Đề tài Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần ô tô TMT

Hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty chiệu tác động trực tiếp từ cục hải quan với các thủ tục hành chính để thông qua nhập khẩu các máy móc thiệt bị, nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất. Do đó Tổng cục hải quan cần có chính sách ưu tiên với thủ tục hành chính hàng công nghiệp. Cắt bỏ các thủ tục rườm rà chồng chéo, tạo điều kiện thông quan hàng hóa nhanh chóng, đưa và thực hiện hải quan điện tử nhằm tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp. Đối với ngành ngân hàng: Trong những năm vừa qua, không chỉ có các doanh nghiệp ô tô mà tất cả các doanh nghiệp đều bị hạn chế cơ hội tiếp cận với vốn đầu tư tái sản xuất. Do vậy kiến nghị với ngân hàng Nhà Nước là cần quy định mức lãi suất hợp lý phù hợp với khả năng sinh lời của đồng vốn của hầu hết các doanh nghiệp. Giảm lãi suất theo hướng tiếp cận với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó là giảm thiểu các khoản mục tiêu chuẩn tín dụng cho vay để tất cả các doanh nghiệp trong ngành ô tô cũng như Công ty cổ phần ô tô TMT nói riêng có thể tiếp cận với các nguồn vốn dễ dàng. Để doanh nghiệp tái sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

doc55 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3825 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần ô tô TMT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là liệu tiền có thể cứu được nền kinh tế khỏi khủng hoảng hay không?. Có thẻ khẳng định là hàng ngàn tỷ USD đã được tung ra, đã tạm thời ngưng được chiều hướng suy thoái kinh tế, nhưng chắc chắn không thể chấm dứt được cuộc khủng hoảng này. Lý do là cuộc khủng hoảng này có nguyên nhân sau xa từ kết cấu và thể chế của nền kinh tế toàn cầu. Cho đến nay nền kinh tế toàn cầu về cơ bản dựa trên nền tảng công nghệ cơ điện tử - tiêu hao các nguồn tài nguyên không tái tạo, gây ô nhiểm môi trường… Các nguồn tài nguyên không tái chế này càng ngày càng cạn kiệt dần, chi phí khai thác ngày càng tăng, nhu cầu ngày càng lớn (do tốc đọ tăng trưởng các nước đang phát triển cao hơn), do vậy giá cũng càng gia tăng. Ô nhiễm môi trường cả nguồn nước và không khí ngày càng nghiêm trọng đang làm trái đất nóng lên, dẫn đến biến đổi khí hậu… đe dọa sự tổn vong của trái đất. Người ta đã kỳ vọng vào những thành quả của cách mạng khoa học – kỹ thuật để giải quyết những vấn đề bức bách trên. Nhưng cho đến nay những thành tự của khoa học – công nghệ dù đã được đánh giá là to lớn, kỳ diệu, nhưng nhân loại vẫn chưa tìm được những nguồn nguyên liệu mới thay thế cho những nguyên liệu không tái tạo và đang cạn kiệt. Cuộc cách mạng xanh cũng mới đạt được những kết quả đang còn hạn chế. Nhưng năng lượng hạt nhân vẫn còn chưa đạt chuẩn an toàn. Công nghệ Nano mới có những ứng dụng hạn chế. Công nghệ biến đổi gen vẫn còn những hoài nghi về những hệ lụy của nó… Nhân tố tiến bọ công nghệ có thể tạo ra sự thu bứt phá về năng suất hiện chưa xuất hiện rỏ nét. Đây là lý do rất cơ bản làm cho nền kinh tế thế giới rơi vào thời kỳ trì trệ. Không chỉ có ly do về tiến bộ công nghệ, mà còn có lý do về thể chế của các quốc gia cũng như thể chế toàn cầu cũng đang có nhiều bất cập. Những bất cập nổi bật là toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, nhung hầu như chưa có các bộ máy điều tiết toàn cầu, đặc biệt là về kinh tế và hệ quả là những mất cân bằng kinh tế toàn cầu không xữ lý được, thể chế của các quốc gia cũng rất chậm được đổi mới, đặc biệt là phúc lợi xã hội ngày càng bành trướng vượt quá khả năng tài chính của các chính phủ, cơ chế điều tiết kinh tế của các chính phủ cũng bất cập làm cho các chính phủ hầu như bất lực trước các cuộc khủng hoảng đnag biến phức tạp hiện nay. Những vấn đề căn bản về khoa học – công nghệ, về thể chế trên đây nếu chưa được giải quyết, thì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay sẽ còn có thể kéo giài có khả năng kết thúc trong một hai năm trước mắt. 2.1.2 Tổng quan tình hình nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây. Trong những năm gần đây cùng sự suy thoái kinh tế thế giới nền kinh tế Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn, rất nhiều công ty làm ăn thu lổ, không những thế có nhiều công ty, doanh nghiệp đã phải phá sản. Trước tình hình đó nhà nước đã ban hành các quyết định hay các thông tư nhằm ổn định nền kinh tế, đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi khó khăn. Những thay đổi của tình hình kinh tế trong và ngoài nước đã làm cho các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2011-2015 trở nên khá cao. Các mục tiêu, nhiệm vụ này được Đại hội XI của Đảng (tháng 1/2011) thông qua, được tính toán trên cơ sở kế thừa những thành tựu của việc thực hiện các mục tiêu chiến lược 10 năm trước đó và những dự báo về bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế lúc đó có nhiều điều kiện tương đối thuận lợi. Ở trong nước, những kinh nghiệm tích lũy được sau hơn 20 năm đổi mới đã bảo đảm kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế khá (bình quân đạt 7,3% thời kỳ 2001-2010), GDP năm 2010 gấp 2 lần năm 2000, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và đã hoàn thành hầu hết mục tiêu Thiên niên kỷ cam kết với quốc tế, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững... Thế nhưng, ngay sau khi Đại hội XI bế mạc (19/1/2011), tình hình kinh tế đã nhanh chóng xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Những yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng những nhiệm vụ của đổi mới thể chế chưa được giải quyết dồn tích lại từ nhiều năm trước đã bộc lộ ra một cách gay gắt, đòi hỏi phải được giải quyết một cách hệ thống, căn bản và cấp bách. Trên bề mặt của đời sống kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng của năm 2011 đã tăng lên 1,5 lần so với mức lạm phát của năm trước (từ mức 11,75% của năm 2010 lên 18,13%). Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, trực tiếp gây ra tình trạng rủi ro, bất ổn đe dọa hệ thống ngân hàng. Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng cao hơn trước… Kinh tế thế giới cũng xuất hiện nhiều diễn biến xấu, lạm phát tăng, giá dầu thô, nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, lương thực, thực phẩm trên thị trường tiếp tục tăng cao. Sau khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008, kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Trước tình hình thực tế như vậy, phản ứng trong chính sách điều hành kinh tế cũng đã rất nhanh nhạy, kịp thời. Ngay trong tháng 2/2011, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 11/NQ-CP, chuyển trọng tâm điều hành chính sách sang “tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”. Quan điểm chỉ đạo này được khẳng định tại Kết luận số 02-KL/TW ngày 16/3/2011 của Bộ Chính trị là: “Tập trung ưu tiên hàng đầu cho việc kiềm chế lạm phát; ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội; coi đây vừa là nhiệm vụ cấp bách ngắn hạn của năm 2011, vừa là nhiệm vụ quan trọng của một vài năm tiếp theo”. Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI (10/2011) đánh giá các giải pháp, chính sách này là ”đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước” và xác định: “Trong năm 2012 và những năm tiếp theo, tiếp tục... ưu tiên hàng đầu cho việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế”. Trên tinh thần chỉ đạo này, trong 3 năm qua, kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội về đại thể như sau: Về nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Ba năm qua, nhờ kiên trì theo đuổi mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, áp dụng đồng bộ các biện pháp, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm đã giảm từ mức 18,13% năm 2011 xuống 9,21% năm 2012 và năm 2013 lạm phát ở mức khoảng 6,04%. Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm từ mức 17%-18% của năm 2011 xuống còn 7%-10%/năm, mặt bằng lãi suất cho vay giảm còn 9%-12%/năm, hiện lãi suất cho vay khoảng 9%-11,5% (các lĩnh vực ưu tiên là 7%-9%), đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân hàng. Bội chi ngân sách, nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia theo cách đánh giá của Việt Nam vẫn trong giới hạn kiểm soát. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn có xu hướng tăng lên; năm 2011, số vốn đăng ký là 15,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11 tỷ USD; các con số tương ứng của năm 2012 là 16,3 tỷ USD và 10,1 tỷ USD; năm 2013 là 21,6 tỷ USD và 11,5 tỷ USD. Về tăng trưởng kinh tế Theo giá so sánh năm 2010, GDP năm 2011 tăng 6,24%, năm 2012 tăng 5,25% và năm 2013 tăng 5,42%. Bình quân 3 năm, GDP tăng 5,6%/năm. Tuy chưa đạt kế hoạch đề ra ban đầu cũng như chỉ tiêu đã điều chỉnh, song đây là mức tăng có thể chấp nhận được và có phần cao hơn chút ít so với mức bình quân của các nước ASEAN (5,1%/năm trong thời kỳ 2011-2013, theo IMF). Tuy nhiên, điều rất lo ngại là, khu vực sản xuất vật chất có xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng (Bảng 1). Bảng 1: Tăng trưởng kinh tế chia theo khu vực giai đoạn 2011-2013 Năm GDP Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2011 6,24 4,02 6,68 6,83 2012 5,25 2,68 5,75 5,90 2013 5,42 2,67 5,43 6,56 Nguồn: Tổng cục Thống kê Về nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng Do đây là nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch 5 năm 2011-2015, vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt, lại vừa có ý nghĩa cơ bản lâu dài, nên 3 năm qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo việc hoàn thiện thể chế, chính sách và quy định pháp luật phục vụ cho tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Đối với tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 1792/CT-TTg, ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ; Chỉ thị số 27/CT-TTg, ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương; Chỉ thị số 14/CT-TTg, ngày 28/6/2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ. Trên thực tế, tái cơ cấu đầu tư công là một bước đột phá và là một trong các khâu đi vào cuộc sống mang lại hiệu quả cao. Đổi mới cơ chế phân bổ vốn đầu tư theo hướng minh bạch hóa, thực hiện cân đối vốn đầu tư theo kế hoạch trung hạn (kể cả vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ và các chương trình mục tiêu quốc gia); tập trung vốn cho các công trình dự án quan trọng, cấp thiết, sớm hoàn thành, đưa nhanh vào sử dụng để phát huy hiệu quả; ưu tiên bố trí vốn cho các công trình cần thiết phải hoàn thành trong năm kế hoạch và vốn đối ứng cho các dự án ODA..., nên đã khắc phục một cách cơ bản tình trạng dàn trải trong đầu tư công tồn tại dai dẳng trong nhiều năm qua. 2.2 Thực trạng ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty. 2.2.1 Tình hình kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013. 2.2.1.1 Sơ lược về công ty. Công ty Cổ phần ô tô TMT (TMT Moto Joint Stock Company) là thành viên của Tổng Công ty ô tô Việt Nam được thành lập ngày 27/10/1976, chuyên sản xuất và lắp ráp xe gắn  máy, xe ô tô nông dụng hạng nhẹ mang nhãn hiệu Jiulong. Tháng 12/2006 Công ty chuyển đổi mô hình sang Công ty cổ phần theo quyết định số 1068/QĐ- BGTVT ngày 11/05/2005 của Bộ GTVT với vốn điều lệ là 25 tỷ đồng. Sản phẩm ô tô của Công ty có mặt hầu hết ở khắp các tỉnh thành trên toàn quốc với hệ thống hơn 63 Đại lý cấp 1, trong đó có 57 đại lý đạt tiêu chuẩn 4S. Thương hiệu “ Ô tô Cửu Long” đã là một thương hiệu được biết đến rộng rãi trên thị trường với các loại ô tô đa dạng, gọn nhẹ, thích hợp địa hình nước ta, chất lượng đảm bảo với dịch vụ tốt và giá cả cũng rất phải chăng. 2.2.1.2 Sản phẩm của công ty. Sản phẩm của Công ty Cổ phần ô tô TMT là Công ty sản xuất kinh doanh mặt hàng chính là ô tô nông dụng được phân loại theo trọng tải thành ô tô tải hạng nhẹ (trọng tải dưới 5 tấn) và ô tô tải trung (trọng tải từ 5-8 tấn) và được chia theo kiểu : xe ben, xe thùng là chủ yếu và một số dòng xe khác. Công ty cung ứng các loại xe ô tô tải ben và ô tô tải thùng trên toàn quốc thông qua các đại lý ở khắp 3 miền. Khách hàng mục tiêu của Công ty là những người tham gia vào hoạt động giao thông vận tải, chuyên chở hàng hóa, những người có thu nhập thấp nhưng cần có phương tiện chuyên chở để tham gia hoạt động trao đổi buôn bán, người có nhu cầu bảo dưỡng thay thế phụ tùng ô tô, xe máy; những đại lý kinh doanh buôn bán ô tô nông dụng và xe gắn máy 2 bánh. Cơ cấu doanh thu các sản phẩm của công ty được thể hiện cụ thể hơn ở các mặt hàng dưới đây Bảng 2 : Sản phẩm tiêu thụ Công ty CP ô tô TMT theo kiểu xe qua các năm 2011-2013 Loại xe Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Doanh thu (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Doanh thu (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Xe tải thùng 167,98 19 78,4 22,8 143,83 28,6 Xe tải ben 1 cầu 538,96 61 263,6 58,8 275,26 54,7 Xe tải ben 2 cầu 148,77 16,9 81,48 18,2 83,61 16,7 Xe SINOTRUK 5,27 0,6 0,34 0,07 0 0 Xe Hyundai 22,22 2,5 0,68 0,13 0 0 Tổng cộng 883,205 100 448,469 100 502,703 100 (Nguồn: phòng kế toán – tài chính) Nhìn chung thì xe tải ben 1 cầu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sản phẩm qua các năm bởi tính gọn nhẹ, chất