Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Phúc Trạch huyện Bố Trạch, tĩnh Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2009

Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng Đối với nước ta, Đảng ta đã khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý. Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng cao, trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn. Vì vậy, vần đề đặt ra đối với Đảng và nhà nước ta là làm thế nào để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất đai. Trước yêu cầu bức thiết đó Nhà nước đã sớm ra các văn bản pháp luật quy định quản lý và sử dụng đất đai như: Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luật đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ_CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc thi hành luật đất đai năm 2003, Nghị định 188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai được ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2004, Thông tư 29 về hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính ngày 01 tháng 11 năm 2004 Trong giai đoạn hiện nay, đất đai đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng. Quá trình phát triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng đa dạng. Các vấn đề trong lĩnh vực đất đai phức tạp và vô cùng nhạy cảm. Do đó cần có những biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích và chính đáng của các đối tượng trong quan hệ đất đai. Nên công tác quản lý nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng. Phúc Trạch là một xã miền núi nằm ở phía tây của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Là nơi có đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua và là xã nằm trong vành đai của rừng quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Hơn nữa, những năm trở lại đây, quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Cho nên việc sử dụng đất có nhiều thay đổi làm ảnh hưởng đến công tác quản lý của nhà nước về đất đai. Vì vậy, việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay. Với yêu cầu cấp thiết trên và được sự hướng dẫn của thầy giáo thạc sĩ Nguyễn Văn Bình. Tôi xin thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Phúc Trạch huyện Bố Trạch , tĩnh Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2009” MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. 1 1.2. Mục đích 2 1.3. Yêu cầu 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 2.1. Một số khái niệm sử dụng trong đánh giá đất 3 2.1.1. Khái niệm về đất đai 3 2.1.2. Đặc điểm của đất đai 3 2.1.3. Khái niệm đánh giá đất 4 2.2. Sản xuất nông nghiệp 5 2.2.1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 5 2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp 5 2.2.3. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 7 2.3. Hiệu quả sử dụng đất và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất 8 2.3.1. Hiệu quả kinh tế 9 2.3.2. Hiệu quả xã hội 10 2.3.3. Hiệu quả môi trường 10 3.4. Phương pháp nghiên cứu 12 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu 12 3.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá 13 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 15 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 15 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 18 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Sơn Trạch 22 4.2. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Sơn Trạch. 24 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Sơn Trạch. 24 2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã 25 4.2.3. Bình quân diện tích đất canh tác của xã Sơn Trạch 26 4.2.4. Tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp của xã. 27 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Sơn Trạch 28 4.3.1.Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp 30 4.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt kinh tế 31 4.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội. 47 4.3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt môi trường 49 4.3.5. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã. 53 4.4. Đề xuất hướng sử dụng đất có hiệu quả và phát triển bền vững tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 54 4.4.1. Quan điểm trong việc đề xuất sử dụng đất đai 54 4.4.2. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn cho việc đề suất sử dụng đất bền vững 55 4.4.3. Đề xuất hướng sản xuất trong thời gian tới 55 4.5. Các giải pháp thực hiện 57 4.5.1. Giải pháp về chính sách 57 4.5.2. Giải pháp về thị trường 58 4.5.3. Giải pháp về tín dụng 58 4.5.4. Giải pháp kỹ thuật 58 4.5.5. Giải pháp về cơ sở hạ tầng 59 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60 5.1 Kết luận 60 5.2. Kiến nghị. 61 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1 : Tình hình dân số và lao động của xã Sơn Trạch và toàn huyện năm 2009 18 Bảng 2: Thu nhập và mức sống của người dân Sơn Trạch 19 Bảng 3: Cơ cấu kinh tế của xã qua các năm 20 Bảng 4. Các lớp tập huấn được tổ chức trên địa bàn xã Sơn Trạch 21 Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất của xã Sơn Trạch năm 2009 24 Bảng 6: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của xã 25 Bảng 7: Biến động diện tích đất nông nghiệp năm 2007 so với 2009 27 Bảng 8. Các loại cây trồng và hình thức canh tác 30 Bảng 9. Diện tích, năng suất của một số loại cây trồng chính của xã Sơn Trạch qua các năm 37 Bảng 10. So sánh mức đầu tư và năng suất giữa các nhóm hộ của cây lúa 41 Bảng 11. So sánh mức đầu tư và năng suất giữa các nhóm hộ của cây ngô 42 Bảng 12. So sánh mức đầu tư và năng suất giữa các nhóm hộ của cây lạc 42 Bảng 13. So sánh mức đầu tư và năng suất giữa các nhóm hộ của cây sắn 43 Bảng 14. Giá trị gia tăng của các LHSDĐ chính theo từng nhóm hộ 45 Bảng 15. Giá trị sản xuất của các LHSDĐ chính theo từng nhóm hộ 44 Bảng 16. Giá trị ngày công của các loại hình sử dụng đất chính theo từng nhóm hộ 46 Bảng 17. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất về môi trường 49 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất của xã Sơn Trạch năm 2009 25 Biểu đồ 2: So sánh bình quân diện tích đất canh tác của xã Sơn Trạch 27 Biểu đồ 3: So sánh tỷ lệ sử dụng đất qua các năm của xã Sơn Trạch với huyện Bố Trạch 30 Biểu đồ 4: Mức đầu tư cho LHSDĐ trồng lúa của các nhóm hộ 32 Biểu đồ 5: Mức đầu tư cho LHSDĐ trồng lạc thuần của các nhóm hộ 33 Biểu đồ 6: Mức đầu tư cho LHSDĐ trồng ngô thuần của các nhóm hộ 34 Biểu đồ 7. Mức đầu tư cho LHSDĐ trồng sắn của các nhóm hộ 35 Biểu đồ 8: Mức đầu tư cho các LHSDĐ trong xã qua các năm 36 Biểu đồ 9: So sánh bình quân năng suất một số cây trồng chính của xã Sơn Biểu đồ 10: So sánh năng suất cây lúa của các nhóm hộ qua các năm ở 39 Biểu đồ 11: So sánh năng suất cây lạc của các nhóm hộ so với bình quân năng xã Sơn Trạch 39 suất của xã 39 Biểu đồ 12: So sánh năng suất cây ngô của các nhóm hộ với bình quân năng suất của xã 40 Biểu đồ 13: So sánh năng suất cây sắn của các nhóm hộ qua các năm ở xã Sơn Trạch 41 Biểu đồ 14: So sánh hệ số sử dụng đất của xã Sơn Trạch với huyện Bố Trạch qua các năm 50

