Đề tài Công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại bảo hiểm xã hội Hoàng Mai giai đoạn 2005 - 2009

Đề tài: Công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai giai đoạn 2005 - 2009 MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG I- LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP HƯU TRÍ I-Những lý luận cơ bản về BHXH. 1.Tính tất yếu khách quan của BHXH. 2.Nội dung cơ bản về BHXH. 2.1. Khái niệm về BHXH 2.2. Bản chất của BHXH 2.3. Đối tượng của BHXH 2.4. Chức năng của BHXH 2.5. Trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia BHXH. 2.5.1. Quyền và trách nhiệm của người lao động 2.5.2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động 2.5.3. Quyền và trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội: 3. Hệ thống các chế độ của BHXH. 3.1. Hệ thống các chế độ BHXH theo ILO 3.2. Đặc điểm: 4. Một số vấn đề về quản lí chi BHXH. 4.1.Giới thiệu chung về quản lý BHXH. 4.2.Nội dung công tác chi BHXH. 4.2.1.Chi trả các chế độ BHXH từ nguồn NSNN. 4.2.2.Chi trả các chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH. 4.3.Phân cấp thực hiện chi trả các chế độ BHXH. II-Lý luận chung về chế độ trợ cấp hưu trí 1.Giới thiệu chung về chế độ trợ cấp hưu trí. 1.1. Cơ sở hình thành chế độ trợ cấp hưu trí trong hệ thống BHXH 1.3. Nguyên tắc và đặc trưng của chế độ trợ cấp hưu trí 1.3.1. Nguyên tắc của chế độ trợ cấp hưu trí. 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của chế độ hưu trí 2.Nội dung cơ bản của chế độ trợ cấp hưu trí. 2.1. Đối tượng tham gia chế độ trợ cấp hưu trí. 2.1.2. Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. 2.2. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hưu trí. 2.2.1. Đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí. 2.2.2. Điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí. 2.3. Mức đóng góp chế độ trợ cấp hưu trí. 2.4. Phương pháp tính mức hưởng trợ cấp hưu trí: 2.4.1. Tỷ lệ hưởng 2.4.2. Mức bình quân tiền lương 2.5. Phương thức chi trả chế độ trợ cấp hưu trí. 2.5.1. Phương thức chi trả gián tiếp. 2.5.2. Phương thức chi trả trực tiếp. 3.Đặc điểm hoạt động triển khai và công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí ở Việt Nam. III-Thống kê về các chế độ trợ cấp hưu trí ở một số nước trên thế giới. 1.Về điều kiện tuổi đời. 2.Về xác định số năm đóng góp chế độ trợ cấp hưu trí. 3.Về mức trợ cấp hưu trí. 4.Về mức đóng góp. 5.Một số kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện chế độ hưu trí ở một số nước trên thế giới 5.1. Chế độ hưu trí của Nhật Bản 5.2 Chế độ hưu trí của Đức 5.3. Chế độ hưu trí ở Mỹ. 5.4. Chế độ hưu trí ở Thụy Điển. CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP HƯU TRÍ TẠI BHXH HOÀNG MAI TRONG GIAI ĐOẠN 2005- 2009 I-Giới thiệu chung về BHXH quận Hoàng Mai. 1.Sự ra đời và phát triển. 2.Bộ máy tổ chức và nhiệm vụ của từng bộ phận. 3.Những thuận lợi và khó khăn. 3.1. Thuận lợi. 3.2. Khó khăn. 4.Một số kết quả hoạt động của BHXH Hoàng Mai trong giai đoạn 2005- 2009. 4.1. Tình hình thực hiện công tác thu. 4.1.1. Công tác thu BHXH- BHYT bắt buộc. 4.1.2. Công tác thu BHXH, BHYT tự nguyện. 4.2. Tình hình thực hiện công tác chi. 4.2.1. Chi lương hưu và trợ cấp. 4.2.2. Về chi ngắn hạn. 4.3. Công tác cấp sổ BHXH và thẻ BHYT. 4.4.Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ pháp luật BHXH. 4.5. Công tác giám định chi tại cơ sở KCB. 4.6. Công tác chính sách, quản lý hồ sơ, quản lý đối tượng. 4.6.1. Công tác chính sách. 4.6.2. Công tác quản lý hồ sơ và quản lý đối tượng 4.7. Công tác kiểm tra và giải quyết khiếu nại. 4.8. Công tác Đảng- Đoàn thể. 5.Một vài nét về đời sống và tâm tư nguyện vọng của người nghỉ hưu tại địa bàn quận Hoàng Mai. II-Tình hình thực hiện chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai giai đoạn 2005 – 2009 1.Đối tượng về hưu và thủ tục xét về hưu. 1.1. Đối tượng về hưu. 1.2. Thủ tục xét về hưu. 2.Tình hình chi trả lương hưu tại cơ quan BHXH quận Hoàng Mai. 3.Quản lý chế độ trợ cấp hưu trí. III-Đánh giá chung về công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai 1.Một số kết quả đạt được. 2.Một số vấn đề còn tồn tại. CHƯƠNG III- MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI TRẢ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP HƯU TRÍ TẠI BHXH HOÀNG MAI TRONG THỜI GIAN TỚI. I-Phương hướng hoạt động của BHXH Hoàng Mai trong thời gian tới. II-Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí trong thời gian tới. 1.Đối với BHXH Hoàng Mai. 1.1. Nâng cao công tác kiểm tra giám sát và tự kiểm tra giám sát đối với công tác quản lý BHXH. 1.2. Quản lý chặt chẽ cả đối tượng tham gia lẫn đối tượng hưởng chế độ hưu trí cũng như các chế độ BHXH khác: 1.3. Cần tăng cường công tác tuyền truyền chính sách về hưu trí, về BHXH đến từng người dân. 1.1.Nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ nhân viên các địa bàn BHXH: 1.5.Mở rộng hình thức chi trả qua thẻ ATM. 1.6.Định hướng, lập kế hoạch và thực hiện đúng kế hoạch. 2.Đối với BHXH Việt Nam. 3.Đối với cơ quan quản lý Nhà nước. 4.Một số ý kiến đề xuất khác. 4.1. Nâng cao năng lực quản lý của toàn ngành. 4.2. Nâng cao chất lượng trang thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác bảo hiểm. 4.3. Xây dựng và hàn thiện các chế độ BHXH khác có liên quan đến người về hưu.