lượng tốt, giá cả phải chăng, phù hợp với địa hình Việt Nam. Bảng 3 : Sản phẩm tiêu thụ Công ty CP ô tô TMT theo trọng tải qua các năm 2011-2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượng (chiếc) Tỷ trọng (%) Số lượng (chiếc) Tỷ trọng (%) Số lượng (chiếc) Tỷ trọng (%) Xe ô tô tải nhẹ (dưới 5 tấn) 1497 63,8 812 62 908 64 Xe ô tô tải trung và nặng (trên 5 tấn) 789 33,6 496 37,8 511 36 Các loại xe khác 59 2,6 2 0,2 0 0 Tổng cộng 2.345 100 1.310 100 1.419 100 (Nguồn: phòng kế toán – tài chính) Ô tô tải nhẹ đang là dòng xe chiến lược của Công ty, chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm của Công ty với hơn 60% qua các năm. Năm 2012 có sự sụt giảm nhẹ trong tổng cơ cấu từ 63,8% năm 2011 xuống 62%, tuy nhiên đã có sự phục hồi lên 64% năm 2013. Ô tô tải trung và nặng đang có xu hướng gia tăng trong tỷ trọng sản phẩm khi mà các dòng xe khác như xe du lịch, xe Huyndai 29 chỗ… đang có sự sụt giảm mạnh. Nhìn chung, sản phẩm của công ty được người tiêu dùng cả nước biết đến, là một sự lựa chọn tin cậy cho khách hàng lựa chọn với các dòng xe tải hạng nhẹ, hạng trung và hạng nặng không chỉ với chất lượng, đa dạng, phong phú về chủng loại sản phẩm mà giá cả cũng hợp lý, không quá cao. 2.2.1.3 Thị trường của công ty. Thị trường mục tiêu chủ yếu của Công ty là những người ở nông thôn và các vùng công nghiệp nặng phát triển như : Thái Nguyên, Nam Định, Hải Dương, Bình Dương, Cà Mau…. Biểu đồ 1: Cơ cấu thị trường tiêu thụ của công ty giai đoạn 2011 – 2013 (Nguồn: Phòng Bán hàng) Trong đó thị trường Khu vực đồng bằng Bắc Bộ - miền núi phía Bắc là khu vực chiếm đa số trong cơ cấu thị trường với tỷ trọng lớn hơn 70%. Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã mở rộng thi trường ra trên 40 tỉnh thành cả nước. Hệ thống Đại lý ô tô Cửu Long của TMT có mặt trên toàn quốc. Miền Bắc thì có các đại lý ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Nguyên, Hải Phòng… Miền Trung và Nam Bộ thì có các đại lý ở Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ…Mỗi tỉnh có 01 Đại lý cấp 1 đạt tiêu chuẩn 4S. Các Đại lý cấp 2 đều trực thuộc Đại lý cấp 1, Đại lý cấp 1 trực thuộc TMT. Hiện công ty đang tích cực triển khai hoàn thiện hệ thống đại lý đạt tiêu chuẩn 4S trên toàn quốc. 2.2.1.4 Tình hình kinh doanh của công ty. Bảng 4 : Kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm 2011-2013 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng doanh thu Tỷ đồng 1454,86 883,205 448,469 502,703 Tổng chi phí Tỷ đồng 924,033 786,863 442,110 446,578 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 45,897 2,549 1,778 7,4 Nộp ngân sách Tỷ đồng 5,464 3,084 4,665 3,910 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 41,898 1,555 1,196 6,095 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính) 2.2.2 Tác động của suy thoái kinh tế đến hoạt động của công ty. 2.2.2.1 Tác động của suy thoái kinh tế đến đầu vào của công ty. Ảnh hưởng tới nguồn vốn của công ty. Nguồn: Phòng kế toán tài chính Từ đồ thị trên ta thấy tổng lượng vốn của công ty đã có sự giảm liên tục trong bốn năm từ 2010 đến 2013 trước những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tới công ty cụ thể là lượng vốn của công ty đã giảm 181.24 tỷ đồng trong vòng 4 năm. Nguồn vốn của công ty là vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất của công ty trong từng kỳ và từng năm. Với tình hình kinh tế ảm đạm và có sự tác động của suy thoái kinh tế thì việc huy động các nguồn vốn từ các nhà đầu tư cũng giảm suốt cùng với đó là các biện pháp để vượt qua cuộc suy thoái của nhà nước như các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa mà làm cho và sự thắt chặt chi tiêu của chính phủ cũng như người tiêu dung, làm cho lượng vốn huy động của công ty liên tục giảm qua các năm. Ảnh hưởng tới yếu tố đầu vào là nguồn lao động của công ty. Trước tình hình kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế do đó mà hoạt động của công ty đình trệ hàng tiêu thụ không cao làm cho lượng tổn khó của công ty lớn. Điều nay ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của người lao động trong công ty. Bởi vậy từ năm 2010 đến 2013 thì công ty đã cắt giảm một số lượng lớn lao động xuống. Để giảm chi phí kinh doanh của công ty. Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự. Tính đến thời điểm 31/12/2013 thì số lượng lao động toàn công ty là 440 người. Theo biểu đồ trên thì lượng lao động của công ty liên tục giảm qua các năm và từ năm 2010 đến năm 2013 thì lượng lao động của công ty giảm đi gần một nữa cụ thể là 418 công nhân. Tuy nhiên thì hàng năm công ty vẫn tuyển dụng lượng công nhân chất lượng cao đáp ứng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Ngoài ra hàng năm công ty kiện toàn bộ máy lãnh đạo cũng như rà soát lao động để năng cao chất lượng của công nhân trong công ty. Ảnh hưởng tới yếu tố đầu vào là trang thiết bị phục vụ sản xuất. Thị trường đầu vào các nguyên liệu phục vụ sản xuất của Công ty cổ phần ô tô TMT là hầu hết nhập khẩu từ nước ngoài mà chủ yếu là trung quốc. Ngoài ra công ty cũng nhập các trang thiết bị từ một số công ty sản xuất trong nước Suy thoái kinh tế đang làm cho nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn và thách thức. Như đã phân tích ở trên thì suy thoái kinh tế làm cho tình trạng lạm phát của nước ta trong những năm gần đây diễn biến phức tạp đỉnh điểm là năm 2011 lạm phát nước ta là 18,13%. Tình hình lạm phát cao trong gia đoạn này ảnh hưởng rất nhiều tới chi phí mua nguyên vật liệu của công ty. Nhất là thị trường nguyên liệu sản xuất của công ty chủ yếu là nhập khẩu ở bên ngoài. Nên khi lạm phát cao thì ảnh hưởng trực tiếp tới tỉ giá hối đoái nên nó ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí của công ty. Nguồn: Tổng cục thống kê, phòng kế toán tài chính công ty. Qua hình vẽ ta thấy sự ảnh hưởng của lạm phát tới chi phí mua nguyên vật liệu của công ty. Cụ thể là trong giai đoạn 2010 – 2013 với tình hình lạm phát qua từng năm thay đổi làm cho chi phí mua nguyên vật liệu của công ty cũng thay đổi. Cụ thể là năm 2010 tỷ lệ lạm phát của nước ta là 11,75% thì tổng chi phí mua nguyên vật liệu của công ty là 924,033 tỷ đồng do ảnh hưởng của suy thoái thì đến năm 2011 tỉ lệ lạm phát là 18,13% thì tổng chi phí mua vật liệu của công ty đã giảm. Tuy nhiên sự giảm nay là do tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có nhiều biến động. Có chiều hướng đi xuống. Năm 2013 tỉ lệ lạm phát chỉ có 6.04% trong khi tổng chi phí mua nguyên vật liệu của công ty chỉ là 380,134 tỷ đồng. Qua đó ta thấy công ty dần ổn định lại sự sản xuất. 2.2.2.2 Ảnh hưởng của