Đề tài Đánh giá tác động môi trường mỏ đá thôn Hòa Sư Pản, xã Na Hối, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

Trong khuôn khổ báo cáo ĐTM này đã dự báo và đánh giá được các tác động của Dự án tới môi trường xung quanh cũng như môi trường làm việc của người lao động. Báo cáo đã dự báo lượng chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng cơ bản và hoạt động của Dự án. Báo cáo đã chỉ rõ những tác động của các chất ô nhiễm tới sức khoẻ con người cũng như hệ sinh thái. Các biện pháp đề xuất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường của dự án trong báo cáo ĐTM được đánh giá là phù hợp về mặt khoa học, thực tiễn và năng lực của chủ đầu tư. Khi triển khai dự án, Chủ đầu tư sẽ cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

doc101 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2866 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động môi trường mỏ đá thôn Hòa Sư Pản, xã Na Hối, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rác thải phát sinh ngay tại nguồn để tận dụng lại một số phế liệu (kim loại, nhựa), lượng còn lại chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy sẽ được thu gom và chôn lấp tại khu vực đổ thải. - Ô nhiễm đất là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến ô nhiễm nước mặt và nước ngầm, tác động xấu đến sức khỏe con người. Để hạn chế ô nhiễm đất tuyệt đối không xả chất ô nhiễm và các chất độc hại vào các vùng trũng hoặc dùng để san lấp mặt bằng. d. Các biện pháp giảm thiểu tác động khác * Trong lao động: Chủ đầu tư sẽ áp dụng nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động cho người tham gia thi công; - Phổ biến, hướng dẫn cán bộ và công nhân nhận rõ trách nhiệm về bảo vệ môi trường khu vực thi công. - Khi thi công, lắp ráp phải mang thiết bị bảo hộ cá nhân. - Trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết ứng phó kịp thời các sự cố như: thiết bị phòng cháy chữa cháy, các vòi phun nước,... - Kiểm tra bảo dưỡng thiết bị thường xuyên. * Vệ sinh phòng dịch: - Thường xuyên khơi thông cống rãnh khu vực. - Nơi ở phải thoáng mát. - Trang bị thiết bị sơ cứu ban đầu và các loại thuốc men thông thường. - Khi có dịch bệnh kịp thời báo với Trung tâm Y tế dự phòng của tỉnh để kịp thời dập dịch. * Đối với công nhân lao động - Tăng cường sử dụng nhân lực địa phương, bố trí công nhân nghỉ tại nhà trọ ở gần công trường để giảm bớt lán trại. Đối với công nhân ở trong lán trại tại khu vực dự án thì phải đảm bảo đầy đủ các công trình vệ sinh như cống rãnh, nhà vệ sinh, nhà tắm... - Xây dựng nội quy sinh hoạt rõ ràng, đầy đủ, tổ chức quản lý công nhân tốt nhất. - Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương đảm bảo tốt an ninh trật tự, an toàn giao thông. 4.1.3. Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn hoạt động của dự án 4.1.3.1. Các biện pháp giảm thiểu đến môi trường tự nhiên a. Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường nước * Đối với nước thải sinh hoạt Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh của cán bộ công nhân trong quá trình dự án đi vào hoạt động khoảng 2 m3/ngđ, thành phần chứa nhiều tạp chất hữu cơ dễ phân huy. Toàn bộ nước thải của cán bộ công nhân công trường được xử lý bằng hệ thống bể tự hoại sẵn có của các hộ dân do Công ty TNHH Cao Hà thuê. Tuy nhiên để đảm bảo xử lý nước thải sinh hoạt một cách triệt để Công ty sẽ cải tạo lại hệ thống bể tự hoại tại các khu vực nhà dân mà Công ty thuê. Dựa vào nhu cầu sử dụng nước, theo tính toán ở phần trên, tổng lượng nước thải sinh hoạt của cơ sở khoảng 2 m3/ngày. Thể tích yêu cầu của bể tự hoại: V1= d x Q Trong đó: - V1: Thể tích bể tự hoại (m3) - d: Thời gian lưu với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, d = 5 ngày. - Q: lưu lượng nước thải trong ngày (m3/ngày) V1= 5 ngày x 2m3/ngày = 10 m3. Thể tích phần chứa bùn: Wb= b x N/1000m3 Trong đó: - N: Số lượng người - b: Tiêu chuẩn tính ngăn chứa bùn, 90 lít/ngày Wb= 24 x 90/1000 = 2,16 m3 - Vậy tổng thể tích của bể tự hoại cần xây dựng là: V = V1 + Wb = 10 + 2,16 = 12,16 m3 Kích thước cụ thể của mỗi bể như sau: Dài: 2 m, rộng 1,5 m, cao 1,5 m Hình 4.1: Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể có vai trò làm ngăn lắng, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn vào bể. Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên. Với số công nhân tại nhà máy khoảng gần 24 người, bể tự hoại sẽ gồm 3 ngăn (trong đó có 1 ngăn chứa và 2 ngăn mỏng dòng hướng lên). Với loại bể này có thể xử lý cặn hữu cơ với hiệu quả xử lý hơn 70%. Nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt sau hệ thống xử lý: Bảng 4.1: Nồng độ các chất ô nhiễm nước thải sinh hoạt sau hệ thống xử lý TT Chất ô nhiễm Nồng độ(mg/l) 1 BOD5 189 ÷ 232 2 COD 303 ÷ 433 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 296 ÷ 613 4 Tổng nitơ 26,7 ÷ 50 5 Amoni 16,7 ÷ 33,3 6 Tổng photpho 2,7 ÷ 20 * Đối với nước mưa chảy tràn Tại khu vực văn phòng và sân công nghiệp: - Tại khu vực văn phòng và mặt bằng sân công nghiệp, Chủ dự án sẽ tiến hành xây và đào các mương rãnh thoát nước mưa chảy tràn, trên hệ thống mương rãnh sẽ có bố trí các hố ga lắng cặn. Sau khi thu gom qua hệ thống mương rãnh và hố ga, các chất bẩn cuốn theo nước mưa sẽ được lắng đọng trên hệ thống, sau đó nước mưa sẽ được đổ trực tiếp môi trường xung quanh. Hệ thống này sẽ thoát nước cho toàn bộ khu mỏ do khu vực nghiền sàng được bố trí liền kề với khu vực khai thác của mỏ, nước mưa chảy tràn ở khu vực mỏ sẽ đi vào hệ thống này trước khi thải vào môi trường. - Hệ thống thoát nước mưa này được xây dựng dọc ở hai bên đường nội bộ và khu vực văn phòng của dự án. Với tổng chiều dài xây dựng khoảng 150 m, và mật độ các hố ga là 50m/hố (3 hố ga). Kích thước của hố ga là: Dài: 1m; Rộng: 1m, sâu: 1m. Tại khu vực mỏ khai thác : Tại khu vực mỏ, Công ty sẽ lợi dụng các khe nước và hang hốc tự nhiên để thoát nước ra khỏi khu vực dự án. Nước mưa sau khi qua các hệ thống suối trải dài trong khu vực sẽ được làm sạch trước khi đổ vào nguồn tiếp nhận. Tại khu vực nghiền sàng: Chủ dự án sẽ tiến hành xây và đào các mương rãnh thoát nước mưa chảy tràn, trên hệ thống mương rãnh sẽ có bố trí các hố ga lắng cặn. Sau khi thu gom qua hệ thống mương rãnh và chảy vào hố ga. b. Biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải * Trong công đoạn nổ mìn: - Hạn chế khả năng sinh khí độc do nổ mìn, lựa chọn thuốc và phụ kiện nổ: Nổ mìn thực chất là quá trình xảy ra phản ứng oxy hóa các chất cháy (C và H2) mà oxy chính là một trong các thành phần của chất nổ. Để hạn