Đề tài Công tác phòng chống tệ nạn ma tuý trên địa bàn phường Thanh Lương - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH “CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN” I/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM, GIẢI THÍCH TỪ NGỮ 1. Chính quyền cơ sở 2. Tệ nạn xã hội 3. Tệ nạn ma túy II/ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ III/ YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MA TUÝ Ở PHƯỜNG THANH LƯƠNG Chương 2: CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TUÝ Ở PHƯỜNG THANH LƯƠNG. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH PHƯỜNG THANH LƯƠNG 1. Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý 2. Tình hình kinh tế - xã hội 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy cán bộ II/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MA TUÝ Ở PHƯỜNG THANH LƯƠNG 1. Thực trạng tình hình nghiện hút ma tuý 2. Những kết quả đạt được a- Công tác quản lý sau cai b- Công tác phòng chống ma túy trong trường học c- Hoạt động đội tình nguyện xã hội 2. Những hạn chế và nguyên nhân * Hạn chế * Nguyên nhân Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TUÝ Ở PHƯỜNG THANH LƯƠNG I/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CHỦ YẾU 1. Phương hướng 2. Một số mục tiêu chủ yếu 3. Các giải pháp cụ thể 3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng 3.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục đối với cán bộ đảng viên và nhân dân 3.4. Xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt động giữ chính quyền và các đoàn thể 3.5. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý và kiểm soát tiền chất ma túy 3.6. Công tác cai nghiện ma tuý tại trung tâm, ngoài cộng đồng và phòng chống ma tuý trong trường học 3.7. Công tác cai nghiện phục hồi 3.8. Công tác thanh tra, kiểm tra

doc31 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 28556 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác phòng chống tệ nạn ma tuý trên địa bàn phường Thanh Lương - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với nước ta. Tệ nạn nghiện ma túy trong nước mặc dù đã được tích cực kiềm chế nhưng vẫn tiếp tục tăng và lan rộng ra tất cả các tỉnh, thành phố, các khu vực dân cư, đến mọi thành phần, lứa tuổi, đặc biệt là trong thanh, thiếu niên. Đáng chú ý là số người nghiện ma túy có xu hướng đang dần dần trẻ hóa; tệ nạn nghiện ma túy liên quan đến vi phạm pháp luật và tội phạm hình sự rất cao. Tình hình đó đã tác động rất xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội, đồng thời thực sự là hiểm họa đối với đất nước, dân tộc và giống nòi, đến sự phát triển bền vững của đất nước. nếu chúng ta không kịp thời triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn. Vì vậy làm thế nào để triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng ngừa tích cực, ngăn chặn hữu hiệu tệ nạn ma tuý nhằm ra khỏi đời sống xã hội đang là câu hỏi cấp bách đặt ra không chỉ đối với các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội mà còn là câu hỏi của toàn xã hội. Thanh Lương là một phường ven đô, đất rộng người đông, cơ sở hạ tầng đang trong quá trình đô thị hóa, hệ thống giao thông trên địa bàn phường chủ yếu là đường ngõ, ngách nhỏ hẹp. Trình độ dân trí thấp, phần lớn là dân lao động phổ thông. Tình hình TNXH, đặc biệt tệ nạn ma tuý còn nhiều diễn biến phức tạp. Từ nhiều năm qua, cấp uỷ Đảng và chính quyền phường đã luôn quan tâm tới công tác phòng chống tệ nạn xã hội đặc biệt phòng chống tệ nạn ma tuý. Do vậy tình hình tội phạm có chiều hướng giảm tuy nhiên địa bàn của phường được xác định còn nhiều tiềm ẩn phức tạp và vẫn là địa bàn trọng điểm về ma túy. Một trong những nguyên nhân chính đó là còn thiếu hệ thống giải pháp đồng bộ trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội nói chung đặc biệt đối với tệ nạn ma tuý nói riêng. Với những lý do trên, em chọn đề tài: "Công tác phòng chống tệ nạn ma tuý trên địa bàn phường Thanh Lương. Thực trạng và giải pháp" làm tiểu luận tốt nghiệp, nhằm đưa ra một số giải pháp góp phần giải quyết những yêu cầu nêu trên. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài * Mục đích: nhằm đánh giá đúng thực trạng, từ đó thấy được kết quả hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị về công tác phòng chống ma tuý ở phường Thanh Lương những năm tới. * Nhiệm vụ: - Phân tích cơ sở lý luận về xây dựng chính quyền cơ sở. - Làm rõ thực trạng công tác phòng chống ma tuý ở phường Thanh Lương, qua đó rút ra những hạn chế cần khắc phục và tìm ra những nguyên nhân của hạn chế đó. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị trong công tác phòng chống ma tuý ở phường Thanh Lương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Văn hoá xã hội - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu công tác phòng chống ma tuý ở phường Thanh Lương từ năm 2008 đến nay và phương hướng đến năm 2015. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: * Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp luật; quan điểm của Đảng về xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân. *Phương pháp nghiên cứu: Bên cạnh việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội, thống kê... 5. Kết cấu tiểu luận; Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh “Của dân, do dân, vì dân” Chương 2: Công tác phòng chống tệ nạn ma tuý ở phường Thanh Lương. Thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm. Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh công tác phòng chống tệ nạn ma tuý ở phường Thanh Lương. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH “CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN” I/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM, GIẢI THÍCH TỪ NGỮ: 1. Chính quyền cơ sở: Chính quyền cấp xã (CQCX) có vị trí, vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay. CQCX là nơi trực tiếp tổ chức và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống. Thực tiễn cho thấy có hệ thống đường lối, chính sách pháp luật đúng đắn, khoa học nhưng ở đó CQCX hoạt động yếu kém thì đường lối, chính sách, pháp luật chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa phát huy được sức mạnh của mình; ở đâu CQCX hoạt động có hiệu quả thì ở đó đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được thực thi nghiêm minh, chính trị ổn định, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. CQCX là nơi thể nghiệm chính xác đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước. CQCX là cấp quản lý các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn cơ sở. Hiệu quả