Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1 Tổng quan tài liệu 3 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội TP Đông Hà 3 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 3 1.1.1.2 Đặc điểm địa hình 3 1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu 4 1.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn 5 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 5 1.1.2.1. Dân số 5 1.1.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế theo các ngành 6 1.1.2.3. Giáo dục – Y tế 8 1.1.3. Hiện trạng sử dụng đất 8 1.2.Tổng quan chất thải rắn đô thị 9 1.2.1. Định nghĩa chất thải rắn đô thị 9 1.2.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn đô thị 9 1.2.3. Phân loại chất thải rắn đô thị 10 1.2.4. Thành phần của chất thải rắn đô thị 11 1.2.5. Tình hình phát sinh chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam 14 1.2.5.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn trên thế giới 14 1.2.5.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam 17 1.2.6. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường và sức khỏe con người 19 1.2.6.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường 19 1.2.6.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến con người 20 1.2.7. Các phương pháp xử lý chất thải rắn 21 1.2.7.1. Phương pháp cơ học 22 1.2.7.2. Phương pháp nhiệt 23 1.2.7.3. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chuyển hoá sinh học và hoá học: 23 1.2.8. Quy trình kỹ thuật quản lý chất thải rắn 24 1.2.8.1. Quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn 24 1.2.8.2. Trạm trung chuyển chất thải rắn 25 1.2.8.3. Phân loại chất thải rắn 25 1.2.8.4. Xử lý chất thải rắn 26 Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu 27 2.2. Địa điểm nghiên cứu 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu 27 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 27 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu 28 2.4. Thời gian nghiên cứu 28 Chương 3. Kết quả nghiên cứu và biện luận 29 3.1. Tình hình phát sinh và quản lý chất thải rắn ở TP Đông Hà 29 3.1.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn tại TP Đông Hà 29 3.1.1.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 30 3.1.1.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn công nghiệp 32 3.1.1.3. Tình hình phát sinh chất thải rắn y tế 32 3.1.1.4. Lượng chất thải phát sinh ở một số lĩnh vực khác 33 3.1.2. Các thành phần của chất thải rắn ở thành phố Đông Hà 34 3.1.3. Thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đông Hà 36 3.1.3.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đông Hà 37 3.1.3.2.Thực trạng quản lý chất thải rắn nguy hại tại thành phố Đông Hà 47 3.1.3.3. Hệ thống các cấp quản lý chất thải rắn 48 3.2. Một số giải pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố Đông Hà 49 3.2.1. Giải pháp phân loại rác tại nguồn 49 3.2.2. Xây dựng mô hình thu gom và vận chuyển chất thải rắn 52 3.2.2.1. Xây dựng mô hình thu gom chất thải rắn 52 3.2.2.2. Phương tiện vận chuyển phục vụ thu gom rác 57 3.2.3. Xây dựng các trạm trung chuyển 59 3.2.4 . Xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh tại thành phố Đông Hà 62 3.2.5. Xây dựng nhà máy tái chế rác thải 68 3.2.6. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng và các cơ sở sản xuất kinh doanh 72 3.2.7. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về BVMT 73 Kết luận và kiến nghị 74 1.Kết luận 74 2.Kiến nghị 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.2.1. Thành phần chất thải rắn đô thị 11 Bảng 1.2.2. Tỷ lệ phần trăm (%) các chất có trong rác thải 12 Bảng 1.2.3. Thành phần rác thải ở nước ta (% khối lượng) 13 Bảng 1.2.4. Lượng chất thải rắn phát sinh ở một số nước trên thế giới 14 Bảng 1.2.5. Chỉ số quản lý rác thải ở một số nước trên thế giới (năm 1992) 16 Bảng 1.2.6. Lượng chất thải tạo thành và tỷ lệ thu gom trên toàn quốc (1997- 1999) 18 Bảng 3.1.1. Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các phường ở TP Đông Hà 30 Bảng 3.1.2. Các nguồn thải và thành phần chủ yếu của rác thải TP Đông Hà 33 Bảng 3.1.3. Thành phần rác thải ở thành phố Đông Hà 35 Bảng 3.1.4. Kết quả thu gom rác thải ở thành phố Đông Hà 38 Bảng 3.1.5. Tần suất thu gom rác thải ở thành phố Đông Hà 39 Bảng 3.3.2. Vị trí các trạm trung chuyển 60 Bảng 3.2.3. Thuyết minh sơ đồ công nghệ quy trình kỹ thuật ủ compost và sản xuất phân bó DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1.1. Vị trí địa lý thành phố Đông Hà- Quảng Trị 4 Hình 2.1. CTR sinh hoạt 27 Hình 2.2. CTR công nghiệp 27 Hình 2.3. CTR y tế 27 Hình 3.1.1. Biểu đồ thể hiện thành phần rác thải ở thành phố Đông Hà 36 Hình 3.1.2. Biểu đồ thể hiện kết quả thu gom rác thải ở thành phố Đông Hà 38 Hình 3.1.3. Biểu đồ thể hiện tần suất thu gom rác thải ở thành phố Đông Hà 39 Hình 3.1.4. Hình ảnh thu gom rác thải tại thành phố Đông Hà 42 Hình 3.1.5. Một số điểm đổ rác tự phát tại thành phố Đông Hà 43 Hình 3.1.6. Vị trí các điểm đổ rác tự phát tại thành phố Đông Hà 43 Hình 3.1.7. Hình ảnh các bãi rác tạm ở phường 5 và phường Đông Lương thành phố Đông Hà 44 Hình 3.1.8. Xe chở rác của Công ty TNHH MTV Môi trường và 46 Hình 3.1.9. Xử lý chất thải rắn tại thành phố Đông Hà 47 Hình 3.2.1. Hình ảnh minh hoạ về phân loại rác tại nguồn 52 Hình 3.2.3. Phuơng tiện vận chuyển rác sơ cấp 58 Hình 3.2.4. Phương tiện vận chuyển rác thứ cấp 58 Hình 3.2.2. Sơ đồ bố trí các trạm trung chuyển ở thành phố Đông Hà 61 Hình 3.2.5. Vị trí xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh TP Đông Hà 63 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn đô thị 9 Sơ đồ 1.2.2. Tác hại chất thải rắn đến con người 21 Sơ đồ 3.1.1. Sơ đồ tổng hợp các nguồn phát sinh chất thải rắn tại thành phố Đông Hà 30 Sơ đồ 3.1.2. Sơ đồ thu gom rác thải tại thành phố Đông Hà- Quảng Trị 41 Sơ đồ 3.2.1. Sơ đồ phân loại chất thải rắn tại nguồn ở thành phố Đông Hà 50 Sơ đồ 3.2.2. Mô hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố 54 Sơ đồ 3.2.3. Mô hình thu gom chất thải rắn y tế 55 Sơ đồ 3.2.4. Mô hình thu gom chất thải rắn công nghiệp 56 Sơ đồ 3.2.5. Quy trình xử lý chất thải rắn tại bãi rác Đông Hà 66 Sơ đồ 3.2.6. Quy trình kỹ thuật ủ compost và sản xuất phân bón 70

