Đề tài Dự án đầu tư mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng của tổng công ty giấy Việt Nam: Thực trạng và Bài học kinh nghiệm

LỜI NÓI ĐẦU Trong giai đoạn nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào khủng hoảng, thì tư tưởng kích cầu bắt nguồn từ học thuyết Keynes, một lần nữa xuất hiện như là giải pháp của các chính phủ đưa nền kinh tế vượt qua khủng hoảng. Việt Nam và các nước châu Á đều có những gói kích cầu để mong đối phó với tình hình suy thoái hiện tại.Nhằm ngăn chặn đà suy thoái kinh tế, giải pháp chính là đầu tư. Câu chuyện đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng đang là một bài toán nan giải, nhất là đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước. Trước kia, đầu tư phát triển từ vốn ngân sách nhà nước được coi là có hiệu quả thấp trong khi nguồn vốn đầu tư lại chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đầu tư toàn xã hội. Bài toán hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước được đặt ra với nhiều cẩn trọng. Nếu hiệu quả đầu tư cao sẽ biểu hiện ngay ở chất lượng tăng trưởng của doanh nghiệp, của ngành và làm cho chất lượng nền kinh tế được nâng cao. Biểu hiện rõ nhất vào chất lượng của ngành kinh tế chính là chất lượng của những ngành kinh tế chủ chốt, nắm giữ những ngành kinh tế đó là các tập đoàn lớn, các tổng công ty nhà nước. Đó là lý do tại sao em quyết định chọn đề tài “Dự án đầu tư mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng của tổng công ty giấy Việt Nam. Thực trạng và Bài học kinh nghiệm” Đây là một trong những dự án lớn có tầm quan trọng quốc gia và tính hiệu quả của dự án sẽ ảnh hưởng không chỉ đến tổng công ty giấy Việt Nam mà có ý nghĩa quan trọng bậc nhất tới sự sống còn của ngành giấy trong thời điểm nước ta đã bắt đầu hội nhập sâu rộng bằng những cam kết về thuế cũng như hạn ngạch nhập khẩu. Dự án này bao gồm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 bắt đầu khởi công từ năm 1998 và đi vào vận hành năm 2004 và giai đoạn 2 đang bắt đầu đi vào hoạt động. Dự án trên thuộc loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản, cải tạo và nâng cấp dây chuyền sản xuất. Giai đoạn 1 của dự án được các nhà chuyên môn đánh giá là khá thành công và hiệu quả. Trong khi có khá nhiều tổng công ty hoạt động rất chậm chạp và thua lỗ lớn, vị trí trên thị trường giảm sút thì ngược lại tổng công ty giấy Việt Nam vẫn được coi là những doanh nghiệp vững mạnh nhất và hoạt động rất ổn định, chứng tỏ hiệu quả các dự án đầu tư của tổng công ty đã phát huy rất tốt. Em sẽ đánh giá dự án theo quan điểm từ những gì đã được học về hiệu quả đầu tư trong nhà trường. Đề tài bao gồm 2 chương Chương 1: Đánh giá hiệu quả đầu tư dự án Giấy Bãi Bằng giai đoạn 1 Chương 2: Một số đề xuất nâng cao hiệu quả đầu tư giai đoạn 2 Do còn thiếu kinh nghiệm thực tế và biện chứng về lý thuyết đầu tư còn yêu nên chắc chắn đề tài sẽ không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, các anh chị đang làm việc tại phòng tài chính-kế toán, văn phòng tổng công ty giấy Việt Nam đã giúp em trong việc tìm các tài liệu liên quan đến tình hình đầu tư Xây dựng cơ bản liên quan tới giai đoạn 1 của dự án.

doc48 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3070 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự án đầu tư mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng của tổng công ty giấy Việt Nam: Thực trạng và Bài học kinh nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gỗ) được đưa vào chặt thành mảnh qua hệ thống máy chặt nguyên liệu cùng với một bộ phận chặt thủ công do công ty  tận dụng lao động tại chỗ và một phần mua ngoài. sau khi qua công đoạn chặt, rửa các mảnh được đưa qua một hệ thống sàng để loại các mảnh không phù hợp quy cách, những mảnh hợp quy cách được đưa về sân chứa mảnh bằng hệ thống băng tải và từ đây mảnh được đưa vào nồi nấu theo tỷ lệ phối trộn 50% sợi dài và 50% sợi ngắn. quá trình đưa mảnh vào nồi nấu được vận hành bằng hệ thống thiết bị nghi khí điều khiển, hoá chất được sử dụng sử dụng để nấu bột là na2s. Khi nấu bột xong, đến công đoạn rửa bột, dịch đen loãng thu hồi trong quá trình rửa bột được đưa vào chưng bốc thành dịch đen đặc cung cấp cho nồi hơi thu hồi. Rửa bột xong được đưa sang sàng để loại bỏ tạp chất. sau khi rửa, bột được cô đặc tới nồng độ 12% và đưa sang công đoạn tẩy trắng. Để bột đạt được độ trắng theo yêu cầu, các hoá chất được dùng để tẩy trắng là: naoh, cl2, naclo, h2o2 các chất này  được cung cấp từ nhà máy hoá chất và một số mua ngoài. Sau quá trình tẩy trắng bột giấy được đưa sang phân xưởng seo để sản xuất giấy. trước tiên bột được bơm đến công đoạn chuẩn bị và phụ gia, tại đây bột được nghiền đảm bảo đúng tiêu chuẩn để seo giấy. do yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm bột ngoại được phối trộn với tỷ lệ 15 - 20%. bột sau khi nghiền được phối trộn với một số phụ gia khác như: keo akđ, caco3, bentonite, tinh bột, nhựa thông,... để cải  thiện một số tính chất của tờ giấy. để sản phẩm đạt được các tiêu chuẩn mong muốn và bền đẹp, trước khi hình thành tờ giấy dung dịch bột được xử lý qua một hệ thống phụ trợ (lọc cát và sàng áp lực) để loại bỏ tạp chất, tạo cho bột không bị vón cục, có nồng độ áp lực ổn định. sau khi qua hệ thống phụ trợ dung dịch bột giấy được đưa lên náy seo và tờ giấy ướt được hình thành. sau khi qua các bộ phận sấy khô tờ giấy đạt độ khô từ 93 - 95% và được hình thành từng cuộn to, các cuộn giấy này tiếp  tục được chuyển đến các máy cắt để cắt thành từng cuộn nhỏ có đường kính  từ 90 - 100cm, còn chiều rộng tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Nhờ hệ thống băng tải và cầu thang máy, các cuộn giấy được chuyển đến bộ phận hoàn thành để gia công chế biến, bao gói sản phẩm như : giấy cuộn, giấy ram các loại từ a4 - a0, giấy tập kẻ ngang, vở học sinh, giấy vi tính.v.v. tất cả các sản phẩm này được bộ phận kcs kiểm tra nghiêm ngặt, sau đó bao gói và nhập kho thành phẩm để đưa ra thị trường. Trong quá trình sản xuất từng công đoạn đều phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt và được kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giảm