Đề tài Các biện pháp Marketing góp phần quảng bá hình ảnh của vịnh Hạ Long

Du lịch vịnh Hạ Long trong những năm gần đây đang thực sự đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, có tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ trọng trong GDP tăng nhanh và liên tục; có thị trường rộng lớn; sức lan tỏa mạnh; có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Không chỉ vậy, du lịch vịnh Hạ Long đang được coi là một trong khu vực thuộc các trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước. Đặc biệt, trong thời gian tới với những thách thức và cơ hội mới, du lịch vịnh Hạ Long thực sự có tiềm năng phát triển rất lớn để trở thành môt trong những trung tâm du lịch lớn không chỉ của Việt Nam mà còn của cả khu vực. Để khai thác và phát huy tốt các tiềm năng đó, hình ảnh của vịnh Hạ Long phải được xây dựng và quảng bá một cách chuyên nghiệp và rộng rãi đến du khách. Và Marketing du lịch chính là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp du lịch vịnh Hạ Long đạt được những mục tiêu đề ra.

pdf114 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4139 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các biện pháp Marketing góp phần quảng bá hình ảnh của vịnh Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong những trung tâm trọng điểm du lịch của Việt Nam. * Về thị trường Khai thác triệt để khách từ các thị trường quốc tế ở khu vực Đông á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, kết hợp khai thác các thị trường ở Bắc Á, Bắc Âu, Úc, New Zealand, các nước SNG và Đông Âu. Chú trọng phát triển và khai thác thị trường du lịch nội địa, phát huy tốt nhất lợi thế phát triển du lịch từng địa phương, đáp ứng yêu cầu giao lưu, hội nhập và phù hợp với quy định của Nhà nước. * Về cơ sở vật chất, kĩ thuật Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch, tiến hành mở rộng ranh giới Di sản Vịnh Hạ Long sang khu vực Bái Tử Long và làm tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Hoàn thiện các khu du lịch trọng điểm; tiếp tục thu hút các nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch; phát triển phong phú, đa dạng các sản phẩm du lịch, các dịch vụ du lịch mới chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường liên kết các địa phương để mở rộng không gian du lịch. Mục tiêu tập trung khai thác có hiệu quả các lợi thế về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên du lịch, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn có quy mô hiện đại, bền vững. Đồng thời phát triển rộng ra ngoài địa bàn thành phố với việc hình thành khu du lịch Hạ Long gồm: Trung tâm du lịch Hạ Long và vùng phụ cận TP, một phần huyện Hoành Bồ, trong đó trọng điểm là Vịnh Hạ Long - Bãi Cháy - Hùng Thắng - Tuần Châu và trung tâm TP Hạ Long; xây dựng Hạ Long là trung tâm du lịch hạt nhân của vùng duyên hải Đông Bắc và trở thành trung tâm du lịch biển có chất lượng quốc tế vào giai đoạn sau. Từ đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch của vịnh trong Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 87 cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá, cảnh quan môi trường. * Về phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ: Mục tiêu của ngành du lịch vịnh Hạ long là phải tăng cường đạo tạo nguồn nhân lực, bao gồm cả tăng về số lượng và chất lượng. Về số lượng, đảm bảo đến năm 2010 có khoảng 40000 lao động du lịch. * Về chất lượng, xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch gồm: dạy nghề, đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học du lịch tại địa phương. Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch; đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hoá quốc gia cho ngành du lịch; gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ phát triển du lịch bền vững, tạo bước phát triển mới có hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vào hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch. 2. Phương hướng phát triển của du lịch vịnh Hạ Long đến năm 2015 Định hướng phát triển du lịch vịnh Hạ Long được nêu rõ trong Nghị quyết 08/NQ-TU là “Phát triển du lịch vịnh Hạ Long theo hướng mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ du lịch. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt dộng du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch. Gắn phát triển du lịch với bảo vệ môi trường sinh thái vịnh Hạ Long”. Trong đó, cụ thể về phương hướng phát triển sản phẩm du lịch, hoạt động quảng bá và xúc tiến, hội nhập, hợp tác quốc tế du lịch như sau: Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 88 * Về sản phẩm du lịch Phát triển các sản phẩm du lịch mới chất lượng cao theo hướng tạo ra nét riêng có của du lịch vịnh Hạ Long như câu mực trên biển, tham quan Vịnh Hạ Long bằng khinh khí cầu... nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, cải tiến các hình thức kinh doanh. Trong đó khu vực vịnh Hạ Long sẽ hình thành các điểm tham quan chủ yếu, hạn chế phát triển các khu lưu trú, nghỉ dưỡng, bằng việc xây dựng các khu tham quan như: Khu du lịch tâm linh - huyền thoại đảo Đầu Gỗ; Khu vui chơi giải trí- lưu trú đảo Bồ Hòn; Khu du lịch sinh thái nhân văn đảo Hang Trai, Đầu Bê… Khu vực phía tây TP Hạ Long sẽ gồm: Khu lưu trú - dịch vụ Bãi Cháy; Khu du lịch tổng hợp Hùng Thắng; Khu du lịch sinh thái Đồn Điền.. Phía đông TP sẽ là các khu di tích lịch sử núi Bài Thơ; Khu tham quan phố cổ Hòn Gai, Khu bảo tàng than Hà Lầm. Gắn liền với các khu du lịch là các tuyến du lịch được đa dạng hoá hơn nữa gồm cả trên bờ, trên biển và trên núi. Với việc phát triển các khu, điểm, tuyến du lịch đồng bộ sẽ tạo ra diện mạo mới cho du lịch TP Hạ Long cả về không gian và cảnh quan kiến trúc đô thị. * Về xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch: Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; tranh thủ hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước, từng bước tạo dựng và nâng cao hình ảnh du lịch vịnh Hạ Long trên trường quốc tế; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và của nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội. * Hội nhập, hợp tác quốc tế về du lịch Tăng cường củng cố và mở rộng hợp tác song phương và hợp tác đa phương với các tổ chức quốc tế, các nước có khả năng và kinh nghiệm phát triển du lịch. Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 89 Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu du lịch, các dự án tạo sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho phát triển nguồn nhân lực, công nghệ và bảo vệ môi trường du lịch. 3. Cơ hội và thách thức đối với du lịch vịnh Hạ long 3.1. Cơ hội Những năm qua, TP Hạ Long đã có bước tăng trưởng vượt bậc về kinh tế, trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành kinh tế mũi nhọn du lịch. Du lịch Hạ Long đang trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam và khu vực. Riêng năm 2007 TP đã đón 1,9 triệu lượt khách du lịch, tăng 15% so với năm 2006, doanh thu du lịch 980 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 200537. Cùng với đó, trong những năm tới có rất nhiều cơ hội đang mở ra đối với du lịch vịnh Hạ Long. Kể từ khi Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới lần cuối cùng, những nghiên cứu tiếp theo đã kiến nghị rằng Vịnh Hạ Long và các vùng lân cận là nơi cư trú của rất nhiêu loài sinh vật quý hiếm góp phần đáng kể vào việc bảo tồn đa dạng sinh học. Như vậy, Vịnh Hạ Long có tiềm năng đáp ứng tiêu chuẩn thứ 3 mà từ trước tới nay chưa có di sản thế giới nào ở Việt Nam có được, bởi nó chứa đựng “môi trường sống tự nhiên quan trọng bậc nhất cho việc gìn giữ bảo tồn đa dạng sinh học”38. Đây thật sự là một lợi thế trong phát triển môi trường du lịch vịnh, cũng như thu hút hơn nữa lượng khách quốc tế và nội địa đến tham quan. Vịnh Hạ Long cũng đang đứng trước cơ hội được bình chọn là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Đây thực sự là một cú huých mạnh với việc quảng 37 Ban quản lý Vịnh Hạ Long, Báo cáo sơ kết quá trình thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TU về phát triển vịnh Hạ Long giai đoạn 2001 - 2007 38 Muốn phát triển du lịch phải hoàn thiện môi trường, http:// www.vnn.vn Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 90 bá hình ảnh của vịnh Hạ Long đến du khách quốc tế thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như có tác động lớn đến việc thu hút các dự án và sự quan tâm của các cơ quan chủ quản, các nhà đầu tư quốc tế vào xây dựng và phát huy giá trị du lịch của vịnh. Một cơ hội khác đối với du lịch vịnh Hạ Long là chất lượng dịch vụ đi kèm dịch vụ du lịch đang ngày càng được cải thiện. Điều này là do các ngành kinh doanh dịch vụ có liên quan đến dịch vụ du lịch như lĩnh vực ngân hàng, vận chuyển, viễn thông…sẽ phát triển hơn, cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng và phong phú hơn, chính vì vậy các dịch vụ này sẽ đáp ứng được nhu cầu của du khách. Cùng với đó là áp lực cạnh tranh trong những năm sắp tới của ngành du lịch sẽ ngày càng tăng, buộc du lịch vịnh cũng có những bước phát triển ngang tầm. Bên cạnh đó, Tổng cục du lịch Việt Nam cũng đang có những biện pháp hỗ trợ, tăng cường, xúc tiến các hoạt động du lịch Việt Nam nói chung trong đó có vịnh Hạ Long đến bạn bè quốc tế, cũng như phối hợp giữa các bộ ngành nhằm tạo điều kiện và môi trường thông thoáng cho sự phát triển của ngành du lịch. 3.2. Thách thức Mặc dù những thành tựu mà du lịch vịnh Hạ Long đã đạt được hơn chục năm qua là rất khả quan, nhưng khu Di sản thiên nhiên thế giới này hàng giờ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ về khả năng ô nhiễm môi trường và biến đổi cảnh quan thiên nhiên, cũng như về các yếu tố nhằm phát triển du lịch tổng thể: Sức ép đầu tiên phải kể đến hiện nay là việc phát triển và mở rộng đô thị, xây dựng bến cảng, nhà máy, cơ sở sản xuất, dịch vụ tại thành phố Hạ Long… Đặc biệt phải lưu ý tới những tác nhân có nhiều khả năng gây ô nhiễm môi trường và làm biến đổi cảnh quan khu du di sản Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 91 Khu vực Vịnh Hạ Long có hàng ngàn hòn đảo mà phần lớn là núi đá vôi, nguồn nguyên liệu xây dựng đang có nhu cầu sử dụng và khai thác nên rất dễ bị các tư nhân lợi dụng khai thác đá gây biến dạng cảnh quan, phá huỷ cảnh đẹp nên thơ của khu di sản. Hoạt động kinh tế trên vùng biển Hạ Long (giao thông cảng biển, môi trường đánh bắt, chế biến hải sản…) với các loại phương tiện tàu thuyền đi lại, neo đậu dày đặc. Hầu hết các phương tiện đó đều sử dụng dầu mỡ và khả năng rủi ro gây ô nhiễm môi trường rất khó dự báo trước. Việc tăng dân số một cách tập trung ở các đô thị, khu công nghiệp mới dọc bờ biển với các trung tâm thương mại, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, cũng như sự gia tăng đột biến số lượng khách du lịch sau khi Hạ Long trở thành di sản thiên nhiên thế giới cũng là những nguy cơ tiềm ẩn. Do đó vấn đề kiểm soát môi trường đang được đặt ra cấp bách. Mặc dù doanh thu từ du lịch Vịnh Hạ Long những năm gần đây tăng mạnh nhưng thẳng thắn nhìn nhận, hiện nay khu vực di sản này vẫn đang gặp phải những tồn tại và thách thức đặc biệt trong lĩnh vực phát triển sản phẩm du lịch. Việc phát huy giá trị di sản chưa đồng nhất và còn manh mún bởi phụ thuộc vào mục tiêu của mỗi chủ thể liên quan đến việc khai thác và quản lý tài nguyên, hoạt động kinh tế xã hội. Điều đó đã dẫn đến những xung đột và mâu thuẫn, thậm chí triệt tiêu lẫn nhau giữa các giải pháp bảo tồn giá trị di sản phục vụ du lịch và phát triển các ngành kinh tế khác. Hiện tượng trùng lặp các hoạt động du lịch, sản phẩm du lịch trong đầu tư phát triển kinh doanh; chất lượng sản phẩm du lịch chưa đáp ứng với nhu cầu và thị hiếu của thị trường, chưa hấp dẫn những đối tượng khách có khả năng chi trả cao là những bất cập vẫn tồn tại thời gian qua… Sở dĩ xảy ra tình trạng trên là do hoạt động du lịch vui chơi giải trí còn đơn điệu, nội dung, quy mô nhỏ, phân tán, Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 92 chất lượng chưa cao, các loại hình du lịch khu di sản chủ yếu là các tuyến tham quan thắng cảnh Vịnh với nội dung và hình thức nghèo nàn, đơn điệu, chưa tôn vinh được các giá trị đặc biệt của di sản. Các tuyến tham quan trên các tuyến tham quan dưới mặt biển còn chưa được đầu tư. Các giá trị thẩm mỹ của vùng cảnh quan biển, đảo, khu sinh thái biển, văn hoá truyền thống chưa được khai thác hiệu quả trong bối cảnh gia tăng những dấu hiệu suy giảm giá trị cảnh quan du lịch, sự phát triển thiếu bền vững của Hạ Long… Một vấn đề mà nhiều du khách quốc tế đã phàn nàn là ý thức về bảo vệ môi trường di sản của khách du lịch, cộng đồng địa phương còn chưa cao, chưa xây dựng được hình ảnh, thương hiệu du lịch Hạ Long hiện đại, văn minh, lịch sự, vẫn