doc103 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7076 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người, đối với sinh vật và sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của dân tộc và nhân loại. Bảo vệ môi trường gắn liền với phát triển bền vững đang là vấn đề được đặt ra trên toàn thế giới, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, các ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ ở các đô thị và khu công nghiệp được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một mặt đóng góp tích cho sự phát triển của đất nước, mặt khác tạo ra một lượng lớn chất thải rắn bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế…[2]. Việc thải bỏ một cách bừa bãi các chất thải rắn không hợp vệ sinh ở các đô thị và khu công nghiệp là nguồn gốc chính gây ô nhiễm môi trường làm nảy sinh các bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con người. Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang dần trở thành vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị trong cả nước, đòi hỏi phải có các biện pháp quản lý khắc phục để đảm bảo môi trường và phát triển bền vững. Thành phố Đông Hà là trung tâm thương mại du lịch, dịch vụ của tỉnh Quảng Trị. Là cửa ngỏ của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Trong những năm vừa qua, trên bình diện cả nước cũng như ở thành phố Đông Hà, quá trình phát triển kinh tế - xã hội diễn ra rất sôi động, nhiều khu công nghiệp được xây dựng, nhiều đô thị mới được hình thành. Trong thành phố Đông Hà quá trình đô thị hóa đi liền với sự nghiệp công nghiệp hóa, phát triển giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng điện, nước đã làm thay đổi bộ mặt của đô thị vốn nhỏ bé nơi đây. Công nghiệp phát triển, đô thị càng mở rộng, dân số đô thị ngày càng tăng đã làm bùng nổ lượng chất thải khí, nước thải và đặc biệt là chất thải rắn với khối lượng vượt quá khả năng thu gom, xử lý, ở một số nơi đã vượt quá tầm kiểm soát của cơ quan chức năng địa phương [17]. Trong khi đó nguồn nhân lực và phương tiện thu gom vận chuyển rác ở Thành phố Đông Hà còn lạc hậu và ít ỏi, không đáp ứng nhu cầu thu gom hiện tại. Đến thời điểm hiện nay, rác thải sinh hoạt tại thành phố Đông Hà hầu như được thu gom một cách hỗn hợp mà không được phân loại. Chúng được thu gom vận chuyển và chôn lấp cùng với các loại rác công nghiệp, hóa chất bệnh viện…Điều này làm chậm quá trình phân hủy rác hữu cơ gây mùi hôi thối và là nguồn gốc phát sinh các ổ dịch. Số lượng nhà máy tái sinh, tái chế còn quá ít là một trong những lý do khiến cho bãi chôn lấp hoạt động không bao lâu thì quá tải. Vì vậy, bây giờ khi thành phố Đông Hà vừa mới thành lập thì việc thu gom, xử lý chất thải rắn, xây dựng bãi chôn lấp đúng quy cách, đảm bảo vệ sinh môi trường nói riêng và quản lý chất thải rắn một cách chặt chẽ nói chung, là những yêu cầu cấp bách hiện nay. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó nên chúng tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố Đông Hà - tỉnh Quảng Trị” nhằm phục vụ cho công tác quản lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đưa Đông Hà phát triển theo định hướng thành phố mới. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1.. Vị trí địa lý [16] Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Quảng Trị, nằm ở toạ độ địa lý 16007’53’’-16052’22’’ Vĩ độ Bắc và 107004’24’’-107007’24’’ Kinh độ Đông, cách thành phố Đồng Hới 93km về phía Bắc, cách Thành phố Huế 70km về phía Nam, cách cửa khẩu Lao Bảo 85km về phía Tây, cách cảng biển Cửa Việt 16km về phía Đông. Ranh giới Thành phố được xác định: - Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và Gio Linh. - Phía Nam giáp huyện Triệu Phong. - Phía Đông giáp huyện Gio Linh và huyện Triệu Phong. - Phía Tây giáp huyện Cam Lộ. Vị trí địa lý của thành phố Đông Hà được thể hiện ở hình 1.1.1. 1.1.1.2.. Đặc điểm địa hình Địa hình thành phố Đông Hà có thể quy về 2 dạng địa hình cơ bản sau: - Địa hình gò đồi bát úp ở phía Tây và Tây Nam, có diện tích 319,1ha; chiếm 44,1% diện tích tự nhiên; có độ cao trung bình 10m so với mực nước biển, nghiêng dần về phía Đông, với độ dốc trung bình 5-10%. - Địa hình đồng bằng có độ cao trung bình 3m so với mực nước biển, chiếm 55,9% diện tích tự nhiên, được phủ lên trên mặt lớp phù sa thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (trồng lúa nuớc, hoa màu, rau hoa và cây cảnh...). Nguồn: Tham khảo Đề án thành lập Thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị, năm 2008 của UBND thị xã Đông Hà. Vị trí địa lý và cấu trúc địa hình thành phố Đông Hà được thể hiện ở hình 1.1.1 Hình 1.1.1. Vị trí địa lý thành phố Đông Hà- Quảng Trị 1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu Đông Hà nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa và có những biểu hiện đặc thù so với các vùng khí hậu khu vực phía Đông Trường Sơn. Chế độ khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô nóng. - Mùa mưa: do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh cực đới tràn về tới đèo Hải Vân, nên khu vực Đông Hà tương đối lạnh so với các vùng phía Nam miền Trung. Lượng mưa trung bình năm đạt 2.300mm, nhưng 80% lượng mưa lại tập trung chủ yếu trong 4 tháng (từ tháng 7 đến tháng 10). - Mùa khô nóng: kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, gần như liên tục nắng nóng kèm theo gió phơn Tây-Tây Nam khô nóng, có sức gió cấp 6, cấp 7 và do cấu tạo địa hình của phía triền dốc Đông Trường Sơn nên gió qua đèo Lao Bảo về Đông Hà tạo thành những cơn bão nhỏ, khô nóng có thời gian kéo dài trong nhiều tháng. Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Trị. 1.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn Thành phố Đông Hà chịu ảnh hưởng thuỷ văn của 3 con sông chính là sông Hiếu, sông Thạch Hãn, sông Vĩnh Phước. - Sông Hiếu là hệ thống sông lớn nhất chảy qua Thành phố bắt nguồn từ sườn Đông dãy Trường Sơn. Sông Hiếu có chiều dài 70km, diện tích lưu vực 465km2, đoạn chảy qua Thành phố có chiều dài 8km, với chiều rộng trung bình khoảng 150-200m. - Sông Thạch Hãn bắt nguồn từ sông Đakrông, chảy qua Ba Lòng rồi về xuôi. Sông có chiều dài 145km, đoạn chảy qua ven phía Đông Thành phố có độ dài 5km. - Sông Vĩnh Phước có diện tích lưu vực 183km2; có chiều dài 45km, chiều rộng trung bình 50 - 70m, lưu lượng trung bình 9,56m3/s, mùa kiệt 1,79m3/s. Đây là con sông cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho thành phố Đông Hà. - Ngoài các con sông chính, trên địa bàn thành phố còn có các hồ như: hồ Khe Mây, hồ Trung Chỉ, hồ KM6, hồ Đại An... với mạng lưới phân bố đều khắp trên địa bàn thành phố và tạo cảnh quan thiên nhiên, cải thiện vi khí hậu tiểu vùng và phát triển du lịch sinh thái cho thành phố (TP). Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thị xã Đông Hà đến năm 2020. 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.1.2.1. Dân số Dân số toàn thành phố (theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 01/01/2009) là 82.739 người. Năm 2008 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,39%. Bảng 1.1.1. Diện tích, dân số và mật độ dân cư năm 2008 của thành phố Đông Hà TT  Tên phường  Diện tích (km2)  Dân số  Mật độ Dân số (Người/km2)  Số khu phố   1  Phường 1  2,5952  19.739  7.605  10   2  Phường 2  2,0188  4.466  2.212  10   3  Phường 3  19,1898  6.619  345  8   4  Phường 4  5,1003  4.462  875  5   5  Phường 5  3,6369  22.151  6.090  11   6  Phường Đông Thanh  4,8391  3.864  798  11   7  Phường Đông Giang  6,2553  5.023  803  10   8  Phường Đông Lễ  9,3952  7.467  795  9   9  Phường Đông Lương  19,9281  8.948  449  8   (Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đông Hà, 2009) 1.1.