tiêu hao, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. *Đặc điểm sản xuất kinh doanh Công ty giấy bãi bằng được tổ chức sản xuất theo chuyên môn hoá công nghệ, tức là mỗi bộ phận trong dây chuyền sản xuất chỉ thực hiện một giai đoạn công nghệ nhất định, ít có tính lắp lẫn. - phân xưởng nguyên liệu, sản xuất mảnh. - phân xưởng bột thì sản xuất bột. - phân xưởng xeo thì sản xuất giấy - phân xưởng hoàn thành : gia công và bao gói sản phẩm. Việc áp dụng theo hình thức này có ưu điểm là quản lý chất lượng đơn giản thuận tiện, năng suất ở mỗi bộ phận cao. nhưng cũng có nhược điểm là: thời gian gián đoạn giữa các bộ phận tương đối dài, việc liên kết và hợp tác giữa các bộ phận đòi hỏi cao, người quản lý phải có trình độ tổng hợp cao, đầu tư ban đầu lớn. tuy vậy đây là phương pháp phù hợp với sản xuất kinh doanh của công ty giấy bãi bằng vì công ty sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, với chủng loại sản phẩm không nhiều nhưng khối lượng sản phẩm mỗi loại lại rất lớn, quá trình sản xuất ổn định. thiết bị máy móc là những loại chuyên dùng, tự động và được sắp xếp theo dây chuyền khép kín, các tiêu chuẩn sản xuất được xác định rất kỹ trước khi sản xuất, trình độ chuyên môn hoá của người lao động cao, dẫn đến năng suất cao, chất lượng sản phẩm ổn định, giá thành hạ. *Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng tới đặc điểm đầu tư Hệ thống sản xuất trong công ty bao gồm các nhà máy, phân xưởng các bộ phận mang tính chất sản xuất cùng với mối liên hệ giữa các bộ phận. - Phân xưởng sản xuất chính: đây là các bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm chính của công ty, bao gồm: phân xưởng nguyên liệu, phân xưởng bột, phân xưởng xeo, phân xưởng hoàn thành. - Phân xưởng phụ. đây là phân xưởng tạo ra sản phẩm không có trong thiết kế trên cơ sở tận dụng nguyên vật liệu và năng lực sản xuất dư thừa của quá trình sản xuất của công ty. công ty có một phân xưởng là phân xưởng gia công. - Phân xưởng phụ trợ : là các bộ phận sản xuất không được trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng có chức năng phục vụ cho các bộ phận khác tạo ra sản phẩm gồm: nhà máy điện, nhà máy hoá chất, xí nghiệp vận tải, xí nghiệp bảo dưỡng. - Các bộ phận phục vụ : bao gồm các phòng ban chức năng và các bộ phận phục vụ khác.  Để doanh nghiệp hoạt động được và có hiệu quả thì mối quan hệ giữa các bộ phận phải chặt chẽ, kịp thời. để có sản phẩm bột có độ trắng đảm bảo chất lượng thì phải có hoá chất đáp ứng yêu cầu của nhà máy hoá chất. để xeo được giấy thì phải có bột, hơi, điện, khí nén từ phân xưởng bột và nhà máy điện. để máy móc hoạt động được thì phải có người công nhân của xí nghiệp bảo dưỡng. để có nguyên liệu, nhiên liệu phụ tùng phục vụ cho sản xuất  thì phải có hệ thống vận tải và các bộ phận phục vụ khác. Với những đặc điểm của ngành sản xuất giấy công nghiệp lớn nhất nước, các bộ phận riêng lẻ hoạt động riêng lẻ phát huy hết công suất nhưng lại không thể có sản xuất nếu một trong các bộ phận có sự cố. Chỉ cần một bộ phận chưa thể đi vào vận hành được thì toàn bộ hệ thống sẽ phải nằm chờ, lao động không phải sản xuất nhưng vẫn được trả lương, máy móc phải bảo quản, rất lãng phí. Hình thức của dự án là đầu tư xây dựng cơ bản nhằm nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và ngành giấy nói chung. Các gói thầu trong dự án được khởi công và hoàn thành trong thời điểm khác nhau, vì vậy khi phát huy tác dụng không đồng thời với nhau. Cụ thể gói số 1, và gói số 2, hoàn thành sớm nhất nhưng không đợi đến khi các gói còn lại hoàn thành xong mới đi vào sản xuất mà phát huy tác dụng ngay, nhưng hiệu quả sản xuất lại không đơn thuần là một mình bộ phận đó, nó kết hợp với những máy móc cũ, bộ phận cũ chưa được cải tạo để tiếp tục sản xuất.           1.2.3 Tiến độ thực hiện các gói thầu Các gói thầu trên đã được thực hiện hoàn tất theo bảng sau Tên hạng mục Khởi công Hoàn thành Gói 1 Gói 2 Gói 3 Gói 4 Gói 5 Gói 6 Gói7A Gói 7B Gói 7C Gói 7D Gói 8 KTCB khác 30/4/1999 9/1999 16/6/2001 15/5/2002 28/6/2003 27/11/2003 1/2001 7/6/2000 29/4/2004 11/2003 1998 1998 3/5/2001 10/7/2000 29/4/2004 24/9/2002 12/7/2004 29/4/2004 3/5/2001 10/7/2000 17/12/2004 29/4/2004 2004 2004 Gói thầu được thực hiện đầu tiên là gói số 1, sau khi gói này thực hiện xong thì gói số 7A phải thực hiện luôn và hoàn thành đúng tiến độ vào ngày 3/5/2001. Gói số 2 và số 7B liên quan tới cải tạo lò động lực và tua bin phải hoàn thành cùng thời điểm Gói thầu số 5 thực hiện xong phần thô xây dựng khu xử lý nước thải thì gói số 7C sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống điện động lực đường ống công nghiệp khu xử lý nước thải luôn. Gói số 6 và số 7D quan trọng nhất trong dự án mở rộng giai đoạn 1, cải tạo và nâng cấp máy xeo giấy thực hiện và hoàn thành cùng thời điểm. Gói thầu số 8 tư vấn giám sát và dự tóan theo sát các gói thầu từ khi khởi công tới khi hòan thành. Điều đáng lưu ý là sau khi gói thầu 1, 2 hòan thành thì nó đi vào vận hành độc lập, việc sản xuất vẫn được tiếp nối vì gói số 6, 7 chưa đi vào khởi công khi gói 1,2 đã hoàn thành. Điều này sẽ tránh thời gian chờ đợi quá lâu.            1.2.4. Kết quả đầu tư * Kết quả đầu tư và tài sản cố định hình thành ( theo báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã hoàn thành) Nguồn vốn Được duyệt Thực hiện -Vốn vay +Vay trong nước +Vay nước ngoài -Vốn ngân sách -Vốn tự có Tổng số 836.791.185.333 271.849.270.894 564.941.914.439   40.050.400.000   89.803.296.910 966.644.882.243 836.791.185.333 271.849.270.894 564.941.914.439   40.050.400.000   89.803.296.910 966.644.882.243 Theo báo cáo trên thì vốn tự có hay chính là vốn đối ứng chiếm 10% tổng số vốn đầu tư.  Vốn vay ngân hàng ngoại chiếm tỷ trọng lớn nhất gần 60% tổng số vốn. Vốn này thuộc nguồn vốn vay ODA được chính phủ bảo lãnh cho tổng công ty Giấy Việt Nam sau khi tổng công ty có đủ số vốn đối ứng cần thiết. *Chi phí đầu tư Nội dung Tổng dự toán được duyệt Chi phí đầu tư được quyết toán Tổng số Xây lắp Thiết bị Chi phí khác Dự phòng 974.594.291.000 45.738.844.000 832.491.398.000 92.996.225.000 3.367.824.000 966.644.882.243 44.557.859.529 832.312.880.290 89.774.142.424 0 *Chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ không tính vào giá trị tài sản: 2511.024.598 *Giá trị gia tăng hình thành qua đầu tư Nội dung: Công trình hạng mục thuộc chủ đầu tư quản lý Nội dung Thực tế Quy đổi Tổng               I.      