Đảng bộ xã Quỳnh Bảng lãnh đạo phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kì mới

A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3. Bố cục của đề tài B. NỘI DUNG I. Lí luận chung về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1. Khái niệm về kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 2. Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về kinh tế thị trường II. Đảng bộ xã Quỳnh Bảng lãnh đạo phát triển kinh tế thị trường trong thời kì đổi mới 1. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Quỳnh Bảng huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An 2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Quỳnh Bảng 3. Nghị quyết của Đảng bộ xã Quỳnh Bảng về phát triển kinh tế thị trường III. Kết quả bước đầu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1. Thành tựu - hạn chế 2. Nguyên nhân 3. Kiến nghị về giải pháp phát triển kinh tế C. KẾT LUẬN D. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc24 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2944 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đảng bộ xã Quỳnh Bảng lãnh đạo phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kì mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài. Đảng bộ địa phương trong những năm vừa qua đã có nhiều đổi mới và hoàn thiện để từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động để phù hợp với tình hình mới. Trong nhiều hoạt động của Đảng bộ cấp xã, đặc biệt phải kể đến sự lãnh đạo để phát triển kinh tế thị trường ở cơ sở. Thực hiện Nghị quyết số của Đảng về kinh tế thị trường, trong những năm qua các cấp ủy Đảng đã kiện toàn về tổ chức, từng bước đổi mới phương thức hoạt động, phát huy vai trò là cơ quan lãnh đạo ở địa phương, thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các mục tiêu chính trị- kinh tế- văn hóa xã hội - quốc phòng và an ninh ở cấp xã nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay tình hình chính trị kinh tế thế giới có nhiều diễn biến mới. Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chính vì vậy các Đảng bộ từ trung ương đến địa phương cần có các giải pháp thích nghi với tình hình thực tiễn. Đây là vấn đề khá phức tạp cần có sự đầu tư nghiên cứu của nhiều người trên nhiều mặt, trong đó việc giải quyết về mặt lí luận góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ cấp xã nói chung. Quỳnh Bảng là một xã anh hùng trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Trước đây đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn nhưng trong những năm vừa qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã đời sống kinh tế của nhân dân từng bước được nâng lên - tình hình chính trị, an ninh quốc phòng ở địa phương luôn ổn định. Bên cạnh đó cũng xuất hiện một số nét hạn chế mà nó xuất hiện phổ biến trong các Đảng bộ cấp xã trong cả nước. Chính vì vậy tôi xin chọn đề tài: “Đảng bộ xã Quỳnh Bảng lãnh đạo phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kì mới ” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài. Mục đích của đề tài này là trên cơ sở lí luận và thực tiễn nhằm làm rõ vai trò của Đảng bộ cấp xã ở địa phương trong việc lãnh đạo phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, qua đó đề xuất các kiến nghị để nâng cao chất lượng và hiệu quả lãnh đạo. Phù hợp với mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ sau: Phân tích cơ sở lí luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể là khái niệm, quá trình đổi mới tư duy của Đảng, các nghị quyết của Đảng bộ xã Quỳnh Bảng về kinh tế thị trường và những thành tựu bước đầu đạt được. Phân tích sự tác động của kinh tế thị trường đối với đời sống nhân dân địa phương. 3. Bố cục của đề tài Bài tiểu luận được chia ra như sau: A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3. Bố cục của đề tài B. NỘI DUNG I. Lí luận chung về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1. Khái niệm về kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 2. Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về kinh tế thị trường II. Đảng bộ xã Quỳnh Bảng lãnh đạo phát triển kinh tế thị trường trong thời kì đổi mới 1. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Quỳnh Bảng huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An 2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Quỳnh Bảng 3. Nghị quyết của Đảng bộ xã Quỳnh Bảng về phát triển kinh tế thị trường III. Kết quả bước đầu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1. Thành tựu - hạn chế 2. Nguyên nhân 3. Kiến nghị về giải pháp phát triển kinh tế C. KẾT LUẬN D. