Đề tài Đánh gía tiềm năng phát triển kinh tế biển Nam Định

MỤC LỤC: Chương I: Tổng quan về kinh tế biển. 1 I. Quan niệm về kinh tế biển. 1 II. Vị trí vai trò của kinh tế biển trong nền kinh tế quốc dân. 2 1. Vai trò kinh tế của biển. 2 2. Khai thác biển phục vụ các mục tiêu kinh tế. 4 3. Vị trí chiến lược của biển và các hải đảo Việt Nam nhân tố đặc biệt của sự phát triển. 6 4. Vị trí chiến lược của biển và các hải đảo Việt Nam nhân tố đặc biệt của sự phát triển. 7 5. Tiềm năng tài nguyên của biển Việt Nam. 10 III. Kinh nghiệm trong phát triển kinh tế biển. 13 ChươngII: Đánh gía tiềm năng phát triển kinh tế biển Nam Định 14 I. Tổng quan về vùng biển Nam Định. 14 1. Vị trí địa lý kinh tế 14 2. Tài nguyên đất 14 3. Nhóm đất phù sa 16 4. Khí hậu và nước 17 5. Khoáng sản ven bờ và thềm lục địa 19 6. Các nguồn lợi thuỷ sản 19 II. Thực trạng phát triển kinh tế biển Nam Định. 20 1. Nông- Lâm nghiệp: 21 2. Thủy sản 23 3. Phát triển thủy sản. 26 4. Phát triển lâm nghiệp. 32 5. Phát triển sản xuất và chế biến muối. 33 6. Phát triển du lịch và dịch vụ. 34 7. Đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển văn hóa xã hội vùng ven biển. 35 III. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng phát triển kinh tế biển Nam Định. 37 1. Những nhân tố tác động. 38 2. Các ngành trong vùng biển trong quá trình phát triển. 39 Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế biển Nam Định. 44 I. Định hướng phát triển kinh tế biển Nam Định. 44 1. Những thuận lợi và khó khăn của Nam Định trong chiến lược phát triển kinh tế biển. 44 2. Quan điểm phát triển 45 3. Định hướng phát triển 46 II. Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển Nam Định. 55 1. Giải pháp về vốn. 55 2. Chính sách phát triển thị trường . 57 3. Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần: 57 5. Chính sách khoa học công nghệ và môi trường 59 6. Đổi mới và tăng cường quản lý Nhà nước về kinh tế. 60 Kết Luận 61

doc100 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2809 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh gía tiềm năng phát triển kinh tế biển Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h báo cho thư viện, mở các lớp tạp huấn múa, hát, chèo và hỗ trợ cho các cán bộ xã làm công tác văn hóa thông tin với kinh phí trong 2 năm là 113,3 triệu đồng. Đã tổ chức các hoạt động văn hóa thể thoa, sinh hoạt câu lạc bộ, nhà văn hóa xã… làm cho đời sống văn hóa tinh thần của người dân vùng ven biển đổi mới. Sở công nghiệp và sử xây dựng đã hỗ trợ các cơ sở chế biến hải sản, chế biến muối, khôi phục nghề thủ công chiếu cói, tơ tằm ở nhiều xã ven biển và quy hoạch hệ thống đường giao thông, cụm công nghiệp.. tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình xây dựng sớm được đưa vào khai thác. Sở khoa học công nghệ và môi trường trong 2 năm đã đẩu tư 5.455 triệu đồng thực hiện các đề tài nghiên cứu về môi trường vùng biển, các mô hình ững dụng khoa học công nghệ nuôi tôm rảo, chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm sú… Ngành ngân hàng đã mở rộng cơ chế cho vay tới các hộ nuôi trồng khai thác, chế biến hải sản, ngành nghề thủ công, chăn nuôi và sản xuất muối ở vùng ven biển. Năm 2001, ngân hàng nhà nước và phát triển nông thôn đã giải ngân 133.000 triệu đồng cho các hộ tư nhân và 24800 triệu đồng cho xí nghiệp chế biến thủy sản Xuân Thủy và 2 HTX đánh cá Đại Thành, Tân hải. Năm 2002 và đến tháng 4 năm 2003 đã giải ngân 72 tỷ đồng cho 7.138 hộ tư nhân vùng kinh tế biển và 6.9 tỷ đồng cho xí nghiệp chế biến thủy sản Xuân Thủy. Quỹ hỗ trợ phát triển, năm 2001 và 2002 đã đầu tư cho các dự án thuộc vùng kinh tế biển 128.445 triệu đồng. kế hoạch năm 2003 sẽ đầu tư 83.250 cho việc hoàn thành các mục tiêu trong chương trình kinh tế biển ở những năm tới và đã đóng góp phần quan trọng vào việc giữ gìn an ninh Tổ quốc. Dịch vụ và du lịch phát triển nhanh, rất sôi động về cơ sở vật chất và mọi mặt. Trong những ngày hè năm 2002 việc không đủ nhà nghỉ cho du khách đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và chương trình phát triển của Tỉnh. Nhìn chung các ngành trong tỉnh, các địa phương vùng biển đã bám sát mục tiêu của chương trình, có giải pháp đồng bộ, hữu hiệu; đồng thời chỉ đạo chặt chẽ, kiên quyết nên đã thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra theo tiến độ hàng năm, tạo ra sự tăng trưởng nhanh về kinh tế và diện mạo mới trong toàn vùng. III. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng phát triển kinh tế biển Nam Định. Qua nghiên cứu tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế biển ở Nam Định ta thấy rằng: Nam Định là một tỉnh có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển mạnh một nền kinh tế biển tổng hợp. Đặc biệt là phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch dịch vụ, thủy sản và dịch vụ thủy sản. Những thế mạnh đó là điều kiện thuận lợi cho Nam Định sớm trở thành một tỉnh giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng và giữ vai trò lớn trong vùng Bắc Bộ. Về tiềm năng là như vậy song trên thực tế phát triển các ngành kinh tế của Nam Định trong những năm qua có tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của vùng. hơn nữa việc khai thác tiềm năng chưa hợp lý đã dẫn đến nhiều hậu quả xấu và là mối đe dọa trong tương lai. 1. Những nhân tố tác động. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tập trung và mạnh mẽ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các ban ngành có liên quan; có sự tham gia tổ chức điều hành tích cực và với tinh thần trách nhiệm cao của các cấp, các ngành trong tỉnh và hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân các địa phương ven biển trong việc thực hiện các nội dung của chương trình phát triển. Nhà nước đã có một số cơ chế chính sách thông thoáng tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế yên tâm đầu tư phát triển sản xuất; nhất là khu vực tư nhân, hộ và nhóm hộ đã tích cực đầu tư vốn vào sản xuất giống tôm, nuôi trồng thủy sản, đóng tàu đánh cá, mở rộng chế biến hải sản, kinh doanh dịch vụ- du lịch… từ đó khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương tạo ra sự chuyển biến nhanh. Phát triển mạnh của khoa học – kỹ thuật đã tạo ra được các yếu tố thúc đẩy sản xuất. Việc ứng dụng nuôi thả các con giống mới, phương thức nuôi bán thâm canh và thâm canh. sử dụng thức ăn công nghiệp, chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản. Sự đầu tư vào ngành du lịch dịch vụ giao thông được mở rộng, chỉnh sửa thuận tiện cho việc đi lại giao lưu giữa các vùng trong tỉnh cũng như giữa Nam Đinh với các tỉnh khác trong cả nước. Đây là một vấn đề quan trọng mà bất cứ tỉnh nào muốn phát triển thì cũng phải làm tốt vấn đề giao thông, điện, thông tin… đặc biệt là đối với tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch và các