Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 – 2009

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Đất đai là tài nguyên đặc biệt và vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất cơ bản và quan trọng nhất của tất cả mọi quá trình sản xuất, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Nó tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế-xã hội, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của mỗi quốc gia, là kết quả đấu tranh hàng ngàn năm của toàn dân tộc, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của loài người. Ngày nay, sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước càng nhanh càng mạnh thì nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng lên. Do đó vấn đề quản lí đất đai càng trở nên càng phức tạp hơn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) là một vấn đề hết sức quan trọng và là một trong 13 nội dung của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là hồ sơ để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi cả nước, đảm bảo đất được sử dụng đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả nhất, là cơ sở để xác định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước Kỳ Anh là huyện nằm ở phía Nam của Tỉnh Hà Tĩnh. Trong những năm gần đây cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì nền kinh tế-xã hội của huyện đang từng ngày phát triển. Quá trình phát triển này đã làm thay đổi các nhu cầu của con người, trong đó có nhu cầu sử dụng đất đai. Người dân xem đất đai như là tài sản quý giá để làm nơi cư trú và dùng đất đai để thực hiện các giao dịch như: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trở nên rất quan trọng, là căn cứ pháp lý duy nhất để người dân sử dụng mảnh đất của mình. Song hiện nay công tác cấp GCN QSDĐ trên địa bàn huyện trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn trong việc đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính. Trên cơ sở đó, được sự đồng ý của Khoa Tài Nguyên Đất và Môi Trường Nông Nghiệp-Trường Đại học Nông Lâm Huế và dưới sự hướng dẫn thầy giáo Thạc Sĩ Trần Văn Nguyện, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 – 2009”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích - Tìm hiểu tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Kỳ Anh giai đoạn 2005 - 2009. - Đánh giá những hiệu quả và hạn chế trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tìm ra những nguyên nhân và biện pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian tới. - Tiếp xúc với công việc thực tế để học hỏi và củng cố kiến thức đã được học ở nhà trường. 1.2.2. Yêu cầu. - Nắm được hệ thống văn bản pháp luật đất đai và các văn bản liên quan. - Thu thập đầy đủ tài liệu và số liệu về việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện. - Tiếp cận thực tế công việc để nắm được quy trình, trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Phân tích đầy đủ, chính xác tiến độ, hiệu quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn. - Đề xuất một số biện pháp có tính khả thi liên quan đến quản lý, sử dụng đất và cấp GCN QSDĐ.

doc50 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6823 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 – 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyện nằm trên quốc lộ 1A nối Hà Tĩnh với các tỉnh Nam Trung bộ và Nam bộ và tỉnh lộ 12 nối liền Kỳ Anh qua Cửa khẩu Cha Lo( Quảng Bình) với nước bạn Lào, Kỳ Anh có vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội và có tầm quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế-xã hội cũng như an ninh quốc phòng của Tỉnh Hà Tĩnh và của các Tỉnh Bắc Trung bộ. 4.1.1.2. Địa hình- địa mạo Kỳ Anh là huyện có địa hình khá phức tạp, với đầy đủ cả 3 dạng địa hình: đồng bằng, ven biển và đồi núi.Trong đó địa hình đồng bằng và ven biển chiếm 20% tổng diện tích tự nhiên, thường bị chia cắt bởi các dãy núi và chủ yếu năm dọc quốc lộ 1A; địa hình miền núi nằm phía đông dãy Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc tụ dần từ Tây sang Đông. Địa hình đồi núi chiếm trên 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đồi núi dốc cao. 4.1.1.3. Khí hậu thời tiết Kỳ Anh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc Trung Bộ và được chia làmhai mùa rõ rệt là mùa mưa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và mùa khô nóng từ tháng 4 đến tháng 9. Nhìn chung Kỳ Anh có nền nhiệt độ trung bình cao, nhiệt độ trung bình hàng năm là 250C, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 7 khoảng 40,4oC, nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 12 hoặc tháng 3 khoảng 7,5oC Kỳ Anh có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000mm và phân bố không đồng đều trong năm chủ yếu là từ tháng 10 đến tháng 12 4.1.1.4. Cảnh quan và môi trường 4.1.1.4.1. Cảnh quan Do yếu tố vị trí địa lý, địa hình phức tạp và sự hội tụ của yếu tố lịch sử ngàn đời nên huyện Kỳ Anh có cảnh quan tương đối đẹp như: Bãi biển Kỳ Ninh, Đèo Ngang, Đền thờ bà Nguyễn Bích Châu… 4.1.1.4.2. Môi trường Tuy là một huyện mới bắt đầu phát triển trong vài năm trở lại nhưng những hậu quả mà con người để lại trước đây đã phần nào gây ảnh hưởng cho môi trường. Đối với môi trường đất, do trình độ thâm canh thấp và chưa có ý thức bảo vệ môi trường nên các hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân đã làm cho đất bị suy thoái, chủ yếu là quá trình xói mòn, rửa trôi. Thêm vào đó do tập quán canh tác lạc hậu, đã làm rừng suy giảm cả về diện tích lẫn chất lượng, kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học (có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm bị tiêu diệt hoàn toàn, cũng có một số loài đang bị đe doạ). Tuy nhiên trong những năm gần đây việc trồng rừng trên địa bàn huyện được đẩy mạnh nhằm nâng cao độ che phủ, ngăn ngừa các tác động tiêu cực đến môi trường của việc mất rừng song các loài động, thực vật quý hiếm đã bị tiêu diệt khó có khả năng phục hồi được. Ngoài ra việc lớp phủ thực vật bị tàn phá đã góp phần tạo ra các hiện tượng cực đoan ... Đối với môi trường nước, việc mất rừng gây nên sự suy thoái về trữ lượng nước và làm ô nhiễm môi trường nước. Dạng nhiễm bẩn phổ biến nhất là cát bùn và tăng độ đục của nước sông suối. Việc sử dụng phân hoá học và hoá chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp hiện tại chưa có tác động lớn đến môi trường nước, tuy nhiên đó là một nguyên nhân tiềm ẩn tác động đến chất lượng nước mà chúng ta cần phải quan tâm. Tuy nhiên một vấn đề cần lưu ý nữa đó là vệ sinh môi trường nông thôn. Do phong tục tập quán lạc hậu của vùng dân cư thêm vào đó cơ sở hạ tầng hầu như không có nên vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn huyện còn kém. 4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên 4.1.1.5.1. Tài nguyên đất. Kỳ Anh là huyện có tài nguyên đất tương đối phong phú, đa dạng tuy vậy những đất đai lại nghèo nàn.Cụ thể được chia làm 2 nhóm: - Nhóm đất đồng bằng gồm 4 loại: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa. Nhóm này chiếm 19,28% tổng diện tích toàn huyện. - Nhóm đất đồi núi gồm 4 loại: đất bạc màu, đất đỏ vàng, đất dốc tụ, đất mòn trơ sỏi đá. Nhóm này chiếm 80,72% tổng diện tích toàn huyện. 