Đầu tư chứng khoán

- Ngày 19/02, upper và lower band lại căng ra, đường giá vượt ra ngoài upper band, cho thấy 1 dấu hiệu của 1 đợt tăng giá mới. - Từ ngày 19/2- 18/3 thì giá được nằm trong dãy bollinger band, và quá trình tăng đã gặp ngưỡng kháng cự mạnh, vẫn không thể phá vỡ nổi dãy bollinger band. Đã có nhiều lần giá đã test vùng đỉnh cũ để phá dãy bolliger band nhưng không thể vượt qua. Những chuỗi ngày upper và lower band thu hẹp chậm dần. Giá NTL giảm dần. Đến ngày 07/03, khoảng cách 2 đường ở mức hẹp và giữ ổn định cho đến ngày 17/03, giá cổ phiếu cũng không có biến động mạnh. Nguyên nhân là sự bán ra, thông tin tốt đã thể hiện vào giá lượng bán ra chốt lời nhiều và bên cạnh đó VNINDEX cũng có những lúc giằng co nên tạo tâm lý không tốt cho nhà đầu tư cũng như giá của NTL tăng phá vỡ band trên ngày (19/03/2014). RSI đang có dấu hiệu đi xuống sau khi chạm đường 80, có thể nói đó là vùng kháng cự mạnh. Trong thời gian tới RSI đi ngang và tăng lên lại nhưng không thể chạm đỉnh cũ => xu hướng bán ra được hình thành trong ngắn hạn * Nhận định thời gian tới: với sự lao dốc của đường RSI, độ bung rộng của dãy bollinger band và đường giá đã phá vỡ band thì sự giảm giá vẫn còn tiếp tục và kéo dài. Bởi những sự hỗ trợ các đường MA dãy bollinger band không đủ lực để đỡ giá và thời gian này nhưng thông tin bỗ trợ cho việc tăng giá đã hết. Giá của NTL sẽ giảm mạnh trong thời gian tới và trở về giá thực của nó. Sẽ hình thành mặt bằng giá mới cho đợt sóng tăng giá tiếp theo.

docx33 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2021 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đầu tư chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Giới thiệu về Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng Công ty chứng khoán Hải Phòng (HASECO) là một trong những công ty chứng khoán ra đời và hoạt động sớm nhất trên TTCK Việt Nam. Công ty cổ phần Chứng khoán Hải Phòng được Đại hội đồng cổ đông thành lập vào tháng 4 năm 2003; Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0203000553 do Sở KHĐT Hải Phòng cấp ngày 05/09/2003, cấp đăng ký thay đổi lần 3 ngày 07/8/2006; Giấy phép hoạt động số 13/GPHĐKH do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 21/10/2003; Giấy phép lưu ký chứng khoán số 17/GPHĐLK do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 29/10/2003. Vốn điều lệ hiện nay: 401.306.200.000 đồng Trụ sở: Số 24 - Cù Chính Lan - Hồng Bàng - Hải Phòng Điện thoại: 8431 3 842335 Fax: 8431 3 746266 Website: www.hpsc.com.vn Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: Địa chỉ: Center Garden, 225 Bến Chương Dương, Quận I, Tp. HCM Tel:(84-08)39207800.Fax:(84-08)39207825 Chi nhánh Hà nội: Địa chỉ: Số 4, Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội Tel:(84-04)35747020.Fax:(84-04)35747019. Website: www.hpsc.com.vn Cổ đông sáng lập: Công ty xổ số kiến thiết Hải Phòng; Bưu điện Hải Phòng; Công ty vận tải xăng dầu đường thủy I ( VIPCO); Tổng công ty vật tư nông nghiệp; Công ty xăng dầu khu vực II (PETROLIMEX); Công ty vận tải biển Việt Nam (VOSCO); Cảng Hải Phòng. Sản phẩm - dịch vụ của HASECO bao gồm: Môi giới chứng khoán; Quản lý sổ cổ đông; Bảo lãnh phát hành; Tư vấn tài chính doanh nghiệp; Tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp; Tư vấn niêm yết. Tầm nhìn: HASECO mong muốn giữ vững vị trí là một trong những Công ty chứng khoán hàng đầu, phát triển vốn và tăng trưởng lợi nhuận, mang lại sự hài lòng cho các cổ đông; Phát triển thị trường chứng khoán khu vực Hải Phòng thành trung tâm tài chính lớn phía Bắc. Sứ mệnh: Cung cấp dịch vụ tiện ích và tốt nhất cho khách hàng để Công ty chứng khoán Hải Phòng đồng hành và “LÀ NGƯỜI BẠN TIN CẬY CỦA NHÀ ĐẦU TƯ”; đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ ; Phát triển và hoàn thiện về cơ cấu và dịch vụ theo mô hình ngân hàng đầu tư; Tạo môi trường làm việc năng đông, chuyên nghiệp cho cán bộ, nhân viên của Công ty nhằm phát huy năng lực và sự sáng tạo trong công việc. Giá trị cốt lõi: Các dịch vụ của HASECO được dựa trên nền tảng “CHUYÊN NGHIỆP – LIÊM CHÍNH – TÍNH BẢO MẬT”; Tài sản quan trọng nhất của công ty là uy tín thương hiệu trong suốt các năm qua; Sự cam kết trong các dịch vụ và quan hệ lâu dài với các đối tác và cổ đông. II. Hoạt động mở tài khoản và các giấy tờ liên quan * Thời gian mở tài khoản:13/02/2014. * Địa điểm: Chi nhánh công ty Cổ phần chứng khoán Hải phòng. Số 4, Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. * Hình thức: Mở tài khoản trực tiếp. * Mục đích: Giao dịch, quản lý tiền, quản ký chứng khoán niêm yết cũng như chưa niêm yết (OTC). * Các bước mở tài khoản: - Bước 1: Điền các thông tin cần thiết vào mẫu hợp đồng mở tài khoản có sẵn. Chủ tài khoản đứng tên 1 thành viên của nhóm: Bùi Công Đức. - Bước 2: Chọn một tài khoản thích hợp. Mã tài khoản của nhóm: 012C609850. - Bước 3: Hợp đồng được soạn thảo dựa trên những thông tin đã có. - Bước 4: Viết giấy nộp tiền (3 liên), cầm 1 liên và tiền sang quầy Ngân hàng Agribank chi nhánh Tây Hà Nội để nộp tiền vào tài khoản của công ty. Số tiền trong tài khoản của nhóm: 500 000 VNĐ. Sau đó Nhóm cầm liên 3 có dấu đã thu tiền của Ngân hàng Agribank và chữ ký của thủ quỹ, kế toán, kiểm soát của Công ty CP chứng khoán Hải Phòng; Thẻ giao dịch + Ngày 24/02/2013: Nhóm mới nhận được biên bản bàn giao thẻ ma trận sử dụng trong giao dịch trực tuyến qua mạng Internet. + Ngày 03/03/2014: Tài khoản được kích hoạt. Nhóm mới sử dụng được giao dịch trực tuyến qua mạng Internet. Nghiên cứu thị trường chuẩn bị cho quá trình đầu tư. Hồ sơ gồm: (kèm theo): Hợp đồng mở tài khoản Biên lai thu tiền. Thẻ giao dịch. Nhóm đã gặp một số vấn đề khi mở tài khoản: Ngày 13/02/2014 đi mở tài khoản và ký kết hợp đồng nhưng sau rất nhiều lần gọi điện thoại, ra gặp trực tiếp thì ngày 24/02/2014 nhóm mới nhận được biên bản giao thẻ ma trận (trên biên bản ghi ngày giao nhận là 17/02/2013) để có thể giao dịch trực tuyến qua mạng Internet. Không chỉ dừng ở thế mà nhóm sau khi nhận được thẻ ma trận, số tài khoản, mật khẩu để giao dịch trực tuyến thì không thể vào đăng nhập được và sau rất nhiều lần gọi điện thoại cho nhân viên của công ty chứng khoán thì tới ngày 03/03/2014 tài khoản được kích hoạt lại và chính thức sử dụng được. Sau khi mở và giao dịch trực tuyến nhóm nhận thấy giao diện của phần mền giao dịch trực tuyến của công ty Hải phòng khó hơn sử dụng hơn ở công ty cổ phần chứng khoán FPT. III. Phân tích thị trường chứng khoán và lựa chọn cổ phiếu đầu tư 1. Kinh tế thế giới năm 2014 Kinh tế thế giới dự báo sẽ tăng trưởng