Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty cổ phần Tam Phong giai đoạn 2011 - 2015

Ở nước ta, nông nghiệp là ngành mũi nhọn của cả nước và đặc biệt là mãng xuất nhập khẩu lương thực và thủy sản là một ngành chiếm thế mạnh. Đối với Đồng bằng sông Cửu Long thì xuất khẩu lương thực là ngành mang lại hiệu quả cao cho khu vực, góp phần vào giải quyết lao động nông nghiệp và phát triển kinh tế của vùng. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu lương thực thì chịu nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ những yếu vĩ mô, vi mô và yếu tố của ngành mang lại và cả yếu tố nội tại của doanh nghiệp, Vì vậy các doanh nghiệp này phải luôn biến đổi liên tục để thích nghi với điều kiện kinh doanh và điểm chính là phải biết tự đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tìm ra được các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai. Để điểm qua vấn đề này, ta thử tìm hiểu xem Công ty CP Tam Phong, một trong những công ty xuất nhập khẩu lương thực ở An Giang đã hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp này ra sao để có những giải pháp gì để thích nghi với diễn biến chóng mặt của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Đặt biệt là qua giai đoạn khũng hoảng lương thực và khũng hoảng tài chính thế giới tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh doanh lương thực của nhiều nước. MỤC LỤC TÓM TẮT. iii DANH MỤC HÌNHviii DANH MỤC BẢNGviii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU1 1.1 Cơ sở hình thành đề tài1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu:1 1.3 Phạm vi nghiên cứu:1 1.4 Phương pháp nghiên cứu:2 1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:2 1.6 Kết cấu báo cáo nghiên cứu. 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN3 2.1 Các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu:3 2.1.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh:3 2.1.3 Khái niệm lợi nhuận:3 2.2 Nội dung, vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ, đối tượng và mục đích của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 4 2.2.1 Nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. 4 2.2.2 Vai trò của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. 4 2.2.3 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. 5 2.2.4 Nhiệm vụ của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. 5 2.2.5 Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh. 5 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 6 2.3.1 Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô. 6 2.3.2 Nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô66 2.3.3. Nhóm nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 7 2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. 7 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TAM PHONG11 3.1 Giới thiệu về công ty. 11 3.2 Ngành, nghề kinh doanh:11 3.3 Sơ đồ tổ chức của công ty 12 3.4 Chức năng và nhiệm vụ của một số bộ phận:13 3.4.1 Hội đồng quản trị13 3.4.2 Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. 13 3.4.3 Phòng kinh doanh xuất khẩu. 13 3.4.4 Phó giám đốc kinh doanh. 13 3.4.5 Phó giám đốc Sản xuất-Tài chính. 13 3.4.6 Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự. 13 3.5 Tình hình hoạt động của công ty. 14 3.6 Những thuận lợi và khó khăn. 14 3.7 Định hướng của công ty trong thời gian tới15 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TAM PHONG16 4.1 Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008-2010. 16 4.1.1 Phân tích sự biến động tài sản của công ty giai đoạn 2008 – 2010. 16 4.1.2 Phân tích biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2008 – 2010. 17 Nguồn tổng hợp từ Công ty CP Tam Phong. 21 4.1.3 Phân tích sự biến động của kết quả kinh doanh. 22 4.2.1 Tình hình chung của tổng doanh thu của công ty. 23 4.3 Phân tích chi phí24 4.4 Phân tích lợi nhuận. 26 4.4.1 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. 26 4.5 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động. 27 4.5.1 Phân tích khả năng thanh toán:27 4.5.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 28 4.5.3 Phân tích các chỉ số sinh lợi29 4.6 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh:30 4.6.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh:30 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ32 5.1 Kết luận. 32 5.2 Kiến nghị32 TÀI LIỆU THAM KHẢO33 PHỤ LỤC 1. 34 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH34 PHỤ LỤC 2. 35 TỔNG HỢP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN35 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty. 12 Hình 4.1 Biểu đồ cơ cấu tổng tài sản của công ty giai đoạn 2008 – 2010. 16 Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2008 – 2010. 17 Hình 4.3 Biểu đồ kết quả hoạt động của công ty giai đoạn 2008 – 2010. 23 Hình 4.4 Tỷ trọng cơ cấu doanh thu. 24 Hình 4.5 Lợi nhuận của công ty giai đoạn 2008 – 2010 (Đơn vị: triệu đồng) 26 Hình 4.6 Biểu đồ tỷ số thanh toán hiện hành. 27 Hình 4.7 Biểu đồ tỷ số thanh toán nhanh. 28 Hình 4.8 Tỷ số lãi ròng. 29 Hình 4.9 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. 30 DANH MỤC BẢNG Bảng 4.15 Nhóm tỷ suất sinh lợi 29 Bảng 4.14 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 28 Bảng 4.13 Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán. 27 Bảng 4.12 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty giai đoạn 2008 – 2010. 27 Bảng 4.11 Tình hình chi phí công ty giai đoạn 2008 - 2010. 25 Bảng 4. 10 Xác định hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp. 25 Bảng 4.9 Doanh thu, chi phí theo kế hoạch và thực hiện. 24 Bảng 4.8 Tình hình biến động doanh thu của công ty giai đoạn 2008 - 2010. 23 Bảng 4.7 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008 -2010. 22 Bảng 4.2 Biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2008 – 2010. 17 Bảng 4.3 Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2009. 18 Bảng 4.4 Phân tích biến động nguồn vốn năm 2009. 19 Bảng 4.5 Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2009. 20 Bảng 4.6 Bảng phân tích biến động nguồn vốn năm 2010. 21 Bảng 4.1 Biến động tài sản của công ty giai đoạn 2008 – 2010. 16 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BH & CCDV: Bán hàng và cung cấp dịch vụ CP: Chi phí DT: Doanh thu DH: Dài hạn ĐKKD: Đăng ký kinh doanh LN: Lợi nhuận NXB: Nhà xuất bản PGĐ: Phó giám đốc HĐKD: Hoạt động kinh doanh HĐQT: Hội đồng quản trị HĐTC: Hoạt động tài chính TSCĐ: Tài sản cố định TSNH: Tài sản ngắn hạn TTS: Tổng tài sản TP HC – NS: Trưởng phòng hành chính nhân sự TSNH: Tài sản ngắn hạn TSDH: Tài sản dài hạn VCP: Vốn cổ phần CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Cơ sở hình thành đề tài Hiệu quả hoạt động kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Hiệu quả đó được đánh giá qua nhiều tiêu chí khác nhau như: doanh thu, lợi nhuận, chi phí Trong những tiêu chí đó có thể tùy theo chiến lược của công ty mà tầm quan trọng của nó khác nhau theo từng thời điểm. Để một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và ngày càng phát triển thì nhà quản lý cần đánh giá đúng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và từ đó tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và có những giải pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài việc thông qua các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty thì cần phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của công ty như: các yếu tố vĩ mô, các yếu tố vi mô và yếu tố nội tại của doanh nghiệp để thấy rõ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiện tại Công ty Cổ Phần Tam Phong đang hoạt động kinh doanh ở nhiều lĩnh vực như: mua bán nông sản, mua bán lương thực, nuôi trông thủy sản, Việc tìm ra những giải pháp để nhằm giúp công ty này kinh doanh hiệu quả hơn trong giai đoạn diễn biến phức tạp của các ngành lương thực thực phẩm là rất cần thiết, đặt biệt là đối với công ty xuất nhập khẩu phải chịu sự tác động của tình hình biến động lương thực của thế giới. Vậy hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ Phần Tam Phong ra sao, có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa trong tương lai, những vấn đề đó cho thấy tầm quan trọng của việc đánh giá lại hiệu quả hoạt động và tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng. Chính vì thế đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty Cổ Phần Tam Phong giai đoạn 2011–2015” là đề tài rất cần thiết cho công ty này. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: ·Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tam Phong trong giai đoạn 2008–2010. ·Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tam Phong trong giai đoạn 2011-2015 1.3 Phạm vi nghiên cứu: ·Dữ liệu nghiên cứu là các chỉ số như: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các chỉ tiêu hiệu quả và các tỷ số tài chính của công ty trong 3 năm 2008, 2009, 2010. ·Về không gian: đề tài được nghiên cứu tại công ty CP Tam Phong số 290/14, tỉnh lộ 943, ấp Thanh Niên, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. ·Đối tượng nghiên cứu: hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tam Phong trong giai đoạn 2008–2010. ·Thời gian nghiên cứu: chuyên đề được thực hiện từ tháng 1/2011 đến tháng 4/2011. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập dữ liệu: ·Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: bằng cách tham khảo ý kiến của nhân viên phòng kế toán và phòng kinh doanh. ·Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là thông qua các bản báo cáo tài chính từ các phòng ban của công ty để so sánh qua các năm, tổng hợp lại để phân tích và nhận xét đưa ra các giải pháp. Phương pháp xử lý dữ liệu: là các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh để cho thấy xu hướng biến đổi của chỉ tiêu hiệu quả sản xuất và các chỉ số tài chính nhằm xác định nguyên nhân và tìm ra biện pháp để công ty sản sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn và có những biện pháp nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu: Đề tài này một phần nhỏ giúp ích cho ban lãnh đạo công ty trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty và quan trọng là tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008-2010 và có những hướng hoạt động phù hợp hơn trong tương lai. Bên cạnh đó việc đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty cũng nhằm xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra được thực hiện đến đâu, rút ra những tồn tại, tìm ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục và để tận dụng hiệu quả các thế mạnh của doanh nghiệp. 1.6 Kết cấu báo cáo nghiên cứu Bài nghiên cứu được thực hiện với các nội dung chính như sau: Chương 1: Giới thiệu Chương này giới thiệu về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và kết cấu báo cáo nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận Chương này tập trung tìm hiểu các khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh, doanh thu, chi phí, lợi nhuận; nội dung, vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ, đối tượng và mục đích của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh; các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. Chương 3: Tổng quan về Công ty Cổ phần Tam Phong Bao gồm các nội dung: giới thiệu về công ty, ngành nghề kinh doanh, sơ đồ tổ chức, tình hình hoạt động của công ty giai đoạn 2008-2010, những thuận lợi và khó khăn, định hướng của công ty trong thời gian tới. Chương 4: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tam Phong Ở chương này gồm các nội dung: khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008 - 2010, phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cơ cấu vốn và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty. Chương 5: Kết luận và kiến nghị Kết luận về kết quả nghiên cứu thu được từ công trình nghiên cứu và những kiến nghị để thực hiện đề tài trong thực tế. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu:[1] 2.1.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh: Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh: hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện mục tiêu đặt ra. Hiệu quả hoạt động là thước đo chất lượng phản ánh thực trạng sản xuất, tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là vấn đề sống còn của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Hiệu quả kinh doanh = Kết quả kinh doanh/ Chi phí kinh doanh Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định. 2.1.2 Khái niệm doanh thu: Khái niệm doanh thu: Doanh thu là toàn bộ thu nhập nói chung, kể cả vốn lẫn lãi do viec kinh doanh đưa lại trong một thời kỳ nhất định[2]. Doanh thu là chỉ tiêu tài chính quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này không những có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân. Doanh thu của doanh nghiệp gồm có: §Doanh thu bán hàng: là doanh thu về bán sản phẩm hàng hóa thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh thu về cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. §Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh: là toàn bộ số tiền bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) và được khách hàng chấp nhận thanh toán. §Doanh thu từ hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp như vốn góp liên doanh, cho thuê tài sản §Doanh thu từ hoạt động khác: là các khoản thu nhập không thường xuyên, thu nhập khác thường của doanh nghiệp mà ngoài các khoản thu nhập trên. 2.1.3 Khái niệm lợi nhuận: Khái niệm lợi nhuận: Lợi nhuận của doanh nghiệp được xem xét là lợi nhuận sau thuế (lãi ròng, thực lãi thuần), nó bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ các hoạt động khác.[3] §Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Được tính bằng cách lấy doanh thu thuần trừ cho tổng của ba yếu tố: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp §Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: nó phản ánh hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp, là khoản chênh lệch giữa thu nhập tài chính và chi phí tài chính. [1] Nguyễn Tấn Bình, 2005, Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Nhà xuất bản thống kê. [2] Khang Việt, 2009, Từ điển Tiếng Việt. Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa. [3] Vũ Duy Hào, 2009, Quản trị tài chính doanh nghiệp. Nhà xuất bản Bộ Giao Thông Vận Tải.

doc46 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty cổ phần Tam Phong giai đoạn 2011 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h doanh, kế toán, tổ chức hành chính, nhân sự, kỹ thuật. Kế hoạch phát triển cơ cấu quản lý đến hết 2010 se hình thành Ban Quản Lý chất lượng, Phòng Đào Tạo, Phòng Marketing và phát triển thị trường nước ngoài. 3.6 Những thuận lợi và khó khăn An Giang là một tỉnh có rất nhiều cửa khẩu tiếp giáp trực tiếp với nước bạn Campuchia nên nông sản thu mua từ các cửa khẩu này rất dồi dào. Bên cạnh đó thế mạnh của An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung là vùng chuyên canh về lương thực. Mặt khác theo định hướng phát triển của UBND tỉnh An Giang, huyện Thoại Sơn nói chung và khu công nghiệp Phú Hoà nói riêng thì đến năm 2015, Phú Hoà sẽ trở thành khu công nghiệp mũi nhọn về nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi của tỉnh An Giang với quy mô trên 40 ha. Thêm vào đó, công ty Tam Phong còn có được vị trí địa lý thuận lợi tiếp giáp tỉnh lộ 943 và kênh Long Xuyên - Rạch Giá (cho phép tàu đến 500 tấn cập cảng); máy móc thiết bị đầu tư cho nhà máy lương thực và hệ thống kho bãi, bến cảng tiên tiến về công nghệ; đội ngũ nhân sự trẻ và năng động, ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn; có quy trình xây dựng những giá trị công ty tốt: chất lượng đồng bộ, phát triển con người; quan tâm đối tác bền vững và quan tâm môi trường, xã hội. Về nhà cung cấp: Hiện nay nguồn nguyên liệu đầu vào cho công ty chưa ổn định cả về số lượng lẫn chất lượng. Đặt biệt là đối với lúa, gạo, nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng chủ yếu là các giống lúa chất lượng thấp, quá trình thu hoạch không đúng làm ảnh hưởng chất lượng nguyên liệu. Công ty chịu nhiều biến động về giá, chất lượng nguyên liệu từ phía nhà cung cấp nước ngoài về các sản phẩm như: lúa mì, sắn lát, tinh bột mì,…đến từ một số nước như: Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia,… Thị trường tiêu thụ các sản phẩm trong nước còn nhỏ lẽ, chủ yếu là bán các nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi cho một số khách hàng như: Gentraco, Vinafoof 1, công ty