Đề tài Báo cáo Một số biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại seaprodex Đà Nẵng

Ngoài ra, trong quan hệ thanh toán với ngân hàng, các doanh nghiệp cần giữ chữ tín, thực hiện đúng các cam kết, chỉ dẫn về thực hiện các điều khoản của L/C với ngân hàng. Khi có xảy ra tranh chấp, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với ngân hàng để tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục triệt để. Nếu thực hiện được điều đó, hoạt động xuất nhập khẩu của các đơn vị sẽ có hiệu quả cao, công tác thanh toán tín dụng chứng từ cũng sẽ được nhanh chóng, thuận tiện và an toàn.

doc85 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2824 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Báo cáo Một số biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại seaprodex Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o hợp lý. Những biện pháp này nhằm bảo vệ lợi nhuận do biến động giá của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, đồng thời đảm bảo tiến độ thương vụ và giao hàng của công ty. Hơn nữa, trong quá trình thanh toán, việc lập bộ chứng từ và kiểm tra bộ chứng từ đòi hỏi nhân viên phải có kinh nghiệm và có kiến thức chuyên môn cao, mà công ty chưa có điều kiện để đào tạo đội ngũ nhân viên như vậy nên rủi ro gặp phải ở đây thường là sai sót trong quá trình lập chứng từ. Nên việc chậm trễ trong thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán do phải chỉnh sửa lại bộ chứng từ là không thể tránh khỏi, cùng với việc mất đi uy tín với đối tác. Những rủi ro xuất phát từ chính công ty đòi hỏi rằng Seaprodex cần có các biện pháp khắc phục nhằm ngày một nâng cao vị thế của công ty trên thị trường. 2.2.3. Rủi ro về phía ngân hàng có quan hệ Trong quá trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, việc lựa chọn ngân hàng phát hành có ý nghĩa cựa kỳ quan trọng đối với người xuất khẩu, bởi vì ngân hàng phát hành là người đại diện duy nhất cho nhà nhập khẩu đứng ra cam kết thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ thanh toán. Đối với công ty, khả năng nắm bắt thông tin về các ngân hàng tại các quốc gia trên thế giới còn nhiều hạn chế. Giả sử tình hình tài chính của một ngân hàng nào đó bị biến động thì công ty không thể có thông tin kịp thời về ngân hàng đó, lúc này rủi ro của công ty không nhận được tiền hàng là rất cao. Ngân hàng thông báo đóng vai trò trung gian trông suốt quá trình thanh toán của công ty. Ngân hàng này có trách nhiệm thông báo, kiểm tra tính chân thật của L/C gửi đến, kiểm tra nội dung của bộ chứng từ thanh toán mà công ty xuất trình. Do với Seaprodex thì lâu nay đều làm việc với Agribank hay ngân hàng Ngoại thương nên rủi ro thương gặp không phải là những vấn đề về uy tín hay chi phí liên quan, mà đó là trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ sơ sài nên dẫn đến những sai sót trong bộ chứng từ kèm theo những trách nhiệm với người xuất khẩu. 2.2.4. Rủi ro khách quan Ngoài một số rủi ro trên thì còn có một số rủi ro khác như điều kiện thời tiết trong quá trình làm hàng, làm ảnh hưởng đến thời hạn giao hàng nên công ty vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng. Cũng như trong quá trình vận tải, điều kiện thiên nhiên gây ra những trở ngại lớn. Một rủi ro mà các bên tham gia phương thức thanh toán tín dụng chứng từ hay gặp là sự khủng hoảng, suy thoái kinh tế và tình trạng công nợ nặng nề của các quốc gia. Khi nền kinh tế của một quốc gia bị suy thoái, khủng hoảng sẽ kéo theo các ngân hàng bị phong tỏa hoặc tạm ngưng hoạt động, từ đó làm ảnh hưởng tới quá trình thanh toán quốc tế. Nếu nợ nước ngoài của một quỗc gia là quá lớn thì các biện pháp như tăng thuế, phá giá nội tệ sẽ được áp dụng, từ đó làm giảm khả năng chi trả của người mua và ngân hàng có nguy cơ không đòi được tiền. Ngoài ra, sự phong tỏa kinh tế của các quốc gia như trường hợp của Cuba, Iraq… cũng mang lại những rủi ro cho bất kì quốc gia, đơn vị kinh tế nào có hoạt động xuất nhập khẩu với các nước đó. 2.3. Công tác quản trị rủi ro trong thanh toán bằng L/C tại công ty thời gian qua Những rủi ro xảy ra trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Seaprodex mang tính chất đa dạng khác nhau và phát sinh do nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu hai loại rủi ro phổ biến và điển hình nhất là: rủi ro phát sinh liên quan đến vấn đề chứng từ xuất trình và rủi ro liên quan đến trách nhiệm của các bên tham gia. Những rủi ro liên quan đến vấn đề xuất trình gồm những rủi ro do các chứng từ xuất trình không phù hợp với các điều kiện qui định trong L/C hoặc có sự mâu thuẫn giữa các chứng từ. Những rủi ro liên quan đến trách nhiệm của các bên tham gia gồm: - Người nhập khẩu từ chối nhận hàng và không thanh toán cho ngân hàng phát hành - Rủi ro do người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ có sự sai biệt so với qui định của L/C Thực hiện thanh toán L/C hàng xuất Trước hết quá trình chuẩn bị hàng hóa của công ty phải đảm bảo yêu cầu về hàng hóa của đối tác, đó là : đúng loại hàng hóa, đúng chất lượng sán phẩm, đúng bao bì… nói chung là đúng theo quy định của hợp đồng. Từ khâu chuẩn bị hàng hóa xong, chúng ta mới bàn đến vấn đề về bộ chứng từ trong L/C, khi đó chúng ta cần chú ý các vấn đề sau : Tiếp nhận và kiểm tra tính chân thực của L/C -Khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ mở L/C, dù L/C được mở bằng thư hay điện thì bước đầu tiên mà công ty phải làm là kiểm tra tính chân thực bề ngoài của L/C. Công việc này do ngân hàng thông báo nhận trách nhiệm. Tức là khi có sự sai sót về chữ ký thì ngân hàng mới thông báo cho nhà xuất khẩu để cùng nhau giải quyết, còn nếu không có thông báo gì thì nhà xuất khẩu sẽ để cho ngân hàng thông báo xác nhận đã kiểm tra. - Kiểm tra nội dung L/C : Việc kiểm tra nội dung L/C luôn được các cán bộ thanh toán xuất khẩu đặc biệt quan tâm. Vì thế, thanh toán viên thường lưu ý kiểm tra các nội dung quan trọng như: địa điểm mở L/C, ngày mở, tên và địa chỉ của ngân hàng mở, thời hạn hiệu lực, loại L/C, giá trị L/C... cũng như các điều khoản đặc biệt khác để lưu ý khách hàng khả năng thực hiện trong tương lai. Sau đó Seaprodex sẽ được ngân hàng thông báo về việc mở L/C và cho biết về biết phí thông báo. Việc thông báo sẽ được thực hiện như sau : cùng với thư thông báo là bản gốc L/C, ngân hàng thông báo chỉ có trách nhiệm chuyển nguyên văn bức điện L/C đó chức không chịu trách nhiệm dịch hay diễn giải bất cứ một điểm nào trong L/C đồng thời không chịu trách nhiệm về lỗi hay thiếu sót chậm chễ trong khi chuyển bức điện. Trong hoạt động thực tế, do có những tình hình mới phát sinh trong khi ký hợp đồng giữa hai bên xuất nhập khẩu thường có những thay đổi trong nội dung L/C do vậy công ty sẽ nhận được những thông báo sửa đổi từ ngân hàng. Khi nhận chứng từ đề nghị sửa đổi cũng như kiểm tra các yếu tố như đối với L/C chính. Sau đó ngân hàng phải thông báo cho công ty Seaprodex và thu phí sửa đổi, nội dung sửa đổi có nhiều loại nhưng tập trung chủ yếu vào sửa đổi thời gian trong L/C (thời gian giao hàng, xuất trình, bộ chứng từ, ngày hết hạn hiệu lực...). Ngoài nhiệm vụ thông báo L/C, ngân hàng còn đóng vai trò đại diện công ty đòi tiền nhà nhập khẩu. Vì thế, ngân hàng còn có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra và xử lý chứng từ hàng hóa của người xuất khẩu. Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ Nguyên tắc cơ bản của việc kiểm tra bộ chứng từ là nhà xuất khẩu chỉ kiểm tra với sự cẩn thận thích đáng để đảm bảo về mặt hình thức các chứng từ này phù hợp với các quy định trong L/C, chứ không thể kiểm tra được tính xác thực của bộ chứng từ để tránh bị lừa đảo do chứng từ làm giả, đó cũng là nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ. Trên cơ sở nguyên tắc này, việc kiểm tra được thực hiện theo ba yêu cầu : Tính đầy đủ của bộ chứng từ: là đáp ứng yêu cầu về các loại và số lượng chứng từ của L/C. Sự hoàn chỉnh về mặt hình thức: kiểm tra hình thức bề ngoài bộ chứng từ theo quy định của L/C: tên hàng hóa, ngày giao hàng, ngày hết hạn hiệu lực, giá trị, ngày xuất trình chứng từ... Xử lý bộ chứng từ sau khi đã kiểm tra : Trường hợp bộ chứng từ có sai sót Trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ, nếu các chứng từ sai sót ít và nằm trong khả năng sửa chữa lại thì khi được thông báo nhà xuất khẩu phải lập lại các chứng từ đó. Nếu sai sót quá nghiêm trọng như giá trị của hóa đơn so với giá trị L/C hoặc có liên quan đến hàng hoá không thể thanh toán theo L/C hiện hành, thì Seprodex sẽ được ngân hàng tư vấn về việc sửa đổi L/C cho phù hợp với chứng từ đã lập. Tuy nhiên, việc sửa chữa chứng từ rất mất thời gian, trong khi thời hạn xuất trình và thời hạn hiệu lực của L/C có hạn. Nếu không sửa chữa được L/C và chứng từ cũng không sửa chữa được thì có một cách xử lý sau: + Ngân hàng thông báo sẽ điện báo ngân hàng mở hoặc ngân hàng trả tiền nêu rõ những sai sót trong bộ chứng từ và yêu cầu chấp nhận thanh toán nếu sai sót có thể châm chước như sai lỗi chính tả, địa chỉ... điều này phù hợp với thiện chí của nhà nhập khẩu và ngân hàng mở hoặc Seaprodex phải có thư bảo đảm về những sai sót trên chứng từ. Khi lập thư hay điện đòi tiền ngân hàng nước ngoài, trên thư hay điện phải ghi chú : "Negotiated under reserve" (Khách hàng được thanh toán theo điều kiện bảo lưu). Khách hàng được thanh toán theo điều kiện bảo lưu tức là trong trường hợp bên nước ngoài không chấp nhận thì trách nhiệm thanh toán lại cho ngân hàng thuộc về Seaprodex. + Sau khi hoàn thành các bước kiểm tra chứng từ và giúp đỡ công ty sửa chữa những sai sót, ngân hàng thông báo sẽ gửi chứng từ và đòi tiền theo quy định của L/C. Trường hợp ngân hàng mở L/C từ chối thanh toán thì thanh toán viên phải xác minh lại lý do nước ngoài từ chối thanh toán, đồng thời thông báo ngày cho Seaprodex biết. Bộ chứng từ phù hợp: Sau khi kiểm tra nếu bộ chứng từ phù hợp với L/C, tuỳ theo L/C cho phép đòi tiền bằng điện hay thư mà ngân hàng thông báo sẽ gửi thư hoặc điện đòi tiền ngân hàng mở, yêu cầu ngân hàng ghi có vào tài khoản của ngân hàng thông báo. + Chiết khấu chứng từ hàng xuất: Khi Seaprodex có nhu cầu về vốn cấp thiết để kinh doanh trong khi chờ đòi tiền từ ngân hàng nước ngoài, thì công ty đề nghị ngân hàng thông báo xem xét giải quyết theo quy chế cho vay và chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. + Khâu nhận thanh toán Khi nhận thanh toán từ ngân hàng nước ngoài, ngân hàng thông báo cho Seaprodex biết và giải quyết các nghiệp vụ liên quan. Nói chung với quá trình thanh toán như vậy thì Seprodex đã hạn chế rủi ro tới với công ty mình, nhưng không phải là sẽ không có rủi ro xảy ra. Do vậy công ty cần có những giải pháp trong hiện tại cũng như tương lai, để đảm bảo rằng không có sự sai sót dẫn đến những rủi ro trong quá trình thanh toán. 2.4. Đánh giá chung 2.3.1. Tồn tại trong việc thanh toán bằng L/C Trong những năm qua, Việt Nam thực hiện đổi mới nền kinh tế, tăng cường qua hệ kinh tế với nước ngoài nên lĩnh vực xuật nhập khẩu nước ta đã đạt những thành tựu đáng khâm phục. Để đóng góp vào thành tích chung này, hiệu quả thanh toán quốc tế và đặc biệt là thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, từng bước khẳng định được vai trò thanh toán của mình trong quan hệ kinh doanh quốc tế. Và đối với Seaprodex cũng vậy, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được công ty sử dụng hơn 90% trong thanh toán hàng xuất khẩu, doanh số xuất khẩu không ngừng tăng về số lượng, điều kiện thanh toán ngày càng đảm bảo an toàn. Nhưng bên cạnh đó Seaprodex cũng có những tồn tại trong vấn đề thanh toán của mình. Một số tồn tại như : - Chưa mạnh dạn đưa một số đồng tiền thanh toán khác ngoài USD vào thanh toán và chưa có một giải pháp nào để đảm bảo giá trị đồng tiền. - Chưa đạt được sự thỏa thuận với khách hàng trong việc sử dụng thời hạn thanh toán trả trước. Các đối tác như Mỹ, EU là những thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng là những thị trường khó tính trong việc nhập khẩu hàng hóa. Đặc biệt khi nhập khẩu hàng hóa vấn đề về thời hạn thanh toán được các đối tác này chú ý và họ ít khi đồng ý chấp nhận thời hạn thanh toán là trả trước hoặc trả ngay. - Công ty gặp rủi ro trong thanh toán từ ngân hàng phát hành L/C. Như ngân hàng giải thể trước và trong thời hạn thanh toán. - Sơ suất trong công tác kiểm tra, tu chỉnh L/C dẫn đến thời gian thanh toán kéo dài. - Nội dung trên bề mặt của các chứng từ nhiều khi không thống nhất với nhau. - Một số tồn tại về việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, dẫn tới khó khăn trong thanh toán. 2.3.2. Nguyên nhân Một là, do nhân viên công ty, còn thiếu kinh nghiệm về hoạt động thanh toán quốc tế, quan niệm về nghĩa vụ thực hiện hợp đồng và các cam kết còn đơn giản, tuỳ tiện, hành động theo suy diễn chủ quan của mình. Hai là, do nhân viên công ty, còn hạn chế về trình độ am hiểu nghiệp vụ ngoại thương cũng như thanh toán quốc tế, nên hiểu và vận