Đề tài Công ty tài chính - Công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam

Với tư cách là cơ quan tham mưu cho Nhà nước về xây dựng, luật tổ chức tín dụng thì luôn cần sửa đổi những bất hợp lý trong các bô luật, nghị định để trình Quốc Hội xem xét, sửa đổi tạo điều kiện hơn cho hoạt động của các công ty tài chính.  Hoàn thiện các quy chế và tiến hành giám sát chặt chẽ sự hoạt động của các Công ty tài chính (về quy chế an toàn, dự phòng rủi ro, thanh tra giám sát) Ngân hàng Nhà nước cũng nên tiến hành các biện pháp hỗ trợ nhằm duy trì lòng tin của công chúng với hệ thống các Công ty tài chính.

pdf30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công ty tài chính - Công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành viên; cơng ty tài chính TNHH hai thành viên trở lên và cơng ty tài chính cổ phần. Xét ở khía cạnh nào đĩ thì ngân hàng hoạt động như một doanh nghiệp. Tuy nhiên, xét về tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng lại được chia thành ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác. 1.2.4. Thời gian hoạt động. Thời hạn hoạt động của cơng ty tài chính tối đa là 50 năm. Trường hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động, phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận, nhưng mỗi lần gia hạn khơng quá 50 năm. Trong khi đĩ, thời hạn hoạt động của các ngân hàng lại khơng bị hạn chế. 1.2.5. Cơ hội cạnh tranh và lợi ích mang lại. Xét ở khía cạnh nào đĩ, các cơng ty tài chính sẽ chịu áp lực cạnh tranh ở mức độ thấp hơn so với ngân hàng. Theo cam kết WTO, chỉ cĩ ngân hàng thương mại nước ngồi và cơng ty tài chính nước ngồi mới được thành lập cơng ty tài chính liên doanh và cơng ty tài chính 100% vốn đầu tư nước ngồi. Tổ chức tín dụng nước ngồi chỉ được thành lập cơng ty tài chính liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngồi nhưng phải cĩ tổng tài sản trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn. Trong khi ngân hàng hoạt động rộng và huy động vốn chủ yếu từ cơng chúng thì cơng ty tài chính huy động vốn chủ yếu từ nội bộ tập đồn và nhĩm cơng ty. Vì thế, rủi ro xảy ra đối với các cơng ty tài chính chủ yếu là do nội bộ tập đồn hay nhĩm cơng ty gánh chịu, rất ít ảnh hưởng tới cộng đồng. Khi các quan hệ kinh tế trong tập đồn là minh bạch và tuân thủ đúng pháp luật thì khả năng xảy ra rủi ro là khơng lớn. Một trong những hạn chế của các cơng ty tài chính so với các tổ chức ngân hàng là khơng được làm dịch vụ thanh tốn và nhận tiền gửi dưới 1 năm. Tuy vậy, các cơng ty tài chính hiện nay đã khắc phục bằng việc phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới như dịch vụ nhận PGS.TS Bùi Kim Yến Page 8 ủy thác vốn, nhận ủy thác đầu tư bao thanh tốn, thu xếp vốn,...v.v. cho cả ngắn hạn, trung và dài hạn. Những dịch vụ này đã giúp cơng ty tài chính thực hiện được các dịch vụ khác tương tự như một ngân hàng thương mại. Như vậy, cĩ thể thấy lợi ích của cơng ty tài chính mang lại cho các doanh nghiệp là rất lớn. Khơng phải ngẫu nhiên mà trên thế giới, các tập đồn lớn thường cĩ ít nhất một cơng ty tài chính. Cơng ty tài chính là cơng cụ để tập đồn điều tiết vốn và sử dụng vốn một cách cĩ hiệu quả và thuận lợi nhất. Trong phạm vi nội bộ tập đồn hoặc nhĩm cơng ty cĩ quan hệ lợi ích gắn bĩ, cơng ty tài chính cĩ thể dễ dàng huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các cơng ty thành viên để tập trung vốn đầu tư. Với tính nội bộ cao trong hoạt động nghiệp vụ cơng ty tài chính cĩ thể kiểm sốt rủi ro và tập trung vốn lớn cho các dự án quan trọng trong nội bộ tập đồn. Tại Việt Nam, hiện cĩ tới 18 cơng ty tài chính, phần lớn thuộc các tập đồn kinh tế Nhà nước., các Tập đồn lớn của Việt Nam đều cĩ các cơng ty Tài chính riêng như Tập đồn Dầu khí cĩ Tổng CTCP Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC), Tập đồn điện lực cĩ Cơng ty Tài chính cổ phần Điện Lực (EVN Finance), Tập đồn Than Khống sản Việt Nam cĩ Cơng ty TNHH Một thành viên Tài chính Than – Khống sản Việt Nam (CMF)…Ưu điểm của các cơng ty tài chính là mang lại một nguồn vốn lớn dài hạn, cung ứng cho nhiều dự án lớn trọng điểm từ đĩ thúc đẩy cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động theo chiều sâu của tổng cơng ty. Trong đĩ phải kể đến cơng ty tài chính dầu khí VN (PVFC). Tổng cơng ty Tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC). Tổng cơng ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19-6-2000, là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, ra đời với phương châm hoạt động vì sự phát triển vững mạnh của tập đồn dầu khí VN .Sau mười năm xây dựng và phát triển, PVFC đã trở thành một định chế tài chính lớn, cĩ uy tín cao ở trong nước và quốc tế. PVFC là cơng ty 100% vốn nhà nước, khởi nghiệp với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, chỉ sau 7 năm vốn điều lệ tăng trưởng 30 lần, đạt tới 3.000 tỷ đồng, trên cơ sở đĩ đã thu xếp vốn cho các dự án của ngành dầu khí với con số đáng khâm phục là 6.700 tỷ đồng! Hồn thành xuất sắc sứ mệnh hàng đầu và nhiệm vụ trung tâm là bảo đảm nguồn vốn cho sự phát triển vượt bậc của PVN, cho cơng cuộc hiện đại hố và nâng cao vị thế Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế. Ngày 19-10-2007 tổ chức đấu giá thắng lợi 59.639.900 cổ phần với giá đấu thành cơng đạt 69.974 đồng/cổ phần, mang về cho ngân sách nhà nước hơn 7.000 tỷ đồng vốn thặng dư; tiếp theo đĩ, đã nhanh chĩng hồn thành tất cả các thủ tục chuyển đổi mơ hình, thay đổi chức năng, nhiệm vụ, ban hành lại các quy chế, quy định nội bộ, tổ chức lại bộ máy…để xác lập thêm một PGS.TS Bùi Kim Yến Page 9 mốc son lịch sử mới: ngày 18-3-2008 chính thức vận hành Tổng cơng ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam. Từ đây, PVFC lại lập thêm những kỷ lục mới: vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng tăng lên 5.000 tỷ đồng, thu hút được đối tác chiến lược Morgan Stanley - một ngân hàng đầu tư hàng đầu của Hoa-kỳ đĩng gĩp 10% vốn điều lệ (thành cơng trong trường hợp này chắc chắn khơng chỉ trên khía cạnh huy động thêm được một nguồn tài chính lớn từ nước ngồi, mà cịn bao gồm cả những thế mạnh về thương hiệu đẳng cấp cao, kỹ thuật - cơng nghệ tiên tiến, kinh nghiệm thương trường quốc tế dày dạn…được chuyển hố từ ngoại lực thành