Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp chế biến rau quả

Đề án “Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp chế biến rau quả” Từ lý luận và thực tiễn cho thấy: ngành công nghiệp chế biến nông sản là một ngành kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền KTQD. Trong đó công nghiệp chế biến rau quả có vị trí trọng yếu trong công nghiệp chế biến nông sản bởi lẽ: rau quả là một loại hàng hoá có tính chất đặc biệt , nó rất khó bảo quản, không thể để lâu sau khi thu hoạch, chất lượng, hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong nó nhanh bị giảm sút. Do vậy, phát triển công nghiệp chế biến rau quả sẽ tạo điều kiện cho việc xử lý, chế biên các loại rau quả ở dạng nguyên thuỷ có thể giữ, bảo quản được lâu hơn, tạo ra các loại hàng hoá ,sản phẩm khác có đặc trưng của loại rau quả đó Nó tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển, đặc biệt là lĩnh vực trồng các loại rau quả theo hướng tập trung, chuyên canh. Thực tiễn trên thế giới cho thấy, ngành công nghiệp chế biến rau quả của nhiều nước rất phát triển, sản phẩm của họ rất đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lượng tốt, giá rẻ, có khả năng cạnh tranh cao cho nên các loại sản phẩm rau quả của họ có thể xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như: Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ Mặt khác nước ta có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi cho việc trồng các loại rau quả có chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như: đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu đa dạng Nhưng phần lớn lượng rau quả sau thu hoạch chỉ tiêu thụ tươi sống ngay trong thị trường trong nước và một phần nhỏ để xuất khẩu. Bởi vì chúng ta chưa chú ý đến khâu bảo quản và chế biến nên các loại rau quả không thể giữ được trong thời gian lâu cho nên chất lượng giảm sút, giá thành cao, chủng loại sản phẩm rau quả qua chế biến còn ít do đó khả năng cạnh tranh với rau quả nước ngoài nhập khẩu và xuất khẩu ra nước ngoài còn rất hạn chế. Nước ta với ưu thế về nguồn nguyên liệu, nếu ngành công nghiệp chế biến rau quả được quan tâm, phát triển sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm rau quả của chúng ta có thể đảm bảo được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nâng tầm cao mới, vị thế mới cho các mặt hàng rau quả Việt Nam. Do vậy, đề tài này đưa ra những vấn đề tổng quát về ngành công nghiệp chế biến rau quả của nước ta hiện nay, từ đó xác định được phương hướng và giải pháp phát triển ngành này trong những năm tới.

pdf39 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2564 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp chế biến rau quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế biến rau quả làm ăn kém hiệu quả. Ta biết rằng sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến rất nhạy cảm với yếu tố thị trường, do vậy nó có ảnh hưởng rất lớn tới ngành CNCBRQ của Việt Nam. Thứ nhất là thị trường tiêu dùng trong nước: là nơi tiêu thụ chủ yếu các mặt hàng rau quả tươi sống, hoặc một phần đã qua chế biến. Việt Nam với dân số hơn 80 triệu dân nên đây là thị trường tiêu thụ rau quả tiềm năng rất lớn do vậy cần khai thác một cách triệt để, nếu làm được điều đó thì ngành CNCBRQ của chúng ta phát triển rất tốt. Thứ hai là thị trường rau quả thế giới ngày càng phát triển mạnh, nó buộc ngành CNCBRQ của ta phải đầu tư phát triển sao cho tương ứng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thế giới. Tạo điều kiện cho chúng ta có được thị 14 trường tốt để phát triển ngành rau quả trong tương lai. Ta có thể tận dụng tiềm năng của chúng ta để xuất khẩu sang các nước có nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm rau quả đã qua chế biến. Sau đây là một số thông tin xung quanh việc tiêu thụ rau quả của các nước trên thế giới đễ từ đó tạo ra hướng đi mới cho CNCBRQ Việt Nam: Xu hướng tăng nhu cầu tiêu thụ các loại rau quả trái vụ, các loại quả nhiệt đới cũng đang mở ra những cơ hội mới cho các nước đang phát triển. Xuất khẩu rau quả chế biến toàn cầu đã tăng mạnh trong năm 2002, 2003 sau khi giảm nhẹ trong năm 2000, đạt 14,283 tỷ USD trong năm 2003. EU (15) vẫn là khu vực xuất khẩu rau quả chế biến lớn nhất thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,55 tỷ USD trong năm 2003 nhưng trong năm 2003, Trung Quốc đã vượt Hoa Kỳ, trở thành nước đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu rau quả chế biến. Các nước xuất khẩu rau quả chế biến lớn nhất thế giới (1000 USD) 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số 11.029.74 10.678.32 10.733.14 12.478.06 14.283.36 EU 15 (ngoại EU) 1.952.390 1.936.701 2.035.023 2.314.661 2.550.779 TrungQuốc 1.127.187 1.314.668 1.505.767 1.761.099 2.168.847 Hoa Kỳ 2.235.718 2.217.014 2.100.997 2.130.927 2.107.467 Braxin 1.340.033 1.134.436 925.855 1.133.586 1.292.107 Thái Lan 769.896 628.985 648.319 755.070 916.226 Các nước nhập khẩu rau quả chế biến lớn nhất thế giới (1000 USD) 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số, trong đó 11.425.437 11.260.23 10.973.5 12.225.4 13.803.3 EU 15(ngoại khối) 3.331.934 3.114.206 2.844.49 3.185.29 3.770.10 Hoa Kỳ 2.687.578 2.678.262 2.635.08 2.802.19 3.232.92 Nhật Bản 2.038.279 2.067.291 2.049.62 1.940.67 2.026.49 Canada 829.562 813.101 816.261 889.541 917.510 Nga 214.318 237.915 317.947 425.415 498.610 15 2/ Vùng cung ứng nguyên liệu đầu vào. Ta biết rằng nguyên liệu là yếu tố quan trọng, chủ yếu của quá trình sản xuất và chế biến, đặc biệt là ngành CNCBRQ thì nguyên liệu chính là các loại rau quả, tỷ lệ các loại nguyên liệu khác ngoài rau quả là rất ít. Do vậy rau quả có ảnh hưởng trực tiếp đến công nghiệp chế biến. Thứ nhất là xét đến chủng loại rau quả: mỗi loại rau quả sẽ quyết định đến việc các nhà máy chế biến phải đầu tư cho công nghệ chế biến như thế nào, trình độ dây chuyền công nghệ ra sao đễ có thể chế biến các loại sản phẩm ra quả sao cho phù hợp với loại nguyên liệu đó. Nếu doanh nghiệp không xác định được rõ được vùng nguyên liệu mình sẽ khai thác thì rất khó khăn trong khâu cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến. Đối với những vùng nguyên liệu chuyên thâm canh một loại hay một số loại rau quả cụ thể nào đó sẽ tạo điều kiện, thứ nhất là bảo đảm cho việc chế biến được chuyên môn hoá, việc đầu tư cho thiết bị sẽ chuyên môn hoá, đồng bộ hơn, do vậy làm cho quá trình chế biến diễn ra một cách linh hoạt, đều đặn, sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt hơn; thứ hai là bảo đảm cho ngành CNCBRQ luôn có đủ lượng nguyên liệu cần thiết cho chế biến. Đối với những vùng trồng rau quả tập trung, chuyên môn hoá, thâm canh sản xuất theo kiểu công nghiệp hoá thì các doanh nghiệp chế biến rau quả sẽ dễ dàng liên kết, thoả thuận hợp tác với những người trồng rau quả trong việc đầu tư cho sản xuất, trồng loại rau quả gì, bao nhiêu, như thế nào. Các doanh nghiệp có thể chủ động trong việc đầu tư thêm vốn, giống, kỹ thuật canh tác cho những người trồng rau quả nhằm mục đích vừa bảo đảm nguyên liệu cung cấp kịp thời cho công tác chế biến đủ cả về số lượng, chất lượng được tốt hơn. Do vậy, làm cho ngành CNCBRQ phát triển ổn định hơn, đỡ lo về mặt nguyên liệu đầu vào cho việc chế biến, do đó tạo ra được uy tín với thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước trong việc vừa cung ứng kịp thời, vừa bảo đảm chất lượng. Còn ngược lại đối với những vùng nguyên liệu phi tập trung, nằm rải rác ở các hộ gia đình thì việc phát triển CNCB gặp rất nhiều khó khăn bởi lẽ: thứ 16 nhất là về chủng loại rau quả rất khó có thể bảo đảm phù hợp với việc chế biến của nhà máy vì người dân thường trồng các loại rau quả chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu của họ là chính, nếu có thừa thị họ mới đem bán, họ vẫn chưa chú ý đến giá trị khác mà rau quả có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao cho họ, diện tích trồng rau quả thì nhỏ bé, manh mún cho nên việc thu mua nguyên liệu để cung ứng kịp thời cho nhà máy chế biến gặp rất nhiều khó khăn; Thứ hai là chất lượng các loại rau quả do người dân trồng thường có chất lượng chưa cao bởi vì trình độ canh tác của họ còn thấp, kỹ thuật lạc hậu, vốn ít vì vậy việc đầu tư cho trồng các loại rau quả chưa cao. Do vậy, nguồn nguyên liệu rau quả cung cấp cho các nhà máy chế biến thường không đảm bảo cả về số lượng, chất lượng, tiến độ, chủng loại nên việc phát triển ngành CBRQ khó có thể đạt tới trình độ cao. 3/ Công nghệ chế biến. Một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến CNCBRQ đó là công nghệ chế biến. Dù một doanh nghiệp có dây chuyền công nghệ như thế nào thì nó cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển của ngành CNCBRQ. Công nghệ chế biến có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm, thời gian bảo quản, giá thành sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm. Thứ nhất công nghệ chế biến ảnh hưởng tới năng suất CBRQ. Với những dây chuyền chế biến hiện đại, tiên tiến, phương pháp chế biến khoa học, làm theo dây chuyền,do vậy làm cho năng suất chế biến rất cao. Còn đối với công nghệ chế biến lạc hậu, chu yếu chế biến bằng phương pháp thủ công truyền thống, it máy móc thiết bị thì năng suất thường rất thấp. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế hàng hoá phát triển thì vấn đề năng suất rất được quan tâm vì nó có ảnh hưởng lớn tới việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, tới khả năng cung cấp kịp thời cho thị trường. Thứ hai là công nghệ chế biến có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Công nghệ chế biến có thể làm cho chất lượng sản phẩm rau quả tốt hơn cũng có thể làm cho chất lượng của nó giảm đi. Với việc sử dụng trang thiệt bị hiện đại, phương pháp chế biến tiên tiến, khoa học, dây chuyền công nghệ theo đúng 17 tiêu chuẩn quốc tế thì chất lượng các mặt hàng rau quả luôn có giá trị cao, chất lượng được đảm bảo. Khi chất lượng sản phẩm có giá trị cao thì sẽ làm tăng vị thế của các sản phẩm rau quả nước ta do vậy tạo được sự tin tưởng cho khách hàng người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Từ đó công nghiệp chế biến có điều kiện phát triển ngày càng mở rộng về quy mô theo cả chiều rộng và chiều sâu, làm tăng vị thế của mình trên trường quốc tế. Thứ ba là công nghệ chế biên với kỹ thuật hiện đại còn làm cho thời gian chế biến các sản phẩm từ rau quả diễn ra nhanh chóng. Bởi vì làm theo hệ thống chế biến dây chuyền, tính linh hoạt cao. Mặt khác việc bảo quản các sản phẩm rau quả đã qua chế biến cũng lâu hơn vì với công nghệ đóng gói với kỹ thuật cao hơn, dùng các loại chất có thể giữ được sản phẩm rau quả luôn tươi trong thời gian bảo quản. Chính vì vậy mà việc tiêu thụ các loại sản phẩm rau quả rộng rãi hơn, lâu hơn, có thể vận chuyển đi xa hơn, vì thế các sản phẩm rau quả đến tay người tiêu dùng cuối cùng vẫn giữ được nguyên giá trị ban đầu, mẫu mã đẹp, tạo được sự tin tưởng của khách hàng. Xu hướng ngày nay họ thường muốn tiêu dùng những thứ chế biến sẵn có trên thị trường, do vậy các sản phẩm rau quả được chế biến sẵn có thể giữ được lâu, sử dụng dễ dàng và thuận tiện cho nên rất được ưa chuộng hiện nay. Thêm vào đó với dây chuyền chế biến hiện đại , tiên tiến, sản xuất đồng bộ theo dây chuyền có thể làm giảm giá thành trên một đơn vị sản phẩm rau quả chế biến vì khi sử dụng toàn máy móc thiết bị để chế biến thì cần ít nhân công, thời gian chế biến nhanh hơn, giảm hao hụt về nguyên liệu trong khi chế biến do vậy làm giảm giá thành sản phẩm. Làm tăng khả năng cạnh tranh, tiêu thụ ngày càng nhiều hơn, phù hợp với thu nhập của người dân. Mặt khác với công nghệ chế biến lạc hậu, thủ công thì việc chế biến mật rất nhiều thời gian và lao động, rau quả bị tổn thất rất nhiều cho nên đội giá thành lên cao, làm giảm khả năng cạnh tranh, sản phẩm rau quả sản xuất ra rất khó tiêu thụ dẫn đến việc ngành CNCBRQ rất khó có thể phát triển. Thứ tư một điều hết sức quan trọng là sự ảnh hưởng của công nghệ chế biến đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. ATVSTP, nhất là đối với mặt hàng là các sản phẩm rau quả thì cần có sự quan tâm đặc biệt vì nó có ảnh hưởng 18 trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng. Với công nghệ chế biến theo dây chuyền hiện đại, quy trình chế biến khép kín, khả năng xử lý các chất độc hại từ rau quả là rất tốt, việc có bao bì bảo quản ngày càng tôt sẽ làm cho việc giữ gìn vệ sinh là rất đảm bảo. Tóm lại với việc phát triển tốt công nghệ chế rau quả thì một mặt bảo đảm số lượng rau quả được chế biến hàng loạt, năng suất lao động tăng, chất lượng được đảm bảo, an toàn trong sử dụng, sử dụng các mặt hàng rau quả một cách tiện lợi. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho ngành NCBRQ của chúng ta phát triển. 4/ Lao động. Như bất cứ một ngành công nghiệp nào thì yếu tố lao động cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng, là nguồn lực chủ yếu tạo ra sản phẩm. Riêng đối với ngành CNCBRQ thì nó lại có ý nghĩa quan trọng hơn bởi lẽ: Ngoài việc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất rau quả cung ứng nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến rau quả thì họ còn tham gia trực tiếp vào quà trình bảo quản và chế biến rau quả. CNCBRQ là một ngành cần rất nhiều lao động ở một số khâu như: Sơ chế ban đầu, thu gom nguyên liệu. Muốn ngành CNCBRQ phát triển với quy mô lớn và rộng khắp thì ngoài việc phát triển các yếu tố khác thì cũng nên đặc biệt quan tâm đến vấn đề tuyển chọn lao động sao cho có đủ khả năng, trình độ, năng lực chuyên môn vào quà trình chế biến, lao động có tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm làm ra, năng suất lao động, vệ sinh của các loại sản phẩm chế biến ra. 5/ Các chính sách kinh tế của Nhà nước. Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến định hướng phát triển của ngành CNCBRQ thông qua các chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô. Các chính sách đó có cả những tác động tích cực và tiêu cực. Nếu Nhà nước có các chính sách kinh tế tích cực như khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân chăm lo phát triển ngành công nghiệp này thì sẽ có nhưng chính sách ưu đãi về thuế, tạo điều kiện cho vay vốn, cung cấp được các thông tin về thị trường... từ đó có thể giúp cho CNCBRQ có điều kiện phát triển. 19 PHẦN III: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CNCBRQ I/ THỰC TRẠNG. 1/ Những kết quả đạt được. Trong những năm qua, nhóm mặt hàng rau quả nói chung và sản phẩm rau quả chế biến nói riêng đã có đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Bước đầu ngành CNCBRQ đã đạt được những kết quả tương đối trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trước tiên ta xét đến những kết quả xuất khẩu các mặt hàng rau quả đã qua chế biến trong những năm qua. Năm 2000-2001, kim ngạch xuất khẩu của ngành đã lọt vào “tốp” 10 nhóm mặt hàng đứng đầu cả nước, trong kim ngạch xuất khẩu có tới 85-90% là sản phẩm chế biến. Từ năm 1990 trở về trước, xuất khẩu rau quả chủ yếu được tập trung vào thị trường Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giảm mạnh, từ 52,3 triệu USD năm 1990 giảm xuống 33,2 triệu USD năm 1991; 32,3 triệu USD năm 1992; 23,6 triệu USD năm 1993 và năm 1994 chỉ còn 20,8 triệu USD. Đến năm 1995 xuất khẩu rau quả mới được phục hồi, đạt kim ngạch 56,1 triệu USD, mỗi năm tăng bình quân 41,5 triệu USD ( tăng bình quân 32,6%/năm). Các mặt hàng rau quả của Việt Nam đã có mặt ở gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp các châu lục của thế giới, trong đó chủ yếu là thị trường châu Á, Bắc Âu, Tây Âu, Mỹ. Nhìn chung kim ngạch cũng như thị trường xuất khẩu tăng. Hiện nay rau quả được xuất sang 40 nước trong đó nhiều nhất là sang Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Kim ngạch rau qủa xuất khẩu • 1995 : 50 tr USD • 1996 : 100 tr USD • 1997 : 70 tr USD • 1998 : 50 tr USD • 1999 : 100 tr USD 20 • 2000 : 200 tr USD • 2001 : 300 tr USD • 2002 : 200 tr USD • 2003 : 119 tr (9 tháng đầu năm, riêng thị trường TQ chỉ đạt 24,2 tr USD) Đáng chú ý, xuất khẩu rau quả 5 tháng đầu năm nay sang Nhật Bản cũng tăng khá mạnh, tăng tới 76,26%, đạt 13,6 triệu USD. Bên cạnh đó, xuất khẩu sang một số nước phát triển như Pháp, Singapore,… cũng tăng khá mạnh. Thị trường xuất khẩu rau quả 5 tháng đầu năm 2005 Thị trường Kim ngạch XK tháng 5/2005 (1000 USD) Kim ngạch XK 5 tháng đầu năm 2005 (1000 USD) Tổng cộng 17.922 98322 Trung Quốc 1.635 16760 Nhật Bản 2.903 13590 Đài Loan 1.824 8651 Nga 1.182 6451 Mỹ 801 4997 Indonesia 104 4330 Hàn Quốc 485 3097 Hà Lan 666 2836 Pháp 598 2696 Singapore 453 2255 Hồng Kông 435 2043 Malaysia 382 1928 Thứ hai có liên quan đến các cơ sở chế biến. Trước năm 1999, cả nước ta chỉ mới có 12 nhà máy và 48 cơ sở chế biến rau quả, công suất chế biến trên dưới 150.000 tấn sản phẩm/năm. Sau 4 năm thực hiện đề án, đã có 12 dự án xây dựng nhà máy mới, đưa tổng công suất chế biến lên 290.000 tấn sản phẩm/năm. Bên cạnh đó việc xây dựng nhà máy chế biến nhỏ và vừa cũng đã được đầu tư và không ngừng phát triển. Cả nước hiện có 25 đơn vị quốc doanh, 7 đơn vị liên doanh, 129 cơ sở tư nhân và hơn 10.000 hộ tham gia chế biến rau quả. So với chỉ tiêu năm 2010, năng lực chế biến công nghiệp hiện nay của nước ta đã đạt 44,6% và chế biến trong dân đạt 50%. Hiện nay, cả nước có 12 21 dây chuyền mới được đầu tư nâng cấp, với tổng công suất hơn 50000 tấn sản phẩm/năm có trình độ công nghệ chế biến hiện đại, đạt tiêu chuẩn của châu Âu, châu Mỹ. Chương trình chế biến rau quả, triển khai được 20 dự án với tổng công suất trên 120000 tấn sản phẩm/năm, trong đó có 9 dự án đã được phê duyệt với tổng công suất 44600 tấn sản phẩm/năm, ví dụ như: xây dựng dự án “ Hệ thống kho mát bảo quản hoa quả tại Lạng Sơn thực hiện phương thức buôn bán hai chiều “ và xây dựng mô hình bảo quản mận Bắc Hà ( Lào Cai ). Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2003, tổng diện tích rau, quả và hoa trên cả nước đạt 1,27 triệu ha, tổng sản lượng đạt 13,875 triệu tấn. Nếu đem so với năm 2010, chỉ tiêu về diện tích đã đạt 97% và sản lượng đạt 69,4%. Chính nhờ đề án này, nhiều vùng nông thôn của nước ta đã hình thành và phát triển được những vùng rau quả đặc sản, những vùng nguyên liệu tập trung lớn như xoài của tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp; vải thiều Hải Dương; nhãn lồng Hưng Yên; mận tam hoa Lào Cai; thanh long Bình Thuận... với giá trị thương phẩm rất cao. Không chỉ đầu tư cho cây trồng, những năm qua, năng lực chế biến rau, quả cũng đã được các ngành, các địa phương đầu tư mạnh và hoạt động tương đối hiệu quả. Các nhà máy thuộc doanh nghiệp Nhà nước có tổng công suất 143.747 tấn sản phẩm/năm (chiếm xấp xỉ 50%), các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 48.65) tấn sản phẩm/năm (chiếm 16%), số còn lại thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong số các doanh nghiệp Nhà nước, Tổng công ty Rau quả nông sản là đơn vị có vai trò chủ đạo với tổng công suất chế biến trên 100.000 tấn sản phẩm/năm (chiếm 34% tổng công suất cả nước) và trên 50% số các nhà máy mới được đầu tư với trình độ thiết bị công nghệ hiện đại. Mặc dù so với mục tiêu năm 2010 (650.000 tấn sản phẩm/năm), tổng công suất chế biến rau quả hiện tại còn nằm ở tỷ lệ thấp (44,6%), nhưng trong những năm qua Nhà nước cũng đã cố gắng đầu tư và hình thành được một hệ thống các nhà máy ở hầu khắp các vùng trồng trọng điểm, có trình độ công nghệ tiên tiến, sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cao, phần nào đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Bên cạnh 22 đó, chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực chế biến rau quả ở các quy mô khác nhau đã tạo nên động lực cho các thành phần kinh tế phát triển hàng trăm ngàn cơ sở chế biến nhỏ. Các cơ sở này đã tập hợp lao động và tài chính tổ chức sơ chế, bảo quản chủ yếu ở các dạng sấy, chiên sấy, đông lạnh, đóng góp phần tích cực vào công đoạn sau thu hoạch và giải quyết sự dư thừa sản phẩm tươi vào các thời điểm chính vụ. 2/ Những tồn tại của ngành CBRQ. Thứ nhất là về vấn đề tiêu thụ các loại sản phẩm rau quả trong nước và xuất khẩu. Trái với tốc độ tăng nhanh diện tích và sản lượng rau quả hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm rau quả gặp rất nhiều khó