Đề tài Cán cân thanh toán Việt Nam 2007 - 2010

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 A. TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 5 1. Khái niệm về cán cân thanh toán quốc tế: 5 2. Cấu trúc của cán cân thanh toán quốc tế: 5 2.1. Tài khoản vãng lai: 5 2.2. Tài khoản vốn – Tài khoản tài chính: 6 2.3. Sai số thống kê: 7 2.4. Dự trữ ngoại hối: 7 B. THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM TỪ 2007 - 2010. 8 1. Tài khoản vãng lai 8 1.1. Cán cân thương mại và dịch vụ. 11 1.1.1. Năm 2008. 11 1.1.2. Năm 2009. 22 1.1.3. Năm 2010. 25 1.2. Kiều hối 27 2. Tài khoản vốn và tài chính. 29 2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 30 2.2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) 35 2.3. Nợ vay. 38 3. Lỗi và sai số. 40 4. Dự trữ ngoại hối 43 C. TÌNH HÌNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ GIẢI PHÁP 47 1. Tình hình cán cân thanh toán VIệt Nam 6 tháng đầu năm 2011. 47 1.1. Tình hình xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2011. 47 1.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tháng đầu năm 2011. 57 2. Giải pháp cho vấn đề cán cân thanh toán Việt Nam 61 LỜI KẾT. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 LỜI MỞ ĐẦUHội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế của thời đại và diễn ra ngày càng sâu rộng về nội dung, quy mô trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã diễn ra từ lâu, kể từ khi Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986. Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN năm 1995; tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996; ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 và ký kết các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư song và đa phương khác. Đặc biệt từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), là mốc son quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đánh dấu cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường quốc tế nói chung và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Để nắm bắt được những cơ hội cũng như chủ động đối phó với các thách thức trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã và đang tiến hành cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Để có thêm kiến thức về vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cán cân thanh toán của Việt Nam và các nguyên nhân cũng như giải pháp cho sự thâm hụt cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam.

docx60 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2832 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cán cân thanh toán Việt Nam 2007 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uá trình thực hiện và triển khai dự án. Bên cạnh những điểm tích cực thì khu vực FDI còn những hạn chế như: công tác kiểm tra, giám sát quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức nên xảy ra tình trạng một số địa phương cấp mới một loạt dự án sử dụng nhiều đất (như sân gôn, khu công nghiệp, khu đô thị, khu vui chơi giải trí), tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, rác thải tại một số khu công nghiệp - khu chế xuất đến mức rất nghiêm trọng, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái; thiếu lao động có tay nghề cao, việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông nghiệp - nông thôn còn chậm, điều kiện làm việc và sinh hoạt của người lao động còn hạn chế, nhất là tình trạng đình công kéo dài không được giải quyết triệt để cũng ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đầu tư - kinh doanh. Trong việc cập nhật và thể hiện dòng vốn này cũng có nhiều vấn đề đặt ra, đó là con số đăng ký, và con số thực hiện. Chính sự khác nhau của hai chỉ số này nên chúng ta cần nhìn nhận một cách nghiêm túc về nó. Trong thời gian qua, ai cũng biết rõ con số đăng ký đầu tư vào nhưng con số thực sự (giải ngân) thì ít người biết đến, mà con số đó mới phản ánh đúng. Con số thực sự đưa vào đầu tư rất thấp so với con số mà mọi người thấy là đăng ký. Hình: Tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với cam kết Nguồn:MPI Sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với số vốn đăng ký khổng lồ trên 64 tỷ USD năm 2008 nhưng chỉ khoảng gần 12 tỷ USD được đưa vào chính thức đã cho mọi người cái “quyền” được đặt câu hỏi xung quanh sự bất thường này. Có những băn khoăn rằng liệu Việt Nam có hấp thụ được lượng vốn này hay không? Liệu có những dự án bị thổi phồng về con số vốn đầu tư? Liệu có những cái “bánh vẽ” về viễn cảnh lợi nhuận của dự án?... Trong các biện pháp áp dụng thời gian gần đây thường đặt vai trò vốn FDI lên hàng đầu, tuy nhiên đang có một sự đánh giá quá mức về nguồn vốn này đối với phát triển nền kinh tế. Trong ngắn hạn điều này là hợp lý nhưng về lâu dài khi nền kinh tế trong nước có sự trỗi dậy thì nguồn vốn này chưa hẳn là nguồn chủ lực cho quốc gia. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) Nước ta đã có những thành công trong thu hút nguồn vốn FDI, nhưng nguồn vốn FII vẫn còn hạn chế, còn quá thấp so với các nước trong khu vực .Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, đầu tư FII vào Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đã tăng rất mạnh. Biểu hiện rõ nhất là việc đầu tư vào thị trường chứng khoán của các tập đoàn tài chính quốc tế trong thời gian qua đã không ngừng gia tăng. Cụ thể như sau: Hiện tượng tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2007 làm cho luồng tiền đầu tư gián tiếp chảy vào Việt Nam mạnh mẽ. Sự biến động này là do chênh lệch lãi suất của trái phiếu chính phủ Việt Nam với trái phiếu chính phủ các nước khác. Tuy nhiên bước qua năm 2008, nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng tài chínhbắt nguồn từ Mỹ do “cho vay dưới chuẩn” trong lĩnh vực bất động sản bắt đầu từ năm 2007, lượng vốn vào Việt Nam đã giảm mạnh, thoái đầu tư và rút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FII diễn ra ở mức độ nhất định, tạo ra hiện tượng thâm hụt kép trên cả tài khoản vãng lai và tài khoản tài chính. Bên cạnh đó đầu năm 2008 các nhà đầu tư dự kiến VND sẽ tăng giá so với USD, cộng thêm chênh lệch lãi suất lớn giữa USD và VND nên các nhà đầu tư đẩy mạnh việc bán USD chuyển qua VND.Lượng cung USD lớn tập trung vào các đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ Việt Nam (1,4 tỷ USD).Giữa năm 2008, tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, tâm lý hoang mang cộng với động thái đầu cơ của giới buôn ngoại tệ trên thị trường tự do đẩy USD cùng với giá vàng tăng mạnh. Nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam bằng việc bán TPCP (bán ròng 0,86 tỷ USD)khi lo ngại về tình hình kinh tế và do tình hình thanh khoản thấp trên thị trường thế giới đẩy nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước lên cao. Đầu năm 