còn hiện tượng ăn xin, đeo bám khách du lịch, ảnh hưởng tới môi trường du lịch di sản. Vịnh Hạ Long còn thiếu các quy chế và biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ và hạn chế tối đa việc phát triển các khu lưu trú, nghỉ dưỡng không theo quy hoạch trên các đảo. Đối với hệ thống nhà nghỉ, khách sạn nổi, lưu động vẫn chưa có quy hoạch và biện pháp kiểm soát ngặt nghèo theo tiêu chuẩn du lịch sinh thái và quy định bảo tồn di sản, bảo vệ cảnh quan biển đảo kể cả đối với khu vực mặt nước vùng đệm di sản. Các cơ sở ăn uống phát triển tự phát, không theo quy hoạch tổng thể trong khu vực bảo tồn tuyệt đối. Đồng thời, phát triển du lịch chưa căn cứ vào nhu cầu, sở thích, khả năng chi trả của các loại thị trường khách du lịch, vì vậy mà chưa tạo ra sức cạnh tranh cao trong vùng biển đảo Bắc Bộ, cả nước, khu vực và quốc tế. Thiếu sự đồng bộ về hệ thống sản phẩm du lịch, các tour du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hạ tầng du lịch, sự bền vững của tài nguyên và môi trường cảnh quan du lịch khu vực ven bờ, đô thị Hạ Long và vùng biển đảo Quảng Ninh và Bắc Bộ. Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 93 Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch còn nhiều hạn chế, yếu kém về các khâu. Nhận thức của các doanh nghiệp đối với phát triển tổng thể vịnh còn ở mức thấp. Các hoạt động Marketing quảng bá hình ảnh của vịnh chưa được thật sự chú trọng và xây dựng một cách bài bản. Bên cạnh những yếu tố nội tại từ bản thân du lịch vịnh, thì vịnh Hạ Long còn phải đối mặt với những thách thức khác từ các yếu tố ở môi trường bên ngoài. Đó là sức ép cạnh tranh từ các khu du lịch trong nước và quốc tế khác. Môi trường du lịch Việt Nam vẫn chưa thực sự tạo được dấu ấn, cũng như phát huy các nét văn hóa bản sắc. Trong khi đó, du lịch các quốc gia khác trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thai Lan…đang có những chương trình và chiến lược hết sức hấp dẫn. Chính điều này, vô hình chung cũng đã làm ảnh hưởng đến lượng khách và sức hấp dẫn của du lịch vịnh Hạ Long trên các thị trường quốc tế. Chính áp lực từ sự cạnh tranh gay gắt về môi trường du lịch trong nước, quốc tế, vịnh Hạ Long phải tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến các du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đầu tư hơn nữa vào cơ sở vật chất, chú trọng đến môi trường kinh doanh du lịch…Đặc biệt, khi mà vịnh Hạ Long đang trong cuộc bình chọn để trở thành một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, thì công tác Marketing các hoạt động du lịch, bao gồm một chuỗi các hoạt động từ nghiên cứu môi trường, xác định thị trường mục tiêu, xây dựng sản phẩm du lịch, đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá, phát triển các kênh phân phối, cải thiện quy trình phục vụ, đào tạo đội ngũ nhân viên đến mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Có thể nói, đó cũng là một trong những biện pháp chính để quảng bá hình ảnh du lịch của vịnh Hạ Long đến với bạn bè trong nước và quốc tế một cách có hiệu quả. Sau đây, tác Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 94 giả xin đề xuất một số biện pháp Marketing góp phần quảng bá hình ảnh của vịnh Hạ Long. II. Các biện pháp Marketing góp phần quảng bá hình ảnh của vịnh Hạ Long 1. Nhóm các giải pháp vĩ mô 1.1. Các giải pháp tổng thể đầu tư cho cơ sở hạ tầng Vịnh Hạ Long là một di sản văn hóa thế giới, cũng là trọng điểm du lịch của cả nước, vì vậy nhà nước cũng như tỉnh ủy Quảng Ninh cần tăng cường vai trò của mình trong các hoạt động du lịch của vịnh, tập trung xây dựng các tour tham quan vịnh Hạ Long cho khách trong nước và quốc tế…theo hướng đồng bộ, chất lượng cao. Về quy hoạch và đầu tư, việc rà soát điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vịnh Hạ Long cần phải sớm thực hiện, hoàn thành quy hoạch chi tiết, gắn kết giữa phát triển đô thị với việc hình thành các sản phẩm du lịch. Tỉnh ủy và nhà nước cũng cần sớm xây dựng đề án phát triển biển đảo theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư. Tỉnh ủy cũng cần tạo điều kiện cho thành phố Hạ Long hợp tác với Công ty tư vấn quốc tế nghiên cứu triển khai dự án phát triển du lịch thành phố Hạ Long và vùng phụ cận. Bên cạnh việc quy hoạch, khai thác các nguồn du lịch sẵn có từ tự nhiên, các di tích lịch sử văn hóa dân tộc, cần kết hợp quy hoạch đầu tư phát triển các cơ sở du lịch hiện đại. Nhà nước và tỉnh ủy cũng cần có chính sách đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải như hàng không, đường sắt, đường bộ và cơ sở hạ tầng du lịch như khu nghỉ dưỡng, khách sạn, khu vui chơi giải trí…Ngoài ra, các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đăc biệt đầu tư vào cơ sở hạ tầng cần tiếp tục được thực hiện. Khi các công ty nước ngoài đã đổ tiền vào xây dựng các khu vui chơi thì đương nhiên chính họ sẽ là người đứng ra tổ chức các hoạt động thu Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 95 hút khách nước ngoài đến ăn nghỉ tại cơ sở của họ. Điều này lại giúp đưa dịch vụ du lịch Hạ Long đến với nhiều khách quốc tế hơn nữa. 1.2. Các giải pháp về hệ thống, chính sách nhất quán hỗ trợ từ các ban ngành Trung ương, địa phương Sở du lịch Quảng Ninh cần phối hợp với các bộ, ngành, địa phương giúp đỡ cho các công ty du lịch đẩy mạnh hoạt động marketing, quảng bá hoạt động du lịch vịnh Hạ Long. Sở du lịch cũng cần phải tranh thủ sự giúp đỡ của nhà nước, các cơ quan của nhà nước để tranh thủ tận dụng các chính sách mang tầm quốc gia như chính sách hỗ trợ cho ngành du lịch về giá vé máy bay, giá phòng, nâng cấp và cải tiến thủ tục đón khách tại cửa khẩu quốc tế… Các nhà quản lý du lịch của nhà nước, tỉnh, thành phố phải thực sự là chỗ dựa cho doanh nghiệp địa phương. Các cơ quan chủ quản tiến hành các Chương trình xúc tiến mang tầm vóc quốc gia, khu vực…từ đó thúc đẩy du lịch vịnh phát triển, cũng đồng thời giúp cho các doanh nghiệp địa phương có điều kiện thu hút thêm nhiều khách du lịch hơn nữa. Tổng cục du lịch và sở du lịch tỉnh Quảng Ninh cần có định hướng giúp đỡ các tổ chức văn hóa nghệ thuật xuất bản sách hướng dẫn du lịch, sách giới thiệu tham quan vịnh, các dịch vụ du lịch vịnh, bưu ảnh, tờ rơi… Để có thể đưa ra những chính sách nhất quán cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước và tư nhân. Du lịch là ngành có tính xã hội hóa cao, sản phẩm có tính tổng hợp liên ngành, liên vùng, nên sự phối kết hợp này là rất cần thiết. 