Đề tài Giải pháp tăng cường huy động vốn của các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định tuỳ thuộc vào quy mô, lĩnh vực mà doanh nghiệp đó hoạt động. Lượng vốn này bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và các nguồn vốn chuyên dụng khác. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc quản lý tài chính và chấp hành pháp luật của Nhà nước. Khi nền kinh tế hàng hóa còn chưa phát huy hết chức năng của nó, sản xuất kinh doanh còn manh mún thì vốn đã nắm giữ vai trò quyết định đem lại sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ngày nay khi nền kinh tế hàng hóa đã thực sự hoàn thiện thì vai trò của vốn vẫn không có sự đổi thay, nó cùng có yếu tố con người và khoa học công nghệ góp phần vào sự tồn tại của doanh nghiệp và đất nước. Có thể nói rằng vốn là yếu tố quan trọng và quyết định tới sự tồn tại của doanh nghiệp. Nhưng điều mà các nhà quản lý và thực sự quan tâm đó là làm sao có đủ vốn để sản xuất kinh doanh. Với tầm quan trọng của vốn, trong thời gian thực tập tại công ty em mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường huy động vốn của các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam”. Hy vọng chuyên đề này sẽ góp phần vào khả năng huy động vốn của các công ty. Bố cục của chuyên đề được chia làm 3 phần: Chương 1: Vốn và huy động vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường Chương 2: Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn của các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.

doc37 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3319 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường huy động vốn của các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hắc chắn về chi phí lãi vay của trái phiếu, điều này gây khó khăn một phần cho việc lập kế hoạch tài chính. Việc quản lý trái phiếu đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn do doanh nghiệp phải thông báo các lần điều chỉnh lãi suất. Trái phiếu có thể thu hồi. Một số doanh nghiệp lựa chọn cách phát hành những trái phiếu có thể thu hồi, tức là doanh nghiệp có thể mua lại vào một thời gian nào đó. Trái phiếu như vậy phải được quy định ngay khi phát hành để người mua trái phiếu được biết. Doanh nghiệp phải quy định rõ về thời hạn và giá cả khi doanh nghiệp chuộc lại trái phiêú. Thông thường người ta quy định thời hạn tối thiểu mà trái phiếu sẽ không bị thu hồi, ví dụ trong thời gian 36 tháng. Loại trái phiếu có thể thu hồi có những ưu điểm sau: Có thể sử dụng như một cách điều chỉnh lượng vốn sử dụng. Khi không cần thiết, doanh nghiệp có thể mua lại các trái phiếu, tức là giảm số vốnvay. Doanh nghiệp có thể thay nguồn tài chính do phát hành trái phiếu loại này bằng một nguồn tài chính khác thông qua mua lại các trái phiếu đó. Tuy nhiên nếu không có những hấp dẫn nào đó thì trái phiếu này không được ưa thích. Trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty Mỹ, thường phát hành những trái phiếu kèm theo những điều kiện có thể chuyển đổi được. Nói chung, sự chuyển đổi và lựa chọn cho phép các bên (doanh nghiệp, người đầu tư) có thể lựa chọn cách thức đầu tư có lợi và thích hợp. Có một số hình thức chuyển đổi, ở đây chỉ đề cập đến hai loại: - Giấy bảo đảm: Người sở hữu giấy baỏ đảm có thể mua một số lượng cổ phiếu thường, thường được quy định trước với giá cả và thời gian xác định. Trái phiếu chuyển đổi: là loại trái phiếu cho phép có thể chuyển đổi thành một số lượng nhất định các cổ phiếu thường. Nếu thị giá của cỏ phiếu tăng lê thì người giữ trái phiếu có cơ may nhận được lợi nhuận cao. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM I. Thực trạng huy động vốn trong các Doanh nghiệp nhà nước hiện nay. 1. Thực trạng cổ phần hoá. Các Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta do yếu lịch sử đã và đang đóng góp vai trò to lớn gần như tuyệt đối trong mọi lĩnh vực nhưng lại hoạt động kém hiệu quả. Quá trình chuyển đổi đất nước sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước tất yếu phải đổi mới căn bản Doanh nghiệp nhà nước. Sắp xếp chuyển đổi sở hữu Doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước được coi là xương sống của công cuộc đổi mới về kinh tế. Đổi mới, sắp xếp và phát triển Doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của đảng và nhà nước ta. Qua Cổ phần hóa, Doanh nghiệp nhà nước đã chuyển thành Doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, tạo động lực và cơ chế quản lý năng động, huy động thêm được nguồn vốn của xã hội vào sản xuất, kinh doanh, hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng hội nhập của Doanh nghiệp được nâng lên. Mặc dù có những thăng trầm, nhưng công cuộc sắp xếp lại Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận. Việc sắp xếp Doanh nghiệp nhà nước được thực hiện bằng các giải pháp: sáp nhập, hợp nhất, Cổ phần hóa, giao, khoán, bán cho thuê Doanh nghiệp, tổ chức lại các tổng công ty và thành lập các tập đoàn kinh tế. Trong tất cả các giải pháp đó, Cổ phần hóa được coi là giải pháp cơ bản và quan trọng nhất để cơ cấu lại Doanh nghiệp nhà nước. Sau 15 năm kể từ khi thực hiện đổi mới chúng ta đã thành lập được 2987 công ty cổ phần trên cơ sở Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước và bộ phận Doanh nghiệp nhà nước. Đến hết tháng 8-2006, cả nước đã sắp xếp được 4.447 doanh nghiệp, trong đó, cổ phần hoá 3.060 doanh nghiệp. Riêng từ năm 2001 đến nay đã sắp xếp được 3.389 doanh nghiệp (bằng 68% số Doanh nghiệp nhà nước có vào đầu năm 2001). Hình thức sắp xếp phổ biến nhất là cổ phần hoá. Hình thức Cổ phần hóa phổ biến nhất là bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, kết hợp phát hành thêm cổ phần (hình thức này chiếm 43,4%), tiếp đó là bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp (hình thức này chiếm 26%), còn lại là bán toàn bộ vốn (hình thức này chiếm 15,5%), giữ nguyên vốn nhà nước và phát hành thêm cổ phiếu (chiếm 15,1%). Hiệu quả Cổ phần hóa: Số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá (Doanh nghiệp cổ phần hóa) tăng mạnh: Tính đến 30/6/2006, cả nước đã cổ phần hoá được 3.365 doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp, trong đó chỉ tính riêng năm 2005 thực hiện cơ chế cổ phần hoá theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP đã có 967 đơn vị được phê duyệt phương án cổ phần hoá. Thông qua cổ phần hoá đã huy động được trên 22.000 tỷ đồng vốn nhàn rỗi trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp Cổ phần hóa có quy mô vốn lớn hơn trước đây: Trong số 967 đơn vị đã được phê duyệt phương án cổ phần hoá trong năm 2005 thì có tới 310 đơn vị có số vốn trên 10 tỷ đồng (chiếm 32%), trong đó có gần 10 doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 