Đề tài Chiến lược phát triển công ty thủy sản an Giang 2010-2020

Mục Lục I. Giới Thiệu Chung Về Công Ty 2 II. Tầm nhìn, Sứ Mạng 3 1. Tầm Nhìn 3 2. Sứ Mạng 4 III. Phân Tích Môi Trường Bên Ngoài . 4 1. Xu hướng tỷ giá hối đoái 4 2. Thuế , các mức thuế 4 3. Lãi suất và xu hướng lãi xuất 4 4. Rào cản thhương mại 4 5. Khách hàng 5 6. Nguồn nguyên liệu 5 7. Đối thủ cạnh tranh 5 8. Sản phẩm thay thế . 6 IV. Phân Tích Môi Trường Bên Trong 6 1. Tài Chính, Kế Toán 6 2. Nhân Sự . 6 3. Công Nghệ . 6 4. Sản Phẩm . 6 5. Thương hiệu 7 V. Mục tiêu chiến lược của công ty giai đoạn 2010-2020 . 9 VI. Chiến lược phát triển của công ty giai đoạn 2010-2020 9 1. Chiến lược chung 9 2. Chiến lược cho từng sản phẩm cụ thể 10 Nhận xét của giáo viên I. Giới Thiệu Chung Về Công Ty: Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy AN GIANG ( AGIfish co.) [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/domsang/LOCALS%7E1/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.jpg[/IMG] Địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo, Thành phố Long xuyên, Tỉnh An giang. Điện thoại: 84-(76) 3852 939 Fax: 84-(76) 3852 202 Email: agi@gmal.com Website: http://www.agifish.com.vn Được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy sản An Giang theo Quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 28 tháng 06 năm 2001, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp do Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Ngày 01/09/2001, Công ty Agifish chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần và được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt nam ngày 8/3/2002. Năm 2000, Công ty Agifish được Nhà nước tặng danh hiệu "Anh Hùng Lao Động" và đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong ngành thủy sảnCông ty Agifish là thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Phòng công nghiệp thương mại Việt Nam (VCCI)Agifish áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất: HACCP, ISO 9001:2000, Safe Quality Food 1000 (SQF 1000), Safe Quality Food 2000 (SQF 2000), British Retail Consortium (BRC), ISO 14000Agifish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU với 4 code: DL07, DL08, DL09, DL360. Được cấp chứng chỉ HALAL để xuất khẩu sang cộng đồng người Hồi giáo trong và ngoài nướcTrên thị trường trong nước sản phẩm Basa Agifish là "Hàng Việt Nam chất lượng cao" liên tục từ năm 2002 đến 2009Agifish là doanh nghiệp duy nhất trong ngành thủy sản được tặng danh hiệu "Thương hiệu Việt Nam" (Vietnam Value) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5203000009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp. Đăng ký lần đầu ngày 10 tháng 08 năm 2001. Đăng ký lần thứ 15 ngày 08 tháng 10 năm 2008. Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số: 4.01.1.001/GP do Bộ Thương mại cấp ngày 29/05/1995. Mã số thuế: 16.00583588 -1.

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4114 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chiến lược phát triển công ty thủy sản an Giang 2010-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục Giới Thiệu Chung Về Công Ty 2 Tầm nhìn, Sứ Mạng 3 Tầm Nhìn 3 Sứ Mạng 4 Phân Tích Môi Trường Bên Ngoài 4 Xu hướng tỷ giá hối đoái 4 Thuế , các mức thuế 4 Lãi suất và xu hướng lãi xuất 4 Rào cản thhương mại 4 Khách hàng 5 Nguồn nguyên liệu 5 Đối thủ cạnh tranh 5 Sản phẩm thay thế 6 Phân Tích Môi Trường Bên Trong 6 Tài Chính, Kế Toán 6 Nhân Sự 6 Công Nghệ 6 Sản Phẩm 6 Thương hiệu 7 Mục tiêu chiến lược của công ty giai đoạn 2010-2020 9 Chiến lược phát triển của công ty giai đoạn 2010-2020 9 Chiến lược chung 9 Chiến lược cho từng sản phẩm cụ thể 10 Nhận xét của giáo viên Giới Thiệu Chung Về Công Ty: Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy AN GIANG ( AGIfish co.) Địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo, Thành phố Long xuyên, Tỉnh An giang. Điện thoại: 84-(76) 3852 939 Fax: 84-(76) 3852 202 Email: agi@gmal.com Website: Được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy sản An Giang theo Quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 28 tháng 06 năm 2001, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp do Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Ngày 01/09/2001, Công ty Agifish chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần và được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt nam ngày 8/3/2002. Năm 2000, Công ty Agifish được Nhà nước tặng danh hiệu "Anh Hùng Lao Động" và đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong ngành thủy sản Công ty Agifish là thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Phòng công nghiệp thương mại Việt Nam (VCCI) Agifish áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất: HACCP, ISO 9001:2000, Safe Quality Food 1000 (SQF 1000), Safe Quality Food 2000 (SQF 2000), British Retail Consortium (BRC), ISO 14000 Agifish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU với 4 code: DL07, DL08, DL09, DL360. Được cấp chứng chỉ HALAL để xuất khẩu sang cộng đồng người Hồi giáo trong và ngoài nước Trên thị trường trong nước sản phẩm Basa Agifish là "Hàng Việt Nam chất lượng cao" liên tục từ năm 2002 đến 2009 Agifish là doanh nghiệp duy nhất trong ngành thủy sản được tặng danh hiệu "Thương hiệu Việt Nam" (Vietnam Value) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5203000009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp. Đăng ký lần đầu ngày 10 tháng 08 năm 2001. Đăng ký lần thứ 15 ngày 08 tháng 10 năm 2008. Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số: 4.01.1.001/GP do Bộ Thương mại cấp ngày 29/05/1995. Mã số thuế: 16.00583588 -1. Ngành Nghề kinh doanh đăng ký: Sản xuất, chế biến và mua bán thủy, hải sản đông lạnh, thực phẩm. Mua vật tư nguyên liệu , hóa chất phục vụ cho sản xuất (không mang tính độc hại) Mua bán đồ uống các loại Sản xuất và mua bán thuốc thú y, thủy sản Sản xuất kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản Lắp đặt hệ thống cơ điện, thông gió, điều hòa cấp nhiệt Lắp đặt hệ thống làm lạnh, kho lạnh, điều hòa trung tâm Lắp đặt hệ thống bơm, ống nước, điều hòa không khí Chế tạo thiết bị cho nghành chế biến thực phẩm, thủy sản Nuôi thủy sản Lắp đặt điện trong nhà Lắp đặt ống cấp nước, thoát nước, bơm nước San lấp mặt bằng Xây dựng công trình dân dụng Xây dựng công trình công nghiệp Mua bán vật tư thiết bị cấp thoát nước trong nhà Mua bán vật tư thiết bị, dụng cụ hệ thống điện Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê Dịch vụ nhà đất Sản xuất, chế biến và mua bán dầu Biodiesel từ mỡ cá Đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê II. Tầm nhìn, Sứ Mạng: Công ty luôn xác định chất lượng sản phẩm là yếu tố chứng minh thành công cho công ty thời gian qua. Bên cạnh đó giá trị thương hiệu là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Với tiêu chí lấy chất lượng làm đầu, công ty luôn phấn đấu để xây dựng thương hiệu này càng vững mạnh theo phương châm: «Năng suất - An toàn - Hiệu quả» Và cam kết cung cấp thức ăn thuỷ sản đạt chất lượng, đảm bảo không có dư lượng kháng sinh và hóa chất trong danh mục cấm của Bộ thuỷ sản. Thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của khách hàng. Xây dưng tập thể đoàn kết, người lao động tự hào làm việc cho công ty luôn ra sức phấn đấu để công ty luôn giữ vững vị trí hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thức ăn thuỷ sản . Trong kinh doanh với phương châm “Hợp tác lâu dài đôi bên cùng có lợi» công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác, nhà cung ứng, nhà phân phối những cơ chế, chính sách phù hợp để tạo sự thoả mãn cho cả đôi bên. 1. Tầm Nhìn : Trở thành công ty xuất nhập khẩu hàng đầu việt nam và thương hiệu uy tín trên thế giới. Trong đó cá BaSa là mặt hàng chủ lực, tạo thế phát triển bền vững. Làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia. Mang thủy sản tươi ngon và an toàn cho người tiêu dùng Việt Nam và thế giới. 2. Sứ Mạng : Không ngừng sáng tạo, phấn đấu tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao với giá hợp lý. Thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng về vật chất và tinh thần nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên tạo ra nhiều giá trị mới cho cổ đông nói riêng và toàn xã hội nói chung . III. Phân Tích Môi Trường Bên Ngoài : Xu hướng tỷ giá hối đoái: Vì thủy sản là một ngành xuất khẩu, nên tỷ giá sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của doanh nghiệp. Nguyên liệu đầu vào thì chủ yếu là thu mua bằng Việt Nam Đồng, trong khi doanh thu là ngoại tệ, do đó nếu tỷ giá đồng ngoại tệ/nội tệ có xu hướng tăng thì doanh nghiệp sẽ có lợi trong việc chuyển đổi doanh thu sang Việt Nam đồng, và ngược lại doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại. Chẳng hạn doanh nghiệp xuất khẩu một lô hàng cá Basa sang Mỹ và thu về đồng USD, khi đó nếu tỷ giá USD/VND tăng doanh nghiệp sẽ thu được nhiều VND hơn khi chuyển đổi doanh thu sang VND. Với xu hướng hiện tại là tỷ giá đang tăng và việc nới lỏng thêm biên độ giao động tỷ giá đó chính là lợi thế cho các ngành xuất khẩu như là thủy sản. Thuế, các mức thuế: Việc thay đổi của hệ thống thuế và các mức thuế có thể tạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ đối với các doanh nghiệp, vì nó làm cho chi phí hoặc thu nhập của các doanh nghiệp thay đổi. Việc chính phủ giảm thuế nhập khẩu các nguyên liệu thủy sản, đặc biệt là có thể giảm đến 0%, để giảm bớt áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước, đồng thời nhằm phát huy thế mạnh của ngành, tạo thêm việc làm, tạo giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng kim ngạch xuất khẩu. Đã mang lại cho doanh nghiệp có cơ hội nhập khẩu nguồn nguyên liệu để gia tăng sản xuất. Mậu dịch tự do ngày càng phát triển, ngày càng nhiều khu vực mậu dịch tự do với thuế suất ưu đãi, có thể bằng 0%, được hình thức hình thành, Việt Nam có cơ hội tham gia vào các khu vực này. Tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ. Hiện nay Mỹ là nhà nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba trên thế giới, chỉ đứng sau EU và Nhật Bản. Do đó,việc Mỹ giảm mức thuế chống phá giá đối với các mặt hàng thủy sản