suy thoái tới đầu ra của công ty. Suy thoái kinh tế đang tác động đến mọi mặt của công ty trong đó vấn đề thị trường đầu ra là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của công ty. Trong năm 2013 nền kinh tế vẫn còn diễn biến phức tạp, tuy tỉ lệ lạm phát thấp, cán cân thanh toán được cải thiện, giá nguyên vật liệu sản xuất giảm. Tuy nhiên tình hình kinh doanh của công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn về vốn, sức tiêu thụ của thị trường vẫn chưa cao. Dưới đây là tình hình biểu diễn sự biến động của doanh thu của công ty giai đoạn 2010 – 2013. Nguồn: Phòng kế toán tài chính Qua biểu đồ trên ta thấy doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty liên tiếp giảm qua các năm từ năm 2010 đến năm 2013 chưa có dấu hiệu phục hội. Tính từ năm 2010 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh kinh tế thế giới đã tác động tới nền kinh tế Việt Nam. Đối với Công ty cổ phần ô tô TMT thì đang còn trụ lại. Tuy diên tình hình rất khó khan. Như biểu đồ ở trên thì doanh thu thuần đã giảm từ 1448 tỷ đồng năm 2010 xuống còn 547 tỷ đồng năm 2013, giảm tới 901 tỷ đồng tương đương 62,22% qua đó ta thấy tình hình sản xuất của công ty bị ảnh hưởng rất nặng nền bởi khủng hoảng kinh tế thế giới. Dưới đây là doanh số và đơn giá trung bình các sản phẩm chính mà công ty đang kinh doanh: Bảng 5: Đơn giá trung bình của các mặt hàng chính của công ty giai đoạn 2011 – 2013. Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 và 2011 Chênh lệch 2013 và 2012 Giá trị % Giá trị % Đơn giá trung bình của một xe ô tô (triệu đồng) 376,6 342,3 354,2 -34,3 -9,1 11,9 3,5 Nguồn: Phòng tổ chức bán hàng. Qua bảng ta thấy rằng giá bán trung bình của các sảm phẩm chính của công ty do qua các năm từ 2011 đến 2013 đã có sự thay đổi đáng kể, như trên bảng thì giá bán trung bình của các loại xe đã giảm 34,3 triệu/1 chiếc giai đoạn 2011 – 2012 . Nguyên nhân chính của sự giảm này là khi suy thoái tác động tới nền kinh tế làm cho lượng tiêu thụ của công ty giảm, để kích cầu bán hàng thì công ty đã phải hạ giá thành bán, mắt khác các chi phí không đổi hoạc có thể bị tăng lên. Tuy nhiên giai đoạn 2012 – 2013 giá thành trung bình có xu hướng tăng ở đây đã tăng 11,9 triệu đồng/ 1 chiếc qua đó ta thấy rằng công ty đã có những biện pháp đối phó với suy thoái kinh tê. 2.2.2.3 Tác động của suy thoái kinh tế tới hiệu quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2013. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới doanh thu thuần và lợi nhuận gộp của công ty. Nguồn: Phòng kế toán tài chính. Như phân tích ở trên thì đi cùng với sự giảm suốt về doanh thu của công ty mà làm cho lợi nhuân trức thuế của công ty cũng giảm rất mạnh từ 179 tỷ đồng năm 2010 xuống còn 56 tỷ đồng năm 2013. Biểu đồ 7: Tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty giai đoạn 2010 – 2013. Đơn vị: % Nguồn: Phòng kế toán tài chính Từ biểu đồ trên ta thấy sự biến động của tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty đã có sự khởi sắc khi mà từ năm 2010 giảm từ 12,36% xuống còn 7,9% năm 2012 tương đương giảm 4,46%. Đến năm 2013 đã tăng lên 10,24% tương đương tăng 2,34%. Tình kinh tế nước ta đang có sự phục hồi bởi các chính sách điều tiết của nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh. Công ty cũng cố gắng cân đối chi tiêu sản xuất, do đó mà tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty không có biết đổi lớn, công ty đang sản xuất kinh doanh ổn định trong giai đoạn hiện nay. Ảnh hưởng của suy thoái đến tổng vốn sở hữu và lợi nhuận ròng của công ty. Vốn chủ sở hữu phản ánh số liệu và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ DN, của các thành viên góp vốn trong công ty. Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu mà DN không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ DN và các NĐT góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Một DN có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn. Bởi vậy mà có thể nói nguồn vốn sở hữu của công ty là vô cùng quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất của công ty. Trong tình hình kinh tế khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Thì đã ảnh hưởng tới nguồn vốn sở hữu của công ty. Nguồn: Phòng kế toán tài chính Từ biểu đồ trên ta có thể thấy được sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới tổng nguồn vốn sở hữu của công ty qua giai đoạn 2010 – 2013. Ở đây ta thấy sự biến động của vốn sở hữu của công ty không nhiều, so với sự biến động của tổng doanh thu giảm 62.22% giai đoạn 2010 – 2013. Hay so với khối lượng tổng nợ của công ty thì tổng nợ đã giảm là 45,23%. Tuy nhiên ở đây ta thấy tổng lượng vốn sở hữu của công ty chỉ giảm 36,369 tỷ tương đương giảm 10,31% giai đoạn 2010 – 2013. Qua đó ta thấy rằng sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế cũng đã làm cho lượng vốn sở hữu công ty giảm. Sự giảm này nhẹ. Bởi vậy công ty có thể vẫn ổn định trong sản xuất. Về đường ROA tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty đã có sự giảm rất mạnh từ năm 2010 đến 2013 đã giảm từ 10.9% xuống còn 2.27% năm 2013. Sự tác động này ảnh hưởng tới doanh thu cũng như sự mở rộng kinh doanh của công ty. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới tổng tài sản và tổng nợ của công ty. Nguồn: Phòng kế toán tài chính. Từ biểu đồ trên ta cũng thấy sự suột giảm liên tục về tổng tài sản cũng như tổng nợ của công ty qua các năm. Công ty cổ phần ô tô TMT là một công ty cổ phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán, bởi vậy mà khi tình hình kinh tế có nhiều biến động sẽ ảnh hưởng tới các nhà đầu tư trên thịt trường chứng khoán, do đó mà khi hoạt động sản xuất khó khăn sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư sẽ có xu hướng bán cổ phiếu của công ty đi. Dẫn đến việc giá cổ phiếu của công ty giảm xuống. do đó mà tổng tài sản của công ty cũng có xu hướng giảm từ 710,9 tỷ đồng năm 2010 xuống còn 529,64 tỷ đồng năm 2013. Về tổng nợ trong hoạt động kinh doanh của công ty cũng có xu hướng giảm theo tổng tài sản của công ty từ 341,3 tỷ đồng năm 2010 xuống còn 196,7 tỷ đồng năm 2013. Cùng với đó thì tỷ lệ tổng nợ trên tài sản của công ty có xu hướng giảm cùng với sự biến động của công ty từ 48% năm 2010 xuống còn 37.2% năm 2013 quan đó ta thấy lượng tiền nợ của công ty đã bị giảm đáng kể so với tài sản. Cùng với đó là sự giảm suốt của sản xuất khi mà lượng vốn hóa bị giảm. Tuy nhiên thì biến động qua các năm không lớn chỉ có xu hướng giảm dần đều. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới tổng doanh thu và lợi nhuận ròng của công ty. Nguồn: Phòng kế toán tài chính Ở biểu đồ trên ta thấy sự giảm rất lớn về lợi nhuận ròng (sau thuế) của công ty. Theo biểu đồ trên thì lợi nhuận ròng của công ty là 41,897 tỷ đồng năm 2010 giảm xuống còn 4,476 tỷ đồng năm 2013. Giảm gần 10 lần trong 4 năm qua đó ta thấy sự tác động khủng khiếp của suy thoái kinh tế tới nền kinh tế nước ta như thế nào. Đắc biệt ở đây ta thấy vào năm 2012 thì lợi nhuận của công ty chỉ đạt 193 triệu đồng. Nhưng có 1 sự lạc quan đó là lợi nhuận của công ty đã dần tăng trở lợi. Đây là một tín hiệu tốt cho xu hướng sản xuất kinh doanh của công ty có xu hướng tăng trong năm 2014. Ở đây ta có thể thấy. Tuy lợi nhuận trước thuế của công ty cũng khá cao như năm 2012 là 46 tỷ đồng và năm 2013 là 56 tỷ đồng. Qua đó ta thấy khi mà nền kinh tế suy thoái thì các khoản chi phí của công ty đã bị đội lên cao, tức là các chi phí đầu vào tăng, tuy nhiên do duy trì kinh doanh và bán được hàng công ty phải duy trùy giá, không những thuế còn đưa ra các chương trình khuyến mại để kích cầu khách hàng. Chi phí này ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận sau thuế của công ty. Từ đường tỷ suất lợi nhuận ròng của công ty ta thấy rằng. Có một sự giảm rất lớn từ năm 2010 đến năm 2012 đã giảm tới 5.65%. Tuy nhiên trong giai đoạn 2011 tới 2013 thì đã có sự ổn định và có dấu hiệu phục hồi. qua đó ta thấy được công ty đã đưa ra được các biện pháp để đối phó vượt qua khó khăn dần dần ổn định tình hình kinh doanh. 2.3 Các kết luận và phát hiện. 2.3.1 Thành công và hạn chế của công ty. 2.3.1.1 Thành công của công ty. Công ty Cổ phần ô tô TMT là một công ty có vị thế trong ngành sản xuất ô tô nội địa, đặc biệt là xe ô tô tải nhẹ nông dụng. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn cả trong và ngoài nước, trước những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế Công ty vẫn đảm bảo được các mục tiêu về lợi nhuận và doanh thu, đặc biệt năm 2013 với sự tăng trưởng đáng kể trong doanh thu và lợi nhuận nói chung và dòng xe ô tô tải nhẹ nói riêng. Đó là thành quả của sự nỗ lực toàn thể cán bộ công nhân viên. Về lợi nhuận: tuy suy thoái kinh tế tác động mạnh tới chi phí doanh thu dòng xe ô tô tải nhẹ của công ty, tuy nhiên Công ty vẫn luôn cố gắng đạt lợi nhuận dương cả năm. Lợi nhuận năm 2011, 2012 có giảm nhưng nhờ có những chính sách hợp lý mà lợi nhuận năm 2013 đã tăng trưởng một cách ngạc nhiên, vượt kế hoạch đề ra. Đây được coi là một thành công lớn của Công ty trong điều kiện kinh tế trong nước và Thế giới vô cùng khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang cắt giảm tối đa chi phí để duy trì vượt qua khủng hoảng và hàng loạt các doanh nghiệp giải thể. Về giảm chi phí: Mặc dù các khoản chi phí đều tăng trong thời kỳ suy thoái nhưng Công ty đã tổ chức, sắp xếp bộ máy lao động cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh, cắt giảm được chi phí quản lý. Cải thiện nâng cao công tác quản lý nguyên liệu, linh kiên vật tư, thực hiện giảm tồn kho tại nhà máy sản xuất, quản trị sản xuất theo đơn đặt hàng để đáp ứng vừa đủ lượng cầu khách hàng, tránh tình trạng vốn đọng lại dưới dạng sản phẩm lâu dài gây tổn thất về chi phí. Về thương hiệu: Công ty đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp cũ và đã thành công tìm được nguồn hàng tốt với giá cả cạnh tranh và đã thực hiện tiết kiệm được chi phí trong sản xuất. Nhưng năm vừa qua bên cạnh những thành công đạt được về doanh thu và lợi nhuận, Công ty cũng đã thành công trong việc xây dựng hình ảnh cũng như chất lượng về thương hiệu, nâng cao uy tín với khách hàng qua một số chương trình khuyến mãi, quảng cáo, tiếp thị nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm… Về quản lý nguồn lực: Công ty đã đưa ra nhiều chính sách quản lý vốn, tài chính, vật tư một cách có hiệu quả trong sản xuất nhằm tăng hiệu quả sử dụng nên không còn tình trạng hàng hóa bừa bãi, hư hỏng xuống cấp do bảo quản. Công ty đã đảm bảo được tính thanh khoản, trả nợ đúng hạn, giữ hạn tín dụng, uy tín với Ngân hàng để được hưởng lãi suất vay ưu đãi và tạo đà cho các năm tiếp theo. Về giá cả và thị trường: Công ty đã thành công trong việc giữ cho giá bán sản phẩm không tăng mặc dù giá linh kiện vật tư nhập khẩu và nội địa tăng giá làm giá thành sản phẩm tăng. Thị trường tiêu thụ trong thời kỳ này còn yếu nên trong thời gian qua Công ty Cổ phần ô tô TMT đã thực hiện chính sách không tăng giá để giữ ổn định thị phần trong nước. Đồng thời đã tham gia nhiều chương trình dự án nông thôn để đẩy mạnh thị trường về các vùng nông thôn và khu vực miền Trung-Nam Bộ. Hạn chế và nguyên nhân Trước hết đó là những năm vừa qua Công ty đã chịu tác động rõ nét của suy thoái kinh tế về chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Vấn đề chi phí vẫn là vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến Công ty Cổ phần ô tô TMT. Thứ hai là trong khi suy thoái kinh tế đang diễn ra, tiêu thụ sản phẩm đang gặp nhiều khó khăn, Công ty có một Hệ thống đại lý với quy mô lớn làm cho chi phí trong quản lý, bảo quản cơ sở hạ tầng trở thành một khoản gánh nặng lớn. Đây cũng là một vấn đề lớn cần có cách giải quyết hợp lý. Thứ ba là tồn kho: Vấn đề tồn kho vẫn chưa được giải quyết triệt để. Một số loại xe nhập khẩu từ năm 2009-2011 vẫn còn tồn tại dẫn đến phát sinh nhiều chi phí tài chính nên rất khó khăn trong việc tiêu thụ do kém cạnh tranh về giá và đời xe, đồng thời tạo áp lực rất lớn cho công ty về tính thanh khoản và trả nợ Ngân hàng 2.3.2 Những vấn đề đặt ra. 2.3.2.1 Vấn đề đặt ra đối với đầu vào của công ty. Thứ nhất, vấn đề Công ty chịu ảnh hưởng của cơn bão suy thoái vào giai đoạn năm 2008-2010 là do Công ty còn chưa có các biện pháp đề phòng và chuẩn bị sẵn, công tác dự báo thị trường, dự báo kinh tế còn nhiều hạn chế. Thứ nhất là chi phí của Công ty còn cao. Nguyên vật liệu chủ yếu được Công ty nhập khẩu từ Trung Quốc, quá trình vận chuyển và thủ tục thuế hải quan làm cho giá đầu vào tăng cao. Năm 2013 vừa qua tuy đã tìm được nguồn hàng với giá cả cạnh tranh nhưng vẫn chưa thể giải quyết nhiều trong vấn đề chi phí, giá nguyên vật liệu vẫn còn cao nhưng Công ty vẫn quyết định không tăng giá bán. Đồng thời với hệ thống đại lý khá có quy mô lớn trong nước đòi hỏi Công ty một khoản chi phí lớn về quản lý hàng năm. Đây vẫn là một vấn đề Công ty cần nhìn nhận và có các giải pháp giải quyết trong tương lai. Vấn đề thứ ba là tỷ giá: Những năm qua, tuy lợi nhuận Công ty luôn dương nhưng chỉ đạt một con số nhỏ, chưa đạt kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do sự biến động tỷ giá liên tục trong thời kỳ suy thoái kinh tế làm cho lợi nhuận giảm sút. Công