Đề tài Chiến tranh tiền tệ

Cuộc chiến tranh tiền tệ đã âm ỉ, nhen nhóm và được bắt đầu bằng cuộc chiến về tỉ giá giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc đã sử dụng chiêu bài đồng NDT được định giá thấp hơn nhiều để có thể hỗ trợ Trung Quốc trong xuất khẩu, cạnh tranh thương mại toàn cầu, một trong những yếu tố quan trọng giúp Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng thần kì hàng thập kỉ qua. Nhưng chiến lược quốc gia đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến các nước khác, đặc biệt là Mỹ, khi thâm hụt thương mại ngày càng trầm trọng, lực lượng lao động Mỹ ngày càng mất nhiều việc do hàng hóa Mỹ không thể cạnh tranh lại với Trung Quốc. Cuộc chiến tranh tiền tệ lần này như được thổi bùng lên mạnh mẽ khi thế giới dường như chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Châu Âu đang đau đầu với bài toán nợ công. Các nước mới nổi và phát triển năng động mà việc xuất khẩu là chiến lược nòng cốt giúp các nước này đi lên đang thi nhau hạ giá đồng tiền để có thể “sống” sau cuộc khủng hoảng. Như vậy, cuộc chiến lần này đã động chạm đến chiến lược phát triển của các quốc gia không chỉ là về mặt kinh tế đơn thuần mà còn là ảnh hưởng đến chính trị, bộ mặt của mỗi quốc gia. Vai trò của các định chế tài chính là không thể thiếu và vô cùng quan trọng. Các định chế tài chính nói riêng và các quốc gia nói chung cần ngồi lại với nhau nhiều hơn, lắng nghe ý kiến của nhau, không thể hành động một cách riêng lẻ, đơn phương trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Trên tờ Economist, các chuyên gia đang tranh luận về sự cần thiết của việc cần có một hệ thống tiền tệ khác. Theo quan điểm của nhóm, các định chế tài chính cần cân nhắc kĩ lưỡng quan điểm trên, đó có thể “ánh sáng cuối con đường” khi các cuộc tranh cãi và tranh chấp đã không thể giải quyết được vấn đề. Nếu không có một thỏa thuận và cùng nhau hảnh động với một cam kết trung thực nhanh chóng thì hậu quả thật khó lường với tương lai của thế giới.

doc25 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3110 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến tranh tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông Zoellick, hệ thống này có thể sẽ liên quan chủ yếu đến đô la Mỹ, euro, yên Nhật, bảng Anh và nhân dân tệ để tiến đến quốc tế hóa. Ông Zoellick còn cho biết trên tờ Financial Times (Anh) ngày 8-11 nên kết thúc việc lấy đô la Mỹ làm mỏ neo cho tiền tệ của các nước. Việc áp dụng chế độ bản vị vàng sẽ góp phần trang bị lại nền kinh tế thế giới trong thời điểm căng thẳng tỷ giá và chính sách tiền tệ của Mỹ. Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Khái quát: Cục dự trữ liên bang (tiếng Anh: Federal Reserve System – FED) là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. FED bắt đầu hoạt động năm 1915 theo "Đạo luật Dự trữ Liên bang" của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cuối năm 1913. FED bề ngoài là ngân hàng của chính phủ, bao gồm Hội đồng thống đốc đóng tại thủ đô Washington được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ, Ủy ban thị trường, 12 Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và các ngân hàng thành viên có sở hữu một phần ở các ngân hàng dự trữ liên bang khu vực. Chủ tịch Hội đồng thống đốc của FED hiện nay là Ben Bernanke. Cơ cấu tổ chức: - Hội đồng thống đốc (the Board of Governors of the Federal Reserve System). - Ủy ban thị trường ((Federal Open Market Committee - FOMC). - Các Ngân hàng của FED. - Các ngân hàng thành viên (có cổ phần tại các chi nhánh). Mỗi ngân hàng khu vực và ngân hàng thành viên của Cục dự trữ liên bang FED tuân thủ sự giám sát của Hội đồng thống đốc. Bảy thành viên của Hội đồng thống đốc được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ và phê chuẩn bởi Quốc hội. Các thành viên được lựa chọn cho nhiệm kỳ 14 năm (trừ khi bị phế truất bởi Tổng thống) và không phục vụ quá một nhiệm kỳ. Tuy nhiên, một thành viên nếu được chỉ định để phục vụ nốt phần chưa hoàn tất của thành viên khác có thể phục vụ tiếp một nhiệm kỳ 14 năm nữa, ví dụ cựu chủ tịch Hội đồng là Alan Greenspan đã phục vụ 19 năm từ 1987 đến 2006. Ủy ban thị trường gồm 7 thành viên của Hội đồng thống đốc và 5 đại diện từ các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực. Luôn có một đại diện của ngân hàng FED tại Quận 2, thành phố New York là thành viên trong Ủy ban này (hiện tại là Timonthy Geithner). Thành viên từ các ngân hàng khác được luân phiên theo thời gian 2 hoặc 3 năm. FED và chiến tranh tiền tệ Ngay khi cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu lắng xuống vào cuối nửa đầu 2010, đồng USD bắt đầu yếu đi nhanh chóng khi cục Dự trữ liên bang Mỹ kiên quyết lập trường nới lỏng tiền tệ, thậm chí áp dụng chính sách nới lỏng số lượng (QE) để kích thích kinh tế. Lúc này các nước trên thế giới thi nhau giảm giá đồng tiền nội tệ của mình bằng cách đẩy đồng USD ra khỏi hệ thống tài chính nhằm tăng xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại của mình. Đối với các nước thuộc khối PIIGS( Hy Lạp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland) thì việc đồng USD giảm giá càng làm cho khả năng vỡ nợ của các nước này giảm đi. Các nước trong khu vực mới nổi như Brazil, Hàn Quốc, Thái Lan và Philipine đều có những biện pháp ngăn chặn dòng tiền nóng này. Cùng với việc neo giá đồng CNY vào đồng USD đã được Trung Quốc sử dụng từ cuối năm 2008 nhằm giữ giá đồng CNY ở mức thấp, thuận lợi cho việc tạo ra thặng dư cán cân thương mại. Điều này tác động làm tăng thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ và làm cho căng thẳng đồng tiền giữa hai nước này tăng lên. Cùng lúc này, tình trạng thất nghiệp ở Mỹ cũng tăng cao cùng tình trạng lạm phát đã khiến FED đi đến quyết định tung ra gói định lượng 600 tỷ bằng USD để mua trái phiếu của bộ tài chính trong khoảng thời gian từ nay đến hết tháng 6/2011. Chủ tịch FED đang cố gắng vực dậy tăng trưởng kinh tế Mỹ khi lãi suất cơ bản gần 0% và 1,7 nghìn tỷ USD mua trái phiếu nhưng vẫn không thể giải quyết được vấn đề thất nghiệp và khiến các quan chức kinh tế vẫn “điên đầu” với khả năng giảm phát. Nếu tính cả trái phiếu được mua bằng tiền từ thế chấp, FED sẽ mua tổng số khoảng 850 đến 900 tỷ USD trái phiếu trong khoảng thời gian từ nay đến hết tháng 6/2011, như vậy tương đương khoảng 110 tỷ USD/tháng. 