TNHH Sao Sáng,.. Chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường nên còn hạn chế về thị trường tiêu thụ. Các biện pháp phát triển và quảng bá thương hiệu còn yếu kém, chỉ mới giới thiệu sản phẩm nhỏ lẽ bằng cách: quảng bá trên mạng, gửi thư giới thiệu sản phẩm. Mộ số phòng ban trong công ty chưa phối hợp tốt với nhau. Công ty đang gặp nhiều khó khăn về vấn đề tài chính, nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty chiếm tới 70% vốn vay, đặc biệt chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn với thời gian hoàn vốn nhanh thì công ty mới đảm bảo trả hết các khoản vay này đúng hạn. 3.7 Định hướng của công ty trong thời gian tới Với quy trình đầu tư hoàn thiện, quy mô hiện đại của công ty là một định hướng phát triển lâu bền trong lĩnh vực sản xuất chế bíên lương thực xuất khẩu. Góp phần thúc đẩy đầu tư sản xuất nông nghiệp ổn định, cụ thể là trồng lúa trong các tỉnh và các vùng lân cận, phát huy thế mạnh cho sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà là “vựa lúa của Đồng Bằng Sông Cửu Long” với tổng sản lượng hằng năm đạt 1.2 triệu tấn lúa. Kể từ khi đổi mới, tăng trưởng nông nghiệp và mở rộng xuất khẩu, gạo Việt Nam có một vị trí nền tảng hỗ trợ cho tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, với những cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế, ngành sản xuất lương thực và xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn đứng vững khi các ngành kinh tế đều suy thoái, lúc đó vai trò của ngành nông nghiệp và xuất khẩu đặt biệt là gạo mới được nhìn nhận như là cứu cánh của nền kinh tế nước ta. Định hướng phát triển là với quy mô đầu tư trang thiết bị đáp ứng nhu cầu xuất khẩu gạo cho thị trường châu Á, châu Phi, châu Mĩ đồng thời nâng cao chất lượng xuất khẩu qua hệ thống tách màu hiện đại, đáp ứng nhu cầu gạo của thị trường khó tính như châu Âu, châu Úc,.. Trong những năm đầu, sản phẩm chủ yếu của công ty định hướng vào những thị trường truyền thống như: Malaysia, Indonesia, Philippine, Châu Phi,…cũng cố đội ngũ công nhân, kỹ thuật chuyên nghiệp, hoàn thiện hệ thống công nghệ hiện đại, ồn định thị trường truyền thống và phát triền ngày càng bền vững nâng cao thương hiệu công ty tạo thế mạnh cạnh tranh phát triển thị trường tiềm năng đối với các sản phẩm của công ty. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TAM PHONG 4.1 Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008-2010 4.1.1 Phân tích sự biến động tài sản của công ty giai đoạn 2008 – 2010 Để đánh giá khái quát về tình hình hoạt động của công ty trước hết ta phân tích sự biến động tài sản của công ty trong giai đoạn 2008 – 2009. Tài sản là những gì mà công ty đang nắm giữ, đang vận hành nó trong quá trình sản xuất kinh doanh nó là chỉ tiêu cho biết mức độ hoạt động và quy mô của doanh nghiệp. Bảng 4.1 Biến động tài sản của công ty giai đoạn 2008 – 2010 Đơn vị: triệu đồng Việt Nam Khoản mục Năm Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) TSNH 8.152 48.948 114.059 40.796 600 65.111 233 TSDH 25.474 25.887 50.963 413 102 25.076 197 Tổng tài sản 33.626 74.835 165.022 41.209 223 90.187 221 Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Tam Phong Bảng cơ cấu tài sản của công ty cho thấy sự biến động rõ rệt của tài sản ngắn hạn và dài hạn. Tài sản ngắn hạn của công ty đang tăng trưởng qua ba năm, từ 8,152 tỷ năm 2008 tăng lên 114 tỷ năm 2010. Đặt biệt là giai đoạn 2009 – 2010 tăng tài sản ngắn hạn tăng vọt từ 48 tỷ lên 114 tỷ với tỷ lệ 233%, nguyên nhân là công ty đã đầu tư vốn vào dự án nhà máy chế biến lương thực và nông sản xuất khẩu với tổng vốn vay 51 tỷ đồng. Điều đó cũng làm cho tài sản dài hạn và tổng tài sản của công ty cũng tăng vọt ở giai đoạn thứ hai. Nguyên nhân tiếp theo của sự gia tăng tài sản ngắn hạn năm 2010 là do các khoản đầu tư ngắn hạn 100 tỷ đồng, các khoản phải thu như phải thu khách hàng tăng từ 267 triệu năm 2009 lên 2,6 tỷ năm 2010, bên cạnh đó hàng tồn kho cũng tăng cao 752 triệu lên 7,4 tỷ. Nguyên nhân đó cũng do nhà máy chế biến lương thực và nông sản xuất khẩu của công ty đã đi vào hoạt động vào tháng 10 năm 2010 với công suất 24 tấn/giờ, sản phẩm chính là gạo, tấm và các sản phẩm phụ như đậu xanh, đậu nành, mè,.. Hình 4.1 Biểu đồ cơ cấu tổng tài sản của công ty giai đoạn 2008 – 2010 Về cơ cấu tài sản thì chỉ năm 2008 thì tài sản ngắn hạn thấp hơn tỷ trọng của tài sản dài hạn. Còn ở hai năm tiếp theo khi mà công ty liên tục phát triển quy mô sản xuất, mở rộng bằng cách xây dụng nhà máy lương thực thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng tài sản, đặc biệt trong năm 2010 công ty đã đầu tư tài chính ngắn hạn với số tiền 100 tỷ đồng đã làm tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn. Nhìn chung tổng tài sản của công ty tăng trưởng và gia tăng vượt trội vào giai đoạn 2009 – 2010, các khoản đầu tư vào bất động sản tăng cao năm 2008 là 10 tỷ lên 17 vào năm 2010 và chi phí xây dựng dỡ dang tăng cao 23 tỷ đồng vào năm 2010 so với 12 tỷ đồng vào năm 2009. Tóm lại cơ cấu tổng tài sản của công ty trong ba năm qua tăng trưởng không ổn định, đã có sự chuyển đổi cơ cấu tài sản của công ty và hiện tại thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản. 4.1.2 Phân tích biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2008 – 2010 Để xét nguyên nhân sự thay đổi của các khoản mục cấu thành nên nguồn vốn và nguồn vốn của công ty được tài trợ chủ yếu bằng những khoản nào ta phân tích sự biến động của nguồn vốn nhằm đánh giá quá trình huy động vốn cho hoạt động sản hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phân tích vốn của chủ sỡ hữu và nợ phải trả để đánh giá sự biến động của nguồn vốn. Bảng 4.2 Biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2008 – 2010 Đơn vị: triệu đồng Việt Nam Khoản mục Năm Chênh lệch Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nợ phải trả 19.726 48.239 135.450 28.513 245 87.211 281 Vốn chủ sở hữu 13.900 26.596 29.572 12.696 191 2.976 111 Tổng vốn 33.626 74.835 165.022 41.209 223 90.187 221 Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Tam Phong Nguồn vốn của công ty tăng lên trong ba năm, gia tăng nhanh nhất là nợ phải trả năm 2008 nợ phải trả của công ty tăng vọt từ 19,7 tỷ lên 135,4 tỷ vào năm 2010 với tỷ lệ gia tăng 281%. Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2008 – 2010 Qua biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của công ty thì ta thấy tỷ trọng của nợ phải trả luôn cao hơn so với vốn của chủ sở hữu, điều đó cho thấy công ty phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn bên ngoài. Nợ phải của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn luôn trên 50% trong cả ba năm, nợ phải trả ngày càng tăng và gia tăng cao vào năm 2010 với khoản vay ngắn hạn 109 tỷ vào năm 2010 so với 22,8 tỷ của năm 2009, nợ dài hạn của công ty không chênh lệch nhiều so với năm 2009 tăng từ 22 tỷ lên 26 tỷ vào năm 2010. Vốn của chủ sỡ hữu tăng trưởng ổn định ở hai giai đoạn và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Tóm lại, qua phân tích cơ cấu vốn cho thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài với khoản vay và nợ dài hạn năm 2010 là 26 tỷ và nợ ngắn hạn là 109 tỷ đồng. Trong khi đó khoản vay ngắn hạn vào năm 2009 chỉ là 22,8 tỷ điều này cho thấy công ty cần phải thu hồi vốn nhanh mới có thể hoàn trả khoản vay kịp thời trong những năm tiếp theo. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn và sử dụng vốn Ta tiến hành phương pháp so sánh theo chiều ngang, bằng cách xác định tỷ trọng của từng yếu tố tài sản và nguồn vốn để từ đó thực hiện phân tích tình hình biến động về nguồn vốn và sử dụng vốn nhằm đánh giá xu hướng thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp theo hướng tốt hay xấu hơn. Nguồn vốn biến động có hướng giảm hay tăng rủi ro, vốn vay của ngân hàng trong kỳ được dùng vào những mục đích nào hoặc doanh nghiệp có thể trả nợ vay bằng những nguồn nào. Bảng 4.3 Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2009 Đơn vị : Đồng Việt Nam Chỉ tiêu 2008 2009 Sử dụng vốn Nguồn vốn TÀI SẢN 1. Tiền 1,540,377,104 43,890,377,104 42,350,000,000 2. Phải thu khách hàng 642,351,421 267,871,654 374,479,767 3. Hàng tồn kho 5,252,235,421 752,251,926 4,499,983,495 4. Thuế GTGT được khấu trừ 717,891,509 4,037,891,509 3,320,000,000 5. Tài sản cố định hữu hình 4,914,674,288 1,898,393,492 3,016,280,796 6. Chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang 10,040,000,000 12,470,000,000 2,430,000,000 7. Bất động sản đầu tư 10,518,870,000 11,518,870,000 1,000,000,000 Tổng cộng 33,626,399,743 74,835,655,685 49,100,000,000 7,890,744,058 NGUỒN VỐN 1. Vay ngắn hạn 3,465,000,000 22,800,000,000 19,335,000,000 2. Phải trả người bán 31,014,200 0 31,014,200 3. Thuế và khoản phải nộp nhà nước 1,142,616,595 4,142,616,595 3,000,000,000 4. Phải trả người lao động (1,045,000,000) (1,062,000,000) 17,000,000 6. Vay nợ dài hạn 16,132,500,000 22,358,500,000 6,226,000,000 7.