300 tỷ đồng. Nếu như trước năm 2005 vốn nhà nước trong 2.307 đơn vị cổ phần hoá chỉ khoảng 20 ngàn tỷ đồng, bằng 8% tổng số vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thì chỉ riêng năm 2005 vốn nhà nước trong 967 đơn vị cổ phần hoá đã đạt 20 ngàn tỷ đồng, bằng 8% tổng số vốn nhà nước. Theo điều tra cho thấy, sau Cổ phần hóa vốn bình quân một doanh nghiệp tăng từ 24 tỷ $ (2001) lên 63,6 tỷ $ (2004), có tới 92,5% số doanh nghiệp được điều tra cho rằng có lãi, Lợi nhuận trước thuế tăng 149,8%, Lợi nhuận sau thuế tăng bình quân 182,3%, mức nộp Ngân sách nhà nước bình quân tăng 26,53%, Thu nhập bình quân của người lao động tăng 35,4% so với trước Cổ phần hóa, lao động tăng do mở rộng sản xuất, cổ tức cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng. Năm 2004, theo kết quả điều tra của Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp Trung ương đối với trên 500 doanh nghiệp nhà nước hoàn thành việc cổ phần hoá và đa dạng hoá quan hệ sở hữu trên một năm cho thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực: vốn điều lệ tăng từ 50 đến 100%; doanh thu tăng 60%; lợi nhuận trước thuế tăng 130%, nộp ngân sách tăng 45%; thu nhập người lao động tăng 63%. Cổ phần hóa tuy đã đạt được một số kết quả tích cực nhưng so với yêu cầu đổi mới còn chậm. vốn nhà nước trong các Doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa còn nhỏ và việc huy động vốn trong quá trình chưa được nhiều, thời gian Cổ phần hóa dài. Nhìn chung các doanh nghiệp được cổ phần hoá đến nay vẫn còn nhỏ, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư có tiềm năng lớn về vốn, công nghệ, thị trường và kinh nghiệm quản lý; chưa thật sự đổi mới trong quản lý nội bộ doanh nghiệp, chưa phân biệt và có nhận thức rõ về vai trò người đại diện sở hữu phần vốn nhà nước và người trực tiếp sở hữu doanh nghiệp cổ phần. tình trạng các cổ đông chuyển nhượng cổ phiếu không đúng thủ tục luật pháp còn nhiều và có hiện tượng mua gom cổ phiếu… Doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng ít về số lượng nhưng lại nắm một phần rất lớn về vốn. lượng vốn nằm trong các Doanh nghiệp nhà nước lên tới 270 ngàn tỷ đồng nhưng không được sử dụng có hiệu quả, sự thất thoát vốn không phải là nhỏ. Ngoài ra Doanh nghiệp nhà nước còn sử dụng tới 70-80% vốn tín dụng của ngân hàng quốc doanh. nhiều Doanh nghiệp nhà nước đã lợi dụng lợi thế vị thế “chủ đạo” của mình biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp gây ra những xáo động không nhỏ trong nền kinh tế. trong số hơn 3000 Doanh nghiệp và bộ phận Doanh nghiệp đã cổ phần hoá thì chỉ có 30% nhà nước không giữ một đồng vốn nào, nhà nước giữ cổ phần chi phối trên 51% tại 29% Doanh nghiệp. Thí dụ Tổng công ty Điện lực Việt Nam còn nắm tới 65% vốn của nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh, 75% vốn của nhà máy thuỷ điện Thác Bà và nhiệt điện Phả Lại. Với tỷ lệ cao như vậy các cổ đông bên ngoài hầu như không có quyền hạn gì. Điều này cho thấy, mặc dù đã cổ phần hoá nhưng nhà nước vẫn là cổ đông lớn nhất. Điều đáng nói là tỷ lệ vốn điều lệ mà nhà nước còn nắm tại các cty cổ phần không giảm mà ngày càng tăng. Nếu thời kỳ đầu (1992-1998) tỷ lệ cổ phần mà nhà nước nắm trong các cty cổ phần là 28% thì đến thời kỳ 2001-2004, tỷ lệ này lên tới 49,8% và hiện nay bình quân là 46,5%. Đây chính là điều hạn chế sự tham gia tiến trình cổ phần hoá của các nhà đầu tư chiến lược. Hầu hết các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá họ vẫn sử dụng gần như toàn bộ bộ máy quản lý cũ. Theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thì sau khi cổ phần hoá, 81,5% giám đốc doanh nghiệp được giữ nguyên chức vụ; khoảng 78% chức vụ phó giám đốc; kế toán trưởng không có sự thay đổi và không có doanh nghiệp nào sau cổ phần hoá sử dụng cơ chế thuê giám đốc điều hành. Điều này làm giảm sức sáng tạo, tư duy kinh tế, trình độ và cung cách điều hành Doanh nghiệp ít có sự thay đổi sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Theo quy định hiện nay, toàn bộ tiền thu về cổ phần hoá sau khi trừ các khoản chi phí cổ phần hoá; chi cho người lao động thôi việc, mất việc, đào tạo lại theo phương án cổ phần hoá được duyệt được chuyển về tổng công ty (cổ phần hoá đơn vị thành viên tổng công ty), công ty mẹ (cổ phần hoá bộ phận doanh nghiệp) hoặc về Quỹ sắp xếp cổ phần hoá Bộ Tài chính (cổ phần hoá các đơn vị độc lập thuộc bộ, ngành, địa phương). Quy định này có hạn chế là trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá dưới hình thức phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn, toàn bộ khoản chênh lệch do bán đấu giá cổ phần đều phải nộp cho Nhà nước hoặc cho tổng công ty, công ty mẹ mà không được để lại cho doanh nghiệp thực hiện đầu tư, mở rộng sản xuất nên thực tế nhiều Doanh nghiệp Cổ phần hóa chỉ chú trọng hình thức bán bớt vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 2. Thực trạng huy động vốn từ tín dụng ngân hàng Đối với hoạt động tín dụng ngân hàng, việc đổi mới cơ chế tín dụng phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước được tiến hành đồng thời với quá trình sắp xếp đổi mới Doanh nghiệp nhà nước đã và đang có những tác động tích cực, nhưng cũng phát sinh những khó khăn vướng mắc và rủi ro tín dụng ở nhiều Doanh nghiệp thuộc các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh quản lý. Mặt tích cực: Doanh nghiệp nhà nước được phân cấp mạnh hơn trong quyết định đầu tư, quản lý tài chính, đấu thầu, thực hiện tiết kiệm chi phí, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh. Điều này tạo điều kiện cho các NHTM rút ngắn khả năng tiếp cận, thẩm định nhu cầu vay vốn, đánh giá khả năng trả nợ để xử lý và phân loại và phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng. Hạn chế: Tỷ trọng dư nợ vau có đảm bảo đã được nâng lên nhưng tỷ lệ lớn các tài sản thế chấp của Doanh nghiệp nhà nước không đảm bảo điều kiện đăng ký giao dịch do giấy tờ không đủ, chưa chuẩn mực, giá trị tài sản thế chấp còn đánh giá chưa sát thị trường. Việc giám sát mục đích sử dụng và hiệu quả vốn vay đối với các khoản vay của Doanh nghiệp còn khó khăn, nhiều lúc bị động theo khách hàng. Các Ngân hàng thương mại mặc dù vẫn rất tích cực trong hỗ trợ vốn cho hệ thống các Doanh nghiệp nhà nước nhưng nghi ngại tính khả thi, hiệu quả sử dụng vốn và khả năng hoàn vốn của Doanh nghiệp nhà nước và bởi một số các lý do khác sau: Việc tài trợ cho các Doanh nghiệp nhà nước gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thu hồi vốn để tái đầu tư. Nợ xấu, nợ quá hạn lớn phần nhiều cũng nảy sinh từ hoạt động tài trợ cho các Doanh nghiệp này, dẫn đến khả năng sinh lời của các NHTM thấp do phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro lớn theo quy định hiện hành Nợ tồn đọng trong các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp ngành xây lắp chưa được giải quyết thoả đáng. Các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ Ngân hàng trong khi các NHTM lại chưa nhận được sự hỗ trợ để thu hồi nợ vay từ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Phát mại tài sản bảo đảm hiện nay là trở ngại lớn cho các NHTM (đặc biệt là tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước) vì đa phần các tài sản chưa đủ cơ sở pháp lý để thế chấp, cầm cố. Vì vậy, khi xử lý tài sản đảm bảo Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn và làm giảm sút giá trị của tài sản. Xử lý tranh chấp liên quan đến nợ vay giữa Ngân hàng và doanh nghiệp nhiều khi còn chưa công bằng, quyền lợi của Ngân hàng chưa được bảo đảm khi doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng thanh toán Trong nền kinh tế thị trường đang hội nhập, doanh nghiệp nhà nước ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Hoạt động của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả, khả năng tạo ra lợi nhuận kém, hàng tồn kho tiêu thụ chậm, công nợ chưa thanh toán được... cộng thêm các cơ chế, quy chế quản lý của doanh nghiệp nhà nước cũng ngày càng trở nên bất cập với thực tiễn , bộ máy quản lý cồng kềnh, trình độ quản lý tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao... khiến các ngân hàng e ngại khi xem xét cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước thường có nguồn vốn tự có thấp nên khả năng tự chủ về tài chính không cao. Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động các đơn vị này thường phải vay vốn ngân hàng có những phương án tỷ lệ vay vốn có thể lên đến 100% nhu cầu thanh toán. Phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước không có tài sản bảo đảm nên việc cho vay thường thực hiện theo hình thức tín chấp. Việc cho vay tín chấp mang nhiều rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng. Một số trường hợp khách hàng có tài sản là bất động sản có giá trị khá lớn nhưng giấy tờ chứng minh sở hữu thường không đầy đủ. Ngân hàng muốn lấy tài sản này làm đảm bảo cho khoản vay nhưng lại không thực hiện được việc ký hợp đồng thế chấp và không đăng ký được giao dịch bảo đảm. Theo hội nghị phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp của Trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước: "Doanh nghiệp Nhà nước là loại hình doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nhất. Qua phân tích cho thấy doanh nghiệp nhà nước vay nợ nhiều, khả năng tự chủ tài chính thấp, khả năng sinh lời thấp, độ rủi ro cao". Tất cả những điều đó đã dẫn đến rủi ro đối với nguồn vốn tín dụng cao và kết quả là nhiều doanh nghiệp nhà nước đã bị mất niềm tin đối với ngân hàng và các ngân hàng tuy không "ngoảnh mặt" lại với doanh nghiệp nhà nước nhưng họ rất thận trọng khi tài trợ mới hoặc tiếp tục tài trợ Các doanh nghiệp trong ngành xây dựng hiện đang trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Để bảo đảm kế hoạch đầu tư, các tổng công ty hầu như phải đi vay là chính, vốn tự cho các doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước nói chung khi chuyển sang công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, mặc dù thắt chặt tín dụng không có nghĩa là phân biệt đối xử.có chỉ đạt 2- 3% tổng mức đầu tư, áp lực trả nợ rất căng thẳng. Song, chính các công ty cổ phần (CTCP) lại là những doanh nghiệp đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp gặp khó khăn nhất về vốn, bởi vì những quy định thắt chặt trong vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều lãnh đạo các cấp còn băn khoăn, chưa chỉ đạo quyết liệt, người lao động lo lắng, bất an… gây ảnh hưởng đến chỉ tiêu kế hoạch Cổ phần hóa từ đầu năm đến nay. Công ty cơ khí và xây lắp Thái Bình (COMA 16) là doanh nghiệp không nằm trong danh sách các đơn vị của COMA trong Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của Bộ Xây dựng. Song vì mục tiêu đẩy nhanh hơn nữa việc Cổ phần hóa doanh nghiệp, COMA 16 trở thành 1 trong 3 công ty được tổng công ty trình Bộ phê duyệt Cổ phần hóa trong năm 2004. COMA 16 đã quán triệt nghiêm túc chủ trương của Đảng, Nhà nước, tích cực tổ chức thực hiện các quy định của Bộ, quyết tâm đến tháng 10/2004 sẽ hoàn thành xong các bước chuyển sang công ty cổ phần. Sẽ không có gì khó khăn bởi đây là doanh nghiệp cơ khí làm ăn đang có hiệu quả, là một điển hình của các doanh nghiệp trên địa bàn Thái Bình trong hoạt động vay và trả nợ ngân hàng đúng hạn. Nhưng ngay từ khi vừa nhận được quyết định Cổ phần hóa, cán bộ của ngân hàng đã đến tận công ty thông báo: ngân hàng cấp trên đã có "chỉ đạo" sẽ thực hiện hạn chế tối đa các hợp đồng vay vốn, tích cực thu hồi nợ cho đến khi công ty thực hiện Cổ phần hóa xong để chuyển sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp thay vì theo Luật doanh nghiệp nhà nước trước đây. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của công ty. Hiện nay, công ty đang thực hiện khối lượng lớn chế tạo cột điện cho đường dây tải điện 500 KV đoạn Đà Nẵng - Thường Tín và Việt Trì - Sơn La, chế tạo thiết bị cho dự án Nhà máy xi măng Sông Gianh... nhưng chỉ ứng được 7 - 8% giá trị hợp đồng, nên nhu cầu vốn vay lưu động để duy trì sản xuất thường xuyên cần từ 5 - 6 tỷ đồng. Theo sổ sách kế toán, công ty đang quản lý tài sản trị giá 7 tỷ đồng, có khả năng vay tới 10 tỷ đồng. Ông Vũ Đức Dũng, Giám đốc công ty lo ngại: "Sau khi xác định lại để Cổ phần hóa, giá trị doanh nghiệp chỉ còn khoảng 3- 4 tỷ đồng, trong đó bao gồm cả giá trị thiết bị, nhưng đa số các ngân hàng chỉ quan tâm đến tài sản có giá trị thế chấp lớn nhất là quyền sử dụng đất. Như vậy, khả năng được vay 3 tỷ đồng cũng là khó". Cũng trong tình trạng tương tự, ông Nguyễn Văn Tài, Giám đốc công ty cổ phần xây dựng Bình Dương cho biết: "Khi còn là doanh nghiệp nhà nước, công ty có thể vay vốn gấp 20 lần giá trị tài sản của đơn vị nhưng nay chỉ còn được vay bằng 70% giá trị tài sản đơn vị có. Thậm chí, có dự án đầu tư cũng khó mà vay được tiền". Không chỉ các doanh nghiệp ngành xây dựng mà doanh nghiệp nhà nước nói chung khi chuyển sang công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Bởi lẽ trước đây chỉ cần bảo lãnh của tổng công ty là doanh nghiệp có thể vay theo hình thức tín chấp nhưng khi chuyển sang công ty cổ phần sẽ phải tuân thủ quy định chặt chẽ hơn: phải có bảo lãnh của tổng công ty (bằng văn bản bảo lãnh hoặc hợp đồng cam kết bảo lãnh) đối với toàn bộ nghĩa vụ trả nợ gốc và các khoản lãi công ty đã vay và sẽ vay; doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp, bảo đảm tiền vay. Đây là một trong những thực trạng mà Doanh nghiệp sau Cổ phần hóa