86% trái phiếu được mua sẽ tập trung chủ yếu vào thời hạn 2,5 đến 10 năm. Tuy nhiên, Chủ tịch FED đã đưa ra quyết định về gói kích thích mới bất chấp 5/18 nhà hoạch định chính sách cao cấp nhất tại FED phản đối hay thể hiện sự nghi ngờ về hiệu quả của chính sách này. Trong tình hình nợ công và khiếm hụt ngân sách của Mỹ và các nước châu Âu đang ở mức không thể chấp nhận được thì một quyết định bơm ồ ạt tiền này trước mắt sẽ gia tăng món nợ công khổng lồ hiện có (gần 100% GDP). Việc bơm 600 tỷ USD tất nhiên làm giảm giá đồng USD và khuyến khích xuất khẩu của Mỹ nhưng đồng thời lại gây ảnh hưởng đến đến các nước khác. Thực vậy, việc đồng USD mất giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị các công khố phiếu được một số nước mua với khối lượng lớn như: Trung Quốc (868 tỷ USD), Nhật Bản (836 tỷ), Anh (448 tỷ), các quốc gia xuất khẩu dầu (226 tỷ). Nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị khối dự trữ ngoại tệ 2600 tỷ USD của Trung Quốc. Sau khi FED công bố quyết định bơm tiền, đồng Euro đã tăng giá liên tục ảnh hưởng đến xuất khẩu của Âu châu sang Mỹ, nhất là đối với một số nước yếu về kinh tế như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland, Ý. Theo ông Liu Shijin, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho rằng quyết định làm suy yếu đồng USD của Mỹ sẽ dẫn đến rối loạn lớn trong hệ thống tiền tệ toàn cầu và cuộc chiến tiền tệ là khó tránh. Hậu quả đối với Trung Quốc là tăng trưởng kinh tế nước này trong từ 3 đến 5 năm tới sẽ chỉ còn khoảng 7% so với mức 10% hiện nay. Mức tăng trưởng dưới 8% của kinh tế Trung Quốc được đánh giá là không đủ để bảo đảm ổn định xã hội và tạo việc làm. Ngân hàng trung ương Trung Quốc PBOC Khái quát Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) là Ngân hàng Trung ương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền kiểm soát chính sách tiền tệ và quản lý các định chế tài chính của nước này. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có lượng tài sản tài chính nhiều hơn bất cứ định chế tài chính công cộng nào trong lịch sử thế giới. Cơ cấu tổ chức Bộ máy điều hành tối cao của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc gồm Thống đốc và một số Phó thống đốc. Vị trí Thống đốc được bổ nhiệm hay bãi nhiệm bởi Chủ tịch nước. Ứng viên vào vị trí Thống đốc được đề xuất bởi Thủ tướng và phê chuẩn bởi Quốc hội. Khi Quốc hội không tổ chức kỳ họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ phê chuẩn việc bổ nhiệm này. Các Phó thống đốc do Thủ tướng bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc áp dụng hệ thống trách nhiệm tập trung của Thống đốc, theo đó Thống đốc quản lý công việc chung của toàn ngân hàng, các Phó thống đốc trợ giúp Thống đốc hoàn thành trách nhiệm. Thống đốc đương nhiệm là ông Chu Tiểu Xuyên. PBOC và chiến tranh tiền tệ Nguyên nhân PBOC định giá thấp đồng NDT Từ trước đến nay Trung Quốc (TQ) luôn duy trì “cơ chế tỷ giá ngoại hối có kiểm soát” thực chất là kiềm chế tỷ giá đồng NDT dưới mức giá trị thực để thúc đẩy xuất khẩu. Tỷ giá thấp là một ‘vũ khí’ lợi hại bên cạnh những thuận lợi trong nước như là giá nhân công rẻ và sự hỗ trợ của nhà nước. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng cơ chế đó đem lại sự tăng trưởng thần kỳ cho kinh tế Trung Quốc trong mấy thập niên qua. Việc nâng giá NDT cũng có những mặt tích cực, trước hết là giảm căng thẳng xung quanh câu chuyện tỷ giá trong thời gian gần đây và nguy cơ chiến tranh thương mại và điều này gây bất lợi cho các bên. Hơn hết Chính phủ hiểu rõ tăng giá NDT làm giảm bớt sự phụ thuộc của nước này vào xuất khẩu dựa trên nhu cầu của thế giới, nền kinh tế sẽ ổn định hơn khi chuyển từ xuất khẩu sang thị trường nội địa, thu hút đầu tư tiêu dùng nâng cao cuộc sống nhân dân. Nhưng điều này là rất khó thực hiện không phải một sớm một chiều và có thể trả một cái giá nào đó mà ví dụ cụ thể là vấn đề việc làm. Ngoài việc ổn định kinh tế vĩ mô thì việc duy trì và tạo công ăn việc làm luôn là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ các nước. TQ lo ngại rằng việc đồng nội tệ tăng giá sẽ dẫn đến hàng triệu công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp xuất khẩu bị mất việc và nguy cơ tăng trưởng thấp, bất ổn xã hội. Việc nâng giá đồng NDT so với USD có thể đi theo vết xe đổ của Nhật Bản. Trong quá khứ Nhật Bản đã từng có thời kỳ phát triển thần kỳ, kinh tế phát triển siêu tốc và không có gì khó hiểu khi mà Nhật Bản nhanh chóng vươn lên đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. Nhưng từ cuối thập niên 1980, kinh tế trở nên bị đình trệ, phát triển ì ạch và kéo dài đến ngày hôm nay. Có nhiều nguyên nhân mà các nhà kinh tế, các nhà họach định chính sách đã đưa ra. Nhưng có một sự trùng hợp chắc chắn rằng có sự tác động của chính sách tỷ giá. Tỷ giá cuối thập niên 1980, dưới áp lực của Quốc hội Mỹ, Nhật đã nâng giá đồng JPY từ 240 JPY lên 160 JPY ăn 1 USD trong vòng hai năm. Và Trung Quốc rút ra được kinh nghiệm rất lớn từ vấn đề này. Chính vì thế, tạp chí Foreign Policy của Mỹ hôm 24-9 nhận định, Washington sẽ rất “ngây thơ” nếu kỳ vọng đồng NDT sẽ tăng giá nhanh và Trung Quốc sẽ rất “dối trá” nếu cam kết sẽ tăng giá đồng NDT. Những động thái của PBOC trên thị trường tiền tệ trong thời gian vừa qua Trước sức ép từ Washington và các nước khác thì ngày 22-6, Trung Quốc thông qua PBOC đã thực hiện bước đi đầu tiên trong cam kết linh hoạt giá đồng NDT cụ thể cho tỷ giá đồng CNY-USD được tăng giảm trong biên độ +/- 0,5% so với giá tham chiếu mà ngân hàng trung ương nước này ấn định mỗi ngày. Theo đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã xác lập tỷ giá hối đoái mới ở mức 1USD = 6,7980 NDT, tăng 0,43% so với mức 6,8275 NDT của ngày 21-6. Đây là mức cao nhất kể từ khi Bắc Kinh định giá lại đồng NDT vào tháng 7-2005. Theo giới quan sát, động thái trên của Trung Quốc là nhằm giảm bớt bầu không khí căng thẳng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và đang phát triển (G-20) tại Canada vào ngày 25-6 tức vài ngày sau đó, nơi sẽ có nhiều cáo buộc Trung Quốc cố tình định giá thấp đồng NDT để có lợi cho nền kinh tế Trung Quốc. Khi đồng NDT mạnh lên sẽ có những tác động nhất định đối với các nền kinh tế khác. Nhập khẩu hàng hóa vào Trung Quốc sẽ rẻ đi; các doanh nghiệp và chính phủ Trung Quốc sẽ có khả năng mua được nhiều hàng hóa nước ngoài hơn, làm tăng nhu cầu đối với hàng nhập khẩu. Đây sẽ là lợi thế cho các Hãng hàng không Trung Quốc như Air China, China Eastern Airlines vốn mượn ngoại tệ để mua máy bay hay nhập khẩu xăng dầu. Theo ước tính của Deutsche Bank, nếu đồng NDT tăng 1% so với đồng USD, lợi nhuận ròng của Air China sẽ tăng khoảng 10% trong năm 2010, trong khi con số này của China Eastern Airlines là 15%. Những người có chung niềm vui với các Hãng hàng không Trung Quốc là các hãng xe hơi nước ngoài như BMW, Volkswagen nhất là BMW bởi khi liên doanh BMW với Brillance của Trung Quốc nhập khẩu đến 50% phụ tùng, linh kiện từ Đức. Ngoài ra, các tập đoàn kinh doanh các mặt hàng xa xỉ, công nghệ, tiêu dùngcũng được lợi rất nhiều bởi đồng NDT tăng giá. Đối với bản thân Trung Quốc, đồng nội tệ lên giá sẽ là một công cụ hiệu quả giúp kiềm chế lạm phát trong nước, thay vì phải áp dụng các quy định ngặt