4.1.1.5.2. Tài nguyên khoáng sản. Theo các số liệu điều tra, tài nguyên khoáng sản Kỳ Anh nằm rải rác ở nhiều trong huyện, từ vùng ven biển đến vùng trung du miền núi: Mỏ Titan chạy dọc theo bờ biển thành phần khoáng chủ yếu là Emenhit; mỏ Vàng nằm rải rác ở xã Kỳ Sơn… Nhìn chung, Kỳ Anh có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú những chưa được điều tra đầy đủ và việc tổ chức khai thác còn hạn chế. 4.1.1.5.3. Tài nguyên nước 4.1.1.5.3.1. Mạng lưới sông suối ở Kỳ Anh Sông ngòi là sản phẩm của khí hậu, là mạch máu của trái đất, rất gần gũi với cuộc sống của con người. Ở Kỳ Anh mạng lưới sông suối khá dày đặc bao gồm: Sông Rác có chiều dài 32km, sông Trí có chiều dài 39km, sông Quyền có độ dài 34km, sông Rào Trổ dài 51km và nhiều suối nhỏ trong địa bàn huyện bị chia cắt bởi địa hình với mạng lưới khá dày đặc. 4.1.1.5.3.2. Nguồn nước ngầm Nhìn chung nguồn nước ngầm khá phong phú vì địa chất ở đây chủ yếu từ các đá phiến sét nên khả năng chứa và giữ nước tốt. Sự phong phú nước ngầm ở đây cần được nghiên cứu kỹ và có phương pháp khai thác nó sẽ cung cấp nguồn nước đáng kể vào mùa khô. 4.1.1.5.4. Tài nguyên rừng Kỳ Anh có 20.802,98ha đất có rừng chiếm 19,65% diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó gồm 13.355,19ha rừng tự nhiên, phân bố ở vùng núi cao, rừng đặc dụng có 3.015,10ha, rừng phòng hộ có 10.003,39ha, rừng sản xuất 336,70ha, độ che phủ đạt 36%, rừng trồng có 7.445,79ha chiếm 7,03% diện tích tự nhiên. Trong những năm gần đây tình trạng khai thác trái phép tài nguyên rừng là ở huyện Kỳ Anh diễn ra khá mạnh, nhất là đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, ngay cả rừng sản xuất cũng bị khai thác theo chủ ý của chủ sử dụng mà chưa được sự cấp phép của cơ quan chức năng. 4.1.1.5.5. Tài nguyên nhân văn Kỳ Anh là nơi có nền văn hóa lâu đời, con người Kỳ Anh cần cù, chịu khóham học hỏi, luôn có tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau. Bên cạnh đó Kỳ Anh có nhiều lễ hội truyền thống như các lễ hội lễ hội đền bà Nguyễn Bích Châu, đền Phương Giai, di tích Hoành Sơn Quan....Những lễ hội này có ý nghĩa về mặt lịch sử văn hoá, có tác dụng giáo dục truyền thống yêu nước, động viên lao động sản xuất và hấp dẫn khách du lịch.Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức khai thác các di tích lịch sử văn hoá và cách mạng này để phục vụ du lịch vẫn còn hạn chế. 4.1 2. Thực trạng kinh tế-xã hội 4.1.2.1. Tình hình dân số, lao động và việc làm 4.1.2.1.1. Tình hình dân số. Trong những năm qua, tình hình dân số huyện Kỳ Anh đã có sự tương đối ổn định. Bảng 1: Một số chi tiêu về dân số của huyện Kỳ Anh Chỉ tiêu tính /năm 2005 2006 2007 2008 2009 Dân số tính đến ngày 31/12 hàng năm 172.738 171.132 173.407 172.749 172.329 Mật độ( người/km2) 163,00 163,00 163,40 164,80 163,40 Tỉ lệ tăng dân số(%o) 10,70 10,80 11,10 10,15 11,28 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kỳ Anh năm 2005-2009. Qua số liệu bảng 1 cho thấy: Dân số của huyện Kỳ Anh ngày một tăng những tỉ lệ gia tăng này là tương đối đồng đều và sự chênh lệch qua các năm là không cao. Mật độ trung bình qua các năm là 163,52 là chưa cao so với mặt bằng chung của cả nước và chủ yếu tập trung ở thị trấn và một số xã lân cận thị trấn. Có được điều này là nhờ được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, đặc biệt là các chính sách về dân, kế hoạch hóa gia đình. 4.1.2.1.2. Tình hình lao động và việc làm Trong những năm qua, cùng với sự gia tăng dân số thì tình hình lao động và việc làm của người dân trong huyện cũng gia tăng mạnh mẽ nhất là lao động trẻ, mới tốt nghiệp trung học. Lực lượng lao động này một phần được đào tạo từ đại học, cao đẳng, trung cấp và giạy nghề, một phần còn lại là lao động thủ công. Đặc biệt trong nhũng năm qua Nhà nước chú trọng đầu tư khu công nghiệp cảng Vũng Áng thì một lực lượng lớn lao động được đào tạo để phục vụ cho sự nhu cầu lao động của khu công nghiệp. Bảng 2: Số lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc doanh Đơn vị tính: người Chỉ tiêu/ năm 2005 2006 2007 2008 2009 Toàn huyện 79.686 78.767 83.230 83.590 83.56 I.Khu vực sản xuất vật chất 76.061 75.020 78.438 79.001 7.772 1.Ngành nông lâm nghiệp 60.445 59.354 57.915 58.326 56.182 2.Ngành thủy sản 5.844 5.821 7.357 7.363 7.396 3.Ngành công nghiêp- tiểu thủ công nghiệp 3.966 3.678 5.771 5.919 6.049 4.Ngành giao thông vận tải- Bưu điện 878 771 945 950 926 5.Ngành thương nghiệp dịch vụ Nhà hàng 4.196 4.655 5.255 5.365 6.028 6.Ngành xây dựng 732 741 1.195 1.078 1.391 I.Khu vực không sản xuất vật chất 3.625 3.747 4.792 4.589 5.593 1.Ngành quản lý nhà nước- an ninh quốc phòng 491 497 1.028 1.086 1.096 2.Ngành giáo dục đào tạo 2.337 2.446 2.466 2.147 3.114 3.Ngành y tế- Cứu trợ xã hội 355 356 443 472 476 4.Ngành văn hóa thể thao 58 58 62 64 66 5.Ngành tài chính tín dụng 65 67 79 98 106 6.Hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội 319 323 714 722 735 Nguồn : Niên giám thống kê huyện Kỳ Anh năm 2005-2009. Qua bảng 2 cho thấy: - Số lượng lao động nằm trong khu vực sản xuất vật chất là tương đối cao và tăng đều qua các năm. Trong đó: Số lượng lao động trong ngành nông lâm chiếm tỷ lệ cao và số lượng này giảm dần qua các năm từ 60.445 năm 2005 giảm xuống còn 56.182 năm 2009, điều này cho thấy nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu của người dân trong huyện và hàng năm do sự phát triển của công nghiệp, thương mại thì tỷ lệ lao động trong ngành nông lâm giảm; Ngành giao thông vận tải-bưu điện và ngành xây dựng vẩn thấp những tăng đều qua các năm là do sự phát triển của cơ sở hạ tầng, đòi hỏi nhu cầu lao động. - Số lượng lao động nằm trong khối không sản xuất vật chất là không cao so với khu vực sản xuất vật chất những lại tăng nhanh qua các năm.Điều này cho thấy huyện đang trong giai đoạn hoàn thành cơ cấu đội ngũ lao động làm việc trong các cơ quan Nhà nước. 4.