nội lực). Theo một tổ chức nghiên cứu quốc tế cĩ uy tín, hiện nay, nếu xét về quy mơ đầu tư thì PVFC đứng thứ 11 trong số 23 tổ chức tín dụng lớn hàng đầu tại Việt Nam, nhưng nếu chỉ xét riêng 18 cơng ty tài chính thì PVFC đứng đầu với mức vốn điều lệ lớn nhất và vượt xa các cơng ty khác. Khơng chỉ dừng lại ở những kỷ lục mới đĩ, PVFC cịn năng động tiến cùng thời đại trong việc tích cực gĩp sức để PVN triển khai cĩ uy tín cao trên thế giới về cơ chế phát triển sạch (CDM) và sớm áp dụng cơng nghệ ngân hàng tiên tiến: Hệ thống Core banking và Flexcube… Năm 2009 tổng doanh thu đạt 5.660 tỷ đồng, vượt 45% chỉ tiêu kế hoạch được giao, lợi nhuận trước thuế hơn 611 tỷ đồng, tổng giá trị tài sản lên tới 64.652 tỷ đồng. Trong giai đoạn này đã thu xếp vốn cho 16 dự án lớn của tập đồn với tổng mức đầu tư lên tới hơn 53 nghìn tỷ đồng (gấp khoảng tám lần con số đã dẫn trên của giai đoạn 1!), trong đĩ cĩ những dự án tiêu biểu, trọng điểm, cĩ ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế, như: Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 1, Đường ống dẫn khí lơ B- Ơ Mơn, Kho nổi chứa dầu EPSO, Tàu chở dầu thơ của PVTrans, Nhà máy đĩng giàn khoan của PVPower, Cơng trình thuỷ điện Đakring …với mức vốn đầu tư từ hàng nghìn tỷ đồng đến hơn 500 triệu USD mỗi dự án. Thành cơng của PVFC khơng chỉ thể hiện ở những kết quả cụ thể về quy mơ phát triển và hiệu quả kinh tế, xã hội, mà cịn chứng minh cho sự đúng đắn về chủ trương và tổ chức thực hiện việc xây dựng mơ hình cơng ty tài chính trong các tập đồn kinh tế lớn. Trên đà phát triển của mình, PVFC cũng từng bước đa dạng hĩa các sản phẩm dịch vụ tài chính của mình nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của mình trong vai trị là một tổ chức tài chính trung gian. PGS.TS Bùi Kim Yến Page 10 CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG CỦA CƠNG TY TÀI CHÍNH Các cơng ty tài chính cĩ nhiều hoạt động, mỗi cơng ty cĩ những nét giống và những nét đặc trưng riêng biệt của cơng ty mình. Các hoạt động chủ yếu thường thấy ở cơng ty tài chính là: hợp tác đầu tư, hoạt động thu xếp vốn, huy động vốn, dịch vụ tài chính, dịch vụ ủy thác vốn đầu tư, tín dụng cá nhân và doanh nghiệp, kinh doanh ngoại hối, chiết khấu giấy tờ cĩ giá, bao thanh tốn, bão lãnh….. Các cơng ty tài chính cĩ nguồn vốn tự cĩ chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn, cịn lại chủ yếu do huy động, vốn đi vay và vốn khác. Trong đĩ huy động vốn chiếm tỷ lệ lớn nhất. Vì vậy vấn đề huy động vốn là yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến sự phát triển và mở rộng kinh doanh, giúp tạo dựng nguồn vốn vững chắc, ổn định đáp ứng nhu cầu kinh doanh của cơng ty đặc biệt là vốn trung và dài hạn. 2.1 Hoạt động huy động vốn. Vốn là yếu tố quan trọng, do vậy, việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau là rất cần thiết cho sự ổn định và phát triển của cơng ty. Pháp luật cũng cĩ những điều chỉnh đa dạng về việc huy động vốn của các cơng ty tài chính:  Theo luật các tổ chức tín dụng hiện hành,(luật sửa đổi bổ sung luật các tồ chức tín dụng 1997, theo số 20/2004/QH11), quy định tại diều 20: thì cơng ty tài chính khơng được nhận tiền gửi khơng kỳ hạn, khơng làm dịch vụ thanh tốn.  Cịn theo quy định của luật các tổ chức tín dụng 2010, sẽ được áp dụng tới đây vào ngày 1/1/2011, quy định tại khoản 4 - Điều 4 cơng ty tài chính khơng được nhận tiền gửi cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh tốn qua tài khoản khách hàng. Các hoạt động huy động vốn của cơng ty tài chính:  Nhận tiền gửi cĩ kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của ngân hàng nhà nước.  Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, và các loại giấy tờ cĩ giá khác để huy động vốn của cá nhân trong và ngồi nước của pháp luật hiện hành.  Vay các tổ chức tín dụng, tài chính trong nước, ngồi nước và các tổ chức tài chính quốc tế.  Tiếp nhận vốn ủy thác của chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngồi nước. PGS.TS Bùi Kim Yến Page 11 Bên cạnh đĩ, cơng ty tài chính cố phần dầu khí PVFC cĩ những hoạt động huy động vốn sau đây Nhận ủy thác đầu tư cá nhân: Khách hàng ủy thác cho CTTC tham gia đầu tư, tư vấn quản lý tài sản ủy thác thuộc sở hữu của khách hàng nhằm mục đích tối đa hố hiệu quả sử dụng vốn vào những cơ hội đầu tư hấp dẫn, sinh lợi cao và giảm thiểu rủi ro. Tiền gửi tích lũy cho tương lai: Là hình thức uỷ thác quản lý vốn cá nhân với nhiều tiện ích giúp khách hàng chuẩn bị tài chính cho một mục tiêu dài hạn trong tương lai. Ủy thác quản lý vốn tích lũy bằng VND: Là hình thức mà khách hàng ủy thác khơng chỉ định mục đích vốn bằng tiền cho CTTC theo mỗi hợp đồng ủy thác quản lý vốn và được hưởng lãi thỏa thuận trên hợp đồng ủy thác quản lý vốn. Khách hàng cĩ thể ủy thác nhiều khoản tiền khác nhau cho mỗi hợp đồng ủy thác và hưởng lãi suất cố định áp dụng cho số dư trên hợp đồng ủy thác quản lý vốn tích lũy. Tiền gửi cĩ kỳ hạn bằng USD: Lãi suất hấp dẫn. Kỳ hạn đa dạng để khách hàng lựa chọn: 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng, 48 tháng và 60 tháng. 2.2 Hoạt động tín dụng. “Tín dụng” xuất phát từ chữ Latin là Creditium cĩ nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Tiếng Anh là Credit. Theo ngơn ngữ dân gian Việt Nam, “tín dụng” cĩ nghĩa là sự vay mượn. Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vậy hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng sau đĩ hồn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn. Trong đời sống, tín dụng hiện diện dưới nhiều hình thái khác nhau. Tín dụng thương mại là một doanh nghiệp thỏa thuận bán chịu hàng hĩa cho khách hàng. Tín dụng Ngân hàng là việc các Ngân hàng thương mại huy động vốn của khách hàng để sau đĩ lại cho khách hàng khác vay với mục đích kiếm lời. Ngồi ra, việc Chính phủ hay những doanh nghiệp phát hành các trái phiếu ra ngồi cơng chúng để vay tiền của các tổ chức, cá nhân cũng được xem là những hình thức tín dụng. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, nghiệp vụ cho thuê tài chính do những cơng ty cho thuê tài chính thực hiện đối với khách hàng là các doanh nghiệp cũng được xem là một hình thức tín dụng đặc thì của nền kinh tế thị trường. Theo khoản 8 và khoản 10, điều 20, Luật các tổ chức tín dụng, hoạt động tín dụng được định nghĩa là việc các tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự cĩ, nguồn vốn huy động để thỏa thuận cấp tín dụng cho khách hàng với nguyên tắc cĩ hồn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khâu, cho thuê tài chính, bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ khác. Theo đĩ, hoạt động cấp tín dụng của các cơng ty tài chính cũng được chia thành hoạt động cho vay và chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, giấy tờ cĩ giá. PGS.TS Bùi Kim Yến Page 12 2.2.1 Hoạt động tín dụng của cơng ty tài chính tại Việt Nam. 2.2.1.1 Hoạt động cho vay. Theo nghị định 79/2002/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của cơng ty tài chính ban hành ngày 04/10/2002, cĩ hiệu lực ngày 19/10/2002: Cơng ty Tài chính được cho vay dưới các hình thức:  Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.  Cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước theo quy định hiện hành của Luật Các tổ chức tín dụng và hợp đồng uỷ thác.  Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả gĩp. Cơng ty tài chính cĩ thể cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trên cơ sở cân đối nguồn vốn trung và dài hạn, khơng sử dụng vốn vay ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn nhằm bảo đảm an tồn cho hệ thống. 2.2.1.2 Hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ cĩ giá khác. Theo Quyết Định số 1325/2004/QĐ-NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng về việc ban hành quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ cĩ giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì: “Chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua giấy tờ cĩ giá chưa đến hạn thanh tốn của khách hàng. Tái chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua lại giấy tờ cĩ giá chưa đến hạn thanh tốn và đã được chiết khấu theo phương thức mua hẳn. Thời hạn cịn lại của giấy tờ cĩ giá là khoảng thời gian tính từ ngày giấy tờ cĩ giá được tổ chức tín dụng nhận chiết khấu, tái chiết khấu đến ngày đến hạn thanh tốn của giấy tờ cĩ giá đĩ.” Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của cơng tu tài chính được quy định rõ tại khoản 2, điều 128, luật các Tổ chức tín dụng 2010: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng khơng được vượt quá 25% vốn tự cĩ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người cĩ liên quan khơng được vượt quá 50% vốn tự cĩ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. 2.2.2. Hoạt động tín dụng của cơng ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam.  Tín dụng cho các tổ chức kinh tế: PGS.TS Bùi Kim Yến Page 13 o Là việc PVFC xem xét cho khách hàng sử dụng một số vốn với mục đích và thời gian xác định theo thỏa thuận với nguyên tắc cĩ hồn trả cả gốc và lãi. o Đối tượng cho vay là các tổ chức kinh tế trong và ngồi ngành dầu khí. o Điều kiện cho vay: Mục đích sử dụng vốn phù hợp với quy định về đối tượng, ngành nghề được xem xét cấp tín dụng của PVFC. Phương án sử dụng vốn khả thi. Đảm bảo được các yêu cầu bảo tồn vốn của PVFC.  Tín dụng cá nhân: o Cho vay mua nhà trả gĩp: hỗ trợ tín dụng mua nhà với số tiền cho vay lớn (70% giá trị căn nhà), thời hạn cho vay lên đến 20 năm. Đối tượng được cho vay là người cĩ thu nhập ổn định, chứng minh và đảm bảo khả năng trả nợ, hoặc cĩ tài sản thế chấp là bất động sản cĩ sẵn hoặc hình thành từ chính tài sản hình thành từ vốn vay. o Cho vay cầm cố chứng từ cĩ giá bao gồm: thẻ tiết kiệm, các loại số tiền gửi, hợp đồng ủy thác quản lý vốn, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu và các chứng từ cĩ giá khác. Hình thức này giúp người đi vay tránh được thiệt hại do việc phải rút tiền trước ngày đáo hạn của chứng từ cĩ giá, tránh được rủi ro tỷ giá trong trường hợp phải rút tiền ngoại tệ từ chứng từ cĩ giá và chuyển đổi ra VNĐ o Cho vay thế chấp tài sản: áp dụng với người đi vay cĩ tài sản thế chấp là bất động sản hoặc được người thứ ba bảo lãnh bằng bất động sản. Số tiền vay cĩ thể lên đến 70% giá trị tài sản đảm bảo. o Cho vay bảo đảm bằng lương: Đối tượng là các CBCNV đang cơng tác tại PVFC, PVN; Các Cơng ty con của PVFC, PVN; Các Cơng ty cĩ tối thiểu 10% cổ phần, vốn gĩp của PVFC, của PVN; Các Cơng ty cĩ tối thiểu 30% vốn gĩp của các Cơng ty con của PVN; Các đơn vị cĩ thoả thuận hợp tác tồn diện với PVFC 2.3. Hoạt động đầu tư. Theo khoản 2 điều 24 nghị định số 79/2002- CP về tổ chức và hoạt động của cơng ty tài chính đã cho phép các cơng ty tài chính được phép tham gia vào hoạt động đầu tư, và các cơng ty tài chính ở Việt Nam được phép thực hiện các hoạt động đầu tư và các dịch vụ cĩ liên quan theo luật định. Về hoạt động đầu tư, thì ở mỗi cơng ty tài chính cĩ một cách làm khác nhau, cách phân chia khác nhau, và ở PVFC thì được chia làm bốn loại hình đầu tư lớn như sau. 2.3.1 Đầu tư dự án. PGS.TS Bùi Kim Yến Page 14 Với ưu thế về khả năng chuyên mơn trong việc thẩm định, huy động vốn tài trợ và tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của các dự án đầu tư, PVFC tìm kiếm và tham gia gĩp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp dưới các hình thức: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, thành lập cơng ty cổ phần, cơng ty TNHH, cơng ty Liên doanh. Từ năm 2007 đến nay, PVFC luơn chú trọng đầu tư vào các những ngành nghề thế mạnh của mình như:  Khống sản luyện kim  Hạ tầng cơ sở, bất động sản  Thuỷ điện, năng lượng, dầu khí  Khách sạn, du lịch cao cấp. Với bề dày kinh nghiệm cũng như đạt được hiệu quả cao trong cơng việc, nên PVFC đang từng bước mở rộng việc đầu tư vào các cơng ty cĩ quy mơ vừa và lớn, ngày càng khẳng định vị thế của mình trong các cơng ty tài chính. 