doc94 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10484 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại bảo hiểm xã hội Hoàng Mai giai đoạn 2005 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt là Chi bộ đã tổ chức một buổi nghe kể các câu chuyện về Bác Hồ với sự có mặt của toàn thể cán bộ công chức BHXH quận, với mục đích khuyến khích CBCC học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Công tác tổ chức đã kịp thời làm các thủ tục chuyển Đảng chính thức cho 1 đồng chí, thẩm tra lý lịch và kết nạp cho 1 đồng chí quần chúng ưu tú đứng vào hàng ngũ của Đảng. Tự nhận xét năm 2009 đạt Chi bộ trong sạch , vững mạnh. - Công tác công đoàn: Duy trì sinh hoạt, tổ chức thực hiện công tác chăm lo đời sống cho cán bộ đoàn viên công đoàn, duy trì và làm tốt công tác thăm hỏi, hiếu hỷ, động viên CBVC khi có chuyện vui, buồn kịp thời. Với gia đình khi có khó khăn, với tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, đã vận động 100% CBVC trong cơ quan ủng hộ ngày vì người nghèo, nhân dân vùng lũ lụt, thiên tai trong nước cũng như quốc tế. Tổ chức tham quan dã ngoại động viên CBVC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong các đợt thi đua như chào mừng Đại hội công đoàn quận, công đoàn thành phố, đại hội công đoàn X Việt Nam, giải phóng thủ đô 10/10 và những ngày kỷ niệm lớn của dân tộc. Một vài nét về đời sống và tâm tư nguyện vọng của người nghỉ hưu tại địa bàn quận Hoàng Mai. Không chỉ những người lao động trên địa bàn quận Hoàng Mai mà trên cả nước khi về hưu gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Khi còn trẻ, họ còn sức khỏe, họ lao động để tạo ra của cải vật chất, để trang trải cuộc sống, để có được một cuộc sống ấm no không chỉ mình họ mà cả gia đình họ nhưng lúc về già khả năng lao động của họ bị giảm sút, bởi vậy họ gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Hiện nay, Nhà nước đã xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp, bên cạnh đó giá cả hàng hóa và dịch vụ y tế đều tăng lên. Không những thế người lao động khi về hưu không những phải lo cho bản thân mà còn phải lo cho cả gia đình. Đời sống vật chất của người về hưu kém đi so với lúc còn đi làm. Khi đi làm họ còn khoản tiền trợ cấp và phụ cấp khác, nhưng khi về hưu phần lương hưu cũng chỉ bằng một tỉ lệ so với tiền lương trước khi nghỉ hưu, trong khi đó khỏan tích lũy của họ lúc đi làm còn rất hạn chế. Vì vậy, khó khăn chính của người lao động khi về hưu đó chính là khó khăn về kinh tế. Bảng 10 : THU NHẬP TRUNG BÌNH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỀ HƯU TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI ( 2005 – 2009 ) Năm Số người hưởng trợ cấp hưu ( người ) Số tiền hưởng trung bình một năm ( triệu đồng ) Số tiền lương hưu trung bình 1 tháng ( triệu đồng ) 2005 14.890 9,68 0,8067 2006 16.965 12,41 1,034 2007 18.151 16,12 1,343 2008 20.770 19,523 1,627 2009 24.301 18,023 1,502 Qua các năm, số người hửơng trợ cấp hưu trí tăng từ 14.890 nguời (năm 2005) đến 24.301 người ( năm 2009); và số tiền lương hưu trug bình của người lao động về hưu trên địa bàn quận Hoàng Mai cũng tăng qua các năm, một phần là do mức lương cơ bản do Nhà nước quy định tăng nhưng mức lương vẫn còn thấp, số tiền này cũng chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu cho cuộc sống của người nghỉ hưu. Bên cạnh đó, những người nghỉ hưu là những người suy giảm sức lao động, họ rất dễ gặp khó khăn về sức khỏe. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người lao động mặc dù về hưu họ đã có chính sách BHYT chăm sóc. Với nguyện vọng lớn nhất của người lao động là nguyện vọng có thể đảm bảo thu nhập và cuộc sống những lúc về già của người lao động. Vì vậy , Nhà nước cần có những chính sách giúp đỡ người già vượt qua những khó khăn về thu nhập khi về hưu. Chính sách BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng là một trong những chế độ , chính sách như vậy. Chế độ này đảm bảo những nhu cầu vật chất thiết yếu cho người lao động khi về hưu, đảm bảo thỏa mãn lợi ích của các bên cùng tham gia BHXH, gắn bó các bên với nhau. Chế độ hưu trí có thể trợ cấp cho người về hưu trong khoảng thời gian rất dài, giúp họ có thể trang trải cuộc sống mà không cần đến sự trợ giúp của con cháu. Và nguyện vọng thứ hai của những người lao động về hưu là được chăm sóc y tế. Những người về hưu là những người có sức lao động bị suy giảm , họ rất dễ mắc bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe. Họ mong muốn được khám chữa bệnh một cách nhanh chóng, thuận lợi. Hiện nay, đời sống của người dân và sức khỏe của người dân được quan tâm đúng mức hơn, sức khỏe của người già đã phần nào được cải thiện nhưng những người cao tuổi thường mắc một số bệnh tuổi già vẫn cao hơn. Người lao động phần lớn về hưu không được khám chữa bệnh một cách định kì và thường xuyên. Ở nước ta, những người lao động hưởng trợ cấp hưu trí đều được hưởng quyền lợi về BHYT. Người về hưu không chỉ đối mặt với vấn đề thu nhập giảm sút mà họ còn gặp phải những thay đổi trong môi trường sống hàng ngày. Những người lao động về hưu dễ sinh cảm giác buồn chán , “ nhớ việc ”. Như vậy, họ cần có nguồn động viên về tinh thần, họ có thể tìm thấy niềm vui bên gia đình, con cháu nhưng họ cũng muốn có các chương trình sinh hoạt bổ ích. Ngoài ra, trong những người nghỉ hưu, còn có một đối tượng là hưu cô đơn, số lượng cô đơn hiện nay tại quận Hoàng Mai hiện nay là 40 người. Ngoài khó khăn về vật chất cũng như cuộc sống, họ còn phải đối mặt khó khăn về tinh thần khi họ không có con cháu và gia đình để nương tựa. Như vậy, các cấp, các nghành, đoàn thể liên quan cần xây dựng các hoạt động hữu ích, tạo điều kiện và khuyến khích người lao động tham gia nhằm động viên tinh thần cho họ như : xây dựng các câu lạc bộ người cao tuổi, hội cựu chiến binh hay các hoạt động thể dục dưỡng sinh… giúp người về hưu hòa nhập với môi trường mới, nâng cao đời sống tinh thần của người về hưu. Tình hình thực hiện chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai giai đoạn 2005 – 2009 Đối tượng về hưu và thủ tục xét về hưu. 1.1. Đối tượng về hưu. Hoàng Mai là một quận nằm ở cửa ngõ phía nam của thành phố Hà Nội với diện tích 41,04 km2; dân số là 216.277 người. Như vậy quận có mật độ dân số thấp hơn các quận nội thành khác của Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên là một quận mới thành lập, diện tích đất nông nghiệp vẫn còn nhiều và ở Hoàng Mai hiện nay đang có quá trình đô thị hóa nhanh chóng : các khu chung cư, dịch vụ, nhà máy mọc lên…luồng dân cư đang tập trung về lao động và sinh sống trên địa bàn quận là rất lớn. Do đó, các đối tượng tập trung, sinh sống và lao động ở đây cũng có nhiều đặc điểm khác so với các quận khác. Ngày 1 tháng 1 năm 2004 quận Hoàng Mai được thành lập trên cơ sở sát nhập 5 phường của quận Hai Bà trưng và 9 xã của huyện Thanh Trì chuyển sang ; do đó lúc đầu khi mới thành lập BHXH quận tiếp nhận và quản lý các đối tượng do BHXH quận Hai Bà Trưng và BHXH huyện Thanh Trì chuyển sang. Đầu năm 2004 số đối tượng hưởng BHXH thường xuyên mà BHXH quận Hoàng Mai tiếp nhận 16.168 đối tượng hưởng BHXH thường xuyên. BẢNG 11 : CHI TIẾT VỀ LOẠI ĐỐI TƯỢNG CHO CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TẠI QUẬN HOÀNG MAI KHI MỚI TIẾP NHẬN ( đầu năm 2004 ) Loại đối tượng Do NSNN đảm bảo ( người) Do quỹ BHXH đảm bảo ( người) Tổng số ( người ) Hưu CNVC 9.141 2.984 12.125 Hưu quân