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế Trong những năm qua huyện có những bước phát triển mới về kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm về sự phát triển kinh tế của huyện, đó là các chính sách về kinh tế xã hội. Qua số liệu bảng 3 cho thấy: - Tổng giá trị sản xuất của huyện tăng nhanh qua các năm, từ 847.572 tỷ đồng năm 2005 lên 1,446,337 tỷ đồng 2009, cùng với đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng khá cao từ 11,43% năm 2005 lên 13,24% năm 2006 và tương đối ổn định qua năm 2007, 2008 những đến năm 2009 tốc độ tăng trưởng lên đến 14,01%. - Trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng của ngành nông lâm đã giảm xuống so với công nghiệp-xây dựng và dịch vụ thương mại và giảm mạnh qua các năm từ 43,02% năm 2005 xuống còn 25,13%, trong đó tỷ trọng ngành trồng trọt nói chung cao gấp 2/3 so với tỷ trọng ngành chăn nuôi. Tỷ trọng của ngành Dịch vụ -Thương mại khá cao và tăng mạnh qua các năm từ 53,52% năm 2005 lên 67,03% 2009. Tỷ trọng ngành công nghiệp đang chiếm vị trí thấp trong nền kinh tế những cũng đã tăng khá nhanh, trong 5 năm đã tăng hơn gấp đôi từ 3,46% năm 2005 đến 7,84 năm 2009. - Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh qua các năm năm 2009 đã cao gấp đôi so với năm 2005. Có được những điều này là do trong những năm qua huyện đã có những bước đi đúng hướng để phát triển kinh tế- xã hội: Đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp giảm và mang tính chất bình ổn lương thực...Đồng thời nền kinh tế của huyện được đầu tư từ các nguồn lực dự án trong và ngoài nước. 4.1.3.3. Cơ sở hạ tầng 4.1.3.3.1. Giao thông Nằm dọc trục đường chính Bắc Nam, Kỳ Anh có vị trị giao thông khá thuận lợi: Quốc lộ 1A là huyết mạch giao thông của cả nước, đường 12 nối liền Cảng Vũng Áng qua cửa khẩu Cha Lo, ngoài ra huyện có hơn 80 km đường tỉnh lộ, 62 km đường bờ biển và hàng trăm km đường liên xã. Mặc dù vậy hệ thống giao thông trong những năm qua của huyện là chưa phát triển nhất là hệ thống giao thông nông thôn. 4.1.3.3.2. Thủy lợi Trong những năm gần đây được sự đầu tư của Nhà nước và sự góp sức của nhân dân trong huyện, hiện nay hệ thống thủy lợi của huyện Kỳ Anh đã được cải thiện và nâng cấp rất nhiều, như hệ thống trạm bơm, hệ thống hồ đập, hệ đê điều, kênh mương đã đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên còn rất nhiều hệ thông đê điều, đập đã cũ và không có khả năng bảo đảm cho khả năng tưới tiêu và giữ nước. 4.1.4.3. Văn hóa, giáo dục, y tế 4.1.4.3.1. Văn hóa Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao đang khởi sắc đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của quần chúng. 33 xã, thị trấn có nhà văn hóa, có sân vận động, có đài phát thanh, 100% số dân được xem ti vi, được vui chơi và hưởng ứng các hoạt động văn hóa do các cấp chính quyền tổ chức. Bên cạnh đó hoạt động tín ngưỡng của đồng bào luôn được chính quyền huyện quan tâm. 4.1.4.3.2. Giáo dục Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập được quan tâm thích đáng, có nhiều trường cao tầng và cơ sở tiện nghi đầy đủ. huyện nhiều năm được đánh giá là đơn vị có học sinh đậu tốt nghiệp cao, đội ngũ học sinh giỏi tăng lên hằng năm, đã được tỉnh công nhận phổ cập tiểu học và xóa nạn mù chữ từ năm 1994. 4.1.4.3.3. Y tế Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm đúng mức, mạng lưới y tế từ huyện đến xã được củng cố, đảm bảo nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân, các chương trình quốc gia về y tế chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em được thực hiện tốt. 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 4.1.3.1. Lợi thế Huyện Kỳ Anh ở vào vị trí khá thuận lợi, tài nguyên đất tương đối đa dạng, đất chưa sử dụng còn nhiều, diện tích đồi núi tương đối lớn cho nên nếu có đầu tư tốt về nông lâm nghiệp, thì ngoài khả năng đảm bảo an toàn lương thực, còn có khả năng tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn về sản phẩm cây công nghiệp, chăn nuôi và lâm sản. Những năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Tuy còn nhiều khó khăn những nền kinh tế, văn hóa-xã hội của huyện đã có bước chuyển biến tích cực và đúng hướng, kinh tế phát triển khá, các hoạt động xã hội phát triển, đời sống nhân dân ổn định và từng bước được cải thiện, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường tạo đà phát triển cho các năm sau, vấn đề an ninh quốc phòng được giữ vững. Đồng thời xu hướng công nghiệp hóa đang phát triển mạnh ở trên địa bàn huyện. Dự án đầu tư khu công nghiệp cảng Vũng Áng hứa hẹn sẽ đem lại rất nhiều lợi thế cho huyện, cho tỉnh và cho khu vực miền trung. 4.1.3 2. Hạn chế Bên cạnh những thuận lợi đã nêu trên thì huyện Kỳ Anh có những hạn chế đó là: Nền kinh tế chậm phát triển và phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, trình độ văn hóa của người dân đang thấp, tài nguyên thiên thì lại nghèo nàn, địa hình bị chia cắt nhiều, sự tận dụng ưu thế về đường biển và đường bộ là chưa mạnh đặc biệt là đường biển. Mặt khác tất cả các hoạt động của người dân đăc biệt là hoạt động nông nghiệp luôn chịu tác động mạnh mẽ của thời tiết, trình độ thâm canh của người dân là chưa cao, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. 4.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Kỳ Anh 4.2.1. Tình hình quản lý đất đai 4.2.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó Thực hiện nghị đinh 02/CP và 06/CP của thủ tướng chính phủ về giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; nghị định số 88/2009/NĐ-CP, thông tư số 17/2009/TT-BTNMT về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hửu Nhà ở và tài sản gắn liền với đất; chỉ thị số 06/1998/CT/UB-NL1 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc đẩy mạnh công tác giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, huyện Kỳ Anh cũng đã ban hành các công văn, quyết định gửi UBND các xã thị trấn về việc thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Đồng thời Phòng Tài nguyên và Môi trường đã kết hợp với UBND huyện tổ chức tập huấn cho cán bộ địa chính của 33 xã, thị trấn về luật đất đai các nghị định dưới luật trong đó có các nghị định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 4.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Thực hiện nghị đinh 364/CP của thủ tướng chính phủ về việc xác định lại diện tích tư nhiên bằng công nghệ số hóa và đo đạc lại diện tích theo quy trình bản đồ địa chính, huyện đã tiến hành đo đạc lại ranh giới hành chính, lập bản đồ địa giới hành chính. Cùng với công tác đo đạc thì công tác quản lý địa giới hành chính cũng được chú trọng, năm 1997 huyện đã tổ chức cắm lại mốc địa giới hành chính đối với địa phận giáp với Quảng Bình. Tuy nhiên hiện nay đa số đơn vị hành chính xã chưa có bản đồ hành chính mới mà đang sử dụng bản đồ 299 cũ cho các công tác quản lý gây nhiều khó khăn. 4.