cao hơn trong năm 2014 (Nguồn: IMF, World Economic Outlook) 2012 2013 IMF(1/2014) IMF(10/2013) Thế giới 3,1 3,0 3,7 3,6 Các nước phát triển 1,4 1,3 2,2 2,0 Mỹ 2,8 1,9 2,8 2,6 Eurozone -0,7 -0,4 1,0 0,9 Nhật Bản 1,4 1,7 1,7 1,3 Các nước mới nổi và đang phát triển 4,9 4,7 5,1 5,1 Trung Quốc 7,7 7,7 7,5 7,2 Ấn Độ 3,2 4,4 5,4 5,2 Brazil 1,0 2,3 2,3 2,5 Asean-5 6,2 5,0 5,1 5,4 Trong năm 2014, vấn đề điều hành lãi suất của các nền kinh tế lớn sẽ không có nhiều biến động. FED sẽ tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp (0-25%) ít nhất là cho đến giữa năm 2015 nhằm kích thích kinh tế Mỹ tiếp tục hồi phục. Tương tự, để đối phó với tình trạng giảm lạm phát và cải thiện tăng trưởng nền kinh tế trong khu vực, ECB sẽ giữ nguyên mức lãi suất chiết khấu 0,25%. Với cùng một mục tiêu chống giảm lạm phát và suy thoái kinh tế, BỌ kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất cho vay qua đêm ở mức 0-0,1% bên cạnh gói kích thích mạnh mẽ đã được triển khai từ cuối năm 2012 cho đến nay. Việc thu hẹp chính sách QE3 đã là điều chắc chắn nhưng sẽ không rút lại gói kích thích này 1 cách ồ ạt và mọi việc sẽ được thực hiện từng bước chậm và cân nhắc, tùy thuộc vào các yếu tố phục hồi của kinh tế Mỹ. Tính đến thời điểm hiện nay, gói kích thích QE3 đã giảm từ 85 tỷ USD xuống còn 65 tỷ USD/tháng, tỷ thất nghiệp của Mỹ vào tháng 12/2013 chỉ còn 6,6% xấp xỉ mục tiêu đề ra là 6,5%. Nếu nền kinh tế tăng trưởng tốt thì QE3 có thể chấm dứt hoàn toàn trong năm 2014. Giá vàng không biến động mạnh bằng năm 2013. Tổng hợp dự báo của 6 ngân hàng đầu tư như Deutsche Bank, HSBC, Bank ò America Merill Lynch… giá trung bình năm 2014 sẽ là 1.209 USD/ounce giảm 14,5% so với giá trung bình của năm 2013. Giá dầu ổn định 100 USD/thùng do nguồn cung cải thiện. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mở OPEC ước tính nhu cầu dầu mỏ của thế giới sẽ tăng thêm 1,09 triệu thùng/ngày trong năm 2014, cao hơn khoản 40.000 thùng/ngày so với con số dự báo trước đây. 2. Phân tích thị trường Việt Nam 2012 2013 2014F Tăng trưởng kinh tế 5,03% 5,42% 5,7% Cán cân thương mại (tỷ USD) +0,78 +0,09 -1,5 Tăng trưởng xuất khẩu 18,2% 15,4% 19% Tăng trưởng nhập khẩu 6,6% 16,1% 21% Lạm phát 6,81% 6,04% 7% Trần lãi suất huy động 8% 7% 7% Tăng trưởng cung tiền 22,4% 18,51% 20-22% Tăng trưởng tín dụng 8,91% 12,51% 15% Bội chi ngân sách 4,8% 5,3% 5,3% Tỷ giá 20.850 21.246 21.500 (Nguồn: GSO, RongViet Securite) VCSC dự báo tăng trưởng GDP đạt 5.7% trong năm 2014, cao hơn so với mức 5.4% ở năm trước. Các yếu tố giúp GDP tăng trưởng gồm chi tiêu của Chính phủ vào cơ sở hạ tầng, xuất khẩu tăng, FDI dồi dào, tiêu dùng tăng, sản xuất cải thiện mạnh và nền kinh tế thế giới phục hồi. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn đinh, lạm phát trong tầm kiểm soát, tỷ giá ổn định. - Chính sách tiền tệ: Lãi suất giảm. - Chính sách tài khóa: Tổng thu NSNN dự toán 2014 giảm 3,5% so với năm 2013. Ngược lại, dự toán chi NSNN tăng 1,9% so với năm 2013, trong đó chi thường xuyên tăng 5% và chi đầu tư phát triển giảm 19%. Bội chi NSNN trong năm 2014 dự kiến là 5,3%, áp lực huy động vốn để bù đắp thâm hụt ngân sách do đó sẽ tăng thêm 100.000 tỷ đồng so với năm 2013. Chính sách giảm thuế (thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 01/01/2014 chỉ còn 22% và sẽ giảm còn 20% kể từ ngày 01/01/2016). a. Nền kinh tế tháng 1/2014 - Chỉ số lạm phát: Lạm phát trong tầm kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2014 tăng 0,69% so với tháng trước và tăng 5,45% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp so với cùng kỳ các năm trước khi tời điểm đầu năm là kỳ mà chỉ số giá tiêu dùng thường có mức biến động mạnh do ảnh hưởng yếu tố mùa vụ của Tết Âm Lịch. Nguyên nhân một do nhiều địa phương triển khai các chương trình bình ổm giá cả những mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết, mặt khác do sức mua của thị trường vẫn ở mức thấp - Kim ngạch xuất nhập khẩu: Xuất khẩu tháng 01/2014 ước tính đạt 10,3 tỷ USD, giảm 11,5% so với tháng trước và giảm 10,8% so với cùng kỳ. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 3,5 ty USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 6,8 tỷ USD. Nhập khẩu tháng 01/2014 ước tính đạt 10,4 tỷ USD, giảm 14,6% so với tháng trước và giảm 1,9% so với cùng kỳ. Trong đó khu vực đầu tư nước ngoài đạt 5,8 tỷ USD; khu vực kinh tế trong nước đạt 4,6 tỷ USD. ð Như vậy, tháng đầu năm 2014 nhập siêu 100 triệu USD, bằng 0,97% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu - Vốn FDI: Tổng vốn FDI đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 397 triệu USD giảm 21,9% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, có 40 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 211 triệu USD, giảm 50,6% về số dự án và giảm 52,4% về số vốn so với cùng kỳ năm 2013. Đồng thời có 6 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước được cấp vốn bổ sung với 186,1 triệu USD. Vốn FDI giải ngân tháng đầu năm 2014 ước tính đạt 465 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2013. Đầu tư vào 9 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà nước ngoài nhất. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai, vận tải kho bãi đứng thứ ba. - Tỷ giá: Trong than 01/2014, tỷ giá tự do ổn định quanh mức 21.150 VND/USD. Tỷ giá trung bình các ngân hàng thương mại ở quanh mức 21.080 VND/USD.Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 21.036 VND/USD. Xu hướng tỷ giá vẫn được đánh giá là ổn định khi cung cầu ngoại tệ cân bằng, kiểu hồi tăng mạnh và FDI giải ngân trong tháng đầu năm đạt mức tốt - Lãi suất: Lãi suất tiếp tục ổn định so với thời điểm cuối năm 2013. Lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức thấp 7-9%/năm. Lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác ở mức 9-11,5%/năm đối với vay ngắn hạn; 11,5-13%/năm đối với cho vay trung và dài hạn. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 4-7%/năm; trong đó, lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến mức 4-6% , lãi suất cho vay trung và dài hạn ở mức 6-7%/năm. Mặt bằng lãi suất đã giảm và ổn định hơn là cơ sở để DN có thể tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ, giảm bớt chi phí vốn, từ đó có cơ hội hồi phục sản xuất, kinh doanh. Khi DN khỏe trở lại, tất yếu kéo theo nền kinh tế vĩ mô được phục hồi. b. Nền kinh tế tháng 2 - Chỉ số lạm phát: Lạm phát trong tầm kiểm soát, chỉ số gía tiêu dùng tháng 2/2014 tăng 0.55% so với tháng trước và tăng 4.65% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số gía tiêu dùng tháng 2/2014 tăng 0.55% so với tháng trước, đây là mức tăng thấp nhất so với tốc độ tăng của cùng kỳ 1 số năm trước (CPI tháng 2 một số năm như sau: năm 2007 là 2.17%, 2008 là 3.56%, 2009 là 1.17%, 2010 là 1.96%, 2011 là 2.09%, 2012 là 1.37%, 2013 là 1.32%). Nguyên nhân chủ yếu một mặt do các địa phương thực hiện tốt công tác dự trữ hàng hóa và bình ổn giá phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết, mặt khác do cầu của thị trường vẫn ở mức thấp. - Kim ngạch xuất, nhập khẩu: Xuất khẩu tháng 2/2014 ước tính đạt 9.6 tỷ USD và giảm 16.2% so với tháng trước.Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 2/2014 ước tính đạt 9.6 tỷ USD và giảm 16.2% so với tháng trước và tăng 33.2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 21.1 tỷ USD tăng 12.3% so với cùng kỳ năm 2013.Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 2 ước tính đạt 10.8 tỷ USD tăng 7.8% so với tháng trước và tăng 50.1% so với cùng kỳ năm 2013. Tính chung 2 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 20.8 tỷ USD tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Hai tháng đầu năm nay xuất siêu ước tính đạt 244 triệu USD, bằng 1.2% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó xuất siêu của khu vực FDI ( kể cả dầu thô) đạt 2.09 tỷ USD và khu vực kinh tế trong nước tiếp tục nhập siêu với 1.85 tỷ USD. - Vốn FDI trong 2 tháng đầu năm 2014 đạt 1.539 tỷ USD bằng 37.5% so với cùng kỳ năm 2013. Theo cục đầu tư nước ngoài, tính đến 20/2/2014 cả nước có 122 dự án được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 830.87 triệu USD bằng 80.7% so với cùng kỳ 2013 và 41 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 708.79 triệu USD bằng 23% so với cùng kỳ 2013. Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2014, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1.539 tỷ USD, bằng 37.5% so với cùng kỳ 2013. Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 1.12.tỷ USD tăng 6.7% với cùng kỳ 2013. - Tỷ giá VND/USD. Sau Tết nguyên đán, tỷ giá đã không giữ được đà ổn định mà tăng nhẹ. Tỷ giá ngoại tệ ngày 11/2/2014 đươc Vietcombank công bố mua vào 21.085 đồng/USD, bán ra 21.135 đồng/USD, tăng thêm 5 đồng so với 10/2/2014 với giá mua vào- bán ra là 21.080- 21.130 đồng/USD. BIDV và Agribank vẫn giữ mức giá mua- bán USD như ngày hôm trước: 21.085- 21.130 đồng/USD (BIDV), 21.070- 21.125 đồng/USD (Agribank). Vietinbank, giá mua được giữ nguyên trong khi giá bán ra giảm 5 đồng là 21.075-21.125 đồng/USD. - Lãi suất cho vay: trong tháng 1 và 2/2014, NHNN vẫn giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ của các ngân hàng đối với lĩnh vưc ưu tiên. Lãi suất cho vay bằng VNĐ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức 7-9%; lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 9-11.5% đối với khoản vay ngắn hạn, 11.5-13% đối với vay trung và dài hạn; trong đó 1 số DN có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án SXKD hiệu quả đã được các NHTM cho vay với mức lãi suất chỉ 6.5-7%/ năm. 3. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2014 Diễn biến thị trường chứng khoán 2 tháng đầu năm: Sự ổn định của kinh tế vĩ mô và hàng loạt những chính sách quản lý, tái cấu trúc thị trường chứng khoán (TTCK) đã đem lại sự khởi sắc cho TTCK Việt Nam trong năm 2013.Tại ngày 31/12/2013, VN-Index đóng cửa tăng 4.28 điểm, hay 0.86%, kết thúc năm 2013 ở 504.63 điểm. Thanh khoản trên HOSE đạt hơn 60.9 triệu đơn vị, tương ứng 869.51 tỷ đồng. Còn chỉ số HNX-Index kết phiên tăng 0.89 điểm, hay 1.33%, đóng cửa tại 67.84 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 39.77 triệu đơn vị, tương ứng 375.91 tỷ đồng. So với năm 2012 chỉ số VN-Index tăng 21,97%, chỉ số HNX-Index tăng 18,83%. Sự gia tăng của các chỉ số này đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 nước có mức độ phục hồi mạnh nhất thế giới. Thị trường chứng khoán năm 2013 khép lại trong sắc xanh, mở ra nhiều kỳ vọng với nhà đầu tư cho năm 2014.Những động lực giúp TTCK VN năm 2014 diễn biến tích cực. Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam năm 2014 sẽ nhận được nhiều xung lực tích cực hơn nhờ xu hướng thế giới từng bước ổn định và TTCK quốc tế khởi sắc hơn; cũng như nhờ tình hình kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp (DN) trong nước sẽ có nhiều cải thiện hơn so với năm 2013. Thị trường chứng khoán tháng 1 (Nguồn: công ty chứng khoán FPT) Thị trường chứng khoán trong tháng đầu tiên của năm 2014 đã có mức tăng trưởng rất tích cực. Thị trường đột ngột bứt phá qua vùng tích lũy từ 500-515 điểm cùng với khối lượng giao dịch trung bình, 2 chỉ số vận động cùng chiều và có mức tăng giá ấn tượng chỉ số VN-Index tăng tới 10.31% đạt 556,52 điểm thì HNX-Index cũng tăng mạnh 9,26% đạt 74,22%. Trên sàn HOSE, khối lượng giao dịch bình quân đạt tới 87,73 triệu cổ phiếu, giảm nhẹ 1,2% so với tháng 12/2013 đạt giá trị giao dịch trung bình 1451,23 tỷ đồng. Sàn HNX, khối lượng giao dịch bình quân 74,92 triệu cổ phiếu, tăng mạnh 37,49% so với tháng 12/2013, đạt giá trị giao dịch trung bình quân 711,13 tỷ đồng. Giao dịch trên thị trường tháng 01 diễn ra vô cùng sôi động.Trên sàn HOSE,chỉ số VN Index đã có 15/18 phiên tăng điểm liên tục trong tháng 1 và chỉ điều chỉnh duy nhất ba phiên (21, 24 và 27/1) trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Trên sàn HNX, chỉ số HNX Index có 14/18 phiên tăng điểm trong tháng 1. Thanh khoản duy trì ở mức cao và có tăng trưởng, giao dịch bình quân tháng 1 đạt 2.024 tỷ đồng/phiên, tăng 18% so với tháng 12 năm 2013. Quy mô vốn hóa cả 2 sàn tăng mạnh. Giá trị vốn hóa cả thị trường đạt 1.096 nghìn tỷ, tăng 15% so tháng 12 năm 2013, trong đó HSX tăng 16% và HNX 9%. Nếu loại bỏ yếu tố giá thì mức vốn hóa tăng mạnh của thị trường chủ yếu do cổ phiếu BID niêm yết mới. Dòng vốn chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu Blue Chips, đặc biệt các cổ phiếu trong rổ của 2 ETFs (Vietnam market vector và FTSE VN) dòng vốn từ các ETFs liên tục chảy vào các cổ phiếu BCs, tạo hiệu ứng lan tỏa và đẩy các chỉ số liên tiếp qua các vùng kháng cự với khối lượng giao dịch không lớn và cũng giải thích về việc khối lượng giao dịch toàn thị trường giảm 16% trong khi giá trị giao dịch lại tăng 15%. Khối ngoại đã bơm hơn 1.730 tỷ đồng trong tháng 1/2014: Với những kỳ vọng vào thị trường kinh tế Việt Nam, khối ngoại đã ồ ạt đổ tiền vào thị trường giúp điểm số và thanh khoản trong tháng giáp Tết bật tăng mạnh. Trong khi khá nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu chốt lời và nghỉ ngơi dành tiền để