Đề tài Cạnh tranh và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận

Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, quá trình hội nhập và tự do hóa thƣơng mại, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trƣởng nhanh. Chúng ta đã thiết lập đƣợc mối quan hệ buôn bán với hầu hết các nƣớc trên thế giới, tạo đà cho việc mở rộng hơn nữa hoạt động ngoại thƣơng, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Cùng với sự phát triển của hoạt động thƣơng mại quốc tế, hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng không ngừng phát triển cả chiề u rộng lẫn chiều sâu. Không thể phủ nhận sự đóng góp đáng kể mà loại hình dịch vụ này mang lại cho các nhà xuất nhập khẩu. Loại hình kinh doanh dịch vụ này mới thực sự phát triển trong khoảng hơn chục năm trở lại đây song đây là một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng và hấp dẫn bởi kinh doanh loại hình dịch vụ này mang lại nguồn lợi cao mà không cần đầu tƣ nhiều vốn nhƣ kinh doanh các lĩnh vực khác, do đó ngày càng có nhiều các doanh nghiệp tham gia làm cho tính cạnh tranh của thị trƣờng càng trở nên khốc liệt.

pdf87 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2241 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cạnh tranh và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn, trở ngại. Hành lang pháp lý còn chƣa hoàn thiện, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, quy mô doanh nghiệp, khả năng tài chính và trình độ tổ chức doanh nghiệp còn kém. Thêm vào đó nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực này ở Việt Nam còn thiếu thốn và trình độ nghiệp vụ chƣa cao, chƣa đƣợc đào tạo bài bản. Do đó, nếu không có biện pháp khắc phục các mặt hạn chế nêu trên thì có nguy cơ các doanh nghiệp giao nhận trong nƣớc “thua ngay trên chính sân nhà” chứ chƣa nói đến mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra nƣớc ngoài. CHƢƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN Sự có mặt của dịch vụ giao nhận là không thể thiếu đƣợc trong quá trình dịch chuyển hàng hóa từ ngƣời gửi đến ngƣời nhận – một quá trình tất yếu của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Các dịch vụ của doanh nghiệp giao nhận giúp các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu tập trung vào công việc kinh doanh xuất nhập khẩu của mình, tránh đƣợc những sai sót không đáng có, tăng cƣờng hiệu quả công việc. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng đang gia nhập vào guồng quay của thế giới. Nƣớc ta đã và đang mở cửa, tiến hành các hoạt động buôn bán với rất nhiều nƣớc trên thế giới, tạo ra một nhu cầu ngày càng tăng đối với chuyên chở và giao nhận hàng hóa. Thế nhƣng khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển loại hình dịch vụ này của các doanh nghiệp trong nƣớc còn rất hạn chế, dù thời gian mở cửa thị trƣờng đã khá gần. Hiện nay, thị phần hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam vẫn còn rất hạn chế so với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Có thể nói rằng chúng ta đang bỏ ngỏ một tiềm năng thị trƣờng to lớn hứa hẹn mang lại nguồn lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp giao nhận nói riêng và nền kinh tế đất nƣớc nói chung. Chúng ta đang bƣớc sang giai đoạn mới của thập niên hội nhập kinh tế thế giới với rất nhiều những chính sách mở cửa, tạo các hành lang pháp lý thuận lợi nhằm thu hút đầu tƣ, phát triển kinh tế, tạo những môi trƣờng giao lƣu học hỏi và cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nƣớc với các doanh nghiệp nƣớc ngoài mang phong cách làm ăn khoa học, tiên tiến, hiệu quả cao. Hàng hóa xuất nhập khẩu ra vào Việt Nam ngày càng nhiều, nhu cầu trao đổi hàng hóa với thế giới ngày càng lớn làm cho khối lƣợng hàng lƣu chuyển tăng lên không ngừng. Nhờ đó ngành giao nhận vận tải Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển to lớn trong những năm tới đây Còn hơn ba năm nữa, Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn thị trƣờng dịch vụ giao nhận theo cam kết gia nhập WTO. Theo dự báo của nhiều chuyên gia, trong tƣơng lai không xa, dịch vụ giao nhận kho vận sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng tại Việt Nam, đóng góp tới 15% GDP cả nƣớc. Đặc biệt, trong 10 năm tới, khi kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể đạt mức 200 tỉ USD/năm thì nhu cầu sử dụng dịch vụ nay lại càng lớn. Dự báo, đến năm 2010, hàng container qua cảng biển Việt Nam sẽ đạt từ 3,6-4,2 triệu TEU. Con số này đến năm 2020 chắc chắn sẽ lên đến 7,7 triệu TEU, tiềm năng là rất lớn. Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu đã đạt đƣợc của các hoạt động giao nhận vận tải đang diễn ra khá sôi động, chúng ta vẫn còn hàng loạt những vấn đề bất cập về cơ sở hạ tầng, luật định, văn bản, công tác quản lý, công nghệ, nhân lực...Những bất cập này nhất thiết phải có biện pháp xử lý, giải quyết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành kinh doanh dịch vụ giao nhận phát triển, bắt kịp với tốc độ phát triển của các quốc gia lận cận và thế giới, đẩy nhanh quá trình hội nhập của chúng ta. Chính vì thế cần phải có giải pháp đồng bộ từ cả phía Nhà nƣớc, phía Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam và bản thân các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này. 1. VỀ PHÍA NHÀ NƢỚC Qua phân tích có thể thấy sự quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc cũng nhƣ hệ thống chính sách của Nhà nƣớc áp dụng cho ngành giao nhận vận chuyển có ảnh hƣởng lớn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này. Bởi vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận Nhà nƣớc cần có sự quan tâm đầu tƣ nhất định và tiến hành điều chỉnh một số chính sách sao cho phù hợp với sự phát triển chung của ngành. 1.1.Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật. Chính phủ nên nâng cấp các cảng biển và lên kế hoạch cho hệ thống các cảng biển một cách hợp lý. Việt Nam nằm ở ngã ba đƣờng vận tải quốc tế khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng nhƣng các tàu từ Việt Nam đi các tuyến xa đều phải quá cảnh qua Hongkong, Singapore...Nhà nƣớc nên nghiên cứu xây dựng ở Việt Nam một cảng nƣớc sâu đủ tầm cỡ để trung chuyển hàng hóa giữa Việt Nam đi các tuyến xa nhƣ Châu Âu, Châu Mỹ. Tuy nhiên việc xây dựng các cảng này cần tuân thủ theo một quy hoạch tổng thể nhằm đảm bảo phát triển cảng có hệ thống, tránh đầu tƣ dàn trải không đem lại hiệu quả sử dụng cao. Trong thời gian tới cần chú trọng phát triển hệ thống cảng container, trung tâm phục vụ cho các hoạt động giao nhận, vận chuyển trong nƣớc và khu vực vì trong tƣơng lai vận tải container sẽ trở nên phổ biến trong hoạt động vận tải và giúp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp sản xuất và giúp nâng cao hiệu quả dịch vụ giao nhận. Nhà nƣớc cũng cần đầu tƣ cải tạo các cảng biển chính và lớn hiện có, nạo vét luồng lạch, mua sắm các trang thiết bị hiện đại nhƣ công nghệ thiết bị xếp dỡ tại các cảng biển, kho bãi để tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Hơn nữa chính phủ nên có quỹ để đầu tƣ xây dựng tàu đi biển và chú ý phát triển tàu chở container và hàng khô. Đầu tƣ phát triển đội tàu biển của nƣớc ta theo định hƣớng hiện đại hóa, trẻ hóa và chuyên môn hóa đội tàu. Hiện nay tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung là còn yếu. Việc đầu tƣ mua phƣơng tiện mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình là một khó khăn đối với các doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp rất cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc. Các cảng chuyển tải hàng nƣớc ngoài và các cảng nƣớc sâu nên đƣợc xây dựng để thu hút hàng quá cảnh, tập trung vào vận tải đƣờng biển dọc các bờ biển phía bắc, trung và nam để nối các cảng biển nội địa với các cảng biển quốc tế. Với đƣờng hàng không, trong những năm qua mặc dù lƣợng hàng hóa chƣa nhiều nhƣng chắc chắn trong những năm tới buôn bán hàng hóa bằng đƣờng hàng không sẽ phát triển. Vận tải hàng không là một mắt xích không thể thiếu của vận tải đi suốt. Để giao nhận, vận chuyển hàng không thực sự có hiệu quả cần phải xây dựng chiến lƣợc tổng thể với các quy hoạch phát triển hợp lý theo hƣớng đầu tƣ có trọng điểm và đồng bộ. Chính phủ nên cho phép Hiệp hội thu xếp đứng ra tổ chức nghiên cứu, đầu tƣ, xây dựng khu vực dành cho các đại lý gom hàng, khai quan tại khu vực các sân bay quốc tế nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Xây dựng nhà ga hàng hóa chuyên dụng với các khu vực giao hàng, tiếp nhận, chuyển tải... Bên cạnh xây dựng các cụm cảng, nhà ga, ngành vận tải hàng không cũng cần chú trọng phát triển đội bay bởi đây là cơ sở quan trọng nhất của vận tải hàng không. Hệ thống đƣờng bộ và đƣờng sông nên đƣợc phát triển để các tàu lớn có thể ra vào thuận tiện và việc vận chuyển giao nhận hàng hóa nhanh chóng hơn. Cần tập trung nâng cấp, xây dựng các tuyến đƣờng cao tốc, đảm bảo trọng tải cho các ô tô chuyên dụng nhất là xe chở container lƣu thông. Một vấn đề nữa là Nhà nƣớc phải chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng thông tin. Đây là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ giao nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việc ứng dụng cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại sẽ làm giảm thiểu đƣợc nhiều thủ tục phức tạp, cùng với hệ thống chứng từ đồ sộ. Bởi vậy Nhà nƣớc cần chú ý nhiều hơn nữa và có những biện pháp thiết thực nhằm cải thiện và nâng cấp hệ thống hạ tầng thông tin nhƣ: mạng lƣới thông tin phục vụ kinh doanh, trao đổi dữ liệu điện tử, hệ thống internet...Bên cạnh đó Nhà nƣớc cũng cần hỗ trợ các cảng, cơ quan hải quan và các doanh nghiệp giao nhận về kinh phí, về tƣ vấn trong việc xây dựng hệ thống thông tin hiện đại. Vì muốn đầu tƣ cho công nghệ mới thì cần kinh phí tƣơng đối lớn mà nếu không có sự hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc thì các cơ quan này khó có thể triển khai ứng dụng đƣợc. 1.2.Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động giao nhận. Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động giao nhận cho phù hợp với pháp luật quốc tế là nhiệm vụ vô cùng cấp bách đối với ngành giao nhận Việt Nam hiện nay. Trong những năm qua mặc dù đã có nhiều cố gắng xong hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến giao nhận vẫn còn nhiều điều bất cập. Cho đến nay, ở Việt Nam chƣa có một văn bản pháp luật chuyên ngành nào quy định về các quan hệ pháp lý nảy sinh trong hoạt động kinh doanh giao nhận.Đây là loại hình dịch vụ tổng hợp, quá trình hoạt động có liên quan đến sự quản lý của nhiều bộ, ngành nhƣ: giao thông vận tải, thƣơng mại, hải quan, đo lƣờng và kiểm định... Nhà nƣớc cần sớm ban hành các văn bản dƣới luật hƣớng vào các vấn đề cụ thể cùng với luật làm cơ sở pháp lý cho các chủ thể tiến hành hoạt động và giải quyết các vấn đề phát sinh. Đồng thời sửa đổi những văn bản pháp luật đã có nhƣng gây bất cập trong quá trình triển khai áp dụng. Bên cạnh đó các cơ quan quản lý nhà nƣớc phải tìm hiểu thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành để biết đƣợc những vƣớng mắc mà các doanh nghiệp gặp phải để kịp thời có những giải pháp khắc phục. Nhà nƣớc cần tập hợp và công bố các loại giấy phép cần thiết, tiến hành rà soát lại toàn bộ thị trƣờng giao nhận và đánh giá tổng thể thực tế áp dụng. Công tác xây dựng pháp luật phải đƣợc thay đổi theo hƣớng nâng cao chất lƣợng của luật pháp nhằm tạo ra hệ thống văn bản đồng bộ, có tính ổn định, có tính khả thi. Nhà nƣớc cần nghiên cứu kỹ luật pháp quốc tế, vận dụng vào thực tế ở Việt Nam nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập và phát triển. Bên cạnh đó trƣớc khi ban hành văn bản pháp luật mới nên có sự trao đổi với doanh nghiệp, Hiệp hội đại diện để đảm bảo tính khả thi sau khi ban hành. Một vấn đề nữa là lâu nay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các nhà sản xuất của Việt Nam do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, cho nên có tập quán mua thì mua CIF, còn bán thì bán FOB. Vì vậy quyền đƣợc thuê tàu, thuê vận tải, rồi mua bảo hiểm đều thuộc về đối tác nƣớc ngoài. Chính vì thế các doanh nghiệp Việt Nam chƣa có cơ hội phát triển các dịch vụ giao nhận kho vận... Chính phủ cần có biện pháp nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp giao nhận có nhiều cơ hội phát triển hoạt động kinh doanh của mình hơn nữa. Nhu cầu phát triển hoạt động giao nhận là hết sức cần thiết, nhất là từ khi nƣớc ta chuyển đổi cơ chế quản lý, các hoạt động giao nhận phải đối mặt trƣớc những trở ngại và khó khăn to lớn do sức ép cạnh tranh và trong điều kiện khối lƣợng hàng ủy thác giao nhận giảm mạnh. Vấn đề đặt ra cho ngành giao nhận là phải có chiến lƣợc phát triển hợp lý, tìm ra hƣớng đi chính xác cho mình. Chính vì thế nhà nƣớc phải định hƣớng cho sự phát triển, tiến hành xây dựng chiến lƣợc và vận hành cơ chế quản lý của doanh nghiệp giao nhận phù hợp với quy luật nội tại và những điểm đặc thù của các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế đất nƣớc. Tiếp tục và hoàn thiện các công cụ nhƣ thuế xuất nhập khẩu, quản lý ngoại tệ, chính sách tỷ giá hối đoái, khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực giao nhận. 1.3.