Đề tài An toàn thực phẩm ở thành phố Hồ Chí Minh

Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về VSATTP: Quốc hội cần sớm ban hành Luật An toàn thực phẩm (hiện còn dự thảo) và các văn bản hướng dẫn dưới Luật kịp thời, phù hợp (quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn). Đó là hành lang pháp lý và cơ sở để các địa phương xây dựng những chính sách, quy hoạch, kế hoạch quản lý chất lượng VSATTP. Củng cố bộ máy tổ chức: Bộ máy tổ chức phải có hệ thống rộng khắp từ Trung ương đến cả cơ sở (hiện mới đến tuyến tỉnh). Ở cấp phường xã, phải tăng cường hệ thống thanh tra chuyên ngành (y tế, thú y, nông nghiệp, quản lý thị trường) để thanh tra kiểm tra sản phẩm hàng hóa (hiện mạng lưới này hiện nay rất mỏng, khó có thể đảm đương đầy đủ trách nhiệm được giao). Nên chăng có một Ủy ban (không phải là Ban chỉ đạo) tại mỗi địa phương điều phối chung mà đứng đầu là một Phó chủ tịch UBND để thống nhất hành động trong việc quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, tránh dàn trải, đùn đẩy trách nhiệm, lãng phí tiền của và nhân lực. Tăng cường nguồn lực: Nhân lực phải đủ số lượng, mạnh về chất lượng. Cơ sở hoạt động, các phương tiện làm việc, trang thiết bị phải được tập trung đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động liên tục 24/24 (giống như trực cấp cứu trong bệnh viện hoặc trực phòng chống dịch). Đầu tư nâng cao năng lực kiểm nghiệm của các cơ sở tại địa phương. Nghiên cứu bố trí kinh phí đủ cho hoạt động và ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Quan tâm đến chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo đảm chất lượng VSATTP.

docx21 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3574 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài An toàn thực phẩm ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA: KINH TẾ THƯƠNG MẠI NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG LỚP: TC111 Đề Án CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG Tên đề tài : An Toàn Thực Phẩm Ở Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 5/Năm 2012 KHOA: KINH TẾ THƯƠNG MẠI NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG LỚP: TC111 Đề Án CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG Tên đề tài : An Toàn Thực Phẩm Ở Thành Phố Hồ Chí Minh Danh sách nhóm HỌ VÀ TÊN MSSV CHỮ KÝ Lê Minh Huân 2002054 Nguyễn Thị Mỹ Hằng 2001833 Trần Phan Hữu Chánh 2001619 Nguyễn Thắng Tú 2002036 Tháng 5/Năm 2012 Ngày nộp báo cáo: …../ …../ ….. Người nhận báo cáo (ký và ghi rõ họ tên) TRÍCH YẾU Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai thành phố lớn nhất nước, nên vấn đề “An toàn thực phẩm” cũng là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan chức năng và người tiêu dùng. Vì thế nhóm chúng tôi thực hiện để tài này nhằm chỉ ra những hiện trạng về An toàn thực phẩm ở Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như tìm ra những nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này. Qua đề tài lần này, chúng tôi đã biết được nguyên nhân gây mất An toàn thực phẩm không chỉ do người buôn bán, sản xuất mà nó còn do ý thức kém của người tiêu dùng, cùng với sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến với Giảng viên Phạm Thị Hoa. Người đã giúp đỡ chúng tôi không chỉ trong việc học trên lớp, mà cô còn cung cấp những thông tin và hỗ trợ nhóm chúng tôi hoàn thành đề án này. Tiếp theo chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến với những người đã thực hiện đề án này. Qua ba tuần làm việc vất vả và kiên trì của bốn thành viên, chúng tôi đã thực hiện xong đề án “An toàn thực phẩm ở Thành phố Hồ Chí Minh” DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Tìm kiếm