Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn về nâng cao năng lực và quyền cho phụ nữ của dự án phát triển mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường và thúc đẩy quyền trẻ em và phụ nữ

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới và hội nhập phát triển kinh tế được xem là mục tiêu phát triển hàng đầu của mỗi quốc gia. Điều đó được thể hiện bằng sự phát triển thông qua hợp tác cùng phát triển của mỗi nước trong các khu vực và trên toàn thế giới để cùng hướng đến những mục tiêu chiến lược lâu dài. Với xu thế đó, đất nước ta cùng với chính sách mở cửa đã cho thấy ưu thế của một quốc gia thu hút đầu tư của nước ngoài hết sức lý tưởng và đạt được nhiều thành quả đáng mong đợi. Trong đó, thành công bước đầu phải kể đến các dự án đầu tư phát triển dài hạn mang tính nhân văn nhằm phát triển con người, đặc biệt với đặc thù địa lý và con người nước ta thì việc các dự án được triển khai thực hiện tại các vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển và đầm phá là rất cần thiết và quan trọng. Trong thời gian những năm trở lại đây, hòa chung với sự phát triển và tạo ra bước tiến mới trong kinh tế xã hội, Thừa Thiên Huế nổi lên với việc thu hút các dự án đầu tư, trong đó có vùng đầm phá Tam Giang với diện tích lớn nhất Đông Nam Á là nơi lý tưởng để các dự án thực hiện có tính lâu dài và chiến lược toàn diện. Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp giáp với huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc và thành phố Huế, với diện tích tự nhiên 280,31 km2, dân số là 178.968 người, mật độ dân số bình quân 627 người/ km2 bao gồm 19 xã và một thị trấn là thị trấn Thuận An, huyện lỵ được đặt tại Phú Đa. Phú Vang có bờ biển dài trên 35km, hệ thống đầm phá rộng khoảng 7400 ha. Trong 19 xã thuộc huyện Phú Vang có 13 xã và thị trấn Thuận An tiếp giáp với đầm phá. (Nguồn: báo cáo chính quyền xã Phú Đa) Đây cũng là một lợi thế đồng thời cũng đem lại những khó khăn nhất định về dân sinh kinh tế và môi trường cho địa phương. Phá Tam Giang với diện tích được xem là lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á với diện tích với vô vàn sinh vật hết sức phong phú. Nơi đây có hệ sinh vật biển và nguồn lợi phong phú được xem là nguồn sống chủ yếu của người dân quanh khu vực. Hàng năm đầm đã đưa lại thu nhập không chỉ cho các hộ dân xung quanh mà còn cho các vùng lân cận, góp phần cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên trên thực tế, việc tận dụng hiệu quả từ các nguồn lợi tự nhiên trên đầm phá chưa được người dân phát huy đúng hiệu quả. Một mặt xuất phát từ tính chất ngư nghiệp bán chuyên nghiệp của người dân, mặt khác do trình độ và nhận thức của người dân trong việc khai thác chưa cao cùng với việc sử dụng và đánh bắt bằng các biện pháp trái phép đã làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái trên phá, gây thiệt hại và ảnh hưởng lâu dài về sau.Trước tình hình trên, trong nhiều năm trở lại đây, các chương trình và mục tiêu quốc gia nói chung và của Thừa Thiên Huế nói riêng đang tập trung vào cải tạo và khai thác có hiểu quả và lâu dài của đầm phá Tam Giang, trong đó nâng cao nhận thức và năng lực cho người dân là chủ yếu nhằm trang bị cho người dân chiến lược sinh kế bền vững và lâu dài qua việc sử dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn lục có liên quan. Đặc biệt sự can thiệp từ các dự án của nước ngoài không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực mà còn nâng cao năng lực và nhận thức cho người dân nói chung và người phụ nữ đầm phá nói riêng. Trong số các dự án đang thực hiện phải kể đến dự án “đồng quản lý tài nguyên: thúc đẩy quyền phụ nữ và trẻ em” đang được Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Huế triển khai thực hiện tại 5 xã của huyện Phú Vang. Dự án đã có tác động rất lớn trên tất cả các mặt của đời sống của người dân, đặc biệt là nâng cao năng lực và nhận thức cho người dân, nhất là đối với phụ nữ. Ngoài việc chịu ảnh hưởng chung của môi trường đầm phá ô nhiễm và nguồn tài nguyên cạn kiệt, phụ nữ và trẻ em ở khu vực đầm phá còn phải đối mặt với sự bất bình đẳng. Vị thế của phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội thấp hơn so với nam giới. Mặc dù tỷ lệ hai giới trong lực lượng lao động ngang nhau, nhưng nghề nghiệp khác nhau. Theo Cục thống kê lao động thì phụ nữ có phạm vi công việc tương đối nhỏ chẳng hạn như bủa lưới, làm thuê, buôn bán hoặc ở nhà chăm sóc con cái. Trong khi đó nam giới có thể tham gia vào nhiều công việc khác nhau, những công việc mà nam giới thường làm cho thu nhập cao hơn so với nữ giới. Chính vì thế nam giới thường có khuynh hướng làm những nghề nghiệp có khả năng nâng cao vị thế của họ trong gia đình, đồng thời nghề nghiệp và thu nhập cho phép họ có quyền lực hơn trong gia đinh. Trong khi đó phụ nữ chủ yếu làm những công việc mang lại thu nhập thấp nên chưa có vị thế xứng đáng trong gia đình. Do vậy, công việc ngoài xã hội xưa nay do nam giới đảm nhận, vì thế công việc nội trợ - chăm sóc nhà cửa, con cái được xác định là công việc của phái nữ. Sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động sản xuất vẫn chưa mang lại thay đổi tích cực về vai trò, trách nhiệm của họ trong gia đình. Ngoài ra, trình độ học vấn của phụ nữ thường thấp hơn nam giới. Tỷ lệ phụ nữ ở nơi đây biết đọc và viết rất thấp. Chính điều này đã làm cho tiếng nói và vị thế của họ trong gia đình cũng như trong cộng đồng chưa cao. Hầu như không ai lắng nghe tiếng nói của họ và ý kiến của họ thường được xem là thứ yếu. Chính vì vậy, phụ nữ ít được quyền kiểm soát và ra quyết định các vấn đề trong gia đình và xã hội, đặc biệt những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của họ. Trên địa bàn xã Phú Đa có 01 thôn định cư được thành lập vào năm 1985, nằm giữa địa bàn thôn Lương Viện và Viễn Trình. Thôn có 150 hộ, trong đó có 48 hộ nghèo và hiện tại vẫn còn 07 hộ đang sống trên đò. Trên thực tế, khu định cư đã có khung cấp hành chính nhưng chưa được công nhận là thôn. Trong 150 hộ thì có 20 hộ là tham gia nuôi trồng, còn lại là đánh bắt thuỷ sản (Nguồn:báo cáo của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Huế. Chi hội phụ nữ thôn đã được thành lập và có nhiều hoạt động bổ ích. Trong thời gian qua, chi hội đã tham gia những hoạt động phong trào như: đóng góp hội phí, quỹ hội, tự nguyện giúp đỡ những chị em gặp khó khăn, ngoài ra chi hội cũng còn là nơi để triển khai chủ trương từ xã như: quỹ tiết kiệm, bình đẳng giới, kế hoạch hoá gia đình, các phong trào thi đua, vay vốn xoá đói giảm nghèo. Để tìm hiểu tính hiệu quả thực tế và những nhận định mang tính khách quan, tôi tiến hành thực hiện đề tài “đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn về nâng cao năng lực và quyền cho phụ nữ của dự án phát triển mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường và thúc đẩy quyền trẻ em và phụ nữ” (Nghiên cứu trường hợp đối với hợp phần thúc đẩy quyền và tăng năng lực cho phụ nữ tại thôn TĐC Lương Viện, xã Phú Đa-Huyện Phú Vang-Tỉnh TT Huế)