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO B. NỘI DUNG I. Lí luận chung về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1. Khái niệm về kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đã được làm rõ dần qua các kỳ đại hội Đảng, đặc biệt là qua Đại hội IX. 1 - Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ánh trình độ phát triển nhất định của văn minh nhân loại. Là một kiểu tổ chức kinh tế, kinh tế thị trường vừa là vấn đề của lực lượng sản xuất, vừa là vấn đề của quan hệ sản xuất. Phải đạt đến một trình độ phát triển nhất định, nền sản xuất xã hội mới thoát khỏi tình trạng tự cung tự cấp, mới có sản phẩm dư thừa để trao đổi. Cũng phải trong những quan hệ xã hội như thế nào của sản xuất mới nảy sinh cái tất yếu kinh tế: người sản xuất hàng hóa phải mang sản phẩm dư thừa ra thị trường; kẻ mua và người bán trao đổi sản phẩm với nhau trên thị trường. Kinh tế thị trường thuộc phạm trù quan hệ sản xuất, nhưng nó không bao giờ tự sản sinh ra một hệ thống quan hệ sản xuất đầy đủ, độc lập với các phương thức sản xuất mà trong đó nó vận động. Nó bao giờ cũng gắn bó hữu cơ với hệ thống các quan hệ sản xuất và trao đổi của từng thời đại kinh tế, với các quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối của từng phương thức sản xuất trong lịch sử. Sự gắn bó đó chặt chẽ đến mức chúng ta có thể nói đến nền kinh tế hàng hóa của xã hội nô lệ; nền kinh tế hàng hóa giản đơn trong lòng xã hội phong kiến. Đến chủ nghĩa tư bản, kinh tế hàng hóa giản đơn trở thành kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, trở thành kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và trong chủ nghĩa tư bản, những quan hệ kinh tế của kinh tế thị trường và của chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào nhau thành một thể thống nhất. Điều đó gây nên rất nhiều sự nhầm lẫn của kinh tế học tầm thường. Chỉ có sự trừu tượng hóa khoa học của những người mác-xít mới phân tích được bản chất và đặc điểm của kinh tế thị trường của từng phương thức sản xuất trong lịch sử. Cho đến nay, nhân loại mới chỉ biết đến nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa như là nền kinh tế phát triển ở trình độ cao. Nhân loại chưa biết đến nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bởi vì ở nơi mà chủ nghĩa xã hội hiện thực đã ra đời thì lại không phát triển thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; còn ở nơi phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì chủ nghĩa xã hội chưa phát triển hoàn chỉnh. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đây là một điểm đột phá lý luận, một mô hình thực tiễn đang trong quá trình thử nghiệm, là sự phủ định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội tập trung, quan liêu, bao cấp. Đương nhiên, đó không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, tuy rằng nó có thể học hỏi nhiều điều từ nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hiện đại. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có bản chất kinh tế khác với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Bản chất đó được quy định bởi các quan hệ kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vậy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì? Đại hội IX xác định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là “một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội”. Trong nền kinh tế đó các thế mạnh của thị trường được sử dụng để phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, còn tính định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện trên cả 3 mặt của quan hệ sản xuất: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối, nhằm mục đích cuối cùng là ‘‘dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội do nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hoá, có kỷ cương, xoá bỏ áp bức và bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc”. Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì trước hết đó không phải là kinh tế kế hoạch hoá tập trung, cũng không phải là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa vì chưa có đầy đủ các yếu tố xã hội chủ nghĩa. 2. Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về kinh tế thị trường 2.1.Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIII So với thời kì trước đổi mới, nhận thức kinh tế thị trường trong giai đoạn này có sự thay đổi căn bản và sâu sắc. - Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại. Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội cho thấy sản xuất và trao đổi hàng hóa là tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường. Trong quá trình sản xuất và trao đổi, các yếu tố thị trường như cung cầu, giá cả có tác động điều tiết quá trình sản xuất hàng hóa, phân bổ các nguồn lực kinh tế và tài nguyên thiên nhiên như vốn, tư liệu sản xuất, sức lao động... phục vụ cho ản xuất và lưu thông. Thị trường giữ vai trò là một công cụ phân bổ các nguồn lực kinh tế. Trong một nền kinh tế khi các nguồn lực kinh tế được phân bổ bằng nguyên tắc thị trường thì người ta gọi đó là kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển cao trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Kinh tế thị trường và kinh tế hàng hóa có cùng bản chất đều nhằm sản xuất ra để bán, đều nhằm mục đích giá trị và đều trao đổi thông qua quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường đều dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, làm cho những người sản xuất vừa độc lập vừa phụ thuộc vào nhau. Trao đổi mua bán hàng hóa là phương thức giải quyết mâu thuẫn trên. Tuy nhiên, kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường có sự khác nhau về trình độ phát triến. Kinh tế hàng hóa ra đời từ kinh tế tự nhiên, nhưng còn ở trình độ thấp, chủ yếu là sản xuất hàng hóa với quy mô nhỏ bé, kỹ thuật thủ công, năng suất thấp. Còn kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển cao, đạt đến trình độ là thị trường trở thành yếu tố quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của sản xuất hàng hóa. Kinh tế thị trường lấy khoa học, công nghệ hiện đại làm cơ sở và nền sản xuất xã hội hóa cao. Kinh tế thị trường có lịch sử phát triển lâu dài nhưng cho đến nay nó mới biểu hiện rõ rệt nhất trong chủ nghĩa tư bản. Nếu trước chủ nghĩa tư bản, kinh tế thị trường còn ở thời kỳ manh nha, trình độ thấp thì trong chủ nghĩa tư bản nó đạt đến trình độ cao đến mức chi phối toàn bộ cuộc sống của con người trong xã hội đó. Điều đó khiến cho không ít người nghĩ rằng kinh tế thị trường là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản không sản sinh ra kinh tế hàng hóa, do đó kinh tế thị trường với tư cách là kinh tế hàng hóa ở trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại. Chỉ có thể chế kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hay cách thức sử dụng kinh tế thị trường theo lợi nhuận tối đa của chủ nghĩa tư bản mới là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản. - Kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Kinh tế thị trường xét dưới góc độ "một kiểu tổ chức kinh tế" là phương thức tổ chức vận hành nền kinh tế, là phương tiện điều tiết kinh tế lấy cơ chế thị trường làm cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế và điều tiêt mối quan hệ giữa người với người. Kinh tế thị trường chỉ đối lập với kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc chứ không đối lập với các chế độ xã hội. Bản thân kinh tế thị trường không phải là đặc trưng bản chất cho chế độ kinh tế cơ bản của xã hội. Là thành tựu chung của văn minh nhân loại, kinh tế thị trường tồn tại và phát triển ở nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Kinh tế thị trường vừa có thể liên hệ với chế độ tư hữu vừa có thể liên hệ với chế độ công hữu và phục vụ cho chúng. Vì vậy kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường không phải là phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc theo con đường tư bản chủ nghĩa và tất nhiên, xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng không dẫn tới phủ định kinh tế thị trường. Đại hội VII của Đảng (tháng 6 năm 1991) trong khi khẳng định chủ trương tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh vừa hợp tác, bổ sung cho nhau trong nền kinh tế quốc dân thống nhất, đã đưa ra kết luận quan trọng rằng sản xuất hàng hoá không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nó tồn tại khách quan và cần thiết cho xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội cũng xác định cơ chế vận hành của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là “cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác. Trong cơ chế kinh