Đề tài Anh chị nghĩ gì về những khu rừng đang ngày càng bị tàn phá?

Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản cần thiết cho cuộc sống. Nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (nên được gọi là tứ thiết) là nguyên liệu xây dựng đình chùa, lăng tẩm, có độ bền hàng ngàn năm đến lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và các loại gỗ thông thường để làm nhà cửa. từ cây gỗ chống lò trong hầm mỏ đến cành củi, mẩu than tất cả đều từ rừng mà ra.

doc105 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 9018 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Anh chị nghĩ gì về những khu rừng đang ngày càng bị tàn phá?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Là những hành vi gian lận trong thi cử như: thí sinh mang những tài liệu hoặc những thiết bị không được cho phép vào phòng thi - “ Bệnh thành tích trong giáo dục”: là những danh hiệu thi đua của Thầy và trò, giữa các lớp, các trường và các phòng ban với nhau gây nên hiện tượng điểm ảo, thành tích ảo, không phản ánh đúng khả năng và trình độ. b. Phân tích, chứng minh * Nguyên nhân của bệnh thành tích: + học sinh học kém nhưng vẫn mong có tiếng là" học giỏi" + thầy cô muốn có tiếng tăm là "thầy giỏi" => căn bệnh " thành tích" xuất hiên nhằm đáp ưng nhu cầu đó * Hậu quả: là hiện tượng xấu để lại hậu quả nghiên trọng cho ngành Giáo dục - Đối với học sinh: học sinh ỷ laịi, không phát huy được năng lực học tập, không có đọng lực học, không tiếp thu đựoc tri thức, ảnh hưởng đến chất lượng - Đối với giáo viên: mất đi lương tâm, nghề nghiệp, không có động lực để dạy, không có sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học. - Đối với giáo dục: giáo dục trì trệ, chậm phát triển * Tác dụng của việc chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục: là việc làm mang lại lợi ích cho ngành giáo dục - Đối với học sinh: phát huy năng lục học tập, bỏ đi tính ỷ lại, những văn bằng đánh giá đúng năng lực của học sinh, học sinh không còn tình trạng “chọi nhau” trong các kì thi tập trung - Đối với giáo viên: sẽ không còn những việc làm không đúng với lương tâm, cố gắng tìm tòi phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện kiểm tra, đánh giá đúng năng lực của học sinh. c. Bình luận: Phê phán những hành vi tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. 3. Kết bài: - Nêu cảm nghĩ của mình về bệnh "thành tích" trong thi cử... - Rút ra bài học cho bản thân và kêu gọi mọi người nói không với bệnh "thành tích" Tương lai do mình quyết dịnh, hãy sống ntn để không hổ thẹn với mình với bố mẹ... Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM, xứng đáng với lơì Bác" Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc VN có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quôc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn công học tập của các cháu" hãy quyết tâm đẩy lùi căn bệnh "thành tích"... Bài văn mẫu Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục. Cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục hướng tới hoạt động dạy và học thuộc các cấp trong nhà trường. ĐỐi với hoạt động dạy học của giáo viên, cuộc vận động này định hướng mục đích giảng dạy. Dạy để học sinh hiểu biết tri thức thực sự toàn diện không chạy đua theo thành tích nhất thời đảm bảo chất lượng dạy, đảm bảo công bằng minh bạch trong đánh giá thi cử chọn đúng những học sinh có năng lực, có kiến thức vững vàng không để tình trạng nâng điểm tuỳ tiện, đánh giá sai thực chất học sinh. Đối với hoạt động học tập của học sinh. cuộc vận động này củng cố điều chỉnh lại mục đích học, cách học đã và đang có. Thực tế, đã có hiện tượng học lệch, học tủ, học để đối phó với kỳ thi, coi cóp trong kiểm tra, thi cử,…. Tóm lại đây là cuộc vận động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học để hoạt động dạy và học trong nhà trường có chất lượng cao, trang thiết bị cho học sinh tri thức, hiểu biết thực sự. Đây cũng là cuộc vận động nhằm đảm bảo cho giáo dục nước nhà lành mạnh, tiến bộ, khắc phục tình trạng lạc hậu, để hội nhập với giáo dục các nước trong khu vực và thế giới. Bởi vì giáo dục là chiến lược đào tạo con người là gốc rễ của sự phát triển bền vững của xhThật vậy, học sinh đến trường học qua loa đối phó, nưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao- đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích. Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trwocs lối hcọ của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao à. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi,... Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên A, B,.. nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm! Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó... Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng. Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “ giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tyài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình. Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt o%, tức là không một học sinh nào đậu. Không biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây ra trong nhà trường. Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú... Không thể để khối u nhột- bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi hcọ sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang páht động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường...Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”. Quyết tâm bài trừ bệnh thành tích trong nhà trường. Đề 1 :Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Anh( chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó? DÀN Ý: 1. Mở bài: - Giới thiệu tinh thần tương thân, tương ái, truyền thống quý báu của dân tộc ta - Dẫn ca dao, tục ngữ về tinh thần đó - Những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng ấymỗi người chúng ta dành nhiều cho người già, người nghèo neo đơn, đặc biệt là trẻ em lang thang, cơ nhỡ. - Dẫn yêu cầu đề vào 2. Thân bài: a. Giải thích, phân tích: - Nguyên nhân trẻ em lang thang, cơ nhỡ: + Do cha mẹ bỏ rơi, mồ côi, nghè… + Không họ hàng thân thích, phải tự kiếm sống - Hậu quả: + Không được dạy dỗ, học hành, kém hiểu biết nên: cướp giật, hút chích, nghiện ngập… + Một số sống bằng các nghề: bán báo, đánh giày, rửa chén, ăn xin… b. Chứng minh, bình luận - Thu nhận trẻ em lang thang, cơ nhỡ vào mái ấm tình thương để nuôi dạy và giúp đỡ các em nên người là một việc làm cao đẹp của những tấm lòng vàng , đầy vị tha, kiên nhẫn, giàu đức hy sinh ( họ giúp các em học nghề, học chữ và nhân phẩm cần thiết của mỗi con người) Học sinh lấy dẫn chứng minh hoạ - Mỗi trẻ em lang thang, cơ nhữ đều có một hoàn cảnh éo le khác nhau nhưng ở chúng đều giống nhau ở nỗi bất hạnh và tâm trạng mặc cảm, nên việc nuôi dạy là cuộc tái sinh nhọc nhằn và kì diệu, sau này chúng sẽ là người công dân tốt. - học sinh lấy dẫn chứng chứng minh hoạ - Phê phán những hành vi ngược đãi trẻ em, thái độ thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm (dẫnchứng) - Bản thân học sinh: “Ta phải làm gì để giúp đỡ trẻ em lang thang, cơ nhỡ”? ( Quyên góp sách vỡ, quần áo, quà bánh, tiền… cho trẻ em tàn tật, lang thang, kêu gọi những nghĩa cử cao đẹp, nàh hảo tâm hãy đóng góp hơn nữa về vật chất lẫn tinh thần để giúp đỡ các em) 3. Kết bài: - Nhấn mạnh việc làm tốt, tuyên dương, học hỏi - Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân. ( Cố gắn học tập để giúp ích cho đời, cùng chung sức chung lòng với xã hội để xoá bỏ những cảnh đau lòng trên). BÀI LÀM MẪU 1/Mở bài "Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan" Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta rất yêu thương và quan tâm đến thanh thiếu niên đặc biệt là các em nhi đồng. Các em luôn được tạo mọi điều kiện để vui chơi và học tập, vô tư hồn nhiên như chính tuổi thơ của mình vậy. Ngày nay, trường lớp được đầu tư xây dựng khang trang nhiều hơn, trẻ em được đến trường học tập vui chơi cùng bạn bè, thầy cô. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta không khỏi xót xa thương cảm khi bắt gặp những em bé phải lao động để lo chén cơm, manh áo từng ngày cùng với những sấp vé số trên tay hay những tờ báo đi khắp phố phường bán rong, và thấp thoáng ở đâu đó những hình ảnh nhỏ nhắn của các em trong những bãi rác để tìm phế liệu bán kiếm tiền. Chúng ta sẽ suy nghĩ gì khi chính chúng ta chứng kiến những cảnh tượng cảm động ấy? 2/Thân bài Vâng hình ảnh trẻ em lang thang, cơ nhở, mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, kiếm sống ở các thành phố, thị trấn đã và đang được các cơ quan ban ngành chú trọng và quan tâm nhiều hơn với những trung tâm bão trợ trẻ em, hay làng SOS.... đã được đầu tư xây dựng với quy mô ngầy càng mở rộng. Chính những nơi đây đã trở thành mái ấm tình thương là "một đại gia đình" cho các em có thể vui chơi, học tập, rèn luyện để trở thành những công dân tốt, sống lành mạnh và không là gánh nặng cho xã hội. "Trong đêm một bàn chân đứa bé xiếu lang thang trên đường, ánh mắt buồn nghẹn ngào của em, em rất buồn vì không biết đi, đi về đâu. Cuộc sống mưu sinh chỉ làm em qua cơn đói từng ngày, vì em không cha vì em đã mất mẹ đau thương vẫn là đau thương". Xa xa đâu đó vẫn còn văng vẵng lời bài hát "đứa bé" của nhạc sĩ Minh Khang làm cho chúng ta không khỏi xúc động, lòng người không khỏi da diết với nỗi lòng đau nhói, quặng thắt từng cơn khi những hình ảnh đứa bé lang thang trong đêm tối để rồi không định hướng được tương lai cũng như không biết đi về đâu tron đêm tối lạnh giá. Gia đình ư? Người thân ư? không. Em không có gia đình và chẳng có người thân, ba mẹ đã bỏ em ra đi mà không trở về nữa. Biết trách ai đây! có lẽ các em đã cố nén đi nỗi bất hạnh để đau thương đêm ngày thành thương đau. Thử hỏi cộc đời này còn có trái tim nào sắt đá hơn nữa, khi nghe giọng nói cảm động nhưng trong sáng và ấm áp của các em cất lên:"Bác ơi! mua giúp con vài tấm vé số đi chú" hay "chú ơi! đánh giầy phụ con đi chú"... Thật khó có lời nào lẽ nào để diễn tả hết những cảm xúc rung động trong trái tim mọi người dù "em có một ước mơ một vì sao sáng dẫn lối em trong cuộc đời, đã lâu rồi em đã không có tình thương". Những mái ấm tình thương luôn mở rộng cánh cửa đón chào các em và ngày càng có nhiều cá nhân, gia đình, các mạnh thường quân tổ chức nhận nuôi dạy các em, kể từ đây khôn còn phải lo miếng cơm manh áo nữa. Những ước mơ những ước mơ được vui chơi, được học tập của em không còn là mơ ước. Các em sẽ được đến trường, vui chơi, nô đùa cùng chúng bạn hoà nhập với thế giới hồn nhiên của trẻ thơ. Các em sẽ không còn 'co ro trong manh chiếu rách", sẽ không ngủ đầu đường xoá chợ, lang thang khắp phố phường nữa mà thay vào đó là một tương lai tươi sáng đang đón chào các em, các em không phải mặc cảm, tự ti và cũng chẳng còn những tháng ngày mưa nắng cùng với mãnh bánh mì trên tay lót dạ để quên đi cơn đói từng ngày hành hạ thân xác nhỏ nhắn, ốm yếu của em. Thật vậy, lòng nhân ái của con người không có gì có thể sánh được, mọi người hãy mở rộng trái tim giúp đỡ và yêu thương các em, để các em có đủ tự tin và nghị lực vượt qua những khó khăn để trở thành mầm non, một nền tảng tương lai của đất nước. Dân tộc Việt Nam chúng ta chú trọng nhất truyền thống nhân đạo nên vậy giờ đây chúng ta hãy mở rộng vòng tay nhân ái bằng cách giúp đỡ các em nhiều và nhiều hơn nữa để ngày mai tương lai các em được tươi đẹp hơn. Niềm vui của mọi người sẽ được nhân lên. Có khi nào bạn nghĩ phía sau của những căn nhà sang trọng, có những đứa trẻ được nương chiều sống buông thả, tron khi sau đó có biết bao các em bé khác khát khao khát một phần hạnh phúc nhỏ là có nơi che mưa, che nắng, bố mẹ nâng niu nương chiều hay được nhẹ nhàng đặt lên má những nụ hôn trước những buổi đến lớp. Vậy chúng ta còn chờ gì nữa? mà "hãy lau khô cuộc đời em bằng tình thương, lòng nhân ái của con người mà hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam". 