2.3.2. Ủy thác đầu tư. Ngồi ra, nhằm mục dích đa dạng hĩa các dịch vụ của mình, đồng thời mang đến tạo ra được hiệu quả trong cơng việc, PVFC cịn thực hiện việc đầu tư gián tiếp, theo đĩ PVFC đại diện khách hàng để đầu tư tài chính vào các cơ hội đầu tư tốt như: cổ phần của các Cơng ty cổ phần thực hiện IPO, các Cơng ty cổ phần và/hoặc gĩp vốn vào các Dự án do khách hàng chỉ định hoặc do PVFC cung cấp. PVFC cung cấp dịch vụ nhận Uỷ thác đầu tư đến mọi khách hàng tổ chức và cá nhân trong và ngồi nước. Riêng đối với các khách hàng tổ chức, các điều kiện và phương thức uỷ thác cĩ thể rất linh hoạt theo thoả thuận giữa các bên. Hiện nay PVFC, các dịch vụ ủy thác đầu tư của PVFC rất đa dạng, tùy theo tình hình tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro mà các khách hàng cĩ thể lựa chọn các kiểu đầu tư sau: Uỷ thác đầu tư cĩ chia sẻ rủi ro: Khách hàng và PVFC cùng thoả thuận cơ chế phân chia kết quả kinh doanh và rủi ro (nếu cĩ) trên cơ sở kết quả kinh doanh thực tế của Cơng ty cổ phần/Dự án khách hàng tham gia đầu tư. Uỷ thác đầu tư khơng chia sẻ rủi ro: Khách hàng uỷ thác cho PVFC thực hiện đầu tư với thoả thuận khách hàng được hưởng tồn bộ kết quả kinh doanh thực tế đồng thời chịu tồn bộ rủi ro (nếu cĩ) từ Cơng ty cổ phần/Dự án tham gia đầu tư trong kỳ Uỷ thác. PGS.TS Bùi Kim Yến Page 15 Uỷ thác đầu tư lợi tức cố định: Khách hàng và PVFC thoả thuận một tỷ suất lợi nhuận cố định trong kỳ Uỷ thác, khơng phụ thuộc kết quả kinh doanh thực tế và các rủi ro (nếu cĩ) phát sinh từ hoạt động đầu tư/kinh doanh của PVFC trong kỳ Uỷ thác. 2.3.3. Nghiệp vụ trái phiếu. Với ưu thế về nguồn vốn, PVFC đang nỗ lực hợp tác với các đối tác nhằm tạo lập thị trường trái phiếu và trở thành đối tác tin cậy trong việc phân phối trái phiếu doanh nghiệp Phân phối trái phiếu: PVFC hỗ trợ doanh nghiệp chào bán trái phiếu đến các nhà đầu tư và cam kết tồn bộ số lượng trái phiếu doanh nghiệp dự kiến phát hành sẽ được phân phối thành cơng. Đối tượng khách hàng: Các doanh nghiệp cĩ nhu cầu vốn dài hạn (từ 1 đến 3 năm), cĩ phương án kinh doanh từ nguồn thu phát hành trái phiếu hiệu quả, cĩ tài sản đảm bảo phù hợp, cĩ phương án trả lãi và gốc trái phiếu. Tạo lập thị trường trái phiếu: PVFC hợp tác với các đối tác nhằm phát triển thị trường cho trái phiếu Đối tượng khách hàng: Các tổ chức, cá nhân cĩ nhu cầu hợp tác và tham gia vào thị trường trái phiếu 2.3.4. Mua bán kỳ hạn chứng từ cĩ giá. Với sự phát triển của nền kinh tế nĩi chung và thị trường tài chính nĩi riêng, nhu cầu nguồn vốn của các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng tăng cao. Với ưu thế về kinh nghiệm hoạt động trong thị trường tài chính và thị trường vốn, PVFC cung cấp khách hàng các dịch vụ nguồn vốn ngắn hạn thơng qua nghiệp vụ mua bán kỳ hạn chứng từ cĩ giá và hợp đồng bán quyền bán chứng khốn. Mua bán kỳ hạn chứng từ cĩ giá: Với lợi thế về vốn, PVFC cung cấp dịch vụ mua/bán kỳ hạn các loại chứng từ cĩ giá đa dạng trên thị trường cho các khách hàng cĩ nhu cầu nguồn vốn ngắn hạn (từ 3-6 tháng), hiện nay danh mục các loại chứng khốn cĩ kỳ hạn tại PVFC rất đa dạng và phong phú, trong đĩ cĩ cả những loại chứng khốn của các cơng ty cĩ hiệu quả kinh doanh tốt như NHTM cổ phần Đơng Nam Á (TPCĐ Seabank), Ngân hàng TMCP Đơng Á ( EAB), Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB), Ngân hàng TMCP Việt Á (VAB) Hợp đồng bán quyền bán chứng khốn: Ngồi ra, nhằm gia tăng sự giải quyết nhanh chĩng nhu cầu vốn của khách hàng và đa dạng hĩa dịch vụ của mình, PVFC cịn tham gia việc mua bán các loại chứng khốn cĩ giá do PGS.TS Bùi Kim Yến Page 16 khách hàng nắm giữ với mức lãi suất ổn định hơn so với dịch vụ cầm cố chứng khốn niêm yết thực hiện tại các cơng ty chứng khốn. 2.4 Hoạt động bảo lãnh. 2.4.1 Khái niệm: Theo NĐ79/2002/NĐ-CP tại điều 20 về bảo lãnh: “Cơng ty Tài chính được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh của Cơng ty Tài chính phải được thực hiện theo quy định tại Điều 58, Điều 59, Điều 60 Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.” 2.4.2 Các loại bảo lãnh: Ngân hàng Nhà nước Việt nam định nghĩa các loại bảo lãnh (QĐ số 26/2006/QĐ-NHNN về Quy chế bảo lãnh Ngân hàng) như sau: 1. Bảo lãnh vay vốn: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng khơng trả hoặc khơng trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh. 2. Bảo lãnh thanh tốn: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh tốn thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ nghĩa vụ thanh tốn của mình khi đến hạn. 3. Bảo lãnh dự thầu: là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp, khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà khơng nộp hoặc khơng nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. 4. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. 5. Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận vchất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. 6. Bảo lãnh hồn trả tiền ứng trước: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hồn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết PGS.TS Bùi Kim Yến Page 17 với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hồn trả tiền ứng trước mà khơng hồn trả hoặc hồn trả khơng đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. 7. Bảo lãnh đối ứng: là cam kết của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh đối ứng) với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trường hợp bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh. 8. Xác nhận bảo lãnh: là cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng (bên xác nhận bảo lãnh) đối với bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với khách hàng. 2.4.3. Hình thức phát hành bảo lãnh: Phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh. Ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu, lệnh phiếu. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật. 2.4.4 Các điều kiện về bảo lãnh: Khi Quý khách hàng cĩ nhu cầu bảo lãnh cần cĩ đủ các điều kiện sau:  Cĩ đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy đinh của pháp luật.  Cĩ tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh tốn với CTTC  Mục đích đề nghị CTTC bảo lãnh là hợp pháp.  Cung cấp đầy đủ, chính xác các thơng tin và tài liệu liên quan đến việc bảo lãnh theo yêu cầu của CTTC thực hiện bảo lãnh.  Thực hiện đúng cam kết của mình đối với bên nhận bảo lãnh và CTTC thực hiện bảo lãnh.  Chịu sự kiểm sốt của CTTC thực hiện bảo lãnh đối với mọi hoạt động liên quan đến nghĩa vụ được bảo lãnh.  