tế đó, các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, quan hệ bình đẳng, cạnh tranh hợp pháp, hợp tác và liên doanh tự nguyện; thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; nhà nước quản lý nền kinh tế để định hướng dẫn dắt các thành phần kinh tế, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, kiểm soát và xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh tế, bảo đảm hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội. Tiếp tục đường lối trên, Đại hội VIII của Đảng (tháng 6/ 1996) đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Có thể và cần thiết sự dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, có thể và cần thiết sự dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Ở bất kì xã hội nào, khi nào lấy thị trường làm phương tiện có tính cơ sở để phân bổ các nguồn lợi kinh tế, thì kinh tế thị trường cũng có những đặc điểm chủ yếu sau: = Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, nghĩa là có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, lỗ, lãi tự chịu. = Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo. = Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. = Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lí vĩ mô của nhà nước. Với những đặc điểm trên, kinh tế thị trường có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trước đổi mới, do chưa thừa nhận trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại sản xuất hàng hoá và cơ chế thị trường nên chúng ta đã xem kế hoạch là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, đã thực hiện phân bổ mọi nguồn lực theo kế hạch là chủ yếu. Còn thị trường chỉ được coi là một công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch, do đó không cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vào thời kì đổi mới, chúng ta ngày càng nhận rõ có thể dùng cơ chế thị trường làm cơ sở phân bổ các nguồn lợi kinh tế, dùng tín hiệu giá cả để điều tiết chủng loại và số lượng hàng hoá, điều hoà quan hệ cung cầu, điều tiết tỉ lệ sản xuất thông qua cơ chế cạnh tranh, thúc đẩy cái tiến bộ, đào thải cái lạc hậu, yếu kém. Thực tế cho thấy, chủ nghĩa tư bản không sinh ra kinh tế thị trường nhưng đã biết thừa kế và khai thác có hiệu quả các lợi thế của kinh tế thị trường để phát triển. Thực tiễn đổi mới ở nước ta cũng đã chứng minh sự cần thiết và hiệu quả của việc sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã hội. 2.2 Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội X. Đại hội IX của Đảng (4/2001) xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bước chuyển quan trọng từ nhận thức kinh tế thị trường chỉ như một công cụ, một cơ chế quản lí, đến nhận thức coi kinh tế thị trường như một chỉnh thể, là cơ sở kinh tế của sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kế thừa tư duy của Đại hôi IX, Đại hội X đã làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, thể hiện ở 4 tiêu chí là: Về mục đích phát triển: Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhằm thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn. Mục tiêu trên thể hiện rõ mục đích phát triển kinh tế vì con người, giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để nâng cao đời sống cho mọi người, mọi người đều được hưởng những thành quả phát triển. Ở đây thể hiện sự khác biệt với mục đích tất cả vì lợi nhuận phục vụ lợi ích của các nhà tư bản, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa tư bản. Về phương hướng phát triển: phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng trong mọi thành phần kinh tế, trong mỗi cá nhân và mọi vùng miền… Phát huy tối đa nội lực để phát triển nhanh kinh tế. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là công cụ chủ yếu để nhà nước điều tiết nền kinh tế, định hướng cho sự phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước phải nắm được các vị trí then chốt của nền kinh tế bằng trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến, hiệu quả sản xuất kinh doanh chứ không phải dựa vào bao cấp, cơ chế xin – cho hay độc quyền kinh doanh. Mặt khác, tiến lên chủ nghĩa xã hội đã đặt ra yêu cầu nền kinh tế phải được dựa trên nền tảng của sở hữu toàn dân về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Về định hướng xã hội và phân phối: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hoá, giáo dục và đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường. Trong lĩnh