nghèo đối với hệ thống ngân hàng như nước này phải làm trong thời gian qua. Cũng theo phân tích của một số chuyên gia kinh tế, việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố nới lỏng tỷ giá NDT về lâu dài sẽ làm tăng nhu cầu mua vàng của các nhà đầu tư. Cũng trong lần điều chỉnh tỷ giá lần này, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố sẽ thúc đẩy hơn nữa cải cách cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ, nhằm tăng tính linh hoạt về tỷ giá đồng tiền này. Tuyên bố này đã được cụ thể hóa trong những đợt tăng giá tiếp theo vào ngày 19-7 và gần đây đây nhất là đợt tăng giá vào ngày 29-9, tỉ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ so với đồng đô-la Mỹ đã tăng 0,17%, đạt mức kỉ lục mới với 6,6936 Nhân dân tệ đổi 1 đô-la Mỹ. Tiếp theo ngày 19-10, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nâng lãi suất cơ bản và lãi suất tiền gửi lần đầu tiên từ năm 2007 sau khi lạm phát lên mức cao nhất trong 22 tháng. Lãi suất tiền gửi thời hạn 1 năm được điều chỉnh lên mức 2,5% từ mức 2,25%. Lãi suất cơ bản được điều chỉnh từ mức 5,31% lên mức 5,56%. Nguyên nhân đầu tiên đó là việc trước tình hình tỷ lệ lạm phát tháng 8/2010 của Trung Quốc lên mức 3,5%, sự gia tăng gần đây của lạm phát đã khiến lãi suất của Trung Quốc thực âm. “Về cơ bản, lãi suất của Trung Quốc là quá thấp đối với một nền kinh tế tăng trưởng 10% mỗi năm. Để tránh sự bóp méo lớn hơn, Trung Quốc cần bắt đầu đưa lãi suất lên những mức hợp lý hơn” - nhà kinh tế Rob Subbaraman thuộc ngân hàng Nomura ở Hồng Kông nhận xét. Hơn nữa rủi ro kinh tế tăng trưởng quá nóng khiến chính phủ Trung Quốc buộc phải tính đến biện pháp hạn chế tín dụng và đầu cơ bất động sản. Việc bất ngờ tăng lãi suất cơ bản là phù hợp với tình hình kinh tế trong nước. Tuy nhiên, lãi suất NDT tăng có thể khiến dòng vốn vào Trung Quốc mạnh mẽ hơn gây áp lực tăng giá NDT và điều này là không có lợi cho xuất khẩu. Theo ông Zhang Yuheng - nhà phân tích thuộc công ty chứng khoán Capital Securites tại Thượng Hải cho rằng: “Lần tăng lãi suất này của PBOC giống như một gáo nước lạnh dội vào thị trường. Mức tăng lãi suất không phải là lớn, nhưng ảnh hưởng tâm lý đối với thị trường là rất lớn, vì thị trường sẽ kỳ vọng những đợt tăng lãi suất mới”. Điều này khiến cho việc kiểm soát dòng vốn trở nên khó khăn. “Việc Trung Quốc tăng lãi suất chắc chắn dẫn tới những đồn đoán cho rằng, giữa Trung Quốc và Mỹ đang tồn tại một ‘thỏa thuận ngầm’, trong đó Mỹ sẽ có tiếp cận từ tốn hơn với chính sách nới lỏng định lượng” - ông Simon Derrick, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu ngoại hối thuộc ngân hàng Bank of New York Mellon, nhận xét. Nghĩa là chính sách lần này sẽ có lợi cho đôi bên cả Trung Quốc lẫn Mỹ vì nếu chính sách nới lỏng định lượng được Mỹ thực hiện một cách cứng nhắc thì nguy cơ lạm phát vẫn là một điều mà các nhà chức trách nước này lo ngại. Ngày 19/11, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bất ngờ công bố sẽ yêu cầu các ngân hàng thương mại nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cụ thể mức dự trữ này tăng lên 50 điểm (0.5%) và có hiệu lực vào ngày 29-10-2010 có nghĩa là các ngân hàng thương mại phải chuyển thêm 0,5% vốn huy động vào tài khoản lợi suất thấp tại NHTW. Mục tiêu của đợt điều chỉnh này một mặt nhằm hạn chế lạm phát trong lúc chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,4% trong 12 tháng tính đến tháng 10/2010, tăng trưởng nguồn cung tiền trong 2 năm gần nhất đạt 54%. Dự kiến, với việc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc này, thanh khoản sẽ giảm khoảng 300 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 44,8 tỷ USD). Mặt khác, động thái này là để hạ giá đồng nhân dân tệ nhằm hạn chế ảnh hưởng từ chương trình 600 tỷ USD của FED công bố vào ngày 5-11 . Phần dự trữ này sẽ là khoản tiền để NHTW TQ mua thêm USD, Euro và một số loại tiền tệ khác và giảm đáng kể áp lực từ chính sách mua trái phiếu Bộ tài chính của FED. Chính phủ Bắc Kinh, cho đến nay vốn luôn phản đối áp lực từ phía Mỹ về việc nâng giá đồng nhân dân tệ, phản pháo rằng chính sách tiền tệ dễ dãi của FED khiến đồng USD hạ giá mạnh. Tuy nhiên khi công bố chính sách này Trung Quốc không hề đề cập tới FED, đây là một nước cờ rất khôn ngoan giảm bớt căng thăng khi hai bên liên tục chỉ trích nhau trong thời gian vừa qua. Lượng đô la Mỹ dự định mua vào không quá lớn và mục tiêu đưa ra là hợp lý để ổn định kinh tế vĩ mô trong nước. Tuy nhiên, thời gian từ nay cho đến 6-2011 ( 600 tỷ đôla bơm vào thị trường ), chúng ta sẽ trông chờ vào những động thái tiếp theo của Trung Quốc. Thực chất Trung Quốc sẽ không chịu nhượng phần bánh ngon trong cán cân vãng lai của mình bởi vì nền kinh tến Trung Quốc đang tăng trưởng và phát triển trên đà rất tốt. Khi xuất khẩu giảm sút thì hoàn cảnh sẽ rất tồi tệ khi mà hàng triệu người dân trong các nhà máy xí nghiệp mất việc. Nhận xét Sự ổn định của đồng Nhân dân tệ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của khủng hoảng tài chính, góp phần đáng kể vào sự hồi phục kinh tế châu Á và thế giới, cũng như thể hiện nỗ lực của Trung Quốc trong việc tái cân bằng toàn cầu. Reuters bình luận, nếu ai đó còn nghi ngờ về vai trò đầu tàu phục hồi kinh tế thế giới của Trung Quốc, thì mối nghi ngờ này đã bị phá tan khi chứng kiến ảnh hưởng đối với thị trường toàn cầu từ việc nước này tăng lãi suất ngày 19/10. Giá vàng và dầu thô đồng loạt sụt giảm mạnh trong phiên sau đó, các thị trường chứng khoán cũng lao dốc, trong khi tỷ giá USD tăng vọt. BOJ: Khái quát Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) được thành lập theo Đạo luật Ngân hàng Nhật Bản (ban hành trong 6/1882) và bắt đầu hoạt động vào ngày 10-10-1882 như ngân hàng Trung ương của quốc gia. Ngân hàng được tổ chức lại vào ngày 01 Tháng Năm 1942 để phù hợp với Luật Ngân hàng Nhật Bản, ban hành vào tháng Hai năm 1942. Đạo luật năm 1942 đã được sửa đổi hoàn toàn vào tháng Sáu năm 1997 theo hai nguyên tắc "độc lập" và "minh bạch". Các hành động chỉnh sửa (Đạo luật) có hiệu lực vào ngày 1/4/1998. Tác động Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Sadakazu Tanigaki đã tuyên bố rằng ông sẽ thực hiện các biện pháp kiên quyết để tránh những tác động xấu của việc đồng yên tăng giá lên nền kinh tế. Đồng yên hiện nay vẫn đang tiếp tục tăng giá cho dù BOJ đã nỗ lực để giảm giá đồng nội tệ. Trong tháng 9, BOJ đã phải bán ra một số lượng đồng yên tương đương với 40 tỷ USD nhằm giảm giá đồng nội tệ. Nền kinh tế Nhật Bản là nền kinh tế định hướng xuất khẩu nên bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự tăng giá của đồng yên. Các nhà kinh tế cho rằng giảm giá đồng yên là cách tốt nhất kéo nền kinh tế khỏi cuộc suy thoái. Chính phủ Nhật Bản đã hy vọng có thể giữ được đồng yên ở mức 130 yên