Đề tài Các hệ thống xử lý chất thải trong quá trình sản xuất của các nhà máy mà đoàn đã đến thực tế. Khả năng giảm thiểu ô nhiễm và nhận xét vấn đề còn tồn tại

Hiện nay môi trường ở tỉnh Nghệ An nói riêng hay môi trường toàn bộ đất nước Việt Nam, thế giới nói chung đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng và khó kiểm soát.Qua chuyến đi thực tế lần này chúng em càng hiểu thêm tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Được xem được tìm hiểu được chứng kiến tận mắt những công nghệ những quy trình xử lý môi trường giúp chúng em nâng cao được tri thức, kĩ năng thực hành, kĩ năng nghề nghiệp mà trước đây chỉ được biết được học qua lý thuyết. Qua chuyến thực tế chúng em cũng mong rằng nhà trường cần tạo thêm nhiều điều kiện, nhiều chuyến đi thực tế hơn để chúng em được mở mang tầm hiểu biết, kết hợp nhuền nhuyễn giữa thực hành và lý thuyết.

docx27 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3321 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các hệ thống xử lý chất thải trong quá trình sản xuất của các nhà máy mà đoàn đã đến thực tế. Khả năng giảm thiểu ô nhiễm và nhận xét vấn đề còn tồn tại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Các hệ thống xử lý chất thải trong quá trình sản xuất của các nhà máy mà đoàn đã đến thực tế. Khả năng giảm thiểu ô nhiễm và nhận xét vấn đề còn tồn tại A.MỞ ĐẦU Đặt vấn đề. 1.Lý do chọn đề tài:  Khi nền văn minh nhân loại phát triển, các đô thị mọc lên và được mở rộng một cách nhanh chóng. Vì vậy chất thải sinh hoạt và công nghiệp đặc biệt là ngành công nghiệp hóa chất từ các thành phố gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi trường và ngày càng trở thành vấn đề cấp bách mang tính xã hội và chính trị cộng đồng. Ngay từ những ngày sơ khai của kỹ thuật xây dựng, ở Anh, Mỹ và một số nước châu Âu khác, kỹ thuật vệ sinh đã phát triển ở những nơi có thể thực hiện được về mặt kinh tế, xã hội và chính trị để xử lý chất thải, sao cho giảm ảnh hưởng tiêu cực đối với việc đổ thải nói chung và đổ thải công nghiệp nói riêng  Xử lý chất thải hiện nay luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng và nổi cộm ở Việt Nam hiện nay, Theo dự báo của tổ chức kinh tế thế giới thì Việt Nam sẽ là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế vào loại nhanh trên thế giới với tốc độ tăng trưởng được dự báo là 7% trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, việc tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng và mạnh mẽ cũng đồng thời sẽ tạo nên những thách thức áp lực tác động về mặt môi trường, trong đó, tác động của chất thải rắn và nước thải đang là vấn đề nổi cộm ở Việt Nam. - Với xu hướng hội nhập nền kinh tế quốc tế, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hoá đất nước, chất thải công nghiệp cũng đang ngày một gia tăng về khối lượng, đa dạng về chủng loại và đang là vấn đề cấp bách của xã hội, đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn và đầu tư thích đáng cho vấn đề xử lý chất thải . Vậy làm thế nào để có một công nghệ xử lý chất thải như thế nào mới là phù hợp. Chính từ những lý do trên kết hợp với những nhận thức về chuyến tham quan thực tế tại các nhà máy trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhóm chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Các hệ thống xử lý chất thải trong quá trình sản xuất của các nhà máy mà đoàn đã đến thực tế. Khả năng giảm thiểu ô nhiễm và nhận xét vấn đề còn tồn tại.” 2.Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu các hệ thống xử lý chất thải trong quá trình sản xuất của các công ty,xí nghiệp như xưởng luyện thiếc của công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh , công ty TNHH mía đường Nghệ An Tate & Lyle ,công ty CP thực phẩm sữa TH ( TH true milk ) , Bãi rác Đông Vinh , Bãi rác Nghi Yên.... Khả năng giảm thiểu ô nhiễm của các công ty đó. Mục đích cuối cùng của quá trình nghiên cứu là trang bị cho mình những kiến thức hữu ích cho việc học và công việc của mình sau này 3. Phạm vi nghiên cứu: Các hệ thống xử lý chất thải trong quá trình sản xuất của các nhà máy trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Cụ thể tại địa điểm đã đi thực tế là các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn và khu vực quanh thành phố Vinh. 4.Phương pháp nghiên cứu - Phân tích, tổng hợp các thông tin trên mạng, sách, báo... - Đi khảo sát thực tế tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn Nghệ An,. - Tham quan các nhà máy, xưởng xản xuất: các quy trình sản xuất, xử lý chất thải từ đó rút ra nhận xét. - Thu mẫu nước, làm thí nghiệm rồi so sánh với TCMT để có nhận định xác thực B.NỘI DUNG A. Nhà máy mía đường Nghệ An Tate & Lyle I. Quy trình sản xuất đường 1. Nguyên, nhiên liệu Nguyên liệu chính là mía Nhiên liệu chính là than và dầu 2. Công nghệ sản xuất đường II. Quản lý môi trường 1.Nguồn gây ô nhiễm. Tổng quan về nước thải mía đường  Nước thải của ngành công nghiệp mía đường luôn chứa một lượng lớn các chất hữu cơ bao gồm các hợp chất của cacbon, nitơ, phốtpho. Các chất này dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật, gây mùi thối làm ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.  