doc44 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2991 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn về nâng cao năng lực và quyền cho phụ nữ của dự án phát triển mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường và thúc đẩy quyền trẻ em và phụ nữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rở dòng chảy đó chính là việc bố trí các ngư cụ cố định trên đầm phá chưa hợp lý. Khoảng cách giữa các trộ nghề như nò sáo, đáy, lồng cá chưa đảm bảo về độ thông thoáng cho dòng chảy. Có những nơi nò sáo đan khít nhau, khiến cho phương tiện giao thông thuỷ đi lại khó khăn. Một số vùng có các lồng nuôi cá cắm sát bờ, tạo điều kiện cho rác tù đọng thêm, giữa các lồng không có khoảng cách khiến cho dòng nước không lưu thông, dễ gây nên bệnh tật cho cá, khi có bệnh lại dễ lây lan. Vấn đề này đã xảy ra trong thời gian dài, được đề cập nhiều nhưng vẫn chưa giải quyết được triệt để do một số địa phương chưa quy hoạch vùng đánh bắt, một số vùng quy hoạch nhưng chưa hợp lý khiến cho người dân chưa tuân theo. Từ phía chính quyền và các cơ quan chức năng cấp tỉnh đã có một số quy chế và chính sách để xử lý tình trạng này nhưng đến nay vẫn chưa thực thi được do chưa có đủ nguồn lực về con người và kinh phí để thực hiện. Mặt khác một số bộ phận dân cư vì sinh kế và điều kiện kinh tế nên chưa chịu di dời theo các quy chế, quy hoạch của chính quyền đưa ra. Ngoài ra nguồn nước đầm phá còn chịu thêm một số tác động khác. Đó là nguồn nước thải từ các sinh hoạt cư dân, các khu chợ ven sông, đầm, các cơ sở sản xuất chế biến. Quan trọng hơn là một số cơ sở chế biến thuỷ sản gần đó đổ trực tiếp nước thải ra sông, đầm phá không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn do chi phí cao, làm giảm lợi nhuận. Mặt khác các cơ quan chức năng chưa đủ nhân lực và trách nhiệm để giám sát việc thực thi các quy định về môi trường. Vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan chặc chẽ với việc tài nguyên đầm phá bị cạn kiệt, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tuy nhiên, việc quản lý tài nguyên nhằm tạo ra sinh kế bền vững cho người dân hiện nay chưa đạt hiệu quả. Vấn đề ở chổ phương pháp và cơ chế quản lý tài nguyên chưa hợp lý. Quản lý tài nguyên liên quan đến vai trò chính quyền các cấp lẫn cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài các chính sách quản lý tài nguyên đầm phá đều có những điểm không hợp lý cả trong quá trình xây dựng lẫn thực thi. Quá trình đề ra chính sách thiếu sự tham gia của cộng đồng, quá trình thực thi chính sách chưa hiệu quả và triệt để. Nguồn lực thực hiện quản lý tài nguyên, bao gồm con người, kinh phí lẫn trang thiết bị còn hạn hẹp. Các quy hoạch, chiến lược phục vụ quản lý tài nguyên về lâu dài thiếu tầm nhìn. Có nhiều yếu tố dẫn đến việc người dân không được tham gia trong quá trình hình thành chính sách. Một mặt chính quyền chưa coi trọng vai trò của người dân mặt khác người dân chưa có thói quen và biết được vai trò của mình. Ngoài ra, tổ chức đoàn hội đại diện cho người dân, cụ thể là các hội nghề cá, chưa phát huy được vai trò của mình do chưa tổ chức chặt chẽ, năng lực còn kém, chưa được chính quyền quan tâm đúng mức, hoạt động chưa hiệu quả. Các hội nghề cá vốn là tập hợp các thành viên/các hộ có các hoạt động đánh bắt, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản tại các địa phương, trong đó vùng đầm phá được chú trọng hơn cả. Do đặc thù như vậy nên các hội có những khó khăn nhất định. Một khó khăn chung nhất là trước đây cư dân đánh bắt không có nơi ở ổn định nên ít được học hành, dẫn đến trình độ học vấn thấp, từ đó khó có thể tìm ra được người điều hành tốt. Bên cạnh đó, người dân đầm phá vốn quen lênh đênh sông nước nên nếp sống tự do, ít có thói quen sinh hoạt đoàn hội, khiến họ ít có cơ hội được tiếp cận thông tin nói chung và các chính sách quản lý tài nguyên đầm phá nói riêng cũng như ít có cơ hội trình bày những nguyện vọng về nghề nghiệp đến chính quyền địa phương, vậy nên chi hội chưa có tiếng nói đủ mạnh và khó tổ chức các hoạt động tập thể khác. 2.2. Dự án có hợp phần thúc đẩy quyền và tăng năng lực cho phụ nữ và trẻ em Ngoài việc chịu ảnh hưởng chung của môi trường đầm phá ô nhiễm và nguồn tài nguyên cạn kiệt, phụ nữ và trẻ em ở khu vực đầm phá còn phải đối mặt với sự bất bình đẳng. Vị thế của phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội thấp hơn so với nam giới. Mặc dù tỷ lệ hai giới trong lực lượng lao động ngang nhau, nhưng nghề nghiệp khác nhau. Theo Cục thống kê lao động thì phụ nữ có phạm vi công việc tương đối nhỏ chẳng hạn như bủa lưới, làm thuê, buôn bán hoặc ở nhà chăm sóc con cái. Trong khi đó nam giới có thể tham gia vào nhiều công việc khác nhau, những công việc mà nam giới thường làm cho thu nhập cao hơn so với nữ giới. Chính vì thế nam giới thường có khuynh hướng làm những nghề nghiệp có khả năng nâng cao vị thế của họ trong gia đình, đồng thời nghề nghiệp và thu nhập cho phép họ có quyền lực hơn trong gia đinh. Trong khi đó phụ nữ chủ yếu làm những công việc mang lại thu nhập thấp nên chưa có vị thế xứng đáng trong gia đình. Do vậy, công việc ngoài xã hội xưa nay do nam giới đảm nhận, vì thế công việc nội trợ - chăm sóc nhà cửa, con cái được xác định là công việc của phái nữ. Sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động sản xuất vẫn chưa mang lại thay đổi tích cực về vai trò, trách nhiệm của họ trong gia đình. Ngoài ra, trình độ học vấn của phụ nữ thường thấp hơn nam giới. Tỷ lệ phụ nữ ở nơi đây biết đọc và viết rất thấp. Chính điều này đã làm cho tiếng nói và vị thế của họ trong gia đình cũng như trong cộng đồng chưa cao. Hầu như không ai lắng nghe tiếng nói của họ và ý kiến của họ thường được xem là thứ yếu. Chính vì vậy, phụ nữ ít được quyền kiểm soát và ra quyết định các vấn đề trong gia đình và xã hội, đặc biệt những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của họ. Có nhiều nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng giới. Nguyên nhân thứ nhất trực tiếp là trình độ học vấn của phụ nữ thấp hơn nam giới. Điều này cũng xuất phát từ những định kiến xã hội dành cho phụ nữ. Những định kiến này thường do phong tục tập quán. Xã hội đã quy định giáo dục, trường lớp là nơi dành riêng cho nam giới, còn bếp núc là nơi dành riêng cho phụ nữ. Ngoài những định kiến xã hội thì nơi ở trước đây của họ cũng đã có những ảnh hưởng nhất định. Trước đây, họ sống trên thuyền, cuộc sống nay đây mai đó. Chính yếu tố này dẫn đến họ không có điều kiện để đến trường. Theo khảo sát gần đây của chúng tôi thì phụ nữ trong độ tuổi từ 40 đến 50 đều không biết đọc và viết (chiếm 86,67%) số người học ở bậc tiểu học (chiếm 20%) và một số ít là cấp II (2,67%). Nguyên nhân thứ hai là phạm vi giao tiếp hẹp của phụ nữ đối với xã hội bên ngoài. Điều này đã khiến phụ nữ thiếu thông tin và thường e ngại trước mặt người khác. Hầu hết những cuộc họp ở cộng đồng hay buổi tập huấn đều do nam giới đảm đương. Phụ nữ chỉ ở nhà và có được thông tin thông qua người chồng. Chính yếu tố này dẫn đến, nam giới nghĩ rằng mình luôn vượt trội hơn nữ giới. Qua phân tích nguyên nhân dẫn đến phụ nữ có phạm vi giao tiếp không rộng là: Họ không nhận được sự giúp đỡ, động viên từ gia đình đặc biệt là người chồng. Hầu như những buổi tập huấn, họp thôn người chồng luôn là người tham gia Thiếu tự tin vào bản thân là một cản trở lớn, trình độ học vấn không cao, thiếu cơ hội tham gia vào các hoạt động ở cộng đồng. Gánh nặng công việc gia đình chiếm một khoảng thời gian lớn của phụ nữ. Cam chịu gần như là một trong những bản tính của phụ nữ khiến họ không mạnh mẽ, không giám nói lên suy nghĩ. Nó xuất phát