA accession of Iceland Hàng hóa 30-01-1970 01-03-1970 3 EC – Overseas Countries and Territories (OCT) Hàng hóa 14-12-1970 01-01-1971 4 EC - Switzerland - Liechtenstein Hàng hóa 27-10-1972 01-01-1973 5 EC – Iceland Hàng hóa 24-11-1972 01-04-1973 6 EC – Norway Hàng hóa 13-06-1973 01-07-1973 7 Australia - Papua New Guinea (PATCRA) Hàng hóa 20-12-1976 01-02-1977 8 EC – Syria Hàng hóa 15-07-1977 01-07-1977 9 Australia - New Zealand (ANZCERTA) Hàng hóa 14-04-1983 01-01-1983 10 US – Israel Hàng hóa 13-09-1985 19-08-1985 11 Australia - New Zealand (ANZCERTA) Dịch vụ 22-11-1995 01-01-1989 12 ASEAN Free Trade Area (AFTA) Hàng hóa 30-10-1992 28-01-1992 94 13 EFTA - Turkey Hàng hóa 6-03-1992 01-04-1992 14 EFTA – Israel Hàng hóa 30-11-1992 01-01-1993 15 Armenia - Russian Federation Hàng hóa 17-06-2004 25-03-1993 16 Kyrgyz Republic – Russian Federation Hàng hóa 15-06-1999 24-04-1993 17 Faroe Islands - Norway Hàng hóa 12-02-1996 1-07-1993 18 European Economic Area (EEA) Dịch vụ 13-09-1996 01-01-1994 19 North American Free Trade Agreement (NAFTA) Hàng hóa và dịch vụ 01-03-1995 01-01-1994 20 Ukraine – Russian Federation Hàng hóa 18-08-2008 21-02-1994 21 Georgia – Russian Federation Hàng hóa 8-02-2001 10-05-1994 22 Common Market for Eastern and Southern Africa (COMESA) Hàng hóa 4-05-1995 08-12-1994 23 Commonwealth of Independent States (CIS) Hàng hóa 29-06-1999 30-12-1994 Nguồn: Thống kê từ 95 Phụ lục 2 Các Hiệp định thƣơng mại tự do Singapore đã ký kết STT Tên hiệp định Lĩnh vực cam kết Loại FTA Ngày ký Ngày có hiệu lực 1 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) Hàng hoá Đa phương 28/1/1992 1/1/1993 2 Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Japan (AJCEP) Hàng hoá Hỗn hợp 23/11/09 01/12/08 3 Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) Hàng hoá, dịch vụ Hỗn hợp 14/1/2007 1/7/2007 4 Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) Hàng hoá Hỗn hợp 13/8/2009 1/1/2010 5 Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) Hàng hoá Hỗn hợp 6/2007 1/1/2010 6 Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Australia- New Zealand (AANZFTA) Hàng hoá, dịch vụ Hỗn hợp 27/2/2009 1/1/2010 96 7 Hiệp định thương mại tự do Autralia- Singapore (SAFTA) Hàng hoá, dịch vụ Song phương 17/2/2003 28/7/2003 8 Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc- Singapore (CSFTA) Hàng hoá, dịch vụ Song phương 23/10/2008 1/1/2009 9 Hiệp định thương mại tự do Singapore- Jordan (SJFTA) Hàng hoá, dịch vụ Song phương 16/5/2004 22/8/2005 10 Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện Singapore- Ấn Độ (CECA) Hàng hoá, dịch vụ Song phương 29/6/2005 1/8/2005 11 Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản- Singapore Hàng hoá, dịch vụ Song phương 13/1/2002 30/11/2002 12 Hiệp định thương mại tự do Singapore – Hàn Quốc (AKFTA) Hàng hoá, dịch vụ Song phương 4/8/2005 2/3/2006 13 Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện giữa New Zealand- Singapore (ANZSCEP) Hàng hoá, dịch vụ Song phương 14/11/2000 1/1/2001 97 14 Hiệp định thương mại tự do Panama- Singapore (PSFTA) Hàng hoá, dịch vụ Song phương 1/3/2006 24/7/2006 15 Hiệp định thương mại tự do Peru- Singapore (PESFTA) Hàng hoá, dịch vụ Song phương 29/5/2008 1/8/2009 16 Hiệp định thương mại tự do giữa Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu (Thuỵ sĩ, Iceland, Liechtenstein và Na Uy)- Singapore (ESFTA) Hàng hoá, dịch vụ Hỗn hợp 26/6/2002 1/1/2003 17 Hiệp định đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (T4) Hàng hoá, dịch vụ Đa phương 3/6/2005 28/5/2006 18 Hiệp định thương mại tự do Hoa kỳ- Singapore Hàng hoá, dịch vụ Song phương 6/5/2003 1/1/2004 Nguồn: Thống kê từ à 98 Phụ lục 3 Các Hiệp định thƣơng mại tự do Hoa Kỳ đã ký kết STT Tên hiệp định Lĩnh vực cam kết Loại FTA Ngày ký Ngày có hiệu lực 1 Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ Hàng hoá, dịch vụ Đa phương 12/8/1992 1/1/1994 2 Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ- Australia Hàng hoá, dịch vụ Song phương 18/5/2004 1/1/2005 3 Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ- Bahrain Hàng hoá, dịch vụ Song phương 14/9/2005 1/8/2006 4 Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ- Chile Hàng hoá, dịch vụ Song phương 6/6/2003 1/1/2004 5 Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ- Isreal Hàng hoá Song phương 22/4/1985 19/8/1985 6 Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ- Jordan Hàng hoá, dịch vụ Song phương 24/1/2000 17/12/2001 99 7 Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ- Morocco Hàng hoá, dịch vụ Song phương 15/6/2004 1/1/2006 8 Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ- Oman Hàng hoá, dịch vụ Song phương 19/1/2006 1/1/2009 9 Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ- Peru Hàng hoá, dịch vụ Song phương 12/4/2006 1/2/2009 10 Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ- Singapore Hàng hoá, dịch vụ Song phương 6/5/2003 1/1/2004 11 Hiệp định thương mại tự do Dominican Republic - Central America - United States Free Trade Hàng hoá, dịch vụ Đa phương 5/8/2004 1/3/2006 12 Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ- Hàn Quốc Hàng hoá, dịch vụ Song phương 30/7/2007 Chưa có hiệu lực 13 Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ- Panama Hàng hoá, dịch vụ Song phương 28/6/2007 Chưa có hiệu lực Nguồn: Thống kê từ và 100 Phụ lục 4 Lộ trình cắt giảm thuế các mặt hàng từ Singapore vào Hoa Kỳ Giai đoạn xoá bỏ thuế quan Loại hàng hoá Thời điểm giảm thuế Ngày hiệu lực A Xóa bỏ ngay lập tức 01 tháng 1 năm 2004 B Sau 4 năm 01 tháng 1 năm 2008 C Sau 8 năm 01 tháng 1 năm 2012 D Sau 10 năm 01 tháng 1 năm 2014 E Không thời điểm Đã được nhập vào Mỹ miễn thuế, bất kể nguồn gốc. G Không thời điểm, giảm thuế ngay 01 tháng 1 năm 2004 (không cam kết) H Thời điểm thích hợp đối với hàng hóa được chỉ định 01 tháng 1 năm 2014 Nguồn: Tổng ghi chú phụ lục 2b của Hiệp định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5881_5451.pdf
Luận văn liên quan