1.3 Xây dựng các chiến lược quảng bá hình ảnh vịnh Hạ Long mang tầm quốc gia Sở du lịch tỉnh Quảng Ninh cần mở rộng và tăng cường các hoạt động tuyên truyền quảng bá dịch vụ du lịch của vịnh Hạ Long không chỉ với thị trường trong Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 96 nước mà còn phải hướng tới thị trường quốc tế. Để hình ảnh của vịnh Hạ Long ngày càng được định vị và đánh giá cao tại các thị trường này, sở du lịch cần phối hợp tổng cục du lịch Việt Nam, tranh thủ sự giúp đỡ từ phía các bộ và ban ngành hữu quan thực hiện các công tác sau: Thứ nhất, tranh thủ Tổng cục du lịch tuyên truyền mạnh mẽ hình ảnh, thương hiệu quảng bá du lịch vịnh Hạ Long trên kênh truyền hình nổi tiếng thế giới có số lượng người xem lớn như CNN (Mỹ), BBC (Anh), Tv5(Pháp), Ariang (Hàn Quốc)…Đây là cách làm tốn kém nhưng sẽ mang lại hiệu quả cao bởi số người xem các kênh truyền hình này rất lớn. Thứ hai, tham gia hơn nữa vào các Hội chợ Du lịch quốc tế, Hội thảo quốc tế…phát hành các ấn phẩm giới thiệu về cảnh quan, dịch vụ du lịch vịnh bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Các ấn phẩm quảng cáo phải được thiết kế phù hợp với thói quen du lịch và tập quán của từng đối tượng khách hàng trên từng thị trường khác nhau. Thứ ba, sở du lịch Quảng Ninh cũng cần tranh thủ cơ hội khi mà Tổng cục du lịch đang xúc tiến mở các văn phòng đại diện du lịch tại những thị trường trọng điểm…Thông qua các văn phòng đại diện, sở du lịch có được những nguồn thông tin trực tiếp, cập nhật hơn về nhu cầu cuả khách hàng, từ đó giúp cho việc tạo ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của từng đoạn thị trường và duy trì khách hàng thường xuyên tại đó. Thứ tư, tăng cường quảng bá hình ảnh của vịnh Hạ Long thông qua các kênh quảng bá chính thức của Tổng cục du lịch như tại trang web chính thức của Tổng cục du lịch, website du lịch Việt Nam. Ngoài ra, đăng ký cùng các đơn vị du lịch khác trên cả nước nhằm tiến hành đồng loạt hoạt động quảng bá như đặt cài thông tin trong các máy tính dạng kios bắt mắt truy cập thông tin du lịch để Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 97 giới thiệu tại các điểm nóng như sân bay quốc tế, hãng hàng không, các điểm vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng… 2. Nhóm giải pháp vi mô 2.1. Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu môi trường Marketing dịch vụ du lịch Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh, cũng như ban quản lý vịnh Hạ Long trước hết cần quan tâm và đầu tư hơn nữa tới vấn đề nghiên cứu môi trường Marketing dịch vụ du lịch. Việc nghiên cứu môi trường Marketing dịch vụ du lịch cần được tiến hành một cách ngiêm túc, bài bản và nghiên cứu tổng thể các yếu tố môi trường khác nhau. Có như vậy, các doanh nghiệp mới có bức tranh toàn cảnh về môi trường kinh doanh của mình, từ đó dưa ra chiến lược đầu tư và phát triển cho phù hợp. Muốn tăng cường công tác này, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên vịnh cần: Đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn cho công tác nghiên cứu môi trường Marketing. Các nhân viên này có thể tiến hành đồng thời công tác nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu nhưng nhất định phải là đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Có như vậy, công tác này mới được tiến hành một cách bài bản, nghiêm túc. Công tác nghiên cứu môi trường không chỉ dừng lại ở môi trường Marketing trong nước mà còn phải mở rộng nghiên cứu môi trường Marketing nước ngoài, đặc biệt là tại các quốc gia mà được xác định là thị trường cần tập trung của du lịch vịnh Hạ Long trong những năm sắp tới. Đây cũng chính là vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch bỏ qua, hoặc tiến hành một cách thiếu bài bản. Nhưng thực tế chỉ ra rằng có nghiên cứu đầy đủ về môi trường Marketing tại thị trường mục tiêu, thì các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch vịnh Hạ Long mới có đầy đủ thông tin về tình hình chính trị, văn Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 98 hóa, xã hội…cũng như nhu cầu tại thị trường đó. Từ đó, các doanh nghiệp mới có thể đưa ra các chiến lươc Marketing phù hợp. 2.2. Tăng cường nghiên cứu thị trường và nhu cầu khách du lịch Hiện nay việc nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch vịnh Hạ Long vẫn còn nhiều hạn chế. Sau đây là một số giải pháp đề xuất góp phần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường: Các doanh nghiệp và ban quản lý vịnh cũng như sở du lịch Quảng Ninh cần tăng kinh phí cho công tác nghiên cứu thị trường. Đồng thời đạo tạo đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường có chất lượng. Đây chính là yếu tố quyết định tới sự thành công của công tác nghiên cứu thị trường. Ngoài những giải pháp dài hạn, thì ban quản lý du lịch vịnh Hạ Long cùng các doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại: Thứ nhất, đối với các số liệu đã được thống kê về doanh thu, lợi nhuận, lượng khách, cơ sở vật chất…cần đưa vào phân tích, nghiên cứu cụ thể nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn thực sự mà ngành du lịch vịnh đang gặp phải. Thứ hai, các doanh nghiệp và sở du lịch tiến hành nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm du lịch vịnh Hạ Long tại các thị trường đó. Hiện tại, có một số thị trường được đánh giá là thị trường trọng điểm của du lịch vịnh Hạ Long là: thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Bắc Âu. Do đó, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ hơn về môi trường văn hóa, kinh tế, chính trị, cũng như nhu cầu du lịch của khách, mức độ chi trả cho các sản phẩm du lịch…để từ đó có kế hoạch xúc tiến marketing phù hợp. Để tiến hành việc nghiên cứu thị trường tại các thị trường mục tiêu có hiệu quả, các ban ngành và sở du lịch tỉnh có thể sử dụng hai phương thức sau. Một là tự bản thân doanh nghiệp và sở du lịch cử cán bộ điều tra, lập đại lý du lịch tại các thị trường Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 99 mục tiêu. Cách làm này sẽ cho lại kết quả chính xác tuy nhiên chi phí cao và đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao. Thứ hai, sở du lịch có thể thuê các công ty chuyên về nghiên cứu thị trường du lịch tại các thị trường mục tiêu để nhận kết quả báo cáo. Ngoài ra, các doanh nghiệp và sở du lịch vẫn phải