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 7,647,917,733 12,301,250,000 4,653,332,267 8. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 6,252,351,215 14,295,289,090 8,042,937,875 Tổng cộng 33,626,399,743 74,835,655,685 48,014,200 41,257,270,142 Tổng mức biến động nguồn vồn và sử dụng vốn 49,148,014,200 49,148,014,200 Nguồn tổng hợp từ Công ty CP Tam Phong Bảng 4.4 Phân tích biến động nguồn vốn năm 2009 Đơn vị : Đồng Việt Nam Sử dụng vốn Số tiền Tỉ trọng I. Tăng tài sản 49,100,000,000 99.90% 1. Tiền 42,350,000,000 86.17% 4. Thuế GTGT được khấu trừ 3,320,000,000 6.76% 6. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2,430,000,000 4.94% 7. Bất động sản đầu tư 1,000,000,000 2.03% II. Giảm nguồn vốn 48,014,200 0.10% 2. Phải trả người bán 31,014,200 0.06% 4. Phải trả người lao động 17,000,000 0.03% Tổng cộng sử dụng vốn 49,148,014,200 100.00% Nguồn vốn 0.00% I Giảm tài sản 7,890,744,058 16.06% 2. Phải thu khách hàng 374,479,767 0.76% 3. Hàng tồn kho 4,499,983,495 9.16% 5. Tài sản cố định hữu hình 3,016,280,796 6.14% II Tăng nguồn vốn 41,257,270,142 83.94% 1. Vay ngắn hạn 19,335,000,000 39.34% 3. Thuế và khoản phải nộp nhà nước 3,000,000,000 6.10% 6. Vay nợ dài hạn 6,226,000,000 12.67% 7.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4,653,332,267 9.47% 8. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 8,042,937,875 16.36% Tổng cộng sử dụng vốn 49,148,014,200 100.00% Nguồn tổng hợp từ Công ty CP Tam Phong Năm 2009 Công ty CP Tam Phong đã sử dụng vốn cho các mục đích chủ yếu sau: Tăng đầu tư cho xây dựng cơ bản dỡ dang 2.43 tỷ chiếm 4.94% tổng vốn sử dụng trọng kỳ và đầu tư vào bất động sản với số tiền một tỷ đồng, chi phí phải trả cho người lao động tăng 17 triệu đồng chiếm 0.03% tổng vốn sử dụng trong kỳ và phải trả người bán chiếm 0.06%. Công ty cũng đã giảm dự trữ hàng tồn kho xuống 4.4 tỷ đồng, giảm 9.6% tổng tài sản. Bên cạnh đó công ty tiến hành tăng nguồn vốn bằng cách vay nợ ngắn hạn 19.3 tỷ và nợ dài hạn 6.2 tỷ đồng. Tóm lại, trong năm 2009 Công ty CP Tam Phong đã chú trọng đầu tư vốn để mở rộng quy mô sản xuất (tăng cường chi phí xây dựng cơ bản dở dang). Để tài trợ cho khoản đầu tư mở rộng này công ty đã huy động các nguồn vốn từ bên ngoài, nguồn vốn này là 25.5 tỷ đồng. Trong trường hợp này công ty đã tăng thêm vốn góp trực triếp từ chủ sở hữu và cộng vào cả lợi nhuận sau thuế để lại để mở rộng đầu tư. Trong năm 2009 công ty đã tăng cả hai khoản vay nợ dài hạn và ngắn hạn, như vậy nguồn vốn trong kỳ chủ yếu là tăng nguồn vốn dài hạn, phù hợp với mục đích trong kỳ là tăng tài sản dài hạn. Bảng 4.5 Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2009 Đơn vị: Đồng Việt Nam Chỉ tiêu 2009 2010 Sử dụng vốn Nguồn vốn TÀI SẢN 1. Tiền 43,890,377,104 2,681,638,968 41,208,738,136 2. Phải thu khách hàng 267,871,654 2,643,518,000 2,375,646,346 3. Đầu tư ngắn hạn 0 100,000,000,000 100,000,000,000 4. Hàng tồn kho 752,251,926 7,433,515,368 6,681,263,442 5. Thuế GTGT được khấu trừ 4,037,891,509 1,300,264,914 2,737,626,595 6. Tài sản cố định hữu hình 1,898,393,492 9,875,123,180 7,976,729,688 7. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 12,470,000,000 23,289,000,000 10,819,000,000 8. Bất động sản đầu tư 11,518,870,000 17,799,383,000 6,280,513,000 Tổng cộng 74,835,655,685 165,022,443,430 134,133,152,476 43,946,364,731 NGUỒN VỐN 1. Vay ngắn hạn 22,800,000,000 109,800,000,000 87,000,000,000 2. Phải trả người bán 0 47,596,000 47,596,000 3. Thuế và khoản phải nộp nhà nước 4,142,616,595 0 4,142,616,595 4. Phải trả người lao động -1,062,000,000 -1,075,000,000 13,000,000 6. Vay nợ dài hạn 22,358,500,000 26,677,500,000 4,319,000,000 7.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 12,301,250,000 12,329,250,000 28,000,000 8. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 14,295,289,090 17,243,097,430 2,947,808,340 Tổng cộng 74,835,655,685 165,022,443,430 4,155,616,595 94,342,404,340 Tổng mức biến động nguồn vồn và sử dụng vốn 138,288,769,071 138,288,769,071 Nguồn tổng hợp từ Công ty CP Tam Phong Đến năm 2010 theo bảng 4.6 Bảng phân tích biến động nguồn vốn năm 2010 công ty có hướng sử dụng vốn với các mục đích khác như sau: Công ty đã phát triển sản xuất kinh doanh bằng việc tăng vốn đầu tư vào tài sản cố định với 1.8 tỷ đồng chiếm 5.77% tổng vốn sử dụng trong kỳ, đã dự trữ thêm hàng tồn kho 6.6 tỷ (4.83%), và tiếp tục đầu tư vào xây dựng dở dang, đầu tư vào bất động sản với 11.518 tỷ đồng. Và để tài trợ cho các mục đích sử dụng vốn trên Công ty CP Tam Phong đã sử dụng các nguồn vốn sau: vay thêm nợ ngắn hạn 87 tỷ (62.91%), tăng cường thêm vốn chủ sở hữu với số tiền, chiếm dụng vốn của người bán 47.5 triệu. Như vậy trong năm công ty cũng chú trọng tăng cường sản xuất kinh doanh, tiếp tục phát triển mở rộng sản xuất cung cấp vốn cho nhà máy chế biến lương thực. Đây là biểu hiện phát triển hơn nũa công việc kinh doanh và góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp khi tất cả nguồn vốn mở rộng bắt đầu thu lại hiệu quả tuy chưa ổn định. Bảng 4.6 Bảng phân tích biến động nguồn vốn năm 2010 Đơn vị : Đồng Việt Nam Sử dụng vốn Số tiền Tỉ trọng I. Tăng tài sản 134,133,152,476 96.99% 1. Phải thu khách hàng 2,375,646,346 1.72% 2. Đầu tư ngắn hạn 100,000,000,000 72.31% 3. Hàng tồn kho 6,681,263,442 4.83% 4. Tài sản cố định hữu hình 7,976,729,688 5.77% 5. Chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang 10,819,000,000 7.82% 6. Bất động sản đầu tư 6,280,513,000 4.54% II. Giảm nguồn vốn 4,155,616,595 3.01% 1. Thuế và khoản phải nộp nhà nước 4,142,616,595 3.00% 2. Phải trả người lao động 13,000,000 0.01% Tổng cộng sử dụng vốn 138,288,769,071 100.00% Nguồn vốn I Giảm tài sản 43,946,364,731 31.78% 1. Tiền 41,208,738,136 29.80% 2. Thuế GTGT được khấu trừ 2,737,626,595 1.98% II Tăng nguồn vốn 94,342,404,340 68.22% 1. Vay ngắn hạn 87,000,000,000 62.91% 2. Phải trả người bán 47,596,000 0.03% 3. Vay nợ dài hạn 4,319,000,000 3.12% 4.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 28,000,000 0.02% 5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2,947,808,340 2.13% Tổng cộng sử dụng vốn 138,288,769,071 100.00% Nguồn tổng hợp từ Công ty CP Tam Phong 4.1.3 Phân tích sự biến động của kết quả kinh doanh Việc phân tích khái quát kết quả kinh doanh dựa trên hai tiêu chí là doanh thu và lợi nhuận để ta có sự đánh giá tổng quát về kết quả kinh doanh của công ty đạt được và có thể so sánh kết quả đó với kế hoạch đề ra trong kỳ trước đó: Bảng 4.7 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008 -2010 Đơn vị: triệu đồng Việt Nam Khoản mục Năm 2008 Chênh lệch Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng DT 25269 63666 33390 38397 252% -30276 -52% Lợi nhuận 2081 3265 5015 1184 157% 1750 154% Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Tam Phong Qua bảng trên ta thấy doanh thu của công ty biến động không ổn định, năm 2008 doanh thu đạt 25,269 tỷ và tăng cao vào năm 2009 lên đến 63,666 tỷ nhưng lại giảm xuống còn 33,390 tỷ vào năm 2010. So với kế hoạch đặt ra thì cho doanh thu năm 2009 là tăng 75% so với năm 2008 tức là phải 44,2 tỷ thì doanh thu năm 2009 đã vượt chỉ tiêu. Nhưng đến năm 2010 thì doanh thu của doanh nghiệp giảm mạnh xuống còn 31 tỷ giảm nhiều hơn so với kế hoạch đã dự kiến tối thiểu là chỉ giảm 25% so với năm 2009 tức là 47,7 tỷ. khi tập trung xây dựng nhà máy chế biến lương thực thì công ty cũng dự kiến cắt giảm bớt một số đơn đặt hàng nhập khẩu nhưng bên cạnh đó thì có nhiều nguyên nhân của việc tăng giảm không ổn định của doanh thu, năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và