2009,cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn làm cho các nhà đầu tư lo ngại trước những bất ổn của thị trường và bán chứng khoán để nắm giữ những tài khoản ít rủi ro hơn khiến dòng vốn đầu tư gián tiếp sụt giảm nghiêm trọng. Trong 10 tháng đầu năm 2009vốn đầu tư gián tiếp rút ra khỏi Việt Nam lên tới 500 triệu USD và đạt khoảng 600 triệu USD năm 2009 (tương đương với dòng vốn rút ra của năm 2008).Tuy nhiên,mặc dù chứng khoán Việt Nam giảm nhưng Việt Nam vẫn là một trong số ít nền kinh tế mởi nổi nhận được dòng vốn đầu tư ròng vào danh mục đầu tư chứng khoán năm 2009. Theo đánh giá các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới của trang web (www.indexq.org), chỉ số chứng khoản của Việt Nam tăng 34,67% và nằm trong nhóm những chỉ số tăng mạnh nhất trên thế giới trong 6 tháng đầu năm 2009. Ở châu Á, Việt Nam thua Inđônêsia (36,97%); Ấn Độ (41,86%); Trung Quốc (42,17%). Ở Châu Âu, Việt Nam thua Nga (57,93%). Ở châu Mỹ, Việt Nam thua Brazil (35,33%); Argentina (44,71%); Peru (76,5%). Đặc biệt, các nhà đầu tư Mỹ rất quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc cởi mở ngành dịch vụ Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của các nhà đầu tư Mỹ. Gần 50% vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là của các nhà đầu tư Mỹ. Sở dĩ các nhà đầu tư Mỹ tăng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là donhờ có sự tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững của nền kinh tế Việt Nam và sự cải thiện trong môi trường pháp luật, thương mại. Tuy nhiên, việc ban hành Luật Chứng khoán mới là lý do chính của sự gia tăng đầu tư gián tiếp của Mỹ vào Việt Nam;vị thế chính trị ngày càng cao của Việt Nam trên thị trường thế giới và quá trình cổ phần hóa mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước cũng là nguyên nhân thúc đẩy luồng vốn đầu tư gián tiếp của Mỹ vào Việt Nam, làm cho các nhà đầu tư yên tâm khi bỏ vốn vào thị trường này. Trong những phiên giao dịch các tháng cuối năm 2009, vốn đầu tư gián tiếp vào - ra Việt Nam đã ở trạng thái dương. Tức là vốn vào nhiều hơn rút ra. Nhưng luồng vốn vào còn khá thấp chỉ khoảng 3 – 5 triệu USD/ngày.Tuy nhiên,theo các chuyên gia, FII đổ vào Việt Nam là dấu hiệu tốt cho thấy, các nhà đầu tư đã có niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặc biệt, điều này có tác động quan trọng đối với cán cân ngoại tệ. Bởi vì, năm 2009, do tác động của khủng hoảng, các nguồn cung ngoại tệ của Việt Nam đều bị ảnh hưởng do xuất khẩu giảm khoảng 9%, kiều hối dự báo giảm khoảng 15 – 20%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng giảm mạnh so với năm 2008. Tiếp nối những tín hiệu tốt cuối năm 2009, thì từ đầu năm 2010 đến đầu tháng 12/2010 nguồn vốn FII đã tăng khoảng 712 triệu USD.Lượng vốn trên chảy vào Việt Nam khá nhanh trong tháng 10, 11 và tiếp tục tăng trong tháng 12. Nguyên nhân là nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung đang dần hồi phục làm cho nhà đầu tư tin tưởng hơn vào thị trường Việt Nam. Trên thị trường chứng khoán, khối đầu tư nước ngoài cũng đánh dấu một quá trình mua ròng liên tục kể từ cuối năm 2009 đến nay. Một tham khảo cho thấy, theo thống kê giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE), hoạt động mua ròng đã được nối dài trong 14 tháng liên tiếp, kể từ tháng 10/2009; và hướng này tiếp tục thể hiện qua hai phiên đầu tháng 12. Nhận xét FII giai đoạn 2007-2010 Như vậy cho đến cuối năm 2010, nguồn vốn FII đã và đang trở lại, được Ngân hàng Nhà nước đánh giá là một yếu tố thuận lợi góp phần cho việc cân đối cán cân thanh toán, ổn định cung - cầu ngoại tệ và tỷ giá trên thị trường, bên cạnh các nguồn vốn khác.Theo các nhà đầu tư, lý do để họ hướng về Việt Nam là Chính phủ đã khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của nền kinh tế, tính chuyên nghiệp hoá từng bước của môi trường đầu tư và sự thành công của những nhà đầu tư hiện hữu. Bên cạnh đó, phải kể đến những bước tiến mới trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam bao gồm: việc phát hành thêm trái phiếu chính phủ ra nước ngoài và trái phiếu tư nhân, thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); quá trình cổ phần hoá đang diễn ra tại Việt Nam bao gồm cả ngân hàng thương mại quốc doanh; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống điện và giao thông, cải cách khung pháp lý dành cho các nhà đầu tư nước ngoài.Tuy nhiên, để có thể thu hút thêm nguồn vốn FII tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế và thị trường, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là khung pháp lý, cơ chế và sách lược phát triển thị trường chứng khoán. Nợ vay Theo con số của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, từ năm 1993 đến năm 2006, các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết dành cho Việt Nam trên 33 tỉ USD. Riêng năm 2007, mức cam kết đã lên tới gần 4,5 tỉ USD, tăng trên 700 triệu USD so với năm 2006 và là mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua. Tại Hội nghị CG 2007, các nhà tài trợ đã cam kết mức viện trợ cho Việt Nam là 5,426 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2006. Trong đó, cam kết viện trợ song phương đạt hơn 2,6 tỷ USD, cam kết đa phương đạt hơn 2,55 tỷ USD và cam kết của các tổ chức phi chính phủ quốc tế là 250 triệu USD. Trong bối cảnh khó khăn chung của toàn thế giới Việt Nam vẫn thu hút được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ từ các quốc gia khác qua ODA khá cao, theo cam kết năm 2009 thì khoảng 5 tỷ USD sẽ được cung cấp cho Việt Nam. Theo Bộ KH-ĐT thì 06 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã giải ngân được 1,27 tỷ USD tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2008. Đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển kinh tế của chúng ta trong thời điểm khó khăn. Bảng: Dòng vốn vay của Việt Nam giai đoạn 2000-2008 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Quy mô (triệu USD) ODA 1.361 958 1.073 1.258 1.394 1.525 1.850 2.000 2.200 Nguồn : Tổng hợp từ IMF, ADB và Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Hình 3: Cam kết và giải ngân ODA của Việt Nam từ 1993 – 2008 Dòng vốn này là bổ sung rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế, tuy nhiên con số giải ngân lại không được thống kê chính xác khiến cho việc nhận định hiệu quả đầu tư của nó còn thấp, chưa phản ánh đúng thực trạng. Trong thời gian qua xuất hiện nhiều vấn đề liên quan đến dòng vốn này như giải ngân còn chậm, nhiều lãng phí, tham nhũng … đã làm hạn chế việc phát huy tính hiệu quả. Việt Nam cần có các chính sách tốt để giải ngân cũng như thu hút thêm nhiều nhà tài trợ. Theo số liệu cập nhật mới nhất, tính đến ngày 31/12/2010, tổng số dư nợ công ở Việt Nam là 1.122 nghìn tỉ đồng, tương đương 56,7% GDP năm 2010. Dự kiến, tổng