từ quan sát về mẹ và bà nội ngoại. Họ chưa hề có ý nghĩ cãi lại chồng hay không theo ý chồng dù họ hài lòng hay không. Trẻ em thất học và bỏ học sớm cũng đang là vấn đề bức xúc của nhân dân vùng đầm phá. Thực trạng trên ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội của huyện nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Một số em sau khi bỏ học đi lang thang, trộm cắp gây mất trật tự trị an thậm chí bị lạm dụng và bóc lột sức lao động. Có nhiều nguyên nhân nhưng đáng kể nhất là do gia đình đông con, thiếu môi trường học tập và bản thân các em thiếu ý thức về việc học. Trên thực tế, gia đình đông con dẫn tới việc cha mẹ chỉ chú tâm lo đến vấn đề kinh tế, kiếm đủ cái ăn cái mặc mà không quan tâm nhiều đến việc học hành của con cái. Một bộ phận trẻ em đầm phá thường tranh thủ thời gian nghỉ hè, nghỉ tết đến các thành phố lớn để bán vé số, bán hoa hay làm phụ thợ may cho các xưởng tư nhân kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ. Một số khác, thường giúp đỡ bố mẹ các công việc gỡ lưới tầm 3 - 6 giờ sáng; nên khi đến trường học rất mệt mỏi, khó tiếp thu bài vở hay hoàn thành tốt bài tập. Chính vì vậy, khiến tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi từ 11-15 nghỉ học càng nhiều. Bố mẹ thiếu sự quan tâm, động viên con cái học hành, thậm chí còn chấp nhận để các em lao động kiếm tiền sớm đã dẫn đến ý thức về việc học của các em dần dần bị mai một. Cụ thể là, ở gia đình, các em không có sự hướng dẫn và định hướng đúng đắn của cha mẹ khiến các em có những suy nghĩ lệch lạc, cho rằng việc kiếm tiền trước mắt quan trọng hơn việc “dùi mài kinh sử”. Từ đó, các em lơ là việc học, không theo kịp bài vở ở lớp, chán nản rồi bỏ học. Rõ ràng, gia đình chưa thật sự tạo ra một môi trường học tập tốt cho trẻ em. Bố mẹ một mặt do trình độ thấp, mặt khác lại thiếu trách nhiệm giáo dục ý thức về việc học tập cho con cái, mọi thứ ‘khoán trắng’ cho nhà trường, kết quả là các em hầu như không có ý chí phấn đấu, xem việc học như nghĩa vụ chứ không phải là mục tiêu phấn đấu cho tương lai bản thân. Thêm vào đó, nhiều em bỏ học do thiếu ý thức học tập. Trẻ em trong độ tuổi từ 12-15 thường bắt đầu có những chuyển biến khá rõ về mặt tâm lý, bắt đầu biết làm dáng và quan tâm nhiều đến giới tính, bạn bè. Hơn nữa, việc tiếp xúc nhiều với thế giới/phương tịên giải trí ngày càng phong phú bên ngoài khiến các em cảm thấy việc học trở nên nặng nề và không còn ý nghĩa. Internet và những trò chơi điện tử mới mẻ, những người bạn có tiền để chưng diện cộng với tâm sinh lý dậy thì cũng là nguyên nhân khiến các em đua đòi, muốn kiếm tiền để được như bạn bè mình, và bỏ học như là hệ quả tất yếu. 2.3. Mảng hoạt động dành cho phụ nữ TT HOẠT ĐỘNG KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI 1 Tập huấn về giới và vai trò giới - Tổ chức ở thôn Cự Lại Bắc xã Phú Hải và thôn Định Cư Lương Viện xã Phú Đa với 3 lần tập huấn, mỗi xã gần 30 người tham gia trong đó có 15 nam và 15 nữ ở Định Cư Lương Viện 1 lần, riêng ở phú Hải tổ chức 2 lần tập huấn trên cùng một nội dung, sỡ dĩ như vậy do ở đây thời gian của người dân phải đi làm cả ngày nhưng trên hết là do trình độ văn hóa thấp (Đa phần người tham gia tập huấn không biết chữ, chiếm 60%). - Đến cuối đợt tập huấn, người dân cả 2 thôn có được kiến thức cơ bản về giới và vai trò giới. Tuy nhiên trình độ văn hóa ở thôn Định Cư Lương Viện cao hơn, thành phần tham gia đều là người trong hội viên của mảng nghề cá, mảng trẻ em, phụ nữ và một số người dân nên tiếp nhận thông tin tốt hơn. Còn ở thôn Cự lại Bắc do thời gian cũng như trình độ còn hạn chế nên phải se nhỏ nội dung với nhiều thời gian hơn. - Nhìn chung hiệu quả từ tập huấn đốí với bà con là rất tốt, họ đã hiểu được công việc của nhau từ đó thấy được vai trò, trách nhiệm của mỗi giới. Thông qua hoạt động tập huấn, mỗi giới hiệu, thông cảm, chia sẻ và tôn trọng nhau hơn. - Hoạt động tập huấn có ý nghĩa, tác động rất lớn tới nhận thức, hành vi và ứng xử của cộng động, của mỗi giới.Lâu nay đàn ông cứ nghĩ phụ nữ chẳng làm được việc gì, họ cho rằng việc nhà, nuôi con, chăm sóc gia đình là thiên chức của người vợ nên họ xem nhẹ vai trò của phụ nữ. - Nhưng từ ngày được tham gia lớp tập huấn họ dần dần hiểu rõ hơn về công viêc, vai trò của người vợ trong gia đình. Từ đó người chồng giảm tính gia trưởng, tôn trọng ,yêu thương vợ và tạo điều kiện cho chị em tham gia các hoạt động xã hội - Đối với chị em phụ nữ, hoạt động tập huấn không chỉ là nâng cao nhận thức mà là nơi để chị em được giải tỏa tinh thần, mệt mỏi sau những ngày lao động vất vả (hoạt động tập huấn lồng ghép với tổ chức trò chơi, văn hóa, văn nghệ) nhưng ý nghĩa hơn cả chị em hiểu được giá trị của bản thân, thấy được vai trò, vị trí của mình trong gia đình. Để từ đó tự tin tham gia vào các hoạt động của gia đình, cộng đồng và xã hội 2 Phân biệt đối xử giới - Tổ chức tập huấn ở thôn Định Cư Lương Viên tại xã Phú Đa với 30 người tham gia trong đó có 15 nam và 15 nữ. - Thông qua hoạt động tập huấn bà con nhận thức được những suy nghĩ, quan niệm, lời nói hay hành vi lâu nay rất đỗi vô tư của bản thân mình đã gây nên tình trạng phân biệt đối xử giới (chủ yếu là nam giới phân biệt với phụ nữ, cha mẹ phân biệt đối xử giữa con trai và con gái) Từ đó họ hiểu rằng mọi sự phân biệt đối xử đều làm phương hại, gây cản trợ đến những người thân yêu. - Có thể nói quan niệm phân biệt đối xử giới có tính chất truyền thống của người việt nam (nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô) nên để thay đổi nó cần có thời gian và liên tục. - Nội dung phân biệt đối xử giới được tập huấn ở một cộng đồng thiệt thòi - cộng đồng vạn đò tái định cư mà dễ tổn thương nhất là phụ nữ và trẻ em gái nên ý nghĩa của nó vô cùng to lớn. - Thông qua tập huấn giúp bà con nhất là nam giới biết chia sẻ, quan tâm, chăm sóc và tôn trọng phụ nữ hơn - Đặc biệt ý nghĩa là cộng đồng nhận thức được phải tạo điều kiện và cơ hội như nhau để mọi người trong cộng đồng, nhất là phụ nữ và em gái để cùng nhau phát triển. 3. Họat động TKTD Kết thúc dự án SFIC- Dự án đã chuyển giao cho BQL quỹ tiết kiệm 3 xã Vinh Phú, Vinh Hà, Phú Diên chịu trách nhiệm quản lý - BQL quỹ TKTD tại 3 xã đã hòan tòan chủ động trong việc xét quay vòng vốn, nâng vốn vay từ 1.000.000/ người lên 1.500.000, 2.000.000 thậm chí là 3.000.000/ người thông qua sự tham gia đóng góp ý kiến của cộng đồng dân cư đối với các thành viên tham gia trả lãi và góp tiết kiệm tốt. - BQL quỹ đã rất linh hoạt trong việc giải ngân tiết kiệm kịp thời và đúng thời điểm cho bà con. Điều này đã thu hút nhiều bà con tự nguyện tham gia đóng tiết kiệm, và nâng số tiền đóng tiết kiệm từ 1000 đ/ người lên 2000 đ/ người. - Khi đánh giá về sự quản lý của BQL quỹ tại cộng đồng, Ban lãnh đạo các xã đều đánh giá rất cao năng lực của các thành viên trong BQL quỹ; - Trong thời gian qua số lượt thành viên được quay vòng vốn vay là 360 lượt thành viên. - Cụ thể trong năm 2009, quỹ TKTD Vinh Hà giải ngân thêm cho 68 lượt thành viên, Vinh Phú giải ngân thêm cho 25 lượt thành viên và Phú Diên là 10 luợt thành viên vay vốn. Tổng quan địa bàn nghiên cứu Xã Phú Đa có diện tích tự nhiên là 29,90km2, và dân số là 10.744 người. Nền kinh tế dựa vào nông nghiệp và ngư nghiệp. Trong đó, nông nghiệp chủ yếu là sản xuất lúa với diện tích canh tác lúa đông xuân: 1251,7 ha, diện