ở trang Google 6 Hình 2: Tìm kiếm ở trang Wikipedia 6 Hình 3: Vệ sinh an toàn thực phẩm 8 Hình 4: Những nguyên liệu ôi thiêu được chế biến để bán 9 Hình 5: Bộ kit thử nghiệm hàng the 10 Hình 6: Kiểm tra và phát hiện thịt thối 11 Hình 7: Thịt thối đã có dồi 11 Hình 8: Một góc chợ Gò Vấp bị ô nhiễm 12 Hình 9: Ngộ độc thực phẩm 12 Hình 10: Sữa chứa melamine 13 Hình 11: Quản lý chợ kiểm tra thực phẩm 14 Hình 12: Chuỗi trứng an toàn 15 NHẬP ĐỀ Trước khi hoàn thành bản báo cáo này, nhóm chúng tôi đã làm việc và thống nhất cùng nhau để đặt ra những mục tiêu nhằm thúc đẩy sự hăng say làm việc cũng như mở mang thêm kiến thức cho mỗi người. Các mục tiêu đó là: Mục tiêu 1: Đi khảo sát ở Chợ Gò Vấp và Chợ Tân Sơn Nhất để thu thập hình ảnh và tìm hiểu về hiện trạng chung về An toàn thực phẩm ở Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu 2: Tìm ra những nguyên nhân gây nên mất An toàn thực phẩm ở Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu 3: Đưa ra những giải pháp tức thời và lâu dài để vấn đề An toàn thực phẩm ở Thành phố Hồ Chí Minh không còn là vấn đề nan giải. Bảng phân công công việc Họ và tên Công việc Lê Minh Huân Đánh máy văn bản và tìm hình ảnh về phần Giới thiệu về An toàn thực phẩm ở TP.HCM Tổng hợp và hoàn chỉnh đề án Nguyễn Thị Mỹ Hằng Đánh máy văn bản và tìm hình ảnh về phần Hiện trạng và ảnh hưởng của An toàn thực phẩm ở TP.HCM. Trần Phan Hữu Chánh Đánh máy văn bản và tìm hình ảnh về phần Nguyên nhân gây mất An toàn thực phẩm ở TP.HCM Nguyễn Thắng Tú Đánh máy văn bản và tìm hình ảnh về phần giải pháp về An toàn thực phẩm ở TP.HCM Để giúp mọi người có được một cái nhìn tổng quát và trực diện về An toàn thực phẩm ở Thành phố Hồ Chí Minh, ta hãy sang tiếp những phần tiếp theo của đề án này. PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM THÔNG TIN Để hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin cho đề án, chúng tôi chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu từ internet. Bằng cách dùng các search engine để tìm ra các thông tin của đề án. Sử dụng trang tìm kiếm Google: vào trang web và gõ vào ô search “An toàn thực phẩm ở TPHCM” Hình 1: Tìm kiếm ở trang Google Sử dụng trang từ điển bách khoa Wikipedia: vào trang web và gõ vào ô search “An toàn thực phẩm ở TPHCM” Hình 2: Tìm kiếm ở trang Wikipedia DANH MỤC WEBSITE Để phục vụ cho công việc tìm kiếm và thu thập thông tin, chúng tôi xin giới thiệu những trang web mà chúng tôi đã tìm kiếm và thu thập thông tin. Website cấp 1: Đây là những website chứa đựng các thông tin chủ yếu trong đề tài, vì đây là các website của những tờ báo uy tín trong nước nên nó chứa đựng những thôn tin cần thiết cho đề tài của chúng tôi Website cấp 2: Đây là những website cung cấp lượng thông tin vừa phải cho đề tài, những web site này chủ yếu cung cấp hình ảnh về vấn đề An toàn thực phẩm ở TP.HCM NỘI DUNG Giới thiệu Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) không chỉ là vấn nạn của Việt Nam, bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng phải đối phó với thực trạng này. Tại Mỹ, theo thống kê, mỗi năm có gần 76 triệu người bị ngộ độc thực phẩm, khoảng 325.000 người phải nhập viện và 5.000 người tử vong có liên quan đến thực phẩm; tại Nhật Bản và Australia cũng không phải là ít; còn cộng đồng châu âu từng choáng váng vì bệnh bò điên, dioxin trong sữa... Tuy nhiên, cách họ quản lý và ngăn chặn vi phạm thì khác chúng ta rất nhiều. Hình 3: Vệ sinh an toàn thực phẩm Có một thực tế tồn tại nhiều năm qua khi thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm là số cơ sở tái phạm sau khi bị xử phạt... lên tới gần 100%. Điều đó đã minh chứng cho ý thức quá kém của người sản xuất, đẩy