Phần lớn chất rắn lơ lửng có trong nước thải ngành công nghiệp đường ở dạng vô cơ. Khi thải ra môi trường tự nhiên, các chất này có khả năng lắng và tạo thành một lớp dày ở đáy nguồn nước, phá hủy hệ sinh vật làm thức ăn cho cá. Lớp bùn lắng này còn chứa các chất hữu cơ có thể làm cạn kiệt oxy trong nước và tạo ra các lọai khí như H2S, CO2, CH4. ngoài ra, trong nước thải còn chứa một lượng đường khá lớn gây ô nhiễm nguồn nước.  Đặc trưng lớn nhất của nước thải nhà máy đường là có giá trị BOD cao và dao động nhiều  a. Bảng BOD5 trong nước thải ngành công nghiệp đường Các Loại Nước Thải Nước Mía Đường Thô (mg/l) Nước Mía Tinh Chế Đường (mg/l) Nước rửa mía cây 20 – 30 - Nước ngưng tụ 30 – 40 4 – 21 Nước bùn lọc 2.900 – 11.000 730 Chất thải than - 750 – 1.200 Nước rửa xe các loại - 15.000 – 18.000  Phần lớn chất rắn lơ lửng là chất vô cơ. Nước rửa mía cây chủ yếu chứa các hợp chất vô cơ. Trong điều kiện công nghệ bình thường, nước làm nguội, rửa than và nước thải từ các quy trình khác có tổng chất rắn lơ lửng không đáng kể. Chỉ có một phần than hoạt tính bị thất thoát theo nước, một ít bột trợ lọc, vải lọc do mục nát tạo thành các sợi nhỏ lơ lửng trong nước. Nhưng trong điều kiện các thiết bị lạc hậu, bị rò rỉ thì hàm lượng các chất rắn huyền phù trong nước thải có thể tăng cao.    b. Bảng tổng kết chất lượng nước thải nhà máy đường  STT Chỉ tiêu Đơn Vị Giá Trị QCVN 24:2009 1 pH mg/l 7,5 – 8 5,5 – 9 2 SS mg/l 1250 100 3 BOD mg/l 5000 50 4 COD mg/l 7000 100 5 N mg/l 16,4 30 6 P mg/l 7,5 6 Nguồn thải : + Nước rửa mía cây + Nước từ khu ép mía + Nước thải rửa lọc,làm mát,rửa thiết bị và rửa sàn + Nước thải từ khu lò hơi Các nguồn thải khác + Các chất thải nguy hại: dầu mỡ động cơ, acquy, bóng đèn, giẻ lau… + Khí thải từ khu lò hơi 2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường: Qua quan sát thực tế cho thấy hiện trạng ô nhiễm của nhà máy không đến mức nghiêm trọng bởi nhà máy có công nghệ sản xuất theo quy trình khép kín và công nghệ xử lí chất thải tương đối đảm bảo. Bên cạnh đó do mùa sản xuất chỉ kéo dài từ 3-6 tháng (từ tháng 12 đến cuối tháng 4) nên mức độ ô nhiễm là tùy theo mùa sản xuất. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng ô nhiễm như nước thải xử lí chưa đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường, các chất thải độc hại chưa có công nghệ xử lí mà mới chỉ được lưu trữ lại… Chất lượng nước thải nhà máy đường (TCVN 5945-2005) :  Chất lượng nước thải nhà máy đường (TCVN 5945-2005) STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị Tiêu chuẩn(lọai B) 1 pH mg/l 7,5-8 5,5 -9 2 SS mg/l 1250 100 3 BOD mg/l 5000 50 4 COD mg/l 7000 80 5 N mg/l 16,4 30 6 P mg/l 7,5 6 Ngoài ra vẫn còn hiện tượng ô nhiễm bụi và tiếng ồn, bên cạnh đó chưa có công nghệ xử lý các chất thải nguy hại… 3. Công nghệ xử lí chất thải 3.1. Xử lý chất thải : Phần lớn các chất hữu cơ trong nước thải bị phân hủy bởi quá trình sinh học. Trong quá trình xử lý sinh học các vi sinh vật sẽ sử dụng oxy để phân hủy chất hữu cơ và quá trình sinh trưởng của chúng tăng nhanh. Ngoài chất hữu cơ (hiện diện trong nước thải), oxygen (do ta cung cấp) quá trình sinh học còn bị hạn chế bởi một số chất dinh dưỡng khác. Ngoại trừ nitơ và photpho, các chất khác hiện diện trong chất thải với hàm lượng đủ cho quá trình xử lý sinh học. Nước thải sinh hoạt chứa các chất này với một tỉ lệ thích hợp cho quá trình xử lý sinh học. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình xử lý sinh học là nhiệt độ, pH và các độc tố. Nước thải sản xuất được dẫn theo đường thoát nước riêng ra hệ thống xử lý nước thải. Dòng thải sau khi qua song chắn rác (SCR) ở đầu mỗi cống thu chảy qua bể lắng cát được đặt âm sâu dưới đất, ở đây sẽ giữ lại cát và các chất rắn lơ lửng có kích thước lớn để đảm bảo sự hoạt động ổn định của các công trình xử lý tiếp theo. Phần rác thải thu được có thể dùng để sản xuất giấy, phân bón… Nước thải sau khi lắng cát sẽ tự chảy qua hầm tiếp nhận. Tiếp theo, nước thải được bơm qua bể điều hòa. Tại đây, lưu lượng và nồng độ nước thải ra sẽ được điều hòa ổn định. Trong bể, hệ thống máy khuấy sẽ trộn đều nhằm ổn định nồng độ các hợp chất trong nước thải, giá trị pH sẽ được điều chỉnh đến thông số tối ưu để quá trình xử lý sinh học hoạt động tốt. Nước thải được bơm từ bể điều hòa vào bể UASB, các hợp chất hữu cơ sẽ được phân hủy bằng bùn vi sinh kỵ khí. Khí sinh học được thu gom ở đầu ra của bể UASB giữ lại làm biogas , phần nước đã được giảm bớt tải lượng chất hữu cơ tự chảy qua aerotank để xử lý hiếu khí . Tại đây, khí được thổi vào bể bằng các đĩa phân phối khí nhằm tăng cường sự xáo trộn chất bẩn và cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí, đồng thời giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng. Lượng