Đẩy mạnh cải cách hành chính, chấn chỉnh tổ chức bộ máy và quy chế hoạt động của hệ thống hành chính nhà nƣớc. Bộ máy kiểm tra, kiểm soát phải năng động, hoạt động có hiệu quả, không bị vô hiệu hóa bởi tình trạng quan liêu, tham nhũng, đơn giản hóa thủ tục hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Hiện nay nƣớc ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Do vậy yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cải tiến thủ tục quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu phù hợp với thông lệ, các công ƣớc quốc tế góp phần thúc đẩy giao lƣu quốc tế và văn hóa giữa nƣớc ta với các nƣớc, giảm bớt nguy cơ tụt hậu với các nƣớc trong khu vực và thế giới. Hiện quy trình làm thủ tục hải quan đã và đang đƣợc cải tiến, mặc dù vẫn còn gặp nhiều vƣớng mắc từ phía cơ quan quản lý cũng nhƣ từ phía doanh nghiệp, tuy nhiên đây cũng là một bƣớc tiến trong công tác cải tiến thủ tục của nƣớc ta. Các qui định hải quan về giấy phép và phân định rõ trách nhiệm của Đại lý khai quan, chứng từ xuất nhập khẩu phải phù hợp với thông lệ quốc tế, cụ thể là các nƣớc ASEAN, khu vực châu Á...,tin học hóa thủ tục hải quan. Điều đáng lƣu ý là cơ chế quản lý gọn nhẹ nhƣng cần chú trọng đến tính hiệu quả, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp nhằm đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật và sự công bằng trong kinh doanh. Thêm vào đó cần đẩy mạnh hoạt động chống buôn lậu và tham nhũng, nhằm tạo ra môi trƣờng kinh doanh bình đẳng trong sạch cho các doanh nghiệp giao nhận cạnh tranh lành mạnh. 1.4.Xây dựng tiêu chuẩn cho ngƣời kinh doanh dịch vụ giao nhận, rà soát lại hoạt động của các doanh nghiệp giao nhận. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp giao nhận, đặc biệt là các doanh nghiệp tƣ nhân nhỏ lẻ, manh mún đang dùng mọi thủ đoạn để giành giật khách hàng, có những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy để có thể cạnh tranh đƣợc với các công ty nƣớc ngoài, trƣớc hết chúng ta phải chấp nhận sự sàng lọc về số doanh nghiệp hoạt động manh mún chụp giật trong nƣớc. Yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc là phải rà soát lại hoạt động của các doanh nghiệp giao nhận, ngay khâu đầu tiên phải có những điều kiện bắt buộc về vốn, về nghiệp vụ...đối với các doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh nhằm loại bỏ những doanh nghiệp không đủ tƣ cách kinh doanh, đảm bảo môi trƣờng kinh doanh ổn định và bình đẳng cho sự phát triển của toàn ngành. Trên thực tế ở nhiều nƣớc, ngành giao nhận thƣờng đƣợc hỗ trợ, đại diện, khuyến khích bởi các tổ chức quốc gia mà thông thƣờng là các hiệp hội giao nhận. Các hiệp hội này đƣợc thành lập để chuẩn hóa hoạt động dịch vụ của ngành, hỗ trợ thông tin và đem lại nhiều lợi ích khác cho các thành viên. Ở Việt Nam hiện đã có Hiệp hội giao nhận kho vận (VIFFAS), và một trong những tài liệu quan trọng và đem lại nhiều lợi ích nhất cho các hội viên là điều kiện kinh doanh chuẩn của Hiệp hội, trong đó quy định chi tiết nhiều điểm mà luật pháp và tập quán quốc tế không quy định rõ ràng. Tuy nhiên hiện nay số hội viên của Hiệp hội chỉ chiếm khoảng hơn 10% trong tổng số các doanh nghiệp giao nhận đang hoạt động. Vì vậy các điều kiện kinh doanh chuẩn của Hiệp hội là một căn cứ khi tiến hành xây dựng luật để đảm bảo tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận phải tuân thủ. Từ đó giúp nâng cao chất lƣợng dịch vụ và quản lý hoạt động giao nhận tốt hơn. 2. VỀ PHÍA HIỆP HỘI ( VIFFAS) Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (Vietnam Freight Forwarders Association – VIFFAS) là một tổ chức tự nguyện liên kết của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, kinh doanh kho hàng và tổ chức chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu, không phân biệt thành phần kinh tế, hợp tác, liên kết hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong công việ phát triển nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên trong các hoạt động giao nhận kho vận hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam, trên cơ sở đó hội nhập với khu vực và thế giới. VIFFAS đƣợc thành lập từ năm 1994 và hiện đã là tổ chức đại diện duy nhất của Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ và chính thức của Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận kho vận quốc tế FIATA (International Federation of Freight Forwarder Association) và một số tổ chức giao nhận kho vận khác nhƣ Hiệp hội giao nhận Đông Nam Á (AFFA). Trong những năm qua VIFFAS đã có những hoạt động tích cực đóng góp vào sự phát triển chung của ngành giao nhận kho vận Việt Nam. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế đất nƣớc ngày càng mở cửa hội nhập đặt ra nhiều thách thức lớn cho ngành giao nhận, vai trò của Hiệp hội với tƣ cách là ngƣời đại diện cho các doanh nghiệp cần phải đƣợc phát huy hơn nữa. Cụ thể: - VIFFAS cần tiếp tục phát triển hội viên với điều kiện thông thoáng để thu hút nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân tham gia Hiệp hội, làm cho Hiệp hội là nơi tập trung trí tuệ nghề nghiệp, định hƣớng phát triển nghề nghiệp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các hội viên và cũng là nơi điều chỉnh mối quan hệ về quyền lợi, nghĩa vụ giữa các hội viên trong cộng đồng nghề nghiệp. - Hiệp hội cần bám sát tình hình phát triển của ngành nghề giao nhận, những vƣớng mắc khó khăn của các hội viên. Trên cơ sở đó, kịp thời có các kiến nghị với các cơ quan hữu quan về quản lý Nhà nƣớc để có chính sách, quy chế, quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận phù hợp với tình hình hiện nay và hội nhập sau này, có nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc thoả đáng, đảm bảo kinh doanh có lãi và mở rộng, có chính sách thông thoáng trong hợp tác đầu tƣ trong và ngoài nƣớc nhằm khuyến khích doanh nghiệp mở rộng hoạt động ra nƣớc ngoài, tăng cƣờng hợp tác quốc tế. - Có kế hoạch cụ thể và thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận, giúp họ tiếp cận với những kỹ năng và kinh nghiệm giao nhận trên thế giới nhằm khắc phục tình trạng hoạt động thiếu chuyên nghiệp và quy mô nhỏ nhƣ hiện nay. Thêm vào đó, Hiệp hội có thể liên kết với các tổ chức, trung tâm đào tạo quốc tế tổ chức thi và cấp chứng chỉ cho các học viên. - Tổ chức in ấn các bản tin nghiệp vụ, án lệ về các vụ khiếu kiện trong giao nhận vận tải, những quy định mới về hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận theo luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế để phân phát cho hội viên. Tổ chức các buổi trao đổi khu vực về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, hợp tác, liên doanh về các dịch vụ cụ thể, đảm bảo quyền lợi của các hội viên, tránh cạnh tranh không lành mạnh ở thị trƣờng trong nƣớc. - Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) cần năng động hơn trong việc quản lý bảo vệ quyền lợi hội viên, đặc biệt là trong việc đào tạo, gắn kết, thông tin, điều phối, hƣớng dẫn các thành viên tiếp cận và xâm nhập các thị trƣờng nƣớc ngoài. Không những thế, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc mở cửa thị trƣờng giao nhận trong nƣớc là một việc làm tất yếu. Điều đó sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt Nam không còn nhận đƣợc sự bảo hộ từ phía Nhà nƣớc nữa mà phải chịu sự cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Bởi vậy Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam với tƣ cách là tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp phải đứng ra bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho hội viên trong các vụ khiếu kiện, đặc biệt là các vụ kiện của các doanh nghiệp nƣớc ngoài, từ đó giúp doanh nghiệp giao nhận trong nƣớc yên tâm khi mở rộng hoạt động của mình ra thị trƣờng thế giới. 3. VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP 3.1.Nghiên cứu mở rộng thị trƣờng. Hoạt động kinh doanh luôn diễn ra trên thị trƣờng, chịu tác động và chi phối bởi thị trƣờng. Kinh doanh dịch vụ giao nhận cũng không phải là ngoại lệ. Mở rộng thị trƣờng, đa dạng hóa phạm vi kinh doanh chính là điều kiện cần thiết cho sự tăng trƣởng, từ đó tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Có thể mở rộng thị trƣờng theo hai hình thức: mở rộng thị trƣờng của doanh nghiệp theo chiều rộng và mở rộng thị trƣờng theo chiều sâu. Mở rộng thị trƣờng theo chiều rộng chính là mở rộng thị trƣờng theo phạm vi địa lý. Tính đến nay hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đã vƣơn ra thị trƣờng quốc tế, nằm ở hầu hết các châu lục trên thế giới. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thị trƣờng tiềm năng mà các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam còn chƣa khai thác nhƣ Mỹ, Mexico, Châu Phi, Trung Đông, Nam Mỹ. Mở rộng thị trƣờng theo chiều sâu là vẫn trong môi trƣờng địa lý đó nhƣng chú trọng đa dạng hóa phạm vi dịch vụ của doanh nghiệp để thu hút đƣợc nhiều khách hàng, đạt doanh thu hoạt động cao hơn nhằm khai thác triệt để và giữ vững thị trƣờng hiện có. Ngoài ra đa dạng hóa phạm vi dịch vụ còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Vì khi các dịch vụ đƣợc đa dạng hóa nếu một dịch vụ nào đó hoạt động bị suy giảm cũng không ảnh hƣởng nhiều đến kết quả kinh doanh chung của toàn công ty. Hiện tại, thị phần giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế do các doanh nghiệp giao nhận trong nƣớc chiếm giữ vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ bé do việc vận chuyển hàng hóa hầu hết đƣợc chỉ định bởi các công ty giao nhận nƣớc ngoài. Muốn mở rộng thị phần quốc tế, trƣớc hết các công ty vận tải, doanh nghiệp giao nhận, ngƣời xuất khẩu và ngƣời nhập khẩu trong nƣớc nên hợp tác với nhau. Ngƣời giao nhận là khách hàng rất tiềm năng của các doanh nghiệp vận tải và họ có thể mang lại một lƣợng lớn khách hàng cho ngƣời chuyên chở. Trƣớc mắt, các doanh nghiệp vận tải trong nƣớc nên tập trung vào việc phát triển đội tầu và mở thêm các tuyến tới các cảng lớn ở Đông Nam Á , Bắc Mỹ và Tây Âu. Ngƣời chuyên chở nên phối hợp với ngƣời giao nhận với mục đích là tận dụng tối đa cơ sở vật chất, trình độ, kinh nghiệm và các đại lý của ngƣời giao nhận. Doanh nghiệp giao nhận sẽ đƣợc hƣởng những ƣu đãi và đƣợc ngƣời chuyên chở đảm bảo giữ chỗ cho hàng hóa của mình khi có nhu cầu. Nhƣ vậy có thể nói là đôi bên cùng có lợi. Chất lƣợng dịch vụ nhờ đó cũng tốt hơn, đặc biệt là đến mùa xuất khẩu hàng hóa cao điểm. Hơn thế, cần phải mở rộng mạng lƣới giao nhận ở nƣớc ngoài. Điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là mạng lƣới giao nhận ở nƣớc ngoài còn thiếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng. Hầu hết các công ty giao nhận lớn trên thế giới đều có các chi nhánh ở các nƣớc để phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa đƣợc dễ dàng. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, do các doanh nghiệp giao nhận còn chƣa đủ mạnh nên rất ít doanh nghiệp có các chi nhánh ở nƣớc ngoài, nếu có cũng chỉ một vài chi nhánh mà chƣa có đƣợc hệ thống các chi nhánh ở khắp các châu lục. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần tạo dựng cho mình một mạng lƣới đại lý giao nhận ở nƣớc ngoài bằng cách hợp tác với các công ty giao nhận ở các nƣớc. Đây là một công việc hết sức quan trọng vì nếu không có đại lý ở nƣớc ngoài, các doanh nghiệp không thể yên tâm gửi hàng đến ngƣời nhận vì không có đại lý đứng ra thu tiền cƣớc nếu ngƣời gửi hàng yêu cầu cƣớc trả sau, không biết luật pháp và quy định của nƣớc ngƣời mua hàng. Nói chung sẽ là rất rủi ro khi doanh nghiệp giao hàng đến một nƣớc mà mình không có đại lý. Chính vì thế mà việc tạo dựng một hệ thống đại lý rộng khắp trên các châu lục là một việc làm cần thiết để có thể phát triển hoạt động giao nhận của nƣớc nhà. 3.2.Đa dạng hoá dịch vụ cung cấp cho khách hàng, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, dần xóa bỏ cạnh tranh không lành mạnh. Ngày nay bên cạnh sự cạnh tranh về giá cả dịch vụ, doanh nghiệp ở các nƣớc đều tập trung nâng cao chất lƣợng dịch vụ của mình. Do đó, cạnh tranh ngày nay không chỉ dừng lại ở giá cả mà còn là chất lƣợng dịch vụ. Chất lƣợng dịch vụ giao nhận do rất nhiều yếu tố cấu thành nhƣ tốc độ phục vụ, thời gian xếp dỡ, vận chuyển nhanh chóng, giao hàng đúng địa điểm, đóng và dỡ hàng cẩn thận theo đúng quy định, giải quyết hợp lý các khiếu nại của khách hàng... Các doanh nghiệp có thể phát triển dịch vụ giao nhận theo chiều rộng hoặc chiều sâu. Trong đó, phát triển dịch vụ theo chiều rộng là việc doanh nghiệp tăng cƣờng cung cấp thêm các dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Phát triển dịch vụ theo chiều sâu là việc nâng cao hơn nữa chất lƣợng các dịch vụ của doanh nghiệp đồng thời đẩy mạnh khối lƣợng các dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp trên thị trƣờng. Các doanh nghiệp giao nhận của Việt Nam hiện nay vì nhiều lý do khác nhau nhƣ quy mô nhỏ, khả năng tài chính yếu, mạng lƣới đại lý chƣa mở rộng...nên rất ít doanh nghiệp có khả năng cung cấp cho khách hàng những dịch vụ trọn gói (door to door), dịch vụ lƣu kho lạnh, kho chuyên dụng, dịch vụ tƣ vấn...Do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp nên đầu tƣ về cơ sở vật chất để có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đa dạng nhƣ dịch vụ gom hàng, dịch vụ vận tải đa phƣơng thức, dịch vụ cung cấp thông tin thị trƣờng, đại lý khai hải quan... Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận ở Việt Nam hiện nay, kể cả các doanh nghiệp có bề dày hoạt động hàng mấy chục năm đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ về vốn, trang thiết bị kỹ thuật, về chính sách, về cả con ngƣời...chƣa có doanh nghiệp nào có khả năng tham gia và thắng thầu những dự án giao nhận vận chuyển các công trình ở các nƣớc khác, còn ở Việt Nam cũng chỉ đảm nhận đƣợc các công trình có quy mô nhỏ và vừa. Còn lại các công trình có quy mô lớn đều rơi vào tay các công ty giao nhận nƣớc ngoài và doanh nghiệp trong nƣớc chỉ làm nhà thầu phụ hay đại lý cho họ. Đó là bởi tên tuổi, kinh nghiệm, kỹ thuật, phƣơng tiện của các công ty Việt Nam chƣa thuyết phục đƣợc các nhà đầu tƣ. Muốn hội nhập đƣợc cùng bạn hàng khu vực, các công ty giao nhận trong nƣớc phải tự hoàn thiện mình, tự đào tạo, nâng cao trình độ nghề nghiệp mới đủ năng lực để đứng vững trong tình hình thị trƣờng. Ngày nay, ngƣời giao nhận hoạt động chủ yếu với vai trò nhƣ một ngƣời vận tải, nghĩa là họ cam kết giao hàng tại nơi đến thông qua việc cấp chứng từ vận tải của riêng họ cho ngƣời gửi hàng. Chứng từ đó là vận tải đơn thứ cấp (House Bill of Lading hoặc House Airway Bill), mặc dù trong thực tế họ thuê lại một hoặc nhiều ngƣời vận tải thực hiện một phần hoặc toàn bộ quá trình vận chuyển. Các chứng từ này nhất thiết phải đƣợc chuẩn hóa để tránh khỏi những sai sót không đáng có, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giao nhận đƣợc thuận lợi, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam đối với bạn hàng quốc tế. Trong thời gian tới doanh nghiệp phải tăng cƣờng đầu tƣ nâng cao chất lƣợng dịch vụ hơn nữa, đầu tƣ công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tiếp thu các kinh nghiệm và quy trình tiên tiến của các nƣớc trên thế giới. Chúng ta cũng có thể làm thầu phụ cho doanh nghiệp nƣớc ngoài để học hỏi trình độ quản lý đến công nghệ, kiến thức, kỹ năng chăm sóc khách hàng của họ. Làm ăn theo lối chụp giật, lôi kéo khách hàng, cạnh tranh không lành mạnh, phá giá...chính là đƣa doanh nghiệp đến chỗ phá sản không sớm thì muộn. Chỉ có cạnh tranh lành mạnh bằng chính chất lƣợng dịch vụ mình cung cấp mới tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững so với các doanh nghiệp khác, khẳng định đƣợc vị thế của mình trên thƣơng trƣờng. Từ đó thắng thế trong cạnh tranh. 3.3.Áp dụng các phƣơng thức giao nhận tiên tiến, tiến tới cung cấp dịch vụ giao nhận trọn gói, ứng dụng logistics trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Ngƣời giao nhận cần phải liên kết chặt chẽ với ngƣời bán hàng để tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của ngƣời mua; tiến tới cung cấp dịch vụ trọn gói (door to door). Khuyến khích việc sử dụng công nghệ thông tin trong họat động giao nhận. Thực hiện các phƣơng pháp công nghệ tiên tiến nhƣ quản trị chuỗi cung ứng (supply chain management-SCM) hay giao hàng đúng thời điểm (JIT), trong thiết kế luồng vận tải nhiều chặng và sắp xếp các công đọan trong dây chuyền cung ứng dịch vụ. Để giảm thiểu chi phí, các doanh nghiệp giao nhận cần hoàn thiện hoạt động của mình, tiến tới ứng dụng hoạt động logistics trong giao nhận vận chuyển. Logistics là một chuỗi khép kín từ khâu nhận hàng từ ngƣời gửi hàng, tiến hành các nghiệp vụ cần thiết nhƣ đóng gói, bốc xếp, làm thủ tục giấy tờ, tổ chức chuyên chở và giao hàng cho ngƣời nhận hàng ở điểm đến cuối cùng. Đây là một chuỗi các dịch vụ tƣơng đối phức tạp có tác dụng liên kết các hoạt động riêng lẻ thành một chuỗi liên tiếp, liền mạch mang lại những lợi ích tối ƣu cho ngƣời giao nhận vận chuyển. Khi áp dụng logistics trong hoạt động giao nhận vận chuyển thì các doanh nghiệp giao nhận nhất định phải có hệ thống kho vận của riêng mình, nên không mất tiền thuê kho bãi lƣu trữ hàng hóa. Các lô hàng lẻ sẽ đƣợc thu gom và lƣu kho thành một lô hàng lớn để đƣợc vận chuyển. Nhƣ vậy chi phí gửi một lô hàng sẽ giảm. Mục tiêu của logistics là vận chuyển hàng đến đúng lúc (Just in Time), và không để hàng tồn kho, tức là phải đảm bảo tối thiểu hóa thời gian chờ đợi tại các điểm và tránh lƣu kho. Do đó ngƣời cung cấp dịch vụ logistics phải sắp xếp lịch trình phù hợp cho hàng hóa đƣợc bốc ngay lên phƣơng tiện vận chuyển và tới đích sẽ đƣợc dỡ ngay xuống giao cho chủ hàng, nên giảm thiểu đƣợc thời gian hàng phải nằm chờ tại kho hàng hay phƣơng tiện vận tải, chủ hàng cũng nhƣ ngƣời giao nhận không phải tốn chi phí lƣu kho hay ngƣời vận tải cũng không lo bị phạt chậm xếp dỡ. Hơn nữa áp dụng logistics trong giao nhận còn giúp cho việc tiến hành thủ tục thông quan hàng hóa thuận tiện hơn. Ngƣời giao nhận có thể biết thông tin vể hàng hóa và có sự chuẩn bị sẵn về thủ tục cần phải làm. Khi hàng hóa về đến cảng thì các thông tin về lịch trình hàng, trạng thái hàng, vị trí của hàng đã đƣợc thông báo trƣớc và khi hàng về thì thủ tục hải quan đã đƣợc hải quan nƣớc sở tại nhận đƣợc và làm sẵn thủ tục thông quan. Nhƣ vậy giảm đƣợc thời gian “chết” trong khi chờ làm thủ tục giấy tờ, lƣu kho bãi. Đồng thời ngƣời giao nhận lại chủ động đƣợc trong kế hoạch vận chuyển và giao hàng dễ dàng và nhanh chóng. Khi phƣơng thức này đƣợc áp dụng, ngƣời giao nhận sẽ giảm thiểu đƣợc thời gian không hiệu quả và thời gian “chết” trong toàn bộ quy trình từ lúc đặt hàng, sản xuất hàng hóa đến bán hàng hóa. Thời gian để vận chuyển hàng hóa sẽ ngắn lại và chất lƣợng công việc sẽ tăng lên. Khách hàng sẽ tập trung toàn bộ năng lực và thời gian để sản xuất kinh doanh, mọi hoạt động thuộc khâu phân phối sẽ giao cho ngƣời giao nhận từ A đến Z. Tất cả các thông tin về hàng hóa, ngƣời giao nhận sẽ cung cấp cho khách hàng. 3.4.Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trong giai đoạn hiện nay, ngƣời ta nhắc nhiều đến kinh tế tri thức mà trong đó con ngƣời là trung tâm. Giáo dục và rèn luyện con ngƣời luôn là biện pháp quan trọng hàng đầu trong mọi lĩnh vực. Nó xuất phát từ nguyên tắc coi trọng con ngƣời. Trong kinh doanh, việc thành hay bại của một doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào con ngƣời, vào chuyên môn và nhiệt huyết của họ. Ngƣời làm dịch vụ giao nhận là nhà tổ chức quy trình vận tải giao nhận. Họ phải lựa chọn phƣơng tiện, ngƣời vận tải thích hợp để có hiệu quả kinh tế nhất. Điều đó đòi hỏi ngƣời làm dịch vụ giao nhận phải có trình độ nghiệp vụ giỏi, hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực của mình, phải có kiến thức về địa lý, thông hiểu luật lệ trong nƣớc và quốc tế, nắm vững nghiệp vụ ngoại thƣơng và phải biết sử dụng thành thạo các phƣơng tiện thông tin điện tử. Thêm vào đó họ còn phải có sự hiểu biết về các lĩnh vực liên quan nhƣ hàng hải, ngân hàng, bảo hiểm...Do đó, đặc biệt phải chú trọng khâu bồi dƣỡng, đào tạo cán bộ công nhân viên. Đề nghị mở các bộ môn và khoa chuyên ngành về giao nhận, logistics trong các trƣờng đại học, cao đẳng kinh tế ngoại thƣơng. Tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nƣớc và quốc tế cho các chƣơng trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nƣớc. Phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức FIATA, IATA và các tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn kinh phí đào tạo thƣờng xuyên hơn. Về ngắn hạn các công ty, doanh nghiệp có thể thông báo cho Hiệp hội về nhu cầu đào tạo, các lĩnh vực quan tâm cũng nhƣ mời các chuyên gia kinh nghiệm đào tạo nội bộ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay đang có kế hoạch đầu tƣ con ngƣời để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi và cung cấp dịch vụ có hàm lƣợng chất xám cao hơn. Đào tạo và chuyên môn hóa lực lƣợng lo thủ tục hải quan trong các công ty giao nhận quốc tế. Xây dựng kế hoạch, cử ngƣời đi tham quan, học hỏi ở nƣớc ngoài, có chính sách đãi ngộ tốt và xứng đáng với các nhân viên giỏi chuyên môn, kỹ thuật. Đào tạo và tái đào tạo nguồn lực hiện có, thu hút lao động từ xã hội có trình độ đại học, cao đẳng chuyên ngành liên quan, am tƣờng ngoại ngữ, có kiến thức địa lý, ngoại thƣơng, cập nhật thƣờng xuyên kỹ thuật mới trong nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế. Các công ty cần có chƣơng trình hỗ trợ sinh viên thực tập, thuyết trình về thực tiễn hoạt động ngành hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới cho sinh viên. Các công ty phải có đóng góp vật chất cụ thể cho đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho các trƣờng nếu muốn sử dụng sinh viên tốt nghiệp từ những trƣờng này. Ngoài ra nếu những vấn đề về phúc lợi xã hội đƣợc đảm bảo, ngƣời lao động sẽ yên tâm làm việc. Thêm vào đó những chính sách ƣu đãi con ngƣời, làm sao để ngƣời lao động gắn bó với doanh nghiệp, ý thức đƣợc vai trò, nhiệm vụ của mình. Đồng thời trong tƣơng lai cùng với sự xuất hiện ngày càng tăng số lƣợng các doanh nghiệp nƣớc ngoài kinh doanh loại hình dịch vụ này tại Việt Nam, các doanh nghiệp trong nƣớc cần phải có chính sách “giữ chân ngƣời tài”, tránh để nguy cơ mất những cán bộ giỏi sang làm việc cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Đây chính là hiện tƣợng chảy máu chất xám đã xảy ra ngay trong một nƣớc. Cho nên có thể nói, khai thác hiệu quả nguồn nhân lực chính là chìa khóa dẫn đến thành công. 3.5.Tăng cƣờng các biện pháp Marketing: Trong bối cảnh hiện nay, khi mà ngành dịch vụ giao nhận của Việt Nam đang còn nhiều hạn chế bởi các điều kiện khác nhau cũng nhƣ nhận thức của ngƣời giao nhận còn chƣa đƣợc cải thiện, thì các doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam cần phải đẩy mạnh hoạt động Marketing để tăng thêm nguồn hàng hóa đƣợc vận chuyển, tăng thêm các khoản lợi nhuận nhằm tái đầu tƣ vào dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu tăng cao của khách hàng, đồng thời hình thành và phát triển năng lực cạnh tranh của chính các doanh nghiệp này khi đất nƣớc mở cửa nền kinh tế một cách toàn diện hơn. Công tác Marketing cũng đƣợc coi là một trong những ƣu tiên hàng đầu mà các công ty giao nhận Việt Nam cần phát triển để có thể thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng, đồng thời giữ vững vị thế cạnh tranh của mình và có khả năng tham gia hiệu quả vào thị trƣờng giao nhận quốc tế. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, do đó các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận cần mở rộng hơn nữa quan hệ với các văn phòng đại diện và các tổ chức kinh tế nƣớc ngoài tại Việt Nam; xây dựng quan hệ tốt với các cơ quan thƣơng vụ và các tổ chức quốc tế để khai thác thông tin về các hợp đồng thƣơng mại, đầu tƣ ở Việt Nam để khai thác nhu cầu giao nhận vận chuyển. Thêm vào đó các doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu thiết lập các văn phòng đại diện của mình tại nƣớc ngoài để nắm bắt thông tin thị trƣờng tốt hơn và có nhiều cơ hội hợp tác, khuếch trƣơng hình ảnh của mình tại các thị trƣờng ấy. Nếu không có điều kiện mở văn phòng đại diện hay chi nhánh thì nên ký hợp đồng đại lý dịch vụ với các tổ chức kinh doanh loại hình dịch vụ này trên toàn cầu. Nếu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận của Việt Nam làm tốt khâu này thì chắc chắn trong tƣơng lai không xa ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của nƣớc ta sẽ có thể tạo lập đƣợc vị thế vững chắc trên thị trƣờng trƣớc sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế mở toàn cầu và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam có nhiều khả năng cạnh tranh hơn trên thị trƣờng quốc tế. 3.6.Liên kết lại với nhau để tăng cƣờng sức mạnh Các doanh nghiệp dịch vụ giao nhận sắp tới sẽ đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn, khi Việt Nam thực hiện cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ này cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.Trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), chúng ta đã cam kết cho nƣớc ngoài đƣợc thiết lập ngay các doanh nghiệp liên doanh, với tỷ lệ góp vốn 49-51%, để thực hiện kinh doanh các dịch vụ vận tải, giao nhận, kho bãi... Ba năm sau, tỷ lệ góp vốn của phía nƣớc ngoài sẽ tăng lên và họ có thể thiết lập các công ty 100% vốn sau 5-7 năm. Cho đến nay, nƣớc ta đã có trên một ngàn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận kho vận, nhƣng chỉ có khoảng 800 doanh nghiệp thực sự có tham gia hoạt động, trong đó doanh nghiệp Nhà nƣớc chiếm khoảng 20%, Công ty TNHH, doanh nghiệp cổ phần chiếm 70%, còn 10% là các gia đình, tƣ nhân làm nhỏ lẻ, tham gia làm từng phần, từng công đoạn...Số lƣợng doanh nghiệp tuy là nhiều, nhƣng còn phân tán, manh mún và sức cạnh tranh, năng lực cung cấp dịch vụ có chất lƣợng cao còn rất hạn chế vì các doanh nghiệp chủ yếu quy mô nhỏ, kinh doanh phân tán, nên chƣa kết nối đƣợc một cách đầy đủ giữa thị trƣờng trong nƣớc với các thƣơng cảng lớn trên thế giới và các quốc gia mà Việt Nam có quan hệ xuất khẩu lớn về thƣơng mại, vì vậy hoạt động giao nhận của chúng ta mới giới hạn ở dịch vụ nội địa. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam không kết nối đƣợc với mạng lƣới toàn cầu và chỉ dừng lại ở nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các đối tác nƣớc ngoài có mạng điều hành toàn cầu, tức là chỉ làm một phần công việc trong chuỗi dịch vụ này nhƣ kê khai thủ tục hải quan, thuê kho bãi...Hiện Việt Nam chƣa có doanh nghiệp nào đủ sức để tổ chức, điều hành toàn bộ quy trình hoạt động giao nhận trọn gói (door to door). Chúng ta đang có một lƣợng lớn các doanh nghiệp nhƣng quy mô nhỏ và rất nhỏ. Trong khi đó, thay vì liên kết, hợp tác thì các doanh nghiệp Việt Nam lại cạnh tranh không lành mạnh, làm ăn chụp giựt, phá giá...trong khi chất lƣợng chƣa cao thì lại tự làm yếu nhau và làm yếu chính mình. Do vốn ít nên tổ chức doanh nghiệp đơn giản, không chuyên sâu, không có văn phòng đại diện ở các nƣớc khác, nên không có thông tin, công việc phải giải quyết thông qua các đại lý của các công ty nƣớc ngoài... Đây không phải là lần đầu tiên các doanh nghiệp Việt Nam nhắc tới hai chữ "liên kết", khi mà cánh cửa WTO sắp đƣợc mở hoàn toàn. Theo nhiều chuyên gia, trƣớc thực trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì bất kể ngành nào, việc liên kết cũng đƣợc coi là cứu cánh cho các doanh nghiệp trƣớc những cuộc "xâm lăng" của các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Với loại hình dịch vụ giao nhận, sự cạnh tranh đƣợc dự báo sẽ khốc liệt hơn nhiều. Bởi với nhiều nƣớc phát triển, dịch vụ giao nhận đƣợc phát triển cao hơn trở thành chuỗi dịch vụ logistics, đƣợc coi là tâm điểm của sự phát triển kinh tế, thƣơng mại, là lĩnh vực “hái ra tiền” mà nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới đang hƣớng tới. Tuy nhiên, việc liên kết có thể coi là một điểm yếu nữa của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận Việt Nam. Liên minh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành còn yếu, không đủ mạnh, hầu hết các doanh nghiệp hoạt động một cách rất manh mún, hoàn toàn độc lập với nhau. Liên kết giữa các doanh nghiệp nội lỏng lẻo đã đành, liên kết, nối mạng với mạng toàn cầu cũng không có. Đây thực sự là một mối nguy hiểm cho các doanh nghiệp Việt Nam khi bƣớc vào sân chơi toàn cầu. Bởi nếu chỉ hoạt động một cách độc lập, thiếu sự liên kết với các mạng lƣới dịch vụ khác thì khả năng chắc chắn một điều các doanh nghiệp Việt Nam chỉ hoạt động nhƣ một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cấp 2, cấp 3, cấp 4 đối với dịch vụ giao nhận toàn cầu mà thôi. Thậm chí còn thua ngay trên chính “sân nhà” của mình., đã đến lúc các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này phải “ngồi” với nhau nhiều hơn để tìm ra tiếng nói chung, đó chính là sự liên kết đƣợc đảm bảo chặt chẽ. Việc thực hiện các giải pháp đòi hỏi nỗ lực, cố gắng của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các doanh nghiệp và đặc biệt là đội ngũ cán bộ viên chức, ngƣời lao động đang làm việc trong lĩnh vực giao nhận. Trong thời gian tới, rất cần có thêm những buổi làm việc chuyên sâu, những hội thảo để bàn về các vấn đề cụ thể, thông qua đó thống nhất nhận thức, có đƣợc câu trả lời phù hợp đối với những vấn đề đặt ra nhằm phục vụ cho mục tiêu xây dựng và phát triển ngành giao nhận trong tƣơng lai. Chính phủ cần có chính sách và biện pháp hƣớng dẫn, thúc đẩy sự liên kết các doanh nghiệp giao nhận kho vận với nhau để cố những doanh nghiệp có đủ quy mô, đủ điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại trong khu vực và trên thế giới. Muốn kinh tế hội nhập, muốn tạo ra một khu vực tự do dịch vụ thì bản thân các doanh nghiệp Việt Nam phải có đủ năng lực để cung ứng dịch vụ trong nƣớc trƣớc khi các doanh nghiệp nƣớc ngoài giành mất thị phần của họ. 3.7.Mua bảo hiểm trách nhiệm cho ngƣời giao nhận Ngƣời giao nhận trƣớc hết là những chuyên gia trong lĩnh vực vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu. Ngày nay ngƣời giao nhận hoạt động chủ yếu với vai trò của một ngƣời vận tải thực thụ, nghĩa là họ cam kết giao hàng tại nơi đến thông qua việc cấp cho ngƣời gửi hàng chứng từ vận tải riêng của họ (House Bill of Lading) hoặc vận tải đơn của hiệp hội Giao nhận kho vận quốc tế (FIATA), mặc dù trong thực tế một phần hoặc toàn bộ quá trình vận chuyển đƣợc họ thuê lại từ một hoặc nhiều ngƣời cung cấp dịch vụ khác. Các doanh nghiệp giao nhận còn mở rộng hoạt động của họ thông qua việc trực tiếp cung cấp các dịch vụ đóng gói, lƣu kho, bốc dỡ, kiểm đếm cũng nhƣ kinh doanh vỏ container. Tóm lại, ngƣời giao nhận phải rất am hiểu các quy tắc, tập quán giao nhận vận chuyển quốc tế. Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận kho vận là một chuỗi các hoạt động rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Từ thực tiễn hoạt động nêu trên, rõ ràng khi nhận vận chuyển giao nhận một lô hàng, doanh nghiệp giao nhận phải gánh chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến lô hàng đó từ khi nhận hàng đến khi giao cho ngƣời nhận. Trách nhiệm này rất nặng nề và thƣờng là không lƣờng trƣớc đƣợc mức độ cho đến khi khiếu nại phát sinh. Doanh nghiệp giao nhận phải gánh chịu các rủi ro xảy ra trong hành trình của hàng hóa trên biển, trên bộ, lƣu kho, bốc xếp...Bên cạnh đó, doanh nghiệp giao nhận thƣờng xuyên phải chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại vật chất hay tài chính gây ra bởi các sơ suất, bất cẩn của nhân viên khi cấp vận đơn, trong quá trình làm chứng từ khai hải quan, phân phối hàng, đóng gói không đúng quy cách... Bởi vậy ngƣời giao nhận nên mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho mình để có thể tránh đƣợc những rủi ro trên và cũng để hòa nhập với hoạt động kinh doanh của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Ngành kinh doanh dịch vụ giao nhận tại Việt nam hiện đang phát triển rất nhanh, thực tế họat động ngành đã đi nhanh hơn các qui định luật pháp. Cùng với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, của Hiệp hôi giao nhận Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận Việt nam cũng cần phải nỗ lực hơn, chuyên nghiệp hơn để có thể cạnh tranh tốt trong thời gian sắp tới và đóng góp chung vào việc phát triển của ngành nói riêng và nền kinh tế Việt nam nói chung. KẾT LUẬN Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, quá trình hội nhập và tự do hóa thƣơng