vực phân phối định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội. Đồng thời để huy động mọi nguồn lực kinh tế cho sự phát triển chúng ta còn thực hiện theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác. Về quản lí: Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tiêu chí này thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, bảo đảm quyền lợi chính đáng của mọi người. Hoàn thiện chủ trương và nhận thức về nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, Đại hội X khẳng định:”Trên cơ sở 3 chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân ), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”. II. Đảng bộ xã Quỳnh Bảng lãnh đạo phát triển kinh tế thị trường trong thời kì đổi mới Điều kiện kinh tế - xã hội xã Quỳnh Bảng huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An Quúnh B¶ng lµ mét x· ®ång b»ng ven biÓn víi diÖn tÝch 1108 ha, víi d©n sè 11288 ng­êi (theo thèng kª n¨m 2009). C¶ x· gåm 2348 hé ph©n bè ë 18 xãm trong ®ã cã 2 xãm ®ång bµo theo ®¹o thiªn chóa. Quúnh B¶ng gåm 21 chi bé §¶ng trong ®ã cã 18 chi bé n«ng th«n vµ 3 chi bé c¬ quan. Cã 3 tr­êng häc lµ tr­êng MÇm Non, tr­êng TiÓu häc vµ tr­êng trung häc c¬ së. - TiÒm n¨ng cña x· Quúnh B¶ng. Quúnh B¶ng cã b·i biÓn dµi vµ ®Ñp phï hîp cho viÖc ph¸t triÓn du lÞch. Khu vùc biÓn Quúnh B¶ng ®­îc UBND tØnh cã quyÕt ®Þnh phª duyÖt “Khu du lÞch biÓn Quúnh B¶ng” tõ n¨m 2003. §Õn nay, t¹i ®©y ®· x©y dùng ®­îc mét sè nhµ nghØ phôc vô cho ho¹t ®éng du lÞch. Tõ ®ã t¹o ®iÒu kiÖn ®Ó nh©n d©n ®Þa ph­¬ng gi¶i quyÕt viÖc lµm t¨ng thªm thu nhËp. + TiÒm n¨ng vÒ ®Êt mµu: C¶ x· cã trªn 300 ha hµng n¨m ®Òu t¨ng hÖ sè sö dông ®Êt (t¨ng vô). + TiÒm n¨ng vÒ thuû s¶n: Gåm nu«i trång vµ ®¸nh b¾t. X· Quúnh B¶ng cã 182 ha nu«i trång thuû s¶n trong ®ã cã 70 ha nhËn tõ C«ng Ty Nu«i Trång Thuû S¶n TrÞnh M«n. HÖ thèng nu«i trång thuû s¶n ®­îc Nhµ n­íc ®Çu t­ x©y dùng theo m« h×nh nu«i c«ng nghiÖp. + TiÒm n¨ng vÒ lao ®éng: Tr×nh ®é tõng n¨m ®Òu cã t¨ng, hµng n¨m x· ®Òu göi lao ®éng ®i ®µo t¹o nghÒ. Tæng sè lao ®éng cña x· lµ 4500 ng­êi. Mçi n¨m cã mét bé phËp kho¶ng 800 lao ®éng phæ th«ng ë c¸c tØnh (do thõa lao ®éng). (b¸o c¸o cña c¸n bé ®Þa chÝnh x· n¨m 2010) VÒ c¬ cÊu tæ chøc tæ chøc cña Đảng bộ x· Quúnh B¶ng. Thµnh viªn UB Tr×nh ®é chuyªn m«n Tr×nh ®é chÝnh trÞ §é tuæi Giíi tÝnh §¹i häc: 2 ng­êi §¹i häc: Kh«ng D­íi 40: 1 ng­êi Tõ 40 - 50: 4 ng­êi N÷: 1 ng­êi Nam: 4 ng­êi Cao ®¼ng: Kh«ng Cao ®¼ng: Kh«ng Trung cÊp: 2 ng­êi Trung cÊp: 4 ng­êi (1 ng­êi ®ang häc) S¬ cÊp: Kh«ng C¸n bé chuyªn m«n §¹i häc: 1 ®ang häc §¹i häc: Kh«ng D­íi 30: 3 ng­êi Tõ 40 - 50: 1 ng­êi N÷: 3 ng­êi Nam: 3 ng­êi Cao ®¼ng: 1 ®ang häc Cao ®¼ng: Kh«ng Trung cÊp: 4 ng­êi Trung cÊp: kh«ng S¬ cÊp: 6 ng­êi B¸n chuyªn tr¸ch §¹i häc: Kh«ng §¹i häc: Kh«ng D­íi 30: 4 ng­êi Tõ 30 - 40: 1 ng­êi Trªn 50 tuái: 1 ng­êi N÷: 3 ng­êi Nam: 3 ng­êi Cao ®¼ng: Kh«ng Cao ®¼ng: Kh«ng Trung cÊp: 2 ng­êi (2 ng­êi ®ang häc) Trung cÊp: kh«ng S¬ cÊp: 6 ng­êi 2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Quỳnh Bảng Đảng bộ x· ®· cã quy chÕ ph©n c«ng cô thÓ tr¸ch nhiÖm tõng thµnh viªn c¨n cø nhiÖm vô tõng th¸ng, tõng n¨m trªn c¬ së nghÞ quyÕt cña Đảng bộ x· vµ ®· triÓn khai chỉ đạo thùc hiÖn nhằm phát triển kinh tế thị trường nh­ sau: a/ LÜnh vùc n«ng nghiÖp: N«ng nghiÖp lµ mét trong nh÷ng nguån thu nhËp chÝnh cña nh©n d©n toµn x·, chÝnh v× vËy Đảng bộ x· rÊt quan t©m ®Õn n«ng nghiÖp cña ®Þa ph­¬ng. + §èi víi ®Êt mµu: Đảng bộ xã ®· chØ ®¹o ®«n ®èc gióp nh©n d©n thùc hiÖn t¨ng vô cã hiÖu qu¶. C©y trång quanh n¨m t¹o nguån thu nhËp lín cho bµ con n«ng d©n. + §èi víi vïng hai lóa: ChØ ®¹o nh©n d©n chuyÓn ®æi c¶i t¹o ®Êt s¶n xuÊt ë xãm Quang Minh (cã diÖn tÝch ®Êt cao kh«ng phï hîp víi c©y lóa ). Riªng vïng T©n Xu©n vµ Mai Giang, chỉ đạo UBND x· lËp kÕ ho¹ch xin hç trî kinh phÝ cña cÊp trªn x©y dùng tr¹m b¬m ®Ó cÊp t­íi n­íc, hiÖn nay phßng N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n huyÖn ®· lµm kÕ ho¹ch xin nguån ng©n s¸ch cña tØnh vµ ®­îc UBND tØnh chÊp nhËn dù kiÕn, dù ¸n nµy sÏ ®­îc x©y dùng trong n¨m 2009. + §èi víi vÊn ®Ò gièng vµ c©y trång: Đảng bộ x· ®· tÝch cùc chØ ®¹o vµ ®em c¸c lo¹i gièng míi cã n¨ng suÊt cao vµo thö nghiÖm nh­ lóa: SYN 6, NhÞ ¦u 838, Kh¶i Phong...; Ng« 9999... + §èi víi viÖc kh¾c phôc ®Êt nhiÖm mÆn: NghiÖm thu vµ ®ua vµo sö dông cèng ®iÒu tiÕt n­íc khu vùc «ng Néi, giao cho xãm QuyÕt TiÕn qu¶n lÝ ®iÒu hµnh ng¨n