gặp phải trong việc huy động vốn. 3. Huy động vốn qua cổ phiếu Công tác Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước đã đạt được kết quả trên nhiều mặt, các kết quả này có tác tích cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Cổ phần hóa đã được triển khai rộng rãi đã trực tiếp làm tăng hàng hoá cho TTCK: theo số liệu của cục Tài chính Doanh nghiệp, tính đến hết tháng 6 năm 2006, cả nước đã Cổ phần hóa được trên 3000 Doanh nghiệp và bộ phận DNNN. Đặc biệt đã từng bước tiến hành Cổ phần hóa một số Doanh nghiệp có giá trị hàng ngàn tỷ đồng như công ty sữa Việt Nam (giá trị DN 2.500 tỷ đồng), nhà máy thuỷ điện Sông Hinh- Vĩnh Sơn 2.144 tỷ đồng, Công ty Bảo hiểm TPHCM 1.311 tỷ đồng… Cổ phần hóa rộng khắp là nguồn hàng hoá quan trọng làm phong phú nguồn hàng hoá trên thị trường chứng khoán. Cổ phần hóa đã huy động được một lượng vốn nhàn rỗi cho đầu tư qua thị trường chứng khoán. với 2.242 DNNN được Cổ phần hóa năm 2004, 12.411 tỷ đồng cổ phiếu đã được bán, nhà nước nhờ đó đã có 10.169 tỷ đồng (chiếm 58% tổng số vốn nhà nước đã Cổ phần hóa) để tái đầu tư phát triển kinh tế. Mặt khác quy mô vốn điều lệ của Doanh nghiệp sau Cổ phần hóa tăng bình quân 44% đã cho thấy Cổ phần hóa đã thực sự mở ra một cánh cửa để các Doanh nghiệp nhà nước tiếp cận với một kênh dẫn vốn mới đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển. Tính đến hết tháng 1/2006 trung tâm GDCK Hà Nội đã đấu giá 28 phiên lớn cho các Doanh nghiệp nhà nước Cổ phần hóa hoặc các Doanh nghiệp nhà nước đã Cổ phần hóa bán bớt phần vốn nhà nước (chưa kể có 17 phiên phối hợp với TTDGCK TP HCM). Tổng giá trị cổ phần trúng giá đạt 2.039,2 tỷ đồng, với 2.880 nhà đầu tư trúng giá trên 4.085 tổng số lượt nhà đầu tư đăng ký đấu giá. Bán đấu giá cổ phần đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng đối với các Doanh nghiệp nhà nước thông qua TTCK. Từ tháng 7/2003 đến nay, đã có khoảng 40 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) bán đấu giá cổ phần tại Việt Nam để các chuyển sang hình thức công ty cổ phần. Nhiều chuyên gia đánh giá thị trường này đang càng ngày càng sôi động. Công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam, Công ty chứng khoán Ngân hàng ngoại thương, Công ty chứng khoán Ngân hàng công thương, Công ty chứng khoán Bảo Việt... hiện là những đơn vị hàng đầu trong việc nhận làm đại lý bán cổ phần cho các công ty chuyển từ DNNN sang công ty cổ phần. Ngoài ra, nhiều công ty cổ phần cũng tự thành lập hội đồng bán đấu giá và tự tổ chức bán đấu giá. Theo Công ty chứng khoán của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, từ tháng 7/2003 đến nay, Công ty này đã nhận bán đấu giá cho 5 khách hàng là Gamex, Vifon, Vinamilk, Badaco, TIE. Kết quả bán đấu giá cổ phần lần đầu của các doanh nghiệp này rất khả quan. Ngày 24/2/2004, Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu TIE-Tp.HCM đã thông báo bán đấu giá cổ phần lần đầu để chuyển từ DNNN sang công ty cổ phần. Công ty này đã đưa mức giá khởi điểm để đấu giá lên 115.000 đồng, được coi là mức khởi điểm cao nhất từ trước tới nay trong số các công ty bán đấu giá cổ phần. Công ty Vinamilk, khi bán đấu giá chỉ chào giá khởi điểm là 105.000 đồng một cổ phần, nhưng cho đến khi vào phiên đấu giá, người mua cao nhất đã trả giá 181.000 đồng. Sau khi bán đấu giá, trị giá tiền thu về của Vinamilk từ 72 tỷ đã tăng thêm 42 tỷ đồng nữa. Những tồn tại của quá trình CPH làm cản trở đến việc niêm yết/đăng ký trên thị trường chứng khoán. Tiến độ CPH chậm. kết quả thực hiện CPH mới đạt khoảng 80%, trong đó nhiều bộ ngành, địa phương đạt dưới 50%. Thời gian để CPH một DN trung bình mất 437 ngày, nhiều nơi là vài năm trong khi theo quy định chỉ là 9 tháng. Theo kế hoạch, cho tới cuối năm 2007, còn 1700 DN cần CPH, bằng gần 70% số đã thực hiện của cả giai đoạn 2000- 2005, đay thực sự là một bài toán cho các Bộ, ngành, và lời giải của bài toán này cũng chính là chìa khoá cho việc gia tăng hàng hoá trên thị trường chứng khoán. Nhiều DN CPH khó có thể trở thành công ty đại chúng. Phần lớn DN được CPH là DN nhỏ (có đến 40% DN được CPH có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng). không những thế, tuy được CPH song phần vốn nắm giữ của nhà nước tại các DN này vẫn rất lớn. Kể cả với DN đang niêm yết trên TTGDCK TP HCM, tỷ lệ phần vốn nhà nước vẫn chiếm trung bình khoảng 30%. Mặt khác, có tới 38,4% số DN CPH không bán cổ phần ra bên ngoài. Cổ phần ít được chào bán ra bên ngoài là một cản trở để DN đến với TTCK 4. Thực trạng huy động từ trái phiếu Nhiều người vẫn cho rằng, một doanh nghiệp tốt là một doanh nghiệp có tỷ lệ nợ thấp. Điều này hiện không còn phù hợp nữa mà còn có thể nói là lạc hậu. Theo một số chuyên viên tài chính thì tỷ lệ nợ cao chưa hẳn là xấu mà còn thể hiện khả năng chiếm dụng vốn và nhất là uy tín của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vị thế càng cao càng dễ huy động. Việc phát hành trái phiếu ra công chúng cũng góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và nâng cao vị thế của chính doanh nghiệp PHTP. Những thuận lợi Tổng khối luợng vốn huy động góp phần đáp ứng một phần nhu cầu vốn; các đơn vị đã chủ động trong việc quyết định số lưọng, thời hạn phát hành và thời điểm phát hành; thủ tục nhanh gọn hơn so với vay ngân hàng đòi hỏi nhiều thủ tục, điều kiện và hạn chế khả năng cho vay; chi phí phát hành từ trái phiếu, cổ phiếu thấp hơn chi phí đi vay ngân hàng hay vay ECA. Các Dn có thể đưa ra những kế hoạch giải ngân, hay chủ động hơn trong phòng ngừa rủi ro vỡ nợ. Đó là những lợi cích mà khi PHTP mang lại cho DN . Ta có thể lấy EVN là ví dụ: chi phí đợt phát hành EVNBOND0406 là 9,9%/năm lãi suất traí phiếu 9,6%/năm và chi phí phát hành là 0,3%/năm trong khi mức cho vay của các NHTMQD đối với dự án trung và dài hạn của EVN là 11,52% tiết kiệm hàng năm là 1,62%. Trong tính toán lãi suất trái phiếu, việc sử dụng lãi suất của các ngân hàng quốc doanh làm tham chiếu vẫn đảm bảo cạnh tranh về giá và hấp dẫn nhà đầu tư, lãi suất trái phiếu EVNBOND 0406 là 9,6%/ năm bằng với mức lãi huy động cao nhất của khối ngân hàng là 9,6%/ năm do Sacombank công bố và cao hơn mức bình quân của khối ngân hàng thương mại cổ phần là 9,13%/năm. EVN chủ động phòng ngừa rủi ro vỡ nợ cho phát hành bằng các kế hoạch sử dụng và trả nợ cụ thể. Dự án phát hành trái phiếu đưa ra kế hoạch giải ngân chi tiết phù hợp với tiến độ xây dựng công trình, tránh tình trạng thưa thiếu vốn do thiếu cân đối chi tiết. Kế hoạch trả nợ được cân đối giữa nguyên tác tận dụng tối đa các gnuồn vốn tự do của EVN, hạn chế sử dụng các nguồn vay khác để trả nợ. Hạn chế vẫn còn gặp phải của DN khi phát hành trái phiếu: a/ Khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn vốn còn chưa cao Khối lượng vốn huy động từ phát hành trái phiếu còn nhỏ chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Riêng 2006 nguồn vốn đầu tư mà EVN chưa cân đối được là 7584 tỷ trong đó 2004 đợt phát hành trái phiếu tính đến 30/9/2006 huy động được 2006 tỷ đồng, mới đáp ứng được 34,28% giá trị vốn chưa cân đối được nguồn. b/ Về tính chất sử dụng vốn: Việc sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu mới chỉ bó hẹp trong phạm vi phục vụ đầu tư xây dựng cơ bản mà chưa được sử dụng cho các mục đích khác như: cơ cấu khoản vay trung dài hạn, tăng quy mô vốn kinh doanh.Với EVN mới chỉ chú trọng phát hành trái phiếu có số năm huy động vốn cho các công trình xây dựng có thời gian 3-5 năm, còn đối với các công trình mà thờ gian xây lắp kéo dài > 10 năm Thuỷ điện Sơn La, Thuỷ điện Lai Châu đòi hỏi phải có sự phù hợp về thời gian vay nợ thì EVN chưa phát hành đợt trái phiếu dài hạn nào. Ngoài ra, trái phiếu của EVN trái phiếu của EVN phát hành không có khả năng chuyển đổi để đảm bảo cân đối tỷ lệ trên vốn c/ Tính chủ động kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn chưa cao Do nhiều DNNN vẫn tự phát hành trái phiếu nên thời gian huy động vốn tương đối lâu, tiến hành giải ngân vốn chậm. Hiện nay DN vẫn chưa có thói quen thuê tư vấn phát hành, chính vì thế việc thực hiện các thủ tục vẫn còn phức tạp, rườm rà d/ Chi phí huy động được xây dựng chưa thật sự chính xác, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm trực quan CPHĐ = CPPH+LSTP Các DN tiết kiệm chi phí bằng cách giảm lãi suất trái phiếu .Nhưng hiện nay hiếm có những DN nào có một phương pháp khoa học để xác định lãi suất , ví dụ bằng các công cụ toán, bản thân lãi suất trái phiếu chưa đủ độ tin cậy để hình thành đường cong lãi suất chuẩn. Mà các DN buộc phải xác định lãi suất trái phiếu trên cơ sở lãi suất ngân hàng làm tham chiếu. Dựa trên khung lãi của ngân hàng( là đối thủ của DN trong huy động vốn từ xã hội ) để xây dựng lãi suất trái phiếu gây ra sự sai lệch và giảm tính cạnh tranh của trái phiếu, các ngân hàng có thể chấp nhận lãi ít và đột ngột thay đổi mức biên vào thời điểm phát hành thì khả năng hấp dẫn của trái phiếu chưa chắc đã còn. Phát hành trái phiếu thông qua hình thức đấu thầu giúp hình thành lãi trái phiếu một cách khách quan . Nếu trái phiếu phát hành theo hình thức đấu giá, các DN chỉ cần xác định khung lãi suất tối đa có thể chấp nhận được, việc xác định lãi suất sẽ do nhà thầu quyết định trên cơ sở cung- cầu. Tuy nhiên phương thức lập giá này vẫn chưa được thực hiện rộng rãi. e/ Khả năng chủ động hạn chế khả năng vỡ nợ chưa cao: Việc lập kế hoạch sử dụng và trả nợ vẫn mang tính chủ quan, chưa hoàn toàn triệt để cần thiết phải có thong tin đánh giá khách quan của đơn vị độc lập về tình hình tài chính của các DN. Cho đến nay thì các DNNN vẫn chưa chủ động thuê tư vấn xếp hạng tín nhiệm trái phiếu. Chỉ có qua thông tin xếp hạng các DN mới thực sự có thể chủ động tiến hành các biện pháp ngăn ngừa rủi ro vỡ nợ Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế 1/ Nguyên nhân khách quan Thứ nhất: Uy tín và quy mô của doanh nghiệp Nhiều DN còn phát hành theo hình thức riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược Ví dụ như EVN bán trái phiếu cho các ngân hàng quen biết, với uy tín lâu năm các tổ chức sẵn sàng mua hết số trái phiếu đã phát hành, tuy nhiên chỉ áp dụng với những đợt phát hành quy mô nhỏ, vì thế những dự án có thời gian thực hiện dài thì không đủ đáp ứng, chưa phát huy hết tên tuổi uy tín để phát hành trái phiếu rộng rãi ra công chúng Thứ hai: Công ty tài chính chưa được hình thành Các tập đoàn lớn thường phải hình thành những công ty tài chính làm nhiệm vụ chuyên trách huy động vốn, đó là đầu mối tập chuyên lo tạo nguồn, cân đối vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư. Nhưng hiện nay thì các doanh nghiệp vẫn chưa hình thành các công ty tài chính như thế. Nguyên nhân là do thái độ nhận thức phát hành trái phiếu, hầu hết đều chỉ chú trọng cạnh tranh về lãi suất không chú trọng tới tính thanh khoản của trái phiếu bằng nghiệp vụ mua bán nợ có kỳ hạn trên thị trường chứng khoán (REPO), hoặc phát hành trái phiếu có khả năng chuyển đổi, phát hành trái phiếu có khả năng thu hồi trước hạn, Chưa nhận thức được vai trò của tổ chức trung gian tài chính làm nhiệm vụ tư vấn là các công ty chứng khoán: tổ chức này không chỉ cung cấp dịch vụ về bảo lãnh, đại lý, là nhà đầu tư mà còn là các tổ chức tư vấn hỗ trợ phát hành. Nhiều DN còn tổ chức phát hành khép kín từ nghiên cứu thăm dò thị trường, tạo lập phương án phát hành, chuẩn bị và tổ chức phát hành nên hiệu quả còn chưa cao, thời gian phát hành còn dài, chi phí lớn, không chuyên nghiệp. Thứ ba: Về năng lực sản xuất kinh doanh DN Sản xuất kinh doanh có lãi là nơi hấp dẫn NĐT bỏ vốn cho vay . Trong báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của EVN giai đoạn 03-05: là DN có tình hình tài chính lành mạnh, luôn bảo toàn và phát triển được vốn, tổng tài sản tăng bình quân 15%/ năm, doanh thu tăng bình quân 18,64%/năm, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 4,1%, tỉ lệ nợ phải trả là 55% tổng tài sản được đánh giá là khá hợp lý, khả năng thanh toán nợ ngân hàng cao hơn hai lần. Những chỉ tiêu này cho thấy EVN có thể thực hện tốt nghĩa vụ thanh toán đến khi đến hạn. Do đặc thù là sản xuất kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận của EVN trong thời gian vừa qua là chưa cao, nhưng kết quả sản xuất kinh doanh ổn định cho thấy là đầu tư vào ngành điện là đảm bảo có lãi và rủi ro thấp. Đây chính là lý do mà EVN chú trọng phát hành trái phiếu riêng lẻ cho các NĐT là các ngân hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài, có kiến thức về hoạt động sản xuất kinh doanh ngành điện. Thứ tư: Kinh nghiệm phát hành trái phiếu Phát hành trái phiếu trải qua nhiều giai đoạn như chuẩn bị, đăng kí, tổ chức phát hành và cuối cùng là giai đoạn tổng kết đúc rút kinh nghiệm, kinh nghiệm được tích luỹ qua nhiều lần phát hành,về cường độ phát hành, sự phức tạp trong phát hành. Các đợt phat hành của EVN vừa qua đem lại cho EVN kinh nghiệm về phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư có tổ chức, lãi suất trái phiếu thả nổi theo lãi suất thị trường. Đến nay EVN chưa có kinh nghiệm phát hành ra công chúng, chưa am hiểu về thủ tục đăng ký niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán 2/ Nguyên nhân khách quan Thứ nhất: Do hệ thống chính sách của Nhà nước Luật pháp là môi trường kiến tạo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ thống luật pháp về chứng khoán và thị trường chứng khoán đang dần được hoàn thiện. Luật chứng khoán có hiệu lực vào 1/1/07 thay