Đề tài Công nghệ sơ chế mủ cao su

Ngành công nghệ cao su ở việt nam vẫn đang trong thời kỳ phát triển và vẫn có thể phát triển hơn nữa chính vì vậy chúng ta cần phải chú trong hơn nữa trong lĩnh vực này. Các công nghệ sơ chế mủ cao sủ ở Việt Nam vẫn còn yếu kém so với các nước khác vì vậy chất lượng mủ của ta không cao, chúng ta phải nghiên cứu tìm tòi các công nghệ mới đồng thời cập nhật kịp thời các công nghệ tiến tiến từ nước ngoài để có thể nâng cao chất lượng cao su của Việt Nam. Trong tương lại sẽ phấn đấu Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cao su đứng top đầu cả về chất lượng và số lượng.

docx45 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6469 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công nghệ sơ chế mủ cao su, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ®Çu Hóa học là ngành khoa học lâu đời và luôn hấp dẫn con người đi sâu nghiên cứu. Là một sinh viên ngành hóa, em luôn luôn học hỏi các vấn đề liên quan đến ngành và chuyên ngành của mình. Thông qua “Đồ án nhập môn kỹ thuật hóa học”, em có cơ hội tham gia tìm hiểu tổng quan về ngành kỹ thuật hóa học cũng như chuyên ngành hóa vô cơ, giúp chúng em bước đầu làm quen với cách học chuyên sâu hơn. Như đã biết ngành trồng cây cao su ở Việt Nam đã phát triển hơn 100 năm nay và đã trải qua biết bao biến cố lịch sử cùng với sự ra đời của nhiều nhà máy chế biến mủ cao su. Ngành công nghiệp chế biến mủ cao su hiện nay là một trong những ngành công nghiệp hàng đầu của nước ta và tiềm năng phát triển của ngành này vô cùng lớn. Theo xu hướng phát triển chung của thế giới thì nhu cầu tiêu thụ cao su ngày càng tăng. Cao su được sử dụng hầu hết trong những lĩnh vực từ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày đến nhu cầu nhiên liệu công nghiệp và xuất khẩu. Ngoài tiềm năng công nghiệp, cây cao su còn có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ tài nguyên đất tránh rửa trôi, xói mòn, tạo môi trường không khí trong lành... Những năm gần đây, cao su trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược mang lại hàng trăm triệu USD cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn công nhân làm việc trong nhà máy và hàng trăm ngàn công nhân làm việc trong các nông trường cao su… Trong quá trình học tập em nhận thấy đề tài nghiên cứu về cao su rất hay và thiết thực hôm nay bằng kiến thức đã được học và tìm hiểu qua tài liệu em xin được trình bày đề tài của mình là đề tài : “ Công nghệ sơ chế mủ cao su” Môc lôc Ch­¬ng 1 : Më §Çu Đặt vấn đề: Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu sơ lược về quá trình công nghệ sơ chế mủ cao su. Cụ thể là trong điều kiện ở Việt Nam. Nội dung của đồ án: Tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử phát triển và thực trạng cao su ở Việt Nam Các đặc điểm, tính chất, thành phần của cao su. Các công nghệ sơ chế mủ cao su (cụ thể là trong môi trường sản xuất ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập các thông tin Tổng hợp số liệu Tìm hiểu các dây chuyền sản xuất sơ chế Ch­¬ng 2: s¬ l­îc vÒ cao su 2.1 Nguồn gốc và tình hình phát triển ở Việt Nam: Cây cao su được tìm thấy ở Mỹ bởi Columbus trong khoảng năm 1493 – 1496. Brazil là quốc gia xuất khẩu cao su đầu tiên vào thế kỷ thứ 19 (Websre and Baulkwill, 1989). Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống.Đến năm 1892, 2000 hạt cao su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam. Trong 1600 cây sống, 1000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm (Bến Cát, Bình Dương), 200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km).Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ : SIPH, SPTR, CEXO, Michelin … Một số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập.Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7.000 ha và sản lượng 3.000 tấn. Cây cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh trong giai đoạn 1960 – 1962, trên những vùng đất cao 400 – 600 m, sau đó ngưng vì chiến tranh. Trong thời kỳ trước 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công nghiệp miền Bắc, cây cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 170 Bắc (Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ). Trong những năm 1958 – 1963 bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích đã lên đến khoảng 6.000 ha. Đến 1976, Việt Nam còn khoảng 76.000 ha, tập trung ở Đông Nam Bộ khoảng 69.500 ha, Tây Nguyên khoảng 3.482 ha, các tỉnh duyên hải miền Trung và khu 4 cũ khoảng 3.636 ha. Sau 1975, cây cao su được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ. Từ 1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới cao su, thoạt tiên do các nông trường quân đội, sau 1985 đo các nông trường quốc doanh, từ 1992 đến nay tư nhân đã tham gia trồng cao su. Ở miền Trung sau 1984, cây cao su được phát triển ở Quảng trị, Quảng Bình trong các công ty quốc doanh. Đến năm 1999, diện tích cao su cả nước đạt 394.900 ha, cao su tiểu điền chiếm khoảng 27,2%. Năm 2004, diện tích cao su cả nước là 454.000 ha, trong đó cao su tiểu điền chiếm 37%. Năm 2005, diện tích cao su cả nước là 464.875 ha. Năm 2007 diện tích Cao Su ở Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha), Trung tâm