số nợ công sẽ ở mức khoảng 1.375 nghìn tỉ đồng, bằng khoảng 58,7% GDP năm 2011. Riêng nợ nước ngoài, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại cho biết đang ở 835.000 tỉ đồng, bằng 42,2% GDP năm 2010. Bộ Tài chính đánh giá, do thắt chặt tiền tệ trong nước nên các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp trong những tháng đầu năm 2011 đang có xu hướng gia tăng. Vì vậy, dự kiến nợ nước ngoài của quốc gia sẽ ở 44,5% GDP năm 2011 Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, mức nợ này của Việt Nam sẽ giảm theo thời gian. Trên thực tế, World Bank và IMF đặt Việt Nam vào danh sách nhóm các nước có mối nguy cơ thấp trong vấn đề nợ nước ngoài. Các khoản vay ngắn hạn nước ngoài của Việt Nam chỉ ở mức giới hạn nhỏ. Khoản nợ ngắn hạn của Việt Nam chỉ chiếm khoảng trên 8% GDP. Do các quy định chặt chẽ của Ngân hàng nhà nước về vay nợ nước ngoài, các khoản vay ngắn hạn của Việt Nam thường là nhỏ và chủ yếu liên quan đến tín dụng xuất khẩu. Ngoài ra, tổng nợ nước ngoài của Việt Nam phần lớn lại là những khoản nợ trung và dài hạn với các điều khoản cho vay ưu đãi có thời hạn trả nợ lâu dài lên đến 20 năm. Điều đó khẳng định Việt Nam không có bất cứ một khoản rủi ro nào về mất thanh khoản nợ như cuộc khủng hoảng Thái Lan năm1997. Mọi rủi ro đều loại trừ và Việt Nam hoàn toàn có thể trả dứt điểm các khoản nợ nếu như chính phủ muốn như thế. Nợ để phát triển không phải là điều đáng sợ. Các khoản nợ này cho thấy tuy chiếm tỷ trọng GDP khá cao nhưng vẫn còn trong mức an toàn, điều này tác động tích cực đến việc tự do hóa tài khoản vốn sau này. Lỗi và sai số Cán cân thanh toán gồm tài khoản vãng lai (chủ yếu là hàng mua bán hàng hóa, dịch vụ với nước ngoài, tiền kiều hối) với tài khoản vốn và tài chính (chủ yếu là đầu tư nước ngoài, cả trực tiếp và gián tiếp, vốn vay,…) cân đối hai tài khoản này nếu dôi dư thì làm tăng dự trữ ngoại tệ, nếu thiếu hụt sẽ làm giảm dự trữ này. Vì thặng dư và thâm hụt ở tài khoản vãng lai và tài khoản vốn không thể biết chính xác nên mới có mục “lỗi và sai sót” để cân bằng cán cân thanh toán. Theo thống kê ta có lỗi sai sót các năm qua như sau: Năm 2007 là 0,4 tỷ USD Năm 2008 là 1,08 tỷ USD Năm 2009 là 12,178 tỷ USD Năm 2010 là 9 tỷ USD Nguyên nhân : Theo các chuyên gia kinh tế phần đông lỗi và sai sót có thể đến từ nhiều nguyên nhân : Do nhập siêu trong thực tế hơn nhiều hoặc nhà xuất khẩu không chuyển tiền bán hàng về trong nước. Do buôn lậu qua biên giới cao hơn nhiều. Do con số giải ngân FDI thấp hơn thống kê. Do hiện tượng đào hối mà không ai biết (ví dụ như kiều hối gửi về 6 tỷ nhưng thực tế tiền từ trong nước chuyển từ trong nước ra nước ngoài lại cao hơn). Do hệ thống quản lý ngoại hối lỏng lẻo. Hay việc bố trí lại danh mục các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước, chuyển sang các loại tài sản bằng ngoại tệ cũng là căn nguyên của vấn đề “sai số và bỏ sót” trong cán cân thanh toán Dấu hiệu lạ của năm 2009 Nhìn số liệu trên ta nhận thấy một điểm bất thường ở năm 2009 và câu hỏi được đặt ra là nguyên nhân tại sao lại có sự gia tăng một cách nhanh chóng như vậy ? Theo thống kê về số liệu mới nhất về cán cân thanh toán của việt nam vào năm 2009 cho thấy tài khoản vãng lai năm này thâm hụt 7,1 tỷ USD; tài khoản vốn thặng dư 11,13 tỷ USD. Cân đối hai tài khoản này lại, lẽ ra cán cân thanh toán vẫn còn thặng dư 4,03 tỷ USD để đưa vào dự trữ ngoại tệ nhưng thực tế không những không có khoản 4,3 tỷ USD này mà cán cân thanh toán còn thâm hụt khoảng 8,8 tỷ USD nữa. Vì vậy cho nên trong bảng cân đối cán cân thanh toán năm 2009 có một khoản mục “lỗi và sai sót “ đến âm hơn 12 tỷ USD. Nguyên nhân của năm 2009: Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo theo tình trạng căng thẳng do thị trường ngoại hối và giá vàng liên tục leo thang khiến doanh nghiệp và người dân găm giữ đô la và vàng. Bên cạnh đó là tình trang nhập lậu vàng vào vn với 1 khối lượng rất lớn. Không những thế, khả năng chuyển đổi qua lại một cách tương đối tự do giữa ba đồng tiền (đồng – vàng – đô la) còn “mở toang”. Tài khoản vốn của Việt Nam mà về lý thuyết là nửa đóng (đối với dòng tiền ra), nửa mở (đối với dòng tiền vào). Do đó tỷ giá phi chính thức luôn cao hơn tỷ giá chính thức,tạo động lực thêm cho người dân chuyển sang mua vàng và Đô la. Biệm pháp Để khắc phục thì giải pháp được ông Cao Sỹ Kiêm – nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra là : Cách triệt để nhất là không chấp nhận thanh toán bằng tiền đô la trên thị trường VN. Như vậy, sẽ không xảy ra tình trạng găm giữ đầu cơ USD. Thứ hai, thu hẹp thị trường ngoại tệ bằng cách cho mua bán, không chấp nhận cho vay - trả vì như vậy lượng đô la "tuồn ra tuồn vào" là rất khó kiểm soát. Mua đô la chỉ giải quyết cho những đối tượng cần thiết, có địa chỉ như chưa bệnh, học tập, du lịch. Đồng thời, không cho thanh toán bằng ngoại tệ ở thị trường tự do hoặc ở những điểm không được cấp phép của ngân hàng. Trước mắt, khi chưa xóa được ngay thì hạn chế điểm giao dịch, chỉ những nơi được cấp giấy phép mới được mua ngoại tệ, nhưng khi bán thì phải bán cho NHNN chứ không bán cho khách hàng. Đối với các doanh nghiệp không tái tạo đô la thì phải mua hết, bán hết. Còn doanh nghiệp có tái tạo đô la sẽ để cho 1 tỷ lệ từ 20 - 30%, tùy theo mức độ cần thiết. Tăng dự trữ bằng ngoại tệ. Khống chế mức lãi suất huy động, cho huy động bằng ngoại tệ ở mức quy định, vượt quá là vi phạm. Hiện lãi suất đồng đô la ở VN cao hơn đồng nội tệ và cao hơn thế giới rất nhiều.  Đối với các doanh nghiệp cần đô là để nhập khẩu nguyên  liệu, máy móc phục vụ sản xuất, có thể áp dụng hình thức bán theo kỳ hạn để tránh rủi ro về tỷ giá. Tức là có thể đặt mua từ tháng 3 với mức tỷ giá tại tháng 3, nhưng đến tháng 10 mới lấy USD. Giải pháp của nhóm: Tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với vấn đề ngoại tệ. Tăng cường giám sát ở cửa khẩu, biên giới nhằm hạn chế việc mua bán lậu vàng. Vấn đề quan trọng nhất là ổn định nền kinh tế để tạo niềm tin trong nhân dân về sức mạnh của đồng Việt Nam. Dự đoán về năm 2011 Theo TS Lê Xuân Nghĩa dự đoán năm 2011 chúng ta có sai sót rất thấp và cán cân thanh toán sẽ dương. Còn theo ủy ban Giám sát Tài Chính Quốc Gia dự báo năm nay sẽ là +1 tỷ USD do nền kinh tế dần dần được đưa vào quỹ đạo ổn định, thị trường kinh doanh liên tục được cải thiên giúp người dân thêm tin tưởng hơn vào thị trường và hạn chế bớt việc găm giữ vàng và đô la và hiện nay giá vàng trong nước và thế giới đã gần tương đương nên không có chuyện nhập lậu vàng. Dự trữ ngoại hối Dự trữ ngoại hối là lượng ngoại tệ mà Ngân hàng Trương Ương hay các cơ quan hữu trách của quốc gia nắm giữ dưới dạng ngoại tệ nhằm mục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ gia trị của đồng tiền quốc gia. Ngoại hối có thể dự trữ dưới dạng