cho nghị định 144, nghị định 52 thay cho nghị định 120 là một trong những bước kiện toàn như vậy.Hạn chế của nghị định 120 đã cản trở các DN nói chung và EVN nói riêng trong việc huy động vốn qua phat hành trái phiếu. Nghị định 52 ra đời khuyến khích tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia phat hành trái phiếu trên cơ sở tự vay tự trả, nới lỏng sự can thiệp quá sâu của nhà nước vào việc phát hành trái phiếu. Nhưng một trong những nguyên nhân khiến EVN không chủ động trong việc hạn chế rủi ro là do trong nghị định 52 chưa coi việc đánh giá xếp hạng trái phiếu là bắt buộc, chỉ mới thừa nhận việc tồn tại các tổ chức định mức tín nhiệm. Thứ hai : Vấn dề về thị trường chứng khoán Cho đến nay thì thị trường chứng khoán Việt nam mới chỉ được coi là đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, chưa phải là kênh huy động vốn quan trọng của DN. Nó thể hiện ở những vấn đề còn tồn tại hiện nay như quy mô nhỏ, hàng hoá còn nghèo nàn, chưa có các nhà tạo lập thị trường, cơ chế xây dựng lãi suất chưa hợp lý, chưa có hệ thống thông tin tiêu chuẩn. Quy mô thị trường chứng khoán nhỏ chỉ chiếm khoảng 4-5%GDP trong khi đó Mỹ, Nhật Bản , EU chiếm tới 80%GDP hoặc ngay như các nước trong khu vực như Singaiore, Malaysia, Thai Lan thì thị trưòng này cũng phát triển mạnh hơn Việt Nam rất nhiều chiếm khoảng 30-40%. Hiện nay tổng mức hoạt động trên thị trường trái phiếu Việt Nam là khoảng70.000-80.000 tỷ mà trong đó chủ yếu là trái phiếu chính phủ ( 80% tổng giá trị). Hàng hoá cung cho thị trường còn nghèo nàn. Đến nay mới chỉ có một số ít doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Vietcombank, BIDV, TCty Dầu khí ,TCty Công nghiệp tàu thuỷ, EVN TCty Sông đà… Sự thiếu vắng những nhà tạo lập thị trường có tính chuyên nghiệp đã làm cho thị trường trở nên kém sôi động hơn. Hiện nay các nhà đầu tư mua trái phiếu với mục đích đầu tư dài hạn nên ít có nhu cầu bán lại trái phiếu, nhưng khi bán lại trái phiếu thì họ lại gặp phải khó khăn do thị trường không có nhà tạo lập thị trường sẵn sang mua lại trái phiếu với giá hợp lý. Các nhà đầu tư lúng túng dè dặt khi quyết định đầu tư do thiếu thông tin minh bạch, chính xác về doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Một hệ thống thông tin theo kiểu chứng chỉ ISO hay chính là tổ chức định mức tín nhiệm sẽ giúp nhà đầu tư có được những quyết định đầu tư hợp lý và là một trong những tiền đề để nhà đầu tư phát hành trái phiếu trên thị trương quốc tế Lãi suất trái phiếu tính toán dựa trên kinh nghiệm chưa có một phương pháp khoa học tính toán lãi suất bằng các công cụ toán. Ngoài nguyên tắc lãi suất thực dương thì DN còn dựa vào nhu cầu vốn và khả năng huy động vốn trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường Một điều đáng nói nữa là thị trường trái phiếu chưa hình thành đường cong lãi suất chuẩn vì lãi suất chính phủ chưa hoàn toàn được hình thành trên nguyên tắc thị trường theo quan hệ cung- cầu, vì thế các thành viên trên thị trường gặp khó khăn trong nghiên cứu định giá trái phiếu Thứ ba: thuộc về các nhà đầu tư Phát hành theo hình thức riêng lẻ cho một số nhà đầu tư có tổ chức thì sẽ không mất nhiều thời gian, thủ tục nhu cầu vốn nhanh chóng được đáp ứng nhưng hạn chế là nguồn vốn huy động không đủ lớn. Phát hành trái phiếu rộng rãi ra công chúng để khai thác hàng triệu nhà đầu tư nhỏ lẻ là một nguồn vốn rất tiềm năng của các DN nói chung và EVN nói riêng. Nhưng hiện nay do vấn đề thị trường còn chưa phát triển nên chưa thực sự khuyến khích các nhà đầu tư bỏ tiền mua trái phiếu. Thứ tư: Tổ chức trung gian tài chính Hiện nay hệ thống công ty chứng khoán của ta còn yếu về năng lực, kinh nghiệm, quen phát hành trong nước mà không có kiến thức phát hành trên thị trường quốc tế, khả năng tài chính còn hạn chế nên năng lực bảo lãnh chỉ giới hạn, các đợt phát hành có khối lượng không lớn. Theo nghị định 144 để phát hành ra công chúng phải có bảo lãnh phát hành, nhưng với năng lực hạn chế của các công ty chứng khoán chưa cho phép EVN tiếp cận nguồn vốn từ công chúng. Hạn chế nữa là hiện nay VN chưa có tổ chức độc lập cung cấp dịch vụ về định mức tín nhiệm. Đây là nguồn thông tin chính xác minh bạch về trái phiếu và doanh nghiệp phát hành thiếu vắng của tổ chức này khiến EVN thiếu đi một người cung cấp thông tin trung thực ra công chúng khi phát hành rộng rãi Tình hình Phát hành Trái phiếu trong thời gian gần đây: Năm 2006 EVN đã phát hành 6000 tỷ đ ồng tại thị trường trong nước và được giới quan sát trong và ngoài nước đánh giá rất cao về mức độ thành công. Năm 2008, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự kiến phát hành từ 300 - 500 triệu USD trái phiếu ra thị trường quốc tế.Riêng đợt phát hành 1000 tỷ đồng gần đây nhất EVN đã chọn ABB làm đơn vị phát hành chính thức,ABB có trách nhiệm cao trong việc khai thác, tiếp cận thu hút vốn cho EVN, EVN đánh giá rất cao khả năng tư vấn khai thác nguồn vốn của ABB đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài.Trái phiếu phát hành lần này được uư tiên chon nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, mặc dù TP được phát hành bằng đồng nội tệ.Ngay sau khi thong báo phát hành, nhà đầu tư đã đăng ký hết, số lượng đăng ký thậm chí còn cao gấp đôi so EVN đề ra. Thực tế cho thấy rằng so với những lần phát hành đầu thì giờ đây EVN đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong nghiệp vụ phát hành trái phiếu, làm cho trái phiếu đã trở thành một kênh huy động hữu hiệu của DNNN CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VIỆC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1. Tạo lập vốn chủ sở hữu Muốn tạo lập được vốn chủ sở hữu đòi hỏi hoạt động của doanh nghiệp phải có lãi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hằng năm phải luôn đảm bảo được mức lợi nhuận hợp lý.Với mỗi mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi nộp nghĩa vụ nhà nước( 28%) doanh nghiệp sẽ trích % lợi nhuận còn lại vào quỹ đầu tư phát triển. Nguồn vốn chủ sở hữu này chính là cơ sở để doanh nghiệp gọi vốn đầu tư. Sở dĩ như vậy là vì mỗi dựa án muốn gọi được vốn đầu tư thì bản than chủ dự án phải có từ 15% đến 30% vốn. Nếu không đạt được tỷ lệ này thì không ai dám cho doanh nghiệp vay vốn. Để có thể thu được lợi nhuận cao tức là doanh thu phải lớn và chi phí bỏ ra nhỏ nhất có thể. Để thu hút đầu tư, DNNN phải nâng cao chất lượng hàng hoá trên thị trường và uy tín của doanh nghiệp. Ưu tiên sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao và có thể xuất khẩu.Giữ vững thị trường trong nước và có phát triển thêm thị trường ngoài nước, cải tiến mẫu mã sản phẩm phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Các ngành hoạt động về lĩnh vực máy móc