hoạt động của CQCX là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động trong cả bộ máy Nhà nước. CQCX là cấp chính quyền trực tiếp với dân, gần dân, sát dân nhất, là cấp chính quyền giải quyết và chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân, trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân. CQCX là cấp hướng dẫn, giám sát các hoạt động tự quản của nhân dân nhằm tạo điều kiện cho nhân dân phát huy mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội. Đây là nét đặc thù của CQCX, so với các cấp chính quyền khác. CQCX là "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. CQCX là cấp trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho nhân dân hiểu và thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật đó và CQCX là cấp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân để phản ánh với cấp liên quan. CQCX là bộ máy mang tính quyền lực Nhà nước điều hành, quản lý hành chính Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn cơ sở. CQCX chỉ bao gồm HĐND và UBND. Trong đó "HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên"; "UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan Nhà nước cấp trên". Qua phân tích ở trên có thể khái niệm: CQCX là cấp thấp nhất, cấp gần gũi dân nhất, bao gồm HĐND và UBND thực hiện quyền lực Nhà nước và đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, quyết định và thực hiện những chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn theo quy định của hiến pháp, pháp luật là tổ chức phát huy tính tự quản của nhân dân. 2. Tệ nạn xã hội: * Khái niệm TNXH: Là một hiện tượng xã hội tiêu cực có tính phổ biến biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng. Tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống thực dụng, coi thường chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật. Làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống thuần phong mỹ tục của dân tộc, phá vỡ tình cảm hạnh phúc gia đình, phá hoại nhân cách phẩm giá con người. Làm ảnh hưởng đến kinh tế, sức khoẻ, năng suất lao động, làm băng hoại giống loài dân tộc…. Là con đường dẫn đến tội phạm. * Mục đích công tác phòng chống TNXH: Ngăn ngừa, chặn đứng không để cho TNXH phát sinh, phát triển lan rộng. Từng bước xoá bỏ dần những nguyên nhân của TNXH, góp phần xây dựng lối sống lành mạnh có văn hoá, bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc. Phát hiện đấu tranh, xử lý nghiêm minh những hành vi hoạt động TNXH góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. 3. Tệ nạn ma túy: * Khái niệm ma tuý: là từ chỉ các chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc tông hợp khi đưa vào cơ thể người dưới bất kỳ hình thức nào (uống, hút, hít, tiêm chích…) sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh làm giảm đau, gây ảo giác dẫn tới thay đổi một hoặc nhiều chức năng cơ thể về sinh lý, tâm lý) làm cho người sử dụng nó có sự ham muốn không kiềm chế được phải gia tăng liều lượng để thoả mãn các cơn thèm khát ngày càng tăng, từ đó sức khoẻ ngày càng cạn kiệt, nhân cách suy thoái, gia tài khánh kiệt, băng hoại nòi giống dân tộc. * Tệ nạn ma tuý: là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia. * Nghiện ma túy: là sự phụ thuộc của con người vào các chất ma tuý, việc đưa một lượng ma tuý nhất định vào cơ thể người là một hu cầu thường xuyên, luôn có xu hướng tăng dần liều lượng, khi ngưng sử dụng ma tuý sẽ xuất hiện hội chứng cai (lên cơn nghiện) rất khó chịu, bao gồm các dấu hiệu: buồn nôn, nổi da gà, bứt, đau rút cơ khớp (có cảm giác dòi bò trong xương), chảy nước mắt, nước mũi, dãn đồng tử, tiêu chảy, mất ngủ, bồn chồn …. * Các loại ma tuý hiện đang có ở nước ta: thuốc phiện, sái thuốc phiện, hêrôin,… các chất kích thích thần kinh gây ảo giác như: mêthamphetamin, eostasy - thường được gọi là ma tuý “lắc” và Cocain “Crack”. + Thuốc phiện: được lấy từ nhựa quả cây thuốc phiện (còn gọi là anh túc) khi còn xanh, được sử dụng cách đay 1000 năm để chữa bệnh nhưng mặt trací của nó là gây nghiện cho người sử dụng. + Hêrôin: là chất ma tuý được dùng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay, được bán tổng hợp từ Mócphin, chúng gây độc hại nhiều hơn và gây nghiện nhanh hơn Mócphin. + Các chất ma tuý kích thích thần kinh trung ương: Amphetamin (Maxinton) Methamphetamin là dẫn xuất của Amphetamin, loại ma túy này có độc tính cao, gây nghiện nhanh. + Các chất gây loại thần kinh: là loại thuốc gây rối loạn hoạt động tâm thần, gây ảo giác, ảo thị, ảo thính, rối loạn xúc giác. II/ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ: Để ngăn chắn và đẩy lùi tiến tới xoá bỏ tệ nạn ma tuý ở nước ta, góp phần xây dựng một thế giới không ma tuý. Đảng và nhà nước ta đã kịp thời ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết nêu rõ những quan điểm, chủ trương, biện pháp phòng chống và kiểm soát ma tuý. Chính phủ đặt nhiệm vụ phòng chống và kiểm soát ma tuý thành chương trình quốc gia và thành lập Uỷ ban Quốc gia phòng chống ma túy để chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác quan trọng này (chỉ thị số 06/CT-TW ngày 30/11/1996). Quan điểm xuyên suốt quá trình chỉ đạo xây dựng luật phòng chống ma tuý được chỉ rõ: “Dự án luật phòng chống ma túy phải lấy phòng là chính, phải vận động nhân dân không trồng cây thuốc phiện, mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cả dân tộc phải nhận thức rõ tác hại của ma tuý và cùng nhau loại trừ nó”. Đảng và Nhà nước luôn coi giải quyết vấn đề xoá bỏ tệ nạn ma tuý là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và phải sử dụng nhiều giải pháp kinh tế - xã hội, hành chính, giáo dục, pháp luật nhằm kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới xoá bỏ tệ nạn ma tuý ở nước ta. III/ YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MA TUÝ Ở PHƯỜNG THANH LƯƠNG: - Về Dân số: Phường Thanh Lương là một phường ven đô, dân số đông. Nên đã tác động đến tốc độ phát triển kinh tế của phường nói. chung và tạo nên tính phức tạp trong vấn đề trật tự trị an của phường làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực như các tệ nạn xã hội: ma tuý, mại dâm, cờ bạc, trộm cắp… - Về kinh tế: là phường nghèo, đòi sống của người dân còn thấp nên đã dẫn đến nhiều vấn đề xã hội rất bức xúc trong đó có các tệ nạn xã hội mà chủ yếu là tệ nạn ma tuý, cờ bạc, trộm cắp. - Về việc làm: là phường dân cư chủ yếu là dân lao động, trình độ yếu kém nên tỷ lệ thất nghiệp còn nhiều, dẫn đến một đại bộ phận người dân không có nguồn thu nhập ổn định, điều này đã ảnh hưởng đến kinh tế và nhiều mặt khác của xã hội. - Về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng: đang trong quá trình đô thị hoá. Địa bàn phường có 2 tuyến phố Kim ngưu và Nguyễn Khoái còn lại là đường làng, ngõ hẻm, giáp ranh với 3 phường Bạch Đằng, Vĩnh Tuy, Thanh Nhàn vì vậy bọn tội phạm hình sự và các tệ nạn xã hội lợi dụng hoạt động phạm tội về ma tuý, đối tượng nghiện ma tuý tại các địa bàn khác tràn sang địa bàn phường hoạt động gây ảnh hưởng không nhỏ trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm đặc biệt tội phạm về ma tuý. Chương 2 CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TUÝ Ở PHƯỜNG THANH LƯƠNG. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM I/ Đặc điểm tình hình phường Thanh Lương: 1. Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý: Thanh Lương là một phường ven đô, nằm phía Đông nam Quận Hai Bà Trưng. Diện tích 1,63 km2, 5.448 hộ dân với dân số 21.481 nhân khẩu. Địa bàn phường có hai tuyến phố chính là tuyến đông Kim Ngưu và Đê Nguyễn Khoái Minh Khai, giáp ranh với 03 phường: - Phía Bắc giáp ranh phường Bắch đằng, Đông Mác. - Phía Nam giáp ranh phường Vĩnh Tuy. - Phía Đông giáp ranh với sông Hồng. - Phía tây giáp với phường Thanh Nhàn. Hiện nay, phường được chia làm 12 khu dân cư  với 72 tổ dân phố, chủ yếu là dân lao động phổ thông - trình độ dân trí chưa đồng đều. Cơ sở hạ tầng đang trong quá trình đô thị hóa, hệ thống giao thông trên địa bàn phường chủ yếu là đường ngõ, ngách nhỏ hẹp. Theo số liệu điều tra, quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, dịch vụ nhạy cảm trên toàn phường hiện có: 02 khách sạn, 10 nhà nghỉ, 06 cơ sở Karaoke, có 08 cơ sở xoa bóp bấm huyệt, 51 hộ cho thuê trọ. Tình hình TNXH, đặc biệt tệ nạn ma tuý còn nhiều diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, những năm gần đây tình hình hoạt động của tội phạm về ma túy trên địa bàn phường có chiều hướng giảm rõ rệt. Song địa bàn của phường được xác định còn nhiều tiềm ẩn phức tạp và vẫn là địa bàn trọng điểm về ma túy. 2. Tình hình kinh tế - xã hội Bảng biểu: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội phường Thanh lương qua 3 năm (2008 - 2009 - 2010) Lĩnh vực công tác ĐVT Thực hiện năm 2008 Thực hiện năm 2009 Thực hiện năm 2010 1. Kinh tế: - Thuế CTN - NQD đồng 1.020.500.000 1.112.000.000 1.135.700.000 - Thuế nhà đất - 742.000.000 824.000.000 853.000.000 - Thu ngân sách - 8.660.000.000 9.226.000.000 9.776.000.000 - Chi ngân sách - 5.792.000.000 6.350.000.000 6.833.000.000 2. Thu Công Quỹ: - Quỹ Tình nghĩa đồng 42.250.000 456.760.000 63.060.000 - Quỹ BTTE - 28.000.000 35.500.000 39.530.000 - Quỹ vì người nghèo - 45.550.000 52.324.000 56.294.000 3. Công tác CSXH - Tỷ lệ sinh ‰ 14,7 14,3 14 - Giảm hộ nghèo Hộ 17 21 23 - Xây nhà tình nghĩa Hộ 03 01 0 - Sửa nhà chính sách Hộ 01 01 02 - Sửa nhà hộ nghèo Hộ 07 06 06 - Giới thiệu giải quyết việc làm Người 520 790 827 4. Phòng chống TNXH - Cai bắt buộc tại TT T. hợp 48 40 32 - Cai tự nguyện tại TT T. hợp 86 65 62 - Cai tại cộng đồng T. hợp 90 94 91 5. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS % 100 100 100 6. Tỷ lệ tốt nghiệp TH % 100 100 100 7. Tỷ lệ gia đình đạt chuẩn GĐVH % 85,2 85,7 86,9 Qua những số liệu đánh giá thực tế trên cho thấy công tác chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - văn hoá xã hội ở phường Thanh Lương luôn được duy trì và giữ vững. Tốc độ phát triển kinh tế, các chỉ tiêu đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Cụ thể, công tác thuế NQD đạt 100%, thuế nhà đất đạt 138,7%. Thưc hiện tốt công tác quản lý thu ngân sách đạt mức tăng thu 194,5% so với chỉ tiêu Quận giao, thu ngân sách đạt 294% (tăng 194% so với kế hoạch), đảm bảo tốt công tác cân đối thu chi ngân sách. Triển khai thu các loại quỹ đều hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch. Tổ chức tốt phong trào thi đua trên các mặt KT - VHXH - ANQP, duy trì thường xuyên có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, các phong trào văn hoá văn nghệ, hoạt động thể dục thể thao. Trong công tác chính sách xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, quan tâm chăm lo đến các gia đình chính sách, hộ nghèo, trẻ em có HCKK. Công tác quản lý đô thị, vệ sinh môi trường đã tưng bước được cải thiện đáp ứng kịp thời nhu cầu bức xúc của nhân dân. Năm 2010, toàn phường đã có 86,9% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá, 63 tổ dân phố văn hóa; có 02 di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng quốc gia; có trên gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao và 04 nhà văn hoá KDC, 08 CLB. Hàng năm, phường luôn được công nhận là đơn vị đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Chính sách xã hội luôn được quan tâm thực hiện tốt, chương trình xoá đói giảm nghèo có nhiều chuyển biến, tiến bộ. Hàng năm bình quân có hơn 800 lao động được giải quyết việc làm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 159 hộ năm 2008 xuống còn % 95 hộ năm 2010. Phong trào xoá nhà tranh tre dột nát cho hộ nghèo diễn ra sâu rộng trong toàn phường, đến nay về cơ bản đã không còn xoá nhà tranh tre dột nát, giúp đỡ nâng cấp, xây dựng mới nhiều nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo và gia đình chính sách. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy cán bộ: Bảng biểu: Cơ cấu bộ máy cán bộ phường Thanh Lương (Theo trình độ chuyên môn, giới tính, tuổi, thời gian công tác) Đơn vị tính: người Tổng số CBCC: 35 người Chức danh Giới tính Tuổi Trình độ văn hoá Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị Đào tạo QLNN Thời gian công tác Nam Nữ 20T-35T 35-50T <50T 10/10 12/12 TC CĐ ĐH Sơ cấp TC CĐ ĐH 0-5 năm 5-15 năm <15 năm Lãnh đạo 6 3 2 2 5 6 3 0 9 0 6 2 2 3 5 1 CB công chức 4 9 7 5 1 3 10 3 10 7 0 0 0 6 7 1 CB không chuyên trách 5 7 4 1 7 8 4 2 6 0 0 0 0 7 4 1 CB hợp đồng 1 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 Tổng số (người) 16 19 14 8 13 18 17 5 25 7 6 2 2 16 17 3 Bình quân(%) 37 48,5 40 22,9 37,1 48,6 14,3 14,3 71,4 20 17,1 5,7 5,7 42,9 48,6 8,5 * Đội ngũ lãnh đạo: Đa số cán bộ chủ chốt là những người ưu tú nhất của Đảng ở chính quyền cơ sở. Những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức tốt, lối sống giản dị, gần gũi nhân dân, am hiểu và gắn bó mật thiết với cơ sở. Nhìn chung cán bộ chủ chốt CQCX ở cơ sở hiện nay kiến thức được đào tạo nhiều nhất là lý luận chính trị, kiến thức ít được trang bị nhất là quản lý kinh tế tiếp đến là QLNN. + Về cơ cấu: Tỷ lệ nữ là quá ít 3 người/9 người chiếm 33%. Tỷ lệ lãnh đạo trẻ còn thấp, tỷ lệ lãnh đạo độ tuổi 20-35 chỉ có 02 người chiếm 22%, trong khi đó tỷ lệ CBCC trên 50 tuổi là 05 người chiếm tỷ lệ 55%. + Về trình độ chuyên môn: 100% đội ngũ lãnh đạo chủ chốt đều có trình độ đại học, 88% đã qua các lớp đào tạo chính trị sơ cấp, cao đẳng, đại học. * Đội ngũ cán bộ, công chức: + Về số lượng: công chức cấp phường theo định biên, hoạt động kiêm nhiệm đang còn nhiều (thực chất là thiếu người có đủ trình độ, năng lực để bố trí vào công chức). + Về độ tuổi: Ngày càng được trẻ hoá, số người dưới 35 tuổi ngày càng đông. + Về trình độ: ngày càng được nâng lên, tuy nhiên trình độ lý luận chính trị còn chưa được qua đào tạo trường lớp số lượng này còn nhiều. Hiện nay tại phường Thanh Lương chưa có cán bộ công chức nào đã được qua đào tạo về lý luận chính trị. * Cán bộ hợp đồng: đa số cán bộ hợp đồng kỹ năng còn yếu, chưa chủ động trong công việc, chưa vận dụng tốt những kiến thức khoa học vào thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình. * MTTQ và các tổ chức đoàn thể: Ttỷ lệ cán bộ hưu trí tham gia đội ngũ cán bộ cơ sở khá đông (đặc biệt là ở các tổ chức đoàn thể), nhìn chung họ có kinh nghiệm nhưng lại thiếu kiến thức về pháp luật, về quản lý tài chính, kỹ năng hành chính. Tuổi đời khá cao của họ cũng ảnh hưởng năng lực công tác của họ. Trên thực tế đối với nhiều cán bộ hưu trí khi tham gia công tác ở cơ sở họ quan niệm đây chỉ là một việc làm thêm do vậy hiệu quả công việc chưa cao. * Nhận xét chung: - Về ưu điểm: Đa số CBCC có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, trung thành với lý tưởng, kiên định với mục tiêu xây dựng CNXH, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, họ có lối sống giản dị, trong sáng, am hiểu đời sống nhân dân, tâm huyết với cơ sở. - Về nhược điểm: Một số CBCC có biểu hiện dao động, cơ hội, hách dịch, sách nhiễu nhân dân, có những lúc, những nơi còn có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ, bè phái, cục bộ dẫn đến mất lòng tin ở nhân dân, làm giảm hiệu quả quản lý ở cơ sở. Mặc dù đã có nhiều cố gắng vươn lên nhưng so với Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ "về việc ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với CBCC xã, phường, thị trấn", thì đội ngũ CBCC ở đây chưa đạt chuẩn về trình độ tương đối nhiều, kể cả cán bộ chủ chốt. Đây là hạn chế lớn nhất của đội ngũ CBCC. Trình độ của CBCC đóng vai trò quyết định năng lực QLNN của CBCC: Trình độ thấp dẫn đến kỹ năng yếu, kỹ năng yếu dẫn đến hiệu quả QLNN thấp. Thực tế cho thấy, năng lực quản lý nhà nước của đa số CBCC là đang còn thấp. Đảng uỷ - HĐND cơ sở chưa đưa ra nhiều những Nghị quyết nhằm khai thác tiềm năng của địa phương tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, mà họ còn phụ thuộc rất nhiều vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên; đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của HĐND đang còn yếu; tổ chức tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân chưa tốt. Về phía chính quyền cơ sở trong công tác quản lý, điều hành UBND chưa khoa học, chủ yếu còn dựa vào kinh nghiệm, nhất là những người mới giữ chức vụ lần đầu mất thời gian để làm quen với công việc, giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo nhất là về tranh chấp đất đai và chế độ chính sách chưa dứt điểm còn để khiếu nại, quản lý công chức chưa tốt. đặc biệt trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội, chuea có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác phòng chống tệ nạn xã hội, đặc biệt phòng chống ma tuý. Vì vậy chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thựuc hiện đồng bộ, chưa thực hiện tốt công tác phối hợp và huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp cá ngành, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tham gia vào công tác phòng chống tệ nạn xã hội. + Về cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức, không chuyên trách, cán bộ hợp đồng còn bất hợp lý: tỷ lệ CBCC trẻ còn ít: dưới 35 tuổi chỉ chiếm 40%, trong khi đó số trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao 37,1%. Điều này đã làm cho tính năng động, sáng tạo trong quá trình quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền bị hạn chế. + Số lượng công chức kiêm nhiệm nhiều, chứng tỏ rằng đang thiếu người có trình độ, năng lực để bố trí vào cho chức danh chuyên môn đó. Yêu cầu đặt ra cho cấp uỷ, chính quyền hiện nay là phải tạo nguồn cho CBCC để khắc phục hạn chế này. + Một bộ phận CBCC nhận thức về đường lối đổi mới và cơ chế mới còn hạn chế; tư duy kinh tế còn chậm đổi mới để phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường; tư tưởng bảo thủ, ỷ lại, ngại tiếp thu cái mới, cầm chừng, kém năng động, sáng tạo, tác phong, lề lối làm việc chậm chạp, lề mề, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm... đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở. II/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MA TUÝ Ở PHƯỜNG THANH LƯƠNG 1. Thực trạng tình hình nghiện hút ma tuý: a- Tổng số người nghiện ma túy có trong danh sách quản lý của phường: TT Số liệu thống kê T12/2008 T12/2009 T12/ 2010 1 Tồng số người nghiện 252 248 225 2 Số có mặt tại cộng đồng 90 94 91 3 Số vắng mặt 31 38 27 4 Đang cai tại TT Thành phố 86 65 62 5 Đang ở trường trại 45 51 45 6 Người nghiện tăng 12 07 5 7 Mới chuyển đến 02 07 1 8 Nghiện mới 01 0 0 9 Tái nghiện sau 3 năm 09 0 4 10 Người nghiện giảm 16 15 29 11 Chết 04 0 5 12 Chuyển đi nơi khác 07 11 9 13 Loại khỏi danh sách 05 04 15 * Phân tích số người nghiện đang ở cộng đồng: 118 người - Độ tuổi từ 18 - 45: 96 người - Từ 46 tuổi trở lên: 22 người Thành phần: + Con Đảng viên: 02 người + Con cán bộ, viên chức: 04 người + Thành phần khác: 112 người b- Công tác cai nghiện: * Năm 2008: - Lập hồ sơ cai nghiện bắt buộc: 48 - Số đưa vào trung tâm: 38 - Số trốn quyết định: 15 - Cai nghiện tại cộng đồng: 01 (vận động cai nghiện tự nguyện tại TT) * Năm 2009: - Lập hồ sơ cai nghiện bắt buộc: 52 - Số đưa vào trung tâm: 40 - Số trốn quyết định: 12. - Cai nghiện tại cộng đồng: 01 (vận động cai nghiện tự nguyện tại TT) * Năm 2010: - Lập hồ sơ cai nghiện bắt buộc: 35 - Số đưa vào trung tâm cai nghiện: 32 Trong đó: 03 đối tượng nghiện lang thang. - Số trốn quyết định: 14. - Cai nghiện tại cộng đồng: 01 (vận động cai nghiện tự nguyện tại TT) * Tổng số điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn phường * Tính đến tháng 12/2010: - Số tụ điểm phức tạp về ma túy = 01 (K48) - Số tụ điểm phức tạp về TNXH = 01 (Đông Kim Ngưu). c- Tổng số vụ án phạm tội về ma túy: * Năm 2009: 23 vụ = 25 đối tượng * Tính đến tháng 11 năm 2010: 27 vụ = 35 đối tượng (Xử lý hình sự). Trong đó: nguồn