ngành công nghiệp, khai thác hải sản như Nam Định. Tỉnh đã có những bản quy hoạch cho phát triển kinh tế biển của tỉnh. Cùng với những bản báo cáo hàng năm về các hoạt động của các ngành kinh tế hoạt động trong vùng biển. Để có được sự chỉ đạo kịp thời của cấp trên tỉnh, có hướng phát triển tốt nhất.Các dự án trọng tâm cơ sở hạ tầng phát triển nuôi trồng hải sản, nâng cao năng lực chế biến xuất khẩu thủy sản, nâng cao năng suất vùng muối, quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng như giao thông vận tải, điện lực , bưu chính viễn thông… của khu nghỉ mát Thịnh Long, Quất Lâm đã sớm được đầu tư thực hiện, tạo môi trường và cơ sở để các hộ sản xuất kinh doanh huy động vốn đầu tư xây dựng ao đầm, cải tạo ô nề, sân phơi, xây dựng nhà hàng khách sạn… Hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở vùng biển thời gian qua đã có chuyển biến tích cực, sôi động, đạt hiệu quả cao hơn hẳn so với trước đây và đẩy nhanh quá trình đô thị hóa vùng biển. Thời tiết trong những năm gần đây của tỉnh Nam Định rất thuận lợi cho phát triển du lịch và phát triển các ngành nuôi trồng thủy sản và làm muối của vùng biển. Du lịch không bị gián đoạn quá dài trong dịp hè về, tạo điều kiện rất tốt cho các khách du lịch về thăm quan tắm biển. Làm muối do thời tiết tốt nên có năng suất cao, tăng thu nhập cho nguời dân. Nhìn chung các ngành trong tỉnh, các địa phương vùng biển đã bám sát mục tiêu của chương trình, có giải pháp đồng bộ, hữu hiệu; đồng thời chỉ đạo chặt chẽ, kiên quyết nên đã thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra theo tiến độ hàng năm, tạo ra sự tăng trưởng nhanh về kinh tế và diện mạo mới trong toàn vùng. 2. Các ngành trong vùng biển trong quá trình phát triển. a, Ngành du lịch: Mặc dù tiềm năng du lịch của Nam Định là rất lớn, xét về mặt phát triển của du lịch tỉnh Nam Định đặc biệt là du lịch biển thì Nam Định đang trong giai đoạn gia tăng, với sự đầu tư và quan tâm của nhiều ngành trong tỉnh bởi vì đây còn là một ngành non trẻ của tỉnh nhà. Tuy nhiên trong ngành còn có những hạn chế cần khắc phục: + Sự phát triển của khu du lịch dẫn đến sự ra đời của những nhà nghỉ khách sạn, bên cạnh những nhà nghỉ khách sạn thực hiện tốt, đúng pháp luật thì còn có những cớ sở hoạt động kinh doanh trái phép. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách du lịch. Còn thiều các khu vui chơi giải trí, các dịch vụ văn hóa, các đồ lưu niệm. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn kém. Còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý điều hành bởi. Vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quan tâm, đảm bảo. Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải đào tạo kịp thời số lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu thực tế của ngành du lịch cho hiện tại cũng như trong tương lai. Việc đào tạo này còn gặp khó khăn đối với tỉnh vì địa phương không có các cơ sở đào tạo về nghiệp vụ ở các cấp cao đẳng và đại học, nhân viên muốn học phải đi những nơi khác. - Năm 2000 trở lại đây có sự thay đổi vô cùng lớn ở bãi biển Thịnh Long và Quất Lâm với rất nhiều nhà nghỉ khách sạn mọc lên, có cả những khách sạn lớn như khách sạn Hải âu và Kim Ngưu ở bãi biển Thịnh Long, khách sạn Bạch Long, Vị Hoàng ở bãi tắm Quất Lâm. Bãi biển được mở rộng ra, bãi tắm trải dài hàng cây số, các bãi tắm tổ chức đấu thầu cho từng hộ kinh doanh trong vòng mười năm. Hình thức này được người dân rất ủng hộ vì mọi người có thể góp vốn vừa góp phần cải tăng thu nhập và có thể giúp vùng quê mình ngày càng phát triển. Các hình thức dịch vụ cũng được khắc phục không còn hiện tượng bắt khách, lấy giá quá cao. Nếu hộ kinh doanh nào vi phạm thì sẽ bị ban quản lý xử lý hành chính…Với một sự quản lý tốt tạo điều kiện cho kinh doanh du lịch phát triển mạnh. - Cùng với sự phát triển là sự ô nhiễm cảnh quan môi trường vì thế phát triển nhưng chúng ta vẫn cần phải bảo đảm môi trường trong sạch, đây cũng là lợi thế của vùng biển để thu hút khách du lịch về tắm biển ngày càng nhiều hơn nữa. b, Ngành khai thác và chế biến thủy sản. Cũng như du lịch đây cũng là một ngành thế mạnh của vùng. Với tiềm năng thủy- hải sản phong phú và đa dạng, trữ lượng lớn rất thuận lợi cho việc khai thác thủy sản. Ngoài ra Nam Định còn có khoảng 2.000 ha mặt nước rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản trong những năm qua có xu hướng tăng lên đã góp phần thúc đẩy kinh tế vùng ven biển cũng như đóng góp lớn cho nền kinh tế của tỉnh. Song thực tế ngành thủy sản còn tồn tại nhiều yếu kém. Một trong những khó khăn lớn nhất của ngành thủy sản Nam Định là vấn đề về vốn, về nguồn lợi hải sản và khâu chế biến xuất khẩu thủy sản. Trong hai năm trở lại đây với hình thức cổ phần hóa các doanh nghiệp một số công ty cổ phần đã ra đời như công ty nước mắm Ninh Cơ, doanh nghiệp trẻ Chính Vui, đã thu hút rất nhiều lao động tham gia sản xuất tạo việc làm cho người dân trong vùng, với sự giao lưu thuận tiện của vùng với các vùng khác trong tỉnh cũng như với các tỉnh khác nên sản lượng đánh bắt hay nuôi trồng thủy sản dễ dàng đi vào các thị trường mà không phải gặp những khó khăn nào. Do sự gia tăng với tốc độ quá nhanh của các phương tiện đánh bắt nhỏ, kỹ thuật lạc hậu và khai thác qúa mức nguồn lợi ven biển. Cùng với việc sử dụng chất nổ, điện và các loại lưới mắt nhỏ vơ vét các loại cá từ to đến nhỏ. sinh sản không kịp đã làm cho nguồn lợi hải sản giảm nhanh và có nguy cơ cạn kiệt. Việc nhận thức của ngư dân về vấn đề này rất rõ, nhưng ngăn ngừa việc làm này lại quá khó đối với bản thân họ. Bởi vì trước mắt điều kiện, phương tiện đánh bắt còn hạn chế, họ không thể vươn ra xa cũng như không thể đổi nghề nên họ đành duy trì nghề cũ. Bên cạnh đó thì vấn đè vốn cũng là một khó khăn lớn ở Nam Định hiện nay. Hoạt động đánh bắt đòi hỏi một lượng vốn đầu tư cho phương tiện và ngư cụ rất lớn nhưng hầu hết ngư dân trong vùng đều thiếu vốn tích lũy và chưa tìm ra nguồn vốn thích hợp. Vốn vay ngân hàng nhà nước có lãi suất còn cao, do vậy về phương tiện nghề nghiệp trình độ khai thác của ngư dân còn thấp, sản xuất ở quy mô nhỏ. Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phát triển nghề mới còn chậm. Sự hạn chế về vốn đầu tư đã đặt ra nhiều khó khăn với các hộ ngư dân. Một mặt, họ phải tiếp tục làm việc trên các phương tiện đánh bắt ven biển để duy trì việc làm và đảm bảo cuộc sống cho gia đình họ tỏng điều kiện chưa có cơ hội nào tốt hơn thế. Mặt khác, sự cạn kiệt nguồn lợi hải sản ven biển chắc chắn sẽ buộc họ phải đối mặt với thực tế còn trầm trọng hơn nhiều so với trước đây. Việc nuôi trồng thủy sản quảng canh hiện nay vẫn chiếm diện tích lớn, năng suấ thấp. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn đầu tư chiều sâu và việc áp dụng kỹ thuật chưa tốt, sản lượng nuôi trông chưa cao. Đặc biệt là nguồn giống, các cơ sở tại địa phương chưa đủ số lượng cũng như chất lượng về giống. Cùng với hệ thống thủy lợi cũ lạc hậu, việc cấp thóat nước kém, do vậy có năm hạn hán kéo dài gây thiệt hại cho nuôi trồng thủy sản. Việc chặt phá rừng ngập mặn để mở rộng diện tích nuôi trồng đã làm mất đi nhiều diện tích bãi triều gây ảnh hưởng đến việc lắng đọng phù sa, sinh vật kém phát triển. Chế biến xuất khẩu thủy sản là tồn tại yếu kém lớn nhất của ngành thủy sản nói chung và Nam Định nói riêng. Tổng giá trị xuất khẩu còn thấp, do nhiều nguyên nhân như sản phẩm chế biến chất lượng thấp, điều kiện vệ sinh thực phẩm chưa đảm bảo, sản phẩm chủ yếu ở dạng thủ công co các thiết bị máy móc cũ và lạc hậu. sản phẩm xuất khẩu không cạnh tranh được với thụ trường, giá cả thủy sản thấp, chủ yếu tiêu thụ trong nội địa. Ngành dịch vụ: Mặc dù trong những năm gần đây Nam Định đã nhanh chóng tận dụng thế mạnh đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ thủy sản, dịch vụ du lich, bước đầu thu đựoc kết quả cao song các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho ngành còn nhiều hạn chế, các mặt hàng còn đơn điệu, kém chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết đối với ngành thủy sản và du lịch. Công nghệ chế biến còn thô sơ chủ yếu là thủ công, không có kỹ thuật hấp sấy như những vùng khác. Đây cũng là một khó khăn trong quá trinh phát triển ngành thủy sản, bởi vì giá trị xuất khẩu sẽ thấp nếu như không được chế biến tốt, tỉnh cần phải chú trọng đầu tư đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ thủy sản, giúp không chỉ về vốn mà còn cả về kỹ thuật công nghệ. c, Các ngành khác: Nhìn chung, trong những năm qua tốc độ phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đều tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Công nghiệp đang ở giai đoạn đầu phát triển, ngành công nghiệp nhỏ vé về quy mô và thấp về chất lượng sản phẩm. Ngành tiêu thủ công nghiệp truyền thống chưa được khắc phục và củng cố nên sản phẩm ít, tỷ trọng gía trị sản xuất của ngành công nghiệp còn thấp. Nguyên nhân là do chất lượng lao động thấp, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn, sản xuất thủ công kiêm nhiệm là chính. Đặc biệt là do cơ sở vật chất thiếu thốn, thiết bị công nghệ cũ kỹ, lạc hậu. Về cơ sở vật chất kỹ thuật của vùng ven biển Nam Định nhìn chung còn nhỏ bé lạc hậu. Đắc biệt là mạng lưới giao thông còn kém chất lượng, mạng lưới điện và thông tin liên lạc tuy có song đến nay vẫn chưa đáp ứng đầy đủ. Trong kết cấu hạ tâng giao thông vận tải giữ vai trò hết sức quan trọng, tác động thường xuyên đến hoạt động của tất cả các ngành kinh tế xã hội là cầu nối của quá trình sản xuất lưu thông và trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Giao thông vận tải là điều kiện không thể thiếu được trong việc khai thác các tiềm năng kinh tế thu hut vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tạo điều kiện tiền đề để phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội, nâng cao dân sinh và mở mang dân trí. Chính vì vậy vấn đề đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông cũng như mạng lưới điện, nước, thông tin liên lạc ở Nam Định đang cần thiết. Ngoài vấn đề khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển và cơ sở vật chất kỹ thuật ở Nam Định ra thì vấn đề tổ chức lãnh thổ không gian và các lĩnh vực ngành kinh tế Nam Định cũng chưa hợp lý, chưa tập trung đầu tư phát triển các ngành nghề tại các trung tâm, thị trấn các trục đường giao thông chính, chưa mở rộng khoảng không gian theo các hướng. Cần phải đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như vốn, lao động vào các trung tâm làm đầu tầu thúc đẩy lôi kéo các khu vực khác cùng phát triển. Vùng biển Nam Định có một số làng nghề truyền thống như làm cước, dệt chiếu… Nghề cước là một nghề mạnh ở tỉnh mấy năm gần đây nhiều doanh nghiệp đã ra đời ở thị trấn Thịnh Long như Tâm Sợi, Hưng cước… Mỗi doanh nghiệp này thu hút gần trăm công nhân, thị trường của tỉnh là vùng Nam Bộ, Nam Trung Bộ. Tuy thế nhiều hộ gia đình còn sản xuất nhỏ lẻ chất lượng và số lượng chưa cao vì kỹ thuật kém, không được tổ chức tốt. Vì thế cần phải có chính sách phát triển hợp lý cho nghề cứơc của tỉnh ngày càng phát triển, góp vào thu nhập của tỉnh. Trong những năm đầu thế kỷ 21 này vùng ven biển của cả nước sẽ có những bước phát triển mạnh. Các nước trong khu vực Biển Đông cũng muốn tiến mạnh ra biển, phát triển kinh tế biển. Tất cả những điều đó đặt ra cho Nam Định nhiệm vụ tiến ra biển, phát triển kinh tế biển mạnh hơn bao giờ hết, đồng thờipt nhanh du lịch và các loại dịch vụ để hòa nhậpvào xu thé phát triển chung tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa với khu vực xung quanh. Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế biển Nam Định. I. Định hướng phát triển kinh tế biển Nam Định. 1. Những thuận lợi và khó khăn của Nam Định trong chiến lược phát triển kinh tế biển. a, Những thuận lợi: Bối cảnh quốc tế và khu vực về cơ bản có nhiều thuận lợi, nhất là từ khi nước ta gia nhập ASEAN. Xu thế hòa bình, hợp tác phát triển kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cách mạng khoa học công nghệ và quốc tế hóa, toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra sâu rộng sẽ tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và Nam Định nói riêng, nhất là kinh tế biển và cùng ven biển. Những năm gần đây, công cuộc đổi mới của đất nước đã thu được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa rất quan trọng về nhiề mặt. Nam Định cũng nằm trong xu thế chung đó. Nền kinh tế của tỉnh cơ bản đã ổn định và có sự tăng trưởng khá tạo điều kiện thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển một số ngành kinh tế biển là lợi thế của tỉnh. Vùng biển và ven biển của tỉnh có lời thế đặc biệt về vị trí địa lý, kinh tế chính trị để phát triển kinh tế năng động theo hướng mở cửa mạnh ra nước ngoài; có tài nguyên phong phí đa dạng để hình thành một số ngành mũi nhọn của tỉnh, kéo theo hàng loạt các ngành kinh tế khác có liên quan đến biển có điều kiện phát triển nhanh. Vùng ven biển Nam Định được coi là vùng đọng lực phát triển trong sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh. Với 3 huyện có lịch sử và truyền thống lâu đời của tỉnh đó là Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu. Đây là ba huyện có kinh tế mạnh và có truyền thông về văn hóa, nguồn nhân lực tốt. b, Hạn chế Tuy có truyền thông lâu đời nhưng nhìn chung nền kinh tế Nam Định nói chung và kinh tế biển Nam Định nói riêng có điểm xuất phát thấp. Cơ sở hạ tầng yếu kém, công nghệ khai thác biển nhiều mặt còn lạc hậu, năng suất chất lượng và hiệu quả chưa cao Việc phát triển kinh tế biển của Nam Định trong nhiều năm thiếu một quy hoạch toàn diện và đồng bộ từ quy hoạch tổng thể chung đến quy hoạch ngành, quy hoạch vùng và các