Đề tài Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH thực phẩm xuất khẩu Sơn Tây

Theo những cung cấp từ phía công ty thì khoản phải thu KH thông thường là những khoản thu dễ thu hồi. Thêm vào đó công tác thu hồi nợ của công ty luôn được đánh giá tốt, những chính sách quản trị các khoản phải thu có hiệu quả được thể hiện qua chỉ tiêu kỳ thu tiền BQ đã được phân tích ở chương 2. Tuy số chỉ số vòng quay khoản phải đang có xu hướng tăng và kỳ thu tiền BQ có xu hướng giảm trong thời gian tới nhưng công ty cũng cần phải có những nỗ lực cao hơn trong công tác thu hồi nợ và quản trị các khoản phải thu. Đối với công tác thu hồi nợ: Thường xuyên theo dõi khoản phải thu và đôn đốc, ghi nhận thời hạn trả nợ của KH, gửi thư thông báo thời hạn trả nợ hoặc điện thoại với khách hành xác nhận thời hạn trả nợ. Muốn thế, công ty nên chủ động liên hệ với KH sớm, thay vì chờ đến ngày hoá đơn hết hạn thanh toán. Điều này không chỉ giúp công ty quản lý tốt các khoản phải thu, mà còn giúp công ty giữ được mối quan hệ tốt với KH. Công ty có thể đầu tư phần mềm quản lý công nợ, giúp việc theo dõi khoản nợ nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và giảm bớt nhân sự trong công tác quản lý công nợ. Đối với công tác quản trị các khoản phải thu: Công ty cần xác định xác đáng tỷ lệ các khoản phải thu hưởng chiết khấu thanh toán, tỷ lệ các khoản trả đúng hạn của chính sách tín dụng và tỷ lệ khoản phải thu trả chậm so với qui định của chính sách, công ty phải tiến hành đánh giá tuổi nợ của khoản phải thu, từ đó nắm bắt những thông tin tín dụng tổng quát về KH và điều chỉnh các yếu tố của chính sách tín dụng cho phù hợp. Để làm được điều này, cần phải theo dõi các khoản phải thu sắp tới hạn có chính sách thu tiền thích ứng

pdf105 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH thực phẩm xuất khẩu Sơn Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuần tăng trong khi chi phí sản xuất nhìn chung không có sự biến động 0 10 20 30 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 23,79 12,8 23,44 Suất h o phí củ TSDH so với LNST Suất hao phí của TSDH so với LNST Thang Long University Library 55 nhiều về giá làm LN sau thuế năm 2012 tăng 85,84% so với năm 2011. Trong khi đó TSDH năm 2012 và năm 2011 là không có biến động nhiều do năm 2012 DN thanh lý 02 máy trộn và đồng thời xây thêm 1 bãi gửi xe cho công nhân và lượng chênh lệch giữa giá thanh lý và chi phí xây bãi không đáng kể làm cho tốc độ tăng LN sau thuế nhanh hơn tốc độ tăng đầu tư TSDH dẫn đến suất hao phí năm 2012 lớn hơn năm 2011. Năm 2012- 2013: Tốc độ giảm LN sau thuế lại giảm còn 44,76% trong khi TSDH lại tăng 1,15% so với năm 2012 làm cho suất hao phí TSDH năm 2013 lại tăng so với năm 2012. Đây là tín hiệu cho thấy năm 2013 DN sử dụng TSDH còn chưa thực hiệu quả. Tóm lại suất hao phí của TSDH so với LN còn tăng giảm thất thường. Điều này chứng tỏ công ty còn chưa có phương án để sử dụng TSDH một cách hiệu quả nhất. Tỷ suất sinh lời của TSDH Năm 2011-2012, tỷ suất sinh lời trên TSDH là 0,04 lần có nghĩa là khí công ty bỏ ra 1 đồng đầu tư cho TSDH thì sẽ thu về được 0,04 đồng LN sau thuế. Năm 2012 thì LN sau thuế mang về tăng lên 0,08 đồng nếu như công ty vẫn đầu tư 1 đồng vào TSDH. Nguyên nhân tăng là do trong 2 năm đó TSDH là bằng nhau theo như giả thích ở phần hiệu suất sử dụng TSDH trong khi LN năm 2012 lại tăng 85,84% so với năm 2011 làm cho tỷ suất sinh lời năm 2012 tăng hơn so với năm 2011. Điều này chứng tỏ năm 2012 DN đã sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn đầu tư cho TSDH Năm 2012-2013, tỷ suất sinh lời trên TSDH lại giảm 0,04 lần so với năm 2012 và bằng tỷ suất sinh lời trên TSDH của năm 2011. Việc giảm này là do năm 2013 LN của công ty giảm 44,74% trong khi lượng TSDH lại tăng 1,15% so với năm 2012 làm cho tỷ suất sinh lời trên TSDH năm 2013 giảm. Điều làm mất đi khoản LN từ việc sử dụng không hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho TSDH. Ta thấy sự biến động của tỷ suất sinh lời trên tổng TSDH (ROLA) phụ thuộc vào sự tăng giảm của 2 yếu tố là số vòng quay TSDH và tỷ suất sinh lời trên DT. Sự tác động đó được cụ thể trong phụ lục 14, 15 như sau: Năm 2011-2012: Với sự biến động tăng của số vòng quay TSDH 1,08 lần đã tác động đến làm ROLA tăng 0,05 lần. Bên cạnh đó thì sự thay đổi của ROS giảm 0,01 lần đã làm ROLA giảm 0,006 lần. Sự biến động của cả hai yếu tố trên đã làm ROLA tăng 0,043 lần. Năm 2012-2013: Với sự biến động giảm của số vòng quay TSDH 1,1 lần đã tác động đến làm ROLA giảm 0,043 lần. Bên cạnh đó thì sự thay đổi của ROS tăng 0,01 lần đã làm ROLA tăng 0,017 lần. Sự biến động của cả hai yếu tố trên đã làm ROLA giảm 0,026 lần. 56 Nhìn chung hiệu quả sử dụng TSDH phụ thuộc nhiều vào số vòng quay TSDH. Do sự tác động của số vòng quay TSDH lớn hơn tác động của ROS lên ROLA. Sức sản xuất củ TSCĐ Năm 2011-2012: Sức sản xuất của TSCĐ là 0,92 lần. Năm 2012 là 2 lần, tăng gần 1,08 lần so với năm 2011. Điều này có nghĩa là khi DN đầu tư 1 đồng vào TSCĐ thì DN sẽ thu về được 0,92 đồng DT ở năm 2011 và 2 lần ở năm 2012. Việc tăng này là do tốc độ tăng DT thuần năm 2012 là 118,06% tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của TSCĐ, chứng tỏ DN đã biết đầu tư vào TSCĐ một cách hiệu quả, không lãng phí vốn khi đầu thêm TSCĐ năm 2012. Năm 2012-2013: Khi công ty đầu tư 1 đồng vào TSCĐ thì công ty sẽ thu về được 0,82 đồng DT thuần. Lượng DT này giảm 1,18 đồng so với năm 2012 do năm 2013 lượng hàng hóa DN bán ra giảm dẫn đến DT thuần giảm 54,47% so với năm 2012, trong khi năm 2013 DN lại đầu tư tăng thêm 10,75% TSCĐ làm cho sức sản xuất TSCĐ năm 2013 giảm so với năm 2012. Việc giảm này là không tốt vì nó cho thấy khả năng khai thác hiệu quả sử dụng TSCĐ của năm 2013 còn chưa tốt. Đầu tư thêm vào TSCĐ mà DT thuần lại giảm đi làm DN mất đi chi phí cơ hội đầu tư từ chính nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ tăng thêm đó. Tỷ suất sinh lời củ TSCĐ (RONA) Năm 2012, tỷ suất sinh lời trên TSCĐ là 0,08 lần, tăng 0,04 lần so với năm 2011. Có nghĩa là khi doanh nghiêp bỏ 1 đồng ra đầu tư cho TSCĐ thì sẽ đem về 0,08 đồng LN năm 2012. Trong 3 năm thì năm 2012 là năm có tỷ suất sinh lời trên TSCĐ cao nhất. Nguyên nhân là do LN sau thuế năm 2012 là 210 triệu VNĐ cao nhất. Trong khi giá trị TSCĐ năm 2011 và 2012 bằng nhau và cùng ít hơn giá trị TSCĐ năm 2013 dẫn đến lượng LN mà DN thu được khi đầu tư 1 đồng vào TSCĐ là cao nhất. Điều này chứng tỏ năm 2012 là năm mà DN sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả nhất, nó góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Phân tích dupont cho TSCĐ ta dùng phương pháp thay thế liên hoàn ta xem xét yếu tố ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến sự biến động của tỷ suất sinh lời TSCĐ qua phụ lục 16, 17 ta thấy rõ như sau: Năm 2011-2012: Với sự biến động tăng của số vòng quay TSCĐ 1,08 lần đã tác động đến làm RONA tăng 0,05 lần. Bên cạnh đó thì sự thay đổi của ROS giảm 0,01 lần đã làm RONA giảm 0,01 lần. Sự biến động của cả hai yếu tố trên đã làm RONA tăng 0,05 lần. Năm 2012-2013: Với sự biến động giảm của số vòng quay TSCĐ 1,18 lần đã tác động đến làm RONA giảm 0,05 lần. Bên cạnh đó thì sự thay đổi của ROS tăng 0,01 Thang Long University Library 57 lần đã làm RONA tăng 0,02 lần. Sự biến động của cả hai yếu tố trên đã làm RONA tăng 0,03 lần. Nhìn chung tỷ suất sinh lời trên TSCĐ phụ thuộc nhiều vảo cả sự vận động tăng giảm của số vòng quay TSCĐ và của tỷ suất sinh lời trên DT. Để tăng hiệu suất sử dụng TSCĐ thì DN cần tăng cả 2 chỉ tiêu này lên. Cụ thể là để tăng số vòng quay TSDH thì DN cần đầu tư thêm vào máy móc thiết bị hiện đại thay thế máy móc lạc hậu, đồng thời phải sử dụng thật hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ đó. Bên cạnh đó phải quản lý chặt chẽ chi phí sản suất, tiết kiệm chi phí một cách tối ưu để tăng LN, tăng khả năng sinh lời của DN. 2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn a. Chỉ tiêu đo lƣờng vốn chủ sở hữu Dựa vào phụ lục 18 ta thấy tỷ suất LN ròng trên VCSH (ROE) của các năm thay đổi theo chiều hướng tăng rồi lại giảm. Năm 2012, ROE là 0,04 lần có nghĩa là khi DN bỏ ra 1 đồng từ nguồn VCSH ra đầu tư thì DN sẽ thu về được 0,04 đồng LN sau thuế. Ta thấy ROE năm 2012 là cao nhất trong 3 năm. Nguyên nhân của sự tăng giảm ROE trong các năm trên là do sự ảnh hưởng của 3 nhân tố sau: Thứ nhất là do hiệu suất sử dụng TS năm 2012 cao hơn TB hiệu suất sử dụng TS của 2 năm còn lại là 62,27% do khả năng quản lý và sử dụng TS năm 2012 tốt làm cho tốc độ tăng DT năm 2012 là cao nhất trong khi tốc độ tăng TS lại thấp làm tăng hiệu quả sử dụng TS của công ty. Thứ hai là tổng TS/VCSH năm 2012 là 2,77 lần. Hệ số này là cao nhất so với năm 2012 và năm 2013, BQ cao hơn 12,15%. Nguyên nhân là do trong 3 năm thì năm 2012 là năm có tổng TS nhiều nhất và BQ là nhiều hơn 33,73 % so với 2 năm còn lại trong khi VCSH năm 2012 chỉ thấp hơn 6,13% so với năm 2011 là năm có lượng VCSH nhỏ nhất. Thứ ba là năm 2012 là năm có tỷ suất sinh lời trên DT thuần (ROS) nhỏ nhất. Tuy nhiên nó chỉ thấp hơn hai năm còn lại 20%. Ta thấy trong 3 nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất LN ròng trên VCSH (ROE) thì có 2 nhân tố là hiệu suất sử dụng TS và tổng TS/VCSH của năm 2013 là cao nhất. Tỷ suất sinh lời trên DT thuần mặc dù là nhỏ nhất song chênh lệch là không lớn làm cho tỷ suất sinh lời trên VCSH năm 2012 là cao nhất. Tiếp theo ta sẽ phân tích tác động của từng yếu tố đến ROE dựa vào phụ lục số 19 Năm 2011-2012: Với sự biến động tăng vòng quay tổng TS lên 0,15 lần đã tác động làm ROE tăng lên 0,015 lần. Bên cạnh đó thì ROS lại giảm 0,01 lần làm ROE 58 cũng giảm 0,004 lần. Tiếp đó là việc tăng số lần TS/VCSH 0,58 lần đã làm ROE tăng 0,007 lần. Kết hợp sự biến động đồng thời của 3 yếu tố trên đã làm cho tổng số ROE tăng lên 0,018 lần. Năm 2012-2013: Với sự biến động giảm vòng quay tổng TS xuống 0,16 lần đã tác động làm ROE giảm lên 0,017 lần. Bên cạnh đó thì ROS lại tăng 0,01 lần làm ROE cũng tăng 0,009 lần. Tiếp đó là việc giảm số lần TS/VCSH 0,57 lần đã làm ROE giảm 0,009 lần. Kết hợp sự biến động đồng thời của 3 yếu tố trên đã làm cho tổng số ROE giảm xuống 0,017 lần. Tóm lại tỷ suất sinh lời trên VCSH đều chịu tác động mạnh của 3 yếu tố là số vòng quay tổng TS, tỷ suất sinh lời trên DT và tỷ lệ TS/VCSH. Để tăng ROE thì DN cần tăng cả 3 chỉ số trên. Cụ thể là tác động tới cơ cấu tài chính của DN thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động. Tăng hiệu suất sử dụng TS. Nâng cao số vòng quay của TS, thông qua việc vừa tăng quy mô về DT thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng TS. Tăng DT, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó tăng LN của DN. b. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay Theo tính toán ở phụ lục 20 ta thấy: Hệ số thanh toán lãi vay: giảm dần trong 3 năm. Năm 2011 nếu như cứ 1 đồng DN phải trả lãi vay sẽ mang về 3,08 đồng LN trước thuế và lãi vay. Đến năm 2012 và 2013 cũng với 1 đồng trả lãi như vậy công ty chỉ thu về 1,93 đồng LN trước thuế và lãi vay, giảm 1 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của LN trước thuế và lãi vay tăng chậm hơn tốc độ gia tăng của lãi vay. Điều này cho thấy khả năng trả lãi của DN ngày càng giảm, mặc dù không chỉ có mỗi LN trước thuế và lãi vay bù đắp cho khoản trả lãi vay mà còn có nguồn vốn từ lượng tiền mặt khấu hao TS... Hệ số thanh toán lãi vay của công ty tuy có giảm song vẫn đảm bảo có thể trả nợ được mà không cần đến LN từ các nguồn khác. Tuy nhiên DN vẫn cần tìm những nguồn vay với lãi suất hợp lý hơn đồng thời có chiến lược kinh doanh thật sáng suốt để tăng LN và giảm lãi vay để công ty có thể tăng hệ số thanh toán lãi vay. Qua đó giúp DN giảm sức ép trả lãi. Tỷ suất sinh lời trên tiền vay: trong các năm có sự biến động như sau: Năm 2011-2012: tỷ suất sinh lời trên tiền vay là 0,27 lần tăng 162,16% so với năm 2011. Có nghĩa là nếu như ở năm 2012 cứ 1 đồng tiền DN đi vay sẽ mang về 0,1 đồng LN trước thuế và lãi vay thì năm 2011 chỉ mang về 0,17 đồng. Việc tăng này là do năm 2012 DN không vay thêm vốn mà chỉ vay bằng lượng vay năm 2011. Trong khi năm 2012 LN trước thuế và lãi vay lại tăng 360 triệu VNĐ tức tăng 162.16% so Thang Long University Library 59 với năm 2011 chính vì vậy mà tỷ suất sinh lời trên tiền vay lại tăng. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đi vay của DN năm 2012 hiệu quả hơn năm 2011. Năm 2012-2013: tỷ suất sinh lời trên tiền vay lại giảm 0,03 đồng so với năm 2012 còn 0,24 đồng (nếu như DN vẫn đi vay 1 đồng). Cả LN trước thuế và lãi vay và số tiền vay năm 2013 đều giảm. Tuy nhiên tốc độ giảm của LN nhanh hơn tốc độ giảm của số tiền vay nên làm cho tỷ suất sinh lời trên tiền vay năm 2013 giảm so với năm 2012. Ta thấy hiệu quả sử dụng vốn năm 2013 không tăng mà lại giảm cho thấy DN chưa khai thác tối đa lợi ích từ vốn vay, nguồn vốn vay đầu tư có hiệu quả giảm sút. Công ty cần có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho thật hiệu quả để tránh lãng phí chi phí lãi vay. 2.2.2.3 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng chi phí Dựa vào phụ lục 21 ta thấy được hiệu quả sử dụng chi phí được thấy rõ thông qua các chỉ tiêu sau: a. Tổng chi phí Ta thấy GVHB luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong DT, BQ là 79,82%. Tỷ trọng chi phí so với DT tăng dần qua các năm từ 2,91% năm 2011 tăng 7,4% thành 10,31% điều này cho thấy chi phí tài chính mà ở đây là chi phí lãi vay tăng dần. Lượng tiền vay thì giảm ít trong khi công ty vẫn phải trả nhiều lãi vay chứng tỏ công ty ngày càng phụ thuộc nhiều vào vay nợ bên ngoài. Việc huy động vốn từ bên ngoài để sản xuất kinh doanh là tốt tuy nhiên nếu không sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay đó thì công ty sẽ làm mất chi phí cơ hội từ việc sử dụng chi phí lãi vay sang đầu tư các lĩnh vực khác. Tiếp đó là tỷ trọng chi phí quản lý kinh doanh giảm đột ngột từ 10,61% xuống còn 3,57% trong tổng DT là do năm 2013 DN tái cấu trúc lại toàn bộ bộ máy nhân sự của công ty, DN đã cắt giảm rất nhiều các bộ phận không cần thiết nhằm cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả sản suất kinh doanh. Hiệu suất sử dụng chi phí giữa các năm có thay đổi tăng giảm, tuy nhiên chỉ biến động nhẹ và nhìn chung là hiệu suất này đều lớn hơn 1. Tức là trong kỳ BQ DN đầu tư 1 đồng chi phí thì sẽ thu về hơn 1 đồng DT. Tỷ suất LN trên chi phí BQ là 4,67% tức là trong kỳ TB DN cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì sẽ thu được 4,67 đồng LN. Tỷ suất này tăng chứng tỏ công ty đầu tư có hiệu quả. b. Giá vốn hàng bán Năm 2012 GVHB tăng 112,98% so với năm 2011 là do năm 2012 tổng DT thuần tăng 118,06% làm cho công ty phải thu mua nhiều NVL như măng củ, dưa chuột, tỏi, ớt, dấm và nhiên liệu như xăng dầu để vận hành máy móc thiết bị, tăng chi phí nhân công. Cụ thể thì nếu như năm 2011 DN thu mua trên 120 tấn dưa chuột với giá 5.700VNĐ/kg, 90 tấn măng củ tươi với giá 4.100VNĐ/kg thì đến năm 2012 công ty 60 mua trên 250 tấn dưa chuột với giá 5.800VNĐ/kg, và 210 tấn măng củ với giá 4.100VNĐ/kg. Tuy nhiên đến năm 2013 thì tốc độ tăng trưởng lại âm, so với năm 2012 thì GVHB lại giảm 53,45%. Nguyên nhân là do càng ngày công ty càng có nhiều các đối thủ khác từ trong nước và ngoài nước, trên thị trường xuất hiện các sản phẩm thay thế như xoài muối, dấm gạo trắng từ Thái Lan.., do mới bước chân vào thị trường thực phẩm đóng lọ này nên chủ yếu họ sử dụng các chiến lược về giá cả khiến cho các sản phẩm cùng loại của họ có chi phí thấp hơn. Điều này dẫn đến số lượng sản phẩm được bán ra của công ty giảm đáng kể dẫn đến DN nhập các nguyên nhiên liệu ít hơn so với năm 2012 làm GVHB cũng giảm theo, và cụ thể là giảm 53,45%. Chi phí tài chính Qua bảng cân đối kế toán ta thấy chi phí tài chính chỉ có chi phí lãi vay mà không còn các chi phí khác. Kể từ sau năm 2011, chi phí tài chính của công ty tăng mạnh mỗi năm, trong đó tăng mạnh nhất là năm 2012 với tổng chi phí tài chính là 302 triệu VNĐ tăng 321% so với năm 2011. Việc gia tăng các khoản vay ngắn hạn là nguyên nhân chính làm chi phí tài chính. Các khoản vay ngắn hạn dùng để bổ sung vốn lưu động, dùng mua nguyên liệu. Ta thấy công ty chi nợ NH. Trong đó vay NH BQ chiếm 32% trong tổng nợ NH, phải trả cho người bán chiếm 27%, người mua trả tiền trước chiếm 33%, còn lại là DN lấy từ nguồn vay nợ của người lao động và các khoản chi phí phải trả khác. Trong 3 năm thì vay nợ NH năm 2012 là nhiều nhất, tăng 58% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do năm 2012 doanh nghiệp cần gấp nguồn vốn để đầu tư cho TSNH nên đã vay tiền với lãi suất là 21%/ năm. Lượng tiền vay của 2 năm là bằng nhau nhưng lãi suất năm 2012 tăng làm chi phí lãi vay từ 72 triệu VNĐ năm 2011 lên 302 triệu VNĐ vào năm 2012. Việc tăng lãi suất đi vay tăng giúp DN giải quyết được vấn đề về vốn lưu động một cách nhanh chóng, thúc đẩy quá trình sản xuất diễn ra kịp tiến độ để cung ứng ra thị trường. Từ đó làm tăng niềm tin của KH đối với DN. Năm 2013 nợ NH giảm 36% so với năm 2012 làm chi phí lãi vay giảm từ 302 triệu VNĐ xuống còn 253 triệu VNĐ giảm 16,29% so với năm 2012. Cụ thể là năm 2013 lượng HTK của công ty là 4.415 VNĐ giảm 43,76% so với năm 2012 lượng HTK của DN trị giá là 6.674 triệu VNĐ. DT của DN giảm như các phân tích ở phần trên trong khi HTK từ năm 2012 nhiều làm cho năm 2013 DN cần ít vốn lưu động hơn, khiến cho nợ NH năm 2013 giảm 35,87%. Việc nợ NH giảm làm chi phí tài chính, đồng thời DN cũng ít bị phụ thuộc hơn về nguồn vốn vay từ ngân hàng, từ người lao động và từ các nguồn tài trợ khác Thang Long University Library 61 Nhìn chung trong kết cấu nợ phải trả của DN thì DN chủ yếu vay nợ NH. Điều này chứng tỏ công ty chỉ tập chung sản xuất ngắn hạn chứ chưa đầu tư DH việc này làm DN bỏ lỡ mất các nguồn LN từ đầu tư DH. Chi phí quản lý kinh doanh Tỷ trọng của chi phí quản lý kinh doanh với tổng DT trong các năm từ 2011- 2013 có sự thay đổi như sau: Năm 2011-2012 tỷ trọng của chi phí quản lý kinh doanh với tổng DT là 10,6% tăng 0,03% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do để DT tăng công ty đã gia tăng sản xuất trả tăng lương cho nhân viên quản lý và nhân viên bán hàng, tăng chi phí tiếp kháchViệc tăng các chi phí quản lý kinh doanh này giúp DN quản lý tốt được các khâu từ sản xuất đến lúc bán hàng, làm tăng chất lượng cung cấp dịch vụ hàng hóa và chiếm được niềm tin từ KH. Năm 2012-2013: tỷ trọng của chi phí quản lý với tổng DT giảm đột ngột từ 10,61% xuống còn 3,59%. Tức là giảm 7,03% so với năm 2013. Số lượng hàng bán giảm khiến GVHB năm 2013 giảm 53,45% so với năm 2012. Lượng hàng hóa DN bán ra giảm làm cho DN phải cắt giảm chi phí quản lý để tiết kiệm tối đa tổng chi phí, từ đó duy trì mức LN cho DN. Tuy nhiên việc cắt giảm chi phí quản lý kinh doanh mặc dù giúp DN hạ thấp GVHB tăng LN, tuy nhiên nó làm giảm chất lượng và tiến độ từ các khâu sản xuất. Tóm lại DT của công ty tăng thì chi phí quản lý kinh doanh tăng mà DT giảm thì chi phí quản lý kinh doanh cũng giảm theo. Tuy nhiên DT giảm DN không nên cắt giảm quá nhiều chi phí bán hàng. Công ty nên đầu tư thêm vào việc đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp vì đội ngũ nhân viên bán hàng như bộ mặt của công ty khi KH tới mua và sử dụng hàng hóa sản phẩm của công ty. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí được thể hiện qua phụ lục 22 Hiệu suất sử dụng chi phí năm 2011 là 1,06 lần, đến năm 2012 thì giảm xuống 1,05 lần. Tức là năm 2012 với một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ cho sản xuất kinh doanh thì thu được 1,05 đồng DT. Tuy nhiên từ năm 2013 trở đi thì hiệu suất sử dụng chi phí lại tăng lên thành 1,06 lần. Tương tự với tỷ suất LN trên chi phí. Chỉ tiêu này cũng có xu hướng giống với chỉ tiêu tiêu hiệu suất sử dụng chi phí. Chỉ tiêu này giảm vào năm 2012 và đạt ở mức 0,05 lần vào năm 2011 và năm 2013. So sánh với năm 2012 thì chỉ tiêu này tăng 0,01 lần so với năm 2012 . Điều này có nghĩa là năm 2012, một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 0.04 đồng LN. Trong năm 2013, tỷ suất LN tăng là do tốc độ tăng của tổng LN cao hơn tốc độ tăng của tổng chi phí trong kỳ. 62 2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH thực phẩm xuất khẩu Sơn Tây 2.3.1 Hiệu quả sử dụng TSNH TSNH vẫn chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng TS. Trong đó chủ yếu là giá trị HTK và giá trị từ các khoản nợ từ KH. Ta thấy thời gian quay vòng HTK có xu hướng tăng, mức dự trữ HTK không hợp lý làm tăng chi phí dẫn đến giảm khả năng sinh lời của DN. Tiếp đó thời gian quay vòng các khoản phải thu KH tăng do DN áp dụng chính sách tín dụng chưa thực hiệu quả đã làm giảm nguồn LN từ nguồn vốn không sinh lời khi DN cho KH nợ nhiều.. 2.3.2 Hiệu quả sử dụng TSDH TSDH của DN trong các năm về cơ bản là tăng nhẹ và có xu hướng ổn đinh. Số vòng quay của TSDH có xu hướng giảm do TSDH của DN vận động chậm. Thêm vào đó thì suất hao phí của TSDH trên DT và trên LN sau thuế tăng do TSDH mà chủ yếu là TSCĐ không được đầu tư nhiều, các máy móc thiết bị của DN còn khá lạc hậu nên hiệu quả sản xuất kém. Bên cạnh đó tỷ suất sinh lời của DN giảm nên đã làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất của Công ty. 2.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn vay Hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty trong thời gian gần đã làm giảm thể hiện hệ số thanh toán lãi vay giảm do lãi suất đi vay của Công ty có xu hướng tăng trong khi LN thu về lại giảm đi. Hơn nữa tỷ suất sinh lời trên tiền vay có xu hướng giảm đã cho thấy hiệu quả sử dụng vốn vay cảu DN chưa cao. Trong thời gian tới, nhà quản trị cần đưa ra những quyết định vay tiền đầu tư vào hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả hơn để gia tăng khả năng sinh lời của mình. 2.3.4 Hiệu quả sử dụng VCSH Qua phân tích ta thấy, VCSH của DN là khá cao. BQ chiếm 42,37% trên tổng nguồn vốn. Điều này phản ánh khả năng tự tài trợ của công ty là khá tốt, công ty không bị phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng và vay đối tác kinh doanh. Điều này phản ánh sự ổn định về tài chính của công ty trong năm tài chính vừa qua và trong tương lai gần. Hơn nữa tỷ suất LN ròng trên VCSH lại có xu hướng tăng do công ty đã tận dụng được hiệu quả của đòn bẩy tài chính. Do vậy trong tương lai Công ty nên cân nhắc nguồn tài trợ, đồng thời không ngừng phát huy được hiệu ứng đòn bẩy tài chính để nâng cao khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu để có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh Thang Long University Library 63 2.3.5 Hiệu quả sử dụng chi phí Nhìn chung về tình hình quản lý chi phí chưa được tốt, Chi phí quản lý kinh doanh còn cao trong khi hiệu quả đạt được thì lại thấp. Tổng chi phí của công ty không ngừng gia tăng qua các năm, trong đó chi phí GVHB ảnh hưởng nhiều nhất. Hiệu suất sử dụng chi phí và tỷ suất LN trên chi phí có xu hướng ổn định. Điều này cho thấy chính sách phát triển của Công ty còn khá cứng nhắc. Vì thế, công ty cần linh hoạt hơn nữa trong chính sách phát triển của mình để LN của DN ở mức lớn nhất có thể. Mà để làm được việc đó thì trước tiên Công ty phải có biện pháp quản lý chi phí tốt. 64 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM XUẤT KHẨU SƠN TÂY 3.1 Mục tiêu và phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của công ty Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đặc biết là các đối thủ từ Trung Quốc và Thái Lan, để đứng vững và phát triển mỗi DN phải tự tìm cho mình một lối đi phù hộ trong từng giai đoạn trên cơ sở thực tế của từng DN. Với chiến lược đúng đắn, xây dựng cho mình những mục tiêu kế hoạch và biện pháp cụ thể mang tính khả thi đảm bảo mang lại kết quả và hiệu quả kinh doanh cao nhất. Mục tiêu và kế hoạch của công ty trong thời gian tới Trong quá trình hoạt động, công ty đã xây dựng cho mình những mục tiêu chiến lược cụ thể và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Công ty Mở rộng quy mô sản xuất, tăng LN, tăng thu cho ngân sách nhà nước, ổn định và nâng cao mức sống cho người lao động. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nâng cao chất lượng thỏa mãn nhu cầu KH, cao sức cạnh tranh mở rộng thị trường tiêu thụ. Kế hoạch cụ thể: Mặc dù là công ty có quy mô nhỏ nhưng từ khi đi vào hoạt động sản xuất dưới loại hình thức công ty TNHH, tuy còn nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất nhưng những gì đã đạt được thì cán bộ công nhân viên trong công ty hoàn toàn có quyền tự hào và tin tưởng vào ban lãnh đạo của họ. Có thể nói đây là nguồn động viên lớn nhất dành cho ban lãnh đạo nhưng đồng thời cũng đặt ra những nhiệm vụ khó khăn hơn trong những năm sắp tới. Làm sao để công ty phát triển, và đặc biệt đời sống của công nhân viên trong công ty phải được nâng cao. Vì vậy ban lãnh đạo công ty đã đề ra kế hoạch rõ ràng cho năm 2015 như sau: Thang Long University Library 65 Bảng 3.1 Kế hoạch tƣơng l i Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 % tăng trƣởng Tổng DT Triệu đồng 4.000 163,14 Tổng LN trƣớc thuế Triệu đồng 400 258,15 Tổng số l o động Người 30 150 Tiền lƣơng củ 1 ngƣời/1 tháng Triệu đồng 3,2 152,38 Theo như kế hoạch thì năm 2015 DN cần tăng tất cả các chỉ tiêu sau so với năm 2013 DT 4.000-2.452= 1.548 triệu VNĐ tương ứng với tăng 63,14%. LN sau thuế tăng 400- 155= 245 triệu VNĐ tương ứng tăng 158,15% Tổng số lao động tăng thêm là 30-20 = 10 người tăng 50% lao động Tiền lương của 1 người/tháng tăng 3.2-2.1= 1.1 triệu VNĐ tương đương tăng 52,38%. Như vậy qua bảng dự kiến kế hoạch năm 2015 của công ty có thể nhận thấy hầu hết các chỉ tiêu dự kiến do công ty đặt ra đều tăng so với năm 2013, đồng thời những số liệu dự kiến của công ty phần nào cho thấy xu hướng phát triển của công ty. Tuy nhiên để hoàn thành các mục tiêu đưa ra thì ban lãnh đạo công ty đòi hỏi phải có phương hướng phát triển và khắc phục những mặt còn hạn chế, đồng thời sử dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả một cách cụ thể. 3.1.1 Phương hướng