Nhận nợ và hồn trả gốc, lãi cùng chi phí phát sinh mà CTTC thực hiện bảo lãnh đã trả thay theo đúng thời hạn đã cam kết. Trường hợp bảo lãnh cĩ liên quan đến yếu tố nước ngồi (Bên nhận bảo lãnh hoặc bên được bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngồi) ngồi các điều kiện quy định trên Quý khách hàng cịn phải thực hiện các quy định của quản lý vay và trả nợ nước ngồi, quy định về quản lý ngoại hối và các quy định của pháp luật cĩ liên quan. Trường hợp bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải bảo đảm được các điều kiện theo quy định của Pháp luật. 2.4.5 Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh của CTTC: PGS.TS Bùi Kim Yến Page 18 Khi phát sinh nhu cầu cĩ bảo lãnh,khách hàng cần gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến CTTC, hoặc bên nhận bảo lãnh sẽ gửi hồ sơ đến CTTC. Sau một khoảng thời gian, CTTC tiến hành thẩm định. Nếu đủ điều kiện thì CTTC sẽ cĩ văn bản chấp thuận bảo lãnh cho khách hàng, và nếu khơng đủ điều kiện thì khách hàng cũng sẽ được thơng báo lý do cụ thể. Sau đĩ, bên nhận bảo lãnh sẽ xem xét và ký hợp đồng tín dụng với khách hàng. Tiếp đĩ, CTTC thực hiện các hình thức phát hành bảo lãnh (phát hành thư bào lãnh, giấy xác nhận bảo lãnh…) để khách hàng thực hiện nhu cầu của mình với bên nhận bảo lãnh. 2.4.6 Quyền và nghĩa vụ của CTTC thực hiện bảo lãnh: Theo Điều 59 của Luật Các Tổ Chức Tín Dụng 1997: 1. Tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh cĩ những quyền sau đây: a) Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu về khả năng tài chính và những tài liệu liên quan đến giao dịch được bảo lãnh; b) Yêu cầu khách hàng phải cĩ bảo đảm cho việc bảo lãnh của mình: c) Thu phí dịch vụ bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; d) Kiểm sốt việc thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh; e) Từ chối bảo lãnh đối với các khách hàng khơng đủ uy tín. 2. Tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh cĩ nghĩa vụ thực hiện cam kết đối với người nhận bảo lãnh khi người được bảo lãnh khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ nghĩa vụ. 2.4.7 Ưu điểm của nghiệp vụ bảo lãnh: Đối với khách hàng:  Với các sản phẩm bảo lãnh đa dạng của CTTC, khách hàng cĩ thể đáp ứng được các yêu cầu bảo lãnh của bên thứ ba.  Thủ tục đơn giản, nhanh chĩng, thuận tiện.  Tăng tính đảm bảo của khách hàng đối với bên nhận bảo lãnh.  Tiếp cận nhanh chĩng các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng thúc đẩy quá trình đầu tư, kinh doanh của khách hàng.  Giúp các hoạt động trong nền kinh tế phát huy hết tiềm năng của nĩ. Đối với CTTC: Tạo thêm nguồn lợi nhuận và mở rộng năng lực hoạt động. 2.4.8 Một số rủi ro trong hoạt động bảo lãnh: Rủi ro về khả năng thanh tốn của khách hàng: thanh tốn chậm trễ hạn cam kết hoặc khơng cĩ khả năng thanh tốn ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động của cơng ty tài chính. PGS.TS Bùi Kim Yến Page 19 Thực tế, các CTTC tăng tính cạnh tranh với nhau, thu hút nhiều khách hàng nên đi sai lệch một số quy định về điều kiện được bảo lãnh của khách hàng như bỏ qua một số giấy tờ…làm tăng rủi ro cho CTTC khi khách hàng khơng thực hiện như đúng cam kết. 2.4.9 Thực trạng hoạt động bảo lãnh các cơng ty tài chính ở nước ta nĩi chung và cơng ty tài chính dầu khí nĩi riêng: Để đáp ứng cho giai đoạn cơng nghiệp hĩa,hiện đại hĩa hiện nay, nền kinh tế Việt Nam cần đẩy mạnh sự phát triển đất nước và tăng cường hồ nhập với khu vực cũng như trên thế giới.Với mục đích này,yếu tố quan trọng nhất là nguồn vốn được ví như máu dùng cho cơ thể sống. Trong mơi trường cạnh tranh gay gắt, việc hồn thiện và phát triển các hoạt động của các tổ chức tín dụng là phương châm hướng đi cho sự tồn tại và phát triển của nước ta.Nghiệp vụ bảo lãnh đã được bắt đầu sử dụng rộng rãi trên thế giới từ đầu thập niên 70 và ngày càng khẳng định được vai trị của nĩ trong các giao dịch kinh tế thế giới. Trong thời đại hiện nay nghiệp vụ bảo lãnh đã bùng nổ và phát triển mạnh mẽ như một dịch vụ khơng thể thiếu được trong các giao dịch kinh tế tồn cầu. Cĩ thể nĩi bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ của các cơng ty tài chính hiện đại. Nĩ tuy cịn mới mẻ với các cơng ty tài chính tại Việt Nam nĩi chung, nhưng trong thời gian qua hoạt động bảo lãnh của hệ thống cá tổ chức tín dụng đã phát triển mạnh mẽ hơn lúc nào hết, bảo lãnh đã gĩp phần khơng nhỏ trong giao dịch kinh tế của cá tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp. Sự phát triển và sự khởi sắc của nghiệp vụ bảo lãnh cĩ rất nhiều tích cực, khẳng định được vị trí của nĩ trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được, bảo lãnh vẫn cịn những mặt hạn chế chưa tương xứng với vai trị và tiềm năng của mình. Nghiệp vụ bảo lãnh tại Cơng ty Tài chính Dầu khí (PVFC) khơng phải là hoạt động quan trọng nhất quyết định đến tồn bộ quá trình hoạt động của PVFC. Nhưng đây là hoạt động tất yếu và đầy tiềm năng của PVFC nĩi riêng và các tổ chức tín dụng khác. Bảo lãnh là cam kết bằng văn bản của PVFC (bên bảo lãnh) với bên cĩ quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Các hình thức bảo lãnh PVFC đang thực hiện: bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh vay vốn; bảo lãnh hồn trả tiền ứng trước; bảo lãnh thanh tốn; bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm; các loại bảo lãnh khác pháp luật khơng cấm. Ưu thế và lợi ích:  Thủ tục nhanh gọn, thuận tiện. PGS.TS Bùi Kim Yến Page 20  Phí bảo lãnh cạnh tranh. Cĩ chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp cĩ lịch sử quan hệ tín dụng tốt và sử dụng các dịch vụ phi tín dụng của PVFC;  Với các sản phẩm bảo lãnh đa dạng của PVFC, khách hàng cĩ thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo lãnh của bên thứ ba  Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm luơn sẵn sàng tư vấn cho khách hàng về thủ tục, nội dung và hình thức bảo lãnh phù hợp với mục tiêu và khả năng của khách hàng, tạo điều kiện tối đa để khách hàng cĩ phương án bảo lãnh tối ưu nhất, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Cách thức PVFC giao dịch với khách hàng: 2 hình thức  Trực tiếp: khách hàng cĩ thễ gặp trực tiếp nhân viên giao dịch của PVFC tại cơng ty hoặc địa điểm yêu cầu của khách hàng.  