Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) và khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu (Landrace x Yorkshire) x (Landrace x Duroc)

Khả năng sinh sản của lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire) là rất tốt, cụ thể: Tuổi động dục lần đầu 214,4 ngày, tuổi phối giống lần đầu 259 ngày, tuổi đẻ lứa đầu 383,7 ngày, khoảng cách lứa đẻ 155,8 ngày, hệ số lứa đẻ 2,39 lứa/năm, số con sơ sinh 10,41 con/ổ, số con để nuôi 9,84 con/ổ, khối lượng sơ sinh để nuôi 1,66 con/ổ, số con cai sữa 9,25 con/ổ, khối lượng cai sữa 6,35 con/ổ, tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa 94 %, khối lượng lợn con nái sản xuất được trong một năm 144,5 con/nái/năm. Khả năng sinh sản của lợn nái nghiên cứu là tốt hơn lợn nái đem lai cũng như một số công thức lai ngoại khác.

doc62 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 9868 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) và khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của con lai 3 máu (Landrace x Yorkshire) x (Landrace x Duroc), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cơ bắp và cuối cùng là mô mỡ. Cơ bắp thành phần quan trọng tạo nên sản phẩm thịt lợn. Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cơ thể từ lúc sơ sinh đến khi trưởng thành số lượng các bó cơ và sợi cơ ổn định. Tuy nhiên giai đoạn lợn còn nhỏ đến khoảng 60kg trong cơ thể có sự ưu tiên cho sự phát triển tổ chức nạc. Đối với mô mỡ, sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào mỡ là nguyên nhân chính gây nên sự tăng lên về khối lượng của mô mỡ. Ở giai đoạn cuối của quá trình phát triển cá thể trong cơ thể lợn có quá trình ưu tiên phát triển và tích luỹ mỡ. Quy luật ưu tiên chất dinh dưỡng trong cơ thể Trong cơ thể động vật có sự ưu tiên dinh dưỡng khác nhau theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển và cho từng hoạt động chức năng của các bộ phận. Trước hết dinh dưỡng được ưu tiên cho hoạt động thần kinh, tiếp đến cho hoạt động sinh sản, cho sự phát triển bộ xương, cho sự tích luỹ nạc và cuối cùng cho sự tích luỹ mỡ. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy khi dinh dưỡng cung cấp bị giảm xuống 20% so với tiêu chuẩn ăn cho lợn thì quá trình tích luỹ mỡ bị ngưng trệ, khi dinh dưỡng giảm xuống dưới 40% thì sự tích luỹ nạc, mỡ của lợn bị dừng lại. Vì vậy nuôi lợn không đủ dinh dưỡng thì lợn sẽ không có tăng trọng. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn thịt Lợn thịt là giai đoạn chăn nuôi cuối cùng để tạo ra sản phẩm thịt, lợn thịt cũng là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu đàn (65-80%), do vậy chăn nuôi lợn thịt quyết định thành công của chăn nuôi lợn. Chăn nuôi lợn thịt cần đạt được các yêu cầu: Lợn có tốc độ sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tốn ít công chăm sóc và phẩm chất thịt tốt. - Dinh dưỡng thức ăn: dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng sinh trưởng của lợn thịt. Vì vậy để chăn nuôi có hiệu quả cần phải phối hợp khẩu phần sao cho vừa cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển vừa tận dụng được nguồn thức ăn sẳn có ở địa phương. Bảng 13: Nhu cầu dinh dưỡng của lợn thịt khối lượng(kg) Chỉ tiêu 3-5 5-10 10-20 20-50 50-80 80-120 Năng lượng trao đổi (Kcal/kgTĂ) 3265 3265 3265 3265 3265 3265 CP (%) 26 23,7 20,9 18 15,5 13,2 Lysine (g/ngày) 3,5 5,9 10,1 15,3 17,1 15,8 Methionine (g/ngày) 0,9 1,6 2,7 4,1 4,6 4,3 Chế độ cho ăn Ngày nhiều lần Tự do Tự do Tự do Tự do Lượng ăn vào (g/ngày) 250 500 1000 1855 2575 3075 Nguồn: NRC, 1999 - Phân lô phân đàn: Lợn thịt được nuôi tập trung trong các ô chuồng đảm bảo mật độ 0,4-0,52/con ở giai đoạn 10-35kg và lớn hơn hoặc bằng 0,8m2/con ở giai đoạn 35kg trở lên. Khi ghép đàn vào các ô chuồng chú ý phải đảm bảo đồng đều về tuổi và trọng lượng. - Vệ sinh phòng bệnh: Lợn thịt cần được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Lợn phải được tiêm phòng vắc xin và tẩy giun sán đầy đủ, liệu trình tiêm phòng tuỳ thuộc tình hình dịch bệnh của vùng. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt lợn - Giống: Các giống lợn khác nhau có năng suất và chất lượng sản phẩm thịt khác nhau. Các giống lợn nội có tốc độ sinh trưởng chậm hơn và chất lượng thịt thấp hơn các giống lợn lai và lợn ngoại. Tăng trọng trung bình của lợn móng cái khoảng 300-350 gam/ngày, trong khi con lai F1(nội x ngoại) đạt 550-600 gam/ngày, Lợn ngoại nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể đạt 700-800 gam/ngày. Phẩm chất thịt của lợn ngoại và lợn lai cũng tốt hơn so với lợn địa phương, tỷ lệ thịt nạc của các giống lợn ngoại là cao hơn nhiều so với lợn nội. Hiện nay người ta lợi dụng ưu thế lai của phép lai kinh tế để phối hợp nhiều giống vào trong một con lai nhằm tận dụng các đặc điểm tốt từ các giống lợn khác nhau. Đồng thời tạo con giống có thể đáp ứng với các yêu cầu của thị trường, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm thịt. Kết quả khảo sát năng suất và phẩm chất thịt của một số giống lợn (Lê Thanh Hải và cs, 1999) cho thấy tăng trọng, tỉ lệ thịt xẻ, tỉ lệ nạc của lợn Landrace và lợn Đại Bạch đều cao hơn nhiều so với lợn móng cái (bảng 14) Bảng 14: Kết quả khảo sát một số giống lợn Giống P giết mổ (kg) Tăng trọng (g/ngày) Tỷ lệ thịt xẻ (%) Tỷ lệ nạc (%) Đại bạch 95 650-750 75-82 42-48 Landrace 100 600-750 82-85 48-56 Móng cái 85 300-350 70-71 30-32 Nguồn: Lê Thanh Hải và Cs (1999) - Thời gian và chế độ nuôi: Là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất thịt. Thời gian nuôi dài lợn có trọng lượng cao nhưng tiêu tốn thức ăn nhiều, tốn nhiều công chăm sóc nuôi dưỡng, chi phí chuồng trại và các chi phí khác cao, hệ số quay vòng thấp, chất lượng thịt kém. Thời gian nuôi ngắn sẽ khắc phục được các nhược điểm trên nhưng đòi hỏi phải tập trung đầu tư chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Chế độ dinh dưỡng cao lợn tăng trọng nhanh và tiêu tốn thức ăn thấp, hiệu quả cao chất lượng thịt tốt. Nếu lợn được ăn thức ăn có dinh dưỡng cao và phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng phát triển của chúng thì năng suất và chất lượng thịt sẽ cao. - Khí hậu và thời tiết: Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì lợn ăn tốt, tỷ lệ tiêu hoá cao, tích luỹ cao, sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao. Nhiệt độ chuồng nuôi quá cao lợn ăn ít, khả năng tiêu hoá kém, giảm tăng trọng. nhiệt độ quá thấp, lợn tiêu hao nhiều năng lượng để chống rét, tiêu tốn thức ăn cao. Lai kinh tế và ưu thế lai Khái niệm và biểu hiện của ưu thế lai Ưu thế lai là hiện tượng con lai giữa các