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất đã được tiến hành trước năm 2000 và được thể hiện chi tiết trong quy hoạch huyện thời kỳ 2001-2010; Đối với công tác lập bản đồ địa chính, hiện nay chỉ mới có 8/33 xã gồm Kỳ Long, Phương, Thịnh, Lợi, Nam, Trinh, Trung, Liên, và Thị Trấn đã tiến hành đo đạc bản đồ địa chính còn các xã còn lại vẩn đang sử dụng bản đồ biện thửa 299 làm căn cứ pháp lý và đang trong giai đoạn khảo sát chuẩn bị đo đạc; Đối với công tác quy hoạch được huyện chú trọng. huyện đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010 và đã lập bản đồ quy hoạch : Để đáp ứng nhu cầu đánh giá và phân hạng đất phục vụ cho công tác tính thuế sử dụng đất nông nghiệp và làm cơ sở để xác định cơ cấu cây trồng, bố trí cây trồng một cách thích hợp. UBND huyện đã giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành điều tra thổ nhưỡng, xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/25000 và bản đồ đơn vị đất đai cho tất cả các xã, thị trấn. Nên hiệu quả sử dụng đất sau khi thực hiện đánh giá và phân hạng đất đã được tăng lên đáng kể. 4.2.1.4. Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất Thực hiện Nghị đinh số 68/2001/NĐ-CP, huyện đã xây dựng quy hoạch giai đoạn 2001-2010, quy hoạch chi tiết cho 33 xã và thị trấn, đồng thời tổ chức thực hiện một cách đồng bộ giữa cấp huyện và xã. Tuy nhiên do yêu cầu của sự phát triển kinh tế-xã hội nên trong thời kỳ quy hoạch, việc sử dụng đất đã có sự thay đổi, cụ thể: Tăng nhu cầu sử dụng đất ở, đất chuyên dùng, quy hoạch chi tiết đối với các xã trong vùng khu kinh tế Vũng Áng của huyện thay đổi… trong thời gian thực hiện quy hoạch huyện đã tổ chức điều chỉnh từng bước cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Từ năm 1997 huyện đã tiến hành xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm chỉ đạo chuyên môn của tổng cục địa chính. Các năm sau này công tác lập kế hoạch sử dụng đất được triển khai đầy đủ hơn đến các xã và các ngành, giúp quản lý và đánh giá tốt hơn nguồn tài nguyên đất đai, làm cơ sở hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi rộng cũng như phục vụ cho quá trình giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cụ thể ở mỗi địa phương, cho từng đối tượng, chủ sử dụng đất. 4.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất - Thu hồi đất: Việc thu hồi đất của huyện nhằm mục đích phục vụ cho xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi, công trình công cộng, công trình công nghiệp... trong những năm qua diễn ra mạnh mẽ, huyện đã tổ chức thu hồi đất của 6 xã để xây dựng dự án khu kinh tế Vũng Áng và một số Nhà máy xí nghiệp như: Nhà máy Vedan, Nhà máy gạch tuynen. Công tác hỗ trợ, đền bù tái định được thực hiện một cách thỏa đáng và hợp lý. - Giao đất: Việc giao đất theo nghị định 64/CP và nghị định 02/CP được triển khai từ đầu năm 1994 với việc làm ở một số xã. Đến 31/11/2009 huyện đã giao được: 2684,20ha đất lâm nghiêp, 1187,06ha đất ở nông thôn, 118,06ha đất ở đô thị, 10144,74ha đất sản xuất nông nghiệp. Hiện nay huyện đang tập trung giao đất cho hộ gia đình, các nhân của dự án tái định cư khu công nghiệp Cảng Vũng Áng. - Cho thuê đất: Việc cho thuê đất chủ yếu để kinh doanh, buôn bán. Tuy nhiên đa số người dân buôn bán nhỏ lẻ và trên nên đất sở hữu lâu dài nên việc cho thuê đất ở huyện là chưa phát triển. - Chuyển mục đích sử dụng đất: Thực hiện phương án quy hoạch, cuối năm 2009 huyện đã chu chuyển được: 1562,41ha trong tổng số 12886,12ha đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng; chu chuyển 1544,9 trong tổng số 20802,98ha đất lâm nghiệp sang đất ở, đất chuyên dùng và đất trồng cây lâu năm; 29442,16 trong tổng số 65347,2ha đất chưa sử dụng sang các mục đích khác … Thực hiện tốt Nghị quyết 01/NQ-TƯ ngày 12/6/2001 của ban chấp hành Đảng bộ Hà Tĩnh về chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước, hiện nay tất cả các xã, thị trấn đã thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa giai đoạn 1 và đang tiến hành giai đoạn 2. 4.2.1.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Được sự tuyên truyền của chính quyền các cấp, đồng thời sự nâng cao hiểu biết của người dân nên trong những năm qua việc đăng ký quyền sử dụng đất đã trở thành phổ biến đối với hộ gia đình cá nhân…Qua đó công tác cấp giấy chứng nhận và quản lý hồ sơ địa chính diễn ra tương đối nhanh. Tuy nhiên do chỉ mới 8/33 xã có bản đồ địa chính và trình độ cán bộ địa chính cấp xã nên việc xác định trên thực địa là rất khó khăn. 4.2.1.7. Thống kê, kiểm kê đất đai Công tác thống kê, kiểm kê được thực hiện hằng năm và theo định kỳ 5 năm theo quy định thông tư số 28/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thống kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai theo Luật Đất đai năm 2003. Biến động đất đai hằng năm đã được cập nhât, chỉnh lý cho hợp mục đích sử dụng và phù hợp với hiện trạng. Hiện huyện đã xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng. 4.2.1.8. Quản lý tài chính về đất Công tác Quản lý tài chính được huyện quan tâm và giám sát chặt chẽ. Đây là nguồn thu chi chính của huyện và cũng thể hiện nghĩa vị tài chính của người sử dụng đất đối với việc sử dụng đất của họ. Nguồn thu tài chính về đất chủ yếu là từ thu thuế, từ việc giao đất, cho thuê đất…Ước tính đến cuối năm 2009 huyện đã thu được 19.641,93 triệu đồng từ việc giao đất, cho thuê đất và chi đã 18.744,0 triệu cho đền bù. 4.2.1.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất ở trong thị trường bất động sản Bắt đầu từ năm 2005 huyện đã cho phép một số xã dọc theo quốc lộ 1A, dọc theo đường 12, thị trấn Kỳ Anh để đấu thầu đất đai nhằm thu kinh phí phục vụ đầu tư phát triển quê hương. Tuy nhiên xét về tổng quát thị trường bất động sản ở Kỳ Anh là chưa phát triển, huyện cũng chưa có chính sách để phát triển thị trường bất động sản. 4.2.1.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Việc quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất luôn được huyện quan tâm. Người dân được hưởng các quyền lợi trong việc sử dụng đất, phải thực hiện các quyền lợi của mình và phải đúng với pháp luật. Đồng thời người dân cũng phải thực hiện các nghĩa vụ của chủ sử dụng đất theo luật đất đai. 4.2.1.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai Huyện đã thường xuyên làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh các tồn tại về quản lý đất đai. Thường xuyên phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thanh tra các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn. Hiện nay phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã có một bộ phận thanh tra đất đai. Kết quả thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 134 vụ sử dụng đất không đúng mục đích sử dụng. Ngoài công tác thanh tra quyền sử dụng đất, huyện còn tổ chức thanh tra đối với cán bộ cơ sở nhằm phát hiện những sai phạm. Kết quả từ năm 2005-2009 xảy ra 3 vụ cán bộ UBND xã sử dụng đất vào mục đích riêng. 4.2.1.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất Tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong việc quản lý đất là vấn đề luôn được chính quyền huyện quan tâm. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai cũng rất được coi là nội dụng quan trọng của huyện trong việc quản lý đất đai. Trong thời gian qua trên địa bàn có 474 vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai. Trong đó có 301 vụ khiếu nại, 32 vụ tố cáo, 141 vụ tranh chấp đất đai. Trong đó đã biện quyết được được 454/474 vụ, đạt 95,78% còn 20 vụ đang được xác minh biện quyết. 4.2.1.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. Nhìn chung việc quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai diễn khá thuận lợi. Từ năm 2000 đến năm 2009 đã chu chuyển gần 40ha sang đất. huyện đã giao cho từng xã có báo cáo cụ thể về việc quản lý dịch vụ công về đất đai. 4.2.2. Tình hình sử dụng đất 4.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất 4.2.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Tính đến năm 2009 diện tích đất nông nghiệp của huyện Kỳ Anh là 79379.20ha chiếm 75,17% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Cụ thể được chia như sau: - Đất sản xuất nông nghiệp: -Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện 23242.68ha chiếm 22.010% tổng diện tích đất toàn huyện. Trong đó đất trồng cây hằng năm 17674,78ha, đất trồng cây lâu năm 5567,90ha. - Đất lâm nghiệp của 54881.57ha chiếm 51.972% tổng diện tích đất toàn huyện. Trong đó đất rừng sản xuất 35444.27ha, rừng phòng hộ 15506.10ha, rừng đặc dụng 3931.20. - Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích 1136.52ha chiếm 1.076%ha tổng diện tích toàn huyện. - Đất làm muối có diện tích 105.50ha chiếm 0.100% tổng diện tích đất toàn huyện. - Đất nông nghiệp khác có diện tích 12.93ha chiếm 0.012% tổng diện tích đất toàn huyện. 4.2.2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp - Đất phi nông nghiệp có diện tích 12610.43ha chiếm 11.942% tổng diện tích đất toàn huyện. Cụ thể được chia như sau: - Đất ở có diện tích 1146.81ha chiếm 1.086% tổng diện tích đất toàn huyện. Bao gồm đất ở nông thôn đất ở tại nông thôn 1077.93ha, đất ở tại đô thị 68.88ha. - Đất chuyên dùng có diện tích 6258.92ha chiếm 5.927% tổng diện tích đất toàn huyện. Trong đó đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 28.63ha, đất quốc phòng 339.69ha, đất an ninh 2.93ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 823.46ha, đất có mục đích công cộng 5064.21ha. - Đất tôn giáo, tín ngưỡng có diện tích 19.74ha chiếm 0.019% tổng diện tích đất toàn huyện. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 830.56ha chiếm 0.787% tổng diện tích đất toàn huyện. - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có diện tích 4353.86ha chiếm 4.122% tổng diện tích đất toàn huyện. 4.2.2.1.3. Đất chưa sử dụng Đất chưa sử dụng của huyện có 13609,27ha chiếm 12,89% tổng diện tích đất toàn huyện, trong đó: - Đất bằng chưa sử dụng là 1851,26ha chiếm 13,6%. - Đất đồi núi chưa sử dụng là 11005,47ha chiếm 80,87%. - Đất núi đá không có rừng cây là 752,54ha chiếm 5,53%. Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất huyện Kỳ Anh năm 2009 Thứ tự Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 105598.90 100 1 Đất nông nghiệp NNP 79379,20 75,170 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 23242,68 22,010 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 17674,78 16,738 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 9252,52 8,762 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 260,26 0,247 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 8162,00 7,729 1.1.2 Đất trông cây lâu năm CLN 5567,90 5,272 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 54881,57 51,972 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 35444,27 33,565 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 15506,10 14,684 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 3931,20 3,723 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1136,52 1,076 1.4 Đất làm muối LMU 105,50 0,100 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 12,93 0,012 2 Đất phi nông nghiệp PNN 12610,43 11,942 2.1 Đất ở OTC 1146,81 1,086 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1077,93 1,021 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 68,88 0,065 2.2 Đất chuyên dùng CDG 6258,92 5,927 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp CTS 28,63 0,027 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 339,69 0,322 2.2.3 Đất an ninh CAN 2,93 0,003 2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 823,46 0,780 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 5064,21 4,795 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 19,74 0,019 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 830,56 0,787 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 4353,86 4,122 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,54 0,001 3 Đất chưa sử dụng CSD 13609,27 12,888 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 1851,26 1,753 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 11005,47 10,422 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 752,54 0,713 Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Kỳ Anh 4.2.2.2. Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2005 – 2009 Giai đoạn 2005 đến nay, tình hình đất đai diễn ra biến động ở tất cả các loại đất, và cả ranh giới của huyện. Tình hình biến động được thể hiện ở bảng 5: Qua bảng 5 cho thấy: - Đối với biến động ranh giới: Từ năm 2005-2008 luôn có sự thay đổi về diện tích tự nhiên và một số đơn vị hành chính của huyện Kỳ Anh chưa ổn định cụ thể; năm 2008, 2009 tăng 150,83ha so với năm 2007, tăng 169,82ha so với năm 2006 và năm 2005. Theo báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân của sự biến động này là do trong quá trình quản lý huyện đã kiểm kê lại toàn bộ quỹ đất và đo đạc lại bản đồ theo công nghệ số hóa. - Đối với biến động theo mục đích sử dụng: + Đất nông nghiệp: Hầu hết tất cả các loại đất đều diễn ra biến động theo chiều hướng giảm diện tích, nhất là đất sản xuất nông nghiệp, do trong những năm qua do tình hình phát triển kinh tế-xã hội nhu cầu đất ở, đất phục vụ công nghiệp, đất dịch vụ…tăng do đó đã chu chuyển diện tích đất nông nghiệp qua. Đối với đất lâm nghiệp cũng có sự thay đổi: Đất rừng phòng hộ ngày một giảm năm 2008 giảm 427ha, năm 2007 giảm 484,31ha, năm 2006 giảm 15152,2ha, năm 2005 giảm 15133,24 so với năm 2009 nguyên nhân là do tình trạng chặt phá rừng ngày một tăng, huyện chưa có sự quản lý tốt đối với rừng phòng hộ. Nhưng đất rừng sản xuất lại tăng nhanh qua các năm, do trong những năm qua huyện đã thực hiện chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân. + Đất phi nông nghiệp: Đất ở, đất chuyên dùng, đất có mục đích công cộng đều tăng, do nhu cầu đất đai làm nhà ở và đất đai để xây dựng cộng nghiệp… Đối với các loại đất còn lại đều có sự tăng giảm. Sự biến động tăng các loại đất đang sử dụng những năm qua là đúng với thực tế với sự phát triển kinh tế xã hội, về điều kiện đầu tư, quá trình thực hiện định canh định cư trên địa bàn huyện. 