ăn 1 USD nhưng thực tế việc các công ty bắt đầu phục hồi lại làm cho thị trường chứng khoán sôi động trở lại và các nhà đầu tư quay trở lại Nhật. Những yếu tố này lại làm cho đồng yên tăng giá. Ông Tanigaki, Bộ trưởng Tài chính vừa được Thủ tướng Koizumi bổ nhiệm vào tháng trước vẫn chưa tiết lộ quan điểm của mình về hiện tượng đồng yên lên giá nhưng ông cũng đã nói rằng ông sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách can thiệp của nhà nước giống như người tiền nhiệm của ông từng làm. Tuy nhiên quyết định này đi ngược lại với tuyên bố tháng trước của nhóm G7 là để thị trường tự do điều chỉnh. Các động thái can thiệp thị trường của Nhật trong thời gian qua: Giới chuyên gia lo ngại hành động can thiệp này có thể gây ra “hiệu ứng domino” về tỷ giá hối đoái trên toàn thế giới. Trong ngày 15/9, sau khi Bộ Tài chính Nhật Bản công bố chính sách can thiệp thị trường ngoại hối, Ngân hàng Trung ương Colombia đã tung tiền ra mua 20 triệu USD nhằm giảm bớt đà tăng giá của đồng peso, còn Bộ trưởng Tài chính Brazil Guido Mantega “đang theo dõi các diễn biến” và sẽ không khoanh tay đứng nhìn nếu các nước khác cũng can thiệp nhằm giảm giá đồng nội tệ. Tại Thái Lan, giới chủ doanh nghiệp đang kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tìm cách kiềm giá đồng baht để tránh tác động tới lĩnh vực công nghiệp. Giới chuyên gia lo ngại có thể xảy ra “hiệu ứng domino” khi Thái Lan và các nước châu Á khác “noi gương” Nhật Bản. Sự can thiệp của Tokyo vào thị trường ngoại hối không có gì là bất ngờ. Đồng yên đã lên giá cao kỷ lục trong vòng 15 năm qua, đe dọa sự phục hồi của đất nước Mặt trời mọc. Hơn nữa, giới chức Nhật Bản cũng đã nói tới khả năng can thiệp này từ vài tuần trước. Thời điểm Tokyo tiến hành can thiệp tiền tệ – ngay trước thềm cuộc họp giữa Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington vào đầu tháng 10 và Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Hàn Quốc đầu tháng 11 – càng khiến cho làn sóng phẫn nộ gia tăng. Trước đây, khi thỏa thuận can thiệp tỷ giá, nhóm G7 đã quyết định  trên cơ sở đồng thuận và phản đối các hành động đơn phương (như hành động vừa qua của Nhật Bản) vì lo ngại việc này có thể dẫn tới một cuộc chạy đua phá giá các đồng nội tệ. Tuy nhiên, theo ông Desmond Lachman - thành viên Viện Doanh nghiệp Mỹ tại Washington, giới chức Nhật Bản có lý khi lo ngại về mức giá quá cao của đồng yên vốn nổi tiếng là “thiên đường an toàn”. Theo ông, đồng yên tăng giá một phần do các nhà đầu tư toàn cầu hùn vốn vào ngoại tệ này khi lãi suất ở Mỹ quá thấp và trước nguy cơ Mỹ và châu Âu có thể nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ, một khi đà phục hồi kinh tế bị chững lại Mới đây, Thượng viện Nhật Bản đã thông qua một gói kích thích kinh tế trị giá 62 tỷ USD với nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp của quốc gia này và cải thiện tình trạng xuất khẩu yếu kém. Khoảng 3100 tỷ yên sẽ được cấp cho các nền KT khu vực và doanh nghiệp nhỏ. Gói cứu trợ cũng dành 1 phần tiền để chi cho việc tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu kim loại hiếm sử dụng trong sản xuất ôtô và máy tính sau khi Nhật tuyên bố Trung Quốc đã ngừng chuyển hàng vì tranh cãi lãnh thổ. Gói kích cầu này ước tính sẽ giúp nền tổng sản lượng KT Nhật tăng thêm 0,6% và tạo thêm 450.000-500.000 việc làm theo tuyên bố của Bộ tài chính. Bộ trưởng tài chính Mỹ Timothy F.Geithner cũng nhận định rằng Nhật không hề gây căng thẳng tiền tệ thế giới khi tiến hành can thiệp nhằm ghìm giá đồng yên. Nhật hiện đang vật lộn với tình trạng đồng Yên giá trị cao, nguyên nhân khiến xuất khẩu đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng nước ngoài. Những số liệu đưa ra gần đây cho thấy tăng trưởng xuất khẩu sụt giảm trong 8 tháng liên tiếp. Theo các nhà phân tích, xuất khẩu yếu kém hơn có thể khiến nhu cầu tiêu dùng tiếp tục giảm. “Tăng trưởng xuất khẩu yếu kém có thể ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận doanh nghiệp, kéo theo giảm bớt thu nhập hộ gia đình và giảm nhu cầu tiêu dùng” - ông Matsumoto cho biết. Do đó, BOJ sẽ tiếp tục can thiệp để làm yếu đồng yên. Cụ thể: BOJ không rút tiền ra khỏi hệ thống ngân hàng trong nước. Theo đó, lượng tiền gửi của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng này lên mức cao nhất trong tháng 9/2010 sau lần đầu can thiệp vào thị trường ngoại hối của BOJ từ năm 2004. Ngân hàng Trung ương Nhật công bố lượng tiền gửi tăng thêm 2 nghìn tỷ yên tương đương 23,4 tỷ USD lên mức 17,1 nghìn tỷ yên. Ông Junko Nishioka, chuyên gia kinh tế trưởng tại công ty chứng khoán thuộc Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS), tính toán rằng chính phủ Nhật vào ngày 15/09/2010 nhiều khả năng đã bán ra tới 1,8 nghìn tỷ yên để làm yếu đồng yên sau khi đồng tiền này lên mức cao nhất trong 15 năm so với đồng USD. Ông cũng dự báo khả năng BOJ tiếp tục can thiệp để làm yếu đồng yên rất lớn. BOJ đã bán ra đồng yên sau khi đồng tiền này lên mức 82,88 yên/USD, mức cao nhất từ tháng 5/1995. Lo lắng về khả năng tăng giá, BOJ tiếp tục can thiệp đã giúp đồng yên rơi xuống mức 85,93 yên/USD. Thành viên thuộc ban đứng đầu BOJ cho biết ngân hàng này có thể sẽ sử dụng biện tháp can thiệp để cung cấp thêm thanh khoản. Bên cạnh đó, đứng trước mối lo lắng về những tác động của một đồng Yên mạnh tới nền kinh tế, BOJ đã quyết định cắt giảm lãi suất xuống gần 0% so với mức 0,1% trước đó và cam kết duy trì chính sách “nới lỏng tiền tệ toàn diện” cho tới khi giá cả bình ổn. Đây là lần đầu tiên BOJ hạ lãi suất cơ bản đồng Yên về 0% kể từ tháng 7/2006. Ngoài việc cắt giảm lãi suất , BOJ cho biết sẽ thành lập một quỹ trị giá 35.000 tỷ Yên (419 tỷ USD) để mua lại các tài sản khác nhau, bao gồm trái phiếu chính phủ Nhật Bản, nợ của các công ty, các quỹ giao dịch ngoại hối và bất động sản đầu tư ủy thác của Nhật Bản. Khoản tiền này cũng sẽ được sử dụng để thực hiện hoạt động cung cấp vốn với lãi suất cố định. Tuy nhiên, thời hạn và chi tiết của quỹ này vẫn chưa được xác định. Chương trình này tương đồng với chính sách “nới lỏng định lượng” được áp dụng tại Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu. Có ít cơ hội cho một sự giảm lãi suất hơn nữa trong ngắn hạn, vì vậy BOJ thông báo “sẽ khuyến khích hạ lãi suất trong dài hạn cũng như các loại phí bảo hiểm rủi ro nhằm củng cố chính sách tiền tệ”. Đây là một “nỗ lực phi thường” của BOJ để thúc đẩy hạ thấp các phí bảo hiểm rủi ro. BOJ cũng cho rằng trong khi nền kinh tế Nhật Bản đang cho thấy những dấu hiệu của một sự hồi phục, tốc độ phục hồi đang yếu dần, “một phần do sự chậm lại của các nền kinh tế nước ngoài và tác động của đồng Yên tới tâm lý kinh doanh”. Tỷ lệ tăng trưởng chắc chắn sẽ chậm hơn dự báo triển vọng vào tháng 7. Động thái của BOJ được coi là “quyết liệt hơn kỳ vọng, nhưng không có sức tác động lớn tới thị trường”, các nhà phân tích của Action Economics cho biết. Sau thông báo, đồng USD tăng lên mức 83,9 Yên/USD trong khi trái phiếu 10 năm của chính phủ Nhật Bản tăng nhẹ. Dự báo đồng Yên sẽ hạ nhiệt, nhưng chỉ trong ngắn hạn do có những thông tin về việc FED sẽ thực hiện nới lỏng chính sách trong thời gian tới đây. Liên minh Châu Âu EU Khái quát Liên minh châu Âu (EU) là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên chủ yếu thuộc châu Âu. EU được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Với hơn 500 triệu dân, EU chiếm 30% (18,4 tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP danh nghĩa và khoảng 22% (15,2 tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP sức mua tương đương của thế giới. EU đã phát triển một thị trường chung bằng một hệ thống luật tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của người dân, hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. 