khăn và ách tắc. Rau quả Việt Nam xuất khẩu rất khó khăn, năm 1998 cả nước chỉ mới xuất khẩu được dưới 10.000 tấn, mới bằng 0,25% sản lượng rau quả sản xuất trong nước. Các năm 1999-2000 xuất khẩu trái cây có tăng song sản lượng xuất khẩu còn nhỏ bé. Rau quả Việt Nam không chỉ ách tắc trong xuất khẩu mà tiêu thụ cũng rất khó khăn ở thị trường nội địa và rất khó cạnh tranh với các loại rau quả cùng loại, nhất là các loại trái cây nhập khẩu. Theo tổng cục hải quan, chỉ tính riêng nguồn nhập khẩu chính ngạch, hiện mỗi năm nước ta nhập khẩu từ 20.000 đến 30.000 tấn trái cây tươi, đấy là chưa kể các loại rau quả đã qua chế biến. Ngoài ra hàng năm nguồn trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch vào nước ta có khối lượng khá lớn. Riêng lượng ngoại tệ để nhập khẩu trái cây chính ngạch hàng năm ước tính tới 13-15 triệu USD/năm. Mặc dù Việt Nam là "vựa" rau quả và hoa tươi các loại có chất lượng và giá trị thương phẩm cao, tuy nhiên xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang đi trên con đường hẹp, khâu thực hiện đang lúng túng và tốc độ tăng trưởng chậm chạp. Trong 3 năm qua, kim ngạch xuất khẩu rau quả (tính cả hạt tiêu) đạt 328 triệu USD/năm, chỉ đạt 32,8% chỉ tiêu đề ra cho năm 2010. Thậm chí trong hai năm 2002 và 2003 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này còn có xu hướng giảm. Tiêu thụ rau quả trong thời gian qua chủ yếu là nội tiêu và dưới dạng tươi, chỉ mới có 7% lượng rau quả được xuất khẩu. Đến thời điểm này, Việt Nam không có thị trường xuất 23 khẩu trái cây mà chủ yếu là buôn chuyến; thông tin thị trường và các vấn đề liên quan đến trái cây rất hạn chế, nhất là thị trường thế giới. Hệ thống phân phối rau quả Việt Nam bị đánh giá là manh mún và tự phát. Thông thường, nông dân sau khi thu hoạch rau quả xong, sẽ có một lực lượng rất đông các thương lái tới thu gom. Thương lái bán cho các nhà bán buôn và những người này chuyển lại cho các hộ bán lẻ để phân phối trực tiếp cho người tiêu dùng. Việc vận chuyển rau quả cũng rất tuỳ tiện và cẩu thả. Đa số sản phẩm rau quả của Việt Nam được vận chuyển trên những phương tiện kém chất lượng như xe máy cũ, xe thồ... Theo tính toán của các nhà khoa học, từ lúc nông dân thu hoạch cho tới khi hàng hoá đến tay người tiêu dùng, tổng hao hụt ước tính lên tới 1050% khối lượng sản phẩm.Hao hụt này cũng đã ảnh hưởng lớn đến tính cạnh tranh của rau quả Việt Nam. Theo số liệu của Hiệp hội Trái cây Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu trái cây đã giảm mạnh trong vòng 4 năm qua, từ gần 330 triệu USD vào năm 2001 xuống còn hơn 178 triệu USD vào năm 2004, và còn có thể tiếp tục giảm trong năm nay. Vấn đề thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam nói chung, trong đó có mặt hàng rau quả cần được phát triển trong một môi trường Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ và đang hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Nước ta rất phong phú về chủng loại trái cây, trong đó có rất nhiều giống có chất lượng cao và hương vị đặc biệt. Tuy vậy, chúng ta vẫn chưa xuất khẩu được bằng con đường chính ngạch như một số nước quanh ta. Vì vậy, cần đầu tư xây dựng nhãn hiệu và thương hiệu hàng hóa cho từng chủng loại trái cây. Ta chưa có thương hiệu riêng cho từng chủng loại trái cây trên thị trường thế giới (trừ thương hiệu bưởi Năm Roi của Công ty Hoàng Gia tỉnh Vĩnh Long). Vì chưa có thương hiệu nên các nước láng giềng đã chiếm ưu thế một số loại trái cây như xoài, sầu riêng, cam, quýt, mận. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta phải chọn một số chủng loại trái cây có ưu thế và khả năng cạnh tranh để đầu tư các khâu kỹ thuật, xây dựng thương hiệu và chiến lược xúc tiến thương mại, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và chiếm thị phần trên thế giới. Vài năm gần đây kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam liên tục giảm. 24 Dự kiến cả năm 2004, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 120 triệu USD, giảm tới 31,5 triệu USD so với năm 2003. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, rau quả Việt Nam có chất lượng không đồng đều, do sản xuất phân tán, chủng loại không ổn định và mang tính thời vụ; vấn đề thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch còn nhiều bất cập. Tại các khu vực sản xuất nguyên liệu tập trung cho chế biến công nghiệp, năng suất, chất lượng rau quả còn thấp và sản lượng không đáp ứng đủ so với yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó ới nhiều lợi thế trong sản xuẩt rau quả và mặt hàng xuất khẩu đa dạng, Việt Nam đã xuất khẩu được nhiều loại rau quả tươi cũng như chế biến sang hơn 50 nước trên thế giới nhưng Việt Nam chưa hình thành được các mặt hàng chủ lực, có địa vị thống trị trên thị trường như dứa của Thái Lan, chuối của Philippine, rau tươi và rau chế biến của Trung Quốc. Thị phần của hầu hết các mặt hàng rau quả Việt Nam còn ở mức rất hạn chế, không tạo được tác động chi phối đến thị trường thế giới. Thị phần của một số nước châu Á trên thị trường rau quả thế giới giai đoạn 1997-2001 Việt Nam Trung Quốc Thái Lan Indonesia Ấn Độ Quả tươi 4,8 2,6 32,6 2,7 Quả khô 5,8 10,6 18,3 1,6 Dứa hộp 0,9 3,4 45,2 11,5 Nấm hộp 1,2 52,0 1,7 7,4 1,1 Nguyên nhân của tình trạng đó là tuy đã có những tiến bộ nhất định khả năng mở rộng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu của Việt Nam khá hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường những nước lân cận như Trung Quốc. Xuất khẩu rau quả, đặc biệt là rau quả tươi sang các thị trường nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản còn gặp nhiều trở ngại về công nghệ bảo quản và chế biến cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu về hàng nhập khẩu của các thị trường này. Với thị trường Trung Quốc: Trong những năm tới, Trung Quốc vẫn là thị trường có nhiều tiềm năng phát triển đối với rau quả xuất khẩu của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường lớn, dễ thâm nhập, yêu cầu về chất lượng không quá 25 cao, nhu cầu tiêu dùng của cư dân cũng rất đa dạng. Các nước khác trong khu vực: Đài Loan và Hàn Quốc cũng là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm khoảng 10% và 6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các nước ASEAN cũng là những thị trường xuất khẩu rau quả quan trọng của Việt Nam, trong đó Singapore, Malaysia và Indonesia nhập khẩu 1-2 triệu USD/năm. Nhật Bản: Hiện tại và trong những năm tới, Nhật Bản vẫn là khu vực đầy tiềm năng của nhiều loại rau quả như bắp cải, dưa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, dứa, cà chua, thanh long, tỏi, hoa… Đây cũng là những mặt hàng mà nước ta có năng lực sản xuất khá dồi dào. Năm 2003, Nhật Bản đã nhập khẩu một lượng rau quả trị giá khoảng trên 16 triệu USD từ Việt Nam. Tuy vậy, lượng kim ngạch này mới chỉ chiếm 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Nhật Bản. Thị trường EU: Do khoảng cách xa và chi phí vận chuyển cao, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang châu Âu các loại rau quả đóng hộp, nước quả. Các thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam trong khu vực này là Đức, Pháp, Hà Lan, Italia, Anh và Thuỵ Sĩ. Trong những năm gần đây, các nước châu Âu có xu hướng tăng cường nhập khẩu các loại quả nhiệt đới. Thị trường Bắc Mỹ: Trong những năm qua, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, đã có những bước tiến đáng kể. Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là rau quả chế biến và nước quả. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, kim ngạch nhập khẩu rau quả chế biến của Hoa Kỳ từ Việt Nam đã tăng từ 5,0 triệu USD năm 1999 lên 5,7 triệu USD năm 2003. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Kể từ khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam và Hoa Kỳ xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Hoa Kỳ trở nên dễ dàng hơn. Nhờ được hưởng quy chế đối xử tối huệ quốc (MFN), thuế nhập khẩu giảm đáng kể. Thị trường Nga: Việt Nam được hưởng chế độ GSP của Nga nên chính sách thuế không đặt ra áp lực cạnh tranh đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này. Thị trường Nga trước mắt và lâu dài còn cần nhiều hàng nông sản, rau, trái cây vùng nhiệt đới. Việt Nam 26 có nhiều cơ hội có thể chiếm lĩnh được thị trường khu vực Viễn Đông của Nga, như đã làm trước kia. Vấn đề đặt ra là cách thức tổ chức sản xuất và xuất khẩu rau qảu từ lúc chọn giống, cách trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển nội địa, giao hàng lên tàu lạnh. Thứ hai là những hạn chế về vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành CNCB. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện hầu hết các nhà máy chế biến rau quả mới sử dụng khoảng 20 - 30% công suất thiết kế, cao nhất khoảng 50% công suất (như nhà máy Đồng Giao), thấp nhất là nhà máy chế biến cà chua Hải Phòng mới đạt 15% công suất. Nhiều nhà máy đang trong tình trạng hết sức khó khăn do thiếu nguyên liệu như nhà máy chế biến quả Bắc Giang, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, chế biến cà chua Hải Phòng... Hiện tại các vùng nguyên liệu chủ yếu do dân bỏ vốn trong khi yêu cầu vốn trồng mới từ khai hoang, làm đất, giống, chăm sóc... rất lớn, có khi lên tới 50 triệu đồng/ha (như trồng dứa Cayen), bình quân chung khoảng 30 triệu đồng/ha, vượt quá sức dân và làm hạn chế phát triển vùng nguyên liệu. Nhiều khi doanh nghiệp đầu tư ứng trước vốn cho dân trồng, khi có sản phẩm vì lợi íchấtrước mắt, nông dân không bán cho nhà máy mà bán ra ngoài, doanh nghiệp không thu được vốn trả nợ ngân hàng dẫn đến thua lỗ. Mặt khác việc xác định quy mô, địa điểm một số cơ sở chế biến không xuất phát từ tính đặc thù của sản xuất rau quả chủ yếu do hộ gia đình với mức ruộng đất thấp, phân tán, thiếu quy hoạch vùng nguyên liệu trước khi xác định công suất nhà máy nên nếu có chính sách tốt cũng khó đáp ứng đủ nguyên liệu... Tất cả các khó khăn này đã đội giá thành sản phẩm lên cao khiến sản phẩm rau quả chế biến của Việt Nam không cạnh tranh được với sản phẩm nhập ngoại. Tình trạng canh tác manh mún ( gần 80 triệu mảnh ruộng nhỏ, nghĩa làbình quân mỗi hộ canh tác từ 5 đến 10 mảnh rải rác trên các vùng đất, hạng đất khác nhau, thậm chí cá biệt có hộ có tới 30 mảnh ) đang cản trở quá trình sản xuất hàng hoá. Làm cho vùng nguyên liệu không thể tập trung được, các loại nguyên liệu thì phân tán, có nhiều loại, chất lượng chưa cao nên không thể đáp ứng được nhu cầu cho các nhà máy chế biến rau quả, hiện nay đa 27 phần các nhà máy phải thu mua hay nói đúng hơn là thu gom các loại rau quả từ từng hộ dân riêng lẻ để phuc vụ cho công tác chế biến. Mặt khác các loại rau quả sau khi chế biến do không được áp dụng các biện pháp bảo quản tốt cho nên khi đến được nhà máy chế biến thì chất lượng và số lượng đã giảm sút đáng kể. Theo tính toán của các nhà khoa hoc thì lượng rau quả hao hụt sau khi thu hoạch có thể tới 25-30%. Thứ ba ta xét đến thực trạng của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến rau quả hiện nay của Việt Nam. Có một thực tế là các cơ sở chế biến phát triển nhanh nhưng ít gắn với các vùng nguyên liệu tập trung. Các chủ dự án hầu như chỉ quan tâm nhiều đến xây dựng nhà máy nên tốc độ phát triển nguyên liệu thường chậm và đi sau, hiệu suất sử dụng công suất rất thấp, sản xuất kinh doanh của nhà máy khó khăn, thậm chí thua lỗ, không trả được vốn. Việc phát triển nhanh diện tích rau, quả và hệ thống các cơ sở công nghiệp chế biến trong những năm qua không theo quy hoạch thống nhất, phát sinh vùng sản xuất tập trung dư thừa nguyên liệu, khó tiêu thụ trong khi các nhà máy lại thiếu nguyên liệu trầm trọng. Các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn đã hình thành như vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), mận Tam Hoa (Bắc Hà), nhãn lồng (Hưng Yên), xoài Tiền Giang... lại thiếu vắng các cơ sở công nghiệp chế biến, gây khó khăn lớn trong mùa thu hoạch sản phẩm. Phần lớn trong số hơn 70 cơ sở chế biến rau quả (có tổng công suất 200.000 tấn/năm) có trang bị kỹ thuật lạc hậu, cũ kỹ, sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường về chất lượng. Số còn lại được xây dựng mới, công suất lớn, công nghệ tiên tiến nhưng thiếu nguyên liệu và hiệu quả không cao. Thứ tư là về vấn đề thương hiệu cho rau quả Việt Nam: Có đến trên 90% các mặt hàng XK là hàng thô hoặc gia công cho các thương hiệu nước ngoài. Vì thế, trên thị trường quốc tế, hầu như người tiêu dùng chưa có khái niệm hàng hóa mang thương hiệu VN. Người trực tiếp sản xuất kinh doanh nông sản nước ta phải chịu bán giá thấp, trong khi người tiêu dùng lại phải chịu giá cao. Hơn thế, có một số nhãn hiệu hàng hóa VN có chất lượng cao đã bị các DN 28 nước ngoài khai thác.Sản phẩm trái cây của VN cũng nằm trong sự thua thiệt đó. Nước ta có chủng loại trái cây rất phong phú, có chất lượng cao và hương vị đặc biệt: thanh long, dừa, chuối, mãng cầu, nho, ổi, cheri, vú sữa, hồng, mít, măng cụt, chôm chôm, bưởi... Nhưng chưa XK được bằng con đường chính ngạch. Chính vì vậy không có thương hiệu riêng cho từng chủng loại trái cây trên thị trường thế giới (trừ duy nhất thương hiệu bưởi Năm Roi do Cty Hoàng Gia của Vĩnh Long đăng ký) nên các quốc gia lân cận đã chiếm ưu thế một số loại trái cây mà nguồn cung ứng của nước ta rất dồi dào. 3/ Nguyên nhân dẫn đến CNCBRQ chưa phát triển. Việc tiêu thụ rau quả ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, các mặt hàng rau quả khó tiêu thụ, đặc biệt là các loại trái cây. Có thể dễ dàng nhận thấy những nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu bao gồm: Chất lượng sản phẩm rau quả của ta còn thấp và quy cách, mẫu mã sản phẩm chưa hấp dẫn người tiêu dùng, trong khi đó giá thành sản xuất rau quả ở ta lại cao hơn rõ rệt so với các nước khác. Một nguyên nhân quan trọng làm CNCB chưa phát triển đủ tầm là do công tác quy hoạch. Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, quy hoạch của chúng ta hiện rất kém, làm giảm hiệu quả và làm chậm tốc độ phát triển của CNCB. Đặc biệt, sự quản lý lỏng trong phát triển vùng nguyên liệu dẫn tới tự phát. ), hiện tại trên cả nước chưa có quy hoạch tổng thể để làm căn cứ cho việc xét duyệt cho phép đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến gắn với các vùng sản xuất tập trung, gây nên tình trạng vừa thiếu vừa thừa nguyên liệu. Mặt khác sự chồng chéo giữa Bộ NN&PTNT với các địa phương trong việc xét duyệt cho phép đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến đã tạo ra khó khăn chung. Trong khi cả Bộ và địa phương đều phê duyệt cho phép lập dự án nên có những địa bàn nhiều nhà máy cùng loại sản phẩm được phép xây dựng dẫn đến tranh chấp mua nguyên liệu hoặc nhiều nhà máy chế biến nông sản đòi hỏi phải có vùng nguyên liệu, tranh chấp đất sản xuất... Trình độ khoa học kỹ thuật trong sản xuất của người nông dân còn thấp, đa số bà con nông dân chưa có đầy đủ kiến thức cơ bản về sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ sản 29 phẩm nông nghiệp nên năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nhìn chung còn thấp so với một số địa phương khác và các nước trong khu vực. Mặt khác do cuộc chiến tranh Irắc nên mặc dù các hợp đồng đã được ký với một số khách hàng lớn như Mỹ, Nhật....nhưng phía khách hàng xin tạm hoãn nhận hàng vì lý do chiến tranh. Giá xuất khẩu các mặt hàng chính đều giảm so với cùng kỳ năm 2002 như mặt hàng dứa cô đặc chỉ còn 1.000 USD/tấn so với 1.100 USD/tấn cuối năm 2002. Giá xuất khẩu trung bình các loại dứa đông lạnh giảm 13% so với cùng kỳ (còn 664 USD/tấn), giá dưa chuột muối giảm 7% (còn 519 USD/tấn), vải hộp các loại giảm hơn 10% (còn 918 USD/tấn). Do thời tiết không thuận lợi và việc phát triển vùng nguyên liệu còn chậm nên các nhà máy vẫn lâm vào tình trạng thiếu nguyên liệu như dây chuyền dứa cô đặc Đồng Giao, dứa cô đặc kiên Giang, cà chua cô đặc Hải Phòng... nên khi có hợp đồng thì lại không có hàng xuất. Trung Quốc là thị trường rau quả lớn nhất của Việt Nam (chiếm 40-50% thị phần) nhưng hiện nay đã là thành viên chính thức của WTO nên các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm cũng nghiêm ngặt hơn. Hơn nữa mặt hàng rau quả Việt nam vốn có chất lượng thấp phải cạnh tranh tranh quyết liệt hơn với các nước khác như Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia…. tại thị trường này. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp còn chậm, ngoài cây mía đã hình thành được vùng cây chuyên canh phục vụ cho các nhà máy đường, còn các cây công nghiệp và cây ăn quả khác hầu như chưa hình thành được vùng cây chuyên canh phục vụ công nghiệp chế biến. Kinh tế trang trại và kinh tế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp nhìn chung còn phát triển chậm, hiện nay cả tỉnh mới có 1867 trang trại theo tiêu chuẩn quy định của Trung ương, tỷ lệ các hợp tác xã tín dụng, HTX sản xuất và dịch vụ nông nghiệp nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tỉnh, làm ăn có hiệu quả còn thấp. Từ thực tế sống động trên, chúng ta có thể khẳng định rằng, đây lại là câu chuyện đầu tư không đồng bộ, không gắn với vùng nguyên liệu- vết xe đổ của 30 không ít địa phương! Tình trạng “nguyên liệu thừa, nhà máy đói”, hoặc “được mùa, mất giá”,“sáng nắng chiều mưa” đối với nhiều loại nông sản, trong đó có nhóm nguyên liệu rau quả còn rất phổ biến ở Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp công nghiệp chế biến nói chung và ngành CNCBRQ nói riêng chưa chủ động trong việc tìm hiểu nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, họ chỉ sản xuất những thứ đã có nguyên liệu sẵn. Khi đầu tư chế biến họ chưa gắn với việc đầu tư cho công nghệ một cách đồng bộ, hiện đại, chưa gắn với việc phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh cho nên dẫn tới việc thiếu nguyên liệu trầm trọng, không thể sử dụng hết công suất chế biến của nhà máy. Trình độ khoa học kỹ thuật trong sản xuất của người nông dân còn thấp, đa số bà con nông dân chưa có đầy đủ kiến thức cơ bản về sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nên năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nhìn chung còn thấp so với một số địa phương khác và các nước trong khu vực. Cơ cấu mặt hàng rau quả xuất khẩu không ổn định, diện mặt hàng rộng nhưng không có mặt hàng chủ lực; số lượng xuất khẩu nhỏ lẻ, chủ yếu theo cách DN gặp khách có nhu cầu gì thì chào bán mặt hàng đó... khiến DN luôn rơi vào tình trạng bị động, lúng túng trong định hướng chiến lược. II/ GIẢI PHÁP Để ngành CNCBRQ có thể phát triển tốt, tận dụng được tối đa những lợi thế vô cùng to lớn của nước ta. Khắc phục được tình hình chế biến còn yếu kém hiện nay thì cần đề ra những biện pháp tốt hơn và chặt chẽ hơn. Sau đây là những giải pháp cơ bản: 1/ Quy hoạch vùng nguyên liệu. Trước tiên muốn nhà máy hoạt động có hiệu quả thì phải quy hoạch, có cơ chế có vùng nguyên liệu, và nó phải phù hợp với vùng nguyên liệu chung của ngành NN-PTNT. Bên cạnh một tầm nhìn chiến lược từ phía Nhà nước, cần có quy hoạch tổng thể, xác định thế mạnh từng tỉnh, giống cây trồng, và cần có sự 31 liên kết, phối hợp đồng bộ giữa chính quyền với doanh nghiệp. Cần tiến hành rà soát và hoàn thiện lại công tác quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung. Cần xác định quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu đồng bộ với mạng lưới các nhà máy chế biến. Theo quy hoạch tổng thể đến năm 2010, quỹ đất có khả năng trồng rau là 716.000 ha và trồng cây ăn quả là 1.093.000 ha. Dựa vào lợi thế của từng địa phương, các tỉnh cần rà soát lại để bố trí đủ diện tích trồng rau quả, nhất là đối với các vùng nguyên liệu tập trung. Thực hiện quy hoạch “động”, gắn quy hoạch với chuyển đổi cơ cấu cây trồng; kết hợp thâm canh, xen vụ, nhất là các vùng trồng rau, nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích và thu nhập của người dân. Trọng tâm quy hoạch vùng sản xuất hướng vào những những loại rau quả có lợi thế. Trước mắt, cần quy hoạch bổ sung kịp thời vùng nguyên liệu trồng dứa, cà chua, đáp ứng cho các nhà máy chế biến xuất khẩu hiện đã xây dựng, với mong muốn tối thiểu là: Dứa đạt 60 %, cà chua đạt 40-50% công suất thiết kế. Trách nhiệm quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá, trước hết thuộc về địa phương. Các doanh nghiệp chế biến