Đề tài Giải pháp phát triển giao thông vận tải đô thị ở Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Quá trình đô thị hoá là xu hướng tất yếu khách quan, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Đô thị hoá đang mang tính phổ biến đối với các đô thị của các quốc gia trên thế giới. Tốc độ đô thị hoá của các nước đang phát triển diễn ra nhanh hơn các nước phát triển, đặc biệt là nhưng nước chậm phát triển thì tốc độ này có lúc đột biến. Vai trò của đô thị hoá ngày càng quan trọng hơn đối với phát triển kinh tế của các nước. Song hệ quả của quá trình đô thị hoá với tốc độ cao nảy sinh những thách thức với đô thị. Trong quá trình đô thi hoá thành phần, bộ phận có liên quan trực tiếp đến giao thông vận tải( GTVT) đô thị và các yếu tố bên trong của chúng phát triển không đồng đều đã tạo nên sức ép cơ sở hạ tầng đô thị đang còn nghèo nàn lạc hậu và đô thị hoá phải đối mặt với rất nhiều vấn đề bất cập và bức xúc như: Tắc nghẽn giao thông tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường đô thị. chỉ tính riêng tắc nghẽn giao thông tai nạn giao thông ở các đô thị lớn của nước ta cũng đã gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng mỗi ngày, chưa kể những ngoại ứng tiêu cực khác. Để khắc phục tình trạng như đã nêu ở trên, phát triển GTVT đô thị ở các thành phố, mà trước hết là các thành phố lớn trước những yêu cầu bức xúc của lý luận và thực tiễn cần phải nghiên cứu các giải pháp phát triển tổng hoà các mục tiêu kinh tế- xã hội- môi trường một cách tối ưu nhằm hướng tới phát triển bền vững giao thông đô thị phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước và nâng cao chất lượng đời sống đô thị. 2. Mục tiêu đề tài : Mục tiêu đề tài là nghiên cứu giải pháp phát triển hệ thống GTVT đô thị ( trong đó chú trọng vận tải hành khách công cộng bằng phương tiện có sức chứa lớn theo hướng phát triển bền vững để đáp ứng yêu cầu của quá trình đô thi hoá, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư đô thị. 3. Phương pháp nghiên cứu : Xuất phát từ nhưng nguyên lý chung trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh . 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài : Đề tài có những đóng góp khoa học và thực tiễn chủ yếu sau: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hệ thống GTVT đô thị và phát triển GTVT đô thị bền vững. - Mở rộng khái niệm về phát triển bễn vững nói chung và phát triển bền vững giao thông đô thị nói riêng. - Phân tích, đánh gía thực trạng về GTVT đô thị ở các thành phố lớn của Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. - Dựa trên cơ sở lý luận khoa học về phát triển bền vững GTVT đô thị, có tham khảo chọn lọc kinh nghiệm của các nước, kết hợp với thực trạng tình hình GTVT đô thị nước ta, đề tài đã đề xuất các giải pháp phát triển bền vững GTVT đô thị. 5. Kết cấu của đề tài : Nôi dung chính của đề tài gồm 3 chương : Chương 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển GTVT đô thị bền vững. Chương 2: Phân tích đánh giá hiện trạng về tính phát triển bền vững của GTVT đô thị. Chương 3: nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển GTVT đô thị ở Hà Nội

pdf60 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3251 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển giao thông vận tải đô thị ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp phát triển giao thông vận tải đô thị ở Hà Nội.pdf