vàng, tiền mặt, số dư của tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ, hối phiếu , trái phiếu,… Dự trữ ngoại hối là một bộ phận của cán cân thanh toán và có ảnh hưởng không nhỏ đến nên kinh tế khi có những biến động không tốt. Biểu đồ dự trữ ngoại hối Việt Nam 2007-2010 Từ sau khi gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội cũng như thách thức để phát triển nền kinh tế. Nền kinh tế luôn biến động mà có những lúc mình không thể nào lường trước được. Để nền kinh tế bền vững và phát triển bên cạnh những chính sách, kế hoạch mà Nhà Nước ta đặt ra thì nguồn dự trữ cũng không kém phần quan trọng dùng vào những lúc khẩn cấp nhất. Hằng năm, Nhà Nước luôn có những biện pháp để duy trì dự trữ ngoại hối ở một con số phù hợp. Đây cũng là một yếu tố để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Một nước muốn đầu tư vào nước ta cũng xem xét vấn đề này rất thận trọng. Biểu đồ trên đây cho ta thấy cái nhìn tổng quát về tình hình diễn biến dự trự ngoại hối 2007-2010: Dự trữ ngoại hối từ 2007 đến 2008 có xu hướng tăng và bắt đầu từ đầu năm 2009 có xu hướng giảm đến năm 2010. Năm 2007, dự trữ ngoại hối Việt Nam khoảng 22 tỷ USD. Năm này chúng ta bắt đầu hội nhập sau khi gia nhập WTO, thực hiện chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài rất lớn. Thể hiện rõ nhất vào năm 2008, tính từ ngày 19/6/2008, lần đầu tiên Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố dự trữ ngoại hối của Việt Nam là 20,7 tỷ USD. Đến nay, dự trữ ngoại hối Việt Nam đã tăng thêm 1,2 tỷ USD. Mức tăng này cho thấy sự phát triển ổn định, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và đặc biệt là Doanh Nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong lúc này có một việc xảy ra là Hạ viện Mỹ chính thức bác bỏ kế hoạch giải cứu tài chính Mỹ trị giá 700 tỷ USD không ảnh hưởng đến Việt Nam, nhất là số tiền dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Ông Giau đã khẳng định điều đó. Bên cạnh đó, tỷ giá VND và USD sẽ thay đổi theo hướng VND có giá trị cao hơn sẽ dẫn đến nhiều bất lợi cho các mặt hàng xuất nhập khẩu. Từ giữa năm 2008 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã 5 lần phá giá tiền đồng và theo giới chuyên gia thì sự tin tưởng vào đồng tiền quốc gia ở mức thấp. Tuy nhiên, nếu tận dụng tốt cơ hội, chúng ta vẫn có thể có lợi trong việc thu hút đầu tư. Với một nền tài chính lành mạnh và kiểm soát được việc tác động xấu từ thị trường tiền tệ thế giới, chúng ta có thể thu hút được nhiều dòng đầu tư mới từ khu vực và thế giới. Vào cuối năm 2008 sau một thời gian gia nhập WTO dự trữ ngoại tệ của Việt Nam là vào khoảng 24 tỷ đô la. Đó là một kết quả khả quan để thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn nữa nếu chúng ta biết tận dụng tốt những cơ hội và phát huy được thế mạnh của nước ta. Như thế ta sẽ tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư. Sang năm 2009, dự trữ ngoại hối có xu hướng giảm vào lúc Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn kinh tế như: đồng tiền quốc gia bị mất giá, lạm phát tăng cao, thâm hụt cán cân thương mại thâm hụt nghiêm trọng. Giải thích nguyên nhân sụt giảm của dự trữ ngoại hối, chuyên gia này cho rằng, một phần là do dòng kiều hối và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm, dự đoán sẽ giảm tới 20%, xuống mức 5,8 tỉ USD trong năm 2009. Trong khi đó, các nhà chức trách lại đang tìm kiếm các khoản vay bằng đồng USD từ NH Thế giới (WB), các nền kinh tế khác trong khu vực Châu Á và NH Phát triển Châu Á (ADB) nhằm gia tăng nguồn dự trữ. Hiện tại, VN đã vay 500 triệu USD từ ADB và đang theo đuổi khoản vay 1 tỉ USD từ WB. Bên cạnh lượng kiều hối và nguồn đầu tư từ nước ngoài giảm làm cho dự trữ ngoại hối giảm thì nợ nước ngoài cũng làm cho dự trữ ngoại hối Việt Nam giảm. Mặt khác các ngân hàng phản ánh kiều hối về ít hơn, nhưng quan trọng là người nhận không bán cho ngân hàng theo tỷ giá niêm yết. Họ nhận bằng ngoại tệ, sau đó gửi tiết kiệm ngoại tệ, hoặc mang ra mua bán trên thị trường tự do. Năm 2010, Lượng dự trữ giảm hơn so với 2009, Dự trữ có tăng nhưng tăng trong sụt giảm. Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết dự trữ ngoại hối Việt Nam hiện đạt gần 9 tuần nhập khẩu, đến cuối năm sẽ phục hồi về mức tiêu chuẩn quốc tế là 12 tuần nhập khẩu. Đại diện này cho biết thêm, đến cuối tháng 3, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng khoảng 2 tỷ USD so với quý 4 năm ngoái. Và vào cuối năm ngoái dự trữ ngoại hối Việt Nam vào khoảng 10 tỷ USD. Thông tin này làm lo ngại thêm sự sụt giảm dữ trữ ngoại hối Việt Nam. TÌNH HÌNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ GIẢI PHÁP Tình hình cán cân thanh toán VIệt Nam 6 tháng đầu năm 2011 Tình hình xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2011 Theo công bố của Tổng cục Hải quan trong 6 tháng đầu năm 2011: Trị giá hàng hoá xuất khẩu đạt 43,06 tỷ USD, tăng 32,6% Nhập khẩu là 49,5 tỷ USD, tăng 27,1%. Cán cân thương mại hàng hóa trong 6 tháng đầu năm thâm hụt 6,44 tỷ USD, bằng 15,0% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Trong 6 tháng qua, có 5 thị trường Việt Nam nhập siêu trên 1 tỷ USD là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Singapore. Việt Nam tiếp tục nhập siêu nhiều nhất từ Trung Quốc với 6,52 tỷ USD nhưng chỉ tăng 237 triệu USD so với cùng kỳ năm 2011. Trong khi đó, nhập siêu lại tăng mạnh từ hai thị trường là Singapore với 2,13 tỷ USD, tăng 1,25 tỷ USD và Đài Loan là 3,6 tỷ USD, tăng 967 triệu USD. Một số thị trường nhập siêu chính của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2011 (nguồn: tồng cục Hải Quan) Một số thị trường xuất siêu chính của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2011 (nguồn: tồng cục Hải Quan) Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục xuất siêu mạnh sang thị trường Hoa Kỳ với 5,55 tỷ USD, tương ứng tăng 976 triệu USD. Tiếp theo là thị trường Campuchia và Anh với 857 triệu USD và 825 triệu USD. Thị trường Nam Phi trong 6 tháng cũng đã đạt được mức thặng dư lên tới 754 triệu USD, tăng 607 triệu USD do xuất khẩu nhóm hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng mạnh đã đưa thị trường này lên vị trí thứ 4 trong các thị trường xuất siêu của Việt Nam (6 tháng 2010 đứng ở vị trí thứ 15). Tính đến hết tháng 6/2011, tổng trị giá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 41,5 tỷ USD, tăng 32,5% so với kết quả thực hiện của cùng kỳ năm trước. Tổng trị giá xuất khẩu của các doanh nghiệp này là 19,9 tỷ USD, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 46,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; ở chiều ngược lại tổng trị giá nhập khẩu của các doanh nghiệp này là 21,6 tỷ USD, tăng 30,6% và chiếm 43,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2011. Trong 2 quý đầu của năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các châu lục đều đạt mức tăng trưởng dương nhưng không đồng đều. Xuất nhập khẩu song phương với châu Á đạt 61,7 tỷ USD, tăng 33% và chiếm 66,7% tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước. Thương mại hàng hoá song phương của Việt Nam với châu Âu, châu Mỹ và châu Đại dương lần lượt tăng là 20%, 22% và 4% so với cùng kỳ năm trước. Riêng đối với thị trường châu Phi 6 tháng đầu năm 2011 ghi nhận sự tăng mạnh về kim ngạch trong buôn bán với Việt Nam. Cụ thể kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 2,23 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ 2010. Thị trường Xuất khẩu Nhập khẩu Kim ngạch  (triệu USD) Tỷ trọng (%) So với cùng kỳ 2010 (%) Kim ngạch  (triệu USD) Tỷ trọng (%) So với cùng kỳ 2010 (%) Châu Á 21.944 51 40,4 39.827 80,5 29,4 - ASEAN 6.553 15,2 21,9 10.385 21,0 34,1 - Trung Quốc 4.588 10,7 59,8 11.111 22,4 21,3 Châu Âu 8.963 20,8 26,8 4.485 9,1 8,4 - EU(27) 7.415 17,2 49,4 3.498 7,1 16,5 Châu Đại Dương 1.184 2,8 -23,0 1.246 2,5 57,7 Châu Mỹ 9.281 21,6 24,4 3.397 6,9 16,1 - Hoa Kỳ 7.685 17,8 21,8 2.140 4,3 23,0 Châu Phi 1.690 3,9 115,1 545 1,1 75,5 Tổng 43.061 100,0 32,6 49.500 100,0 27, Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục trong 6 tháng/2011 (nguồn: tồng cục Hải Quan)  Ghi chú: Tỷ trọng là tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu/nhập khẩu với châu lục, nước/khối nước đó so với tổng kim ngạch xuất khẩu/nhập khẩu của Việt Nam. Hoa Kỳ: mặc dù tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng hoá của nước ta nhưng tăng trưởng hàng hoá xuất khẩu sang Hoa Kỳ của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay chỉ đạt 21,8%, thấp hơn nhiều so với mức tăng xuất khẩu sang thị trường lớn thứ 2 là EU. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong 2 quý đầu năm 2011 là: Sản phẩm dệt may: 3,18 tỷ USD, chiếm 41,4% tổng trị giá hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ và tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước; giày dép: 881 triệu USD, tăng 42,3%; sản phẩm gỗ: 619 triệu USD; hàng thuỷ sản: 481 triệu USD,… Trong nửa đầu năm 2011, có 6 nhóm hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt trị giá trên 100 triệu USD với tổng trị giá là 1,16 tỷ USD, chiếm 54% trị giá hàng hoá nhập khẩu từ Hoa Kỳ.  Dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng với trị giá là 360 triệu USD nhưng lại suy giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là các nhóm hàng: bông các loại: 355 triệu USD, tăng 226%; thức ăn gia súc và nguyên liệu: 121 triệu USD, giảm 55%; phế liệu sắt thép: 120 triệu USD, tăng 32,3%; chất dẻo nguyên liệu: 107 triệu USD, tăng 68%; sữa và sản phẩm sữa: 101 triệu USD, tăng 72%,... Trung Quốc : Đây là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 15,7 tỷ USD, tăng 30,5% trong 6 tháng đầu năm nay. Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh (tăng gần 60%), đạt trị giá là 4,6 tỷ USD, chiếm 10,7% trị giá xuất khẩu của cả nước. Nhập khẩu hàng hoá từ thị trường này cũng tiếp tục dẫn đầu với kim ngạch đạt 11,1 tỷ USD, tăng 22,4% và chiếm tới 21,3% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước. Cơ cấu hàng xuất khẩu sang Trung Quốc 6 tháng 2011 (nguồn: tồng cục Hải Quan) Cơ cấu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc 6 tháng 2011 (nguồn: tồng cục Hải Quan) EU: đây được xem là thị trường xuất khẩu thành công nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm với  với tốc độ tăng là 49,4% và kim ngạch lên tới 7,41 tỷ USD, chỉ thấp hơn Hoa Kỳ 270 triệu USD. Xuất khẩu sang khối EU tăng trưởng cao đặc biệt ở một số nhóm hàng sau: dệt may tăng 51%, cà phê tăng 110%, thuỷ sản tăng 23,8%,… nhóm hàng giày dép dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này cũng đạt 1,22 tỷ USD và tăng 18,1% so với cùng kỳ 2010. Các thị trường Đức, Anh, Hà Lan, Pháp và Tây Ban Nha là 5 thị trường lớn nhất thuộc EU nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với tổng trị giá đạt hơn 5 tỷ USD, chiếm 67,6% trị giá xuất khẩu sang khu vực này. Trị giá hàng hoá nhập khẩu từ các nước EU trong 6 tháng qua vào nước ta là 3,5 tỷ USD, tăng16,5% so với 6 tháng/2010. Các mặt hàng chính nhập khẩu từ thị trường này là: máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng: 1,1 tỷ USD, tăng 8,9%; dược phẩm: 338 triệu USD, tăng 17%; phương tiện vận tải khác và phụ tùng: 228 triệu USD, tăng 9,9%; hoá chất: 158 triệu USD, tăng 30,9%... ASEAN: trị giá xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang khu vực thị trường này trong 6 tháng/2011 đạt 6,55 tỷ USD, tăng 21,9% so với 6 tháng/2010 và chiếm 30% trị giá hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Châu Á. Gạo và dầu thô là 2 mặt hàng chính xuất khẩu sang ASEAN nhưng lại giảm mạnh lần lượt là 11,4% và 14,7% trong 2 quý đầu 2011. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác là: cà phê đạt 525 triệu USD, tăng 163%; sắt thép:  460 triệu USD, tăng 61%; máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng: 326 triệu USD, tăng 7,3%,.. Nhập khẩu của Việt Nam từ các nước ASEAN trong hai quý đầu năm nay là 7,39 tỷ USD, tăng 34,1% so với cùng kỳ năm 2010. Các mặt hàng chính nhập khẩu từ thị trường này là: xăng dầu các loại: 2,77 tỷ USD, tăng 81,2%; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng: 519 triệu USD, tăng 10,6%; chất dẻo nguyên liệu: 530 triệu USD, tăng 25,4%; máy vi tính & sản phẩm điện tử và linh kiện: 437 triệu USD, tăng 4,23%... Một số mặt hàng xuất khẩu chính Gạo: Tính đến hết tháng 6/2011, lượng xuất khẩu nhóm hàng này là hơn 4 triệu tấn, tăng 16,4% và trị giá đạt 1,98 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong 2 quý đầu năm 2011, xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu tập trung sang các thị trường: Inđônêxia: 702 nghìn tấn, tăng gấp 42 lần; Philippin: 637 nghìn tấn, giảm 50,1%; Xê nê gan: 331 nghìn tấn, tăng gấp 8,7 lần; Malaixia: 309 nghìn tấn, tăng 70,8%; Cuba: 305 nghìn tấn, tăng 105%; Băng la đét: 236 nghìn tấn, tăng gấp 15 lần;… Cà phê:  Tính đến hết 6 tháng/2011, lượng xuất khẩu nhóm hàng này của nước ta lên gần 865 nghìn tấn, trị giá gần 1,9 tỷ USD, tăng 27,2% về lượng và tăng 99,5% về trị giá so với 6 tháng/2010. Thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của nước ta trong 6 tháng qua là EU: 358 nghìn tấn, tăng 34% và chiếm 41,4% tổng lượng xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; tiếp theo là Hoa Kỳ: 86,5 nghìn tấn, tăng 13%; Nhật Bản: 27 nghìn tấn, giảm 17%... so với 6 tháng/2010. Cao su: 6 tháng đầu năm 2011, tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước đạt 289 nghìn tấn, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước, trị giá đạt 1,26 tỷ USD, tăng 91,6%. Trung Quốc vẫn là đối tác chính nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 