Gián tiếp: Thơng qua các phương tiện liên lạc thơng tin: Điện thoại, Fax, Email. Giải pháp giúp PVFC hoạt động bảo lãnh tốt hơn: 1. Cơng tác tổ chức đào tạo cán bộ 2. Xây dựng mạng lưới phục vụ và nâng cao chất lượng mạng lưới 3. Nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định trong hoạt động bảo lãnh 4. Tăng cường cơng tác kiểm tra kiểm sốt 5. Bổ sung, tăng cường quỹ ngoại tệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh và dịch vụ đối ngoại của PVFC, trong đĩ cĩ bảo lãnh 6. Ứng dụng Markerting vào hoạt động bảo lãnh của PVFC 7. Thiết lập và duy trì các mối quan hệ dao dịch với các tổ chức tín dụng khác trên nguyên tắc bình đẳng, cùng cĩ lợi để đẩy mạnh nghiệp vụ đồng bảo lãnh 8. Quy định tỷ lệ ký quỹ và tài sản đảm bảo trong bảo lãnh một cách rõ ràng, cụ thể, thống nhất cho từng đối tượng khách hàng 9. Về phía khách hàng - giải pháp hỗ trợ một cách tổng thể nhằm xây dựng mối quan hệ bền vững tốt đẹp giữa PVFC và khách hàng 2.5 Hoạt động khác. 2.5.1 Các nghiệp vụ khác được thực hiện theo đúng quy luật của pháp luật hiện hành Gĩp vốn mua cổ phần cho các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác. Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng. PGS.TS Bùi Kim Yến Page 21 Tham gia thị trường tiền tệ. Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng. Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ cĩ giá cho các doanh nghiệp. Được quyền nhận ủy thác, làm đại lý cho các lĩnh vực liên quan đến tài chính ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng. Cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư cho khách hàng. Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ cĩ giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác. 2.5.2. Các nghiệp vụ phải được cơ quan quản lý Nhà nước cĩ thẩm quyền cho phép. Hoạt động ngoại hối: Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp phép cho Cơng ty Tài chính được thực hiện một số hoạt động ngoại hối theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối. Hoạt động bao thanh tốn: Ngân hàng Nhà nước cĩ trách nhiệm ban hành quy định hướng dẫn việc thực hiện hoạt động bao thanh tốn và xem xét cho phép Cơng ty cho thuê tài chính cĩ đủ điều kiện thực hiện hoạt động này. Thực tế liên hệ Tổng cơng ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam, ta thấy PVFC cũng thực hiện đầy đủ và đa dạng các hoạt động như: Hoạt động kinh doanh ngoại hối: Với mục tiêu trở thành một trong những định chế tài chính hàng đầu và uy tín nhất tại Việt Nam, kinh doanh ngoại hối là một trong những sản phẩm mũi nhọn được chú trong phát triển tại PVFC với chủ trương: đem đến cho các khách hàng những sản phẩm hiệu quả nhất, an tồn nhất, trong thời gian nhanh nhất. Với thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ, đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, cĩ hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, ngồi việc đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, PVFC cịn hướng tới giúp các khách hàng bảo hiểm các rủi ro trong hoạt động ngoại hối bằng cách cung cấp đa dạng danh mục các sản phẩm, thiết kế các sản phẩm ngoại hối đặc thù phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh, nguồn ngoại tệ của khách hàng. Hiện nay, PVFC cung cấp các sản phẩm ngoại hối sau:  Giao dịch giao ngay (Spot)  Giao dịch kỳ hạn (Forward)  Giao dịch quyền chọn (Option)  Giao dịch hốn đổi PGS.TS Bùi Kim Yến Page 22 o Hốn đổi ngoại tệ (FX Swap) o Hốn đổi lãi suất (IRS) Các đối tác hiện nay của PVFC, ngồi các ngân hàng thương mại hàng đầu trong nước, cịn cĩ các tổ chức tài chính uy tín trên thế giới như HSBC, Citi Bank, Standard Chartered, ANZ,…. PVFC cũng được trang bị hệ thống giao dịch điện tử hiện đại nhất để đem lại cho khách hàng chất lượng phục vụ tốt nhất. Hoạt động bao thanh tốn: Bao thanh tốn là việc PVFC dùng nguồn vốn của mình để cấp tín dụng cho bên bán hàng thơng qua việc mua lại các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh tốn phát sinh từ việc mua, bán hàng hố đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong Hợp đồng mua bán hàng hố. Đối tượng: Các khách hàng là các tổ chức kinh tế trong ngành, các nhà thầu cung cấp dịch vụ, thiết bị cho các đơn vị trong ngành. Lợi ích khách hàng: Thu hồi vốn nhanh, đảm bảo việc quay vịng vốn nhanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn gĩp phần làm quá trình sản xuất được liên tục. Điều kiện:  Thời gian của các khoản phải thu ngắn hơn hoặc bằng 180 ngày;  Đảm bảo được các yêu cầu bảo tồn vốn của PVFC Dịch vụ nhận quản lý vốn uỷ thác: Dịch vụ nhận quản lý vốn uỷ thác là hình thức khách hàng uỷ thác cho PVFC quản lý nguồn vốn nhàn rỗi trong một kỳ hạn nhất đinh, khách hàng được hưởng mức lãi suất cố định trên số tiền uỷ thác và thời gian uỷ thác. Đối tượng: Các đơn vị trong ngành Dầu khí và các Tổ chức kinh tế khác. Lợi ích:  Lãi suất cố định cạnh tranh theo kỳ hạn uỷ thác  Đảm bảo 100% vốn uỷ thác  Rút vốn trước hạn và hưởng lãi suất ưu đãi  Thời hạn uỷ thác linh hoạt, từ 1 tuần trở lên PGS.TS Bùi Kim Yến Page 23 CHƯƠNG 3 THÀNH TỰU, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 3.1 Thành tựu. Cơng ty tài chính tuy mới chỉ được thành lập khoảng 10 năm cho tới nay nhưng cơng ty tài chính đã mang lại những thành tựu đáng kể cho thị trường tài chính cũng như gĩp phần hồn thiện hơn nền kinh tế của nước ta trong giai đoạn hội nhập như ngày nay. Chúng ta cĩ thể kể đến những thành tựu mà cơng ty tài chính đã mang lại như sau: Thứ nhất: Với nghiệp vụ huy đơng vốn và cho vay các cơng ty tài chính huy đơng được một lượng vốn khá lớn đáp ứng nhu cầu về vốn cho các cơng ty doanh nghiệp để triển khai các dự án đầu tư đúng tốc độ tạo điều kiện tiền đề phát triển nền kinh tế của đất nước Thứ hai: các cơng ty tài chính nhận chiết khấu tái chiết khấu các giấy tờ cĩ giá tạo điều kiện giúp đỡ các cơng ty các doanh nghiệp bù đắp lượng vốn thiếu hụt tạm thời, tăng tốc độ quay vịng vốn tạo ra thêm nhìu hàng hố để đáp ứng cho thị trường Thứ ba: cơng ty tài chinh cĩ thể bảo lãnh cho một hoặc nhiều cơng ty phát hành trái phiếu ra thị trường đảm bảo an tồn về rủi ro trả nợ cho các trái phiếu tạo tính thanh khoản cho trái phiếu ở ngồi thị trường Thứ tư: các cơng ty tài chính cĩ thể dụng các nguồn vốn huy động được đem đi đầu tư phát triển kinh tế đất nước Cụ thể hơn với cơng ty tài chính PVFC, thực hiện sứ mệnh quan trọng là thu xếp nguồn vốn PVFC đã chủ động hợp tác với các tổ chức tín dụng, định chế tài chính lớn trong và ngồi nước; xây dựng và