đội 841 238 1.124 Hưu cô đơn 36 3 39 Tổng 10.018 3.270 13.288 ( Nguồn : BHXH quận Hoàng Mai ) Theo quy định cuả Nhà nước ta, những người về hưu trước năm 1995 sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí do nguồn Ngân sách nhà nước đảm bảo, những người về hưu sau năm 1995 được hưởng trợ cấp hưu trí do quỹ BHXH đảm bảo. BẢNG 12 : SỐ ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG TRỢ CẤP HƯU TRÍ DO NSNN VÀ QUỸ BHXH BẢO ĐẢM Năm Đối tượng do NSNN đảm bảo Đối tượng do quỹ BHXH bảo đảm Tổng Cuối năm 2005 9853 5037 14890 Cuối năm 2006 10168 6797 16965 Cuối năm 2007 10236 7915 18151 Cuối năm 2008 10324 10446 20770 Cuối năm 2009 10400 13861 24301 ( Nguồn : BHXH quận Hoàng Mai ) Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy, với khoảng cách từ năm 1995 đến hết năm 2009 là 15 năm, vào 3 năm đầu số đối tượng hưu trí do quỹ BHXH bảo đảm thấp hơn đối tượng do NSNN bảo đảm . Tuy nhiên hiện nay những đối tượng phát sinh mới đều thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHXH nên khoảng cách chênh lệch giữa đối tượng do 2 quỹ quản lý này ngày càng có xu hướng giảm đi. Hàng năm tại quận , số đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí nói chung và đối tượng hưởng do NSNN và quỹ BHXH chi trả nói riêng cũng tăng lên, và mức tăng của đối tượng do quỹ BHXH đảm bảo tăng nhiều hơn so với đối tượng còn lại. Trong tương lai quỹ BHXH sẽ chi trả đa số đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí và dần dần sẽ không còn đối tượng được chi trả bằng NSNN nữa. BẢNG 13 : BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC TRỢ ĐỘ THAY ĐỔI CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NHẬN TRỢ CẤP HƯU TRÍ TẠI QUẬN HOÀNG MAI ( 2005 – 2009 ) BẢNG 14 : SỐ LƯỢNG NGƯỜI HƯỞNG TRỢ CẤP HƯU TRÍ TẠI QUẬN HOÀNG MAI ( 2005 – 2009 ) STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 -Tổng số người về hưu(người) 14.890 16.965 18.151 20770 24301 -Số tăng tuyệt đối hàng năm ( nguời ) - 2075 1186 2619 3531 -Tốc độ tăng hàng năm(%) - 13,94 7 14,43 17 2 -Số đối tượng là CNVC (người) 13.608 15.542 16.619 18.400 19.450 -Tăng tuyệt đối hàng năm (người) - 1.934 1.077 -Tốc độ tăng hàng năm(%) - 14,2 6,93 3 -Số đối tượng là QĐ (người) 1.243 1.384 1.493 1.759 1.910 -Tăng tuyệt đối hàng năm(người) - 141 109 -Tốc độ tăng hàng năm (%) - 11,3 7,88 ( nguồn : BHXH quận Hoàng Mai ) Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy, hàng năm số người hưởng trợ cấp hưu trí đều tăng lên, số đối tượng này tăng lên là do số đối tượng là CNVC và QĐ đều tăng qua các năm; tỷ lệ tăng của đối tượng là CNVC thường cao hơn so với đối tượng là quân nhân, tuy nhiên năm 20 BẢNG 15 : SỰ THAY ĐỔI SỐ ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG TRỢ CẤP HƯU TRÍ TẠI QUẬN HOÀNG MAI ( 2005- 2009 ) Năm Số Tăng Số Giảm Tổng Mới Nơi khac đến Tăng khác Tổng số tăng Chết Tạm dừng Chuyển đi nơi khác Số giảm khác Tổng số giảm 2005 1152 308 7 1467 205 3 87 1 296 1169 2006 1525 883 0 2408 208 2 123 0 333 2075 2007 1223 387 1 1611 243 4 175 3 425 1186 2008 2016 985 36 3037 340 0 78 0 418 2619 2009 1614 1995 55 3664 86 2 45 0 133 3531 ( nguồn : BHXH quận Hoàng Mai) Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy nguyên nhân của sự tăng lên các đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí tại quận Hoàng Mai là do sự tăng lên của đối tượng hưởng mới; sự di chuyển đối tượng từ nơi khác đến; và một số viêch tăng khác. Bên cạnh đó, số đối tượng hết quyền nhận trợ cấp hưu trí và số đối tượng chuyển đi nơi khác là không nhiều và tăng không đáng kể qua các năm. Điều này là do những đặc điểm của quận Hoàng Mai là quận mới thành lập, diện tích đất nông nghiệp còn nhiều, tốc độ đô thị hóa nhanh, các khu chung cư, khu vực dịch vụ phát triển; kèm theo nhu cầu về lao động và là nơi thu hút các luồng dân cư từ nơi khác chuyển về; là yếu tố góp phần làm thay đổi số đối tượng hưu tại đây. 1.2. Thủ tục xét về hưu. Việc giải quyết các chế độ tại BHXH quận nói chung hay chế độ hưu trí nói riêng đều được quan tâm, chỉ đạo thực hiện, không phiền hà, sách nhiễu nhân dân, tạo mọi điều kiện cho người dân được hưởng quyền lợi. Bên cạnh đó, những thủ tục bắt buộc và những yêu cầu đối với thủ tục xét về hưu theo quy định của Nhà nước vẫn đảm bảo được yêu cầu đầy đủ. Đầu tiên khi bắt đầu tham gia BHXH, hồ sơ và sổ BHXH của người lao động được cơ quan BHXH lưu trữ trong suốt thời gian đóng từ khi công tác đến lúc qua đời. Đây chính là cơ sở cho người lao động được hưởng trợ cấp hưu trí khi về hưu. Người lao động đang làm việc và lao động đủ điều kiện về hưu theo quy định của pháp luật có thể đề nghị được trợ cấp hưu trí bằng cách lập hồ sơ gửi lên cơ quan BHXH quận. Hồ sơ này gồm : Sổ BHXH Quyết định nghỉ việc của nguời sử dụng lao động hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng hết hạn. Biên bản giám định y khoa ( đối với người về hưu hay hưởng lương hưu theo mức thấp) Giấy chứng nhận HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp do cơ quan có thẩm quyền chứng nhận. Với bộ hồ sơ này, người lao động tại quận muốn đề nghị được trợ cấp hưu trí lập thành 5 bộ gửi đến cơ quan BHXH quận Hoàng Mai. Cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, trong trường hợp không giải quyết thì trả lời bằng văn bản. Sau khi hồ sơ được chấp nhận, cơ quan BHXH quận sẽ chịu trách nhiệm chuyển đối tượng về phường nơi đối tượng cư trú , đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân. Bên cạnh đó, BHXH quận cũng lưu hồ sơ của đối tượng và báo cáo lên cơ quan cấp trên, cụ thể là cơ quan BHXH Thành phố Hà Nội. Qua từng năm, đối tượng tham gia và đối tượng hưởng trên địa bàn quận ngày một tăng lên. Trong khi đó số lượng cán bộ tại cơ quan không thay đổi, do đó trong tất cả các khâu làm việc , cán bộ công nhân viên chức ở đây đều cố gắng giải quyết công việc, các thủ tục một cách nhanh chóng nhất, đảm bảo yêu cầu và quyền lợi của nhân dân được đáp ứng, ổn định cuộc sống cho người về hưu. Người lao động đủ điều kiện về hưu, đề nghị trợ cấp lương hưu nếu có đẩy đủ hồ sơ hợp lệ đều được giải quyết một cách nhanh chóng trong khoảng thời gian rất ngắn; giúp người lao động không mất công sức đi lại, đồng thời giúp đỡ họ phần nào về vật chất và tinh thần cho họ khi đến tuổi nghỉ hưu. Hàng năm, cơ quan BHXH quận Hoàng mai đã giải quyết cho rất nhiều đối tượng mới được nhận trợ cấp hưu, cụ thể qua bảng sau: BẢNG 16 : SỐ LƯỢNG NGƯỜI NGHỈ HƯU ĐƯỢC XÉT DUYỆT MỚI TẠI QUẬN HOÀNG MAI( 2005- 2009) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Số người nghỉ hưu được xét duyệt mới 1152 1525 1223 2016 1614 ( Nguồn : BHXH quận Hoàng Mai ) Tình hình chi trả lương hưu tại cơ quan BHXH quận Hoàng Mai. Theo quy định của Nhà nứơc, chi BHXH là chi trả 2 chế độ ngắn hạn và dài hạn. Chi ngắn hạn là chi cho người lao động hưởng trợ cấp ốm đau , thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Chi dài hạn là chi cho đối tượng nghỉ hưởng hưu , trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tuất. Hệ thống chi trả ở Việt Nam hiện nay được chi trả như sau: Ngân sách Nhà nước Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Bảo hiểm xã hội quận, huyện Đại lý chi trả ở phường, xã Đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí Cơ quan BHXH quận Hoàng mai là cơ quan BHXH cấp quận huyện, là cơ quan BHXH cấp thấp nhất chịu trách nhiệm chi trả trợ cấp hưu trí cho các đối tượng hưởng. BHXH chi trả lương hưu