16 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung, đồng Euro, tạo nên khu vực đồng Euro. EU đã phát triển một vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G8, G-20 và Liên hiệp quốc. Cơ chế hoạt động Là một tổ chức quốc tế, EU hoạt động thông qua một hệ thống siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp. Trong những lĩnh vực nào đó, quyết định được đưa ra thông qua thỏa thuận giữa các nước thành viên; trong khi ở những lĩnh vực khác, những cơ quan siêu quốc gia độc lập chịu trách nhiệm thực hiện mà không cần có một sự nhất trí giữa các nước thành viên. Những cơ quan quan trọng của EU bao gồm Ủy ban châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu, Tòa án Tư pháp châu Âu, Nghị viện châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB): là một trong những ngân hàng quan trọng nhất trên thế giới, chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ của các quốc gia trong khu vực đồng Euro. Tổ chức của ngân hàng Trung ương châu Âu ECB theo mô hình của Ngân hàng Trung ương Đức. EU và chiến tranh tiền tệ Khủng hoảng nợ ở Châu Âu Nợ công là sự mất cân đối giữa thu và chi ngân sách quốc gia: nguồn thu ngân sách không đáp ứng được nhu cầu chi phát sinh quá nhiều; do đó chính phủ thông qua nhiều hình thức như phát hành công trái, trái phiếu, hiệp định tín dụng, nhằm huy động tiền vay để trang trải cho các khoản chi khổng lồ, từ đó dẫn đến tình trạng nợ. Thâm hụt ngân sách kéo dài làm cho nợ công gia tăng. Nợ không trả sớm thì "lãi mẹ đẻ lãi con" và ngày càng chồng chất thêm. Mặc dù cả thế giới đang đối mặt với nợ nần nhưng có lẽ không nơi nào rơi vào khủng hoảng nợ nghiêm trọng như ở Châu Âu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ. Ở mỗi nước và tùy từng thời kỳ lại có những nguyên nhân khác nhau, song tình trạng nợ công hiện nay ở nhiều nước đều có chung một số nguyên nhân cơ bản. a. Nguyên nhân: Việc gia tăng mạnh chi tiêu từ ngân sách nhà nước như lương và chi phí hoạt động của bộ máy nhà nước ở các cấp có xu hướng ngày càng phình to, các chương trình kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng không ngừng tăng , đặc biệt, hậu quả to lớn của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu vừa qua đã buộc nhiều nước phải chi rất nhiều để khắc phục. Sự kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ của Nhà nước kém, không chặt chẽ, thậm chí bị buông lỏng, cộng thêm với tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư và chi tiêu, cùng với tệ tham nhũng phát triển ở nhiều nước, cũng trở thành nguyên nhân không kém phần quan trọng. b. Diễn biến: Thế giới bắt đầu chấn động với khủng hoảng nợ ở Châu Âu khi chính phủ của Hy Lạp công bố mức thâm hụt ngân sách 12,7% GDP, gấp đôi so với ước tính thâm hụt ngân sách 2009 và gấp 4 lần mức cho phép của khối Eurozone vào ngày 5/11/2009. Tổng số nợ công của Hy Lạp lên đến 300 tỷ Euro chiếm 124% GDP năm 2009. Mức độ tín nhiệm tài chính của nước này đã bị tụt xuống hạng BBB-, điều này đồng nghĩa với khả năng đi vay tiền từ bên ngoài trở nên khó khăn. Trong khi đó, đến cuối năm 2010, Hy Lạp cần có tiền để trả nợ và nếu không trả được, Hy Lạp sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới bị vỡ nợ. Theo quy định, tỷ lệ nợ công tối đa đối với một quốc gia thành viên của khối sử dụng đồng euro là 60% GDP trong khi thâm hụt ngân sách hàng năm không được vượt quá 3%. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có 2 trong số 16 quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung đáp ứng đầy đủ những tiêu chí này là Phần Lan và Luxembourg. Một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Iceland, Ireland cũng đang lâm tình cảnh nợ lần bi đát. Các nước này đều có tỷ lệ nợ gần ngang, thậm chí còn lớn hơn GDP và thâm hụt ngân sách vượt xa mức quy định -3% của EU, trong khi triển vọng tăng trưởng kinh tế là rất ảm đạm. Trường hợp Tây Ban Nha rất đáng lo ngại và đã được nhiều chuyên gia cảnh báo là "con bài domino” lớn kế tiếp Hy Lạp bởi ngân sách bị thâm hụt ngang mức 11,4% GDP, tổng nợ công và tư tương đương 300% GDP - những con số này trầm trọng hơn của Hy Lạp rất nhiều. Trong khi đó, thất nghiệp của Tây Ban Nha cũng rất cao, tới 20% (4,5 triệu người) và nhất là hệ thống ngân hàng thì quá mong manh Italy bị xem là một “chúa chổm” nữa ở châu Âu, với khoản nợ trên 2.000 tỷ USD. Tuy nhiên, nước này được đánh giá cao hơn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vì nền kinh tế được dự báo tăng trưởng 0,9% trong năm nay và 1% trong năm tới. Ngoài ra, thâm hụt ngân sách của Italy cũng không quá cao, và được dự báo vào khoảng 5,4% trong năm nay. Chính sự vượt rào “tập thể” này là một nguyên nhân quan trọng khiến châu Âu rơi vào cuộc khủng hoảng nợ hiện nay. Nợ công châu Âu và vấn đề tỷ giá Khi khu vực đồng euro lâm vào khó khăn do sự lây lan của “virus” nợ Hy Lạp, euro ngày càng mất giá và ghi vào lịch sử mức giảm tệ hại nhất trong bốn năm vào ngày 17/5 vừa qua (1euro quy đổi 1,2144 USD). Lý giải cho sự trượt dốc không phanh này, một số nhà phân tích tài chính cho rằng, nhà đầu tư vẫn hoài nghi về mức độ thành công của giải pháp ngăn ngừa cuộc khủng hoảng nợ lan rộng ra khu vực đồng tiền chung này. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân sâu xa chính là sự chênh lệch trình độ phát triển của các nước trong khối EU. Hiện Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland, Italy bắt đầu rớt lại phía sau. Tuy nhiên, nếu Đức và Pháp không dừng lại cõng những "chúa chổm" bị rớt lại này thì đồng euro sẽ sụp đổ. Còn nếu dừng lại thì khu vực các nước sử dụng đồng euro sẽ bị trì trệ bởi chính những quốc gia này. Tuy nhiên đồng Euro giảm giá dường như là ánh sáng hy vọng cho liên minh EU. Khi bong bóng nợ của nền kinh tế ngày càng căng phồng thì một dấu hiệu gần đây nhất cho thấy Mỹ đang bắt tay với châu Âu, dùng chính sách phi lãi suất để ngăn chặn lạm phát. Tại châu Âu, vấn đề nợ của Hy Lạp cũng như của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đang trở thành một vấn đề nóng bỏng không phải vì cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng, mà còn là do Mỹ, Âu muốn nhân việc này để đạt được mục đích “áp chế đồng EUR, lôi kéo đồng USD” một cách “có kiểm soát” bởi giá hàng hóa quốc tế thường dùng đồng USD để trao đổi thanh toán, đồng USD tăng giá có thể khống chế giá hàng hóa tăng một cách hiệu quả, còn đồng EUR mất giá lại có thể nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu của các quốc gia khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone. Hay nói cách khác, Đức, Pháp, ECB và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF có những hành động hy vọng đồng EUR mất giá, đồng USD tăng giá, nhưng lại không mong muốn thị trường biểu hiện thái quá bởi không muốn các nhà đầu tư mất đi lòng tin vào Châu Âu cũng như đồng tiền chung Euro. Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Evolution Securities tại London vừa qua đã lên tiếng cảnh báo, hệ thống ngân hàng châu Âu có thể rơi vào tình trạng phá sản nếu đồng EUR bị phá giá so với 16 đồng tiền khác. Ông Arturo de Frías, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu ngân hàng tại Evolution cho rằng: “Nếu đồng EUR suy yếu mạnh, chúng ta sẽ thấy các đồng tiền như lira, peseta, escudo, drachma quay trở lại”. Theo ông, đồng EUR bị phá giá đồng nghĩa với việc toàn bộ hệ thống ngân hàng châu Âu sẽ bị phá sản. Trong bối cảnh u ám về tương lai đồng Euro dù EU liên tiếp có những động thái nhằm thúc đẩy đồng tiền này thì đầu tháng 12/2010, đồng euro có dấu hiệu hồi phục sau những chuỗi ngày giảm giá trầm trọng. Cụ thể: đồng euro tăng lên mức 1.3116 USD ngày 2/12/2010 mang theo hy vọng khủng hoảng nợ tại Châu Âu sẽ tìm thấy lối thoát. Trước tín hiệu khả quan này, một quan chức kinh tế Mỹ phát biểu với Reuters cho biết chính phủ Mỹ đã sẵn sàng hỗ trợ châu Âu mở rộng Kênh bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) thông qua cam kết yêu cầu IMF bơm thêm tiền. Thị trường kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ có những bước tiến mới trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực. Động thái của ECB và liên minh Châu Âu ECB duy trì lãi suất 1%/ tháng thứ 20 liên tiếp. Mới đây, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định duy trì lãi suất thấp kỷ lục 1%. Lãi suất này có thể sẽ duy trì đến hết quý 4/2010. - ECB không giới hạn thanh khoản, mua thêm trái phiếu Ngày 2-12, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tiếp tục cung cấp các nguồn thanh khoản không giới hạn dưới hình thức các khoản vay. - Kết thúc cuộc họp ngày 16/11, tại Brussels, Bỉ, các bộ trưởng tài chính của Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí kế hoạch thành lập ba cơ quan mới vào tháng 1/2011 để giám sát các ngân hàng, các hãng bảo hiểm và các thị trường nhằm điều chỉnh những sai lầm gây ra cuộc khủng hoảng tài chính. - EU sẽ thành lập một cơ quan mới trực thuộc ECB để đánh giá những rủi ro mang tính hệ thống đối với châu Âu nhằm phát hiện những nguy cơ nghiêm trọng hơn từ việc chuyển sang giai đoạn bất ổn tiếp theo với tình trạng bong bóng trên thị trường bất động sản. - Châu Âu cuối cùng cũng đã chính thức thống nhất về cơ chế mới ngăn khủng hoảng. Cơ chế mới sẽ chính thức được áp dụng từ năm 2013. Chính phủ Đức và Pháp đã đạt thỏa thuận về cơ chế ngăn khủng hoảng tương lai trong khu vực đồng tiền chung châu Âu. Chương trình này sẽ chính thức được áp dụng vào năm 2013. Chi tiết chính của thỏa thuận mới sẽ sớm được công bố sau khi EU và IMF thông qua gói giải cứu tài chính dành cho Ireland và gia hạn thời gian trả nợ cho Hy Lạp. Các Bộ trưởng Tài chính châu Âu phát đi tín hiệu cho thấy họ sẽ bàn đến nhiều biện pháp quy mô lớn hơn để bình ổn khu vực đồng tiền chung châu Âu, thay cho cơ chế tạm thời được đưa ra vào tháng 5/2010. Kênh bình ổn tài chính châu Âu, được đưa ra vào tháng 5/2010 để hỗ trợ cho các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu để giải quyết khủng hoảng nợ sau khi Hy Lạp rơi vào khủng hoảng, cần được thay thế bởi cơ chế bền vững thực hiện từ năm 2013. Cơ chế bền vững cần tính đến sự tham gia của các cổ đông tư nhân bao gồm ngân hàng, quỹ hưu trí và nhiều loại hình quỹ đầu tư khác, nhóm cổ đông cũng sẽ phải chịu phần nào thiệt hại nếu một nước vỡ nợ hay tiến hành tái cơ cấu các khoản nợ. Đánh giá về những giải pháp của ECB cũng như của các nước châu Âu Từ nhiều tháng nay, các chính phủ thành viên Eurozone đã và đang cố gắng cứu vãn đồng tiền chung, nhưng hiểm họa vẫn còn rình rập. Không những thế, các cuộc họp xử lý khủng hoảng liên tiếp diễn ra và hàng tỷ euro của quĩ khẩn cấp lại được tung ra để chữa cháy. Có thể nói rằng, người ta chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm” của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu. ECB đã phá vỡ những điều cấm kị, khi tung cả núi tiền mua trái phiếu của các nền kinh tế thành viên ốm yếu nhằm bình ổn giá. Thế nhưng, tẩt cả các biện pháp chỉ là những giải pháp tạm thời và chỉ kéo dài đến khi một cuộc khủng hoảng nữa nổ ra. Trước đây là cuộc khủng hoảng Hy Lạp, bây giờ là khủng hoảng Ireland và sắp tới có thể là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha... Mỗi tin xấu mới sẽ khiến cho người ta càng tin rằng những vấn đề của châu Âu không thể được giải quyết bằng các biện pháp thông thường và càng không phải bằng cách mua nợ. Ngày càng có nhiều lo ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ công này có thể làm biến dạng nhiều nước thành viên và thậm chí có thể dẫn đến sự sụp đổ của Eurozone. Một số quốc gia Nam Mỹ * Brazil “Chúng ta đang ở giữa một cuộc chiến tranh tiền tệ quốc tế, ai cũng muốn phá giá đồng tiền. Chúng tôi bị đe dọa vì hàng hóa mất sức cạnh tranh.” – ông Guido Mantega, Bộ trưởng Bộ tài chính Brazil đã nói như vậy khi đôla Mỹ đã mất giá 25% so với đồng real của Brazil vào tháng 09/2010. Nếu cách đây 1 – 2 năm việc đồng real của Brazil tăng là điều đáng mừng nhưng với thời điểm hiện tại, Brazil chẳng có gì vui vẻ với điều đó vì việc đồng real tăng trưởng gây khó khăn cho hàng hóa của Brazil ở thị trường những nước khác, chính vì vậy Brazil đã có những hành động như: - Mua vào hơn một tỷ đôla Mỹ trong tháng 9/2010. - Brazil áp thuế lên một số khoản đầu tư trái phiếu: Chính phủ Braxin đã tăng thuế đối với vốn đầu tư nước ngoài vào chứng khoán mang lại thu nhập cố định từ 4% lên 6%. Thuế áp dụng đối với tiền mang vào Braxin để mở tài khoản ký quỹ đối với giao dịch trên thị trường tương lai cũng được tăng lên mức 6% từ mức 0,38%. Tuy nhiên những biện pháp của Brazil dường như không mang lại hiệu quả như mong muốn. Đồng tiền của Brazil