triển khai kế hoạch, thu xếp vốn kịp thời, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các PVN và các đơn vị thành viên triển khai các dự án đầu tư đúng tiến độ, bảo đảm yêu cầu tăng trưởng của ngành Dầu khí Cơng ty tài chính PVFC cịn tham gia bảo lảnh đầu tư cho khá nhiều các dự án phát triển đất nước của chính phủ Bên cạnh đĩ, nhiều sản phẩm mang tính sáng tạo của PVFC đã lần lượt ra đời, trở thành những sản phẩm đặc trưng, gĩp phần tạo nên nét riêng của PVFC trên thị trường như: đồng tài trợ, uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, tư vấn và mơi giới đầu tư Những giải thưởng PVFC đã đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh của Tổng Cơng ty:  Huân chương Lao động hạng nhì (19/06/2010)  Giải sao vàng Đất Việt: liên tiếp trong các năm 2005, 2007, 2008, 2009, 2010 PGS.TS Bùi Kim Yến Page 24  Top 10 thương hiệu nổi tiếng Quốc gia năm 2010  Thương hiệu chứng khốn uy tín - các năm 2008 (top 20), 2009 (top 20), 2010  Nằm trong top 500 cơng ty hàng đầu, đứng thứ 11 trong số 23 tổ chức tín dụng lớn tại Việt Nam năm 2009  Doanh nghiệp Thương mại Dịch vụ Xuất sắc - Top Trade Services: các năm 2007, 2009 (PVFC đứng thứ 4 trong Top 10 DN xuất sắc)  Cúp vàng Thương hiệu và nhãn hiệu  Được xếp hạng Cơng ty Nhà nước loại 1 ngày 15/12/2005  Đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 lần 3 – năm 2006  Quả Cầu Vàng năm 2007 Xu thế hội nhập phát triển sẽ mang đến cho mọi doanh nghiệp Việt Nam nĩi chung, PVFC nĩi riêng nhiều cơ hội và thách thức, nhưng với niềm tin, khát vọng và hướng đi đúng đắn, PVFC cũng như các cơng ty tái chính khác sẽ sớm trở thành định chế tài chính hùng mạnh, cĩ thương hiệu trong khu vực và quốc tế. Đây là khát vọng, niềm hãnh diện của các thành viên trong “Ngơi nhà chung tài chính” 3.2 Tồn tại. Các cơng ty tài chính chưa hồn thành tốt những nhiệm vụ quan trọng mà tập đồn giao; đặc biệt trước yêu cầu và địi hỏi ngày càng cao về tính chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả. Trong thời gian qua, tỷ lệ thu xếp vốn thành cơng trên tổng nhu cầu vốn cần thu xếp của tập đồn thấp. Tập đồn và các đơn vị thành viên đã phải tự tìm kiếm nguồn vốn cho nhiều dự án từ các tổ chức tài chính khác; đặc biệt dự án cĩ quy mơ lớn, các cơng ty tài chính chưa cĩ khả năng thu xếp; các hình thức thu xếp cịn đơn điệu, chất lượng chưa cao, nhiều hình thức như vay tài trợ xuất khẩu, huy động vốn từ các tổ chức quốc tế chưa triển khai,… Bên cạnh hoạt động thu xếp vốn thì mục tiêu thơng qua các cơng ty tài chính để làm gia tăng hiệu quả cơng tác quản trị và vận hành nguồn vốn của tập đồn kinh tế chưa thực hiện tốt. Việc cân đối nguồn vốn, điều hành dịng tiền của tập đồn chưa được thực hiện do chưa cĩ một phương án triển khai cụ thể, đảm bảo nguyên tắc nguồn tiền vừa được kinh doanh sinh lời, vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng thường xuyên. 3.3 Nguyên nhân. 3.3.1 Nguyên nhân chủ quan. PGS.TS Bùi Kim Yến Page 25 Các tập đồn kinh tế chưa cĩ định hướng phát triển cơng ty tài chính và chưa cĩ cơ chế vận hành phù hợp. Cơ cấu tổ chức cơng ty tài chính chưa hợp lí, cịn cĩ sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh, với các trung gian tài chính khác trong tập đồn. Các giải pháp hỗ trợ của tập đồn và các đơn vị thành viên trong tập đồn chưa đồng. Vai trị và vị thế các cơng ty tài chính chưa được phát huy triệt để. Các giải pháp phát triển hoạt động của cơng ty tài chính chưa đồng bộ và chưa thực sự hiệu quả, chưa khai thác được tiềm năng lợi thế của tập đồn và cổ đơng chiến lược nước ngồi; cơng tác phát triển khách hàng cịn nhiều hạn chế; chưa chú trọng đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ thế mạnh, các sản phẩm đặc thù; cơng tác quản trị rủi ro chưa tương xứng với yêu cầu và quy mơ hoạt động, nhất là trong điều kiện thị trường tài chính tiền tệ diễn biến khĩ lường như hiện nay; các giải pháp hỗ trợ khác như chính sách nhân sự, cơng nghệ thơng tin chưa theo kịp yêu cầu phát triển. 3.3.2 Nguyên nhân khách quan. Vấn đề về tập đồn kinh tế và việc hình thành cơng ty tài chính trong tập đồn kinh tế cịn mới trong lí luận và thực tế điều hành tại Việt Nam. Hoạt động của cơng ty tài chính trong mỗi tập đồn là khác nhau và đương nhiên hiệu quả cũng khác. Trên thực tế cĩ nhiều vấn đề cần giải quyết, đĩ là:  Cơng ty tài chính khơng chỉ hoạt động với vai trị là một tổ chức tài chính thơng thường, mà phải thực hiện chức năng là cơng cụ tạo lập và quản trị vốn của tập đồn. Do vậy, cơng ty tài chính phải được phép thực hiện những nghiệp vụ quản trị vốn của tập đồn mà các trung gian khác khơng thực hiện được.  Chức năng nhiệm vụ của các cơng ty tài chính phải được triển khai theo yêu cầu và quy mơ hoạt động của tập đồn, khơng phải thành lập ra cơng ty tài chính chỉ đơn thuần cho vay các đơn vị thành viên trong ngành mà cịn đĩng vai trị “vốn mồi” thu hút nguồn vốn khác vào các dự án đầu tư của tập đồn.  Hành lang pháp lí cho tổ chức và hoạt động của các cơng ty tài chính chưa hồn chỉnh  Cơng ty tài chính chưa được thành lập cơng ty quản lí nợ và khai thác tài sản.  Về huy động vốn: cơng ty tài chính khơng được huy động vốn cĩ kỳ hạn dưới 12 tháng trong khi các cơng ty tài chính phải thực hiện chức năng quản trị nguồn vốn nhàn rỗi của tập đồn.  Về hoạt động đầu tư: tại Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của NHNN quy định về mức vốn gĩp, mua cổ phần của cơng ty tài chính trong một doanh PGS.TS Bùi Kim Yến Page 26 nghiệp khơng vượt quá 11% vốn điều lệ và tổng giá trị vốn gĩp, mua cổ phần trong các doanh nghiệp khơng vượt quá 40% so với vốn điều lệ của cơng ty tài chính. Đay là vấn đề bất cập lớn bởi các cơng ty tài chính trong tập đồn kinh tế là định chế đầu tư tài chính, đơn vị được tập đồn ủy quyền thay mặt tập đồn thực hiện quản trị và đầu tư vốn nên nếu áp dụng các tỷ lệ trên sẽ khơng hợp lí.  Quy định về đầu mối thu xếp vốn: Điều 5, Quyết định số 286/2002/QĐ-NHNN ngày 29/03/2002 của NHNN quy định các cơng ty tài chính chỉ được phép tham gia đồng tài trợ, mà khơng được làm tổ chức đầu mối đồng tài trợ trong khi các cơng ty tài chính vẫn thực hiện các cơng việc thu xếp vốn cho các dự án của tập đồn và các đơn vị thành viên. Các cơng ty tài chính với lợi thế hiểu rõ về đặc điểm của dự án, nhu cầu vốn và các điều kiện thu xếp vốn sẽ cĩ các phương án tài trợ hợp lí, hiệu quả chứ cơng ty tài chính khơng thực hiện các chức năng của một ngân hàng đầu mối về thanh tốn và quản lí tín dụng.  