phía Bắc (41.500 ha) và Duyên Hải miền Trung (6.500 ha).hiện nay vào khoảng tháng 05/2010 có một số bệnh lạ khiến người dân khốn khổ, bệnh bắt đầu có biểu hiện như, nhẹ thì vàng lá .nặng hơn một chút thì rụng lá rồi chết mà cách đặc trị thì chua thực sụ hiệu quả. Một số hình ảnh về cây cao su: Lá của cây cao su Nhựa mủ được thu hoạch từ than cao su Hoa cao su 2.2 Đặc điểm: Mủ từ cây cao su Hevea brasiliensis là một huyền phù thể keo, chứa khoảng 35% cao su. Cao su này là một Hydrocacbon có cấu tạo hóa học là 1,4 – sis – polyisopren, có mặt trong mủ cao su dưới dạng các hạt nhỏ được bao phủ bởi một lớp các phospholipid và protein. Kích thước các hạt nằm trong khoảng 0,02µm đến 0,2µm. 2.2.1 Thành phần hóa học của mủ cao su: Công thức hoá học của latex : Phân tử cơ bản của cao su là isoprene polymer (cis-1,4-polyisoprene [C5H8]n) có khối lượng phân tử 105 -107. Nó được tổng hợp từ cây bằng một quá trình phức tạp của carbohydrate. Cấu trúc hoá học của cao su tự nhiên (cis-1,4-polyisoprene): CH2C = CHCH2 – CH2C = CHCH2 = CH2C = CHCH2 CH3 CH3 CH3 Bảng 1: Thành phần hóa học và vật lý của cao su Việt Nam Thành phần phần trăm (%) Cao su Protein 28-40 2,0 – 2,7 Đường 1,0 – 2,0 Muối khoáng 0,5 Lipit 0,2 – 0,5 Nước 55 – 65 Mật độ cao su 0,932 – 0,952 mật độ serium 1,031 – 1,035 Tất cả các thông số được biểu diễn bằng tỷ lệ phần trăm trọng lượng ướt. Cấu trúc tính chất của thể giao trạng của cao su: Tổng quát, latex được tạo bỡi những phần tử phân tán cao su (pha bị phân tán) nằm lơ lững trong chất lỏng (pha phân tán) gọi là serum.Tính phân tán ổn định này có được là do các protein bị những phần tử phân tán cao su trong latex hút lấy, ion cùng điện tích sẽ phát sinh lực này giữa các hạt tử cao su. Pha phân tán- Serum: Serum có chứa một phần là những chất hợp thành trong thể giao trạng, chủ yếu là protein, phospholipit, một phần là những hợp chất tạo thành dung dịch thật như: muối khoáng, heterosid với methyl-1 inositol hoặc quebrachitol và các acid amin với tỉ lệ thấp hơn. Trong serum hàm lượng thể khô chiếm 8- 10%. Nó cho hiệu ứng Tyndall mãnh liệt nhờ chứa nhiều chất hữu cơ hợp thành trong dung dịch thể giao trạng. Như vậy serum của latex là một di chất nhưng nó có độ phân tán mạnh hơn nhiều so với độ phân tán của các hạt tử cao su nên có thể coi nó như một pha phân tán duy nhất. Pha bị phân tán- hạt tử cao su: Tỉ lệ pha phân tán hay hàm lượng cao su khô trong latex do cây cao su tiết ra cao nhất đạt tới 53% và thấp nhất là 18% (phân tích của Viện khảo cứu cao su Đông Dương trước nay). Hầu hết các hạt tử cao su có hình cầu, kích thước không đồng nhất: ở giữa đường kính 0,6 micron và số hạt 2x108 cho mỗi cm3 latex, 90% trong số này có đường kính dưới 0,5 micron. Mủ cao su là hỗn hợp các cấu tử cao su nằm lơ lửng trong dung dịch gọi là nhũ thanh hoặc serium. Hạt cao su hình cầu có đường kính d < 0,5 µm chuyển động hỗn loạn (chuyển động Brown) trong dung dịch. Thông thường 1 gram mủ có khoảng 7,4.1012 hạt cao su, bao quanh các hạt này là các protein giữ cho latex ở trạng thái ổn định 2.2.3 Tính chất vật lý: Ở nhiệt độ thấp, cao su thiên nhiên có cấu trúc tinh thể.CSTN kết tinh với vận tốc nhanh nhất ở -25°C.CSTN tinh thể nóng chảy ở 40°C. Khối lượng riêng: 913 kg/cm³ Nhiệt độ hóa thủy tinh (Tg): -70°C Hệ số dãn nở thể tích: 656.10-4 dm³/°C Nhiệt dẫn riêng: 0,14 w/m°K Nhiệt dung riêng: 1,88 kJ/kg°K Nửa chu kỳ kết tinh ở -25°C: 2÷4 giờ Thẩm thấu điện môi @1000Hz/s: 2,4÷2,7 Tang của góc tổn thất điện môi: 1,6.10-3 Điện trở riêng: Crếp trắng: 5.1012 Crếp hong khói: 3.1012 Cao su thiên nhiên tan tốt trong các dung môi hữu cơ mạch thẳng, mạch vòng và CCl4. Tuy nhiên, CSTN không tan trong rượu và xetôn. a.Tính đàn hồi: khả năng chịu được biến dạng rất lớn và sau đó trở về trạng thái ban đầu của nó một cách dễ dàng. Sau su sống thì kém đàn hồi hơn cao su đã lưu hóa: khi kéo dài ta nhận thấy cao su sống khi buôn ra sẽ trở về trạng thái ban đầu của nó chậm và ít hơn CS lưu hóa. Ảnh hưởng của nhiệt độ: nếu hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ bình thường thì sức chịu kéo dãn của nó tăng lên. Nếu nhiệt độ <-800C cao su sẽ mất hết tính đàn hồi (gel hóa). Nếu nâng cao nhiệt độ của mẫu lên sức chịu kéo của nó giảm xuống. Nếu làm lạnh cao su sống và cao su lưu hóa hiệu quả sinh ra sẽ tương tự nhau.Nếu nâng cao nhiệt độ lên, sức chịu kéo đức cao su lưu hóa hạ xuống chậm hơn cao su sống, độ giản của cao su lưu hóa tăng chậm hơn cao sống. Nhiệt độ (oC) Sức chịu kéo dãn (kg/cm2) Độ dãn (%) -185 -80 0 20 40 60 80 536 380 88 31.7 19 11.2 0 50 1000 1250 1450 1800 Ảnh hưởng của tốc độ kéo dãn: tốc độ kéo dãn càng lớn, thìVtrị số của sức chịu kéo dãn và độ dãn càng cao. Đối với cao su lưu hóa vận tốc kéo tăng lên èsức chịu đựng và độ giãn đức cũng tăng. Tỉ lệ kéo dãn Thời gian cần thiết để đứt Sức chịu kéo đứt (kg/cm2) Độ dãn (%) 50 14 3 0.1 0.025 20s 1 phut 5 phút 1 giờ 4 giờ 31.7 25.6 10.2 2.9 2.0 1300 1280 1020 400 300 b.