Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Thanh

Ngoài các giải pháp chính để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và tài sản dài, Công ty cũng cần đưa ra một số giải pháp chung khác như Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền hiệu quả hơn để nâng cao khả năng thanh toán. Công ty cần xem xét, tính toán một cách kỹ lưỡng để từ đó xác định được mức dự trữ tối ưu về tiền cho Công ty mình, tránh tình trạng nắm giữ tiền mặt quá nhiều dẫn đến phát sinh chi phí cơ hội cho doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, Công ty nên áp dụng mô hình Baumol – một mô hình quản trị tiền mặt khá phổ biến và dễ dàng sử dụng. Mô hình Baumol được áp dụng đối với đơn vị có kế hoạch thu chi tiền rõ ràng, cụ thể và hầu như là không có sự biến động về thu chi tiền mặt trong kỳ, mang tính cấp phát. Những giả thiết của mô hình này khá phù hợp với những đặc điểm của Công ty như nhu cầu về tiền là ổn định, có động cơ duy nhất giữ tiền là để giao dịch

pdf69 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu thụ được nên hàng cỡ vừa trong kho tăng lên là 763.757.908,2 so với 2012 tăng 18.421.309 đồng, tương đương tăng 1,9%. Ngoài ra hàng cỡ nhỏ cũng chiếm một lượng nhỏ trong tổng giá trị hàng tồn kho và không có thay đổi nhiều trong những năm vừa qua. Năm 2011 hàng hàng cỡ nhỏ có giá trị là 1.931.335.899 đồng, so với năm 2012 hàng cỡ nhỏ giảm 1.023.634.895 đồng do điều kiện bán hàng vào dịp cuối năm hàng cỡ nhỏ tăng mạnh vào dịp tết, các Công ty thương mại cũng mua sản phẩm hàng cỡ nhỏ nhiều hơn nên hàng tồn kho ít. Sang đến năm 2013 hàng cỡ nhỏ lại tăng lên 483.494.676 đồng so với năm 2012, tương đương tăng 9,89% mặc dù hàng tồn kho có giảm xuống là do sự cạnh tranh của Công ty với các cơ sở sản xuất gốm sứ lâu năm trong làng nghề có phần gay gắt về chất lượng sản phẩm vậy nên lượng hàng cỡ nhỏ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong hàng tồn kho năm 2013. Hiện tại Công ty chưa áp dụng bất cứ hình thức quản lý kho nào. Vì vậy Công ty nên áp ụng một vài mô hình quản lý kho để có thể xác định được tương đối chính xác số lượng hàng tồn kho nhằm giảm thiểu chi phí lưu kho, tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thang Long University Library 37 2.2.2.4. Quản lý các khoản phải thu Bảng 2.5 Quy mô các khoản phải thu Đơn vị tính: Trđ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013– 2012 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Các khoản phải thu của khách hàng 3.124,618 3.871,279 2.96,254 746,660 19 (914,363) (31) Các khoản phải thu khác 9,238.517 9,238.517 9,238.517 0 - 0 - Các khoản phải thu ngắn hạn 3.133,857 3.880,517 2.966,154 746,660 19 (914,363) (31) Qua bảng ta thấy, Năm 2012 các khoản phải thu ngắn hạn là 3.880.517.927 đồng tăng so với năm 2011 là 746.660.490 đồng, tương đương tăng 19%. Năm 2013 các khoản phải thu ngắn hạn là 2.966.154.709 đồng giảm so với năm 2012 là 914.363.218 đồng, tương đương giảm 31%. Các khoản phải thu khách hàng năm 2012 là 3.871.279.410 đồng tăng so với năm 2011 là 746.660.490 đồng, tương đương tăng 19%. Nguyên nhân các khoản phải thu khách hàng năm 2012 tăng so với năm 2011 là do Công ty cấp tín dụng cho khách hàng nhiều để giữ uy tín trong kinh doanh nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn trong năm 2012 hàng hóa tiêu thụ ít khách hàng chưa trả nợ cho Công ty đúng hạn, nợ cũ của khách hàng cộng thêm nợ mới làm các khoản phải thu khách hàng tăng lên. Năm 2013 các khoản phải thu khách hàng là 2.956.916.192 đồng giảm so với năm 2012 là 914.363.218 đồng, tương đương giảm 31%. Do tình hình kinh tế tốt hơn năm 2012 hàng hóa tiêu thụ được nhiều hơn, do đó khách hàng có tiền để thanh toán cho Công ty nên các khoản phải thu ngắn hạn giảm so với năm 2012. Các khoản phải thu khác năm 2012 so với năm 2013 không đổi nên toàn bộ các khoản phải thu khách hàng chiếm 100% trong tổng các khoản phải thu ngắn hạn. Quản lý các khoản phải thu ngắn hạn: 38 Công ty thực hiện theo dõi, đánh giá các khoản phải thu dựa trên các số liệu của sổ theo dõi chi tiết các khoản phải thu do bộ phận kế toán mở ra, và được báo cáo thường xuyên lên ban lãnh đạo của Công ty. Theo định kỳ 1 năm, Công ty tiến hành phân loại tổng nợ phải thu và chi tiết theo từng khách nợ, để từ đó có những biện pháp thu hồi nợ hiệu quả. Công ty đã áp dụng các biện pháp thu hồi những khoản nợ đến hạn như gửi thư, gọi điện nhắc nhở khách hàng thời hạn thanh toán. Đôi khi biện pháp này tỏ ra không hiệu quả bằng việc đòi nợ trực tiếp. Một số khách hàng nước ngoài với những đơn đặt hàng lớn Công ty thường yêu cầu thanh toán ngay qua ngân hàng khi kết thúc hợp đồng vì Công ty chưa áp dụng bất kì phương pháp thu nợ ủy thác cho người đại diện ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác tiến hành các thủ tục pháp lý thu hồi nợ. Vì vậy khi khách hàng nước ngoài muốn đặt hàng Công ty với số lượng lớn thường phải cân nhắc rất kĩ. Thực trạng quản lý TSDH của công ty TNHH SX & TM Hưng Thanh 2.2.3. 2.1.1.1. Quy mô và cơ cấu tài sản dài hạn Tại công ty tài sản cố định chiếm 100% tài sản dài hạn bởi công ty không đầu tư vào bất động sản hay đầu tư tài chính dài hạn nào khác mà chỉ tập trung đầu tư cho lĩnh vực chính của mình. Đối với mỗi doanh nghiệp, ngoài việc đầu tư tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp còn tập trung đầu tư tài sản dài hạn bởi TSDH luôn chiếm vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó thể hiện quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường hợp này thì tỷ trọng của TSDH trong tổng tài sản của doanh nghiệp phụ thuộc vào tài sản cố định. Dưới đây là giá trị tài sản cố định thay đổi theo từng năm 2011, 2012, 2013 của Công ty TNHH SX & TM Hưng Thanh. Sơ đồ 2.4 Tình hình Tài sản cố định của Công ty TNHH SX & TM Hưng Thanh Đơn vị: Đồng [Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2011 – 2013] Thang Long University Library 39 Qua số liệu trong báo cáo tài chính 3 năm cho ta thấy, giá trị của TSDH thay đổi phụ thuộc vào TSCĐ thay đổi qua các năm. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác, bất động sản đầu tư đều bằng 0. Trong năm 2011 giá trị tài sản cố định là 5.178.347.802 đồng, tương ứng TSDH chiếm 31,4% tổng tài sản, năm 2012 giảm xuống còn 4.982.888.042 đồng, tương ứng chiếm 29,7% tổng tài sản và đến năm 2013 giữ ở mức là 4.787.428.282 đồng tương đương chiếm 30,3% tổng tài sản. Nhìn chung trong 3 năm tài sản dài hạn có xu hướng giảm dần về tỉ trọng cũng như về giá trị. Nguyên nhân là do trong 3 năm công ty không đầu tư thêm về tài sản cố định và hàng năm trích khấu hao trên nguyên giá nên giá trị tài sản cố định giảm dần. Nói cách khác, máy móc trang thiết bị công ty đầu tư mua sắm từ giai đoạn trước chưa khấu hao hết và vẫn hoạt động ổn định, chưa cần bổ sung hay thay thế thiết bị mới. Chính sự ổn định của máy móc thiết bị đã làm nền tảng, tạo sự yên tâm để công ty tập trung đầu tư cho tài sản ngắn hạn. 2.1.1.2. Quản lí tài sản dài hạn Quản lí tài sản dài hạn là một yêu cầu thiết yếu khi tài sản dài hạn luôn chiếm tỉ trọng 30% trong tổng tài sản. Tuy nhiên trong 3 năm gần đây tài sản dài hạn có sự giảm nhẹ về quy mô. Nguyên nhân của sự giảm xuống này là do phát sinh khấu hao tài sản cố định làm giảm giá trị còn lại của tài sản cố định trong khi các thiết bị, máy móc của công ty vẫn hoạt động khá tốt và không cần phải đầu tư mới thêm. Máy móc, thiết bị của công ty bao gồm máy in off set, máy tính bộ phận quản lý, máy mài, nghiền nguyên vật liệu bộ phận phân xưởnglà những loại tài sản cố định có thời gian sử dụng dài, thời gian khấu hao khá lâu từ 5-10 năm. Chính vì vậy Công ty đã đề ra kế hoạch quản lí bảo dưỡng và nâng cấp máy móc định kỳ hàng năm như bôi trơn máy móc cho máy mài, nghiền men màu,..thay thế dây Cu-loa cho các máy tiện hàng, máy đánh hồ trong phân xưởng sản xuất. Ngoài ra Công ty cũng mua các sản phẩm phần mền diệt Virut BKAV cho máy tính văn phòng, lau chùi các chi tiết máy in off set Trong tương lai, quy mô sản xuất của Công ty sẽ tiếp tục mở rộng thêm nên cần trang bị thêm thiết bị, tài sản cố định và tài sản khác, hướng tới mục tiêu đảm bảo sử dụng tài sản cố định có chất lượng và đạt hiệu quả mong muốn. Ngoài ra số liệu trên còn cho ta thấy Công ty hoàn toàn không tham gia vào các lĩnh vực tài chính khác như đầu tư trái phiếu hay góp vốn liên doanh mà chỉ tập trung vào sản xuất và thương mại. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH SX & TM Hưng 2.3. Thanh Trong những năm qua nhằm đạt được mục đích kinh doanh, Công ty TNHH SX & TM Hưng Thanh luôn quan tâm đến vấn đề sử dụng tài sản và cố gắng tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản. 40 Việc phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty sẽ cho thấy tình hình sử dụng tài sản, những thành tựu đã đạt được và hạn chế mà công ty gặp phải để từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhất để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Như đã trình bày ở chương 1 thì hiệu quả sử dụng tài sản của DN được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính tổng hợp: chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH và chỉ tiêu đánh giá TSDH. Để có thể phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH SX & TM Hưng Thanh, ta sẽ tính toán chi tiết các chỉ tiêu này. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại Công ty TNHH SX & TM Hưng Thanh 2.3.1. Bảng 2.6 Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty TNHH SX & TM Hưng Thanh Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu thuần Đồng 13.981.874.887 14.728.694.370 18.396.467.140 Lợi nhuận sau thuế Đồng 313.774.380 384.280.620 689.867.518 Tổng tài sản Đồng 16.471.921.849 16.775.865.751 15.844.475.685 Hiệu suất sử dụng tổng TS Lần 0,85 0,88 1,16 Hệ số sinh lợi tổng TS (ROA) % 1,9 2,29 4,35 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2011-2013) Xét về hiệu quả sử dụng tổng tài sản: Năm 2012, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty là 0,88 tức là 1 đồng tài sản cố định chỉ tạo ra 0,88 đồng doanh thu thuần. Tuy đã tăng 0,03 lần so với năm 2011 nhưng vẫn chưa hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng này là do doanh thu thuần của năm 2012 tăng 5,34% so với năm 2011, trong khi tổng tài sản chỉ tăng 1,8%. Điều này cho thấy, doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định chưa thật sự hiệu quả vì 1 đồng tài sản cố định chỉ tạo ra 0,88 đồng doanh thu thuần, thấp hơn so với đối thủ trực tiếp là Công ty TNHH SX & DV Long Trang- xóm 5, xã Bát Tràng (nguồn: báo cáo tài chính Công ty TNHH SX & DV Long Trang). Năm 2012, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty là 0,88 lần đến năm 2013, chỉ tiêu này tăng lên là 1,16 lần, tức là đã tăng 0,28 đồng doanh thu thuần trên mỗi đồng tài sản. Mặc dù các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản có tăng nhưng tăng không đáng kể. Xét về tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản: Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời trên tổng tài sản của công ty. So với năm 2011, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm Thang Long University Library 41 2012 của công ty đã tăng lên 0,39%, đạt mức 2,29%. Tức là cứ 1 đồng đầu tư vào tài sản thì tạo ra được 0,0229 đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi năm 2011 chỉ tạo ra 0,019 đồng. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do công ty không đầu tư thêm mới tài sản cố định mà tăng các khoản đầu tư cho tài sản ngắn hạn, hiệu quả tăng lên chỉ sau 1 năm. Tuy nhiên năm 2013, chỉ tiêu này là 4,35%, so với năm 2012 đã tăng 2,06%. Nguyên nhân là do tổng tài sản giảm đi trong khi doanh thu thuần tăng mạnh dẫn tới tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản tăng gấp đôi so với năm 2012. Có thể nói rằng, Công ty đang dần cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản của mình. Tuy nhiên, với tỷ suất sinh lời tổng tài sản ở mức 4,35%/ năm thì vẫn là mức rất thấp, chưa đáp ứng được kì vọng của ban giám đốc công ty. Công ty cần phải nghiên cứu các phương pháp để sử dụng tài sản của mình một cách tốt hơn, sử dụng hết công suất của tài sản dài hạn, tăng doanh thu và tiếp tục cắt giảm những chi phí không cần thiết để đưa ra những sản phẩm tốt nhất, thu về lợi nhuận cao nhất có thể. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH SX & TM Hưng 2.3.2. Thanh 2.3.2.1. Khả năng thanh toán của Công ty Bảng 2.7 Khả năng thanh toán của Công ty qua các năm 2011-2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tài sản ngắn hạn Đồng 11.293.574.047 11.792.977.709 11.057.047.403 Tiền và các khoản tương đương tiền Đồng 597.733.058 281.630.467 1.174.189.843 Hàng tồn kho Đồng 6.836.587.252 6.998.465.718 6.085.720.384 Nợ ngắn hạn Đồng 8.782.865.065 8.702.528.347 7.081.270.763 Hệ số thanh toán hiện hành Lần 1,29 1,36 1,56 Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,51 0,55 0,70 Hệ số khả năng thanh toán tức thời Lần 0,07 0,03 0,17 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2011-2013) Khả năng thanh toán hiện hành: là năng lực đáp ứng nghĩa vụ đối với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này năm 2012 là 1,36 lần, lớn hơn năm 2011 là 0,07 lần, tức là 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 1,36 đồng tài sản ngắn 42 hạn. Ta thấy 1,36 > 1 nên công ty đang ở mức ổn định và tăng dần từ năm 2011 đến 2012. Năm 2013, chỉ tiêu này là 1,56 lần, nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 1,56 đồng tài sản ngắn hạn, so với năm 2012 đã tăng 0,20 lần. Nguyên nhân do tốc độ giảm của nợ ngắn hạn nhanh hơn tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn tới 12,36%. Điều này cũng phù hợp với quy mô hoạt động của công ty nhỏ và mới thành lập chưa lâu. Khả năng thanh toán nhanh: của công ty năm 2012 là 0,55 lần, tăng 0,04 lần so với năm 2011, tức là 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 0,55 đồng tài sản có tính thanh khoản cao. Tương tự với năm 2011, 1 đồng nợ được đảm bảo bằng 0,51 đồng tài sản ngắn hạn không kể đến hàng tồn kho. Dễ thấy từ năm 2011 đến 2012 đã có sự thay đổi theo chiều hướng đi lên, đó là sự nỗ lực rất nhiều của ban quản lý công ty nhằm chi trả các khoản nợ đến hạn của mình, tạo uy tín với nhà cung cấp. Đến năm 2013, chỉ tiêu này của doanh nghiệp tăng từ 0,55 lần năm 2012 lên 0,70 lần năm 2013, chênh lệch 0,15 lần. Nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong năm 2013 được đảm bảo bằng 0,70 đồng tài sản ngắn hạn không kể hàng tồn kho. Chỉ tiêu này càng chứng tỏ công ty dần chuyển sang chính sách quản lý vốn thận trọng. Khả năng thanh toán tức thời: Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời năm 2012 là 0,03 lần tức là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo với 0,03 đồng tiền mặt. So với năm 2011, chỉ tiêu này đã giảm đi 0,04 lần. Năm 2011, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,07 đồng tiền mặt. Như vậy, ta dễ dàng thấy được nguy cơ thiếu hụt tiền mặt của công ty tại năm 2012. Nguyên nhân xuất phát từ việc doanh nghiệp dùng tiền mặt để thanh toán nhiều khoản phải trả người bán, điều này rất dễ gây ra tình trạng mất khả năng thanh khoản của công ty, công ty cần xem xét và đưa ra chiến lược thận trọng hơn khi quản lý tài sản và quản lý vốn. Khả năng thanh toán tức thời năm 2013 là 0,17 lần, so với năm 2012 đã tăng 0,14 lần, điều đó cho thấy: 1 đồng nợ ngắn hạn Công ty đang giữ được đảm bảo bằng 0,17 đồng của tiền và các khoản tương đương tiền có thể sử dụng. Dễ thấy, trong kì công ty thắt chặt chính sách bán hàng làm giảm các khoản nợ của khách hàng, đồng thời tăng lượng tiền mặt thu về làm tăng khả năng thanh toán tức thời lên 0,17 lần. Tuy nhiên, việc dự trữ tiền mặt nhiều sẽ làm mất đi chi phí cơ hội cho việc đầu tư sinh lời. Như vậy, ta có thể thấy khả năng thanh toán của Công ty tại thời điển cuối năm 2013 đã tăng so với thời điểm này năm 2011 và năm 2012.Công ty có thể tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh với áp lực từ các khoản nợ thấp hơn, đồng thời chi phí lãi vay hàng kì của công ty cũng giảm xuống đáng kể. Thang Long University Library 43 2.3.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các hoạt động của DN Qua bảng Tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn ta thấy: Về vòng quay tài sản ngắn hạn trong kỳ: Chỉ tiêu này cho biết trong một năm tài sản ngắn hạn của DN luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng tài sản ngắn hạn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Số vòng quay càng cao thì càng tốt đối với doanh nghiệp. Năm 2011, vòng quay trong kỳ của tài sản ngắn hạn là 1,24 vòng, tăng không đáng kể khoảng 0,01 vòng so với năm 2012, cụ thể là 1,25 vòng. Do tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của tài sản ngắn hạn. Và vòng quay đến năm 2013 đã tăng lên rõ rệt là 1,66 vòng. Chỉ tiêu vòng quay tài sản ngắn hạn của Công ty ngày càng tăng chứng tỏ DN đã sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn để tăng doanh thu thuần trong hoạt động kinh doanh. Bảng 2.8 Tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu thuần Đồng 13.981.874.887 14.728.694.370 18.396.467.140 Các khoản phải thu ngắn hạn Đồng 3.133.857.437 3.880.517.927 2.966.154.709 Tài sản ngắn hạn Đồng 11.293.574.047 11.792.977.709 11.057.047.403 Hàng tồn kho Đồng 6.836.587.252 6.998.465.718 6.085.720.384 Vòng quay tài sản ngắn hạn trong kì Vòng 1,24 1,25 1,66 Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn Ngày 291 288 216 Vòng quay các khoản phải thu Vòng 4,46 3,8 6,2 Thời gian thu tiền trung bình Ngày 81 95 58 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 2,05 2,1 3,02 Thời gian luân chuyển kho trung bình Ngày 176 171 119 Chu kỳ kinh doanh Ngày 257 266 177 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2011-2013) Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn: Thời gian luân chuyển qua các năm có xu hướng giảm dần. Trong năm 2011 thời gian luân chuyển là 291 ngày chênh lệch so với năm 2012 là 3 ngày và cuối cùng đến năm 2013 thời gian luân chuyển giảm xuống 44 còn 216 ngày. Công ty đã có sự chú trọng hơn trong việc tính đến thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn để tài sản ngắn hạn không còn bị ứ đọng quá lâu trong khâu sản xuất và lưu thông. Công ty đã có những biện pháp thích hợp để giải quyết tình trạng này để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tốt nhất. Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay có sự thay đổi qua từng năm, cụ thể từ năm 2011 là 4,46 vòng , năm 2012 vòng quay giảm xuống còn 3,8 vòng nhưng sang đến năm 2013 thì vòng quay các khoản phải thu này lại tăng lên là 6,2 vòng. Năm 2012 vòng quay các khoản phải thu giảm xuống là do DTT tăng 5,34% và các khoản phải thu tăng 23,8% so với năm 2011. Tốc độ tăng của các khoản phải thu nhanh hơn tốc độ tăng của DTT khiến cho vòng quay giảm xuống. Tiếp đến năm 2013 tốc độ giảm các khoản phải thu giảm so với năm 2012 là 23,5% trong khi đó DTT vẫn tiếp tục tăng là 24,9% khiến vòng quay các khoản phải thu tăng lên là 6,2 vòng. Điều này chứng tỏ công ty đã nỗ lực trong việc kiểm soát các khoản phải thu và đang làm tốt điều này trong năm 2013, góp phần hạn chế rủi ro thất thoát, tránh lãng phí vốn. Thời gian thu tiền trung bình: Năm 2011 là 81 ngày, tới năm 2012 là 95 ngày tăng 14 ngày so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 lại giảm xuống còn 58 ngày. Đây là nỗ lực hết sức lớn của các cán bộ trong doanh nghiệp khi làm giảm thời gian bị khách hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Thời gian thu tiền rút ngắn lại, Công ty bị chiếm dụng vốn ít hơn, làm giảm áp lực huy động vốn để Công ty đầu tư, rủi ro nợ xấu giảm, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho năm 2011 là 2,05 vòng so với năm 2012 thì số vòng quay này tăng lên 0,05 vòng so với năm 2011. Số vòng quay năm 2013 là 3,02 tăng lên so với năm 2012. Điều trên có nghĩa là cứ 1 đồng hàng tồn kho tạo ra được 3,02 đ doanh thu. Đây là tín hiệu tốt, Công ty đã và đang áp dụng các chính sách để bán hàng nhanh, tồn kho ít tránh ứ đọng. Nhưng chỉ số này còn rất nhỏ, số lượng hàng bán ra còn ít. Mặc dù Công ty đang sử dụng chính sách quản lý vốn thận trọng nhưng trị giá hàng tồn kho lớn trước mắt giúp Công ty an toàn hơn trướng những biến động thất thường của giá cả nguyên vật liệu nhưng hàng tồn kho có tính thanh khoản không cao, dễ xảy ra tình trạng ứ đọng. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định lượng hàng tồn kho hợp lý và sử dụng chúng hiệu quả. Thời gian luân chuyển kho trung bình: Chỉ tiêu này cho biết số ngày mà lượng hàng tồn kho được chuyển đổi thành doanh thu. Số ngày luân chuyển kho trung bình năm 2011 là 176 ngày so với năm 2012 số ngày luân chuyển kho giảm còn 171 ngày. Năm 2013 số ngày luân chuyển kho giảm xuống còn 119 ngày. Thời gian luân chuyển kho trung bình của Công ty trong cả 3 năm đều rất dài, điều này chứng tỏ rằng số nguyên vật liệu, hàng hóa mà Công ty bán ra cho khách hàng còn ít. Việc thời gian Thang Long University Library 45 luân chuyển kho trung bình dài làm tăng các chi phí liên quan đến việc quản lý kho. Số vòng quay hàng tồn kho còn nhỏ qua các năm, cho thấy hiệu quả sử dụng hàng tồn kho kém, làm giảm tốc độ luân chuyển hàng tồn kho và thời gian luân chuyển kho bị kéo dài thêm. Để nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho Công ty cũng cần quan tâm hơn đến việc bảo quản và luân chuyển hàng tồn kho. Chu kỳ kinh doanh: là khoảng thời gian tính từ lúc doanh nghiệp mua hàng về để bán cho đến khi bán được hàng hóa và thu tiền về. Năm 2011, chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là 257 ngày, năm 2012 tăng lên là 266 ngày và năm 2013 giảm xuống là 177 ngày. Trong năm 2013, mức giảm của chu kì kinh doanh so với năm 2012 là 33,45%. Tức là khoản thời gian sản xuất, lưu kho và thu tiền đã được rút ngắn xuống rất nhiều. Bảng 2.9 Tốc độ luân chuyển tiền của Công ty năm 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá vốn hàng bán Đồng 12.179.897.277 13.142.368.789 16.209.052.545 Chi phí chung, chi phí bán hàng quản lý Đồng 614.368.118 647.218.164 854.697.378 Phải trả người bán Đồng 5.102.599.253 4.744.375.007 975.171.035 Vòng quay các khoản phải trả Vòng 2,51 2,91 17,50 Thời gian trả chậm trung bình Ngày 144 124 21 Thời gian luân chuyển tiền Ngày 113 142 156 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2011-2013) Vòng quay các khoản phải trả: Chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trước. Chỉ tiêu này qua 3 năm có xu hướng tăng lên 1 cách rõ rệt năm 2012 là 0,51 tăng so với năm 2011 là 0,4 vòng, năm 2013 thì chỉ tiêu này thực sự tăng lên gấp 8 lần so với năm 2012. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay lớn hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán nhanh hơn năm trước. Thời gian trả chậm trung bình: là khoảng thời gian chiếm dụng vốn của công ty đối với nhà cung cấp và người lao động. Con số này qua từng năm 2011 là 144 ngày, 46 năm 2012 là 124 ngày và năm 2013 giảm xuống còn 21 ngày. Chỉ tiêu này ngày càng giảm, thời gian chiếm dụng vốn của Công ty giảm. Thời gian luân chuyển tiền: Phản ánh khoảng thời gian ròng tính theo ngày kể từ khi doanh nghiệp thanh toán tiền mua hàng cho đến khi doanh nghiệp thu được tiền. Thời gian quay vòng tiền của công ty ngày càng tăng. Năm 2011 là 113 ngày, sang năm 2012 tăng lên tới 142 ngày (tăng 26%) và năm 2013 là 156 ngày ( tăng 10%). Con số này lớn có thể được giải thích là: doanh nghiệp phải thuê thêm vốn trong khi vẫn phải chờ khách hàng trả nợ tiền hàng cho mình. Quá trình sản xuất càng dài, lượng tiền mặt mà doanh nghiệp phải thuê thêm để đầu tư càng lớn. Tương tự, thời gian khách hàng thanh toán các hóa đơn càng lâu, thì giá trị của các hóa đơn càng giảm. Hay nói cách khác, tài khoản có thể thu hồi về được làm giảm vốn lưu động của doanh nghiệp Mức tiết kiệm VLĐ Bảng 2.10 Mức tiết kiệm vốn lưu động Đơn vị: Trđ Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2013/2012 Giá trị Tỉ trọng(%) Doanh thu thuần Đồng 13.981,874 14.728,694 18.396,467 3.667,772 19,93 Tài sản ngắn hạn Đồng 11.293,574 11.792,977 11.057,047 (735,930) (6,65) Vòng quay tài sản ngắn hạn trong kì Vòng 1,24 1,25 1,66 0.41 24,7 Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn Ngày 291 288 216 (72) (33,3) Mức tiết kiệm vốn lưu động tương đối Đồng - (122,739) (3.679,293) (3.556,554) 96,67 Mức tiết kiệm vốn lưu động tuyệt đối Đồng - (116,515) (2.945,738) (2.829,223) 96,04 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2011-2013) Thang Long University Library 47 Qua bảng trên ta thấy, Mức tiết kiệm tương đối: Năm 2012, mức tiết kiệm vốn lưu động của doanh nghiệp là âm 122,739 Trđ. Điều này đồng nghĩa với việc, dù mức tăng vốn lưu động không đáng kể, thậm chí giảm 122,739 Trđ nhưng tổng mức luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp đã tăng 746,82 Trđ so với năm 2011. Năm 2013, tổng mức luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 3.667,772 Trđ so với năm 2012, nhưng doanh nghiệp đã giảm vốn lưu động 3.679,293 Trđ. Vì vậy, năm 2013, mức tiết kiệm vốn lưu động của doanh nghiệp là âm 3.679,293 Trđ Mức tiết kiệm tuyệt đối: Năm 2012, mức tiết kiệm vốn lưu động tuyệt đối của doanh nghiệp là âm 116,515 Trđ. Như vậy, nếu mức luân chuyển vốn của doanh nghiệp bằng năm 2011, là 13.981,874 Trđ, thì doanh nghiệp đã giảm được 116,515 Trđ để đầu tư cho vốn lưu động. Sang năm 2013, mức tiết kiệm vốn lưu động của doanh nghiệp là âm 2.945,738 Trđ. Có thể thấy, với mức luân chuyển vốn như năm 2012, là 14.728,694 Trđ, thì doanh nghiệp đã tiết kiệm được 2.945,738 Trđ. Nguyên nhân giảm là do tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp tăng lên, năm sau nhanh hơn năm trước. Năm 2012 là 288 vòng, nhanh hơn 3 vòng so với năm 2011. Năm 2013 là 216 vòng, nhanh hơn năm 2012 là 72 vòng. Như vậy, nhu cầu cho vốn lưu động của doanh nghiệp ít đi, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp rất khả quan. Doanh nghiệp có cơ hội giành tiền để sử dụng cho công việc khác. 2.3.2.4. Hệ số sinh lợi Tài sản ngắn hạn Bảng 2.11 Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Lợi nhuận sau thuế Đồng 313.774.380 384.280.620 689.867.518 Tài sản ngắn hạn Đồng 11.293.574.047 11.792.977.709 11.057.047.403 Hệ số sinh lợi TSNH % 2,78 3,26 6,24 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2011-2013) Hệ số sinh lợi tài sản ngắn hạn: cho biết mỗi đơn vị giá trị tài sản ngắn hạn thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trong cả giai đoạn 2011 - 2013, 100 đồng tải sản lưu động chỉ tạo ra được có 2,78 đồng lợi nhuận năm 2011, 2012 đã tăng lên 3,26 đồng và năm 2013 có mức tăng đột biến với mức tăng 92% so với năm 2012, tạo ra 6,24 đồng lợi nhuận sau thuế. Tuy tỉ suất sinh lời TSNH là ổn định qua các năm nhưng nó vẫn là một con số rất nhỏ, chứng tỏ lợi nhuận thu về của Công ty từ việc đầu tư cho TSNH là rất thấp trong khi đó TSNH lại chiếm tỉ trọng lớn trong tổn tài sản của công ty. Vì vậy Công ty nên có những biện pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời TSNH. 48 Nhìn chung, Công ty đã có những sự cố gắng nhất định trong việc quản lý hiệu quả tài sản ngắn hạn nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn ở mức tương đối tốt nhưng hệ số sinh lợi tài sản ngắn hạn lại ở mức tương đối thấp. Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại Công ty TNHH SX & TM Hưng Thanh 2.3.3. 2.3.3.1. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn và hệ số sinh lợi tài sản dài hạn Bảng 2.12 Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn và hệ số sinh lợi tài sản dài hạn Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu thuần Đồng 13.981.874.887 14.728.694.370 18.396.467.140 Lợi nhuận sau thuế Đồng 313.774.380 384.280.620 689.867.518 Tài sản dài hạn Đồng 5.178.347.802 4.982.888.042 4.787.428.282 Hiệu suất sử dụng TSDH Lần 2,70 2,96 3,84 Hệ số sinh lợi TSDH % 6,06 7,71 14,41 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2011-2013) Qua bảng Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn và hệ số sinh lợi tài sản dài hạn ta thấy: Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng giá trị TSDH đầu tư trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, chỉ tiêu này thể hiện sự vận động của TSDH trong kỳ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ TSDH vận động nhanh, đó là nhân tố góp phần nâng cao lợi nhuận của Công ty. Trong 3 năm qua thì hiệu suât sử dụng tài sản của Công ty có xu hướng tăng lên. Qua bảng số liệu phân tích từ năm 2011-2013: Năm 2012 mặc dù TSDH có giảm 4% so với năm 2011 nhưng doanh thu thuần tăng 5,34% điều này dẫn đến hiệu suất sử dụng tài sản tăng 10% so với năm trước từ 2,7 lần lên đến 2,96 lần. Điều này chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn đang được thực hiện tốt. Năm 2013, TSDH của Công ty cũng giảm 4% so với năm 2012 nhưng doanh thu thuần lại tăng lên tương đối lớn khoảng 24,9% so với năm 2012 vậy nên hiệu suất sử dụng TSDH cũng tăng theo một cách nhanh chóng 3,84 lần. Sự tăng trưởng này là điều đáng mừng của Công ty vì điều đó có nghĩa TSDH ngày càng được sử dụng hiệu quả hơn. Hệ số sinh lợi tài sản dài hạn: Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ phân tích, DN bỏ ra 100 đồng TSDH thì tạo ra bao nhiêu đồng LNST, chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sử dụng dài sản càng tốt. Với Công ty TNHH SX & TM Hưng Thanh, hệ số sinh lợi của TSDH lần lượt là 6% năm 2011, 7,71% năm 2012 và có sự gia tăng đột biến trong năm 2013 khi hệ số sinh lời đạt 14,41%, cao gấp đôi so với năm 2012. Nguyên nhân là do Thang Long University Library 49 doanh thu thuần tăng mạnh kéo theo lợi nhuận sau thuế tăng mạnh, đồng thời tài sản dài hạn giảm do hao mòn tài sản cố định cũng như trong năm công ty không đầu tưu tài sản cố định mới. Có thể nói trong bối cảnh kinh tế trong nước đang rơi vào tình trạng khó khăn, công ty đã có những thành tựu khích lệ trong sử dụng tài sản, công ty cần cố gắng giữ vững và phát huy điểm sáng này. 2.3.3.2. Suất hao phí TSCĐ Bảng 2.13 Suất hao phí TSCĐ của Công ty năm 2011-2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu thuần Đồng 13,981,874,887 14,728,694,370 18,396,467,140 Nguyên giá (GTCL) TSCĐ Đồng 5,178,347,802 4,982,888,042 4,787,428,282 Suất hao phí của TSCĐ % 37 34 26 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2011-2013) Năm 2011, để có được 100 đồng doanh thu thuần thì Công ty cần 37 đồng nguyên giá TSCĐ, Năm 2012, cần 34 đồng nguyên giá TSCĐ Công ty thu về 100 đồng doanh thu. Năm 2013, con số nguyên giá TSCĐ dừng lại ở 26 đồng. Điều này cho thấy Công ty đang quản lý TSCĐ rất tốt, suất hao phí cũng giảm dần qua mỗi năm. Qua phân tích trên, có thể thấy rằng hiệu suất sử dụng TSDH, hệ số sinh lợi TSDH ở mức thấp nhưng suất hao phí giảm đều qua mỗi năm. Công ty đối với việc sử dụng TSDH vẫn chưa mấy hiệu quả do còn tập trung nhiều cho việc sử dụng TSNH. Vì vậy công ty cần cân nhắc kĩ trong việc sử dụng TSNH cũng như TSDH một cách hiệu quả và hợp lí nhất. Nhận xét về hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH SX & TM Hưng 2.4. Thanh Trong giai đoạn 2011 – 2013 là giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng có ít nhiều ảnh hưởng. Nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên và Ban giám đốc của Công ty đã cố gắng nỗ lực hết sức. Sau khi phân tích khả năng quản lý tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của Công ty thì nhận thấy Công ty gặp phải một số vấn đề về quản lý tài sản. 50 Kết quả đạt được 2.4.1. Vượt lên sự khó khăn chung của nền kinh tế khi mà hàng loạt các công ty vừa và nhỏ phá sản thì Công ty TNHH sản xuất & TM Hưng Thanh vẫn tồn tại và phát triển. Mặc dù giai đoạn 2011- 2013 Công ty gặp 1 nhiều khó khăn trong kinh doanh, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của ban giám đốc, sự đồng lòng của cán bộ công nhân viên, công ty đã từng bước cải thiện kết quả kinh doanh của mình. Đặc biệt, năm 2013 công ty đã có doanh thu đạt 18,4 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2012 đồng thời lợi nhuận sau thuế tăng 80% so với năm