6 tháng qua với 174 nghìn tấn, tăng 22,2% và chiếm tới 60,2% lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là các thị trường: EU: 25,5 nghìn tấn; Malaixia: 21,5 nghìn tấn; Hàn Quốc: 14,3 nghìn tấn; Đài Loan: 11,8 nghìn tấn;… Các thị trường tiêu thụ hàng thuỷ sản chính của nước ta trong 6 tháng đầu năm 2011 là: EU đạt 641 triệu USD, tăng 23,8%; Hoa Kỳ đạt 481 triệu USD, tăng 49% và Nhật Bản đạt 377 triệu USD, tăng 2%;…. Dầu thô:  Tính đến hết tháng 6/2011, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt 3,9 triệu tấn, giảm 11,2% và kim ngạch đạt 3,41 tỷ USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2010. Dầu thô của nước ta trong 6 tháng đầu năm 2011 chủ yếu được xuất khẩu sang Ôxtrâylia với 707 nghìn tấn, giảm 60%; sang Hàn Quốc: 663 nghìn tấn, sang Nhật Bản: 583 nghìn tấn, sang Malaysia: 474 nghìn tấn, sang Singapore: 365 nghìn tấn, sang Trung Quốc: 355 nghìn tấn; ... Than đá:  Trong tháng, lượng xuất khẩu than đá đạt hơn 2,1 triệu tấn, trị giá đạt 188 triệu USD, giảm 1,2% về lượng và giảm 3,5% về trị giá so với tháng 5/2011. Hết tháng 6/2011, tổng lượng than xuất khẩu của cả nước là 8,9 triệu tấn, giảm 16%. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 842 triệu USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2010. Trong 6 tháng qua, lượng xuất khẩu than đá của Việt Nam sang các thị trường đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhập khẩu than đá của Việt Nam với 6,9 triệu tấn, chiếm tới 77,5% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước; tiếp theo là thị trường Hàn Quốc: 828 nghìn tấn và Nhật Bản: 746 nghìn tấn… Hàng dệt may: Xuất khẩu nhóm hàng dệt may trong tháng đạt 1,32 tỷ USD, tăng 19,7% so với tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng/2011 lên 6,26 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2010.   Tính đến hết tháng 6/2011, Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 3,18 tỷ USD, tăng 17,3%; sang EU đạt 1,16 USD, tăng 51%; sang Nhật Bản đạt 712 triệu USD, tăng 47%;… Giày dép các loại: Kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 645 triệu USD, tăng 12,9% so với tháng 5/2011, đây là tháng xuất khẩu hàng giày dép cao nhất từ trước đến nay. Tính đến hết tháng 6/2011, xuất khẩu nhóm hàng giày dép đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2010. Các thị trường chính tiêu thụ nhóm hàng này của nước ta trong 2 quý đầu năm 2011 là: EU với trị giá 1,22 tỷ USD, tăng 18,1% và chiếm 40,5% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 881 triệu USD, tăng 42%;  sang Nhật Bản đạt 128 triệu USD, tăng 66%; sang Trung Quốc đạt 105 triệu USD, tăng 64%; ... so với cùng kỳ năm 2010. Một số mặt hàng nhập khẩu chính Phân bón các loại:  Tính đến hết 6 tháng/2011, tổng lượng phân bón các loại nhập khẩu vào Việt Nam là 1,84 triệu tấn, tăng 29,8%, trị giá là 716 triệu USD, tăng 61,2% so với cùng kỳ năm 2010. Trong 2 quý đầu năm 2011, Việt Nam nhập khẩu phân bón chủ yếu có xuất xứ từ: Trung Quốc: 713 nghìn tấn, tăng 31,8%; Bêlarút: 246 nghìn tấn, tăng gần 5 lần; Philippin: 135 nghìn tấn, tăng 68,4%; Nhật Bản: 122 nghìn tấn, tăng 4,2%; … Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: Tổng kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2011 lên 7,09 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ 2010 và là nhóm hàng dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Trong đó, các doanh nghiệp FDI nhập khẩu 2,87 tỷ USD, tăng 28,6% và các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 4,22 tỷ USD, tăng 4,9% so với một năm trước đó. Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu vào Việt Nam trong 6 tháng qua có xuất xứ chủ yếu từ: Trung Quốc với 2,4 tỷ USD, chiếm 34% tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là Nhật Bản: 1,28 tỷ USD (chiếm 18%), Hàn Quốc: 548 triệu USD (chiếm 7,7%), Đài Loan: 419 triệu USD (chiếm 5,9%),… Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện:  Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 2,1 tỷ USD, tăng 38% và các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 644 triệu USD, tăng nhẹ 0,3% so với 6 tháng/2010. Nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc: 897 triệu USD, tăng 22,8% và chiếm 32,6% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước; Hàn Quốc: 687 triệu USD, tăng144% và chiếm tỷ trọng 25%; Nhật Bản: 441 triệu USD, giảm 3,3%; Malaixia: 178 triệu USD, tăng 4,6%; Đài Loan: 141 triệu USD, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2010;… Điện thoại các loại và linh kiện: Tổng kim ngạch nhập khẩu trong 6 tháng/2011 lên 968 triệu USD, tăng 51,4% so cùng kỳ thực hiện năm trước.  Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong 6 qua chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc: 611 triệu USD, chiếm 63% kim ngạch nhập khẩu của cả nước; Hàn Quốc: 316 triệu USD; Đài Loan: 16,4 triệu USD; EU: 12,1 triệu USD;… Hàng điện gia dụng và linh kiện: Tổng kim ngạch nhập khẩu trong 6 tháng/2011 lên 416 triệu USD, tăng 27,5% so với 6 tháng/2010.  Các thị trường cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam có xuất xứ từ: Thái Lan: 230 triệu USD, chiếm 55% kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước; Malaixia: 88 triệu USD; Trung Quốc: 56 triệu USD; Inđônêxia: 13,5 triệu USD;… Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày: Tính đến hết tháng 6/2011, nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày đạt kim ngạch là 6,33 tỷ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là hơn 4 tỷ USD, tăng 40,5% và các doanh nghiệp trong nước là 2,29 tỷ USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm 2010. Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 6 tháng qua là: Trung Quốc: 2 tỷ USD, tăng 42,1%; Đài Loan: 1,06 tỷ USD, tăng 26,1%; Hàn Quốc: 1,06 tỷ USD, tăng 32%; Hoa Kỳ: 459 triệu USD, tăng mạnh 159%; … so với cùng kỳ năm 2010. Xăng dầu các loại: Tính đến hết 6 tháng, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là hơn 6 triệu tấn với trị giá là 5,4 tỷ USD, tương ứng tăng 13,8% về lượng và tăng 64% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010. Trong 6 tháng qua xăng dầu các loại được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore với 2,69 triệu tấn, tăng 33,9%; tiếp theo là Đài Loan: 908 nghìn tấn, tăng 46,4%; Hàn Quốc: 636 nghìn tấn, giảm 4%; Trung Quốc: 634 nghìn tấn, giảm 26,6%…. Sắt thép các loại: Tính đến hết 6 tháng/2011, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam là 3,5 triệu tấn, giảm 15,9% , kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 7,7%. Trong đó, lượng phôi thép nhập khẩu trong 6 tháng qua là gần 590 nghìn tấn, trị giá đạt 383 triệu USD, giảm 43,3% về lượng và giảm 29,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010. Việt Nam nhập khẩu sắt thép trong 6 tháng/2011 chủ yếu có xuất xứ từ: Nhật Bản với 922 nghìn tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2010; Trung Quốc: 821 nghìn tấn, giảm 30,5%; Hàn Quốc: 714 nghìn tấn, tăng 24,2%; Đài Loan: 356 nghìn tấn, tăng 10,8%;… Kim loại thường khác: Nhập khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng đầu năm lên 319 nghìn tấn, trị giá đạt 1,34 tỷ USD, tăng 2,9% về lượng và tăng 10,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010.  Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ thị trường: Hàn Quốc: 66,7 nghìn tấn, tăng 14,3%; Ôx trâylia: 43,3 nghìn tấn, giảm 2,1%; Đài Loan: 43 nghìn tấn, tăng 17,2%; Trung Quốc: 41,3 nghìn tấn, tăng 18%;… Sản phẩm từ sắt thép: giá nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2011 lên 901 triệu USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2010. Tính đến hết tháng 6/2011, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ: Trung Quốc: 260 triệu USD, tăng 33,5%; Nhật Bản: 165 triệu USD, tăng 1,8%; Hàn Quốc: 123 triệu USD, tăng 23,6%;…  Như vậy, với tình hình xuất khẩu và nhập khẩu như trên, nhập siêu 6 tháng đầu năm 2011 ước khoảng 6,65 tỷ USD, bằng  15,7% kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn mức phấn đấu của Chính phủ (là 16%). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tháng đầu năm 2011 Tính trong 6 tháng đầu năm 2011, số dự án mới cấp là 455 dự án, tương ứng 4,399.20 triêu USD, vốn đăng kí tăng thêm là 1,267.5 triệu USD. Trong 6 tháng đầu năm 2011, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 5,3 tỷ USD,  bằng 98,1 % so với cùng kỳ năm 2010. Một số địa phương giải ngân lớn là: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội Đồng Nai. Theo lĩnh vực đầu tư: Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 205 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 3,3 tỷ USD, chiếm 58,8% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 6 tháng. Đứng thứ 2 là lĩnh vực Xây dựng với 54 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 474,8 triệu USD, chiếm 8,4%. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 356,9 triệu USD, chiếm 6,3%. Theo đối tác đầu tư: Tính từ đầu năm 2011 đến nay, đã có 38 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,33tỷ USD, chiếm 23,39% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc vươn lên đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 673,6 triệu USD, chiếm 11,89% tổng vốn đầu tư; Hồng Kông đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 631,8 triệu USD, chiếm 11,15% tổng vốn đầu tư; Tiếp theo là Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 466,92 triệu USD, chiếm 8,24% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Malaysia đứng thứ 5 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 419,15 triệu USD, chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Theo địa bàn đầu tư: Tính đến thời điểm hiện tại, TP Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 1,47 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 25,97% tổng vốn đầu tư. Bà Rịa – Vũng Tàu đã vươn lên đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 500,1 triệu USD, chiếm 8,83%. Hà Nội đứng thứ 3 với 498,5 triệu USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm. Tiếp theo là Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 423,57 triệu USD, 379,79 triệu USD và 377,09 triệu USD. THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NĂM 2011 THEO NGÀNH Tính từ 01/01/2011 đến 22/06/2011 TT Ngành Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số lượt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) 1 CN chế biến,chế tạo 205 2,666.67 106 666.5 3,333.21 2 Xây dựng 54 333.18 6 141.6 474.82 3 Dvụ lưu trú và ăn uống 6 148.87 1 208.0 356.88 4 Cấp nước;xử lý chất thải 2 322.71 322.71 5 KD bất động sản 9 275.26 2 30.0 305.26 6 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 1 266.00 266.00 7 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 65 169.17 2 3.5 172.67 8 Nghệ thuật và giải trí 2 0.16 1 138.2 138.34 9 HĐ chuyên môn, KHCN 59 73.30 3 11.2 84.46 10 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 9 11.59 5 62.7 74.32 11 Y tế và trợ giúp XH 2 40.00 40.00 12 Vận tải kho bãi 6 37.60 37.60 13 Khai khoáng 2 31.40 31.40 14 Thông tin và truyền thông 23 13.27 4 3.7 16.92 15 Dịch vụ khác 2 6.41 2 2.1 8.46 16 Giáo dục và đào tạo 5 3.09 3.09 17 Hành chính và dvụ hỗ trợ 3 0.53 0.53 Tổng số 455 4,399.20 132 1,267.5 5,666.67 THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NĂM 2011 THEO ĐỐI TÁC Tính từ 01/01/2011 đến 22/06/2011 TT Đối tác Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số lượt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) 1 Singapore 43 1,236.24 6 89.3 1,325.57 2 Hàn Quốc 124 376.74 30 296.9 673.62 3 Hồng Kông 18 533.77 10 98.0 631.80 4 Nhật Bản 86 303.25 23 163.7 466.92 5 Malaysia 11 346.62 4 72.5 419.15 6 Vương quốc Anh 7 329.75 329.75 7 BritishVirginIslands 10 261.78 5 30.1 291.88 8 Samoa 1 250.00 1 2.0 252.00 9 Thụy Sỹ 2 32.00 2 215.1 247.10 10 Đài Loan 27 203.06 22 35.2 238.30 11 Hoa Kỳ 13 19.39 4 135.1 154.49 12 Síp 2 142.90 1 142.90 13 Australia 6 60.91 3 21.4 82.26 14 Hà Lan 7 41.75 3 37.7 79.47 15 Trung Quốc 31 26.81 6 29.5 56.30 16 Canada 8 41.70 41.70 17 Thái Lan 11 30.75 3 8.3 39.03 18 CHLB Đức 5 34.52 1 0.7 35.25 19 Pháp 6 18.44 2 14.8 33.22 20 Brunei 4 33.03 33.03 21 Bỉ 2 24.70 24.70 22 Liên bang Nga 2 15.10 15.10 23 Belize 1 12.00 1 3.0 15.00 24 ấn Độ 9 11.19 11.19 25 Thụy Điển 1 0.05 1 6.0 6.05 26 Tây Ban Nha 4 4.35 4.35 27 Mauritius 1 2.00 1 2.2 4.20 28 Bungary 1 4.0 4.00 29 Hungary 1 1.9 1.85 30 Indonesia 2 1.50 1.50 31 Philippines 3 1.33 1.33 32 Cộng hòa Séc 2 1.25 1.25 33 Campuchia 1 1.00 1.00 34 Đan Mạch 2 0.57 0.57 35 Rumani 1 0.50 0.50 36 Luxembourg 1 0.20 0.20 37 Cayman Islands 1 0.1 0.09 38 Na Uy 1 0.06 0.06 Tổng số 455 4,399.20 132 1,267.5 5,666.67 THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NĂM 2011 THEO ĐỊA PHƯƠNG Tính từ 01/01/2011 đến 22/06/2011 TT Địa phương Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số lượt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) 1 TP Hồ Chí Minh 124 1,422.72 7 48.8 1,471.52 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 12 468.11 4 32.0 500.11 3 Hà Nội 108 427.14 20 71.3 498.47 4 Đà Nẵng 9 239.57 3 184.0 423.57 5 Đồng Nai 16 135.42 27 244.4 379.79 6 Bình Dương 38 214.84 31 162.2 377.09 7 Ninh Thuận 1 266.00 266.00 8 Bắc Giang 3 254.50 1 1.7 256.20 9 Hải Dương 12 213.16 7 22.0 235.18 10 Hải Phòng 10 37.55 6 197.3 234.83 11 Kiên Giang 2 18.02 1 208.0 226.03 12 Quảng Nam 3 146.27 146.27 13 Bắc Ninh 21 89.54 2 2.4 91.94 14 Hà Tĩnh 2 77.50 1 3.2 80.74 15 Long An 34 52.10 3 6.6 58.69 16 Hưng Yên 7 46.92 3 2.5 49.43 17 Ninh Bình 1 46.1 46.06 18 Thanh Hóa 4 39.95 