tích canh tác lúa hè thu: 456 ha, còn diện tích đất gieo trồng cây hoa màu là: 101,8 ha. Một số diện tích gieo trồng chưa chủ động được nước tưới. Hoạt động ngư nghiệp chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản và khai thác thuỷ sản trên đầm phá, không có hộ nào đi đánh bắt biển. Toàn xã có 8 thôn, trong đó có 03 thôn ngư nghiệp với 01 thôn là dân cư thuỷ diện định cư. Đây là bộ phận dân cư chính đang có hoạt động khai thác thuỷ sản trên đầm phá. Sản lượng thuỷ sản của toàn xã trong 6 tháng đầu năm 2008 ước tính là 55 tấn, đạt 45,8% kế hoạch cả năm, giảm 10 tấn so với cùng kỳ năm trước. Với diện tích đầm phá gần 2900km2, hiện tại ngư dân ở đây chủ yếu chỉ đánh bắt bằng các ngư cụ di động như: nghề đáy lừ và lưới, còn ngư cụ cố định thì rất ít, chỉ có 02 trộ sáo. Trên địa bàn xã có 01 thôn định cư được thành lập vào năm 1985, nằm giữa địa bàn thôn Lương Viện và Viễn Trình. Thôn có 150 hộ, trong đó có 48 hộ nghèo và hiện tại vẫn còn 07 hộ đang sống trên đò. Trên thực tế, khu định cư đã có khung cấp hành chính nhưng chưa được công nhận là thôn. Trong 150 hộ thì có 20 hộ là tham gia nuôi trồng, còn lại là đánh bắt thuỷ sản. Chi hội phụ nữ thôn đã được thành lập và có nhiều hoạt động bổ ích. Trong thời gian qua, chi hội đã tham gia những hoạt động phong trào như: đóng góp hội phí, quỹ hội, tự nguyện giúp đỡ những chị em gặp khó khăn, ngoài ra chi hội cũng còn là nơi để triển khai chủ trương từ xã như: quỹ tiết kiệm, bình đẳng giới, kế hoạch hoá gia đình, các phong trào thi đua, vay vốn xoá đói giảm nghèo... CHƯƠNG II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Thực trạng đời sống của các hộ dân thôn định cư Lương Viện Tình hình kinh tế: Thôn định cư được thành lập vào năm 1985, nằm giữa địa bàn thôn Lương Viện và Viễn Trình. Thôn có 150 hộ, trong đó có 48 hộ nghèo và hiện tại vẫn còn 07 hộ đang sống trên đò. Trên thực tế, khu định cư đã có khung cấp hành chính nhưng chưa được công nhận là thôn. Trong 150 hộ thì có 20 hộ là tham gia nuôi trồng, còn lại là đánh bắt thuỷ sản. Tính chất của công việc khiến cho người dân thôn định cư có nhiều thay đổi khác xa so với cuộc sống trên cạn của các vùng ngư nghiệp khác. Hầu hết các hộ đều làm nghề đánh bắt, và nuôi trồng. Nhiều hộ gia đình còn làm thêm các nghề phụ như thợ nề, làm công nhân và nhiều người đi làm ăn xa trên các vùng của cả nước. Nguồn vốn tự nhiên của các hộ dân, ngoài đầm phá ra còn có một ít diện tích đất canh tác nhỏ trong vườn không đáng kể để sản xuất một số cây rau màu. Thu nhập từ trên đầm phá vẫn là chính và quanh năm suốt tháng người dân chuyển đổi ngư cụ trên đầm để đánh bắt phù hợp sinh vật và con nước. Về cơ sở hạ tầng: Sau khi được chuyển lên bờ từ năm 1985, các hộ dân nằm trong chương trình hổ trợ của chính quyền huyện Phú Vang và dự án đã tạo điều kiện về cấp đất, hỗ trợ và cho vay một phần vốn để xây dựng nhà cửa. Các con đường dẫn vào thôn được bê tông hóa, xây dựng được nhà cộng đồng, nhà sinh hoạt thôn. Nhà ở được xây dựng kiên cố, phương tiện sinh hoạt trong các hộ ngày càng được cải thiện. . Trong thời gian trước khi mới lên tái định cư, người dân gặp phải rất nhiều khó khăn. Trước hết về môi trường sống thay đổi, về văn hóa và các mối quan hệ chưa dễ dàng thích nghi. Trong khi đó, các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục người dân chưa được và chưa dễ dàng tiếp cận. Và đồng thời, cùng với các đặc điểm về nhân khẩu như đông con, mù chữ, đau yếu dịch bệnh, ô nhiễm môi trường là những vấn đề người dân đang đối mặt và nguy cơ tái hiện và trở về cuộc sống cũ lênh đênh trên đầm phá là có thể xảy ra. Mặc dù bước đầu các hộ dân gặp rất nhiều khó khăn, song dần dần nhờ vào sự quan tâm của chính quyền các cấp và sự can thiệp của các dự án nên các hộ dân ở đây đã từng bước ổn định cuộc sống. Riêng đối với phụ nữ của thôn: Chi hội phụ nữ thôn đã được thành lập và có nhiều hoạt động bổ ích. Trong thời gian qua, chi hội đã tham gia những hoạt động phong trào như: đóng góp hội phí, quỹ hội, tự nguyện giúp đỡ những chị em gặp khó khăn, ngoài ra chi hội cũng còn là nơi để triển khai chủ trương từ xã như: quỹ tiết kiệm, bình đẳng giới, kế hoạch hoá gia đình, các phong trào thi đua, vay vốn xoá đói giảm nghèo 2.2. Tình hình chung và những hiểu biết về thái độ, nhận thức, quan điểm của phụ nữ thôn đối với quyền và năng lực. 2.2.1. Tình hình chung: Vị thế của phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội thấp hơn so với nam giới. Mặc dù tỷ lệ hai giới trong lực lượng lao động ngang nhau, nhưng nghề nghiệp khác nhau. Theo Cục thống kê lao động thì phụ nữ có phạm vi công việc tương đối nhỏ chẳng hạn như bủa lưới, làm thuê, buôn bán hoặc ở nhà chăm sóc con cái. Trong khi đó nam giới có thể tham gia vào nhiều công việc khác nhau, những công việc mà nam giới thường làm cho thu nhập cao hơn so với nữ giới. Chính vì thế nam giới thường có khuynh hướng làm những nghề nghiệp có khả năng nâng cao vị thế của họ trong gia đình, đồng thời nghề nghiệp và thu nhập cho phép họ có quyền lực hơn trong gia đinh. Trong khi đó phụ nữ chủ yếu làm những công việc mang lại thu nhập thấp nên chưa có vị thế xứng đáng trong gia đình. Do vậy, công việc ngoài xã hội xưa nay do nam giới đảm nhận, vì thế công việc nội trợ - chăm sóc nhà cửa, con cái được xác định là công việc của phái nữ. Sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động sản xuất vẫn chưa mang lại thay đổi tích cực về vai trò, trách nhiệm của họ trong gia đình. Ngoài ra, trình độ học vấn của phụ nữ thường thấp hơn nam giới. Tỷ lệ phụ nữ ở nơi đây biết đọc và viết rất thấp. Chính điều này đã làm cho tiếng nói và vị thế của họ trong gia đình cũng như trong cộng đồng chưa cao. Hầu như không ai lắng nghe tiếng nói của họ và ý kiến của họ thường được xem là thứ yếu. Chính vì vậy, phụ nữ ít được quyền kiểm soát và ra quyết định các vấn đề trong gia đình và xã hội, đặc biệt những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của họ. Đáng báo động là độ tuổi từ 40 đến 50 đều không biết đọc và viết (chiếm 86,67%) số người học ở bậc tiểu học (chiếm 20%) và một số ít là cấp II (2,67%). Trình độ học vấn được thể hiện: Biểu đồ1. Trình độ học vấn của phụ nữ độ tuổi 40-50 2.2.2. Những hiểu biết ban đầu: Khi được hỏi về những vấn đề như bạo lực gia đình, bình đẳng giới, bạo lực gia đình…thì chỉ một số ít người biết được một vài vấn đề, còn đại đa số không biết hoặc chưa bao giờ nghe nói đến dù chỉ một lần. Thời điểm trước khi mới lên bờ tái định cư, những người phụ nữ có lẽ không bao giờ nghĩ đến mình đang ở và có được như thời điểm hiện tại. Và trước đó họ chỉ biết làm sao lo cho miếng cơm manh áo hằng ngày nơi cuộc sống nổi trôi gắn với những cái nghề phụ thuộc vào sự lên xuống của con nước. Nhận thức cửa chị em về các vấn đề bên ngoài xã hội hết sức thấp. Như đã phân tích trên, có rất nhiều yếu tố làm hạn chế đến nhận thức, hiểu biết và những quyền cơ bản của mình. Trước hết phải kể đến điều kiện và hoàn cảnh sống. Cuộc sống nghèo khổ đã cắt đi những hiểu biết, lấy đi của người phụ nữ đầm phá rất nhiều. Trong khi chưa kể đến các yếu tố như văn hóa chi phối. Người phụ nữ cứ nghĩ thân phận của mình là gắn với ở nhà và nuôi con cái, cho nên không chỉ có những người thân trong gia đình, làng xóm mà ngay cả bản thân các chị em vẫn nghĩ vậy. Cho nên, trên 90% chị em không