trước. Các khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty TNHH SX & TM Hưng Thanh trong những năm qua đều tăng. Chỉ tiêu này năm 2012 là 1,36 lần, lớn hơn năm 2011 là 0,07 lần, năm 2013 chỉ tiêu này là 1,56 lần. Các chỉ tiêu đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty đang ở mức ổn định và tăng dần từ năm 2011 đến 2013. Công ty luôn đạt được tốc độ luân chuyển vốn lưu động cao, việc tăng nhanh vòng quay vốn lưu động giúp công ty tiết kiệm được vốn lưu động trong sản xuất, dành nguồn này vào đầu tư cho các lĩnh vực khác. Hạn chế và nguyên nhân 2.4.2. Bên cạnh những kết quả đạt được thì Công ty TNHH sản xuất & TM Hưng Thanh vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục để hoạt động hiệu quả hơn, cụ thể: - Như đã phân tích ở chương 2, tiền mặt tại công ty còn cao dẫn đến phát sinh nhiều chi phí cơ hội cho Công ty. - Công ty chưa áp dụng một mô hình quản lý nào vào vấn đề quản lý kho hay quản lý các khoản phải thu. Cách xây dựng chính sách tín dụng của công ty còn khá đơn giản chỉ dựa vào những ý kiến chủ quan của công ty. - Hàng tồn kho: Công ty chưa xây dựng được mức đặt hàng tối ưu cho mỗi một lần đặt hàng để giảm chi phí. Tất cả số lượng chỉ dựa trên số lượng hợp đồng và nhu cầu của thị trường. - Công ty vẫn chưa áp dụng các chính sách quản lý nào cho các khoản phải thu. Do thói quen kinh doanh của Công ty với các khách hàng truyền thống thường dựa trên uy tín của khách hàng để nợ. Do đó Công ty vẫn chưa dựa trên cơ sở đánh giá tình hình kinh doanh của khách hàng qua các năm, để từ đó đưa ra mức nợ cần thiết cho một lần nợ. Hơn nữa do biến động của môi trường kinh doanh như đối thủ cạnh tranh của khách hàng tăng lên, nhu cầu của người tiêu dùng giảm, lượng hàng tiêu thụ của khách hàng bán ra thị trường giảm mạnh khiến khách hàng nợ lại Công ty còn nhiều. Thang Long University Library 51 - Tỉ suất sinh lời tài sản thấp nguyên nhân hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty còn chưa cao. Công ty đã rất quan tâm, chú trọng đến hiệu quả sử dụng tài sản nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót, đặc biệt là hàng tồn kho, khoản phải thu và tài sản dài hạn. - Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời của Công ty đều nhỏ hơn 0,3 chứng tỏ Công ty đang gặp khó khăn trong khả năng thanh khoản. Khả năng thanh toán tức thời của Công ty 2013 nhỏ hơn 0,07 chứng tỏ Công ty chưa đảm báo được việc thanh toán ngay bằng tiền, Công ty cần có chính sách tăng mức dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền. 52 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CHƯƠNG 3. CÔNG TY TNHH SX & TM HƯNG THANH Định hướng phát triển của Công ty TNHH SX và TM Hưng Thanh 3.1. Cơ hội và thách thức 3.1.1. Cơ hội: Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng quan tâm tới những sản phẩm truyền thống, thân thiện với môi trường. Đây là cơ hội tốt cho những doanh nghiệp cung cấp đồ thủ công mỹ nghệ nói chung và công ty Công ty TNHH SX và TM Hưng Thanh nói riêng. Chính sách của nhà nước luôn có chủ trương hỗ trợ và khuyến khích các công ty hoạt động trong lĩnh vực này, coi đây là lợi thế cạnh tranh của quốc gia có nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao, có nền văn hóa lâu đời góp phần cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác cũng như nâng cao vị thế quốc gia. Qua đó, công ty Công ty TNHH SX và TM Hưng Thanh cũng thuộc diện được ưu tiên về thuế cũng như được tạo điều kiện phát triển. Thách thức: Thách thức lớn nhất là tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong nước, qua đó cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty. Trong năm 2013, số công ty phá sản trong cả nước lên tới con số hàng trăm nghìn, khiến cho tập khách hàng của công ty cũng giảm thiểu đáng kể. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp cắt giảm chi phí, ưu tiên tiết kiệm, tận dụng trang thiết bị sẵn có phục vụ cho hoạt động của mình khiến hoạt động kinh doanh của công ty Công ty TNHH SX và TM Hưng Thanh bị ảnh hưởng không nhỏ. Giữ vững được thị phần là một thách thức lớn đối với công ty Công ty TNHH SX và TM Hưng Thanh trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, một thách thức lớn tới từ những đối thủ cạnh tranh của công ty. Trong những năm gần đây, số lượng công ty kinh doanh cùng lĩnh vực cung cấp sản phẩm truyền thống phát triển không ngừng, khiến cho thị phần của công ty bị đe dọa. Trong khi đó, cùng với sự phát triển của công nghệ, những công nghệ mới được đưa vào Việt Nam cũng gây áp lực lớn tới đội ngũ lãnh đạo công ty, đòi hỏi công ty cần cập nhật công nghệ mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Định hướng hoạt động của Công ty 3.1.2. Ngay từ khi mới thành lập Công ty TNHH SX và TM Hưng Thanh đã định hướng cho mình một chiến lược cụ thể: - Sản xuất và kinh doanh gốm sứ thủ công mỹ nghệ cổ truyền - Sản xuất gốm sứ mỹ nghệ theo các đơn đặt hàng của khách hàng - Từng bước khôi phục lại các sản phẩm gốm sứ thủ công mỹ nghệ cổ truyền đã từng bị mai một và giới thiệu với các nước trên thế giới về gốm sứ thủ công mỹ nghệ cổ Thang Long University Library 53 truyền của Bát Tràng, Việt Nam. Với xu hướng ngày càng phát triển Công ty TNHH SX và TM Hưng Thanh luôn nỗ lực phấn đấu để ngày càng khẳng định vị thế của mình trên lĩnh vực gốm sứ thủ công mỹ nghệ. Ngoài những sản phẩm gốm sứ thủ công cổ truyền của Bát Tràng, Công ty liên tục tìm hiểu, nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm mới nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Công ty TNHH SX và TM Hưng Thanh định hướng mở rộng thị trường, hợp tác với mọi khách hàng trong và ngoài nước. (Nguồn: tài liệu giới thiệu công ty năm 2014) Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH SX và TM 3.2. Hưng Thanh Thông qua quá trình phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty Cổ phần Kỹ Thuật Công Nghệ Thái Hưng, có thể thấy công ty còn nhiều tồn tại trong quá trình hoạt động của mình.Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, bản thân công ty phải chủ động sáng tạo, hạn chế những khó khăn, phát triển những thuận lợi để tạo ra môi trường hoạt động có lợi cho mình. Bản thân công ty có vai trò quyết định trong sự tồn tại, phát triển hay suy vong của hoạt động kinh doanh của mình. Vai trò quyết định của công ty thế hiện trên 2 mặt: thứ nhất, biết khai thác và tận dụng những điều kiện và yếu tố thuận lợi của môi trường bên ngoài và thứ hai, công ty phải chủ động tạo ra những điều kiện, yếu tố cho chính bản thân mình để phát triển. Cả hai mặt này cần phải được phối hợp đồng bộ thì mới tận dụng được tối đa các nguồn lực, kinh doanh mới đạt được hiệu quả tối ưu. Để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản, công ty cần áp dụng một số giải pháp cụ thể, đối với tài sản ngắn hạn cần chú trọng giảm tỉ trọng các khoản phải thu, quản lí tiền mặt cũng như giảm lượng hàng tồn kho. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH tại công ty TNHH SX & TM 3.2.1. Hưng Thanh 3.2.1.1. Giải pháp quản lí hàng tồn kho Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho là vấn đề nhức nhối của Công ty TNHH SX và TM Hưng Thanh khi hàng tồn kho luôn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng tài sản. Mặc dù vậy, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, việc dự trữ hàng hóa là hết sức cần thiết. Lượng hàng tồn kho này liên quan tới chi phí như: chi phí bốc xếp, chi phí kho bãi, chi phí do giảm giá trị hàng hóa do dự trữ, chi phí hao hụt, mất mát thất thoát, chi phí bảo quản, chi phí trả tiền lãi vay.. Công ty cần nghiên cứu, lựa chọn phương pháp quản lí tồn kho một cách thích hợp. Để quản lí chặt chẽ nguồn nguyên vật liệu, công ty cần quản lí thông qua định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức tồn kho nguyên vật liệu, và công tác mua sắm nguyên vật liệu. 54 Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu: Công ty cần xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng hoạt động kinh doanh của công ty, từ đây xác định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho toàn công ty qua đó kiểm soát được mức tiêu hao nguyên vật liệu một cách toàn diện đồng thời kiểm soát được chi phí, nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Việc đưa ra định mức tiêu hao nguyên vật liệu cần đi kèm với cơ chế tiền lương phù hợp để thúc đẩy cán bộ công nhân viên trong công ty tăng cường tiết kiệm, nỗ lực tìm tòi và phát huy sáng kiến kĩ thuật, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cần được thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh cho phù hợp đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng. Xác định mức tồn kho nguyên vật liệu: Đây là việc xác định mức tồn kho tối đa và tối thiểu để hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường không bị gián đoạn, không gây tồn đọng vốn cho công ty. Công ty cần xác định rõ danh mục các loại nguyên vật liệu cần dự trữ, nhu cầu số lượng, thời gian cung cấp. Công tác mua sắm nguyên vật liệu: Trên cơ sở kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu, công ty sẽ nghiên cứu lựa chọn nhà cung cấp, đàm phán kí kết hợp đồng, quản lí việc cung cấp và kiểm tra chất lượng. Yêu cầu trong quá trình mua sắm nguyên vật liệu này là phải tăng cường quản lí nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các hiện tượng tiêu cực. Với nguồn cung ứng ngày càng đa dạng, công ty cần luôn cập nhật thông tin về thị trường để luôn lựa chọn được nguồn cung cấp nguyên vật liệu với chi phí thấp nhất, chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Như vậy, quản lí chặt chẽ việc mua sắm, sử dụng và dự trữ hợp lí nguyên vật liệu sẽ giúp công ty giảm được chi phí hàng tồn kho, tránh tình trạng ứ đọng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Một trong những giải pháp là áp dụng mô hình EOQ để quản lý tốt việc cung ứng và dự trữ hàng tồn kho của Công ty. Đây là một biện pháp đơn giản, dễ áp dụng mà lại đem lại hiệu quả cao. Mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp xác định mức dự trữ hàng tồn kho tối ưu sao cho tổng chi phí (bao gồm chi phí dự trữu kho và chi phí đặt hàng) là nhỏ nhất. Mô hình này cho phép doanh nghiệp xác định lượng hàng đặt mua mỗi lần và lượng hàng dự trữ tối ưu trên cơ sở làm cho chi phí của việc dự trữ hàng tồn kho là thấp nhất. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty thì men màu là nguyên vật liệu chính, có nhu cầu thường xuyên và nhiều nhất. Áp dụng mô hình EOQ để tính mức dự trữ tối ưu cho nguyên vật liệu chính là men màu dùng trong sản xuất sản phẩm. Số lượng nguyên vật liệu men màu cần đặt (S) trong năm: 400.000 kg Thang Long University Library 55 Chi phí một lần đặt hàng (O): 100.000.000 đồng Chi phí dự trữ cho một đơn vị hàng lưu kho (C): 1.050.000 đồng Thời gian chờ hàng về: 5 ngày Thời gian làm việc thực tế trong năm là 300 ngày [Nguồn: Thẻ kho nguyên vật liệu men màu- phòng kế toán công ty] Trong năm 2013 công ty có nhu cầu 400.000 kg men màu phục vụ sản xuất và kinh doanh thương mại. Vậy mức dự trữ kho tối ưu là: 8.729 kg, trị giá 1.789.445.000 đồng. Trong khi đó hàng tồn kho nguyên vật liệu sản xuất của công ty năm 2013 là 6.085.720.384 đồng, trong đó men màu là nguyên vật liệu sản xuất chiếm tỉ trọng lớn trong hàng tồn kho là 3.246.123.253 đồng. Nếu công ty áp dụng mô hình EOQ, công ty sẽ tiết kiệm được khoản tiền không nhỏ từ chi phí lưu kho, chi phí lãi vay phục vụ cho khoản hàng lưu kho dư thừa này. 3.2.1.2. Giải pháp quản lí khoản phải thu Từ thực trạng công ty có thể thấy công tác quản lí khoản phải thu của công ty là rất kém khi khoản phải thu luôn chiếm từ 16%-22% doanh thu bán hàng. Từ thực tế này công ty cần phải áp dụng một số biện pháp sau đây: Công ty cần phân loại nợ để quản lí nợ hiệu quả. Cụ thể có thể chia như sau: - Nhóm nợ trong hạn: Phần lớn nhóm nợ trong hạn là những khách hàng nhập hàng để xuất khẩu sang thị trường Nhật và Hàn Quốc như công ty Công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Hamico, Công ty TNHH Minh Long. Đối với nhóm khách hàng này công ty cần chăm sóc khách hàng thường xuyên, duy trì mối quan hệ bạn hàng thân thiết. - Nhóm nợ quá hạn 15 ngày: Phần nhiều là những nhà hàng khách sạn trong nội thành Hà Nội. Đối với nhóm này công ty cần có chính sách công nợ chặt chẽ, yêu cầu thanh toán và đặt cọc tiền hàng trước 30-50% giá trị đơn hàng. - Nhóm nợ quá hạn 30 ngày : Đối với nhóm khách hàng này công ty yêu cầu thanh toán 100% giá trị đơn hàng ngay khi giao hàng. Cải thiện công tác thu hồi công nợ, công ty nên đưa ra những chính sách với khách hàng như sau: + Gửi thông báo công nợ và đối soát công nợ: hàng tháng sau 15 ngày kiểm tra công nợ của khách hàng. Với những khách hàng chưa thanh toán, công ty gửi thư, gọi điện nhắc nợ. + Phải thanh toán hóa đơn trong vòng 15 ngày kể từ ngày xuất hóa đơn nếu không sẽ tính lãi của số