Đề tài Giải pháp tăng doanh thu tại Chi nhánh (C/N) công ty Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất - Bộ Quốc Phòng

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị sản xuất kinh doanh khi sản xuất thì phải có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá cung ứng dịch vụ đó.Quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá đó đã đem lại doanh thu cho doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp, doanh thu có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Doanh thu có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Có được doanh thu chứng tỏ doanh nghiệp đã sản xuất ra sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ phù hợp với nhu cầu của xã hội được xã hội công nhận. Đồng thời có được doanh thu tức là doanh nghiệp có được nguồn vốn để trang trải các khoản chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh; Thực hiện nghĩa vụ đóng góp của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước; Có được doanh thu cũng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn lưu động tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều thách thức cả ở trong nước cũng như nước ngoài. Để đạt được mức doanh lợi mong muốn, doanh nghiệp cần phải có những quyết định về tổ chức hoạt động sản xuất và vận hành quá trình trao đổi. Mọi quyết định đều phải gắn kết với môi trường xung quanh. Bao quanh doanh nghiệp là một môi trường kinh tế xã hội phức tạp và luôn biến động. Để có được doanh thu cao là rất khó khăn, nhưng là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp. Nhận thấy tầm quan trọng của doanh thu trong kinh doanh nên trong quá trình tìm hiểu với sự quan tâm giúp đỡ của một số cán bộ ở trong C/N công ty và theo sự hướng dẫn của thầy giáo Vương Trọng Nghĩa em đã chọn đề tài là “Giải pháp tăng doanh thu tại Chi nhánh (C/N) công ty Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất - Bộ Quốc Phòng” làm chuyên đề của mình. Chuyên đề được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về doanh thu. Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng doanh thu tại C/N công ty TECAPRO. Chương 3: Một số biện pháp nhằm góp phần tăng doanh thu tại C/N công ty TECAPRO. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH THU .3 1.1 Doanh thu và các loại doanh thu trong kinh doanh của doanh nghiệp 3 1.1.1 Khái niệm doanh thu 3 1.1.2 Tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp .3 1.1.3 Các loại doanh thu .4 1.1.4 Ý nghĩa của doanh thu .6 1.2 Phương pháp xác định doanh thu và lập kế hoạch doanh .7 1.2.1 Phương pháp xác định doanh thu 8 1.2.2 Lập kế hoạch doanh thu .9 1.3 Biện pháp nâng cao tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu 10 1.3.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu thụ .11 1.3.2 Xây dựng và lựa chọn kết cấu sản phẩm hợp lý 12 1.3.3 Xây dựng một chính sách định giá linh hoạt 13 1.3.4 Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm 14 1.3.5 Tăng cường chính sách xúc tiến bán hàng và hỗ trợ kinh doanh.14 1.3.6 Chủ động mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng mới .15 1.3.7 Tăng cường công tác quản lý lao động, vật tư hàng hoá và tiền vốn .15 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tăng doanh thu của doanh nghiệp .15 1.4.1 Nhân tố chủ quan .16 1.4.2 Nhân tố khách quan 20 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DOANH THU TẠI C/N CÔNG TY TECAPRO 23 2.1 Khái quát về công ty và C/N công ty 23 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 23 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của cong ty và đặc điểm bộ máy quản lý của C/N công ty .24 2.2 Thực trạng kinh doanh và kết quả kinh doanh tại C/N công ty 28 2.2.1 Tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của C/N công ty 28 2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh .30 2.2.3 Tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm .32 2.3 Tình hình thực hiện doanh thu và nguyên nhân làm tăng giảm doanh thu .34 2.3.1 Phân tích tổng quát doanh thu .34 2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc tăng, giảm doanh thu 36 2.4 Đánh giá chung về C/N công ty 43 2.4.1 Những ưu điểm, thuận lợi 43 2.4.2 Những tồn tại, khó khăn .44 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GÓP PHẦN TĂNG DOANH THU TẠI C/N CÔNG TY TECAPRO 46 3.1 Những mục tiêu và phương hướng của C/N công ty TECAPRO 46 3.1.1 Phương hướng tổng quát 46 3.1.2 Phương hướng cụ thể .47 3.2 Một số ý kiến đề xuất góp phần tăng doanh thu tại C/N công ty TECAPRO 48 3.2.1 Chính sách giá cả sản phẩm .48 3.2.2 Đẩy mạnh công tác thanh toán để thu hồi vốn, giảm vón vay .49 3.2.3 Mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước 49 3.2.4 Giải pháp hàng tồn kho 49 3.2.5 Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn của công ty 50 3.2.6 Làm tốt công tác lập kế hoạch tiêu thụ 51 3.2.7 Xây dựng kế hoạch chiếm lĩnh thị trường 51 3.2.8 Tổ chức và đào tạo tốt lực lượng lao động. Khuyến khích lợi ích vật chất cho cán bộ công nhân viên .51 KẾT LUẬN 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

docx57 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2696 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng doanh thu tại Chi nhánh (C/N) công ty Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất - Bộ Quốc Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cation and Prodution Company) là một trong những đơn vị kinh tế - quốc phòng hàng đầu thuộc Bộ Quốc Phòng. Công ty được thành lập theo quyết định số 543/QĐ- QP do Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng cấp ngày 06 tháng 08 năm 1993 và đăng ký kinh doanh số 102924 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 22 tháng 09 năm 1993. Có tiền thân là Liên hiệp khoa học và sản xuất 2, Công ty TECAPRO được thành lập từ năm 1989, nhằm mục đích ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất và phục vụ quốc phòng kinh tế. Năm 1993, Công ty được tổ chức lại thành doanh nghiệp nhà nước độc lập, trực thuộc Viện kỹ thuật Quân sự 2. Từ tháng 03/2000 Công ty trực thuộc Trung tâm Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Quân sự - Bộ Quốc Phòng. Trụ sở công ty đặt tại thành phố Hồ Chí Minh trong khu vực có diện tích 52.000m2 cùng với các xí nghiệp sản xuất, khu chế thử. Công ty có văn phòng đại diện và các chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu và chi nhánh tại Moscow- Liên Bang Nga. Trong tương lai, Công ty sẽ mở rộng và phát triển thêm chi nhánh, văn phòng đại diện ở một số thành phố chính trong nước và nước bạn lân cận nhằm tạo đà thúc đẩy sự phát triển của công ty nói riêng và thúc đẩy sự phát triển của trung tâm nói chung. Trụ sở chính của công ty: 18A Cộng Hoà, Quận Tân Bình,TP HCM. Trụ sở Chi nhánh Phía bắc: 24 Nguyễn Trường Tộ, Q. Ba Đình, Hà Nội. Thành tựu đạt được: Từ một công ty nhỏ khi mới thành lập đến nay công ty ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất - Bộ Quốc Phòng đã trở thành một công ty lớn mạnh với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ nhân viên lành nghề, hoạt động chuyên sâu trên nhiều lĩnh vực . Trong quá trình hoạt động, Công ty TECAPRO luôn lấy chữ tín, kỹ thuật tiên tiến, nhiệt tình phục vụ làm phương châm hoạt động. Do vậy công ty luôn được các đối tác, bạn hàng tín nhiệm hợp tác lâu dài. Công ty luôn được các cấp lãnh đạo Bộ Quốc Phòng biểu dương và đánh giá là một trong những đơn vị kinh tế quốc phòng vững mạnh, là niềm tự hào của quân đội Việt Nam dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc, giỏi giang trong xây dựng bảo vệ tổ quốc. Công ty cũng được các cơ quan chức năng nhà nước xếp hạng 1 qua các đợt xếp hạng các doanh nghiệp. Trong kỳ triển lãm hội chợ Quang trung, hai sản phẩm của công ty là Tổng đài điện tử TOCA và Máy hàn lưới thép tự động được các chuyên gia từ các viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm đạt huy chương vàng về chất lượng, độc đáo và kỹ thuật cao. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty và đặc điểm bộ máy quản lý của C/N công ty. Cơ cấu tổ chức của C/N công ty. + Bộ máy tổ chức quản lý được sắp xếp theo mô hình sau: Khối quản trị : Giám đốc chi nhánh; Phó giám đốc chi nhánh; các phòng tổ chức cán bộ; văn phòng; phòng kinh doanh; phòng kinh doanh xuất nhập khẩu; phòng tài chính kế toán; phòng kế hoạch tổng hợp. Đây là bộ máy quản lý chính và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của C/N công ty. Khối nghiệp vụ: Phòng kỹ thuật và xử lý số liệu; phòng hệ thống; phòng thiết bị y tế; phòng nghiên cứu ứng dụng; phòng công nghệ; phòng hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ; phòng hỗ trợ bán hàng. Các đại lý, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các văn phòng đại diện ở các tỉnh trong cả nước. + Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty: Công ty TECAPRO có đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm hơn 3000 người, trong đó chiếm hơn 40% có rình độ đại học và trên đại học, trên 50% là những cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của công ty TECAPRO. GIÁM ĐỐC CÔNG TY CN Moscow CN Vũng tàu CN Đà Nẵng CN Hà Nội VP đại diện HN Phó GĐ nội chính Phó GĐ kinh doanh Phó GĐ KH-ĐT Phòng kinh doanh -XNK Phòng hành chính TC - LĐ Phòng KH- ĐT Phòng tài chính - kế toán Phòng chuyển giao công nghệ XN công nghệ thông tin XN gia công TECHOPE XN gia công TECBEST XN thương mại dv kỹ thuật quân sự XN công nghệ môi trường XN cao su & COMPOSITE XN điện tử viễn thông XN vật liệu và thiết bị XN xây dựng công trình Thành viên Việt Nam trong HĐQT & BGĐ các liên doanh LD TECAWORLD LD TECASIN LD SAIGON STAR Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức chi nhánh công ty TECAPRO: GIÁM éỐC CễNG TY Giám đốc chi nhánh Hà nội P. kế toán P. công nghệ P. kỹ thuật P. kinh doanh P.dự án Bộ phận chăm sóc khách hàng Bộ phận hỗ trợ dự án Bộ phận giao nhận hàng hoỏ Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật và dv Bộ phận hành chính Bộ phận quản trị mạng và phần mềm Bộ phận thiết bị y tế Bộ phận nghiên cứu ứng dụng công nghệ Bộ phận kỹ thuật xử lý số liệu Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của C/N công ty: - Về vai trò của C/N: Quá trình hơn 10 năm thành lập và phát triển, với nhiều thế mạnh và kinh doanh có uy tín, công ty đã đứng vững và có những bước tiến rõ rệt của mình. Hoà mình với nền kinh tế thị trường, công ty với phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá các hoạt động kinh doanh đã góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nâng cao đời sống nhân dân và tiến bộ xã hội. Là một trong những công ty được phép xuất nhập khẩu những mặt hàng phục vụ cho quốc phòng cũng như phục vụ cho hoạt động dân sự, công ty có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế cũng như giá cả thị trường trong nền kinh tế quốc dân. - Về đội ngũ nhân viên: Trong những năm qua, chi nhánh công ty TECAPRO đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, chủ động, sáng tạo trong nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh, tổ chức lực lượng, đội ngũ cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất, chấn chỉnh nền nếp quản lý và tổ chức triển khai công tác. Với những thành tựu sẵn có cùng với nỗ lực nghiên cứu, kết hợp với sự cập nhật thường xuyên những công nghệ khoa học kỹ thuật mới nhất, C/N công ty TECAPRO luôn luôn đi tiên phong đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho các yêu cầu kỹ thuật phức tạp nhất. C/N công ty TECAPRO tổ chức đội ngũ nhân viên theo các hướng chủ đạo sau: Ban giám đốc : Điều hành quản lý các hoạt động của C/N công ty. Phòng Kế hoạch, Dự án: Giúp ban Giám đốc lập kế hoạch kinh doanh và lập các dự án hàng năm. Phòng kinh doanh: Nghiên cứu mở rộng thị trường, hỗ trợ việc chăm sóc khách hàng, giúp triển khai các dự án tầm Quốc gia và Quốc tế. Phòng kế toán: Thực hiện các công việc kế toán và thiết lập mối quan hệ với các ngân hàng. Phòng Kỹ thuật và bảo hành: Nhóm mạng: Nghiên cứu thiết kế lắp đặt mạng, bảo hành, bảo trì và sửa chữa các thiết bị mạng, tích hợp hệ thống. Tổ chức lắp đặt thiêt bị cho khách hàng, đào tạo và hướng dẫn sử dụng. Nhóm phần cứng: Tư vấn cho khách hàng chọn sản phẩm, thiết bị ngoại vi, cung cấp các giải pháp thực hiện dự án. Khai thác các thiết bị, công nghệ mới, là nhà phân phối, đại lý cung cấp sản phẩm cho các hãng tin học lớn và thiết kế lắp đặt mạng. Nhóm thiết bị y tế: Triển khai lắp đặt các thiết bị phục vụ trong lĩnh vực y tế. Nhóm bảo hành: Kết hợp với các phòng chức năng khác thực hiện việc lắp đặt triển khai cấc thiết bị và bảo trì cũng như thực hiện các dịch vụ kỹ thuật sau bán hàng và lắp đặt các hệ thống thiết bị. Phòng công nghệ: Nghiên cứu và phát triển công nghệ, triển khai các dự án cung cấp trang thiết bị và phần mềm với độ bảo mật cao phục vụ các cơ quan quan trọng của Đảng như: Bộ ngoại giao, Cục tác chiến Bộ Quốc Phòng, Ban tổ chức cán bộ chính phủ, Ban tổ chức Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội , Thông tấn xã Việt Nam…khai thác, viết và triển khai các phần mềm dịch vụ. *Tổng số lao động hiện có trong C/N công ty : Là 85 cán bộ, trong đó : - Công tác quản lý: 03 sỹ quan - Công tác kinh doanh: 20 cán bộ - Công tác kỹ thuật và bảo hành : 40 cán bộ - Công tác kế toán và văn phòng: 12 cán bộ - Công tác tổng hợp : 10 cán bộ 2.2 THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA C/N CÔNG TY TECAPRO. 2.2.1 Tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của C/N công ty. Bảng 1: Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh. Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2006/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) I.Tổng VKD 81.360.763.360 100 173.993.313.705 100 92.622.550.345 113,8 1.Vốn cố định 544.732.157 0,6 412.379.724 0,23 (132.352.433) - 2.Vốn lưu động -Hàng tồn kho 80.816.031.203 9.277.292.348 99,4 11,48 173.580.933.981 27.019.092.843 99,77 15,56 92.764.902.778 17.741.800.495 114,7 191,24 II.Tổng NVKD 28.369.454.373 100 33.394.634.057 100 5.025.179.684 17,7 1.VCSH 2.265.253.953 7,98 2.923.313.621 8,75 658.059.668 29,05 2. Vốn vay -Vay ngắn hạn -Vay dài hạn 26.104.200.420 26.104.200.420 - 92,02 30.471.320.436 30.471.320.436 - 91,25 4.367.120.016 4.367.120.016 - 16,73 Nguồn: Phòng kế toán - C/N công ty TECAPRO Qua bảng trên ta thấy, vốn kinh doanh của C/N công ty năm 2006 so với năm 2005 tăng 113,8% một tốc độ tăng vốn đáng kể nói lên một quy mô hoạt động của C/N công ty đang mở rộng. Vốn cố định chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ so với vốn lưu động, so với năm 2005 thì năm 2006 C/N đã giảm vốn cố định chỉ còn 0.23%. Trong khi đó, vốn lưu động chiếm tỷ trọng tương đối lớn cụ thể năm 2005 vốn lưu động chiếm 99,4% và đến năm 2006 đã tăng lên 99,77%, ta có thể thấy vốn lưu động tăng lên là do hàng tồn kho đã tăng. C/N công ty TECAPRO là một công ty kinh doanh nên với số vốn cố định chiếm 0,23% năm 2006 như vậy là hợp lý. Nhưng với hàng tồn kho ở năm 2006 chiếm 15,56% đã tăng so với năm 2005, điều này sẽ ảnh hưởng đến số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định. Vì thế, trong thời gian tới C/N công ty cần giải phóng nhanh hàng tồn kho để thu hồi vốn. Nguồn vốn kinh doanh của C/N công ty được hình thành từ hai nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay. Đối với doanh nghiệp nhà nước thì nguồn vốn chủ sở hữu là do ngân sách Nhà nước cấp, và nguồn vốn đó có thể bổ sung thêm khi công ty kinh doanh có lãi. Từ bảng cho ta thấy vốn chủ sở hữu năm 2006 tăng so với năm 2005 là 29,05% điều đó cho thấy công ty cũng đã chú trọng tăng phần vốn chủ sở hữu. Nhưng tỷ lệ vốn vay đã chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh, cụ thể là năm 2005 vốn vay chiếm 92,02%, năm 2006 là 91,25% trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Năm 2006 so với năm 2005 giảm 16,73%. C/N công ty cũng không vay vốn dài hạn. Với lượng vốn vay chiếm tỷ trọng lớn đã hạn chế khả năng tự chủ tài chính của C/N công ty và luôn đặt công ty trước áp lực phải trả nợ nhất là nợ ngắn hạn và lãi suất đang tăng lên. 2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh. Đơn vị tính : đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 Chênh lệch tốc độ tăng (%) Tổng doanh thu trong đó: -DT hàng XK -DT hàng quốc phòng 130.941.503.920 12.687.234.104 163.407.357.936 13.420.113.275 32.465.854.016 732.879.171 24,79 5,77 1.DT thuần 130.941.503.920 163.407.357.936 32.465.854.016 24,79 2.Giá vốn hàng bán 121.288.063.885 154.727.843.214 33.439.779.329 27,57 3.Lợi nhuận gộp 9.653.440.035 8.679.514.722 -973.925.313 -10,08 4.Chi phí bán hàng 631.089.547 649.633.877 18.544.330 2,93 5.Chi phí quản lý 7.892.638.132 7.053.411.943 -839.226.189 -10,63 6.LN từ HĐKD 1.129.712.356 976.468.902 -153.243.454 -13,56 -Thu nhập từ HĐTC 78.133.982 76.527.134 -1.606.848 -2,05 -Chi phí HĐTC 61.601.840 59.755.894 1.845.946 2,99 7.LN từ HĐTC 16.532.142 16.771.240 239.098 1,44 -Các khoản TNBT 215.477.342 324.114.332 108.636.990 50,41 -Chi phí bất thường 210.208.446 216.070.270 5.861.824 2,78 8.LN bất thường 5.268.896 108.044.062 102.775.166 1950,6 9.Tổng LN thuế 1.151.513.394 1.101.284.204 -50.229.190 -4,36 10. Thuế TNDN 322.423.750,3 308.359.577,1 14.064.173,2 -4,36 11.LN sau thuế 829.089.643,7 792.924.626,9 36.165.016,8 -4,36 12.Thu nhập BQ 850ngđ/tháng 950ngđ/tháng 100 11,76 Nguồn : Phòng kế toán – C/N công ty TECAPRO Qua số liệu trên ta thấy doanh thu thuần tăng mạnh, cụ thể năm 2006 so với năm 2005 tăng 24,79% hay là từ 130.941.503.920đ tăng 163.407.357.936đ. Doanh thu tăng chủ yếu là do tiêu thụ hàng nội địa trong đó doanh thu hàng quốc phòng tăng 5,77%. Tổng doanh thu tăng mạnh vì C/N công ty đã biết chú trọng mở rộng thị trường trong nước.Chất lượng mẫu mã hàng hoá luôn được thay đổi và nâng cao đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng nên giá trị hàng bán bị trả lại không có. Đây cũng là một yếu tố làm tăng doanh thu thuần của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán năm 2006 tăng 27,57% so với năm 2005, do C/N công ty là kinh doanh nên giá vốn hàng bán không bao