Việt Nam. Đó là những cơ hội cho doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu sang thị trường này. Lãi Suất và xu hướng của lãi xuất: Xu hướng của lãi suất ngày càng tăng, làm người dân tăng tiết kiệm, do vậy nhu cầu tiêu dùng giảm xuống, các doanh ngiệp hạn chế vay vốn để đầu tư. Hiện tại,với việc được hỗ trợ lãi suất 2% từ gói kích cầu thứ 2 của chính phủ, đây chính là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất. Rào cản thương mại : Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm gia tăng xu hướng bảo hộ mậu dịch trên thế giới. Với các rào cản được dựng lên từ các nước nhập khẩu như là về thuế quan: thuế phần trăm, thuế hạn ngạch, thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá, thuế thời vụ, thuế bổ sung.., và rào cản phi thuế quan: tiêu chuẩn chất lượng, truyền thông…gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến thị phần xuất khẩu tại những quốc gia này. Do đó, các doanh nghiệp cần có những biện pháp kiệp thời để đối phó với các rào cản này. Chẳng hạn như Luật truy xuất nguồn gốc từ khai thác thuỷ sản (IUU) của liên minh châu Âu (EU) tất cả lô hàng hải sản muốn vào được thị trường này phải chứng minh nguồn gốc (vùng biển khai thác, tàu khai thác…). Hoặc đầu 2009, thủy sản Việt Nam tiếp tục gánh chịu rào cản thương mại bằng những chiến dịch thông tin truyền thông “bôi” bẩn từ nhiều nước Trung Đông và Bắc Phi…. Giới truyền thông các nước này liên tục tung lên thông tin "bôi nhọ" sai sự thật về sản xuất cá tra, basa thuộc các khía cạnh an toàn thực phẩm, môi trường nước nuôi ô nhiễm, lây nhiễm kháng sinh, chất độc hóa học và thậm chí có thể dẫn đến căn bệnh ung thư nhằm đánh mạnh vào tâm lý người tiêu dùng bản địa vốn không có đủ thông tin.Những thông tin thiếu khách quan này đã tác động rõ rệt đến nhận thức của không ít người dân tại đây, một mặt khiến sức mua giảm đi rõ rệt, một mặt ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh một sản phẩm chất lượng và đầy tính cạnh tranh của Việt Nam. Qua những bài học như vậy, trong nhiều việc cần phải làm để phát triển bền vững cũng như bảo vệ hình ảnh con cá tra, thì việc đầu tư và chủ động trong việc đưa thông tin về sản xuất an toàn con cá tra là một ưu tiên hàng đầu để giúp người tiêu dùng các nước có cái nhìn và nhận thức đúng đắn về sản phẩm đặc trưng này của Việt Nam. Khách hàng: Hiện tại sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên hơn 40 quốc gia trên thế giới trong đó các thị trường chủ lực là EU,Nhật Bản, Mỹ, Nga, Pháp, Tây Ban Nha… Theo dự báo của Trung tâm Thuỷ sản Thế giới, từ nay đến năm 2020, thế giới cần khoảng 183,3 triệu tấn, trong đó các nước đang phát triển chiếm 77% tổng lượng tiêu thụ thủy sản toàn cầu, trung bình mỗi người cần khoảng 19,1kg/năm. Như vậy, xu hướng và nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản tiếp tục tăng mạnh. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong nước cũng tăng mạnh trong thời gian tới, đặc biệt là những mặt hàng tươi sống và chế biến sẵn. Từ năm 2010 - 2020, mức tiêu thụ thuỷ sản có thể tăng lên 22kg/người/năm thì lượng tiêu thụ thuỷ sản trong nước sẽ lên tới 1,95 triệu tấn vào năm 2010, 2,18 triệu tấn vào năm 2015 và đến năm 2020 con số này là 2, 61 triệu tấn. Nguồn nguyên liệu : Có vị thế nằm ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, nên công ty có lợi thế trong việc thu mua nguyên liệu. Do bị thua lỗ liên tiếp vì ảnh hưởng của thời tiết, bệnh dịch, chi phí thức ăn thủy sản tăng cao, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản không còn vốn tái đầu tư. Nên nhiều hộ đã chấm dứt nuôi trồng. Hiện tại hệ thống nhà máy chế biến phát triển nhanh hơn nhiều so với tốc độ phát triển sản xuất, khai thác nguyên liệu. Do đó, nguồn nguyên liệu thủy sản như Tôm, Cá.. đang thiếu trầm trọng, nhiều doanh nghiệp chỉ đang hoạt động cầm chừng. Và nhiều doanh nghiệp có nguy cơ mất thị trường. Do đó, việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu đầu vào để ổn định sản xuất là điều vô cùng cần thiết. Đối thủ cạnh tranh : Công ty hoạt động trong một môi trường cạnh tranh mạnh mẽ, không chỉ là cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, và còn với các doanh nghiệp nước ngoài như Thái lan, Trung Quốc… Hiện tại nước ta có gần 700 doanh nghiệp hoạt động trong ngành thủy sản, tạo ra một môi trường cạnh tranh mạnh liệt, đặc biệt là các công ty có tiềm lực như thùy sản Bến Tre, Minh Phú, Vĩnh Hoàn, Nam Việt, Hùng Vương, MêKong…do đó, doanh nhiệp cần tận dụng các thế mạnh của mình, đồng thời trang bị các trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, và vị thế của doanh nghiệp. Sản phẩm thay thế : Khi chất lượng các sản phẩm thủy sản không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, hoặc khi giá cả các mặt hàng thủy sản leo thang quá cao, người tiêu dùng có thể chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế khác như thịt, trứng,…. Do đó, để giữ vững nhu cầu tiêu thụ của khách hàng, doanh nghiệp cần tận dụng các nguồn lực để đảm bảo ổn định giá cả, đồng thời ngày càng nâng cao chất lượng các mặt hàng