Quy định về phát triển mạng lưới đối với các cơng ty tài chính khắt khe hơn so với ngân hàng thương mại Thị trường tài chính Việt Nam đang phát triển nhưng ở mức độ chưa cao và cĩ nhiều tồn tại cần khắc phục PGS.TS Bùi Kim Yến Page 27 CHƯƠNG 4 KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠNG TY TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 4.1 Đối với các cơng ty tài chính. 4.1.1. Phải định hướng rõ ràng về mơ hình và cơ chế hoạt động của cơng ty tài chính trong tập đồn kinh tế.  Để thực hiện tốt cơng cụ quản trị vốn của tập đồn, các cơng ty tài chính phải được tổ chức thành một hệ thống hồn chỉnh với đầy đủ chức năng cần thiết, trong đĩ tập đồn nắm quyền chi phối về vốn tại cơng ty mẹ, từng bước hình thành một định chế hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ-cơng ty con gồm nhiều cơng ty hoạt động trong những lĩnh vực chuyên ngành khác nhau, tạo sức mạnh tổng hợp của hệ thống.  Để cĩ thể vận hành tốt vai trị là một định chế mạnh của tập đồn, các cơng ty tài chính cần phải tái cấu trúc lại mơ hình tổ chức theo hướng chuyên nghiệp hiện đại, đủ mạnh để hỗ trợ cho ban lãnh đạo ra các quyết định nhanh nhạy và chính xác. Trụ sở chính sẽ làm nhiệm vụ cơng ty mẹ, các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc sẽ thành cơng ty con. Phương thức quản lí cơng ty mẹ- cơng ty con thực hiện theo cơ chế cơng ty mẹ trực tiếp kinh doanh và điều phối về tài chính, quản lí cơng ty con bằng các quy định thống nhất, minh bạch trong tồn hệ thống. 4.1.2. Giải pháp về phát triển hoạt động.  Đa dạng hố các hoạt động, khơng ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, hiện đại hố các nghiệp vụ, tăng cường các giải pháp cơng nghệ hiệu quả cho các cơng ty tài chính Việt Nam, hiện đại hố hệ thống cơng nghệ thơng tin tài chính ngân hàng giúp họ nâng cao năng lực, hiệu quả trong giao dịch, giảm thiểu chi phí và hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất vì khi sự bất ổn trên thị trường liên tục gia tăng thì rủi ro do sự cố hệ thống gây ra tăng theo và điều này cĩ thể làm chậm tốc độ các giao dịch, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tài chính tồn cầu và các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong thị trường đĩ.  Chủ động trong quá trình tìm kiếm khách hàng để từ đĩ tạo được sự phát triển nhanh và bền vững.  Coi trọng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực đặt trong cơng tác tuyển dụng, đào tạo đội ngũ với chế độ đãi ngộ hợp lý và mơi trường làm việc văn minh hiện đại. Đồng thời cũng cĩ những chính sách ưu đãi để thu hút nguồn nhân tài trong ngành tài chính. PGS.TS Bùi Kim Yến Page 28  Xây dựng văn hố cơng ty gĩp phần nâng cao bộ mặt cơng ty chỉ chuyên về lĩnh vực tài chính. Văn hĩa cơng ty được tập thể nhân viên xây dựng và đồng tâm thực hiện qua hệ thống các quy trình cơng việc, giao tiếp ứng xử và phong cách kinh doanh hiện đại của định chế tài chính. 4.2. Đối với Nhà nước. Tạo ra mơi trường pháp lý và mối tương quan kinh tế thuận lợi hơn nữa, cần xác định rõ về vai trị, vị trí, cơ chế hoạt động, quản lý đối với các cơng ty tài chính, theo đĩ sửa đổi những điểm bất hợp lý về tổ chức, về phạm vi hoạt động, về các nghiệp vụ của cơng ty tài chính. Đồng thời, tiếp tục duy trì sự ổn định nền kinh tế, phát triển các yếu tố cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho Cơng ty tài chính phát triển như: hồn thiện thị trường tiền tệ, thị trường chứng khốn, thị trường bất động sản… 4.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước.  Với tư cách là cơ quan tham mưu cho Nhà nước về xây dựng, luật tổ chức tín dụng thì luơn cần sửa đổi những bất hợp lý trong các bơ luật, nghị định để trình Quốc Hội xem xét, sửa đổi tạo điều kiện hơn cho hoạt động của các cơng ty tài chính.  Hồn thiện các quy chế và tiến hành giám sát chặt chẽ sự hoạt động của các Cơng ty tài chính (về quy chế an tồn, dự phịng rủi ro, thanh tra giám sát) Ngân hàng Nhà nước cũng nên tiến hành các biện pháp hỗ trợ nhằm duy trì lịng tin của cơng chúng với hệ thống các Cơng ty tài chính. 4.4. Đối với các Tổng cơng ty chủ quản của các cơng ty tài chính.  Thấy rõ được chức năng nhiệm vụ của các Cơng ty tài chính trong cơ cấu Tổng Cơng ty là: Cầu nối giữa Tổng Cơng ty và các thành viên giữa Tổng Cơng ty và các tổ chức tài chính, thị trường tài chính.  Uỷ thác cho Cơng ty tài chính đại diện trong huy động vốn từ các tổ chức tín dụng uỷ thác cho Cơng ty tài chính quản lý nguồn vốn tự tích lũy.  Giao cho Cơng ty tài chính xây dựng các phương án huy động vốn phát hành trái phiếu và các nghiệp vụ liên quan.  Tạo lập cơ chế điều hịa vốn nhàn rỗi giao cho Cơng ty tài chính xây dựng phương án và tổ chức thực hiện, từng bước giao cho Cơng ty tài chính quản lý các quỹ, phân tiền tạm thời nhàn rỗi.  Tăng vốn cho Điều lệ cho các Cơng ty tài chính nhằm mở rộng năng lực của các PGS.TS Bùi Kim Yến Page 29 Tổng Cơng ty tài chính.  Hồn chỉnh chiến lược phát triển của các Tổng Cơng ty, tích cực triển khai mơ hình tập đồn kinh tế trong đĩ cĩ xác định rõ vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của Cơng ty tài chính. PGS.TS Bùi Kim Yến Page 30 KẾT LUẬN Tuy nhiên, quan điểm về tập đồn kinh tế nĩi chung và nhất là quan điểm về hình thành cơng ty tài chính trong tập đồn kinh tế là mơ hình rất mới cả về lí luận và thực tiễn điều hành ở Việt Nam, hiện cịn nhiều ý kiến tranh luận. Do vậy cơng ty tài chính trong tập đồn kinh tế sẽ hoạt động thế nào và với khuơn khổ pháp lí ra sao thì vẫn là vấn đề cần được nghiên cứu. Trên cơ sở những nghiên cứu chung nhất về cơng ty tài chính, nhĩm chúng tơi đã trình bày về lí luận và thực tiễn hoạt động của cơng ty tài chính ở Việt Nam, cũng như nguyên nhân của thực trạng ấy. Trên cơ sở đĩ nhĩm xin đưa ra một số kiến nghị gĩp phần giải pháp cơng ty tài chính ở Việt Nam. Vì thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sĩt. Rất mong ý kiến đĩng gĩp từ giảng viên và các bạn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_1_chnhdem1_k22_1_9736.pdf
Luận văn liên quan