Tài sản cố định 1.Máy mài lô 2.Cải tạo lò động lực và tua bin 3.Tháp ngâm bột 4.Máy nghiền kép 5.Hệ thống đo nghiền 6.Máy làm sạch 7.Máy xeo 1 8.Máy cuộn cho máy xeo 1 9.Máy xeo 2 10.Máy đóng gói 11.Máy thí nghiệm 12.Hệ thống chuyển động 13.Điện khí hóa 14.Hệ thống điều khiển DCS 15.Thiết bị nghi khí 16.Đường ống 17.Xử lý gỗ mảnh 18.Bộ phận nấu mảnh 19.Bộ phận sàng bột 20.Bộ phận tẩy bột 21.Ôxy hóa dịch 22.Bộ phận chưng bốc 23.Lò hơi thu hồi 24.Hệ thống xử lý nước thải 25.Sân bê tông cảng trượt            II.      Tài sản lưu động 964.133.857.645 942.141.378.638   28.830.702.353   23.803.840.632     2.179.276.215     3.989.183.579     1.329.727.857     3.693.688.499   62.318.820.335     9.548.184.770 182.873.272.549     3.472.067.189     3.250.445.879   31.802.657.978   14.588.479.410   31.903.088.809   13.667.489.547   26.664.395.767   44.050.809.585     2.926.544.723   35.024.687.824 177.125.040.457   14.348.559.588   59.254.951.325    77.391776.905   86.771.904.763     1.331.782.101   21.992.479.007 964.133.857.645 942.141.378.638   28.830.702.353   23.803.840.632     2.179.276.215     3.989.183.579     1.329.727.857     3.693.688.499   62.318.820.335     9.548.184.770 182.873.272.549     3.472.067.189     3.250.445.879   31.802.657.978   14.588.479.410   31.903.088.809   13.667.489.547   26.664.395.767   44.050.809.585     2.926.544.723   35.024.687.824 177.125.040.457   14.348.559.588   59.254.951.325    77.391776.905   86.771.904.763     1.331.782.101   21.992.479.007 *Trách nhiệm của đơn vị tiếp nhận tài sản -Được phép ghi tăng tài sản Tên đơn vị tiếp nhận tài sản Tài sản cố định Tài sản lưu động Chi tiết theo nguồn vốn Nhà máy điện công ty giấy Nhà máy giấy Công ty giấy Bãi bằng 101.195.617.537 840.945.761.101 0 21.992.479.007 Vốn khấu hao cơ bản và vay VốnNSNN+vay Vay Máy xeo, tài sản cố định lớn nhất được hình thành qua đầu tư *Hiệu quả sản xuất kinh doanh trước và sau khi đầu tư Hiệu quả sản xuất trước khi đầu tư sẽ tính vào thời điểm năm 2002, sau đầu tư sẽ tính từ thời điểm sau 2004 khi các gói thầu thực hiện xong hòan toàn và đi vào vận hành một cách đồng  bộ nhất. Để thể hiện hiện tính hiệu quả của máy móc và công cuộc đầu tư, chúng ta có bảng so sánh hai chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh đặc trưng là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và lợi nhuận qua các năm 2002,  2005, 2006, 2007 Đơn vị 1000đ Chỉ tiêu 2002 2005 2006 2007 Sản lượng (tấn) 48.078 101.159 102.000 103.000 Doanh thu 815.921.100 1.123.452.447 1.222.341.450 1.414.647.398 Lợi nhuận 52.30.066 171.677.038 259.492.531 237.606.575 Thu nhập người lao động qua các năm: Đơn vị đồng Thu nhập bình quân 2002 2005 2006 2007 Giá trị 800.000 3.000.000 3.500.000 5.000.000 1.3. Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư giai đoạn 1 1.3.1 Đánh giá việc thực hiện đầu tư dự án Thời gian thực hiện các gói thầu trễ khiến các gói thầu khác tuy đã xong nhưng cũng phải chờ và trong giai đoạn chờ đó, sự lãng phí được bộc lộ. Tháng 7/2003, khi máy móc đã nhập về, chuyên gia nước ngoài đã sang nhưng thi hàng công việc lại không được vì gói thầu máy mài lô số 7A chưa xong, chậm tiến độ, dẫn tới tình trạng lãng phí.. Hơn nữa, việc các gói thầu bị tăng lên so với dự tính cũng làm thiệt hại lớn. trong dự toán, công ty chỉ tính toán phần xây dựng cơ bản hệ thống xử lý nước thải có 5 tỷ đồng, nhưng thực tế tăng lên đến 16 tỷ đồng. Sau đó, vì chưa được phê duyệt dự toán công trình nên gói thầu xử lý nước thải bị tạm dừng 4 tháng, hệ quả là gói thầu số 5 về xử lý chất thải đã phải mất tới hơn 1 năm để hoàn thành, gây lãng phí lớn. Và tiếp đó ảnh hưởng đến gói thầu 7C phải chậm lại so với yêu cầu ban đầu, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc chuẩn bị thực hiện, gây khó khăn cho nhà thầu và cho chính công ty về quy định trong gói thầu có điều khỏan về chậm trễ thực hiện thầu. Ở gói thầu lắp máy 7D, Tính toán của các chuyên gia cho thấy, tiến độ công việc đã bị chậm lại theo ước tính ít nhất là 50 ngày. Cũng như công trình khác, dự toán của gói thầu này chưa được phê duyệt nên chưa thể làm thủ tục đấu thầu, khả năng mọi thủ tục được thông qua ít nhất mất 25 ngày. Vậy cũng làm cho tiến trình kéo dài Như vậy, sự ách tắc trong quá trình phê duyệt dự toán của 2 công trình trên làm cho chủ đầu tư là Giấy Bãi Bằng và hai nhà cung cấp thiết bị là Elof Hansson và Marubeni bị thiệt hại nghiêm trọng. Về phía các nhà cung cấp máy, kế hoạch sử dụng chuyên gia của họ cũng bị phá sản. Bởi đây là những chuyên gia hàng đầu, đã có kế hoạch đi lắp máy ở khắp các nước, cho từng dự án, đã được bố trí sát sao từng ngày. Mỗi ngày không sử dụng chuyên gia, chi phí cho chuyên gia vẫn mất 900 USD/người, trong khi nếu hết thời hạn theo hợp đồng là chuyên gia phải đi đến làm việc tại các dự án khác theo kế hoạch đã ký kết từ trước. Theo ước tính của chính Công ty Giấy Bãi Bằng, dự án đầu tư nâng cấp giai đoạn 1 này cứ chậm một ngày thì ngày ấy công ty thiệt hại 3,2 tỷ đồng. Như vậy việc quản lý tiến độ dự án chưa tốt. Điều này xảy ra do khâu chuẩn bị yếu dẫn đến còn lúng túng trong việc xử lý những ách tắc trong quá trình phê duyệt. Khi thời gian các gói thầu bị trễ thì ảnh hưởng trực tiếp đến dự toán công trình trước tiên, sau đó chi phí cơ hội mất đi là thời gian không thể sản xuất kinh doanh được gây mất mát về thị trường và chỉ tiêu doanh thu bị ảnh hưởng, khấu hao vẫn phải diễn ra trong khi chưa sản xuất kinh doanh. 