thiết bị chuyển mạnh sang nhận thầu và cung cấp thiết bị toàn bộ, tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng EPC Thực hiện đúng tiến độ các công trình, đầu tư có hiệu quả và có những thiết bị mang tính vượt trội trên cơ sở hợp tác sâu rộng trong và ngoài nước Tăng cường đào tạo và thu hút đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có chuyên môn và tay nghề cao Làm tốt công tác tài chính kinh doanh để tái sản xuất mở rộng Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên Các nguồn vốn có khả năng huy động hiện nay chủ yếu là nguồn vốn tự có ( vốn khấu hao cơ bản, vốn bán cổ phiếu, quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận). Tăng cường các chính sách huy động mọi nguồn lực trong nước. 2. Tăng cường áp dụng các hình thức huy động mơí 2.1. Huy động từ trái phiếu Việc vay vốn từ các kênh huy động truyền thống không đáp ứng được nhu cầu vốn phát triển quá nhanh cuả doanh nghiệp, hình thức huy động vốn trong công chúng thông qua trái phiếu sẽ mang laị nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp “Không vay không phải là doanh nghiệp thực thụ”, có doanh nhân đã ví von như thế khi nói về chuyện đi vay của doanh nghiệp.Có nhiều hình thức để huy động vốn như: phát hành cổ phiếu, trái phiếu vay từ các tổ chức tín dụng, các cá nhân trong doanh nghiệp … Ngoại trừ hình thức vay từ các tổ chức tín dụng hoặc các cá nhân thì phát hành cổ phiếu và trái phiếu còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhất là việc phát hành trái phiếu .Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19-5-2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp được chính phủ ban hành đã tạo ra cho doanh nghiệp thêm một công cụ để trực tiếp huy động vốn từ công chúng phục vụ cho nhu cầu đầu tư và phát triển Trái phiếu DN có 2 hình thức chủ yếu được sử dụng nhiều trên thị trường tài chính thế giới là trái phiếu phổ thông và trái phiếu có thể chuyển đổi. Điểm khác biệt giữa 2 loại trái phiếu này là khi đến hạn thanh toán thì trái phiếu thông thường sẽ nhận được gốc và lãi bằng tiền. Trong khi đối với trái phiếu có thể chuyển đổi thì trái chủ còn có thêm quyền lựa chọn đổi trái phiếu đó thành cổ phiếu doanh nghiệp. Nếu như với trái phiếu thông thường, ngoài khoản lãi và gốc phải trả là một áp lực lớn đối với doanh nghiệp thì trái phiếu chuyển đổi cho doanh nghiệp quyền lựa chọn không phải trả phần nợ gốc và lãi khi đáo hạn. Đồng thời doanh nghiệp vẫn giữ được phần vốn huy động bằng cách chuyển đổi trái phiếu thành cổ phần mà không mất thêm thời gian để tái huy động vốn khi tái tạo Tuỳ theo tình hình nhu cầu vốn và khả năng trả nợ, DN có thể chọn nhiều hình thức khác nhau để huy động vốn. Nếu như đối với hình thức vay truyền thống từ các tổ chức tín dụng thì khả năng huy động vốn phụ thuộc rất nhiều vào việc đánh gía chủ quan của tổ chức cho vay. Hình thức này khá thụ động và thông thường mức vốn huy động thường thấp hơn so với nhu cầu thực sự của doanh nghiệp.Nhưng với trái phiếu DN có thể huy động nhiều nguồn lực hơn với mục đích lớn hơn, nhất là với doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có thương hiệu trên thị trường .Hình thức này cho phép doanh nghiệp chủ động hơn trong việc vay vốn, có thể lựa chọn nhiều hình thức khác nhau. Tuy mức lãi suất DN huy động thường phải cao hơn mức huy động từ lãi suất ngân hàng để thu hút công chúng nhưng thực sự chi phí vốn vay bằng hình thức này thấp hơn do không phải trả phần chênh lệch huy động của ngân hàng. Hơn nữa, mức huy động vốn thường lớn hơn nhiều và thời hạn vay cũng dài hơn nhiều. Trong tương lai đây là một kênh huy động vốn trong công chúng thông qua trái phiếu sẽ chiếm ưu thế Nhiều người cho rằng một doanh nghiệp tốt là một doanh nghiệp có tỷ lệ nợ ít. Điều này đã không còn phù hợp nữa mà còn có thể nói là lạc hậu. Theo chuyên viên tài chính thì tỷ lệ nợ càng cao chưa hẳn là xấu mà còn thể hiện được khả năng chiếm dụng vốn mà nhất là uy tín của doanh nghiệp. Vì thế việc phát hành trái phiếu ra công chúng cũng góp phần quảng bá hình ảnh DN và nâng cao vị thế của chính doanh nghiệp phát hành trái phiếu VD: Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kyc thuật tp HCM( CII). Sau khi công ty này công bố việc phát hành 131.500 trái phiếu chuyển đổi với mệnh giá 1.000.000 đồng với kỳ hạn 3 năm và mức lãi suất hàng năm cố định là 8%.Tỷ lệ chuyển đổi là 1:76 nghĩa là một trái phiếu có thể chuyển đổi 76 cổ phiếu khi đến hạn. Điều này lập tức tăng mệnh giá của cổ phiếu trên thị trường Một minh chứng hung hồn nữa là việc phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường quốc tế. Với hơn 225 nhà đầu tư tham gia mua trái phiếu chính phủ Việt Nam, đây là con số dao động kỷ lục từ trước tới nay và gần 4.5 tỷ USD được huy động chỉ trong một tuần. Một con số không hề dễ dàng huy động qua các kênh thông thường. Sự thành công nay tạo tiền đề cho một loạt các doanh nghiệp chuẩn bị huy động vốn trên thị trường quốc tế với mức lãi suất thấp hơn lãi suất trong nước như trái phiếu BIDB và tới đây sẽ là Vietcombank … 2.2. Huy động từ cổ phiếu Thị trường chứng khoán luôn là nơi huy động vốn hiệu quả nhất trong các phương thức huy động vốn. Tại đây, mục tiêu của đại đa số các công ty là huy động vốn dài hạn, phục vụ các kế hoạch đầu tư lâu dài. Tính toán huy động vốn cách nào là việc giải bài toán vốn gọi được nhiều nhưng chỉ chia quyền quản trị ít.Đây là một kênh huy động mới rất hiệu quả đang được nhiều doanh nghiệp xem trọng và thực hiện. Để huy động vốn, công ty sẽ bán cổ phiếu cho cổ đông tùy theo số tiền cần có. Nếu định bán cho công chúng, trước khi bán công ty phải đăng ký cổ phiếu với Sở giao dịch chứng khoán, được gọi là niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán; lúc đó cổ phiếu có thêm một tên mới là chứng khoán. Nếu chỉ bán cho vài người thì không phải đăng ký cổ phiếu. Tùy theo tình hình tài chính của công ty, nếu làm ăn khấm khá, công ty sẽ mua lại số cổ phiếu đặc ưu đem về cất giữ, gọi là treasury stock. Số còn lại nằm trong tay cổ đông sẽ gọi là outstanding share. Sau khi gọi vốn lần đầu, những lần sau, muốn tăng vốn, công ty bán nốt số cổ phiếu hãy còn giữ lại lúc đầu, hay phát hành một đợt cổ phiếu mới, gọi là phát hành mới. Loại nào, bao nhiêu thì do hội đồng quản trị công ty quyết định. nếu đã bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán rồi, mỗi lần phát hành mới, công ty đặt ra ba cách “dụ dỗ” cổ đông hiện có hay để thưởng cho nhân viên cao cấp của mình. Nếu đã bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán rồi, mỗi lần phát hành mới, công ty đặt ra ba cách “dụ dỗ” cổ đông hiện có hay để thưởng cho nhân viên cao cấp của mình. Cách thứ nhất là phát hành cổ phiếu lựa