tiền trên hóa đơn theo số ngày quá với lãi suất liên ngân hàng. 56 + Với những khách hàng nợ nhiều và lâu, công ty có thể tiến đàm phán lại và có chính sách giá hợp lí. Tóm lại, quản lí chặt chẽ khoản phải thu, thúc đẩy công tác thanh toán nợ là một trong những biện pháp tháo gỡ khó khăn về vốn, giảm lượng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán, nhanh chóng thu hồi và quay vòng vốn, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSDH tại công ty TNHH SX & TM 3.2.2. Hưng Thanh Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Tài sản cố định của doanh nghiệp qua ba năm có xu hướng giảm xuống nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Điều này có ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vì với lĩnh vực của mình thì doanh nghiệp cần rất nhiều đến tài sản cố định nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình sản xuất kinh doanh. Ta thấy trong 2 năm qua hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp có chiều hướng tăng. Điều này giúp cho doanh nghiệp khắc phục đươc khó khăn trong việc bổ sung thêm vốn kinh doanh của mình cũng như việc trang bị các tài sản và các chi phí khác nói chung và tài sản cố định nói riêng. Từ thực tế công ty có thể đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định như sau: - Đối với những máy móc, xe vận tải quá cũ, không còn phù hợp cho hoạt động kinh doanh, tức là những tài sản cố định đã khấu hao hết và không còn sử dụng được nữa thì doanh nghiệp nên có kế hoạch thanh lý hoặc nhượng bán tài sản cố định nhằm quay vòng vốn để có thể mua mới hoặc thuê tài chính để bù vào những tài sản cố định đã được thanh lý này. Với những tài sản cố định mới, nó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nhằm làm giảm thời gian giao nhận hàng. Đồng thời đối với những máy móc thiết bị, vẫn chưa hết khấu hao và mới đưa vào sử dụng như máy mài, nghiền nguyên vật liệu bộ phận phân xưởng, máy in off set.. thì doanh nghiệp cần chú trọng công tác đào tạo cho nhân viên để nâng cao tay nghề cho phù hợp với công nghệ mới. Có như vậy mới tận dụng và khai thác hết tiềm năng sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến công tác quản lý tài sản cố định, thường xuyên bảo dưỡng định kì cũng như sửa chữa kịp thời những hư hỏng để không làm giảm công suất làm việc của máy, đồng thời phân công trách nhiệm của những người có liên quan nếu xảy ra mất mát. Thang Long University Library 57 Để sử dụng tài sản có hiệu quả hơn, công ty cần tổ chức phân tích tài chính thường xuyên để nắm bắt được tình hình và nguyên nhân biến động các chỉ tiêu tài chính từ đó chủ động đưa ra các phương hướng, biện pháp và kế hoạch cụ thể cho công tác quản lí tài sản, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Một số giải pháp chung khác 3.2.3. Ngoài các giải pháp chính để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và tài sản dài, Công ty cũng cần đưa ra một số giải pháp chung khác như Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền hiệu quả hơn để nâng cao khả năng thanh toán. Công ty cần xem xét, tính toán một cách kỹ lưỡng để từ đó xác định được mức dự trữ tối ưu về tiền cho Công ty mình, tránh tình trạng nắm giữ tiền mặt quá nhiều dẫn đến phát sinh chi phí cơ hội cho doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, Công ty nên áp dụng mô hình Baumol – một mô hình quản trị tiền mặt khá phổ biến và dễ dàng sử dụng. Mô hình Baumol được áp dụng đối với đơn vị có kế hoạch thu chi tiền rõ ràng, cụ thể và hầu như là không có sự biến động về thu chi tiền mặt trong kỳ, mang tính cấp phát. Những giả thiết của mô hình này khá phù hợp với những đặc điểm của Công ty như nhu cầu về tiền là ổn định, có động cơ duy nhất giữ tiền là để giao dịch. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí giá vốn hàng bán lại tăng mạnh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Công ty nên thuê gia công một số mặt hàng gốm sứ tại các cơ sở sản xuất kinh doanh gốm sứ trong làng, để đề phòng trường hợp hàng hóa giao dịch cho khách không bị quá hạn, lúc này chi phí bán hàng giảm xuống. Để giảm chi phí giá vốn Công ty nên tìm kiếm các nhà cung cấp có giá bán thấp hơn nhưng điều kiện sản phẩm đầu vào tốt hơn. Trình độ nhân lực cũng là một nguyên nhân khiến cho Công ty hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Do đó phát triển nguồn nhân lực không những là biện pháp tức thời mà còn là giải pháp lâu dài cho sự phát triển của Công ty. Công ty TNHH sản xuất &TM Hưng Thanh cần có những lớp tập huấn kĩ năng (cứng và mềm) để giúp cho cán bộ nhân viên Công ty không những được nâng cao tay nghề, trình độ mà còn nâng cao kĩ năng sống. Để họ vừa là nhân viên của công ty mà cũng vừa là những thành viên trong một gia đình, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau không những trong công việc mà còn ngoài đời sống. KẾT LUẬN Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH SX và TM Hưng Thanh tác giả càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của quản lý tài sản trong hoạt động của một doanh nghiệp. Với những cố gắng nhằm nêu bật lên sự cần thiết của hiệu quả sử dụng tài sản đối với doanh nghiệp, mà Công ty TNHH SX & TM Hưng Thanh là môi trường cần nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra những hạn chế trong quản lí và sử dụng tài sản đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản như hoàn thiện công tác quản lí hàng tồn kho, quản lí khoản phải thu, thu hồi công nợ, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.. Do kiến thức còn hạn chế, kiến thức thực tế chưa nhiều nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp chân thành của thầy cô giáo, bạn bè, để khóa luận được hoàn thiện hơn. Thang Long University Library DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ty TNHH SX & TM Hưng Thanh, Báo cáo tài chính 2011; 2012;2013 2. Công ty TNHH SX & TM Hưng Thanh, Định hướng phát triển giai đoạn 2010- 2015 3. Giáo trình tài chính DN – Lê Thị Xuân, NXB Dân Trí, năm 2011. 4. Nguyễn Đình Kiệm, TS Nguyễn Đăng Nam,“Quản trị tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài Chính 2001. 5. Phạm Quang Trung, 2012, Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp , Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân. 6. Phòng hành chính nhân sự công ty Công ty TNHH SX & TM Hưng Thanh, 2009, Hồ sơ năng lực công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa18498_026.pdf
Luận văn liên quan