chơi Tết thì khối ngoại vẫn mệt mài mua. Nguyên nhân chính vẫn là sự kì vọng vào thị trường Việt Nam cùng những thông tin nới room (khả năng ngay sau Tết) đã giúp khối ngoại tự tin xuống tiền để gom hàng mạnh. Thống kế trên sàn HOSE trong tháng 01/2014, khối ngoại đã mua vào 138.548.156 đơn vị, trị giá xấp xỉ 4,2 nghìn tỉ đồng và bán ra 74.666.771 đơn vị, trị giá hơn 2,6 tỷ đồng. Qua đó, khối ngoại đã mua ròng 63.881.394 đơn vị, trị giá mua ròng tương ứng 1,6 nghìn tỷ đồng. Tương tự, trên sàn HNX, nhà đầu tư cũng liên tục bơm mạnh tiền vào thị trường. Trong tháng 01/2014, khối ngoại chỉ thực hiện bán ròng 3 phiên, còn lại đều mua ròng. Tính chung cả tháng, khối ngoại đã mua vào 36.932.692 đơn vị, trị giá 533,5 tỷ đồng và bán ra 14.331.724 đơn vị, trị giá 405,01 tỷ đồng, tương ứng khối ngoại đã mua ròng 22.600.968 đơn vị, trị giá 128,490 tỷ đồng. Thị trường chứng khoán tháng 2: (Nguồn: công ty chứng khoán FPT) Thị trường chứng khoán trong tháng 02/2014, chỉ số VN-Index tăng 5,73%, đỉnh cao nhất đạt 589,81 điểm. Vùng 590 tỏ ra là ngưỡng kháng cự mạnh khi VN-Index nhiều lần phá vỡ không thành công. Trên sàn HOSE, khối lượng giao dịch bình quân đạt tới 148,82 triệu cổ phiế/phiên, tăng đáng kể hơn 69,63% so với tháng 01/2014 đạt giá trị giao dịch trung bình 2.453,55 tỷ đồng. Sàn HNX, khối lượng giao dịch bình quân 89,37 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 12,66% so với tháng 01/2014, đạt giá trị giao dịch trung bình 837,92 tỷ đồng. Giao dịch trên thị trường tháng 2 diễn ra vô cùng sôi động với thanh khoản tích cực trải rộng trên hai sàn. Đà tăng điểm của VN Index vẫn được duy trì trong tháng 2 với tổng cộng 10/17 phiên tăng điểm, sôi động khi HNX Index có 14/18 phiên tăng điểm trong tháng 1 và 12/17 phiên tăng điểm trong tháng. Các chỉ số Market Cap tiếp tục tăng mạnh. Theo đó, chỉ số VS-Mid Cap dẫn đầu đà tăng với 6.68%, VS-Small Cap tăng 6.29%, VS-Micro Cap tăng 6.02 và VS-Large Cap tăng 4.32%. Thanh khoản duy trì mức cao: Hoạt động giao dịch trên cả hai sàn duy trì sự sôi động. Khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình tháng 02 trên HOSE đạt gần 145.5 triệu đơn vị/phiên, tăng đến 73.6% so với tháng 01. Trên HNX, khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình đạt 86.8 triệu đơn vị/phiên, tăng mạnh mẽ 78.9% so với tháng trước Trong tháng thứ 2 của năm 2014, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng mạnh 1.207 tỷ đồng. Đáng chú ý, họ tiếp tục đẩy mạnh mua ròng các mã bluechips như MSN, HSG, VIC, VCB… trong khi bán ròng rất mạnh mẽ HAG. Trong tháng 02/2014 nhà đầu tư nước ngoài đã mua vòa 168,45 triệu cổ phiếu, trị giá 5.555,5 tỷ đồng, đồng thời bán ra 117,66 triệu cổ phiếu, trị giá 4.347,83 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròn đạt 50,79 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị mua ròng là 1.207,67 tỷ đồng. Trên sàn HOSE, khối ngoại đã mua ròng 938,33 tỷ đồng (khối lượng mua ròng là 27,52 triệu cổ phiếu), giảm 41,42% so với giá trị mua ròng của tháng trước đó. Trong đó, họ mua vào 132,66 triệu cổ phiếu còn bán ra 105,14 triệu cổ phiếu, trong khi giá trị bán ra là 4.139,56 tỷ đồng. Khối ngoại trên HOSE trong tháng 02 vùa qua chỉ bán ròng 3 phiên và mua ròng trong 14 phiên còn lại. Trong phiên giao dịch ngày 6/02, họ bán ròng mạnh nhất, đạt hơn 96,41 tỷ đồng. Còn phiên họ thực hiện mua ròng mạnh nhất là vào ngày 11/02, đạt 164,96 tỷ đồng. Ngày 20/02, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã tổ chức phiên đấu thầu 10.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ (TPCP) do kho bạc Nhà nước phát hành. Kết quả, trái phiếu kỳ hạn 2 năm huy động được 3.000 tỷ đồng, với lãi suất 6,15%/năm, thấp hơn 0,43%/năm so với phiên trước đó (ngày 13/2). Trái phiếu kỳ hạn 3 năm huy động được 4.000 tỷ đồng, với lãi suất 6,7%/năm, thấp hơn 0,25%/năm so với phiên trước đó (ngày 13/2). Trái phiếu kỳ hạn 5 năm huy động được 3.000 tỷ đồng, với lãi suất 7,67%/năm, thấp hơn 0,28%/năm so với phiên trước đó (ngày 13/02). Đây là phiên đấu thầu có khối lượng trúng thầu cao kỷ lục với mức lãi suất trúng thầu ở tất cả các kỳ hạn đều thấp hơn phiên trước. Sau 4 phiên đấu thầu kể từ đầu năm 2014, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 32.542,3074 tỷ đồng trái phiếu. 4. Phân tích ngành a. Bất động sản – xây dựng Cổ phiếu Bất động sản – Xây dựng: Thích hợp để lướt sóng Năm 2013, nhóm ngành bất động sản chỉ tăng 11,88% so với mức tăng chung của Vn-Index là 20,62%. Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đã được tung ra vào giữa năm 2013 nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản nhưng dư nợ của gói hỗ trợ này đến cuối năm 2013 chỉ đạt 5%. Một điểm sáng của thị trường bất động sản năm 2013 là các gói hỗ trợ tập trung vào phân khúc thu nhập thấp (dưới 15 triệu đồng/m2) và thanh khoản thị trường có dấu hiệu tăng nhẹ vào cuối năm, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tồn kho đã giảm 26,5% so với đầu 2013, hiện còn khoảng trên 20.000 căn hộ vẫn còn tồn kho. Nhiều chính sách được đưa ra nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản như giảm lãi suất gói cho vay 30.000 tỷ từ 6%/năm xuống 5%/năm, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư nhà ở xã hội sẽ được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội đã được phê duyệt (định số 188/2013/NĐ-CP), được áp dụng thuế suất ưu đãi thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng (5% thay vì 10% như trước đây), được miễn, giảm và hưởng các ưu đãi về thuế suất thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi tiêu tài khóa vào cơ sở hạ tầng dự kiến sẽ tăng trong năm 2014 – Điều này sẽ gián tiếp hỗ trợ BĐS bằng cách giúp hệ thống giao thông tiếp cận BĐS dễ dàng hơn. Chính phủ đã chính thức nâng bội chi ngân sách năm 2014 từ 4,8% lên 5,3% GDP. Ngoài ra, Chính phủ còn dự định sẽ tăng tỷ lệ đầu tư/GDP lên 32% và chi khoảng 170.000 tỷ đồng vào đầu tư công chỉ riêng trong năm 2014. Kết quả kinh doanh năm 2013 của hầu hết nhóm cổ phiếu bất động sản đều tăng vọt so với năm 2012 cộng với dòng tiền lớn đổ vào thị trường đã khiến nhóm cổ phiếu này nhận được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư.Trong năm 2014, nhóm cổ phiếu này sẽ tiếp tục thích hợp cho mục tiêu lướt sóng, đặc biệt trong những dịp nền kinh tế có tín hiệu chuyển biến khả quan hơn hay công bố kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong 2 tháng đầu năm 2014, nhóm cổ phiếu bất động sản đã tăng 27% so theo số liệu ngày với đầu năm. Ngành xây dựng đã có những tín hiệu phục hồi