gồm giá thành sản xuất mà bao gồm giá vốn hàng mua(+) chênh lệch thành phẩm tồn kho. Ở bảng 1 cho thấy hàng tồn kho của C/N tăng 191,24% chính vì vậy đã làm cho giá vốn hàng bán tăng, tốc độ tăng hàng tồn kho lớn hơn tốc độ tăng doanh thu thuần. C/N công ty muốn tăng lợi nhuận thì phải tìm mọi cách để tăng doanh thu và giảm thiểu chi phí. Năm 2006 C/N công ty không đạt được điều đó mặc dù lợi nhuận thuần tăng nhưng không lợi nhuận gộp không tăng mà lại giảm 10,08% điều này là vì giá vốn hàng bán tăng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 13,56% là do chi phí bán hàng tăng 2,93%, mặc dù chi phí quản lý có giảm 10,63% nhưng không bù đắp được. Điều này cho thấy C/N công ty đã chú trọng đến tổ chức quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, nhưng C/N công ty cũng cần phải xem xét lại về chi phí bán hàng. Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh C/N công ty còn góp vốn liên doanh đầu tư thu hút được lợi nhuận từ hoạt động tài chính bổ sung thêm vào nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2006, nhưng C/N công ty cũng phải bỏ ra các khoản chi phí đầu tư tài chính mà chi phí đó lớn hơn nên lợi nhuận bổ sung đã giảm 1,44%. Lợi nhuận từ hoạt động bất thường năm 2006 tăng lên rất nhiều so với năm 2005, cụ thể tăng 1950,6% là do các khoản thu từ bán vật tư, tài sản dôi thừa, thu từ chuyển nhượng, các khoản phải trả nhưng không trả được nguyên nhân từ phía chủ nợ. Bên cạnh việc tăng các khoản thu, về chi phí hoạt đông bất thường cũng tăng 2,78%.Tuy vậy lợi nhuận trước thuế năm 2006 so với năm 2005 vẫn giảm 4,36% dẫn đến lợi nhuận sau thuế cũng giảm 4,36%. Mặc dù lợi nhuận sau thuế của C/N giảm một chút nhưng C/N vẫn quyết định tăng lương cho cán bộ công nhân viên do sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng nhằm cuộc sống của họ cải thiện hơn. 2.2.3 Tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của C/N công ty. C/N công ty TECAPRO là doanh nghiệp nhà nước tiến hành các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tin học. Công ty có rất nhiều sản phẩm dịch vụ cung ứng ra thị trường. Mỗi sản phẩm, dịch vụ có ưu thế về mặt thị trường hay chiếm tỷ trọng khác nhau trên thị trường. Công ty TECAPRO là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin. C/N công ty có mặt hàng kinh doanh rất đa dạng. Trong đó số lượng, chủng loại các sản phẩm kinh doanh chính trong 03 năm gần đây: Chủng loại Số lượng(sản phẩm) 1.Máy tính PC(máy tính cá nhân) Dell optiplex IBM Compaq >20.000 2.Máy tính xách tay Dell(Latitude) IBM thinkpaq Compaq Amada >3000 3.Máy chủ(server) IBM RS 6000 Dell power edge(1400- 6000) IBM các dòng khác Compaq(prolian) HP(máy chủ) >5000 4.Thiết bị mạng (network) Hub (từ 6 cổng - 24 cổng của các hãng) Swit ch (của các hãng Compex, IBM…) Network card Router >8000 5.Thiết bị ngoại vi - UPS - Máy in - Scanner >15.000 6.Hệ thống phần mềm (Softwware) - Microsoft - Oracle - Master Cam - Back bone Net wanlt - Data link >20.000 7.Thiết bị bưu chính, viễn thông Máy sản xuất phong bì. Máy chia thư Máy lồng gấp phong bì >500 8.Thiết bị y tế - Máy thở - Kính hiển vi - Máy siêu âm - Máy soi - Đèn mổ - Thiết bị dùng trong phòng thí nghiệm. >700 9.Các thiết bị phụ kiện máy tính khác: Ram, Bàn phím, Chuột, Màn hình, ổ…. >18.000 Thị trường của công ty ở trên toàn quốc, tính trong cả nước thì thị phần công ty chiếm khoảng 41%. Công ty thường cung cấp máy vi tính cho các đơn vị: Chính phủ; các Bộ; Ngân hàng; Bưu chính Viễn thông; Các tổng Công ty; các dự án với nước ngoài; Và các cơ quan khác. Ngoài ra công ty còn bán hàng qua kênh trung gian, C/N