Đề 4 cá nhân cạnh tranh K33

Đề số 4: Những khẳng định sau đây đúng hay sai?Tại sao a. Tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải có đăng kí kinh doanh b. Tổ chức cá nhân kinh doanh sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra nếu như đã kịp thời tiến hành mọi biện pháp để ngừng ngay việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật ra thị trường và thông báo công khai về việc thu thồi hàng hóa khuyết tật theo quy định của pháp luật.

docx4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2755 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 4 cá nhân cạnh tranh K33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: LCT&BVNTD. T – 4. Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Người tiêu dùng phải là những người mua hàng hóa dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân gia đình, tổ chức mà không phải vì mục đích kinh doanh. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ phải đăng kí hợp đồng mẫu với cơ quan chức năng và trong mọi trường hợp ngôn ngữ của hợp đồng mẫu phải được thể hiện bằng tiếng Việt. Bài làm: Khẳng định này là sai. Bởi vì: Theo khoản 1, Điều 3 luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010, khái niệm người tiêu dùng được đưa ra là: “ Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức. Như vậy, theo khái niệm nói trên, người tiêu dùng có đặc điểm nổi bật nhất là hành vi tiêu dùng chỉ nhằm mục đích phục vụ cho sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức. Hành vi tiêu dùng có mục đích phục vụ cho kinh doanh không được coi là hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng. Hành vi này sẽ được xếp vào hành vi mua bán của cá nhân, cơ quan, tổ chức có kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Sự khác nhau về mục đích giữa hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng và hành vi mua bán của thương nhân cũng tạo nên bản chất của 2 hành vi này. Một hành vi nhằm mục đích phục vụ cho những nhu cầu cơ bản, thiết yếu của cuộc sống và một hành vi có tính chất đầu tư để sinh lời. Trong đó, hành vi thứ nhất sẽ được bảo vệ bởi Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 và hành vi thứ hai sẽ được bảo vệ bởi Luật Thương mại. Việc quy định rõ rang khái niệm người tiêu dùng là nhằm bảo vệ nhóm đối tượng này. Trên thực tế, họ là những người có nhu cầu sử dụng một số lượng lớn các sản phẩm hang hóa, dịch vụ của các thương nhân khác nhưng chưa được bảo vệ về mặt pháp luật và thường xuyên bị xâm phạm các quyền lợi của mình dẫn đến ảnh hưởng tới sức khỏe, tiền bạc cũng như đời sống của mình. Cho nên, Luật Bảo vệ người tiêu dùng có chức năng bảo vệ nhóm đối tượng nói trên. Tuy nhiên, trong khẳng định nói trên chỉ đề cập đến người tiêu dùng là người mua hàng hóa dịch vụ. Trong khi đó, người tiêu dùng còn có người sử dụng hàng hóa dịch vụ. Như vậy, về cơ bản, khẳng định nói trên thiếu vì không bao trọn đủ nội hàm khái niệm người tiêu dùng. Khẳng định này là sai. Tổ chức cá nhân mua hàng hóa dịch vu không có nghĩa vụ đăng kí hợp đồng mẫu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo khoản 1, Điều 19 Luật bảo vệ người tiêu dùng quy định “ Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Bên cạnh đó, tại Điều 8, Nghị định 99/2011 cũng quy định cụ thể trách nhiệm đăng kí hợp đồng mẫu là thuộc về cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, trong khẳng định này, chủ thể thực hiện hành vi đăngg kí hợp đồng mẫu là người mua hàng hóa, dịch vụ là sai. Chủ thể thực hiện phải là cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Quy định như vậy là hợp lý bởi việc yêu cầu người mua đăng kí sẽ rất rườm rà, đăng kí nhiều lần mất thời gian và tiền của. Việc đăng kí ngay từ người bán sẽ dễ kiểm soát và có hiệu quả cao, sử dụng được trong nhiều lần, phù hợp với bản chất của hợp đồng mẫu. Thứ 2, việc đăng kí hợp đồng mẫu đối với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh doanh chỉ diễn ra khi đối tượng của hợp đồng là hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục phải đăng kí hợp đồng mẫu. Những loại hợp đồng mẫu phải đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền được Chính phủ quy định cụ thể. Do vậy, không phải hợp đồng mẫu nào cũng cần phải đăng kí. Về ngôn ngữ, nghị định 99/2011 cũng quy định khá cụ thể là hợp đồng mẫu bắt buộc bằng tiếng Việt, nội dung rõ ràng, dễ hiểu và sử dụng cỡ chữ ít nhất là 12. Danh mục tài liệu tham khảo: Văn bản luật Bảo vệ người tiêu dùng. Internet.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐề 4 cá nhân cạnh tranh K33.docx
Luận văn liên quan