cá thể không cùng nguồn gốc huyết thống có sức sống, sức chống chịu bệnh tật và sức sản xuất cao hơn mức trung bình của thế hệ bố mẹ. Ưu thế lai được tính bằng % năng suất tăng lên của con lai so với bố mẹ của chúng. Trong thực tế ưu thế lai cũng có thể chỉ biểu hiện theo từng mặt, từng tính trạng một, có khi chỉ một vài tính trạng biểu hiện ưu thế lai còn các tính trạng khác vẩn giữ nguyên như khi chưa lai tạo, thậm chí có tính trạng còn giảm đi. Thông thường các tính trạng liên quan đế khả năng nuôi sống, khả năng sinh sản có ưu thế lai cao nhất. Điều đó chứng tỏ các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế lai cao (Erick và William, 1996).Vì vậy để cải tiến tính trạng này so với chọn lọc, lai giống và chăm sóc nuôi dưỡng là một trong những biện pháp nhanh và hiệu quả hơn. Hai quần thể vật nuôi khác nhau về di truyền bao nhiêu thì kết quả thu được khi lai giữa chúng càng cao bấy nhiêu, ưu thế lai phụ thuộc rất lớn vào điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Khi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì tiềm năng ưu thế lai được phát huy một cách tối đa và ngược lại. Hiện nay, trong việc lai tạo con giống người ta chỉ quan tâm đến tính trạng sản xuất chính của nó. Một số công thức lai mặc dù ưu thế lai tổng số không cao nhưng tính trạng đáng quan tâm lại có ưu thế lai lớn thì công thức lai đó vẩn được chọn để sử dụng. Các tính trạng liên quan đến khả năng sinh sản, sinh trưởng thường được ưu tiên hàng đầu. Trong chăn nuôi việc ứng dụng ưu thế lai là rất phổ biến nhằm mục đích tạo con lai có tính năng vuợt trội, làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Để tận dụng được ưu thế lai của cả giống nội và giống ngoại vào điều kiện chăn nuôi nước ta, có thể lai 2 máu, 3 máu hoặc 4 máu. Dùng lợn Móng Cái lai với lợn đực giống ngoại (Yorkshire, Landrace, Pietrian, Duroc) tạo ra con lai F1 rồi dùng con lai F1 làm giống lai với một trong các giống lợn ngoại trên để tạo ra con lai F2, F3 có 3/4 hay 7/8 máu ngoại. Nguyễn Khắc Tích (1993) cho biết con lai của hai giống Yorkshire x Landrace tăng trọng nhanh hơn so với trung bình hai giống gốc. Con lai ba máu Duroc x Landrace x Yorkshire tăng trọng nhanh hơn con lai hai máu Yorkshire x Landrace. Trần Thế Thông (1970) cho rằng lai kinh tế có thể làm tăng khả năng sinh sản 12-16%, tỷ lệ chết ở lợn con giảm 6-8%, tăng trọng nhanh hơn 7-26%, chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng giảm 0,5 đơn vị so với lợn thuần chủng nội, tăng hiệu quả chăn nuôi lên 8-10%. Lai kinh tế Lai kinh tế là lai giữa hai cá thể, hai dòng khác giống, khác loài, hoặc các cá thể của hai dòng phân hoá về di truyền cũng như hai dòng cận huyết trong cùng một giống. Các con lai sinh ra không dùng để làm giống mà chỉ sử dụng để sản xuất thương phẩm. Mục đích của lai kinh tế là : Tăng mức độ dị hợp tử của con lai thông qua đó lợi dụng ưu thế lai. Mức độ dị hợp tử của con lai phụ thuộc vào mức độ đồng hợp của các giống, dòng tham gia. Tuy nhiên cần kiểm tra khả năng tổ hợp giữa các giống và dòng để có thể phát hiện được tổ hợp lai thích hợp có khả năng biểu hiện ưu thế lai cao. Tuỳ theo mục đích mà người ta chia lai kinh tế thành lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp: - Lai kinh tế đơn giản: là lai giữa hai cá thể của hai giống hoặc hai dòng. Lai kinh tế đơn giản có ưu điểm là đơn giản, dễ tiến hành, ở ngay thế hệ F1 tất cả con lai đều được sử dụng vào mục đích làm kinh tế để tận dụng ưu thế lai. Do những ưu điểm của phép lai này nên lai kinh tế đơn giản được ứng dụng rộng rải trong chăn nuôi để làm tăng khả năng sản xuất của vật nuôi. Bằng phương pháp lai này các giống vật nuôi Việt Nam vốn có năng suất thấp được lai với các giống cao sản nhập từ nước ngoài. - Lai kinh tế phức tạp là lai giữa ba giống, dòng trở lên. Người ta tiếp tục cho lai thế hệ con cái của các phép lai kinh tế đơn giản hơn với các giống khác để tạo ra con lai mang nhiều máu của nhiều giống khác nhau. Lai kinh tế phức tạp lợi dụng triệt để ưu thế lai ở nái lai F1 để khắc phục nhược điểm của lai kinh tế đơn giản, lợi dụng được ưu thế lai từ các giống dòng khác nhau. Lai kinh tế là phép lai rất quan trọng trong chăn nuôi do phép lai này có thể phối hợp được nhiều đặc điểm tốt của các giống khác nhau vào con lai, tận dụng ưu thế lai của các giống lợn ngoại và lợn nội, đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhờ việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Lợn lai của phép lai kinh tế giữa nái nội và đực cao sản có các đặc điểm: khoẻ, biết ăn sớm, tiêu tốn thức ăn ít hơn so với lợn nội, tận dụng được thức ăn thô xanh và có khả năng thích nghi với điều kiện chăn nuôi Việt Nam (Nguyễn Quang Linh, 2005). Đặc điểm của một số giống lợn ngoại Lợn yorkshike Nguồn gốc xuất xứ: vào đầu thế kỉ XVI tại Anh. Năm 1884 hoàng gia Anh đã công nhận giống lợn này. Hiện nay đây là giống lợn nuôi phổ biến nhất trên thế giới, lợn được nuôi ở nhiều nơi. Ở nước ta lợn được nhập vào từ năm 1920 ở Miền Nam để tạo ra giống lợn Thuộc Nhiêu Nam Bộ, sau đó đến năm 1964 lợn được nhập vào miền bắc thông qua Liên Xô cũ. Đến năm 1978, chúng ta nhập lợn Yorkshire từ Cu Ba. Những năm sau 1990 lợn Yorkshire được nhập vào nước ta qua nhiều con đường qua nhiều nước và nhập về nhiều dòng. Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu trắng, lông có ánh vàng, đầu nhỏ dài, tai to hơi hướng về phía trước thân dài lưng hơi vồng lên, chân cao khoẻ và vận động tốt, chắc chắn, tầm vóc lớn. Khả năng sản xuất: Lợn cái đẻ trung bình 10-12con/lứa. Có lứa đạt 17-18 con. Trọng lượng sơ sinh trung bình 1-1,2kg/con. Lợn cai sữa 60 ngày tuổi đạt 16-20kg/con. Lợn trưởng thành đạt 350-380kg. Lợn nái nặng 250-280kg. Lợn thuộc giống cho nhiều nạc. Hiện nay giống lợn này đang được sử dụng trong chương trình nạc hoá đàn lợn của Việt Nam. Lợn Landrace Nguồn gốc xuât xứ: được hình thành vào khoảng năm 1924-1925, tại Đan Mạch. Được nuôi phổ biến ở các nước châu Âu từ năm 1990. được tạo thành bởi quá trình lai tạo giữa giống lợn Youtland (Đức) với lợn Yorkshire (Anh) Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu trắng tuyền. Tầm vóc to, dài mình bụng thon ngực rộng, mông đùi phát triển. Toàn thân có đáng hình thoi tiêu biểu của lợn hướng nạc. Khả năng sản xuất: Lợn nái Landrace có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ và đẻ nhiều: Trung bình đạt 1,8-2 lứa/năm. mỗi lúa đẻ 10-12 con. Trọng lượng sơ sinh của lợn con trung bình đạt 1,2-1,3kg/con, trọng lượng cai sữa đạt 12-15kg/con. sức tiết sữa 5-9kg/ngày. Khả năng sinh trưởng của