quy hoạch cụ thể cho từng khu vực. Tình trạng đó đã gaay không ít khó khăn cho việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhằm đưa kinh tế biển phát triển nhanh, ổn định và đạt hiệu quả cao. Dân số tăng nhanh, nguồn nhân lực dồi dào song trình độ tay nghề chưa cao thích ứng với cơ chế thị trường Một số cơ chế chính sách trong kinh tế thị trường chưa phù hợp: chính sách đầu tư, chính sách gí cả, chính sách về thị trường tiêu thụ sản phẩm .. đã hạn chế việc huy động vốn đầu tư phát triển của bà con nhât là trong ngành công nghiệp chế biến. 2. Quan điểm phát triển Một là: phát triển kinh tế vùng biển theo hướng tổng hợp, nhằm khai thác tối đa các lợi thế so sánh và thị trường vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh là mũi nhọn quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội của vùng biển nói riêng và của tỉnh Nam Địng nói chung. Vì vậy chúng ta cần nghiên cứu tìm nhiều biện pháp để phát triển kinh tế mở cửa ở vùng biển gắn với thị trường trong nước đặc biệt là thị trường các khu công nghiệp, các đô thị lớn Hà Nội, Hải Phòng…. và phải gắn với thị trường quốc tế. Đầu tư phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà trước hết là phát triển công nghiẹp khai thác chế biến thủy sản, công nghiệp chế biến muối, vận tải biển, dịch vụ – du lịch biển kết hợp quy mô vừa và nhỏ. Tạo cho vùng có trình độ phát triển khá và trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển chung của tỉnh. Hai là: Tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế biển trên cơ sở đa dạng ngành nghề, tăng nhanh tỷ trọng phát triển một số ngành kinh tế biển quan trọng như thủy sản, muối, giao thông vận tải. dịch vụ – du lịch. Công nghiệp hóa ngành thủy sản nhất là công nghiệp đánh bắt và chế biến. Phấn đấu sau năm 2010 sẽ hình thành cơ cấu kinh tế vùng ven biển theo hướng công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ. Ba là: Phát triển mạnh nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần để huy động tổng lực các nguồn nhân tài vật lực. Nhanh chóng tạo cá yếu tố bên trong vững mạnh để tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới của nước ngoài vào đầu tư phát triển kinh tế vùng biển. Bốn là : đẩy nhanh quá trình đô thị hóa ven biển, xây dựng hệ thống đô thị ven biển, trở thành các trung tâm kinh tế với chức năng là những hạt nhân thúc đẩy các vùng nông thôn khác phát triển. Đặc biệt chú ý đến thị trấn Thịnh Long và các thị trấn huyện lỵ. Năm là: kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội, nhằm trước hết tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống và trình độ dân trí cho các tầng lớp dân cư vùng biển… Tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện các kết cấu hạ tầng thủy lợi, giao thông, điện, nước sạch, các cơ sở y tế, trường học, các công trình phúc lợi công cộng… và giải quyết tốt các chính sách xã hội. Sáu là : quá trình phát triển kinh tế vùng biển và phát triển các vấn đề xã hội của vùng phai gắn với bỏa vệ môi trường sinh tháilâu bền. Bảy là: xay dựng nền an ninh quốc phòng vững mạnh, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế biển của tỉnh. 3. Định hướng phát triển a. Định hướng phát triển và phân bố ngành thủy sản. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, tập trung đầu tư, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng nguồn lợi của biển, của vùng nước mặn lợ cùng những phương tiện đánh bắt hiện có và nguồn lao động ngư nghề có nhiều kinh nghiệm. Chú trọng phát triển nghề cá nhân dân đồng bộ cả nuôi trồng, khai thác , chế biến và dịch hậu cần theo hướng đổi mới tổ chức, quản lý sản xuất nhằm tăng nhanh năng lực sản xuất của ngành thủy sản. Phát triển thủy sản gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái giữ vững an ninh quốc phòng an ninh vùng biển. Phấn đấu đưa giá trị sản xuất toàn ngành tăng bình quân 13-15%/năm từ năm 2001-2010. Sản lượng thủy sản năm 2000 khoảng 30-31 ngàn tấn, năm 2010 khoảng 73-74 ngàn tấn. Giải quyết việc làm cho 27-30 ngàn lao động. a.1- Khai thác thủy sản: Cần cải tiến cơ cấu thuyền nghề thao hướng tăng nhanh số lượng tàu thuyền đánh bắt công suất lớn tổ chức tốt các khâu dịch vụ hậu cần để phục vụ đánh cá xa bờ và di chuyển ngư trường đánh bắt quanh năm. Đồng thời phát triển các nghề khai thác truyền thống bám biển dài ngày. Cùng với nguồn vốn tự lực của ngư dân, đề nghị Nhà nước tiếp tục giải quyết vốn vay theo hướng khuyến khích phát triển đóng tàu công suất lớn, từng bước hiện đại hóa các trang thiết bị hậu cần đánh bắt, đảm bảo đủ khả năng hoạt động ngoài khơi và kiêm nghề phục vụ trên biển dài ngày. Đưa sản lượng lên 48-50 ngàn tấn năm 2010, trong đó 50% sản phẩm cho xuất khẩu. Phát triển mạnh nghề cá ở vùng sâu 70-90 mét nước trên cơ sở dùng các loại tàu thuyền cỡ vừa có công suất 60-140CV với các nghề vây, rẽ chim, rẽ bay. Tăng cường đánh các loài hải sản có gíá trị kinh tế cao ở độ sâu từ 100 mét nước trở ra, trên cơ sở dùng các loại tàu công suất 350-1000CV để có thể đi xa và ướp đá dài ngày. Xây dựng dự án nâng cấp cảng cá Ninh Cơ thành trung tâm nghề cá của Nam Định và là cơ sở dịch vụ hậu cần cho nghề cá các tỉnh phía nam khu vực đồng bằng sông Hồng. Tại bến cảng cá có phân xưởng sản xuất nước đá 15-20tấn/ngày, kho bảo quản nguyên liệu đông lạnh 100-200tấn, phân xưởng bảo dưỡng sửa chưa tàu thuyền , phân xưởng sản xuất nước mắm 1-2 triệu lít/năm… Đến năm 2010 số lượng tàu sẽ phát triển lên 800-830 chiếc trong đó tàu thuyền lắp máy 720-780 chiếc với tổng công suất 50-65 ngàn CV. Giai đoạn này bình quân mỗi năm phải tăng thêm công suất tàu thuyền máy từ 2000-3300CV. Nhu cầu vốn đầu tư cho mỗi năm khoảng 30-35 tỷ đồng. Đối với khai thác ven bờ cần chú trọng đến các nghề truyền thống trong nhân dân, kết hợp khai thác với bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi. Cấm sử dụng các phương thức đánh bắt làm hủy diệt tài nguyên. Tổ chức qủn lý tốt lực lượng lao động khai thác trên biển, gắn trách nhiệm quyền lợi của ngư dân với ngư trường và quê hương. a.2- Nuôi trồng thủy sản mặn lợ. Tập trung mọi nguồn lực gồm cả vốn tự có của dân, vốn vay và vốn hỗ trợ của chương trình 773 để tiếp tục khoanh mở rộng diện tích đầm nuôi thủy sản. Phát triển nuôi theo chiều sâu bằng áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, chuyển dần phương thức nuôi từ quảng canh sang quảng canh cải tiếnvà bán thâm canh. Sau năm 2000 đưa 30-40% diện tích đầm nuôi vào nuôi bán thâm canh với những công nghệ tiên tiến. Giải quyết tốt và đồng bộ các khâu con giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh và chế biến đông lạnh. Bên cạnh nuôi tôm, cá, cần đẩy mạnh nuôi trồng các loại đặc sản như cua, ngao, vạng, rau câu… nhằm tăng giá trị trên một ha mặt nước, phấn đấu năm 2010 có diện tích nuôi 5200ha, trong đó có 1200-1500 ha nuôi bán thâm canh, sản