chủ yếu thông qua ban chi trả của từng phường, mỗi phường đều thành lập một ban chi trả trong đó đồng chí Chủ tịch UBND phường là trửơng ban chi trả. Bên cạnh đó, cơ quan còn trực tiếp chi trả lương hưu cho một số đối tượng trong khoảng thời gian như: đối tượng chuyển từ nơi khác đến, đối tượng tạm trú, đối tượng mới về nghỉ hưu… Ngay từ đầu các năm cơ quan BHXH quận đã có lịch ấn định ngay chi lương hưu hàng tháng, căn cứ theo đó BHXH có kế hoạch dự trù nguồn kinh phí tạm ứng cho các phường và cũng từ đó đảm bảo cho người lao động theo dõi được tình hình chi trả lương hưu trên địa bàn, giúp họ nhận được trợ cấp một cách đều đặn, góp phần ổn định cuộc sống cho họ. Bên cạnh đó cơ quan BHXH quận còn phối kết hợp với công an quận, công an các phường để đảm bảo an toàn tiền mặt trong các ngày chi trả lương hưu. Từ ban chi trả của phường này, tiền lương hưu sẽ được chuyển đến cho người lao động. Bên cạnh đó hiện nay theo quy định của Nhà nước, người lao động có thể được nhận lương hưu qua the ATM thuận tiện cho người lao động, tuy nhiên vì mới đưa vào triển khai nên đối tượng tham gia lọai hình chi trả này còn hạn chế. BẢNG 17 : BIẾN ĐỘNG SỐ TIỀN CHI LƯƠNG HƯU TẠI BHXH QUẬN HOÀNG MAI GIAI ĐOẠN 2005- 2009 Năm Số tiền chi trả (triệu đồng ) Biến động Lượng tăng tuyệt đối (triệu đồng) Tốc độ tăng ( % ) 2005 144.143,565 - - 2006 210.558,210 66.414,645 46,07 2007 293.986,245 83.428,035 39,62 2008 405.501,414 111.515,169 37,93 2009 438.000 32.498,586 8,01 ( Nguồn : BHXH Hoàng Mai ) Từ bảng số liệu trên có thể thấy: số tiền chi trả cho chế độ trợ cấp hưu trí tăng dần lên khá nhanh từ năm 2005 đến năm 2009; từ 144.143,565 (triệu đồng) đến 438.000 ( triệu đồng ). Nhưng khi tính đến lượng tăng tuyệt đối và tốc độ tăng thì có thể thấy được sự giảm xuống vào năm 2009; vào năm 2008 thì lượng tăng tuyệt đối là 111.515,169 ( triệu đồng) và tốc độ tăng là 37,93 % nhưng vào năm 2009 thì lượng tăng tuyệt đối chỉ là 32.498,586 (triệu đồng) và tốc độ tăng chỉ có 8,01 %. Có sự biến động giảm này vì số đối tượng hưu trí mới giảm đi nên quận không bị phát sinh thêm một khoản chi trả cho chế độ trợ cấp hưu trí. BẢNG 18 : TÌNH HÌNH CHI LƯƠNG HƯU TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN HOÀNG MAI ( 2005- 2009 ) Năm Chi chế độ hưu trí Tổng chi các chế độ BHXH ( đồng ) Tỷ lệ giữa chi chế độ hưu trí / tổng chi các chế độ BHXH Người Tiền ( đồng ) Người Tiền ( đồng ) Người ( % ) Tiền ( % ) 2005 14.890 144.143.565.200 42.563 160.989.400.300 34,98 89,54 2006 16.965 210.558.210.000 48.142 230.077.002.400 35,24 91,52 2007 18.151 293.986.244.800 51.763 321.653.098.200 35,07 91,4 2008 19.856 405.501.413.885 48.274 445.745.519.000 41,13 90,97 2009 24.301 438.000.000.000 46.047 453.409.000.000 52,77 96,6 ( Nguồn : BHXH quận Hoàng Mai ) Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét : số đối tượng hưởng chế độ hưu trí tăng lên dẫn đến số lượng người hưởng chế độ BHXH cũng tăng lên qua các năm, từ đó thì tổng chi cho các đối tượng tham gia BHXH cũng tăng lên đáng kể, và đắc biệt là số tiền chi cho chế độ hưu trí tăng rất nhanh, chi cho chế độ trợ cấp hưu trí chiếm hầu hết trong số tiền chi các chế độ BHXH. Năm 2005 thì tỷ lệ giữa chi chế độ hưu trí so với tổng chi các chế độ BHXH chiếm 89,54 %; năm 2006 là 91,52 %; năm 2007 giảm xuống 91,4% ;năm 2008 lại giảm xuống 90,97% nhưng đến năm 2009 lại tăng lên đến 96,6 %. Vì chế độ hưu trí là chế độ chi trả thường xuyên hàng tháng, với số tiền chi trả đồng đều và tương đối lớn so với các chế độ chi thường xuyên và các chế độ chế độ chi ngắn hạn khác nên mặc dù trên địa bàn quận Hoàng Mai, đối tượng hưởng chế độ hưu trí chỉ chiếm khoảng 1/3 đến 1/2 tổng số các đối tượng được hưởng trợ cấp BHXH nhưng số tiền dùng để chi trả cho đối tượng này rất lớn chiếm khoảng trên 90% tổng số tiền chi trả cho tất cả các chế độ. Như vậy mới biết được vai trò quan trọng của chế độ hưu trí đối với mọi người dân trên quận Hoàng Mai. Thu, chi là 2 hoạt động không thể tách rời nhau trong việc thực hiện chế độ hưu trí. Tại cơ quan BHXH quận Hoàng Mai, đầu mỗi năm quận đều chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình công tác cho các bộ phận, chú trọng đến công tác thu và chi cho đúng đối tượng, kịp thời an toàn. BẢNG 18 : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU, CHI CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP HƯU TRÍ TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN HOÀNG MAI ( 2005 – 2009 ) Năm Tổng số thu được Tổng chi cho chế độ hưu trí Tỷ lệ tổng thu/tổng chi cho chế độ hưu trí(%) 2005 60.510.348.471 144.143.565.200 42 2006 70.694.943.871 210.558.210.000 33,6 2007 96.453.168.987 293.986.244.800 33 2008 124.000.000.000 405.501.413.885 30,58 2009 180.000.000.000 438.000.000.000 41 ( Nguồn: BHXH quận Hoàng Mai ) Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy được rằng tổng thu và tổng chi của chế độ hưu trí ngày càng tăng lên khá đáng kể bởi số lượng người tham gia vào chế độ hưu trí ngày càng đông, số lượng người về hưu trong quận ngày một tăng. Tổng số thu được của chế độ hưu trí tăng gần 3 lần, từ 60.510.348.471 đồng (năm 2005) đến 180 tỷ đồng ( năm 2009); tổng chi cũng tăng hơn 3 lần từ 144.143.565.200 đồng (năm 2005) đến 438 tỷ đồng (năm 2009). Ngoài ra, tỷ lệ tổng thu/tổng chi cho chế độ hưu trí có xu hướng giảm dần qua các năm, cho thấy được tổng chi có xu hướng tăng nhiều hơn so với tổng thu của chế độ hưu trí. Từ năm 1995 quỹ BHXH nước ta hình thành và hạch toán độc lập với ngân sách nhà nước; quỹ BHXH được hình thành trên cơ sở có sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động nên hình thàn nên quỹ tài chính độc lập với NSNN nhằm đảm bảo cân bằng thu chi. Quỹ BHXH lại được chia ra thành 3 quỹ thành phần: Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Quỹ ốm đau, thai sản Quỹ hưu trí, tử tuất Thực tế tại cơ quan BHXH quận Hoàng Mai cho thấy số tiền thu được hàng năm không đủ cân bằng đối với số tiền chi trả cho các đối tượng hưởng trợ cấp hưu mà vẫn cần có sự hỗ trợ của NSNN vì: Trước năm 1995 các đối tượng này tham gia đóng góp vào quỹ BHXH nhưng lúc đó quỹ này được nhập vào NSNN. Mặt khác do đặc điểm tình hình lúc đó của đất nước , nền kinh tế hoàn toàn là tập trung bao cấp, quỹ BHXH lúc đó do nhà nước đài thọ. Người lao động và chủ sử dụng lao động chỉ phải đóng góp một phần rất nhỏ cho quỹ này nên quỹ này được nhập vào NSNN. Khi Chính phủ có quyết định thành lập cơ quan BHXH Việt Nam, hạch toán độc lập, quỹ BHXH tách khỏi NSNN thì những người lao động tham gia BHXH có thời gian đóng góp cho quỹ BHXH nằm trong NSNN khi về nghỉ hưu trước ngày 1 tháng 1 năm 1995 có tiền trợ cấp hưu do NSNN đảm bảo. Bên cạnh đó, các đối tượng hưởng BHXH sau ngày 1 tháng 1 năm 1995 nhưng có thời gian đóng BHXH trước ngày 1 tháng 1 năm 1995 nay chuyển sang cho cơ quan BHXH Việt Nam quản lý nhưng phần đóng phí cho NSNN trước kia không được chuyển qua quỹ BHXH. Do đó, trong vấn đề chi trả trợ cấp hưu trí hàng tháng cho người lao động về hưu , vẫn còn cấn có sự trợ giúp của NSNN trong thời gian dài. BẢNG 19 : CHI TIẾT TÌNH HÌNH CHI TRẢ TRỢ CẤP HƯU TRÍ TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN HOÀNG MAI ( 2005- 2009 ) Năm Tổng chi ( tỷ đồng) Tỷ trọng ( % ) NSNN Quỹ BHXH Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng so với tổng chi ( % ) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng so với tổng chi ( % ) 