lợn thịt rất tốt, tăng trọng 750-800g/ngày, ở 6 tháng tuổi có thể đạt 105-125kg/con. Lợn đực trưởng thành nặng 400kg, lơn nái nặng 280-300kg. Giống Landrace được nhập vào Việt Nam từ năm 1970 từ Cu Ba và được xem là một trong những giống lợn được sử dụng trong chương trình nạc hoá đàn lợn ở Việt Nam. Lợn duroc Nguồn gốc xuất xứ: Lợn Duroc có nguồn gốc từ miền Đông nước Mỹ và vùng CornBelt. Giống lợn Durk - Jersay có nguồn gốc từ 2 dòng khác biệt Jersay Red của NewJersay và Duroc của NewYork. Dòng lợn Jersay Red được tạo ra vào những năm 1850 ở vùng NewJersay bởi Clark Pettit. Đặc điểm ngoại hình: Lợn toàn thân có màu hung đỏ (lợn bò), thân hình vững chắc, bốn chân to khoẻ, cao, đi lại vững vàng, tai to ngắn, phía đầu tai gập về phía trước. Đầu to, mõm thẳng và dài vừa phải, đầu mũi và 4 móng chân có màu đen, 2 mắt lanh lợi, bộ phận sinh dục lộ rõ, lưng cong. Giống Duroc hiện nay có mông vai rất nở, nạc cao. Khả năng sản xuất: Trọng lượng trưởng thành của con đực trên 300kg/con. Sử dụng trong lai hai ba máu hoặc bốn máu giữa các giống ngoại đạt hiệu quả cao về năng suất và chất lượng thịt. Lai với nái địa phương Việt Nam (Móng Cái) không đạt kết quả tốt, da con lai dày, tốc độ lớn không nhanh số con trên ổ không cao.Ở Việt Nam hướng sử dụng lợn Duroc lai với các giống khác tạo lợn thương phẩm. Một số nghiên cứu liên quan Nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn nái Các nghiên cứu trước đây về khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) đều nhận định lợn nái lai F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) có khả năng sinh sản tốt. Kết quả này là do con lai kết hợp được khả năng sinh sản tốt của bố mẹ đem lai và tạo được ưu thế lai ở thế hệ con lai. Các chỉ tiêu tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu trong các nghiên cứu trước đây về lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) thường sớm hơn so với các giống gốc. Theo Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) Tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) là 356 ngày, sớm hơn 3 ngày so với Landrace và 5 ngày so với Yorkshire. Nguyễn Thị Viễn và cs (2004) khi so sánh khả năng sinh sản của con lai F1 với giống đem lai cho kết quả tuổi đẻ lứa đầu của lợn lai (♀Landrace x ♂Yorkshire) là 345 ngày và sớm hơn 43 ngày so với giống Landrace và 62 ngày so với Yorkshire thuần. Các chỉ tiêu trên đàn con sinh ra như số con sơ sinh, số con sống đến 24 giờ, số con cai sữa đều khá cao và không có nhiều sự sai khác giữa con lai so với bố mẹ đem lai. Một số chỉ tiêu liên quan đến khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn lợn con như khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, hệ số lứa đẻ củng có kết quả tốt tuy nhiên kết quả này còn phụ thuộc nhiều yếu tố như giống đực phối, thời gian cai sữa, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng. Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) khi đánh giá các chỉ tiêu sinh sản lợn nái (♀Landrace x ♂Yorkshire) nuôi ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cho biết: số con sơ sinh 9,67 con/ổ, khối lượng sơ sinh 1,41 kg/con, số con cai sữa 9,0 con/ổ, khối lượng cai sữa lúc 27,1 ngày là 5,5 kg/con và hệ số lứa đẻ là 2,41 lứa/năm. Nguyễn Thị Viễn và Cs (2004) nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn (♀Landrace x ♂Yorkshire) cơ sở chăn nuôi 2, viện khoa học kỹ thuật miền Nam có kết quả số con sơ sinh 10,51 con/ổ, khối lượng sơ sinh 12,12 kg/ổ, số con cai sữa 9,14 con/ổ, khối lượng cai sữa lúc 22,3 ngày là 46,33 kg/ổ. Nghiên cứu về năng suất và chất lượng thịt Các nghiên cứu trên trên nhiều giống thuần và lai ngoại trong thời gian qua đã xác định được một số công thức lai tốt, con lai có năng suất và chất lượng thịt cao hơn bố mẹ do chúng tạo được ưu thế lai. Trong các nghiên cứu đó người ta quan tâm nhiều đến khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, tỉ lệ thịt xẻ, tỉ lệ nạc và độ dày mở lưng của con giống nghiên cứu. Những nghiên cứu về các giống lợn ngoại thuần thường cho kết quả không cao. Lợn đại bạch và Landrace thuần tăng trọng 600-750 gam/ngày, tỉ lệ thịt xẻ 75-82%, tỉ lệ nạc 42-56% (Lê Thanh Hải và cs 1999). Tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của lợn Yorkshire đã được phục tráng là 670 gam/con/ngày và 3,1 kg thức ăn/kg (Vỏ Quốc Ái, 2002) Một số công thức lai do kết hợp được tiềm năng di truyền của bố mẹ và tạo được ưu thế lai về tính trạng sản xuất nên thường có khả năng sản xuất tốt hơn các giống thuần. Tăng trọng của lợn lai Dx(LxY) ở nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) là 714g/con/ngày. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cs (2008) trên một số công thức lai ngoại cho tăng trọng từ 618-668 gam/con/ngày, kết quả khảo sát chất lượng thịt được trình bày ở bảng 15. Bảng 15: Tỉ lệ thịt xẻ và tỉ lệ nạc của một số công thức lai ngoại Chỉ tiêu (P.PD x LY) (X±SD) (PD x LY)        (X±SD) (D.DP x LY) (X±SD) Trọng lượng giết thịt (kg) 92,00±1,90 96,50±2,30 100,60±3,30 Tỷ lệ thịt xẻ (%) 74,02 75,44 72,17 Tỷ lệ nạc (%) 61,82 61,12 60,33 Ghi chú: P là Pietran, D là Duroc, L là Landrace, Y là Yorkshire Nguồn: Nguyễn Thị Viễn và cs Trong các nghiên cứu trên lợn thịt lai cải thiện được khả năng sinh trưởng cũng như chất lượng thịt một cách đáng kể so với các giống thuần. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Đối với lợn nái Để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai (♀Landrace x ♂Yorkshire) Chúng tôi tiến hành theo dỏi trên 166 lợn nái sinh sản F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) với dung lượng mẩu được thể hiện ở bảng 16. Bảng 16: Chỉ tiêu và số lượng mẩu theo dỏi STT Chỉ tiêu Số mẩu theo dỏi 1 Tuổi động dục lần đầu 20 2 Tuổi phối giống lần đầu 142 3 Tuổi đẻ lứa đầu 142 4 Thời gian mang thai 783 5 Thời gian nuôi con 747 6 Thời gian động dục trở lại 755 7 Thời gian phối lại có kết quả 741 8 Khoảng cách lứa đẻ 747 9 Hệ số lứa đẻ 747 10 Số con sơ sinh 793 11 Số con để nuôi 793 12 Trọng lượng con để nuôi 94 13 Số con cai sữa 747 14 Trọng lượng cai sữa 747 15 Tỉ lệ nuôi sống đến khi cai sữa 748 16 Số kg lợn con nái sản xuất/năm 746 Lợn nghiên cứu được nuôi với quy trình chăn nuôi công nghiệp, trong hệ thống chuồng trại khép kín hiện đại. Giai đoạn mang thai lợn được nuôi trong các ô chuồng của trại mang thai, có kích thước (0,6x2,2)m2. Trước khi đẻ 1 tuần chuyển sang chuồng sàn của trại đẻ. Chuồng đẻ là chuồng 3 ngăn kích thước ((0,8+0,5+0,5)x2,2)m2, lợn mẹ ở giữa hai bên là sân chơi và chổ sinh hoạt của lợn con. Trong chuồng đẻ bố trí 1 lồng úm lợn con kích thước (0,8x0,5x0,5)m3, bên trong lồng úm có bóng điện (công suất 75W) để sưởi ấm cho lợn con. Lợn mẹ và lợn con được nuôi ở đây cho đến khi cai sữa lợn con. Lợn nái cai sữa được đưa trở lại trại mang thai để nuôi chờ phối lứa đẻ tiếp theo. Trong các ô chuồng được bố trí máng ăn, vòi uống riêng biệt. Lợn được phối giống bằng tinh của đực Yorkshire hoặc (♂Duroc x ♀Landrace), theo phương pháp thụ tinh nhân tạo. Chuồng có vòi uống tự động cung cấp nước uống sạch và tự do. Lợn được sử dụng thức ăn công nghiệp của công ty Greenffeed cho từng giai đoạn sinh sản khác nhau. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn cho lợn nái sinh sản được thể hiện ở bảng 17. Bảng 17: Thành phần dinh dưỡng của các loại cám sử dụng cho lợn nái và giai đoạn sử dụng Mã số cám Chỉ tiêu 9044 9054 Lợn nái sử dụng Mang thai 1-100 ngày - Mang thai 100 ngày - đẻ- Nuôi con Đạm tối thiểu (%) 13 15 Năng lượng trao đổi tối thiểu (kcal/kg thức ăn) 2700 3000 Béo tối thiểu (%) 3 5 Ca (%) 0,8 - 1,2 0,8 -1,2 P tối thiểu (%) 0,67 0,7 Xơ tối đa (%) 8,5 6 Muối (%) 0,2 - 0,8 0,2 -0,8 Độ ẩm tối đa (%) 14 14 Lợn nái mang thai từ 1-85 ngày cho ăn cám có mã số 9044, cho ăn ngày 2 lần vào lúc 5 và 14 giờ trong ngày. Giai đoạn mang thai 85-114 ngày cho ăn ngày 3 lần vào lúc 5, 10 và 16 giờ. Lợn nái nuôi con cho ăn cám có mã số 9054, ngày 4 lần vào lúc 5, 10, 14, 16 giờ trong ngày. Định mức thức ăn khác nhau phụ thuộc vào lứa đẻ, thể trạng và giai đoạn mang thai (bảng 18 và 19). Bảng 18: Định mức cho ăn tùy thuộc vào lứa đẻ và thể trạng, giai đoạn mang thai 1-84 ngày Lứa đẻ Lứa 1- 2 Lứa 3-5 Lứa 6- loại Thể trạng ốm vừa mập ốm vừa mập ốm vừa mập Lượng cám 2,5 2,2 2,0 2,8 2,5 2,2 3,5 3,0 2,8 Bảng 19: Định mức cho ăn tùy thuộc vào lứa đẻ và thể trạng, giai đoạn 85-114 ngày Lứa đẻ Lứa 1- 2 Lứa 3-5 Lứa 6- loại Thể trạng ốm vừa mập ốm vừa mập ốm vừa Mập Lượng cám 2,2 2,0 1,8 2,5 2,2 2,0 3,0 2,5 2,2 Trước khi đẻ 2 tuần chuyển sang ăn cám có mã số 9054. Trước đẻ 3 ngày tiến hành giảm cám, sau khi đẻ tăng lượng cám cho lợn. Chuẩn bị cai sữa cũng tiến hành cắt cám 1 ngày. Thời gian và lượng cám cho lợn nái ăn trước và sau khi đẻ được thể hiện ở bảng 20. Bảng 20: Thời gian và lượng cám cho lợn nái trước và sau khi đẻ Mã số cám Thời gian Lượng cám Thời gian và lượng cám cho ăn trong ngày 9054 Ngày Kg/con/ngày Sáng (5h) Trưa (10h) Chiều (2h) Tối (4h) Trước đẻ -4 2,2 1 0,5 0,7 0 -3 2,2 1 0,5 0,7 0 -2 2,0 1 0,5 0,5 0 -1 1,5 0,5 0,5 0,5 0 Đẻ 0 1 0,5 0,2 0,3 0 Sau đẻ +1 1,5 0,5 0,5 0,5 0 +2 2,5 1 0,5 0,5 0,5 +3 3 1 0.5 1 0,5 +4 4 1 1 1 1 +5 5 1.5 1 1.5 1 +6 6 2 1 1.5 1,5 Cai sữa -1 3 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 Lợn nái mang thai được tiêm vắc xin dịch tả ở tuần mang thai thứ 10, tiêm vắc xin lở mồm long móng và viêm phổi ở thời điểm 12 tuần sau khi phối. Lợn hậu bị mới nhập về được phòng bệnh theo quy trình sau (bảng 21) Bảng 21: Quy trình vác xin cho lợn hậu bị (từ 7 tháng tuổi) Tuần 1 2 3 5 6 Loại vắc xin Dịch tả lần 1 Lở mồm long móng Giả dại lần 1 Giả dại lần 2, Parvo Viêm phổi Đối với lợn thịt Nghiên cứu được thực hiện trên 50 lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)), tiến hành theo dỏi từ giai chuyển lên nuôi ở chuồng lợn thịt. Số lợn này được bố trí vào 1 lô với mật độ trung bình 1,1 m2/con, có chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng như nhau. Lợn được nuôi theo quy trình chăn nuôi công nghiệp khép kín hiện đại. Sử dụng thức ăn của công ty cho từng giai đoạn sinh trưởng, cho ăn tự do. Nước uống được cung cấp bằng vòi uống tự động, uống nước tự do. Lợn có khối lượng khác nhau được sử dụng các loại cám khác nhau, định mức cho ăn khác nhau (bảng 22). Bảng 22: Thức ăn và lượng cho ăn đối với lợn thí nghiệm STT Mã số cám Trọng lượng (ngày tuổi) Định mức cho ăn 1 9104 30 – 50kg Tự do 2 9204 50 – 70kg Tự do 3 9304 70 – xuất chuồng Tự do Thành phần dinh dưỡng của các loại cám dùng cho lợn thí nghiệm phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn sinh trưởng của lợn thịt (bảng 23). Bảng 23: Thành phần dinh dưỡng của các loại cám sử dụng cho lợn thí nghiệm và giai đoạn sử dụng. Mã số cám Chỉ tiêu 9104 9204 9304 Giai đoạn sử dụng (kg) 30 - 50 50-70 70 - xuất chuồng Đạm tối thiểu (%) 17 15 13 Năng lượng trao đổi tối thiểu (kcal/kg thức ăn) 3000 3000 2900 Béo tối thiểu (%) 3 3 2 Ca (%) 0,7 - 1 0,6 - 1 0,6 -1 P tối thiểu (%) 0,65 0,55 0,55 Xơ tối đa (%) 5,5 5,5 5,5 Muối (%) 0,2 - 0,8 0,2 - 0,8 0,2 -0,8 Độ ẩm tối đa (%) 14 14 14 Khối lượng trung bình của lợn lúc bắt đầu thí nghiệm là 30,08 kg. Lợn đưa vào thí nghiệm khoẻ mạnh, được tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo quy trình (bảng 24). Bảng 24: Quy trình vắc xin đối với lợn con và lợn thịt Tuần 1 3 5 7 9 11 Loại vắc xin Viêm phổi lần 1 Viêm phổi lần 2 Dịch tả lần 1 Lở mồm long móng lần 1 Dịch tả lần 2 Lở mồm long móng lần 2 Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)). Khảo sát chất lượng thịt - Tiến hành mổ khảo sát 9 lợn thịt giống nghiên cứu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) nuôi ở 9 trang trại chăn nuôi khác nhau của công ty Greenffeed. Lợn mổ khảo sát được chọn ngẫu nhiên trong đàn lợn thịt đang trong thời kỳ xuất bán, mổ ngay tại trại. Lợn được chon mổ khỏe mạnh không mắc các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng. - Các chỉ tiêu khảo sát chất lượng thịt + Tỷ lệ móc hàm: Là tỷ lệ giữa khối lượng lợn sau khi đã loại bỏ máu, lông, phủ tạng so với khối lượng sống. Khối lượng móc hàm TLMH (%) = x 100 Khối lượng sống trước khi giết mổ + Tỷ lệ thịt xẻ: Là tỷ lệ giữa khối lượng thịt xẻ (khối lượng móc hàm sau khi đã bỏ đầu, đuôi và 4 bàn chân) so với khối lượng sống.                           Khối lượng thịt xẻ (kg)  Tỉ lệ thịt xẻ (%) =                                                        x 100                  Khối lượng sống trước khi mổ (kg + Tỷ lệ mỡ: Là tỷ lệ khối lượng mỡ so với khối lượng thịt xẻ.                       Khối lượng mỡ + mỡ bụng    Tỷ lệ mỡ (%) =                                                               x 100                                      Khối lượng thịt xẻ + Tỷ lệ xương: Là tỷ lệ giữa khối lượng xương so với khối lượng cơ thể trước khi giết mổ. Khối lượng xương Tỷ lệ xương (%) = x 100 Khối lượng cơ thể trước khi giết mổ + Tỷ lệ da: Là tỷ lệ giữa cơ khối lượng da so với khối lượng thịt xẻ. Khối lượng da TLD (%) = x 100 Khối lượng thịt xẻ + Độ dày mỡ lưng: Độ dày mỡ đo tại điểm P2 tại điểm gốc của xương sườn số 13, cách sống lưng 6,5 cm về phía bên và vuông góc với cột sống lưng. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định Chỉ tiêu trên con mẹ - Tuổi động dục lần đầu (ngày) Tuổi động dục lần đầu (TĐDLĐ): Là khoảng thời gian từ khi sơ sinh đến lúc lợn hậu bị có biểu hiện động dục lần đầu tiên. TĐDĐ được tính theo công thức: TĐDLĐ = Ngày động dục lần đầu - Ngày sinh của lợn nái - Tuổi phối giống lần đầu (ngày) Tuổi phối giống lần đầu (TPGLĐ): Là tuổi lợn nái được phối giống lần đầu tiên, TPGLĐ được tính là khoảng thời gian từ ngày sinh lợn nái đến khi lợn nái được phối giống lần đầu tiên. TPGLĐ = Ngày phối giống lần đầu - Ngày sinh của lợn nái - Thời gian động dục trở lại và phối giống có kết quả (ngày) Thời gian động dục trở lại và phối giống có kết quả (TGPLCKQ) là khoảng thời gian từ khi cai sữa lứa trước đến khi phối giống có kết quả lứa tiếp theo. TGPLCKQ = Ngày phối giống có kết quả - ngày cai sữa lợn con lứa trước - Thời gian mang thai (ngày) Thời gian mang thai (TGMT): Là khoảng thời gian tính từ khi lợn nái được phối giống thành công đến khi sinh con lứa đó. TGMT được xác định: TGMT = Ngày lợn nái sinh con - Ngày lợn nái được phối giống - Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) Tuổi đẻ lứa đầu (TĐLĐ): Là tuổi lợn nái sinh con lứa đầu tiên. TĐLĐ được xác định là khoảng thời gian từ ngày sinh lợn nái đến ngày lợn nái sinh con lứa đầu tiên. TĐLĐ = Ngày lợn nái đẻ lứa đầu - Ngày sinh của lợn nái - Khoảng cách lứa đẻ(ngày) Khoảng cách lứa để (KCLĐ): Là khoảng thời gian từ lứa đẻ này đến lứa đẻ tiếp theo. KCLĐ được xác định bằng tổng thời gian chờ phối, thời gian mang thai và thời gian nuôi con. Hay chính là thời từ ngày phối lứa này đến ngày phối lứa tiếp theo. KCLD= Thời gian chờ phối + thời gian mang thai + thời gian nuôi con - Hệ số lứa đẻ Hệ số lứa đẻ (HSLĐ): Là số lứa đẻ của lợn nái tính trong một năm. 365 HSLD= Khoảng cách lứa đẻ Chỉ tiêu trên con con -Số con sơ sinh (con/ổ) Số con sơ sinh (SCSS): Là số con được sinh ra của ổ kể cả con sống và con chết, được tính khi lợn mẹ đẻ xong con cuối cùng. - Số con để nuôi (con/ổ) Số con để nuôi là số lợn con để lại nuôi của ổ đẻ. Những con có khối lượng dưới 0,7 kg, bị dị tật hoặc không đủ sức khỏe bị loại bỏ, những con còn lại chính là số con để nuôi. -Khối lượng sơ sinh con để nuôi (kg/con) Khối lượng sơ sinh để nuôi (KLSSĐN): Là khối lượng sơ sinh của những con để lại nuôi, được cân ngay sau khi đẻ xong. KLSSĐN được xác định là khối lượng sơ sinh trung bình những con để nuôi của ổ. Khối lượng toàn ổ để lại nuôi KLSSCDN = Số con để lại nuôi - Số con cai sữa (con/ổ) Số con cai sữa là số lợn con còn sống của ổ tính ở thời điểm cai sữa. - Khối lượng cai sữa (kg/con) Khối lượng cai sữa (KLCS): Là khối lượng của lợn con sau khi cai sữa. KLCS được xác định là trung bình khối lượng lợn con cai sữa của ổ. khối lượng lợn con toàn ổ khi cai sữa KLCS= số con cai sữa - Tỉ lệ nuôi sống đến khi cai sữa (%) Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa (TLNSCS): Là tỉ lệ lợn con còn sống cho đến khi cai sữa so với số con sơ sinh để nuôi. Số con cai sữa TLNSCS (% ) = x 100 Số con sơ sinh để nuôi -Số kg lợn con cai sữa của nái/năm (kg) Số kg lợn con cai sữa của nái/năm (KLLCCS): Là khối lượng lợn con cai sữa của một lợn nái sản xuất được trong vòng một năm, và được xác định: KLLCCS = TLCS x SCCS x HSLĐ Trong đó: TLNS là trọng lượng cai sữa, SCCS là số con cai sữa, HSLĐ là hệ số lứa đẻ. Chỉ tiêu trên lợn thịt - Lượng ăn vào (kg) Lượng ăn vào (ADF): Là lượng thức ăn một lợn thịt ăn trong 1 ngày đêm. Lượng thức ăn ăn vào được tính cho từng giai đoạn và trung bình cả quá trình phát triển lợn thịt. Tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ trong giai đoạn theo dõi ADF = Tổng số lợn x số ngày theo dõi -Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) Tăng trọng tuyệt đối (ADG): Là tăng trọng trung bình của một lợn thịt trong một ngày. Chúng tôi tiến hành cân khối lượng của 50 lợn thịt 4 lần cho 3 giai đoạn theo dõi. Cân vào lúc sáng sớm sau khi đã không cho ăn 1 đêm, cân khối lượng từng con trong lô. Từ số liệu thu được xác định tăng trọng tuyệt đối qua từng giai đoạn và cả quá trình nuôi theo công thức. KLCGĐ – KLĐGĐ ADG = x 1000 Tổng số lợn x số ngày của giai đoạn theo dõi Trong đó: KLCGĐ là tổng khối lượng cuối giai đoạn. KLĐGĐ là tổng khối lượng lợn thịt đầu giai đoạn -Tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng) Tiêu tốn thức ăn (ADF): là lượng thức ăn tiêu tốn để đạt được 1kg tăng trọng, và được tính theo công thức: Tổng lượng thức ăn tiêu thụ trong thời gian theo dõi ADF = Tổng tăng trọng trong thời gian theo dõi. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành từ ngày 5/1/2009 đến ngày 9/5/2009. Tại trại chăn nuôi Tân Thành - Ấp Tân Ninh - Xã Tân Tiến - Huyện Châu Pha - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, của công ty Greenfed Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Theo dõi trực tiếp Tiến hành theo dõi trực tiếp để xác định một số chỉ tiêu nghiên cứu như: Tuổi động dục lần đầu trên lợn nái, khối lượng sơ sinh để nuôi, khối lượng cai sữa đối với lợn con, lượng ăn vào, tăng trọng của lợn thịt. Điều tra lý lịch Điều tra lý lịch của lợn thông qua sổ lý lịch chăn nuôi của trang trại, qua thẻ nái và qua phỏng vấn người chăn nuôi để xác định các chỉ tiêu: Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, thời gian mang thai, thời gian nuôi con, thời gian động dục trở lại sau cai sữa và phối giống thành công trên lợn nái, số con sơ sinh, số con để nuôi, số con cai sữa khối lượng cai sữa đối với lợn con. Xử lý số liệu Số liệu được quản lý trên Excel và phân tích bằng phần mềm Minitab 13. Các chỉ tiêu được xử lý và đánh giá bằng các tham số thống kê là trung bình (X), giá trị cực đại (max), giá trị cực tiểu (min) và sai số của số trung bình (SE). KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) Khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) được đánh giá trên một số chỉ tiêu về sinh lý sinh sản của lợn mẹ và sinh trưởng phát triển của lợn con thông qua các tham số thống kê như trung bình, giá trị tối đa, giá trị tối thiểu và sai số của số trung bình, (bảng 25a và 25b). Bảng 25a: Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) Chỉ tiêu n X Max Min SE Tuổi động dục lần đầu (ngày) 20 214,4 195 229 2,25 Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 142 259 211 361 1,80 Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 142 383,7 327 529 2,50 Thời gian mang thai (ngày) 783 115,9 109 122 0,06 Thời gian nuôi con (ngày) 747 23,9 17 41 0,15 Thời gian phối lại sau khi cai sữa (ngày) 755 6,54 2 42 0,16 Thời gian phối lại