dụng chưa đúng các điều khoản của UCP 600 về chứng từ xuất trình, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia. Ba là, do công ty tìm hiểu đối tác không kỹ, thiếu thông tin, ỷ lại vào ngân hàng trong việc tìm hiểu luật pháp quốc tế về tín dụng chứng từ, trước những món lợi lớn do thương vụ mang lại đã kí kết những hợp đồng bất lợi. Bốn là, nhân viên của ngân hàng sơ suất trong vấn đề kiểm tra L/C, và một số nhân viên của ngân hàng chưa am hiểu nghiệp vụ thanh toán, hoặc không nắm rõ các quy định trong quy trình mở L/C. Năm là, do nền kinh tế chưa ổn định, hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế chưa hoàn chỉnh, thường xuyên được sửa đổi bổ sung gây khó khăn cho các bên tham gia thanh toán tín dụng chứng từ. CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SEAPRODEX MỤC TIÊU CHUNG CỦA CÔNG TY 1.1. Về cơ cấu sản phẩm Trong thời gian tới, Công ty sẽ thay đổi trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng gia tăng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và thực hiện theo phương châm “đưa con tôm sông vượt con tôm biển, đưa con mực lên ngang con tôm, đưa con cá vào cơ cấu xuất khẩu”. Xuất phát từ phương châm trên, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dự kiến năm 2015 như sau : Tên sản phẩm Cơ cấu - Tôm các loại + Tôm biển (50%) + Tôm nuôi (50%) - Mực các loại - Cá các loại - Đặc sản khác 40% 25% 30% 5% Công ty tiến hành đổi mới cơ cấu sản phẩm xuất khẩu trước đây đã có (đông lạnh block là chính) theo hướng ưu tiên chế biến các dạng sản phẩm chế biến cao cấp. Các sản phẩm ăn liền, tươi sống, đồ hộp, sản phẩm đông lạnh, sản phẩm khô có tỷ lệ đặt ra trong năm 2012 và 2015 như sau: Dạng sản phẩm Năm 2012 Năm 2015 - Sản phẩm cao cấp ăn liền - Sản phẩm tươi sống - Sản phẩm đóng hộp - Sản phẩm đông lạnh - Sản phẩm khô 30% 10% 10% 40% 10% 50% 15% 12% 15% 8% 1.2. Về mặt thị trường: Công ty phấn đấu đến năm 2010, bằng cách đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng tiếp thị, dự kiến tỷ trọng thủy sản xuất khẩu qua các thị trường như sau : Thị trường Cơ cấu - Nhật Bản - Châu Á (trừ Nhật Bản) - Thị trường EU - Thị trường Bắc Mỹ - Thị trường trong nước 30-35% 10-15% 15-20% 15-20% 10-15% Tuy sản phẩm thủy sản của công ty xuất khẩu qua nhiều thị trường khác nhau nhưng Nhật Bản là thị trường truyền thống mà công ty luôn hướng đến. Và EU là một thị trường tiềm năng kèm theo mức lợi nhuận cao. Về kim ngạch xuất khẩu thủy sản: Tới 2015, công ty phấn đấu đạt được mức 50 triệu USD. Mục tiêu cuối cùng của Seaprodex Danang đặt ra là đến 2015, Công ty trở thành một Công ty liên kết dọc các hoạt động sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản - chế biến và kinh doanh thủy sản vào hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng với độ tin cậy cao cho khách hàng và tạo ra giá trị bền vững cho các cổ đông. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SEAPRODEX 2.1. Mục tiêu trong thanh toán bằng L/C Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của công ty không ngừng phát triển, chủng loại sản phẩm xuất khẩu ngày càng đa dạng cùng với việc đó là thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Để đạt được kết quả như vậy thì công ty cần nhờ vào sự nỗ lực của toàn thể nhân viên trong mọi vấn đề cũng như trong công tác thanh toán. Đặc biệt với công tác thanh toán thì cần chú ý chặt chẽ, bởi đây được coi là một hoạt động mang tính quyết định sự thành công của mỗi thương vụ kinh doanh tại công ty. Chính vì tính chất quan trọng đó, công ty đặt ra mục tiêu lâu dài : “ An toàn, nhanh chóng, giảm lệ phí trong thanh toán”. Để đạt được mục tiêu này thì cần có những giải pháp cụ thể, kịp thời. 2.2. Các giải pháp 2.2.1. Lựa chọn ngân hàng phát hành L/C đích danh và có uy tín Trong phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ, việc lựa chọn ngân hàng phát hành có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Mà việc lựa chọn ngân hàng phát hành L/C hoàn toàn phụ thuộc vào nhà nhập khẩu, công ty chỉ đóng vai trò tác động. Vì vậy việc lựa chọn ngân hàng phát hành có uy tín luôn là vấn đề đặt ra đối với công ty hiện nay cũng như sau này. Để đảm bảo được thanh toán, công ty có thể lựa chọn ngân hàng phát hành theo hai cách : + Lựa chọn ngân hàng phát hành từ khâu ký kết hợp đồng : Công ty dựa vào kinh nghiệm của mình để có thể biết được ngân hàng phát hành có uy tín hay không. Đồng thời công ty có thể liên hệ với ngân hàng truyền thống của mình để biết được thực trạng của ngân hàng đó ra sao và nêu đích danh ngân hàng đó trong hợp đồng. + Nếu như khách hàng chưa xác định được ngân hàng phát hành ngay khi hợp đồng được ký kết ngay lần đầu tiên tiếp nhận L/C, công ty nên kiểm tra ngân hàng này bằng cách thông báo qua ngân hàng thông báo. Nếu như ngân hàng thông báo không rõ thông tin về ngân hàng này, thì công ty nên yêu cầu khách hàng mở lại L/C từ một ngân hàng khác có uy tín. Một số ngân hàng có uy tín mà công ty có thể chọn làm ngân hàng phát hành như: Nước Tên ngân hàng Nhật Bản Bank of Tokyo Sumitomo Bank Sakura Bank Hoa Kỳ Citibank Chase Manhattan bank Bank of Americ Anh Bank of Scotland Đài Loan Bank of Taiwan Taiwan business bank Đức Landesbank Berlin Holding Bundesverband Deutscher Banken European Central Bank Công ty đề ra những ngân hàng trên có thể lựa chọn để làm ngân hàng phát hành L/C, bới những ngân hàng trên lâu nay là những ngân hàng uy tín, có nguồn tài chính ổn định, một số ngân hàng có nguồn vốn tới hàng trăm tỷ USD như Bank of Tokyo (gần 800 tỷ USD), Sumitomo Bank (hơn 500 tỷ USD)… Hơn nữa, các ngân hàng này thường làm ngân hàng phát hành L/C, họ có kinh ngiệm lâu năm trong những nghiệp vụ này nên nhân viên từ đó học hỏi nên khi phát hành L/C các vấn đề được chú trọng được rà soát kỹ lưỡng. Đặc biệt như Citibank, là một ngân hàng chuyên về phát hành L/C xuất nhập khẩu 2.2.2. Hoàn thiện công tác kiểm tra L/C Khi công ty tiếp nhận L/C từ phía ngân hàng, có thể nội dụng mà công ty tiếp nhận không phù hợp với hợp đồng mà hai bên đã ký. Nếu công ty không phát hiện được sự không phù hợp này mà cứ tiến hành giao hàng theo hợp đồng thì công ty có thể gặp rủi ro trong vấn đề thanh toán, cũng như việc giao hàng theo yêu cầu của L/C thì có thể vi phạm hợp đồng. Vì vậy, để đảm bảo được thanh toán mà không có rủi ro nào xảy ra, hì việc kiểm tra L/C là một khâu cực kỳ quan trọng mà công ty cần phải tiến hành. Cơ sở để kiểm tra L/C là hợp đồng mà công ty đã ký kết với khách hàng. Việc kiểm