khả quan: Năm 2013 tăng trưởng đạt 6,2% gấp 1,88 lần mức tăng 3.3% của năm 2012 và cao hơn so với tăng trưởng GDP so với cả nước 5,42%. Tăng trưởng của ngành tập trung chính là công trình nhà để ở (19,2%) do các doanh nghiệp xây dựng tập trung phát triển ở phân khúc bình dân. Sự khó khăn của thị trường bất động sản trong 9 tháng đầu năm 2013 đã khiến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng giảm sút, giá cổ phiểu giảm mạnh. Tuy nhiên, sự phục hồi của thị trường bất động sản trong những tháng cuối năm đang tạo điều kiện để các doanh nghiệp xây dựng cải thiện kết quả kinh doanh năm sau, Cổ phiếu xây dựng khá nhạy với thị trường, có thể tham gia đầu tư ngắn hạn khi thị trường khởi sắc. Các nhân tố ảnh hưởng đến chứng khoán ngành xây dựng: - Đầu tư công, FDI và ODA đều tăng khiến triển vọng ngành xây dựng, nhất là xây dựng, nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng trong năm 2014 tăng trở lại. - Giảm 50% thuế VAT đối với căn hộ thương mại thuộc dạng hoàn thiện, có diện tích sàn dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu từ ngày 30/11/2013 đến hết ngày 30/06/2014. - Hỗ trợ 5% thuế VAT đối với nhà xã hội. - Áp dụng thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp phổ thông 22% và 10% đối với doanh nghiệp kinh doanh nhà ở xã hội. - Nghị định 188/2013/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội có hiệu lực từ ngày 10/01/2014. Theo đó, các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại và các chế tài chính có trách nhiệm dành lượng vốn tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ cho các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và người mua, thuê, thuê mua nhà thu nhập thấp vay với lãi suất ưu đãi thấp hơn thị trường, kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. - Giảm 1% lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở ngày 02/01/2013 Thống đốc NHNN quyết định mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2014 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại thông tư 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 (gói 30.000 tỷ đồng) là 5%/năm. b. Ngành công nghệ (Nguồn: công ty chứng khoán FPT) Những ngành có giá cổ phiếu tăng mạnh so với đầu năm gồm: Dầu  khí (29%),  Dịch  vụ  tài  chính  (27%),  Công  nghệ  thông  tin  (25%),  Bất động sản (BĐS) (23%), Xây dựng (20%) trong khi ngành Hoá chất và Bán lẻ lại có mức tăng.  Năm 2014, cổ phiếu ngành công nghệ không phải là những cổ phiếu “nóng” trên thị trường chứng khoán. Theo nhận định của Ông Nguyễn Xuân Bình - Phó Giám đốc Khối Phân tích CTCK Bảo Việt (BVS) cổ phiêu ngành công nghệ có tiềm năng tăng trưởng tốt nhờ được hưởng lợi từ bối cảnh chính sách vĩ mô và việc ký kết hiệp định Hợp tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), còn cổ phiêu ngành bất động sản-xây dựng-vật liệu xây dựng sẽ “đột biết” do đã trải qua quá trình tái cơ cấu và đang dần thoát khỏi giai đoạn khó khăn. 5. Phân tích cổ phiếu a. Cổ phiếu KBC KBC - Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc là một doanh nghiệp kinh doanh ở nhóm ngành bất động sản và xây dựng. Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc từ khi thành lập đến nay luôn tạo được vị thế chủ đạo trong kinh doanh.Ưu thế cạnh tranh nổi bật của KBC là việc kết hợp giữa KCN và đô thị dịch vụ.Ý tưởng độc đáo này không những mang lại giá trị kinh tế cho đất nước, cho doanh nghiệp mà còn thể hiện giá trị xã hội sâu sắc.Hơn thế nữa, các Khu Công nghiệp và đô thị dịch vụ của KBC luôn là những địa bàn thuận lợi về mọi mặt: Nằm trên vị trí giao thông thuận lợi, gần cảng biển, sân bay… Hội tụ tất cả những tiềm năng, thuận lợi cùng vốn kinh nghiệm dày dặn, trong những năm gần đây, những dự án hàng đầu về bất động sản tại Việt Nam. KBC không chỉ giữ vững vị trí số 1 về Bất động sản mà bằng những hướng đi đúng đắn trong kinh doanh, KBC hiện còn là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư nước ngoài FDI, nhất là thu hút đầu tư công nghệ cao (CNC) từ các Tập đoàn lớn nổi tiếng thế giới như: Canon, Foxconn, MITAC, Panasonic, Sanyo, Wintek, UMEC, Tenma, Mitsui, VS, Sentec, Toyo Ink, Yamato Industries, … Sản phẩm của Canon và Foxconn sản xuất tại KCN Quế Võ của KBC được Chính phủ Việt Nam đánh giá là sản phẩm công nghệ cao nhất ở Việt Nam hiện nay. (Nguồn: Cafef.vn) Kết quả kinh doanh năm 2013 của KBC tăng vọt so với năm 2012. Lợi nhuận của công ty năm 2012 âm hơn 400 triệu nhưng sang đến năm 2013, mặc dù gặp nhiều khó khăn song công ty làm ăn có lãi hơn 70 triệu. Doanh thu năm 2013 so với năm 2012 gấp gần 4 lần, vượt kế hoạch 19%. (Nguồn: Cafef.vn) Công ty là một trong những công ty lớn có tỷ lệ đòn bẩy cao. Trong 2 tháng đầu năm 2014, cổ phiếu KBC đã tăng tăng hơn 30%. Cổ phiếu KBC thích hợp cho lướt sóng ngắn hạn. b. Cổ phiếu NTL NTL - Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm là công ty thuộc nhóm ngành phát triển bất động sản. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty: Đầu tư phát triển và kinh doanh khai thác các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở và khu công nghiệp; Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp, kinh doanh bất động sản… Trong năm 2012, 2013 ngành bất động sản – xây dựng gặp nhiều khó khăn nhưng công ty kinh doanh vẫn có lãi. Năm 2013 công ty vượt 27% kế hoạch năm, so với năm trước LNST tăng 29%. (Nguồn: Cafef.vn) Công ty có lợi thế về số dư tiền mặt tương đối cao và nợ vay gần như không có. c. Cố phiếu VNE VNE - Tổng Công ty cổ phần Xây dựng điện Việt Nam thuộc nhóm ngành Xây dựng chuyên biệt . Các lĩnh vực kinh doanh: Xây lắp các công trình hệ thống lưới điện và trạm biến áp điện đến 500kV, các công trình nguồn điện, công trình công nghiệp và dân dụng, công trình giao thông thủy lợi, văn hóa, thể thao, sân bay, bến cảng; Thiết kế, chế tạo kết cấu thép, các sản phẩm cơ khí và mạ kẽm; Sản xuất các chủng loại vật tư, thiết bị, phụ kiện điện, cột điện bê tông ly tâm và các sản phẩm bê tông khác; sản xuất, kinh doanh các chủng loại vật liệu xây dựng; kinh doanh các mặt hàng trang trí nội thật, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nhà đất; kinh doanh xăng dầu; Sản xuất và kinh doanh điện. Thí nghiệm, hiệu chỉnh xác định chỉ tiêu kỹ thuật các thiết bị điện, các công trình điện; Tư vấn đầu tư, tư vấn xây dựng, bao gồm lập và thẩm định các dự án đầu tư; khảo sát đo đạc, thiết kế quy hoạch, thiết kế công trình; tư vấn quản lý dự án; tư vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế; tư vấn mua sắm vật tư, thiết bị, công nghệ Năm 2012, 2013 mặc