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế theo các ngành [15] a. Thương mại - dịch vụ - du lịch Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển khá, cơ sở hạ tầng được cũng cố và tăng cường đầu tư mở rộng, phương thức kinh doanh đa dạng. Đông Hà là trung tâm thương mại lớn nhất tỉnh, mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố có 13 chợ, trong đó 5 chợ được xây dựng kiên cố, 8 chợ bán kiên cố với khoảng 6.300 hộ kinh doanh. Chợ Đông Hà là chợ lớn nhất của tỉnh với quy mô 2.500 quầy hàng. Hoạt động kinh doanh ở chợ Đông Hà và các chợ đầu mối ngày càng phát triển, thu hút nhiều doanh nghiệp, tiểu thương vào buôn bán. Đến nay, trên địa bàn thành phố Đông Hà có 43 khách sạn và nhà nghỉ với trên 870 phòng ngủ. b. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Ngành CN, TTCN trên địa bàn thành phố đạt mức tăng trưởng khá, giá trị sản xuất CN, TTCN thời kỳ 2006 - 2010 tăng bình quân 15,4%. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2009 ước đạt 542,39 tỷ đồng, đạt 98,6% kế hoạch năm (560 tỷ đồng) và tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Số cơ sở sản xuất trên địa bàn hiện có 988 cơ sở, tăng 29 cơ sở so với năm 2008. Trong đó ngoài quốc doanh có 983 cơ sở, quốc doanh có 05 đơn vị. Tại KCN Nam Đông Hà hiện có 19 dự án đăng ký đầu tư, với tổng số vốn đăng ký là 1.044 tỷ đồng, có 03 dự án đi vào hoạt động, thu hút gần 1.400 lao động. Tại CCN Đông Lễ, hiện có 17 dự án đăng ký đầu tư kinh doanh và được giao đất thực địa, trong đó có 04 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, 04 dự án đang hoàn thành lắp đặt dây chuyền thiết bị công nghệ, 07 dự án đang xây dựng nhà xưỡng. c. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản Cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ kinh tế nông nghiệp được chú trọng đầu tư. Thời kỳ 2006 - 2010, giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng bình quân 4%/năm, riêng nông nghiệp tăng 3,2%/năm; lâm nghiệp tăng 3,4%/năm, đặc biệt thuỷ sản tăng nhanh đạt 26,2%. Việc chỉ đạo triển khai các đề án trên lĩnh vực nông nghiệp đã có hiệu quả: Đã xây dựng vùng sản xuất rau an toàn 5ha, giá trị 1ha canh tác đạt trên 150 triệu đồng. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm đã hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Tổng diện tích gieo trồng các loại cây cả năm thực hiện 2.572ha, đạt 102,9% kế hoạch và bằng 102,5% so với năm 2006, trong đó cây lương thực là 2.2092ha, đạt 104,6% kế hoạch và bằng 102,3% so với cùng kỳ năm trước. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 47,1 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha so với kế hoạch và tăng 0,6 tạ/ha so với năm 2006. Tình hình chăn nuôi: số lượng đàn gia súc 12.772 con, bằng 94,9% so với cùng kỳ năm trước, số lượng gia cầm tăng nhưng không đáng kể, ước khoảng 35.800 con bằng 102,3% so với cùng kỳ năm trước. Nuôi trồng thủy sản: diện tích nuôi trồng thủy sản có giảm nhưng năng suất và sản lượng vẫn đạt khá. Tổng diện tích nuôi tôm 64,6ha, năng suất bình quân 2,8 tấn/ha, sản lượng đạt 136,64 tấn với lãi rồng đạt 3,702 tỷ đồng. Diện tích cá nước ngọt 65,61ha, ước đạt 3,8 tấn/ha, sản lượng đạt 245,28 tấn. 1.1.2.3. Giáo dục – Y tế a. Giáo dục – đào tạo: Giáo dục phổ thông: Đến năm 2007-2008, trên địa bàn thành phố có: + Bậc mầm non: Tổng số 17 trường, trong đó có 03 trường công lập và 14 trường bán công, tư thục. Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 99,6%. Công tác xã hội hóa giáo dục hệ mầm non ngày càng cao. + Bậc tiểu học: Gồm 15 trường công lập và 01 trường bán công. Có 93,3% trường học được kiên cố hóa. Học sinh được tổ chức học 2 buổi/ngày đạt 67,9%. Cũng cố, duy trì vững chắc phổ cập tiểu học. + Bậc trung học cơ sở: có 09 trường, trong đó có 88,8% trường được kiên cố hóa, 02 trường đạt tiêu chuẩn Quốc gia (đạt 23%). Công tác phổ cập trung học cơ sở tiếp tục được cũng cố và phát triển. + Bậc trung học phổ thông: Có 04 trường, trong đó có 03 trường công lập (1 trường chuyên) và 01 trường bán công. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp và thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng. b. Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Trên địa bàn hiện nay có 01 bệnh viện Tỉnh với quy mô 500 giường bệnh; 01 bệnh viện thị xã với quy mô 50 giường bệnh; 09 trạm y tế trên địa bàn 09 phường; 01 trung tâm y tế dự phòng thị xã; 45 phòng khám tư nhân lớn, nhỏ. Ngoài ra, còn có trạm xá của các ngành khác nhau như: Bệnh xá công an, bệnh xá bộ đội, bệnh xá Đông Trường Sơn… Đã có 100% trạm y tế phường có bác sỹ, đã có 8/9 trạm y tế đạt tiêu chuẩn Quốc gia về y tế. Bình quân trên 1 vạn dân có 26,2 bác sỹ, 61 giường (kể cả y tế tuyến tỉnh và tuyến thị xã). Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Đông Hà năm 2008. 1.1.3. Hiện trạng sử dụng đất [11] Theo thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2009. Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Đông Hà là 7.295,87 ha. Trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp 4.001,89 ha, bao gồm các loại như: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản... - Đất phi nông nghiệp là 2.492,93 ha, bao gồm đất ở đô thị, đất chuyên dùng, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa... - Đất chưa sử dụng là 801,05 ha, bao gồm đất chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng. Trong quy hoạch sử dụng đất thành phố, chưa có phân bổ đất để xử lý chất thải trong khi đó đất nghĩa địa phân bố hầu khắp các vùng. 1.2. TỔNG QUAN CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ 1.2.1. Định nghĩa chất thải rắn đô thị [7] Chất thải rắn (CTR) đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) là vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy [7]. Theo quan điểm này chất thải rắn đô thị có đặc trưng sau: + Bị vứt bỏ trong khu vực đô thị. + Thành phố có trách nhiệm thu dọn. 1.2.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn đô thị [9] Chất thải rắn đô thị có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn phát sinh CTR của khu vực đô thị thay đổi theo mục đích sử dụng đất và các phân vùng. Tuy có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng cách phân loại như sau là cách phân loại được sử dụng phổ biến nhất. Sơ đồ 1.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn đô thị [9] Từ sơ đồ trên ta thấy: Chất thải rắn đô thị được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như các hoạt động công nghiệp, xây dựng, các trung tâm thương mại, các khu dân cư, các công trình công cộng,... 