phát triển của công ty Phƣơng hƣớng phát triển thị trƣờng tiêu thụ Những năm gần đây đất nước ta tham gia quá trình hội nhập vô cùng mạnh mẽ từ rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Vì vậy DN cần xác định rõ hướng đi cho mình trong công tác mở rộng thị trường là đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm của mình không chỉ cho các đối tượng là bà con kiều bào Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài mà còn cả khách mới chính là khách nước ngoài Phƣơng hƣớng phát triển sản phẩm Sản phẩm luôn là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chiến thắng trong cuộc cạnh tranh thị trường. Đa phần KH mục tiêu của DN là các KH nước ngoài có thu nhập ở mức TB trở lên nên việc lựa chọn các sản phẩm có chất lượng tốt sẽ được ưu tiên. Chính vì vậy DN cần tìm hiểu thêm về sản phẩm để có thể tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa thay thế tốt hơn, chất lượng tuyệt hảo để KH dễ lựa chọn. 66 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty 3.2.1 Biện pháp nâng cao hiệu quả Marketing Hiện nay công ty chưa có một phòng riêng biệt nào đứng ra đảm trách về công tác maketing. Các hoạt động marketing của công ty chủ yếu do việc phối hợp giữa phòng kế hoạch- Kinh doanh cùng với ban giám đốc xúc tiến và đảm nhiệm. Chưa có công tác nghiên cứu thị trường. Chính vì vậy biện pháp thành lập và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường là vấn đề cần thiết. Biện pháp này có ý nghĩa quan trọng để tăng DT, tăng cường nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Để mang lại hiệu quả tốt khi thực hiện biện pháp này công ty cần Xây dựng chính sách giá cả hợp lý: Đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong việc nâng cao sức mạnh cạnh tranh các sản phẩm của công ty trên thị trường. Công ty nên điều chỉnh mức giá theo từng thời điểm, mục tiêu của chiến lược, từng khu vực thị trường. Ngoài ra công ty cần thực hiện song song chính sách sản phẩm đó là áp dụng mức giá cao khi sản phẩm có vị trí đứng chắc trên thị trường, mức giá thấp hơn khi thị trường đang trong giai đoạn suy thoái hay công ty đang có ý định xâm nhập thị trường, theo đuổi mục tiêu doanh số. Áp dụng mức giá thấp hơn 2%-3% đối với KH thanh toán ngay nhằm thu hồi nhanh vốn lưu động để tránh tình trạng ứ đọng vốn. Đối với hàng hóa tồn kho lâu ngày công ty nên thực hiện chào bán giảm giá chào bán công khai và hướng tới bộ phận tiêu thụ trong nước, đặc biệt là vùng nông thôn. Xây dựng 2 kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp. Qua kênh phân phối trực tiếp công ty có thể điều tra tình hình tiêu thụ sản phẩm. Kênh tiêu thụ gián tiếp thì các KH sẽ phải chịu mức giá cao hơn do phải thông qua người trung gian. Vì vậy công ty cần xây dựng hệ thống nhà phân phối trung gian dựa trên những cam kết có lợi cho KH và việc xây dựng uy tín, thương hiệu cho công ty. 3.2.2 Tăng cường hiệu quả các khoản phải thu KH Các khoản phải thu ngắn hạn có sự gia tăng qua các năm. Do đặc thù của ngành khai thác và chế biến lâm sản là chi phí NVL đầu vào chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất nên TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TS, trong đó, TSNH chủ yếu là HTK và các khoản phải thu ngắn hạn. Trong thời gian qua, mặc dù công ty đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý và sử dụng TSNH một cách hiệu quả hơn, công ty có DT tăng, LN có tăng nhưng chậm. Kết quả cho thấy việc sử dụng TSNH còn chưa cao. Mục tiêu hiệu quả đạt được của công ty là hướng tới đạt LN cao nhất, đứng trước tình hình như hiện nay, công ty phải tìm cách khắc phục tình trạng đó, đẩy nhanh công tác hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH của công ty trong thời gian tới. Thang Long University Library 67 Theo những cung cấp từ phía công ty thì khoản phải thu KH thông thường là những khoản thu dễ thu hồi. Thêm vào đó công tác thu hồi nợ của công ty luôn được đánh giá tốt, những chính sách quản trị các khoản phải thu có hiệu quả được thể hiện qua chỉ tiêu kỳ thu tiền BQ đã được phân tích ở chương 2. Tuy số chỉ số vòng quay khoản phải đang có xu hướng tăng và kỳ thu tiền BQ có xu hướng giảm trong thời gian tới nhưng công ty cũng cần phải có những nỗ lực cao hơn trong công tác thu hồi nợ và quản trị các khoản phải thu. Đối với công tác thu hồi nợ: Thường xuyên theo dõi khoản phải thu và đôn đốc, ghi nhận thời hạn trả nợ của KH, gửi thư thông báo thời hạn trả nợ hoặc điện thoại với khách hành xác nhận thời hạn trả nợ. Muốn thế, công ty nên chủ động liên hệ với KH sớm, thay vì chờ đến ngày hoá đơn hết hạn thanh toán. Điều này không chỉ giúp công ty quản lý tốt các khoản phải thu, mà còn giúp công ty giữ được mối quan hệ tốt với KH. Công ty có thể đầu tư phần mềm quản lý công nợ, giúp việc theo dõi khoản nợ nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và giảm bớt nhân sự trong công tác quản lý công nợ. Đối với công tác quản trị các khoản phải thu: Công ty cần xác định xác đáng tỷ lệ các khoản phải thu hưởng chiết khấu thanh toán, tỷ lệ các khoản trả đúng hạn của chính sách tín dụng và tỷ lệ khoản phải thu trả chậm so với qui định của chính sách, công ty phải tiến hành đánh giá tuổi nợ của khoản phải thu, từ đó nắm bắt những thông tin tín dụng tổng quát về KH và điều chỉnh các yếu tố của chính sách tín dụng cho phù hợp. Để làm được điều này, cần phải theo dõi các khoản phải thu sắp tới hạn có chính sách thu tiền thích ứng. Đánh giá hiệu quả quản trị khoản phải thu: Nhằm xác định xác đáng tỷ lệ các khoản phải thu hưởng chiết khấu thanh toán, tỷ lệ các khoản trả đúng hạn của chính sách tín dụng và tỷ lệ khoản phải thu trả chậm so với qui định của chính sách, công ty phải tiến hành đánh giá tuổi nợ của khoản phải thu, từ đó nắm bắt những thông tin tín dụng tổng quát về KH và điều chỉnh các yếu tố của chính sách tín dụng cho phù hợp. Để làm được điều này, cần phải theo dõi các khoản phải thu sắp tới hạn có chính sách thu tiền thích ứng. Một chính sách tín dụng thương mại được xây dựng cẩn thận dựa trên việc so sánh lợi ích tăng thêm từ DT tăng, giá bán cao với các chi phí liên quan đến thực hiện chính sách tín dụng tăng tương ứng, sẽ làm tăng LN của DN. Sử dụng mô hình điểm tín dụng cũng là một các quản trị tốt các khoản phải thu, để DN có cơ hội xoay nhanh đồng vốn hiện có và giảm áp lực vốn vay. Dựa vào các tiêu chí thu thập và tổng hợp lại trong hệ thống thông tin về tín dụng của KH để Công ty đưa ra quyết định có cấp tín dụng hay chính sách thương mại 68 cho KH hay