1.3.2 Đánh giá tổng quan thông qua tình hình kinh doanh sau khi đầu tư *Hiệu quả tài chính Do đời dự án chưa kết thúc nên chúng ta sẽ không tính được các chỉ tiêu hiệu quả theo quy mô đời dự án như NPV và T, phần đánh giá hiệu quả tài chính sau sẽ chỉ xét đến hiệu quả kinh doanh sau khi đầu tư Năm 2004, việc đầu tư mở rộng giai đoạn 1 hoàn thành. Và ngay trong năm đó, Công ty đã sản xuất được hơn 85.000 tấn giấy, vượt 4% so với kế hoạch với doanh thu 858 tỷ đồng, lợi nhuận đạt được hơn 4 tỷ. Năm 2005, sản lượng giấy đạt 101.159 tấn, bằng 101,1% công suất thiết kế, vượt kế hoạch. Lượng giấy tiêu thụ hơn 99.000, tăng 40% so với năm 2004. Đáng chú ý là ngoài nguyên liệu cung ứng cho sản xuất, Bãi Bằng còn xuất khẩu 100.000 tấn giấy thành phẩm sang các thị trường Malayxia, Inđônêxia,  Iran, Philippin với tổng kim ngạch 20 triệu USD, đưa tổng doanh thu cả năm 2005 của Công ty đạt trên 1.100 tỷ, nộp ngân sách 60 tỷ và lợi nhuận 20 tỷ đồng. đây là năm thứ 2 liên tiếp kể từ sau khi đầu tư, Giấy Bãi Bằng đã phát huy tối đa hiệu quả sản xuất. Năm 2006 tiếp tục sản xuất vượt kế hoạch và công suất, doanh thu tăng 108%. Năm 2007, sản lượng sản xuất đạt 103.000 tấn tăng 101% so với năm 2006 và thu nhập bình quân toàn nhà máy giấy bãi bằng khá cao ở mức 5 triệu đồng/tháng. Qua bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh các năm có thể thấy rõ hiệu quả sản xuất đã tăng lên rất nhanh thậm chí còn vựợt công suất thiết kế chứng tỏ hiệu quả từ máy móc vào sản xuất kinh doanh rất lớn. Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận tăng nhanh qua các năm và tăng vượt hẳn so với trước đầu tư vào thời điểm năm 2002.Như vậy nếu xét hiệu quả tài chính với tiêu chí đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và nâng cao thu nhập cho người lao động giữa trước và sau khi đầu tư thì dự án này hoàn toàn có hiệu quả. Hiệu quả kinh tế - xã hội Phần trên là một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của đầu tư với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế . Những sự đóng góp này có thể được xét mang tính chất định tính hoặc đo lường bằng cách tính toán định lượng Ở tầm vĩ mô chúng ta xét giá trị gia tăng ròng Giá trị gia tăng ròng ký hiệu là NVA Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư . NVA là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào (đầu vào chỉ tính chi phí vật chất không tính chi phí về lao động ) NVA=O – ( MI + Iv ) O : Giá trị đầu ra MI : Chi phí thường xuyên Iv: Vốn đầu tư ban đầu Tính trung bình cho các năm của đời dự án, giá trị đầu ra :tính tổng qua các năm doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ MI: Chi phí thường xuyên, tính giá vốn hàng bán tính tổng các năm Iv: Vốn đầu tư ban đầu theo dự toán          NVA=2.453.343.114> 0 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội ở tầm vi mô -Mức đóng góp cho ngân sách: Mức đóng góp cho ngân sách nhà nước thuộc loại cao so với các tổng công ty khác, và tăng dần qua các năm (đơn vị đồng) Đóng góp ngân sách 2002 2004 2005 2006 2007 Giá trị 2.066.608.349 2.325.156.738 4.069.570.564 6.911.575.073 16.635.215.628 Như vậy qua các năm, giá trị đóng góp thuế vào ngân sách nhà nước tăng nhanh và ở mức lớn trong khối các doanh nghiệp nhà nước. Điều này thể hiện phần nào hiệu quả của dự án. -Mức tăng số lao động có việc làm : Nếu như tăng công suất của nhà máy sản xuất bột giấy lên thì đồng nghĩa với nó là phân xưởng dăm mảnh phải tạo ra nhiều gỗ nguyên liệu hơn cho phân xưởng bột, có nghĩa là số lao động thủ công ở phân xưởng này tăng thêm vì phần lớn công đoạn trong phân xưởng dăm mảnh chỉ có thể thực hiện thủ công là băm, chặt mảnh. Những lao động này không cần trình độ chuyên môn mà chỉ cần dùng sức lao động thủ công cũng có thể làm được. Dự án đã tạo ra rất nhiều lao động thủ công như vậy vì nhà máy có dùng cả lao động hợp đồng để thực hiện. Số lao động này ở vùng đất nghèo Phú Thọ  lại khá đông và dự án ít nhất đã giải quyết phần nào số lao động thất nghiệp và chuyển đổi việc làm có thu nhập cao hơn cho những người nông dân góp phần đảm bảo an sinh xã hội -Mức tăng thêm về thu nhập người lao động: Như chúng ta đã thấy mức tăng thu nhập qua các năm của cán bộ, công nhân viên thể hiện rất rõ mức sống của người lao động trong nhà máy khá tốt, nếu so với mức thu nhập GDP bình quân đầu người của Việt Nam thì cao hơn hẳn. Khi GDP/đầu người/năm xấp xỉ mức 1.280.000 đồng thì mức thu nhập của công nhân nhà máy giấy Bãi Bằng ở mức 3.000.000 đồng. Đó là về mặt thu nhập vật chất, đời sống tinh thần của người lao động cũng được chăm lo khá phong phú. Đời sống văn hoá cũng được quan tâm và theo hướng rất hiện đại, tổng công ty liên tục giao lưu văn hoá với các đơn vị, chương trình rất đa dạng như khiêu vũ và sinh hoạt chuyên đề như mời các nhà thơ, nhạc sỹ chuyên nghiệp đến nói chuyện. Cùng với đó là trung tâm y tế nhà máy giấy với phương tiện cấp cứu và sơ cứu tai nạn lao động, được trang bị một số thiết bị tốt như máy X quang, điện tâm đồ, châm cứu bằng điện…Bệnh nhân là cán bộ công nhân viên nhà máy được chăm sóc chu đáo tận tình đã nâng cao sự an tâm của công nhân và tăng sự gắn bó của công nhân với nhà máy. -Ảnh hưởng liên đới tới khu vực khác: Ảnh hưởng trực tiếp đầu tiên là các hộ trồng rừng có công ăn việc làm, được hỗ trợ vay vốn để trồng rừng đảm bảo nguồn nguyên liệu cho nhà máy. Thêm đó tạo ra nhiều vùng trồng nguyên liệu phủ xanh đất trống đồi trọc mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội cho vùng. -Công tác xã hội: Hoạt động từ thiện và công tác xã hội được trích ra từ quỹ của công ty, quỹ này cũng tính một tỷ lệ phần trăm trích ra từ lợi nhuận giữ lại, khi lợi nhuận tăng lên thì quỹ cũng tăng lên về mặt giá trị. Công ty giấy Bãi Bằng thực hiện hoạt động từ thiện một cách thường xuyên và nề nếp. Các nhà tình nghĩa được xây dựng, tổ chức tặng quà cho các cháu nhỏ hoàn cảnh khó khăn hay học sinh nghèo vượt khó là các họat động diễn ra theo năm một cách rất thường xuyên. -Tác động đến môi trường : Hệ thống xử lý chất thải đã được đưa vào vận hành đã giảm thiểu chất thải ô nhiễm và khói bụi ra môi trường, tuy nhiên với công suất lớn hơn, sử dụng nguồn năng lượng và nguyên liệu lớn hơn, lượng nước thải vẫn là vấn đề nhức nhối với người dân quanh vùng nhà máy. Đó là ô nhiễm về nguồn không khí với lượng khí Clo đặc trưng và khá độc hại tới sức khỏe. 1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án đầu tư mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng giai đoạn 1 Thiệt hại lớn nhất mà giai đoạn 1 trong quá trình thực hiện đầu t ư chính là lúng túng trong khâu xử lý các gói thầu và quản lý tiến độ chưa tốt. Chậm trễ đưa ra với nguyên nhân là chờ phê duyệt còn khó khăn, điều này chứng tỏ việc chuẩn bị cho đấu thầu còn chưa thật sự tốt. Hơn nữa, một dự án chia ra làm nhiều gói thầu nhỏ lẻ trong đó có từng cụm gói thầu liên quan đến nhau về nội dung thực hiện chưa hẳn đã tốt vì tính thiếu liên kết của chúng. Chẳng hạn khi gói số 1 thực hiện xong thì gói số 7A bắt đầu, vậy nếu 2 nhà thầu khác nhau, điều gì đảm bảo cho sự đồng bộ và trơn tru của hệ thống máy mài lô. Hay như hệ thống xử lý chất thải cũng vậy, trong khi gói thầu số 5 hòan thiện phần thô về xây dựng thì gói số 7C sẽ đưa máy móc vào lắp, nếu phần xây dựng bị sai sót thì việc lắp đặt có đúng như thiết kế không, không kể trên thực tế gói số 5 đã bị chậm lại so với dự tính vài tháng Bài học kinh nghiệm mà dự án giai đoạn 2 cần rút ra cho mình chính là việc xử lý nhanh các gói thầu, tiến hành xem xét và phê duyệt nhanh dự toán các gói thầu nhưng cũng phải nghiêm túc đảm bảo không vi phạm các quy trình thủ tục nhà nước qui định, không để dự án bị thất thoát và bảo đảm chất lượng các công trình. Tuy nhiên chính vì thất thoát lớn sau dự án giai đoạn 1, giai đoạn 2 chỉ có 2 gói thầu, gói thầu EPC và gói thầu tư vấn giám sát. Chính vì vậy, cần có các cam kết và bảo đảm thực hiện thầu chắc chắn, hiện tại công ty đang tiến hành chấm thầu và chọn ra nhà thầu tốt nhất. CHƯƠNG 2:DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỞ RỘNG BÃI BẰNG GIAI ĐOẠN 2 VÀ GIẢI PHÁP 2.1 Dự án đầu tư mở rộng Bãi Bằng giai đoạn 2 2.1.1 Tổng quan về dự án Được soạn thảo Dự án tiền khả thi năm 2001 đến năm 2004 được phê duyệt chính thức. Dự án khả thi được thực hiện trong vòng 4 năm, chính thức được phê duyệt năm 2008; triển khai dự án theo phương thức tổng thầu EPC. *Chủ đầu tư: Tổng công ty giấy Việt Nam *Mục tiêu: lắp đặt hoàn chỉnh một dây chuyền sản xuất bột hóa tẩy trắng (công nghệ ECF) năng lực 250.000 tấn/năm. Bột giấy sẽ cung cấp cho dây chuyền sản xuất hiện tại của Bãi bằng và một số đơn vị sản xuất khác trong nước như Tissue Sông Đuống, Công ty cổ phần giấy Bãi bằng - Phong Châu... Còn dư sẽ xuất khẩu. Ngoài ra theo quy hoạch, trong tương lai sẽ có thêm một máy xeo giấy thứ 3 được lắp đặt tại Bãi Bằng -Triển khai đồng thời vùng trồng nguyên liệu tạo ra 160.000 ha bột gỗ cứng -Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm ISo 2000 -Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 *Tổng mức và nguồn vốn đầu tư mở rộng giai đoạn 2 (số liệu theo quyết định số 240/QĐ-GVN.HN ngày 20.4/2007 của hội đồng quản trị-gần nhất) Hạng mục Số tiền Ghi chú Dự kiến nguồn A.    Tổng mức  I.      Vốn cố định 1.      Thiết  bị 2.      Xây lắp 3.      XDCB khác 4.      Lãi vay t/gian xây dựng 5.      Bảo hiểm vốn vay TDXK 6.      Dự phòng II.      Vốn lưu động B.     Nguồn vốn 1.      Vay nước ngoài 2.      Vay thương mại trong nước 3.      Vốn tự có 5.992.354.293.000 5.166.814.643.000 3.510.048.000.000 582.060.513.000 235.950.000.000 258.629.073.000 170.663.000.000 409.464.057.000 825.539.650.000 5.992.354.293.000 4.172.146.646.000 700.261.940.000 1.119.945.707.000 18,69% 255.635.941 219.378.000 10.666.438 25.591.504 BTC giúp lựa chọn thu xếp Bốn ngân hàng thương mại cam kết và NHPT việt nam Vay nước ngoài Vay TM trong nước Tự có Vay nước ngoài Vay nước ngoài, tự có Vay thương mại trong nước, tự có      Tổng mức đầu tư được phê duyệt sau khi được điều chỉnh tháng 7 năm 2008 là 8.446 tỷ đồng chưa bao gồm vốn lưu động.  IRR sau thuế =12,9%. Tiến độ xây dựng dự kiến là 36 tháng kể từ khi Hợp đồng thương mại được chính thức ký kết giữa Tổng Công ty Giấy Việt nam và Tổng thầu EPC. Đến thời điểm tháng 15/4/2009, đã tổ chức xong việc đấu thầu EPC và đang chấm thầu. Dự kiến, tháng 9 năm 2009 sẽ hoàn tất xong việc ký kết hợp đồng chính thức với đơn vị trúng thầu EPC. Để có nguồn nguyên liệu cung cấp đủ cho dây chuyền sản xuất bột giấy, Tổng Công ty Giấy Việt nam phải thực hiện song song Dự án nguyên liệu giấy với diện tích quy hoạch trên 164.000 ha (hiện đang có trên 79.000 ha rừng trồng). Tổng vốn đầu tư trên 2500 tỷ đồng. Vùng nguyên liệu được mở rộng thêm ở các tỉnh cũ như Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và phát triển thêm tại Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình. Ban Quản lý dự án Bãi bằng giai đoạn 2 chính thức thành lập tháng 4 năm 2008, cho đến hiện nay tổng số nhân viên là 26 người. Trưởng ban Quản lý Dự án là Thạc sĩ Văn Khắc Dự kiến, năm 2010 dự án mở rộng giai đoạn 2 sẽ triển khai xong và khi đi vào họat động thì giá trị sản xuất công nghiệp của Công ty mẽ sẽ nâng lên nhiều lần so với hiện nay, ước tính khoảng 3.600 tỷ đồng mỗi năm. 2.1.2. Sự cần thiết của dự án Xuất phát từ nhu cầu cấp bách của thị trường và nền kinh tế có nhiều biến động  về giá cả và cung nguyên liệu. Dự án đầu tư mở rộng giấy Bãi Bằng 2 sẽ khắc phục được những khó khăn này và giúp ngành giấy vững mạnh. Hiện tại chúng ta phải nhập khẩu bột giấy từ nước ngoài với diễn biến giá thay đổi từng ngày. Sản xuất bột hóa ở trong nước chỉ đáp ứng 37% nhu cầu. Trước đây chúng ta chỉ nhập bột hóa tẩy trắng, nay bột hóa không tẩy nhập ngày càng tăng vì các cơ sở phải ngừng sản xuất do không có khả năng xử lý nước thải vì quy mô nhỏ và công nghệ lạc hậu. Kinh tế thế giới càng ổn định và phát triển thì giá bột ngày càng cao và càng có nhiều biến động. Điều này dẫn tới hiệu quả sản xuất ngành giấy mong manh, dễ bị tổn thương, vì vậy khả năng cạnh tranh càng trở nên mong manh hơn. Với tài nguyên rừng không giầu có nhưng cũng đủ để phát triển sản xuất bột giấy dư thừa cho nhu cầu nội địa, nhưng trong 10 năm qua năng lực mới chỉ tăng thêm 10.000 tấn, trong khi ở cạnh chúng ra, đảo Hải Nam (Trung Quốc) một dây chuyền sản xuất bột hóa công suất 1 triệu tấn/năm đã đi vào hoạt động từ 11-2004. Rõ ràng phương thức phân bổ nguồn lực cho phát triển trong ngành giấy kém hiệu quả, không tạo điều kiện cho những bước phát triển tiếp theo của