thủy sản. IV. Phân Tích Môi Trường Bên Trong: Tài chính, Kế toán: Công ty có số vốn điều lệ ban đầu là 22 tỷ đồng Việt Nam, chỉ sau 10 năm hoạt động đã nhanh chóng tăng lên 500 tỷ đồng Việt Nam được xếp hạng là một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong ngành. Với nguồn vốn dồi dào như vậy tạo cho công ty một lợi thế cạnh tranh rất lớn. Một nguồn lực tài chính mạnh sẽ đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty đầu tư vào trang thiết bị máy móc hay thu mua nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất . Tốc độ tăng trưởng công ty luôn ở mức độ cao từ 6 – 10% năm tính từ 1989 – 2009. Theo đó, sản lượng thuỷ sản cũng không ngừng tăng lên, năm 1989 đạt 110.000 tấn, đến năm 2009 đã lên tới 460.000 tấn (tăng gần 4 lần). Trong đó, khai thác hải sản tăng 2,35 lần, nuôi trồng thuỷ sản tăng 8,82 lần. Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình 20%, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 35%, tỷ lệ cổ tức 20-25%. 2. Nhân sự: Hiện công ty có khoảng 3.000 lao động lành nghề, tuy nhiên đội ngũ nhân công kỹ thuật cao để vận hành các dây chuyền sản xuất hiện đại của công ty đang còn thiếu. Lực lượng lao động phổ thông hiện chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất của công ty. Công nghệ: Đầu tư xây dựng những dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại có công suất lớn. Hiện công ty có 7 nhà máy sản xuất tại các tỉnh tỉnh An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp với công suất chế biến trên 800 tấn nguyên liệu/ngày. Kho lạnh công suất trên 40.000 tấn tại khu Công nghiệp Tân Tạo TP. HCM với tổng kinh phí đầu tư trên 350 tỷ đồng VN. Hiện nay công ty rất chú trọng đến việc đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại nhằm chế biến các mặt hàng xuất khẩu có chất lượng cao để có thể đáp ứng được nhu cầu của các thị trường khó tính nhất. Sản phẩm : Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, công ty chúng tôi đã nhận thức rất rõ chất lượng sản phẩm chính là yếu tố quan trọng giúp công ty có thể tồn tại và phát triển. Do đó, chúng tôi đã chủ động tiếp cận với các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế và áp dụng vào quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Sản phẩm của công ty đã được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP,GMP và được EU cấp code xuất khẩu vào thị trường Châu Âu. Hiện tại, các xí nghiệp sản xuất của công ty đều đạt tiêu chuẩn châu Âu DL 34, DL 20, HK 173, giấy chứng nhận tiêu chuẩn xuất vào các nước Ả Rập HALAL, chứng chỉ ISO 9001:2000. Trong 3 loại sản phẩm chính của công ty thì: ì Cá tra, cá Basa: Đây là sản phẩm truyền thống của công ty, mang lại nguồn thu ổn định hàng năm chiếm 55% doanh thu, tốc độ trưởng sản phẩm hàng năm 12%, thị trường tiêu thụ chính là EU, Nga, Mỹ. Nhưng cho đến nay tiêu chuẩn chất lượng cá tra, cá ba sa fillet vẫn chưa có sự thống nhất, nguồn lực đầu tư của công ty vào sản phẩm chưa mạnh. ì Tôm: Mang lại 25% doanh thu hàng năm cho công ty, tốc độ tăng trưởng 10%, thị trường tiêu thụ chính là Nhật Bản, Mỹ, Tây Ban Nha. Tuy nhiên hiện nay đang gặp khó khăn vì diện tích nuôi trồng tôm giảm do giá thức ăn tăng cao, bệnh dịch, thời tiết bất lợi. Có rất nhiều đối thủ cạnh tranh có nguồn lực mạnh như Công ty thủy sản Minh Phú, An Giang… ì Nghêu: Là sản phẩm mới, có tiềm năng, chiếm 15% doanh thu của công ty. Tốc độ tăng trưởng 13%. Thị trường tiêu thụ chính là EU, Hàn Quốc. Nhu cầu tiêu thụ Nghêu đang có xu hướng tăng, tạo cơ hội cho công ty thâm nhập thị trường. Đối thủ nặng cân nhất là công ty thủy sản Bến Tre. Thương hiệu : Với hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn, công ty của chúng tôi đã được các tổ chức có uy tín quốc tế chứng nhận về chất lượng sản phẩm nên đã được tạo niềm tin cho khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Chiến lược kinh doanh của công ty là quảng bá thương hiệu sản phẩm gắn liền với tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Thương hiệu AGifish là thương hiệu mạnh trong ngành thủy sản được nhiều doanh nghiệp biết đến nhờ chất lượng sản phẩm luôn ổn định, độ an toàn cao, được người tiêu dùng tín nhiệm. Ma Trận SWOT Cơ Hội Xu hướng tỷ giá đang tăng. Xu hướng giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu. Gần nguồn nguyên liệu. Xu hướng tụ do hóa mậu dịch. Hiện tại được hỗ trợ lãi suất 2%. Nhu cầu tiêu thụ tăng. Nguy Cơ Xu hướng tăng của lãi suất. Rào cản thương mại. Thiếu nguyên liệu đầu vào. Đối thủ cạnh tranh nhiều. Điểm Mạnh Nguồn lực tài chính mạnh. Uy tín thương hiệu. Công nghệ hiện đại. Sản phẩm chất lượng. Uy tín thương hiệu. Æ Mở rộng thị trường tiêu thụ. Æ Tăng cường đầu tư phát triển quy mô sản xuất. Æ Đầu tư hơn nữa về phát triển công nghệ, nguồn nhân công có chất lượng cao. Æ Năng cao chất lượng sản phẩm. Æ Đầu tư đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Æ Nâng cao chiến lược tiếp thị cho sản phẩm. Điểm Yếu Thiếu nguồn lao động. Chủng loại sản phẩm chưa phong phú. Tiêu chuẩn sản phẩm chưa thống nhất. Quy mô các nhà máy chưa lớn. Æ Đa dạng hóa sản