4.2.2.3. Đánh giá chung tình hình quản lý và sử dụng đất Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng chính quyền tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Kỳ Anh gặp rất nhiều thuận lợi. Sau khi luật đất đai 2003 ra đời và thiết thực đi vào cuộc sống đã có tác động tích cực rất lớn đến tình hình kinh tế-xã hội của huyện. Trong giai đoạn 2005-2009 Đảng và Nhà nước có chính sách đầu tư kinh tế vào huyện Kỳ Anh điều đó đã làm cho đất đai trở nên rất quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế của huyện. Nhận thức được điều đó UBND huyện đã xây dựng phương án quy hoạch đất đai thời kỳ 2001-2010 nhằm phân bổ đất đai cho các mục đích phát triển kinh tế- xã hội, đồng thời huyện cũng đưa ra các chính sách thông thoáng mở cửa cho các luồng đầu tư vào, trong đó có đầu tư vào đất đai như: xây dựng phương án đền bù, tái định cư cho người dân thuộc diện giải phóng mặt bằng khu công nghiệp cảng Vũng Áng; cho phép các Nhà máy các công ty đầu tư phát triển trên địa bàn huyện…Có thể nói đây là giai đoạn mà nền kinh tế của huyện có sự tăng trưởng đáng kể, đời sống nhân dân đã có một phần thay đổi. Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của đất đai đã thay đổi rất nhiều. Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, trước năm 2007 huyện đã tổ chức xong chính sách dồn điền đổi thửa đợt một và đang tiến hành đợt hai đối với đất sản xuất nông nghiệp. Đến hết năm 2005, huyện đã tổ chức giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình đạt 94,6%. Đối với đất ở huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ ở nhất là đối với các xã thuộc khu vực giải tỏa, cho phép các xã Kỳ Hợp, Kỳ Tân, Thị Trấn, Kỳ Tiến… đấu giá quyền sử dụng đất ở để phát triển kinh tế. Đối với đất phi nông nghiệp huyện đã tổ chức quy hoạch lại đất nghĩa trang nghĩa địa, mở rộng diện tích đất xây dựng công nghiệp-dịch vụ, đất ở … Tuy nhiên trong những năm qua tình quản lý và sử dụng đất còn gặp rất nhiều khó khăn. Đời sống nhân dân vẩn đang khó khăn, đất đai tuy giàu về lượng những lại nghèo về chất, cán bộ cấp cở sở trình độ đang còn thấp nhất là cán bộ địa chính, huyện chưa xây dựng được các loại bản đồ nhất là bản đồ địa chính để thống nhất quản lý, việc sử dụng đất còn nhiều tranh chấp chưa được giải quyết. 4.3. Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Kỳ Anh 4.3.1. Tình hình tổ chức thực hiện Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước thì kinh tế huyện Kỳ Anh cũng đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Cùng với đó là sự phát triển mạnh của các loại thị trường, trong đó có thị trường bất động sản, nhu cầu về đất ở, các hoạt động dịch vụ liên quan đến lĩnh vực đất đai diễn ra khá sôi nổi như chuyển nhượng, góp vốn, thế cấp, bảo lãnh, thuê đất... đặc biệt là từ khi có quy định tất cả các giao dịch liên quan đến đất đai trên thị trường đều phải thực hiện bằng GCN QSDĐ thì do đó nhu cầu cần được cấp GCN QSDĐ của người dân trên địa bàn tăng lên nhanh chóng. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường trước đây mà trực tiếp là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất( Văn phòng Một Cửa)đẩy nhanh công tác cấp giấy trên địa bàn. Tuy nhiên do Văn phòng Một Cửa mới được tách ra từ năm 2007, số lượng cán bộ phòng thiếu, trước năm 2007 số lượng cán bộ của phòng còn ít lại phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác, trình độ chuyên môn còn hạn chế nên tiến độ cấp giấy chưa đạt yêu cầu đề ra. Như vậy trong thời gian qua thì công tác cấp GCN QSDĐ ở trên địa bàn huyện được thực hiện theo đúng yêu cầu mà cấp trên đề ra, cơ chế "một cửa" tạo ra nhiều thuận lợi cho công tác này. 4.3.2. Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. a. Yêu cầu Hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu xin cấp GCN QSDĐ nộp bộ hồ sơ gồm: Đơn xin cấp GCN QSDĐ theo mẫu số 04/ĐK và giấy tờ về quyền sử dụng đất hợp pháp tại UBND xã, thị trấn nơi có đất hoặc người dân có thể nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất . b. Tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ xin cấp GCN QSDĐ tại UBND xã, thị trấn nơi có đất. - Cán bộ địa chính tiếp nhận hồ sơ - UBND xã, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra và xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, xác định nguồn gốc, thời điểm, sự phù hợp với quy hoạch hay không, đủ điều kiện hay không, sau đó thì công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện hay không đủ điều kiện để lấy ý kiến của khu dân cư. Nếu không có ý kiến gì hoặc có ý kiến thì phải tổng hợp để xem xét sau đó nộp hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, bộ phận này sau khi đã kiểm tra hồ sơ đúng và đủ, vào sổ tiếp nhận hồ sơ, viết giấy biên nhận và bàn giao hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường. c. Thẩm định, kiểm tra hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp GCN QSDĐ của xã, thị trấn nộp qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, đồng thời kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn xin cấp GCN QSDĐ đối với trường hợp đủ điều kiện và ghi ý kiến với trường hợp không đủ điều kiện. Với trường hợp đủ điều kiện làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất, trích sao hồ sơ địa chính, sau đó gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Sau khi hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì tổ chức in giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. d. Trình ký. Sau khi đã kiểm tra hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận của các hộ gia đình, cá nhân, trình lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. đ. Ban hành. Sau khi trình ký xong, chuyên viên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất vào sổ theo dõi cấp GCN QSDĐ sau đó chuyển quyết định cấp GCN QSDĐ cho cán bộ tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện nơi mà hộ gia đình, cá nhân (hoặc cán bộ địa chính đối với các thị trấn, xã thực hiện chế độ 1 cửa liên thông) nộp hồ sơ xin cấp GCN QSDĐ. */ Toàn bộ thời gian thực hiện việc cấp GCN QSDĐ là: 40 ngày làm việc. Lưu trữ hồ sơ - Một bộ hồ sơ đầy đủ và bìa trắng (đối với quy định mới thì lưu bản là bản photo GCN QSDĐ) được lưu giữ vĩnh viễn tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. - Một bộ hồ sơ đầy đủ trừ bản trắng GCN QSDĐ được lưu trữ vĩnh viễn tại UBND xã, thị trấn; - Một bộ hồ sơ và phiếu chuyển thông tin xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất được lưu trữ vĩnh viễn tại Chi cục thuế huyện. - Quyết định cấp đất, GCN QSDĐ người sử dụng đất lưu trữ. 4.3.3. Tình hình cấp GCNQSDĐ ở trên địa bàn huyện Kỳ Anh giai đoạn 2005-2009. Trong giai đoạn 2005-2009 UBND huyện và Phòng Tài nguyên& Môi trường đã trực tiếp chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử đất nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ nói chung và đất ở nói riêng. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thể hiện ở bảng sau: Bảng 6: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Kỳ Anh tính đến ngày 31/11/2009 TT Đơn vị Đất ở nông thôn Đất ở đô thị Số giấy Diện tích (ha) Số giấy Diện tích (ha) 1 Thị Trấn 0 0 3544 118,6 2 Kỳ Xuân 1587 52,86 0 0 3 Kỳ Phong 1348 32 0 0 4 Kỳ Bắc 1233 26,64 0 0 5 KỳTiến 1879 40,92 0 0 6 Kỳ Giang 1578 62,82 0 0 7 Kỳ Khang 2198 66,85 0 0 8 Kỳ Đồng 1247 25,43 0 0 9 Kỳ Phú 2165 48,52 0 0 10 Kỳ Thọ 1199 27,19 0 0 11 Kỳ Thư 1151 27,59 0 0 12 Kỳ Hoa 1136 42,59 0 0 13 Kỳ Hưng 579 19,71 0 0 14 Kỳ Tân 1798 39,58 0 0 15 KỳVăn 1854 60,50 0 0 16 Kỳ Châu 944 16,81 0 0 17 Kỳ Hà 1076 31,22 0 0 18 Kỳ Ninh 1825 66,30 0 0 19 Kỳ Hải 1160 27,57 0 0 20 Kỳ Trung 406 17,87 0 0 21 Kỳ Hợp 644 22,41 0 0 22 Kỳ Lâm 966 28,47 0 0 23 Kỳ Sơn 1676 54,32 0 0 24 Kỳ Thượng 1254 41,89 0 0 25 Kỳ Lạc 771 14,87 0 0 26 Kỳ Tây 1105 40,29 0 0 27 Kỳ Trinh 1432 49,98 0 0 28 Kỳ Thịnh 1865 46,06 0 0 29 Kỳ Long 912 19,39 0 0 30 Kỳ Liên 730 29,78 0 0 31 Kỳ Phương 1728 43,13 0 0 32 Kỳ Nam 479 20,95 0 0 33 Kỳ Lợi 1442 42,55 0 0 Tổng 33 Đơn vị 41367 1187,06 3544 118,6 Nguồn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Qua bảng 6 cho thấy: Mặc dù trong những năm qua tiến độ đã được đẩy nhanh nhưng nhìn chung tình hình cấp GCNQSĐ ở diễn ra còn chậm. - Đối với đất ở nông thôn: Tính đến 31/11/2009 tổng diện tích cấp được là 1187,06ha trong tổng số 105.084,22ha đất nông thôn chiếm 1,13%. Tỷ lệ này là rất thấp so với tổng diện tích đất nông thôn. Nguyên nhân: do ở nông thôn đa số là đất đồi núi khó có thể định cư, mật độ của người dân định cư ở nông thôn là thấp, bên cạnh đó một số người dân chưa hiểu hết vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Đối với đất ở đô thị: Thị trấn Kỳ Anh là trung tâm huyện lỵ duy nhất của huyện. Tính đến ngày 31/11/2009 tổng diện tích cấp được là 118,6ha trong tổng số 514,68ha chiếm 23,04% tỷ lệ này cũng khá thấp so với tổng diện tích toàn thị trấn. 4.3.5. Đánh giá chung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện. 4.3.5.1. Thuận lợi Nhìn chung công tác cấp GCN QSDĐ trên địa bàn huyện Kỳ Anh trong thời gian qua đạt được những kết quả tương đối khả quan so với mặt bằng chung của tỉnh, nhất là từ khi thực hiện theo Luật đất đai 2003 và thực hiện cải cách thủ tục hành chính đến nay. - Số lượng GCN QSDĐ được cấp đã lên rõ rệt. Một mặt do cán bộ thực hiện đã từng bước được nâng cao về số lượng và chất lượng, ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác đăng ký đất đai và cấp GCN QSDĐ. Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được cải thiện cả về số lượng và chất lượng. - Mặt khác do đã thành lập được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và việc thực hiện cơ chế "một cữa", thủ tục cấp GCN QSDĐ được tinh giảm, gọn nhẹ, dễ thực hiện, đặc biệt là các loại giấy tờ liên quan đến cấp GCN QSDĐ đã được sử dụng theo mẫu thống nhất nên đã tạo nhiều thuận lợi cho người sử dụng đất đi đăng ký cấp GCN QSDĐ và các cán bộ thực hiện công tác này. - Cùng với việc thực hiện cơ chế "một cửa" và niêm yết công khai trình tự thủ tục ngoài việc rút ngắn được thời gian làm thủ tục thì cũng khắc phục bớt được tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân của cán bộ chuyên môn. - Công tác tuyên truyền pháp luật cũng được chú trọng, giúp cho nhiều người dân người dân đã ngày càng hiểu rõ hơn về pháp luật đất đai và thủ tục hành chính trong công tác cấp GCN QSDĐ cũng như đã ý thực được quyền và nghĩa vụ của việc đăng ký cấp GCN QSDĐ, đặc biệt là lợi ích của GCN QSDĐ. 4.3.5.2. Những tồn tại vướng mắc - Hồ sơ tài liệu vừa thiếu vừa biến động, đặc biệt là các loại tài liệu sổ sách, bản đồ trước Luật đất đai 2003 đã bị hư hỏng hoặc thất lạc nhiều, việc lập bản đồ địa chính bằng công nghệ số còn chậm. - Công tác quản lý hồ sơ địa chính còn lỏng lẻo, chưa được tiến hành một cách đồng bộ và hoàn chỉnh, chưa có phòng lưu trữ hồ riêng và đúng quy cách. Vì vậy, hồ sơ nhanh bị xuống cấp, hư hỏng do đó chưa đáp ứng được những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý đất đai cũng như cấp GCN QSDĐ - Đội ngủ cán bộ địa chính thị trấn, xã trình độ còn hạn chế. - Lề lối làm việc, trách nhiệm thái độ phục vụ nhân dân cũng như sự phối hợp trong công việc của một số cán bộ địa chính cơ sở chưa tạo được sự tin tưởng của nhân dân, vẫn xảy ra hiện tượng nhũng nhiễu nhân dân của một số cán bộ chuyên môn. - Sự phối hợp thực hiện giữa các cơ quan khác nhau liên quan đến việc xử lý hồ sơ xin cấp GCN QSDĐ như: Thị trấn, xã, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Chi Cục Thuế và Kho Bạc Nhà nước... còn thực hiện chưa ăn khớp nhịp nhàng, cụ thể : + Việc xác định của địa phương về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai và sự phù hợp với quy hoạch đất chậm. + Thời gian ký nhận hồ sơ lâu, không đảm bảo thời gian quy định trong quy trình cấp GCN QSDĐ. - Mặc dù công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đất đai đã được quan tâm nhưng việc thực hiện thì chưa sâu sát đến từng người dân cũng như mới tuyên truyền phổ biến về nội dung của luật chứ chưa hướng dẫn cụ thể cho người dân về các trình tự thủ tục. Do đó khi người dân đi làm thủ tục thì gặp nhiều khó khăn do không biết phải làm những thủ tục gì, ở đâu. - Cơ chế một cửa đến nay vân chưa thực sự là " một cửa" vì thực tế người dân khi đi làm thủ tục vẫn phải đi lại nhiều lần, đến nhiều nơi khác nhau. - Nhiều trường hợp còn khó khăn về tài chính nên người sử dụng đất không đi đăng ký xin cấp GCN QSDĐ, một số hộ có đi đăng ký nhưng khi nhận được thông báo nộp nghĩa vụ tài chính thì lại kéo dài thời gian nộp biên lai thu để lập thủ tục trình ký GCN QSDĐ, làm chậm trễ thời gian thực hiện cấp giấy chứng nhận. - Vẫn xảy ra nhiều sai sót trong vấn đề cấp GCN QSDĐ. - Số lượng hộ còn tồn đọng do cấp đất sai thẩm quyền chưa được xem xét để cấp GCN QSDĐ còn nhiều. - Hơn 25/33 đơn vị hành chính trên địa bàn huyện đang quản lý và sử dụng bằng bản đồ 299, nên công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn và độ chính xác không cao, dẫn đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiều hạn chế. Do trình độ người dân còn hạn chế nên việc kê khai của các chủ sử dụng đất còn nhiều thiêu sót, độ chính xác chưa cao. Nhiều hộ gia đình, cá nhân cũng như các tổ chức sử dụng đất khác vẫn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 4.3.6. Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh và hoàn thiện công tác cấp GCN QSDĐ trên địa bàn huyện Kỳ Anh - Tuyên truyền phổ biến luật đất đai đến tận người dân, từ đó giúp cho người sử dụng đất thấy được trách nhiệm, quyền lợi của việc cấp giấy chứng nhận. - Nâng cao trình độ, năng lực quản lý và ý thức trách nhiệm cho cán bộ địa chính các cấp; bằng cách mở các lớp tập huấn, huấn luyện cho cán bộ và người nhân dân đặc biệt các xã miền núi, để người dân tiếp thu được rõ hơn về luật đất đai, các Nghị định, thông tư, các công văn của tỉnh cũng như của huyện để người dân nắm được trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận từ đó giúp họ kê khai chính xác hơn trong quá trình cấp giấy, sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất... - Trong thủ tục hành chính tiếp tục phải có những cải cách nhằm giảm bớt phiền hà cho người dân; - Phải có biện pháp hữu hiệu nhất để giảm những tiêu cực trong công tác cấp giấy chứng nhận, có như vậy công tác cấp giấy chứng nhận mới được đẩy nhanh và đúng với quy trình. - Trong công tác cấp đổi giấy chứng nhận, Nhà nước nên phối hợp chặt chẽ và có những chính sách hỗ trợ cho người dân để đẩy nhanh công tác cấp đổi trên diện rộng. - Đẩy nhanh công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hồ sơ địa chính một cách đồng bộ nhằm giúp cho quá trình cấp giấy thuận lợi, nhanh chóng. - Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra về công tác cấp GCN QSDĐ ở, biện quyết dứt điểm những tồn tại vướng mắc trong công tác giao đất và rà soát lại để cấp GCN QSDĐ cho cá nhân, hộ gia đình đựơc giao đất không đúng thẩm quyền. PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2005 – 2009" tôi có nhận xét như sau: + huyện Kỳ Anh là địa bàn kinh tế có vị trí chiến lược trong sự phát triển của tỉnh Hà Tĩnh và của cả nước. + Nền kinh tế của huyện đang trên đà phát triển đặc biệt là những năm gần đây, đời sống nhân dân đã thay đổi từng bước thay đổi một cách rõ nét. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao do đó nhận thức về vai trò của GCNQSDD cũng tốt hơn + Tuy vẩn còn nhiều bất cập những trong những năm qua công tác cấp GCNQSDĐ ở huyện đã được huyện cố gắng hết mức để đáp ứng nhu cầu của người dân do đó công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở huyện Kỳ Anh tương đối hoàn tất, làm cơ sở để hoàn chỉnh bộ hồ sơ địa chính, tạo điếu kiện cho công tác quản lý đất đai ở huyện ngày càng được tốt hơn, góp phần nâng cao đời sống kinh tế xã hội. Cán bộ địa chính các cấp đã được bổ sung thêm kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, các công tác quy hoạch, kế hoạch về đất đai khá hợp lý và có hiệu quả, giúp địa phương nắm chắc được quý đất để quản lý và xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đất. Cùng với những chuyển biến trên thì tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện cũng đã từng bước thực hiện chặt chẽ hơn, giảm bớt những bất cập trong việc quản lý đất đai, đã dần đi vào ổn định và có hiệu quả hơn so với những năm trước đây. Tuy nhiên, địa phương cần phải biện quyết triệt để các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để có thể hoàn thành công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện 5.2. Kiến nghị Trên cơ sở đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Kỳ Anh giai đoạn 2005 - 2009. Tôi có một số kiến nghị sau: - Đối với tất cả các cán bộ địa chính trong toàn huyện phải theo dõi quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để phát hiện ra những hộ gia đình cá nhân, các tổ chức chưa đủ điều kiệnhay chưa đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tạo điều kiện thuận lợi và hướng dẫn một cách cụ thể để hộ gia đình cá nhân, các tổ chức chưa có giấy chứng nhận nhanh chóng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Khi biện quyết các giấy tờ về đất đai cần thực hiện một cách nhanh chóng, đúng hẹn, tránh sự đi lại phiền hà cho nhân dân. Biện quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo một cách dứt điểm. - Phải thường xuyên tuyên truyền, mở lớp tập huấn phổ biến luật đất đai cho cán bộ và nhân dân trong toàn huyện để nắm vững luật đất đai, các văn bản, các nghị định, trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận, từ đó giúp họ sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đất và ổn định lâu dài. Ngoài ra cũng hạn chế được tranh chấp, kiện cáo và thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng theo đúng trình tự pháp luật ban hành. - Cần quan tâm hơn nữa đến vẫn đề cải tạo đất, khai thác đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng tránh gây lãng phí đất cũng như tránh để người dân lẫn chiếm đất chưa sử dụng. - Công tác đo mới tại các xã chưa có bản đồ chính quy - khối lượng cần cho công việc này thì rất lớn, tuy nhiên ngân sách của xã thi rất eo hẹp, cho nên UBND tỉnh phải quan tâm, hỗ trợ về nhân lực, thiết bị cũng như tài chính thì nhiều xã mới có thể hoàn thành. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thạc sỹ Nguyễn Thị Hải, Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất, Trường Đại học Nông Lâm Huế. [2] Thạc sỹ Nguyễn Hoàng Khánh Linh, Giáo trình Đăng ký thống kê đất đai, Trường Đại học Nông lâm Huế. [3] Thạc sỹ Đinh Văn Thoá, Bài giảng Quản lý Nhà nước về đất đai, Trường Đại học Nông lâm Huế. [4] Luật đất đai 2003. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. [5] Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/09/2009 của Chính phủ và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hửu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. [6] Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Kỳ Anh thời kỳ 2001-2010. [7] Niên giám thống kê huyện Kỳ Anh giai đoạn 2005-2010. [8] Báo cáo kiểm kê quỹ đất năm 2005 [9] Nghị quyết về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm, những nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2006 [10] Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh năm 2006. Mục tiêu, nhiệm vụ năm 2007. [11] Báo cáo thực hiện công tác quản lý Tài nguyên & Môi trường năm 2009 và kế hoạch, nhiệm vụ năm 2010. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Một số chi tiêu về dân số của huyện Kỳ Anh 19 Bảng 2: Số lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc doanh 20 Bảng 3 : Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Kỳ Anh giai đoạn 2005 – 2009 22 Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất huyện Kỳ Anh năm 2009 tính đến ngày 31/11/2009 31 Bảng 5:Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2009 so với năm 2008, 2007, 2006 và 2005 33 Bảng 6: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Kỳ Anh 39

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdanh_gia_tinh_hinh_cap_giay_chung_nhan_quyen_su_dung_dat_o_tai_huyen_ky_anh_tinh_ha_tinh_giai_doan_2005_2009_3799.doc
Luận văn liên quan