tra này phải chặt chẽ và kỹ lưỡng. Nội dung mà công ty cần kiểm tra bao gồm : + Loại L/C: đây là điều kiện rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến khả năng điều chỉnh, sửa đổi bổ sung vào L/C. Công ty thường sử dụng L/C không hủy ngang và L/C tuần hoàn. Vì vậy khi nhận được L/C, công ty nên kiểm tra kỹ, nếu không đúng với loại L/C đã thỏa thuận, thì yêu cầu ngân hàng tu chỉnh lại. + Ngân hàng mở L/C: công ty cần kiểm tra ngân hàng phát hành có đúng trong hợp đồng quy định hay không, đồng thời qua ngân hàng thông báo để biết được thực trạng của ngân hàng phát hành như thế nào. + Tên và đia chỉ người thụ hưởng : nếu có sự không thống nhất trong hợp đồng và trên L/C về tên và địa chỉ, thì công ty có thể bị từ chối thanh toán. Vì vậy, công ty cần kiểm tra kỹ và kịp thời phát hiện lỗi này. + Ngày mở L/C: là căn cứ để công ty kiểm tra khách hàng việc thực hiện L/C đúng với trong hợp đồng hay không. Và ngày mở L/C còn là căn cứ để xác định ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của ngân hàng mở với công ty, cũng chính là ngày bắt đầu tính thời gian hiệu lực của L/C. + Ngày và địa điểm hết hiệu lực Ngày hết hiệu lực của L/C là thời điểm hết sức quan trọng, khi kiểm tra L/C cần phải chú ý: ngày hết hiệu lực của L/C phải sau ngày mở và ngày giao hàng một cách hợp lý. Thời gian này phải bao gồm khoảng thời gian giao hàng cộng với khoảng thời gian lập và kiểm tra chứng từ của công ty, cộng với thời gian lưu trữ và chuyển chứng từ từ ngân hàng thông báo tới ngân hàng mở L/C. Nếu thời gian hiệu lực của L/C quá ngắn không đủ thời gian lập bộ chứng từ thanh toán nộp ngân hàng thì công ty cần phải sửa đổi thời gian hiệu lực của L/C bằng cách đề nghj khách hàng gia hạn thêm. Công ty cần phải chắc chắn rằng mình có thể xuất trình bộ chứng từ cần thiết cho ngân hàng trước ngày hết hiệu lực của L/C. Địa điểm hết hiệu lực của L/C cần phải đúng với thỏa thuận trong hợp đồng, nếu không công ty phải yêu cầu khách hàng sửa lại. Nếu địa điểm hết hiệu lực ở trong nước thì sẽ tạo thêm một khoảng thời gian cho công ty trong việc lập và xuất trình bộ chứng từ. + Thời hạn giao hàng : mặt hàng thủy sản có tính thời vụ, sẽ tốn kém chi phí bảo quản và lưu trữ. Vì vậy, để thực hiện việc giao hàng kịp thời và đúng số lượng, trước khi chấp nhận L/C thì công ty cần dự toán tổng thời gian thu mua, chế biến, giao hàng lên tàu…để có thể chấp nhận thời gian giao hàng của khách hàng hay không. Đối với công ty, theo từng khách hàng mà có thời hạn giao hàng khác nhau, cũng có thể là thời hạn giao hàng chậm nhất, cũng có thể là thời hạn giao hàng là sau bao nhiêu ngày mở L/C, nhưng dù theo thời hạn nào đi nữa thì công ty cần nắm bắt được khả năng giao hàng của mình và kiểm tra L/C, để từ đó yêu cầu khách hàng sửa lại phù hợp với khả năng của mình. + Số lượng hàng hóa và số tiền của L/C : nếu trong quy định, số lượng hàng giao bằng một số tuyệt đối thì công ty không nên chấp nhận điều này, mà công ty nên đề nghị khách hàng có điều kiện xê duchj thích hợp. Về số tiền trên L/C, công ty kiểm tra số tiền ghi bằng chữ và bằng số có thống nhất với nhau không, tên đơn vị tiền tệ có đúng theo quy định trong hợp đồng hay không. Đồng thời, không ghi số tiền dưới một số tuyệt đối mà nên ghi một giới hạn chênh lệch x% của tổng số tiền mà công ty xuất trình chứng từ thanh toán. Bởi vì, nếu ghi chính xác thì khi công ty giao hàng không đúng giá trị tuyệt đối như trong L/C thì ngân hàng có thể viện lý do chứng từ thanh toán không phù hợp với những điều kiện quy định trong L/C để từ chối thanh toán. + Cách thức giao hàng : tùy theo nhu cầu của mỗi thị trường mà cách thức giao hàng khác nhau. Một thị trường đòi hỏi một số lượng lớn, thì công ty cũng phải kiểm tra rằng mình có thể giao hàng với khối lượng như thế một lần hay phải giao nhiều lần. Bởi biết rằng, sản lượng thủy sản còn bị biến động bởi nhiều yếu tố khách quan như thời tiết….nên công ty thương lượng với khách hàng giao hàng từng phần là tốt nhất, và cần đảm bảo rằng chuyến hàng thứ hai được phép giao khi đã kiểm tra chuyến hàng thứ nhất giao đúng chất lượng. Và khi giao hàng từng phần thì cần chú ý đến chi phí phát sinh. + Cách vận tải : khi kiểm tra điều khoản này, công ty cần nắm bắt các thông tin về tuyến đường vận tải, lịch trình vận chuyển của các hãng tàu để có thể quyết định nên hay không nên chấp nhận cho phép chuyển tải hay không cho phép chuyển tải. Chẳng hạn trong L/C quy định không cho phép chuyển tải, nhưng đến ngày ký hợp đồng thuê tàu lại không có chuyến tàu đi suốt, khi đó công ty sẽ không thể sửa đổi L/C và lúc đó sẽ vi phạm quy định trong L/C. Như vậy sẽ gặp rủi ro. + Phần mô tả hàng hóa : cần có sự thống nhất giữa hợp đồng và L/C về tên hàng, chất lượng, số lượng, giá cả hàng hóa… + Bộ chứng từ thanh toán : đây là nội dung rất quan trọng trong L/C, vì nếu có một sai sót nào thì ngân hàng không thể chấp nhận thanh toán. Vì vậy, khi nhận được L/C, công ty cần kiểm tra kỹ bộ chứng từ trên các nội dung sau : Số loại chứng từ phải xuất trình Số lượng chứng phải làm đối với từng loại Nội dung cơ bản yêu cầu với từng loại Thời hạn muộn nhất phải xuất trình bộ chứng từ Khi kiểm tra, nếu chứng từ nào mà công ty có thể không thể xuất trình được thì yêu cầu khách hàng tu chỉnh lại lại, để đảm bảo rằng khi xuất trình sẽ được thanh toán. Nói chung, công ty muốn dễ dàng được thanh toán sau khi giao hàng cần phải kiểm tra, đáng giá kỹ lưỡng bộ chứng từ thanh toán để từ đó thực hiện đúng quy định trong L/C . Hơn nữa, từ kiểm tra đó có thể phát hiện ra nhiều khả năng công ty có thực hiện được hay không để đề nghị khách hàng tu chỉnh lại L/C, nhằm có một nội dung L/C có thể thực hện được. 2.2.3. Hoàn thiện công tác lập bộ chứng từ thanh toán Đối với phương thức tín dụng chứng từ, việc giao hàng đúng theo L/C mói là một điều kiện cần trong rất nhiều điều kiện khác. Một điều quan trọng khác ở đây là bộ chứng từ xuất trình phù hợp với những yêu cầu của L/C thì mới được ngân hàng trả tiền. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, công ty cần phải xác định được tiêu chuẩn của bộ chứng từ cần xuất trình cho ngân hàng khi lập bộ chứng từ thanh toán. 2.2.3.1. Hóa đơn thương mại Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là căn cứ để thanh toán tiền hàng. Giá trị trên hóa đơn là giá trị trị thực tế của lô hàng. Vì vậy, mọi chứng từ khác đều phải giống hóa đơn về số lượng, trọng lượng, giá trị. Do quan trọng hư vậy, nên khi lập hóa đơn thương mại công ty cần phải làm sao cho hóa đơn phù hợp với L/C. Sau đây là một số cách hoàn thiện hơn công tác lập háo đơn : - Người lập hóa đơn : Theo UCP 600, “Điều 18a : a. Hóa đơn thương mại i. Phải thể hiện là do người thụ hưởng ký phát (trừ trường hợp quy định tại điều 38). ii. Phải đứng tên người yêu cầu ( trừ tường hợp áp dụng điều 38g). iii. Phải ghi bằng loại tiền của tín dụng. iv. Không cần phải ký.” Tức là háo đơn thương mại phải thể hiện được bề mặt là được phát hành bởi người thụ hưởng và người lập hóa đơn có thể không cần ký trừ khi nó được quy định trong L/C. Vì vậy, khi lập hóa đơn, công ty phải theo đúng nội dung thể hiện trong mục Benificiary thể hiện trên L/C. - Tên và địa chỉ khách hàng: Nội dung này thể hiện trên hóa đơn ở mục “ For account and risk messers…” . Khi kiểm tra công ty đối chiếu nội dung này với mục Applicant trên L/C. - Ngày lập hóa đơn: phải trước hoặc trùng với ngày giao hàng - Số bản, loại hóa đơn khi xuất trình: + Công ty cần lập số bản theo yêu cầu của L/C + Công ty cần xuất trình số lượng bản gốc, bản phụ theo yêu cầu của L/C Mô tả hàng hóa: Việc mô tả hàng hóa phải đúng từng chữ một theo điều UCP 600 Điều 18c “ Mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện trong hóa đơn thương mại phải phù hợp với mô tả hàng hóa trong tín dụng.” Đơn giá hóa đơn: đơn giá này phù hợp với giá trong L/C và thể hiện được điều kiện giao hàng ( FOB, CIF, CFR…) có đúng theo L/C không. Trị giá hóa đơn : + Nếu giao hàng từng phần thì tổng giá trị của hóa đơn có thể nhỏ hơn giá trị của L/C cho một lần giao hàng. Chú ý ngày giao hàng trên vận đơn với ngày hết hạn giao hàng để giao hàng kịp thời và lúc đến hạn cuối giao hàng thì cộng giá trị hóa đơn của các lần giao hàng. Tổng giá trị của tất cả các lần giao hàng phải nằm trong phạm vi của L/C với dung sai cho phép trong L/C + Nếu giao hàng một lần, thì tổng giá trị của hóa đơn phải khớp với giá trị của L/C, nằm trong dung sai cho phép của L/C. Và trong L/C dung sai được quy định như sau “ x% more and less in amount quantity is aceeptance.” Trong trường hợp hàng hóa yêu cầu nhiều chủng loại và L/C quy định số lượng cụ thể cho từng loại thì dung sai cho phép cũng được áp dụng cho từng chủng loại hàng hóa. Ngoài ra còn có các mục như số tiền trên hóa đơn, cảng đi, cảng đến, tên tàu, số L/C…có thống nhất với các chứng từ khác hay không. 2.2.3.2. Vận đơn đường biển Đây là một chứng từ qua trọng trong thanh toán quốc tế, là bằng chứng xác lập hợp đồng chuyên chở, là giấy xác nhận để được nhận hàng với người nhập khẩu, cũng là một giấy tờ quan trọng để đảm bảo rằng được thanh toán với nhà xuất khẩu. Một số vấn đề cần chú ý : Ngày tàu đi là ngày thuyền trưởng hay hãng tàu ký vận đơn, ngày này không được sau ngày giao hàng và nằm trong thời gian hiệu lực của L/C Người gửi hàng (Shipper): ghi tên và địa chỉ người thụ hưởng chính xác như L/C quy định. Người nhận hàng (Consignee): là một mục rất quan trọng trên vận đơn vì nó xác nhận người sở hữu lô hàng. Vì vậy, khi lập bộ chứng từ mục này được quy định chặt chẽ trong L/C, và tuân theo quy định của nó. + Nếu L/C quy định “Make out to order of…(tên ngân hàng phát hành).” , thì mục Consignee trên vận đơn sẽ được ghi “To order of…( tên ngân hàng phát hành). ” và người chủ hàng không cần ký hậu + Nếu L/C quy định “Make out to order of shipper and blank endorsed…” hoặc “Make out to order and blank endorsed…”, thì mục Consignee trên vận đơn sẽ được ghi “To order of shipper…” hoặc “To order…” và mặt sau của vận đơn được chủ hàng ký hậu để trống. + Nếu L/C quy định “Make out to applicant” thì mục Consignee trên vận đơn sẽ ghi tên và địa chỉ của người yêu cầu giống như trên L/C và người chủ hàng không cần ký hậu. Tên người được thông báo ( Notify party): Mục này trên vận đơn phải ghi đúng tên người xin mở thư tín dụng (Applicant). Số lượng vận đơn: Theo yêu cầu của L/C mà số bản vận đơn nhiều hay ít. + Nếu L/C không quy định gì thì công ty nộp một bộ vận đơn gồm hai bản chính và một bản phụ. + Nếu L/C quy định “ Full set of clean on board ocean bills of lading…” thì khi xuất trình công ty phải lập vận đơn gồm ba bản chính. + Nếu L/C quy định “Full 2/3 set of clean on board ocean bills of lading…” thì khi xuất trình công ty phải lập hai bản chính và một bản phụ. + Nếu L/C quy định “Full 3/3 set of clean on board ocean bills of lading and two non-negotiable…” thì khi xuất trình công ty phải lập vận đơn gồm ba bản chính và hai bản vận đơn không thương lượng. Mô tả hàng hóa: hàng hóa có thể được mô tả một cách tổng quát nhưng không được mâu thuẫn với L/C Người ký phát vận đơn: nếu L/C chỉ đích danh hãng tàu sẽ chuyên chở lô hàng thì đồng nghĩa với vận đơn phải lập bởi hãng tàu đó hoặc là đại lý của hãng tàu đó mới được coi là hợp lệ. Nếu L/C không quy định hãng tàu naoc cụ thể thì trên vận đơn chỉ cần ghi tên nhà chuyên chở và được chứng thực bởi : + Nhà chuyên chở hoặc đại lý đại diện của người chuyên chở, nếu là nhà chuyên chở thì phải ghi rõ “As carrier” bên dưới chữ ký và dấu chứng thực, nếu là đại lý thì sau chữ ký phải ghi “As agent for carrier”. + Thuyền trưởng hoặc đại diện cho thuyền trưởng, nếu là thuyền trưởng thì sau chữ kí phải thể hiện As master, nếu là đại diện cho thuyền trưởng thì ghi “On behalf of Mr…As master” Ký hậu trên vận đơn + Nếu L/C yêu cầu kí hậu đích danh như “Endorsed to order of Nichirei” thì công ty thể hiện mặt sau vận đơn như sau : To order of Nichirei (Tên và địa chỉ công ty) Kí tên + Nếu L/C yêu cầu kí hậu để trống “Blank endorsed” thì công ty chỉ cần ghi tên, địa chỉ của mình và đóng dấu, kí tên ở mặt sau vận đơn. 2.2.3.3. Hối phiếu Hối phiếu kí phát theo L/C để đòi tiền người nhập khẩu, vì vậy công ty phải đối chiếu nội dung của L/C để lập. Khi lập cần chú ý : Hối phiếu có giá trị thanh toán phải là hối phiếu bản gốc, có chữ ký tay của người kí phát. Ngày kí phát hối phiếu phải trùng hoặc sau ngày ký vận đơn và ngày kí phát hối phiếu phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C Số tiền trên hối phiếu nắm trong khoảng giá trị của L/C và bằng 100% giá trị hóa đơn. Hơn nữa, số tiền bằng chữ và số phải giống nhau. Nếu số tiền ghi bằng chữ không có đơn vị tính bằng Cent thì sau số tiền phải ghi chữ Only. Thời hạn ghi trên hối phiếu : Kiểm tra theo quy định của L/C, nếu trả ngay thì ghi “at sight”, nếu trả sau thì ghi “At …days sight” Tên người thụ trái : Người thụ trái có thể là ngân hàng mở tín dụng hay người xin mở tín dụng. Tùy theo tín dụng quy định mà hối phiếu được kí phát cho người này hay người kia. Xuất trình hối phiếu : khi xuất trình hối phiếu gồm hai bản, bản thứ nhất ghi “…this first Bill of Exchange” (Second of the name tenor and date being unpaid), bản thứ hai ghi “…this second Bill of Exchange” (Fist of the name tenor and date being unpaid). Với trường hợp công ty giao hàng vượt quá kim ngạch L/C thì công ty phải lập hối phiếu cùng hóa đơn như sau : + Lập hai hóa đơn, một hóa đơn đúng với kim ngạch L/C. Lập hối phiếu theo từng hóa đơn một. Hối phiếu của số tiền vượt quá không thể kí phát theo L/C mà phải kí phát thẳng cho người nhập khẩu và nhờ ngân hàng thu hộ tiền + Trường hợp không lập hai hóa đơn được thì hối phiếu vẫn phải làm riêng biệt thành hai hối phiếu và trên hối phiếu của số tiền vượt quá L/C phải ghi rõ “phần tiền vượt quá dùng cách nhờ thu” ( being overdrawn pertion for collection). 