vi sinh vật hiếu khí sẽ được bổ sung bằng cách tuần hoàn bùn từ bể lắng. Nước thải sau khi được xử lý hiếu khí từ aerotank được dẫn vào bể lắng. Bùn hoạt tính lắng xuống đáy bể dưới tác dụng của trọng lực, một phần bùn được tuần hoàn lại bể aerotank, phần còn lại sẽ được bơm vào bể chứa bùn và đem đi xử lý.Tiếp theo, nước trong từ máng thu nước aerotank được bơm qua bể lọc áp lực rồi khử trùng và lọc áp lực trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. - Ưu điểm: + Hệ thống đơn giản,tiết kiệm,dễ vận hành. + Quá trình xử lí nước tương đối tốt. + Điều kiện làm việc đảm bảo cho công nhân lao động. - Nhược điểm: +Các chất thải còn rò rỉ trong quá trình sản xuất. + Xử lí chưa triệt để,hình thức chủ yếu là lắng đọng. + Diện tích dùng cho xử lí nước thải lớn (4ha/62ha) III. Kiến nghị, đề xuất Tăng cường khung thể chế, văn bản các chế tài xử phạt đối với những hành vi vi phạm môi trường. Xây dựng sổ tay môi trường thường xuyên thanh tra, kiểm tra quản lý môi trường. Đưa ra các các chương trình về môi trường như: Tiết kiệm nguyên nhiên liệu, tiết kiệm điện năng... Tăng cường đáng kể nguồn lực giám sát và cưỡng chế thực hiện quy chế quản lý môi trường. Tích cực cải tiến công nghệ đưa vào sản xuất để tiến tới sản xuất sạch không gây ô nhiễm môi trường. Xây dựng công nghệ xử lý các chất thải nguy hại. B. Nhà máy sản xuất kim loại màu Nghệ Tĩnh. I. Quy trình sản xuất thiếc 1. Nguyên, nhiên liệu Nguyên liệu: Quặng thiếc, vôi, than Nhiên liệu: than 2.Công nghệ sản xuất 2.1Công nghệ khai khoáng 2.1.1 Quy trình khai khoáng Giai đoạn khai khoáng: Do quặng thiếc với đặc tính nằm phía dưới tầng đất mặt nên công đoạn đầu tiên là bóc tách tầng đất phía trên. Quặng thiếc có thể được lấy ra khỏi thân quặng dưới bằng một số biện pháp rất đơn giản như sau: Dùng các xe ủi để tập trung quặng tại một vị trí nào đó để thuận lợi múc, xúc, vận chuyển. Các phương tiện thường được sử dụng: xe cạp, xe cẩu, xà ben. Nhưng vấn đề được đặt ra là quặng thiếc thường không nằm ở những vị trí thuận tiện cho việc chuyên chở mà nó có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau với nhiều dạng địa hình như: thoai thoải, nhấp nhô, gồ ghề. Muốn khai thác quặng thì đòi hỏi phải thiết lập được hệ thống giao thông tốt để phục vụ cho quá trình chuyên chở quặng thiếc từ mỏ đến nơi rửa, luyện. Giai đoạn rửa quặng:Quặng Thiếc thô có lẫn rất nhiều loại tạp chất: bùn, sét, chất hữu cơ, Fe, As… Vì vậy nó cần được làm sạch để giảm bớt chi phí cũng như công sức cho các giai tiếp theo. 2.1.2 Qúa trình tuyển quặng tinh Quá trình tuyển quặng tinh Quá trình hòa tan làm sạch quặng NaOH đậm đặc, toC cao Quặng sau sàn có kích thước 1 – 3 (mm) Dung dịch chưa Al3+ và các chất không tan Hòa tan quặng Quá trình tách lọc quặng Hệ thống lọc bằng phiễu kế tiếp nhau Dung dịch chứa Al3+ Các chất không tan (Bùn đỏ), NaOH thừa Hệ thống lọc bằng áp suất Hệ thống lọc bằng áp suất Dung dịch chứa Al3+ NaAlO2 Nước Tácg Na Nâng pH Al2O3 kết tủa Quá trình điện phân Nung khô Dung dịch muối nóng chảy cryolite (Na3AlF6) Dòng điện 170000A Quạng tinh Chất thải Sơ đồ 2: Quy trình tuyển quặng thiếc tinh a. Quặng gốc -Quặng gốc phức tạp hơn, có nhiều tạp chất(bùn, sắt...) nên phải xử lý qua nhiều công đoạn. -Nếu hàm lượng thấp thì đưa vào tuyển nổi để loại bớt tạp chất(asen, bùn...) -Nếu quặng có hàm lượng thiếc cao nhưng chứa nhiều asen thì cũng phải tuyển nổi để loại bỏ. -Trong quá trình tuyển nổi phân thành hai lớp: + Lớp phỉa trên là tạp chất(asen, Fe, S, bùn...) thì được đem ra bãi thải rắn nếu đạt tiêu chuẩn, không thì thu gom lại để xử lý tiếp. -Lớp phía dưới là tinh quặng thì được chuyển tới các giai đoạn khác. b. Quặng sa khoáng -Lần lượt trải qua các giai đoạn: sấy, sàng, tuyển từ, cho ra tinh quặng và sản phẩm trung gian. +Tinh quặng được đem đi nấu luyện. +Sản phẩm trung gian được đem đi nghiền tạo thành hỗn hợp mịn rồi đem đi đãi để thu hồi thiếc còn sót lại. 2.1.3 Luyện quặng -Quặng sau khi được tuyển ở xưởng tuyển quặng thì đem đi phối luyện cùng với vôi, than, cát với tỉ lệ của một mẻ luyện là 80kg vôi+20kg cát+140kg than cốc. -Trộn đều hỗn hợp rồi đưa vào lò để nấu chảy với nhiệt độ 1350 độ C. Sản phẩm của quá trình nấu luyện gồm: thiếc thô, bã, fêrô, xỉ thải. + Xỉ thải có hàm lượng 1,2-1,5 xỉ thải ra ngoài môi trường. +Fêrô thì được giữ lại để thu hồi. +Bã: do hàm lượng còn tương đối cao nên quay lại nạp vào mẻ sau để tận thu(80-85%). -Thiếc thô(97%): cho vào nồi tinh luyện thêm một ít than và mùn cưa để loại bớt tạp chất. Sản phẩm sau khi ra khỏi lò tinh luyện thì được xuất sang xưởng điện phân để tiếp tục quá trình sản xuất. 2.1.4 Điện phân -Sau khi thiếc được đúc thành các anot thì được đưa sang xưởng điện phân để tách các tạp chất mà ở xưởng luyện không có khả năng tách được vì nó khó tách. -Bể điện phân gồm: các dung dịch điện phân có chứa 5%HCl,H2SO4 với hàm lượng 70-90g/l. -Các tạp chất có điện thế dương hơn thiếc thì nằm lại ở bản anot được