doc67 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5362 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Phúc Trạch huyện Bố Trạch, tĩnh Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, phân bón và giống là: 24,50 triệu đồng/ha/năm. Biểu đồ 5: Mức đầu tư cho LHSDĐ trồng lạc thuần của các nhóm hộ Triệu đồng/ha/năm (Nguồn: Điều tra nông hộ) Số liệu ở biểu đồ 5 cho ta thấy mức đầu tư cho loại LHSDĐ trồng lạc thuần giữa các nhóm hộ có sự khác nhau không đáng lớn. Khác với LHSDĐ trồng lúa thì ở LHSDĐ trồng lạc thứ tự mức đầu tư đã có sự thay đổi. Mức đầu tư cao nhất thuộc về nhóm hộ trung bình với 31,55 triệu đồng/ha/năm (chiếm 101,30% mức đầu tư bình quân của toàn xã), theo sau là nhóm hộ nghèo và nhóm hộ khá giàu chiếm lần lượt 99.41% và 98,39% mức đầu tư bình quân của toàn xã. Mức đầu tư cho LHSDĐ trồng Ngô: Số liệu bảng 12 cho thấy: Ngô là cây lương thực chủ yếu sau lúa của bà con nông dân trong xã. Các giống ngô lai, CP 888 được bà con đưa vào sản xuất trong những năm gần đây tỏ ra rất thích hợp và được ưa chuộng. Năng suất và sản lượng có sự ổn định qua các vụ gieo trồng. Chi phí sản xuất ngô bình quân khoảng 29,60 triệu đồng/ha/năm. Biểu đồ 6: Mức đầu tư cho LHSDĐ trồng ngô thuần của các nhóm hộ Triệu đồng/ha/năm ( Nguồn: Điều tra nông hộ) Kết quả ở biểu đồ 6 cho thấy: Mức đầu tư cho loại LHSDĐ trồng ngô giữa các nhóm hộ cũng có sự khác nhau không lớn. Khác với LHSDĐ trồng lúa, lạc thì ở LHSDĐ trồng ngô thứ tự mức đầu tư đã có sự thay đổi, mức đầu tư cao nhất thuộc về nhóm hộ khá giàu với 29,90 triệu đồng/ha/năm (chiếm 101,30% mức đầu tư bình quân của toàn xã), theo sau là nhóm hộ nghèo và cuối cùng là nhóm hộ trung bình chiếm lần lượt 100% và 99% mức đầu tư bình quân của toàn xã. Mức đầu tư cho LHSDĐ trồng sắn Từ bảng 13 cho thấy: Sắn là loại cây lương thực được nhân dân trong xã trồng phổ biến hiện nay ngoài cây lúa, ngô. Giống sắn được trồng phổ biến trong toàn xã là H34, sắn cao sản có năng suất cao và ổn định qua nhiều năm. Chi phí đầu tư thấp khoảng 10.57 triệu đồng/ha/năm, bao gồm chi phí về phân bón, giống, máy móc, vận chuyển,... Biểu đồ 7. Mức đầu tư cho LHSDĐ trồng sắn của các nhóm hộ Triệu đồng/ha/năm (Nguồn: Điều tra nông hộ) Cũng như đối với các LHSDĐ ở trên thì mức đầu tư cho loại LHSDĐ trồng sắn xen lạc giữa các nhóm hộ là có sự khác nhau nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, khác với LHSDĐ trồng lúa, ngô nhưng giống với LHSDĐ trồng lạc về thứ tự mức đầu tư, cao nhất thuộc về nhóm hộ trung bình với 10,36 triệu đồng/ha/năm (chiếm 101,51% mức đầu tư bình quân của toàn xã), theo sau là nhóm hộ nghèo và cuối cùng là nhóm hộ khá giàu chiếm lần lượt 99,43% và 98,01% mức đầu tư bình quân của toàn xã. Qua so sánh mức đầu tư của các LHSDĐ trồng lúa, ngô, lạc,sắn xen lạc thấy rằng LHSDĐ trồng lúa là có mức đầu tư cao nhất với bình quân khoảng 35,48 triệu đồng/ha/năm, tiếp theo là LHSDĐ trồng lạc, ngô lần lượt bình quân khoảng 31,14 triệu đồng/ha/năm, 29,60 triệu đồng/ha/năm, và cuối cùng là loại hình trồng sắn xen lạc có mức đầu tư chỉ đạt bình quân khoảng 10,57 triệu đồng/ha/năm. Đồng thời, khi so sánh mức đầu tư của từng LHSDĐ giữa các nhóm hộ trong xã thì thấy rằng mức đầu tư giữa các nhóm hộ có sự khác nhau trong từng LHSDĐ và khác nhau cả về thứ tự xếp hạng mức độ đầu tư giữa các nhóm hộ với các LHSDĐ khác nhau. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trình độ, kinh nghiệm, đặc điểm của từng thửa ruộng của các nhóm hộ trong xã khác nhau và đặc biệt là do tình hình kinh tế của các nhóm hộ khác nhau, thường nhóm hộ khá giàu thì chủ động về vốn hơn so với nhóm trung bình và nhóm hộ nghèo. Để giải quyết vấn đề này thì yêu cầu các cơ quan chức năng phải phối hợp với chính quyền địa phương mở các lớp tập huấn phổ biến kinh nghiệm sản xuất và đưa ra các mức đầu tư cụ thể và thích hợp cho từng LHSDĐ tại địa phương để đảm bảo hiệu quả sản xuất đạt mức tối ưu. Xem xét bình quân mức đầu tư ở xã qua các năm, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi khá rõ. Biểu đồ 8: Mức đầu tư cho các LHSDĐ trong xã qua các năm Triệu đồng/ha/năm (Nguồn: Điều tra và thu thập) Từ số liệu ở biểu đồ 8, chúng tôi thấy: Mức độ đầu tư của các LHSDĐ tăng dần qua các năm. Đặc biệt là mức đầu tư cho sản xuất cây lúa tăng mạnh nhất với 20,2 triệu đồng/ha/vụ năm 2007 và tăng lên 35,48 triệu đồng/ha/vụ năm 2009. Nguyên nhân là do: -Lúa là cây trồng chính và là cây trồng truyền thống từ xưa tới nay của xã nên đã được người dân chú trọng đầu tư hơn. - Phần lớn diện tích đất canh tác của xã là đất trồng lúa 2 vụ (chiếm 39,2% diện tích đất canh tác) và đất có độ phì thấp (vì là vùng bán sơn địa), nhằm đảm bảo cho việc sản xuất lâu dài và nâng cao năng suất lúa yêu cầu sự đầu tư trở lại chất dinh dưỡng cho đất. - Do giá cả các chi phí trong sản xuất tăng lên hàng năm, đặc biệt là giống, công lao động, và phân bón. Xu hướng tăng mức đầu tư qua các năm cũng thể hiện ở các LHSDĐ khác như LHSDĐ trồng lạc, ngô, sắn… 4.3.2.1.2. Diện tích, năng suất của một số loại cây trồng chính Về diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng: Năng suất cây trồng của xã qua các năm ít có sự thay đổi. Bảng 9. Diện tích, năng suất của một số loại cây trồng chính của xã Sơn Trạch qua các năm Cây trồng Chỉ Tiêu Đơn Vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Lúa Diện tích ha 369 433 449 Năng suất Tạ/ha 53,86 47,88 52,26 Lạc Diện tích ha 108 99 58 Năng suất Tạ/ha 17,44 18,26 22,6 Ngô Diện tích ha 165 158 89 Năng suất Tạ/ha 58 60 63 Sắn Diện tích ha 65 59 51 Năng suất Tạ/ha 129,7 184,6 195 Khoai lang Diện tích ha 36 41 40 Năng suất Tạ/ha 57,5 61,59 62,3 Rau,đậu các loại Diện tích ha 36 46 44 Năng suất Tạ/ha 89,1 92,2 86,8 (Nguồn:[5][6][7] và điều tra thu thập 2009) Biểu đồ 9: So sánh bình quân năng suất một số cây trồng chính của xã Sơn Trạch với bình quân năng suất của huyện Bố Trạch và tỉnh Quảng Bình năm 2009. Tạ/ha (Nguồn : [5][7][16]) Từ biểu đồ có thể thấy: - Năng suất lúa của xã Sơn Trạch cao hơn năng suất lúa của tỉnh Quảng Bình và thấp hơn huyện Bố Trạch, đạt 99,93% so với bình quân chung của huyện Bố Trạch và 112,2% so với bình quân chung của tỉnh Quảng Bình. - Năng suất lạc của xã Sơn Trạch cao hơn năng suất lạc của huyện Bố Trạch và tỉnh Quảng Bình, đạt 102,12% so với bình quân chung của huyện Bố Trạch và 107,41% so với bình quân chung của tỉnh Quảng Bình. - Năng suất ngô của xã Sơn Trạch cao hơn năng suất sắn của huyện Bố Trạch và tỉnh Quảng Bình, đạt 113,21% so với bình quân chung của huyện Bố Trạch và 115,38% so với bình quân chung của tỉnh Quảng Bình. - Năng suất khoai lang của xã Sơn Trạch thấp hơn năng suất khoai lang của huyện Bố Trạch và tỉnh Quảng Bình, đạt 94,63% so với bình quân chung của huyện Bố Trạch và 88,93% so với bình quân chung của tỉnh Quảng Bình. - Năng suất sắn của xã Sơn Trạch cao hơn năng suất sắn của tỉnh Quảng Bình, nhưng thấp hơn huyện Bố Trạch. Đạt 88,08% so với bình quân chung của huyện Bố Trạch và 108,33% so với bình quân chung của tỉnh Quảng Bình. * Thông thường ở vùng bán sơn địa thì năng suất của các loại nông sản thấp hơn so với các vùng khác nhưng nhìn chung năng suất của các loại cây trồng đạt mức khá cao. Riêng năng xuất lạc, ngô cao hơn bình quân năng suất của huyện và tỉnh. Theo chúng tôi nguyên nhân do đất đai của xã khá phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây lạc, ngô (đất phù sa bồi ở bờ sông Son, đất pha cát, thịt nhẹ). Lạc, ngô lại là cây trồng truyền thống và sản xuất lạc, ngô