chọn (stock option) cho nhân viên. Khi cầm nó nhân viên được quyền mua hay bán một số chứng khoán của công ty theo một giá đã định trước khi hết hạn vào một ngày nào đó. Cổ phiếu lựa chọn có thể là một Call option cho họ quyền mua hay một Put option cho họ quyền bán. Với giá đã định, người nắm Call option có lợi khi giá chứng khoán của công ty tăng trên thị trường chứng khoán vào lúc đến hạn mua, thì được mua với giá cũ. Nếu giá chứng khoán xuống thì người có Put option có lợi vì được bán cho công ty với giá đã định cao hơn giá hiện thời. Phần thưởng cho họ nằm ở sự chênh lệch giá. Cách thứ hai là ấn định quyền (rights) cho người nắm cổ phiếu thông thường. Có rights họ được quyền mua một số cổ phiếu thông thường mới phát hành với một giá đã ấn định, nếu mua trước một ngày nào đó thường là một năm. Đến ngày hết hạn mà giá chứng khoán của công ty lên thì họ có lời vì được mua với giá cũ Cách thứ ba là Cổ phiếu bảo đảm (stock warrant) dành cho những ai có cổ phần ưu đãi hay có trái phiếu. Ai có nó sẽ được mua chứng khoán của công ty với giá đã định trước một ngày hết hạn nào đó. Khi ấy nếu giá lên thì họ có lời. Với những quy định về huy động vốn như vậy, các công ty sẽ luôn hoạt động rất nhộn nhịp kể cả trong những thời điểm giá chứng khoán tụt dốc. Đồng thời với đó, các công ty thường xuyên có được những nguồn vốn cần thiết phục vụ hoạt động kinh doanh của mình trên thương trường. Hơn nữa vốn huy động từ phát hành cổ phiếu là không kỳ hạn, tránh được sức ép trả ngân hàng trả vốn và lãi khi đáo hạn , đó là chưa kể việc phát hành tạo thêm thanh khoản cho cổ phiếu, thu hút thêm nhà đầu tư. Ngoài ra trong trường hợp có dự án khả thi trong tương lai,doanh gnhiệp có thể phát hành thêm cổ phiếu ngay do đã có kinh nghiệm từ đợt phát hành sắp tới.Và chỉ còn lại vấn đề là việc sử dụng đồng tiền thu từ phát hành thêm cổ phiếu sao cho có hiệu quả nhất. 2.3. Một số nguyên tắc khi huy động vốn Để tối ưu hoá hoạt động huy động vốn, các công ty cần đề ra cho mình những nguyên tắc nhất định, “đánh bóng” chính bản thân công ty, từ đó tạo ra sự tin cậy trong con mắt các nhà tài trợ vốn. Tạo dựng độ tin cậy của công ty Trước mỗi quyết định tài trợ vốn, các nhà tài trợ thường căn cứ vào độ tin cậy và uy tín của công ty. Nếu công ty muốn sớm nhận được quyết định tài trợ vốn, thì một bộ tài liệu chứng minh độ tin cậy của công ty sẽ là rất cần thiết. Văn bản này càng trung thực và rõ ràng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Các nhà tài trợ sẽ tiến hành xác minh, nếu phát hiện có chi tiết thiếu trung thực, lập tức họ sẽ đặt dấu hỏi về độ tin cậy của công ty.Bên cạnh đó, một bộ máy kế toán tài chính hiệu quả cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng độ tin cậy của công ty. Tạo dựng hình ảnh về năng lực của công ty Nếu công ty bạn chứng minh được với các nhà tài trợ vốn về khả năng quản lý, kỹ năng hoạt động, năng lực tài chính cũng như sự nhạy bén trong kinh doanh, thì bạn sẽ rất thuận lợi trong việc huy động vốn, bởi năng lực công ty là một trong những yếu tố tiên quyết mà các nhà tài trợ vốn xem xét và cân nhắc trước khi đưa ra quyết định tài trợ vốn.Ngoài việc chủ động huy động vốn và trình bày các năng lực kinh doanh, bạn còn phải thể hiện cam kết tài chính của công ty đối với những hoạt động kinh doanh cụ thể. Nhà tài trợ vốn sẽ luôn nhìn vào giá trị thực của công ty và các hệ số chuẩn mực về tài chính. Bạn nên chuẩn bị các bản báo cáo tài chính về hiệu quả kinh doanh, năng lực quản lý (chứng nhận tiêu chuẩn ISO, TQM…)..., bởi chúng là những biểu hiện rõ ràng nhất khả năng của công ty trong con mắt các nhà tài trợ. Báo cáo tài chính sẽ “tiết lộ” hoạt động của công ty bạn, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư hiện tại và tương lai, các chủ nợ,… về tình hình tài chính của công ty. Vì vậy, tính trung thực trong báo cáo tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hạn chế rủi ro đối với nhà tài trợ vốn Trong các kế hoạch huy động vốn, vấn đề lo ngại nhất của các nhà tài trợ là những rủi ro tài chính do sự biến động của thị trường, như giá ngoại tệ lên xuống thất thường, đồng nội tệ mất giá, thị trường bất động sản thay đổi, tình trạng trượt giá phi mã,… Các nhà tài trợ vốn sẽ luôn xem xét và suy tính rất kỹ về các rủi ro xấu nhất có thể xảy ra.Chính vì vậy, để giúp các nhà tài trợ sớm ra quyết định, công ty nên có các phương án giải thích rõ ràng về tính tối ưu và khả thi của khoản tiền huy động, đồng thời việc giải thích càng chi tiết, rõ ràng bao nhiêu sẽ càng có lợi cho bạn bấy nhiêu. DN chỉ nên cân nhắc tới một khoản huy động vốn, khi DN tin tưởng và tính toán thấy rằng lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh được đầu tư từ khoản vốn huy động đó sẽ cao hơn các chi phí huy động vốn. Và DN tuyệt đối không nên huy động vốn để trang trải các khoản lỗ của công việc kinh doanh hiện tại, bởi việc này có thể kéo bạn lún sâu vào “vũng lầy” với tình trạng khó khăn hơn về tài chính . Thay vào đó,DN có thể cắt giảm các loại chi phí, hợp lý hoá hoạt động kinh doanh sao cho tốt hơn và hiệu quả hơn.DN chỉ nên tập trung vào các hoạt động kinh doanh nào chắc chắn mang lại lợi nhuận. Nếu ngay cả biện pháp này cũng không giúp gì cho bạn, thì bạn nên suy nghĩ tới việc chuyển hướng hoạt động kinh doanh của mình. KẾT LUẬN Trong xu thế hội nhập, cải cách toàn diện nền kinh tế, khối DNNN đã kịp thời nắm bắt vận hội mới, phát huy đựơc vị thế, vai trò chủ đạo định hướng cho các DN khác. Nhưng bên cạnh việc huy động với nhiều hình thức mới đa dạng hiệu quả,cùng với tình hình sử dụng vốn khả quan hơn so với trước thì trong DNNN vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như: vẫn còn tồn tại sự bảo hộ của Nhà Nước,khả năng quản lý và tổ chức chưa chuyên nghiệp, chưa quảng bá được uy tín của doanh nghiệp, không tạo được độ tin cậy cho nhà đầu tư. Qua đây chúng ta hiểu rõ hơn về thực trạng của DNNN hiện nay từ đó rút ra những lợi thế của DNNN cũng như những mặt hạn chế để khắc phục và sửa chữa . Góp phần phát triển DNNN, tạo cho DNNN có chỗ đứng trên thương trường. Tuy còn nhiều thiếu sót và hạn chế trong nhận thức mong thầy cùng các bạn đóng góp ý kiến để đề tài hoàn thiện hơn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình kinh tế đầu tư 2. Giáo trình tài chính doanh nghiệp 3.Giáo trình tài chính tiền tệ 4.Tạp chí ngân hàng 5.T/c Nghiên cứu kinh tế 6.T/c Tài chính 7.T/c Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương 8. www.vnn.vn 9. www.kiemtoan.com.vn 10. www.vneconomy.com 11. www.mpi.gov.vn 12. www.moi.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp tăng cường huy động vốn của các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.doc
Luận văn liên quan