Độ dãn dài dư: nếu kéo dài một mẫu cao su đến độ dãn nào đó rồi buông ra ta nhận thấy mẫu cao su trở về trạng thái bang đầu rất nhanh. Nhưng khi kéo đến một độ dãn lớn và giữ trong thời gian lâu mẫu CS không trở về đúng chiều dài ban đầu và sự co rút này xảy ra chậm hơn, cho đến khi không biến đổi. Sự khác biệt giữa chiều dài đã co rút và chiều dài ban đầu gọi là độ dư của cao su. Yếu tố ảnh hưởng đến độ dư: tốc độ kéo dãn, tỷ lệ dãn, thời gian dãn và nhiệt độ: - Tốc độ càng nhỏ độ dãn dài dư càng lớn; - Độ dãn càng lớn độ dãn dài dư càng lớn; - Thời gian dãn càng lớn độ dãn dài dư càng lớn; - Nhiệt độ càng cao độ dãn dài dư càng lớn. 2.3.Ứng dụng của cây cao su Ngày nay, cao su với tính năng hết sức quí báu là có đàn tính cao và có tính năng cơ lý tốt như: sức bền lớn, ít bị mài mòn, không thấm khí, thấm nước…nên được coi là nguyên liệu lý tưởng mà chưa một loại nguyên liệu nào có thể thay thế để sản xuất săm lốp, phục vụ ngành giao thông vận tải. Ước tính hiêm nay trên thế giới có khoảng hơn 50.000 các sản phẩm cao su, chúng có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân và được phân bổ như sau: * 68% cao su được dùng trong ngành giao thông vận tải để sản xuất săm, lốp các loại. * 13,5% cao su được dùng trong công nghiệp để sản xuất các sản phẩm cơ học ( dây đai, băng tải…). * 9,5% cao su dùng để sản xuất các sản phẩm màng mỏng ( bóng bay, găng tay phẫu thuật…). * 5,5% cao su để sản xuất giầy dép. * 2,5% cao su dùng để sản xuất các sản phẩm cao su khác ( Lakét bóng bàn, bóng cao su…). * 1% cao su dùng để sản xuất keo dán. Ngoài ra cao su còn được dùng trong công nghiệp quốc phòng kể cả trong ngành du hành vũ trụ. Ch­¬ng 3: s¬ l­îc vÒ nghµnh cao su t¹i viÖt nam Cao su là cây công nghiệp dài ngày, có khả năng thích ứng rộng, tính chống chịu với điều kiện bất lợi cao và là cây bảo vệ môi trường nên được nhiều nước có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thích hợp quan tâm phát triển trên qui mô diện tích lớn. Với tỷ trọng 85-90% sản lượng được tiêu thụ tại thị trường quốc tế, cao su tự nhiên là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu liên tục đạt trên 1 tỷ USD/năm từ năm 2006 đến nay. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu được 516 ngàn tấn với tổng kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên đã đạt 1,422 tỷ USD tăng 6,8 % về lượng và 95,6% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong top 5 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên hàng đầu thế giới cùng với Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ. Theo chiến lược phát triển cây cao su do Chính phủ đề ra, đến năm 2020 diện tích cao su phải đạt 800.000ha với sản lượng khai thác đạt 1.200 ngàn tấn mủ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, giá cả cao su trên thị trường thế giới không ngừng biến động gây khó khăn cho ngành cao su xuất khẩu ở Việt Nam. Không những thế một thực tế đặt ra là giá cao su xuất khẩu ở Việt Nam luôn thấp hơn giá trung bình trên thị trường thế giới. 3.1 Tình hình sản xuất cao su ở Việt Nam Cao su là loại cây trồng không những có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Trồng cao su tốn ít chi phí nhưng cho lãi suất rất cao. Hiện cao su là cây trồng đứng thứ 2 về tỷ suất lợi nhuận, chỉ sau cây cà phê. Nhu cầu tiêu thụ cao su của thế giới tăng trong khi nguồn cung ở nhiều nước đang có chiều hướng giảm. Đây sẽ là cơ hội thúc đẩy sự phát triển của cao su Việt Nam, do tiềm năng của cao su còn rất lớn. Diện tích trồng cao su tập trung chủ yếu ở Đông Nam bộ (64%), kế đến là Tây Nguyên (24,5%) và duyên hải miền Trung (10 %). Diện tích cây cao su ở vùng Tây Bắc mới đạt khoảng 10.200 ha (chiếm 1,5%). Bảng 2.1 Số liệu về sản xuất cao su trong nước 2008-2009 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2009 So sánh 09/08 (%) DT gieo trồng 1000ha 631,4 674,2 106,8 DT cho sản phẩm 1000ha 399,1 421,6 105,6 Năng suất tạ/ha 16,5 17,2 103,8 Sản lượng 1000 tấn 659,6 723,7 109,7 Nguồn: Tổng cục Thống kê Diện tích và sản lượng cao su của Việt Nam qua các năm Năm 2010 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu tăng diện tích cao su lên trên 40.000ha đưa tổng diện tích cao su cả nước lên 715.000ha. Theo Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA), sản lượng cao su tự nhiên trong tháng 1/2010 đạt 47,6 ngàn tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. 3.2 Tình hình xuất khẩu cao su ở Việt Nam Từ đầu năm 2009, ngành cao su toàn cầu đã gặp khó khăn lớn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường tiêu thụ ô-tô thu hẹp, nhiều ngành công nghiệp đình trệ kéo theo nhu cầu săm lốp và cao su nguyên liệu sụt giảm rất nhanh, giá xuống thấp chỉ còn khoảng 55 - 60% so với cùng kỳ năm trước. Thời điểm tháng 8/2008 giá cao su đạt trên 3.000 USD/tấn, thì đến đầu 2009 chỉ còn trên 1.000 USD/tấn. Có thể nói, đây là sự tụt dốc quá nhanh của giá cao su xuất khẩu. Các doanh nghiệp cũng như người sản xuất đối mặt với nguy cơ thua lỗ, mất việc làm. Đồng thuận với các nước xuất khẩu cao su khác, VRA khuyến cáo các doanh nghiệp ngừng xuất khẩu nếu giá cao su xuống dưới 1.350 USD/tấn, đồng thời đề xuất Nhà nước hỗ trợ phương án mua trữ cao su nếu giá mua trong nước thấp dưới 1.000 USD/tấn... rất may là tình huống này đã không xảy ra. Sau thời kỳ suy giảm mạnh, giá cao su xuất khẩu đã có sự cải thiện đáng kể, đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2009. Giá cao su vào tháng 1/2009 chỉ đạt bình quân khoảng 1.280 USD/tấn, sau đó ổn định ở mức 1.420 – 1.485 USD/tấn trong quý I và quý II. Từ tháng 6 đến tháng 12/2009, giá cao su xuất khẩu tăng liên tục. Đến tháng 12/2009, cao su xuất khẩu đạt bình quân 2.004 USD/tấn, tăng 57% so với tháng 1, riêng chủng loại SVR 3L đạt 2.622 USD/tấn. Lượng cao su và trị giá xuất khẩu đã tăng liên tục trong quý 3 và quý 4, đặc biệt trong 2 tháng cuối năm, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu đã tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Giá cao su thiên nhiên không tiếp tục giảm mà giữ ổn định trong 6 tháng đầu năm 2009. Ngoài ra, giá cao su tăng nhanh trong 6 tháng cuối năm còn do mức tiêu thụ cao su của thị trường Trung Quốc tăng mạnh do sự cải thiện chính sách kích cầu thị trường ô-tô nội địa của thị trường này. Đồng thời, giá dầu thô tăng vào 2 quý cuối năm 2009 khi nền kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi đã nâng đỡ giá cao su thiên nhiên và lượng tiêu thụ gia tăng. Thực tế là thị trường xuất khẩu thu hẹp song số lượng DN Việt Nam tham gia xuất khẩu cao su lại tăng rất mạnh. Nhiều thị trường giảm khối lượng cao su nhập khẩu song vẫn duy trì các ngành công nghiệp tiêu thụ cao su dù với số lượng thấp. Cụ thể là năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu cao su sang 71 nước, không sụt giảm nhiều so với 2008 (73 nước) và số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cao su tăng gấp đôi so với năm trước (năm 2008 có khoảng 230 DN) nhưng phần lớn quy mô xuất khẩu thấp. Nhờ vậy, lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam đã tăng so với năm 2008, kim ngạch xuất khẩu tuy giảm so với năm 2008 nhưng vẫn đạt 1,2 tỷ USD, vượt kế hoạch đề ra hồi đầu năm (1,1 tỷ USD) đây là kết quả rất đáng ghi nhận. Hiện có tới 70% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam tập trung vào thị trường Trung Quốc, điều này có thể tiềm ẩn những bất ổn khi thị trường nhập khẩu xảy ra biến động cũng như việc các nhà nhập khẩu sẽ có lý do để ép giá bởi có quá nhiều doanh nghiệp cùng tập trung vào một thị trường. Hiện Việt Nam là nước đứng thứ 5 về sản lượng và thứ 4 về xuất khẩu cao su trên thế giới với 100% là cao su thiên nhiên, đã có 80 thị trường trên toàn thế giới nhập khẩu cao su từ Việt Nam. Thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 61% sản lượng năm 2011 và trên 50% trong năm 2012. Những thị trường quan trọng khác chiếm 3-7% mỗi thị trường là Malaysia, Đức, Đài Loan, Ấn Độ. Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2012 tăng về lượng nhưng lại giảm về trị giá so với 10 tháng năm 2011 với  815 nghìn tấn cao su, trị giá 2,3 tỷ USD tăng 37,7% về lượng nhưng giảm 8,7% về trị giá. Tính riêng tháng 10 /2012, Việt Nam đã xuất khẩu 96,3 nghìn tấn, trị giá 259,4 triệu USD giảm 11,4% về lượng và giảm 5,1% về trị giá so với tháng 9/2012. Trung Quốc – vẫn là thị trường chính xuất khẩu cao su của Việt Nam. Sở dĩ có tình trạng thị trường Trung Quốc chiếm đến 1/2 sản lượng xuất khẩu là do nguồn nguyên liệu cao su Việt Nam phù hợp với công nghệ sản xuất lốp xe của Trung Quốc , chính sách thúc đẩy xuất khẩu mậu biên của hai nước nhằm phát triển kinh tế vùng biên giới. Mặt khác, vì lý do lịch sử, ngành cao su Việt Nam với đa phần là các nông trường quốc doanh chưa thể sản xuất được các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn cao su của thị trường Nhật Bản, châu Âu…. Bảng Các thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt Nam Đơn vị: tấn (lượng) và 1.000 USD (giá trị) STT 8 tháng/2009 8 tháng/2010 So sánh 2010/2009 Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị 1 TrungQuốc 284.986 420.391 252.432 674.171 88,58 160,37 2 Malaysia 16.897 23.803 27.059 71.039 160,14 298,44 3 Hàn Quốc 18.132 23.598 21.409 56.554 118,07 239,65 4 Đài Loan 13.508 21.242 18.610 55.679 137,77 262,11 5 Đức 11.081 17.595 15.881 48.715 143,32 276,87 Nguồn: Tổng cục Hải quan * Bên cạnh việc xuất khẩu Việt nam còn nhập khẩu cao su -Thông tin từ Hiệp hôi cao su Việt Nam:”Trong giai đoạn từ tháng 1 tới tháng 9 năm 2012, nhập khẩu cao su thiên nhiên của các nước thành viên ANRPC – Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên có tốc độ tăng trưởng đáng kể đạt 15,7% với lượng nhập khẩu là 3,175 triệu tấn. Tuy nhiên các nước như Việt nam, Sri Lanka và Thái lan giảm nhập khẩu trong chin tháng đầu năm 2012. Việt Nam và thái Lan được ghi nhận giảm nhập khẩu 1.000 tấn cao su, trong khi Sri Lanka giảm 5.000 tấn” 3.3 Tình hình biến động giá cao su xuất khẩu trong thời gian qua 3.3.1 Tình hình biến động giá cao su trên thế giới Sự phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến cho nhu cầu cao su tự nhiên tăng mạnh vào cuối năm 2009 đầu năm 2010, trong khi nguồn cung không kịp đáp ứng do yếu tố mùa vụ. Điều này đã khiến cho giá cao su trên thị trường thế giới đầu năm 2010 liên tục tăng. Theo báo cáo phân tích thường niên tháng 9/2010 của ANRPC, việc giá cao su thiên nhiên liên tục tăng trong thời gian qua là do hạn chế về nguồn và sự ảnh hưởng lớn đồng tiền bản địa tại các nước xuất khẩu lớn Thái Lan, Malaysia. Các yếu tố này đã hỗ trợ thị trường bất chấp các yếu tố như lượng cầu đang yếu dần, giá dầu giảm và đồng Yên Nhật