phẩm. Æ Xây dựng tiêu chuẩn thống nhất cho các sản phẩm. Æ Mở rộng quy mô các nhà máy. Æ Xây dựng các kho dự trữ thủy sản. V. Mục tiêu chiến lược của công ty trong giai đoạn 2010-2020 : è Công ty phấn đấu phát triển với mục tiêu trở thành công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam, chiếm khoảng 15% trong tổng thị phần xuất khẩu thủy sản của cả nước. Với các chỉ số tăng trưởng năm 2010, sản lượng tăng bình quân 3%, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 480-500 triệu USD, năm 2015, sản lượng tăng 4,5% năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 700 triệu USD; đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 900 triệu USD với khối lượng thành phần xuất khẩu đạt 200 triệu tấn. è Tốc độ tăng trưởng của toàn công ty 7%-13%, trong đó tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận là 30%, 50%. è. Phát triển một thị trường tiêu thụ rộng khắp ở nhiều khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới. è Là công ty tiên phong đưa công nghệ tiên tiến nhất vào sản xuất, với lực lượng lao động chất lượng cao. VI. Chiến lược phát triển của công ty trong giai đoạn 2010-2020: Chiến lược chung : Ø Xây dựng công ty An Giang thành một tập đoàn công ty mẹ - công ty con được tổ chức chuyên môn hóa cho từng công đoạn từ nguyên liệu, sản xuất và phân phối. Hoạt động theo một chu trình khép kín : con giống - nuôi trồng, đánh bắt - chế biến - tiêu thụ. Ø Mở rộng lĩnh vực kinh doanh bằng cách thành lập các công ty con: công ty lai tạo và sản xuất con giống, công ty nuôi trồng thủy sản, công ty kho lạnh, công ty sản xuất trang thiết bị, công ty sản xuất bai bì. Ø Chiến lược tài chính : Từ nay đến năm 2020 công ty sẽ tiến hành tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ VNĐ, tỷ lệ chi trả cổ tức 25%-40%. Ø Chiến lược đầu tư và phát triển : + Xây dựng thêm các nhà máy chế biến ở nhiều tỉnh thành đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường và việc đa dạng hóa sản phẩm. + Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nhà xưởng theo hướng đầu tư chiều sâu, đồng bộ phù hợp với năng lực sản xuất. + Xây dựng hệ thống tin học hoá công tác quản lý nhân sự, tiền lương, tồn kho, bán hàng v.v…; bổ sung, hoàn chỉnh các qui trình thủ tục quản lý nội bộ. Ø Chiến lược sản phẩm: + Duy trì sản xuất đồng thời 3 nhóm sản phẩm (cá tra-ca basa, tôm, nghêu), đa dạng hoá mặt hàng bằng cách đưa thêm vào sản xuất: Cua, cá Ngừ, Mực,…, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu thụ nội địa, nâng cao tỷ trọng hàng GTGT để khai thác có hiệu quả lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ và các vùng nguyên liệu lân cận. + Nâng cao năng lực quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và khả năng truy xuất sản phẩm. Xây dựng hệ thống quản lý thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng như :HACCP, SQC, HALAL,GAP, BAP,BRC,GMP, SSOP, ISO 9001:2000. Ø Chiến lược thị trường : + Củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, phát triển thêm các thị trường mới như Bắc Mỹ, Đông Âu, Nam Mỹ, Trung Đông… + Tích cực phát triển thị trường nội địa để hạn chế rủi ro khi có thị trường nào biến động. Ø Chiến lược nguồn nhân lực: + Với nhu cầu phát triển của công ty ban lãnh đạo công ty cũng cần nắm vững nghiệp vụ chuyên môn, nhiều nhà quản trị được cử đi nước ngoài học nhằm nâng cao khả năng chuyên môn. + Thực hiện tốt công tác phát triển nguồn nhân lực như hệ thống tuyển mộ, sử dụng, phát huy người lao động với một chính sách tiền lương, chính sách động viên xứng đáng, kể cả chính sách thu hút người giỏi về làm việc tại Công ty. + Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kỹ sư trẻ, tổ chức những lớp huấn luyện cho nhân viên đồng thời thuê các chuyên gia kỹ thuật có trình độ để vận hành dây chuyền sản xuất. Ø Chiến lược nguồn nguyên liệu : + Đầu tư xây dựng các trại nuôi tôm, cá công nghiệp để tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho công ty; củng cố hệ thống đại lý cung cấp nguyên liệu nghêu, cá tra và tôm; nâng cao khả năng kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào. + Phát triển các đội tàu đánh bắt xa bờ. + Nhập khẩu nguyên liệu. Ø Chiến lược marketing: + Tham dự các hội chợ thủy sản quốc tế hàng năm: Vietfish – Việt Nam, Brussel – Bỉ, Boston – Mỹ, Conxema – Tây Ban Nha, Polfish – Ba Lan… + Tổ chức tiếp thị qua mạng Internet, tìm kiếm khách hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu của khách hàng và Thương vụ Việt Nam tại các nước. + Thực hiện nhiều hình thức tiếp thị ra nước ngoài như duy trì và phát triển website www.Agifish.com.vn, thực hiện các hình ảnh, CD quảng cáo, đăng quảng cáo trên một số tạp chí và website thương mại thủy sản quốc tế. + Tận dụng mọi điều kiện, phương tiện để giới thiệu thế mạnh, khả năng, mặt hàng của công ty như chào hàng chủ động, CD quảng cáo, catalo; chuyên nghiệp hóa các khâu báo giá chào hàng. + Tranh thủ thiết lập quan hệ trực tiếp với các khách hàng đã từng mua hàng của công ty thông qua các công ty môi giới thương mại, xây dựng quan hệ tốt với đội ngũ thu mua, tìm