thường cho lãi cao hơn cây trồng khác nên được bà con quan tâm đầu tư, chăm sóc hơn. Biểu đồ 10: So sánh năng suất cây lúa của các nhóm hộ qua các năm ở xã Sơn Trạch Tạ/ha (Nguồn: Điều tra và thu thập) Như đã biết, lúa là cây trồng chính của xã và được đa số nông hộ quan tâm. Qua biểu đồ 10 có thể thấy rằng năng suất cây lúa theo các nhóm hộ khác nhau thì khác nhau. Cụ thể, thì nhóm hộ khá, trung bình và nghèo lần lượt đạt 104,13%, 100,3% và 96,08% năng suất bình quân của xã. Biểu đồ 11: So sánh năng suất cây lạc của các nhóm hộ so với bình quân năng suất của xã Tạ/ha (Nguồn: Điều tra và thu thập) Qua biểu đồ 11 có thể thấy rằng năng suất cây lạc theo các nhóm hộ khác nhau thì khác nhau, nhưng sự chênh lệch rất không đáng kể. Khác với cây lúa thì ở cây lạc khó có thể so sánh năng suất giữa các nhóm hộ theo các năm vì năng suất tương đương nhau. Năng suất lạc của nhóm hộ nghèo là cao nhất với 23,22 tạ/ha (chiếm 102,74% năng suất bình quân của xã), sau đó đến nhóm hộ khá giàu 22,8 tạ/ha (chiếm 100,8% năng suất bình quân của xã) và cuối cùng là nhóm hộ trung bình 22,18 tạ/ha (chiếm 98,14% năng suất bình quân của xã). Biểu đồ 12: So sánh năng suất cây ngô của các nhóm hộ với bình quân năng suất của xã Tạ/ha (Nguồn: Điều tra và thu thập) Ngô là cây trồng chính của xã sau cây lúa. Qua biểu đồ 12 có thể thấy rằng năng suất cây ngô theo các nhóm hộ khác nhau thì khác nhau. Năng suất ngô của nhóm hộ khá giàu là cao nhất với 66 tạ/ha (chiếm 104,76% năng suất bình quân của xã), sau đó đến nhóm hộ trung bình đạt 102,05% năng suất bình quân của xã và cuối cùng là nhóm hộ nghèo chỉ đạt 94,76% năng suất bình quân của xã. Biểu đồ 13: So sánh năng suất cây sắn của các nhóm hộ qua các năm ở xã Sơn Trạch Tạ/ha (Nguồn: Điều tra và thu thập) Qua biểu đồ 13 có thể thấy rằng năng suất cây sắn theo các nhóm hộ khác nhau thì khác nhau, nhưng sự chênh lệch không đáng kể. Giống với cây lạc là khó có thể so sánh năng suất giữa các nhóm hộ theo các năm vì năng suất tương đương nhau. Năng suất sắn của nhóm hộ trung bình là cao nhất với 197,5 tạ/ha (chiếm 101,28% năng suất bình quân của xã), sau đó đến nhóm hộ khá giàu và nhóm hộ nghèo lần lượt chiếm 100,36% và 97,74% năng suất bình quân của xã năm 2009. Bảng 10. So sánh mức đầu tư và năng suất giữa các nhóm hộ của cây lúa Nhóm hộ Mức đầu tư so với mức đầu tư trung bình của xã (%) Năng suất so với bình quân năng suất của xã (%) Nghèo 90,3 96,08 Trung bình 100,4 100,3 Khá – giàu 103,57 104,13 (Nguồn: Điều tra và thu thập) Kết quả ở bảng 10 chỉ ra rằng: Mức đầu tư của các nhóm hộ nghèo thấp hơn mức đầu tư quy định của xã, mức đầu tư của nhóm hộ khá và trung bình cao hơn so với quy định và năng suất của cây lúa có xu hướng tăng giảm tương tự. Tuy nhiên % tăng giảm năng suất ở các nhóm hộ so với quy định của xã lại không tỷ lệ thuận với mức đầu tư. Cụ thể, ở nhóm hộ nghèo mức đầu tư giảm 9,7% so với quy định của xã nhưng năng suất chỉ giảm 3,92%; ở nhóm hộ trung bình có mức đầu tư tăng 0,4% so với quy định của xã, thì năng suất cũng tăng tương đối tương ứng với 0,3%; ở nhóm hộ khá giàu các giá trị này cũng tăng tương ứng là 3,57% và 4,13%. Bảng 11. So sánh mức đầu tư và năng suất giữa các nhóm hộ của cây ngô Nhóm hộ Mức đầu tư so với mức đầu tư trung bình của xã (%) Năng suất so với bình quân năng suất của xã (%) Nghèo 100 94,76 Trung bình 99 102,05 Khá – giàu 101,3 104,76 (Nguồn: Điều tra và thu thập) Cùng bằng cách so sánh tương tự, chúng tôi thấy quan hệ giữa mức đầu tư và sản xuất của cây ngô lại thể hiện ở chiều hướng khác nhau, cụ thể: + Mức đầu tư của nhóm hộ nghèo cho cây ngô là ngang với quy định của xã nhưng năng suất lại giảm 5,24%. + Đáng chú ý, mức đầu tư của nhóm hộ trung bình giảm so với quy định của xã là 1% nhưng năng suất lại tăng đến 2,05%. Các giá trị này ở nhóm hộ khá lần lượt là tăng 1,3% và tăng 4,76. Bảng 12. So sánh mức đầu tư và năng suất giữa các nhóm hộ của cây lạc Nhóm hộ Mức đầu tư so với mức đầu tư trung bình của xã (%) Năng suất so với bình quân năng suất của xã (%) Nghèo 99,41 102,74 Trung bình 98,39 98,14 Khá – giàu 101,3 100,8 (Nguồn: Điều tra và thu thập) So sánh mức đầu tư và năng suất của cây lạc chúng tôi thấy: Ở nhóm hộ nghèo, mức đầu tư giảm so với quy định của xã là 0,59% nhưng năng suất lại tăng 2,74%. Nhóm hộ trung bình, mức đầu tư giảm 1,61% so với quy định của xã và năng suất cũng giảm 1,86%. Nhóm hộ khá có mức đầu tư tăng 1,3% so với quy định của xã nhưng năng suất chỉ tăng 0,8%. Bảng 13. So sánh mức đầu tư và năng suất giữa các nhóm hộ của cây sắn Nhóm hộ Mức đầu tư so với mức đầu tư trung bình của xã (%) Năng suất so với bình quân năng suất của xã (%) Nghèo 99,43 97,74 Trung bình 101,51 101,28 Khá – giàu 98,01 100,36 (Nguồn: Điều tra và thu thập) Đối với cây sắn: chỉ có ở nhóm hộ trung bình, cả mức đầu tư và năng suất đều cao hơn quy định của xã. Còn ở nhóm hộ nghèo và khá – giàu đều có mức đầu tư giảm so với quy định của xã nhưng điều đặc biệt là năng suất của nhóm hộ khá tăng 0,36% và nhóm hộ nghèo giảm 2,26% so với quy định của xã. Cũng như đối với các loại cây trồng đã được đề cập ở trên, % tăng giảm của mức đầu tư và năng suất là không giống nhau. Tuy nhiên, một điểm chung nhất là mức đầu tư cũng như năng suất đạt được ở các nhóm hộ khác nhau là khác nhau. Qua các bảng so sánh mức đầu tư và năng suất giữa các nhóm hộ của các LUT thì thấy rằng: nhóm hộ khá giàu luôn có mức đầu tư và năng suất đều cao hơn quy định của xã (trừ mức đầu tư cây sắn), và ngược lại thì nhóm hộ nghèo thường có mức đầu tư và năng suất thấp hơn quy định của xã. Nguyên nhân: Do nhóm khá – giàu có tiềm lực về vốn nên họ luôn đầu tư đúng thời vụ và từng thời kỳ sinh trưởng của cây, cũng như khi có bệnh dịch thì họ chủ động trong việc phun thuốc, dập dịch…Còn nhóm nghèo cũng đầu tư tuy không ít hơn, nhưng do khi cần thì không bón đến lúc bón thì cây hấp thụ không tối đa, do đó năng suất không bằng các nhóm còn lại (vì do nhóm hộ nghèo không chủ động về nguồn vốn). 4.3.2.2. Hiệu quả kinh tế của các LHSDĐ trồng cây hàng năm Theo thông tin điều tra và thu thập từ các hộ nông dân, chuyên gia ở địa phương và căn cứ vào diện tích, năng suất và truyền thống sản xuất trên địa bàn xã, tôi đưa ra 4 loại hình sử dụng chính để đánh giá hiệu quả sử dụng đất, đó là: - Lúa 2 vụ: Lúa Đông Xuân - Hè Thu - Lạc 2 vụ: Đông Xuân - Hè Thu - Ngô 2 vụ: Đông Xuân - Hè Thu - Chuyên canh sắn a. Giá trị sản xuất của một số LHSDĐ chính của xã Bảng 14. Giá trị sản xuất của các LHSDĐ chính theo từng nhóm hộ ( Đơn vị tính: Triệu đồng/ha/năm ) Loại hình sử dụng đất Giá trị sản xuất Nhóm nghèo Nhóm trung bình Nhóm khá - giàu Lúa 2 vụ 57,12 64,86 66.58 Lạc 2 vụ 45,84 45,12 44,92 Ngô 2 vụ 53,32 58,22 63 Chuyên canh sắn 19,23 19,82 19,17 ( Nguồn: Điều tra và thu thập) Số liệu ở bảng cho thấy: * Cùng loại hình sử dụng đất thì giá trị sản xuất thường có xu hướng tăng từ nhóm nghèo đến nhóm khá – giàu. Riêng đối với LHSDĐ trồng lạc và LUT trồng sắn thì nhóm hộ khá có giá trị sản xuất thấp hơn các nhóm hộ khác nhưng sự chênh lệch đó là không đáng kể. Có như vậy là do nhóm hộ khá chủ động về nguồn vốn nên nông sản được bán ra với giá cao, còn các nhóm khác thì bị các lái buôn ép giá nên nông sản được bán ra không được cao bằng. * Cùng nhóm hộ nhưng giá trị sản xuất giữa các