39.95 19 Vĩnh Phúc 4 16.98 4 16.0 32.98 20 Tây Ninh 3 22.00 3 9.0 31.00 21 Bình Thuận 7 26.87 1 26.87 22 Bình Phước 6 25.92 25.92 23 Cần Thơ 2 22.13 1 22.13 24 Thái Bình 1 22.00 22.00 25 Quảng Ninh 1 20.72 20.72 26 Bến Tre 1 19.51 19.51 27 Hà Nam 1 13.00 1 1.1 14.10 28 Khánh Hòa 1 13.22 13.22 29 Thừa Thiên-Huế 1 8.20 1 4.0 12.20 30 Nghệ An 1 11.60 11.60 31 Tiền Giang 2 2.75 2 4.0 6.75 32 Phú Thọ 1 5.30 5.30 33 Bình Định 1 5.00 5.00 34 Nam Định 2 4.15 4.15 35 Sơn La 1 2.76 2.76 36 Lâm Đồng 3 1.80 2 0.8 2.60 37 Trà Vinh 3 2.60 2.60 38 Yên Bái 1 1.83 1.83 39 Bạc Liêu 2 0.58 0.58 40 Hòa Bình 1 0.50 0.50 41 Phú Yên 3 0.50 0.50 Tổng số 455 4,399.20 132 1,267.5 5,666.67 Giải pháp cho vấn đề cán cân thanh toán Việt Nam Tiếp tục phá giá nội tệ giúp cải thiện cán cân thanh toán. Đồng thời, thắt chặt tài khóa và tiền tệ để đưa nền kinh tế về điểm cân bằng hơn. Ưu điểm: tháo gỡ dần nút thắt đồng nội tệ định giá quá cao, đưa nền kinh tế về đúng mức cung cầu của thị trường. Nhược điểm: trong ngắn hạn, lạm phát tăng mạnh và sản lượng giảm, rủi ro nợ công tăng cao. Kiểm soát tỷ giá tăng chậm hoặc cố định, kiên quyết thắt chặt tài khóa và tiền tệ với liều lượng vừa đủ và thích hợp. Ưu điểm: lạm phát giảm mạnh, cán cân thanh toán được cải thiện. Nhược điểm: sản lượng giảm mạnh, tăng trưởng kinh tế yếu. Nguồn lực hỗ trợ kiểm soát tỷ giá không có. Chính sách tài khóa và tiền tệ phải hỗ trợ cho nhau chính xác về mặt định lượng và đúng thời điểm. Việc định giá nội tệ quá cao còn tiềm ẩn những rủi ro trong tương lai. Các giải pháp về hành chính: thu hút lượng vốn vào nhiều (nhưng phải hiệu quả), giảm kiểm soát vốn (kiểm soát ít giúp cải thiện cán cân thanh toán nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro tài chính mang tính quốc gia), tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho xuất khẩu, giảm nhập khẩu,... Các giải pháp về dài hạn bao gồm tái cấu trúc kinh tế để đẩy mạnh giá trị xuất khẩu, và giảm dần kỳ vọng lạm phát, lấy lại niềm tin vào nhà điều hành chính sách. Nhìn chung, các giải pháp triệt để giúp giải quyết bài toán cán cân thanh toán và lạm phát chỉ có thể hoàn thành trong dài hạn do phải tái cấu trúc nền kinh tế, giải quyết bài toán hai tỷ giá và giảm dần kỳ vọng lạm phát của người dân. Do đó, công cụ Chính phủ phải đặc biệt quan tâm trong ngắn hạn đó là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Giữa hai chính sách này phải có sự phân công và hỗ trợ cho nhau trong mọi hoàn cảnh kinh tế.  Mới đây, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định, vấn đề tỷ giá và các vấn đề ngoại hối được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt ưu tiên số 1 và là trọng tâm của chính sách tiền tệ cuối năm nay. Thống đốc đưa ra 2 nhóm giải pháp cụ thể. Thứ nhất, điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với tiền đồng sao cho trong lưu thông có 1 lượng tiền đồng hợp lý, không dư thừa như khoảng thời gian trước đây, tức không tạo điều kiện cho việc găm giữ ngoại tệ. Thứ hai, tạo ra mặt bằng lãi suất giữa ngoại tệ và VND hợp lý, theo hướng có lợi cho VND, góp phần khuyến khích người dân và doanh nghiệp nắm giữ tài sản dưới dạng VND chứ ko phải ngoại tệ. Thống đốc cũng cho biết, nếu quản lý tốt thị trường ngoại hối thì cán cân thanh toán có thể thặng dư 2,5 tỷ USD. LỜI KẾT Trong 25 năm đổi mới và mở cửa kinh tế, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt trên 20% là nhân tố quan trọng giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài đạt mức trung bình khoảng 7%/năm. Khác với một số nước ASEAN như Singapore, Malaysia, Thái Lan đã trải qua thời kỳ tích tụ tư bản nhằm tạo lập vốn, Việt Nam đang ở giai đoạn nước rút nhằm tạo lập vốn cho nền kinh tế với tốc độ đầu tư không ngừng tăng lên. Chính vì vậy, trước khi Việt Nam có thể chuyển sang giai đoạn xuất siêu như các nước đi trước, chúng ta không thể không trải qua thời kỳ tích lũy vốn, thu hút đầu tư trong và ngoài nước kèm theo nhu cầu nhập khẩu tăng cao.  Vì vậy, trong giai đoạn 2001 - 2010, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng năm, vẫn duy trì ở mức cao, trung bình đạt 19,2%. Thâm hụt thương mại trong giai đoạn trước 2007 chủ yếu được bù đắp bởi thặng dư hạng mục vốn trên cán cân thanh toán quốc tế nhờ tăng trưởng đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Kể từ năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có những ảnh hưởng tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và gây sức ép làm phá giá tiền đồng. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đầu vào từ các nước trong khu vực. Do phần lớn hàng hóa nhập khẩu là đầu vào thiết yếu phục vụ sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, khi giá cả các mặt hàng hóa này tăng lên, Việt Nam vẫn buộc phải sử dụng, dẫn đến đẩy chi phí đầu vào trong nước làm tăng giá hàng trong nước và hàng xuất khẩu. Tình trạng nhập khẩu lạm phát được thể hiện rõ nét qua nghiên cứu biến động chỉ số giá cả hàng hóa nhập khẩu trong năm 2010. Nếu xét trên mô hình tổng cầu, tăng xuất khẩu sẽ làm tăng GDP, nhưng đồng thời cũng kéo theo tăng nhập khẩu phục vụ xuất khẩu làm giảm GDP. Trên thực tế, chúng ta luôn ở trong tình trạng nhập siêu, nên phần đóng góp trực tiếp của khu vực xuất nhập khẩu vào GDP là âm. Tuy nhiên, xét tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam có thể nhận thấy phần lớn hàng nhập khẩu là để phục vụ sản xuất và được bù đắp bởi chi đầu tư. Bên cạnh đó, sản xuất xuất khẩu tạo ra công ăn việc làm, giải quyết thu nhập cho một bộ phận lớn dân số và gián tiếp đóng góp vào GDP thông qua chi tiêu dùng của bộ phận dân số này. Hơn nữa, khu vực sản xuất trong nước còn thu được lợi ích lan tỏa nhờ vào việc chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư của nước ngoài và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực này. Đồng thời, thông qua áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài và khu vực xuất khẩu năng động, năng lực cạnh tranh của khu vực sản xuất trong nước cũng được cải thiện. Để giảm tác động tiêu cực của nhập khẩu lạm phát, Chính phủ cần thực hiện các biện pháp để cân bằng cán cân thanh toán thông qua cải thiện môi trường đầu tư để thu hút dòng vốn nước ngoài và hạn chế nhập khẩu tạm thời và thúc đẩy xuất khẩu nhằm mục đích giảm tác động trực tiếp của thâm hụt thương mại tới cán cân thanh toán. Để thực hiện được điều này, Chính phủ cần phải phối hợp đồng loạt các biện pháp chính trong đó quan trọng nhất là chính sách tỷ giá và cải thiện hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. TÀI LIỆU THAM KHẢO www.bee.net.vn www.thesaigontimes.vn Nguồn số liệu từ IMF Luận văn thạc sĩ kinh tế - Châu Vĩnh Nghiêm – Đại học kinh tế TP HCM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCán cân thanh toán việt nam 2007 - 2010.docx
Luận văn liên quan