3/ Kết bài Một xã hội văn minh tươi đẹp khi xung quanh bạn không còn phải thấy những đứa bé lang thang, vất vả kiếm sống và chúng ta phải biết sẽ chia tình cảm thân thương chan hoà với mọi người bằng tất cả những gì mà bạn đang có. Đề 2: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông DÀN Ý: 1. Mở bài: Nêu sự cấp bách và tầm quan trọng hàng đầu của việc giải quyết vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay 2. Thân bài: - Giải thích: Tai nạ giao thông là tai nạ do các phương tiện tham gia giao thông gây nên: đường bộ, đường thuỷ, đường sắt… trong đó phần lớn là các vụ đường bộ. - Nguyên nhân gây nê tai nạn giao thông: + Khách quan: cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém, phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh, do thiên tai… + Chủ quan: . Ý thức tham gia giao thông của một số bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là giới trẻ, trong đó không ít đối tượng là học sinh . Xử lí chưa nghiêm, chưa thoả đáng. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong xử lí - Hậu quả: gây tử vong, tàn phế, chấn thương sọ não… Theo số liệu thống kê của Vvho: trung bình mỗi năm trên thế giới có trên mười triệu người chết vì ati ạn giao thông. Năm 2006, Việt Nam là: 12,300 người. Năm 2007, Who đặt Việt Nam vào quốc gia có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp tử vong mỗi ngày. Tai nạ giao thông là quốc nạn, tác động xấu đến các mặt của đời sống: + Gây ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lí: gai đình có người thân chết hoặc do di chứng nặng nề vì tai nạn giao thông ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, tình cảm + Gây tâm lí hoang man, bất an cho người tham gia giao thông + Gây rối loạn an ninh, trật tự: kẹt xe, ùn tắc giao thông, kẻ xấu lợi dụng móc túi, cướp giật… + Gây thiệt hại về kinh tế: chi phí khắc phục, điều tra, chi phí mai táng, chi phí y tế… + Làm tiêu tốn thời gian lao động, nguồn nhân lực… - Giải pháp: Vậy thanh niên, học sinh cần làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông? + Tự giác nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông + Tuyên truyền cho mọi người biết về hậu quả và tác hại nghiêm trọng của TNGT + Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông. Cùng giương cao khẩu hiệu “Nói không với phóng nhanh, vượt ẩu”, “An toàn là bạn, tai nạn là thù”… + Thành lập các đội thanh niên xuống đường làm nhiệm vụ + Phát hiện và báo cáo kịp thời với các cơ quan đoàn thể nơi gần nhất những trường hợp vi phạm ATGT + Về phía trường học, cần phát động và giáo dục kịp thời những trường hợp học sinh vi phạm. + Về phía chính quyền, cần xử lí thật nghiêm minh hơn nữa những trường hợp vi phạm. Bài mẫu Tai nạn giao thông đang là vấn đề bức xúc và được mọi người quan tâm, là một vấn nạn báo động của nước ta hiện nay. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là sự hiểu biết và ý thức của những người tham gia giao thông còn hạn chế. Trong đó, thanh thiếu niên là đối tượng tham gia giao thông đông hiện nay nhưng đa số lại chưa qua các lớp học và chưa có đầy đủ kiến thức về an toàn giao thông, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc điều khiển các phương tiện trong lúc tham gia giao thông.Vậy chúng ta đã suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông ? TNGT ko bỏ qua bất kì một ai,từ người già tới trẻ nhỏ,từ nam đến nữ.Và chỉ những người tuân thủ đúng những quy định về ATGT mới có thể thoát khỏi vòng lưới nguy hiểm này. Không nói gì xa, cta có thể bắt gặp ở bất kì đâu hình ảnh của những cô cậu học sinh vô tư điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi cho phép mặc cho hậu quả của hành động đó vô cùng nghiêm trọng Ta cũng có thể thấy từ khi có những quy định đôi mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, mọi người đều tham gia một cách nghiêm túc bởi họ biết được ý nghĩa của việc đó đối với bản thân mình và xã hội. Nhưng bên cạnh đó có những người,chấp hành miễn cưỡng và chỉ sử dụng chúng nhằm đối phó với cơ quan công an,hoặc là sự trách nhiệm với việc quên mang mũ bảo hiểm.Hay những người fản đối kịch liệt và không một lần đội bởi “nó chẳng sành điệu chút nào”. Đã ko tuân thủ quy định, họ còn chê cười những người đội mũ là ko sành điệu.Nhưng đó chỉ là cái nhìn hạn hẹp mà thôi. Họ đâu có biết rằng nếu như có tai nạn xảy ra thì sẽ ra sao?Liệu lúc đó đẹp hay xấu, sành điệu hay không sành điệu có còn quan trọng nữa ko?Và lúc đó,ai mới chính là người cười, ai là kẻ khóc. Và học sinh cũng không nằm ngoài vòng lứoi này.Thực sự là khó khăn khi fải qua con đường có trường học vào đúng giờ tan trường.Tiếng trống trường điểm,học sinh tràn ra đường như vỡ bờ.Chen lấn, xô đẩy, tiếng cười nói, đùa vui của học sinh, đúng là một cảnh tượng hỗn loạn.Nhưng đằng sau những tiếng cười là nước mắt của bao nhiêu người cha, người mẹ.Họ đâu biết đc rằng sự vô tâm của họ lại fải trả một cái giá quá đắt vậy chứ. Nhóm 3 nhóm 5 tụm lại nói chuyện ngay giữa đường, hay chạy qua đường như ko có người vậy.Bỗng nhiên sự im lặng bao trùm lên ,ko còn hỗn loạn, ko còn cười nói mà là những cái nhìn đổ dồn về nơi đang xảy ra sự bất thường đó.Một tai nạn đã xảy ra, mọi người khác chỉ biết nhìn rùi chia buồn cho số phận hẩm hiu của người học sinh kia nhưng rồi đâu lại vào đó.Vẫn như chưa có chuyện gì xảy ra, vẫn vui cười nói chuyện.Họ đâu biết rằng bây giờ thì không fải là họ rơi vào hoàn cảnh đó những rồi sẽ có một ngày người đó