loại hình sử dụng đất có sự khác nhau. Các nhóm hộ đều có giá trị sản xuất cao nhất ở loại hình sử dụng đất lúa đông xuân – lúa hè thu, thấp nhất ở loại hình sử dụng đất trồng sắn. Do lúa có giá thành cao, dễ tiêu thụ, là cây trồng từ lâu đời và được người dân quan tâm cho nên đạt giá trị sản xuất cao hơn. b. Giá trị gia tăng Bảng 15. Giá trị gia tăng của các LHSDĐ chính theo từng nhóm hộ ( Đơn vị tính: Triệu đồng/ha/năm ) Loại hình sử dụng đất Giá trị gia tăng Nhóm nghèo Nhóm trung bình Nhóm khá- giàu Lúa 2 vụ 25,08 29,21 29,98 Lạc 2 vụ 14,88 13,57 14,28 Ngô 2 vụ 23,72 28,68 33,1 Chuyên canh sắn 8,72 9,09 8,81 (Nguồn: Điều tra và thu thập ) Số liệu ở bảng cho thấy: Giá trị gia tăng của các loại hình sử dụng đất chính theo từng nhóm hộ cũng tương tự giống với giá tri sản xuất của chúng. Cụ thể: * Cùng loại hình sử dụng đất thì giá trị gia tăng có xu hướng tăng từ nhóm nghèo đến nhóm khá – giàu. * Cùng nhóm hộ nhưng giá trị gia tăng giữa các loại hình sử dụng đất có sự khác nhau. Ở nhóm hộ nghèo và trung bình thì cao nhất ở LHSDĐ lúa 2 vụ, thấp nhất ở loại hình chuyên canh sắn. Còn ở nhóm hộ khá – giàu thì cao nhất là LHSDĐ trồng ngô 2 vụ và thấp nhất là LHSDĐ chuyên canh sắn. Tuy có chi phí đầu tư thấp nhất nhưng loại hình chuyên canh sắn không mang lại lợi nhuận cao nhất bởi giá thành thấp nên cho giá trị gia tăng thấp nhất. c. Giá trị ngày công Số liệu điều tra và tính toán giá trị ngày công của một số cây trồng ở Sơn Trạch thể hiện qua bảng 22: Bảng 16. Giá trị ngày công của các loại hình sử dụng đất chính theo từng nhóm hộ ( Đơn vị tính: 1000đ/ha) Loại hình sử dụng đất Giá trị ngày công Nhóm nghèo Nhóm trung bình Nhóm khá- giàu Lúa 2 vụ 84 96 99 Lạc 2 vụ 45 41 48 Ngô 2 vụ 82 102 138 Chuyên canh sắn 83 89 97 (Nguồn: Điều tra và thu thập) Từ số liệu ở bảng cho ta thấy: * Cùng loại hình sử dụng đất thì giá trị ngày công tăng từ nhóm nghèo đến trung bình và cao nhất là nhóm khá – giàu. * Cùng nhóm hộ nhưng giá trị ngày công giữa các loại hình sử dụng đất có sự khác nhau. Ở nhóm hộ nghèo thì giá trị ngày công của LHSDĐ ngô 2 vụ là thấp nhất, cao nhất là LHSDĐ lúa 2 vụ. Tuy nhiên, ở nhóm hộ trung bình và khá cho giá trị ngày công cao nhất lại là LHSDĐ ngô 2 vụ, thấp nhất ở LHSDĐ lạc 2 vụ. + Giá trị ngày công của LHSDĐ ngô 2 vụ là cao nhất trong các loại hình sử dụng đất. Sở dĩ cao như vậy là do: - Giá ngô bán ra tương đối cao (4500 đ/kg), năng suất cũng đạt mức khá, mà chi phí đầu tư cũng đạt mức vừa làm cho lợi nhuận thu được khá cao. - Số công lao động cũng ở mức vừa. - Do đất đai và điều kiện tự nhiên ở xã rất phù hợp với loại hình trồng ngô, đặc biệt ngô được trồng ở hai bên bờ sông Son thì cho hiệu quả rất cao. + Loại hình LHSDĐ lạc 2 vụ là loại hình sử dụng đất phổ biến ở xã nhưng lại cho giá trị ngày công thấp nhất vì: - Năng suất lạc đạt thấp. - Mức đầu tư cho cây lạc ở mức cao, giá bán lại ở mức trung bình, lợi nhuận thu được đạt thấp. - Số ngày công cho LHSDĐ trồng lạc khá cao, cao hơn các LHSDĐ trồng sắn, lúa, ngô… 4.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội. Khi đánh giá tính bền vững của một loại hình sử dụng đất nào đó, người ta luôn xem xét trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Loại hình sử dụng đất thực sự bền vững khi đáp ứng được các yêu cầu của cả 3 yếu tố này. Bền vững về mặt xã hội có nghĩa là loại hình sử dụng đất đó có khả năng bố trí lao động như thế nào? Giải quyết việc làm ở mức nào? Đáp ứng bao nhiêu công lao động/ha/năm, có khả năng thu hút được nguồn lực và cơ sở vật chất phục vụ sản xuất tại chỗ nhằm đảm bảo cho đời sống dân cư trong vùng và góp phần phát triển xã hội hay không ? Xem xét một loại hình sử dụng đất trên cơ sở đánh giá hiệu quả về mặt xã hội sẽ cho phép tìm ra những ưu điểm cũng như những bất cập trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, để từ đó có hướng điều chỉnh hoặc nhân rộng loại hình sử dụng đất đó. * Đối với LHSDĐ trồng lúa Loại hình sử dụng đất trồng lúa với số công lao động 300 ngày công/ha/năm là ở mức khá cao. Lúa là cây lương thực chính của người dân, đất đai khá thuận lợi, các giống mới được đưa vào sản xuất cho năng xuất cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên đầu tư công lao động trong loại hình trồng lúa chỉ tập trung vào một số thời gian như làm đất, gieo sạ, tỉa dặm, làm cỏ và thu hoạch. Còn lại là thời gian nông nhàn nên loại hình trồng lúa về mặt xã hội tính bền vững không cao, chủ yếu là đảm bảo an toàn lương thực tại chỗ và một phần lưu thông trên thị trường. * Đối với LHSDĐ trồng lạc Loại hình sử dụng đất trồng lạc với số công lao động khá cao 320 ngày công/ha/năm nên khả năng đáp ứng lao động của loại hình trồng lạc ở mức khá cao. Lạc là cây dễ trồng, thích ứng trên nhiều loại đất, có thị trường tiêu thụ ổn định, vì vậy thu hút được nhiều lao động tham gia. Trồng lạc có tính bền vững về mặt xã hội khá cao vì mức độ đòi hỏi công chăm sóc khá cao. Tuy nhiên, yêu cầu lao động chăm sóc cho cây là không thường xuyên, chỉ tập trung lao động vào thời kì làm đất, gieo trồng, làm cỏ, tưới nước và thời kì thu hoạch. * Đối với LHSDĐ trồng sắn Cây sắn là cây không cần nhiều thời gian chăm sóc, chỉ tập trung vào thời gian làm đất, gieo trồng và thu hoạch. Vì vậy chỉ đáp ứng được 100 công lao động/ha/năm, đạt ở mức thấp. Đây là loại hình sử dụng đất phù hợp với khả năng canh tác và nguồn vốn đầu tư mà giá trị ngày công của loại hình này cũng tương đối cao, cao hơn LHSDĐ trồng lạc thuần với 89.300 đồng/ha/năm. Thu nhập từ loại hình sử dụng đất trồng sắn trong những năm qua đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân và xã hội. Có thể nói đây là loại hình có hiệu quả về mặt xã hội tương đối cao. * Đối với LHSDĐ trồng ngô LHSDĐ trồng ngô với 280 ngày công/ha/năm, là loại cây trồng có số ngày công khá cao trong tất cả các loại cây trồng kể trên. Là loại cây ngắn ngày trong một năm có thể sản xuất 2 vụ vì vậy số ngày công ngô là cao. Cây ngô có giá trị kinh tế cao thứ hai trong tất cả cáo loại cây trồng ở xã nên thu hút rất nhiều lao động tham gia, sản phẩm bán chủ yếu là sản phẩm tươi và khô, có thị trường tiêu thụ thuận lợi. Ngoài việc cho giá trị kinh tế cao, trồng ngô yêu cầu số ngày công khá nhiều nên đây là một loại hình rất bền vững về mặt xã hội nếu có điều kiện đất đai phù hợp, nguồn nước chủ động nên cần nhân rộng mô hình này. * Nhận xét về hiệu quả xã hội: Mức độ bền vững về mặt xã hội của các loại hình sử dụng đất ở đây đạt mức trung bình đến khá… Tuy số lượng lao động nông nghiệp là khá cao nhưng mức độ đáp ứng lao động của từng loại hình sử dụng đất ở đây là chưa cao và không đồng đều. Tiềm năng đất đai khá nhiều nhưng số hộ nông dân thiếu việc làm trong giai đoạn này còn nhiều do vậy yêu cầu đặt ra cho lãnh đạo địa phương là phải làm sao để có thể tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân trong những thời điểm này để vừa nâng cao thu nhập cho người dân, vừa khai thác nguồn lực con người trên địa bàn xã. Do đất nước ta ngày càng phát triển, nên có nhiều loại hình sử dụng đất vừa có giá trị kinh tế cao, lại vừa giải quyết được nhiều lao động, quay vòng đồng vốn nhanh được áp dụng ở rất nhiều địa phương khác. Điển hình nhất đó là loại hình sử dụng đất trồng rau chính vụ và trái vụ. Vì vậy, theo chúng tôi trong thời gian tới