tăng cường phối kết hợp với các công ty lữ hành, trung gian tại địa phương. Bên cạnh việc tập trung vào thị trường khách quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và sở du lịch tỉnh cũng cần phải đầu tư hơn nữa vào việc nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, nhu cầu của khách nội địa. Thị trường này thực chất có đóng góp đến hơn 50% tổng doanh thu của vịnh, nhưng lại chưa được đánh giá đúng. Việc nghiên cứu phải bao gồm cả các yếu tố từ tính cạnh tranh của các địa điểm du lịch khác trong nước, khả năng chi trả của khách nội địa, nhóm khách, cơ cấu tuổi nghề nghiệp của khách. Có tiến hành tốt công tác nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu trên cơ sở các thông tin và số liệu điều tra, du lịch vịnh Hạ Long mới có được những bước đi đúng đắn tiếp theo trong chiến lược Marketing-mix của mình. 2.3. Giải pháp Marketing – mix 2.3.1. Chiến lược sản phẩm dịch vụ du lịch Hiện nay, sản phẩm du lịch của vịnh Hạ Long vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa tạo được tính đặc thù riêng. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp và ban ngành có liên quan cần: Thứ nhất, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, bên cạnh việc phát huy những lợi thế tự nhiên sẵn có. Ngoài các hình thức du lịch như tham quan, tìm hiểu thiên nhiên, văn hóa, lịch sử nghỉ dưỡng…cần phát triển thêm các loại hình du lịch bổ trợ như du lịch mua sắm thông qua các trung tâm thương mại, siêu thị, phố đi bộ, chợ đêm, chợ nổi trên biển…, các loại hình dịch vụ chữa bệnh (tắm Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 100 nước khoáng, chăm sóc sức khỏe, các thẩm mỹ viện..). Phát triển các loại hình du lịch bổ trợ kèm với việc kiểm soát về chất lượng, qui mô nhằm góp phần thúc đẩy chất lượng dịch vụ du lịch nói chung. Thứ hai, tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, qui mô lớn như: khu du lịch sinh thái, khách sạn 4-5 sao, công viên vui chơi giải trí đa năng, dịch vụ lặn biển, du lịch mạo hiểm, các công trình thể thao, công trình văn hóa…để có thể khai thác số lượng khách lớn, có khả năng chi trả cao, tăng thời gian lưu trú và mức chi của khách du lịch. Thứ ba, tạo nét đặc trưng và sự định vị khác biệt trong tâm trí khách du lịch về sản phẩm du lịch vịnh. Muốn làm được điều này, cần phải biết tận dụng những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên có 1 không 2 của vịnh. Xây dựng các chương trình du lịch sinh thái biển, lặn biển, các hoạt động kết hợp với nét truyền thống văn hóa của vịnh, gắn với các truyền thuyết, các sự kiện lịch sử. Thứ tư, cùng với việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch vịnh, việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch vịnh để thu hút khách theo hướng tiêu chuẩn hóa từng dịch vụ cấu thành dịch vụ du lịch như vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tuyến điểm, hướng dẫn viên…Hàng năm, căn cứ vào tiêu chuẩn đã thống nhất, tiến hành phân loại và bình chọn doanh nghiệp đạt chất lượng tốt để thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và giới thiệu với khách hàng. Thứ năm, tăng cường cung cấp các dịch vụ du lịch trọn gói. Các doanh nghiệp cần chuyên môn hóa, tức là tập trung vào thỏa mãn một hoặc một số “khúc” trong chuỗi nhu cầu của khách du lịch. Việc cung cấp các dịch vụ trọn gói có chất lượng cao thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch đòi hỏi phải có sự liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 101 Để thực hiện tốt các giải pháp trên cần có sự đầu tư và quy hoạch của các cơ quan hữu quan nhằm phát triển sản phẩm du lịch Hạ Long một cách đồng bộ, tránh tình trạng các sản phẩm du lịch trùng lặp, manh mún. Tóm lại, sản phẩm du lịch chính là giá trị mà người cung ứng dịch vụ muốn mang lại cho khách hàng. Sản phẩm càng đa dạng, phong phú, hấp dẫn, phù hợp với khả năng chi trả và mong muốn của khách hàng bao nhiêu, càng dễ tạo được chỗ đứng trong tâm trí khách hàng. Hay nói cách khác, sản phẩm chính là giá trị thực chất mà doanh nghiệp quảng bá và giới thiệu tới khách hàng. Xây dựng tốt chiến lược sản phẩm là một trong những chìa khóa để quảng bá thành công hình ảnh của vịnh Hạ Long. 2.3.2. Định giá dịch vụ du lịch Như đã nêu ở chương II, việc định giá dịch vụ du lịch tại vịnh Hạ Long hiện nay vẫn còn ở mức cao, chưa tương xứng với chất lượng dịch vụ, cũng như chưa dựa trên các tiêu chí về chi phí, khả năng cạnh tranh, mức chi trả của khách hàng. Mức giá dịch vụ không thống nhất, do thiếu sự kiểm soát của các cơ quan chủ quản. Điều này làm mức giá của du lịch vinh kém cạnh tranh hơn. Để khắc phục tình trạng này, sở du lịch và các doanh nghiệp cần tiến hành một số biện pháp sau: Tiến hành định giá đồng loạt các sản phẩm dịch vụ du lịch trên điạ bàn vịnh, đặc biệt là giá một số sản phẩm du lịch phổ biến như (phòng nghỉ, phương tiện vận chuyển, quà lưu niệm, dịch vụ giải trí…), tránh tình trạng đặt giá quá cao. Sau khi đã định giá hợp lý dựa trên các yếu tố về chi phí của doanh nghiệp, tính cạnh tranh, mức chi trả của khách, cần tiến hành niêm yết các bảng giá một cách công khai để du khách có thể nắm rõ mức giá. Thứ hai, việc định giá đồng loạt công khai, phải dựa trên cơ sở linh hoạt. Các công ty du lịch cần tiến hành nghiên cứu các đoạn và phân đoạn thị trường Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 102 đối với từng loại sản phẩm du lịch để từ đó đưa ra mức giá phù hợp với khả năng chi trả và nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Chẳng hạn, với khách du lịch ba lô, khách trẻ tuổi là học sinh, sinh viên, mức chi trả thường thấp hơn, nhu ầu ăn ở lại khá đơn giản nên định giá ở mức thấp. Thứ ba, tăng cường đổi mới công nghệ, tối ưu hóa quản lý và quy trình phục vụ để giảm chi phí và giá thành dịch vụ, giảm thiểu các chi phí phát sinh không cần thiết. Thứ tư, phối hợp tốt với các ngành có liên quan như hàng không, xe khách,ngân hàng, bưu chính… tranh thủ sự hỗ trợ từ các ngành này để tạo ra sự định giá ưu đãi đối với khách du lịch. Định giá dịch vụ du lịch phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với định giá hàng hóa do tính vô hình và không đồng nhất cả dịch vụ. Việc định giá đúng và phù hợp dịch vụ du lịch lại càng có vai trò quan trọng, nhằm thúc đẩy tính cạnh tranh và xây dựng hình ảnh về du lịch vịnh theo tiêu chuẩn chất lượng tốt, giá cả phù hợp. 2.3.3. Giải