vẫn tăng. Đồng real đã tăng giá hơn 30% so với đồng USD kể từ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là do Chính phủ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản vẫn giữ những quan điểm của mình và đồng thời làm giảm giá trị đồng tiền của chính họ; vì vậy những nỗ lực của Brazil dường như là vô vọng khi các nhà đầu tư đang đổ vốn sang các thị trường có lãi suất tương đối cao. Cho nên ngày 19/10/2010 Chính phủ Brazil kêu gọi chấm dứt cuộc chiến tranh tiền tệ này. Bên cạnh Brazil, một số nước như Colombia và Peru cũng đã can thiệp để ghìm giá đồng tiền xuống. Một số định chế tài chính đang phát triển hoặc phát triển mạnh ở Châu Á Hàn Quốc Là một nước phát triển mạnh cho nên chiến tranh tiền tệ đã tác động mạnh mẽ với Hàn Quốc, cuốn nước này vào vòng xoáy của cuộc chiến. Hiện nay mức độ phụ thuộc của kinh tế Hàn Quốc vào Trung Quốc gấp hai lần so với Mỹ. Kim ngạch buôn bán với Trung Quốc chiếm 20% tổng kim ngạch buôn bán của Hàn Quốc. Cho nên những chính sách của Trung Quốc đã có tác động mạnh đến nền kinh tế của Hàn Quốc. Có thể thấy điều này khi trong 3 tháng 8, 9, 10 của năm 2010 đồng won đã tăng 7,6 % so với USD. Đây là một khó khăn cho một nước có kim ngạch xuất khẩu cao như Hàn Quốc. Chính vì vậy cho nên Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc BOK đã có những biện pháp nhằm ngăn chặn đà gia tăng của đồng won như bán đồng won. Ngày 14/10, BOK tuyên bố giữ nguyên lãi suất, đây là mức lãi suất mà BOK đã giữ trong 3 tháng liên tiếp. Đây được đánh giá là một bước đi thận trọng trước những chuyển biến khó nắm bắt của thị trường tài chính thế giới. Đồng thời BOK lo ngại lãi suất cao sẽ khiến dòng vốn ngoại ồ ạt chảy vào gây sức ép lên đồng won. Bên cạnh đó, BOK còn đánh thuế vào các dòng vốn đầu tư nước ngoài như dự định đánh thuế 14% vào trái phiếu nắm giữ. Đây là động thái nhằm ngăn dòng vốn đầu tư chảy vào Hàn Quốc gây áp lực tăng giá của đồng won. Mặc dù đồng won tăng giá so với USD, nhưng đồng tiền này vẫn yếu so với đồng Yên Nhật, cho nên BOJ đã lên tiếng chỉ trích BOK. Thủ tướng Naoto Kan của Nhật Bản nói: “Sức cạnh tranh của Hàn Quốc là rất cao và việc nước này ghìm giá đồng nội tệ ở mức thấp không còn nằm trong tinh thần hợp tác G-20. Tôi muốn Seoul phải hành động có trách nhiệm trong khuôn khổ những nguyên tắc chung”. Bên cạnh đó những tháng cuối năm lo sợ lạm phát tăng, BOK đã có những bước đi khôn ngoan hơn, điển hình như vào ngày 16/11/2010, Ban chính sách của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc nhất trí nâng 0,25 điểm phần trăm lãi suất mua lại 7 ngày lên 2,5%. Bên cạnh đó, BOK có ý định tăng dự trữ ngoại hối để mua lại đồng won khi cuộc chiến tranh tiền tệ này kết thúc. Những động thái đó đã làm cho đồng won tăng nhẹ. Tuy nhiên, Hàn Quốc được đánh giá là đã có những bước đi được coi là an toàn cho đồng won trong thời kỳ kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Australia Tỷ giá đôla Australia (AUD) so với đôla Mỹ (USD) hiện tại đang ở mức cao nhất trong vòng 28 năm qua là một minh chứng cho việc Australia đang bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc chiến tranh tiền tệ. Điều này đã tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực kinh tế của Australia: các doanh nghiệp Australia đang mất dần thị trường nước ngoài vốn rất khó khăn mới thâm nhập được; ngành du lịch nội địa Australia cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Ngày 2/11, Ngân hàng Trung ương Australia đã tăng lãi suất cho vay thêm 0,25%. Theo đó lãi suất cho vay qua đêm của Ngân hàng Trung ương Australia sẽ lên mức 4,75%. Đây là lần đầu tiên trong vòng 6 tháng qua, Ngân hàng Trung ương Australia nâng lãi suất do kinh tế nước này tăng trưởng nhanh khiến rủi ro lạm phát trong trung hạn tăng cao, đặc biệt trong bối cảnh từ đầu năm 2010 đến nay đôla Australia đã tăng hơn 11% so với USD. Các nước khác Tại châu Á Ngoài một số nước kể trên thì còn có nhiều nước đưa ra những chính sách để chống lại vòng xoáy của chiến tranh tiền tệ như Ấn Độ đã chủ động mua đồng USD, tăng lãi suất nhằm hạ giá đồng tiền nội tệ. Bên cạnh đó cũng có nhiều nước như mới nổi như Singapore, Thái Lan. cũng thực hiện những hành động tương tự. Tại Đài Loan, các công ty xuất khẩu nước này không phải chịu sự biến động mạnh của đồng tiền, nhờ vào sự can thiệp của Chính phủ. Đài Tệ chỉ tăng thấp hơn 2% so với USD trong năm nay. Thái Lan áp dụng các biện pháp nhằm kiểm soát chặt hơn những dòng “tiền nóng” chảy vào nước này, bằng cách tái áp dụng thuế đối với các nhà đầu tư nước ngoài mua trái phiếu Thái. Trong khi FED không ngừng bơm tiền vào nền kinh tế để cứu nước Mỹ thoát khỏi nguy cơ giảm phát thì ở phía Đông, các Chính phủ Châu Á đang phải vật lộn với cơn bão lớn mang tên lạm phát. Nếu nhìn xa hơn, vẫn còn khá nhiều vấn đề đáng ngại khi mà lãi suất được duy trì ở mức quá thấp tại các quốc gia đang phát triển trong khu vực. Không giống ở Mỹ và Châu Âu, khoảng cách đầu ra (thước đo sự cách biệt của nền kinh tế so với mức tiềm năng) đều khá thấp ở đa số các nước trừ Nhật Bản. Điều đó cho thấy áp lực giá cả bắt nguồn từ thực trạng cầu vượt quá cung. Thêm vào đó, giá các loại hàng hóa cơ bản đang tăng nhanh và nguồn ngoại tệ ồ ạt chảy về phía Đông càng làm tăng áp lực vào giá tài sản, đặc biệt là nhà đất. Hiện tại, các ngân hàng trung ương Châu Á có vẻ đang sẵn sàng đón chờ một làn sóng lạm phát cơ bản hơn là tiến hành nâng lãi suất đề phòng ngừa. Các chuyên gia lo ngại rằng trong khi các Chính phủ tập trung vào các thị trường có nguy cơ bong bóng như thị trường nhà đất, lạm phát có thể bùng nổ nhanh chóng. Khi đó, nếu các Chính phủ đồng thời nâng lãi suất cơ bản thì thị trường sẽ bị sốc và nguy cơ tăng trưởng chậm lại là không thể tránh khỏi. Lý do các quốc gia Châu Á không muốn tăng lãi suất là chính sách đồng nội tệ yếu sẽ thúc đẩy xuất khẩu đồng thời cũng là do sự tăng giá khiêm tốn của đồng nhân dân tệ. Hơn nữa, khi USD đang trên đà suy yếu, nhu cầu đầu cơ vào các đồng tiền khác đang ngày một nóng dần. Điều này cũng khiến cho tỷ giá giữa các đồng tiền tại Châu Á và USD bị đẩy lên đáng kể. Để bảo vệ vị thế thương mại của mình, rất nhiều nước Châu Á đã không ngần ngại can thiệp một cách thô bạo vào tỷ giá và tăng cường dự trữ ngoại hối. Trong năm nay, 12 trong số các nền kinh tế lớn nhất Châu Á đã tích trữ 489 tỷ USD, một nửa trong số đó thuộc về Trung Quốc. Tuy nhiên, những động thái trên lại khơi mào cho một vấn đề khác - lạm phát. Việc duy trì chính sách nội tệ yếu đồng nghĩa với việc chấp nhận nhập khẩu nguyên vật liệu và dầu mỏ với giá cao. Thêm nữa, đề phá giá đồng tiền, các Ngân hàng Trung ương sẽ phải in thêm tiền để mua USD. Nếu chính sách trên không đi kèm với hoạt động phát hành trái phiếu thì nguồn cung tiền tại Châu Á có thể phình ra nhanh