dù nền kinh tế gặp khó khăn song công ty kinh doanh vẫn có lãi. Doanh thu năm 2013 tăng 37% so với năm trước. (Nguồn:Cafef.vn) Cổ phiếu VNE có nền tảng cơ bản là tốt, thanh khoản cao thích hợp lướt sóng d. Cổ phiếu ITD ITD - Công ty Cổ phần Công nghệ Tiên Phong thuộc nhóm ngành phần mềm. Tập đoàn ITD, khởi thủy là Trung tâm CATIC, được thành lập năm 1994 bởi một nhóm nhà khoa học trẻ với hoài bão góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hóa quê hương Việt Nam. Trong suốt quá trình hoạt động, Tập đoàn ITD luôn nhạy bén, đi đầu trong việc nắm bắt, giới thiệu, cung cấp thiết bị, dịch vụ kỹ thuật, giải pháp tích hợp và chuyển giao công nghệ, trở thành một trong số ít các công ty có lĩnh vực hoạt động vừa đa dạng vừa chuyên sâu, được đối tác và khách hàng tín nhiệm. Trải qua hơn 19 năm hoạt động và phát triển, ITD đã trở thành một tập đoàn uy tín với hạt nhân là công ty mẹ Tiên Phong và 10 công ty thành viên hoạt động chuyên sâu trong các lĩnh vực kỹ thuật cao, bao gồm: điện, điện tử, tự động, viễn thông, tin học, cơ điện… ITD đã xây dựng hoàn thiện hệ thống kinh doanh trên cả nước với trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh, văn phòng đại diện tại Hà Nội và Đà Nẵng. Tập đoàn ITD kiên trì đầu tư nghiên cứu nhằm cung cấp các giải pháp tổng thể, triển khai kinh doanh và cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hướng tới sự hài lòng của khách hàng. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình có trình độ cao, bộ máy tổ chức năng động và chuyên nghiệp, nguồn tài chính lành mạnh, các thành viên của Tập đoàn ITD luôn được khách hàng và các đối tác trong ngoài nước tin tưởng đánh giá cao. Với chiến lược đầu tư nghiên cứu công nghệ mới và phát triển giải pháp mới, mở rộng lĩnh vực hoạt động dựa trên thế mạnh sẵn có, liên kết với các đối tác uy tín trong và ngoài nước, kết quả kinh doanh của tập đoàn đã liên tục phát triển vững chắc trong thời gian qua.. (Nguồn: Cafef.vn) e. Cổ phiếu VHG Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Việt – Hàn thuộc nhóm ngành: Thiết bị điện tử, viễn thông. Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất cáp viễn thông: sợi đồng, sợi quang học, truyền dữ liệu…; Sản xuất dây cáp điện; Sản xuất các sản phẩm nhựa công nghiệp và dân dụng; Sản xuất các sản phẩm từ sợi thủy tinh; Sản xuất vật liệu xây dựng; Khai thác, chế biến quặng đồng; Khai thác, chế biến các khoáng sản; Đầu tư hạ tầng: giao thông, phát điện, khu công nghiệp, bất động sản; Kinh doanh thương mại; Trồng cây công nghiệp. Công ty hoạt động đầu tư và sản xuất đa ngành hàng đầu tại khu vực miền Trung Việt Nam. (Nguồn: Cafef.vn) Năm 2013 cổ phiếu tăng 241% trở thành “hiện tượng” của năm khi tăng từ mức 2.200 đồng/cp (giá đã điều chỉnh) lên 7.500 đồng/cp. Công ty đã điều chỉnh kế hoạch từ mức lỗ 20 tỷ đồng đầu năm thành lãi 130 tỷ đồng nhờ chuyển nhượng phần vốn góp tại CTCP Vật liệu xây dựng và Nhựa Kim Tín, thanh lý vốn tại 2 dự án BĐS, công ty cũng đã chia thưởng cổ phiếu tỷ lệ 2:1 để nâng vốn điều lệ lên 375 tỷ tiền mặt tỷ lệ đồng và trả cổ tức bằng 3%. Doanh thu qúy IV năm 2013 của công ty tăng 71% so với cùng kỳ năm trước nhờ sản xuất ống nhựa cho Vietel Net và Vietel Global, chi phí tài chính giảm 55% do đầu kỳ đã trả nợ 51,5 tỷ đồng, 9 tháng đầu năm công ty lãi ròng 75,5 tỷ đồng. VHG đã trở thành cổ phiếu siêu đầu cơ của năm. Năm 2014 cổ phiếu VHG cũng là những cổ phiếu được giới đầu cơ ưa thích. IV. Quá trình đầu tư. 1. Quá trình giao dịch Trong toàn bộ quá trình giao dịch của mình, nhóm chỉ áp đụng phương pháp giao dịch trực tuyến. Các bước đặt lệnh: Đặt lệnh giao dịch: Sau khi kiểm tra số dư tiền và chứng khoán tiến hành đặt lệnh: - Đặt lệnh mua: + Nhấp con trỏ vào ô:”Đặt lệnh mua” trên màn hình đặt lệnh + Màn hình cho lệnh bán chứng khoán sẽ được hiển thị, kiểm tra lại chắc chắn đây là lệnh mua + Nhập lần lượt mã CK, khối lượng cần mua và giá vào các ô, sử dụng phím “tab” để chuyển các ô Lưu ý: Khối lượng giao dịch phải tuân theo nguyên tắc về khối lượng giao dịch của sàn HCM & HN. Trong ô giá thì nhập theo đơn vị là 1000VNĐ. Sau khi nhập xong các ô: Mã CK, Khối lượng, giá, khách hàng sẽ phải xác nhận lại mật khẩu đặt lệnh vào ô “MM” mật mã đặt lệnh như khách hàng đã chọn và thực hiện trước khi vào màn hình đặt lệnh. Gõ phím: “Enter” hai lần để xác nhận mật khẩu và đưa lệnh vào hệ thống. - Phiếu lệnh Điền đầy đủ thông tin Mua/bán, Mã CK, Số lượng, Lọai lệnh và Giá. Để xác nhận lệnh, bạn nhập mật khẩu giao dịch và ấn Enter một lần nữa. Khi có thông báo “Order is sent” thì giao dịch đặt lệnh đã thành công Với lệnh bán: các bạn làm đúng từng bước như đối với lệnh mua. Lưu ý: ATO và ATC chỉ được đặt trong phiên giao dịch mở và đóng cửa, các bạn có thể đặt trước ngay trong phiên khớp lệnh liên tục nhưng nó chỉ hiện lên khi đến giờ khớp lệnh định kỳ. Với lệnh LO, giá phải bắt buộc nằm trong khoảng giữa giá trần và sàn. Sau khi nhấn nút "Xác nhận", màn hình đã nhận lệnh sẽ hiện ra như trên, báo rằng lệnh của bạn đã được nhập vào hệ thống của Cty CK và chuyển đến sàn giao dịch. Để chắc chắn rằng lệnh của mình đã đến nơi, các bạn có thể vào phần "lệnh chờ khớp" để kiểm tra: Huỷ lệnh: Chọn lệnh muốn hủy bằng cách click con trỏ vào lệnh muốn hủy trên màn hình sau đó chọn “hủy lệnh”. Lệnh sau khi bị hủy Lưu ý: Các bạn sẽ không được phép hủy lệnh đặt trong phiên khớp lênh định kỳ (đối với sàn HOSE) và chỉ được hủy các lệnh gốc hay phần còn lại của lệnh gốc chưa khớp từ phiên GD trước đó. 2. Quá trình đầu tư Tại ngày 31/12/2013: VN-Index đóng cửa tăng 4.28 điểm, hay 0.86%, kết thúc năm 2013 ở 504.63 điểm. Thanh khoản trên HOSE đạt hơn 60.9 triệu đơn vị, tương ứng 869.51 tỷ đồng. Còn chỉ số HNX-Index kết phiên tăng 0.89 điểm, hay 1.33%, đóng cửa tại 67.84 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 39.77 triệu đơn vị, tương ứng 375.91 tỷ đồng. So với năm 2012 chỉ số VN-Index tăng 21,97%, chỉ số HNX-Index tăng 18,83%. Sự gia tăng của các chỉ số này đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 nước có mức độ phục hồi mạnh nhất thế giới. Thị trường cuối năm 2013 vẫn đang trong trạng thái trầm lắng và khó có thể kỳ vọng một sự đột biến lớn. Cả VN-Index và HNX-Index đang giằng co quanh mốc tham chiếu và dòng tiền cũng khá yếu. Trái ngược với diễn biến này 2 tháng đầu năm 2014 thị trường chứng khoán lại khá sôi động với nhiều phiên tăng đột phá. So với những năm trước, TTCK Việt Nam bước vào năm mới 2014 với khí thế phấn chấn và lạc quan hơn với hàng loạt những thông tin tích cực từ kinh tế vĩ mô: kinh tế vĩ mô đang trên đà hồi phục, lạm phát được kiểm soát lãi suất ngân hàng giảm mạnh, tỷ giá ổn định, nợ xấu ngân hàng đang từng bước được tháo gỡ, thị trường bất động sản đang có nhiều dấu hiệu ấm dần lên. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong thời gian qua luôn duy trì được đà tăng thấp. Đặc biệt, thông điệp đầu năm của Chính phủ đã cho thấy những đổi mới quan trọng trong tư duy điều hành nền kinh tế, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó, vai trò của TTCK được định vị rõ hơn. Kết quả là niềm tin của nhà đầu tư dường như đang trở lại khi kinh tế vĩ mô có nhiều dấu hiệu lạc quan và triển vọng của TTCK ngày càng có nhiều mảng sáng. Kỳ vọng về một chu kỳ tăng trưởng mới của nhà đầu tư vào TTCK ngày càng hiện hữu, thể hiện rõ qua những con số về mức tăng của các chỉ số chứng khoán và thanh khoản thị trường. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/2/2014, thanh khoản trên sàn HOSE đã xác lập kỷ lục mới về khối lượng giao dịch trong một ngày giao dịch kể từ khi mở cửa thị trường với 259.679.130 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng và tổng trị giá 4.031,64 tỷ đồng. Thống kê số liệu trong năm 2013 cho thấy, khối lượng giao dịch bình quân ngày đạt 64,48 triệu chứng khoán với tổng giá trị 1.060 tỷ đồng. Sang năm 2014, tính từ phiên giao dịch ngày 2/1/2014 đến ngày 19/2/2014, khối lượng giao dịch bình quân ngày trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh đạt khoảng 106,977 triệu chứng khoán với giá trị giao dịch khoảng 1.786 tỷ đồng. Như vậy kỷ lục giao dịch này là một mốc son mới về tính thanh khoản cao đã được xác lập khi khối lượng và giá trị giao dịch trong ngày gấp 4 lần so với khối lượng giao dịch bình quân năm 2013.Có thể nói TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang nhận được sự hậu thuẫn lớn bởi nền tảng vĩ mô khá ổn định.  Nhóm đã quyết định đầu tư số tiền 500.000VNĐ mua cổ phiếu với kỳ vọng lãi được 100.000VNĐ. Quá trình mua cổ phiếu: ITD: 10 x 7.200 = 72.000 VNĐ VHG: 10 x 11.000 = 110.000 VNĐ KBC: 10 x 12.900 = 129.000 VNĐ NTL: 10 x 17.500 = 175.000 VNĐ VNE: 30 x 8.700 = 261.000 VNĐ Ngày 03/03 sau khi tài khoản giao dịch trực tuyến kích hoạt sử dụng nhóm đã quyết định đầu tư mua ngay 10 cổ phiếu ITD với giá 7.200 VNĐ, nhóm hồi hộp theo dõi bảng giá tăng, đến ngày 10/03 khi giá tăng có lãi nhóm quyết định bán với giá 8.000VNĐ mức độ chấp nhận rủi ro thấp. Cả nhóm cảm thấy rất vui mặc dù số tiền lãi rất nhỏ nhưng khi bán chứng khoán có lãi cả nhóm đã hi vọng đầu tư chứng khoán tốt để có thể đi ăn khao. Ngày 10/03 nhóm quyết định mua KBC giá 12.900VNĐ nhưng ngay sau khi mua giá cổ phiếu giảm. Nhóm có 1 chút tranh cãi nhẹ về việc giá cổ phiếu KBC liệu có tăng lên không hay là tiếp tục đi xuống. Đến ngày 25/03 giá KBC lên cao nhưng do sáng cả nhóm đi học, không theo dõi tình hình khi chiều về đặt lệnh 14.500 nhưng không khớp được nhóm quyết định đặt giá xuống 14.400 vẫn không khớp được rồi nhóm đặt giá 14.200 cũng không khớp được và cuối cùng nhóm đặt giá 14.000 rồi đi học chiều nhưng cuối phiên vẫn không khớp được. Đến ngày 26/03 sáng nhóm đi học nên trưa về đặt lệnh bán với giá 14.000 nhưng vẫn không khớp được cuối cùng nhóm quyết định nắm giữ cổ phiếu với hi vọng giá tăng để có thể bán giá cao (do nhóm không muốn tiếc nuối vì trước đấy bán NTL với giá không được cao vì mức độ chấp nhận rủi ro thấp). Giá cổ phiếu càng ngày càng giảm, nhóm vẫn quyết tâm giữ không cắt lỗ, nhưng khi đến ngày 28/04 thị trường không có khả năng có thể tăng giá nữa nhóm đã quyết định bán lỗ với giá 11.300. Nhóm tiếc nuối vì không thể bán được KBC với giá mong muốn. Ngày 19/03 nhóm đã bán NTl với giá 18.700 (giá cao nhất trong ngày) nhưng nhóm vẫn tiếp tục theo dõi cổ phiếu NTL giá cổ phiếu tiếp tục tăng lên 19.800 (giá cao nhất ngày 27/03) cảm thấy tiếc vì nhóm chấp nhận rủi ro thấp bán đi khi có lãi. Ngày 25/03 bán cổ phiếu KBC không thành công nhóm quyết định đầu tư mạo hiểm dùng số tiền còn lại mua tất cả cổ phiếu VNE – ngành xây dựng (30cp) với hi vọng cổ phiếu này có thể tăng. Nhưng sau khi mua cổ phiếu tiếp tục giảm, nhóm chấp nhận rủi ro vẫn nắm giữ cổ phiếu hi vọng có đợt sóng để giá cổ phiếu có thể tăng nhưng đến ngày 28/04 nhìn thị trường giá liên tục giảm nhóm quyết định bán lỗ cổ phiếu vì sợ giá cổ phiếu tiếp tục giảm. Nhóm cảm thấy rất buồn mặc dù số tiền lỗ là không lớn nhưng nhóm vẫn cảm thấy “tiếc đứt ruột” vì lỗ. Chi tiết in sao kê: Tất toán tài khoản Số tiền trong tài khoản trước khi đầu tư ngày 13/02/2014: 500.000 VNĐ Sồ tiền trong tài khoản sau khi tất toán ngày 06/05/2014: 448.231 VNĐ => Vậy sau gần 2 tháng đầu tư, sau khi tính tất cả thuế và phí, nhóm bị lỗ 10%. Tuy nhiên đó cũng là 1 số tiền xứng đáng với những bài học mà nhóm đã nhận được. V. Kế hoạch tăng vốn Chọn Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Việt Hàn đợt tăng vốn & chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2013 (thông báo đính kèm) 1. Giới thiệu công ty Tên Tiếng Việt: CTCP Đầu tư và Sản xuất Việt Hàn Tên Tiếng Anh: Viet - Han Corporation Tên viết tắt: VHG Địa chỉ Lô 4 Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc - Quảng Nam Điện thoại (84-510) 3946 345 Số fax (84-510) 3946 333 Website www.vhg.com.vn Vốn điều lệ (VND) 375.000.000.000 Sở hữu nhà nước 0 Ngày 14/07/2003 Công ty cổ phần Đầu tư & Sản xuất Việt-Hàn được thành lập Ngày niêm yết 09/01/2008 Ngày chính thức giao dịch 28/01/2008 Lĩnh vực sản xuất: + Sản xuất dây cáp đồng viễn thông các loại; + Sản xuất cáp sợi quang viễn thông, điện lực; + Sản xuất dây và cáp điện các loại; + Sản xuất các sản phẩm nhựa công nghiệp, nhựa dân dụng, composit; + Đầu tư xây dựng và quản lý khai thác khu công nghiệp, khu du lịch trung tâm thương mại dịch vụ, căn hộ cao cấp và cao ốc văn phòng; + Đầu tư, xây dựng và khai thác hạ tầng du lịch và dịch vụ; + Đầu tư tài chính + Các lĩnh vực khác 2. Quá trình tăng vốn Chọn đợt tăng vốn năm 2013 (thông báo đính kèm) Ngày giao dịch không hưởng quyền: 27/11/2013. Tỷ lệ thực hiện trả cổ tức: 3%/mệnh giá (300đồng/cổ phiếu). Giá đóng cửa tại ngày 26/11/2013: 14.900đồng/cổ phiếu. Tổng số cổ phiếu trước khi thay đổi: 25.000.000 cổ phiếu. Tổng số cổ phiếu thay đổi: 12.500.000 cổ phiếu. Tổng số cổ phiếu sau khi thay đổi: 37.500.000 cổ phiếu. Ta có: công thức tính giá tham chiếu của ngày giao dịch không hưởng quyền: P1=NP0-D+n1p2+n2p2+n3p3N+n1+n2+n3 Trong đó: P1 : Giá cổ phiếu tham chiếu vào ngày không hưởng quyền P0: giá cổ phiếu trước khi tăng vốn ( giá đóng cửa hoặc giá giao dịch bình quân ngay phiên trước ngày