mÆn, ®èi víi c¸c phai cèng qua ®­êng T©n _ B¶ng, chỉ đạo UBND x· lËp kÕ ho¹ch x©y dùng. + §èi víi diÖn tÝch ®Êt bá hoang: Đảng bộ x· ®· tiÕn hµnh kiÓm tra, thèng nhÊt biÖn ph¸p kh¾c phôc, cã thÓ chuyÓn ®æi c©y trång kh¸c hoÆc c¸c hé v©n ®éng chuyÓn ®æi nh­ m« h×nh §ång T©m, §ång H­ng. + Trong ch¨n nu«i: Tæ chøc m¹ng l­íi thó y tõ x· xuèng xãm cã tr×nh ®é chuyªn m«n ®Ó kÞp thêi ng¨n chÆn dÞch khi xÈy ra. Cã c¸c chÝnh s¸ch nh»m ph¸t triÓn ch¨n nu«i gia sóc, gia cÇm, ®¹i gia sóc. b/ LÜnh vùc nu«i trång thuû s¶n: ChØ ®¹o ®Ó ph¸t triÓn vïng nu«i thuû s¶n cã gi¸ trÞ cao nh­ nu«i t«m só, nu«i cua, nu«i c¸ bèng... T×m nh÷ng gièng tèt cã gi¸ trÞ cao ®Ó ®­a vµo nu«i thÝ nghiÖm. Phèi hîp víi trung t©m khuyÕn n«ng tØnh, huyÖn tæ chøc tËp huÊn khoa häc kÜ thuËt cho nh©n d©n vµ c¸n bé nh»m n©ng cao tr×nh ®é. c/ Giao th«ng thuû lîi. Đảng bộ xã chỉ đạo tiÕn hµnh x©y dùng c¸c c«ng tr×nh giao th«ng vµ c¸c c«ng tr×nh thuû lîi nh»m phôc vô ®êi sèng cho nh©n d©n. Cô thÓ tiÕn hµnh x©y dùng c¸c tuyÕn ®­êng tõ nhµ anh Minh xãm Thµnh Minh sang cÇu, ®­êng tõ V¨n §«ng ra §ång H­ng. KÕ ho¹ch triÓn khai ®æ cÊp phèi trong n¨m 2009, c¸c tuyÕn ®­êng kh¸c thuéc x· qu¶n lÝ ®­a vµo kÕ ho¹ch nh÷ng n¨m sau. X©y dùng kªnh tiªu n­íc tõ nhµ «ng NguyÔn Hµo xãm ChÝ Thµnh. Mét sè h¹ng môc nhá kh¸c nh­: Lµm cèng ngâ «ng Thanh xãm QuyÕt TiÕn, cèng tr­íc nhµ v¨n ho¸ xãm T©n H¶i, ®µo ®o¹n kªnh tiªu khu vùc tr¹i lîn xãm Mai Giang 2 _ T©n Xu©n, x· c¨n cø nguån kinh phÝ néi ®ång ®Ó lËp kÕ ho¹ch x©y dùng. d/ VÒ tµi chÝnh ng©n s¸ch. §­a ra dù to¸n møc l­¬ng trong mét n¨m. Đảng bộ x· ®· cã c¬ chÕ ®Ó t¹o ®iÒu kiÖn vay 80% hoÆc 100% sè tiÒn ®Ó ®éng viªn con em ®i xuÊt khÈu lao ®éng. Đảng bộ x· ®Ò nghÞ c¸c chÝnh s¸ch nh»m t¨ng nguån thu tµi chÝnh cña nh©n d©n nh­ c¸c ho¹t ®éng dÞch vô... chỉ đạo UBND x· tiÕn hµnh thu c¸c lo¹i thuÕ theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt ®Ó n¹p ng©n s¸ch Nhµ n­íc. e/ §èi víi viÖc qu¶n lÝ ®­êng ®iÖn 02 HiÖn nay UBND huyÖn cã chñ tr­¬ng vÒ viÖc bµn giao l­íi ®iÖn cho nghµnh ®iÖn qu¶n lÝ, nÕu khi thèng nhÊt vµ tiÕn hµnh ®Çy ®ñ c¸c thñ tôc th× UBND x· sÏ bµn giao toµn bé l­íi ®iÖn bao gåm ®iÖn sinh ho¹t, ®iÖn s¶n xuÊt vµ kinh doanh cña c¸c hé. Trong thêi gian ch­a bµn giao Đảng bộ xã cùng với UBND x· giao cho c¸c tæ ®­êng 02 qu¶n lÝ tu söa nÕu kh«ng b¶o ®¶m an toµn th× dõng cÊp ®iÖn, kÓ c¶ ®­êng ®iÖn t­íi ngoµi ®ång. X©y dùng ®­êng ®iÖn s¶n xuÊt khu vùc ®ång tõ xãm §ång T©m lªn T©n H¶i. h/ về xây dựng cơ bản Đảng bộ chỉ đạo việc xây dựng các công trình phục vụ hoạt động du lịch và thương mại cụ thể như xây thêm 2 dãy nhà nghỉ do công ty TNHH Xuân Quỳnh tổ chức thi công; ki ốt hàng tạp hóa ở khu vực ngã tư chợ đã được xây dựng kiên cố có quy hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trao đổi buôn bán. Nghị quyết của Đảng bộ xã Quỳnh Bảng về phát triển kinh tế thị trường. Phát triển kinh tế thị trường thực sự được đưa vào Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ xã Quỳnh Bảng khóa 22 nhiệm kì 1990 – 1995. Thời điểm này mô hình xây dựng kinh tế thị trường còn manh nha, bước đầu thực hiện còn gặp nhiều khó khăn thử thách. Trong phần nhiệm vụ phương hướng của Nghị quyết khóa 22 chủ yếu nêu vấn đề lí luận và khẳng định cần phải phát triển kinh tế thị trường trong phạm vi cả nước, khuyến khích nhân dân làm kinh tế. Tại Nghị quyết Đại hội Đảng khóa 23 nhiệm kỳ 1995 – 2000, vấn đề kinh tế thị trường đã có bước phát triển mới. “Chúng ta ngày càng nhận rõ có thể dùng cơ chế thị trường làm cơ sơ phân bố các nguồn lực kinh tế, dùng tín hiệu giá cả để điều tiết các chủng loại và số lượng hàng hóa, điều hòa quan hệ cung cầu, điều tiết tỉ lệ sản xuất thông qua cơ chế cạnh tranh, thúc đẩy cái tiến bộ, đào thải cái lạc hậu, yếu kém.” Nghị quyết khóa 24 nhiệm kỳ 2000 – 2005, qua hai nhiệm kỳ áp dụng phát triển kinh tế thị trường, Đảng bộ và nhân dân xã đã thu được một số thắng lợi nhất định, tạo tiềm lực và tiền đề để tiếp tục xây dựng kinh tế thị trường. Nghị quyết nêu về cơ cấu kinh tế năm 2000 như sau: Nông lâm ngư chiếm 78,9 % giảm 2 % so với đầu nhiệm kỳ. TTCN – Xây dựng chiếm 2 % tăng 0,7 % Dịch vụ - Du lịch chiếm 19,1 % Nghị quyết khóa 25 nhiệm kỳ 2005 – 2010: Nông lâm ngư chiếm 72,16 % TTCN – Xây dựng chiếm 3,03 % Dịch vụ - Du lịch chiếm 24, 81 % Thực hiện chuyển đổi đất từ 20.890 mãnh xuống còn 9.680 mảnh. Tỉ trọng các ngành là: Nông – Lâm – Ngư: 56 % Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng: 12 % Thương mại – Dịch vụ - Du lịch: 32 % III. Kết quả bước đầu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thành tựu – hạn chế .Thành tựu Qua quá trình 20 năm đổi mới, Đảng bộ và nhân dan xã Quỳnh Bảng đã thu được những thành tựu đáng kể. Bằng sự lãnh đạo của Đảng bộ và sự cố gắng của toàn dân nền kinh tế xã nhà đã chuyển dịch đúng hướng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2005 – 2010) tăng 15,5 %; giá trị sản xuất đạt 171.916 so với kế hoạch đề ra tăng 26,2 %. Giá trị sản xuất theo giá cố định là 81.582 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 10.436.000đ so với kế hoạch đạt 87%. Dự kiến năm 2010 bình quân đầu người đạt 12 triệu đồng trên năm bằng 100% kế hoạch đề ra. Trong đó: Tỉ trọng Nông – Lâm – Ngư giảm so với năm 2005 là 19%. Ước 2010 đạt 51,2% giảm so với Nghị quyết đề ra 4,8% CN – XD tăng 6,57% so với năm 2005, năm 2010 ước đạt 10,4% giảm so Nghị quyết là 4,6% DV – TM tăng 12,6% so với năm 2005, 2010 ước đạt 38,4% so với Nghị quyết tăng 5,4% 1.1.1. Nông – Lâm - Ngư + Nông nghiệp: Trồng trọt: Tư duy sản xuất theo cơ chế thị trường bắt đầu dã được người dân chấp nhận, sản xuất ngày càng đa dạng và phong phú cả con giống và mùa vụ, sai khi thực hiện chỉ thị 08 của huyện ủy về tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi tích tụ ruộng đất, ngành nông nghiệp đã có nhiều tiến bộ, xác định tiêu chí để đạt được đó là trên cơ sở diện tích. Diện tích cây rau màu được nhân dân quan tâm làm cho thu nhập dàn trải quanh năm, hạn chế được tình trạng ế thừa lúc thời vụ thu hoạch đến. Chăn nuôi: Các mô hình chăn nuôi có nhiều đổi mới, tiến bộ, công tác thú y được người dân quan tâm, được trạm thú y huyện đánh giá là một trong những xã tổ chức công tác tiêm phòng có hiệu quả, hình thức nuôi phù hợp với xu thế, thị hiếu người tiêu dùng và sản xuất như nuôi bò thương phẩm, lợn nái sinh sản, đàn hươu được phục hồi nhanh, đã có các mô hình mới như nuôi đà điểu, nhím, lươn, rắn… + Lâm nghiệp: Là một xã vùng ven biển diện tích rừng chỉ có 5,58 ha = 0,05 diện tích chủ yếu là rừng phòng hộ, đến nay xã đã chuyển đổi cách quản lí do đó diện tích rừng vẫn được bảo tồn và phát triển tốt. + Nuôi trồng, khai thác thủy sản: Xác định đây là một thế mạnh của xã Quỳnh Bảng, do đó Đảng ủy đã tập trung lãnh đạo, tạo điều kiện cho hộ sản xuất giống, hộ nuôi trồng,đánh bắt nhiều thuận lợi về vốn, công tác quản lí, chỉ đạo mùa vụ, diện tích thâm canh tăng nhanh. Giá trị sản xuất năm 2009 đạt 10,892 triệu. Trong đó: = Tôm giống 35 triệu con = Tôm thịt 333,6 tấn = Khai thác hải sản 100 tấn Ngoài tôm vụ chính đã xuất hiện tôm vụ 2, cá Hồng Mỹ, nuôi cua… đem lại lợi ích nhất định. Dịch vụ - ngành nghề Trước thực tế xã hội đã chỉ ra rằng muốn làm giàu và làm giàu nhanh chỉ có con đường ngắn nhất là phát triển dịch vụ - du lịch, do đó các loại hình, ngành nghề, dịch vụ phát triển nhanh cả quy mô và số lượng, tính đến nay toàn xã đã có 30 tổ xây dựng, 155 quày quán, mộc dân dụng từ 20 đến 50 cơ sở tăng 150%, gạch ngói 400.000 viên/ năm tăng 100%, có 8 cơ sỏ cơ khí gò hàn, toàn xã có 20 ô tô chở hàng và 4 xe ca chở khách, 10 máy cày, đưa giá trị dịch vụ - ngành nghề đạt 57,071 triệu đồng. Công nghiệp – xây dựng Công tác xây dựng kết cấu hạ tầng được Đảng ủy quan tâm lãnh đạo. Trước yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống nhân dân và xu hướng phát triển xã hội. Đảng ủy tập trung lãnh đạo đưa tỉ trọng công nghiệp – xây dựng ngày càng tăng trong cơ cấu tỉ trọng và cơ cấu thu nhập đã có nhiều giải pháp kích cầu như hỗ trợ làm đường giao thông và làm nhà văn hóa. Tong 5 năm 2005 đến 2010 đã có 14 xóm làm được 8,265 km đường nhựa, 4,8 km đường cấp phối. Ngoài ra ủy ban xã đã đầu tư làm được 5,65 km đường nhựa, 2,312 km đường cấp phối đưa tổng chiều dài đường nhựa toàn xã là 13,915 km, đường cấp phối 7,112 km. Với tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm toàn xã đã xây dựng được cụm trường mầm non 6 phòng, trường tiểu học khu vực B 2 tầng 10 phòng, nhà làm việc cho trạm y tế, khuôn viên ủy ban xã, trạm bơm, 6 nhà văn hóa xó. Tổng giá trị đầu tư đạt 12,270 tỉ đồng. Trong đó nhà nước 4.470 triệu đòng, nhân dân góp 2 tỉ đồng, còn lại là ngân sách của xã. 1.2. Hạn chế Tuy đã đạt được nhiều thành tựu đáng trân trọng nhưng nhìn lại Đảng bộ xã vẫn còn một số tồn tại làm ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế thị trường trên địa bàn. Chưa khai thác hiệu quả các tiềm năng sẵn có do đó kinh tế thị trường có phát triển nhưng còn chậm chạp. Nhận thức và vận dụng nền kinh tế thị trường vào sản xuất của nhân dân thiếu tính chủ động và linh hoạt, thu nhập trên một đơn vị diện tích còn thấp, chưa đa dạng về sản xuất và thời vụ. Tư tưởng bảo thủ, sản xuất theo truyền thống đang còn, chưa khai thác hết hiệu quả của đất, thậm chí có một số diện tích đang còn bỏ hoang. Nuôi trồng thủy sản tính ổn định chưa cao cả về kết quả lẫn tư tưởng của người sản xuất. Kiến nghị về giải pháp phát triển kinh tế - Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam cũng như Đảng bộ địa phương, đây là vấn đề có tính nguyên tắc và là nhân tố quyết định nhất bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế thị trường. Phát huy tốt quy chế dân chủ, khiêm tốn, học hỏi, cán bộ nói phải đi đôi với làm, lý thuyết gắn với hành độngn nắm được tình hình thực tế của địa phương, phát huy tốt sức mạnh của quần chúng nhân dân, tạo sự đoàn kết thống nhất cao giữa cấp trên với cấp dưới, giữa Đảng viên với quần chúng. Sâu sát cơ sở, triển khai đi dôi với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện xây dựng các mô hình có báo cáo tổng kết để nhân rộng mô hình khi đạt được kết quả cao Quan tâm đến chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ cơ sở để họ tập trung thời gian, trí tuệ và hết mình với công việc được giao. Cử cán bộ đi học tập trình độ chuyên môn để nâng cao năng lực lãnh đạo đặc biệt là về kinh tế, tổ chức các chuyến tham quan mô hình ở các địa phương khác để từ đó về phát triển mô hình ở xã mình. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội ở địa phương, hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội, thực hiện công bằng xã hội, coi đây là một nội dung rất quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó chẳng những tạo động lực mãnh mẽ để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động mà còn thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu chính đáng và hợp pháp, điều tiết các quan hệ xã hội. Tiếp tục thực hiện chính sách nhất quán phát triển kinh tế nhiều thành phần, coi các thành phần kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác cạnh tranh lành mạnh. Nâng cao nhận thức cho nhân dân về kinh tế thị trường, tránh lối làm ăn kiểu cũ bảo thủ và lạc hâu, chậm tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ của xã hội. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để năng suất lao động cao hơn dẫn tới thu nhập cho người dân cũng tăng. C. KẾT LUẬN Như vậy, qua 20 năm đổi mới từ Đại hôi VI (12/1986) của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ và nhân dân xã Quỳnh Bảng đã thu được những thành tích đáng kể đặc biệt trong lĩnh vực phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Để đạt được thành tựu đó, Đảng bộ và nhân dân xã Quỳnh Bảng đã không ngừng tìm tòi, mạnh dạn có những bước đi mới như tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho rau sạch để đến nay thương hiệu rau sạch ở xã Quỳnh Bảng đã được nhiều nơi biết đến. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường ở Quỳnh Bảng vẫn cồn một số hạn chế và đây cũng là hạn chế chung của các xã trong cả nước. Trên đây là một số kiến nghị nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở địa phương, mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích để tham khảo. Tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam nói chung và Đảng bộ xã Quỳnh Bảng nói riêng, nền kinh tế thị trường trong thời gian tới sẽ có bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa. D. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 2. Báo cáo Diện tích và dân số năm 2010, Ban địa chính xã Quỳnh Bảng. 3. Báo cáo Cơ cấu tổ chức của Đảng bộ xã Quỳnh Bảng năm 2010, Ban văn hóa xã Quỳnh Bảng. 4. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Quỳnh Bảng các khóa 22, 23, 24, 25, Đảng bộ xã Quỳnh Bảng. 5. Báo cáo chính trị BCH Dảng bộ xã Quỳnh Bảng kháo 25 trình Đại hội đại biểu Đảng bộ xã khóa 26, Đảng bộ xã Quỳnh Bảng. 6. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT UBND: Ủy ban nhân dân CN – XD: Công nghiệp – xây dựng DV – TM: Dịch vụ - thương mại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐảng bộ xã Quỳnh Bảng lãnh đạo phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kì mới.doc
Luận văn liên quan