chế các loại khí độc đối với con người và môi trường sinh ra trong quá trình nổ mìn thì lượng oxy cung cấp cho quá trình oxy hóa phải vừa đủ để oxy hóa hoàn toàn các chất cháy, tức là H2 bị oxy hóa thành H2O và C bị oxy hóa thành CO2. Quá trình oxy hóa hoàn toàn này được xem như có cân bằng oxy bằng 0. Dự án thực hiện công tác khoan nổ mìn có bua nước trong lỗ khoan nhỏ vừa đảm bảo sức công phá của mìn, vừa hạn chế sự phát sinh và phát tán bụi, khí thải. Phải cung cấp đủ nước và bắt buộc khoan nước cho công tác khoan. Đảm bảo thực hiện đúng QCVN 02:2008/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp. Dựa vào cơ sở trên để hạn chế khí độc CO sinh ra khi nổ mìn, Dự án chọn thuốc nổ sử dụng là loại thuốc nổ trong nước sản xuất AD1 và lựa chọn phương án nổ mìn tiên tiến (nổ vi sai qua hàng), vừa đảm bảo an toàn cho công nhân vận hành vừa hạn chế ô nhiễm, hạn chế phát sinh khí độc. - Biện pháp phòng chống bụi trong nổ mìn: Trong quá trình nổ mìn: Khi nổ sẽ sinh ra một lượng bụi lớn, phạm vi ô nhiễm rộng, lượng bụi sinh ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan như việc bố trí lỗ nổ mìn, lượng thuốc nạp, cách nhồi thuốc, bịt lỗ, tính chất đá quặng, điều kiện khí hậu khi nổ mìn. Sau khi nổ áp dụng phun nước cục bộ kiểu di động, ở mỏ này cũng sẽ dùng phương thức này để khử bụi. Hiệu quả của các phương pháp chống bụi trên có thể giảm 85-90% lượng bụi tung vào không khí sau khi nổ mìn. - Biện pháp chống ồn trong nổ mìn: Trong quá trình khoan lỗ mìn: Việc ngăn chặn phát sinh tiếng ồn hoặc giảm cường độ ồn trên đường truyền trong quá trình vận hành, trên thực tế là không có tính kinh tế và công nghệ phức tạp. Vì thế sẽ tăng cường các biện pháp phòng hộ cá nhân. Áp dụng biện pháp giảm ồn là tại đầu ra của khí nén khi lắp bộ tiêu âm với trở kháng phức hợp, có thể hạ tiếng ồn xuống khoảng 10 dBA-15 dBA. Công nhân thao tác cần đeo dụng cụ bảo hộ như chụp tai bảo vệ để giảm nhẹ các tác động. Dụng cụ dùng chống tiếng ồn như: nút tai, bông chống âm thanh, chụp tai, mũ phòng hộ và áo phòng hộ; yêu cầu chung dụng cụ phòng hộ là: đeo vào thoải mái, hông làm hại tới da, dùng bền, có lượng cách âm tốt. Trong quá trình nổ mìn: để hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn gây ra khi nổ mìn, mọi công tác có liên quan đến nổ mìn phải chấp hành đúng các điều quy định trong QCVN 02:2008/BCT - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển và tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp. + Khi tiến hành nổ mìn phải có hộ chiếu + Bán kính an toàn khi nổ mìn đối với người là > 300 m; + Phải tuân thủ nghiêm chỉnh hiệu lệnh khi nổ mìn. Chỉ tiến hành các vụ nổ theo đúng quy định về sử dụng vật liệu nổ. Tiến hành nổ mìn vào thời gian cố định, có biển báo nguy hiểm đăt tại nơi thích hợp, phải bố trí người cảnh giới nhằm bảo vệ an toàn trong khu vực mìn nổ. Trước và sau khi nổ mìn phải có tín hiệu rõ ràng (gõ kẻng, cờ hiệu). Dự án sẽ áp dụng các biện pháp chống ồn sau đây: - Sắp xếp thời gian nổ hợp lý, tránh nổ mìn vào sáng sớm hoặc chiều muộn để giảm bớt độ tăng của tiếng ồn do hiệu ứng khí quyển gây nên; - Đối với công nhân trực tiếp tham gia nổ mìn, việc ngăn chặn phát sinh tiếng ồn hoặc giảm cường độ ồn trên đường truyền trong quá trình vận hành, trên thực tế là không có tính kinh tế và công nghệ rất phức tạp. Vì thế sẽ tăng cường các biện pháp phòng hộ cá nhân. Hiệu quả: Với các biện pháp trên sẽ đảm bảo độ ồn theo TCCP. - Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong quá trình xúc đổ đá + Biện pháp phòng bụi: Trong quá trình đào xúc, biện pháp phòng chống bụi có hiệu quả nhất là phun nước, sau đó bịt kín buồng lái. Tại khai trường đặt ống mềm di động phun nước vào đống đá quặng sau phá nổ để ngăn chặn bụi. + Biện pháp chống ồn: Công nhân khai thác phải đeo, đội chụp tai bảo vệ, nút tai để giảm nhẹ tác hại do tiếng ồn gây ra. Hiệu quả của các biện pháp trên là đáp ứng theo TCCP. - Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong công tác vận chuyển Các biện pháp cần áp dụng trong công đoạn này tương tự như ở giai đoạn xây dựng cơ bản. * Trong công đoạn nghiền sàng: Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực nghiền sàng cũng chủ yếu là tiếng ồn và bụi, ngoài ra còn có khí thải của các động cơ sử dụng nhiên liệu hóa thạch (tuy nhiên lượng này rất ít do máy móc nghiền sàng chủ yếu dùng điện). Để hạn chế tác động của bụi, tiến hành phun nước làm ẩm trên bề mặt sân công nghiệp nhờ các vòi phun di động để lắng đọng nhanh các hạt bụi. - Biện pháp xử lý bụi tại khu vực nghiền – sàng đá Bụi phát sinh từ công đoạn đập nghiền chủ yếu là các hạt có kích thước lớn, dễ lắng đọng, khả năng phát tán ra ngoài môi trường là không cao. Để hạn chế ảnh hưởng của loại bụi này đến môi trường xung quanh chủ dự án sẽ bố trí tại khu vực nghiền sàng hệ thống phun nước dạng sương mù tại các điểm rót sản phẩm. Đây là biện pháp hạn chế bụi rất phổ biến ở các khu chế biến khoáng sản, kinh phí đầu tư thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. - Biện pháp chống ồn, rung Ồn, rung phát sinh từ hoạt động của máy nghiền được xử lý bằng các biện pháp thông thường như xây dựng chân đế của máy nghiền vững chắc để hạn chế độ rung, tra dầu mỡ thường xuyên vào các động cơ truyền động, băng tải để giảm tiếng ồn. Ngoài ra, công ty sẽ trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân làm việc tại khu vực để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của sản xuất đến sức khỏe lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân để đánh giá ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe của họ trong quá trình khai thác. c. Thu gom và xử lý chất thải rắn * Rác thải sinh hoạt: Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hằng ngày tại mỏ là khoảng 12 kg/ngày. Do tại khu vực mỏ không có dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt nên mỏ sẽ bố trí một người để thu gom rác thải sinh hoạt, rác thải sẽ được phân loại tại nguồn, các loại rác là kim loại, đồ nhựa sẽ được bán lại cho các cơ sở tái chế đủ tiêu chuẩn, các loại chất thải hữu cơ sẽ được đưa vào các hố (không phải là các hang cacter) để chôn lấp thông thường , tránh phát tán các chất thải sinh hoạt ra môi trường ngoài. Công ty sẽ bố trí ô chôn lấp rộng 200m2 bố trí chôn lấp từng phần chất thải (khi chôn lấp thêm vào các chế phẩm vi sinh để đẩy nhanh quá trình lên men). Đây là nguồn hữu cơ bổ sung dinh dưỡng cho đất, sẽ được các loại cây trồng ở khu vực sử dụng để phát triển. Với lượng phát sinh chất thải sinh hoạt hàng ngày không