giao dịch không hưởng quyền) D: Cổ tức bằng tiền mặt N: Số cổ phiếu trước khi tăng n1: Số cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu n2: Số cổ phiếuphát hành thêm để trả cổ tức bằng cổ phiếu n3: Số cổ phiểu phát hành thêm từ nguồn vốn p1: Giá phát hành cổ phiếu bằng tiền mặt p2: Giá phát hành cổ phiếu để trả cổ tức bằng cổ phiếu p3: Giá phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu: Giá tham chiếu ngày giao dịch không hưởng quyền: P=25.000.000*14.900-300+12.500.000*025.000.000+12.500.000=9733,333 VI. Phân tích kỹ thuật Đường chỉ báo MA NTL 20/01 Đường giá đang cắt EMA(10) xu hướng đi lên 19/02 Đường giá cắt EMA(10) đi lên mạnh tạo đỉnh 12/03 EMA(10) cắt đường giá và có xu hướng đi lên 19/03/2014 Đường giá vẫn nằm trên EMA(10) Lựa chọn đường EMA(10) và đường giá để phân tích: - Ngày 20/01/2014 khi đường giá NTL cắt đường EMA(10) theo hướng từ dưới lên thì giá NTL có xu hướng tăng è nên mua. Và thực tế là từ ngày 20/01 giá đã tăng từ 14.300 đồng lên 17.000 (ngày 19/02). - Ngày 12/03/2014 khi đường giá NTL cắt đường EMA(10) và có chiều hướng đi lên, theo lý thuyết thì giá sẽ tăng, tuy nhiên đường giá và EMA giai đoạn này lại quấn vào nhau trong gia đoạn từ 12/03 đến 17/03 nên dự đoán có thể không chính xác. Và thực tế trong giai đoạn này giá chỉ dao đông quang mức 17.500 đồng. - Ngày 17/03/2014 khi đường giá NTL cắt đường EMA(10) theo hướng từ dưới lên thì giá NTL có xu hướng tăng è nên mua. Và thực tế là từ ngày 17/3 giá đã tăng từ 17500 đồng lên 17.700 (ngày 19/03). - Ngày 19/03 tín hiệu vẫn cho thấy giá vẫn tăng cao nhờ sự hỗ trợ của đường EMA(10) nhưng đảm bảo mục tiêu đề ra có lãi mà mức độ chấp nhận rủi ro thấp, đảm bảo sự an toàn nên đã bán ra với giá 18.700VNĐ. * Nhận định trong thời gian tới, giá vẫn có xu hướng tăng nhưng không nhiều bởi đã đường EMA(10) đang có xu hướng đi ngang và đi xuống trong dài hạn nên việc bán ra với giá 18700 với độ an toàn cao. Đầu tháng 1 đến ngày23/1/2014 MACD trùng với single 23/01/2014 MACD có xu hướng cắt lên đường single 28/02/2014 MACD cắt single xu hướng đi xuống 19/03/2014 MACD cắt lên single và quấn với nhau Dựa vào Dựa vào đường MACD dao động trên dưới đường single: - Từ đầu tháng 1 đến ngày 23/1 đường MACD trùng với đường single cho cộng thêm khối lượng giao dịch thấp đây là xu hướng tích lũy và chưa có dấu hiệu tăng giá => tính hiệu mua bán chưa rõ ràng. - Ngày 23/1 đường MACD cắt lên đường single xu hướng tăng giá đã hình thành đây là thời điểm mua vào => tín hiệu mua. - Ngày 28/2 đường MACD cắt xuống đường single xu hướng giá giảm đã hình thành => tính hiệu bán rõ rệt. - Ngày 19/3 đường MACD cắt lên đường single nhưng khoảng cách không có lớn, cho thấy sự giằng co của nhà đầu tư giữ bên mua và bên bán làm MACD và đường single sát lại với nhau => chưa rõ tính hiệu mua hoặc bán. Nhưng đảm bảo mục tiêu an toàn nhóm đã quyết định bán * Nhận định thời gian tới: MACD sẽ có xu hướng đi xuống mạnh và tạo khoảng cách lớn dần so với đường single vẫn chưa có tính hiệu nào cho việc mua vào mà là tính hiệu cho việc bán ra là ưu tiên. Cho thấy đây là lúc giá giảm mạnh nhất trong 3 tháng vừa qua. Đường Bollinger & RSI Đồ thị Bollinger bands & RSI củaNTL tháng gần đây. Xác suất giá cổ phiếu nằm trong dải băng Bollinger là xấp xỉ 80%. Nếu giá cổ phiếu không nằm trong dải băng Bollinger, tức là thuộc về phần xác suất 20% còn lại thì các tín hiệu này cần phải chú ý. Giá cổ phiếu sẽ vượt quá băng trên (upper band)è sức tăng của giá quá mạnh, cầu lớn hơn cung nhiều. Nếu giá cổ phiếu liên tục nằm trên dải băng trên thì điều này có nghĩa là sức tăng giá của cổ phiếu vẫn rất mạnh và được khẳng định chắc chắn. - Cuối tháng 1 giá của NLT tăng nhanh phá vỡ dãy Bollinger band và tiếp tục tăng trên dãy Bollinger band tới 10/2/2014 và RSI cũng từ dưới đường 40 cắt lên đường 60 chạm đỉnh ở đường 80 đó là một điều tất nhiên sau quá trình tích lũy khối lượng và việc đẩy giá đi phá ngưỡng kháng cự của dãy Bollinger band => tính hiệu mua vào. - Ngày 19/02, upper và lower band lại căng ra, đường giá vượt ra ngoài upper band, cho thấy 1 dấu hiệu của 1 đợt tăng giá mới. - Từ ngày 19/2- 18/3 thì giá được nằm trong dãy bollinger band, và quá trình tăng đã gặp ngưỡng kháng cự mạnh, vẫn không thể phá vỡ nổi dãy bollinger band. Đã có nhiều lần giá đã test vùng đỉnh cũ để phá dãy bolliger band nhưng không thể vượt qua. Những chuỗi ngày upper và lower band thu hẹp chậm dần. Giá NTL giảm dần. Đến ngày 07/03, khoảng cách 2 đường ở mức hẹp và giữ ổn định cho đến ngày 17/03, giá cổ phiếu cũng không có biến động mạnh. Nguyên nhân là sự bán ra, thông tin tốt đã thể hiện vào giá lượng bán ra chốt lời nhiều và bên cạnh đó VNINDEX cũng có những lúc giằng co nên tạo tâm lý không tốt cho nhà đầu tư cũng như giá của NTL tăng phá vỡ band trên ngày (19/03/2014). RSI đang có dấu hiệu đi xuống sau khi chạm đường 80, có thể nói đó là vùng kháng cự mạnh. Trong thời gian tới RSI đi ngang và tăng lên lại nhưng không thể chạm đỉnh cũ => xu hướng bán ra được hình thành trong ngắn hạn * Nhận định thời gian tới: với sự lao dốc của đường RSI, độ bung rộng của dãy bollinger band và đường giá đã phá vỡ band thì sự giảm giá vẫn còn tiếp tục và kéo dài. Bởi những sự hỗ trợ các đường MA dãy bollinger band không đủ lực để đỡ giá và thời gian này nhưng thông tin bỗ trợ cho việc tăng giá đã hết. Giá của NTL sẽ giảm mạnh trong thời gian tới và trở về giá thực của nó. Sẽ hình thành mặt bằng giá mới cho đợt sóng tăng giá tiếp theo. Kết luận TTCK Việt Nam có một năm 2013 thuận lợi và quý đầu tiên của 2014 tiếp tục gia tăng mạnh mẽ đi kèm với thanh khoản rất cao đã và đang là sự khích lệ lớn dành cho các nhà đầu tư cũng như các công ty chứng khoán sau một thời gian dài thị trường ảm đạm trước đó. Năm 2014, TTCK Việt Nam sẽ diễn ra theo chiều hướng lạc quan và có nhiều đột phá. Tuy nhiên sau một quý tăng liên tục thị trường sẽ cần một giai đoạn “nghỉ ngơi”, chờ đợi các thông tin tích cực mới để làm lực đẩy và sẽ tăng tốc tiếp tục sau đó Mỗi nhà đầu tư sẽ có một khẩu vị riêng và mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau nên sẽ có xu hướng giao dịch và lực chọn cổ phiêu skhác nhau. Tuy nhiên, để giảm thiếu những rủi ro do việc sử dụng đòn bầy tài chính mà ở đây là các giao dịch ký quỹ, nhà đầu tư nên ưu tiên đầu tư vào những doanh nghiệp có nền tảng tốt, hoạt động hiệu quả và hạn chế đầu tư vào những doanh nghiệp hoạt động kém nhưng cổ phiếu có tính đầu cơ cao. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdau_tu_chung_khoan_0336.docx
Luận văn liên quan