ty cần có các dự báo về tỷ giá để kịp thời có các chính sách nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động kinh doanh tiêu thụ sản phẩm Công ty. Vấn đề đặt ra đối với đầu ra của công ty. Thứ nhất, vấn đề Công ty chịu ảnh hưởng của cơn bão suy thoái vào giai đoạn năm 2008-2010 là do Công ty còn chưa có các biện pháp đề phòng và chuẩn bị sẵn, công tác dự báo thị trường, dự báo kinh tế còn nhiều hạn chế. Thứ hai là về công tác bán hàng của công ty chưa được nâng cao làm cho việc bán hàng gặp nhiều khó khăn. CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ VÀ ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU THỤ CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TMT. 3.1 Quan điểm định hướng của công ty trong thời gian tới. 3.1.1 Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam Trong năm 2014 – 2015. Triển vọng kinh tế Việt Nam 2014 - 2015 gắn liền với nhiệm vụ dài hạn mà các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu kinh tế được thực hiện để tạo ra được mô hình tăng trưởng mới. Theo cách tiếp cận này, nền kinh tế đang phải đối mặt với một số những thách thức mới như sau: Một là, Việc phục hồi và nâng cao tốc độ tăng trưởng. Báo cáo Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã nêu rõ: phấn đấu đến năm 2020, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Muốn đạt mức này, GDP năm 2020 theo giá so sánh (1994) phải bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010 và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7%-8%/năm (2011 - 2020). Ba năm qua, tốc độ tăng GDP đều đã thấp hơn so với mục tiêu kế hoạch đã điều chỉnh (6% - 6,5%). Trong khi đó, những nước xung quanh ta về cơ bản vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, kể cả Lào và Campuchia, làm tăng nguy cơ bị tụt hậu. Hai là, Nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu chiến lược Để đẩy nhanh tốc độ thực hiện hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế phải có khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, trong đó đặc biệt là nguồn vốn đầu tư. Nếu muốn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức khoảng 7,5% như thời gian vừa qua, nền kinh tế đã phải duy trì mức đầu tư cao tới trên 35% GDP, cá biệt có năm lên tới trên 40% GDP. Trong khi đó, do khả năng tích lũy, tiết kiệm để đầu tư từ trong nước có hạn, chúng ta đã phải dựa một phần vào FDI, một phần vào vốn vay (cả trong nước và quốc tế). Tình hình đó nếu cứ tiếp tục kéo dài, có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Ba là, Mô hình tăng trưởng mới từ việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô Trong thời điểm hiện tại, tuy tình hình ổn định kinh tế vĩ mô đã được cố gắng giải quyết và đã đạt được một số kết quả quan trọng: lạm phát đã được kiềm chế, kinh tế vĩ mô ổn định hơn, nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ tiếp tục phát triển; an sinh xã hội được bảo đảm… Nhưng nhìn tổng thể, Thông báo của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI (10/2012) đã nêu rõ những mặt hạn chế: “Nền kinh tế nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định; kết quả kiềm chế lạm phát chưa vững chắc. Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là khó vay vốn tín dụng, hàng tồn kho cao. Nợ xấu cao và có xu hướng tăng. Giải quyết việc làm khó khăn. Thị trường bất động sản đình trệ chưa có khả năng phục hồi, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn…”. Một năm sau, tại Thông báo của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (10/2013) cho thấy, tình hình cải thiện chưa được nhiều: “Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế nhưng chưa thật vững chắc. Nợ xấu còn cao, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sức mua chậm phục hồi, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn lớn. Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm so với yêu cầu. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn thấp. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng chưa đạt yêu cầu. Vì vậy, cần khẩn trương nghiên cứu những chính sách để nền kinh tế nhanh chóng vượt qua trạng huống “kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định”, làm cơ sở cho việc tập trung nguồn lực, thực hiện thật tốt ba đột phá chiến lược để chuyển sang mô hình tăng trưởng kinh tế mới. Bốn là, thách thức của bước chuyển giai đoạn CNH, HĐH Có thể thấy, cho đến nay, Việt Nam vẫn còn ở bước sơ khởi của quá trình CNH. Việc xếp kinh tế Việt Nam hiện nay ở vào giai đoạn 1 trong tiến trình phát triển 4 nấc thang về CNH của K. Ohno cũng trùng hợp với quan điểm của Jungho Yoo (KDI School of Public Policy and Management, Korea, 2008), khi chỉ dựa trên một tiêu chí duy nhất là coi thời điểm bắt đầu tiến trình CNH ở một nền kinh tế khi tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm 50% tổng lao động xã hội và kết thúc khi tỷ trọng lao động nông nghiệp chỉ còn 20% tổng lao động xã hội; vì hiện nay lao động trong khu vực nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn chiếm gần 50% tổng số lao động xã hội. Thông thường, tại thời điểm diễn ra các bước chuyển, các “điểm ngoặt” của sự phát triển, ngoài sự tăng tiến về lượng, còn đòi hỏi phải có sự trưởng thành về chất. Ở giai đoạn này, nhiều nước đã không vượt qua được “bẫy” thu nhập trung bình, mức phân hóa giàu nghèo gia tăng... Chính điều này cũng đặt ra như một thách thức không nhỏ đối với các nghiên cứu chính sách kinh tế ở Việt Nam trong thời điểm hiện nay. Năm là, thách thức của việc giải quyết mối quan hệ giữa ổn định để phát triển và phát triển để ổn định Trong bối cảnh hiện nay, cần thiết phải nhấn mạnh sự ổn định, coi ổn định là tiền đề cần thiết để phát triển. Mặc dù đã trải qua gần 30 năm đổi mới, nhưng nhiều vấn đề về ổn định kinh tế vĩ mô vẫn được đặt ra, nhất là khi tốc độ tăng trưởng có chiều hướng đi xuống, trong khi những yếu tố gây bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn chưa được xử lý một cách căn bản. Tuy vậy, những chính sách ổn định chỉ có ý nghĩa khi nó tạo tiền đề cho phục hồi tăng trưởng và chỉ có duy trì được mức tăng trưởng hợp lý (đủ cao ở mức cần thiết) mới có thể giữ vững được ổn định (ổn định nhờ phát triển, thông qua phát triển và trong sự phát triển). Đối với trường hợp của một nước chỉ mới vừa bước qua ngưỡng nghèo, những nhân tố đòi hỏi phải phát triển nhanh mới giữ được ổn định đang ngày càng tăng lên. Đổi mới mà người dân không thấy được cuộc sống của họ được cải thiện, thì sức hấp dẫn của Đổi mới sẽ suy giảm. Trước yêu cầu mới của tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời kỳ 2011-2020 với