lớn, vị trí khu vực mỏ cách xa khu dân cư, không có các dịch vụ thu gom và chôn lấp rác thải nên hình thức chôn lấp rác khu vực mỏ là phương án có thể chấp nhận được. * Đất đá thải trong quá trình khai thác: Vì lượng đất đá thải tương đối ít khoảng 100 m3/năm nên trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án Doanh nghiệp sẽ xây dựng bãi thải ở phía Nam Với diện tích khoảng 2.000 m2 để đổ thải. Với lượng thải khoảng 100m3/năm, Chủ đầu tư đã có phương án xử dụng các loại đất đá thải này để san lấp, gia cố nền bãi chứa nguyên liệu và mặt bằng sân công nghiệp, còn lại sẽ được đưa đến đổ ở bãi chứa ngay cảnh mỏ và được đầm chặt nên có thể coi tác động của loại chất thải này là không đáng kể. * Chất thải nguy hại: Do quá trình khai thác không sử dụng các hoá chất nên lượng chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu Chất thải rắn nguy hại phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sửa chữa các phương tiện cơ giới, nhà kho cấp phát xăng dầu. Theo dự kiến, công tác sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị sẽ được thực hiện với tần suất 04 lần/năm, phát sinh khoảng 120 kg. - Bao bì đựng thuốc nổ chiếm khoảng 1% lượng thuốc nổ cần sử dụng, tức là khoảng 3,5 tấn x 1% = 0,035 tấn/năm. Ngoài ra còn phát sinh một lượng giẻ lau dầu, thùng chứa dầu mỡ. Lượng phát sinh khoảng 150 – 180 kg/năm. Các chất thải nguy hại này sẽ được tập kết tại kho chứa rác thải, có nắp đậy, định kỳ sẽ thuê đơn vị chuyên trách chuyên chở và đưa đi xử lý. Nếu trong quá trình hoạt động của Dự án, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh từ 600kg/năm trở lên Chủ đầu tư sẽ tiến hành lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai theo đúng hướng dẫn tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. d. Giảm thiểu tác động tới cảnh quan môi trường, tài nguyên sinh vật * Giảm thiểu tác động tới cảnh quan môi trường: Việc triển khai các dự án khai thác mỏ không thể tránh khỏi các tác động tiêu cực đến cảnh quan môi trường. Tuy nhiên, việc triển khai kế hoạch phục hồi đất đai và cảnh quan môi trường của dự án sẽ giảm thiểu những tác động tiêu cực ở mức thấp nhất. Cụ thể là các biện pháp sau: - Trồng cây phủ xanh các khu vực xung quanh khu văn phòng để tạo cảnh quan bằng cây keo lai, góp phần làm giảm thiểu sự phát tán bụi trong khai trường. - Xây dựng kế hoạch hoàn phục đất đai, thảm thực vật trong toàn bộ khu mỏ do hoạt động khai thác. Ngoài ra công tác bảo vệ cảnh quan môi trường ở dự án còn gắn liền với các giải pháp xử lý và quản lý chất thải một cách khoa học, hợp lý như tập trung quản lý chất thải rắn; nước thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường, xây dựng hệ thống thoát nước mưa, định hướng dòng chảy … * Bảo vệ đa dạng sinh học: - Hệ sinh thái thuỷ sinh: Để bảo vệ hệ sinh vật nước, chất lượng môi trường thủy sinh, dự án chú trọng các biện pháp như định hướng dòng chảy; làm hệ thống kênh mương, hố thu cặn quanh mặt bằng sân công nghiệp; trồng cỏ và các loại cây thích hợp tạo độ che phủ bề mặt trống giảm thiểu tối đa hiện tượng rửa trôi do nước mưa. - Hệ sinh thái cạn : Hiện tại hệ sinh thái cạn xung quanh khu vực mỏ chủ yếu là cây bụi, treo nứa, xoan, keo……Bảo vệ hệ sinh thái trên cạn của khu vực dự án sẽ tập trung vào các biện pháp khả thi để tránh làm nghèo nàn thêm hệ động thực vật hiện có tại khu vực. Các biện pháp áp dụng cụ thể như sau : + Giáo dục cho công nhân ý thức bảo vệ rừng, không chặt phá cây cối làm chất đốt hay các mục đích khác. + Tuyệt đối chấp hành các quy tắc an toàn phòng chống cháy rừng. + Cấm tuyệt đối việc sử dụng chất nổ tuỳ tiện, săn bắn thú rừng. + Tạo hành lang xanh bằng cây keo lai bảo vệ tránh ô nhiễm đến các khu dân cư để giảm sự biến động về thành phần loài hoặc làm mất nơi cư trú cũng như nguồn thức ăn của một số loài động vật, tránh phá vỡ những vùng sinh thái quanh khu vực. + Trồng thêm cây keo lai xung quanh khu vực + Phục hồi môi trường sau khai thác bằng biện pháp san gạt trồng cây keo lai phủ xanh. + Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường; hướng dẫn các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học cho nhân dân địa phương. 4.1.3.2. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường kinh tế xã hội Vấn đề tác động môi trường kinh tế xã hội khu vực là không lớn, do địa bàn khai thác ít dân sinh sống, chủ yếu là đồi cây. Biện pháp giảm thiểu các tác động sẽ tập trung vào các giải pháp sau: Vấn đề tác động môi trường kinh tế xã hội khu vực là không lớn, do địa bàn khai thác ít dân sinh sống, chủ yếu là đồi cây. Biện pháp giảm thiểu các tác động sẽ tập trung vào các giải pháp sau: - Tạo điều kiện công ăn việc làm cho người lao động địa phương. - Thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn giao thông khi vận chuyển vật tư, sản phẩm. Cụ thể như sau : + Chỉ lưu hành các loại xe đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đã được đăng kiểm; + Các phương tiện vận tải khi chuyên chở hàng đảm bảo được che phủ bạt. Không chở quá tải làm ảnh hưởng tới phương tiện và chất lượng đường giao thông. + Lái xe phải thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn giao thông đường bộ, đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong quá trình vận chuyển. 4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 4.2.1. Trong giai đoạn chuẩn bị Cán bộ công nhân sẽ được phổ biến kỹ thuật về nội quy an toàn lao động, vận hành thiết bị, các phương tiện máy móc thường xuyên phải được kiểm ta về độ an toàn trước khi đưa vào sử dụng và chế độ bảo quản nhiên liệu. Không tiến hành đắp, san lấp khi có mưa đặc biệt tại các khu vực sát sườn núi. Tiến hành rà phá bom mìn trước khi tiến hành thi công khai thác để hạn chế các tác động của bom mìn còn sót lại trong chiến tranh. Thuê đơn vị có đủ chức năng để rà phá bom mìn. 4.2.2. Trong giai đoạn thi công xây dựng - Tạo mối quan hệ hoà đồng, sử dụng tối đa có thể nguồn lao động địa phương cho các công tác đơn giản như chặt bỏ cây cối, đào đắp đất đá, công nhân xây dựng khai thác mỏ, bảo vệ... nhằm góp phần giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao mức thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân bản địa. - Nếu phải điều động nhân lực từ nơi khác đến thì chỉ điều động những người có lý lịch rõ ràng, không có tiền án tiền sự, không có các căn bệnh xã hội, những nhà quản lý và công nhân lành nghề với một bộ máy điều hành, giám sát gọn nhẹ. - Chủ đầu tư cần phối hợp với chính quyền để quản lý lực lượng lao động và an ninh, trật tự trên khai trường, cụ thể như đăng ký tạm trú cho những công nhân - Dự án cần có những hỗ trợ cho địa phương, cụ thể như (i) việc xây dựng trạm xá, trường học, đường xá, hệ thống cấp nước, cấp điện, (ii) đóng góp trợ cấp xã hội cho địa phương như: đóng góp vào hội khuyến học, xây nhà tình nghĩa, (iii) tham gia bảo trợ những lễ hội và các phong tục tập quán văn hoá truyền thống địa phương nhằm mục đích cho người dân địa phương thấy rằng dự án khai thác mỏ thực sự đem lại những văn minh cho khu vực. Bố trí khu đun nấu tại khu vực đất trống xa các nguồn dễ gây cháy, không vứt tàn thuốc bừa bãi tại các khu vực dễ gây cháy. Khu vực đang thi công hoặc những nơi nguy hiểm phải có chỉ dẫn, biển báo quy định về an toàn thi công công trình xây dựng. 4.2.3. Trong giai đoạn vận hành - Để phòng ngừa sự cố, tai nạn lao động xảy ra trong quá trình sản xuất, hàng năm chủ dự án sẽ lập và phê duyệt các kế hoạch về công tác an toàn - bảo hộ lao động phù hợp với đặc thù sản xuất của mỏ; tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch và những nội quy, quy trình kỹ thuật, biện pháp an toàn đã đề ra, bao gồm: Kế hoạch an toàn - bảo hộ lao động lập cùng với kế hoạch kỹ thuật- sản xuất-kinh doanh; Kế hoạch phòng chống bão lụt với nội dung bao gồm các công việc, biện pháp, tiến độ thực hiện và chi phí có liên quan đến việc phòng chống bão lụt; Phương án phòng chống chữa cháy lập trên cơ sở quy định hiện hành, đảm bảo nội dụng, biện pháp thực hiện phòng cháy chữa cháy; Kế hoạch giải quyết sự cố phù hợp với kế hoạch sản xuất và phổ biến, hướng dẫn cho người phụ trách, người lao động nắm được nội dung, biện pháp để thực hiện. - Dự án cam kết tuyệt đối chấp hành nghiêm chỉnh các quy phạm sau đây: - QCVN 04:2009/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thac mỏ lộ thiên. - Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình/Yêu cầu thiết kế (TCVN 2622-78). - QCVN 02 :2008/BCT của Bộ Công thương về an toàn trong bảo quản, vận chuyển sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp. - An toàn nổ/Yêu cầu chung (TCVN 3255-86). - Trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc trên khai trường. - Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với người và các công trình, máy móc theo QCVN 02 :2008/BCT của Bộ Công thương về an toàn trong bảo quản, vận chuyển sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp. Việc nổ mìn các lỗ khoan lớn, nhỏ, được phép tiến hành theo hộ chiếu nổ mìn. Hộ chiếu phải được người phụ trách có thẩm quyền duyệt. Hộ chiếu nổ mìn bao gồm các thông số chỉ tiêu công nghệ, sơ đồ bố trí mạng lỗ khoan, chiều sâu lỗ khoan, lượng thuốc nổ vào mỗi lỗ, phương tiện nổ, số lượng các đợt nổ và trình tự khởi nổ, vật liệu nút bua lỗ mìn, chiều dài nút bua. Bán kính vùng nguy hiểm của từng đợt đối với ngườn và thiết bị. Vị trí ẩn nấp của thợ mìn và người khác trong thời gian nổ. Địa điểm đặt các trạm gác bảo vệ. Quy định giới hạn vùng nguy hiểm, phải có biển báo để phân định giới hạn này. Đặt các trạm gác ở giới hạn vùng nguy hiểm sao cho các ngả đi đến bãi mìn (bao gồm đường ôtô, đường mòn) sao cho người gác mìn phải quan sát được. Những ngường gác mìn lá những người bảo vệ chuyên nghiệp, thợ mìn, hoặc công nhân đã được huấn luyện và phải ký nhận sau khi được giao nhiệm vụ gác trạm. Khi nổ mìn lần đầu phải thông báo cho chính quyền, Công an địa phương và mọi người sống và làm việc trong vùng nguy hiểm. Các tín hiệu âm thanh phải nghe rõ, tại vùng giới hạn nguy hiểm. Trong thời gian có sấm chớp tuyệt đối không tiến hành công tác nổ. Sau khi nổ phải kiểm tra mìn câm, nếu phát hiện phải cắm biển báo và xử lý. Đối với công tác nổ mìn, trước khi khai thác chủ dự án sẽ có phương án cụ thể và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 4.2.3.1. Biện pháp an toàn chống cháy, nổ Để đảm bảo an toàn, các trang thiết bị cho mỏ phải thuộc loại phòng nổ. Công nhân làm việc phải được trang bị đầy đủ bảo hộ. Trong quá trình sản xuất nếu thấy hiện tượng xuất khí bất thường, phải dừng sản xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý ngay. Trong quá trình khai thác, phải tuyệt đối chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước và các cấp quản lý về an toàn khí và bụi nổ. 4.2.3.2. Các biện pháp hạn chế nước chảy vào khai trường và thoát nước mỏ Để hạn chế lượng nước chảy vào khai trường và đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác, cần thiết phải có các biện pháp tháo khô mỏ như: - San lấp lu nèn chặt các vết nứt, các vị trí tụ nước bên trên khai trường, đào các rãnh đỉnh, hướng dòng nước chảy trên các tụ thuỷ ra khỏi khai trường. 4.2.3.3. Biện pháp cải tạo nâng cấp đường giao thông trong khu vực Trên chiều dài toàn tuyến đường từ đường hiện có của mỏ vào khu vực mặt bằng khu điều hành, khu sinh hoạt của công nhân và khai trường,. Để tuyến đường phục vụ lâu dài cho người dân địa phương và cải tạo mỏ thì phải gia cố, san gạt lại tuyến đường với khối lượng gia cố, san gạt. Sau đó sẽ được trồng cây một bên đường. 4.2.3.4. Giảm thiểu tác động trượt lở và sạt lở đất đá bơ mỏ: Do việc khai thác với bờ mỏ có độ dốc lớn nên hiện tượng trượt bờ tầng có thể xảy ra. Để hạn chế tác động này, Dự án sẽ tuân thủ đúng thiết kế và QCVN 04:2009/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thac mỏ lộ thiên. Bên cạnh đó sẽ kiểm tra thường xuyên để xử lý kịp thời khi có sự cố, cụ thể: - Khi các bờ mỏ phát triển đến biên giới cuối cùng thì phải tiến hành kiểm tra lại các thông số kỹ thuật của bờ mỏ, như: Chiều cao tầng, góc sườn tầng, bề rộng mặt tầng bảo vệ, bề rộng mặt tầng vận chuyển, thoát nước,.. theo thiết kế. - Bờ mỏ ở vị trí kết thúc (tạm thời hay cuối cùng) nhất thiết phải để lại các đai an toàn và đai bảo vệ: + Chiều rộng đai an toàn được xác định trên cơ sở chiều cao tầng và tính chất cơ lý của đất đá; + Đai bảo vệ phải có đủ kích thước để bố trí mương thoát nước, đồng thời đảm bảo điều kiện để nạo vét mương, thu dọn, vận chuyển đất đá tụt lở từ các tầng trên xuống và đưa ra ngoài. Đai bảo vệ phải bằng phẳng, có độ dốc nghiêng vào chân tầng từ 1 ¸ 2%. - Khi đưa tầng khai thác tới vị trí kết thúc phải tiến hành lập hộ chiếu thi công trên cơ sở số liệu thực tế và tính chất cơ lý của đất đá, kích thước hình học cụ thể của tầng. Trong hộ chiếu phải ghi rõ các thông số của tầng như: Góc dốc, chiều cao, chiều rộng mặt tầng, độ dốc và hướng thoát nước, phương pháp khoan nổ mìn, biện pháp gia cố các khu vực dự báo có khả năng biến dạng. - Để giữ ổn định đất đá bờ mỏ ở vị trí kết thúc, đặc biệt đối với các bờ mỏ yếu phải áp dụng các