địa phương có thể xem xét chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tập trung vào những loại và giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, năng xuất cao và ổn định, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người dân… để đưa vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân ở địa phương, thay thế những loại và giống cây trồng đã và đang bị thoái hoá, có hiệu quả thấp và không phù hợp với tình hình hiện nay. 4.3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt môi trường Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững thì việc xem xét hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội vẫn là chưa đủ, mà cần phải quan tâm đến hiệu quả môi trường. Một loại hình sử dụng đất được gọi là bền vững về mặt môi trường khi các hoạt động trong loại hình sử dụng đất đó không có ảnh hưởng xấu đến môi trường và có khả năng cải thiện đất đai. Thông qua điều tra và khảo sát thực tế cho thấy: Trong nông nghiệp, các hộ tích cực thâm canh tăng vụ, không để đất hoang hoá. Trong lâm nghiệp, các hộ gia đình tích cực trồng rừng. Đến nay trên địa bàn xã hiện tượng phá rừng, lũ lụt, hạn hán dần được khắc phục, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra đối với sản xuất và trong đời sống sinh hoạt của con người. Bảng 17. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất về môi trường Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2009 Độ che phủ % 73,96 74,81 Hệ số sử dụng đất Lần 1,53 1,95 (Nguồn: [6][7]và điều tra thu thập) Qua bảng số liệu cho thấy: Xã Sơn Trạch có độ che phủ cao đạt 74,81 % năm 2009 là do xã nằm ở vùng miền núi có diện tích trồng rừng và trồng các loại cây lâu năm nhiều. Hệ số sử dụng đất có sự thay đổi qua các năm, năm 2007 là 1,53 lần đến năm 2009 đạt 1,95 lần. Do một số loại cây trồng như sắn, lạc, rau đậu,... người ta trồng xen với nhau có khi lên đến ba vụ trong năm nhưng diện tích xen canh không lớn lắm. Biểu đồ 14: So sánh hệ số sử dụng đất của xã Sơn Trạch với huyện Bố Trạch qua các năm % (Nguồn: [4][8]) Qua số liệu ở biểu đồ 14 có thể thấy hệ số sử dụng đất của xã Sơn Trạch là khá cao so với mặt bằng chung của toàn huyện, nguyên nhân do: - Phần lớn diện tích đất có độ phì thấp. - Địa hình thường bị ngập úng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô. - Người dân thiếu vốn để đầu tư sản xuất. - Người dân còn thiếu kiến thức về khoa học kĩ thuật Qua các năm từ 2007-2009 hệ số sử dụng đất có xu hướng tăng lên nhưng không đáng kể, đặc biệt là từ 2008-2009 hệ số sử dụng đất tăng 0,42 lần. Như vậy khả năng khai thác đất sản xuất nông nghiệp của xã chỉ mức khá. Nguyên nhân chính làm hệ số sử dụng đất tăng là do những năm gần đây diện tích gieo trồng tăng lên nhờ việc tăng canh, thâm canh và đầu tư cao, đồng thời diện tích đất canh tác có xu hướng giảm xuống, đặc biệt là việc xây dựng các hệ thống thuỷ lợi nên có thể cung cấp nước tưới cho một số vùng khô hạn làm tăng diện tích đất gieo trồng. Việc hệ số sử dụng đất nông nghiệp tăng có tác động lớn đến cuộc sống người dân như năng suất, sản lượng của cây trồng tăng lên, tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả môi trường như độ che phủ và hệ số sử dụng đất gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái như sau: + Mặt tích cực - Sử dụng tối đa quỹ đất hiện có, đưa phần diện tích chưa sử dụng vào sử dụng nhằm cải tạo đất hoang hóa. - Trồng xen nhiều loại cây trồng với nhau trên một diện tích đất đã làm giảm sự xói mòn, rửa trôi, tăng độ xốp cho đất, tận dụng nhiều loại dinh dưỡng trong đất. - Sự kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt đã hạn chế được lượng phân bón hóa học, tân dụng được lượng phân gia súc thải ra, làm giảm chi phi sản xuất mặc khác góp phần cải tạo tăng độ phì cho đất. + Mặt tiêu cực - Hiện tượng xói mòn rửa trôi vẫn còn do độ che phủ thấp. Bên cạnh đó tốc độ đô thị hóa tăng lên mà độ che phủ thấp sẽ tác động đến sự sống của con người và sinh vật,... - Khai thác hết nguồn dinh dưỡng từ đất, làm cho đất bạc màu. - Lượng thuốc hóa học sử dụng sẽ tăng lên làm gây hại đến môi trường sống cho chúng ta. Việc xem xét, đánh giá tính bền vững về mặt môi trường của một loại hình sử dụng đất là một việc làm quan trọng. Bởi vì thông qua đó giúp chúng ta biết được mức độ khai thác sức sản xuất của đất đã phù hợp hay chưa. Từ đó giúp ta có hướng khắc phục những hậu quả tiêu cực mà loại hình sử dụng đất đó đem lại góp phần cải tạo chất đất, nâng cao độ phì nhiêu và cải thiện được môi trường sinh thái. Xét tại địa bàn xã Sơn Trạch, tôi đưa ra 3 loại hình sử dụng đất điển hình có diện tích và tầm ảnh hưởng lớn nhất đến sản xuất của người nông dân để đánh giá hiệu quả môi trường, đó là: lúa, lạc, sắn. * LHSDĐ trồng lúa. - Ở xã Sơn Trạch có 2 loại hình canh tác trong loại hình sử dụng đất trồng lúa đó là chuyên canh lúa 2 vụ (Đông Xuân và Hè Thu) và lúa 1 vụ (Đông Xuân). Chuyên canh lúa 2 vụ không bền vững về mặt môi trường nếu chúng ta không có biện pháp đầu tư trở lại chất dinh dưỡng cho cây trồng và đất. Loại hình sử dụng đất này gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đó là: + Đất trồng lúa thường ở trong tình trạng ngập nước lâu ngày và liên tục đất thường bị dí chặt, yếm khí, phá huỷ cấu trúc đất. + Người dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật một cách tuỳ tiện, không hợp lý. Theo điều tra nông hộ thì người dân cho biết họ phun thuốc bảo vệ thực vật nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào mức độ sâu bệnh hại cây trồng, nếu sâu bệnh nhiều thì phun nhiều và ngược lại không theo một quy định nào cả. Điều đó đã dẫn đến việc tồn lưu các chất độc ở trong đất (hợp chất lân hữu cơ, hợp chất của kim loại nặng), sau đó được cây trồng hấp thụ và tích luỹ trong sản phẩm nông nghiệp. + Sử dụng phân hoá học đặc biệt các loại phân gây chua không đúng liều lượng làm cho pH đất suy giảm một cách trầm trọng và khó có thể khắc phục được trong thời gian ngắn. Việc sử dụng phân hữu cơ chưa qua khâu xử lý, chế biến cũng là nguồn lây lan sâu bệnh, cỏ dại và vi sinh vật gây hại trên diện rộng. + Sử dụng các công cụ, máy móc để làm đất, thu hoạch thường xuyên làm đất dễ bị dí chặt, độ xốp giảm. Đối với loại hình sử dụng đất canh tác lúa 1 vụ thì sau khi thu hoạch đất thường bị bỏ hoang do không có khả năng tưới vào mùa khô, nên làm gia tăng sự rửa trôi chất dinh dưỡng ở trong đất. Tuy vậy, loại hình sử dụng đất này vẫn được bà con duy trì và phát triển trên diện rộng. Đây là một việc làm rất cần thiết nhằm đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, nâng cao thu nhập cho ngời dân. Tuy nhiên, để đảm bảo cho yêu cầu phát triển bền vững thì người dân cần phải kết hợp chặt chẽ giữa khai thác và bảo vệ môi trường, lựa chọn những giống tốt có khả năng cho năng suất cao, đồng thời cần phải có sự đầu tư cân đối và hợp lý các chất dinh dưỡng cho cây trồng cũng như sử dụng đúng quy trình các loại hoá chất bảo vệ thực vật, đảm bảo tưới tiêu hợp lý. * LHSDĐ trồng lạc. Do lạc là loại cây có khả năng cố định đạm nhờ nốt sần ở rễ và bổ sung một lượng đạm cần thiết cho đất trong quá trình sinh trưởng và phát triển nên loại hình sử dụng đất trồng lạc là loại hình được xem là có tính bền vững về mặt môi trường cao. * LHSDĐ trồng sắn. Cây sắn có khả năng hút chất dinh dưỡng từ đất rất lớn, đồng thời nó phá vỡ kết cấu đất làm đất bị xói mòn rửa trôi chất dinh dưỡng, làm cho đất ngày càng bạc màu. Vì thế nên có kế hoạch bón phân hợp lý có phương thức canh tác thích hợp đẩy mạnh xen canh sắn với cây họ đậu để trả lại dinh dưỡng cho đất nhờ sự cố định đạm của cây họ đậu. Tóm lại, các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã Sơn Trạch có tính bền vững về mặt môi trường ở mức độ vừa. trong thời gian tới chính quyền địa phương ở xã này cần đầu tư hơn nữa về vấn đề thuỷ lợi đưa diện tích gieo trồng tăng lên nhằm tăng hệ số sử dụng đất cũng như khả năng quay đồng vốn nhanh ở địa phương. Đối với loại hình sử dụng đất trồng lúa 2 vụ cần phải có sự đầu tư một cách cân đối và hợp lý các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Đối với loại hình sử dụng đất trồng sắn cần đẩy mạnh hình thức luân canh, xen canh sắn với các loại cây họ đậu để vừa nâng cao thu nhập, vừa đảm bảo các yêu cầu phát triển bền vững. 4.3.5. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã. 4.3.5.1. Mặt tích cực Nhìn chung quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp của xã là khá lớn và đa dạng. Diện tích đất có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp còn nhiều. Trong thời gian qua, ủy ban nhân dân xã cùng với người dân đã thực hiện tốt việc khai thác quỹ đất này vào sản xuất có hiệu quả, cụ thể tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp qua các năm 2007, 2008, 2009 đều tăng lên lần lượt đạt 75,3%, 79,38% và 79,47%. Trong nông nghiệp có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, mở rộng quy mô sản xuất, tích cực thâm canh tăng vụ làm cho hệ số sử dụng đất tăng lên hàng năm ( qua 3 năm từ 2007 đến 2009 hệ số sử dụng đất của xã lần lượt đạt 1,47%, 1,53% và 1,95%). Năng xuất và giá cả nông sản luôn có sự tương đồng giữa các vụ gieo trồng hoặc năm sau cao hơn năm trước. Từ đó kéo theo giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, giá trị ngày công của một số LHSDĐ trên địa bàn xã đạt khá cao trong năm 2009, cụ thể bình quân giá trị ngày công ở LHSDĐ ngô 2 vụ của nhóm hộ trung bình và khá – giàu đạt hơn 100 nghìn đồng/người. Tạo điều kiện giải quyết được nhiều lao động nông thôn, nâng cao được thu nhập cho nông dân. Ngành lâm nghiệp được chú trọng, hàng năm diện tích trồng rừng tăng lên (diện tích đất lâm nghiệp năm 2009 tăng 6,35% so với năm 2007) góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng cao độ che phủ và bảo vệ môi trường. 4.3.5.2. Mặt tồn tại Chưa tạo ra được nhiều mô hình sản xuất tập trung có quy mô như mô hình kinh tế trang trại,... Giá trị ngày công của LHSDĐ trồng lạc thấp (chỉ đạt 43,3 nghìn đồng/ha), trong khi mức đầu tư khá cao, nhất là công chăm sóc với 320 công/ha. Nhìn chung các LHSDĐ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã vẫn chưa tận dụng được lao động nông nhàn. Thời gian rảnh rỗi của nông dân còn khá nhiều giữa giai đoạn gieo trồng và thu hoạch, giữa 2 mùa vụ khác nhau. Khoảng cách giữa các nhóm hộ nghèo và khá giàu ở trên địa bàn xã về giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và giá trị ngày công vẫn đang còn khá lớn. Khả năng nắm bắt thông tin giá cả thị trường chưa nhạy bén hơn nữa thông tin còn thiếu và nhiễu. Khả năng hoạch toán trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, chưa cụ thể. Cơ sở hạ tầng có đầu tư nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ nên ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và giao lưu hàng hóa, nên hiệu quả sử dụng đất bị ảnh hưởng. 4.4. Đề xuất hướng sử dụng đất có hiệu quả và phát triển bền vững tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 4.4.1. Quan điểm trong việc đề xuất sử dụng đất đai Việc đề xuất hướng sử dụng đất có hiệu quả và bền vững phải bảo đảm được sự phù hợp giữa mục tiêu phát triển của Nhà nước, của địa phương và mục tiêu của người sử dụng đất; có đủ điều kiện và khả năng phát triển trước mắt và lâu dài; gia tăng lợi ích cho người sử dụng đất đai; không gây tác động xấu tới môi trường; đáp ứng được các yêu cầu về xã hội như thu hút lao động, định canh, định cư của người dân… 4.4.2. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn cho việc đề suất sử dụng đất bền vững 4.4.2.1. Cơ sở khoa học Tôn trọng điều kiện tự nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao và ổn định. 4.4.2.2. Cơ sở thực tiễn: Đề xuất hướng sử dụng đất được dựa trên các yếu tố sau: - Hiện trạng sử dụng đất đai và phương hướng phát triển của xã, nguồn lao động dồi dào. - Trong địa bàn của xã đã có nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Điều đó có thể khẳng định rằng, có thể áp dụng các phương thức luân canh sẵn có từ các mô hình và mở rộng hơn nữa từ các mô hình này. - Tại địa phương, hiện trạng trồng trọt khá phong phú với rất nhiều giống cây cho năng suất và hiệu quả kinh tế. Có thể tiến hành so sánh các đặc trưng đất đai của khu vực cho hiệu quả cao với các khoanh đất khác để đề xuất triển khai việc trồng các giống cỏ hiệu quả, hợp lý. - Dựa vào các báo cáo về nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu nông sản để tiến hành lựa chọn giống thích hợp. - Tham khảo một số phương thức luân canh đạt hiệu quả cao của các xã khác trong huyện, tỉnh và tình hình địa phương để đề xuất phương thức luân canh phù hợp với điều kiện của xã mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. 4.4.3. Đề xuất hướng sản xuất trong thời gian tới Trong sản xuất nông nghiệp luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như đất đai, khí hậu thời tiết, chế độ nước, trình độ sản suất, thâm canh của người sản xuất,… Do vây, việc bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, mùa vụ sẽ làm cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, phát huy được tiềm năng sản xuất của đất đai và của người nông dân. Mặt khác, việc bố trí cơ cấu cây trồng phải tuân thủ các quy luật khách quan như điều kiện khí hậu, chế độ nước, chứ không thể sử dụng một cách chủ quan. Để khai thác đất đai một cách có hiệu quả, căn cứ vào điều kiện khí hậu, trình độ sản xuất của người dân, trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn của địa phương, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ và chính quyền xã Sơn Trạch, chúng tôi đề xuất một số loại hình sử dụng đất có triển vọng sau đây: - Duy trì một tỷ lệ thích hợp 67% (khoảng 300 ha) diện tích gieo trồng lúa 2 vụ bằng các giống lúa có năng suất cao như Khang Dân, NI 30, XI 203… - Duy trì và mở rộng diện tích đất trồng ngô ở dọc 2 bên bờ sông Son dưới hình thức xen canh với cây họ đậu. - Xây dựng các mô hình chuyên trồng rau trái vụ trên đất có điều kiện tưới tiêu chủ động như ở thôn Cù Lạc 1. Lựa chọn các giống rau thích hợp với điều kiện khí hậu và mùa vụ của địa phương, có giá trị kinh tế cao như : cải xanh, ngò, mướp đắng, dưa chuột, xà lách, đậu các loại, bí đao… phục vụ cho nhu cầu của người dân trên địa bàn, các vùng lân cận. - Tại các ruộng chân cao tưới tiêu bán chủ động hiện đang canh tác 2 vụ lúa ở thôn Trằm mé và thôn Na, nên bố trí canh tác 1 vụ lúa + 2 vụ màu. - Xây dựng hình thức canh tác lúa 2 vụ - rau trái vụ tại các nơi đất vẫn cao, không ngập lụt vào tháng 9 tháng 10 như ở thôn Xuân Sơn và một phần vùng đất gần đồi núi của thôn Cù Lạc 2. Các loại rau trồng ở đây là: rau