kiếm nguồn hàng của các công ty nhập khẩu thủy sản có văn phòng tại Tp.Hồ Chí Minh. Chiến lược cho từng sản phẩm cụ thể: ì Cá Tra, Cá BaSa : Vì sản phẩm cá Tra, cá Basa đang ở trong thời kỳ hoàng kim nên cần đa dạng các sản phẩm giá trị gia tăng từ cá, tìm ra những sản phẩm mới phù hợp với cách ăn của từng vùng, từng quốc gia để tăng doanh số bán. Đồng thời định ra mức giá phù hợp để đẩy mạnh sản phẩm ra thì trường, cắt giảm những khâu không cần thiết, các khâu nhập nguyên liệu và khâu phân phối cần có quy trình cụ thể và tinh gọn, tránh rờm rà tốn kém chi phí vận chuyển. Xây dựng quy chuẩn cho Cá Tra, cá Basa để dựa vào đó các trại cá sẽ dự vào đó để nuôi trồng cá đúng tiêu chuẩn, đúng yêu cầu, đảm bảo vệ sinh và phù hợp với các tiêu chuẩn về nguồn nước cũng như thức ăn mà tiêu chuẩn quốc tế đề ra. Sản lượng xuất khẩu hàng năm đạt trên 80.000 tấn/năm, chiếm 40% thị phần xuất khẩu cá tra, cá basa của cả nước. Phát triển trại giống cá basa có công xuất khoảng 20 triệu cá giống/năm. Tăng nguồn lực đầu tư mở rộng phân xưởng chế biến cá tra fillet với nâng công suất chế biến từ 8.000 tấn/năm hiện nay lên 13.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư 78,362 tỷ đồng, trong đó từ vốn tự có của công ty là 31,305 tỷ và vay ngắn hạn là 47,057 tỷ đồng. Đầu tư xây dựng vùng nuôi cá tra nguyên liệu với công nghệ kỹ thuật nuôi: áp dụng qui trình nuôi thâm canh cá tra thịt trắng, mật độ cao 40 con/m2, năng suất 400 tấn/ha/vụ, có sử dụng chế phẩm sinh học. Thực hiện dự án: 2 năm nuôi 3 vụ, tạo nguồn nguyên liệu ổn định 15.000 tấn cá tra/năm đạt tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu. Tổng vốn đầu tư của dự án 168,695 tỷ đồng, hoàn toàn từ vốn tự có của công ty, không vay ngân hàng. Phát triển các sản phẩm làm từ cá tra, cá basa như : phồng tôm, chà bông, xúc xích, cá kho tộ, cá hun khói…Tăng cường các sản phẩm chế biến sẵn và sản phẩm dùng liền để đánh vào thị trường nội địa, đặc biệt là các hệ thống siêu thị trên khắp cả nước Nhiều thử nghiệm trên động vật cho thấy, việc ăn nhiều cá hoặc dầu cá giúp ngăn ngừa loạn nhịp tim và đột tử. Khi ăn cá, hàm lượng DHA trong màng cơ tim tăng, giúp tránh tình trạng rung tâm thất do thiếu máu cục bộ, đồng thời đẩy mạnh việc cung cấp máu cho cơ tim.Vì vậy chúng ta nên đánh mạnh vào yếu tố này,bằng cách tăng cường quảng bá lợi ích của việc ăn cá và tài trợ cho các chuyên mục nội trợ trên kênh truyền hình và báo chí cách chế biến các sản phẩm từ cá Tra, cá Basa. Chú trọng phát triển thị trường nội địa, đảm bảo hệ thống phân phối và nguyên liệu đầu vào vững chắc để thuận tiện trong việc xuất hàng, đảm bảo rằng không xảy ra tình trạng "được mùa, rớt giá". Mở ra chuỗi cửa hàng chuyên về sản phẩm cá của chính công ty để thuận lợi cho khách hàng lựa chọn, họ có thể ăn ngay tại cửa hàng cũng có thể mang về nhà để chế biến. Mở rộng xâm nhập vào thị trường EU, với các nước đang có nhu cầu tăng dần như : Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Thủy Điển, CH Séc…và thị trường Trung Đông. Riêng thị trường Mỹ, nhanh chóng triển khai đự án “ Đầu tư và phát triển hệ thống phân phối tại Mỹ” trong quý 1/2010. ì Tôm : Ø Năm 2010 Đạt sản lượng xuất khẩu là 25.000 tấn Tôm, tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng năm 30%. Ø Tăng cường sản lượng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản do có lợi thế được giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng Tôm 0%. Mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và một số quốc gia EU. Ø Đầu tư nghiên cứu các loại Tôm giống, đảm bảo đến năm 2020 cung cấp khoảng 20 triệu tấn tôm giống cho hoạt động nuôi rồng của công ty. Ø Đầu tư hỗ trợ nguồn vốn cho các hộ dân nuôi Tôm để đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định, bằng cách thực hiện các mô hình Tôm – Lúa, hướng dẫn về kỹ thuật nuôi trồng, các biện pháp cải tạo ao nuôi trước khi thả giống, biện pháp phòng trị bệnh và quản lý môi trường ao nuôi, quản lý chất lượng thức ăn. Chiến lược marketing Ø Thị trường xuất khẩu: Tập trung vào các thị trường mục tiêu là Nhật Bản, Mỹ, Tây Ban Nha chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty. Tăng cường sản lượng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản do có lợi thế được giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng Tôm đến 0%. Mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và một số quốc gia EU vì đây là những thị trường tiềm năng có thể phát triển trong tương lai. Ø Thị trường nội địa : Do mức thu nhập tăng nên nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong đó có tôm cũng tăng theo,dẫn đên việc không còn phân biệt ranh giới giữa tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Trong đó khách hàng mục tiêu là tầng lớp người dân có thu nhập trên 3tr/tháng. Sản phẩm nội địa được phân phối chủ yêu ở các siêu và các cửa hàng bán lẽ trên toàn quốc. Chiến lược nghiên cứu và phát triển Ø Hiện nay, thời tiết khắc nghiệt cộng với dịch bệnh dẫn đến việc tôm chết tràn lan, làm cho các doanh nghiệp trong nước trong đó có công ty ta đang đối đầu với tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu đầu vào. Do đó, chúng tôi tập trung đầu tư vào nghiên cứu con giống mới, có khả năng chống chịu với dịch bệnh cao, tăng trưởng tốt để cung cấp cho các nhà cung ứng tôm nguyên liệu của công ty nhằm đảm bảo đầu vào ổn định. Ø Tập trung nghiên cứu nhân giống và phát triển tôm thẻ chân trắng đạt tiêu chuẩn. Ø Chủ động phát triển công nghiệp cơ điện lạnh phục vụ thiết bị cho chế biến thuỷ sản để đảm bảo chất lượng tôm trong suốt quá trình chế biến và bảo quản,đáp ứng nhu cầu về chất lượng ngày càng cao của các thị trường khó tính như EU, Nhật, Mỹ… Chiến lược quản trị nguyên liệu Ø Với điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hiện nay thì việc giải quyết vấn đề tôm nguyên liệu là môt vấn đề hết sức khó khăn đối với hầu hết các công ty trong nước. Để giải quyết tình trạng này, công ty chúng tôi chủ động liên kết với các hộ nuôi tôm trong nước, cung cấp tôm giống khỏe, sức đề kháng cao cho họ, trong quá trình nuôi chúng tôi sẽ thường xuyên cho nhân viên kiểm tra và phổ biến kỹ thuật cho người nuôi tôm. Làm như vậy chúng tôi có thể đảm bảo được cả về chất lượng và số lượng nguồn nguyên liệu đầu vào. Ø Trên thị  trường thế giới, mặt hàng truyền thống tôm sú không còn thống lĩnh thị trường tiêu thụ tôm đông lạnh nữa mà người tiêu dùng đang chuyển dần sang sử dụng tôm thẻ chân trắng chiếm 2/3 lượng tiêu thụ tôm toàn cầu. Nhưng hiện nay trên thị trường Việt Nam lượng tôm thẻ chân trắng bố mẹ và tôm giống vẫn chưa cung ứng đủ cho các hộ nuôi tôm và chưa đạt tiêu chuẩn. Do đó,chúng tôi đã tập trung vào nghiên cứu việc phát triển tôm thẻ chân trắng bố mẹ và tôm giống đạt tiêu chuẩn và đưa vào nuôi trồng với diện rộng nhằm cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cho công ty.Vì đây là sản phẩm hiện đang được ưa thích trên thị trường thế giới, có tiềm năng tiêu thụ rất lớn. Chiến lược vận hành sản xuất Ø Năm 2010 Đạt sản lượng xuất khẩu là 25.000 tấn Tôm, tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng năm 30%. Ø Kiểm soát được chi phí sản xuất, hạn chế tối đa tỉ lệ phế phẩm. Chiến lược tài chính Tăng vốn điều lệ, trong đó sử dụng 20% để đầu tư hỗ trợ cho người nuôi tôm. Trong đó: Ø Đầu tư 40% để nghiên cứu các loại Tôm giống, đảm bảo đến năm 2020 cung cấp khoảng 20 triệu tấn tôm giống cho hoạt động nuôi rồng của công ty. Ø Đầu tư 20% để nâng cấp trang thiết bị phục vụ quá trình sản xuất. Ø Đầu tư 40% để hỗ trợ nguồn vốn cho các hộ dân nuôi Tôm để đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định. Chiến lược nguồn nhân lực Ø Đào tạo những nhân viên giữ vị trí them chốt trong dây chuyền sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ø Đề ra những mục tiêu chất lượng tổng quát để mọi người hiểu rõ và tuân thủ. Ø Phân quyền rõ ràng để mọi người biết rõ trách nhiệm của mình. Đồng thời hệ thống lương thưởng phù hợp, cơ cấu lương theo chất lượng công việc làm. Ø Cử nhân viên sang các nước có công nghệ chế biến thực phẩm phát triển để học tập và áp dụng vào quy trình sản xuất của công ty. Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ để trở thành công ty dẫn đầu về công nghệ trong khu vực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế. ì Nghêu : Đây là một sản phẩm đầy tiềm năng phát triển trong thời gian tới ,để có thể thâm nhập thị trường sản phẩm mới này công ty đề ra các chiến lược Marketing: Tham gia vào các hội chợ thuỷ sản hàng năm trên thế giới nhằm quảng bá sản phẩm mới của công ty, thêm vào đó công ty sẽ khai thác các khách hàng đang có quan hệ đối tác với công ty. Đồng thời công ty sẽ đưa ra các chiến lược Marketing phù hợp. Trước hết nghêu là một sản phẩm khá mới trong các sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp cũng như của chính doanh nghiệp. Do vậy khách hàng mục tiêu của chúng tôi đó là các doanh nghiệp nhập khẩu Châu Âu và Nhật Bản, đây là hai thị trường mục tiêu chính của chúng tôi trong giai đoạn từ 2010-2011. Đây là những thị trường lớn và truyền thống cho các sản phẩm thuỷ sản của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng như của công ty. Đây là những thị trường mục tiêu hấp dẫn tuy nhiên đây là những thị trường khó tính chính vì vậy chúng tôi sẽ kiểm soát chất lượng sản phẩm nghêu của công ty một cách cẩn thận đảm bảo rằng các sản phẩm xuất khẩu phải đạt các tiêu chuẩn chất lượng của đối tác. Một khi đã chiếm lĩnh được thị trường xuất khẩu sản phẩm nghêu vào hai thị trường này . Khi đó chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm thị trường mới cụ thể đó là thị trường Mỹ , đây là một thị trường lớn đầy tiềm năng phát triển nhưng chứa đựng nhiều rủi ro như các khâu kiểm tra chất lượng của quốc gia này rất chặt chẽ, đồng thời đây là một thị trường mà nhiều doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước muốn chiếm lấy. Sau khi đã củng cố được thị trường tiêu thụ này, công ty sẽ tiếp tục tìm kiếm những thị trường mới như Canada, các quốc gia châu Á,….. Như vậy mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là trong giai đoạn từ 2010-2011 doanh nghiệp sẽ xuất khẩu qua