những dự báo kinh tế thế giới bước vào thời kỳ toàn cầu hóa rất sâu, rộng; nền kinh tế tri thức sẽ hình thành và phát triển; tương quan lực lượng kinh tế và chính trị thế giới có khả năng có nhiều thay đổi, những diễn biến kinh tế và chính trị có nhiều khả năng xảy ra những tình huống phức tạp, khó lường; trong khi nền kinh tế Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới thành công, đã vượt qua ngưỡng nghèo (nước có mức thu nhập thấp), đang bước vào thời kỳ của nước có mức thu nhập trung bình - thời kỳ mà kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy, vừa có cơ hội để trở thành nước công nghiệp phát triển, lại vừa có nguy cơ rủi ro rơi vào "bẫy của nước có mức thu nhập trung bình", luẩn quẩn ở trình độ "nước có mức thu nhập trung bình", không vượt lên thành nước công nghiệp phát triển được. Thời kỳ chiến lược 2011-2020 mang đậm nét "phát triển" hàm ý rằng, tính "được - thua" trong cuộc cạnh tranh phát triển cùng thời đại, cùng các "cường quốc 5 châu" sẽ quyết định Việt Nam có rút ngắn được khoảng cách phát triển với các nước đi trước không, có "hóa rồng' được không, đã trở thành nhiệm vụ khách quan, mang tính lịch sử. Với cách tiếp cận từ những mục tiêu dài hạn, mang tính chiến lược, triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2014-2015 không chỉ được đánh giá bằng những kết quả định lượng về chỉ tiêu tăng trưởng, lạm phát, nợ, cân đối ngân sách…, mà có lẽ điều còn quan trọng hơn là ở những tiêu chí về cải cách thể chế, tái cơ cấu nền kinh tế để chuyển sang một mô hình tăng trưởng kinh tế mới. 3.1.2 Quan điểm định hướng của công ty trong thời gian tới. Nhận thấy năm 2014 có nhiều dấu hiệu của sự phục hồi kinh tế thế giới nói chung, và của nền kinh tế Việt Nam nói riêng, cầu được cải thiện so với năm 2013 do đó cơ hội về thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tang lê. Trước tình hình kinh tế diễn biến phức tạp công ty đã đưa ra những quan điểm, định hướng cho năm 2014 và tâm nhìn 2020 như sau: Quan điểm, định hướng chung của công ty trong thời gian tới: Giảm thiểu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của công ty. Giảm chi phí đầu vào đồng thời đảm bảo các khoản doanh thu lợi nhuận. Để đảm bảo về tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo kế hoạch doanh thu lợi nhuận đồng thời giảm tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế tới Công ty cổ phần ô tô TMT đưa ra các quan điểm và định hướng hoạt động cụ thể trong thời gian tới là: tiếp tục đầu tư trang thiết bị mới, nâng cao chất lượng – hiệu quả sản xuất, giảm tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu và sản phẩm hư hỏng, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng và mẫu mã của các sản phẩm, ổn định giá cả… Qua đó công ty xây dựng chiến lược phát triển để thực hiện các quan điểm và định hướng nêu trên: Vể quản lý: Phát triển nguồn lực thông qua chính sách đào tạo từ bên trong và bên ngoài Tổng công ty, có chính sách tuyển dụng thích hợp đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh của các cấp quản lý, đảm bảo về trình độ tay nghề cho sản xuất. Xây dựng và áp dụng hệ thống lương, thưởng, phạt hợp lý tương xứng với sức lao động của cán bộ công nhân viên để động viên và phát huy tối đa hiệu quả, năng lực sản xuất làm việc. Luôn đảm bảo ổn định công nhân sản xuất trực tiếp, tránh tình trạng thiếu hụt công nhân đảm bảo tiến độ và nguồn cung cho thị trường. Về sản phẩm: Khẳng định chất lượng của công ty trong thời gian dài hoạt động, Công ty cổ phần ô tô TMT hiện tại là công ty con của Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam (VINAMOTOR). Sản phẩm của Tổng công ty khẳng định dược cả về chất lượng, mẩu mã lẫn giá thành bán trên thị trường. Định hướng phát triển của công ty năm 2014 cụ thể như sau: Thứ nhất, Mở mang thêm ngành nghề, thay đổi cơ cấu sản phẩm, phát triển kinh doanh thương mại các loại xê ô tô thương hiệu toàn cầu dạng CBU (nguyên chiếc) để quảng bá, tiếp thị cho các sản phẩm sẽ được công ty sản xuất trong thời gian tới. Thứ hai, Nhanh chóng đàm phán, ký kết với các hãng sản xuất xe ô tô thương hiệu toàn cầu để được ủy quyền nhập khẩu xe CBU, làm dịch vụ bảo hành và chuyển giao công nghệ sản xuất, lắp ráp xe ô tô. Thứ ba, Hoàn thiện việc đầu tư xây dựng, lắp đặt day chuyền sơn điện tại nhà máy ô tô Cửu Long để đưa vào vận hành phục vụ cho kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển các chủng loại xe mới của Công ty. Thứ tư, Tái cấu trúc, sắp xếp bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất của công ty cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty, tăng cường khả năng cạnh tranh, phát huy được năng lực chuyên môn của Cán bộ công nhân viên, Xây dựng tiêu chuẩn thang bảng lương mới phù hợp, chú trọng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật trình đại học, trên đại học, tạo điều kiện để người lao động, năng lực, đóng góp vào sự phát triển của Công ty. Thứ năm, Tạo điều kiện, cơ chế thuận lợi để các đơn vị trực thuộc nâng cao tính tự chủ, năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy những lợi thế đơn vị để phát triển. Các Giám đốc Công ty trực thuộc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và Lãn đạo côn gty về hoạt động kinh doanh đúng pháp luật. 3.2 Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái kinh tế đến tiêu thụ sản phẩm của công ty. 3.2.1 Đề xuất giải pháp. Suy thoái kinh tế toàn cầu tác động mạnh mẻ tới tất các lĩnh vực kinh tế xã hội, các doanh nghiệp điều kiện khó khan trong tất cả các giai đoạn sản xuất kinh doanh từ đầu vào cho tới tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Chịu ảnh hưởng mạnh nhất của suy thoái kinh tế là khâu tiêu thụ sản phẩm, dưới tác động của suy thoái, cầu giảm mạnh dẫn tới lượng sản phẩm tiêu thụ giảm theo. Trong năm vừa qua 2013 các công ty sản xuất ô tô đều trong tình trạng ứ đọng sản phẩm và khó có khả năng tiêu thụ. Một trong những nguyên nhân cho sự tác động này là do công tác dự báo còn yếu kém, dẫn tới các doanh nghiệp phản ứng với suy thoái kinh tế là các doanh nghiệp cần cải tiến và nâng cao chất lượng dự báo kinh tế và xu howngs phát triển của nền kinh tế. Từ đó tao cho doanh nghiệp một sự chủ động để có những biện pháp phản ứng với biến động kinh tế. 3.2.1.1 Đề xuất giải pháp về vấn đề đầu vào Một là nguồn cung nguyên vật liệu cũng nên được sử dụng như là một biện phá hiệu quả trong việc giảm thiểu tác động của suy thoái kinh tế. Thị trường nguyên liệu đầu vào không riêng ngành sản xuất ô tô biến động rất phức tạp, giá cả có thể lên hoặc đầu vào với mức dao động mạnh tạo nhiều rủi ro cho doanh nghiệp khi thu mua. Do đó doanh nghiệp cần có biện pháp ổn định về giá cả cũng như số lượng nguồn vật liệu đầu vào như các phụ tùng, lắp ráp… các sản phẩm hổ trợ. Bằng các biện pháp như: tạo mối quan hệ tốt các nhà cung ứng trên thị trường (hoàn thiện chuổi cung ứng đầu vào), hay tự cung nguyên liệu cho bản thân doanh nghiệp… các biện pháp này sẽ hạn chế được rủi ro về nguên liệu cho công ty từ đó tạo tiền đề tốt cho các sản phẩm với mức chi phí thấp nhất, giá cả hợp lý để tăng sức cạnh tranh trê thị trường. Hai là tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất máy móc trang thiết bị hiện đại theo hướng tiếp cận với công nghệ cao trong thiết kế các sản phẩm mới, trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và hạ giá thành. 