gọi là bùn anot. Bùn anot sau điện phân được vét thu hồi lại sau đó đem đi thiêu, hòa tách bằng HCl 3% rồi quay lại quá trình nấu luyện rồi đem điện phân để tận thu. -Thiếc(99,95%) thì được đem đi đúc thành phẩm II. Quản lý môi trường Nguồn gây ô nhiễm môi trường. Nước thải từ các quá trình sản xuất thiếc. Khí thải từ quá trình sản xuất thiếc Rác thải xung quanh xí nghiệp Ô nhiễm tiếng ồn trong quá trình sản xuất Hiện trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng Hiện nay xí nghiệp sản xuất thiếc đang ở trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng nước thải ra từ quá trình sản xuất mới chỉ được xử lý qua bể lắng nên không đảm bảo chất lượng nước thải. Nước không đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép đặc biệt chứa kim loại nặng được thải ra ngoài gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, nước mặt, gây ô nhiễm đất và đặc biệt là tới cuộc sống của người dân xung quanh. Trong khu vực xí nghiệp rác thải được thải ra bừa bãi không có sự thu gom và xử lý. Bên cạnh đó khí thải và tiếng ồn sinh ra từ hoạt động sản xuất xí nghiệp chưa hề có biện pháp xủ lý gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. 3.Công nghệ xử lý chất thải: 3.1 Hệ thống xử lý. 3.1.2 Phương pháp, công nghệ xử lý - Do quặng gốc có độ xâm nhiễm lớn (0,074), các tác động cơ học không thể tách được thiếc (Sn) ra khỏi quặng cho nên phải sử dụng tác động hóa học để tách Sn ra nhanh hơn đồng thời còn có thể tách riêng được Fe ra. - Công nghệ: Sử dụng công nghệ ngâm, chiết Axit 3.1.3 Quy trình xử lý - Trải qua các bể: a. Bể ngâm axit -Quạng trung gian được cho vào 1/3 phi (được làm bằng nhựa cứng), cho thêm vào axit rồi ngâm 10 phút để phá vỡ liên kết, sau đó dùng nước để rửa axit. - Trong quá trình phá vỡ liên kết có thể tạo ra khí H2S độc do trong quặng có chứa S S + 2HCl ==> H2S +Cl2 -Sau khi ngâm 10 tiếng thì đưa vào guồng quay để đánh tơi (1lần 8 phi), tháo ra,rửa vét rồi thu lại, nước thải cho vào 3 hố, rồi cho vào bể trung hòa. b. Bể trung hòa - Dùng HCl dư (nồng độ H+ cao) sau đó dùng HCl để trung hòa (PH = 8) - Dùng hóa chất kích thích là PAC -Sau khi phản ứng tạo kết tủa thì dùng chất tạo bông làm kết tủa lắng xuống + Nước thì thải ra ngoài + Bông thì phơi và thu lại -Để tốn chi phí thì người ta dùng vôi thay cho NaOH. c. Bể phản ứng -Điều chỉnh máy đến PH= 8, nếu không đạt thì phải thêm NaOH. Ở đây chủ yếu là dùng tự động, ít khi phải dùng bằng tay. - Dùng chất kích thích PAC, sau khi có kết tủa thì dùng chất tạo bông để kết tủa lắng xuống dưới. -Nước phía trên tiếp tục cho vào bể lắng. d. Bể lắng - Nước từ bể phản ứng cho vào bể lắng để lọc bớt bùn. e. Bể chứa bùn - Nước nếu đạt tiêc chuẩn thì thải ra ngoài môi trường - Bùn thì được xử lí lại bằng sàng sẩy - Nhà máy đang dự kiến làm sân để phơi bùn Ưu điểm: - Hệ thống đơn giản, tiết kiệm chi phí - Có thể loại được 50 - 70% chất rắn lơ lửng, 25 - 40% BOD của nước thải. - Tiết kiệm diện tích. Nhược điểm: - Chưa xử lý được nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép. - Là hệ thống xử lý nước thải chứa kim loại nặng và các chất không tan nhưng còn quá đơn giản. Hiện nay nhà máy đang xây dựng một công nghệ xử lý rác thải mới III. Kiến nghị, đề xuất Do công nghệ sản xuất của xí nghiệp đang còn thô sơ lạc hậu nên cần phải cải tiến công nghệ đưa vào sản xuất. Có hệ thống thu gom và xử lý rác thải trong nhà máy. Xây dựng hệ thống xử lý khí thải và giảm ô nhiễm tiếng ồn. Tuyên truyền, giáo dục và có các buổi tọa đàm về môi trường để mọi người có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Chú trọng hơn trong vấn đề an toàn lao động và trang bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc trong môi trường độc hại. Xây dựng văn bản, chế tài xử phạt hợp lý đối với những hành vi vi phạm môi trường. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra vấn đề quản lý môi trường thường xuyên. C. Công ty cổ phần thực phẩm TH( TH True Milk). I. Quy trình sản xuất. 1. Nguyên, nhiên liệu: – Sữa nguyên chất có thành phần dinh dưỡng cao. Nó chứa nhiều nước và giàu muối khoáng, protein (chủ yếu là cazein), mỡ bơ, đường (đặc biệt là lactoza) và các vitamin.                     Protein    Casein    Protein nhũ    Đường    Chất béo    Chất tro Sữa bò        3.6                3                  0.6             5.0             3.7              0.7 2. Công nghệ sản xuất II.    Quản lí môi trường: 1.Nguồn gây ô nhiễm môi trường: - nước thải của nhà máy sữa TH các vi sinh vật kỵ khí ở dạng lơ lửng sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ dạng đơn giản và khí CO2, CH4, H2S….  -Nước thải chăn nuôi là một nguồn nước thải đặc trưng, có chứa nhiều hợp chất hữu cơ, virus, vi trùng, trứng giun sán….Nguồn nước này có nguy cơ gây ô nhiễm đến nguồn nước mặt, nước ngầm. Bên cạnh đó, còn có nhiều loại khí tạo ra như NH3, CO2, CH4, H2S…. Các loại khí này gây ra ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng đến đời sống con người. Vì vậy, xử lý nước thải ngành chăn nuôi rất quan trọng cần được quan tâm. + Thành phần nước thải chăn nuôi + Hàm lượng hợp chất hửu cơ, vô cơ, cặn lơ lửng cao + Hàm lượng N và P cao + Nước hải chăn nuôi chứa nhiều vi trùng, vi rus và trứng ấu trùng , giun sán gây bệnh- Nước thải sản xuất:     + Nước rửa các bồn chứa và can ở các trạm tiếp nhận.     + Nước súc rửa các sản phẩm dư bên trong hoặc trên bề mặt của tất cả các đường ống, bơm, bồn chứa, thiết bị công nghiệp, máy đóng gói, ….     + Nước rửa thiết bị, rửa sàn cuối mỗi chu kỳ hoạt động.     + Sữa rò rỉ từ các thiết bị, hoặc do làm rơi vãi nguyên liệu và sản phẩm.     + Một số chất lỏng khác như sữa tươi, sữa chua kém chất lượng, bị hư hỏng do quá trình bảo quản và vận chuyển cũng được thải chung vào hệ thống thoát nước.     + Nước thải từ nồi hơi, từ máy làm lạnh.     + Dầu mỡ rò rỉ từ các thiết bị và động cơ. - Nước thải sinh hoạt.  2. Thành phần, tính chất của nước thải nhà máy sữaTH: Nếu loại trừ nước thải sinh hoạt, thành phần gây ô nhiễm chính trong quá trình sản xuất sữa là sữa và các sản phẩm từ sữa (chiếm 90% tải lượng hữu cơ_BOD). Vì vậy, các chỉ số cần quan tâm đối với nước thải sản xuất là BOD, COD, SS và chất béo. Sữa tươi nguyên chất có giá trị BOD cao (khoảng 100000 mg/l). cho nên những dung dịch sữa pha loãng cũng có ảnh hưởng ô nhiễm rõ rệt. Những thành phần chính tham gia vào BOD của nước thải chế biến sữa là lactose, bơ sữa, protein và acid lactic. Bản chất của chất thải sinh ra bởi các quá trình khác nhau của nhà máy chế biến sữa nói chung hoàn toàn giống nhau, đều phản ánh sự ảnh hưởng lấn át của sữa. Tuy nhiên các quá trình khác nhau làm ảnh hưởng đến thành phần chi tiết. Vì vậy, thành phần và lưu lượng nước thải của mỗi nhà máy tùy thuộc vào các quá trình thực hiện, điều kiện và công nghệ sản xuất. Muốn xác định chính xác thành phần nước thải của mỗi nhà máy, chúng ta phải tiến hành khảo sát thực tế. Nhìn chung, nước thải chế biến sữa ban đầu là trung tính hoặc hơi kiềm, nhưng có khuynh hướng trở nên acid hoàn toàn một cách nhanh chóng do sự thiếu hụt của oxy tạo điều kiện lên men của lactose thành acid lactic, khi đó pH giảm và có khả năng gây ra sự kết tủa casein. Nước thải chế biến sữa thường có hàm lượng chất hữu cơ hòa tan cao, ít chất lơ lửng. Vì vậy, chúng là nguồn thức ăn cho vi khuẩn và các vi sinh vật, gây nên sự thiếu hụt oxy nghiêm trọng do được vi khuẩn và các vi sinh vật tiêu thụ với tốc độ rất nhanh. Ngoài ra sữa cũng chứa cả Nitơ và Photpho, là thức ăn tốt cho thực vật có thể dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước. •    Khả  năng gây ô nhiễm của nước thải ngành chế biến sữa ở Việt Nam: Do thiếu nguồn nguyên liệu tại chỗ nên các nhà máy chế biến sữa ở nước ta chủ yếu xuất phát với nguồn nguyên liệu là dạng sữa thành phẩm nhập ngoại, không sản xuất các loại sản phẩm có nước thải ô nhiễm cao như: phó-mát, bơ, dịch sữa, ….Vì vậy hàm lượng COD, BOD5 trong nước thải chế biến sữa ở nước ta nói chung tương đối thấp, lưu lượng và thành phần nước thải ít thay đổi theo mùa. Tuy nhiên do trang thiết bị công nghệ, trình độ sản xuất còn kém nên mức độ tiêu hao nguyên liệu cao làm gia tăng ô nhiễm bởi các sản phẩm hỏng hoặc thất thoát nguyên liệu trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, các nhà máy chế biến sữa thường nằm gần hoặc trong khu vực dân cư, chưa có hệ thống xử lý nước thải sản xuất do đó nước thải sản xuất chưa qua xử lý được trộn lẫn với nước thải sinh hoạt trước khi đi vào hệ thống cống thoát chung. Điều này gây ô nhiễm môi trường cho các khu vực xung quanh.  Quy trình công nghệ xử lý nước thải nhà máy sữa Sơ đồ xử lý nước thải - Thuyết minh qui trình công nghệ Nước thải được đưa vào hố thu qua song chắn rác nhằm loại bỏ một phần rác có kích thước lớn, rác từ đây được thu gom và đem đi xử lý. Sau đó nước thải được đưa vào bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ các chất gây ô nhiễm. Sau đó, nước thải được bơm đến bể lắng I để tách một phần chất hữu cơ dễ lắng. Bùn thu được tại đây được bơm về bể nén bùn. Nước thải tiếp tục qua bể UASB. Tại bể UASB, các vi sinh vật kỵ khí ở dạng lơ lửng sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ dạng đơn giản và khí CO2, CH4, H2S…. Nước thải sau khi được tách bùn và khí được dẫn sang bể Aerotank. Tại đây diễn ra quá trình phân hủy hiếu khí các hợp chất hữu cơ. Bể được thổi khí liên tục nhằm duy trì điều kiện hiếu khí cho vi sinh vật phát triển. Sau đó nước thải được dẫn sang bể lắng II, tại đây diễn ra quá trình phân tách nước thải và bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính lắng xuống đáy, nước thải ở phía trên được dẫn qua  hồ sinh học để xử lý tiếp. Nước thải sau khi qua hồ sinh học đạt tiêu chuẩn loại B sẽ được thải ra nguồn tiếp nhận. Ưu điểm +hệ thống đơn giản ,tiết kiệm, dễ +Quá trình công nghệ không đòi hỏi kỷ thuật phức tạp + Tạo ra lượng bùn có hoạt tính cao, nhưng lượng bùn sản sinh không nhiều ® giảm chi phí xử lý + Loại bỏ chất hữu cơ với lượng lớn,hiệu quả + Xử lý BOD hiệu quả + Có thể xử lý một số chất khó phân hủy. + Tạo ra khí có ích + Ngoài ra, hệ thống này hoạt động ổn định, khả năng tự động hoá cao, giá thành hạ và hợp khối được công trình, tiết kiệm diện tích xây dựng. - Nhược điểm: + Nhược điểm chính của bể là công suất xử lý nước thải nhỏ + Có nhiều công trình đơn vị do đó chi phí đầu tư cao. + Chiếm một diện tích khá lớn. + Quá trình tạo bùn hạt tốn nhiều thời gian, khó kiểm soát. + Cần nhiệt độ khá cao. + Bể cân bằng không có thiết bị xác định mực nước, vì vậy khi điều chỉnh hệ thống bơm phai mở nắp bể để kiểm tra. Do đó, gây ra mùi hôi thối khó chịu. IV.    Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà máy sữa Nước thải từ các nguồn trong nhà máy qua hệ thống cống được tập trung tại bể gom nước thải. Trước khi vào hố thu gom có lắp song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô. Tại bể thu gom nước thải có sử dụng một máy bơm để bơm nước thải lên bể điều hòa. Trong bể đều hòa, ta sử dụng hệ thống làm thoáng bằng khí nén để cấp khí nhằm ổn  định chất lượng nước thải trước khi qua bể trung hòa. Đồng thời với việc ổn định chất lượng nước, hệ thống thổi khí tại bể điều hòa giúp tách một phần dầu mỡ và đưa lên bề mặt. Số dầu mỡ này sẽ được vớt đi bằng hệ thống thu gom trên bề mặt bể để tránh ảnh hưởng đến các công trình xử lý phía sau. Sau đó nước được bơm qua bể trung hòa. Tại đây, có sử dụng máy đo pH và máy đo các chỉ tiêu N, P tự động. Nước thải chế biến sữa thường mang tính axit nên phải châm thêm NaOH để đưa về giá trị pH tối ưu cho quá trình xử lý sinh học (khoảng 6.5÷7.5). Nước thải được đưa qua bể UASB. Bể này có khả năng xử lý BOD và COD cao, có khả năng giảm BOD xuống dưới 500mg/l. Quá  trình hoạt động của bể UASB phải được kiểm tra cẩn thận (tỷ số F/M, hàm lượng N và P) để đảm bảo đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho VSV hoạt động. Sau khi ra khỏi bể UASB, nước thải có hàm lượng BOD giảm xuống thích hợp cho quá trình xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính. Khí sinh ra được thu về bình chứa có thể dùng làm khí đốt hoặc chạy máy phát điện Biogas. Phần bùn ở bể chứa bùn gồm bùn từ bể lắng I, bể UASB và bể Aerotank sẽ được xử lý tại bể nén bùn. Sau khi qua bể nén bùn, bùn được trộn với Polyme để tăng độ kết dính rồi được đưa sang máy ép bùn để tạo thành bánh bùn. Các bánh bùn có thể  dùng làm phân vi sinh bón cây.  . Nước từ bể UASB chảy sang bể aerotank. Bể Aerotank có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Tại bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính.  Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng độ khoảng 2500 – 4000 mg/l; Do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại vào bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể. Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi đi vào các bể tiếp theo, vì vậy bể lắng có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn răng cưa.  Nước thải sau bể lắng sẽ tự chảy sang bể trung gian và được bơm qua bể lọc áp lực đa lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính, để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học và halogen hữu cơ. Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể nano dạng khô để loại bỏ lượng SS còn sót lại trong nước thải, đồng thời khử trùng nước thải trước khi nước thải được xả thải vào nguồn tiếp nhận. Nước sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa. IV.kiến nghị và đề xuất - Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy sữa áp dụng công nghệ xử lý UASB nên nước thải đã được xử lý tương đối hiệu quả. Hàm lượng COD, BOD đạt tiêu chuẩn. Song cần có thêm đầu tư các thiết bị để quá trình xử lý đạt hiệu quả cao, không gây mùi hôi thối. Do công suất của hệ thống nhỏ vì vậy trước khi tăng công suất nhà máy cần cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước thải. - Yêu cầu nhà máy cam kết triển khai đồng bộ các biện pháp khống chế và xử lý ô nhiễm môi trường, áp dụng các phương án kiểm soát ô nhiễm để giảm thiểu tải lượng các chất ô nhiễm và giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường; tuân thủ nghiêm túc các biện pháp, quy định chung về bảo vệ môi trường trong việc quản lý và xử lý chất thải do hoạt động sản xuất của nhà máy; đào tạo quản lý công nhân vận hành đúng kỹ thuật, biết tự giám sát hiệu quả, xử lý và điều chỉnh phù hợp đảm bảo các chỉ tiêu môi trường đầu ra đạt chuẩn quy định. - Trong quá trình hoạt động, nhà máy phải chịu trách nhiệm thực hiện công tác giám sát và bảo vệ môi trường, thực hiện đúng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm và chương trình giám sát như đã cam kết trong ĐTM. D.Nhà máy xử lí rác ĐôngVinh Hiện trạng ô nhiễm môi trường 1.1 Khối lượng rác thải ngày càng tăng Theo số liệu thống kê thì hiện nay bãi rác Đông Vinh tiếp nhận lượng rác 300 tấn/ngày trong khi công suất xử lí chỉ 150-170 tấn/ngày. Dẫn đến lượng rác thải thu gom chưa được xử lí tồn đọng ngày càng nhiều. Như vậy nguy cơ ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng ngày càng tăng. 1.2 Công tác quản lí chất thải rắn Việc thu gom và xử lí chất thải rắn đô thị và công nghiệp vẫn đang còn ở tình trạng chưa đáp ứng yêu cầu, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, vệ sinh đô thị và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị và sức khoẻ con người. Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn. Tại các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ vấn đề thu gom lưu trữ rác thải chưa được quan tâm. 1.3 Hiện trạng xử lí chất thải rắn 2.Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khoẻ con người Chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng động; nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và nhất là các công nhân làm trong nhà máy. Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,… do loại chất thải rắn gây ra. Thời tiết nắng nóng mùi rác bốc lên oi nồng làm ô nhiễm không khí. Trời mưa thì nước ứa ra từ rác ngấm vào đất làm ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước.Làm mất mĩ quan đô thị. Sơ lược sơ đồ công nghệ xử lý rác 3. Công nghệ Seraphin Nhà máy xử lý rác Đông Vinh xử lí rác với công nghệ seraphin. Dây chuyền số 1 xử lý rác khô đạt 70 tấn/ngày, tách lọc rác khô thành mùn hữu cơ và nguyên liệu thô để sản xuất vật liệu xây dựng. Dây chuyền số 2 xử lý rác tươi với công suất xử lý 150t/ ngày. Hiện nay, nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định hàng ngày tiếp nhận xử lý lượng rác thải của Thành phố Vinh. Nhà máy cũng đã xử lý hết bãi rác chôn lấp số 1 giúp thu hồi lại diện tích rộng hơn 3 ha. 3.1 Đặc điểm Mô hình xử lý CTR theo công nghệ Seraphin là sự kết hợp của đa hợp phần công nghệ, bao gồm: - Phân loại - Xử lý cơ học – sinh học – nhiệt - Tái chế các loại vật liệu khác nhau - Chôn lấp Công suất xử lí 150-250 tấn/ngày.Có thể xử lý triệt để đến 90% khối lượng rác để tái chế thành phân hữu cơ và nguyên liệu làm vật liệu xây dựng ; chỉ còn 10% khối lượng rác là sạn sỏi, sà bần tro xỷ phải chôn lấp. - Công nghệ Seraphi xử lý được cả rác tươi và rác khô và được thiết kế 3 quá trình chủ yếu: + Phân loại theo 3 thành phần chính (rác cá biệt, nhựa và rác vô cơ, rác hữu cơ), + Xử lý rác hữu cơ theo phương pháp ủ compost. + Xử lý rác vô cơ và nhựa. - Hiện nay sản phẩm của Seraphin gồm 2 nhóm: + Nhóm sản phẩm compost có thể sử dụng nhiều lĩnh vực: phân bón, sp sinh học. + Nhóm sản phẩm là các ống nước thải, tấm ván…và vật liệu sử dụng trong xây dựng. 3.2 Quy trình xử lý rác thải theo công nghệ Seraphin Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt – Seraphin. Seraphin là ứng dụng công nghệ vi sinh cơ khí hoá dây chuyền, tuyển từ, gió...là sự kết hợp giữa 3 công nghệ chủ yếu: - Công nghệ xé, tách và tuyển rác - Công nghệ ủ vi sinh - Công nghệ tái chế đối với vật liệu chất dẻo và các phế thải khác để tận dụng tối đa. Cứ 1 tấn rác đưa vào nhà máy, thành phẩm sẽ là 300-350 kg seraphin (chất thải vô cơ không hủy được) và 250 - 300kg phân vi sinh. Loại phân này hiện đã được bán trên thị trường với giá 500 đồng/kg. 3.3 Ưu điểm và nhược điểm 3.3.1 Ưu điểm Chi phí xây dựng và lắp đặt thấp. Tiết kiệm diện tích bãi chôn lấp rác Xử lý rác không cần phân loại từ nguồn Biến rác thành tài nguyên Vận hành song song giữa hai dây chuyền sản xuất rác thải tươi và rác thải khô Giảm thiểu ô nhiễm môi trường Phù hợp, hiệu quả cao, giá thành rẻ. 3.3.2 Nhược điểm Để làm được phân compost từ rác, phải có diện tích nhà xưởng, hầm ủ lớn, vì thời gian ủ mùn hữu cơ kéo dài 30 - 40 ngày, dẫn đến chi phí xây dựng cơ bản lớn. Do rác thải ở chưa được phân loại nên chất lượng phân compost còn chưa cao. Người dân chưa có thói quen sử dung phân compost. Sự vận hành của nhà máy còn thủ công là chủ yếu. 4. Đề xuất Triển khai rộng rãi công tác phân loại rác thải ngay tại nguồn phát sinh sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng cho thu gom và xử lí chất thải đô thị. Xây dựng, hướng dẫn về công tác quản lí chất thải rắn nói chung, chất thải nguy hại nói riêng và phổ biến rộng rãi các hướng dẫn này. Tăng cường khung thể chế, kể cả phát triển hệ thống thu phí chất thải để cân bằng chi phí cho quản lí chất thải rắn. Mở rộng chương trình, nâng cao nhận thức về quản lí chất thải rắn cho cộng đồng, đặc biệt là đối với các công ty là chủ nguồn thải. Đánh giá kiểm định chất lượng, độ độc hại, đảm bảo thân thiện với môi trường của sản phẩm Seraphin. Đánh giá kiểm định chất lượng, độ độc hại, đảm bảo thân thiện với môi trường của sản phẩm Seraphin. Tăng cường đáng kể nguồn lực giám sát và cưỡng chế thực hiện quy chế quản lí chất thải rắn. Đầu tư cơ sở vật chất để xử lí và tiêu huỷ chất thải rắn theo phương thức hợp vệ sinh. E. Khu xử lý chất thải tại xã Nghi Yên- nghi Lộc- Nghệ An. 1.Hiện trạng ô nhiễm môi trường khối lượng rác ngày càng tăng Theo số liệu thống kê thì hiện nay bãi rác tươi nghi yên tiếp nhận tiếp nhận lượng rác hàng trăm tấn/ngày trong khi công suất xử lí chỉ 150-170 tấn/ngày. Dẫn đến lượng rác thải thu gom chưa được xử lí tồn đọng ngày càng nhiều. Như vậy nguy cơ ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng ngày càng tăng. 1.2 Công tác quản lí chất thải rắn Việc thu gom và xử lí chất thải rắn đô thị và công nghiệp vẫn đang còn ở tình trạng chưa đáp ứng yêu cầu, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, vệ sinh đô thị và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị và sức khoẻ con người. Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn. Tại các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ vấn đề thu gom lưu trữ rác thải chưa được quan tâm. 1.3 Hiện trạng xử lí chất thải rắn Việc xử lý chất thải rắn đô thị cho đến nay chủ yếu vẫn là đổ ở bãi rác lộ thiên không có sự kiểm soát, mùi hôi và nước rác là nguyên nhân gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước và không khí. Công suất của nhà máy chưa đáp ứng được việc xử lí rác thải đô thị. 2.Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khoẻ con người Chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng động; nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và nhất là các công nhân làm trong nhà máy. Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,… do loại chất thải rắn gây ra. . . Thời tiết nắng nóng mùi rác bốc lên oi nồng làm ô nhiễm không khí. Trời mưa thì nước ứa ra từ rác ngấm vào đất làm ô nhiễm môi trường đất Công nghệ xử lí rác của Đan Mạch Rác ở đây được xử lý theo công nghệ của Đan Mạch:Rác được thu gom đổ vào hồ chôn rác(được nén chặt để giảm kích thước ,giảm sự phát tán của sinh vật và phân hủy nhanh hơn) rồi phun thuốc khử mùi, nước rỉ rác được xử lý qua 8 hồ (2 hồ kị khí ,2 hồ yếm khí và 4 hồ tùy tiện), bằng hoá chất trước khi vào hồ điều hoà rồi đổ ra môi trường, bảo đảm an toàn.  Rác (thu gom ) Hồ chôn rác (sâu 4m) được phun thuốc khử mùi Lớp trên rác khô lớp dưới là lớp rỉ rác Pha loãng 2 hồ kị khí Phơi 4 ngày 2 hồ yếm khí 4 hồ tùy tiện Lắng nước phía trên Hồ sinh học (6m) SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI TƯƠI 4. Ưu điểm và nhược điểm 4.1 Ưu điểm Chi phí xây dựng và lắp đặt thấp. Tiết kiệm diện tích bãi chôn lấp rác Xử lý rác không cần phân loại từ nguồn Biến rác thành tài nguyên Vận hành song song giữa hai dây chuyền sản xuất rác thải tươi và rác thải khô Giảm thiểu ô nhiễm môi trường Phù hợp, hiệu quả cao, giá thành rẻ. 4.2 Nhược điểm . Chiếm diện tích lớn . Sự vận hành của nhà máy còn thủ công là chủ yếu . . 5. Đề xuất Triển khai rộng rãi công tác phân loại rác thải ngay tại nguồn phát sinh sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng cho thu gom và xử lí chất thải đô thị. Xây dựng, hướng dẫn về công tác quản lí chất thải rắn nói chung, chất thải nguy hại nói riêng và phổ biến rộng rãi các hướng dẫn này. Tăng cường khung thể chế, kể cả phát triển hệ thống thu phí chất thải để cân bằng chi phí cho quản lí chất thải rắn. Mở rộng chương trình, nâng cao nhận thức về quản lí chất thải rắn cho cộng đồng, đặc biệt là đối với các công ty là chủ nguồn thải. Tăng cường đáng kể nguồn lực giám sát và cưỡng chế thực hiện quy chế quản lí chất thải rắn. Đầu tư cơ sở vật chất để xử lí và tiêu huỷ chất thải rắn theo phương thức hợp vệ sinh. C.KẾT LUẬN Hiện nay môi trường ở tỉnh Nghệ An nói riêng hay môi trường toàn bộ đất nước Việt Nam, thế giới nói chung đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng và khó kiểm soát.Qua chuyến đi thực tế lần này chúng em càng hiểu thêm tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Được xem được tìm hiểu được chứng kiến tận mắt những công nghệ những quy trình xử lý môi trường giúp chúng em nâng cao được tri thức, kĩ năng thực hành, kĩ năng nghề nghiệp mà trước đây chỉ được biết được học qua lý thuyết. Qua chuyến thực tế chúng em cũng mong rằng nhà trường cần tạo thêm nhiều điều kiện, nhiều chuyến đi thực tế hơn để chúng em được mở mang tầm hiểu biết, kết hợp nhuền nhuyễn giữa thực hành và lý thuyết. Môi trường đang là vấn đè quan tâm lớn của toàn cầu,toàn xã hội. Những sinh viên Môi trường như chúng em phải cố gắng học tập, nâng cao kiến thức để sau này góp một phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng môi trường XANH - SẠCH - ĐẸP. Những người thực hiện: Trần Thị Vinh Hạnh. Phạm Bá Việt. Vương Thị Thúy. Nguyễn Văn Phúc. Mở đầu Đặt vấn đề Mục tiêu 2.1 Mục tiêu của đề tài. 2.2 Mục tiêu về kỹ năng thực tế. Chương 1: Tổng quan tài liệu Khái niệm hệ thống xử lý chất thải. Đặc điểm về hệ thống xử lý nước thải. Trên thế giới. Ở Việt Nam. Chương 2: Đối tượng,nội dung và phương pháp nghiên cứu. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp thu thập tài liệu. Chương 3:Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Kết luận –Đề nghị. Kết luận. Đề nghị. Tài liệu tham khảo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbao_cao_2366.docx