lượng thủy sản nuôi trồng 33-35ngàn tấn, trong đó có 800-850 tấn tôm. Để đạt được mục tiêu này cần khai hoang lấn biển, hình thành các vùng nuôi thủy sản tập trung chủ yếu ở 2 bãi bồi. + Bãi bồi Cồn Ngạn( Giao Thủy) sẽ tiếp tục được đầu tư mở các kênh, cống tưới tiêu, đồng thời xây dựng lại hệ thống bờ bao đầm, cải tạo đầm để đưa các ô đầm số 3, số 4 vào sản xuất, tiến tới sẽ đưa toàn bộ diện tích bãi khoảng 4000 ha vào nuôi trồng. + Bãi bồi Nam Điền( Nghĩa Hưng) đã được đầu tư khoanh bao 1480 ha và đưa vao nuôi trồng thủy sản 850 ha. Từ nay đến những năm sau 2000 sẽ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống mương tưới, mương tiêu, hệ thống bờ ngăn đầm cửa cầu cống cần thiết để đưa toàn bộ diện tích vùng Nam Điền vao nuôi tôm theo phương thức quảng canh cải tiến, trong đó có 480 ha nuôi theo phương thức bán thâm canh và thâm canh. Ngoài hai vùng nuôi thủy sản tập trung cong 1650 ha mặt nước nằm rải ở các xã ven biển có thể khai thác đưa vào nuôi tôm thủy sản, nhưng cần phải cải tạo ao đầm, chọn lọc các loại giống nuôi thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế của vùng. Phía đông Nam Cồn Ngạn có bãi cát pha diện tích 1200-1500 ha thuận lợi cho phát triển triển nuôi ngao, vạng , (đã đưa vào nuôi trên 200ha và dthu được trên 3000 tấn ngao , vạng xuất tiểu ngạch cho Trung quốc). Hướng đề nghụ nhà nước cho dân vay vốn đầu tư đưa toàn bộ diện tích này vào nuôi ngao, vạng phục vụ xuất khẩu. Để chủ động cho nghề nuôi trồng thủy sản mặn lợ của vùng biển cần đặc biệt quan tâm xây dựng hệ thống giống, chọn lọc để đưa vào sản xuất các con giống sinh sản tự nhiên đã sống lâu đời ở vùng như: Ngao, cua , vạng , rau câu.. các giống cá rô phi, cá bống, nhất là giống tôm sú phải được nhân trong trại tập trung. Vì thé tới đây sẽ nâng cấp trại giống Hải hậu đủ điều kiện làm nhiệm vụ sản xuất giống thủy sản phục vụ cho nuôi trồng của vùng trên cơ sở liên doanh với đơn vị giống thủy sản Khánh Hòa. Ngoài ra vĩng khuyến khích các thành phần kinh tế , đầu tư xây dựng hệ thống trại giống tôm vừa và nhỏ và các cơ sở chế biến thức ăn cho tôm với quy mô thích hợp. Để đạt mục tiêu trên, tổng vốn đầy tư giai đoạn 2001-2010 khoản 150 tỷ, bình quân mỗi năm khoảng 13-15 tỷ trong đó đề nghị nhà nước cho vay khoảng 50%. a.3 Nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Kết hợp với ngành nông nghiệp để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên cơ sở tận dụng hết cá diện tích mặt nước đưa vào sản xuất chuyển dần từ phương thức nuôi quảng canh sang nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh. Đưa diện tích nuôi từ 1950-ha (1995) lên 2300ha(năm 2910) nhằm tạo thêm nguồn thực phẩm phục vụ tiêu dùng tại vùng và cung cấp cho một số đô thị trong tỉnh. Đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt bao gồm chép, trôi, quả, rô phi, lươn… Tùy điều kiện từng địa phương từng vùng và trình đọ kỹ thuật , sữ đưa các giống thủy sản thích hợp vào sản xuất. Trên các dông sông lớn, mở rộng nuôi cá bè để tăng thu nhập và cung cấp sản phẩm cho xã hội. Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2010 khoảng 12 ngàn tấn. Tổng vốn đầu tư cho nuôi trông thủy sản nước ngọt đến năm 2010 khoảng 40 tỷ, bình quân mỗi năm 4-5 tỷ trong đó chủ yếu đề nghị Nhà nước cho vay. a.4- Chế biến thủy sản. đầu tư chiều sâu nâng cấp công ty chế biến xuât nhập khẩu thủy sản Nam Định, công ty thủy sản đông lạnh Xuân Thủy nhằm đa dạng hóa sản phẩm chế biến và chế biến các sản phẩm cao cấp, các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Phấn đấu có sản lượng thủy sản chế biến đông lạnh xuất khẩu năm 2010 khoảng 2000-2800 tấn, đạt giá trị 16-21 triệu USD, tăng bình quân 16-22%/ năm về gía trị. sản phẩm chế biến nôi địa khoảng 15.000 tấn tăng bình quân 7,5%/năm. b. Định hướng phát triển và phân bố ngành nông- lâm nghiệp. b.1- Nông nghiệp. Trong những năm tới nông nghiệp vẫn được coi là ngành kinh tế quan trọng ở các huyện ven biển, do đó phải tiếp tục phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng của nông nghiệpsinh thái trong vùng. Thực hiện đổi mới cớ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa đa dạng phù hợp với những yêu cầu của kinh tế thị trường, đảm bảo an toàn chắc chắn về lương thực, thực phẩm. Từng bước chuyển các loại đất thích hợp sang trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, rau màu có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tăng nhanh đàn gia súc gia cầm và chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp. Gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến nông thủy sản để khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ. Khôi phục và mở rộng các nghề truyền thống, hình thànhcác làng nghề trong nông nghiệp để tạo việc làm và nâng giá trị thu nhập cho nông dân. Phấn đấu giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,5-5%/năm đến năm 2010. Giá trị thu được trên 1 ha đất canh tác khoảng 25-30 triệu đồng( tính theo gía 1994). Đối với trồng trọt đưa nhanh các loại giống ưu thế lai có chất lượng cao và các giống đặc sản vào sản xuất, nâng tỷ lệ lúa lai trong cơ cầu vụ xuân lên 70-80% và vụ mùa lên 40-50%. quy vùng sản xuất các loại lúa đặc sản xuất khẩu( tám, nếp) và giống lúa xuất khẩu, khoảng 8000 ha để có sản lượng khoảng 70-80 ngàn tấn vào năm 2010. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính với đa dạng các loại cây trồng như ngô, khoai tây, rau sạch, đậu tương… phục hồi và mở rộng vùng cói ven biển đảm bảo cói cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. c. Định hướng phát triển và phân bố ngành công nghiệp. Với những thuận lợi của vùng biển về mặt vị trí, mặt bằng xây dựng và lại có cảng biển, có nguồn nguyên liệu, có lao động dồi dào cùng những tác động của các yếu tố có lợi bên ngoài, Công nghiệp vùng nay phải được phát triển mạnh hơn theo hướng hiện đại, nhằm góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới bộ mặt nông thôn ven biển. Vì thế hướng phát triển công nghiệp của vùng phải chú trọng ở mọi thành phần kinh tế, tăng cường đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất cả về khối lượng sản phẩm và những mặt hàng mới. Đổi mới thiết bị. quy trình công nghệ hiện đại, kỹ thuật tịnh xảo với quy mô phù hợp để tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng được thị trường chấp nhận. Cơ cấu ngành công nghiệp của vùng được bố trí theo hướng: Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông thủy sản phục vụ đầu vào và đàu ra cho nông, ngư , lâm nghiệp. Phát triển nhanh công nghiệp cơ khí sửa chữa và đóng mới tàu thuyền, sản xuất chế biến muối, nguyên vật liệu, gắn cơ khí thủ công với cơ khí hiện đại. Chú ý tập trung đầu tư cho những ngành công nghiệp có sản phẩm xuất khẩu. Tăng cường mở rộng hợp tác liên doanh tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đầu