2005 144,1 100 90,5 62,8 53,6 37,2 2006 210,6 100 122,2 58 88,4 42 2007 293,9 100 160,2 54,5 133,7 45,5 2008 405,5 100 212,482 52,4 193,018 47,6 2009 438 100 226,6 51,7 211,4 48,3 ( Nguồn : BHXH quận Hoàng Mai ) Năm 2005 với tổng chi là 144,1 tỷ đồng thì chi từ NSNN chiếm 62,8%, chi từ quỹ BHXH chiếm 37,2 %. Qua các năm thì chi từ NSNN giảm dần từ 62,8% ( Năm 2005); 58 % (năm 2006); 54,5 % (năm 2007); 52,4 % (năm 2008); 51,7 % (năm 2009) nhưng tỷ trọng khoản chi từ NSNN so với tổng chi luôn trên 50%. Còn tỷ trọng khoản chi từ quỹ BHXH so với tổng chi tăng dần lên, từ 37,2 % (năm 2005) đến 48,3 % (năm 2009). Từ số liệu trên có thể thấy số tiền trợ cấp cho chế độ hưu trí tại quận Hoàng Mai nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung vẫn còn ở mức cao, tuy nhiên tỷ lệ này ngày càng sẽ giảm và dần dần đến một lúc nào đó quỹ BHXH sẽ thực sự hoạt động thu chi một cách độc lập. Lúc đó một vấn đề mới sẽ đặt ra khi tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng tăng, mức sống ngày càng cao hơn, dân số Việt nam đang có xu hướng già đi, nếu tỷ lệ đóng góp vào quỹ không tăng hay có một biện pháp khác khắc phục thì tình hình thu chi của quỹ BHXH Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Quản lý chế độ trợ cấp hưu trí. Theo Nghị định 19/CP ngày 16 tháng 2 năm 1995 của Chính phủ, hệ thống BHXH Việt Nam được thành lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, sự quản lý Nhà nước của Bộ Lao động thương binh xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan, sự giám sát của Tổ chức công đoàn. Về mặt tổ chức, BHXH Việt Nam được hình thành theo một hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương và được chia thành 3 cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh và thành phố, cấp quận huyện. Cơ quan BHXH quận Hoàng Mai là cơ quan BHXH cấp thấp nhất; chịu trách nhiệm các hoạt động tác nghiệp về BHXH và đồng thời là tổ chức giữ vai trò trung gian giữa những người tham gia BHXH, đối tượng thụ hưởng quyền lợi BHXH với cơ quan BHXH cấp cao hơn. BHXH quận Hoàng Mai có nhiệm vụ : thực hiện đăng kí và cấp sổ BHXH, thực hiện thu phí BHXH, tiếp nhận yêu cầu hưởng BHXH , ra quyêt định và thực hiện chi trả theo phân cấp, tư vấn giải thích pháp luật BHXH, kiểm tra giám sát việc thực hiện BHXH. Chế độ hưu trí là một chế độ dài hạn, bắt đầu từ lúc lao động bắt đầu lam việc cho đến khi họ qua đời. Mặt khác, số lượng người hưu trí chiếm phần đông số dân trong cả nước. Vì vậy, quản lý chế độ này là công việc rất phức tạp và đòi hỏi sự cẩn thận và chính xác cao. Quản lý đăng ký tham gia BHXH là bước đầu tiên, quan trọng để thực hiện quản lý đối tượng tham gia và đối tượng hưởng của BHXH. Một đơn vị nào đó muốn tham gia đóng BHXH cho nhân viên của mình sẽ đề nghị tham gia với cơ quan BHXH quận, cơ quan BHXH sẽ xét duyệt giải quyết cho đơn vị tham gia. Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh trên địa bàn quận, hàng năm các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh mọc lên nhiều, do đó năm nào cũng có một số đơn vị đăng kí mới và số lao động mới tham gia khá là đáng kể, được thể hiện qua bảng sau: BẢNG 20 : SỐ ĐƠN VỊ SỬ DỤNG MỚI THAM GIA BHXH TRONG NĂM TẠI QUẬN HOÀNG MAI ( 2005 – 2009) Năm Số đơn vị Số lao động Số đơn vị khai thác mới Số lao động khai thác mới 2005 430 28.920 140 1.390 2006 697 30.584 267 1.664 2007 850 38.041 153 7.457 2008 1.068 39.000 218 959 2009 1.233 48.437 165 9.437 ( Nguồn : BHXH quận Hoàng Mai) Bên cạnh đó khi quản lý chế độ hưu trí nói riêng hay các chế độ BHXH khác, BHXH quận còn phải quản lý sổ BHXH. Sổ BHXH được dùng để ghi nhận quá trình làm việc có đóng góp BHXH để làm cơ sở giải quyết chế độ cho người lao động. Sổ BHXH cũng là cơ sở pháp lý để người lao động có thể kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện trách nhiệm BHXH của họ, đồng thời là phương tiện để tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo công bằng của người lao động khi di chuyển nơi làm việc và là cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa người lao động, chủ sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Cơ quan BHXH hàng năm đã tiến hành, phối hợp cùng đơn vị rà soát , cấp sổ BHXH hàng năm duyệt cấp sổ BHXH và chuyển sổ lên thành phố kiểm tra cho rất nhiều đối tượng. Ngoài ra, một nhiệm vụ khác của cơ quan BHXH quận Hoàng Mai phải thực hiện, đó là công tác quản lý chính sách hồ sơ. Hồ sơ người lao động được cơ quan BHXH lưu trữ trong suốt thời gian đóng, từ khi người lao động bắt đầu công tác cho đến khi qua đời, do đó hồ sơ phải được lưu giữ một cách khoa học và ngăn nắp. Cùng với sự phát triển kinh tế chung của toàn quận thì số người dân hiện hưởng thụ chính sách BHXH ngày một lớn, đến cuối tháng 12 năm 2009 BHXH quản lý trên 40.000 hồ sơ tham gia BHXH đương chức và khoảng 23.185 hồ sơ hưởng trợ cấp hưu trí. Đánh giá chung về công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai Một số kết quả đạt được. Tuy la đơn vị mới thành lập không lâu, bước đầu gặp rất nhiều khó khăn nhưng cán bộ công chức đã quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, cùng với sự giúp đỡ của ban thường vụ quận ủy, HĐND- UBND quận, sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc BHXH Thành phố Hà Nội và các ban ngành có liên quan, BHXH Hoàng Mai đã có được những kết quả sau: Cán bộ công chức BHXH Hoàng Mai đã đoàn kết, vượt qua khó khăn của một đơn vị mới thành lập. Hàng năm , cơ quan đều lập kế hoạch năm, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện công việc đảm bảo hoàn thành kế hoạch và nhiệm vụ được giao. Chế độ hưu trí đã được tuyên truyền rộng rãi tới nhân dân và các đơn vị trên địa bàn quận có thể hiểu rõ hơn và đầy đủ hơn về nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Nhất là ở những đơn vị là doanh nghiệp tư nhân hay công ty trách nhiệm hữu hạn giúp họ thực hiện đúng luật lao động. Là một quận thành lập sau các quận khác, đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, số lao động và những người nghỉ hưu trên địa bàn quận lớn, và chính sách BHXH đã được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, giúp người lao động hiểu rõ và tham gia đảm bảo quyền lợi của mình. Từ đó, góp phần xây dựng chính sách về chế độ trợ cấp hưu trí hoàn thiện hơn. Chế độ hưu trí đã góp phần giúp đỡ những người lao động quận Hoàng Mai khi về hưu về vật chất và tinh thần, đảm bảo cho họ có thể đáp ứng được nhu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống, hưởng tuổi già và góp công sức, kinh nghiệm của mình cho gia đình và xã hội. Nhiều phường đã phối hợp tốt với cơ quan BHXH tổ chức chi trả được nhân dân tin tưởng, ngày chi lương hưu đã trở thành ngày gặp gỡ của các đối tượng thụ hưởng chế độ trợ cấp BHXH, đó là các phường Giáp Bát, Vĩnh Hưng, Đại Kim, Định Công, Yên sở, Mai Động, Hoàng Liệt. Nhiều đồng chí trong ban chi trả các phường có nhiều đóng góp trong việc chi và quản lý đối tượng, kịp thời báo giảm đối tượng khi qua đời, di chuyển. Với tinh thần trách nhiệm , dân chủ, năng động và truyền thống khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ nên trong giai đoạn 2005- 2009 BHXH Hoàng Mai đã phấn đấu và thực hiện được mục tiêu là chi đủ số tiền, đúng quy định, an toàn góp phần ổn định đời sống cho người lao động, người hưởng chính sách Nhà nước ban hành. Việc triển khai thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản thẻ ATM ngày