ngành giấy. Trong khi trong tất cả các khâu sản xuất giấy thì khâu sản xuất bột giấy chiếm tới 70 %công đoạn  và chiếm nhiều lao động thủ  công nhất. Chúng ta lại sẵn lao động rẻ và dư thừa nhất là thời điểm hiện tại, dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết một số lượng việc làm lớn. Số lượng này sẽ phân bổ cả ở khâu nguyên liệu thô, chặt, băm, mảnh cũng như nấu bột. Phần cán giấy (xeo) chỉ chiếm 30% phần còn lại với yêu cầu rất cao về độ chính xác và kỹ sư có tay nghề cũng như trình độ. Nghịch lý diễn ra như thế này, bột giấy chúng ta nhập về trong khi vùng trồng nguyên liệu của ta  rộng lớn và lao động phổ thông rẻ mạt hơn hẳn giá cho lao động tương đương ở các nước mà chúng ta đang nhập khẩu bột giấy, phần xeo giấy, máy móc của chúng ta cũng không thể hiện đại và chính xác cao như các nước đó. Vậy chúng ta sẽ cạnh tranh bằng cách nào. Hiện cả nước có khoảng trên 300.000 ha rừng nguyên liệu, mỗi năm trồng mới khoảng 7.000 ha nhưng mới chỉ có rất ít nhà máy sản xuất bột giấy. Để giải quyết lượng gỗ tồn đọng, nhiều năm nay, Việt Nam phải xuất khẩu một lượng gỗ dưới dạng thô (dăm mảnh) tương đối lớn. Trong đó, riêng Tổng công ty Giấy Việt Nam đã xuất khẩu trên 183.000 tấn dăm mảnh/năm. Dăm mảnh đó lại được xuất khẩu sang những nước có ngành công nghiệp sản xuất bột giấy tốt, và chu trình vòng luẩn quẩn bắt đầu. Nếu sản xuất giấy từ nguyên liệu thô như tre, nứa, gỗ thì chi phí nguyên liệu chiếm khoảng 15% tổng chi phí, nhưng nếu sản xuất giấy từ bột nhập khẩu thì chi phí nguyên liệu chiếm từ 29 đến 35% tổng chi phí. Như vậy, mỗi tấn bột giấy sản xuất trong nước có giá thành thấp hơn bột giấy nhập khẩu từ 2 đến 2,5 triệu đồng. Giá thành giấy nếu nhập khẩu bột giấy về và chỉ tiến hành mỗi công đoạn cán giấy như hầu hết các doanh nghiệp sản xuất giấy đang làm thì không thể nào cạnh tranh nổi với giấy ngoại sau lộ trình AFTA. Giá thành cao do 2 nguyên nhân: phụ thuộc vào giá bột giấy và nhập lẻ tẻ nên giá cao. Sức cạnh tranh kém còn do các doanh nghiệp lại không thể hợp tác được với nhau. Chuyện nhập khẩu bột giấy là một ví dụ. Hiệp hội Giấy Việt Nam cho biết, bảy tháng đầu năm nay 29 công ty giấy trong nước nhập khẩu 78.000 tấn bột giấy, với 172 hợp đồng của 29 doanh nghiệp qua 14 cửa khẩu. Tính bình quân mỗi đơn đặt hàng chỉ có 453 tấn. Ai cũng biết, nếu hợp tác để ký những hợp đồng nhập khẩu lớn thì được giá rẻ hơn, nhưng các doanh nghiệp lại không thể bắt tay với nhau Với đơn hàng cao nhất là 2.000 tấn và thấp nhất là 1 tấn thì giá nhập cao và bị động là điều không tránh khỏi. Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, năm 2008 Việt Nam nhập khẩu trên 166 ngàn tấn bột giấy các loại đạt kim ngạch 117,1 triệu USD, tăng 26,19% về lượng và tăng 37,97% về trị giá. Hiện tại là thời điểm thích hợp nhất để thực hiện dự án. Có 2 lý do có thể khẳng định điều đó Thứ nhất: Do tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu mà tình hình đầu tư và sản xuất không mấy sáng sủa, thời buổi suy thoái cũng khiến cho doanh nghiệp trên thế giới sản xuất ra hàng hóa nhưng lại không tiêu thụ được số hàng hóa đó. Lượng hàng tồn kho lớn bắt đầu tìm cách đổ sang những thị trường dễ chịu hơn và đặc biệt đúng thời điểm lộ trình AFTA được triển khai. Giá bột giấy trên thế giới đều giảm một cách nhanh chóng và giảm mạnh về giá. Khi chưa tự chủ được lượng bột thì đây là điều kiện tốt để nhập khẩu bột giấy số lượng lớn về sản xuất. Tranh thủ thời cơ đó tập trung đầu tư mới và đầu tư nâng cấp các nhà máy sản xuất bột giấy công suất lớn Thứ hai: Dây chuyền công nghệ trong thời điểm hiện tại cũng rẻ hơn, nhiều doanh nghiệp nước ngoài rơi vào tình trang phá sản nên bán thanh lý máy móc rất rẻ mạt, đây là điều kiện tốt để chúng ta triển khai dự án sớm và tiến hành mua lại máy móc. Theo những mô hình hiện đại của ngành giấy trên thế giới, bất kỳ một dự án nào cũng phải chủ động được 60% nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất. Như vậy nếu muốn kịp tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa thì ngành giấy phải có mô hình chủ chốt sản xuất giấy hiện đại như vậy 2.1.3. Những khó khăn trong việc thực hiện dự án ·                     Khó khăn về vốn Hiện tại, vốn đầu tư phần lớn là vay ngân hàng nước ngoài, trong khi đó Tổng công ty giấy Việt Nam phải có đủ số vốn đối ứng để được chấp nhận cho vay. Số vốn vay lên đến 4.172.146.646.000 chiếm gần 70% tổng mức đầu tư dự kiến. Hơn thế nữa, cuộc khủng hoảng tài chính khiến các ngân hàng trên thế giới đặc biệt là các nước châu Âu rơi vào hàng loạt khó khăn, chuyện giải ngân vốn vay này còn chưa được thực hiện. Hàng loạt các ngân hàng châu Âu rơi vào phá sản khiến việc vay vốn trở nên nhiều e ngại. Liệu các ngân hàng có giữ đúng cam kết cho vay vốn. Dự án đồng thời mở rộng vùng trồng nguyên liệu để phục vụ cho công tác sản xuất cũng bị ảnh hưởng vì người trồng rừng không có vốn để trồng rừng, vốn cho qui hoạch và phát triển vùng nguyên liệu là 2.500 tỷ (160.000 ha). Toàn bộ số vốn trên đây đã được các ngân hàng nước ngoài cam kết cho vay. Trong đó, riêng tỉnh Phú Thọ sẽ đầu tư phát triển trên 60.000 ha, còn lại là các tỉnh: Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Vĩnh Phúc. Hiện tại, ngân hàng cung cấp tín dụng này chỉ đáp ứng được 31% vốn cho người trồng rừng điều đó khiến vùng rừng nguyên liệu 160.000 ha gỗ cũng khó đạt được như mục tiêu. Thời điểm chính thức của dự án đầu tư mở rộng giai đoạn 2 là vào năm 2008 nhưng đến nay, nguồn vốn vẫn là khó khăn lớn nhất. Dự án có khả năng chậm tiến độ lâu dài. Bốn ngân hàng thương mại cam kết cho tổng công ty vay vốn hiện nay đang  chần chừ vì dự án nhóm A vốn lớn, lại có công nghệ phức tạp. Hơn nữa, ngành giấy cuối năm 2008 ảm đảm và nhiều nhà máy phải dừng sản xuất khiến các ngân hàng nghi ngại.Tình hình trên thế giới các nhà máy giấy phải đóng cửa nên tương lai không khả quan với các ngân hàng. Thời gian khai thác để thu hồi vốn lại kéo dài, nên không dễ vay. Chính vì vậy dự án đang bị gián đoạn so với dự kiến. Nguồn vốn đối ứng phải đạt 1.100 tỷ trong khi đó nếu dựa vào vốn khấu hao của tổng công ty thì chỉ đạt 400 