tham gia bất kỳ cuộc hội họp nào trong thôn là điều tất yếu. 2.2.3. Những thay đổi cơ bản trong quá trình triển khai dự án Trước hết phải kể đến tinh thần phấn khởi của hầu hết các hộ dân nói chung và chị em thôn nói riêng khi được lên bờ tái định cư. Điều họ vẫn không nghĩ một ngày lại xảy ra với mình. Với sự quan tâm của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, cùng với dự án, họ thấy an tâm và hạnh phúc hơn khi được sống trên đất liền. Để giúp người dân nắm vững và hiểu biết về các vấn đề cơ bản của cuộc sống, dự án “phát triển mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường và thúc đẩy quyền trẻ em và phụ nữ”do tổ chức ICCO Hà Lan tài trợ đã mang lại cho nhận thức của người dân nói chung và người phụ nữ nói riêng rất nhiều thay đổi. Có thể nói đáp ứng nguyện vọng của dân là một yếu tố quan trọng có ý nghĩa về nhiều mặt. Từ khi lên bờ tái định cư đến nay, họ luôn nhận được sự quan tâm từ nhiều mặt của chính quyền nói chung và dự án nói riêng. Với mục tiêu của dự án là hổ trợ sính kế và nâng cao năng lực cho dân thông qua công tác tập huấn, hướng dẫn và đồng hành với người dân trong quá trình tham gia sản xuất, định hướng cho dân khai thác một cách bền vững trên đầm phá và các chiến lược phát triển sinh kế bền vững. Về cơ sở vật chất, dự án phối hợp với chính quyền đại phương xây dựng nhiều công trình có ý nghĩa, như đường sá, nhà cộng đồng, các công trình tập thể, và yếu tố thành công chính là vận động thành lập được các chi hội trong thôn như hội nghề cá, hội phụ nữ và các hoạt động dành cho trẻ em vùng đầm phá. Trong số các hoạt động của dự án phải kể đến hiệu quả và lợi ích từ các buổi tập huấn của dự dành cho người dân, trong đó có phụ nữ. Các nội dung như vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, chương trình về giới, vấn đề bạo lực gia đình, lập kế hoạch sản xuất và còn rất nhiều nội dung khác được dự án triển khai. Nhiều chị em phụ nữ trước đây không biết gì về các vấn đề trên, tuy nhiên từ khi dự án truển khai đã nắm vững và tích cực tham gia, làm cho đời sống gia đình được phát triển hơn và đi lên với xu thế chung của xã hội. Các tập huấn viên được dự án mời là những người có kinh nghiệm và các chuyên gia đầu ngành nên chất lượng tập huấn rất cao. Mặc dù trình độ của người dân, mà đặc biệt là chị em có hạn, nhưng với kinh nghiệm và nhiệt tình của các chuyên gia thực hiện dự án nên người dân cơ bản nắm vững các nội dung và mục tiêu dự án đề ra. Chị Lê Thị Ký là người tiêu biểu, trước đây sống dưới đầm phá không biết chi đến chuyện và việc bên ngoài xã hội. Thế nhưng bây giờ chị dã trở thành một cộng tác viên dân số, là hội trưởng hội phụ nữ thôn tham gia các phong trào và vận động chị em vào trong chi hội. Từ đó đến nay, chi hội phụ nữ thôn định cư Lương Viện đã đạt được nhiều thành tích được chính quyền huyện và dự án ghi nhận Trong thời gian qua, tính từ khi thành lập cho đến nay, chi hội phụ nữ đã tổ chức và tham gia nhiều hoạt động, nhiều phong trào của thôn cũng như của xã có chất lượng và đạt nhiều thành tựu. Điều đó được thể hiện thông qua những ghi nhận đóng góp của UBND huyện và xã Phú Đa. Thông qua đóng góp và tổ chức các chương trình để gây quỹ, cho nên hàng năm vào các ngày lễ như 8/3 hoặc 20/10, chị em thôn đều tổ chức các buổi liên hoan rất phấn khởi và chất lượng, tổ chức thăm hỏi động viên lẫn nhau. Tham gia các chương trình như hiếm máu nhân đạo, tham gia quyên góp làm từ thiện, tuyên truyền vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Mặc dù mang tính phong trào, song qua đó cũng cho thấy tình đoàn kết và tính hiệp thông của chị em rất cao. Nhiều chị em đã trở thành cán bộ nòng cốt và tiên phong, tạo nên một khối đoàn kết để tuyên truyền và vận động chị em khác tham gia phong trào chung vì sự phát triển của gia đình và xã hội. Bên cạnh nắm các kiến thức cơ bản, nhiều chị em còn vận dụng rất thiết thực và hiệu quả vào trong đời sống, trong sản xuất và trong các khía cạnh khác. Trước đây, đa số các chị em đều sinh đông con. Có thể có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sinh đông con, tuy nhiên một thực tế là các chị em không biết về các vấn đề như thực hiện các biện pháp tránh thai. Chị Lê thị Mơi tâm sự: trước đây tôi chẳng biết có cách nào để không sinh con đông cả, chỉ biết và nghe nói đến vấn đề dặt vòng. Nhưng sức khỏe yếu nên không thực hiện, và vì thế gia đình tôi rất đông con. Cho nên gia đình rất khổ, kinh tế khó khăn, con cái không được học hành. Bây giờ nhờ có dự án nên tôi biết và hiểu ra rất nhiều. Điều này với tôi cũng chưa muộn và đặc biệt cho các chị em đang trong thời kỳ sinh đẻ, sắp và mới lập gia đình. 2.3. Những khó khăn và thuận lợi của người dân trong quá trình tham gia các buổi tập huấn 2.3.1. Những thuận lợi: Đa số các buổi tập huấn được tiến hành vào khoảng thời gian thuận lợi nhất cho người dân, cho chị em, vì vậy các chị than gia đầy đủ và nhiệt tình. Những người tham gia tập huấn đều gần gủi, có kinh nghiệm nắm bắt và hiểu biết về đời sống của chị em nên người dân dễ dàng tiếp cận. Biểu đồ 2: Mức độ tham gia các buổi tập huấn Các phương pháp tập huấn đều áp dụng cho cộng đồng nên việc sử dụng các công cụ đơn giản giúp chị em nắm bắt nhanh và vững các vấn đề. Trong quá trình đó, chị em được trao đổi và mạnh dạn nhằm mổ xẻ và nắm bắt vấn đề một cách nhanh chóng. Các chị em tham gia các buổi tập huấn đều được hỗ trợ một số kinh phí nhất định. Và điều quan trọng hơn cả là tất cả chị em đều mong muốn được hiểu biết và nắm bắt những kiến thức từ các buổi tập huấn mang lại. 2.3.2. Những khó khăn: Mặc dù trong quá trình triển khai các buổi tập huấn của dự án, người dân có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng gặp một số khó khăn nhất định như sau: Trước hết, các chị em ban đêm phải đi làm đầm, sáng sớm còn phải ra chợ, cho nên nhiều chị em không tham gia được các buổi tập huấn. Trình độ của một số chị em có hạn nên tiếp thu vấn đề còn hạn chế. Một số nội dung của chương trình dự án không đáp ứng cho tất cả các chị em được tham gia đầy đủ, bên cạnh đó, do đặc điểm địa bàn xa nên nhiều chị em gặp khó khăn đi lại trong quá trình tham gia tập huấn. Một số nội dung tập huấn các chị em không nắm bắt kịp trong khoảng thời gian ngắn do trình độ nhận thức còn thấp. Ngoài ra, nhiều hoàn cảnh khách quan khác chi phối khiến các chị không tham gia được các buổi tập huấn. Nội dung các chương trình tập huấn hợp phần phụ nữ của dự án 2.4.1. Các hoạt động chính: Các hoạt động phụ nữ tập trung vào công tác nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới và vai trò của họ trong sản xuất, sinh sản và bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên. Các hoạt động chi tiết xin xem ở phụ lục 2. Về cơ bản nó bao gồm các hoạt động sau: Cung cấp khóa tập huấn về giới và vai trò của giới Cung cấp các phương pháp phân tích về giới như là cơ hội để phát triển về Quyền quản lý và ra quyết định trong gia đình. Tổ chức tập huấn, phổ biến về phương pháp / công cụ phân tích giới, luật bình đẳng giới, luật chống bạo lực gia đình và các công ước quốc tế về bình đẳng giới Tập huấn về Lập kế hoạch và sản xuất kinh doanh Cung cấp dịch vụ, hướng dẫn phân tích, quản lý tài sản tái sản xuất và bảo vệ sức khỏe. Tập huấn cho phụ nữ cách đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ góp ý để phát triển kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường ở địa phương Tập huấn các kỹ năng giới thiệu, giao tiếp và làm việc theo nhóm có cả nam và nữ. Thương thuyết với các tổ chức khác để phụ nữ có vị thế cao hơn trong việc đề ra những quyết định của họ. Các nội dung trong chương trình của dự án rất phong phú trên mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Dưới đây là một vài nội dung: Nội dung: Tập huấn về giới, vai trò giới Kết quả Tổng số người tham gia: 90 Tổng số người hưởng lợi: 90 Đến cuối đợt tập huấn, người dân cả 2 thôn có được kiến thức cơ bản về giới và vai trò giới. Từ đó mỗi giới hiểu, thông cảm và chia sẻ, trách nhiệm với nhau trong công việc, trong giáo dục con cái đặc biệt tôn trọng trong nhau suy nghĩ và ứng xử. Thuận lợi và khó Thuận lợi : - Được chính quyền cũng như người dân tạo điều kiện, hợp tác tốt trong tất cả mọi hoạt đông triển khai từ hoạt động phát tờ rơi, áp phích cho đến phát thanh hay tập huấn. - khó khăn: Thời gian của người dân phải đi làm cả ngày nhưng trên hết là do trình độ văn hóa thấp (Đa phần người tham gia tập huấn không biết chữ, chiếm 60%) Các lớp tập huấn được tổ chức có thể theo nguyện vọng của chị em. Ngoài ra, nội dung tập huấn không chỉ dành cho phụ nữ và chỉ có phụ nữ tham gia mà còn cả nam giới tham gia Nội dung: Phân biệt đối xử giới Kết quả: - Tổ chức tập huấn ở thôn Định Cư Lương Viên tại xã Phú Đa với 30 người tham gia trong đó có 15 nam và 15 nữ. - Thông qua hoạt động tập huấn bà con nhận thức được những suy nghĩ, quan niệm, lời nói hay hành vi lâu nay rất đỗi vô tư của bản thân mình đã gây nên tình trạng phân biệt đối xử giới (chủ yếu là nam giới phân biệt với phụ nữ, cha mẹ phân biệt đối xử giữa con trai và con gái) Từ đó họ hiểu rằng mọi sự phân biệt đối xử đều làm phương hại, gây cản trợ đến những người thân yêu. Tác động xã hội: - Có thể nói quan niệm phân biệt đối xử giới có tính chất truyền thống của người việt nam (nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô) nên để thay đổi nó cần có thời gian và liên tục. - Nội dung phân biệt đối xử giới được tập huấn ở một cộng đồng thiệt thòi - cộng đồng vạn đò tái định cư mà dễ tổn thương nhất là phụ nữ và trẻ em gái nên ý nghĩa của nó vô cùng to lớn. - Thông qua tập huấn giúp bà con nhất là nam giới biết chia sẻ, quan tâm, chăm sóc và tôn trọng phụ nữ hơn - Đặc biệt ý nghĩa là cộng đồng nhận thức được phải tạo điều kiện và cơ hội như nhau để mọi người trong cộng đồng, nhất là phụ nữ và em gái để cùng nhau phát triển Nội dung: Tập huấn phương pháp/công cụ phân tích giới như phương phân tích cơ hội tiếp cận và quyền kiểm soát, quyền ra quyết định Kết quả: Tổng số người tham gia: 79 Tổng số người hưởng lợi:79 Nhờ buổi tập huấn mà trang bị cho các chị em những kiến thức cơ bản về giới, vai trò giới, lợi ích giới. trách nhiệm giới và bình đẳng giới. Từ đó giúp chị em nhận thức đúng đắn, đầy đủ về bản thân để họ tự tin, mạnh dạn và chủ động nắm quyền kiểm soát, quyền ra quyết định cũng như quyền được tiếp cận các cơ hội từ các chương trình, các dự án phát triển nhằm nâng cao vị thế và vai trò giới trong gia đình nói riêng và xã hội nói chung Tác động xã hội: Được chính quyền cũng như người dân tạo điều kiện, hợp tác, tham gia đầy đủ và nhiệt tình trong tất cả mọi hoạt đông triển khai. +khó khăn: Thời gian dành cho hoạt động quá ít( chỉ từ 8h cho đến 2h) nên không thể truyền đạt hết những kiến thứ cơ bản. Hơn nữa một số chị em mang một tâm thế là “phụ nữ phải chịu thiệt hơn đàn ông” nên họ vẫn còn bàng quang với buổi tập huấn. Nội dung: Phổ biến về Luật bình đẳng giới, luật chống bạo lực gia đình Kết quả: Tổng số người tham gia: 48 Tổng số người hưởng lợi: 165 Để đảm bảo mục tiêu dự án( 70%) người dân hiểu biết về luật, trong tổng số 187 người dân thì phải có 127 người được tiếp cận luật, do kinh phí dự án có hạn nên chỉ tập huấn một nhóm nồng cốt gồm 13 người( 5 nam và 8 nữ) để đi tuyên truyền và phát tờ rơi cho hơn 130 hộ( xã Phú Đa) ngoài ra kết hợp với áp phích và phát thanh. Nhờ đó sau khi tập huấn mọi người đều nhận tờ rơi và ngay ngày mai thì công tác phát tờ rơi được tiến hành, sau 2 ngày công tác phát tờ rơi được hoàn tất với 130 tờ rơi cho 130 gia đình nhờ vậy mà người dân ở thôn đều được tiếp cận với luật phòng chống bạo lực gia đình, chiếm( 70%) và được tiếp cận( 100%) thông qua phát thanh Tác động xã hội: Thuận Lợi Được chính quyền cũng như người dân tạo điều kiện, hợp tác tốt trong tất cả mọi hoạt đông triển khai từ hoạt động phát tờ rơi, áp phích cho đến phát thanh hay tập huấn. - khó khăn: Trong nhận thức của người dân( đa phần đàn ông) đều nghĩ là họp phụ nữ nên khi gọi tới họ e ngại, đùn đẩy làm mất thời gian dẫn đến số nam giới tới ít hơn. Ngoài ra ở thôn Cự Lại Bắc không có nhà cộng đồng nên địa điểm tập huấn luôn thay đổi và vì không có nhà cộng đồng nên người dân thường đi ra vào, một số chị khi đi còn đưa cả con nhỏ nữa nên gây mất tập trung và lộn xôn. 2.4.2. Nhận xét tóm tắt về quá trình thực hiện về kết quả thực hiện một hoạt động của dự án của cán bộ dự án: Mọi người tham gia đầy đủ,nhiệt tình và vui vẻ. Với nội dung tập huấn sức khỏe sinh sản khá thiết thực và cần thiết cho chị em nên chị em mạnh dạn hỏi và nêu các tình huống của bản thân cũng như con cái của mình để giảng viên trả lời và tư vấn cho mọi người nên chị em tham gia trao đổi tích cực. Nhờ buổi tập huấn mà trang bị cho các chị em những kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản, qua đó giúp chị em nhìn thấy những nguy cơ từ lối sống thiếu hiểu biết và thiếu khoa học cũng như những quan điểm lệch lạc, lạc hậu.( như quan niệm khi sinh con là không vệ sinh, không tắm giặt, không ăn những thức ăn nhạt mà nên ăn cơm với muối hoạc cá thịt nhưng phải kho thật mặn hay e ngại khi đi khám phụ khoa và tệ hơn là không quan trọng việc này, để cơ chế tự nhiên lành) Đồng thời thông qua buổi ập huấn này còn giúp chị em hiểu việc sử dụng các biện pháp tránh thai không chỉ là vai trò phụ nữ mà nam giới cũng phải tham gia.( tham gia tránh thai cho phụ nữ như dùng bao cao su hay triệt sản thông qua việc trao đổi, nói chuyện nhẹ nhàng với chồng) -Sự hỗ trợ và tạo điều kiện của các đoàn thể và chính quyền địa phương? Nhìn chung mọi hoạt động đều nhận được sự giúp đỡ của nhiều cán bộ địa phương, đoàn thể, trong đó nhận được sự hỗ trợ đặc biêt của chủ tịch hội phụ nữ, hội viên của phụ nữ và các hội viên của chi hội nghề cá. 2.4.3. Những khó khăn, thuận lợi khi tiến hành tập huấn của dự án Thuận lợi: Trước hết phải kể đến sự hợp tác và giúp đỡ hết sức tận tình của chính quyền thôn, đã tạo điều kiện về thủ tục, giấy tờ để công tác tập huấn được thuận lợi. Bêm cạnh đó là sự hoạt động rất hiệu quả và nhanh nhẹn của các cộng tác viên cộng đồng trong việc vận động nhân lực đến tham gia. Trong quá trình thực hiện được người dân hưởng ứng và tham gia nhiệt tình. Trong các nội dung, người dân nói chung mà chị em nói riêng tham gia trực tiếp trao đổi một cách thẳng thắn, chân thành và cởi mở. Các tập huấn viên nắm vững kiến thức chuyên môn và trao đổi đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người dân. Các dụng cụ và phương tiện hỗ trọ được chuấn bị chu đáo, bên cạnh đó nhà cộng đồng của thôn định cư lương viện khá rộng rãi và đầy đủ bàn ghế cho người tham gia, vì thế các buổi tập huấn được triển khai chất