2.2.3.4. Phiếu đóng gói (Packing list) Phiếu đóng gói được lập khi đóng gói hàng hóa, nó tạo điều kiện cho việc kiểm tra số lượng hàng hóa. Để tránh những sai sót khi lập phiếu, công ty cần chú ý các điểm sau : + Ngày lập phiếu: phải trước hoặc trùng với ngày giao hàng thể hiện trên vận đơn. + Mô tả hàng hóa: phải đúng với hàng hóa ghi trong hóa đơn và trên L/C. + Cách đóng gói: phải theo yêu cầu của L/C. + Các số liệu về trọng lượn tịnh (Net Weight), trọng lượng gộp (Gross Weight)… có phù hợp với con số trên phiếu hay không. + Số liệu trên phiếu phải thống nhất với các chứng từ khác, đặc biệt là vận đơn vì vận đơn thể hiện số liệu thực sự của hàng hóa được giao, trong khi đó phiếu đóng gói lại mô tả số liệu hàng hóa bằng con số tính toán. 2.2.3.5. Giấy chứng nhận của người thụ hưởng Giấy này do người thụ hưởng cung cấp, nhằm xác nhận rằng họ đã gửi một số chứng từ cho người được chỉ định hoặc đã thực hiện một số yêu cầu nào đó do L/C quy định. Để tránh những sai sót khi lập giấy chứng nhận, trước hết công ty xem L/C yêu cầu nội dung gì, để lập lại theo yêu cầu phù hợp với L/C. 2.2.3.6. Giấy chứng nhận vệ sinh phòng dịch Việc lập giấy này phải căn cứ vào L/C, các lô hàng thủy sản xuất khẩu sang một số nước phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu do phía thị trường cung cấp, đồng thời phải được sản xuất tại những cơ sở chế biến đã được công nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ngành. Đây là một trong những nội dung được đề cập trong L/C, sau khi phía đối tác kiểm tra mới và xác nhận hàng hóa đủ tiêu chuẩn thì mới chấp nhận lập giấy chứng nhậ an toàn thực phẩm. Như đối với thị trường Mỹ, phải thông qua FDA (Food and Drug Administration), FDA phải nhận được thông báo trước về mỗi chuyến hàng thực phẩm nhập vào nước Mỹ. Thông báo này phải bao gồm phần mô tả về vật phẩm, nhà sản xuất và nhà vận chuyển, người trồng (nếu biết), nước xuất xứ, hàng được đưa lên tàu từ nước nào, và dự kiến hàng đưa vào tại cảng nào. Việc đóng gói, ghi mã số lô hàng đã kiểm tra phải được thực hiện theo hướng dẫn của Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản. 2.2.4. Tăng cường công tác quản trị rủi ro trong thanh toán tại công ty Rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có nguyên nhân từ chính những yếu kém trong nghiệp vụ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và chính họ là người gánh chịu những thiệt hại nặng nề từ những rủi ro đó. Theo số liệu của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, có tới 70% giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đào tạo về nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán quốc tế. Trong khi đó 80- 85% số doanh nghiệp đó tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc uỷ thác xuất nhập khẩu. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán quốc tế. Cụ thể: các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khâu phải có các cán bộ chuyên trách về xuất nhập khẩu. Các cán bộ phải được đào tạo nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu luật thương mại quốc tế, có năng lực công tác và đặc biệt phải có phẩm chất trung thực trong kinh doanh. Do vậy, công ty cần có các chương trình đào tạo và phát triển nhân viên nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh toán nói riêng và nghiệp vụ ngoại thương nói chung. Bên cạnh đó, công ty cần phổ biến các thông luật về thanh toán quốc tế, những hiểu biết này sẽ giúp nhân viên của công ty nắm rõ được quy trình, thủ tục, nguyên tắc về thanh toán một cách đầy đủ. Người tham gia cùng mình là ai, họ như thế nào? Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, việc chọn đối tác không phải là việc dễ, bởi khi có đơn đặt hàng phù hợp với khả năng sản xuất, với khả năng đáp ứng và có một mức sinh lợi khá cao thì công ty sẽ xem xét đến việc kí hợp đồng. Tức là người xuất khẩu không phải khi nào cũng có quyền lựa chọn đối tác. Đồng nghĩa với việc đó, là Seapodex phải nắm bắt, tìm hiêu về đối tác như thế nào, để đề ra điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán…. cho phù hợp với từng đối tác trong hợp đồng được kí kết. - Đối với khách hàng quen thuộc, đã thật sự tin tưởng về uy tín, công ty sử dụng phương thức thanh toán TTR, để giảm bớt các thủ tục rườm rà, mất thời gian, cước phí phải trả thấp hơn mở L/C. - Đối với khách hàng mới có quan hệ làm ăn với công ty, cần thiết phải sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C. Do chưa biết rõ về khách hàng, nên hình thức thanh toán này sẽ hạn chế rủi ro cho công ty khi khách hàng có ý đồ không tốt. Nếu trong hợp đồng không ghi thời hạn, thì thời hạn trả tiền là 15 ngày kể từ ngày nhận giấy đòi tiền. Nếu vi phạm thì mức phạt cao nhất là 8% cho nghĩa vụ không thực hiện hợp đồng đúng thời hạn và 12% cho trường hợp vi phạm khác. Đối với nghĩa vụ thanh toán, nếu càng thanh toán chậm, mức phạt càng cao và có thể số tiền phạt lớn hơn số tiền phải thanh toán và còn phải bồi thường thiệt hại cho bên bán. Vì là đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, mục tiêu hàng đầu của công ty là khách hàng, vì vậy khi soạn thảo hợp đồng công ty cũng nên ghi rõ thời hạn thanh toán, để người mua ý thức được nghĩa vụ của mình, tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc, ảnh hưởng đến lợi ích của đối tác. Một bài toán đặt ra cho công ty là phải tìm hiểu đối tác như thế nào trong điều kiện là đối tác ở nước ngoài, môi trường kinh doanh không phải lúc nào, chỗ nào công ty cũng nắm vững. Tìm hiểu kỹ lưỡng đối tác trong quá trình kinh doanh, đó là điều không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vấn