mọi nỗ lực của cộng đồng về con số không. Vấn đề đặt ra là muốn kiểm soát VSATTP, nhất thiết phải siết chặt quản lý trên mọi “mặt trận", đồng thời có sự liên kết, hỗ trợ giữa các “mặt trận", các lực lượng với nhau. Thực phẩm mất an toàn vệ sinh đang thực sự là nguồn thuốc độc đe doạ sức khoẻ cộng đồng. Những dịp cuối năm, đặc biệt là thời điểm cận tết là lúc số lượng lớn thực phẩm được sản xuất, buôn bán ồ ạt; theo đó nguồn thực phẩm bẩn cũng có nhiều điều kiện trà trộn vào thị trường. Thêm một lần nữa, nguy cơ về nguồn thuốc độc này lại cần được báo động để tránh những sự cố đáng tiếc, cũng như ngăn chặn để nó không “mưa dầm thấm lâu” gây hại cho cộng đồng. 80% số thực phẩm tại TPHCM có nguy cơ mất an toàn là số liệu cảnh báo mới đây của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật TPHCM. Tình trạng đáng báo động nhất tại đây chính là các loại thuốc tăng trưởng, hoá chất bảo quản, tạo màu, mùi vị… đang bị lạm dụng vô tội vạ trong chế biến thực phẩm. Tại Hà Nội, tình trạng tương tự cũng không kém phần báo động, ngang nhiên tồn tại dù cơ quan chức năng mới chỉ báo động ở mức… cảnh báo. Hiện trạng an toàn thực phẩm ở TP.HCM Ở tphcm hiện nay, tình trạng an toàn thực phẩm đang diễn ra rất phức tạp. Tình trạng đáng báo động nhất tại đây chính là các loại thuốc tăng trưởng, hoá chất bảo quản, tạo màu, mùi vị… đang bị lạm dụng vô tội vạ trong chế biến thực phẩm. Người buôn bán chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà họ kiếm được, vô tâm đến sức khỏe của khách hàng. Dưới đây là 1 số trường hợp điển hình: Cơm sinh viên bị trộn hóa chất: Một ký giả của báo Người Lao Ðộng tìm cách giả dạng nhân viên phụ việc tại một quán cơm để thu thập tại chỗ thủ thuật chế biến thức ăn của các vị chủ quán. Thì ra họ đã mua thực phẩm ôi thiu bị bỏ đi ở các chợ mang về để chế biến lại cho ngon lành nhờ gia vị và các loại hóa chất khử mùi, tẩy màu... Họ còn dùng cả các loại hóa chất làm cho gạo và các loại thực phẩm nở một thành hai. Theo báo Người Lao Ðộng, họ đã sử dụng một chất bột trắng hòa tan trong nước. Bất cứ thực phẩm nào từ gạo đến thịt heo, thịt gà, thịt bò được ngâm trong nước bột này trong vài phút đồng hồ sẽ nở ra to gấp đôi. Còn các loại thịt sống bị thiu thối sẽ bốc mùi thơm lừng và đổi từ màu tái đen sang màu đỏ tươi nhờ rắc vào một ít bột đỏ. Hình 4: Những nguyên liệu ôi thiêu được chế biến để bán Dùng hàn the chế biến thực phẩm: Khi có mặt trong thực phẩm hàn the tăng cường liên kết cấu trúc mạng của tinh bột và protein, làm giảm độ bở, tăng độ dai, giòn của các loại thực phẩm được chế biến từ bột ngũ cốc hoặc từ thịt gia súc, gia cầm, cải thiện trạng thái cảm quan của sản phẩm, phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng; mặt khác còn giúp bảo quản thực phẩm được lâu hơn và duy trì màu sắc thịt tươi hơn. Hình 5: Bộ kit thử nghiệm hàng the Thịt thối thành đặc sản: Khi vào cơ sở chế biến lợn quay ở ấp 6 xã Vĩnh Lộc A, mới đây Trạm Thú y huyện Bình Chánh, TPHCM phát hiện 140kg thịt lợn thối đang ngâm bằng sunfua dioxit tẩy trắng. Chủ cơ sở lợn quay tại gia này thừa nhận, số thịt này được mua lại từ một điểm bán thịt lợn chết, lợn bệnh giá rẻ trên đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thạnh về ngâm tẩm để chế biến thành thịt đà điểu. Sau khi ngâm tẩm thành thịt tươi, chúng được ướp thêm gia vị và đóng gói thành thịt đà điểu, rồi đưa đến các nhà hàng, quán nhậu. Đó chỉ là 1 số trường hợp để chứng minh tình hình an toàn thực phẩm của tphcm đang xuống cấp. Bên cạnh đó, các trường hợp khác mà mọi người có thể bắt gặp dễ dàng hơn như các hàng quán ngoài lề đường, nơi buôn bán không hợp vệ sinh, trước cổng trường,công viên,… Hình 6: Kiểm