tư vào các ngành nghề có ưu thế phát triển của vùng. Lựa chọn các loại hình, các sản phẩm sản xuất cho phù hợp với từng cụm dân cư, thị trấn, thị tứ. Trên cơ sở kết hợp tốt giữa công nghiệp-công nghệ hiện đại với các ngành nghề truyền thống. Tập trung đầu tư để hình thành trung tâm công nghiệp ven biển ở Thịnh Long. Với những hướng đó, gía trị sản xuất công nghiệp vùng biển tăng với nhịp độ 15%/năm(thời kỳ 2001-2010). Nâng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong GDP từ 15%năm 2000 lên 21-22% năm 2010. Giải quyết thêm việc làm cho 3000-4000 lao động. c.1- Đối với công nghiệp chế biến nông sản – thủy sản. Đây là ngành công nghiệp có triển vọng phát triển lớn phù hợp với thế mạnh về nguồn nguyên liệu nông thủy sản phong phú của vùng biển. Vì thế cần đầu tư phát triển công nghiệp chế biến song song với phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. đầu tư chiều sâu, trang bị băng công nghệ và kỹ thuật hiện đại cho nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Xuân Thủy và Nam Định, nâng công suất lên 1000tấn/năm vào sau năm 2000. Mở rộng phân xưởng chế biến nước mắm Ninh Cơ và Quần Vinh lên 1-2 triệu lit/năm. Xây dựng mới phân xưởng sản xuất nước đá 15-20 tấn ngày, kho bảo quản nguyên liệu đông lạnh 100-200 triệu tấn ở Thịnh Long và các trạm dịch vụ thu mua, bảo quản thủy sản ở các bến cá, các hộ gia đình quy mô vừa và nhỏ nhằm sơ chế bảo quản nguyên liệu cung cấp cho cá nhà mát đông lạnh. Phát triển các cớ sở chế biến nông sản như xay đánh bóng gạo cho tiêu dùng và xuất khẩu; Chế biến các loại bánh , miến từ lương thực, chế biến bia nước giải khát từ lương thực và hao quả trong vùng; Chế biến thức ăn tổng hợp cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản từ các phụ phẩm lương thực và hải sản; Chế biến Agar từ rong câu khô cho xuất khẩu. c.2- Đối với công nghiệp cơ khí đóng mới, sửa chữa tàu thuyền. Hiện tại công nghiệp cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu thuyền trong vùng còn nhỏ bé, phân tán, chưa đáp ứng đựơc yêu cầu của ngành khai thác đánh bắt cá. Tới đây cần đầu tư xây dựng xưởng đóng mới, sửa chữa các loại tàu nhỏ công suất 90-140CV tại Hải Thịnh và một số Công ty TNHH, hoặc các hợp tác xã ở các bến cá Hải Tiến Mở rộng nhà máy đóng tàu sông Đào nhằm đóng mới và sửa chữa các loại tàu thuyền công suất từ 300CV trở lên, để tham gia vào thực hiện mục tiêu chương trình phát triển đánh cá xa bờ của vùng biển. c.3- Công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng. đầu tư phát triển sản xuất VLXD bằng hệ thống lò Tuynen cho các đơn vị sản xuất hiện có để phục vụ nhu cầu xây dựng trong vùng, nâng sản lượng gạch lên 150 triệu viên năm 2010. Nghiên cứu lập dự án liên doanh với nhà máy si măng Bỉm Sơn và Bút Sơn, có thể xây dựng nhà máy nghiền klandke công xuất 1 triệu tấn năm tại Hải Hậu. c.4- Công nghiệp sản xuất chế biến muối. Trước nhất cần hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi và cơ giới hóa một số khâu bơm, tát, tưới tiêu cho đồng muối, cơ giới hóa khâu thu hoạch vận chuyển để nâng năng suất, chất lượng muối lên 120 ngàn tấn 2010. Dự kiến sẽ xây dựng phân xưởng sản xuất muối công nghiệp 20-30ngàn tấn/năm ở Hải Thịnh, kết hợp sản xuất muối với chế biến muối Iôt, bột canh, tăng sản lượng muối chế biến lên gấp đôi đến gấp 5 để tăng giá trị kinh tế của nghề muối. Nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm sản xuất thêm một số sản phẩm sau muối. c.5- Điều tra đánh giá một số loại khoáng sản, lập dự án phát triển công nghiệp khai khoáng. Qua khảo sát thăm dò sơ bộ phát hiện trong vùng có các sa khoáng Titan, Inmenit, Ziacon trữ lượng rất nhỏ, phân bố dưới dạng các lớp mỏng ở các bãi cát ven biển và nước khoáng Hải Sơn(Hải Hậu), Hồng Thuận(Giao Thủy). Tới đây cần tiếp tục thăm dò đánh gía đầy đủ trữ lượng, chất lượng và khả năng của từng loại. Sau khi có đue tư liệu nghiên cứu sẽ xúc tiến lập các dự án đầu tư khai thác. c.6- Phân bố sản xuất công nghiệp trong vùng. Xúc tiến xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp khu vực Hải Thịnh và tập trung đầu tư thực hiện Quy hoạch đó để hình thnàh trung tâm công nghiệp ven biển ở Hải Thịnh gồm các ngành chế biến như: Sơ chế bảo quản sản phẩm khải thác từ biển, sản xuất nước mắm, nước giải khát, nước đá, muối Iôt, cơ khí đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền dệt may, ngoài ra còn phải đầu tư hinhg thành một số cụm công nghiệp : Ngô Đồng( Giao Thủy), Yên Định(Hải Hậu), Đông Bình( Nghĩa Hưng) Phát triển mạnh các làng nghề : làng nghề dệt chiếu ở Nghĩa Sơn, Nghĩa Trung( Nghĩa Hưng); Làng nghề nước mắm ở Sa Châu, Doanh Châu, Văn Lý; làng nghề dệt lưới PE ở Hải Thịnh; dệt vải khăn ô Hải Trung… Góp phần để công nghiệp hóa nông thôn và phân công lại lao động nông nghiệp, tạo điều kiện chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nông thôn. d. Định hướng phát triển và phân bố ngành du lịch. d.1- Du lịch. Tuy bờ biển Nam Định không hấp dẫn du khách như một số bãi biển trong nước, nhưngcũng có điều kiện tự nhiên, văn hóa-lịch sử kinh tế-xã hội để phát triển du lịch. Ngoài các bãi tắm biển thoải chạy dài ở Hải Thịnh, Quất Lâm, còn có khu du lịch sinh thái Cồn Lu- Cồn Ngạn( Giao Thủy) Cồn Xanh( Nghĩa Hưng) và hàng loạt các di tích lịch sử nổi tiếng. Vì thế, việc phát triển du lịch vùng ven biển Nam Định bây giờ và tới đây sẽ trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng cần được quan tâm của kinh tế biển. Để khai thác tiềm năng du lịch trên đây, trước hết cần tổ chức huy động nhiều nguồn vốn cho nâng cấp, xây dựng các khu du lịch trong vùng cả về quy mô, chất lượng và các trang thiết bị. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ du lịch theo hướng đa dạng , đưa trình độ tiếp thị du lịch lên một bước mới tạo sự hấp dẫn thu hút khách đến nghiên cứu, thăm quan nghỉ mat ngày một tăng. Từ yêu cầu đó có thể hình thành các tuyến du lịch sau: + Thành phố Nam Đinh- Chùa Cổ Lễ- Nhà lưu niệm Cố Tổng bí Thư Trường Chinh- đền thánh Phú Nhai- Cồn Lu, Cồn Ngạn- Bãi tắm Quất Lâm- Nam Định( tua du lịch này kéo dài 2-3 ngày) + Thành phố Nam Định- Liễu Đề- Cồn Xanh_ Nam Định Khi điều kiện giao thông cho phép như hoàn thành phà Trực Cường nối liền huyện Hải Hậu với Huỵên Nghĩa Hưng, nâng cấp được tuyến đường từ cầu Điện Biên(Trực Ninh) sang đường 55… thì có thể tổ chức thêm một số tuyến du lịch khác phục vụ khách. Phấn đấu đến năm 2010 tổng doanh thu du lịch biển khoảng 70-100 tỷ đồng với số khách tham quan du lịch 3 triệu người/năm. Để thực hiện mục tiêu phát triển của nganh du lich, dịch vụ cần phải phát triển du lịc thành một thể thống nhất từ trung ương đến địa phương, không cát cứ bởi địa giới hành chính. Phải quy hoạch chi tiết các bãi tắm Thịnh Long, Quất Lâm, trước mắt chú trọng đầu tư cải tạo lại bãi tắm, nhà nghỉ bằng cơ chế ưu đã như cho thuê dài hạn 10-15 năm với gía thấp, hoặc miễn thuế doanh thu, thu nhập trong 1-2năm đầu… Đối với khách du lịch sinh thái Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Xanh cần giữ gìn phong cảnh thiên nhiên.Xây dựng một số nhà nghỉ mang tính dã chiến, khu vui chơi câu cá biển và một hệ thống cung cấp nước ngọt phục vụ khách tham quan du lịch. d.2- Dịch vụ. Phát huy những ưu thế về địa lý và có cảng biển Hải Thịnh, cần tạo điều kiện thuận lợi để mở mang kinh tế dịch vụ, đưa dịch vụ vùng biển thành một ngành quan trọng, góp phần tạo việc làm và có tích lũy cao. Dự kiến tốc độ phát triển bình quân của ngành dịch vụ biển từ nay đến năm 2010 là 14.6%/năm tỷ trọng các ngành dịch vụ trong GDP 48,5% năm 2010. II. Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển Nam Định. 1. Giải pháp về vốn. Qua việc phân tích thực trạng kinh tế biển của Nam Định trong thời gian vừa qua và phương hướng phát triển trong giai đoạn 1996-2010 ta thấy rằng để đạt những mục tiêu phát triển như trên nhu cầu tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 1996-2010 khoảng 850 triệu USD. Trong giai đoạn 1996-2000, nguồn vốn huy động từ GDP của vùng đưa vào XDCB chỉ đáp ứng được khoảng 5,5-5,6%nhu cầu và khả năng vốn của các doanh nghiệp Nhà nước cùng các thành phần kinh tế khác tự huy động cho xây dựng cơ bản chỉ khoảng 12-15%. Như vậy tích lũy từ nội bộ nền kinh tế chỉ đảm bảo được 17,5-21% nhu cầu, dự tính giai đoạn 2001-2010 chỉ đảm bảo khoảng 23-25% nhu cầu. Phần vốn đầu tư còn thiếu sẽ phải huy động bằng nhiều hình thức. Với các giải pháp chủ yếu sau: Tạo vốn từ năng lực nội tại của vùng, của tỉnh và trong nước là nguồn vốn có ý nghĩa quyết định lâu dài. Hướng chính tạo nguồn vốn này là hết sức cần kiệm để tạo tích lũy, tích cực huy động những nguồn tài nguyên, tài sản hiện có trong vùn, nguồn tiền nhàn rỗi trong nhân dân và tiềm năng của mọi thành phần kinh tế để đầu tư vào sản xuất kinh doanh phát triển xã hội. Nghiên cứu cơ chế đổi đất lấy công trình trên nguyên tắc thực hiện theo đúng pháp luật về đất đai và cho thuê đất. Mở quỹ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật, cho phép các Công ty cổ phần, doanh nghiẹp Nhà nước có đủ điều kiện được phát hành trái phiếu để huy động vốn xây dựng các công trình hạ tầng nói trên. Tăng nhanh vốn đầu tư cho đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, cho đổi mới khoa học công nghệ. Đa dạng hóa các hình thức tạo vốn tín dụng nhân dân mở rộng các kênh huy động vốn tín dụng trung, dài hạn. Huy động vốn đầu tư phát triển bằng cả vốn và ngày cong lao động, tiếp tục thực hiện pháp lệnh nghĩa vụ ngày công lao động để tham gia xây dựng các công trình trên địa bàn. Coi trọng việc nuôi dưỡng phát triển các nguồn thu ngân sách, tự do hóa việc giao lưu các nguồn vốn. Có chính sách khơi thông vốn đầu tư giữa các thành thị với vùng. Liên doanh với các doanh nghiệp trong cả nước để hỗ trợ nhau về vốn nhằm phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp, phát triển các ngành có lợi thế. Nghiên cứu lập các dự án khả thi thuộc các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng đường giao thông, hệ thống điện hạ thế, cấp nước, phát triển kinh tế tổng hợp biển, các cụm công nghiệp, du lịch- dịch vụ để đề nghị nhà nước gọi vốn nước ngoài ODA và FDI, đồng thời có chính sách thông thoáng kêu gọi liên doanh, hợp tác với những Việt kiều là người quê hương hoặc những người có quan hệ với vùng trước đât về tham gia đầu tư phát triển kinh tế biển. 2. Chính sách phát triển thị trường . Mọi cơ chế thị trường vùng kinh tế biển phải xuất phát từ việc mở rộng thị trường nội địa kết hợp với thị trường hướng ngoại. lấy địa bàn cụm cảng Hải Thịnh làm trung tâm buôn bán xuất khẩu, gắn với các thị trấn, thị tứ của vùng dọc theo các trục giao thông. Các chính sách mở rộng thị trường phải phù hợp với năng lực và tốc độ đầu tư cho cảng Hải Thịnh đồng thơi có cơ chế hoạt động linh hoạt cho cảng để thu hút các nguồn hàng vào cảng và mở dần sự giao lưu với các cảng phía Nam cùng các nước Đông Nam á. Trong chiến lược thị trường những năm trước mắt cần tích cực liên doanh liên kết với các trung tâm kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh bằng con đường gia công, đại lý, dần từng bước tham gia vào hệ thống sản xuất kinh doanh khu vực trên cơ sở năng lực hiện có. Khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế mở các đại diện ở các tỉnh trong cả nước và nước ngoài, đặc biệt coi trọng phát triển các hình thức liên kết giữa thương nghiệp Nhà nước với lực lượng thương nghiệp nhỏ và tư nhân. Đối với xuất khẩu vừa mở rộng thị trường vừa tích cực kiếm thị trường mới và đổi mới các mặt hàng, đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, bao bì, giá thành để nâng cao chất lượng tăng sức cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của vùng trên thị trường. Thường xuyên tổ chức tốt việc cung cấp các thông tin cần thiết về kinh tế của vùng cho bên ngoài đồng thời với việc thu nhập cung cấp cho vùng các thông tin kinh tế trong và ngoài nước. Phát triển mạnh hình thức dịch vụ thăm dò, nghiên cứu giới thiệu thị trường. Từng bước hình thành các trung tâm thị trường phù hợp với sự phát triển của vùng. 3. Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần: Tiếp tục thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần ở vùng biển, trong đó kinh tế nhà nước phải vươn lên giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế hợp tác làm nên tảng nền tảng vận hành đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế của vùng. a.Đối với nền kinh tế nhà nước: Cần sắp xếp tổ chức và cơ cấu lại theo các quy định trong luật doanh nghiệp nhà nước đồng thời đầu tư cho quốc doanh đảm đương được ở những mắt xích chủ yếu mà các thành phần kinh tế khác không làm được hoặc làm không có hiệu quả. Kinh tế quốc doanh sẽ tổ chức theo hình thức liên hiệp hoặc Công ty cổ phần, giữ chủ đạo trong đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh ở các ngành: cảng cá, thương cảng, các trung tâm dịch vụ, các trung tâm du lịch, các xí nghiệp công ích, các trang trại giống thủy sản, các trung tâm chế biến. b.Đối với kinh tế hợp tác và HTX: xây dựng và đổi mới các hình thức kinh tế hợp tác theo luật HTX, tổ chức lại các HTX hiện có và khuyến khích phát triển rộng rãi các hình thức kinh tế hợp tác, nhóm hộ liên gia, …theo quy mô vừa và nhỏ. Đa dạng hóa các loại hình hợp tác trong nuôi trồng đánh bắt hải sản, đóng và sửa chữa tàu thuyền vận tải, tàu thuyền đánh cá, chế biến thủy sản, dịch vụ sản xuất đời sống trên bờ, trên biển nhằm động viên các tiềm năng về vốn và phát huy được các lợi thế về công nghệ, kinh nghiệm quản lý của các thành phần kinh tế vì lợi ích của sự phát triển. c.