1.2.3. Phân loại chất thải rắn đô thị [6] Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách. a. Theo vị trí định hình: người ta phân biệt rác thải hay CTR trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ… b. Theo thành phần hóa học và vật lý: phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, dẻ vụn, da… c. Theo bản chất nguồn tạo thành - chất thải rắn được phân thành các loại: - Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, rơm rạ, xác động thực vật, rau quả… - Chất thải rắn công nghiệp: là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm: Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện, các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, bao bì đống gói sản phẩm,... - Chất thải xây dựng là phế thải như gạch, cát đá, bê tông vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình… Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên nhiên, nước thải sinh hoạt, bùn cặn từ cống thoát nước thành phố. - Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp, như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ các lò chế biến gia súc… d. Theo mức độ nguy hại – chất thải rắn được phân thành các loại: - Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan…có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người, động vật và cây cỏ. - Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại với môi trường và sức khỏe của cộng đồng, bao gồm: Các loại bông gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẩu thuật, các loại kim tiêm, ống tiêm, chất thải sinh hoạt từ bệnh nhân,... - Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần. 1.2.4. Thành phần của chất thải rắn đô thị [4] - Chất hữu cơ: thức ăn thừa, giấy và bìa carton, nhựa, giẻ, vải vụn, da, cao su, gỗ, lá cây, xác động thực vật chết. - Chất vô cơ: kim loại, thủy tinh, gốm, sứ, tro và đất bẩn, đá gạch. Bảng 1.2.1. Thành phần chất thải rắn đô thị STT  Thành phần  % khối lượng   I  Chất hữu cơ   1  Thực phẩm thừa  9.0   2  Giấy  34.0   3  Giấy cacton  6.0   4  Nhựa  7.0   5  Vải vụn  2.0   6  Cao su  0,5   7  Da  0,5   8  Rác vườn  18.5   STT  Thành phần  % khối lượng   9  Gỗ  2.0   II  Chất vô cơ   1  Thủy tinh  8.0   2  Can thiếc  6.0   3  Nhôm  0.5   4  Kim loại khác  3.0   5  Bụi, tro  3.0   Nguồn: “ Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị Đông Hà (2008), Giáo trình giảng dạy quản lý chất thải rắn”. Qua bảng 1.2.1 về thành phần của chất thải rắn đô thị chúng tôi nhận thấy: Chất thải rắn đô thị gồm 2 thành phần chủ yếu là chất thải rắn vô cơ và chất thải rắn hữu cơ. Trong đó có nhiều loại khác nhau và có % khối lượng khác nhau.Chiếm tỷ lệ cao nhất trong chất thải rắn hữu cơ là giấy với 34.0% khối lượng, tiếp đó là rác thải vườn với 18.5%. Đối với chất thải rắn vô cơ bao gồm các kim loại như nhôm, thiếc, bụi tro và thuỷ tinh vỡ,... Trong đó chiểm tỷ lệ cao nhất là thuỷ tinh với 8.0 % khối lượng. Trong rác thải có chứa nhiều nguyên tố, và mỗi chất có hàm lượng các nguyên tố là khác nhau. Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải được thể hiện ở bảng 1.2.2. Bảng 1.2.2. Tỷ lệ phần trăm (%) các chất có trong rác thải STT  Chất thải  C  H  O  N  S  Tro   1  Thực phẩm  48  6.4  37.6  2.6  0.4  5.0   2  Carton  43  5.9  44.8  0.3  0.2  5.0   3  plastic  60  7.2  22.8  -  -  10.0   4  Vải  48  6.4  40.0  2.2  0.2  3.2   5  Gỗ  40.5  6.0  42.7  0.2  <0.1  0.9   6  Thủy tinh  45  0.6  43  <0.1  -  9.5   Nguồn: “Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn” Theo số liệu trên, ta thấy các nguyên tố hoá học trong rác thải rất nhiều nhưng mỗi loại chiếm một % khác nhau. Trong đó nguyên tố C và O chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất trong tất cả các loại rác thải. Nguyên tố C chiếm tỷ lệ cao nhất ở chất thải plastic với 60% và nguyên tố O chiếm tỷ lệ cao nhất ở chất thải carton với 44.8%. Có mặt ít nhất trong tất cả các loại chất thải là nguyên tố S dao động từ 0 – 0.4%. Nền kinh tế đang ngày càng phát triển thì kéo theo một hàm luợng lớn các chất thải rắn. Ở mỗi thành phố do đặc điểm phát triển kinh tế là khác nhau nên lượng rác thải ra cũng khác nhau. Thành phần rác thải ở các tỉnh thành trong cả nước được thể hiện ở bảng 1.2.3.: Bảng 1.2.3. Thành phần rác thải ở nước ta (% khối lượng) STT  Thành phần  Hà Nội  Hải Phòng  Hạ Long  TP HCM  Đà Nẵng   1  Lá cây, rác hữu cơ  50.1  50.58  40.1- 44.7  41.25  31.5   2  Nilon, nhựa, cao su  5.5  4.52  2.7- 4.5  8.78  22.5   3  Giấy, vải vụn, carton  4.2  7.52  5.5- 5.7  24.83  6.8   4  Kim loại, vỏ lon  2.5  0.22  0.3- 0.5  1.55  1.4   5  Thủy tinh, sành sứ  1.8  0.63  3.9- 8.5  5.59  1.8   6  Đất cát và chất khác  35.9  36.53  47.5- 36.1  18.0  36.0   Nguồn: “Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn” Qua bảng 1.2.3 về thành phần rác thải ở nước ta chúng tôi nhận thấy thành phần và hàm lượng rác ở các tỉnh thành trong cả nước là khác nhau. Tuỳ vào điều kiện kinh kế - xã hội của mỗi Thành phố mà có hàm lượng rác thải khác nhau. Thải ra nhiều giấy, vải vụn, carton nhất là Thành phố Hồ Chí Minh với 24.83 % khối lượng, do ở đây phát triển mạnh các ngành kinh doanh may mặc, các khu sản xuất hàng tiêu dùng,... Ở Hà Nội và Hải Phòng lượng rác chủ yếu là lá cây, rác hữu cơ, các thực phẩm dư thừa. Trong khí đó ở Đà Nẵng thì số lượng nilon, cao su, nhựa thải ra đứng vào loại cao nhất nước. 1.2.5. Tình hình phát sinh chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam 1.2.5.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn trên thế giới Trong vài thập kỷ vừa qua, do sự phát triển kinh tế và bùng nổ dân số diễn ra mạnh mẽ, tình trạng lượng rác thải phát sinh ngày càng gia tăng gây ô nhiễm môi trường sống đã trở thành vấn đề lớn của hầu hết các nước trên thế giới. Nếu tính bình quân mỗi ngày thải ra một lượng rác thải là 0.5kg/người/ngày đêm, thì mỗi ngày trên thế giới sẽ thải ra 3 triệu tấn và một năm sẽ có khoảng 1 tỷ tấn rác thải [21]. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD) cho hay từ năm 1980- 1997, tỷ lệ rác thải ở thành phố trong các nước thành viên OECD đã tăng 40% và dự báo lượng rác thải tính theo bình quân đầu người có thể tăng lên mức 500 đến 640kg/năm vào năm 2020. Theo các chuyên gia của OECD, lượng rác thải trên thế giới có thể tăng từ 770 triệu tấn hiện nay lên đến 2 tỷ tấn vào năm 2020 [10]. Ở Nga, lượng rác thải bình quân theo đầu người là 300kg/người/năm; như vậy mỗi năm nước Nga thải ra 50 triệu tấn rác. Ở Pháp thì lượng rác thải bình quân là 1 tấn/người/năm và mỗi năm nước Pháp có khoảng 35 triệu tấn rác thải [25]. Với lượng rác thải ra ngày càng lớn như vậy thì đòi hỏi phải được xử lý một cách hợp lý nhằm đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm bởi rác thải. Theo con số thống kê chưa đầy đủ Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD), mỗi năm thế giới thải ra 10 tỷ tấn rác, trong đó 4 tỷ tấn rác được thải ra từ các nước trong tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) trong những năm 1990. Nhưng đứng đầu vẫn là Mỹ với 2 tỷ tấn [10]. Lượng