tra và phát hiện thịt thối Hiện tượng ngộ độc thực phẩm cũng tăng cao. Theo thống kê của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, tính đến 15/12/2011, toàn quốc ghi nhận 142 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.533 người mắc, 3.562 người đi viện và 25 trường hợp tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm chính là vi sinh vật 40 vụ (28,1%), độc tố tự nhiên 38 vụ (26,8%). Ngộ độc thực phẩm ghi nhận xảy ra tại 45/63 tỉnh/thành phố. Hình 7: Thịt thối đã có dồi Ảnh hưởng của an toàn thực phẩm Vệ sinh an toàn thực phẩm của TPHCM đang bị đe dọa, nó ảnh hưởng rất nhiều đến con người: Sức khỏe bị giảm sút, có thể gây ra tử vong nếu ngộ độc thực phẩm nặng. Các chất không tốt như kim loại nặng,.. sẽ tích tụ trong cơ thể, gây ra các bệnh không mong muốn. Gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến khu dân cư đang sinh sống gần đó ( hàng quán không hợp vệ sinh, ..) Các bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền dễ dàng. Hình 8: Một góc chợ Gò Vấp bị ô nhiễm Hình 9: Ngộ độc thực phẩm Nguyên nhân Từ phía nhà sản xuất kinh doanh Vì lợi nhuận mà quên mất đạo đức kinh doanh. Họ cố tình tạo ra sản phẩm không an toàn: ví dụ sử dụng hóa chất phẩm màu ngoài danh mục quy định của bộ y tế  trong sản xuất,chế biến thực phẩm như melamine, Rhodamine B, Formon, hàn the.vv.. hoặc do điều kiện chủ quan của người sản xuất trong việc lạm dụng hóa chất trừ sâu diệt cỏ trong sản xuất, bảo quản, lưu thông hàng hóa. Và chính những sản phẩm này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, trước mắt là ngộ độc cấp, và lâu dài gây ra nhiều bệnh mãn tính và  ảnh hưởng đến nòi giống của chúng ta Hình 10: Sữa chứa melamine Từ phía nhà quản lý Có thể nói sự buông lỏng, sự làm ngơ và cả sự chồng chéo về quản lý của nhiều cơ quan trong thời gian dài làm cho việc sản xuất kinh doanh thực phẩm bị càng mất an toàn hơn và càng khó kiểm soát hơn. Hiện nay chúng ta chưa có các chế tài thống nhất đủ mạnh để xử lý các trường hợp vi phạm. Chẳng hạn Nghi định số 128/2005/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản đối với "hành vi sử dụng các loại thuốc thú y, hóa chất, phụ gia chế biến bị cấm sử dụng, không được phép lưu hành ở VN hoặc sử dụng không đúng quy định của pháp luật thì bị phạt từ 3-5 triệu đồng. Trong khi đó Nghị định số 45/2005/NĐ-CP Chính phủ về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có cùng hành vi là sản xuất kinh doanh thực phẩm hoặc sản phẩm chế biến từ thịt gia cầm, gia súc, thuỷ sản, rau quả do bị bệnh, bị ngộ độc, chết không rõ hoặc bị ngâm tẩm trong các chất hóa học không được phép sử dụng thì mức phạt tiền là từ 10-15 triệu đồng. Trong thời gian gần đây mặc dù chúng ta đã chú trọng tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra chất lượng ATVSTP, và phát hiện không ít vụ vi phạm, nhưng hầu như các đoàn thanh tra ít quan tâm xử phạt, lí do vừa  thiếu chế tài nhưng đáng quan tâm hơn là do trách nhiệm của cán bộ chúng ta chưa cương quyết làm đến nơi đến chốn, ví dụ trong năm 2009 tại Quảng Trị ngoài đoàn thanh tra liên ngành cấp tỉnh, có 9 đoàn thanh tra liên ngành cấp huyện tổ chức thanh, kiểm tra ATVSTP, nhưng chỉ có thanh tra tỉnh và thành phố Đông hà có xử phạt , còn lại 8 huyện hầu như không có xử phạt mà chỉ kiểm tra nhắc nhở và cảnh cáo, càng làm cho các cơ sở XSKDTP chây lỳ, không tuân thủ thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho tình trạng vi phạm gia tăng đó là sự yếu kém trong công tác quản lý phát hiện của cán bộ làm công tác ATVSTP. Đối với Việt Nam chúng ta An toàn thực phẩm là một ngành mới, còn non trẻ. Hệ thống Chi cục ATVSTP tỉnh mới thành lập trong năm 2009, cán