Đối với kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển trong tất cả các lĩnh vực. Nghiên cứu tháo gỡ những trở ngại về thể chế , thủ tục đầu tư kinh doanh và đăng ký hành nghề cho kinh tế hộ gia đình và các loại hình doanh nghiệp tư nhân. 4. Chính sách phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm. Trước hết phải thực hiện tốt nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng lần thứ 2 khóa VIII về phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ. Trong 15 năm qua tới đây vùng biển cần tập trung đầu tư cho công tác đào tạo bồi dưỡng và nâng cao mặt bằng dân trí, đảm bảo cho mọi người có những tri thức cần thiết hội nhập vào cuộc sống xã hội và kinh tế,đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH. Tăng tỷ trọng số người tốt nghiệp phổ thông cơ sở trong độ tuổi lao động và tỷ lệ người lao động được qua đào tạo. Tích cực phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài chú trọng vào các lĩnh vực khai thác kinh tế biển, quản lý kinh tế xã hội và quản lý sản xuất kinh doanh. Tiếp tục triển khai chương trình quốc gia về giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho mọi người lao động tự kiếm được việc làm, cụ thể: Có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân học nghề , mua sắm phương tiện, hình thành các HTX chuyên ngành phục vụ kinh tế biển. Cùng với sự hỗ trợ của các trung tâm khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, mở các trường lớp đào tạo bồi dưỡng kiếm thức, kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ công nhân viên nghề biển… Mở rộng chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, áp dụng bắt buộc đối với các cơ quan, các doanh nghiệp. Tổ chức quản lý và sử dụng tốt các quỹ bảo hiểm, bảo đảm cuộc sống của người nghỉ hưu. Mở rộng các quỹ làm việc nghĩa, việc thiện của nhân dân. 5. Chính sách khoa học công nghệ và môi trường Đề nghị trung ương và tỉnh hỗ trợ ưu tiên cho đầu tư khoa học công nghệ của vùng , tập trung vào các chương trình điều tra cơ bản về hải dương, địa chất, khí tượng thủy văn, nguồn lợi hải sản, quy luật bồi, lở ven biển… Có chính sách khoa học hỗ trợ đảm bảo an toàn lương thực theo hướng mở rộng thâm canh, chống ô nhiễm môi trường đặc biệt đối với đất nuôi trồng thủy hải sản. Có những chính sách hỗ trợ cụ thể việc đưa những tiến bộ khoa học công nghệ mới vào thử nghiệm trong vùng như: + Hỗ trợ cho đẻ và ương nuôi con giống thủy sản( ở Thanh Hóa hỗ trợ thêm 20 đồng cho đẻ 1 con tôm sú, 15 đồng cho ương 1 con tôm từ p15 lên p45) + Hỗ trợ đầu tư cho những diện tích nuôi quảng canh chuyển sang nuôi bán thâm canh và thâm canh. + Hỗ trợ cho cải tạo đồng muối và đầm nuôi tôm cá… + Hỗ trợ cho các dự án sản xuất thử nghiệm như: cải tiến công cụ và chuyển nghề theo hướng bảo vệ nguồn lợi, áp dụng các biện pháp tổ chức quản lý tiên tiến, đổi mới quy trình công nghệ… Tăng cường liên kết để tạo sự giúp đỡ cho vùng về khoa học công nghệ của các viện khoa học, các trường đại học và các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. 6. Đổi mới và tăng cường quản lý Nhà nước về kinh tế. Tăng cường quản lý Nhà nước về kinh tế ở vùng bằng các thể chế theo tinh thần của Đảng, hạn chế sự can thiệp vào đời sống kinh tế bằng những biện pháp hành chính. Tạo khung pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự cạnh tranh bình đẳng cho mọi doanh nghiệp và mọi thành phần kinh tế. Bảo đảm sự kiểm soát thường xuyên của Nhà nước đối với mọi hoạt động kinh tế-xã hội và xử lý kịp thời mọi vi phạm sai lầm trong kinh tế. Thực hiện phân cấp quản lý kinh tế cho các đơn vị cơ sở theo nguyên tắc chuyển mạnh thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết vụ việc cho cơ sở để phát huy vai trò sáng tạo và chủ động của cấp dưới nhưng phải gắn với những hướng dẫn tích cực và thanh tra chặt chẽ của cấp trên. Kết Luận Kinh tế biển đang là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung, của các tỉnh ven biển nói riêng. Đặc biệt là đối với Nam Định một tỉnh có nhiều tiềm năng thế mạnh để phát triển nền kinh tế biển tổng hợp: kinh tế du lịch, thủy sản, dịch vụ, công nghiệp… Biết khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên của tỉnh có ý nghĩa rất lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập quốc dân và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, nhất là vùng ven biển. Đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Nam Định cũng như toàn vùng.Chính vì vậy đề tài tập trung nghiên cứu phân tích các tiềm năng thế mạnh của vùng biển Nam Định. Cùng với việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển ở Nam Đinh hiện nay, từ đó đưa ra các phương hướng, giải pháp chính nhằm khai thác hợp lý có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh đớ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Nam Định. Qua quá trình phân tích, nghiên cứu các tiềm năng thế mạnh của Nam Định và thực trạng khai thác các tiềm năng đó để phát triển kinh tế biển ta có rút ra một số kết luận sau đây: Nam Định là tỉnh nằm trong vùng ven biển Bắc Bộ, tiềm năng phát triển kinh tế rất phong phú và đa dạng trong đó nổi bật là tiềm năng hải sản và du lịch dịch vụ biển. Có thể nói Nam Định là tỉnh khá thuận tiện cho việc khai thác nuôi trồng thủy sản, cung ứng các dịch vụ cho tàu thuyền khai thác ở các ngư nghiệp Bắc Bộ. Đồng thời cũng là nơi neo đậu và thu gom sản phẩm cho tàu thuyền đi khai thác ở các vùng khơi. Tiềm năng du lịch là một ưu thế lớn của Nam Định với Thịnh Long, Quất Lâm là những bãi tắm đẹp nếu biết tận dụng khai thác, nó sẽ hấp dẫn với khách du lịch. Vậy mà trong thời gian dài, những tiềm năng thế mạnh đó chưa được khai thác triệt để sản xuất chưa phát triển, đời sống của nhân dân còn thấp. Các ngành kinh tế đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Mấy năm gần đây tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế có khá hơn, nhưng vẫn ở mức thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng biển và ven biển. Hơn nữa việc khai thác tiềm năng chưa hợp lý đã dẫn đến nhiều hậu quả xấu và là mốt đe dọa đối với tương lai. Nhìn chung các ngành kinh tế của Nam Định đều chưa được đầu tư thích đáng, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, vốn đầu tư còn ít cùng với trình độ lao động chưa cao, đó chính là những khó khăn mà Nam Định đang gặp phải hiện nay. Đối với Nam Định cần phải đồng thời tiến hành theo những hướng chính sau: Tập trung khai thác tối đa các tiềm năng và lợi thế của tỉnh, nhất là lợi thế về kinh tế biển: thủy sản, du lịch và dịch vụ để phát triển tổng hợp kinh tế biển kết hợp với củng cố an ninh quốc phòng. Đồng thời phải tồn tạo bảo vệ nguồn tài nguyên, đi đôi với việc bảo vệ môi trường cảnh quan. Nhanh chóng đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ lao động. mục lục:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh gía tiềm năng phát triển kinh tế biển Nam Định.doc
Luận văn liên quan