đề rủi ro trong thanh toán xảy ra đối với công ty chúng ta cũng thấy được rằng chỉ là vấn đề về chứng từ thanh toán, khi có sai sót trong bộ chứng từ thì tùy vào tình trạng cụ thể mà công ty sẽ có các giải pháp khắc phục khác nhau. Nhưng làm sao để hạn chế để điều đó đừng xảy ra, đó là điều đặt ra cho công ty, để hạn chế điều đó công ty đã tổ chức thực hiện, trước khi làm hàng thì công ty yêu cầu đối tác làm một bản nháp thư tín dụng, qua đó công ty tìm hiểu về sự uy tín của ngân hàng phát hành, phát hiện những sai sót trong chứng từ. Bên cạnh đó thì công ty áp dụng một số biện pháp về thời hạn thanh toán như: - Tiếp tực sử dụng thời hạn thanh toán trả ngay - Hạn chế sử dụng thời hạn thanh toán trả chậm - Thương lượng về khách hàng về thời hạn thanh toán trả trước Trong bối cảnh nền kinh tế không ổn định, thì các giải pháp để đảm bảo giá trị đồng tiền cũng được Seaprodex chú trọng. Trong quá trình thanh toán, đồng tiền mà Seaprodex sử dụng là đồng USD, đây là một thuận lợi cho công ty vì USD là một ngoại tệ mạnh, hơn nữa tài khoản ngoại tệ của công ty tại ngân hàng cũng là USD. Tuy nhiên đối với một số khách hàng như một số khách hàng ở Nhật, muốn đưa đồng Yên Nhật (JPY) vào trong thanh toán, bởi khi sử dụng đồng tiền này thì các doanh nhân Nhật đã nâng cao địa vị đồng tiền này trên thị trường thế giới, đồng thời họ không phải dùng ngoại tệ. Khi đó, buộc công ty cần có giải pháp lựa chọn như thế nào để vừa giữ chân được khách hàng và vừa đảm bảo an toàn trong thanh toán. Muốn làm được điều đó, công ty cần sử dụng biện pháp đảm bảo hối đoái để đảm bảo giá trị thực của đồng tiền. Ngoài ra, công ty còn có các biện pháp nhằm tạo vốn cho nguồn hàng xuất khẩu, bởi trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, không phải lúc nào công ty cũng đủ vốn để tiến hành nhiều thương vụ khác nhau. Đáp ứng kịp thời thương vụ cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm của mỗi thương vụ. Vì vậy, việc tạo được nguồn vốn và tăng nhanh vòng quay vốn sẽ làm tăng hiệu quả của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Một số biện pháp nhằm tạo nguồn vốn của công ty : - Chiết khấu hối phiếu - Tín dụng ứng trước cho người xuất khẩu - Mua hàng trả chậm Đó là một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro trong thanh toán tại công ty trong thời gian qua, công ty cũng không có một biện pháp định lượng nào để đo lường độ rủi ro, chỉ là thông qua việc phân tích tình hình đối tác, thị trường, tình hình kinh doanh để biết được mức độ rủi ro như thế nào, từ đó hạn chế các rủi ro thông qua việc thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán này. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.1. Kiến nghị với ngân hàng Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của nghiệp vụ ngân hàng. Hầu hết các khâu của quy trình thanh toán đều được thực hiện giữa các ngân hàng. Qua đó có thể thấy được rằng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn trong phương thức này. Trên thực tế, thiệt hại đối với khách hàng hay đối với ngân hàng cũng đều là thiệt hại chung của nền kinh tế nước nhà, của toàn xã hội. Bởi vậy, ngân hàng có trách nhiệm nặng nề đối với việc ngăn ngừa, hạn chế những rủi ro trong công tác thanh toán tín dụng chứng từ. Từ thực tiễn hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của các ngân hàng có sở giao dịch tại Việt Nam thường là ngân hàng thông báo, có thể đề xuất những ý kiến sau: Để có được quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ hợp lý, ban lãnh đạo cần phải mạnh dạn giao hạn mức phán quyết cụ thể cho phòng thanh toán quốc tế nhằm giúp cho khách hàng không qua nhiều phòng ban, tiết kiệm thời gian và chi phí. Nhằm hạn chế những rủi ro xuất phát do lỗi của con người thì cần nâng cao thêm trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ thanh toán viên. Để thực hiện được các giải pháp về con người một cách có hiệu quả, cần tạo điều kiện cho cán bộ trau dồi kiến thức kinh nghiệm, tiêu chuẩn hóa đội ngũ thanh toán viên bằng các việc làm cụ thể như: + Thường xuyên tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn với sự tham gia của chuyên gia về thanh toán quốc tế. + Chú trọng vào công tác đào tạo các cán bộ nòng cốt, thuộc đối tượng quy hoạch của phòng tổ chức để chuẩn bị hình thành các lớp lãnh đạo mới kế cận có chất lượng cao. + Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho cán bộ giúp cho công tác thanh toán được tiến hành trôi chảy và nhanh chóng. + Tổ chức công tác thi tuyển nghiêm túc công bằng. + Có các chính sách ưu đãi thỏa đáng nhằm duy trì, phát triển nguồn nhân tài sẵn có trong nội bộ. + Thực hiện chế độ thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời, đúng người, đúng lúc, đặc biệt cần có những khuyến khích về mặt vật chất, tinh thần cho những nghiên cứu khoa học, đề xuất hay nhằm phát huy tính sáng tạo, chịu khó tìm tòi trong công việc của đội ngũ cán bộ. Một vấn đề cũng rất quan trọng đối với ngân hàng là phải không ngừng nâng cao tính trung thực và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ làm công tác thanh toán. Thực tế cho thấy đã có trường hợp rủi ro xảy ra bắt nguồn từ những sai trái, sự cố tình vi phạm các quy định ngân hàng. Những vi phạm ấy nhất định phải được xử lý nghiêm minh nhằm làm trong sạch đội ngũ cán bộ, củng cố uy tín của ngân hàng với khách hàng trong và ngoài nước. Hoàn thiện quy trình thu thập và xử lý thông tin. Có thể thấy hầu hết rủi ro trong việc mở L/C, đặc biệt là L/C trả chậm của suy cho cùng đều do thiếu thông tin cần thiết về khách hàng. Có những khách hàng kinh doanh không có lãi, tình hình tài chính bấp bênh, nợ quá hạn trong các ngân hàng lớn... nhưng ngân hàng không biết rõ hoặc cố tình làm ngơ. Vì vậy, ngân hàng cần cập nhật thường xuyên về khách hàng, về thị trường hàng hóa thì những rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ sẽ không nghiêm trọng. 