bộ thiếu một cách trầm trọng, đặc biệt chưa có cán bộ thanh tra chuyên ngành ATTP, mà phải dựa vào cán bộ thanh tra y tế để tổ chức các đợt thanh tra liên ngành và cũng chỉ tổ chức được 2-3 đợt trong năm, với mỗi đợt từ 7 – 10 ngày, còn lại 11 tháng trong năm chúng ta không tiến hành thanh, kiểm tra được. Hình 11: Quản lý chợ kiểm tra thực phẩm Đặc biệt nghiêm trọng hơn là khả năng phát hiện tình trạng mất ATVSTP của chúng ta hiện nay quá kém, do hệ thống labo xét nghiệm chưa được đầu tư, việc kiểm nghiệm phát hiện mất ATTP hiện nay chủ yếu dựa vào phòng xét nghiệm của TTYTDP tỉnh nhưng đây là phòng labo xét nghiệm phát hiện dịch bệnh và ở đây thì năng lực kiểm nghiệm cũng còn yếu và thiếu, nhiều mẫu kiểm nghiệm phải gửi việm kiểm nghiệm trung ương mới làm được. Từ phía người tiêu dùng Rõ ràng là người tiêu dùng quá dễ dãi trong việc lựa chọn đồ ăn, thức uống cho mình. Gọi là tự chuốc họa vào thân. Tâm lý mê rẻ, tâm lý nhìn bề ngoài bắt mắt làm cho chúg ta bỏ qua chất lượng của sản phẩm. Giải pháp Ðể có thể kiểm soát từ gốc vệ sinh thực phẩm, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng và triển khai đề án chuỗi thực phẩm an toàn. Theo đó, ngành y tế TP Hồ Chí Minh liên kết với tỉnh Lâm Ðồng xây dựng chuỗi rau an toàn; tỉnh Ðồng Nai xây dựng chuỗi thịt gia súc, gia cầm, trứng an toàn; tỉnh Trà Vinh xây dựng chuỗi hải sản an toàn... Công việc của ngành y tế TP Hồ Chí Minh là phối hợp các địa phương tư vấn, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, chăn nuôi, chế biến theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt để thực phẩm lưu chuyển đến người tiêu dùng thật sự vệ sinh và bảo đảm an toàn. Ðến nay, một số chuỗi thực phẩm như trứng, rau, củ, cá ba sa đã được công nhận và đưa ra thị trường. Từ việc làm điểm có kết quả, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã cho nhân ra các địa bàn và đầu tư kinh phí mỗi năm hàng chục tỷ đồng cho việc xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn, để đến năm 2015 có hơn 50% số lượng thực phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng. Việc xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn của TP Hồ Chí Minh là một sáng kiến. Không chỉ áp dụng vào dịp Tết mà còn mở ra hướng mới cho việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ. Hình 12: Chuỗi trứng an toàn Đề xuất những giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng VSATTP: Đối với nhà sản xuất kinh doanh Những người trồng trọt, chăn nuôi, các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh phải tuân thủ các quy định về VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố hoặc đã được chứng nhận hợp  chuẩn, hợp quy. Không được sử dụng hoá chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hóa chất phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng. Tăng cường hợp tác với đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam, áp dụng khoa học công nghệ  hiện đại, xây dựng và triệt để tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm đảm bảo VSATTP có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày càng cao an toàn cho người tiêu dùng. Đối với nhà quản lý Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về VSATTP: Quốc hội cần sớm ban hành Luật An toàn thực phẩm (hiện còn dự thảo) và các văn bản hướng dẫn dưới Luật kịp thời, phù hợp (quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn). Đó là hành lang pháp lý và cơ sở để các địa phương xây dựng những chính sách, quy hoạch, kế hoạch quản lý chất lượng VSATTP. Củng cố bộ máy tổ chức: Bộ máy tổ chức phải có hệ thống rộng khắp từ Trung ương đến cả cơ sở (hiện mới đến tuyến tỉnh). Ở cấp phường xã, phải tăng