thị trường Nhật Bản và Châu Âu với sản lượng 5000 tấn với doanh thu là 10 triệu USD. Cũng trong giai đoạn này dự tính doanh nghiệp sẽ chiếm lĩnh 40% thị phần xuất khẩu sản phẩm nghêu. Trong giai đoạn từ 2011-2013 dự tính sẽ xuất khẩu qua thị trường Mỹ là 6000 tấn nghêu với giá trị 13 triệu USD. Đồng thời trong giai đoạn này tiếp tục củng cố thị trường Châu Âu và Nhật Bản với 10000 tấn nghêu với giá trị xuất khẩu là 23 triệu USD. Đây là giai đoạn doang nghiệp dự tính sẽ chiếm được 75% thị phần xuất khẩu sản phẩm nghêu. Chiến lược nghiên cứu và phát triển : Nghêu là một sản phẩm mới nên công ty có kế hoạch xây dựng thêm một bộ phận nghiên cứu sản phẩm nghêu nhằm cung cấp cho công ty những con giống tốt nhất trong kế hoạch nuôi nghêu. Đồng thời đây là một sản phẩm mới cần có một công nghệ chế biến phù hợp, để làm được điều này trước hết công ty sẽ nâng cấp các trang thiết bị của mình, thêm vào đó công ty có kế hoạch mua dây chuyền sản xuất hiện đại của nước ngoài nhằm nâng cao sản lượng . Đặc biệt công ty tiến hành nghiên cứu công nghệ chế biến thuỷ sản của các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước đi trươc nhằm nâng cao công nghệ chế biến cũng như bảo quản sản phẩm. Chính vì nghêu là một sản phẩm mới của công ty nên công nghệ chế biến và bảo quản còn rất hạn chế . Trong giai đoạn từ năm 2010 -2013 công ty sẽ mua mới và nâng cấp dây chuyền chế biến, như vậy sản lượng chế biến nghêu tăng từ 4000 tấn/năm lên 20000 tấn/năm ,đáp ứng nhu cầu chế biến nghêu xuất khẩu. Đồng thời công ty cũng nâng cấp hệ thống bảo quản sản phẩm của công ty lên đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng. Chính những cải tiến về công nghệ như vậy dự tính hàng năm công ty sẽ tiết kiệm được khoảng 20 tỷ VNĐ. Chiến lược quản trị nguyên vật liệu và mua hàng : Để chế biến sản phẩm nghêu có chất lượng thì nguồn nguyên liệu đầu vào hết sức quan trọng .Hiểu được điều này ngoài mua các nguồn nguyên liệu bên ngoài đã được kiểm tra chất lượng chặt chẽ thì công ty còn nghiên cứu nuôi trồng nghêu nhằm chủ động được nguồn nguyên liệu cho công ty .Đồng thời như vậy công ty sẽ kiểm soát được chất lượng đầu vào cho sản phẩm nghêu chế biến.Để làm được điều này công ty có kế hoạch mở rộng diện tích nuôi trồng nghêu từ 50 ha lên 150 ha. Thêm vào đó công ty có kế hoạch hợp đồng với người dân nuôi trồng nghêu đảm bảo chất lượng rằng sẽ bao mua sản phẩm của họ cung cấp nguyên liệu chất lượng cho công ty ,đồng thời giúp giảm thiểu chi phí cho nuôi trồng cho công ty.Dự tính nguồn nguyên liệu này chiếm khoảng 30% nguồn nguyên liệu mà công ty cần.Chính điều này giúp cho công ty tiết kiệm hàng năm hàng tỉ đồng. Chiến lược vận hành/sản xuất: Công ty chú trọng đến quá trình sản xuất nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm nghêu chế biến ra đảm bảo được chất lượng .Công ty áp dụng quy trình quản lý chất lượng 6 sigma ,kiểm tra được chất lượng sản phẩm và kiểm soát chi phí cho công ty.Chính vì kiểm soát được quá trình sản xuất như vậy giúp công ty tiết giảm được chi phí,kiểm soát được lượng hàng tồn kho. Chiến lược tài chính : Với việc mở rộng công nghệ chế biến sản phẩm nghêu công ty dự định đầu tư vào dây chuyền sản xuất ,công nghệ khoảng 10 triệu USD . Thêm vào đó dự án mở rộng nghiên cứu và nuôi trồng thuỷ sản mà cụ thể là con nghêu công ty đã phải bỏ ra 8,7 triệu USD . Chiến lược nguồn nhân lực : Nghêu là một sản phẩm mới được công ty đưa vào khai thác nên công nghệ chế biến và các dây chuyền hiện đại mới chuẩn bị đưa vào vận hành .Chính vì điều này công ty đã tổ chức cho các cán bộ ,công nhân của mình các lớp học nâng cao trình độ đáp ứng được nhu cầu chế biến sản phẩm. Ngoài ra công ty còn có chính sách tuyển dụng người tài ,những kĩ sư có trình độ, những nhà sinh vật học và các chuyên gia về quản lý chất lượng phục vụ cho việc mở rộng sản xuất và phát triển sản phẩm. VI. Tiềm năng và cơ hội đầu tư cổ phiếu AGF: Ø Triển vọng tăng trưởng ngành thủy sản là rất cao. Và tiềm năng ngành gắn liền với sự phục hồi kinh tế. Ø Cổ phiếu thủy sản phù hợp với việc đầu tư dài hạn, tuy nhiên vẫn có những cơ hội lướt sóng khi có những thông tin tích cực hỗ trợ. Ø Hiện tại kết quả kinh doanh của công ty đang rất tốt và có tiềm năng phát triển trong giai đoạn sắp tới. Giá trị sổ sách của AGF đang ở mức khá cao 37.000 đ/ cp. Với P=32.000 đ/cp, P/B rất thấp. P/E =4. Trong thời gian qua cổ phiếu cổ mức tăng trưởng chậm hơn do với Vn-index. ØThông tin hỗ trợ tích cực cho cổ phiếu là nhờ việt phát hành cổ phiếu trong năm 2007 nên vốn thặng dư lớn, công ty dự kiến thưởng cổ phiếu, hoặc là trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ cao trong thời gian sắp tới. Tài Liệu Tham Khảo TS. Hoàng Lâm Tịnh : Đề cương môn học : Quản trị chiến lược. TP.HCM - 6/2009 Nguyễn Hữu Lam – Đình Hoàng Thái – Phạm Xuân Lan : Giáo trình quản trị chiến lược. NXB thống kê – năm 2007. Trang thông tin điện tử bộ công thương : Trang thông tin công ty thủy sản An Giang :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChiến Lược Phát Triển Công Ty Thủy Sản An Giang 2010-2020.doc