càng đông người lao động tham gia; giúp khắc phục được tình trạng ký hộ, ký thay vì đối tượng chỉ phải ký vào danh sách lương 6 tháng 1 lần ( tháng 5 và tháng 11 hàng năm). Việc chi trả lương hưu qua thẻ ATM giúp cho giảm tải được số lượng người đến phường lĩnh lương vào ngày chi lương. Mặt khác lương hưu của đối tượng luôn đảm bảo đúng, đủ và an toàn. Từ khi tiến hành chi lương qua thẻ ATM chưa để trường hợp nào thắc mắc thiếu tiền hay chậm chi trả… Một số vấn đề còn tồn tại. Mặc dù công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí ở BHXH quận Hoàng Mai khá tốt, không để xảy ra tình trạng khiếu nại nhưng vẫn có một số trường hợp chi không đúng, không đủ cho các đối tượng. Tuy là sau đó đã có sự điều chỉnh bằng cách truy thu hay truy lĩnh nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan BHXH quận Hoàng Mai. Do số cán bộ chuyên quản chi trong cơ quan hiện nay còn ít mà khối lượng công việc lại nhiều, số đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí thì ngày cáng tăng lên nên không thể giải quyết các hồ sơ nhanh chóng dẫn đến việc gây chậm trễ, các đối tượng nhận lương hưu, trợ cấp không đúng với thời gian quy định. Là đơn vị mới thành lập nên điều kiện vật chất của cơ quan còn nhiều hạn chế, về cơ sở hạ tầng, diện tích phòng làm việc còn nhỏ hẹp trong khi đó số lượng người lao động đến làm việc tại cơ quan hàng ngày rất đông gây bất tiện trong quá trình chi trả lương hưu và trong việc quản lý hồ sơ. Bên cạnh đó, máy móc trang thiết bị phục vụ cho công việc còn thiếu thốn, gây khó khăn, làm cho sức ép công việc là rất lớn, khó tránh tâm lý căng thẳng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý và giải quyết chế độ đến từng người dân. Công tác đôn đốc thu nộp BHXH đã có nhiều cố gắng, hoàn thành công việc được giao nhưng vẫn còn tồn tại một số đơn vị nợ đọng BHXH, cơ quan đã cố gắng, sử dụng nhiều biện pháp đôn đốc thu nộp nhưng một số đơn vị gặp khó khăn trong kinh doanh nên chưa có khả năng đóng BHXH; ngoài ra còn một số công ty trách nhiệm hữu hạn hay một số doanh nghiệp trốn đóng BHXH bằng cách kí hợp đồng với người lao động 2 tháng một lần, khai giảm mức lương thực trả cho công nhân hay không tham gia đầy đủ cho toàn bộ lao động của công ty theo quy định của pháp luật.Cá biệt, có đơn vị lãnh đạo doanh nghiệp còn chưa quan tâm đến công tác BHXH gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, có doanh nghiệp còn nợ đọng một số tiền lớn , có khi đến hàng tỷ đồng. Do đó, công tác thu nộp còn gặp nhiều khó khăn. Do hiện nay chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng chủ yếu tại ban chi trả của các phường , trong khi số cán bộ chuyên quản lại ít không thể xuống từng phường kiểm tra tình hình nên không nắm bắt được các vấn đề phát sinh trong khi thực hiện chi trả lương hưu và khó đảm bảo an toàn về tiền mặt trong quá trình chi trả. Tại nhiều phường, đại diện ban chi trả không chấp hành đúng quy định của BHXH trong công tác quản lý tài chính: danh sách chi trả còn thiếu chữ ký của đối tượng , còn nhiều trường hợp ký thay, nhận hộ không có giấy ủy quyền theo quy định mà vẫn cấp tiền. Điều đó có thể gây thất thoát của Nhà nước khi đối tượng đã chết ở nơi tạm trú. Các chương trình phần mềm ứng dụng về tiếp nhận quản lý hồ sơ chưa hoàn thiện nên chưa khai thác được triệt để và cơ sở dữ liệu về quản lý chế độ trợ cấp hưu trí cũng như các chế độ BHXH khác chưa được nhập dữ liệu đầy đủ nên việc khai thác cơ sở dữ liệu còn hạn chế và chưa thực hiện được việc kiểm tra lẫn nhau trong quá trình tác nghiệp, cũng như chưa rút ngắn được thời gian giải quyết các chế độ. Chương III- Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai trong thời gian tới. Phương hướng hoạt động của BHXH Hoàng Mai trong thời gian tới. Năm 2010 là năm có ý nghĩa quan trọng của đất nước và thủ đô ta. Là năm tập trung phấn đấu cho việc thực hiện kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Với tinh thần dân chủ và quyết tâm của tập thể cán bộ công chức cơ quan BHXH quận Hoàng Mai là: “ Đoàn kết, trí tuệ, năng động ” trong thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ thu, chi mà BHXH Thành phố giao cho quận Hoàng Mai. Để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho BHXH quận Hoàng Mai có biện pháp triển khai là: Ngay từ đầu năm 2010 công tác tổ chức sắp xếp bố trí đội ngũ CBVC được triển khai trên cơ sở, nhiệm vụ thành phố giao cho quận. Phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu đúng, đủ, kịp thời và an toàn trong công tác thu BHXH, chi phục vụ đối tượng. Cùng UBND phường tiếp tục kiện toàn ban chi trả các phường nhằm tổ chức chi trả, quản lý đối tượng hưởng đúng quy định của ngành và thành phố. Tăng cường kết hợp với các ngành hữu quan tổ chức tuyên truyền Luật lao động, luật BHXH, quyền và lợi ích của người lao động khi tham gia BHXH để khai thác phát triển mới những người lao động, số cơ sở tham gia BHXH ngày một tăng. Phát huy quyền dân chủ, bình đẳng, đoàn kết giúp nhau để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành giao cho quận. Tổ chức cơ sở Đảng, công đoàn duy trì hoạt động, làm tốt chức năng, nhiệm vụ của Luật để tham gia tổ chức động viên CBVC hưởng ứng thi đua trong các đợt phát động. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí trong thời gian tới. Đối với BHXH Hoàng Mai. 1.1. Nâng cao công tác kiểm tra giám sát và tự kiểm tra giám sát đối với công tác quản lý BHXH. Công việc quản lý BHXH là công việc phải quản lý rất nhiều đối tượng, có liên quan đến rất nhiều người và các cơ quan, các tổ chức từ trung ương đến địa phương, liên quan đến cả tai chính lẫn hành chính. Do yêu cầu của công việc phải quản lý rất nhiều hồ sơ, sổ sách và các tài liệu có liên quan khác nhau; do đó công tác kiểm tra giám sát lại càng có vị trí quan trọng. Các năm qua cơ quan BHXH đã tiến hành nhiều lần kiểm tra, rà soát mọi hoạt động của cơ quan và việc thực hiện chế độ tại các phường và kịp thời phát hiện nhiều những vi phạm để xử lý. Tuy nhiên công tác này không được phép lơ là, cơ quan BHXH phải tiến hành kiểm tra định kỳ các đơn vị thực hiện BHXH ở phường xã và cũng tiến hành tự kiểm tra giám sát việc thực hiện công việc của mình. Công tác này góp phần phát hiện sớm những sai sót hoặc những vi phạm để kịp thời xử lý, đảm bảo việc thực hiện chế độ BHXH được “đúng”, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tham gia và thực hiện công bằng xã hội. 1.2. Quản lý chặt chẽ cả đối tượng tham gia lẫn đối tượng hưởng chế độ hưu trí cũng như các chế độ BHXH khác: Quản lý tốt đối tượng tham gia và đối tượng hưởng chế độ trợ cấp hưu trí chính là bước đầu tiên để quản lý tốt chế độ trợ cấp hưu trí. Cùng với sự đô thị hóa một cách nhanh chóng trên địa bàn quận thì các đối tượng tham gia BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng cũng ngày càng tăng, vì vậy công tác quản lý đối tượng phải được tăng cường thực hiện. Quản lý các đối tượng này là quản lý theo hồ sơ, thực hiện các nghiệp vụ quản lý, sử dụng tối đa các tiện ích của các phương tiện hiện đại, máy vi tính, … Quản lý các đối tượng từ khi mới bắt đầu tham gia đến lúc qua đời, đảm bảo quản lý đúng và chặt chẽ các đối tượng, là cơ sở để người lao động được hưởng các quyền lợi của mình. Ngoài ra trong việc sắp xếp các hồ sơ cũng phải theo trật tự, ngăn nắp theo từng mục, từng loại qua các năm để có thể dễ dàng cho việc tra cứu và quản lý các đối tượng. Ngoài