phần lớn là do phía nhà cung cấp nguyên liệu không cung ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, sản phẩm lúa mì từ Thỗ Nhĩ Kỳ cũng sụt giảm, một số hợp đồng không được thực hiện ký kết do các mẫu sản phẩm cám mì viên do Indonesia cung cấp cũng không đạt được độ ẩm thích hợp. Mặt khác khi giao dịch với Argentina, Srilanka, Thỗ Nhĩ Kỳ,…thì cần phải quan tâm đến các khoản giảm trừ doanh thu vì nếu ta thực hiện hợp đồng sai sót như giao hàng chậm, hàng không đủ tiêu chuẩn như đã kí kết, sai quy cách,…thì khách hàng sẽ trả lại hàng phía công ty sẽ bị thiệt hại rất lớn. Do đó khi kinh doanh thì bất cứ công ty nào cũng cần phải quan tâm đến vấn đề này đặc biệt là các công ty xuất nhập khẩu. Tuy nhiên lợi nhuận của công ty lại tăng trưởng ổn định từ 2,081 tỷ năm 2008 lên 5,015 tỷ năm 2010, khoản thu nhập đó đến từ doanh thu hoạt động tài chính 2,8 tỷ vào năm 2010, công ty cũng đã cắt giảm được nhiều chi phí như chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp từ 1,7 tỷ của năm 2009 xuống 1,4 tỷ vào năm 2010. Đơn vị: triệu đồng Việt Nam Hình 4.3 Biểu đồ kết quả hoạt động của công ty giai đoạn 2008 – 2010 4.2 Phân tích doanh thu 4.2.1 Tình hình chung của tổng doanh thu của công ty Công ty Cổ phần Tam Phong là công ty hoạt động chủ yếu về xuất nhập khẩu các sản phẩm lương thực và doanh thu chủ yếu là doanh thu từ hoạt động bán hàng. Cơ cấu doanh thu qua ba năm như sau: Bảng 4.8 Tình hình biến động doanh thu của công ty giai đoạn 2008 - 2010 Đơn vị: triệu đồng Việt Nam Khoản mục Năm 2008 Chênh lệch Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh thu thuần BH&CCDV 25113 63066 30467 37953 251 -32599 -48 Doanh thu HĐTC 121 524 2880 403 433 2356 -550 Thu nhập khác 35 76 43 41 217 -33 -57 Tổng doanh thu 25269 63666 33390 38397 901 -30276 -655 Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Tam Phong Qua bảng tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2008 – 2010 cho thấy doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu trên 90% trong cả ba năm điều này cho thấy nguồn doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh thu chủ yếu của công ty. Hiện tại công ty đang hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực nông sản, doanh thu của công ty chủ yếu từ các ngành: mua bán lương thực, thực phẩm. Bên cạnh đó ngoài khoản thu từ bán hàng thì công ty cũng có thu nhập từ hoạt động tài chính, khoản thu này tăng cao trên 2 tỷ vào năm 2010, khoản thu này cho thấy khả năng đầu tư tài chính của doanh nghiệp và khả năng phán đoán vào thị trường tài chính, một thị trường khá mạo hiểm do chứa đựng nhiều rủi ro. Còn về thu nhập khác của năm 2010 giảm so với năm trước, khoản thu này chủ yếu từ thanh lý tài sản cố định, điều này cho thấy công ty có một hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại, luôn cải tiến công nghệ phục vụ sản xuất. Hình 4.4 Tỷ trọng cơ cấu doanh thu Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp cho thấy doanh thu chủ yếu của công ty trong ba năm vừa qua là từ hoạt động bán hàng. Doanh thu này chiếm tỷ trọng rất cao trong doanh nghiệp qua ba năm là luôn trên 90% so với tổng doanh thu. Công ty hiện đã cổ phần hóa thì cần phải có các hoạt động tài chính tạo nên thu nhập cao để thu hút nhà đầu tư hơn nữa, điều này cho thấy sự non trẻ của công ty. Bảng 4.9 Doanh thu, chi phí theo kế hoạch và thực hiện Đơn vị: Triệu đồng Nguồn: Tổng hợp từ Công ty CP Tam Phong Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Doanh thu 30820 25269 50538 63666 31833 33390 Chi phí 18245 22790 45580 59834 29917 27862 Theo kế hoạch thì năm 2009 công ty không đạt đúng chỉ tiêu đặt ra, doanh thu thực hiện năm 2009 chỉ là 25269 triệu đồng, đến năm 2009 do tình hình khôi phục trở lại, công ty tăng cường xuất nhập khẩu nên đã vượt chỉ tiêu đề ra tuy giai đoạn này công ty có bội chi chi phí theo như phân tích chi phí phần sau, giai đoạn 2009-2010 doanh thu cũng vượt kế hoạch nhưng ỏ múc thấp hơn năm trước. Tổng kết lại doanh thu của doanh nghiệp giai đoạn này có tăng trưởng và đạt kế hoạch tuy nhiên vấn đề chi phí bỏ ra và lợi nhuận đạt được là vấn đề đáng nói hơn ở phần phân tích tiếp theo. 4.3 Phân tích chi phí Lợi nhuận của công ty chịu sự ảnh hưởng trực tiếp bởi chi phí. Mỗi sự thay đổi của chi phí đều làm cho lợi nhuận của công ty thay đổi. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thì có rất nhiều chi phí phát sinh và ảnh hưởng đến tổng chi phí. Bảng dưới đây sẽ thể hiện rõ cơ cấu chi phí của Công ty CP Tam Phong trong giai đoạn 2008 – 2010. Bảng 4. 10 Xác định hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu 2008 2009 200 2009/2008 2010/2009 Doanh thu 25269 63666 33390 2414 -3518 Chi phí 22790 59834 27862 Tỷ suất chi phí 90.19% 93.98% 83.44% Nguồn: Tổng hợp từ Công ty CP Tam Phong Ở giai đoạn 2008-2009 với kết quả phân tích trên ta thấy công ty đã thực hiện kinh doanh và bội chi chi phí với 2414 triệu đồng. Đến giai đoạn 2009-2010 doanh nghiệp lại tiết kiệm chi phí so với kế hoạch là 3518 triệu đồng. Để xác định nguyên nhân bội chi và các khoản đã bội chi ta tiến hành so sánh các khoản mục chi phí thực hiện và chi phí kế hoạch. Qua thống kê ở bảng tình hình chi phí công ty giai đoạn 2008-2010 cho thấy chi phí của doanh nghiệp chịu tác động lớn bởi giá vốn hàng bán, năm 2009 giá vốn hàng bán của công ty tăng hơn hai lần so với năm 2008 với tỷ lệ 204%, điều này cho thấy hoạt động bán hàng của công ty phát triển mạnh. Tuy nhiên đến năm 2010 thì lại giảm xuống với tỷ lệ là -46%, tình hình suy giảm này chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi các nhà cung cấp, công ty cũng không ký nhiều hợp đồng như trước để tập trung vào việc phát triển nhà máy chế biến lương thực và nông sản xuất khẩu. Bảng 4.11 Tình hình chi phí công ty giai đoạn 2008 - 2010 Đơn vị: triệu đồng. Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % GVHB 21451 57894 26353 36443 270 -31541 -46 CPBH 97 198 83 101 204 -115 -42 CPQLDN 1242 1742 1426 500 140 -316 -82 TỔNG 22790 59834 27862 37044 263 -31972 -47 Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Tam Phong Ta phân tích từng yếu tố cấu thành và ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi phí và tình hình bội chi chi phí của doanh nghiệp như sau: Về giá vốn hàng bán: trong năm 2009 giá vốn hàng bán của công ty tăng trưởng cao với tỷ lệ 270%, nhưng chi phí này lại giảm xuống trong năm 2010. Điều này cho thấy giá vốn hàng bán của công ty biến động bất ổn trong giai đoạn này, trong cơ cấu tổng chi phí thì giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao, sự thay đổi không ổn định của yếu tố này sẽ làm thay đổi trực tiếp doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguyên nhân của biến động bất ổn này là do biến động của giá cả đầu vào của nguồn nguyên liệu, mặt khác sự sụt giảm vào năm 2010 một phần là do tiêu thụ trong nước cũng như nhu cầu xuất khẩu đều giảm. Trong năm 2010 công ty tiến hành điều chỉnh cắt giảm nhân sự nên cũng ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh. Về chi phí bán hàng: khi doanh thu tăng thì chi phí bán hàng của doanh nghiệp cũng tăng theo, trong năm 2009 doanh thu tăng 37953 triệu đồng thì chi phí bán hàng cũng tăng 101 triệu đồng, điều đó cũng làm cho tốc độ tăng trưởng của chi phí bán hàng không ổn định qua các năm, hình thức quảng cáo thương hiệu của công ty chủ yếu là gửi bảng báo giá các lô hàng đến các doanh nghiệp, công ty cũng chưa tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội để quảng bá hình ảnh của công ty nên chi phí Marketing cũng thấp, vì vậy chi phí bán hàng của công ty cũng thấp. Mặt trái của vấn đề này có thể là hình ảnh sản phẩm công ty chưa được nhiều người biết đến, vì thế trong tương lai công ty cần chú trọng hơn nữa trong việc đẩy mạnh khâu Marketing và nghiên cứu sản phẩm để mang hình ảnh công ty đến với các doanh nghiệp hay khách hàng khác cả trong và ngoài nước đặc biệt là trong giai đoạn mà công ty muốn mở rộng hơn nữa trên trường quốc tế. Về chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí này cũng biến động không ổn định qua ba năm hoạt động, chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nhưng cũng thể hiện quá trình hoạt động của doanh nghiệp, trong giai đoạn này chi