cải, rau dền, đậu các loại,… hoặc các loại cây ngắn ngày khác phù hợp. - Xây dựng hình thức canh tác lúa 1 vụ + 1 vụ cá tại các nơi có nguồn nước chủ động hoặc những vùng trồng lúa bị ngập úng cho năng suất thấp ở thôn Xuân Tiến (nằm dọc sông Son). Các loại cá cỏ thể nuôi là : cá trắm, cá chép, cá rô phi,… - Đối với lúa sản xuất 1 vụ nên xây dựng hình thức luân canh lúa 1 vụ - cây chịu hạn như đậu đỗ, dưa các loại, khoai lang, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, phát huy tiềm năng sức sản xuất của đất và năng suất của cây trồng. Tránh tình trạng bỏ hoang, lãng phí đất sau một vụ. - Tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng giống lạc, nên trồng lạc xen canh với cây sắn công nghiệp KM94 nhưng cần chú ý đầu tư phân bón và các biện pháp cải tạo đất. - Nên chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên đất có hiệu quả sản xuất thấp ở các vùng đất dọc theo sườn đồi thuộc thôn Phong Nha mà xe cơ giới không đi vào được của thôn sang trồng cỏ để nuôi bò. Hiện nay xã đang có kế hoạch chăn nuôi gia súc tập trung nên trồng cỏ là biện pháp khá hữu hiệu để phục vụ kế hoạch này. Loại cỏ đem trồng theo chúng tôi là các loại cỏ thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của địa phương như cỏ sữa, cỏ voi, cỏ sả,… - Ngoài ra, trên diện tích đất chưa sử dụng có thể trồng rừng sản xuất đại trà, vì hiện nay trồng rừng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, lại chống được lũ lụt vào mùa mưa. - Duy trì và tăng cường bảo vệ diện tích đất rừng phòng hộ. 4.5. Các giải pháp thực hiện Sơn Trạch là xã có diện tích đất nông nghiệp khá lớn chiếm 79,47% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Để tạo ra bước chuyển biến tích cực đối với bộ mặt nông nghiệp nông thôn, ngành nông nghiệp phải có bước chuyển dịch, thay đổi phương thức sản xuất tự cung tự cấp sang nền sản xuất hàng hoá và khai thác tốt mọi tiềm năng đất đai đã sử dụng cũng như đất chưa sử dụng nhằm đảm bảo tốt an ninh lương thực tại chỗ, thoả mãn nhu cầu lương thực, thực phẩm cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Trong những năm qua, sự bùng nổ dân số đã gây áp lực rất lớn không những đối với đời sống của người dân mà còn ảnh hưởng lớn tới đất đai. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đât là việc làm hêt sức cần thiết và đang thu hút sự chú ý của các cấp và các ban ngành liên quan. Đề ra những giải pháp cụ thể, thiết thực, những hướng đi đúng đắn và các việc làm cụ thể là những yêu cầu cần thiết cấp bách để có thể giải quyết và nâng cao hiệu quả sử dụng đất của vùng. Căn cứ vào những phương hướng, mục tiêu phát triển của vùng trong thời gian tới, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội kết hợp với thực tiễn sản xuất nông nghiệp của vùng tôi đưa ra một số giải pháp như sau: 4.5.1. Giải pháp về chính sách - Về phía nhà nước: có chính sách ưu tiên cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản và chính sách đào tạo nhân lực trong sản xuất nông nghiệp. - Về phía chính quyền xã: có các chính sách đào tạo nguồn nhân lực và hoàn thiện việc quy hoạch sử dụng đất. 4.5.2. Giải pháp về thị trường - Củng cố các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, bổ sung thêm chức năng cung cấp thông tin, giá cả thị trường của hợp tác xã đến người sản xuất. - Tạo lập mối liên kết giữa lưu thông hàng hóa với sản xuất, đặc biệt là với hệ thống vật tư nông nghiệp trên địa bàn, phát triển các đại lý mua bán hàng hóa cung cấp các dịch vụ, vật tư theo hợp đồng ổn định, lâu dài. 4.5.3. Giải pháp về tín dụng - Hàng năm, xã phải kết hợp với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh, huyện mở 2 lớp tập huấn về sử dụng vốn vay tại xã cho các cán bộ chủ chốt ở các thôn vào đầu mỗi mùa vụ. Sau đó, các cán bộ này về truyền đạt thông tin lại cho người dân tại thôn mình. - Ưu tiên phân bố nguồn vốn cho các hộ (mỗi hộ được vay từ 10 – 15 triệu đồng, lãi suất 0,65% đến 0,9%) có khả năng về đất và lao động để khuyến khích mở rộng đầu tư phát triển sản xuất đặc biệt là các mô hình sản xuất thâm canh cây trồng có hiệu quả. - Hỗ trợ cho các hộ nghèo trong việc tiếp cận vốn vay của ngân hàng chính sách xã hội dưới hình thức giảm lãi suất cho vay 0,6%, kéo dài thời hạn vay vốn 3 năm đối với mô hình trồng trọt và 5 năm đối với mô hình chăn nuôi. 4.5.4. Giải pháp kỹ thuật - Hàng năm, UBND xã nên phối hợp với các chuyên gia, các cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông trong huyện, tỉnh để tổ chức lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt và phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm vào đầu mỗi mùa vụ. phổ biến mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, phát triển kinh tế thị trường thông qua các lớp tập huấn. - Xây dựng khung lịch mùa vụ thích hợp để hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, sâu bệnh đối với cây trồng. - Tăng cường đầu tư thâm canh sản xuất hợp lý, đặc biệt là các giống mới có tiềm năng năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, cụ thể giống lúa Xi 203, giống lạc L14, giống ngô CP888 và giống sắn KM94. - Thực hiện việc dồn điền đổi thửa để hạn chế việc sử dụng đất manh mún. - Có biện pháp cải thiện độ phì của đất bằng việc tăng cường bón phân hữu cơ: phân xanh, phân chuồng. 4.5.5. Giải pháp về cơ sở hạ tầng - Hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng, đi lại trên địa bàn xã. Đặc biệt là ở bản Rào Con. - Củng cố và nâng cấp hệ thống kênh mương thuỷ lợi ở các thôn có diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhiều như thôn Cù Lạc 1 và thôn Xuân Sơn. - Xây dựng và phát triển các cơ sở chế biến nông sản, như cơ sở xay sát, cơ sở chế biến thức ăn gia súc…tại thôn Xuân Tiến, nơi có hệ thống giao thông thuận lợi trong việc lưu thông, trao đổi hàng hóa nông sản, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp trong xã và với vùng khác. - Củng cố và hoàn thiện mạng lưới bảo vệ thực vật, thú y, phòng trị có hiệu quả cho cây trồng và vật nuôi đến từng thôn bản, đặc biệt ở bản Rào Con. PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Sơn Trạch là xã có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế hiện chưa được khai thác triệt để. Nằm ở vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, nhất là nông nghiệp và du lịch. Có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy thuận tiện cho việc giao lưu với các địa phương khác trong huyện và các huyện khác. Xã có nhiều điều kiện thuận lợi để hội nhập, cùng phát triển với các địa phương khác. Tuy nhiên, sự phát triển chưa tương xứng với điều kiện vốn có. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn chủ yếu vẫn là trồng lúa, lạc, sắn và một số rau đậu khác phục vụ nhu cầu lương thực tại chỗ và thị trường nhỏ chưa vươn xa được. Các sản phẩm của sản xuất nông nghiệp còn khá khiêm tốn cả về chủng loại và số lượng. Kết quả sử dụng đất đai nông nghiệp trên địa bàn xã được đánh giá như sau: - Trên địa bàn xã thì LHSDĐ trồng lúa 2 vụ là có giá trị sản xuất và giá trị gia tăng cao nhất lần lượt đạt 62,71 triệu đồng/ha/năm và 27,23 triệu đồng/ha/năm. LHSDĐ trồng ngô 2 vụ có giá trị ngày công cao nhất với 96,8 nghìn đồng/ha. - Cùng LHSDĐ thì giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, giá trị ngày công đều tăng từ nhóm nghèo đến trung bình và cao nhất là nhóm khá - giàu. - Không phải lúc nào đầu tư cao thì năng suất cũng cao. Điều này còn tùy thuộc vào đặc điểm về đất đai và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi LHSDĐ khác nhau thì có mức đầu tư thích hợp khác nhau. - Trong số các LHSDĐ sản xuất nông nghiệp chính của xã thì kết quả đánh giá cho thấy LHSDĐ lúa 2 vụ và ngô 2 vụ có tính bền vững cao về cả 3 mặt: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. - Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp của xã tăng lên qua các năm nhưng vẫn chưa thỏa mãn với tiềm năng sản xuất nông nghiệp ở đây. - Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn xã đang thay đổi theo xu hướng phù hợp với cơ cấu kinh tế của xã, tăng diện tích cho ngành dịch vụ du lịch và giảm diện tích đất nông nghiệp. - Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã ngoài việc góp phần tạo viêc làm cũng như nâng cao thu nhập cho người dân trong xã, mà còn bảo vệ, nâng cao độ phì, giảm sự ô nhiễm cho đất và hạn chế tác động tàn dư của các loại hóa chất đến con người và sinh vật sinh sống trên địa bàn. 5.2. Kiến nghị. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, đi khảo sát thực địa, tìm hiểu tình hình sản xuất của một số cây trồng và đời sống của người dân, tôi có một số ý kiến sau: - Xã Sơn Trạch có các điều kiện về vị trí địa lý, giao thông, hệ thống điện, hệ thống thủy lợi, đất đai,… khá thuận lợi cho việc phát triển một ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lợi nhuận cao. Vì vậy, trong thời gian tới lãnh đạo địa phương nên có sự quan tâm đầu tư hơn nữa đến sự phát triển của ngành kinh tế này. - Cần tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề, chuyên sâu đến từng hộ gia đình; tổ chức tham quan học tập các mô hình điển hình trong ngành trồng trọt và chăn nuôi nhằm cung cấp thêm các kinh nghiệm và kiến thức cho người dân. - Khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện rộng và đặc biệt trên những diện tích đất kém hiệu quả kinh tế; chú trọng đầu tư cải tạo và phát triển kinh tế vườn. - Duy trì diện tích gieo trồng lúa với biện pháp đầu tư thâm canh hợp lý để góp phần đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cũng như giải quyết lao động cho địa phương. - Tận dụng tốt các nguồn vốn đầu tư, các dự án phát triển kinh tế - xã hội trong và ngoài nước vào sản xuất nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cải thiện đời sống cho người dân. - Tạo điều kiện cho người dân vay vốn và khuyến khích họ mạnh dạn đầu tư thâm canh ở những nơi có tiềm năng về đất đai. - Đào tạo cán bộ chuyên môn, cán bộ xã có trình độ và nắm bắt được tình hình cụ thể của địa phương để có những định hướng hợp lý trong phát triển kinh tế - xã hội của xã. - Đẩy mạnh việc hình thành các tổ, các nhóm cung cấp dịch vụ vật tư nông nghiệp, các điểm thu mua và chế biến nông sản nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bài giảng kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế [2]. Trần Thị Thu Hà, Bài giảng Đánh Giá Đất, Đại học Nông Lâm Huế, 2002. [3]. ThS. Nguyễn Thị Hải, Bài giảng quy hoạch sử dụng đất, Đại học Nông Lâm Huế, 2005. [4] Phòng tài nguyên và môi trường, Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của huyện Bố Trạch đến năm 2020. [5] Phòng tài nguyên và môi trường, Niên giám thống kê huyện Bố Trạch các năm 2006, 2007, 2008 [6] Ủy ban nhân dân xã Sơn Trạch, Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết HĐND xã năm 2008 về phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009. [7] Ủy ban nhân dân xã Sơn Trạch, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2010. [8] Ủy ban nhân dân xã Sơn Trạch, Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai năm 2007, 2008, 2009. [9]. Nguyễn Thị Diệu Trâm, Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của hai xã Quảng Lợi và Quảng Thái - huyện Quảng Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế”. [10] Trần Văn Minh. Giáo trình cây lương thực, 2003. Nhà xuất bản nông nghiệp. [11]. Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá huyện Gia Lộc - tỉnh Hải Dương, luận văn cao học. [12]. Thân Ngọc Thắng, Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.” [13]. Nguyễn Đình Hoàng, Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy - huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững”. [14]. Ủy ban nhân dân xã Sơn Trạch, Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010 và dự báo đến 2015, 2020 thị trấn Phong Nha. [15]. Đỗ Nguyên Hải, Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp, Khoa học đất, số 11, trang 120. [16] Website: www.gso.gov.vn – Tổng cục thống kê Việt Nam Google: - Bình quân diện tích đất nông nghiệp Việt Nam,… - Bình quân diện tích đất canh tác của thế giới, Việt Nam,… MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1 : Tình hình dân số và lao động của xã Sơn Trạch và toàn huyện năm 2009 18 Bảng 2: Thu nhập và mức sống của người dân Sơn Trạch 19 Bảng 3: Cơ cấu kinh tế của xã qua các năm 20 Bảng 4. Các lớp tập huấn được tổ chức trên địa bàn xã Sơn Trạch 21 Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất của xã Sơn Trạch năm 2009 24 Bảng 6: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của xã 25 Bảng 7: Biến động diện tích đất nông nghiệp năm 2007 so với 2009 27 Bảng 8. Các loại cây trồng và hình thức canh tác 30 Bảng 9. Diện tích, năng suất của một số loại cây trồng chính của xã Sơn Trạch qua các năm 37 Bảng 10. So sánh mức đầu tư và năng suất giữa các nhóm hộ của cây lúa 41 Bảng 11. So sánh mức đầu tư và năng suất giữa các nhóm hộ của cây ngô 42 Bảng 12. So sánh mức đầu tư và năng suất giữa các nhóm hộ của cây lạc 42 Bảng 13. So sánh mức đầu tư và năng suất giữa các nhóm hộ của cây sắn 43 Bảng 14. Giá trị gia tăng của các LHSDĐ chính theo từng nhóm hộ 45 Bảng 15. Giá trị sản xuất của các LHSDĐ chính theo từng nhóm hộ 44 Bảng 16. Giá trị ngày công của các loại hình sử dụng đất chính theo từng nhóm hộ 46 Bảng 17. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất về môi trường 49 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất của xã Sơn Trạch năm 2009 25 Biểu đồ 2: So sánh bình quân diện tích đất canh tác của xã Sơn Trạch 27 Biểu đồ 3: So sánh tỷ lệ sử dụng đất qua các năm của xã Sơn Trạch với huyện Bố Trạch 30 Biểu đồ 4: Mức đầu tư cho LHSDĐ trồng lúa của các nhóm hộ 32 Biểu đồ 5: Mức đầu tư cho LHSDĐ trồng lạc thuần của các nhóm hộ 33 Biểu đồ 6: Mức đầu tư cho LHSDĐ trồng ngô thuần của các nhóm hộ 34 Biểu đồ 7. Mức đầu tư cho LHSDĐ trồng sắn của các nhóm hộ 35 Biểu đồ 8: Mức đầu tư cho các LHSDĐ trong xã qua các năm 36 Biểu đồ 9: So sánh bình quân năng suất một số cây trồng chính của xã Sơn Biểu đồ 10: So sánh năng suất cây lúa của các nhóm hộ qua các năm ở 39 Biểu đồ 11: So sánh năng suất cây lạc của các nhóm hộ so với bình quân năng xã Sơn Trạch 39 suất của xã 39 Biểu đồ 12: So sánh năng suất cây ngô của các nhóm hộ với bình quân năng suất của xã 40 Biểu đồ 13: So sánh năng suất cây sắn của các nhóm hộ qua các năm ở xã Sơn Trạch 41 Biểu đồ 14: So sánh hệ số sử dụng đất của xã Sơn Trạch với huyện Bố Trạch qua các năm 50

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Phúc Trạch huyện Bố Trạch , tĩnh Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2009.doc
Luận văn liên quan