là chính họ.Nhưng đâu fải mỗi họ đâu mà còn là những người đang đi qua con đưòng đó.Vì thế khi đi qua những nơi như vậy mọi người fải tập trung hết sức bởi biết đâu sẽ có một cô cậu học sinh nào nhảy ra trc xe mình.Những người đi đường có đáng fải nhận hậu quả mà không fải họ gây ra ko? Thể hiện khả năng của mình với mọi người xung quanh cũng là một việc rất có ích.Nhưng thể hiện bằng việc đua xe, lạng lách đánh võng, bốc đầu xe.............. với tốc độ cao ở những nơi đông người qua lại.Và hậu quả là..........! Có những ông bố bà mẹ làm việc quần quật chỉ mong cho con tất cả những gì tốt đẹp nhất nhưng rồi chỉ sau một đêm, tất cả đều trở về con số không tròn trĩnh bởi đứa con muốn thể hiện mình bằng những trò vô nghĩa kia. Không chỉ gây ra nỗi đau cho chính bố mẹ của mình, mà còn gây ra nỗi đau tột cùng cho những gđình đc xem là xấu số khác trong đêm đó.Chỉ vì muốn thể hiện mình mà làm vậy có thực sự đáng ko? Chúng ta là thế hệ trẻ của đất nước, là tương lai của đất nước ko thể fá đi chính tương lai của mình hay tương lai của đnc bởi những hành động vô ý thức,những thú vui tiêu khiẻn và vô bổ và tiêu khiển đó.VÀ thử nghĩ xem, đâu có khó khăn gì khi đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nó còn giúp chúng ta giảm thiẻu các chấn thương nghiêm trọng ở não khi xảy ra tai nạn.Không vi phạm các quy định khi tham gia giao thông như vựot đèn đỏ, lái xe quá tốc độ, ko đi ngược chiều,ko đua xe,lạng lách đánh võng,.................Một điều quan trọng là hãy nắm rõ luật ATGT khi tham gia giao thông.Nếu thực sự cần thì hãy chuẩn bị cho mình một cuốn và luôn mang theo nó và đồng thời tuyen truyền cho mọi người xung quanh,tổ chúc các hoạt động ngoại khoá tìm hiểu về ATGT.Thường xuyên nắhc ở mọi người xung quanh khi tham gia giao thông.Tuy đó chỉ là một đóng góp bé nhỏ nhưng sẽ mang lại lợi ích trong việc giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông ,bảo vệ mọi người và chúng ta.Rồi sẽ ko còn một ai fải đau lòng trc những tác hại cho vi phạm các quy định ATGT nữa, và cùng nhau xây dựng đất nước lớn mạnh và giàu đẹp. ĐỀ 4: Suy nghĩ về vai trò của rừng và việc bảo vệ rừng DÀN Ý 1. Mở bài: Những lợi ích lớn lao của rừng đối với sự sống của con người 2. Thân bài: Vai trò của rừng - Tạo ôxy cho sự sống con người. - Điều hòa nhiệt độ, cân bằng thời tiết. - Giữ mạch nước ngầm. - Giữ độ màu mỡ cho đất, chống xói mòn. - Môi trường sống cho nhiều động, thực vật quý hiếm. - Che chắn giông bão, hạn chế lũ lụt. - Cung cấp nhiều tài nguyên quý giá: thực phẩm, cây thuốc quý, gỗ, quặng mỏ… - Căn cứ địa cách mạng thời chống giặc ngoại xâm. - Cảnh quan hùng vĩ, nguồn đề tài sang tác cho văn học nghệ thuật. => Lợi ích của rừng vô cùng to lớn nên bảo vệ rừng là bảo vệ sự sống của con người. Một số biện pháp bảo vệ rừng - Đối với Nhà nước: + Phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các ban ngành và nhân dân. + Tuyên truyền, vận động cấp kinh phí đứng mức cho kế hoạch trồng rừng. + Xử lí thật nặng những kẻ phá hoại rừng. + Không được khai thác rừng bừa bãi, không có kế hoạch. + Tăng cường lực lượng kiểm lâm, quân đội để bảo vệ rừng. + Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng đúng mức cho những người có công bảo vệ rừng. - Đối với bản thân: + Mạnh dạn tố cáo những kẻ phá hoại rừng. + Tích cực trồng rừng và kêu gọi mọi người cùng trồng rừng. VĂN MẪU Từ xưa, rừng đã được coi là tài sản qu‎í báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Ông cha ta đã nhận xét giá trị to lớn của rừng qua câu: Rừng vàng, biển bạc. Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản cần thiết cho cuộc sống. Nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (nên được gọi là tứ thiết) là nguyên liệu xây dựng đình chùa, lăng tẩm, có độ bền hàng ngàn năm đến lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và các loại gỗ thông thường để làm nhà cửa. từ cây gỗ chống lò trong hầm mỏ đến cành củi, mẩu than … tất cả đều từ rừng mà ra. Ngày nay, với khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế ra nhiều nguyên liệu tổng hợp từ các sảnh phẩm hóa học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ trong đời sống. Tre, nứa, trúc, mai, vầu, … cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy và hàng ngàn vật dụng quen thuộc khác. Rừng còn cung cấp cho ta những sản vật quí hiếm. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khỏe và sự sống cho con người. Không sao kể hết những nguồn lợi mà rừng đem lại. Rừng còn giữ vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú quí giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học. Rừng ngập mặn là bức tường thành ngăn chặn bão gió, sóng thần, lũ lụt, … Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử. Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, rừng trở thành căn cứ cách mạng: “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Trong thời bình, rừng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng, là điểm tham quan du lịch của mọi người. Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nên con người ra sức khai thác nguồn lợi quí giá từ rừng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quí khắp nơi. Muốn lấy một cây gỗ quí, chúng chẳng ngại phá hại hàng trăm cây cối to nhỏ xung quanh. Vì tiền, chúng bẫy hổ, săn gấu, bò tót, hươu, nai, lợn rừng, … ngay cả trong mùa sinh sản. Việc đốt rừng làm rẫy đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại nhất là việc làm đó đã phá hủy vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm họa sạt núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn được sẽ gây ra hậu quả ghê gớm. Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết, nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người cần phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây, gây rừng. Khai thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, cát, nước lũ, … và lấy đâu ra rừng vàng biển bạc cho con cháu mai sau? Để bảo vệ rừng, Nhà nước ta đã có pháp lệnh cụ thể về khai thác rừng. Với sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới, phong trào thực hiện vườn rừng, phuãnh đất trống đồi trọc … đang được tiến hành rộng khắp. Chúng ta hi vọng rằng rừng Việt Nam sẽ được bảo tồn và ngày càng phát triển. Đề5 : Hiện tượng ô nhiễm môi trường + Khái niệm môi trường. + Vai trò của môi trường đối với đời sống con người. + Thực trạng: - Thế giới - Việt Nam + Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: . Chặt phá rừng bừa bãi . Vứt xác súc vật xuống sông . Nước thải công nghiệp đổ trực tiếp vào sông, hồ . Săn, bắt động vật hoang dã . LẠm dụng thuốc bảo vệ thực vật + Hậu quả: - Cản trở sự phát triển kinh tế - Gây ra những căn bệnh hiểm nghèo, đe doạ nghiêm trọng đời sống con người. + Giải pháp: .Tái chế rác thành phân vi sinh . Hạn chế sử dụng túi nilon để bao gói thực phẩm . Bỏ rác đúng nơi quy định . Trồng cây, gây rừng .Dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm Môi trường rất cần thiết đối với cuộc sống của con người. Môi trường cung cấp cho con người những điều kiện thiết yếu để sống. Môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và cuộc sống của con người. Để đảm bảo sự phát triển bền vững, con người cần phải sống thân thiện với môi trường, giữ gìn, bảo vệ môi trường trong sạch Mỗi người đều phải có trách nhiệm giữ gìnvà bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể của mình Đề 7 : Suy nghĩ về hiện tượng nghiện Karaoke và Internet trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. DÀN Ý 1 + Giải thích: - Nghiện - Karaoke - Internet + Vai trò, ý nghĩa của Karaoke và Internet đối với đời sống của con người, nhất là của giới trẻ. - Bối cảnh xã hội: kỉ nguyên của công nghệ. - Vai trò của Karaoke: giải toả căng thẳng, lien kết bạn bè. - Ý nghĩa của Internet: pho tri thức đồ sộ, bách khoa toàn thư về mọi lĩnh vực; công cụ và phương pháp học tập hữu hiệu; cung cấp những tiện ích giảm thiêủ thời gian cho con người (mua sắm, kết nối); giải trí… + Thực trạng nghiện Karaoke và Internet ở một bộ phận giới trẻ. + Tác hại của việc nghiện Karaoke và Internet: “Đánh cắp” thời gian của chính mình. - Ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển nhân cách và tâm hồn. + Phương hướng khắc phục. + Liên hệ bản thân. DÀN Ý 2: MỞ BÀI: Trong suốt dòng lịch sử con người, đã có những người phải vất vả chống lại tính nghiện ngập, nào là nghiện rượu, nghiện ma túy, cũng như những thói quen không thể bỏ được, chẳng hạn như bài bạc. Giờ đây, các nhà tâm lý học ở nhiều quốc gia lại lưu ý đến tình trạng khẩn cấp phải đối phó của một chứng tật ham mê mới, đó là nghiện Internet. THÂN BÀI: Y1. THỰC TRẠNG VỀ CĂN BÊNH NGHIỆN INTERNET TRONG GIỚI TRẺ Với nhiều người, Internet là một thứ không thể thiếu; một thói quen không kiểm soát nổi. Riêng tại Mỹ đã có khoảng 15-20 triệu người mắc "bệnh” này. Theo giáo sư Jerald Block của ĐH Khoa học và y tế Oregon, bốn triệu chứng nghiện Internet chính là: quên thời gian, sao lãng ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng; cần trang bị máy tính mạnh hơn, nhiều phần mềm mới; biểu hiện trầm cảm, hay cáu giận và tách biệt với xã hội. Nghiện Internet – một hành vi gây căng thẳng cho cuộc sống của chính nạn nhân và cho cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – là một căn bệnh tâm lý đang lan tràn trên toàn thế giới. Hiện nay, có khoảng 5-10% người Mỹ (tức khoảng 15-20 triệu người) có thể đã bị nghiện Internet, Kimberly Young, giám đốc Trung tâm Cai nghiện Internet của Mỹ, nói. Số người nghiện net có thể lên từ 18-30% ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. Coleen Moore, điều phối viên tại Viện Phục hồi Nghiện Illinois, cho biết bà có những khách hàng từ độ tuổi học sinh cho đến độ tuổi trưởng thành, trong đó có những người dành đến 14-18 giờ mỗi ngày trên mạng. Chơi game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet và đang lan tràn nhanh chóng trong giới trẻ. Brian Robbins, một thành viên của Hiệp hội các nhà phát triển Game quốc tế, cho biết số người nghiện chơi video game trực tuyến ngày càng tăng. “Có đến 90-95% các trò chơi trên web đều miễn phí”, Robbins nói. Ý 2: HẬU QUÁ CỦA NGHIỆN INTERNET Internet mang theo cùng nó những lợi ích nhưng cả các tác hại. Trong đó có tình trạng vì quá mê mệt Internet mà các con nghiện xao lãng chuyện học hành, thậm chí bỏ học. Họ giảm tiếp xúc với gia đình, bè bạn, sống cô lập trước màn hình máy tính, lặn vào những "chatroom" hay chơi những trò chơi bạo lực. Nói về các con nghiện này, giám đốc bệnh viện Tao Ran, chuyên gia điều trị các loại nghiện thâm niên 20 năm, cho rằng các thiếu niên mắc bệnh này thường là những em có vấn đề về thái độ hành xử, mặc cảm. Họ lên Internet để củng cố sự tự tin. Chính ở trên thế giới mạng, họ có cảm giác chín chắn, thành công. Các con nghiện Internet thường đau khổ vì trầm uất, sợ sệt và không sẵn lòng giao tiếp với người khác. Nhiều em mắc bệnh rối loạn giấc ngủ, tê cóng hai tay. Tuy nhiên, Internet chỉ là chất xúc tác chứ không phải là nguyên nhân gây nghiện. Hầu hết những em gặp trục trặc trong cách hành xử hay thiếu tự tin chỉ bị cơn nghiện Internet làm trầm trọng thêm, mà trong quá khứ, không có Internet, chúng có thể tìm tới tội ác, ma túy, có khi tự tử để đối phó với những vấn đề của mình. 3. GIẢI PHÁP Để xử lý vấn đề này, chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng một mạng lưới 140 trung tâm tư vấn về nghiện Internet, cùng với các chương trình điều trị ở gần 100 bệnh viện và gần đây nhất là trại "Giải thoát khỏi Internet" - mới được mở hồi hè năm