chất thải rắn phát sinh ở một số nước trên thế giới được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.2.4. Lượng chất thải rắn phát sinh ở một số nước trên thế giới Tên nước  Chất thải rắn (kg/người/ngày)   Mỹ  2,50   Anh  1,60   Thụy Sỹ  1,30   Nhật Bản  0,90   Đức  0,85   Thụy điển  0,80   Singapo  0,87   Hồng Công  0,85   Columbia  0,54   Philipbin  0,50   Indonexia  0,60   Trung Quốc  0,50   Nguồn: “Theo thông tấn xã Việt Nam (2006), OECD tăng cường xử lý rác thải bảo vệ môi trường” Theo số liệu trên, Mỹ là nước có lượng rác thải ra theo đầu người cao nhất 2,5kg/người/ngày đêm hay 870 kg/người/năm. Đối với các nước như Singapor, Hồng Công, Đức lượng rác thải ra trung bình xấp xỉ 0,87kg/người/ngày đêm [10]. Theo dự báo số lượng CTR nói chung, rác thải sinh hoạt nói riêng tại Mỹ sẽ tiếp tục tăng lên từ 540 triệu tấn năm 1997 lên 43% tức 770,2 triệu tấn đến năm 2020. Trong khi đó lượng rác đem đốt xử lý chỉ 18%, 18% được tái sinh còn lại phải mang chôn lấp (năm 1997). Như vậy cả ở các nước công nghiệp tiên tiến, số lượng rác được tái sinh cũng chỉ đạt 1/5. Và điều nhức nhối hơn nữa là lượng rác thải được xử lý đốt, chôn lấp gây ô nhiễm môi trường, thu hẹp đất sinh hoạt vốn đã hạn hẹp [6]. Bảng 1.2.5. Chỉ số quản lý rác thải ở một số nước trên thế giới (năm 1992) Tên nước  Khối lượng rác thải (kg/người/năm)  Chôn lấp (%)  Đốt (%)  Ủ sinh học (%)  Thu hồitái chế (%)   Mỹ  701  67.0  16.0  2.0  15.0   Canada  646  82.0  8.0  -  10.0   Hà Lan  484  52.0  27.0  8.0  13.0   Đức  417  68.9  15.5  3.1  12.5   Thụy Sỹ  406  11.0  76.0  13.0  -   Nhật  400  22.5  72.8  -  3.1   Pháp  348  50.0  40.0  10.0  -   Anh  347  83.0  13.0  -  -   Tây Ban Nha  323  75.0  5.0  20.0  -   Thụy Điển  314  38.0  55.0  7.0  -   Nguồn: “Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn” Từ bảng trên có thể thấy rằng: Mỹ là nước có khối lượng phát thải chất thải rắn bình quân đầu người/năm là cao nhất thế giới (701kg/người/năm), sau đó là Canada (646 kg/người/năm). Các phương pháp xử lý chất thải rắn ở các nước cũng khác nhau. Mỹ là nước đã sử dụng phương háp thu hồi và tái chế chất thải rắn cao nhất thế giới (15% lượng rác thải phát sinh), sau đó đến Hà Lan và Đức. Trong khi đó, Thụy Sỹ sử dụng phương pháp đốt là chủ yếu (chiếm 76%) và ở Nhật Bản tỷ lệ này là 72.8%. Tây Ban Nha là nước đã sử dụng phương pháp ủ sinh học nhiều nhất (20%) trong việc xử lý chất thải rắn đô thị [7]. Phương pháp chôn lấp được các nước sử dụng nhiều nhất trong việc xử lý chất thải rắn là Anh (83%), Tây Ban Nha (75%) và Đức (68.9%). Hội các chính quyền địa phương tại Anh (LGA), nói hàng năm người Anh thải ra 27 triệu tấn rác hỗn tạp không qua tái chế. Chia đều cho các gia đình trung bình mỗi hộ thải nửa tấn rác hàng năm và con số này đã đưa nước Anh trở thành thùng rác của châu lục [20]. Còn phương pháp đốt rác thông thường sử dụng ở các quốc gia phát triển vì phải có một nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt như một dịch vụ phúc lợi xã hội của toàn dân. Tuy nhiên, đốt rác sinh hoạt bao gồm nhiều chất khác sinh khói độc và dễ sinh dioxin nếu giải quyết việc xử lý khói không tốt (phần xử lý khói là phần đắt nhất trong công nghệ đốt rác) [30]. Như vậy, với tình hình phát triển kinh tế ngày càng cao thì lượng rác phát sinh trên thế giới đang ngày càng nhiều và chủ yếu tăng nhanh ở các nước phát triển. Mặc dù các nước này đã dùng nhiều biện pháp để hạn chế rác thải phát sinh, thu hồi nguyên liệu nhưng lượng rác thải phát sinh cũng đang trở thành mối quan tâm của chính quyền và nhân dân các nước. 1.2.5.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam Việt Nam đang trên đà phát triển, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Quá trình hội nhập quốc tế, gia nhập WTO đã mở ra cho đất nước nhiều cơ hội chung nhưng cũng tạo ra nhiều thử thách, khó khăn. Mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà nước ta là đến năm 2030 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Cho đến năm 2003 cả nước có trên 33 khu công nghiệp tập trung được hình thành, hàng trăm nhà máy nằm trong các khu công nghiệp đang hoạt động [2]. Quá trình đô thị hóa tăng nhanh, làm tăng dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị, tình trạng thiếu quỹ dành cho chôn lấp chất thải. Nên đã làm ảnh hưởng đến môi trương sinh thái, cuộc sống sinh hoạt của người dân. Theo thống kê, ở nước ta tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng loại đô thị và dao động từ 0,6 - 0,8 kg/người/ngày đêm. Đối với vùng nông thôn lượng này thường là 0,3 – 0,5 kg/người/ngày đêm. Ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu tổng lượng rác đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Chất thải rắn tập trung ở những vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu đô thị phát triển. Theo thống kê lượng chất thải rắn trung bình phát sinh từ các đô thị và thành phố năm 1996 là 16.237 tấn/ngày, năm 1997 là 19.315 tấn/ ngày, năm 1998 là 22.210 tấn/ngày. Năm 2003, tỷ trọng các chất thải rắn 4 thành phố lớn [7]. * TP Hà Nội: 480- 580 kg/m3/ngày * TP Hải Phòng: 580 kg/m3/ngày * TP Hồ Chí Minh: 500 kg/m3/ngày * TP Đà Nẵng: 420 kg/m3/ngày Bảng 1.2.6. Lượng chất thải tạo thành và tỷ lệ thu gom trên toàn quốc (1997- 1999) Loại chất thải  Lượng phát sinh (tấn/ngày)  Lượng thu gom (tấn/ngày)    1997  1998  1999  1997  1998  1999   Chất thải sinh hoạt  14.525  16.558  18.879  55  68  75   Bùn, cặn cống  822  920  1.049  90  92  92   Phế thải xây dựng  1.798  2.049  2.336  55  65  65   Chất thải y tế nguy hại  240  252  277  75  75  75   Chất thải CN nguy hại  1.930  2.200  2.508.48  48  50  60   Tổng cộng  19.315  21.979  25.049  56  70  73   Nguồn: “Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn” Từ bảng số liệu cho thấy lượng rác thải phát sinh qua các năm ngày càng gia tăng nhưng hiệu suất thu gom thì tăng không đáng kể. Chất thải từ sinh hoạt là lớn nhất và tỷ lệ thu gom là 75%, trong khi đó lượng chất thải nguy hại chỉ chiếm tỷ lệ thu gom là 60%. Theo thống kê mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh thải ra một lượng rác là 1.340 tấn/ngày vào năm 2003 là 4.955 tấn và năm 2006 là 6000 tấn/ngày. Trong đó rác thải sinh hoạt: 4.936 tấn; rác xây dựng: 1.069 tấn; rác thải y tế: 5,5 tấn; rác công nghiệp: 1000 tấn. Việc xử lý rác càng trở nên khó khăn hơn khi dân số ngày càng tăng và sự di dân ồ ạt từ các tỉnh khác tới thành phố. Các bãi rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn), Gò Cát (huyện Bình Chánh), Phước Hiệp (huyện Củ Chi) đã hoạt động hết công suất nhưng không sao giải quyết hết được lượng rác lớn của thành phố như hiện nay. Điều này đã gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng [29]. Hiện trạng rác thải tại Hà Nội cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Hiện nay có khoảng 620.000 tấn rác phát sinh mỗi năm, trong đó khoảng 500.000 tấn được chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn cách thành phố 65 km. Mặc dù bãi rác được xây dựng và quản lý tốt nhưng nước rác vẫn đang là vấn đề bức xúc cần phải giải quyết. Bên cạnh đó sự gia tăng đáng kể khối lượng rác hàng năm dẫn đến tình trạng quá tải các bãi chôn lấp. Hà Nội có 5 bãi chôn lấp nhưng chỉ có bãi rác Nam Sơn và Lâm Du đang hoạt động, trong đó bãi rác Lâm Du chủ yếu dùng để chôn lấp rác xây dựng [9,24]. Tại Đà Nẵng, cùng với sự phát triển của thành phố, chất thải rắn đã gia tăng nhanh chóng. Năm 2003 tổng lượng rác thải thu gom của thành phố là 208.000 tấn, tương đương 569 tấn/ngày, trong đó rác từ các hộ dân là 149.000 tấn/năm (408 tấn/ngày). Đến năm 2004, tổng lượng rác thu gom từ hộ dân là 400- 500 tấn/ngày. Ước tính toàn thành phố Đà Nẵng thải ra khoảng 1200 tấn chất thải rắn mỗi ngày, tỷ lệ thu gom đạt 86% (2006), lượng rác còn thải ra các ao hồ, sông kênh rạch. Vào những ngày Tết lượng rác tăng lên 2000 tấn/ngày (tương đương 4000m3/ngày) [27]. Qua đó chúng ta nhận thấy, rác thải và sự phát sinh rác thải đang là áp hực đối với con người cũng như môi trường. Rác thải có thể được xem là một dạng tài nguyên nến có biện pháp quản lý và xử lý hiệu quả. Những tác động đến của rác thải là rất lớn vì vậy cần có quy trình quản lý chất thải rắn chặt chẽ hơn từ các cấp chính quyền và nâng cao nhân thức của người dân trong việc thải chất thải rắn. 1.2.6. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường và sức khỏe con người 1.2.6.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường [2,6,7] Hiện nay tổng lượng rác thải sinh hoạt thải ra ở các đô thị nước ta vào khoảng 50.000 tấn/ngày, nhưng mới chỉ thu gom được khoảng 55- 60%. Điều kiện chủ yếu để đảm bảo tốt công tác vệ sinh môi trường ở khu dân cư đô thị là phải có kế hoạch làm sạch và quét dọn thường xuyên các chất thải rắn, đó là các loại rác sinh hoạt: thức ăn dư thừa, các loại rác đường phố… Rác thải thu gom được chủ yếu đổ vào các bãi rác một cách tạm bợ, mà chưa được xử lý, chôn lấp theo quy hoạch và hợp vệ sinh nên nó sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường [6]. Khối lượng CTR trong đô thị ngày càng tăng do tác động của quá trình đô thị hóa, gia tăng dân số, phát triển kinh tế- xã hội và sự phát triển về trình độ và tính cách tiêu dùng trong đô thị, dẫn đến chất thải rắn gây ô nhiễm, nhiễm khuẩn với môi trường bao quanh con người như: đất, nước, không khí, nhà ở và các công trình công cộng. Lượng rác thải không được xử lý tốt sẽ dẫn đến hàng loạt hậu quả tiêu cực môi trường sống con người. * Đối với môi trường nước: rác thải hữu cơ trong môi trường nước sẽ bị phân hủy một cách nhanh chóng. Ngoài các sản phẩm này gây mùi hôi thối và độc hại đối với sinh vật thủy sinh. Bên cạnh đó còn có nhiều loại vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước. Đối với rác thải là kim loại gây hiện tượng ăn mòn trong môi trường nước gây nhiễm bẩn nguồn nước nhất là các kim loại Hg, Pb hay các chất phóng xạ. * Đối với môi trường đất: chất hữu cơ sẽ được phân hủy trong chất tạo khoáng, nước, khí CO2. Nếu trong môi trường yếm khí sản phảm cuối cùng là khí CH4, CO2, nước gây độc cho môi trường. Ô nhiễm này cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chảy xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm mạch nước ngầm. * Đối với môi trương không khí: các chất thải rắn thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí nhất là rác thực phẩm, nông phẩm không được xử lý kịp thời và đúng kỹ thuật. Rác sinh ra các khí NH3, CO2, CO, H2S, CH4. Nếu không được xử lý thì các khí này sẽ bay vào khí quyển gây nguy hiểm gây nguy hiểm cho sinh vật và môi trường. Các nhà môi trường học đã chứng minh rằng 15% tác hại gây ra hiện tượng nhà kính là từ các hiện tượng này. 1.2.6.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến con người [4] CTR sau khi được phát sinh từ các hộ gia đình, thương mại dịch vụ… Xâm nhập vào môi trường không khí dưới dạng bụi phân hủy như H2S, NH3, NH4… rồi theo đường hô hấp đi vào cơ thể con người hay sinh vật. Một bộ phận khác đặc biệt là chất hữu cơ, các kim loại nặng, các bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào nguồn nước hay môi trường đất rồi vào cơ thể con người qua đường thức ăn, nước uống. Ngoài những chất hữu có thể bị phân rã nhanh chóng, rác thải còn chứa những chất rất khó bị phân hủy (như plastic) làm tăng thời gian tồn động của rác trong môi trường. Mặt khác, việc xử lý chất thải rắn luôn phát sinh những nguồn gây ô nhiễm, nếu không có biện pháp xử lý triệt để dẫn đến môi trường sống phát sinh nhiều bệnh tật dịch bệnh. Tác hại chất thải đến con người được thể hiện ở sơ đồ 1.2.2 Bụi, CH4, NH3, H2S Hô hấp Kim loại nặng, chất độc Ăn uống, tiếp xúc qua da Sơ đồ 1.2.2. Tác hại chất thải rắn đến con người [4] 1.2.7. Các phương pháp xử lý chất thải rắn [8] Xử lý chất thải rắn là một hoạt động không thể thiếu và chiếm vai trò quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tổng hợp CTR sau hàng loạt các hoạt động giảm thiểu tại nguồn, thu gom, trung chuyển và vận chuyển chất thải. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp xử lý chất thải phù hợp là một yếu tố quyết định sự thành công của công tác quản lý chất thải. Phương pháp xử lý CTR được lựa chọn phải đảm bảo ba mục tiêu sau: - Nâng cao hiệu quả của việc quản lý CTR, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. - Thu hồi vật liệu để tái sử dụng, tái chế. - Thu hồi năng lượng từ rác cũng như các sản phẩm chuyển đổi. Sau đây là các phương pháp xử lý chất thải rắn cơ bản: 1.2.7.1. Phương pháp cơ học + Giảm kích thước: Là phương pháp sử dụng để giảm kích thước của các thành phần CTR. CTR được làm giảm kích thước có thể sử dụng trực tiếp làm lớp che phủ trên mặt đất hay làm phân hoặc một phần được sử dụng cho các hoạt động tái sinh. Các thiết bị dùng để giảm kích thước: búa đập, kéo cắt bằng thuỷ lực, máy nghiền. + Phân loại theo kích thước: Là quá trình phân loại một hỗn hợp các vật liệu có cùng kích thước khác nhau thành hai hay nhiều loại vật liệu có cùng kích thước, bằng cách sử dụng các loại sàng có kích thước lỗ khác nhau. Quá trình phân loại có thể thực hiện khi vật liệu còn ướt hoặc khô; thông thường quá trình phân loại gắn liền với các công đoạn chế biến chất thải tiếp theo. Các thiết bị thường được sử dụng nhiều nhất là các loại sàng rung và sàng dạng trống quay và sàng đĩa. + Phân loại theo khối lượng riêng: Phân loại bằng phương pháp khối lượng riêng là một phương pháp kỹ thuật được sử dụng rộng rãi, dùng để phân loại các vật liệu có trong CTR dựa vào khí động lực và sự khác về khối lượng riêng của chúng. Phương pháp này được sử dụng để phân loại, tách rời các loại vật liệu sau quá trình tách nghiền thành hai phần riêng biệt: dạng có khối lượng riêng nhẹ như giấy, nhựa...và dạng có khối lượng riêng