công nghệ khoan nổ mìn thích hợp như: + Nổ mìn tạo biên; + Nổ mìn lỗ khoan nghiêng; + Sử dụng rạch, rãnh, màn chắn bằng hào hoặc lỗ khoan,... - Trên các bờ mỏ kết thúc, phải hướng dòng nước mặt, nước ngầm chảy dọc theo mương trên đai bảo vệ thoát ra ngoài, theo công trình thoát nước chung của mỏ. - Trong quá trình hoạt động sản xuất của mỏ, phải: + Tiếp tục bổ sung các số liệu vào tài liệu ban đầu về địa chất khoáng sàng, địa chất công trình và địa chất thuỷ văn. Nếu có sự sai lệch lớn với tài liệu ban đầu, cần tiến hành phân tích những ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến độ ổn định của bờ mỏ, khi cần thiết thì phải tiến hành điều chỉnh lại thiết kế; + Thường xuyên cập nhật quan trắc, đánh giá động thái của các tầng chứa nước ngầm theo chiều sâu để điều chỉnh kịp thời góc ổn định bờ mỏ cho phù hợp; + Tiến hành quan trắc định kỳ sự dịch chuyển của các bờ mỏ để có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời. Quy trình quan trắc tiến hành theo Quy phạm trắc địa và địa chất mỏ hiện hành. - Khi xảy ra trượt lở bờ mỏ, công việc khắc phục sự cố phải được tiến hành trên cơ sở phương án xử lý được lập và Giám đốc điều hành mỏ ký duyệt..a. Đảm bảo an toàn trong nổ mìn: - Tính khoảng cách an toàn về chấn động: ,m Trong đó: Kc - Hệ số phụ thuộc nền của công trình bảo vệ. Công trình gần biên giới khai trường nhất là trạm đập nghiền đá được xây dựng trên nền đá nguyên, theo QCVN 02:2008/BCT lấy Kc = 3 - Chỉ số phụ thuộc vào chỉ số tác động nổ n = 1, lấy =1 Q - là khối lượng thuốc nổ của 1 đợt nổ trung bình 5 ngày nổ 1 lần Trong năm có 250 ngày/5 ngày = 50 vụ nổ mìn lớn Số lượng thuốc nổ cho 1 lần nổ lớn (tính cho giá trị lớn nhất): 3500kg/50vụ = 70 kg/vụ Thay các giá trị trên vào công thức ta có: Rcđ = 40 m. - Khoảng cách an toàn về chấn động không khí Rkk = Kkk Trong đó: Kkk - là hệ số phụ thuộc vị trí đặt thuốc và mức độ an toàn. Với lượng thuốc đặt chìm và mức độ an toàn II, tra theo bảng lấy Kkk = 6 Thay các giá trị trên vào công thức ta có: RKK = 205 m - Khoảng cách an toàn do đá văng đối với người Trong mọi trường hợp khoảng cách an toàn do đá văng theo QCVN 02:2008/BCT được tính cho từng đợt nổ cụ thể, nhưng phải đảm bảo tối thiểu: + Khoảng cách an toàn do đá văng đối với người: 300 m + Khoảng cách an toàn do đá văng đối với thiết bị: 150 m Tổng hợp các kết quả tính toán về khoảng cách an toàn khi nổ mìn: - Khoảng cách an toàn về chấn động đối với các công trình xây dựng: Rcd = 30 m - Khoảng cách an toàn về tác động sóng không khí đối với người Rk = 205 m - Khoảng cách an toàn do đá văng đối với người: 300 m - Khoảng cách an toàn do đá văng đối với thiết bị: 150 m Theo QCVN 02:2008/BCT khoảng cách an toàn nói chung đối với người phải chọn trị số lớn nhất trong hai loại khoảng cách về sóng không khí và đá văng do nổ mìn, như vậy khoảng cách an toàn chung đối với người là 300 m. b. Khắc phục các sự cố môi trường: - Đối với sự cố sạt lở, ngăn ngừa đá lăn: Trong quá trình khai thác, chủ dự án đã chú trọng công tác an toàn, tạo độ dốc thích hợp để ngăn ngừa sự cố xẩy ra. Đồng thời, trong quá trình nổ mìn và gạt chuyển đá, bắt buộc công nhân vận hành phải tuân thủ tất cả các quy phạm an toàn đề ra. - Trong trường hợp trời mưa to hoặc có hiện tượng đá trượt thì không được thi công, khai thác. Chỉ đạo nghiêm ngặt và quy định rõ để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. - Cử cán bộ kỹ thuật khai thác, trắc địa của khai trường thường xuyên theo dõi trạng thái ổn định an toàn trong công tác khai thác để có các biện pháp phòng ngừa sự sụt lở bất ngờ. c. Các biện pháp khác - Biện pháp phòng chống cháy nổ: Để phòng tránh sự cố cháy nổ, Dự án sẽ tiến hành thực hiện một số biện pháp sau: + Đối với các loại nhiên liệu dễ cháy như xăng dầu dự trữ, phải được bảo quản nơi thoáng mát, có khoảng cách ly hợp lý để ngăn chặn sự cháy tràn lan khi có sự cố. Kho lưu trữ nên niêm yết rõ và không có chướng ngại vật. Định kỳ kiểm tra các dụng cụ chứa, lượng lưu trữ phải có giới hạn. + Đối với khu vực chứa vật liệu nổ: Phải được xây dựng tách biệt với các khu vực, có nội quy nghiêm ngặt đối với khu vực này, chỉ có cán bộ chuyên trách mới được tiếp cận vào khu vực khi được giao nhiệm vụ. + Thường xuyên bảo dưỡng các loại thiết bị, tránh xảy ra tai nạn. + Mọi người trong khu mỏ từ cán bộ lãnh đạo đến công nhân sẽ tuân thủ các quy trình và quy phạm về kỹ thuật, vận hành máy móc trang thiết bị, các quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. + Tăng cường công tác giáo dục về an toàn vệ sinh công nghiệp. + Thường xuyên kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các quy trình và quy phạm kỹ thuật đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp. + Có lực lượng chuyên trách và phương tiện phù hợp để có thể chủ động đối phó và giải quyết hậu quả một cách nhanh chóng khi sự cố xảy ra. + Với các phương tiện giao thông vận chuyển đá về khu chế biến sâu, sẽ phải tuân thủ luật lệ an toàn giao thông khi lưu thông trên đường, các phương tiện đảm bảo chất lượng, không chạy quá tốc độ, không chở quá tải và các xe chở quặng đều có bạt che phủ để không làm rơi vãi trên đường. CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG Để đảm bảo các hoạt động của dự án không gây tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường khu vực và đánh giá hiệu quả các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, chương trình quản lý và giám sát chất lượng môi trường sau đây sẽ được áp dụng trong suốt thời gian xây dựng và hoạt động của dự án. 5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Như đã trình bày các hoạt động của dự án ở Chương 1, các nguồn phát sinh ô nhiễm ở Chương 3, đề xuất các biện pháp khống chế và xử lý ô nhiễm môi trường ở Chương 4 của báo cáo ĐTM, các biện pháp xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường sau cần được triển khai khi thực hiện Dự án: 5.1.1. Công tác quản lý môi trường: + Trong giai đoạn xây dựng dự án: Sẽ cử 01 cán bộ phụ trách quản lý và giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường của dự án có liên quan trong giai đoạn xây dựng, nhằm mục đích kiểm soát các thông số về chất lượng môi trường, bảo vệ, giám sát môi trường và giám sát các tác động khác để đảm bảo rằng các thủ tục đề ra được thực hiện một cách thích hợp và đầy đủ. + Trong giai đoạn vận hành của dự án: Trong quá trình hoạt động, công tác quản lý môi trường sẽ được giao trực tiếp cho bộ phận Kỹ thuật của Công ty , phòng sẽ phân công cán bộ phụ trách về môi trường có đủ trình độ để quản lý các