3.2.1.2 Đề xuất giải pháp về vấn đề đầu ra. Thứ nhất là đẩy mạnh các công tác xúc tiến và quảng bá sản phẩm tới khách hàng và người tiêu dùng, qua nhiều kênh như truyền thông, các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình xúc tiến. Thứ hai là tác động của suy thoái kinh tế về phía thị trường làm cho doanh nghiệp giảm thị phần tại các khu vực thị trường của mình thậm chí những thị trường truyền thống. Do đó doanh nghiệp cần mở rộng nghiên cứu thị hiếu nhu cầu thị trường truyền thống, để cung cấp sản phẩm thiết thực với sở thích của các khách hàng đồng thời mở rộng thị trường ở trên toàn quốc. 3.2.2 Một số kiến nghị. 3.2.2.1 Kiến nghị với nhà nước. Năm qua là một năm đầy khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và ngành ô tô nói riêng. Với vai trò quan trọng của ngành trong việc thúc đẩy đưa đất nước phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa thì nhà nước cần ưu tiên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước. Suy thoái kinh tế làm cho cầu thị trường giảm, do đó nhà nước cần hổ trợ các doanh nghiệp dệt may bằng cách đưa ra các chính sách cầu tiêu dung. Về chính sách tiền tệ: Nhà nước cần giảm lãi suất, nới lỏng tín dụng, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển. Về chính sách tài khóa: Nhà nước cần giảm các khoản thu từ thuế đối với doanh nghiệp. Như thuê thu nhập doanh nghiệp, cắt giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị dây truyền sản xuất phục vụ công tác đổi mới và phát triển ngành công nghiệp ô tô nước ta. Nhà nước cần cải thiện các thủ tục hành chính trong công tác nhập khẩu thiết bị máy móc, đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, đảm bảo các sản phẩm được an toàn, ổn định về chất lượng. Cuối cùng là nhà nước và chính phủ cần giúp đỡ hợp tác các doanh nghiệp trong việc dự báo xu hướng hay các biến động kinh tế có ảnh hưởng xấu tới ngành giúp doanh nghiệp chổ động đối phó với biến đổi đó. 3.2.2.2 Kiến nghị với các ban ngành có liên quan. Kiến nghị với cục đăng kiểm Việt Nam, trong thời gian quan thì tình hình kinh tế khó khăn bởi vậy kiến nghị với chính phủ giải quyết vấn đề đăng kiểm các loại xe. Giảm mức giá đăng kiểm cho các chủ phương tiện, để giá các loại xe ô tô có thể giảm, người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận được với những sản phẩm của công ty. Hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty chiệu tác động trực tiếp từ cục hải quan với các thủ tục hành chính để thông qua nhập khẩu các máy móc thiệt bị, nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất. Do đó Tổng cục hải quan cần có chính sách ưu tiên với thủ tục hành chính hàng công nghiệp. Cắt bỏ các thủ tục rườm rà chồng chéo, tạo điều kiện thông quan hàng hóa nhanh chóng, đưa và thực hiện hải quan điện tử nhằm tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp. Đối với ngành ngân hàng: Trong những năm vừa qua, không chỉ có các doanh nghiệp ô tô mà tất cả các doanh nghiệp đều bị hạn chế cơ hội tiếp cận với vốn đầu tư tái sản xuất. Do vậy kiến nghị với ngân hàng Nhà Nước là cần quy định mức lãi suất hợp lý phù hợp với khả năng sinh lời của đồng vốn của hầu hết các doanh nghiệp. Giảm lãi suất theo hướng tiếp cận với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó là giảm thiểu các khoản mục tiêu chuẩn tín dụng cho vay để tất cả các doanh nghiệp trong ngành ô tô cũng như Công ty cổ phần ô tô TMT nói riêng có thể tiếp cận với các nguồn vốn dễ dàng. Để doanh nghiệp tái sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu. Trong thời gian thực tập tại công ty tôi đã nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp với đề tài là : “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần ô tô TMT”. Thì đề tài đã trực tiếp đưa ra các lý luận cơ bản về suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính, lý thuyết về hoạt động của doanh nghiệp, và tác động của suy thoái kinh tới hoạt động kinh doanh của công trong giai đoạn hiện nay, giải pháp đưa ra để khác phục tình trạng trên. Tuy nhiên thì do khả năng và thời gian hạn chế nên trong đề tài còn một số vấn đề chưa giải được hoàn chỉnh, và chưa nghiên cứu được nó: Thứ nhất, đó là vấn đề về chiến lược kinh doanh dài hạn của công ty để có thể mở rộng thị trường không những trong nước mà còn ở các nước ngoài. Thứ hai, cần làm rõ hơn sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá vào hoạt động sản xuất kinh doanh ô tô tải nhẹ của Công ty Cổ phần ô tô TMT. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trịnh Thị Huyền (2009), Luận văn thạc sĩ: Một số giải pháp kích cầu nhằm hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh thiết bị văn phòng trên địa bàn Hà Nội, Đại học Thương Mại. Lương Thị Mai Anh (2011), Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động xuất khẩu thép sang thị trường Trung Đông của công ty cổ phần tập đoàn Thành Nam, Đại học Thương Mại. Hà Thị Huệ (2011), Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp hạn chế sự biến động của giá vật liệu xây dựng đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH An Thương, Đại học Thương Mại. Hồ Thị Thơ (2011), Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt, Đại học Thương Mại. Công ty cổ phần ô tô TMT, báo cáo tài chính năm 2010, năm 2011, năm 2012, năm 2013. Nguyễn Văn Ngọc (2009), bài giảng kinh tế vĩ mô, Đại học kinh tế quốc dân Nguyễn Văn Giàu (2009), Chính sách tiền tệ đối với ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, 2009. - Số 17. - tr. 1-11.- Tạp chí Ngân hàng. (2009) Nỗ lực đẩy lùi suy thoái kinh tế toàn cầu, 2009. - Tháng 11. - Số 287. - tr. 18-21.- Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương Mục lục TÓM LƯỢC LỜI CẢM ƠN Danh mục hình vẻ, bảng biểu và đồ thị. Danh mục từ viết tắt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_thuc_tap_autosaved_1_9064.doc
Luận văn liên quan