có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, huyện để xây dựng vùng nguyên liệu, cũng như cơ sở hạ tầng. Bởi thực tế cho thấy, vấn đề nguyên liệu cho nhà máy không chỉ là trách nhiệm của một phía, mà cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan, từ người nông dân, chính quyền địa phương, doanh nghiệp chế biến, các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật... cũng như giữa các ngành nông nghiệp, kế hoạch, tài chính, khoa học công nghệ, thương mại, giao thông... Cần tiến hành quy hoạch các vùng có lợi thế về trồng rau, quả tập trung. Cụ thể, tập trung trồng rau ở các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc bộ, Đà Lạt và các vành đai xung quanh các thành phố lớn, còn hướng phát triển mạnh quả ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, trung du Bắc bộ và một số vùng bán sơn địa thuộc miền Trung và Đông Nam bộ nhằm giải quyết một cách có hiệu quả vấn đề nguyên liệu (vốn là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp chế biến và kinh doanh rau, quả hiện nay). Giải pháp này không tách rời khỏi việc đẩy mạnh nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc và đưa nhanh các giống rau, quả cho năng suất, chất 32 lượng cao vào sản xuất, gắn với quy trình trồng mang tính sinh thái để tạo ra các sản phẩm an toàn, tăng thêm tính cạnh tranh trong xu thế hội nhập. Với mục tiêu giảm tổn thất sau thu hoạch xuống dưới 15% vào năm 2010, các chuyên gia kiến nghị tăng cường đầu tư, hiện đại hóa công nghệ bảo quản rau, quả tươi; nâng cấp, đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại, công nghệ phù hợp với vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Nhiều ý kiến còn đề xuất tiến hành nhập mẫu một số nhà máy quy mô nhỏ và vừa với công nghệ và thiết bị hiện đại, trên cơ sở đó tổ chức thiết kế, chế tạo trong nước, song phải đặc biệt tránh tình trạng đầu tư ồ ạt hoặc thiếu đồng bộ giữa nhà máy và vùng nguyên liệu, nhằm góp phần đạt tổng công suất chế biến khoảng 650.000 tấn sản phẩm/năm. 2/ Đầu tư cho vùng sản xuất nguyên liệu. Trước mắt khuyến khích và tạo điều kiện cho hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư các cơ sở chế biến, bảo quản rau quả quy mô nhỏ tại chỗ để làm vệ tinh cung ứng nguyên liệu, bán thành phẩm cho các nhà máy công nghiệp. Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả các nhà máy chế biến công nghiệp, tăng năng suất, chất lượng và hạ giá thành các sản phẩm rau quả theo hướng: Đối với các nhà máy mới xây dựng cần đặc biệt quan tâm đến đầu tư vùng nguyên liệu để đảm bảo công suất chế biến. Đồng thời, nguyên cứu, đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với mùa vụ và vùng sinh thái để kéo dài thời gian hoạt động của dây chuyền thiết bị trong năm, giảm khấu hao tối đa và có giải pháp hữu hiệu về xử lý môi trường. Đối với các nhà máy đang hoạt động, cần đầu tư chiều sâu, nâng cấp thiết bị công nghệ, tận dụng mặt bằng, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực... để hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Song song với đó cần nâng cao chất lượng sản phẩm... Kết hợp đồng bộ các giải pháp như vậy mới tăng khả năng cạnh tranh của rau quả chế biến trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Các doanh nghiệp chế biến có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, huyện để xây dựng vùng nguyên liệu, cũng như cơ sở hạ tầng. Bởi thực tế cho thấy, vấn đề nguyên liệu cho nhà máy không chỉ là trách nhiệm của một phía, mà cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan, từ người nông dân, chính 33 quyền địa phương, doanh nghiệp chế biến, các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật... cũng như giữa các ngành nông nghiệp, kế hoạch, tài chính, khoa học công nghệ, thương mại, giao thông... 3/ Giải quyết vấn đề thị trường cho CNCBRQ. Phải xây dựng cho được tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm riêng cho mỗi chủng loại và tùy theo yêu cầu của khách hàng phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng phù hợp cho từng thị trường riêng biệt. Dù tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu, đều cần phải xây dựng thương hiệu và tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ, xúc tiến thương mại. Đặc biệt, phải có chính sách cụ thể nhằm khuyến khích người sản xuất và các doanh nghiệp kinh doanh rau quả. Đồng thời, thành lập các hiệp hội sản xuất rau quả, trang trại hoặc các HTX sản xuất và tiêu thụ trái cây như Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã triển khai. Do đó cần đầu tư xây dựng nhãn hiệu và thương hiệu hàng hóa cho từng chủng loại trái cây. Mở rộng mạng lưới tiêu thụ trong nước, chú trọng xây dựng chiến lược thị trường và sản phẩm cho các mặt hàng chủ lực. Tập trung giữ vững và mở rộng các thị trường xuất khẩu hiện có, nhất là các thị trường trọng điểm. Với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 15-20%/năm, Tổng công ty sẽ đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại của ngành rau quả bằng việc thành lập các văn phòng đại diện tại nước ngoài và tăng cường xúc tiến thương mại qua Internet. 4/ Giải pháp về công nghệ chế biến. Cần tăng cường hơn nữa các biện pháp công nghệ trong bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Thứ nhất, ứng dụng hiệu quả các phương pháp bảo quản tươi sau thu hoạch. Đó là phát triển nhà sơ chế bảo quản (packing house) phục vụ tiêu dùng và cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến. Ngay từ khi thu hoạch phải thực hiện việc lựa chọn, phân loại, làm sạch, làm mát, đóng gói ngay tại vườn. Thực hiện bảo quản rau quả theo phương pháp gói khí điều biến. Tức là xác định và lựa chọn đúng bao bì bảo quản, nhất là chất 34 liệu bao bì bằng PE, PP hay EVA..., độ dầy và diện tích bao bì để bao gói nhằm đạt được độ thấm khí O2, CO2 tạo môi trường thích hợp. Sử dụng công nghệ lạnh đông nhanh (IQF) để làm lạnh rau quả từ vài đến vài ba chục phút ở nhiệt độ dưới - 40OC, sau đó đem bảo quản lạnh đông rau quả trong kho lạnh đông. Kỹ thuật này giúp kéo dài thời gian bảo quản, làm tăng chất lượng rau quả lên đáng kể, giảm thiểu tổn thất. Triển khai các kỹ thuật bảo quản như công nghệ sấy hồng ngoại dải tần hẹp, sấy bơm nhiệt áp dụng với các sản phẩm cao cấp. Hơn nữa cũng cần quan tâm tới phương pháp bảo quản rau quả bằng các chế phẩm sinh học như BT, Inturina, Zymocin, Nycine... Riêng với một số loại hoa xuất khẩu chủ lực như lay ơn, hồng (Pháp), cúc (Đài Loan), điệp lan (Thái Lan) cần bảo quản bằng nhiệt độ lạnh trong giai đoạn sử dụng. Tổ chức thiết kế, chế tạo một số thiết bị bảo quản Cần tăng cường hơn nữa các biện pháp công nghệ trong bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Thứ nhất, ứng dụng hiệu quả các phương pháp bảo quản tươi sau thu hoạch. Sử dụng công nghệ lạnh