Bản tăng giá đáng kể.Tại Malayxia, giá cao su SMR20 đã tăng từ 286.85 USD/100kg ngày 1/7 lên 342.05 USD/100kg vào ngày 23/9, tương đương mức tăng 19,2%. Giá cao su STR20 tại Băng Cốc, Thái Lan ngày 23/9 cũng đạt mức 341.7 USD/100kg, tăng 14,1% so với mức giá 299.41 USD/100kg ngày 1/7. Giá cao su RSS3 của Thái Lan trong tháng 7 biến động giảm xuống mức thấp nhất trong quý III vào ngày 23/7, đạt 317,42 USD/100kg sau đó tăng vững lên mức 356,54 USD/100kg vào ngày 23/9. Tại Kottayam (Ấn Độ), giá cao su đứng ở mức cao và đạt khoảng cách khá xa so với giá tại thị trường Băng Cốc trong khoảng thời gian từ cuối tháng 6 cho đến cuối tháng 8. Giá cả đứng ở mức cao tại Kottayam là do trong giai đoạn từ tháng 1- tháng 7 năm nay, sản lượng của Ấn Độ thấp hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng trưởng với tốc độ nhanh là 8%. Bảng giá cao su một số thị trường nước ngoài: Loại hàng/Kỳ hạn Giá Thai RSS3 (giao tháng 1/2013) $3.05/kg Thai SRT20 giao tháng 1/2013) $2.85/kg Malaysia SMR20 (giao tháng 1/2013)  $2.70/kg Indonesia SIR20 (giao tháng 1/2013) $1.26/lb Thai USS3  80 baht/kg 3.3.2 Tình hình biến động giá cao su xuất khẩu Việt Nam hiện nay Cùng chung với xu thế của thị trường thế giới, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam cũng biến động mạnh. Theo tổng hợp của Hiệp hội Cao su Việt Nam, lượng CSTN nhập khẩu trong quý 1/2012 đạt khoảng 40 ngàn tấn, trị giá 117,8 triệu đô-la, tăng mạnh về lượng (+49,3%), do vậy kim ngạch nhập cao su cũng tăng khá (+36,7%) dù giá giảm. Phần xuất khẩu ròng CSTN ước đạt 183,1 ngàn tấn, trị giá 535,5 triệu đô-la, tăng 33,5% về lượng nhưng giảm 15,5% về kim ngạch XK, trong đó, có 14,5 ngàn tấn cao su hỗn hợp với trên 95% CSTN, tăng về lượng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Giá chủng loại SVR 3L tuy giảm nhiều, giảm 33,7% so quý 1/2011, nhưng đã tăng dần từ tháng 1 đến tháng 3, đạt 3.228 USD/tấn vào tháng 1, 3.735 USD/tấn trong tháng 2 và 3.756 USD/tấn trong tháng 3. Quí 1 năm 2011, là thời điểm giá tăng vọt quá cao do nhiều yếu tố tác động, chủ yếu từ đầu cơ, lạm phát, chính sách kích cầu vượt mức cần thiết… Quý 1 năm nay, giá cao su khó tăng đột biến vì lượng tồn kho tại Trung Quốc còn quá lớn (180.000 – 200.000 tấn), nhưng cũng khó giảm sâu vì nguồn cung hạn hẹp vào mùa cây cao su thay lá và nhờ chính sách mua trữ cao su của Thái Lan khi giá quá thấp. Giá cao su Việt Nam xuất khẩu thường thấp hơn giá của một số nước khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia từ 2-5% do một số doanh nghiệp chưa ổn định chất lượng sản phẩm và chưa đảm bảo giao hàng đúng hạn, đúng lượng nên khách hàng thường lấy lý do này để mua với giá thấp hơn các nước khác. Trong quý 1/2012, Việt Nam đã xuất khẩu cao su thiên nhiên sang 62 thị trường. Thị trường lớn nhất là Trung Quốc (48%), kế đến là Malaysia (11%), Đài Loan (6%), khu chế xuất của Việt Nam (5%) và Ấn Độ (4,8%). Chủng loại được XK nhiều nhất là SVR 3L (44,9%), SVR 10 (23,9%), SVR CV60 và CV 50 (7,5%), RSS 3 (6,6%), CSR L (2,8%), SVR 20 (2,3%) và latex (3,4%). Đã có 203 DN tham gia xuất khẩu cao su trong quý 1/2012. Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết 3 tháng đầu năm 2012 đã xuất khẩu được 223.000 tấn cao su, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu lại giảm đến 8%, chỉ đạt 654 triệu USD. Nguyên nhân là do giá xuất khẩu thời gian qua giảm 37,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu cao su đang có chiều hướng tăng, hiện lên 3.760 USD/tấn, tăng thêm 532 USD mỗi tấn so với tháng 1. Khu vực giao dịch xuất nhập khẩu cao su tại cửa khẩu tiểu ngạch Lục Lầm – La Phù đang nhộn nhịp và năng động nhất từ cuối năm 2011 đến nay. Theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, trong tuần qua, giá cao su thiên nhiên của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái tăng đột biến, lên đến 24.000 NDT/tấn, so với 22.500 – 23.000 NDT/tấn tuần trước. Khu vực giao dịch xuất nhập khẩu tại cửa khẩu tiểu ngạch Lục Lầm – La Phù đã trở nên nhộn nhịp và năng động nhất từ cuối năm 2011 đến nay. Hiện có khoảng 30 doanh nghiệp và thương gia Trung Quốc có mặt tại cặp cửa khẩu tiểu ngạch này để giao dịch mua cao su của Việt Nam. Sản lượng cao su tham gia giao dịch đạt bình quân 800 tấn/ngày trong tuần, thay vì mức 70 – 500 tấn/ngày và không đều trong các ngày của 2 tuần cuối tháng 2. Theo dự đoán, trong thời gian tới, số doanh nghiệp và thương gia Trung Quốc đổ về đây để nhập khẩu cao su thiên nhiên từ Việt Nam sẽ tăng đến khoảng 50 tư cách pháp nhân. Do giá dầu thô trên thị trường thế giới vẫn ở xu thế tăng và chủ yếu là nhu cầu cao su nguyên liệu tại Trung Quốc đang ở mức mạnh, lực lượng kinh doanh nước này phải tranh đẩy nhanh thủ nhập khẩu mặt hàng chiến lược nhằm dự trữ. Một số nhận định cho rằng, hoạt động mua mạnh còn vì ý đồ đầu cơ. Sản lượng cao su giao dịch trong những tuần tới dự báo sẽ đạt 1.000 tấn/ngày, thậm chí hơn. Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy các cơ quan quản lý Nhà nước của Trung Quốc về xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ lại có biện pháp ngăn chặn đà tăng giá giao dịch mặt hàng cao su thiên nhiên hiện nay. Biện pháp chủ yếu của họ có thể là rút bớt giấy phép, hạn chế thương gia ngoài tỉnh biên giới để hạ thấp nhu cầu, nhằm ép giá hạ theo. Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo, năm 2012, Việt Nam sẽ sản xuất 955.000 tấn cao su tự nhiên, tăng 17,6% so với năm 2011.Với số lượng này, Việt Nam sẽ vượt Malaysia để thành nước sản xuất cao su lớn thứ 3 thế giới. Trước đó, trong báo cáo tháng 9 của ANRPC cho biết, sản lượng cao su Việt Nam đạt 930.000 tấn, vượt sản lượng 920.000 tấn của Ấn Độ và chính thức đứng vị trí thứ 4 thế giới. Theo nhận định của ANRPC, sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu năm nay sẽ tích cực hơn so với dự kiến và Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng. Vụ thu hoạch mủ cao điểm vào tháng 11, và kết thúc vào tháng 2 để cho cây hồi phục trước khi tái khai thác trở lại vào tháng 4. Hơn 500 nhà xuất khẩu xuất tới 80% tổng sản lượng gạo toàn cầu, cộng với cao su mua từ Thái Lan, Campuchia và Indonesia. Nhà xuất khẩu lớn nhất Geruco chiếm khoảng 44% tổng sản lượng của cả nước. Trung Quốc mua khoảng 60% tổng xuất khẩu cao su của Việt Nam. Những khách hàng lớn khác là Malaysia, Ấn Độ, Đài Loan và Hàn Quốc. Việt Nam là nước xuất khẩu cao su lớn thứ 4 thế giới sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Việt Nam cũng đang mở rộng diện tích trồng cao su sang các nước láng giềng Lào và Campuchia. Việt Nam nhằm đạt diện tích trồng cao su 800.000 ha vào năm 2015, với sản lượng mủ hàng năm tăng lên 1,2 triệu tấn. 2012 2011 2010 Sản lượng mủ khô 803.000  811.600  751.700 Cao su nhập khẩu  362.000  299.000  Mục tiêu xuất khẩu  960.000  816.600  782.200 Tiêu thụ nội địa n/a  140.000 2012 2011  Xuất khẩu  Khối lượng Trị giá  Khối lượng Trị giá Tháng 1-10  818.100 $2,31 bln  591.900 $2,52 bln Tháng 1/2013 Đồng/kg Chào mua Chào bán SVR CV 61,071 61,677 SVR L 58,668 59,263 SVR 5 - 58,859 SVR GP - 58,668 SVR 10 57,628 58,193 SVR 20 57,486 58,062  (T.H – Reuters) Bảng giá dự đoán tháng 1/2013 3.4 Hạn chế trong sản suất cao su ở Việt Nam Khoảng 90- 95% cao su xuất khẩu của Việt Nam hiện ở dạng nguyên liệu thô, các sản phẩm chế biến và tinh chế cao su chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Cao su là mặt hàng sớm tham gia danh sách các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên ngay từ năm 2006 và đạt kỷ lục vào năm 2011, với kim ngạch cao thứ 10 trong 22 mặt hàng trong danh sách và nằm trong nhóm hàng đạt trên 3,2 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2011 cao gấp 19,5 lần năm 2000, bình quân 1 năm tăng 31% – cao hơn nhiều so với các con số tương ứng của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bên cạnh những kết quả tích cực, xuất khẩu cao su của Việt Nam cũng đặt ra một số vấn đề. Rõ nhất là hầu hết (90- 95%) cao su xuất khẩu dạng nguyên liệu thô, sản phẩm chế biến và tinh chế cao su chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. 3.5 Một số công ty sản xuất, chế biến cao su -Công ty TNHH 1TV Cao su Phú Riềng - Công ty TNHH Nghiên cứu Khoa học & SXTN Cao su - Công ty cổ phần Cao su kỹ thuật Đồng Phú - Công ty cổ phần Cơ khí Cao su - Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn - VRG - CTCP Đầu tư và phát triển VRG - Long Thành - Công ty cổ phần gỗ MDF VRG - Quảng Trị - Công ty cổ phần MDF VRG - Dongwha - Công ty cổ phần Thủy điện Geruco - Sông Côn - Công ty cổ phần VRG - Phú Yên - Công ty cổ phần VRG - Đá Bình Định - Công ty cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên - Công ty cổ phần Khu công nghiệp Dầu Giây - Công ty cổ phần Khu công nghiệp Long Khánh - Công ty cổ phần Phát triển đô thị và KCN Cao su VN - Công ty cổ phần Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú - Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Du lịch Cao su - Công ty cổ phần Du lịch Cao su Hàm Rồng …… Ch­¬ng 4 : tæng quan vÒ c«ng nghÖ chÕ biÕn mñ cao su ë viÖt nam 4.1 Quy trình sơ chế mủ cao su: Sau khi đem từ vườn cây về, latex phải được giữ ở trạng thái lỏng để tránh bị đông. Do đó trước khi đem về nhà máy nên thêm vào latex các chất chống đông như : NH3, NH3 + H2BO3, … vào trong thùng chứa mủ hoặc ngay trong chén hứng mủ. Mủ nước sau khi lấy từ vườn cây vận chuyển về nhà máy được cho qua lưới lọc (40 lỗ/inch) vào bể tiếp nhận có kích thước lớn. Tại bể này chúng được khuấy trộn kỹ để làm đồng nhất các loại mủ nước từ các nguồn khác nhau. Trong giai đoạn này ta tiến hành đo các thông số kỹ thuật cần thiết như : đo hàm lượng mủ khô, thành phần NH3 còn lại trong mủ. 4.1.1. Phân loại và sơ chế mủ: Mủ cao su được chia thành nhiều loại: mủ nước (latex), mủ chén, mủ đất … Mủ nước là mủ tốt nhất, thu trực tiếp trên thân cây, mỗi ngày mủ nước được gom vào một giờ qui định. Để mủ không bị đông trước khi đem về nhà máy, khi thu mủ người ta cho NH3 vào để chống đông (hàm lượng kháng đông cần thiết chứa NH3 (0,003% – 0,1 %) tính trên cao su khô), tránh sự oxi hóa làm chất lượng mủ nước kém đi. Còn các loại mủ khác như mủ đất, mủ chén, mủ vỏ được gộp chung lại gọi là mủ tạp (mủ thứ cấp). Đó là mủ rơi vãi xuống đất hoặc sau khi thu mủ nước mủ vẫn còn chảy vào chén, hoặc mủ dính trên vỏ cây . Mủ tạp nói chung rất bẩn lẫn nhiều đất, cát, các tạp chất và đã đông lại trước khi đưa về nhà