phí quản lý doanh nghiệp tăng vào năm 2009 chủ yếu là chi phí nhân viên, văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định ở văn phòng,… 4.4 Phân tích lợi nhuận 4.4.1 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Hình 4.5 Lợi nhuận của công ty giai đoạn 2008 – 2010 (Đơn vị: triệu đồng) Hiện tại còn trong thời gian năm năm và công ty đang được miễn thuế thu nhập doanh nghiêp Dự án nhà máy chế biến lương thực và nông sản xuất khẩu Tam Phong. nên lợi nhuận trước và sau thuế là không đổi. Qua biểu đồ trên ta thấy lợi nhuận của công ty trong giai đoạn này đều tăng nhưng tăng trưởng chậm và thấp. Lợi nhuận thu được chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, các khoản thu nhập khác không chiếm đáng kể năm 2010 là 43 triệu đồng. Lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh lên kết quả kinh doanh cuối cùng, nói lên quy mô của kết quả và phản ánh một phần hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận của công ty bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là chính. Điều này cho thấy công ty sử dụng chi phí để sản xuất kinh doanh chưa đạt hiệu quả, nếu công ty giảm được chi phí và phát triển các khoản thu nhập khác như cho vay tài chính, góp vốn liên doanh,…thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên rất nhiều. 4.4.2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Trong giai đoạn này lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty qua ba năm tăng trưởng không ổn định. Chi phí tài chính phát sinh từ chi phí lãi vay của doanh nghiệp, chi phí tăng cao trong năm 2009 nhưng do doanh thu từ HĐTC bù đắp nên lợi nhuận từ HĐTC không bị giảm, tuy lợi nhuận này vẫn còn là con số âm. Đến năm 2010 doanh thu từ hoạt động tài chính tăng rất cao 550% đã kéo theo lợi nhuận từ HĐTC tăng lên 268%. Cho thấy thu nhập từ hoạt động tài chính của công ty còn yếu kém và không đủ để thúc đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp tăng trưởng mạnh. Bảng 4.12 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty giai đoạn 2008 – 2010 Đơn vị: triệu đồng Việt Nam Khoản mục Năm Chênh lệch Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh thu HĐTC 121 524 2880 403 433 2356 550 CP Tài chính 419 600 534 181 143 -66 -89 CP Lãi vay 419 600 534 181 143 -66 -89 LN từ HĐTC -717 -676 1812 41 94 2488 268 Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Tam Phong 4.5 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động 4.5.1 Phân tích khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán của công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.13 Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán Đơn vị: triệu đồng Việt Nam Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tài sản ngắn hạn 8152 48948 114058 Hàng tồn kho 5252 752 7433 Nợ ngắn hạn 3593 25880 108772 Tỷ số TT hiện hành (Lần) 2.27 1.89 1.05 Tỷ số TT nhanh (Lần) 0.81 1.86 0.98 Nguồn: Tổng hợp từ công ty Tam Phong Tỷ số thanh toán hiện hành: tỷ số này cho biết có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để đảm bảo nợ ngắn hạn đến hạn trả. Về khả năng thanh toán qua bảng ta thấy khả năng thanh toán của công ty đều giảm qua các năm. Tỷ số này năm 2010 là 1.05 lần có nghĩa là có 1.05 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn, tuy đủ để đảm bảo nợ ngắn hạn nhưng tỷ số này không cao chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty chưa tốt. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn biến động không phù hợp với tình hình hoạt động của công ty. Hình 4.6 Biểu đồ tỷ số thanh toán hiện hành Tỷ số thanh toán nhanh: tỷ số thanh toán nhanh cũng tương tự như tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số này cho biết khả năng thanh toán của công ty nhưng trừ đi khoản mục hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn, nó cho biết khả năng thanh toán thực khi công ty trong tình trạng hàng tồn kho quá lớn. Tỷ số này cũng tăng vọt vào năm 2009 cho thấy khả năng thanh toán của công ty tăng cao và đảm bảo chi trả được các khoản nợ khi đến hạn. Nguyên nhân tỷ số này tăng là do lượng hảng tồn kho của công ty giảm vào mạnh ở năm 2009 chỉ 752 triệu đồng vì công ty đã tập trung mở rộng quy mô sản xuất bằng việc đầu tư xây dựng nhà máy nên lượng hàng hóa giao dịch giảm đáng kể. Hình 4.7 Biểu đồ tỷ số thanh toán nhanh Tóm lại trong giai đoạn này, tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh của công ty đều biến động không ổn định. Tỷ số thanh toán hiện hành giảm từ 2.27 lần xuống 1.89 lần vào năm 2009 và giảm xuống còn 1.05 lần vào năm 2010, điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty chưa cao. 4.5.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định Vòng quay tổng tài sản: bằng cách phân tích tỷ số này ta thấy được hiệu quả hoạt động tổng tài sản của công ty, nó cho biết một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu: Bảng 4.14 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định Đơn vị: triệu đồng Việt Nam Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu thuần 25113 63066 30467 Lợi nhuận sau thuế 2081 3265 5015 Giá trị TSCĐ 14954 14368 33164 Giá tri tổng tài sản 33626 74835 165022 Sức sản xuất của TSCĐ (lần) 1.7 4.4 0.9 Sức sinh lời của TSCĐ (lần) 0.1 0.2 0.2 Vòng quay tổng tài sản (lần) 0.7 0.8 0.2 Nguồn: Tổng hợp từ Công ty CP Tam Phong Ta thấy vòng quay tổng tài sản của công ty rất nhỏ và biến động không ổn định, năm 2008 vòng quay tổng tài sản là 0,7 tức là một đồng tài sản tạo ra được 0,7 đồng doanh thu, tổng tài sản của công ty tăng giảm không ổn định nhưng vòng quay của tổng tài sản chỉ biến động nhẹ chứng tỏ công ty đã sử dụng và quản lý tài sản có hiệu quả khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Còn về sức sinh lời của TSCĐ thì cho biết một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, qua ba năm thì tỷ số này còn rất thấp điều này cho thấy công ty kinh doanh chưa có hiệu quả đặc biệt là dự án nhà máy chế biến lương thực thì cần phải có thời gian dài hạn thì mới có thể hòa vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. 4.5.3 Phân tích các chỉ số sinh lợi Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA): Tỷ số này cho các nhà đầu tư biết được hiệu quả của tổng tài sản. Ta thấy tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản giảm qua ba năm hoạt động. Điều này thể hiện qua bảng sau đây: Bảng 4.15 Nhóm tỷ suất sinh lợi Đơn vị: triệu đồng Việt Nam Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Vốn chủ sở hữu 13900 26596 29572 Lãi ròng 2081 3265 5015 Doanh thu thuần 25113 63066 30467 Tổng tài sản 33626 74835 165022 Tỷ suất lãi ròng(%) 8.29 5.18 16.46 ROA (%) 6.19 4.36 3.04 ROE (%) 14.97 12.28 16.96 Tỷ số tự tài trợ (%) 41.34 35.54 17.92 Nguồn: Tổng hợp từ Công ty CP Tam Phong Tỷ số này giảm dần từ 6.19% năm 2008 xuống 4.36% năm 2009 và chỉ còn 3.04% vào năm 2010. Theo các phân tích trên xét về hiệu quả hoạt động thì tài sản vẫn mang lại hiệu quả nhưng không đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Năm 2010 lãi ròng tăng lên nhưng tổng tài sản tăng cao nên làm cho tỷ số này giảm mạnh. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản rất được nhà đầu tư quan tâm, trong thời gian tới nếu công ty có mở rộng vốn cổ phần hay phát hành cổ phần phổ thông thì cần phải có biện pháp để nâng cao tỷ suất sinh lợi để thu hút các nhà đầu tư và nâng cao uy tín của công ty. Về tỷ số tự tài trợ của doanh nghiệp thì qua ba năm ta thấy tỷ số này thấp (dưới 50% tổng vốn) và lại giảm dần, chứng tỏ khả năng tự tài trợ về vốn của công ty còn yếu kém. Công ty không chủ động được về nguồn vốn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, nó cho thấy sự không ổn định về tài chính của công ty ở giai đoạn này. Hình 4.8 Tỷ số lãi ròng Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là tỷ số đo lường khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua ba năm tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu biến động không ổn định. Năm 2008 tỷ suất này không cao chỉ 14.97%, điều đó có thể hiểu là cứ 100 đồng vốn tự có của mình, công ty sẽ thu được 14.97 đồng lợi nhuận ròng. Nhưng đến năm 2009 thì do vốn chủ sở hữu giảm nên tỷ suất này cùng giảm còn 12.28%, và tỷ số này tiếp tục tăng lên cao vào năm 2010 là 16.96% mặc dù vốn chủ sở hữu tăng nhưng do lợi nhuận tăng nhanh nên chỉ số tỷ suất sinh lời cũng tăng lên. Tóm lại qua ba năm tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu có tăng trưởng nhưng tăng trưởng chậm. Vì vậy công ty cần quan tâm hơn để nâng cao tỷ số này đặt biệt là đối với các công ty mới chuyển lên loại hình cổ phần. Chỉ số này có tác động lớn đối với các nhà đầu tư khi họ muốn đầu tư vào công ty, nó phản ánh khả năng đạt được doanh lợi trên mức đầu tư vào công ty. Do vậy công ty cần phát huy hơn nữa, phải giảm các nguồn vốn khác để giảm thiểu phí tổn sử dụng vốn giúp công ty phát triển hơn và có nhiều nhà đầu tư vào công ty trong tương lai. Hình 4.9 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu 4.6 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh: Từ những phân tích như: doanh thu, chi chí, lợi nhuận,… trên đây ta đã hình dung được tình hình hoạt động của công ty trong ba năm vừa qua, dã đánh giá được hiệu qủa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp sau nhằm nâng cao hơn nũa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Tổng kết điểm mạnh và điểm yếu để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 4.6.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh: Biện pháp tăng lợi nhuận: Đối với bất kỳ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào, mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận đạt được. Sau khi nghiên cứu qua ba năm lợi nhuận của công ty vẫn thấp và tăng trưởng chậm vì vậy phía công ty cần có biện pháp tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu để đạt được lợi nhuận cao hơn. Giải pháp về doanh thu: Năm 2009 và năm 2010 doanh thu của công ty vượt kế hoạch vì thế tương lai công ty cần tiến hành các giải pháp tăng doanh thu bằng cách ổn định và phát triển sản xuất cho nhà máy chế biến lương thực. Trên lý thuyết thì có hai cách để tăng doanh thu: tăng sản lượng hoặc tăng giá bán nhưng đối với công ty hiện nay thì cần phải tìm cách để nhà máy chế biến lương thực hoạt động đúng công suất để tăng sản lượng sản phẩm là chính. Vì hiện tại trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, quyết liệu của nền kinh tế hiện nay thì khả năng tăng giá bán là vấn đề rất khó khăn không chỉ riêng cho công ty mà đối với các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực này nói chung. Song song với các biện pháp làm tăng doanh thu thì ban lãnh đạo công ty cũng cần có biện pháp kiểm soát và duy trì ổn định tình hình chi phí. Giải pháp về chi phí: Chi phí của doanh nghiệp giai đoạn có bội chi năm 2009 nhưng cũng đã kịp thời ổn định vào năm sau và tiết kiệm chi phí so với kế hoạch. Điều này đòi hỏi cần phải duy trì và phát triển thành quả đạt được để góp phần gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì cũng phải xem xét đến kết cấu cảu chi phí, kết cấu chi phí của công ty hiện nay chủ yếu là giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao. Hiện tại thì một số phòng ban của công ty cũng cũng chưa hoạt động hiệu quả: đặc biệt là phòng quản lý chất lượng – nghiên cứu sản phẩm và phòng Marketing, bộ phận nghiên cứu thị trường cũng chưa hoạt động hiệu quả. Các bộ phận trên chưa phối hợp tốt để tìm thị trường xuất nhập khẩu các sản phẩm của công ty. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc công ty phải chịu chi phí nguyên vật liệu cao khi nhập khẩu. Công ty hiện đang nhập khẩu một số nguyên liệu với giá cao từ các nước đối với một số sản phẩm như: sản phẩm tinh bột sắn, dầu cá, bột mì,.. Nên phía bộ phận Marketing cần tăng cường hơn nữa để tìm nhà cung cấp cả trong và ngoài nước với giá nguyên liệu rẽ hơn để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Về nguyên liệu: nguồn nguyên liệu trong nước hiện tại còn chưa ổn định, nhiều nông dân liên tục chuyển đổi loại hình canh tác khác nhau nên tính ổn định và đầy đủ của vùng nguyên liệu cũng không cao. Điều này đòi hỏi phía công ty phải phối hợp tốt với phía Chính quyền địa phương để tạo được vùng nguyên liệu ổn định lâu dài cho nhà máy từ đó cũng tiết kiệm được chi phí sản xuất. Giải pháp về chất lượng: Về sản phẩm gạo thì công tác thu mua đang thực hiện lõng lẽo và hiệu quả thấp, một phần là từ phía các thương lái làm ảnh hưởng đến chất lượng lúa đầu vào như trộn lẫn các loại lúa chất lượng thấp vào lúa xuất khẩu, phía người nông dân cũng có phàn làm giảm chất lượng lúa ở khâu thu hoạch làm hạt gạo thành phẩm của công ty bị giòn, thiếu chỉ tiêu ẩm độ,…Điều này đòi hỏi cả khâu thu mua, bộ phận Marketing, bộ phận quản lý chất lương, bộ phận sản xuất của công ty phải phối hợp chặt chẻ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Giải pháp về vốn: Công ty đã phát triển sản xuất kinh doanh bằng việc tăng vốn đầu tư vào tài sản cố định đã dự trữ thêm hàng tồn kho và tiếp tục đầu tư vào xây dựng dở dang, đầu tư vào bất động sản với.Và để tài trợ cho các mục đích sử dụng vốn trên Công ty CP Tam Phong đã sử dụng các nguồn vốn sau: vay thêm nợ ngắn hạn 87 tỷ (62.91%), tăng cường thêm vốn chủ sở hữu với số tiền, chiếm dụng vốn của người bán 47.5 triệu. Vì vậy để đảm bảo khả năng thu hồi vốn thì công ty cần phải xoay vòng vốn nhanh để trả các khoản nợ ngắn và dài hạn, phải có kế hoạch thu hồi vốn từ việc mở rộng nhà xưởng bằng cách hoạt động đúng công suất nhà máy chế biến lương thực.Công ty đã chuyển sang loại hình cổ phần nhưng sự thu hút vốn để đầu tư chưa cao, nguồn vốn chủ yếu cho mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là vốn vay ngắn hạn đòi hỏi phải hoàn vốn nhanh mới đảm bảo khả năng chi trả. Điều đó là một bất lợi cho công ty trong việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh nên tương lai cần phải có bước tiến mới về những giải pháp huy động vốn. Như vậy trong năm công ty cũng chú trọng tăng cường sản xuất kinh doanh, tiếp tục phát triển mở rộng sản xuất cung cấp vốn cho nhà máy chế biến lương thực. Đây là biểu hiện phát triển hơn nũa công việc kinh doanh và góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp khi tất cả nguồn vốn mở rộng bắt đầu thu lại hiệu quả tuy chưa ổn định. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Công ty CP Tam Phong có tiền thân là Xí nghiệp 892 thành lập vào năm 1984, chuyên kinh doanh chế biến hàng nông sản xuất khẩu, các sản phẩm nguyên liệu dùng làm thức ăn chăn nuôi, da trâu, bò muối các loại,…Từ khi chuyển sang loại hình Công ty CP vào năm 2007 thì công ty có nhiều chuyển biến về kết quả kinh doanh. Nhìn chung công ty đã mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng chưa đi vào hoạt động ổn định. Doanh thu của công ty qua ba năm có sự biến động bất ổn, năm 2009 doanh thu đạt được 63,066 tỷ đồng, tăng 252% so vói nam trước, lợi nhuận sau thuế đạt 3,265 tỷ đồng tăng 157% nhưng doanh thu lại giảm xuống còn 30,467 tỷ đồng (giảm 52%) vào năm 2010, lợi nhuận sau thuế là 5,015 tỷ đồng (tăng lên 154%) do một phần từ chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm xuống và doanh thu từ hoạt động tài chính tăng lên. Công ty chưa quản lý tốt giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp điều này làm cho lợi nhuận của công ty tăng giảm không ổn định. Bên cạnh đó qua phân tích ba năm ta thấy được nhiều yếu điểm của Công ty CP Tam Phong: công ty đang gặp khó khăn cho nguồn nguyên liệu đầu vào, phụ thuộc phần lớn chỉ một số các đối tác nước ngoài, chưa mở rộng và thu hút khách hàng tiềm năng trong nước, công tác quảng bá thương hiệu chưa được phát triền Tuy nhiên giai đoạn này công ty chủ yếu tập trung mở rông quy mô sản xuất và cũng đạt được kết quả là nhà máy chế biến lương thực đã đi vào hoạt động ổn định và có phần giật dậy cho sự phát triển của doanh nghiệp vào giai đoạn cuối năm 2010. 5.2 Kiến nghị Công ty cần chú ý thực hiện phát triền hơn nữa xúc tiến quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thông tin, tìm kiếm thị trường mới, các đối tác lớn từ ngoài nước lẫn trong nước. Xây dụng và phát triển vùng nguyên liệu để ổn định cho sản xuất, có các kế hoạch phát triển nguyên liệu bằng cách hổ trợ vốn, kỹ thuật, phân bón,… cho nông dân nhằm tạo lập nguồn cung ổn định và chất lượng cho sản xuất. Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, mở rộng thị phần ở các thị trường tiềm, đặc biệt là khách hàng tiềm năng trong nước còn rất lớn nhằm gia tăng doanh thu cho công ty. Cần phải cơ cấu quản lý nguồn vốn chặt chẻ hơn. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng ban, đối với phòng Marketing phải tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Ngọc Thơ. 2003 Tài chính doanh nghiệp hiện đại.NXB Thống Kê. 2. Huỳnh Phú Thịnh,2009, Giáo trình chiến lược kinh doanh, Trường Đại Học An Giang. 3. Lê Thị Phương Hiệp (2001), Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. 4. Nguyễn Tấn Bình, 2004 Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Nhà xuất bản thống kê. 5. Phùng Thị Thanh Thủy. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2000. 6. Khang Việt, 2009, Từ điển Tiếng Việt. Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa. 7. Vũ Duy Hào, 2009, Quản trị tài chính doanh nghiệp. Nhà xuất bản Bộ GTVT. 8. Lê Thanh Tùng, 2011, Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đọc từ: Thư viện học liệu mở Việt Nam. Đọc ngày 24/03/2011. PHỤ LỤC 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị: đồng Việt Nam STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 (1) (2) (6) (6) (5) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 25.113.045.591 63.066.045.591 30.467.037.640 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 25.113.045.591 63.066.045.591 30.467.037.640 4 Giá vốn hàng bán 21.451.029.859 57.894.629.859 26.353.987.558 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 3.662.015.732 5.171.415.732 4.113.050.082 6 Doanh thu hoạt động tài chính 121.142.110 524.012.000 2.880.000.000 7 Chi phí tài chính 419.201.000 600.054.000 534.549.000 Trong đó: Chi phí lãi vay 419.201.000 600.054.000 534.549.000 8 Chi phí bán hàng 97.451.000 198.892.632 83.717.000 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.242.054.000 1.742.054.000 1.426.975.742 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt đông kinh doanh (30=20+(21-22)-(24+25)) 2.024.451.842 3.154.427.100 4.947.808.340 11 Thu nhập khác 35.412.700 76.142.600 43.504.520 12 Chi phí khác 21.414.000 35.104.100 24.104.010 13 Lợi nhuận khác (40=31-32) 56.826.700 111.246.700 67.608.530 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 2.081.278.542 3.265.673.800 5.015.416.870 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 7 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51-52) 2.081.278.542 3.265.673.800 5.015.416.870 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu PHỤ LỤC 2 TỔNG HỢP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị: Đồng Việt Nam STT CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 (1) (2) (6) (6) (5) TÀI SẢN A A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 8.152.855.455 48.948.392.193 114.058.937.250 I I.Tiền và các khoản tương đương tiền (110=111+112) 1.540.377.104 43.890.377.104 2.681.638.968 1 1. Tiền 1.540.377.104 43.890.377.104 2.681.638.968 2 2. Các khoản tương đương tiền II II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn(120=121+129) 0 0 100.000.000.000 1 1. Đầu tư ngắn hạn 100.000.000.000 2 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) III III.Các khoản phải thu ngắn hạn (130=131+132+133+134+135+139) 642.351.421 267.871.654 2.643.518.000 1 1. Phải thu khách hàng 642.351.421 267.871.654 2.643.518.000 2 2. Trả trước cho người bán 3 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 4 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 5 5. Các khoản phải thu khác 6 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) IV IV.Hàng tồn kho (140=141+149) 5.252.235.421 752.251.926 7.433.515.368 1 1. Hàng tồn kho 5.252.235.421 752.251.926 7.433.515.368 2 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) V V.Tài sản ngắn hạn khác (150=151+152+154+158) 717.891.509 4.037.891.509 1.300.264.914 1 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 2 2. Thuế GTGT được khấu trừ 717.891.509 4.037.891.509 1.300.264.914 3 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà Nước 5 5. Tài sản ngắn hạn khác B B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+240+250+260) 25.473.544.288 25.887.263.492 50.963.506.180 I I- Các khoản phải thu dài hạn (210=211+212+213+218+219) 0 0 0 1 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 2 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 3 3. Phải thu dài hạn nội bộ 4 4. Phải thu dài hạn khác 5 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) II II.Tài sản cố định (220=221+224+227+230) 14.954.674.288 14.368.393.492 33.164.123.180 1 1.Tài sản cố định hữu hình (221=222+223) 4.914.674.288 1.898.393.492 9.875.123.180 - - Nguyên giá 5.615.032.842 2.615.032.841 10.595.782.841 - - Giá trị hao mòn lũy kế (*) -700.358.554 -716.639.349 -720.659.661 2 2.Tài sản cố định thuê tài chính (224=225+226) 0 0 0 - - Nguyên giá - - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 3 3.Tài sản cố định vô hình (227=228+229) 0 0 0 - - Nguyên giá - - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 4 4.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 10.040.000.000 12.470.000.000 23.289.000.000 III III.Bất động sản đầu tư (240=241+242) 10.518.870.000 11.518.870.000 17.799.383.000 - - Nguyên giá 10.518.870.000 11.518.870.000 17.799.383.000 - - Giá trị hao mòn lũy kế (*) IV IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (250=251+252+258+259) 0 0 0 1 1. Đầu tư vào công ty con 2 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 3 3. Đầu tư dài hạn khác 4 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) V V.Tài sản dài hạn khác (260=261+262+268) 0 0 0 1 1. Chi phí trả trước dài hạn 2 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3 3. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270=100+200) 33.626.399.743 74.835.655.685 165.022.443.430 NGUỒN VỐN A A- NỢ PHẢI TRẢ (300=310+330) 19.726.130.795 48.239.116.595 135.450.096.000 I I.Nợ ngắn hạn (310=311+312+…+319+320) 3.593.630.795 25.880.616.595 108.772.596.000 1 1. Vay và nợ ngắn hạn 3.465.000.000 22.800.000.000 109.800.000.000 2 2. Phải trả người bán 31.014.200 47.596.000 3 3. Người mua trả tiền trước 4 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước 1.142.616.595 4.142.616.595 5 5. Phải trả người lao động -1.045.000.000 -1.062.000.000 -1.075.000.000 6 6. Chi phí phải trả 7 7. Phải trả nội bộ 8 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 9 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 10 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn II II.Nợ dài hạn (330=331+332+…+336+337) 16.132.500.000 22.358.500.000 26.677.500.000 1 1. Phải trả dài hạn người bán 2 2. Phải trả dài hạn nội bộ 3 3. Phải trả dài hạn khác 4 4. Vay và nợ dài hạn 16.132.500.000 22.358.500.000 26.677.500.000 5 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 6 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 7 7. Dự phòng phải trả dài hạn B B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410+430) 13.900.268.948 26.596.539.090 29.572.347.430 I I.Vốn chủ sở hữu (410=411+412+…+420+421) 13.900.268.948 26.596.539.090 29.572.347.430 1 1. Vốn đầu tư của chủ sỡ hữu 7.647.917.733 12.301.250.000 12.329.250.000 2 2. Thặng dư vốn cổ phần 3 3. Vốn khác của chủ sở hữu 4 4. Cổ phiếu quỹ (*) 5 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 6 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 7 7. Quỹ đầu tư phát triển 8 8. Quỹ dự phòng tài chính 9 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 10 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 6.252.351.215 14.295.289.090 17.243.097.430 11 11. Nguốn vốn đầu tư XDCB II II.Nguồn kinh phí và quỹ khác (430=431+432+433) 0 0 0 1 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 2 2. Nguồn kinh phí 3 3. Nguồn kinh phí đó hình thành TSCĐ TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440=300+400) 33.626.399.743 74.835.655.685 165.022.443.430 CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG 1 1. Tài sản thuê ngoài 2 2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công 3 3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi 4 4. Nợ khó đòi đã xử lý 5 5. Ngoại tệ các loại 6 6. Dự toán chi hoạt động 7 7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiai phap nang cao hieu qua kinh doanh cho cong ty cp tam phong giai doan 2008-2010.doc
Luận văn liên quan