nay. Các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra một danh sách để chẩn đoán chứng nghiện Internet và kết luận độ nghiêm trọng của nó, gọi là K-Scale (K là viết tắt của Korea). Rồi tháng 9 vừa rồi, Hàn Quốc cũng tổ chức hội thảo quốc tế đầu tiên về chứng nghiện Internet. "Trại giải thoát" ở Hàn Quốc nằm tại một vùng rừng ở phía Nam Seoul, là nơi để điều trị những ca nghiêm trọng nhất. Năm nay, trại đã tổ chức hai kỳ điều trị đầu tiên, mỗi kỳ kéo dài 12 ngày, mỗi lần có 16-18 học viên nam (các nhà nghiên cứu Hàn Quốc nói rằng đa số những user nghiện net là nam giới). "Trại" này được chính phủ tài trợ hoàn toàn, tức là ai cũng được điều trị miễn phí. Bây giờ vẫn còn quá sớm để nói rằng "trại" có thể "cai nghiện" được cho những người tham gia không, nhưng họ liên tục nhận được đơn đăng ký. Để đáp ứng nhu cầu, các nhà tổ chức nói rằng năm sau họ sẽ tăng gấp đôi số khoá điều trị. Còn, giải pháp cho bệnh nghiện internet ở Vn, theo bạn? KẾT BÀI: Cũng giống như nghiện rượu hay ma tuý vậy, nghiện Internet mang lại những hậu quả nhất định về tâm lí, thể xác và các mối quan hệ xung quanh. Đừng để thành quả được coi là có ý nghĩa nhất đối với xã hội loài người lại huỷ hoại chính bạn - công dân của thời đại @. Đề 8 : AIDS và thanh niên. + AIDS là gì? + Thực trạng căn bệnh: - Thế giới - Việt Nam - Nguyên nhân + Giải pháp. + Liên hệ: làm gì để tuyên truyền, góp sức ngăn chặn đại dịch này? MA TUÝ I - Đặt vấn đề : - Ngày nay , xã hội ngày càng tốt đẹp , cuộc sống con người ngày càng phát triển hơn , nhưng điều đó ko đồng nghĩa với việc tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng . II - Giải quyết vấn đề : 1, Giải thích : Ma túy là gì ? - Ma túy là loại chất gây nghiện được xếp vào loại độc dược , gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh con người . - Ma túy được chia làm nhiều loại : bạch phiến , hồng phiến , hê-rô-in . 2 , Tại sao ma túy có tác hại khôn lường ? - LL1 : Hậu quả ma túy gây ra + Tiều tụy + ko có sức khỏe sống , ko có sức lao động + Sợ nước , ánh sáng + Cái giá phải trả cho phút thăng hoa vs " nàng tiên nâu " + Gây sốc thuốc - LL2 : Con đường dẫn tới AIDS + Tiêm chích + Dùng chung bơm tim tiêm - LL3 : Tác hại : + Hủy hoại công danh sự nghiệp con người + Làm việc kém + Ko tập trung vào công việc - LL4 : Ma túy làm : + Tan cửa nát nhà + Vợ con sống trong sự khổ sở + Gia đình , kinh tế sụp đổ + Có nhu cầu về ma túy + Ko quan tâm đến hp gia đình => Gây hại cho gia đình - LL5 : Ma túy có ma lực ghê gớm : + Ma túy là con sâu đục khoét xã hội + Xã hội ko fát triển đất nước có nhiều người nghiện - LL6 : Cho đến nay ng` ta thống kê có 80% ng` do nhiễm HIV do ma túy * Sơ kết : Ma túy là hiểm họa về xã hội và gia đình 3 , Chúng ta phải làm gì ? - Tự bảo vệ mình , tránh xa ma túy và tệ nạn xã hội - Tuyên truyền mọi ng` và xã hội tác hại của ma túy - Giúp đỡ ng` nghiện , ko xua đuổi họ - Chung tay đẩy lùi ma túy III- Kết thúc vấn đề : - Ma túy nguy hiểm nên tránh xa nó - Nói không vs ma túy Ðề: Nghị Luận Nói "không" với tệ nạn xã hội [ma túy ...] 1 . MB : Ngày nay , xã hội ngày càng tốt đẹp , cuộc sống con người ngày càng phát triển hơn , nhưng điều đó ko đồngnghĩa với việc tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng . 2 . TB khái quát về mà túy Ma túy là tên gọi chung chỉ những chất gây nghiện, chất hướng thần có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Những chất này khi đưa vào cơ thể sông sẽ làm thay đổi trạng thái nhận thức và sinh lý, có thể dẫn đến nghiện. Dựa theo nguồn gốc sản sinh thì các chất ma túy gồm có: Ma túy tự nhiên Ví dụ thuốc phiện, cần sa... * Nguồn gốc: o Từ nhựa cây thuốc phiện, có trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam o Từ lá, hoa, quả cây cần sa (còn gọi là bồ đà, cây gai dầu) được ở trồng một số tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia và ở Tây Nguyên o Từ lá cây coca, chế ra chất cathinon, có nhiều ở Nam Mỹ [sửa] Ma túy bán tổng hợpVí dụ như heroineMa túy tổng hợp Ví dụ như ectasy * Nguồn gốc: o Các loại ma tuý tổng hợp từ hóa chất độc hại thuốc nhóm amphetamin, methamphetamin...Các chất ma tuý hướng thần độc hai hơn thuốc phiện 500 lần. Dựa theo tác động lâm sàng tới tâm sinh lý người sử dụng, ma túy gồm có 3 nhóm: * Các chất an thần * Các chất kích thích * Các chất gây ảo giác Đặc điểm Nguồn gốc và sự phát triển Ma túy, mà đại diện điển hình là thuốc phiện, đã xuất hiện từ rất lâu trước đây. Hơn 8000 năm trước đây, thuốc phiện đã được người Somai ở tây Á sử dụng, người ta đã biết được những khoái cảm và sự thoải mái hết sức mà thuốc phiện mang lại khi dùng.[cần dẫn chứng] Thế kỷ thứ 1, Rioskelires đã miêu tả khá kỹ về thuốc phiện trong cuốn sách "Dược điển luận" của mình. Tuy nhiên ở thời kỳ này, người ta mới chỉ chú trọng đến những khoái cảm, những tác dụng trong chữa bệnh mà thuốc phiện mang lại chứ chưa chú ý tới mặt trái của nó, đó là tác dụng gây nghiện khó cai Tác hại của ma túy Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột. Chẳng hạn một thanh niên đang cai nghiện đột ngột ngưng thở tử vong không rõ nguyên nhân, khi giải phẫu tử thi thì phát hiện nạn nhân bao heroin bởi một màng mỏng rồi cấy dưới da để thuốc phóng thích từ từ, nhưng bao thuốc đột nhiên vỡ và phóng thích quá nhiều gây ngộ độc. Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản... Theo thông tin trên tạp chí Medical Progress tháng 1 năm 1999, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả Mỹ đã cho thấy có mối liên quan giữa hút ma túy (nhất là cocaine) và ung thư phổi. Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp. Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến như: co giật, xuất huyết dưới nhện, đột quị... Đối với hệ sinh dục: Không như người ta thường lầm tưởng, dùng ma túy sẽ làm tăng khả năng tình dục. Ở người nghiện ma túy, khả năng tình dục suy giảm một cách rõ rệt, và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian khá lâu. Ở những nam giới dùng ma túy trong thời gian dài sẽ bị chứng vú to (gynecomastia) và bất lực. Còn ở phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất thường và vô sinh.[cần dẫn chứng] Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như: hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị... Những trình bày trên cho thấy các loại thuốc lắc thực chất cũng chính là một loại ma túy, gây những tác hại rất nghiêm trọng cho người sử dụng. …………………………………………………………………………………………………………… ĐỀ: SUY NGHĨ VỀ BỆNH VÔ CẢM TRONG XẪ HỘI HIỆN NAY Người Việt Nam có truyền thống vô cùng tốt đẹp là "thương người như thế thương thân", "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"... Thế nhưng có những cách sống ngày nay đang gặm nhấm những truyền thống tốt đẹp đó. Đi ra đường thấy lũ càn quấy không ai dám ngăn cản, thấy người khác bị đánh không ai dại gì bênh vực... Xã hội mà có nhiều người "không dại gì" như vậy nên người xấu càng được đà làm càn. Trong cơ quan nhiều người "không dại gì" đấu tranh nên những người nắm quyền muốn làm gì thì làm kể cả vi phạm pháp luật... Trong xã hội có nhiều người "không dại gì" nên sẽ tiếp tay cho việc gia tăng nhiều người xấu. Hiện nay đang phát triển một căn bệnh của thế giới hiện đại - đúng hơn là mặt trái thuộc thế giới hiện đại. Đó là căn bệnh không có trong danh mục của ngành y, nhưng "những điều trông thấy" luôn "làm đau đớn lòng". Đó chính là căn bệnh vô cảm mà nhiều người dân Việt - nhất là tầng lớp thanh niên- mắc phải. Bệnh này thể hiện ở chỗ không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày. Liệu rằng chúng ta đã hiểu rõ căn bệnh này chưa?nguyên nhân hình thành ntn ?tác hại ra sao?đó là 1 khó khăn .... vô tức là không, cảm tức là tình cảm cảm xúc của con người. Vô cảm tức là không có cảm xúc trước bất kì sự vật sự việc gì.chẳng hạn như : - Không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, mặc dầu mình có điều kiện có thể giúp đỡ được. Rất nhiều người, nhất là thanh niên nam nữ, khi thấy những người hành khất thì xua đuổi, dè bỉu. Đi đường gặp người bị tai nạn vẫn bỏ đi không sẵn sàng cứu giúp. Thậm chí có kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của người bị nạn. - Thấy người tàn tật không giúp đỡ, trên xe buýt, ở nơi công cộng, không nhường chỗ cho người tàn tật, có khi lại còn cười trước những khuyết tật của họ. - Những người có trách nhiệm giải quyết, nhưng không quan tâm giải quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết - Các cán bộ đã giàu sang nhưng vẫn tìm cách cướp đất của dân, đuổi dân đi chỗ khác để lấy những mảnh đất đẹp chia nhau như vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác. - Có những cán bộ giải quyết chính sách đã ăn chặn của những thương binh, những gia đình chính sách, của những người tàn tật , những gia đình hộ nghèo như báo chí đã từng nêu lên. Trường hợp một bà mẹ già ở Hà Tĩnh có con nuôi là liệt sĩ mà lãnh đạo xã tìm cách cắt tiêu chuẩn không cho nhận, khiến các nhà báo phải vào cuộc mới giải quyết được. Rất nhiều tệ nạn và hiện tượng thể hiện căn bệnh vô cảm không kể hết. Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém, không giữ được truyền thống quý báu của dân tộc ta là "thương người như thể thương thân". Căn bệnh vô cảm đã có ở không ít nhân vật được giao trọng trách từ lâu, nó biểu hiện dưới nhiều dạng "lâm sàng" khác nhau nhưng tất cả đều rất dễ phát hiện, chỉ có điều không ai chịu chữa trị hay nói cách khác là đang trong tình trạng vô phương cứu chữa Đã có nhiều bệnh nhân quan chức vô cảm : Đó là các quan chức của UBND huyện Tây Trà - tỉnh Quảng Ngãi. Dân của huyện nhà bị đói, Chính phủ chi nguồn cứu trợ và địa phương đã chuyển trên 100 tấn gạo để cứu đói cho dân.Số gạo này chuyển đến huyện lỵ Tây Trà vào ngày 11/7 với chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi là phải chuyển tận tay người dân trong tháng 7. Thế nhưng, mãi đến cuối tháng 9, số gạo này vẫn còn nằm trong kho lương thực của huyện. Gạo mốc meo, người dân cũng vẫn phải chờ... Giải thích cho vụ việc không thể chấp nhận được này, Chủ tịch UBND huyện - ông Hồ Thanh Hùng - lại đưa ra lý lẽ, rằng do giá xăng dầu tăng, nên thiếu 5 triệu đồng kinh phí cho việc vận chuyển số gạo này đến các xã. Không thể tưởng tượng được, một ông chủ tịch huyện lại có thể ăn nói thể hiện sự vô cảm đến tận cùng như vậy. Trước nỗi đau của dân, trước sự mong đợi từng ngày được cứu đói của dân, ông là chủ tịch huyện mà lại thản nhiên như không, chất gạo trong kho chỉ vì thiếu mấy triệu đồng tiền vận chuyển.Dân đói, Chính phủ cấp tốc cứu đói, nhưng cái lo lắng của Chính phủ, sự sốt ruột của lãnh đạo cấp trên chuyển xuống tay ông trở thành nguội lạnh. Ông chủ tịch huyện sống trong no ấm nên quên gạo cứu đói trong kho đến nỗi bị mốc. Không biết ông có bao giờ nghĩ về những người dân đang đói thắt ruột ở các xã vùng sâu, những cụ già, những em bé, những người bệnh mong có được bát cháo cho đỡ xót lòng. Ông đã không nghĩ đến, ông đã thực sự vô cảm.Lời nói ra vừa giả dối vừa thể hiện sự vô trách nhiệm.Giả dối vì cả UBND huyện chẳng lẽ không xoay được vài triệu để mua xăng dầu, nhất là trong tình hình cứu đói khẩn cấp cho dân. Vô trách nhiệm là vì cả một UBND huyện mà không xử lý được mỗi chuyện cỏn con đó, thì còn làm được gì lớn hơn, có ý nghĩa và có ích lợi hơn. Qua vụ việc này cho thấy rằng, căn bệnh vô cãm đang rất đáng lo ngại. Ngăn chặn nó không phải bằng biện pháp hành chính mà bằng chính tấm lòng và dũng khí của mỗi con người, tấm lòng và dũng khí của các cơ quan chức năng. Con người vô cảm và cơ quan chức năng thờ ơ thì căn bệnh càng trầm trọng. Lúc đó thì chẳng còn gì để nói. Vô cảm là một chứng bệnh