máy. Mủ tạp được chọn riêng theo sản phẩm, đựng trong giỏ hoặc túi sạch. Thông thường ta phân loại riêng mủ chén, mủ dây, mủ vỏ không để lẫn lộn với mủ đất. Mủ chén được chia làm nhiều hạng khác nhau, tùy theo kích thước màu sắc. Mủ trắng, mủ bị sẫm màu do oxi hóa… 4.1.2. Bảo quản mủ: Mủ nước chuyển đến xí nghiệp được đưa vào các bể lắng có kích thước lớn, tại đây mủ được khuấy trộn để làm đồng nhất các loại latex từ các nguồn khác nhau; đây là giai đoạn kiểm tra sơ khởi việc tiếp nhận. Ở giai đoạn này, tiến hành do trọng lượng mủ khô và thành phần NH3 còn lại trong mủ. Mủ tạp dễ bị oxi hóa nếu để ngoài trời, nhất là phơi dưới ánh nắng, chất lượng mủ sẽ bị giảm. Khi đem về phân xưởng, mủ tạp được phân loại, ngâm rửa trong các hồ riêng biệt, để tránh bị oxi hóa và làm mất đi một phần chất bẩn. Tùy theo phẩm chất từng loại mủ có thể ngâm tối đa là 7 ngày và tối thiểu là 12 giờ. Mủ tạp ngoài ngâm nước có thể ngâm trong dung dịch hóa chất (acid clohidric, acid axalic, các chất chống lão hóa) để tránh phân hủy cao su. Các loại mủ dây, mủ đất được nhặt riêng, trướckhi tồn trữ được rửa sạch bằng cách cho qua giàn rửa có chứa dung dịch hóa học, thích hợp để tẩy các chất dơ, loại bỏ tạp chất. 4.1.3. Qui trình công nghệ sơ chế mủ: Ở Việt Nam hiện nay có 3 công nghệ chính đang áp dụng trong thực tế: Công nghệ chế biến mủ ly tâm ( TSR (mủ nước) ) công nghệ chế biến mủ cốm (TSR (mủ tạp – đông) ) công nghệ chế biến mủ tờ ( RSS ) ch­¬ng 5: c¸c c«ng nghÖ s¬ chÕ mñ cao su ë viÖt nam 5.1 c«ng nghÖ chÕ biÕn mñ cao su ly t©m Mủ nước có khoảng 30% hàm lượng cao su khô (DRC) và 65% nước, thành phần còn lại là các chất phi cao su. Các phương pháp đã được triển khai để cô đặc mủ nước từ vườn cây là ly tâm, tạo kem và bốc hơi. Trong công nghệ ly tâm do sự khác nhau về tỷ trọng giữa cao su và nước, các hạt cao su dưới dạng serum được tách ra nhờ lực ly tâm để sản xuất ra mủ ly tâm tiêu chuẩn với 60% DRC. Mủ ly tâm sau đó được xử lý với các chất bảo quản phù hợp và đưa vào bồn lưu trữ để ổn định tối thiểu từ 20 đến 25 ngày trước khi xuất. Một sản phẩm phụ của công nghệ chế biến mủ cao su là mủ skim (DRC khoảng 6%). Mủ skim thu được sau khi ly tâm được đánh đông bằng acid và được sơ chế thành các tờ crep dày hay sử dụng để sản xuất cao su cốm dưới nhiều dạng khác nhau. Sơ chế cao su thiên nhiên định chuẩn kỹ thuật ( TSR): Hiện nay công nghệ thông dụng nhất là dạng cốm dùng máy tạo hạt là shreder, các dạng cốm như hammer mill đã không còn được chuộng, trong khi đó công nghệ Pelletizer hầu như đã không còn sử dụng, công nghệ này bao gồm các bước:     Công nghệ dùng cho dạng mủ nước gồm các sản phẩm như: SVR L, 3L, SVR CV các lọai     - Tạo đông: bao gồm hồ chứa, các pit dùng tạo đông     - Hệ thống gia công cơ gồm: máy crusher, 3 máy cán crep, máy shredder     - Hệ thống sấy sử dụng lò sấy trolley thay cho hệ thống lò sấy KGSB đã không còn được chuộng.     - Hệ thống đóng gói ép bành có các thế hệ máy 60 và 100  tấn lực, khung ép đôi xoay hoặc tịnh tiến qua lại. Sơ đồ: MỦ NƯỚC MÁY LY TÂM MỦ LY TÂM CÁN CREP CAO SU SKIM SERUM SKIM ĐÁNH ĐÔNG MŨ SKIM Amoniac Nước rữa các phương tiện bồn chứa, sàn… Rửa chén sàng Acid sunfuaric Nước rửa Nước thải Nước thải Nước thải chung Một số hình ảnh về dây chuyền sản xuất: Mương tiếp nhận nguyên liệu mủ nước (bằng gạch men) Hồ hổn hợp có máy khuấy (bằng gạch men) Rây lược mủ 60 mesh Hai tank chứa dung dịch acid dùng tạo đông Xịt nước cao áp để hạ bọt (tránh mủ bị oxy hóa bề mặt) Máy cán kéo (crusher) Hệ thống 3 máy cán crepe Máy shredder (tạo hạt)  Lò sấy (dạng trolley) Máy ép kiện    (ép bành)   Tank dung dịch Na2SO3 Máy đo pH Chuẩn độ nồng độ acid    5.2 CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CAO SU CỐM (TSR (mủ tạp- đông)) Trong công nghệ này, mủ nước từ vườn cây cao su sau khi được đánh đông bằng axít và mủ đông vườn cây được đưa vào dây chuyền máy sơ chế để đạt kết quả sau cùng là các hạt cao su có kích thước trung bình 3mm trước khi đưa vào lò sấy. Cao su sau khi sấy xong được đóng thành bành có trọng lượng 33,3 kg hay tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Sau đó mủ được chế biến qua các công đoạn : Công đoạn 1 : Xử lý nguyên liệu : Tiếp nhận mủ từ hồ quay, để lắng rồi dẫn đến mương đánh đông nhờ máng dẫn mủ, tại đây mủ được pha với axit loãng 1%. Hàm lượng mủ khô (DRC) tại mương đánh đông là 25%, pH = 4-5 Công đoạn 2 : Gia công cơ học : Từ mương đánh đông sau 6 – 8 giờ mủ trong mương được đông tụ, xả nước vào cho mủ nổi lên mặt mương. Mủ được đưa qua máy cán Crepper để cán mỏng, loại bỏ axit, serium trong mủ. Mỗi máy có hệ thống phun nước ngay trên trục cán để làm sạch tờ mủ trong khi cán. Tiếp theo tờ mủ được chuyển qua máy cán băm liên hợp tạo hạt. Khi đó mủ được cán nhỏ thành hạt có đường kính khoảng 6mm, rồi cho vào hồ nước rữa. Sau cùng bơm Vortex hút chuyển các hạt cốm lên sàn rung để tách nước sau đó đưa vào thùng sấy và đẩy vào lò sấy. Công đoạn 3 :Gia công nhiệt Mủ cốm được đưa vào lò sấy từ 13 – 17 phút, nhiệt độ từ 100 – 1100C sau đó cho qua hệ thống hút làm nguội. Công đoạn 4 : Hoàn chỉnh sản phẩm Bể hổn hợp (chứa mủ nước) Nước thải Mương đánh đông (cho axit) Nước thải Cán -Vắt-Ép Nước thải Cán tạo tờ Nước thải Băm cám Nước thải Sàn rung Nước thải Sấy khô cân Ép kiện Đóng gói Toàn kho Phân loại sản phẩm, cân 33.3kg ép kiện, đóng gói PE, đóng palette đưa vào kho thành phẩm rồi xuất xưởng. Sơ đồ: DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CAO SU KHỐI LOẠI SVR 10 & SVR 20 Lưu trữ nguyên liệu Băng chuyền đầu vào Slap cutter 1 Hồ rửa 1 Hồ rửa 2 Slap cutter 2 Hammer mill Hệ thống 3 máy crepe Shredder 1 Hệ thống 4 máy crepe Shredder 2 (hồ bơm cốm) Dàn phân phối Lò sấy Ép kiện 5.3 c«ng nghÖ chÕ biÕn mñ tê Thái Lan là nước có tỉ lệ sản xuất RSS cao nhất thế giới, Indonesia, Trung Quốc, Sri lanka, Việt Nam. Nhìn chung quy trình sơ chế RSS áp dụng cho khu vực tiểu điền là chính. Tiểu điền thu mủ nước rồi tạo đông theo yêu cầu của nhà máy ( nhà máy là chủ tư nhân khác), theo quy định nhà máy thu gom lại chuyển về nhà máy, tại đây họ phân lọai, chà rửa, sấy , đóng gói, xuất xưởng. RSS có các lọai từ cao đến thấp theo chất lượng từ RSS1 đến RSS4, việc phân lọai này theo cảm quang về màu sắc và độ trong suốt của tờ mủ, tờ mủ có màu sáng trong suốt không có bọt khí đốm trắng được xếp vào lọai RSS1. Do yêu cầu đặt ra cho lọai RSS1 & 2 khó, nhưng giá bán chênh lệch với RSS3 không cao nên ta chỉ đặt vấn đề cho RSS3 mà thôi 5.3.1: Quy trình chế biến 5.3.1.1 Tạo đông: a. Tạo đông, trên mương xi măng hoặc bắc chứa có các tấm chắn: Mủ được đưa vào mương, bắc dùng giấy quỳ xác định độ pH, lấy mẫu nhỏ cho dung dịch acid formic 2% vào khuấy đều đo pH vào khoảng 5 đến 5.2 xác định được lượng acid bằng công thức quy đổi theo quy tắc tam xuất, cho lượng acid vừa xác định được vào mương khuấy trộn đều, nhanh tay gắn các tấm chắn theo khuôn mẫu đã định trước. Nếu muốn làm nhiều thì phải tăng số lượng mương lên, ngoài ra còn có thể tăng lượng acid lên đến pH = 4.5 và thực hiện nhanh tay để mủ đông gấp có thể lấy ra sớm và làm mẻ khác, tuy nhiên cũng không thể tăng nhiều được vì việc mủ đông để cán được phụ thuộc vào lượng acid tạo đông và thời gian thuần thục của mủ đông. - Tối thiểu sau 8 tiếng là có thể lấy mủ đã tạo đông ra, và dùng máy cán 5 trục cán qua, sau đó phơi lên sào tre và để ráo, có thể phơi nắng đến trên 90% là có thể bán được. - Để ráo 1 đến 2 ngày ngoài trời có mái che, sau đó có thể cho vào lò sấy sấy ở 50 đế 60oC thường thì trong vòng từ 2 đến 3 ngày xong một mẻ.     b. Tạo đông bằng mương, bắc tạo tờ bằng máy cưa lạng CD: Mủ được đưa vào mương, bắc tạo đông bằng dung dịch formic 2% điều chỉnh pH khỏang 5.2, sau 8 tiếng có thể sản xuất được, dùng dao cắt mủ trong mương thành khối vuông lấy ra bằng tay và đem đế máy cưa lạng, máy cưa lạng được định vị mỗi lần cắt tờ mủ dày 2 ly, sau đó được đem qua máy cán 5 trục, sau đó phơi lên sào tre, để ráo 1 đến 2 ngày ngoài trời có mái che, sau đó có thể cho vào lò sấy sấy ở 50 đế 60oC thường thì trong vòng từ 2 đến 3 ngày xong một mẻ. 5.3.1.2 Phơi, sấy mủ: Người ta có thể phơi mủ hoặc làm lò sấy bằng than đá hoặc củi, giữ nhiệt độ ở 50oC trong vòng 4 đến 5 ngày.  5.3.1.3 Đóng gói: Có thể đóng gói 33.33Kg hoặc 111 kg dùng dung dịch bột talc quét trên bề mặt khối mủ sau khi ép. Sơ đồ công nghệ chế biến mủ cao su: ĐÁNH ĐÔNG Acid MỦ NƯỚC NHẬN MŨ CÁN SẤY, ÉP ĐÓNG GÓI Rửa Serum + rửa Rửa Khí thải Nước pha loãng Nước rửa Nước thải sau cùng ĐÁNH ĐÔNG Acid MỦ NƯỚC NHẬN MỦ CÁN SẤY, ÉP ĐÓNG GÓI Rửa Serum + rửa Rửa Khí thải Nước pha loãng Nước rửa Nước thải sau cùng 5.4 Công nghệ Latex Concentrat Latex vườn cây có hàm lượng dưới 40%, người ta nâng hàm lượng lên trên 60%, và sử dụng hóa chất bảo quản ở trạng thái latex trong suốt quá trình lưu kho và sản xuất. Có nhiều phương pháp để nâng hàm lượng này lên như: sử dụng nhiệt để làm mất nước; sử dụng hóa chất để kem hóa; hoặc ly tâm tách nước. Trong các phương pháp này thông dụng là kem hóa và ly tâm, thường dùng nhất là ly tâm.     Ngày nay thông dụng nhất là sử dụng máy ly tâm, các công nghệ kem hóa, nhiệt hóa đã không còn thấy sử dụng, công nghệ máy ly tâm bao quát như sau:     - Hồ tiếp nhận xử lý nguyên liệu     - Hệ thống ống chuyểm mủ nguyên liệu và thành phẩm     - Hệ thống máy ly tâm có các kiểu thông dụng như: Westfalia; alphalavan - các thế hệ máy của Trung Quốc.     - Hệ thống bồn lưu trữ     - Hệ thống bơm nén khí, bơm ly tâm. Ch­¬ng v: kÕt luËn Ngành công nghệ cao su ở việt nam vẫn đang trong thời kỳ phát triển và vẫn có thể phát triển hơn nữa chính vì vậy chúng ta cần phải chú trong hơn nữa trong lĩnh vực này. Các công nghệ sơ chế mủ cao sủ ở Việt Nam vẫn còn yếu kém so với các nước khác vì vậy chất lượng mủ của ta không cao, chúng ta phải nghiên cứu tìm tòi các công nghệ mới đồng thời cập nhật kịp thời các công nghệ tiến tiến từ nước ngoài để có thể nâng cao chất lượng cao su của Việt Nam. Trong tương lại sẽ phấn đấu Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cao su đứng top đầu cả về chất lượng và số lượng. Tài Liệu Tham Khảo Website: 1:www.caosuvietnam.cn 2:www.caosu.net 3:www.vnrubbergroup.com 4: 5:www.vra.com.vn/web 6: www.thitruongcaosu.net Ngoài ra trong đồ án có sử dụng 1 số tài liệu và hình ảnh của 1 số đề tài đã được sinh viên nghiên cứu...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdo_an_nguyen_khac_hoang_949.docx
Luận văn liên quan