có kết quả (ngày) 741 16,4 3 260 1,02 Khoảng cách lứa đẻ (lứa) 747 155,8 134 399 1,02 Hệ số lứa đẻ (lứa) 747 2,39 0,91 2,77 0,01 Ghi chú: n là số mẩu, X là trung bình, Min là giá trị tối thiều, Max là giá trị tối đa, SE là sai số của số trung bình. Kết quả nghiên cứu về sinh lý sinh sản trên lợn mẹ được nuôi ở trại Tân Thành của công ty Greenfeed Việt Nam là tương đối tốt. Tuổi động dục lần đầu; tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái có giá trị trung bình tương ứng là tương ứng là 214,4; 259; 383,7 ngày. Tuổi đẻ lứa đầu trong nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn tuổi đẻ lứa đầu trong các nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cs (2004) 38,7 ngày và nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) là 27 ngày. Tuy nhiên sự sai khác này có thể là do sự khác nhau về điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái ở từng cơ sở nghiên cứu, các nhân tố thí nghiệm không đồng nhất có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, trong thực tế chăn nuôi trang trại người phối giống có thể chủ động hoặc không biết nên bỏ qua một số chu kỳ động dục, điều này đã trực tiếp làm tăng số ngày lợn nái được phối giống và số ngày lợn nái đẻ lứa đầu. Tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào con giống và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Các tính trạng này thường có hệ số di truyền thấp nên chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ góp phần làm giảm tuổi đẻ lứa đầu một cách đáng kể, nâng cao hiệu quả sinh sản của lợn nái. Khoảng cách lứa đẻ là 155,8 ngày, điều này có nghĩa là mổi năm trung bình một lợn nái đẻ được 2,39 lứa. So với nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt, 2008 thì hệ số lứa đẻ (2,41 lứa/năm) là tương đương với nhau. Hệ số lứa đẻ phụ thuộc rất nhiều vào số ngày nuôi con, số ngày động dục và phối giống lại sau khi cai sữa. Các yếu tố này liên quan trực tiếp đến điều kiện và trình độ chăn nuôi thực tế của trại. Số ngày nuôi con trung bình của lợn nái được nuôi ở trại Tân Thành trong đề tài này (23,9 ngày) là tương đối thấp, điều này đã trực tiếp nâng cao hệ số lứa đẻ/năm. Thời gian động dục trở lại sau khi cai sữa là chỉ tiêu đánh giá tiềm năng sinh sản của lợn nái, ở nghiên cứu này trung bình số ngày phối lại sau cai sữa là 6,54 ngày, sớm hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và ctv (2004) 1 ngày. Tuy nhiên thời gian phối giống thành công sau khi cai sữa mới là yếu tố có ảnh hưởng đến khoảng cách lứa đẻ. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào thời gian phối lai sau cai sữa và tỷ lệ đậu thai sau khi phối giống. Các yếu tố này chịu ảnh hưởng của điều kiện và trình độ chăn nuôi tại cơ sở nghiên cứu. Trong nghiên cứu này do tỉ lệ phối giống không đậu thai quá cao (>20%), làm cho số ngày phối lại thành công sau cai sữa tăng lên từ đó làm giảm hệ số lứa đẻ. Bảng 25b: Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) Chỉ tiêu n X Min Max SE Số con sơ sinh (con/lứa) 793 10,41 1 19 0,10 Số con để nuôi(con/lứa) 793 9,84 0 19 0,10 Khối lượng con để nuôi (kg/con) 94 1,66 1,1 2,6 0,32 Số con cai sữa (con/lứa) 793 9,25 3 14 0,07 Khối lượng cai sữa (kg/con) 747 6,35 4 10 0,03 Tỉ lệ nuôi sống đến khi cai sữa (% so với số con để nuôi) 748 94 0 100 4,00 Khối lượng lợn con nái sản xuất được trong năm (kg/nái/năm) 746 144,5 40,1 257,7 1,31 Ghi chú: n là số mẩu, X là trung bình, Min là giá trị tối thiều, Max là giá trị tối đa, SE là sai số của số trung bình. - Giá trị trung bình về số con sơ sinh (10,41 con/lứa), khối lượng những con để nuôi (1,63 kg/con), số con để nuôi (9,84 con), số con cai sữa (9,25 con/lứa) và khối lượng cai sữa lúc 24 ngày (6,35 kg/con) là tương đối cao so với một số nghiên cứu trước đây về khả năng sinh sản của lợn lai F1 (♀Landrace x ♂Yorkshire) và các giống thuần Landrace hay Yorkshire. Khi so sánh với nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) trên đàn lợn nuôi tại trại chăn nuôi Bình Nam, Thăng Bình, Quảng Nam ta thấy số con sơ sinh ở nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn 0,74 (con/lứa); số con cai sữa cũng lớn hơn 0,25 (con/lứa). Khối lượng những con để lại nuôi và khối lượng cai sữa có giá trị vượt trội, khối lượng lợn con cai sữa (6,35kg/con) ở 24 ngày thậm chí còn cao hơn cả kết quả nghiên cứu trên của Hoàng Nghĩa Duyệt ở thời điểm 26 ngày (5,5kg/con). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cs tại xí nghiệp chăn nuôi lợn Phú Sơn (2001-2004) trên các chỉ tiêu số con để lại nuôi, khối lượng sơ sinh của những con để lại nuôi, số con cai sữa và khối lượng cai sữa đều cho giá trị nhỏ hơn so với nghiên cứu của chúng tôi (bảng 26). Bảng 26: Khả năng sinh sản của lợn nái Thuần Landrace, Yorkshire và nái lai F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) tại trại chăn nuôi Phú Sơn Giống Chỉ Tiêu Yorkshire Landrace ♂Yorkshire x ♀Landrace Số con sơ sinh (con/ổ) 10,12 10,62 10,51 Khối lượng sơ sinh (kg/con) 1,18 1,12 1,15 Số con cai sữa (con/ổ), 28 ngày 8,91 8,8 9,14 Khối lượng cai sữa (kg/con) 5,1 5 5,1 Nguồn: Nguyễn Thị Viễn và cs (2004) Các nghiên cứu có thể cho kết quả sai khác nhau về độ lớn giá trị chỉ tiêu do sự không đồng nhất về điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và các yếu tố thí nghiệm. Tuy nhiên tất cả đều đưa ra nhận định chung, khả năng sinh sản của lợn nái (♀Landrace x ♂Yorkshire) rất cao. Một số nghiên cứu so sánh khả năng sinh sản giữa các công thức lai và với nái thuần ví dụ nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cs (2004) nghiên cứu khả năng sinh sản của 2 nhóm nái thuần Landrace, Yorkshire và 2 nhóm nái lai (♀Landrace x ♂Yorkshire) và (♂Landrace x ♀Yorkshire) tại cơ sở chăn nuôi 1, Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) so sánh khả năng sinh sản của các giống lợn nái ngoại và nái lai nuôi tại trang trại Bình Nam, Thăng Bình Quảng Nam) khẳng định khả năng sinh sản của nhóm nái lai (♀Landrace x ♂Yorkshire) là cao hơn so với bố mẹ thuần và một số công thức lai khác. Khả năng sinh sản của con lai được cải thiện và cao hơn bố mẹ đem lai là do sự kết hợp các đặc điểm tốt của các giống gốc, đồng thời trên con lai biểu hiện được ưu thế lai về tính trạng sinh sản. Các tổ hợp lai khác nhau có khả năng kết hợp kiểu gen và biều hiện ưu thế lai khác nhau. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của con nái nhưng lại chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố đực phối như khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, khối lượng lợn con nái sản xuất được/năm...Trong nghiên cứu này lợn nái lai (♀Landrace x ♂Yorkshire) được phối giống bằng đực Yorkshire và Omega (♂Duroc x ♀Landrace), sự khác nhau ở một số chỉ tiêu sinh sản khi sử dụng đực Yorkshire và đực Omega được thể hiện ở bảng 29. Bảng 27: Sự khác nhau ở một số chỉ tiêu sinh sản của nái F1 (♀Landrace x ♂Yorkshire) khi phối đực Yorkshire và đực Omega(♂Duroc x ♀Landrace). Đực giống Chỉ Tiêu Yorkshire (X ± SE) (♂Duroc x Landrace) (X ± SE) P Số con sơ sinh (con/ổ) 10,51 ± 2,73 9,85 ± 3,11 0,017 Số con để nuôi 9,95 ± 2,71 9,22 ± 2,76 <0,007 Khối lượng để nuôi (kg/con) 1,58 ± 0,13 1,67 ± 0,32 0,364 Số con cai sữa (con/ổ) 9,56 ± 1,76 9,31 ± 1,79 0,188 Khối lượng cai sữa (kg/con) 6,27 ± 0,82 6,83 ± 0,79 <0,001 Khối lượng lợn con mà nái sản xuất được/năm (kg) 142 ± 32,1 154 ± 36,0 <0,003 Sự sai khác được thể hiện ở số con sơ sinh, số con để nuôi, khối lượng cai sữa và khối lượng lợn con một lợn nái sản xuất/năm. Số con sơ sinh và số con để nuôi của lợn nái được phối bởi đực Yorkshire (10,51 con/lứa và 9,95 con/lứa) lớn hơn khi phối với đực Omega (9,85 con/lứa và 9,22 con/lứa). Khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa của lợn con của lợn nái được phối bởi đực Omega cao hơn khi phối với đực Yorskshire. Tuy nhiên sự sai khác về khối lượng sơ sinh không có ý nghĩa thống kê (P=0,364), còn sự sai khác về khối lượng lợn con cai sữa có thể là do ảnh hưởng bởi thời gian theo mẹ của lợn con. Khối lượng lợn con cai sữa lợn con của lợn nái nghiên cứu khi được phối với đực Omega (6,83 kg/con) cao hơn khi phối với đực Yorkshire (6,27 kg/con) nên khối lượng lợn con mà nái sản xuất được trong năm tăng lên đáng kể khi chuyển từ phối tinh đực Yorkshire (142kg) sang phối tinh đực Omega (154kg). Đây chính là lý do mà sau một thời gian thử nghiệm thì từ tháng 8 năm 2008 trại chuyển từ sử dụng đực Yorkshire sang đực Omega hoàn toàn. Trong công thức lai thứ với đực Omega con lai 3 máu có 25% máu của giống Duroc và tạo được ưu thế lai giữa 3 giống về tính trạng sản xuất thịt nên khả năng sinh trưởng của lợn con là tốt hơn con lai 2 máu được tạo ra khi lợn nái nghiên cứu phối với đực Yorkshire. Khả năng sinh trưởng của lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)) Kết quả quá trình nghiên cứu khả năng sinh trưởng của lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)) nuôi ở trại chăn nuôi Tân Thành, Châu Pha, Bà Rịa - Vũng Tàu về 3 chỉ tiêu lượng ăn vào, tăng trọng tuyệt đối và tiêu tốn thức ăn được thể hiện ở bảng 28. Bảng 28: Lượng ăn vào, tăng trọng tuyệt đối và hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn thịt (♂(♀Landrace x ♂Duroc) x ♀(♂Yorkshire x ♀Landracee)) Giai đoạn Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 TB Tuổi (ngày) 75-104 105-134 135-164 70-164 Khối lượng trung bình cuối tháng (kg/con) 50.02 72.58 96.84 - Lượng ăn vào (kg thức ăn/con/ngày) 1.43 1.95 2.35 1.91 Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày 665 752 809 742 Hệ số chuyển hóa thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng) 2.16 2.59 2.90 2.55 Ghi chú: Các chỉ tiêu được trình bày giá trị trung bình Qua bảng 28 ta thấy sinh trưởng của lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)) nuôi ở trại Tân Thành của cả giai đoạn nghiên cứu (70-160 ngày) có: Lượng ăn vào bình quân là 1,91 kg thức ăn/con/ngày, tăng trọng tuyệt đối là 742 g/con/ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn là 2,55 kg/kg tăng trọng. Diển biến lượng ăn vào, tăng trọng tuyệt đối và tiêu tốn thức ăn tăng dần theo tuổi và khối lượng. Lượng ăn vào trung bình của lợn thí nghiệm ở 3 giai đoạn 75-104 ngày; 105-134 ngày; 135-164 ngày lần lượt là 1,43; 1,95; 2,35 kg/con/ngày. Giá trị trung bình của tăng trọng tuyệt đối qua 3 giai đoạn tương ứng là 665; 752; 809 gam/con/ngày. Diển biến tăng trọng tuyệt đối của lợn thịt nghiên cứu được thể hiện qua biểu đồ. Biểu đồ 2: diển biến tăng trọng tuyệt đối của lợn thịt (♂(♀Landrace x ♂Duroc) x ♀(♂Yorkshire x ♀Landracee)) thí nghiệm Giá trị trung bình tăng trọng tuyệt đối của lợn thịt (♂(♀Landrace x ♂Duroc) x ♀(♂Yorkshire x ♀Landracee)) nghiên cứu (742gam/con/ngày) là tương đối cao, trong khi tiêu tốn thức ăn lại khá thấp. Kết quả này tốt hơn so với kết quả trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Viển và cs (2005) trên một số tổ hợp lai từ các giống ngoại (bảng 29). Bảng 29: Khảo sát khả năng sinh trưởng của một số tổ hợp lai ngoại Giống Chỉ tiêu (D.LY) (X±SD) (P.LY) (X±SD) (PD.LY) (X±SD) P 180ng. tuổi (kg) 96,80±7,30bc 95,20±4,70b 97,80±7,60c Tăng trọng (g/ngày) 641±54,30 618±43,90 649±94,20 TT.thức ăn (kg) 2,96±021 3,00±0,22 2,86±27,50 Nguồn: Nguyễn Thị Viễn và cs (2005) Kết quả tăng trọng tuyệt đối của lợn thịt ngoại 3 máu Dx(LxY) nuôi tại xí nghiệp lợn giống Bình Trung, Thăng Bình, Quảng Nam trong nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt (2003) cũng thấp có giá trị thấp hơn (714,8 g/con/ngày) so với nghiên cứu của chúng tôi, tuy nhiên mức độ tiêu tốn thức ăn lại ít hơn (2,47 kg/kg tăng trọng) (bảng 30). Bảng 30: Khả năng sinh trưởng của lợn thịt ngoại 3 máu Dx(LxY) nuôi tại Xí nghiệp Lợn giống Bình Trung, Thăng Bình, Quảng Nam Chỉ tiêu Đơn vị X ± SE Cv% Khối lượng bắt đầu kg 22,1 ± 0,21 2,5 Khối lượng kết thúc kg 88,7 ± 0,45 1,34 Thời gian nuôi ngày 93,1 ± 0,46 1,23 Tăng trọng g/ ngày 714,8 ± 4,95 1,83 Lượng thức ăn ăn vào kg 164,1 ± 1,00 1,62 Tiêu tốn thức ăn kg TA 2,47 ± 0,02 2,04 Ghi chú:Y: lợn nái Yorkshire; L: lợn nái Landrace; D: lợn nái Duroc Nguồn: Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi về các chỉ tiêu tăng trọng, tiêu tốn thức ăn là rất tốt. Điều này chứng minh được khả năng sinh trưởng tốt của lợn thịt trong công thức lai (♂(♀Landrace x ♂Duroc) x ♀(♂Yorkshire x ♀Landracee)). Tuy nhiên tăng trọng tuyệt đối, lượng thức ăn ăn vào và tiêu tốn thức của lợn nuôi thịt còn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Ở nghiên cứu này lợn thịt (♂(♀Landrace x ♂Duroc) x ♀(♂Yorkshire x ♀Landracee)) được nuôi trong hệ thống chuồng trại khép kín hiện đại, sử dụng thức ăn hổn hợp của công ty cho từng giai đoạn sinh trưởng và được chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình chăn nuôi khoa học của công ty nên lợn thịt biểu hiện tốt tiềm năng di truyền và cho năng suất cao. Đánh giá phẩm chất thịt lợn (♂(♂Duroc x ♀Landracee) x ♀(♂Yorkshire x ♀Landracee)) Giá trị một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt khi mổ khảo sát 9 lợn thịt của công thức lai nghiên cứu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) được thể hiện ở bảng 31. Bảng 31: Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu trên lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)) Chỉ tiêu X Min Max SE Tuổi (ngày) 163.2 175 150 3.31 Trọng lượng hơi (kg) 113.1 132 96 3.74 Tỉ lệ móc hàm (%) 82.2 84.7 78.4 0.72 Tỉ lệ thịt xẻ (%) 74.5 77.3 70.5 0.70 Tỉ lệ nạc (%) 59.0 66.8 51.9 1.43 Tỉ lệ mở (%) 15.2 19.9 12.3 0.75 Tỉ lệ xương (%) 15.4 17.6 12.6 0.59 Tỉ lệ da (%) 6.1 7.4 4.7 0.25 Độ dày mở lưng (cm) 1.01 1.7 0.8 0.10 Ghi chú: X là giá trị trung bình, Min là giá trị lớn nhất, Max là giá trị nhỏ nhất, SE là sai số của số trung bình. Lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)) nuôi ở các trang trại chăn nuôi của công ty Greenffeed ở thời điểm trung bình 163 ngày tuổi có trọng lượng trung bình 113 kg. Khi mổ khảo sát có tỉ lệ móc hàm là 82,21 %, tỉ lệ thịt xẻ là 74,54 %, tỉ lệ nạc là 59,3 %, tỉ lệ mở là 15,24%, tỉ lệ xương là 15,41%, tỉ lệ da là 6,08% và độ dày mở lưng là 1,01 cm. Kết quả trên cho thấy lợn thịt của công thức lai nghiên cứu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) có chất lượng thịt rất tốt. Tỉ lệ móc hàm, tỉ lệ thịt xẻ và tỉ lệ nạc đều cho giá trị cao. Phẩm chất thịt ở 2 chỉ tiêu tỉ lệ thịt xẻ(74,5%) và tỉ lệ nạc (59%) của công thức lai nghiên cứu là khá cao. Tỉ lệ thịt xẻ và tỉ lệ nạc của lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)) trong nghiên cứu này cao hơn lợn Yorkshire được nhập từ Mỹ ở nghiên cứu của Vỏ Quốc Ái (2002), tỉ lệ thịt xẻ và tỉ lệ nạc của lợn Yorkshire Mỹ là 71% và 58%. Khi so sánh với một số công thức lai có tỉ lệ nạc cao trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cs (2005) (bảng 32) cho thấy tỉ lệ thịt xẻ tỉ lệ nạc và độ dày mở lưng là tương đương nhau. Bảng 32: Kết quả khảo sát phẩm chất thịt ở một số tổ hợp lai ngoại Chỉ tiêu (P.PD x LY) (X±SD) (PD x LY)        (X±SD) (D.DP x LY) (X±SD) Trọng lượng giết thịt (kg) 92,00±1,90 96,50±2,30 100,60±3,30 Tỷ lệ thịt xẻ (%) 74,02 75,44 72,17 Dày mỡ lưng (cm) 10,7±58,50 10,30±1,40 8,50±1,30 Tỷ lệ nạc (%) 61,82 61,12 60,33 Nguồn: Nguyễn Thị Viễn và cs (2005) Kết quả tốt về chất lượng thịt của công thức lai ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) có được là sự kết hợp giữa con giống tốt và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp. Qua nghiên cứu này chúng ta có thể khẳng định công thức lai ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) có khả năng sinh trưởng tốt, cho năng suất và chất lượng sản phẩm thịt cao hơn giống thuần Landrace, Yorkshire và một số công thức lai ngoại khác. Đây là một công thức lai có thể sử dụng cho chăn nuôi công nghiệp chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Qua việc theo dỏi, đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F1 (♀Landrace x ♂Yorkshire) , khả năng sinh trưởng và khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng thịt của lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)) nuôi ở trại Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu của công ty Greenffeed Việt Nam chúng tôi có một số kết luận như sau: - Khả năng sinh sản của lợn nái F1 (♀Landrace x ♂Yorkshire) là rất tốt, cụ thể: Tuổi động dục lần đầu 214,4 ngày, tuổi phối giống lần đầu 259 ngày, tuổi đẻ lứa đầu 383,7 ngày, khoảng cách lứa đẻ 155,8 ngày, hệ số lứa đẻ 2,39 lứa/năm, số con sơ sinh 10,41 con/ổ, số con để nuôi 9,84 con/ổ, khối lượng sơ sinh để nuôi 1,66 con/ổ, số con cai sữa 9,25 con/ổ, khối lượng cai sữa 6,35 con/ổ, tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa 94 %, khối lượng lợn con nái sản xuất được trong một năm 144,5 con/nái/năm. Khả năng sinh sản của lợn nái nghiên cứu là tốt hơn lợn nái đem lai cũng như một số công thức lai ngoại khác. - Lợn nái F1 (♀Landrace x ♂Yorkshire) phối với đực (♀Landrace x ♂Duroc) cho năng suất sinh sản tốt hơn khi phối với đực Yorkshire. - Khả năng sinh trưởng của lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)) cũng rất tốt. Tăng trọng tuyệt đối của lợn nghiên cứu là 745 gam/con/ngày, lượng thức ăn ăn vào kg/con/ngày, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng tương đối thấp (2,55 kg/con/ngày). - Lợn thịt ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire x (♂(♀Landrace x ♂Duroc) có chất lượng thịt tốt. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt quan trọng có giá trị cao như tỉ lệ thịt móc hàm 82,2 %, tỉ lệ thịt xẻ 74,5 %, tỉ lệ nạc 59 %. Đề nghị - Đi sâu nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái (♀Landrace x ♂Yorkshire) , tính toán ưu thế lai và hệ số lặp lại của các tính trạng sinh sản ở đời con so với bố mẹ. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại đực phối và lứa đẻ đến khả năng sinh sản của lợn nái (♀Landrace x ♂Yorkshire) . - Tiến hành thêm các nghiên cứu xác định khả năng sinh sản của một số công thức lai ngoại khác và so sánh với công thức (♀Landrace x ♂Yorkshire) trong nghiên cứu này. - Thay thế dần đàn lợn nái sinh sản trong các trang trại chăn nuôi công nghiệp từ các giống ngoại thuần và một số công thức lai không tốt bằng con nái lai F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) . - Tiến hành thêm các nghiên cứu đánh giá năng suất và chất lượng thịt của một số công thức lai mới để so sánh với kết quả nghiên cứu này và chọn ra công thức lai tốt cho chăn nuôi lợn thương phẩm. - Đối với các trang trại chăn nuôi lợn thịt đang sử dụng các giống có năng suất chưa cao nên chuyển sang nuôi lợn thịt của công thức lai ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire x (♂(♀Landrace x ♂Duroc) để nâng cao hiệu quả chăn nuôi. TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO 4. Nguyễn Minh Hoàn, Nguyễn Đức Hưng, Lê Đình Phùng. Giáo trình chọn giống và nhân giống gia súc, Nhà xuất bản Đại học Huế, 2006 5. Nguyễn Minh Hoàn, Nguyễn Kim Đường, Phạm Khánh Từ. Giáo trình di truyền học độmh vật. Nhà xuất bản nông nghiệp, 2000 7. Hội chăn nuôi Việt nam. Cẩm nang chăn nuôi gia súc – gia cầm. Nhà xuất bản nông nghiệp, 2002 10.Nguyễn Quang Linh. Giáo trình kỷ thuật chăn nuôi lợn. Nhà xuất bản nông nghiệp, 2005 11. Ts Lê Đình Phùng, Bài giảng chọn giống và nhân giống vật nuôi 2005 13. Lê Văn Thọ, Đàm Văn Tiện. Sinh lý học gia súc. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 1992 14. Võ Văn Sự, Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Nguyễn Khắc Tích, Đinh thị Nông. Giáo trình chăn nuôi lợn. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 2000 15. 16. 17. Tạp chí khao học, Đại học Huế, số 49, 2008 19. Nguyễn Thiện… PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_tot_nghiep_nguyen_truong_thi_0435.doc
Luận văn liên quan