3.2. Kiến nghị với chính sách của nhà nước 3.2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương L/C. Thanh toán xuất khẩu của cả nước những năm gần đây đã tăng lên cả về khối lượng và chất lượng. Tuy nhiên, các tranh chấp về thanh toán cũng phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp. Điều đó đòi hỏi hệ thống luật pháp Việt Nam phải được cải tiến để có thể giải quyết công minh các tranh chấp, bảo vệ quyền lợi của nhà xuất khẩu trong nước. Chính phủ nên khẩn trương ban hành những văn bản pháp lý cho giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu. Chính phủ có thể ban hành một nghị định về thanh toán quốc tế đề cập đến quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương của người mua, người bán với tín dụng chứng từ giữa các ngân hàng. Mối quan hệ về nghĩa vụ, trách nhiệm. quyền lợi của nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và các ngân hàng khi tham gia sử dụng L/C, mối quan hệ này cũng cần được pháp lý hóa trên cơ sở luật quốc gia. Nó làm cơ sở để toà án, trọng tài áp dụng khi xét xử các vụ tranh chấp giữa các đối tác trong giao dịch thanh toán. Các cơ quan pháp luật không thể chỉ dựa vào thông lệ quốc tế mang xét xử các vụ kiện phát sinh tại Việt Nam, vì UCP không thể thay thế luật quốc gia. 3.2.2. Sự phối hợp với các ban ngành có liên quan Các giải pháp trên có mang lại hiệu quả cao hay không tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là phụ thuộc vào các cơ quan hữu quan chuyên trách quản lý các lĩnh vực khác có liên quan mật thiết tới công tác thanh toán quốc tế như Bộ thương mại, Hải quan... Các cơ quan này được coi như là mắt xích trong một dây chuyền khép kín của quá trình thực tiễn hóa các giải pháp. Điều cần thiết là họ nên tạo điều kiện, tránh tư tưởng cục bộ, phối hợp chặt chẽ với các Ngân hàng thương mại sao cho quá trình thanh toán cũng như việc giải quyết hậu quả rủi ro diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng nên tự ý thức được trách nhiệm của mình sao cho thực hiện đúng, đầy đủ các quy định, tránh gây ra những rủi ro cho mình. Như trên đã đề cập, hiện nay trình độ nghiệp vụ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam còn ở mức thấp, các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch chiến lược đào tạo các cán bộ vững vàng về chuyên môn, dày dạn về kinh nghiệm, am hiểu thương mại, pháp luật quốc tế bằng cách cử cán bộ đi học các lớp nâng cao trình độ nhằm cập nhật các kiến thức mới một cách thường xuyên về cả lĩnh vực ngoại thương và thanh toán quốc tế, đặc biệt là thanh toán bằng L/C để có thể trực tiếp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. Có các chính sách đãi ngộ đối với các cán bộ có năng lực. Đồng thời có chế độ thưởng phạt nghiêm minh nhằm giữ các cán bộ giỏi, khuyến khích họ trau dồi kiến thức, hoàn thành trách nhiệm, trung thành với lợi ích của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong quan hệ thanh toán với ngân hàng, các doanh nghiệp cần giữ chữ tín, thực hiện đúng các cam kết, chỉ dẫn về thực hiện các điều khoản của L/C với ngân hàng. Khi có xảy ra tranh chấp, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với ngân hàng để tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục triệt để. Nếu thực hiện được điều đó, hoạt động xuất nhập khẩu của các đơn vị sẽ có hiệu quả cao, công tác thanh toán tín dụng chứng từ cũng sẽ được nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. KẾT LUẬN Trong những năm qua, nền kinh tế mở đã mang lại những chuyển biến tích cực đối với hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng qua các năm, nền kinh tế dần được cải thiện và phát triển. Qua thời gian thực tập tại Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung, em thấy hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh của Seaprodex nói riêng ngày càng phát triển. Để có được sự phát triển đó phải kể đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã giúp cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của thương mại quốc tế thì rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, việc nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ và phòng ngừa rủi ro là hết sức cần thiết. Trong chuyên đề, một số biện pháp em đưa ra với mong muốn góp phần làm giảm thiểu rủi o gặp phải trong công tác thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, từ đó giữ vững mối quan hệ lâu dài với khách hàng và tăng vị thế của công ty trên thị trường. Với kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô và các cô chú trong Ban Xuất của Seaprodex. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Văn Nghiệp và các cô chú trong Ban Xuất đã hướng dẫn nhiệt tình và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn Nguyễn Thị Bé TÀI LIỆU THAM KHẢO Một số tài liệu tham khảo 1. Bài giảng về thanh toán quốc tế của thầy Đỗ Minh Sơn 2. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 600) 3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Seaprodex giai đoạn 2007-2009 4. Giáo trình thanh toán quốc tế _ Đại học Kinh tế Quốc dân 5. Giáo trình thanh toán quốc tế _ Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 6. Nghiệp vụ thanh toán bằng L/C của Citibank 7. A Short Course in International Payments, Second Edition by Edward G. Hinkelman  8. ISBP681 _ Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn Quốc tế kiểm tra chứng từ theo L/C Một số Website tham khảo 1. www.vnecon.vn/showthread.php 2. www.ktdoingoai.com 3. www.seadanang.com.vn 4. www.vcci.com.vn 5. www.lienvietbank.net 6. www.vietcombank.com.vn 7. www.vietinbank.vn 8. www.agribank.com.vn 9. www.vasep.com.vn DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình sử dụng máy móc thiết bị tại công ty Bảng 2.2 : Bất động sản thuộc sở hữu của công ty Bảng 2.3: Cơ cấu lao động tại công ty Bảng 2.4 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.5: Tổng kết tài sản nguồn vốn của công ty Bảng 2.6 : Chỉ số vòng quay khoản phải thu của công ty từ năm 2007 – 2009 Bảng 2.7: Sản lượng và kim ngạch hàng xuất khẩu (2007-2009) Bảng 2.8 : Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu ( 2007-2009) Bảng 2.9 : Cơ cấu thị trường xuất khẩu thời kỳ 2007-2009 Bảng 2.10 : Bảng chi phí việc tu chỉnh chứng từ trong L/C tại các ngân hàng Bảng 2.11 : Chi phí chiết khấu hối phiếu một số ngân hàng Bảng 2.12 : Tỷ trọng các phương thức thanh toán xuất khẩu tại công ty Bảng 2.13 : Số lần hàng bị trả lại do không qua FDA Sơ đồ 1.1 : Quy trình mở L/C Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của Seaprodex Đà Nẵng Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ nghiệp vụ thanh toán Biểu đồ 2.1 : Biểu đồ thể hiện Sản lượng và kim ngạch hàng xuất khẩu Biểu đồ 2.2 : Biểu đồ cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu ( 2007-2009) Biểu đồ 2.3: Các biểu đồ thể hiện cơ cấu thị trường xuất khẩu thời kỳ 2007-2009 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo đề tài- Một số biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại seaprodex Đà Nẵng.doc
Luận văn liên quan