không. Để thực hiện được điều này, Công ty nên sử dụng phương pháp phân nhóm KH theo mức độ rủi ro. Theo phương pháp này, KH của Công ty có thể được chia thành các nhóm như sau: Bảng 3.1. Danh sách các nhóm rủi ro Nhóm rủi ro Tỷ lệ DT không thu hồi đƣợc ƣớc tính Tỷ lệ KH thuộc nhóm rủi ro (%) 1 0 – 1 35 2 1 – 2,5 30 3 2,5 – 4 20 4 4 – 6 10 5 >6 5 (Nguồn: Quản trị tài chính DN hiện đại – Tác giả Nguyễn Hải Sản ) Như vậy, các KH thuộc nhóm 1 có thể được mở tín dụng mà không cần phải xem xét nhiều, gần như tự động và vị thế của các KH này có thể được xem xét lại mỗi năm một lần. Các KH thuộc nhóm 2 có thể được cung cấp tín dụng trong một thời hạn nhất định và vị thế của các KH này có thể được xem xét lại mỗi năm hai lần. Và cứ tương tự như vậy, Công ty xem xét đến các nhóm KH 3, 4, 5. Để giảm tiểu tổn thất có thể xảy ra, có thể Công ty sẽ phải yêu cầu KH nhóm 5 thanh toán tiền ngay khi nhận hàng hóa, dịch vụ. Yêu cầu tín dụng khác nhau đối với các KH ở những nhóm rủi ro khác nhau là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, phải làm thế nào đó để việc phân nhóm là chính xác, không bị nhầm lẫn khi phân nhóm. Để phân nhóm rủi ro, DN có thể sử dụng mô hình cho điểm tín dụng như sau: Điểm tín dụng= 4 * Khả năng thanh toán lãi + 11 * Khả năng thanh toán nhanh + 1 * Số năm hoạt động Trong công thức trên, với số năm hoạt động càng lâu thì khả năng quản lý tài chính càng cao và theo đó, công ty cũng có khả năng trả nợ nhanh hơn. Sau khi tính được điểm tín dụng như trên, ta có thể xếp loại theo các nhóm rủi ro như sau: Thang Long University Library 69 Bảng 3.2. Mô hình tính điểm tín dụng Biến số Trọng số Điểm tín dụng Nhóm rủi ro Khả năng thanh toán lãi 4 >47 1 Khả năng thanh toán nhanh 11 40-47 2 Số năm hoạt động 1 32-39 3 24-31 4 <24 5 Công ty thực phẩm HaPro là một trong những KH của công ty. Dựa trên báo cáo tài chính năm 2012 do Công ty thực phẩm HaPro cung cấp, áp dụng phương pháp tính điểm tín dụng ta có bảng số liệu sau đây: Bảng 3.4 Đánh giá điểm tín dụng của Công ty thực phẩm HaPro Đơn vị tính: triệu VNĐ Chỉ tiêu Công thức Trọng số Giá trị TSNH 54.356 HTK 31.098 Nợ ngắn hạn 19.956 EBT 12.889 Chi phí lãi vay 2.239 EBIT 15.128 Khả năng trả lãi EBIT Chi phí lãi vay 4 6,76 Khả năng thanh toán nhanh 11 1,17 Số năm hoạt động 1 11 Điểm tín dụng 50,91 (Nguồn: Công ty Thực phẩm HaPro) Với số điểm tín dụng đạt 50,91thì KH này được xếp vào nhóm rủi ro số 1. Tức là mức độ rủi ro thấp. Với KH này, công ty nên xem xét cấp tín dụng ở một mức độ nhất định và trong một thời hạn nhất. Đối với nhóm KH thuộc nhóm rủi ro thứ 1 nên được 70 đánh giá xem xét lại khoảng một năm hai lần để mức độ an toàn của việc cung cấp tín dụng được đảm bảo 3.2.3 Tiết kiệm chi phí lãi vay Trước tình tình chi phí lãi vay của công ty đang tăng, công ty cần có biện pháp huy động thêm vốn từ bên trong công ty để giảm bớt nguồn vay nợ từ bên ngoài. Nếu DN trực tiếp huy động từ cán bộ công nhân viên với lãi suất cao hơn là suất tiền gửi họ nhận được, đồng thởi nhỏ hơn lãi suất huy động vốn trên thị trường thì cả DN và người lao động đều có lợi. Ta có thể tính được khoản tiết kiệm được từ nhân viên và công ty như sau: Lãi suất đi vay ngân hàng năm tính đến tháng 3 năm 2013 khoảng 13,5%/ năm , đồng thời lãi suất huy động bằng VNĐ tính đến tháng 3 năm 2013 trên thị trường ở mức khoảng 12%/năm. Như vậy giả sử toàn bộ khoản đi vay từ ngân hàng là 10 tỷ đồng được huy động tất cả từ cán bộ công nhân viên trong công ty thì cả cán bộ và công ty đều có lợi được một khoản tiền khá lớn. Giả định rằng lãi suất mà công ty sẽ huy động từ Công nhân viên khoảng 13,5%/ năm khi đó: Khoản lợi mà cán bộ công nhân viên sẽ thu được so với gửi tiết kiệm ngân hàng là: 10 tỷ đồng x (13,5% - 12%) = 150 triệu đồng/ năm Và công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lãi vay là: 10 tỷ đồng x (13,5% - 12%) = 150 triệu đồng/ năm Chính vì thế, không chỉ có công ty được lợi mà còn có cả nhân viên trong công ty cũng tiết kiệm được khoản tiền khá lớn, vì vậy công ty nên cân nhắc đưa ra những chính sách nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ công nhân viên của mình một cách có hiệu quả nhất. Thêm vào đó, công ty cũng rất may mắn khi nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong chính sách vay vốn và sự hỗ trợ rất lớn từ phía đối tác là các DN thu mua gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Thông qua hợp đồng mua bán công ty thường được hỗ trợ về vốn để mua nguyên liệu từ phía đối tác với không lãi suất hoặc lãi suất rất thấp từ 1%/năm đến 3%/năm, công ty chỉ cần thực hiện các chính sách thương mại, chiết khấu đối với đối tác mà thôi. (Nguồn: Cổng thông tin ngân hàng – laisuat.vn) 3.2.4 Tăng hiệu suất sử dụng TSDH Công ty nên đầu tư vào TSDH đặc biệt là việc bảo dưỡng, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị như máy trộn công nghiệp, máy nghiền,... Hiện tại hệ thống đóng nắp hộp còn thủ công chính vì vậy mà năng suất lao động thấp. Do đó, Công ty nên đầu tư Thang Long University Library 71 hệ thống đóng dập tự động để nâng cao năng suất lao động. Việc làm này sẽ kéo theo giá thành sản phẩm giảm và như vậy đã tạo lợi thế về chi phí cho sản phẩm của Công ty có thể cạnh tranh trên thị trường với những sản phẩm có chất lượng cao. Từ đó DT của DN sẽ tăng lên làm tăng hiệu suất sử dụng TSDH. 3.2.5 Quản trị HTK HTK của Công ty tương đối lớn. Năm 2011 là 4.271 triệu đồng, năm 2012 là 6.674 triệu đồng và năm 2013 là 4.415 triệu đồng. BQ chiếm 42% trên tổng TS của Công ty. DN cần có kế hoạch để giảm HTK của Công ty sao cho các năm tiếp theo phải nhỏ hơn 4.000 triệu đồng: Lập dự phòng giảm giá HTK phải căn cứ vào sự đánh giá NVL khi kiểm kê và giá cả thực tế thị trường. Để nâng cao hiệu quả trong việc quản lý HTK, hoạt động kiểm kê, phân loại NVL là hết sức cần thiết. Công ty cần quan tâm hơn trong hoạt động này đồng thời theo dõi tình hình NVL tồn kho không sử dụng, NVL kém chất lượng, từ đó đưa ra quyết định sử lý vật tư một cách phù hợp nhằm thu hồi vốn và tăng hiệu quả sử dụng TS. Như vậy, quản lý chặt chẽ việc mua sắm, sử dụng cũng như dự trữ hợp lý NVL sẽ giúp Công ty giảm được chi phí tồn kho, giảm được tình trạng ứ đọng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH. KẾT LUẬN Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN trong nền kinh tế thị trường nói riêng, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội nói chung luôn là vấn đề mang tính lâu dài và cấp bách của mọi chế độ xã hội, mọi DN. Do đó, việc