ra cơ quan BHXH quận còn nên dành sự quan tâm với những người đã nghỉ hưu đặc biệt là các đối tượng hưu cô đơn, tìm hiểu những nguyện vọng của những đối tượng này và từ đó có thể có những cách chăm sóc tốt hơn cho các đối tượng này. 1.3. Cần tăng cường công tác tuyền truyền chính sách về hưu trí, về BHXH đến từng người dân. Chính sách BHXH là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước. Tham gia BHXH là quyền lợi của người lao động. Vì vậy nhận thức đầy đủ và đúng đắn về chính sách BHXH ở nước ta, về mục đích, ý nghĩa tác dụng của chính sách BHXH đối với người lao động và gia đình họ, đối với toàn xã hội là điều kiện để chính sách BHXH ở nước ta có điều kiện thực hiện và phát hiện mở rộng đến từng đối tượng dân cư. Như vậy công tác tuyên truyền chính sách đến từng người dân là thực sự cần thiết. Tuyên truyền giúp công động dân cư có thể hiểu biết các chế độ, các điều được quy định … góp phần thực hiện chính sách BHXH ngày càng mở rộng và phát triển. Qua tình hình thực hiện chính sách BHXH ở quận Hoàng Mai cho thấy, đại đa số nhân dân, những người chủ sử dụng lao động, doanh nghiệp sủ dụng lao động đều nhận thức được tầm quan trọng của BHXH trong cuộc sống của nhân dân, tuy nhiên vẫn tồn tại một bộ phận dân cư, người lao động và người chủ sử dụng lao động chưa hiểu biết hết hoặc hiểu biết không đầy đủ về các chính sách BHXH hay chế độ trợ cấp hưu trí, gây những khó khăn cho chính sách trong quá trình triển khai. Bởi vậy, các cơ quan cần làm tốt công tác tuyên truyền chính sách đến mọi người dân, các doanh nghiệp thông qua các phương tiện phù hợp với điều kiện cơ quan như: treo các tranh ảnh, hình ảnh cổ động cho chính sách BHXH, hoặc thông qua hệ thống loa phát thanh của các phường để phổ biến chính sách cùng các hình thức khác nhau: giải đáp chế độ chính sách, phát động các cuộc thi văn nghệ, thi tìm hiểu hoặc cán bộ cơ quan trực tiếp giới thiệu về chính sách, giải thích tầm quan trọng, vai trò và ý nghĩa của chính sách BHXH nhằm tuyên truyền một cách thường xuyên tới mọi người dân. Nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ nhân viên các địa bàn BHXH: Những người lao động về hưu gần như chiếm phần lớn dân cư của đất nước. Do đó, việc quan tâm đáp ứng những nhu cầu và mong mỏi của các đối tượng này cũng là đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân cả nước. Chính sách BHXH ra đời ở nước ta với mong muốn được phục vụ và đem lại lợi ích cho nhân dân, đặc biệt là những người lao động. Chính sách BHXH ở nước ta được triển khai từ khi mới thành lập nhưng còn rất nhiều những vấn đề và những mặt cần hoàn thiện. Để hoàn thiện chính sách BHXH cần phải việc nâng cao chất lượng phục vụ cho nhân dân. Khi nói đến nâng cao chất lượng dịch vụ đầu tiên là nói đến nâng cao chất lượng dịch vụ của cán bộ công nhân viên chức. Càng là một cơ quan Nhà nước thì chất lượng phục vụ nhân dân càng khắt khe hơn. Người dân phải được các cán bộ công chức BHXH giúp đỡ tận tình, tạo mọi điều kiện để họ đặc biệt là những người già có thể tham gia, hưởng và giải quyết các vần đề liên quan đến chế độ BHXH của họ. Vì các cán bộ tham gia tiếp xúc với người dân chính là người phổ biến chính sách của Nhà nước, đại diện cho nhà nước. Ngoài ra những người đến giao dịch tại cơ quan chủ yếu là những người cao tuổi , do đòi hỏi các cán bộ khi tiếp xúc với người dân phải khéo léo, nhẹ nhàng, tận tình giúp đỡ nhân dân. Một xã hội càng phát triển thì chất lượng phục vụ nhân dân của các cơ quan Nhà nước càng cao, vì vậy nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân chính là một trong các biện pháp hoàn thiện chính sách BHXH ở nước ta hiện nay. Và cũng có thể nói nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ cơ quan BHXH là việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ. Chính sách BHXH ngày càng phát triển, đối tượng tham gia ngày càng nhiều, trong khi đó số lượng biên chế của cơ quan có hạn. Cho nên nâng cao trình độ của cán bộ công chức là một việc làm cần thiết. Yêu cầu đặt ra là các cán bộ phải giải quyết công việc một cách nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian. Mỗi cán bộ công chức có thể tự trao dồi kiến thức của mình bằng việc tích cực đọc sách báo, học thêm hay thông qua tiếp xúc trực tiếp với người lao động…Đối với cơ quan cũng nên tạo điều kiện cho cán bộ của mình tham gia các khóa học nâng cao trình độ, xây dựng tác phong làm việc của cơ quan một cách nhanh chóng nhưn vẫn đảm bảo hoàn thành tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao, tạo phong trào đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc tại cơ quan, thực hành chính sách tiết kiệm … Mở rộng hình thức chi trả qua thẻ ATM. Chi trả lương hưu qua thẻ ATM là hình thức chi trả mới được triển khai ở nước ta. Chi trả theo cách này sẽ tạo điều kiện cho cơ quan BHXH có thể quản lý đối tượng của mình một cách dễ dang hơn, người lao động về hưu có thể lĩnh tiền lương ở nhiều địa điểm khác nhau. Bên cạnh đó người lĩnh hưu có thể chủ động về thời gian nhận tiền và người về hưu khi sức khoe suy giảm có thể nhờ người lĩnh hộ tiền mà không cần giấy ủy quyền và phải xác nhận lại giấy ủy quyên 6 tháng 1 lần như các cách chi trả thông thường. Còn rất nhiều lợi ích khác của việc chi trả lương hưu qua thẻ ATM mang lại cho cơ quan BHXH và người hưởng trợ cấp. Tuy nhiên hình thức chi trả mới được đưa vào triển khai và cũng mới chỉ có một phần nhỏ đối tượng hưu trí tham gia. Với mục tiêu xây dựng hoàn thiện chính sách BHXH, xây dựng một chính sách phù hợp, thuận tiện, nhanh chóng thì việc tăng cường , mở rộng đối tượng chi trả lương hưu qua thẻ ATM là rất cần thiết. Định hướng, lập kế hoạch và thực hiện đúng kế hoạch. Định hướng được công việc, kế hoạch cần thực hiện thì công tác quản lý chi trả sẽ thu được nhiều kết quả hơn.Kế hoạch đặt ra chính là mục tiêu là đích hướng tới cho cán bộ công nhân thực hiện công việc. Lập kế hoạch tốt, các chỉ tiêu phù hợp với hoàn cảnh của địa phưong là cơ sở để cán bộ cơ quan phấn đấu, làm việc một cách năng suất nhất. Có thể xây dựng kế hoạch theo từng tháng, từng quý, từng năm và khi xây dựng kế hoạch, cơ quan cần chú ý đến điều kiện và hoàn cảnh của mình để lựa chọn các chỉ tiêu phù hợp. Đối với BHXH Việt Nam. BHXH Việt Nam nên cấp dư một lượng kinh phí nhất định để BHXH các huyện có cơ số tiền dự trữ nhằm chủ động giải quyết tạm ứng cho những gia đình đối tượng có khó khăn khi đối tượng bị ốm đau, tạm ứng trước tiền mai táng phí, tiền hưu trong thời gian chờ làm thủ tục và duyệt hồ sơ. BHXH Việt Nam và các ban nghành có liên quan ban hành những quy định xử phạt hành chính đối với những người được giao làm công tác quản lý chi trả, không thực hiện việc báo cắt, giảm, hoặc báo giảm chậm. Toàn bộ số tiền hưởng sai được thu hồi vào một tài khoản để khen thưởng, động viên, khuyến khích những nguời phát hiện ra những đối tượng hưởng sai. Như vậy, tiền thưởng mới thực sự là đòn bẩy kinh tế tạo động lực giúp các cán bộ chuyên quản cũng như những người làm trong ban chi trả tại các xã- phường- thị trấn hoàn thành nhiệm vụ. BHXH Việt Nam cải tiến thủ tục chi trả BHXH, kịp thời chi đúng chế độ. Nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ các đối tượng tham gia BHXH chính là nâng cao vị thế, uy tín của ngành BHXH, tạo dựng niềm tin của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người lao động để họ thực hiện tốt việc thu nộp BHXH kịp thời, đúng đối tượng. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với việc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện chính sách BHXH nhất là ở địa phương và các cơ sở. Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác chi trả hưu trí. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước. Hiện nay Nhà nước đang thực hiện chính sách giảm độ tuổi về hưu cho người lao động, tăng tỷ lệ hưởng khi nghỉ hưu trước tuổi nên tất yếu sẽ làm giảm nguồn thu BHXH và tăng nguồn chi lên nhanh chóng. Trong tương lai khi điều kiện làm việc, mức sống được nâng cao, theo đó tuổi thọ của con nguời cũng tăng lên thì cần thiết phải điều chỉnh tăng độ tuổi nghỉ hưu của người lao động. Tuy nhiên để thực hiện được điều đó là rất khó vì nó thu hẹp cơ hội làm việc cho những người trẻ tuổi. Đây là vấn đề của toàn xã hội, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều bộ ngành có liên quan. Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chi trả các chế độ BHXH nói chung và chế độ trợ cấp hưu trí nói riêng. Bên cạnh đó Nhà nước cũng nên tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư quỹ BHXH vì hoạt động này cũng góp phần không nhỏ vào việc bảo toàn, tăng trưởng quỹ, bảo đảm sự an toàn và có đủ nguồn lực tài chính đáp ứng kịp thời yêu cầu chi trả các chế độ BHXH cho người lao động góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhà nước phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tài chính, cơ quan tổ chức y tế, tổ chức công đoàn và các đơn vị để kiểm tra , giám sát việc cấp giấy chứng nhận hay các chứng từ của việc nhận lương hưu để tránh việc gian lận để rút tiền quỹ BHXH không đúng. Cần xây dựng lịch kiểm tra thường xuyên các đơn vị ngoài các đơn thư khiếu nại, đặc biệt là kiểm tra ở các ban chi trả xã, phường trong việc thanh toán lương hưu và trợ cấp hàng tháng. Phòng Lao động Thương binh – Xã hội cần xây dựng kế hoạch và chương trình phối hợp với tổ chức chính quyền, UBND quận để giải quyết dứt điểm những tồn tại từ trước để lại, tiấn hành điều tra các trường hợp giả mạo hồ sơ, khai man tuổi đời và thời gian công tác, giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động. Đối chiếu hồ sơ đối tượng đang quản lý với danh sách chi trả và hồ sơ quản lý đối tượng phải khớp nhau về họ tên, mức tiền được hưởng…những đối tượng nào không khớp nhau sẽ phải kiểm tra, xác minh lại cho đúng với thực tế. Khi đối tượng có tên trong danh sách chi trả nhưng không có trong hồ sơ quản lý thì phải yêu cầu cho đầy đủ, ngược lại những đối tượng có tên trong hồ sơ quản lý nhưng không có tên trong danh sách chi trả thì phải xác minh lại làm rõ nguyên nhân. Một số ý kiến đề xuất khác. 4.1. Nâng cao năng lực quản lý của toàn ngành. Hoàn thiện chính sách BHXH không chỉ là hoàn thiện về chính sách mà là hoàn thiện về hệ thống và hoàn thiện về các khâu quản lý từ trung ương đến địa phương. Chúng ta đều biết rằng chính sách BHXH là chính sách liên quan đến tất cả mọi người dân, không loại trừ bất kì ai và để thực hiện các chế độ của BHXH cần rất nhiều thủ tục. VÌ vậy, các yêu cầu của công tác BHXH, thu chi hay quản lý…đều được thực hiện một cách nhanh chóng; cần đẩy mạnh cải cách hành chính theo chương trình tổng thể theo hướng giảm bớt các thủ tục, hồ sơ , giấy tờ, giảm bớt những công việc không cần thiết; tạo điều kiện thuận lợi nhanh chóng, tránh gây phiền hà, phức tạp đối với người lao động và chủ sử dụng lao động. Cải cách lối làm việc từ phương thức hành chính sang phương thức phục vụ chuyên nghiệp hơn, phục vụ tốt hơn cho người lao động. Và trong hoạt động này thì yếu tố con người là yếu tố chính và hoàn thiện yếu tố con người là hết sức cần thiết. Bởi vậy, cần tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ công chức trong ngành để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức ngành BHXH. Đầu tiên là bồi dưỡng về chính trị và quan điểm vững vàng trước thử thách, đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời, thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và bồi dưỡng kịp thời cho những chế độ mới của ngành. 4.2. Nâng cao chất lượng trang thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác bảo hiểm. Các cơ quan BHXH hàng ngày đều phải tiếp một lượng người dân rất lớnvà phải quản lý một lượng lớn các hồ sơ của các đối tượng. Vậy nên một yêu cầu cần đặt ra đối với công tác BHXH là cần có cơ sở hạ tầng đảm bảo an toàn khi phải quản lý một lượng người cùng với một lương tiền lớn trong những ngày chi trả. Vậy nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng an toàn, đầy đủ là hết sức cần thiết. Và khi áp dụng những trang thiết bị hiện đại cùng với cơ sở hạ tấng tốt sẽ giúp cho các cán bộ thực hiện công tác BHXH tiết kiệm nhiều thời gian và công sức tra cứu. Việc sắp xếp hồ sơ, các đối tượng và hiệu quả quản lý công tác BHXH cũng sẽ cao hơn. 4.3. Xây dựng và hàn thiện các chế độ BHXH khác có liên quan đến người về hưu. Người nghỉ hưu có rất nhiều nguyện vọng nhưng nguyện vọng chính của họ vẫn là: ổn định cuộc sống vật chất, có đời sống tinh thần phong phú và được chăm sóc y tế. Nước ta hiện nay những người lao động về hưu chủ yếu sống bằng đồng lương hưu của mình, còn sự tích lũy, tiết kiệm là rất ít. Cùng với sự phát triển của đất nước thì có những hiện tượng tiêu cưcj ảnh hưởng đến cuộc sống của người về hưu, khiến họ gặp khó khăn trong cuộc sống như: hiện tượng lạm phát, giá cả tiêu dùng tăng lên…Vì vậy, ngoài chính sách BHXH đang thực hiện, Nhà nước có thể xây dựng các chương trình xã hội khác, giúp đỡ người già về điều kiện vật chất , nhất là những người già cô đơn. Các cơ quan BHXH nên có thêm các quỹ riêng để hang năm có thể giúp đỡ những người già cô đơn hay những người già thuộc đối tượng chính sách, trợ giúp cho những trường hợp cần thiết và đầu tư cho phong trào chăm sóc đời sống của người về hưu. Người già cũng mong muốn có một đời sống tinh thần phong phú. Vì vậy Nhà nước nên tổ chức các chương trình hay phong trào chăm sóc người về hưu tạo thành một phong trào chung để mọi người cùng tham gia để tạo niềm vui cho người cao tuổi, xóa đi những mặc cảm và sự hụt hẫng khi về hưu và sự cô đơn của những người già. Tổ chức các hoạt động bổ ích cho người già như: các câu lạc bộ người cao tuổi, hội cựu chiến binh…tạo điều kiện cho mọi người lớn tuổi đều tham gia, góp phần cải thiện đời sống tinh thần của họ. Các hình thức nên được triển khai rộng rãi hơn ở các vùng nông thôn hay là các vùng chưa phát triển vì thường ở các vùng này vì điều kiện kinh tế khó khăn nên ít chú ý tới các hoạt động ý nghĩa này. Nguyện vọng nữa của người già là vấn đề chăm sóc y tế. Những người về hưu là những người đã già, sức khỏe giảm sút, yếu đi rất nhiều và rất dễ mắc các bệnh người già như: thần kinh, thấp khớp, đau ốm,…bởi vậy, việc chăm sóc sức khỏe người về hưu là yêu cầu cần phải luôn được đặt lên hàng đầu.Hiện nay ở VIệt Nam, chế độ BHYT là chế độ chăm sóc sức khỏe cho người nghi hưu đi cùng với chế độ hưu trí. Có thể xây dựng một chính sách y tế riêng cho ngừoi già- những người có nhu cầu khám chữa bệnh rất cao. Chính sách BHYT sẽ gồm các chế độ khám chữa bệnh định kì, phần trợ cấp người già chữa bệnh hay tạo điều kiện cho người già được sử dụng các trang thiết bị y tế hiện đại với mức chi phí ưu đãi hơn….

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại bảo hiểm xã hội Hoàng Mai giai đoạn 2005 - 2009.doc
Luận văn liên quan