cung cấp tin tức 11 vụ nhận được từ MLBM chiếm tỷ lệ 40,7%, 05 vụ từ các biện pháp tuần tra kiểm soát, kiểm tra hành chính chiếm tỷ lệ 18,5%, 06 vụ điều tra bắt giữ từ nguồn tin ban đầu do cán bộ cơ sở và nhân dân tố giác, cung cấp cho công an chiếm tỷ lệ 22,2%. - Phân tích số đối tượng bị bắt(tính đến tháng 11/2010): + Đối tượng bị bắt tại địa bàn phường: 27 vụ /35 đối tượng. + Bắt ngoài địa bàn phường: 0 + Số vụ mua bán: 7 vụ/ 14 đối tượng. + Số vụ tàng trữ: 20 vụ/21 đối tượng. d- Tụ điểm phức tạp về ma túy: Đến thời điểm năm 2010 vẫn còn tiểm ẩn phức tạp tại tụ điểm khu dân cư số 7 K48 (trước gọi là khu lao động phà đen). Đây là 1 tụ điểm phức tạp về tội phạm và tệ nạn ma tuý đã hình thành từ nhiều năm. Tụ điểm ma tuý K48 gồm 6 tổ dân phố, 326 hộ dân, 1864 nhân khẩu. Qua điều tra cơ bản những nội dung liên quan đến tội phạm và tệ nạn ma tuý tại tụ điểm K48 gồm có: - Tù tha ma tuý: 16 - Đang thụ án tại các trại cải tạo do phạm tội về ma tuý: 05 đối tượng - Số đối tượng sưu tra ma tuý: 20 (A= 13; B=7) - Số đối tượng nghiện đã được đưa vào trung tâm cai nghiện: 09 - Số đối tượng nghiện đã có quyết định bỏ trốn: 05 Kết quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và giải quyết tụ điểm phức tạp về ma tuý K48: Đưa 32 người nghiện vào trung tâm cai nghiện bắt buộc (trong đó có 9 đối tượng có biểu hiện hoạt động liên quan đến tội phạm ma tuý). Xoá được 1 điểm phức tạp về ma tuý: điểm 40B tổ 30. Ngoài tụ điểm phức tạp K48, tại các khu dân cư luôn tiềm ẩn phát sinh những điểm phức tạp về ma túy do số đối tượng tù tha và đối tượng đã từng liên quan đến tội phạm, TNXH nhiều. Do tình hình địa bàn rộng, nhiều ngõ ngách, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm ma túy ngày càng tinh vi đã gây không ít khó khăn cho công tác điều tra khám phá trên mặt trận đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy. Nhìn chung hầu hết các đối tượng ma túy là các đối tượng trộm cắp vặt, gây rối trật tự nơi công cộng, gây án và phạm tội là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề phức tạp về trật tự xã hội. Lực lượng công an và các lực lượng phòng chống tệ nạn xã hội đã phát hiện nhiều điểm bán lẻ ma tuý, hiện tượng tiêm chích công khai tại các ngõ phố, sân chơi còn diễn ra khá phổ biến. Việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ ma tuý hoạt động với nhiều thủ đoạn tinh vi sảo quyệt, thay đổi địa bàn, phương thức hoạt động rất linh hoạt, che dấu hành vi phạm tội từ tất cả các khâu mua, cất dấu, vận chuyển, giao nhận. Bon tội phạm sử dụng cả những phụ nữ có thai, đang nuôi con nhỏ, người có bệnh hiểm nghèo, già yếu, trẻ em.... đặc biệt hiện nay tệ nghiện hút ma tuý đang có chiều hướng lan truyền tầng lớp học sinh, sinh viên. 2. Những kết quả đạt được: a- Công tác quản lý sau cai: Tổng số những người nghiện đã đi cai nghiện dưới mọi hình thức đang ở cộng đồng: 47 người. Những người này trở về địa phương được các thành viên của BCĐ, các tổ chức đoàn thể phân công theo dõi và các tiểu ban tại khu dân cư trực tiếp quản lý. Bên cạnh đó, lực lượng tình nguyện viên của phường luôn phối hợp chặt chẽ với các cán bộ cơ sở trong công tác quản lý giáo dục, giúp đỡ người nghiện sau cai và người có nguy cơ mắc nghiện cao. Kết quả từ 2009 đến nay lực lượng tình nguyện viên đã tiếp cận tuyên truyền 6.337 lượt gia đình, 13 người có nguy cơ cao. Vận động 47 người nghiện đi cai về ký cam kết không tái nghiện đạt 100%. Tiếp cận tư vấn tuyên truyền trực tiếp cho 96 người nghiện ma túy, ký cam kết 112 gia đình có đối tượng nghiện. * Kết quả số người nghiện sau cai tiến bộ, chưa tái nghiện: 25 người dưới 1 năm chưa tái nghiện : đạt 53,19% 17 người dưới 2 năm chưa tái nghiện : đạt 36,17% 03 người dưới 3 năm chưa tái nghiện : đạt 14,1% 02 người dưới 4 năm chưa tái nghiện : đạt 14,1% b- Công tác phòng chống ma túy trong trường học: Toàn phường có 03 trường học công lập, tổng số 752 học sinh. Các trường đã tổ chức 02 cuộc thi “Chung tay vì cuộc sống bình yên”, 06 buổi tuyên truyền với nội dung chuyên đề về tác hại các tệ nạn xã hội trong học đường hiện nay và các biện phòng tránh. Các trường học trên địa bàn phường luôn chủ động làm tốt công tác phát động trong giáo viên, học sinh phòng ngừa ma túy xâm nhập vào học sinh thông qua các biện pháp tổ chức ký cam kết, giảng dạy chuyên môn quản lý học sinh từng ngày. Đồng thời các nhà trường đã chủ động phối hợp với công an phường giải tỏa số hàng quán bán xung quanh trường học. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên của trường ký cam kết với nội dung“ Ma túy, mại dâm không có trong học đường”. Kết quả đến thời điểm điều tra 11/2010 của công an phường tại các trường học đóng trên địa bàn phường không có giáo viên, học sinh mắc nghiện ma túy. c- Hoạt động đội tình nguyện xã hội: Đội hoạt động xã hội tình nguyện của phường hiện có14 người, trong đó hội viên hội CCB: 08 người, hội viên hội Phụ nữ: 03 người, đoàn thanh niên: 01người, đonà thể khác: 02 người. Trong những năm qua lực lượng tình nguyện viên của phường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tuyên truyền vận động về phòng chống ma tuý tại địa bàn với phương châm: “Vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”. Cung cấp cho cơ quan chức năng 82 tin liên quan đến tệ nạn ma túy, trong đó 20 tin có giá trị giúp công an phường bắt giữ 25 đối tượng nghiện ma túy và 13 tin bắt các vụ án tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy. 2. Những hạn chế và nguyên nhân: * Hạn chế: Trong những năm gân đây, tình hình hoạt động của bọn tội phạm về ma tuý có chiều hướng giảm do bị công an truy quét bắt giữ xử lý mạnh. Song địa bàn phường vẫn được xác định là địa bàn trọng điểm về ma tuý vì còn nhiều tiềm ẩn. Tình hình tội phạm vào những năm 2008 rất phức tạp đặc biệt sau khi tụ điểm ma tuý Thanh Nhàn bị xoá, số đối tượng tràn sang phường Thanh Lương để hoạt động gây bức xúc trong nhân dân, rất phức tạp cho tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Do tình hình địa bàn rộng, nhiều ngõ ngách, bãi hoang, đất trống, ánh sáng điện còn thiếu và yếu là những điều kiện khách quan, là mầm mống để bọn tội phạm về ma tuý hoạt động. Phần lớn các đối tượng ma tuý mua bán không xuất đầu lộ diện, thủ đoạn hoạt động rất tinh vu sảo quyệt, chúng sử dụng điện thoại di động để liên lạc và điều khiển từ xa, phân côgn người cảnh giới để phát hiện lực lượng công an, chúng thường xuyên thay đổi địa điểm, phương thức thủ đoạn hoạt động. Vì vậy gây không ít khó khăn cho công tác điều tra khám phá trên mặt trận đấu tranh phòng chống tội phạm về ma tuý. Công tác quản lý sau cai tuy đã có kết quả song số người tái nghiện rất cao. Vấn đề hỗ trợ việclàm cho người nghiện sau cai còn rất nhiều khó khăn bất cập. * Nguyên nhân: Sở dĩ dẫn đến thực trạng trên là do nhiều nguyên nhân trong đó có cả những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. - Nguyên nhân khách quan: Gia đình chưa thực sự quan tâm đến sự phát triển và thay đổi của con em, người lớn trong gia đình thiếu gương mẫu, cha mẹ chỉ lo làm an kiếm tiền không quan tâm đến nhu cầu của con em mình nên dễ dẫn các em tới con đường nghiện hút ma tuý. Gia đình là cái nôi hình thành và phát triển nhân cách của trẻ nếu gia đình thiếu sự quan tâm, giáo dực đối với con cái hoặc gia đình tan vỡ cũng là yếu tố đưa các em dẫn vào nghiện hút ma tuý. Vì vậy, gia đình đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nuôi dạy và giáo dục con cái. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, thất học, giáo dục xuống cấp… cũng dẫn tới sự nảy sinh, phát triển các tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn nghiện hút ma tuý nói riêng. Do mặt trái của nền kinh tế thị trường làm nảy sinh, phát triển tạo điều kiện cho sự ăn chơi đua đòi, hưởng lạc, buông thả trong sinh hoạt, sự lệch chuẩn các chuẩn mực xã hội… đã lôi kéo nhiều người vào con đường lẫm lỗi trong đó có ma tuý. - Nguyên nhân chủ quan: Do bản thân người nghiện ma túy có trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức hiểu biết, không hiểu được những tác hại to lớn của tệ nạn nghiện hút ma tuý. Lười biếng, thích ăn chơi, đua đòi, sống buông thả. Do cuộc sống gia đình gặp bế tắc như ly hôn, không có công ăn việc làm, thất bại trong tình yêu, gặp bất hạnh rủi ro trong cuộc sống…. Những lúc chán nản ấy họ rất dễ có tâm trạng bi quan, tuyệt vọng và cũng dễ sa vào tệ nạn nghiện hút ma tuý. Do thiếu bản lĩnh dễ bị người xấu kích động, lôi kéo. Đặc biệt đa số thanh, thiếu niên sa ngã, nghiện ma tuý lúc đầu do bắt chước, không tỉnh táo để phân biệt đúng sai đã vội tiếp xúc và sử dụng ma tuý sau quen dần thành nghiện. Tất cả những người này thường tìm đến ma tuý như một giải pháp để quên đi thực tại trong chốc lát khi hết cơn say lại đối mặt với thực tại mà thấy bất lực lại quay về với thuốc. Do công tác giáo dục, tuyên truyền về nguy cơ, tác hại của tệ nạn ma tuý trong quần chúng nhân dân đặc biệt là trong tầng lớp thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên chưa đầy đủ, sâu rộng. Mặt khác: Sự phối hợp trong công tác quản lý giáo dục giữa gia đình, Nhà trường và xã hội còn thiếu thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ dẫn tới tình trạng một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên học sinh hư hỏng sa vào tệ nạn nghiện hút ma tuý. Do sự buông lỏng, sơ hở trong công tác quản lý đối tượng, quản lý địa bàn. công tác truy quét triệt phá thiếu kiên quyết, đồng bộ và việc xử lý các vụ việc còn thiếu nghiêm minh, hạn chế tác dụng răn đe kẻ xấu. Sự phối hợp hoạt động của các cấp từ trung ương đến địa phương trong cuộc đấu tranh chung còn thiếu thống nhất, đồng bộ chưa tập trung nên hiệu quả công tác và phong trào phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý đạt kết quả chưa cao. Ngoài ra, các đoàn thể, các tổ chức xã hội chưa thực sự thu hút được thanh niên tham gia vào các hoạt động hữu ích như các CLB, TDTT…. Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TUÝ Ở PHƯỜNG THANH LƯƠNG I/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CHỦ YẾU: 1. Phương hướng: Tiếp tục tổ chức thực hiện Chỉ thị 21CT/TW, ngày 26/3/2008 của Bộ chính trị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý trong tình hình mới. Tăng cường công tác nắm bắt tình hình về tệ nạn ma túy, hoạt động mua bán chất ma tuý. Thường xuyên trao đổi và cung cấp thông tin về hoạt động mua bán chất ma tuý với các cơ quan chức năng có liên quan. Trên cơ sở đó có kế hoạch cụ thể để đấu tranh kiên quyết với bọn tội phạm về ma tuý. Tăng cường công tác lập hồ sơ đưa người nghiện đi cai, làm tốt công tác quản lý sau cai. Tiếp tục công tác tuyên truyền tác hại của ma tuý để người dân hiểu và có biện pháp phòng ngừa. Qua đó nâng cao trách nhiệm của người dân đối với công tác phòng chống tuý gắn với phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo và xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Phát động phong trào toàn dân tham gia tố giác tội phạm, xoá địa bàn, tụ điểm phức tạp về ma tuý. Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu công tác cơ bản được giao, đảm bảo ANTT góp phần vào công tác phát triển kinh tế, xã hội ơ địa phương. 2. Một số mục tiêu chủ yếu: Phát huy sức mạnh của các cấp các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và toàn dân trong công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng chống ma tuý. Nâng cao trách nhiệm các cấp uỷ đảng, chính quyền. Trong đó vai trò đội ngũ tình nguyện viên hoạt động xã hội là lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý. Kết hợp giữa phòng ngừa là cơ bản với chủ động tấn công chấn áp tội phạm ma tuý, tập trung đánh mạnh, bóc gỡ các đường dây ma tuý ở các tuyến và địa bàn trọng điểm. Tổ chức tốt cai nghiện theo 3 hình thức: gia đình, tại cộng đồng và cai nghiện tại trung tâm. Phấn đấu đến năm 2015, toàn phường có trên 90% không có tệ nạn ma tuý, 100% cơ quan xí nghiệp không có người nghiện ma tuý, 100% trường học không có học sinh và sinh viên nghiện hút ma tuý. Không để cán bộ, đảng viên, công chức cán bộ nhà nước mắc phải tệ nạn ma tuý (kể cả nghiện ma tuý, buôn bán, vận chuyển, tổ chức và sử dụng ma tuý) Việc triển khai chương trình hành động phòng chống ma tuý đảm bảo sự lãnh đạo chặt chẽ thường xuyên của các cấp uỷ đảng, nâng cao vai trò trách nhiệm của MTTQ, các tổ chức đoàn thể. Kết hợp chương trình phòng chống tội phạm với các chương trình kinh - xã hội khác của cơ sở, tạo được sự chuyển biến rõ rệt về phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý. Về cơ bản và lâu dài phòng ngừa là chính xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, nếp sống văn hóa, văn minh kiên quyết đấu tranh ngăn chặn sự phát triển các tệ nạn nghiện hút ma tuý đồng thời đẩy mạnh các hoạt động chữa trị, giáo dục, dạy nghề và tái hoà nhập cộng đồng cho các đối tượng nghiện hút ma tuý để công tác này trở thành trách nhiệm và công việc thường xuyên của toàn xã hội. Kiên quyết chặn đứng sự phát triển, lây lan tệ nạn ma tuý đặc biệt trong tầng lớp thanh niên, ngăn chặn sự gia tăng người nghiện ma tuý. 3. Các giải pháp cụ thể: Để ngăn chặn, đẩy lùi và sớm xoá bỏ các tệ nạn nghiện hút ma tuý. BCĐ phòng chống ma tuý phường Thanh Lương cần thực hiện tốt một số giải pháp cụ thể như sau: 3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng: Nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện công tác phòng, chống ma tuý cảu địa phương, có kế hoạch và biện pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém trong lãnh đạo chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý. Chỉ đạo trực tiếp, quyết liệt đối với công tác phòng, chống ma tuý, đưa nội dung này vào chương trình hoạt động, chỉ đoạ thường xuyên của các cấp uỷ đảng, chính quyền bằng việc cụ thể hoá thông qua việc xây dựng ban hành văn bản như chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch để chỉ đạo triển khai thực hiện một cách bền bỉ, kiên quyết. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống ma tuý và kịp thời chỉ đạo giảI quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật phòng chống ma tuý; coi kết quả thực hiện nhiệm vụ này ở cơ quan, chi bộ đảng… là một tiêu chí để bình xét thi đua, phân loại tổ chức đảng và khen thưởng hàng năm, xử lý nghiêm cán bộ. đảng viên vi phạm pháp luật phòng chống ma tuý. Tiến hành giao ban, kiểm điểm đánh gía kết quả công tác định kỳ tháng, quý. Đề ra những nhiệm vụ trọng tâm chỉ đạo trong những giai đoạn tiếp theo. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác phòng chống tội phạm. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia công tác phòng chống tội phạm. đặt nhiệm vụ phòng chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Biểu dương khen thưởng kịp thời nhữn cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác phòng chống ma tuý. Đồng thời xử lý kịp thời nghiêm minh, đủ sức răn đe, ngăn chặn tội phạm. Tiếp tục nâng cao công tác điều tra, xử lý tội phạm, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án trọng điểm Tăng cường kinh phí, trang bị phương tiện và lập quỹ phòng chống tội phạm tại địa phương. 3.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ: Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ thực hiện công tác phòng chống ma tuý từ phường xuống đến các khu dân cư, tổ dân phố đảm bảo đủ khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả. Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của UBND phường, công an phường, tiểu ban phòng chống TNXH, tăng cường năng lực cho lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý ở cơ sở và cán bộ làm công tác thường trực, tham mưu và quản lý nhà nước về phòng chống ma tuý đủ mạnh và thật sự trong sạch, có trách nhiệm và quyết tâm cao trong kiểm soát, ngăn chặn ma tuý. Xây dựng các quy chế và phối hợp liên ngành trong phòng chống ma tuý. 3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục đối với cán bộ đảng viên và nhân dân: Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục về phòng chống ma tuý, phát động cho mọi người dân trên địa bàn phường tích cực tham gia phòng chống tố giác ma tuý, đặc biệt quan tâm, giáo dục tuyên truyền phòng chống ma tuý trong tầng lớp cán bộ đảng viên, thanh niên, thiếu niên. Ngăn chặn tệ nạn nghiện hút ma tuý phát triển trong học đường, công tác tuyên tuyền phải được tiến hành rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, các loại hình văn hoá, phổ biến các điển hình tiên tiến, động viên gương người tốt, việc tốt trong phong trào phòng chống tệ nạn nghiện hút ma túy để mọi người tự kiểm soát mình và tham gia vào kiểm soát ma tút trong gia đình và ngoài xã hội. Đề cao trách nhiệm, tính chủ động của các cấp các ngành, các tổ chức xã hội, các cơ quan doanh nghiệp, các khu dân cư, tổ dân phố trong công tác phòng chống ma tuý. - Tuyên truyền bề rộng: Tuyên truyền các biện pháp phòng chống ma túy và cảnh giác, các nội dung phòng lây nhiễm qua đường tình dục, qua tiêm chích, qua lây truyền từ mẹ sang con để nhân dân biết và cảnh giác. Đặc biệt chú trọng tuyên truyền các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kế hoạch của công an phường về đấu tranh phòng ngừa tệ nạn ma túy, mại dâm để nhân dân biết và thực hiện. - Tuyên truyền chiều sâu: Tổ chức tọa đàm cho cán bộ cơ sở chuyên đề đấu tranh phòng chống ma túy, tổ chức cho các đoàn thể, các hộ gia đình ký cam kết phòng chống ma túy. Tổ chức cuộc thi tình nguyện viên tuyên truyền phòng chống ma túy.Tổ chức tuyên truyền và phát động nhân dân tham gia phong trào tố giác tội phạm tại tổ dân phố, khu dân cư. Phối hợp các chương trình can thiệp, y tế phường kết hợp CAP xét nghiệm nước tiểu tìm chất ma túy cho các đối tượng có nguy cơ cao, đối tượng nghi nghiện, đối tượng nghi tái nghiện. Phối hợp với các đoàn thể, hội phụ nữ, chữ thập đỏ phát bơm kim tiêm, BCS miễn phí cho các đối tượng nghiện ma túy để giảm tác hại phòng chống lây nhiễm cho cộng đồng. Ytế phường trực tiếp khám, chăm sóc, tư vấn cho đối tượng nghiện ma túy tại cộng đồng. BCĐ phòng chống ma túy phường thực hiện nội dung liên kết với 4  phường giáp ranh để nắm bắt thông tin trao đổi phối hợp giải quyết tệ nạn ma túy hoạt động tại các khu vực giáp ranh. - Công tác tuyên truyền trực tiếp: nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội trên toàn địa bàn phường thông qua nhiều hình thức Mạng lưới tình nguyện viên tư vấn tại hộ gia đình, truyền thông tư vấn, vận động nhân dân thực hiện t công tác phòng chống TNXH. Tổ chức triển khai thực hiện tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư với phương châm “Vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người. Hoạt động của lực lượng tình nguyện viên phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an phường nắm bắt tình hình, trực tiếp tư vấn cho các gia đình có người trong diện và các đối tượng nghiện thấy rõ tác hại của ma túy động viên họ từ bỏ con đường vi phạm pháp luật để tái hòa nhập công đồng. 3.4. Xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt động giữ chính quyền và các đoàn thể: Các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể, tổ chức tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả thực hiện chương trình hành động phòng chống ma tuý giai đoạn (2005 - 2010) triển khai chương trình hành động phòng chống ma tuý của chính phủ, kế hoạch của phường một cách có hiệu quả thiêt thức, tổ chức quản lý, giáo dục tại gia đình, cộng đồng dân cư đối với các đối tượng phạm tội ma tuý chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đặc biệt là các đối tượng nghiện ma tuý. Các cấp, các ngành chức năng tiến hành các biện pháp ngặn chặn ma tuý tại cơ sở, phảI kiểm tra sat sao việc thực hiện chương trình kế hoạch phòng chống ma tuý với từng địa bàn. Phát động phong trào “Toàn dân tố giác tội phạm ma tuý tại cộng đồng”. Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện, cải tiến hoàn thiện mô hình tổ chức cai nghiện ma tuý, bao gồm: trung tâm, cai nghiện tại cộng đồng và cai nghiện tại gia đình, phải huy động được cả cộng đồng, các tổ chức, đoàn thể và chính quyền cơ sở và quản lý người cai nghiện. Tổ chức triển khai thực hiện đề án của chương trình hành động phòng chống ma tuý theo chỉ đạo của chính phủ: + Đề án: Thông tin tuyên truyền giáo dục về phòng chống ma tuý. + Đề án: Đấu tranh về phòng chống các tội phạm về ma tuý và kiểm soát tiền chất ma tuý. + Đề án: Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện ma tuý. + Đề án: Phòng chống ma tuý trong học đường. + Đề án: Xây dựng xã , phường, thị trấn, đơn vị không có tội phạm ma tuý và người nghiện ma tuý. Kết hợp về lập lại trật tự kỷ cương xã hội kết hợp với các chương trình kinh tế xã hội của phường nhằm từng bước lập loại trừ nguyên nhân, điều kiện ảy sinh tệ nạn nghiện hút ma tuý. 3.5. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý và kiểm soát tiền chất ma túy: Các cấp các ngành phối hợp chặt chẽ, tiến hành rà soát lại các đối tượng liên quan đến ma tuý (đối tượng buôn bán, vận chuyển, đối tượng sử dụng và nghi nghiện ma tuý). Xác định các địa bàn trọng điểm, các tụ điểm phức tạp về ma tuý để có kế hoạch, biện pháp giải quyết. Các nghành liên quan như công an, viện kiểm sát có kế hoạch mở đợt tấn công truy quét tội phạm ma tuý, tập trung lực lượng triệt phá cho được các đường dây, tụ điểm, ổ nhóm buôn bán và tổ chức sử dụng trái phép các chất ma tuý tập trung ở các địa bàn trọng điểm. Phối hợp kiểm soát chặt chẽ ma tuý ở khu vực trọng điểm. Các cơ quan công an, Toà án, viện kiểm sat phối hợp chặt chẽ đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố xét xử các vụ án ma tuý đưa ra xét xử các vụ án điểm ở địa bàn phức tạp để nâng cao tính giáo dục và phòng ngừa. Các ngành Công an, y tế, quản lý thị trường phối hợp kiểm tra việc quản lý sử dụng các dược phẩm gây nghiện, các tiền chất ma tuý, phòng ngừa, ngăn chặn việc sử dụng sai mục đích. 3.6. Công tác cai nghiện ma tuý tại trung tâm, ngoài cộng đồng và phòng chống ma tuý trong trường học: Tiến hành tổ chức hội nghị tổng kết công tác cai nghiện để hoàn thiện quy trình và mô hình tổ chức cai nghiện tại trung tâm và tại cộng đồng dân cư nhằm nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma tuý. Các ngành, đoàn thể tiến hành khảo sát đề ra các biện pháp ngăn ngừa người nghiện ma tuý trong cán bộ công nhân viên, đặc biệt là trong đội ngũ cán bộ là đảng viên. Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa ngành giáo dục, công an, chính quyền địa phương, nhà trường trong việc quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú để phòng chống học sinh, sinh viên không sử dụng ma tuý làm trong sạch môi trường ma tuý quanh trường học. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn sử dụng ma tuý trong trẻ em theo quyết định số 134 của Thủ tướng chính phủ và đề án Uỷ Ban quốc gia phòng chống ma tuý đã duyệt. Các ngành thành viên Ban chỉ đạo, các đồng chí lãnh đạo đơn vị cần dành nhiều hơn nữa thời gian xuống cơ sở để kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống ma tuý có hiệu quả. 3.7. Công tác cai nghiện phục hồi: Công tác quản lý, giáo dục, chữa bệnh và cai nghiện phục hồi tại trung tâm cũng như tổ chức vận động cai nghiện tại cộng đồng và gia đình đảm bảo kế hoạch và chỉ tiêu của BCĐ đã giao. Tiếp nhận quản lý, giáo dục các đối tượng nghiện và các đối tượng đã cai nghiện trở về. Có biện pháp giúp họ tái hoà nhập cồng đồng. Các đối tượng trở về tái hoà nhập cộng đồng được giáo dục, tư vấn về kỹ năng công tác xã hội, được học nghề và trang bị kỹ năng phòng chống tái nghiện giúp họ yên tâm trở về với gia đình tại địa phương nơi cư trú tạo dựng một cuộc sống lành mạnh chống tại nghiện. Công tác cai nghiện cho người nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng được đẩy mạnh, giúp người nghiện sau cai tiến bộ. 3.8. Công tác thanh tra, kiểm tra: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh, dịch vụ văn hoá được thực hiện nghiêm túc. Xử lý nghiêm minh các hoạt động vi phạm pháp luật phòng chống TNXH. Kịp thời chấn chỉnh các sai phạm để các cơ sở kinh doanh. dịch vụ hoạt động kinh doanh đúng quy định của pháp luật tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn phường KẾT LUẬN Phòng chống tệ nạn xã hội là công việc có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH cũng như trong tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, trong phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư; trong đảm bảo kỹ cương, và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Nhưng thực trạng công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý ở cả nước nói chung và phường Thanh Lương nói riêng hiện nay là chưa ngang tầm với đòi hỏi. Trong thời gian tới, các cấp uỷ Đảng và chính quyền phường Thanh Lương cần phải thực hiện đồng bộ hệ thống giải pháp nêu trong luận văn nhằm đảm bảo hiệu lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác phòng chống tện nạn xã hội ở cơ sở góp phần làm cho phường Thanh Lương sớm thoát khỏi phường trọng điểm về ma tuý. Có như vậy mới thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của địa phương phát triển, giữ vững được trật tự an toàn xã hội góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước vì sự phát triển của xã hội theo đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước. * Một số kiến nghị và đề xuất: Để công tác phòng chống TNXH trên địa bàn phường có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa, chúng ta phải thực sự thể hiện được quyết tâm chính trị của cả hệ thống các cơ quan Đảng và quản lý nhà nước, của các cấp các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và các đoàn thể. Vì vậy tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: Một là: tập trung thực hiện tốt công tác phòng chống ma tuý, cai nghiện phục hồi và đẩy mạnh công tác xây dựng xã phường lành mạnh không có TNXH. Hai là: Tăng nguồn kinh phí đảm bảo hỗ trợ cho các địa phương trọng điểm xây dựng đội xã hội tình nguyện để có một lực lượng nòng cốt ở cơ sở thực hiện công tác phòng chống ma tuý. Ba là: Các cấp uỷ đảng và chính quyền cơ sở phải coi công tác phòng chống ma tuý là nhiệm vụ quan trọng và thường uyên phải tổ chức thực hiện ở địa bàn và cơ sở.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác phòng chống tệ nạn ma tuý trên địa bàn phường Thanh Lương Thực trạng và giải pháp.doc
Luận văn liên quan