mại, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trƣởng nhanh. Chúng ta đã thiết lập đƣợc mối quan hệ buôn bán với hầu hết các nƣớc trên thế giới, tạo đà cho việc mở rộng hơn nữa hoạt động ngoại thƣơng, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Cùng với sự phát triển của hoạt động thƣơng mại quốc tế, hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng không ngừng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Không thể phủ nhận sự đóng góp đáng kể mà loại hình dịch vụ này mang lại cho các nhà xuất nhập khẩu. Loại hình kinh doanh dịch vụ này mới thực sự phát triển trong khoảng hơn chục năm trở lại đây song đây là một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng và hấp dẫn bởi kinh doanh loại hình dịch vụ này mang lại nguồn lợi cao mà không cần đầu tƣ nhiều vốn nhƣ kinh doanh các lĩnh vực khác, do đó ngày càng có nhiều các doanh nghiệp tham gia làm cho tính cạnh tranh của thị trƣờng càng trở nên khốc liệt. Trong thời gian qua mặc dù đã có nhiều nỗ lực song các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật nhƣ cảng biển, sân bay, kho bãi, phƣơng tiện giao nhận vận tải còn lạc hậu. Các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam thời gian qua tăng nhanh về số lƣợng nhƣng hầu hết là các doanh nghiệp với quy mô nhỏ, khả năng tài chính cũng nhƣ trình độ tổ chức quản lý còn yếu kém. Đội ngũ nhân viên của các doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ này hiện tại còn thiếu và trình độ chƣa cao. Chính vì thế mà chất lƣợng dịch vụ mà các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam cung cấp còn kém, có thể nói là khó mà cạnh tranh với các doanh nghiệp giao nhận nƣớc ngoài. Thêm vào đó, việc chƣa có một môi trƣờng pháp lý hoàn thiện cho lĩnh vực kinh doanh này cũng là một điểm bất cập ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Trong tƣơng lai không xa, ngành kinh doanh dịch vụ này sẽ phải mở cửa hoàn toàn cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài thâm nhập, đó sẽ là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam. Chính vì thế đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ từ phía Nhà nƣớc với các công cụ quản lý vĩ mô của mình, từ phía Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) với vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà nƣớc, là tổ chức tự nguyện liên kết đại diện cho quyền lợi của các doanh nghiệp hội viên, cũng nhƣ từ phía các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận Việt Nam. Các doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt cơ hội, đầu tƣ trí và lực mở rộng thị trƣờng, nhanh chóng thích nghi với môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhằm từng bƣớc nâng cao uy tín và địa vị của mình. Em hi vọng rằng những phân tích và một số giải pháp, kiến nghị đƣa ra trong khóa luận này sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận Việt Nam, giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững trên thị trƣờng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. TS Lê Văn Bảy, Một số vấn đề về dịch vụ Logistics ở Việt Nam, tạp chí Giao thông vận tải số 8/2006, Hà Nội. 2. Nguyễn Ngọc Bính, Nguyễn Đức Dƣ, Nguyễn Khắc Minh, Từ điển kinh tế kinh doanh Anh Việt, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 2000, Hà Nội. 3. ThS. Võ Huy Cƣờng, WTO và vận tải hàng không, tạp chí Hàng không số 1, 2/2007, Hà Nội. 4. Hồ Nghĩa Dũng, Những thách thức và giải pháp của ngành giao thông vận tải khi Việt Nam gia nhập WTO, tạp chí Hàng Hải Việt Nam tháng 1/2007, Hà Nội. 5. PGS – TS Nguyễn Hồng Đàm (chủ biên) (2005), Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, Nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội. 6. ThS. Lê Phúc Hòa, TS Lý Bách Chấn (2007), Bản chất kinh tế của Logistics, Tạp chí Hàng hải Việt Nam tháng 7/2007, Hà Nội. 7. TS Vũ Trọng Lâm (chủ biên) (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. ThS. Vũ Thị Minh Loan, Nâng cao thị phần vận tải của đội tàu biển quốc gia – yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hội nhập và phát triển vận tải biển, Tạp chí Hàng Hải Việt Nam tháng 6/2007, Hà Nội. 9. TS Tăng Văn Nghĩa, Chính sách cạnh tranh- công cụ vĩ mô tăng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dân doanh Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tạp chí Kinh tế đối ngoại số 15/2006, Hà Nội. 10. TS Phan Trọng Phức (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 11. Phạm Tiến Quát (2007), Cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực dịch vụ hàng hải khi Việt Nam gia nhập WTO, Tạp chí Hàng Hải Việt Nam số 4, Hà Nội. 12. Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội. 13. PGS – TS Nguyễn Nhƣ Tiến (2006), Logistics khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam, Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội. 14. PGS – TS Nguyễn Nhƣ Tiến, Logistics – Vai trò và tác dụng đối với hoạt động của doanh nghiệp, tạp chí Kinh tế đối ngoại số 15/2006, Hà Nội. 15. Nguyễn Văn Trƣơng (Tổng biên tập), Từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 1, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, 1995, Hà Nội. 16. PGS – TS Vũ Sỹ Tuấn, Khả năng cạnh tranh của tầu biển Việt Nam, tạp chí Kinh tế đối ngoại số 15/2006, Hà Nội. 17. PGS – TS Đinh Ngọc Viện (chủ biên) (2002), Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội. 18. Luật Thương Mại (1997, 2005), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam (2005), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Luật Hải quan (2005), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (1992), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Tạp chí Visabatimes số 5,6,7,8,9/2003. 23. Phân biệt sức cạnh tranh của hàng hóa, của doanh nghiệp và của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 18/10/2007. 24. Website của Hiệp hội cảng biển Việt Nam 25. Website của Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam: 26. Website Tổng cục Hải quan Việt Nam: www.customs.gov.vn 27. Website Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam www.vcci.org.vn 28. Website Bộ thƣơng mại Việt Nam: www.mot.gov.vn 29. Website Tổng cục thống kê Việt Nam: www.smenet.com.vn Và một số website khác có liên quan. Tiếng Anh: 27.Korea Maritime University (2002), Logistics and International Shipping, Republic of Korea. 28. Martin Christopher (2005), Logistics and Supply Chain Management, Prentice Hall, United Kingdom

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3822_6803.pdf
Luận văn liên quan