cường hệ thống thanh tra chuyên ngành (y tế, thú y, nông nghiệp, quản lý thị trường) để thanh tra kiểm tra sản phẩm hàng hóa (hiện mạng  lưới này hiện nay rất mỏng, khó có thể đảm đương đầy đủ trách nhiệm được giao). Nên chăng có một Ủy ban (không phải là Ban chỉ đạo) tại mỗi địa phương điều phối chung mà đứng đầu  là một Phó chủ tịch UBND để thống nhất hành động trong  việc quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, tránh dàn trải, đùn đẩy trách nhiệm, lãng phí tiền của và nhân lực. Tăng cường nguồn lực: Nhân lực phải đủ số lượng, mạnh về chất lượng. Cơ sở hoạt động, các phương tiện làm việc, trang thiết bị phải được tập trung đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động liên tục 24/24 (giống như trực cấp cứu trong bệnh viện hoặc trực phòng chống dịch). Đầu tư nâng cao năng lực kiểm nghiệm của các cơ sở tại địa phương. Nghiên cứu bố trí kinh phí đủ cho hoạt động và ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Quan tâm đến chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo đảm chất lượng VSATTP. Đẩy mạnh hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: Tăng cường tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác bảo đảm chất lượng VSATTP. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục dục sức khỏe cho mọi người và xem đây là một trong những giải pháp cơ bản, lâu dài. Tổ chức khám sức khỏe, thầm thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho các cơ sở. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm túc tất cả những trường hợp vi phạm. Tranh thủ hợp tác quốc tế là cực kỳ cần thiết Đối với người tiêu dùng Ở các nước phát triển, người tiêu dùng rất quan tâm đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng thực phẩm, do đó tạo được sức ép rất lớn trên nhà sản xuất cũng như nhà quản lý. Người tiêu dùng Việt Nam chắc chắn cũng có yêu cầu bức xúc về chất lượng hàng hóa, tuy nhiên do cuộc sống còn không ít khó khăn cho nên yêu cầu về chất lượng vẫn chưa đủ mạnh để có thể tạo sức ép hữu hiệu trên sản xuất. Vì vậy, người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình khi chọn mua và sử dụng thực phẩm. Tuyệt đối không ăn uống tại các điểm mất vệ sinh. Thận trọng với những món mắm chế biến và các món ăn sống. Người tiêu dùng cũng phải nghiên cứu hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện các quy định về bảo đảm VSATTP. Biết cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Cần tìm đọc về 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn. Ngoài ra, cần đấu tranh với các hành vi vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm và khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. KẾT LUẬN Qua đề tài An toàn thực phẩm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm chúng tôi đã hoàn thành những mục tiêu của mình đặt ra. Hiện trạng an toàn thực phẩm ở Thành phố cũng đã phần nào được phản ánh: cơm sinh viên bị trộn hóa chất, thực phẩm có hàng the, thịt thối tràn lan. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan cũng gần như đã được vạch ra. Sau cùng là những giải pháp cụ thể về vấn đề an toàn thực phẩm. Tuy nhiên trong lúc thực hiện đề tài này chúng tôi cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Việc thu thập hình ảnh từ các chợ ở thành phố cũng gặp phải nhiều rắc rối như việc: người bán hàng không cho chụp ảnh… Việc thu thập những thông tin cũng cần phải chọn lọc vì thông tin ngày nay tràn lan, nhưng không phải nguồn nào cũng đáng tin cậy. Nếu tiếp tục thực hiện đề án này nhóm chúng tôi sẽ tìm hiểu về những ảnh hưởng của nước ngoài về vấn đề An toàn thực phẩm ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxde_an_cnvmt_6934.docx