đông nhanh (IQF) để làm lạnh rau quả từ vài đến vài ba chục phút ở nhiệt độ dưới - 40OC, sau đó đem bảo quản lạnh đông rau quả trong kho lạnh đông. Kỹ thuật này giúp kéo dài thời gian bảo quản, làm tăng chất lượng rau quả lên đáng kể, giảm thiểu tổn thất. Triển khai các kỹ thuật bảo quản như công nghệ sấy hồng ngoại dải tần hẹp, sấy bơm nhiệt áp dụng với các sản phẩm cao cấp. Ngay từ khi thu hoạch phải thực hiện việc lựa chọn, phân loại, làm sạch, làm mát, đóng gói ngay tại vườn. Thực hiện bảo quản rau quả theo phương pháp gói khí điều biến. Tức là xác định và lựa chọn đúng bao bì bảo quản, nhất là chất liệu bao bì bằng PE, PP hay EVA..., độ dầy và diện tích bao bì để bao gói nhằm đạt được độ thấm khí O2, CO2 tạo môi trường thích hợp. Trong những năm tới sẽ thiết kế, chế tạo được các thiết bị trong nhà sơ chế bao gồm máy rửa các loại, máy phân loại, kho lạnh, máy đóng gói và các thiết bị phục vụ khác với đủ các quy mô nhỏ, vừa và lớn. 35 Phát triển ứng dụng phương pháp kiểm soát, phân tích nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật và độc tố trong nông sản để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó có các khuyến cáo và các biện pháp ngăn chặn kịp thời đối với sản phẩm rau quả. Thực hiện tiêu chuẩn hoá quản lý chất lượng, nhất là sản phẩm xuất khẩu theo quy trình công nghệ hiện đại. Chú trọng phân tích các mối nguy hiểm và các điểm kiểm soát trọng yếu (HACCP). Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nguyên liệu rau quả trong lĩnh vực nông nghiệp. Trước những đòi hỏi của công nghiệp chế biến, cần tập trung vào công tác giống, nhanh chóng đưa các giống mới, năng suất cao và chất lượng tốt vào sản xuất (như dứa Cayene, măng Bát độ...). Tiếp tục khảo nghiệm các giống mới như dứa, cà chua, vải không hạt, lê chịu nhiệt, thanh long, xoài... Thực hiện nhiệm vụ này, trước hết là các viện cây ăn quả, các trung tâm giống và các trường đại học nông nghiệp. 5/ Các chính sách kinh tế của Nhà nước. Về khoa học công nghệ: Cần có chính sách đầu tư nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ nông nghiệp về giống cây con có năng suất cao, phẩm chất tốt ở các địa phương trong tỉnh. Nghiên cứu cải tiến các biện pháp chế biến truyền thống kết hợp với việc áp dụng các phương pháp chế biến và bảo quản sản phẩm tươi sống nông nghiệp hiện đại, trước hết tập trung vào chế biến các sản phảm thuỷ sản, thịt gia súc, gia cầm và sản phẩm rau quả thời vụ. Về thị trường sản phẩm rau quả: Nhà nước cần có chính sách và quy định về tiêu chuẩn đối với các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt các tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn thực phẩm. Đầu tư nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Bố trí hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với nhu cầu thị trường; gắn sản xuất, chế biến, bảo quản và thị trường thành một hệ thống trong sản xuất nông nghiệp. Phấn đâu trong vòng 5 năm tới Thanh hóa không chỉ xuất khâủ các sản phẩm nông nghiêp sơ chế mà có nhiều sản phẩm chế biến đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. 36 Về chính sách phát triển kinh tế trang trại: Nhà nước cần có chính sách và nguồn vốn hỗ trợ các trang trại, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (điên, nước, thuỷ lợi, giao thông) cho các vùng chuyên canh, khuyến khích các trang trại mở rộng đầu tư sản xuất theo hướng sản phẩm hàng hoá đáp ứng yêu cầu của thị trường. Bình đẳng các chính sách về vay vốn, thuê đất lâu dài, ổn định, tiêu thụ sản phẩm giữa các thành phần kinh tế. Về đổi mới hợp tác trong sản xuất nông nghiệp: Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các hình thức hợp tác trong sản xuất nông nghiệp; mở rộng các hình thức hiệp hội theo ngành nghề trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản; hỗ trợ các hình thức hợp tác về tín dụng, sản xuất, tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp. Phấn đấu trong vòng 5 năm tới có nhiều mô hình hợp tác trong sản xuất nông nghiệp tiên tiến và làm ăn có hiệu quả. Về đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp: Các trường chuyên nghiệp trong tỉnh cần nghiên cứu nhu cầu nguồn nhân lực nông nghiệp để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp. Điểm nổi bật về đào tạo là Thanh Hóa có một trường Đại học - Trường Đại học Hồng Đức. Đây là trường ĐH công lập, đa lĩnh vực, có nhiệm vu đào tạo nguồn nhân lưc kỹ thuật và nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 37 KẾT LUẬN Từ những số liệu thống kê và điều tra trên cho chúng ta thấy được một cách tổng quan về ngành công nghiệp chế biến rau quả của nước ta hiện nay thực sự đã có những bước phát triển đáng kể. Chúng ta cũng đã có ngành chế biến ra các loại mặt hàng rau quả có chất lượng cao trên thị trường trong nước mà còn xuất khẩu. Điều đó cũng thể hiện rõ ngành công nghiệp chế biến của ta đang được quan tâm của nhà nước một cách hết sức thiết thực. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy được những bất cập hiện nay trong vấn đề phát triển nguồn nguyên liệu tập trung cho chế biến, bên cạnh đó còn nằm ở vấn đề công nghệ sản xuất. 38 Tài liệu tham khảo 1/ Tạp chí Kinh tế & phát triển: • Số 89, tháng 11/04: thực trạng và giải pháp cơ bản phát triển công nghiệp nông thôn Vịêt Nam. • Số 86, tháng 8/04: Tăng cường liên kết kinh tế nhằm phát triển công nghiệp chế biến rau quả. • Số 82, tháng 4/04: phát triển công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu. • Số 79, tháng 01/04: Tạo việc làm vừa và nhỏ nông thôn. 2/ Tạp chí kinh tế và dự báo: • Số 12/03(368): Vài nét về mô hình chuyển chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng đô thị hoá. • Số 12/03(368): hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừachế biến nông sản thực phẩm ở nông thôn. • Số 5/2002 : Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển rau quả ở Việt Nam. 3/ Tạp chí thương mại. • Số 13 – năm 2000: kinh tế trang trại với sản xuất chế biến rau quả xuất khẩu. • Số 45/2004: Định hướng chính sách thương mại nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản của nước ta. • Số 25/2004: Khai thác tiềm năng tiêu thụ trái cây. 4/ Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn • Số 1/2001: Vai trò của công nghiệp chế biến trong phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2001-2010. • Số 6/2001: Lợi thế và các bất lợi của nông sản Việt Nam trong bối cảnh tự do hoá thương mại. 5/ Tạp chí thị trường giá cả. • Số tháng 7/2003: Những giả pháp đẩy mạnh Xuất khẩu rau quả. • Số 12/2003: Sản xuất, xuất khẩu rau quả. Thực trạng và giải pháp. 6/ Mạng internet: • vietnamnet.com • Dantri.com • Google.com.vn. • Ask.com.vn 39

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp chế biến rau quả.pdf
Luận văn liên quan