thường gặp ở một số người bị khủng hoảng tâm lí nặng nề, thường bị sốc nặng sau đó dần dần họ không có cảm giác yêu thương hay ghét bỏ nào nữa.......là trạng thái tâm lí có thể do vô tình hoặc hữu ý mà gây ra, vì lúc đó con người coi như không có nhận thức, suy nghĩ, và tình cảm...... Thời gian gần đây , Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố, bắt tạm giam vợ chồng chủ quán phở Chu Văn Đức và Trịnh Hạnh Phương để điều tra về hành vi hành hạ cháu Nguyễn Thị Bình suốt hơn 10 năm qua - phải chịu cảnh bị tra tấn, đối xử dã man ở giữa một thành phố lớn, và giữa một khu dân cư mà căn nhà đó có nhiều người đến ăn phở, đưa hàng chứng kiến. Ở một đơn vị hành chính, chúng ta có UBND phường, công an phường, có cảnh sát khu vực, có đội thanh niên xung kích, có tổ dân phố, có chi bộ, có hội cựu chiến binh, có đoàn thanh niên, phụ nữ... Ấy thế mà một số phận con người đày đoạ như vậy nhưng họ không thấy, không biết. Cơ quan chức năng thì không biết với lý do là không được cháu Bình... tố cáo (!?). Chờ người bị đối xử như con vật, không biết chữ, không gia đình... đi tố cáo ư? Thật là chuyện hoang đường. Tất cả lý do đưa ra lúc này là chuyện nực cười. Chỉ có một lý do duy nhất đúng là bệnh thờ ơ đang phá ruỗng nhân cách con người. Ngay cả cơ quan chức năng (được giao quyền, được trang bị nhân lực, phương tiện bảo vệ con người) khi đứng trước vụ người khác bị làm nhục thì lại nói rằng: Chỉ khởi tố vụ án, khởi tố bị can khi nạn nhân tố cáo. Cách lập luận vô trách nhiệm đó đúng ra chỉ có ở một xã hội mông muội! Bệnh thờ ơ đã lan sang cả ở những cơ quan công quyền. Như thế thì thật đáng sợ. Như vậy là những kẻ dã man đã bị pháp luật ngăn chặn. Nhưng vấn đề không chỉ là như vậy. Sau sự phẫn nộ đối với những người dã man kia là sự phẫn nộ trước sự thờ ơ của con người ! Trong vụ việc cháu Nguyễn Thị Bình, rất may mắn là có một người đàn bà giàu lòng thương và sự can đảm - bà Hà Thị Bình, bán hàng ở chợ - đã giải thoát cho cháu. Người đàn bà đó có phẩm chất và sức nặng hơn rất nhiều số đông với cả hệ thống những cơ quan chính quyền, đoàn thể ở phường, ở quận! Người đàn bà đó rất đáng được kính trọng hơn ngàn lần những người chỉ nói chuyện to tát với những lời có cánh ở chỗ đông người, mà không có việc làm nào cụ thể để cứu vớt những số phận đáng thương không những liên quan đến quan chức cấp cao , mà nó càng ngày càng lay lan sang 1 bộ phận mới.Cụ thể là :cái chết oan ức của em học sinh Huỳnh Nguyễn Bích Loan (13 tuổi) tại BVĐK tỉnh. Đây là một biểu hiện bệnh vô cảm của những thầy thuốc tiếp nhận bệnh nhân hôm đó. Em Loan bị đau bụng dữ dội, được gia đình đưa vào viện kịp thời, thế nhưng thầy thuốc chủ quan không nghĩ là bệnh cần cấp cứu và để em nằm viện suốt buổi sáng không xử lý. Khi bệnh nhân tử vong và được báo chí phỏng vấn, lại không thừa nhận trách nhiệm của mình mà đổ lỗi do bệnh nhân bất hợp tác, quá mập không thể khám lâm sàng được, căn bệnh quá khó, siêu âm bên ngoài không đáng tin cậy... (?) Đây chỉ là những trường hợp bệnh nhân tử vong vì bệnh thầy thuốc vô cảm được báo chí phanh phui, còn biết bao trường hợp khác bị tật nguyền di chứng hay chết oan uổng mà báo chí không phát hiện được. Một bệnh viện dù được trang bị tối tân hiện đại, có một đội ngũ thầy thuốc có trình độ cao, thế nhưng chỉ một số ít thầy thuốc mắc bệnh vô cảm cũng đủ gây tai họa cho người bệnh. Bệnh thầy thuốc vô cảm xuất phát từ sự thiếu nhiệt tình và thiếu tri thức. Thiếu nhiệt tình làm thầy thuốc, không đam mê công việc, không muốn gần gũi người bệnh, khám chữa bệnh qua loa chiếu lệ, không thật lòng thương yêu người bệnh. Thiếu tri thức làm thầy thuốc chủ quan, bảo thủ trong việc đưa ra quyết định, luôn luôn tự cho mình là đúng, không tôn trọng đồng nghiệp, không cầu tiến trong công việc.Nếu biết được hai yếu tố trên tạo nên bệnh thầy thuốc vô cảm, thì chúng ta có thể có những biện pháp khắc phục được. Tất cả nguyên nhân chủ quan dẫn đến bệnh thầy thuốc vô cảm, gây ra những cái chết thương tâm cho người bệnh đều phải được xử lý bằng pháp luật. Không nên bao che cho thầy thuốc vô cảm vì bất cứ lý do gì. Đã đến lúc, không thể tiếp tục rao giảng đạo lý y đức cho những thầy thuốc mang bệnh vô cảm do chủ quan, mà chỉ có sự xử lý nghiêm minh bằng luật pháp và sự lên án nghiêm khắc của dư luận thì mới hy vọng rằng, trong tương lai sẽ không còn những cái chết oan uổng của người bệnh bên cạnh đó luôn luôn tồn tại những con ngưòi , những cơ quan , những chính quyền cố gang loại bỏ căn bệnh này.tiêu biểu như: Phong trào “Ký tên vì công lý” trở thành sự kiện tại VN là tín hiệu vô cùng khả quan của các nạn nhân chất độc da cam. Đi đâu cũng thấy người trẻ, người già, sinh viên học sinh hỏi nhau “đã ký tên vì công lý chưa?” mà thấy vui trong lòng. Điều đó minh chứng chúng ta không vô cảm trước nỗi đau của dân tộc mình. Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh . Nhân loại đang bó tay trước căn bệnh của thế kỷ: bệnh nan y HIV/AIDS. Căn bệnh thứ hai cũng nan y không kém là bệnh vô cảm! Ra đường nhiều người gặp cái tốt không ủng hộ, thấy cái xấu không lên án, không ít nơi cả phố, cả làng sợ tên ăn trộm, cả xã sợ thằng say rượu vì không muốn bị liên lụy... đang làm cho bệnh vô cảm vốn đã và đang có nguy cơ lan rộng, càng có điều kiện lây lan mạnh hơn! Bệnh HIV/AIDS vốn đã nguy nan, bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ là tác nhân làm “lệch chuẩn” hay “loạn chuẩn” đạo đức, sẽ là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng kinh tế - xã hội, thậm chí làm sụp đổ một chế độ, làm tan nát một gia đình. Một xã hội vô cảm là một xã hội chết!cần xây dựng 1 xã hội đồng cảm và chia sẻ......

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài- Anh chị nghĩ gì về những khu rừng đang ngày càng bị tàn phá.doc
Luận văn liên quan