lượng và rất chu đáo. Người dân mà đặc biệt là chị em phụ nữ trước đây rất hạn chế hiểu biết về các vấn đề như sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới, bạo lực trong gia đình…Tuy nhiên bây giờ đã hiểu biết rất nhiều. Bà Phạm Thị Lan trong buổi tập huấn về “giới và vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản” cho chị em tại thôn định cư Lương Viện đã nói rằng: “trước đây tôi cũng một vài lần về làm việc với chị em, nhưng lần này về thật sự bất ngờ trước sự thay đổi. Không chỉ về điều kiện kinh tế mà cả nhận thức của chị em phụ nữ cũng thay đổi rất nhiều. Điều này là dấu hiệu thật đáng mừng cho một chi hội thôn vừa được thành lập trong một thời gian ngắn”. Bên cạnh những thuận lợi thì công tác tập huấn cũng gặp không ít những khó khăn nhất định. Cụ thể như thời gian dành cho hoạt động quá ít( chỉ từ 8h cho đến 2h cho một buổi tập huấn) nên nhiều líc không thể truyền đạt hết những kiến thứ cơ bản cho một nội dung quá nhiều thông tin của các nội dung trong chương trình. Vấn đề hạn chế nữa là các lớp tập huấn không thể tổ chức cho 100% chị em tham gia vì nhiều lý do mà chỉ giới hạn trong khoảng từ 80 thành viên trở lại cho mỗi lớp. Trình độ nhận thức của chị em còn hạn chế trong tiếp nhận thông tin, ngoài ra nhiều chị em do điều kiện đường sá xa xôi nên không đến tham gia các buổi tập huấn. Ngoài ra nhiều chị em ban ngày còn phải đi buôn bán và làm nhiều nghề khác nên cũng không tham gia được. Nguyên nhân thứ hai là phạm vi giao tiếp hẹp của phụ nữ đối với xã hội bên ngoài. Điều này đã khiến phụ nữ thiếu thông tin và thường e ngại trước mặt người khác. Hầu hết những cuộc họp ở cộng đồng hay buổi tập huấn đều do nam giới đảm đương. Phụ nữ chỉ ở nhà và có được thông tin thông qua người chồng. Chính yếu tố này dẫn đến, nam giới nghĩ rằng mình luôn vượt trội hơn nữ giới. Qua phân tích nguyên nhân dẫn đến phụ nữ có phạm vi giao tiếp không rộng là: Họ không nhận được sự giúp đỡ, động viên từ gia đình đặc biệt là người chồng. Hầu như những buổi tập huấn, họp thôn người chồng luôn là người tham gia Thiếu tự tin vào bản thân là một cản trở lớn, trình độ học vấn không cao, thiếu cơ hội tham gia vào các hoạt động ở cộng đồng. Gánh nặng công việc gia đình chiếm một khoảng thời gian lớn của phụ nữ. Cam chịu gần như là một trong những bản tính của phụ nữ khiến họ không mạnh mẽ, không giám nói lên suy nghĩ. Nó xuất phát từ quan sát về mẹ và bà nội ngoại. Họ chưa hề có ý nghĩ cãi lại chồng hay không theo ý chồng dù họ hài lòng hay không. Chị Lê Thị Nở tâm sự: “mỗi lần có dự án về tổ chức tập huấn, nếu được thông báo là tôi tham gia liền. Tuy nhiên nhiều hôm vì gia đình đi làm nghề về muộn hoặc phải đi chợ bán cá không tham gia được tôi thấy tiếc lắm” Ngoài ra còn một số khó khăn khác gặp phải như do đường xa xôi nên thời gian tập huấn bất cập và đôi khi còn phụ thuộc vào thời tiết hoặc mùa màng của người dân, các đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán nó cũng làm ảnh hưởng đến công tác triển khai tập huấn. 2.5. Kết quả mong đợi từ các lớp tập huấn của dự án Trong các buổi tổ chức tập huấn thường có đánh giá trước và sau khi tập huấn của các bộ dự án dành cho các đối tượng tham gia, để nắm bắt tình hình nhận thức và hiểu biết của người tham gia. Kết quả đó được ghi lại làm báo cáo khi kết thúc dự án của cơ quan thực hiện. Theo khảo sát của chúng tôi, khi được hỏi về các kiến thức và kỹ năng nắm được sau các buổi tham gia tập huấn thì phần lớn các chị em đều nắm được, mặc dù trả lời chưa thật biết nhưng cơ bản đã nắm vững, nhiều chị em còn học hỏi lẫn nhau. Một vấn đề rất quan trọng trong các buổi tổ chức tập huấn là đối tương tham gia. Bất kể nội dung nào cũng đều có sự tham gia của cả nam và nữ, điều này không chỉ thể hiện vấn đề bình đẳng giới về hiểu biết mà còn tạo cơ hội để nam nữ, vợ chồng chia sẽ cho nhau. Điều này góp một phần nhỏ vào thành công của mục tiêu dự án. Một báo cáo của cán bộ sự án sau một nội dung tập huấn: Mục tiêu: Đến cuối đợt tập huấn, học viên có được kiến thức cơ bản về giới, vai trò giới. Từ đó có những thay đổi trong nhận thức, hành vi, ứng xử để thực hiện tốt trách nhiệm giới và bình đẳng giới theo tư duy, quan niêm của cộng đồng đầm phá. Kết quả mong đợi: 30 người hiểu biết về giới, vai trò giới . Sau khi tham gia lớp tập huấn bà con có những thay đổi trong ứng xử hằng ngày thông qua hiểu và chia sẻ về công việc, vị trí và vai trò của mỗi giới. Kết quả đạt được: + Trước khi tập huấn: Người dân chưa có kiến thức về giới tính và giới , khi được hỏi “Anh, chị đã từng nghe về giới tính, giới chưa, theo hiểu biết của anh chị thế nào là giới tính, giới?” tất cả bà con đều lắc đầu và trả lời không biết và chưa từng nghe. + Sau khi tham gia lớp tập huấn; Bà con hiểu được về giới, giới tính và phân biệt được giới, sự hiểu đó theo ngôn ngữ của địa phương và theo cách hiểu của cộng đồng đầm phá( như hiểu giới theo nghĩa là đàn ông ở đầm phá thường làm những công việc đánh bắt tôm cá, phụ nữ ở đầm phá thường mang tôm cá đi bán, nhu cầu, sở thích , ứng xử, văn hóa của nam giới ở đầm phá có những cái khắc biệt so với phụ nữ - nam giới phải rắn rỏi, ăn nhiều, khỏe mạnh còn nữ phải lo cơm nước, giặt giũ...và hiểu được giới ở vùng mình khác với các vùng miền khác bà con hiểu theo nghĩa nam giới ở thành phố Huế họ còn làm cơ quan, buôn bán, làm thầyn cô giáo làm những việc không phải là đánh bắt tôm cá - tính đa dạng của giới và ,cộng đồng cũng hiêu được con mình lớn lên nếu được đi học nó sẽ không đánh bắt tôm cá hay đi bán cá nữa mà có thể trở thành thầy, cô, trở thành cán bộ - giới có thể thay đổi được) Đề xuất: Do thời gian cũng như trình độ của cộng đồng còn thấp( nhiều người chưa biết chữ) nên để cộng đồng hiểu được cần có nhiều đợt tập huấn với nội dung phong phú, gần gũi. Để cộng đồng hiểu và nhận thức những nội dung tập huấn nhất là những buổi đầu tập huấn nên cần thiết phải nhắc lại, kiểm tra lại bằng cách lồng ghép vào các nội dung tập huấn khác. Như vậy trong nhiều trường hợp sẽ rất mất thời gian và có thể nội dung tập huấn của ngày hôm đó sã phải tổ chức thêm buổi khác, điều đó cũng có nghĩa là phải thêm kinh phí tập huấn. Phương pháp nay sẽ hạn chế dần sau khi bà con có được những những kiến thức cơ bản. 2.5.1. Ảnh hưởng và tác động đến người dân: Về nhận thức: Trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng, đa phần các chị em đã thay đổi cả về các nhận thức lẫn quan niệm trước đây. Các chị em đều xác định được vai trò vị trí của mình và tầm quan trọng của mình trong xã hội. Các quan điển về sinh con, chăm sóc sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới đều được chị em nhìn nhận đúng thực tế, không chỉ có chị em phụ nữ thay đổi mà cả nhận thức của người chồng cũng đã khác xưa. Điều này cho thấy rằng, môi trường sống và các quan niệm lệch lạc cùng với kém hiêu biết, nếu tác động thay đổi kip thời sẽ giúp cho người dân nhận ra vấn đề và để có cuộc sống tươi đẹp hơn. Về cuộc sống: Vị trí của người phụ nữ trong gia đình được nhìn nhận đúng và có vai trò quan trọng. Gia đình chị Nguyễn Thị Câng trước đây thường xuyên xảy ra cải cọ nhau do người chồng có những quan niệm phong kiến và thiếu hiểu biết, xung quanh làng xóm ai cũng biết và can ngăn nhưng không hiệu quả. Từ khi có dự án về triển khai và tuyên truyền tập huấn, gia đình anh chị đã