chóng. Một ví dụ điển hình cho chiến thuật trên là Indonesia. Chỉ trong tháng 10, nước này đã tăng dự trữ thêm 26 tỷ USD nhưng cũng phải “khử bớt” 15% tác động của chính sách can thiệp tỷ giá. Phá giá có thể hỗ trợ xuất khẩu, nhưng mức độ đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào tỷ trọng hàng nhập khẩu trong hàng hóa xuất khẩu, một đồng bản tệ quá yếu sẽ gây nên lạm phát và bong bóng tài sản, làm suy giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Vấn đề quan trọng là phải tăng lợi nhuận xuất khẩu và tạo việc làm một cách liên tục, nhưng không nên lệ thuộc vào điều chỉnh tỷ giá, những yếu tố khác của tăng trưởng kinh tế có thể bù cho bất cứ sự sụt giảm nào của xuất khẩu. Nga Sau khi lãnh đạo Nga và Trung Quốc họp tại St. Petersburg để bàn hướng mở rộng quan hệ thương mại song phương và hợp tác năng lượng giữa 2 nước, Trung Quốc và Nga thông báo ngừng sử dụng đồng USD trong thương mại song phương. Thủ tướng Nga Vladimir Putin cho biết: “Chúng tôi muốn mở rộng việc sử dụng đồng tiền của Nga và Trung Quốc trong các hoạt động thương mại và kinh tế”. Động thái này, theo đại diện của cả 2 nước, không nhằm mục đích thách thức đồng USD mà để bảo vệ kinh tế của họ ở thời điểm cả 2 nền kinh tế cố gắng đẩy mạnh quan hệ kinh tế song phương. Đồng thời quyết định trên của Trung Quốc thể hiện ý định muốn quốc tế hóa đồng tiền của mình. Trung Quốc đã liên tục mở rộng quan hệ tiền tệ trong thời gian qua. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này còn có sẵn những bước chuẩn bị để mở rộng thị trường chứng khoán Thượng Hải nhằm gia tăng tính giao thương của nhân dân tệ trong giao dịch thường nhật của thị trường tài chính toàn cầu. Do đó, quyết định trên là một phần trong nỗ lực quốc tế hóa đồng tiền của Trung Quốc. Tuy vậy mục tiêu của Trung Quốc và Nga không dừng lại ở đó. Thông tin trên tờ ChinaDaily có nói rõ mục tiêu của việc bắt tay tiền tệ này là nhằm đa dạng hóa loại tiền tệ dự trữ và hạn chế sự phụ thuộc vào đôla Mỹ, cũng như giảm bớt các chi phí quy đổi đôla Mỹ trong thương mại song phương. Hiện nay, đồng rúp của Nga đã bắt đầu được giao dịch trên các sàn tại Trung Quốc, đồng nhân dân tệ sẽ giao dịch tại Nga từ đầu tháng 12/2010. Thương mại song phương giữa 2 nước dự kiến lên trên 50 tỷ USD trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm 2010. Hiện nay, phần lớn hoạt động thương mại được thực hiện bằng đồng USD. Lựa chọn nào cho Việt Nam Để có thể tận dụng tối đa lợi ích từ sự điều chỉnh tỷ giá đến tình trạng nhập siêu thì Ngân hàng nhà nước Việt Nam nên điều chỉnh nhẹ tỷ giá VND/USD sau sự kiện RMB điều chỉnh. Tình trạng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc không nằm ở câu chuyện tỷ giá với CNY nên để có thể giảm nhập siêu, chúng ta cần tập trung gia tăng xuất khẩu và hạn chế bớt sự ảnh huởng địa chính trị, văn hóa của Trung Quốc tới hoạt động nhập khẩu hàng hóa, máy móc, công nghệ về Việt Nam. Về mặt trung hạn, nên thay đổi hẳn chế độ neo tỷ giá đồng VND với USD hiện nay sang chế độ neo VNĐ với một rổ tiền tệ bao gồm USD, CNY, EUR, JPY. Khi đó, tỷ giá VND sẽ được phản ánh chính xác hơn và ít bị phụ thuộc riêng vào sự mạnh yếu của đồng USD. Tình trạng đô la hóa cũng sẽ giảm đi nhiều. Với nguyên tắc không phụ thuộc quá nhiều vào đồng tiền hay một quốc gia nào, khi chuyển sang chế độ neo tỷ giá theo một rổ ngoại tệ, chúng ta cần tính toán tỷ lệ mỗi loại tiền tệ đóng góp trong rổ tiền tệ. Tỷ lệ này phụ thuộc vào tầm quan trọng tương đối của mỗi đồng tiền trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Căn cứ vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Mỹ, Nhật, Trung Quốc và EU kể từ năm 2007 đến nay, tỷ lệ đóng góp của mỗi đồng tiền trong rổ tiền tệ như sau nên ở mức như sau: (22.87% USD) (23.54% JPY) (32.54% CNY) (21.05% EUR) Bên cạnh đó, để có thể hạn chế được tối đa rủi ro tỷ giá và chi phí huy động sử dụng ngoại tệ, Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại nên thực hiện nghiệp vụ Swap hoán đổi ngoại tệ. Swap là một cam kết song phương giữa hai ngân hàng, theo đó các ngân hàng sẽ trao cho nhau vào một ngày nhất định, một số lượng nhất định đồng tiền này lấy một số lượng biến đổi đồng tiền khác, trong một thời hạn xác định với điều hứa hẹn với nhau là hoàn lại vốn khi đến kỳ hạn. TỔNG KẾT VÀ KIẾN NGHỊ: Cuộc chiến tranh tiền tệ đã âm ỉ, nhen nhóm và được bắt đầu bằng cuộc chiến về tỉ giá giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc đã sử dụng chiêu bài đồng NDT được định giá thấp hơn nhiều để có thể hỗ trợ Trung Quốc trong xuất khẩu, cạnh tranh thương mại toàn cầu, một trong những yếu tố quan trọng giúp Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng thần kì hàng thập kỉ qua. Nhưng chiến lược quốc gia đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến các nước khác, đặc biệt là Mỹ, khi thâm hụt thương mại ngày càng trầm trọng, lực lượng lao động Mỹ ngày càng mất nhiều việc do hàng hóa Mỹ không thể cạnh tranh lại với Trung Quốc. Cuộc chiến tranh tiền tệ lần này như được thổi bùng lên mạnh mẽ khi thế giới dường như chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Châu Âu đang đau đầu với bài toán nợ công. Các nước mới nổi và phát triển năng động mà việc xuất khẩu là chiến lược nòng cốt giúp các nước này đi lên đang thi nhau hạ giá đồng tiền để có thể “sống” sau cuộc khủng hoảng. Như vậy, cuộc chiến lần này đã động chạm đến chiến lược phát triển của các quốc gia không chỉ là về mặt kinh tế đơn thuần mà còn là ảnh hưởng đến chính trị, bộ mặt của mỗi quốc gia. Vai trò của các định chế tài chính là không thể thiếu và vô cùng quan trọng. Các định chế tài chính nói riêng và các quốc gia nói chung cần ngồi lại với nhau nhiều hơn, lắng nghe ý kiến của nhau, không thể hành động một cách riêng lẻ, đơn phương trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Trên tờ Economist, các chuyên gia đang tranh luận về sự cần thiết của việc cần có một hệ thống tiền tệ khác. Theo quan điểm của nhóm, các định chế tài chính cần cân nhắc kĩ lưỡng quan điểm trên, đó có thể “ánh sáng cuối con đường” khi các cuộc tranh cãi và tranh chấp đã không thể giải quyết được vấn đề. Nếu không có một thỏa thuận và cùng nhau hảnh động với một cam kết trung thực nhanh chóng thì hậu quả thật khó lường với tương lai của thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO: ECONOMIST.COM REUTERS.COM CAFEF.VN BLOOMBERG.COM CNNMONEY.COM CNBC.COM Một số tạp chí chuyên ngành kinh tế: Tạp Chí Ngân hàng, Thời Báo Ngân hàng, Công Nghệ Ngân Hàng. Tài liệu của các cuộc hội thảo, bài phân tích về kinh tế: Cuộc chiến tỷ giá và cơ hội nào cho Việt Nam, Tại sao Mỹ sẽ thắng trong cuộc Chiến tranh tiền tệ?, Đừng tuyên chiến với FED

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchien_tranh_tien_te_5774.doc
Luận văn liên quan