tỷ. ·                    Khó khăn trong việc lựa chọn nhà thầu Gói thầu của dự án thuộc dạng EPC, việc lựa chọn nhà thầu EPC trong lĩnh vực công nghiệp giấy và chuyển giao công nghệ rất phức tạp. Gói thầu bao gồm thiêt kế, xây dựng, cung cấp máy móc thiết bị cho công trình. Phương pháp chấm thầu và xét tuyển nhà thầu là phương pháp dựa trên đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo tiêu chí “đạt” hay “ không đạt”. Khó khăn trong việc chấm thầu vì có liên quan đến yếu tố nước ngoài, chính vì vậy rất khó trong việc xét duyệt nhà thầu và quản lý dự án. Thậm chí trong điều khỏan tham chiếu và dữ liệu tài sản của nhà thầu tại ngân hàng ngoại cũng là điều chưa thể chắc chắn trong thời điểm hiện tại. Hiện tại quá trình chấm thầu đang diễn ra và có nhiều bối rối trong việc xử lý. ·                    Khó khăn trong cạnh tranh Một dự án khả thi trong đó có xét đến yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên với dự án này, sau khi dự án hoàn thành dự án sức cạnh tranh vẫn chưa cao do một số yếu tố bất khả kháng của cuộc khủng hoảng gây ra. Các chuyên gia phân tích thị trường của Ấn Độ còn cho biết thêm “hiện tại tồn kho của Indonesia và Trung Quốc đang ở mức hơn hai tháng công suất sản xuất và họ sẽ buộc phải tìm mọi cách để gia tăng xuất khẩu đến các quốc gia khác có thể. Trong thời gian sắp tới, họ sẽ xuất sang Việt Nam một lượng khá lớn vì hiện tại, tồn kho của 2 nước này đang ở mức cao, giá nhập sẽ giảm đến mức có thể để có thể tống hàng tồn sang Việt Nam. Giám đốc công ty giấy APP, một tập đòan giấy lớn của INDONESIA cũng bày tỏ ham muốn muốn chiếm lĩnh thị trường Việt Nam . Liệu sau khi Bãi Bằng ngưng lò để cải tiến máy móc đã quá lạc hậu và đầu tư cho giai đoạn 2, liệu thị phần của giấy Bãi Bằng trên thị trường có giảm sút và mờ nhạt. Khỏang cách giữa giá giấy nhập khẩu và giá giấy sản xuất trong nước ngày càng cách xa nhau 2.2. Giải pháp khắc phục khó khăn để dự án nhanh chóng đi vào hoạt động 2.2.1. Nhóm giải pháp khắc phục khó khăn vĩ mô *Về vốn Như đã nói ở trên, đối diện với những khó khăn trong quá trình triển khai dự án. Nếu không có bàn tay can thiệp từ chính phủ thì dự án không thể đi vào hoạt động và hoàn thành. Mặt hàng giấy vở và giấy in luôn được coi là mặt hàng thiết yếu trong nước. Chính phủ sẽ phải đưa ra những giải pháp nhanh gọn và cụ thể để dự án sớm đi vào hoạt động, dự án nằm trong quy hoạch tổng thể về ngành giấy từ bây giờ đến năm 2010, việc trì hoãn và kéo dài tiến độ dự án ảnh hưởng lớn đến cơ cấu và quy  hoạch tổng thể của nền kinh tế. Thủ tướng chính phủ cũng đã cam kết đảm bảo với tổng công ty giấy là sẽ bảo lãnh về vốn cho dự án có thể đi vào triển khai càng sớm càng tốt, tranh thủ cơ hội đầu tư. Về  phần vốn hỗ trợ người nông dân trong việc trồng rừng nguyên liệu giấy gỗ bạch đàn và keo, mục đích đáp ứng kịp thời nguyên liệu cho nhà máy giấy khi dự án đã hoàn thành, tông công ty sẽ tiếp tục tìm sự ủng hộ hỗ trợ từ phía ngân hàng phát triển Việt Nam. Tuy nhiên việc chính phủ bảo lãnh về vay vốn nhưng phần vốn đối ứng là điều kiện quan trọng để có thể được chấp thuận vốn vay. Vốn khấu hao chỉ đạt 400 tỷ đồng, trong khi yêu cầu vốn tự có phải đạt 1.100 tỷ đồng. Để khắc phục khó khăn này , tổng công ty sẽ lấy vốn đó từ việc cổ phần hóa . Kế hoạch cổ phần hóa sẽ được đẩy nhanh để đến đầu năm 2010, tổng công ty giấy Việt Nam sẽ hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Dự tính sau khi cổ phần hóa vốn của tổng công ty sẽ tăng lên gấp đôi so với thời điểm hiện tại, và vốn tập trung đó sẽ được bổ sung vào vốn đối ứng còn thiếu, tiếp tục mục tiêu hoàn thành dự án đầu tư mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng giai đoạn 2.    *Về thuế                                                 Thuế có tác dụng mạnh để giấy có khả năng cạnh tranh trước sự ồ ạt của giấy ngoại. Một số giải pháp sau đây mang tính tình thế nhưng cũng giúp cho tổng công ty nói riêng và ngành giấy nói chung có thời gian để chuẩn bị. 1. Tăng thuế nhập khẩu giấy in viết từ 0 lên 5% và giấy in báo từ 3% lên 5% đối với các loại giấy in viết và giấy in báo xuất xứ từ các nước ASEAN (Quyết định 73/2008/QĐ-BTC ngày 05/09/2009) 2. Đề nghị điều chỉnh lại toàn bộ mã hàng trong Quyết định số 71/2008/QĐ-BTC với mức thuế suất nhập khẩu chỉ giảm so với thuế suất nhập khẩu theo Quyết định số 106/2007/QĐ-BTC là 1-3% áp dụng trong 2009 theo đúng các nguyên tắc mà Bộ Tài chính nêu ra. 3. Cũng theo nguyên tắc trên, các mặt hàng giấy khác điều chỉnh giảm 1-3% theo đúng lộ trình đã cam kết so với thuế suất nhập khẩu theo Quyết định số 106/2007/QĐ-BTC. (Theo Quyết định 71: thuế suất thuế nhập khẩu giấy in báo giảm từ 32% xuống 20% và giấy in & viết giảm từ 32% xuống 25%.) 4. Giảm thuế GTGT đối với bột giấy và giấy các loại từ 10% xuống 5%, riêng giấy in báo từ 5% xuống 0%. 5. Áp dụng thuế GTGT là 0% đối với giấy loại thu gom trong nước và có chính sách khuyến khích thu gom giấy và tái chế giấy. Chính sách này làm tăng thêm nguồn nguyên liệu thay thế bột giấy nhập khẩu và làm giảm sự chậm trễ của tiến độ trồng rừng nguyên liệu. Ngoài ra kế hoạch giảm giá than và lùi kế hoạch tăng giá than cũng được kiến nghị và là giải pháp tạm thời giúp giảm bớt chi phí sản xuất để có thể cạnh tranh trong thời điểm hiện tại 1. Áp dụng giá than cho hộ giấy đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất bột giấy và giấy được ngày nào hay ngày ấy để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất giấy trong giai đoạn khó khăn này. 2. Áp dụng giá bán than cho sản xuất điện đối với Giấy Bãi Bằng vì tại đó có nhà máy điện đang phát điện tự dùng và bán lên lưới quốc gia với công suất 28 MW. 3. Lùi thời điểm tăng giá than sang quý II/2009. 