tham gia các buổi tập huấn của dự án, đặc biệt về nội dung bạo lực trong gia đình. Từ đó đến nay, gia đình anh trở nên sống hòa thuận và yêu thương nhau, hàng xóm láng giềng ai cũng ngạc nhiên và khen ngợi. Về lối sống, các phong tục tập quán và quan niệm: Mặc dù không nắm bắt và hiểu biết nhiều về các quá trình trước, song qua báo cáo của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Huế và một vài báo cáo của chính quyền xã và thôn, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt. Tỷ lệ sinh con đã giảm hẳn trước đây, các quan niệm và hủ tục lạc hậu dần dần được đẩy lùi và xóa bỏ, quan hệ làng xóm được cũng cố và cải thiện. Các tổ chức trong thôn được thành lập để giúp đở nhau tron cuộc sống, trong đó có hội phụ nữ hoạt động rất hiêu quả trong thời gian qua. Tỷ lệ học sinh đến trường cao lên và trong đó, đáng ghi nhận là số lượng sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng có số lượng rất đáng nể đối với một thôn vừa được tái định cư chưa lâu. Các tệ nạn xã hội cũng giảm và nhiều gia đình được công nhận là gia đình văn hóa. Tất cả những vấn đề trên ngoài những tác động của dự án thì nổ lực của người dân là rất lớn và đáng ghi nhận. Điều đó để nói lên rằng, cuộc sống của các hộ dân tại thôn định cư Lương Viện nói chung và chị em phụ nữ nói riêng đang gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ. Nhu cầu nguyện vọng của các chị em phụ nữ Bảng đánh giá nhu cầu tổ chức các buổi tập huấn nâng cao năng lực cho người dân: Do gặp quá nhiều khó khăn trong quá trình bước đầu khi lên tái định cư, cho nên hầu hết người dân, đặc biệt là chị em phụ nữ đều muốn nhu cầu, tiếng nói của mình đến chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng và các ban ngành có liên quan quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ để dần dần ổn định cuộc sống, có điều kiện an cư lạc nghiệp, thích nghi với nhu cầu và cuộc sống mới. Nhất là các chị em phụ nữ muốn được tạo điều kiện để hòa nhập vào trong xã hội, sớm được khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của mình. Người dân rất mong muốn được tham gia nhiều các buổi tập huấn để cũng cố và nâng cao hiểu biết trong cuộc sống. Đặc biệt là các nội dung thiết thực liên quan đến cuộc sống đời thường và diễn ra hàng ngày và nhất là cho chị em phụ nữ-những người dễ bị tổn thương trong xã hội. PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận và định hướng giải pháp Các dự án đang là mối quan tâm của đảng, nhà nước và nhân dân ta, không chỉ có tác động và ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến cuộc sống của người dân và nó còn mang ý nghĩa chiến lược. Không dơn thuần chỉ vì mục đích kinh tế mà nó còn mang ý nghĩa nhân văn. Cho nên mục tiêu phát triển con người luôn được xem là trước hết và hàng đầu. Các mục tiêu quốc gia và dự án đều tập trung đầu tư trên nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vực của dời sống sống nhân dân. Một trong những nhu cầu tiên phong và cần thiết là nâng cao năng lực và hiểu biết cho người dân, đặc biệt là phụ nữ-nhóm những người dễ bị tổn thương trong xã hội. Qua tìm hiểu và đánh giá một số nội dung trong các chương trình hỗ trợ tập huấn của dự án dồng quản lý tài nguyên thúc đẩy quyền phụ nữ và trẻ em do trung tâm khoa học xã hội và nhân văn thực hiện. Trong đó cụ thể đánh giá hợp phần thúc đẩy quyền và tăng năng lực cho phụ nữ vùng đầm phá chúng tôi nhận thấy: Trước hết các dự án được triển khai cho các hộ dân vùng đầm phá ở các thôn tái định cư là vô cùng cần thiết và quan trọng, vì nó có tác động trực tiếp và gián tiếp đến cuộc sống của người dân. Đối với thôn định cư Lương Viện với đặc thù là thôn tái định cư còn mới cho nên, kinh tế còn nhiều khó khăn và thiếu thốn, dân trí thấp, nhận thức của người dân chưa cao, các điều kiện để được hòa nhập với cuộc sống chưa thực sự đồng đều và thuận lợi. Cho nên, hơn bao giờ hết người dân rất cấn thiết đến các chương trình hổ trợ và nâng cao năng lực như trên. Các nội dung trong chương trình tập huấn có nội dung phong phú và đa dạng, đáp ứng được các nhu cầu bức thiết của người dân thôn định cư Lương Viện. Trong đó các nội dung dành cho hợp phần thúc đẩy quyền và tăng năng lực cho phụ nữ rất gần gủi và thiết thực, điều đó tác động rất lớn đến nhận thực, lối sống và những thay đổi căn bản. Cùng với những nổ lực và cố gắng của cả cơ quan thực hiện và người dân thì bước đầu đã đạt được những mục tiêu cơ bản trong tiến trình thực hiện dự án. Người dân mà đặc biệt người phụ nữ đã có bước khởi sắc và thay đổi nhiều so với trước, và trong khoảng thời gian tái định cư cùng với các thôn trong các xã khác của huyện Phú Vang thì thôn định cư Lương Viện cũng đạt được những thành tích khá ấn tượng. Xuất phát từ những lợi thế và nhu cầu thực tế cần thiết đó, dự án cần tăng cường hỗ trợ và có các chương trình thiết thực để người dân được cải thiện hơn nữa cuộc sống. Đối với người dân nói chung mà chị em phụ nữ nói riêng cần tham gia nhiều các buổi tập huấn và các hoạt động của dự án để tăng cường hiểu biết và nâng cao năng lực nhận thức cho bản thân nói riêng, cho gia đình và xã hội nói chung. Các nội dung trong chương trình cũng như các chuyên gia thực hiện đều là những người có kinh nghiệm và uy tín, nội dung được đảm bảo, dễ tiếp cận người dân và mang tính ứng dụng thiết thức cao. Điều đó người dân rất mong được chính quyền và dự án giúp đở thêm không chỉ hiện tại mà còn về lâu dài. Bên cạnh đó người dân cần kịp thời chủ động nắm bắt để chủ động thực hiện cách hiểu quả và mang lại thành công tốt nhất khi dự án kết thúc, đó cũng là mong muốn và mục tiêu của dự án. 2. Kiến nghị Về phía người dân: Các dự án thường được thực hiện trong một thời gian nhất định, vì vậy người dân cần chủ động để tham gia. Đối với hợp phần dành cho phụ nữ của thôn định cư Lương Viện để nâng cao và thúc dẩy quyền cho phụ nữ lại có ý nghĩa quan trọng hơn, vì thế phụ nữ của thôn cần nắm bắt và tận dụng triệt để cơ hội đó. Trong quá trình tham gia, các nội dung trong chương trình cần được chị em áp dụng và triển khai thực hiện, để trong giai đoạn đó kịp thời bổ sung góp ý cho dự án. Đồng thời, có thể còn được dự án can thiệp trong khi đang triển khai thực hiện. Chính quyền và nhân dân địa phương cần hết sức tạo điều kiện giúp đỡ, để các nội dung trong hợp phần của dự án được triển khai một cách thuận lợi và hiệu quả. Về phía người thực hiện dự án: Cần thay đổi nội dung theo từng giai đoạn, từng thời kỳ để phù hợp với nhu cầu, trình độ và nhận thức của chị em phụ nữ. Không nên thực hiện theo kiểu áp đặt mà cần thực hiện theo trưng cầu dân ý để xem phụ nữ thực sự đang cần những kiến thức và thay đổi gì để kịp thời đáp ứng và có những thay đổi phù hợp. Cần kiểm tra theo từng hoạt động để xem hiểu biết và những thay đổi của chị em như thế nào. Bên cạnh đó cần có các hoạt động giám sát và đánh giá để tăng tính hiệu quả trong mỗi hoạt động. Các chuyên gia tham gia tập huấn phải nhiệt tình tâm huyết, có kinh nghiệm chuyên môn và kỷ năng thực hiện cộng đồng, làm sao để tạo ra sự gần gủi để dễ dàng trao đổi chia sẻ và giải quyết các vấn đề có liên quan kịp thời và thõa mãn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn về nâng cao năng lực và quyền cho phụ nữ của dự án phát triển mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường.doc
Luận văn liên quan