vấn đề môi trường. Cán bộ phụ trách về môi trường có chức năng quản lý, điều hành trực tiếp các hoạt động liên quan như: theo dõi những biến động môi trường, các tác động khác trong quá trình hoạt động của dự án, quan trắc các thành phần môi trường và báo cáo lên cơ quan quản lý môi trường của địa phương, thu gom chất thải rắn, vệ sinh môi trường khu vực làm việc, quản lý an toàn lao động và phòng chống cháy nổ,.... Bảng 5.1: Chương trình quản lý môi trường cho các giai đoạn chuẩn bị, xây dựng, hoạt động của dự án Giai đoạn hoạt động của dự án Các hoạt động của dự án Các tác động môi trường Các công trình biện pháp bảo vệ môi trường Kinh phí thực hiện các công trình biện pháp bảo vệ môi trường ( triệu đồng) Thời gian thực hiện và hoàn thành Trách nhiệm tổ chức thực hiện Trách nhiệm giám sát 1 2 3 4 5 6 7 8 Chuẩn bị - Lập phương án lựa chọn vị trí. - Lập phương án quy hoạch mặt bằng tổng thể. - - - - Chủ đầu tư Chủ đầu tư Xây dựng - Các hoạt động san gạt, bốc xúc và vận chuyển trong quá trình nâng cấp cải tạo đường - Công tác thi công tuyến đường mở vỉa vận chuyển. - Xây dựng hệ thống thoát nước. - Tác động môi trường đất, nước, không khí. - Tác động môi trường kinh tế, xã hội. - Nước thải sinh hoạt được xử lý qua hệ thống bể tự hoại đã thiết kế từ giai đoạn XDCB. - Lựa chọn thiết bị và phương tiện thi công cơ giới hiện đại có kỹ thuật cao. - Đưa ra lịch trình thi công hợp lý, giảm mật độ các loại phương tiện thi công trong cùng một thời điểm. - Xử lý nước thải khai trường bằng bể lắng có sử dụng hóa chất. -Thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị thi công đảm bảo hoạt động trạng thái tốt nhất, hạn chế tiếng ồn và khói thải ở mức thấp nhất. - Các ô tô chuyên chở nguyên vật liệu phải có bạt che phủ, không làm rơi vãi đất đá, nguyên vật liệu để hạn chế tối đa sự phát thải bụi ra môi trường. - Sử dụng xe tưới nước, cải tạo hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt; xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước mặt chảy tràn. - Trang bị kiến thức và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân 250 Trong thời gian xây dựng cơ bản Chủ đầu tư - Cộng đồng dân cư tại khu vực nơi dự án triển khai. - Chi cục Bảo vệ môi trường- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai. - Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Hà. Hoạt động - Hoạt động khoan, nổ mìn. - Hoạt động san gạt, bốc xúc, nghiền sàng đá vôi và vận chuyển đá. - Hoạt động sinh hoạt của công nhân. - Nước mưa - Tác động môi trường đất, nước, không khí. - Tác động môi trường kinh tế, xã hội. - Lựa chọn thuốc và phụ kiện nổ hạn chế khả năng sinh khí độc do nổ mìn. -Áp dụng phun nước cục bộ kiểu di động để giảm thiểu bụi trong quá trình nổ mìn. - Tiến hành phun nước bằng hệ thống dạng sương mù nhằm giảm thiểu bụi trong quá trình nghiền sàng đá vôi. - Tiến hành đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với sở Tài Nguyên và Môi trường. - Bố trí các thùng đựng rác và thùng đựng chất thải nguy hại như dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu… - Tiến hành trồng cây xanh xung quanh khu vực dự án triển khai. - Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường; hướng dẫn các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học cho các cán bộ và nhân dân địa phương. 55 Trong thời gian hoạt động Chủ đầu tư - Cộng đồng dân cư tại khu vực nơi dự án triển khai. - Chi cục Bảo vệ môi trường- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai. - Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Hà 5.1.2. Các công trình xử lý môi trường Để đảm bảo việc xử lý triệt để các tác động tới chất lượng môi trường của dự án, một số hạng mục công trình xử lý môi trường sẽ phải được xây dựng, lắp đặt, dự kiến như sau: Bảng 5.2: Danh mục các công trình xử lý môi trường TT Hạng mục đầu tư Khối lượng Chi phí 1 Cải tạo bể tự hoại 12m3 20.000.000 2 Xe tưới nước 1 chiếc 200.000.000 3 Hệ thống phun nước khu vực nghiền 2 hệ thống 30.000.000 4 Hệ thống mương thoát nước 150m 10.000.000 5 Thùng chứa dầu thải 01 thùng 4.000.000 6 Thùng chứa dẻ lau dính dầu 01 thùng 1.000.000 7 Phòng cháy chữa cháy 10.000.000 8 Trồng cây xanh 1.000.000 9 Các biện pháp khác 10.000.000 Tổng cộng 276.000.000 Thời gian thực hiện các công trình xử lý môi trường: Thực hiện trong quá trình xây dựng cơ bản để đưa vào sử dụng cho quá trình hoạt động sản xuất. 5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 5.2.1. Chương trình giám sát môi trường Quan trắc môi trường định kỳ nhằm mục đích xem xét biến đổi các thành phần môi trường do hoạt động sản xuất đá làm vật liệu xây dựng của Công ty gây ra. Kết quả quan trắc làm căn cứ đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý ô nhiễm đã áp dụng, đồng thời cung cấp cho lãnh đạo Công ty những thông tin cần thiết cho việc ra quyết định thay đổi, bổ sung các giải pháp cần thiết để bảo vệ môi trường. Hoạt động giám sát môi trường trong quá trình thi công xây dựng cơ bản và hoạt động như sau: Giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng cơ bản: Do thời gian xây dựng của dự án ngắn (khoảng 90 ngày) nên trong cả quá trình thi công xây dựng dự án sẽ thực hiện 01 lần quan trắc giám sát môi trường Giám sát môi trường trong giai đoạn hoạt động: Trong quá trình dự án đi vào hoạt động, Công ty TNHH Cao Hà sẽ chịu trách nhiệm giám sát chất lượng môi trường định kỳ 6 tháng/lần trình cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường địa phương, kịp thời phát hiện các vấn đề phát sinh bất thường trong quá trình hoạt động có thể gây ô nhiễm môi trường để có hướng khắc phục. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường cụ thể như sau: a. Trong giai đoạn xây dựng cơ bản * Môi trường không khí: - Vị trí quan trắc: + Nhà dân gần khu vực dự án nhất, theo hướng gió mùa chủ đạo: 01 điểm; +Khu vực khai trường: 01 điểm; +Khu vực đường giao thông: 01 điểm. - Thông số quan trắc: Vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hướng gió); tiếng ồn, bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2, H2S. + Tần suất quan trắc: Quan trắc định kỳ 06 tháng /lần. + Tiêu chuẩn cho so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT; QCVN 06:2009/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT. * Môi trường nước: - Vị trí quan trắc: + 01 điểm tại vị trí cống thoát nước; + Nước giếng nhà dân gần nhất: 01 điểm. - Thông số quan trắc: TSS, độ đục, pH, COD, BOD5, dầu mỡ, kim loại nặng (As, Cd, Hg, Pb), coliforms. - Tần suất quan trắc: Quan trắc định kỳ 06 tháng /lần - Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT; Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT. b. Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động khai thác * Môi trường không khí - Môi trường không khí xung quanh: ● Vị trí quan trắc: + Khu vực dân cư cách điểm mỏ gần nhất khoảng 500m về cuối hướng gió: 01 điểm. + Khu vực nhà điều hành: 01 điểm ● Thông số quan trắc: Vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hướng gió); Tiếng ồn, bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2; H2S. ● Tiêu chuẩn cho so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT; QCVN 06:2009/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT. - Môi trường không khí, bụi khu vực khai thác, sản xuất: ● Vị trí quan trắc: + Tại khu vực nghiền sàng: 01 điểm + Tại khu vực tập kết sản phẩm: 01 điểm + Tại khu vực khai thác: 01 điểm ● Thông số quan trắc: Vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hướng gió); Tiếng ồn, bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2; H2S. ● Tiêu chuẩn cho so sánh: Quyết định 3733/2002/QĐ – BYT. * Môi trường nước ● Vị trí quan trắc: + Nước suối quanh khu vực dự án (trước và sau điểm xả nước thải của dự án: 02 điểm; + Nước thải sinh hoạt sau xử lý: 01 điểm. - Thông số quan trắc: TSS, độ đục, pH, COD, BOD5, dầu mỡ, kim loại nặng (As, Cd, Hg, Pb), coliforms. - Tần suất quan trắc: Quan trắc định kỳ 06 tháng /lần - Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT; Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT. c. Giám sát chất thải rắn; chất thải nguy hại - Thông số giám sát: Khối lượng CTR, chất thải nguy hại, tình hình thu gom, xử lý. - Tần suất giám sát: Thường xuyên - Căn cứ thực hiện: Nghị định 59/2007/CP.NĐ, Thông tư 12/2011/TT-BTNMT d. Giám sát khác - Giám sát các yếu tố xói lở đất, sụt lún: + Hàng năm tổ chức một đợt khảo sát nhằm phát hiện các hiện tượng xói mòn, trượt, lở, sụt lún đất trong khu vực hòa thổ và lân cận xác định quy mô mức độ để có biện pháp kịp thời xử lý. + Tần suất: 1 lần /năm; trong 2 năm. - Giám sát bồi lắng lòng suối: + Tiến hành xác định sự bồi lắng lòng suối để có giải pháp khắc phục những bất thường; + Tần suất đo: 1 lần /năm; trong 2 năm. - Giám sát sự thay đổi mực nước ngầm Hàng năm tiến hành giám sát mực nước ngầm cùng với việc giám sát chất lượng nước đã nêu ở trên. 5.2.2. Kinh phí cho việc quan trắc, giám sát môi trường Căn cứ theo định mức quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dự trù kinh phí giám sát môi trường cho 1 lần giám sát thể hiện theo bảng 5.3 dưới đây: Bảng 5.3: Dự trù kinh phí giám sát môi trường/lần quan trắc Đơn vị: nghìn đồng TT Chỉ tiêu Đơn vị Tổng số mẫu Đơn giá phân tích/mẫu Thành tiền Trong giai đoạn xây dựng cơ bản 1 Quan trắc chất lượng không khí Mẫu 03 2000 6000 2 Quan trắc chất lượng nước Mẫu 02 2000 4000 Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 3 Quan trắc chất lượng không khí Mẫu 03 2000 6000 4 Quan trắc chất lượng nước Mẫu 03 2000 6000 Cộng 22.000 Dự phòng 10% 3000 Tổng cộng 25.000 Ghi chú: - Kinh phí này không bao gồm kinh phí khảo sát thực địa, lấy mẫu, viết báo cáo, chi phí văn phòng, phí dịch vụ, VAT…. - Đơn giá tính trung bình cho các chỉ tiêu phân tích, thực tế phí phân tích các chỉ tiêu khác nhau là khác nhau. - Ngoài kinh phí cho việc quan trắc môi trường, Nhà máy phải dự trù kinh phí cho việc giảm thiểu ô nhiễm, vận hành hệ thống xử lý chất thải thường xuyên, phòng cháy, chữa cháy… CHƯƠNG 6 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG Thực hiện Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính Phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, Công ty TNHH Cao Hà đã gửi văn bản thông báo và xin ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã Na Hối về những nội dung cơ bản của dự án, những tác động xấu về môi trường của dự án, những biện pháp giảm thiểu tác động xấu về môi trường sẽ được áp dụng và đề nghị địa phương góp ý bằng văn bản (nội dung văn bản của Công ty gửi địa phương được đính kèm trong phần Phụ lục). 6.1. Tham vấn ý kiến của Uỷ ban Nhân dân xã Na Hối Ý kiến của UBND xã Na Hối 1. Về những tác động xấu của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội: Về cơ bản UBND xã đồng ý những nội dung đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Dự án đã đánh giá cụ thể được các tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội. 2. Về biện pháp giảm thiểu tác động môi trường của dự án: Dự án đã đưa ra được các biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại….trong quá trình thi công xây dựng và quá trình dự án đi vào hoạt động; các biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội một cách cụ thể. 3. Kiến nghị a.Về kinh tế xã hội: - Dự án khi đi vào hoạt động sẽ tạo công ăn việc làm cho người địa phương, tạo nguồn thu ngân sách cho huyện và tỉnh, nâng cao mức đầu tư công nghiệp trên địa bàn. b. Về vấn đề bảo vệ môi trường: - Là một dự án về khai thác và chế biến đá, trong quá trình đi vào hoạt động cũng sẽ gây ra những tác động môi trường tại địa phương chúng tôi, nhất là vấn đề ô nhiễm về bụi, vấn đề nổ mìn trong quá trình khai thác vì vậy chúng tôi thấy cần thiết kế sao cho đảm bảo những tiêu chuẩn, Quy chuẩn môi trường về bụi, khí thải, nổ mìn... Để đảm bảo Dự án đi vào hoạt động không ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân đề nghị Công ty TNHH Cao Hà thực hiện nghiêm túc những nội dung sau: - Thực hiện đúng các cam kết bảo vệ môi trường như đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. - Chủ đầu tư phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu để xẩy ra các sự cố môi trường. - Yêu cầu đền bù hoa mầu thỏa đáng và tạo công ăn việc làm cho người dân trong xã khi dự án đi vào hoạt động. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 1. KẾT LUẬN Trong khuôn khổ báo cáo ĐTM này đã dự báo và đánh giá được các tác động của Dự án tới môi trường xung quanh cũng như môi trường làm việc của người lao động. Báo cáo đã dự báo lượng chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng cơ bản và hoạt động của Dự án. Báo cáo đã chỉ rõ những tác động của các chất ô nhiễm tới sức khoẻ con người cũng như hệ sinh thái. Các biện pháp đề xuất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường của dự án trong báo cáo ĐTM được đánh giá là phù hợp về mặt khoa học, thực tiễn và năng lực của chủ đầu tư. Khi triển khai dự án, Chủ đầu tư sẽ cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 2. KIẾN NGHỊ Dự án đầu khai thác, chế biến mỏ đá Hòa Sư Pản làm vật liệu xây dựng thông thường của Công ty TNHH Cao Hà là phù hợp chủ trương của địa phương, đáp ứng nhu cầu thực tế và định hướng phát triển kinh tế của tỉnh. Vậy kính đề nghị: UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai, các cấp, ngành ủng hộ và khuyến khích phát triển tạo điều kiện thuận lợi, ưu đãi trong quá trình hoạt động của Dự án của Công ty . Kính đề nghị với các cơ quan quản lý môi trường tỉnh Lào Cai hướng dẫn Chủ Dự án thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và công tác quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ theo đúng các nội dung đã cam kết trong Báo cáo ĐTM. 3. CAM KẾT Trên cơ sở phân tích đánh giá các tác động của việc thực hiện Dự án đầu tư khai thác, chế biến đá mỏ đá Hòa Sư Pản tại xã Na Hối, huyện Bắc Hà, đơn vị Chủ đầu tư - Công ty TNHH Cao Hà cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường, các văn bản pháp luật và các quy định chung về bảo vệ môi trường đã đề ra trong báo cáo này. Cụ thể: * Cam kết thực hiện các văn bản pháp luật về môi trường - Cam kết thực hiện theo đúng quy định tại Luật Bảo vệ môi trường của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005. - Cam kết thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Cam kết thực hiện theo đúng Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; - Cam kết thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 26/2011/TT - BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; - Cam kết thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính Phủ về quản lý chất thải rắn. - Cam kết thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại. Cam kết đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. - Cam kết thực hiện theo đúng Quy chế bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai và các văn bản quy định của UBND tỉnh có liên quan. * Xử lý bụi và khí thải - Thường xuyên tưới nước tạo độ ẩm cho nền đường để tránh bụi phát tán. - Trồng cây xanh dọc theo đường vận chuyển ngoài mỏ. - Tu sửa, nâng cấp đường vận chuyển từ Trạm nghiền sàng của Công ty tới khu vực khai thác. - Thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa máy công tác ở chế độ phục vụ tốt nhất. Khí thải ra môi trường đảm bảo tiêu chuẩn Quyết định 3733/2002/QĐ – BYT của Bộ Y tế. Cam kết áp dụng các tiêu chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT; QCVN 06:2009/BTNMT. * Xử lý nước thải Xử lý toàn bộ nước thải của Dự án đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008 (loại B). *Xử lý chất thải rắn Thực hiện phân loại và xử lý chất thải rắn theo đúng phương án được trình bày trong báo cáo ĐTM. Xây dựng điểm tập kết trước khi đưa Dự án đi vào hoạt động chính thức. CTR nguy hại sẽ được thu gom thực hiện theo đúng Quy chế quản lý CTR nguy hại được ban hành kèm theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 04/09/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về quản lý chất thải nguy hại; * Xử lý các ô nhiễm môi trường khác - Đảm bảo môi trường lao động cho công nhân theo tiêu chuẩn tại Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT - Tổ chức khám sức khoẻ cho công nhân 2 lần/năm. Đối với các vị trí nhạy cảm, ô nhiễm cao sẽ được khám định kỳ thường xuyên để phát hiện các bệnh có liên quan. - Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công nhân làm việc tại Dự án về ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý các nguyên nhiên liệu sản xuất và đảm bảo vệ sinh an toàn lao động. * Ký quỹ phục hồi môi trường Công ty TNHH Cao Hà cam kết thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường theo Dự án phục hồi môi trường được thẩm định cùng báo cáo này. * Cam kết khác Cam kết thực hiện việc quan trắc môi trường lao động định kỳ, từ đó có các biện pháp hạn chế, kiểm soát nồng độ các chất ô nhiễm theo các quy định hiện hành. Cam kết thực hiện các biện pháp phòng chống rủi ro, sự cố môi trường có thể xảy ra trong giai đoạn thi công xây dựng và hoạt động của Dự án và có phương án ứng phó, khắc phục kịp thời khi có sự cố xảy ra. Cam kết thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng theo đúng các quy định hiện hành và tạo cơ hội việc làm cho người lao động địa phương làm việc tại Dự án. Cam kết khi có một yếu tố môi trường nào đó phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án mà ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, sức khoẻ con người thì đơn vị sẽ báo cáo ngay cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để cùng giải quyết và xử lý kịp thời. Công ty TNHH Cao Hà kính trình Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư khai thác, chế biến đá xây dựng tại mỏ đá thôn Hòa Sư Pản, xã Na Hối, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đề nghị các cơ quan chức năng sớm phê duyệt báo cáo để Đơn vị có cơ sở triển khai thực hiện Dự án. CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO - Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải tập 1,2,3 - GS.TS. Trần Ngọc Trấn, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà nội, 3/2001; - Trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ nước sạch và môi trường. Giáo trình xử lý khí thải. Hà Nội – 2004; - Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB KHKT, Hà Nội-1997; - Giáo trình kỹ thuật môi trường - GVC Trần Đông Phong, PGS.TS Nguyễn Quỳnh Hương, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, năm 2000; - Nước thải và công nghệ xử lý nước thải, PGS.TSKH Nguyễn Xuân Nguyên, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2003; - Phạm Ngọc Hồ - Hoàng Xuân Cơ, Đánh giá tác động môi trường, NXB ĐHQG 2001; - Tài liệu đào tạo về đánh giá tác động môi trường do Bộ Tài nguyên môi trường tổ chức ngày 27-30/12/2007; - Quản lý chất thải rắn, NXBXD 2001; - Các tài liệu về đánh giá tác động môi trường, công nghệ xử lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường khác của các tác giả trong và ngoài nước và các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án; - Kết quả khảo sát, đo đạc và phân tích hiện trạng môi trường; - Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2009; - Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2011 của UBND xã Na Hối; - Thiết kế cơ sở Dự án đầu tư khai thác mỏ đá thôn Hòa Sư Pản, xã Na Hối, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai; - Rapid inventory technique in environmental control, WHO 1993; - Assessment of sources of air, water, and land Pollution - World Health Organization, Geneva, 1993.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_danh_gia_tac_dong_moi_truong_mo_da_8107.doc
Luận văn liên quan