phân tích và tìm hiểu biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề cần được quan tâm Sau khi áp dụng cơ sở lý luận vào phân tích cụ thể hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH TPXK Sơn Tây có thể thấy rằng trong những năm qua hoạt động của Công ty chưa thực sự tốt vì nhũng chỉ tiêu phản ánh kết quả kém hơn năm trước. Những điểm này nếu được cải thiện sẽ mang lại cho Công ty kết quả cao hơn nữa trong thời gian tới. Do những hạn chế về kiến thức và năng lực bản thân cũng như những khía cạnh được đề cập đến trong quá trình phân tích chưa thực sự phản ánh hết mọi khía cạnh của Công ty nên những đề xuất được đưa ra chỉ có ý nghĩa ở mức độ nhất định và đề tài còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và thông cảm của các thầy cô để bài làm thêm hoàn chỉnh hơn. Thang Long University Library Phụ lục 1. Tình hình do nh thu Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%) 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Doanh thu bán hàng 2.470 5.386 2.452 118,06 (54,47) Doanh thu từ hoạt động tài chính 1 3 15 200 400 Doanh thu từ hoạt động khác 0 0 0 0 0 Tổng doanh thu 2.471 5.389 2.467 118,09 (54,22) (Nguồn được tính từ báo cáo tài chính) Phụ lục 2. Chỉ tiêu về tổng chi phí Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Giá vốn hàng bán 1.988 4.234 1.971 112,98 (53,45) Chi phí quản lý kinh doanh 261 571 88 118,77 (84,59) Chi phí tài chính 72 302 253 319,44 (16,23) Tổng chi phí trong kỳ 2.321 5.107 2.312 120,03 (54,73) (Nguồn được tính từ báo cáo tài chính) Thang Long University Library Phụ lục 3. Lợi nhuận s u thuế Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%) 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tổng doanh thu 2.471 5.389 2.467 118,09 (54,22) Tổng lợi nhuận trong kỳ 113 210 116 85,84 (44,76) Tổng chi phí trong kỳ 2.321 5.107 2.312 120,03 (54,73) (Nguồn được tính từ báo cáo tài chính) Phụ lục 4. Tình hình biến động TS Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch tƣơng đối Số liệu % quy mô Số liệu % quy mô Số liệu % quy mô 2012/2011 2013/2012 Tiền và các khoản tương đương tiền 815 8,13 1.289 9,58 825 8,18 58,16 (36,00) Phải thu của khách hàng 1.196 11,93 1.698 12,62 1.344 13,32 41,97 (20,85) Trả trước cho người bán 482 4,81 369 2,74 483 4,79 (23,44) 30,89 Các khoản phải thu khác 15 0,15 15 0,11 39 0,39 0,00 160,00 Hàng tồn kho 4.271 42,59 6.674 49,61 4.415 43,76 56,26 (33,85) Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 32 0,32 189 1,40 247 2,45 490,63 30,69 Tài sản ngắn hạn khác 530 5,28 530 3,94 17 0,17 0,00 (96,79) Tài sản dài hạn 2.688 26,80 2.688 19,98 2.719 26,95 0,00 1,15 Tổng tài sản 10.029 13.452 10.090 (Nguồn được tính từ báo cáo tài chính) Thang Long University Library Phụ lục 5. Hiệu quả sử dụng TS chung Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%) 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Doanh thu thuần 2.470 5.386 2.452 118,06 (54,47) Tổng tài sản bình quân 10.029 13.452 10.090 34,13 (24,99) Lợi nhuận sau thuế 113 210 116 85,84 (44,76) Số vòng quay tài sản (Lần) 0,25 0,40 0,24 62,57 (39,31) Suất hao phí của TS so doanh thu thuần (Lần) 4,06 2,50 4,12 (38,49) 64,76 Suất hao phí của TS so với lợi nhuận (Lần) 88,75 64,06 86,98 (27,82) 35,79 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Lần) 0,01 0,02 0,01 38,55 (26,36) (Nguồn được tính từ báo cáo tài chính) Phụ lục 6. Hiệu suất sinh lời trên tổng TS Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch tuyệt đối 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Doanh thu thuần 2.470 5.386 2.452 2.916 (2.934) Tổng tài sản bình quân 10.029 13.452 10.090 3.423 (3.362) Lợi nhuận sau thuế 113 210 116 97 (94) Số vòng quay tài sản (Lần) 0,25 0,40 0,24 0,15 (0,16) Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) (Lần) 0,05 0,04 0,05 (0,01) 0,01 Tỷ suất sinh lời trên tổng TS (ROA)(Lần) 0,01 0,02 0,01 0,01 (0,01) (Nguồn được tính từ báo cáo tài chính) Thang Long University Library Phụ lục 7. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng TS theo mô hình dupont Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 Số vòng quay TS 0,25 0,40 0,24 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) 0,05 0,04 0,05 Tác động của vòng quay TS lên ROA 0,007 (0,006) Tác động của ROS lên ROA (0,002) 0,003 Tổng hợp sự tác động của các yếu tố 0,005 (0,003) (Nguồn được tính từ báo cáo tài chính) Phụ lục 8. Phân tích hiệu quả sử dụng TSNH Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%) 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Doanh thu thuần 2.470 5.386 2.452 118,06 (54,47) TSNH bình quân 7.341 10.763 7.370 46,61 (31,52) Lợi nhuận sau thuế 113 210 116 85,84 (44,76) Số vòng quay TSNH (Lần) 0,34 0,50 0,33 48,73 (33,52) Suất hao phí của TSNH so doanh thu thuần (Lần) 2,97 2,00 3,01 (32,76) 50,41 Suất hao phí của TSNH so với lợi nhuận (Lần) 64,96 51,25 63,53 (21,11) 23,96 Tỷ suất sinh lời trên TSNH (ROA) (Lần) 0,015 0,020 0,016 26,75 (19,33) (Nguồn được tính từ báo cáo tài chính) Thang Long University Library Phụ lục 9. Tỷ suất sinh lời trên tổng TSNH Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch tuyệt đối 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Doanh thu thuần 2.470 5.386 2.452 2.916 (2.934) TSNH bình quân 7.341 10.763 7.370 3.422 (3.393) Lợi nhuận sau thuế 113 210 116 97 (94) Số vòng quay TSNH (Lần) 0,34 0,50 0,33 0,16 (0,17) Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) (Lần) 0,05 0,04 0,05 (0,01) 0,01 Tỷ suất sinh lời trên tổng TSNH (ROSA)(Lần) 0,015 0,020 0,016 0,004 (0,004) (Nguồn được tính từ báo cáo tài chính) Phụ lục 10. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng TSNH theo mô hình dupont Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 Số vòng quay TSNH 0,34 0,50 0,33 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) 0,05 0,04 0,05 Tác động của vòng quay TSNH lên ROSA 0,008 (0,007) Tác động của ROS lên ROSA (0,002) 0,004 Tổng hợp sự tác động 0,005 (0,002) (Nguồn được tính từ báo cáo tài chính) Thang Long University Library Phụ lục 11. Các chỉ tiêu đánh giá hàng tồn ho Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%) 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Giá vốn hàng bán 1.988 4.234 1.971 112,98 (53,45) Hàng tồn kho bình quân 4.271 6.674 4.415 56,26 (33,85) Số vòng quay hàng tồn kho (Lần) 0,47 0,63 0,45 36,29 (29,63) Thời gian quay vòng hàng tồn kho (Ngày) 784 575 818 (26,63) 42,10 (Nguồn được tính từ báo cáo tài chính) Phụ lục 12. Các chỉ tiêu đánh giá về các hoản phải thu Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%) 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Doanh thu thuần 2.470 5.386 2.452 118,06 (54,47) Khoản phải thu khách hàng bình quân 1.196 1.698 1.344 41,97 (20,85) Số vòng quay các khoản phải thu (Lần) 2,07 3,17 1,82 53,59 (42,48) Kỳ thu tiền bình quân (Ngày) 176,74 115,07 200,07 (34,89) 73,86 (Nguồn được tính từ báo cáo tài chính) Thang Long University Library Phụ lục 13. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSDH Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%) 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Doanh thu thuần 2.470 5.386 2.452 118,06 (54,47) TSDH bình quân 2.688 2.688 2.719 0,00 1,15 Nguyên giá TSCĐ bình quân 2.688 2.688 2.977 0,00 10,75 Lợi nhuận sau thuế 113 210 116 85,84 (44,76) Hiệu suất sử dụng TSDH (Lần) 0,92 2,00 0,90 118,06 (54,99) Suất hao phí TSDH so với doanh thu (Lần) 1,09 0,50 1,11 (54,14) 122,19 Suất hao phí của TSDH so với LNST (Lần) 23,79 12,80 23,44 (46,19) 83,12 Tỷ suất sinh lời của TSDH (Lần) 0,04 0,08 0,04 85,84 (45,39) Sức sản xuất của TSCĐ (Lần) 0,92 2,00 0,82 118,06 (58,89) Sức hao phí của TSCĐ (Lần) 1,09 0,50 1,21 (54,14) 143,27 Tỷ suất sinh lời của TSCĐ (lần) 0,04 0,08 0,04 85,84 (50,12) Thời gian quay 1 vòng của TSDH (Ngày) 397,215 182,1612 404,745 (54,14) 122,19 (Nguồn được tính từ báo cáo tài chính) Phụ lục 14. Phân tích hiệu quả sử dụng TSDH theo mô hình dupont Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch tuyệt đối 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Doanh thu thuần 2.470 5.386 2.452 118,06 (54,47) Tổng TSDH bình quân 2.688 2.688 2.719 0,00 1,15 Lợi nhuận sau thuế 113 210 116 85,84 (44,76) Số vòng quay TSDH (Lần) 0,92 2,00 0,90 118,06 (54,99) Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) (Lần) 0,05 0,04 0,05 (14,77) 21,33 Tỷ suất sinh lời trên tổng TSDH (ROA)(Lần) 0,04 0,08 0,04 85,84 (45,39) (Nguồn được tính từ báo cáo tài chính) Thang Long University Library Phụ lục 15. Phân tích sự tác động qu mô hình dupont củ TSDH Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 Số vòng quay TSDH 0,92 2,00 0,90 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) 0,05 0,04 0,05 Tác động của vòng quay TSDH lên ROLA 0,050 (0,043) Tác động của ROS lên ROLA (0,006) 0,017 Tổng hợp sự tác động 0,043 (0,026) (Nguồn được tính từ báo cáo tài chính) Phụ lục 16. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ qu mô hình dupont Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch tuyệt đối 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Doanh thu thuần 2.470 5.386 2.452 2.916 (2.934) Nguyên giá TSCĐ bình quân 2.688 2.688 2.977 0,00 289 Lợi nhuận sau thuế 113 210 116 97 (94) Số vòng quay TSCĐ (Lần) 0,92 2,00 0,82 1,08 (1,18) Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) (Lần) 0,05 0,04 0,05 (0,01) 0,01 Tỷ suất sinh lời trên tổng TSCĐ (ROA)(Lần) 0,04 0,08 0,04 0,04 (0,04) (Nguồn được tính từ báo cáo tài chính) Thang Long University Library Phụ lục 17. Phân tích sự tác động theo mô hình dupont củ TSCĐ Đơn vị tín: Lần Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 Số vòng quay TSCĐ 0,92 2,00 0,82 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) 0,05 0,04 0,05 Tác động của vòng quay TSCĐ lên RONA 0,05 (0,05) Tác động của ROS lên RONA (0,01) 0,02 Tổng hợp sự tác động 0,04 (0,03) (Nguồn được tính từ báo cáo tài chính) Phụ lục 18. Phân tích các chỉ tiêu đo lƣờng củ VCSH Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu thuần 2.470 5.386 2.452 Tổng tài sản bình quân 10.029 13.452 10.090 Lợi nhuận sau thuế 113 210 116 Vốn chủ sở hữu 4.577 4.857 4.578 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (Lần) 0,25 0,40 0,24 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) (Lần) 0,05 0,04 0,05 Tổng TS/VCSH (Lần) 2,19 2,77 2,20 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên VCSH (ROE) (Lần) 0,02 0,04 0,03 (Nguồn được tính từ báo cáo tài chính) Thang Long University Library Phụ lục 19. Phân tích sự tác động củ dupont đến VCSH Đơn vị tín: Lần Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 Vòng quay tổng TS 0,25 0,40 0,24 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) (Lần) 0,05 0,04 0,05 Tổng TS/VCSH (Lần) 2,19 2,77 2,20 Tác động của vòng quay tổng TS lên ROE 0,015 (0,017) Tác động của ROS lên ROE (0,004) 0,009 Tác động của TS/VCSH lên ROE 0,007 (0,009) Tổng hợp sự tác động 0,018 (0,017) (Nguồn được tính từ báo cáo tài chính) Phụ lục 20. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn v y Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%) 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 EBT 150 280 155 86,67 (44,64) Lãi vay 72 302 253 319,44 (16,23) EBIT 222 582 408 162,16 (29,90) Số tiền vay 2.185 2.185 1.685 0,00 (22,88) Hệ số thanh toán lãi vay (Lần) 3,08 1,93 1,61 (37,50) (16,32) Tỷ suất sinh lời trên tiền vay (Lần) 0,10 0,27 0,24 162,16 (9,09) (Nguồn được tính từ báo cáo tài chính) Thang Long University Library Phụ lục 21. Các chỉ tiêu về chi phí Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 Doanh thu thuần 2.470 5.386 2.452 Giá vốn hàng bán 1.988 4.234 1.971 Tỷ trọng GVHB trong doanh thu (%) 80,49 78,61 80,38 Chi phí tài chính 72 302 253 Tỷ trọng chi phí tài chính so với doanh thu (%) 2,91 5,61 10,32 Chi phí quản lý kinh doanh 261 571 88 Tỷ trọng Chi phí quản lý kinh doanh so với doanh thu (%) 10,57 10,60 3,59 Tổng lợi nhuận sau thuế 113 210 116 Tổng chi phí trong kỳ 2.321 5.107 2.312 Hiệu suất sử dụng chi phí (Lần) 1,06 1,05 1,06 Tỷ suất lợi nhuận chi phí (Lần) 0,05 0,04 0,05 (Nguồn được tính từ báo cáo tài chính) Phụ lục 22. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%) 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tổng doanh thu (VNĐ) 2.470 5.386 2.452 118,06 (54,47) Tổng lợi nhuận trong kỳ (VNĐ) 113 210 116 85,84 (44,76) Tổng chi phí trong kỳ (VNĐ) 2.321 5.107 2.312 120,03 (54,73) Hiệu suất sử dụng chi phí 1,06 1,05 1,06 (0,90) 0,56 Tỷ suất lợi nhuận chi phí 0,05 0,04 0,05 (15,54) 22,02 (Nguồn được tính từ báo cáo tài chính) Thang Long University Library TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Nguyễn Minh Kiều (2002), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản Thống kê. 2. Nguyễn Hải Sản (2010), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê. 3. Th.S. Chu Thị Thu Thủy (2010), Bài giảng quản lý tài chính doanh nghiệp 1-Đại học Thăng Long.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa18874_5253.pdf
Luận văn liên quan