2.2.2. Nhóm giải pháp xuất phát từ nội lực tổng công ty Đầu tư vào ngành giấy là rất khó khăn vì suất đầu tư quá lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, có nhiều khả năng rủi ro trong cạnh tranh, nguyên liệu đầu vào có chu kỳ sinh trưởng dài; mặt khác quá trình sản xuất giấy có tác động trực tiếp đến môi trường là vấn đề rất nhạy cảm hiện nay. Do vậy những năm qua, hầu như các nhà đầu tư nước ngoài chưa dám đầu tư vào ngành giấy ở Việt Nam . Nhiều dự án đầu tư sản xuất trong nước cũng phải dừng hoặc hủy bỏ do thiếu vốn. Trong điều kiện ấy, tổng công ty giấy Việt Nam luôn kiên trì hướng tới mục tiên xây dưng khu công nghiệp giấy  Bãi Bằng phát triển bền vững và hiệu quả. Trong hoàn cảnh hiện tại, khi 4 tháng cuối năm tổng công ty lao đao về tiêu thụ giấy, hàng tồn kho lớn nhất từ trước tới nay và công ty phải đóng máy, dừng lò, điều này làm tâm lý công nhân viên có nhiều xáo động. Tổng công ty nên đưa ra hệ thống các giải pháp để đối phó với các khó khăn hiện tại và nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường . Điều quan trọng nhất ở các giải pháp này là nhanh nhậy trước sự thay đổi và biến động của thị trường. Việc dự đoán đưa ra bao giờ cũng đi kèm với các tình huống khác nhau, có như thế, tổng công ty mới không bị rơi vào tình trạng bị động Về khó khăn trong việc cạnh tranh với giấy ngoại Một trong những giải pháp cấp bách của TCT trong giai đoạn này là ưu tiên thúc đẩy sản xuất công nghiệp, đặc biệt các nhóm mặt hàng xuất khẩu. Với lợi thế về rừng nguyên liệu, giá nhân công thấp hơn trong khu vực, các đơn vị trong TCT  cần tập trung nghiên cứu mở rộng thị trường với những mặt hàng truyền thống như giấy in, giấy viết, dăm mảnh, dụng cụ đồ dùng học sinh... với chất lượng cao xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực. Việc tìm giải pháp để cạnh tranh về giá bán là rất quan trọng cho nên các đơn vị phải chủ động cắt giảm các chi phí, đưa ra giá bán sản phẩm cạnh tranh, cho dù buộc phải chấp nhận giảm lợi nhuận để duy trì khách hàng truyền thống và giữ vững nhịp độ sản xuất nhằm tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Kênh bán hàng và bộ phận marketing của tổng công ty còn hoạt động theo cơ chế mệnh lệnh và cứng nhắc thiếu tính sáng tạo.Nhà máy rất giỏi trong sản xuất và quản lý công nhân theo cơ chế quản lý mang tính kỷ luật cao, tuy nhiên điều này lại chưa bắt kịp với thị trường nếu như công ty chỉ chăm lo đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo lối thông thường. Năm 2009 công ty đặt mục tiêu phấn đấu tiêu thụ sản phẩm trong năm và hàng tồn đọng năm 2008. Các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất được áp dụng chặt chẽ ở các doanh nghiệp. Ðể tăng hiệu quả sản xuất, các đơn vị áp dụng biện pháp tăng tỷ lệ sử dụng lượng nước thu hồi, hơi thu hồi, sử dụng nguồn điện tự có, giảm lượng điện mua trên lưới, chuyển hướng sử dụng nguyên liệu giấy tái sinh vừa tiết kiệm chi phí, vừa bảo vệ tài nguyên, môi trường... Thực hiện cải tiến kỹ thuật trong việc giảm tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu thô/tấn sản phẩm. Bên cạnh đó, các đơn vị trong nhà máy cần phải tích cực thực hiện các biện pháp về quản lý và kỹ thuật, hạn chế đầu tư sửa chữa, rút ngắn thời gian bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị, bảo đảm sản lượng hàng hóa bằng và vượt năm 2008; phấn đấu giảm giá thành các sản phẩm giấy từ 1% đến 2% nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Kết hợp với chính sách hỗ trợ thuế từ chính phủ hy vọng rằng tổng công ty mạnh hơn để cạnh tranh tốt hơn trên thị trường Về vốn: Xác định khó khăn về vốn không chỉ là riêng đối với ngành giấy, vì vậy từ khi xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2009, TCT phải có các giải pháp tài chính cụ thể, bảo đảm cân đối nguồn vốn kinh doanh, đầu tư, quỹ tiền lương với hệ số an toàn. Mở rộng quan hệ với các tổ chức ngân hàng trong và ngoài nước, tranh thủ nguồn ODA để khai thông nguồn vốn vay đầu tư cho các dự án cũng là điều mà tổng công ty đi trước một bước, tránh lệ thuộc nhiều quá vào sự trợ giúp và bảo lãnh từ phía chính phủ. Nguồn vốn vẫn có thể huy động từ nhiều nguồn khác nữa như từ các quỹ từ thiện và hoạt động thể thao, văn hóa cộng với lợi nhuận sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh doanh phi sản xuất. Thậm chí hợp đồng chuyển giao công nghệ còn có thể thay thế vị trí một phần nào đó cho vốn đối ứng trong quá trình thực hiện dự án. Về lựa chọn nhà thầu Tổng công ty đang tiến hành chấm thầu từ đầu tháng 4 để lựa chọn nhà thầu. Trong đó, tổng công ty chú ý việc chọn nhà thầu tư vấn giám sát uy tín trong nước. Đồng thời cũng trình bộ công thương phương án hỗ trợ lựa chọn nhà thầu EPC có đầy đủ kinh nghiệm với những dự án cả đầu tư nâng cấp và xây mới. , Bộ Công thương sẽ tổ chức một số đoàn khảo sát những nước có trình độ công nghệ cao mà đang cần bán máy như Nhật, Hàn Quốc, châu Âu… hơn nữa tranh thủ giá cả máy móc đang rẻ, tổng công ty cần đề nghị lên bộ công thương giúp tổng công ty trong việc thẩm định máy móc thiết bị để  có thể nhanh chóng thực hiện việc mua các thiết bị từ các nhà máy nói trên. KẾT LUẬN Dự án đầu tư mở rộng giấy Bãi Bằng là một dự án nhóm A trọng điểm, vốn đầu tư theo dự toán có xu hướng tăng lên đến gần 8000 tỷ đồng và với con số này thì vốn đối ứng sẽ tăng thêm rất lớn, điều đó đồng nghĩa với việc tiến độ dự án sẽ bị trừ hõan dài, ảnh hưởng lớn đến nhà máy giấy Bãi Bằng, và những khu vực liên đới như hộ trồng rừng. Là đơn vị dẫn đầu về quy mô, sản lượng và chất lượng sản phẩm, hội nhập kinh tế với nhiều thử thách và khó khăn về cạnh tranh, hy vọng rằng với Bãi Bằng đây sẽ là cơ hội để thử sức và tiến hành đổi mới trên nhiều phương diện để phù hợp và nắm bắt được nhiều cơ hội mới. Với một dự án lớn có ảnh hưởng lớn đến kết cấu ngành và nền kinh tế, chính phủ cần hỗ trợ cho dự án để dự án sớm đi vào hoạt động. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.     -Báo cáo tài chính các năm 2002, 2004, 2005, 2006,2007 2.     -Dự toán được phê duyệt giai đoạn 1 3.     -Lịch sử hình thành và phát triển nhà máy giấy Bãi Bằng qua 25 năm 4.     -Trang web của tổng công ty giấy Việt Nam www.vinapaco.com.vn 5.     -Trang web của hiệp hội giấy Việt Nam 6.     -Các thông tin từ cổng thông tin về dự án trọng điểm quốc gia NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDự án đầu tư mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng của tổng công ty giấy Việt Nam Thực trạng và Bài học kinh nghiệm.doc
Luận văn liên quan