nặng như kim loại, gỗ và các loại phế liệu vô cơ có khối lượng riêng tương đối lớn. + Phân loại theo điện trường, từ truờng: Kỹ thuật phân loại bằng điện trường, từ trường được thực hiện dựa vào tính chất điện khác nhau của các thành phần CTR. Phương pháp phân loại bằng từ trường được sử dụng phổ biến khi tiến hành tách các kim loại màu ra khỏi kim loại đen. + Nén chất thải rắn: Nén là kỹ thuật làm tăng mật độ dẫn đến làm tăng khối lượng riêng của chất thải để công tác lưu trữ và vận chuyển chất thải đạt hiệu quả cao hơn. 1.2.7.2. Phương pháp nhiệt + Đốt: Đốt là quá trình oxy hoá chất thải rắn bằng oxy không khí dưới tác dụng của nhiệt và quá trình oxy hoá hoá học. Bằng cách đốt chất thải ta có thể giảm thể tích của CTR đến 80-90%, nhiệt độ tương đối phải cao hơn 800 oC. + Quá trình nhịêt phân: Là quá trình phân huỷ hay biến đổi hoá học CTR bằng cách nung trong điều kiện không có oxy và tạo ra sản phẩm cuối cùng của quá trình biến đổi CTR là các chất ở dạng rắn, lỏng, khí. + Qúa trình khí hoá: Là quá trình đốt CTR trong điều kiện thiếu oxy. Kỹ thuật khí hoá được áp dụng với mục đích giảm thể tích chất thải và thu hồi năng lượng. 1.2.7.3. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chuyển hoá sinh học và hoá học: + Quá trình ủ phân hiếu khí: Là quá trình biến đổi sinh học đựoc sử dụng rất rộng rãi, mục đích là biến đổi các CTR hữu cơ thành các chất vô cơ (quá trình khoáng hoá) dưới tác dụng của sinh vật, sản phẩm tạo thành ở dạng mùn gọi là phân compost. + Quá trình phân huỷ CTR len men kỵ khí: Là quá trình biến đổi sinh học dưới tác dụng của vi sinh vật trong điều kiện kỵ khí, áp dụng đối với chất thải có hàm lượng rắn từ 4-8%. Quá trình này được áp dụng rộng rãi trên thế giới, sản phẩm cuối cùng là khí metan, CO2, chất mùn ổn định dùng làm phân bón. + Chôn lấp: Chôn lấp là hành động đổ chất thải vào khu đất đã được chuẩn bị trước. Quá trình chôn lấp bao gồm cả công tác giám sát chất thải chuyển đến, thải bỏ, nén ép chất thải và lắp đặt các thiết bị giám sát chất lượng môi trường xung quanh. - Bãi hở: Đây là bãi chôn lấp theo phương pháp cổ điển đã được áp dụng từ rất lâu. Cho đến nay phương pháp này vẫn còn áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là phương pháp xử lý chất thải rắn rẽ tiền nhất, chỉ tốn chi phí cho công việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác. Tuy nhiên, phương pháp này lại đòi hỏi một diện tích bãi rác lớn và gây mất cảnh quan, ô nhiễm môi trường xung quanh. - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh: Đây là phương pháp được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng cho quá trình xử lý rác thải. Ví dụ: ở Hoa Kỳ có trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng phương pháp này. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh được thiết kế để đỗ bỏ CTR sao cho mức độ gây thiệt hại tới môi trường là nhỏ nhất. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh có những ưu điểm sau: - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh có thể nhận tất cả các loại CTR mà không cần thiết phải thu gom riêng lẽ hay phân loại. - Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các côn trùng, chuột bọ, muỗi không sôi nảy nở được. - Góp phần làm giảm nạn ô nhiễm môi trường nước ngầm và nước mặt. 1.2.8. Quy trình kỹ thuật quản lý chất thải rắn [5,8] Ngày nay tại các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, quy trình quản lý chất thải rắn gồm các công đoạn cơ bản sau: Lưu trữ, thu gom, trạm trung chuyển, vận chuyển, xử lý và chôn lấp. Sau đây là quy trình quản lý chất thải rắn cơ bản ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng. 1.2.8.1. Quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn Một trong những công việc quan trọng của quy hiạch thu gom và vận chuyển và xử lý CTR là cần phải đề xuất hợp lý các hình thức thu gom và vận chuyển chất thải rắn. Thu gom và vận chuyển CTR là quá trình thu nhặt chất thải rắn từ các gia đình, các công sở...hay các điểm thu gom, chất len xe và chở đến địa điểm xử lý, trạm trung chuyển hay bãi chôn lấp rác của đô thị. Quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn bao gồm 2 cấp: + Thu gom ban đầu (thu gom sơ cấp) + Thu gom thứ cấp. Thu gom ban đầu: là quá trình diễn ra từ nguồn phát sinh ra CTR (nhà ở hay các công sở, trường học, thương mại dịch vụ,...) và chở đến các địa điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển hay đến thẳng bãi chôn lấp rác của đô thị. Thu gom thứ cấp: là quá trình diễn ra từ các điểm thu gom chung, vận chuyển đến những trạm trung chuyển tiếp theo rồi đến các cơ sở xử lý hay bãi chôn lấp rác đô thị bằng các loại phương tiện chuyên dùng có động cơ. 1.2.8.2. Trạm trung chuyển chất thải rắn Trạm trung chuyển là cơ sở đặt gần khu vực thu gom để xe thu gom đổ tập trung CTR chuyển từ các điểm thu gom trong thành phố, thị xã, sau đó được chất lên các xe tải hoặc xe chuyên dụng lớn hơn để chở đến bãi chôn lấp CTR đô thị. Quy hoạch hệ thống thu gom vận chuyển và xử lý CTR cần phải xác định các trạm trung chuyển đặt tại các vị trí hợp lý, nằm trong hoặc ngoài phạm vi thành phố, thị xã. Trạm trung chuyển cần được bố trí trong hệ thống thu gom và vận chuyển CTR để giảm thời gian vận chuyển của các xe thu gom rác nhằm tạo ra hiệu quả chung của toàn bộ hệ thống. Do mỗi loại xe thu gom CTR đều có bán kính hoạt động hiệu quả của nó nên trạm trung chuyển được thiết kế nhằm nâng cao hiệu suất của các xe thu gom từ công tác thu gom ban đầu rồi vận chuyển đến bãi chôn lấp rác đô thị. 1.2.8.3. Phân loại chất thải rắn Mục đích phân loại rác là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu gom, chế biến và xử lý chất thải rắn, góp phần tạo hiệu quả kinh tế lớn trong việc tái chế sử dụng lại, còn lại một phần để làm phân bón phục vụ trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời giảm một phần khối lượng chất thải rắn xử lý ở bãi chôn lấp. Trong quy hoạch xây dựng, cần đề xuất phân loại CTR ngay từ nguồn phát sinh. Đối với CTR sinh hoạt trng gia đình cần phân 3 loại chất thải và có 3 thùng rác khác nhau (thùng màu xanh đựng rác hữu cơ, thùng màu da cam có thể đựng rác có thể tái chế, tái sử dụng; thùng màu đỏ đựng rác thải nguy hại, rác thải không thể tái chế được). Chất thải hữu cơ: Các thức ăn dư thừa, giấy, lá cây,...xe thu gom chở đến nhà máy tái chế hoặc chế biến làm phân hữu cơ (phân compost). Chất thải vô cơ: Chai lọ thuỷ tinh, kim loại,...xe thu gom chở đến nhà máy tái chế để sử dụng lại chất thải. Chất thải nguy hại: Kim tiêm, thuốc bảo vệ thực vật,...xe thu gom chở đến bãi rác chôn lấp vào hộc rác nguy hại. 1.2.8.4. Xử lý chất thải rắn Các quy trình cơ bản của công nghệ xử lý CTR bao gồm: * Phân loại: là phân chia rác thải ra nhiều thành phần khác nhau để xử lý, chẳng hạn tách các chất hữu cơ có thể làm phân compost, tách các chất vô cơ như: kim loại, plasic để tái chế, tái sử dụng. * Giảm thiểu thể tích và khối lượng CTR có thể được thể hiện bằng cách: - Giảm thể tích: nén, đốt - Giảm khối lượng: chôn lấp, đốt * Giảm kích thước: Được thực hiện bằng cách nghiền rác thành những hạt có kích thước nhỏ hơn. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu là chất thải rắn đô thị bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế phát sinh trên địa bàn thành phố Đông Hà - tỉnh Quảng Trị. - Quy trình kỹ thuật quản lý chất thải rắn hiện tại trên địa bàn thành phố. H 2.1. CTR sinh hoạt H 2.2. CTR công nghiệp H2.3. CTR y tế 2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU - Phường 2, phường 3, phường 4, phường 5 và 4 phường vùng ven ( phường Đông Lương, P. Đông Lễ, P. Đông Giang, P. Đông Thanh) tại thành phố Đông Hà- Quảng Trị - Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa - Phương pháp hồi cứu số liệu: Tiến hành thu thập số liệu sơ cấp từ phòng Môi trường của Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Quảng Trị về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân số và tình hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn. - Phương pháp phỏng vấn nhanh về tình hình phát sinh và thu gom chất thải rắn tại thành phố Đông Hà – Quảng Trị. - Phương pháp khảo sát PRA (khảo sát nhanh có sự tham gia của cộng đồng): khuyến khích, lôi cuốn người dân tham gia, chia sẽ, thảo luận và phân tích về tình hình phát sinh và thu gom chất thải rắn, đồng thời đề xuất các giải pháp phù hợp. 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu - Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê mô tả. 2.4. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Từ ngày 20/11/2009 đến 02/05/2010. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 3.1. TÌNH HÌNH PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ – TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn tại TP Đông Hà – tỉnh Quảng Trị Bất cứ một hoạt động nào của con người đều tác động đến môi trường và sinh ra chất thải. Ở tỉnh Quảng Trị nói chung và Thành phố Đông Hà nói riêng, các quá trình phát triển kinh tế - xã hội diễn ra sôi động, quá trình đô thị hoá đi liền với sự nghiệp công nghiệp hoá đã làm cho nền kinh tế của địa phương không ngừng tăng cao, kéo theo là một lượng lớn chất thải rắn phát sinh. Qua quá trình thực tế và thu thập số liệu tại các phòng ban, chúng tôi nhận thấy chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố Đông Hà gồm một số nguồn cơ bản dưới đây được thể hiện ở sơ đồ 3.1.1. Sơ đồ 3.1.1. Sơ đồ tổng hợp các nguồn phát sinh chất thải rắn tại thành phố Đông Hà [13] Qua sơ đồ 3.1.1 ta thấy khi các hoạt động kinh tế - xã hội ở TP Đông Hà diễn ra mạnh mẽ kéo theo nhu cầu của con người gia tăng. Các hoạt động sản xuất, phi sản xuất và sinh hoạt của con người đã vô tình hay cố ý vứt bỏ ra môi trường một khối lượng lớn CTR với thành phần và tính chất khác nhau. Chất thải rắn trên địa bàn TP phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, từ các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp, dịch vụ, từ các hộ gia đình, các cơ quan, trường học, ...Trong đó lượng rác sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao nhất. Các chất thải rắn tại Thành phố Đông Hà chủ yếu là rác thực phẩm, giấy loại, các loại phân bùn cặn bã trong các công trình vệ sinh. Ngoài ra còn có một lượng chất thải rắn công nghiệp và y tế, mặc dù chiếm khối lượng nhỏ nhưng mức độ ảnh hưởng rất lớn do có chứa các chất nguy hại nên rất đáng quan tâm và cần quản lý chặt chẽ. Còn lượng chất thải rắn phát sinh từ nông nghiệp, tuy có khối lượng lớn nhưng hầu hết là có thể tái sử dụng được và không gây hại nhiều cho môi trường và sức khoẻ con người (trừ một lượng nhỏ các loại bao bì chai lọ, thuốc bảo vệ thực vật). 3.1.1.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên – Môi trường về diễn biến chất thải rắn ở Việt Nam năm 2004, khối lượng chất thải rắn phát sinh của mỗi người mỗi ngày là 0,6 – 0,8 kg/nguời/ngày ở khu vực đô thị và 0,3 – 0,5kg/người/ngày ở khu vực nông thôn. Thành phố Đông Hà là một thành phố trẻ, vừa mới nâng cấp lên từ Thị xã lên Thành phố nên lượng rác thải phát sinh trung bình một ngày một người ước tính khảng 0,6 – 0,7kg/nguời/ngày [2]. Dân số toàn thành phố Đông Hà (theo cuộc tổng điều tra dân số ngày 1/04/2009) là 82.739 người [15], do đó lượng rác thải sinh hoạt thải ra mỗi ngày của thành phố là rất lớn được tính vào khoảng 50 tấn rác/ngày. Do mật độ dân số giữa các phường trong thành phố Đông Hà là không đồng đều, sự tập trung các nhà hàng, khách sạn, các cơ sở dịch vụ...cũng khác nên khối lượng rác thải ở các phường cũng khác nhau dẫn đến khó khăn cho công tác lựa chọn và phân vùng, phân tuyến cho công tác thu gom và sử lý chất thải rắn. Bảng 3.1.1. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các phường của thành phố Đông Hà TT  Tên phường  Dân số (Người)  Khối lượng rác phát sinh (Tấn/ngày)   1  Phường 1  19.739  11,843   2  Phường 2  4.466  2,680   3  Phường 3  6.619  3,971   4  Phường 4  4.462  2,677   5  Phường 5  22.151  13,291   6  Phường Đông Thanh  3.864  2,318   7  Phường Đông Giang  5.023  3,014   8  Phường Đông Lương  8.948  5,369   9  Phường Đông Lễ  7.467  4,480    Tổng   49,643   (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của niên giám thống kê Thành phố Đông Hà năm 2009 ) Qua bảng 3.1.1 về khối lượng CTR phát sinh tại các phường của TP Đông Hà chúng tôi nhận thấy: Khối lượng rác phát sinh ở các phường trên TP là khác nhau. Trong đó chiếm khối lượng phát sinh cao nhất là P5 với 13.291 tấn/ngày; và tiếp đến là P1 với 11.843 tấn/ngày. Sở dĩ 2 phường này có khối lượng chất thải rắn lớn là do dân số đông (P5 với 22.151người và P1 là 19.739); cộng với tập trung nhiều các cơ sở dịch vụ như chợ, trung tâm mua sắm, các khu thương mại, các nhà máy xí nghiệp,….Và theo kết quả điều tra khảo sát của nhóm thì nghề nghiệp của người dân ở đây chủ yếu là kinh doanh, buôn bán và cán bộ công nhận nhân viên. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho khối lượng rác phát sinh nhiều. Chiếm khối lượng rác thải ít nhất là phường Đông Thanh và Phường 4, do ở đây dân số tập trung ít chỉ khoảng hơn 2 nghìn người. Mặt khác tại các phường này quá trình phát triển công nghiệp, dịch vụ không cao thay vào đó là những hộ dân sống bằng nghề nông. Mặc dù một khối lượng lớn rác thải nông nghiệp được thải ra nhưng đều được tận dụng để sử dụng lại. Trung bình một ngày lượng rác thải sinh hoạt thải ra ở TP Đông Hà phát sinh khoảng 50 tấn/ngày. Đây là con số đáng lo ngại cho các cấp chính quyền cũng như nhân dân trong thành phố, khi mà tình hình thu gom không triệt để làm tồn động lượng rác thải qua các ngày gây nên những ổ dịch bệnh, làm tắc nghẽn dòng chảy kênh rạch và ảnh hưởng đến mực nước ngầm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố Đông Hà - tỉnh Quảng Trị (102 trang).doc