pháp cho chính sách phân phối Phân phối chính là tạo ra sự lưu thông cho chuỗi giá trị của sản phẩm du lịch vịnh Hạ Long. Chính qua các kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp mà khách du lịch biết được về hình ảnh của vịnh Hạ Long. Thực tế, kênh phân phối của sản phẩm du lịch vịnh vẫn chủ yếu dựa vào thị trường gửi khách, các doanh nghiệp vẫn thiếu tính chủ động trong việc kiểm soát các nhu cầu của khách tại các thị trường mục tiêu, bị động trong việc nắm bắt tiếp xúc với khách tại các thị trường mới. Một trong những giải pháp hiệu quả nhất là các doanh nghiệp tại vịnh cần tăng cường việc bán sản phẩm trực tiếp tới du khách, bao gồm cả khách nội địa và quốc tế. Để làm được việc đó, chúng ta cần thực hiện những giải pháp sau: Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 103 Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch vịnh cần áp dụng triệt để thương mại điện tử trong các hoạt động bán hàng của mình. Các công ty cần có website riêng cung cấp thông tin bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và xây dựng kênh bán hàng trực tuyến. Các website cũng cần phải được quảng cáo và tạo các đường link từ các địa chỉ website tin cậy như trang web chính thức của vịnh Hạ Long, trang web của tổng cục du lịch…Các doanh nghiệp cũng cần có bộ phận chuyên biệt quan tâm đến vấn đề đặt tua, phòng khách sạn để du khách có thể trực tiếp lên mạng xem tua nào khách sạn nào, thời điểm nào phù hợp nhất với họ. Tiếp tục phát triển và tạo mối quan hệ tốt với các đại lý du lịch tại thị trường mục tiêu, khi mà chúng ta chưa có đủ điều kiện để mở các kênh phân phối sản phẩm du lịch vịnh Hạ Long riêng tại các thị trường này. Ngoài ra, tiến hành liên doanh với các hãng lữ hành quốc tế. Bằng cách này chúng ta có thể chủ động hơn trong việc tìm thị trường, bán sản phẩm du lịch trực tiếp cho khách và như vậy doanh thu cũng cao hơn so với nhận gửi khách tại các đại lý lữ hành du lịch. 2.3.4. Xúc tiến dịch vụ du lịch Công tác xúc tiến dịch vụ dịch vụ du lịch vịnh Hạ Long mới chỉ ở bề nổi, chưa thực sự thu hút nhiều sự quan tâm của du khách cũng như các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh. Các hình thức quảng bá và tuyên truyền chưa đa dạng và phong phú, tính chuyên nghiệp trong hoạt động quảng bá còn hạn chế, việc quảng bá chưa thường xuyên liên tục. Sau đây là một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả cho khâu xúc tiến dịch vụ du lịch vịnh Hạ Long: Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến nhằm cung cấp thông tin du lịch vinh Hạ Long tới du khách một cách thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi. Tranh thủ Tổng cục du lịch tuyên truyền mạnh mẽ, hình ảnh, thương hiệu du lịch vịnh Hạ Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 104 Long trên kênh truyền hình CNN theo chương trình quảng bá du lịch Việt Nam đã được chính phủ phê duyệt. Trước mắt, tập trung làm tốt cuộc vận động bình chọn vịnh Hạ Long là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới, tiến hành chỉnh trang, lựa chọn nâng cấp các biển quảng cáo về du lịch vịnh Hạ Long trên đường ra sân bay Nội bài. Ngoài ra, bản thân các doanh nghiệp cũng cần đa dạng hóa các hình thức xúc tiến qua sách báo, ấn phẩm, pa nô, kênh truyền thông, internet. Trong giai đoạn tới, chúng ta cần có kế hoạch tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng đối với các ấn phẩm du lịch vịnh Hạ Long. Một hình thức khác là tăng cường xúc tiến du lịch vịnh Hạ Long qua Internet, khi mà internet đang phát triển ngày càng mạnh, các doanh nghiệp nên tận dụng tối đa hình thức này. Tăng cường sự hiện diện của du lịch Hạ Long tại các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Chú trọng hơn nữa tới các hoạt động quảng bá du lịch tại các thị trường mục tiêu như Trung Quốc, xây dựng và đưa vào hoạt động các trung tâm thông tin du lịch vịnh Hạ Long. Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động tổ chức sự kiện và lễ hội du lịch. Để làm được điều này, sở du lịch và các ban ngành địa phương cần mở các lớp, các chương trình nhằm tập huấn cho cán bộ tổ chức. Cùng với đó, để huy động được sự tham gia và hưởng ứng của nhân dân trong tỉnh, cần huy động các nguồn lực từ các tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động xúc tiến du lịch theo chủ trương xã hội hóa của Tỉnh. Tiếp tục quan tâm giáo dục ý thức cộng đồng về du lịch và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển du lịch. Có thể nói, xúc tiến dịch vụ du lịch là một trong những khâu quan trọng nhất trong chiến lược Marketing. Đăc biệt khi mà dịch vụ có tính vô hình, việc xúc tiến quảng bá giới thiệu chính là cách duy nhất để cho khách hàng tiếp cận và nhận biết được đối với các sản phẩm du lịch vịnh. Công tác quảng bá hình Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 105 ảnh của vịnh Hạ Long có được thực hiện tốt hay không chính là nhờ vào khâu xúc tiến này. 2.3.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dịch vụ du lịch Nhân lực phục vụ du lịch vịnh Hạ long đa phần chưa được đào tạo chính quy, bài bản, thiếu cán bộ chuyên sâu ở hầu hết các cấp từ quản lý đến phục vụ. Ngoại ngữ của các nhân viên du lịch còn kém, nhận thức về thái độ, quy trình phục vụ khách chưa cao. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dịch vụ ở cả 2 cấp: cấp quản lý và cấp tác nghiệp. Ở cấp ra quyết định và quản lý, doanh nghiệp cần nâng cao trình độ quản trị kinh doanh dịch vụ du lịch, Marketing dịch vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý để họ có đủ năng lực hoạch định, tổ chức thực hiện chiến lược kế hoạch Marketing trong công tác quản lý của mình. Ở cấp tác nghiệp, đây chính là những người tạo ra sản phẩm của ngành dịch vụ du lịch, các doanh nghiệp cần đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp: Đầu tiên là phải định hướng cho mọi nhân viên về ý thức, văn hóa thái độ ứng xử với khách hàng là chìa khóa để tạo ra vai trò, vị trí, hình ảnh của du lịch vịnh đến với du khách. Tỉnh và thành phố Hạ Long cũng cần phải triển khai các mô hình liên kết đào tạo: các chương trình đào tạo phải bám sát với thực tế, đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực sẽ làm. Ngoài đào tạo tại các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp cũng cần phải đào tạo tại chỗ thường xuyên và liên tục cho nhân viên, tập trung kỹ năng phục vụ, giao tiếp… Các doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp đãi ngộ và xử phạt thích đáng. Đồng thời có các khóa học về đào tạo ngoại ngữ cho nhân viên. Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo du lịch trong nước và quốc tế. Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 106 Con người là chìa khóa thành công của bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Muốn quảng bá thành công hình ảnh của vịnh Hạ Long đến bạn bè và du khách, chính những nhân viên lễ tân, những người bán hàng…sẽ là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và truyền tải những thông điệp Marketing một cách hữu hiệu nhất. 2.3.6. Nâng cao quy trình phục vụ Quy trình phục vụ khách ở vịnh Hạ Long theo đánh giá là vẫn thiếu tính chuyên nghiệp, đồng bộ. Khách du lịch thường gặp phải những khó khăn trong các khâu liên quan như thủ tục hải quan, vận chuyển…, mà bản thân các doanh nghiệp du lịch chưa kiểm soát được tốt. Sau đây là những giải pháp nhằm cải tiến quy trình phục vụ khách du lịch tại vịnh: Các doanh nghiệp nên thiết kế một số tua du lịch khép kín, trọn gói, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. Để làm được việc này, các doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan, ban ngành có liên quan. Thứ hai, về quy trình phục vụ khách du lịch ngay tại điểm đến cần được nghiên cứu kỹ theo tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng đối với khách sạn của mình. Có như vậy, dù du khách đến từ quốc gia nào cũng hài lòng với quy trình phục vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, để giảm thiểu những phiền hà về các thủ tục có liên quan cho khách du lịch, các doanh nghiệp cần thông tin cụ thể và chính xác cho khách về các quy trình, các bước thực hiện, các thông tin liên quan (ví dụ như giá vé máy bay, tuyến đường, các thủ tục hải quan…). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần có đội ngũ nhân viên chuyên trách giúp du khách thực hiện các thủ tục tại nước sở tại hoặc điểm đến một cách thuận tiện nhất. Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 107 2.3.7. Đầu tư cho cơ sở vật chất dịch vụ du lịch Cơ sở vật chất trên địa bàn vịnh vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của vịnh về số buồng phòng, trang thiết bị, khu vui chơi giải trí...Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đã thực hiện thì vẫn thể hiện những bất cập về quy hoạch, kiến trúc. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn vịnh, các doanh nghiệp cần chú ý thực hiện các giải pháp sau: Tỉnh ủy và sở du lịch cần có biện pháp tăng cường vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trước nhất là đầu tư vào các dự án có tính cấp thiết cao như mở rộng số lượng khách sạn, nhà nghỉ, tăng số buồng phòng, phát triển và mở thêm các điểm vui chơi, giải trí…Phấn đấu đến năm 2010 vịnh Hạ Long có khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, tăng số lượng các khách sạn có tiêu chuẩn từ 3-4 sao. Tăng cường vốn đầu tư cho hạ tầng du lịch, đặc biệt quan tâm đầu tư các dự án như: cảng tàu du lịch Hạ Long, dự án bảo tồn sinh thái Hạ Long, sân bay Vân Đồn, quản lý chỉnh trang khu đô thị…Tăng cường trồng cây xanh để cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái tại các tuyến du lịch trọng điểm. Ngoài huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, tỉnh ủy, cũng cần phát huy vai trò của các doanh nghiệp để đầu tư vào các điểm, khu du lịch có quy mô vừa và nhỏ. Thực hiện việc xã hội hóa trong đầu tư, khai thác một số điểm tham quan du lịch trên vịnh Hạ Long đi đôi với việc tăng cường công tác quản lý, bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới. Các dự án đầu tư nhất thiết phải được xây dựng có chiến lược, kế hoạch, lộ trình phát triển để đầu tư sao cho có hiệu quả, tránh tình trạng xây dựng chồng chéo, manh mún, thiếu đồng bộ, phá vỡ môi trường cảnh quan chung của vịnh. Điều đặc biệt quan trọng là việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng phải gắn với bảo vệ môi trường vịnh. Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 108 Cơ sở vật chất là yếu tố không thể thiếu trong việc cấu thành dịch vụ. Cơ sở vật chất tốt chính là tiền đề kiên quyết để phát triển du lịch. Đối với hoạt động Marketing, cơ sở vật chất chính là yếu tố nền tảng tạo nên sản phẩm du lịch hoàn hảo, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng sức hấp dẫn, khả năng cạnh tranh của du lịch. Đây cũng chính là tiêu chí để thúc đẩy quá trình quảng bá hình ảnh cả vịnh Hạ Long trong thời gian tới. 2.3.8. Mở rộng quan hệ đối tác Các doanh nghiệp du lịch tại địa bàn vịnh đa phần có qui mô nhỏ phân tán, thiếu sự hợp tác, liên kết, chưa tạo thành một chuỗi cung ứng dịch vụ liên hoàn, năng lực cạnh tranh hạn chế. Chính vì vậy, trong thời gian tới các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cần: Thứ nhất, sở du lịch tỉnh Quảng Ninh cần tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chú trọng liên kết giữa các vùng, địa phương trong phát triển du lịch vịnh. Để làm tốt được điều này, chúng ta phải nắm rõ các hiệp ước quốc tế, các hiệp định thương mại đa phương và song phương để chủ động trong việc thiết lập, củng cố các mối quan hệ quốc tế. Thứ hai, về phía các doanh nghiệp, việc tăng cường hợp tác với các trung gian du lịch, các đại lý lữ hành, các doanh nghiệp vận chuyển…đóng vai trò quan trọng nhằm hoàn thiện sản phẩm dịch vụ du lịch của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nên chủ động hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nước ngoài để thu hút hơn nữa đối với khách quốc tế. Thứ ba, là tăng cường sự liên kết giữa bản thân các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch để có thể cung cấp dịch vụ du lịch tốt hơn, tạo sự phối hợp đồng bộ. Khi các doanh nghiệp trong ngành hợp tác hiệu quả thì nhiều khách sẽ được thỏa mãn, hài lòng hơn. Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 109 Ngoài ra, thông qua việc tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, các doanh nghiệp cần tranh thủ học hỏi thêm các cách làm hay, kinh nghiệm quý đối với phát triển du lịch bền vững. Trong giai đoạn hiện nay, hợp tác quốc tế chính là “cánh cửa” mở thuận lợi đối với tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến hình ảnh của du lịch vịnh Hạ Long đến với bạn bè quốc tế. Có thể nói, trên nền tảng của những thành tích đã đạt được những năm qua, với những lợi thế tiềm năng du lịch rất to lớn, trong những năm tới du lịch vịnh Hạ Long phát triển trong bối cảnh đất nước còn hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với những cơ hội và thách thức đan xen. Sự cạnh tranh giữa du lịch Việt Nam với các nước trong khu vực, cũng như giữa thành phố Hạ Long và các tỉnh thành phố khác sẽ trở nên gay gắt hơn. Bối cảnh đó đòi hỏi du lịch vịnh Hạ Long phải tiếp tục đổi mới, có những bước bứt phá hơn nữa theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, không ngừng xây dựng và quảng bá, giới thiệu hình ảnh của vịnh Hạ Long đến với du khách trong nước và quốc tế. Marketing dịch vụ du lịch được coi là một trong những giải pháp trọng tâm góp phần đẩy mạnh du lịch vịnh Hạ Long với các biện pháp thống nhất về sản phẩm, giá cả, quảng bá, con người, cơ sở vật chất, quan hệ đối tác…Bên cạnh đó, để thực hiện tốt các biện pháp đề ra trên, cần có sự quan tâm, tham gia và phối hợp sâu rộng hơn nữa của các cấp các ngành có liên quan, về hệ thống các chính sách, triển khai thực hiện. Làm tốt được các công tác trên, chính là chúng ta đang thực sự góp phần xây dựng và quảng bá thành công hình ảnh của vịnh Hạ Long. Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 110 KẾT LUẬN Du lịch vịnh Hạ Long trong những năm gần đây đang thực sự đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, có tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ trọng trong GDP tăng nhanh và liên tục; có thị trường rộng lớn; sức lan tỏa mạnh; có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Không chỉ vậy, du lịch vịnh Hạ Long đang được coi là một trong khu vực thuộc các trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước. Đặc biệt, trong thời gian tới với những thách thức và cơ hội mới, du lịch vịnh Hạ Long thực sự có tiềm năng phát triển rất lớn để trở thành môt trong những trung tâm du lịch lớn không chỉ của Việt Nam mà còn của cả khu vực. Để khai thác và phát huy tốt các tiềm năng đó, hình ảnh của vịnh Hạ Long phải được xây dựng và quảng bá một cách chuyên nghiệp và rộng rãi đến du khách. Và Marketing du lịch chính là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp du lịch vịnh Hạ Long đạt được những mục tiêu đề ra. Marketing dịch vụ du lịch là tổng hợp các hoạt động từ nghiên cứu môi trường Marketing, nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu, xây dựng chiến lược Marketing –mix đến việc thực hiện chiến lược, kiểm tra và đánh giá kết quả. Theo đó, thực hiện tốt chiến lược Marketing dịch vụ du lịch chính là khâu căn bản góp phần xây dựng sản phẩm du lịch, xác định thị trường từ đó có các biện pháp quảng bá và giới thiệu về du lịch đến với đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Đây là công việc cần sự quan tâm và đầu tư thích đáng của các ban ngành có liên quan khi tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ du lịch. Marketing dịch vụ du lịch thật sự có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hình ảnh và vị thế cũng như chất lương sản phẩm du lịch vịnh Hạ Long, từ đó góp phần nâng cao tính cạnh tranh, sức hấp dẫn của du lịch vịnh. Điều này cần sự phối kết hợp đồng bộ giữa bản thân ngành du lịch với các ban ngành có liên quan nhằm thực hiện tốt công tác Marketing, góp phần quảng bá hình ảnh vịnh Hạ Long đến với bạn bè trong và ngoài nước. Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO I) Các tài liệu chuyên khảo: 1 Ban quản lý vịnh Hạ Long, Báo cáo sơ kết phát triển du lịch vịnh Hạ Long giai đoạn 2001-2007 2 Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Báo cáo sơ kết kết quả phát triển du lịch vịnh Hạ Long năm 2007 3 Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh (2005), Danh mục các dự án đầu tư trên vịnh Hạ Long 2001-2005 4 Đinh Trung Kiên, Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 5 Đỗ Thị Loan (2005), Đề tài Vận dụng Marketing vào việc đẩy mạnh hoạt động du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đại học Ngoại Thương Hà Nội 6 Philip Kotler, Phan Thăng lược dịch (1994), Marketing căn bản, nhà xuất bản Thống Kê. 7 Lê Công Vĩnh (2006), Vịnh Hạ Long kỳ quan thiên nhiên thế giới, Nhà xuất bản Văn Hoá. 8 Nguyễn Hoài Nam (2005), Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội. 9 Nguyễn Khải Toàn (2005), Non nước Việt Nam, Nhà Xuất bản Văn Hoá. 10 Trần Minh Đạo (2002), Giáo trình Marketing căn bản, Nhà Xuất Bản Giáo Dục Hà Nội. Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 112 11 Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang ( 2005), Marketing du lịch, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. 12 Trần Nhoãn (2005), Tổng quan du lịch, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nôi. 13 Tập thể tác giả (2000), Giáo trình Marketing lý thuyết, NXB Giáo dục. 14 Tạp chí du lịch các số năm 2007-2008. 15 Tổng cục du lịch, Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010. 16 Sở du lịch Quảng Ninh, Báo cáo sơ kết thực hiện nghị quyết 08/NQ-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đổi mới và phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001-2010. 17 Vũ Đức Minh (2004), Tổng quan về Du lịch, NXB Giáo dục, trang 18 18 Alastair M. Morrison (1996), hospitality and travel marketing, Delmar Publisher. 19 David Merce, Michael Merce (2005), Marketing Management 20 Dennis L. Foster, Sales and marketing for the travel professional, Mc Graw- Hill, 1992. 21 Michael M. Colman, Tiếp thị du lịch, Cmie group và Trung tâm dịch vụ đầu tư và ứng dụng khoa học kinh tế, 1991. 22 Stephen F. Witt and Luiz Moutinho, Tourism marketing and management handbook. 23 Victor T. C. Middleton, Marketing for in travel and tourism, Butterworth Heinemann, 1994 Trường Đại học Ngoại Thương - Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp 113 II) Danh mục các trang web tham khảo: 1. Chiến lược phát triển cho du lịch Vịnh Hạ Long (01/04/2006), www.vneconomy.com.vn/vie 2. www.dulich.org.vn 3. www.gso.gov.vn 4. www.halongbay.com.vn 5. Http:// www. Lamdong/.gov.vn/ Dulich 6. http:// my.opera.com 7. Muốn phát triển du lịch phải hoàn thiện môi trường, http:// www.vnn.vn 8. www.vietnamtoursim.gov.vn 9. www. 210.245.5.189/gov 10. www.vnn.vn 11. www.uct.edu.vn 12. Http:// www.uct.edu.vn/giaotrinh/kinhte/M arketing/4.4.htm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3987_3359.pdf
Luận văn liên quan