công ty có đội ngũ trung gian khá mạnh có thể giao hàng đến tận tay người tiêu dùng đưa ra một số dịch vụ như bảo hành, có thể lắp đặt hệ thống cho người tiêu dùng. Với lợi thế về thị phần và có chiến lược kinh doanh đúng đắn C/N đã có được doanh thu tiêu thụ hàng hoá khá cao. Bên cạnh đó, ngành công nghệ thông tin cũng tương đối phát triển trong những năm gần đây vì vậy có rất nhiều đối thủ tham gia vào ngành này. Các đối thủ đó có tiềm lực rất mạnh nên công ty đang cố gắng nắm phần thị trường của mình để không làm ảnh hưởng tới việc tăng doanh thu. 2.3 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DOANH THU VÀ NGUYÊN NHÂN LÀM TĂNG, GIẢM DOANH THU. 2.3.1 Phân tích tổng quát doanh thu. Bảng 3: Cơ cấu doanh thu của C/N công ty TECAPRO năm 2005 - 2006 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tốc độ tăng (%) 1. DT tiêu thụ hàng hoá. - Hàng quốc phòng 118.254.269.816 12.687.234.104 90,29 9,69 149.987.244.661 13.420.113.275 91,71 8,21 31.732.974.845 732.879.171 26.83 5,77 2.DT HĐTC 16.532.142 0,012 16.771.240 0,014 239.098 1,44 3.DT HĐBT 5.268.896 0,008 108.044.062 0,066 102.775.166 1950,66 Tổng DT 130.963.304.958 100 163.532.173.238 100 32.568.868.280 24,87 Nguồn: Phòng kế toán – C/N công ty TECAPRO Trong tổng doanh thu mà C/N công ty đạt được thì doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 90,29% năm 2005 và 91,71% năm 2006. Điều đó cho thấy khối lượng lớn sản phẩm của C/N công ty được tiêu thụ trên thị trường và đây cũng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho công ty. Ngoài ra doanh thu hàng quốc phòng cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh thu tiêu thụ, năm 2005 chiếm 9,69% ; năm 2006 giảm xuống còn 8,21%. Chính vì doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá chiếm tỷ trọng cao nên đây cũng là nguồn thu chính để trang trải các hoạt động của công ty. Doanh thu hoạt động tài chính chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu nhưng cũng góp phần làm tăng doanh thu lên. Năm 2005 doanh thu HĐTC chiếm 0,012% và tăng lên 0,014% trong tổng doanh thu vào năm 2006. Doanh thu HĐTC năm 2006 tăng 1,44% so với năm 2005. Hoạt động tài chính của C/N công ty cũng là hoạt động để công ty tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy để HĐTC chiếm tỷ trọng cao hơn nữa Công ty phải nắm bắt xu thế của nền kinh tế và phải biết đầu tư góp vốn đúng thời điểm, sử dụng vốn có hiệu quả. Doanh thu hoạt động bất thường năm 2006 tăng lên rất nhiều, so với năm 2005 tăng 1950,66% đây cũng là một khoản thu lớn cho công ty. Tuy hoạt động bất thường không mang tính thường xuyên nhưng nó cũng đóng góp một phần không nhỏ vào tổng doanh thu của công ty. Đặc biệt trong năm 2006, doanh thu từ 5.268.896 đồng năm 2005 đã tăng lên tới 108.044.062 đồng. Nhìn chung ta thấy tổng doanh thu năm 2006 so với năm 2005 tăng 26,83%. 2.3.2 Các nhân tố làm ảnh hưởng tới việc tăng, giảm doanh thu. 2.3.2.1 Những mặt hàng bán ra. Bảng 4: Kết cấu doanh thu theo sản phẩm Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Tỷ trọng (%) năm 2005 Năm 2006 Tỷ trọng (%) năm 2006 Chênh lệch năm 2006 so với 2005 Tổng DT tiêu thụ hàng hoá 118.254.269.816 100 149.987.244.661 100 31.732.974.845 1. DT bán các sản phẩm chủ yếu. 108.198.038.516 91,49 148.711.305.392 99,15 40.513.264.876 -Máy tính PC 19.364.210.100 17,89 28.278.921.300 19,01 8.914.711.200 -Máy tính xách tay 10.700.546.201 9,89 25.013.547.910 16,82 14.313.001.709 -Máy chủ 12.233.045.960 11,3 10.897.364.500 7,32 -1.335.681.460 -Thiết bị mạng 15.461.253.870 14,28 21.399.250.110 14,39 5.927.996.540 - Thiết bị ngoại vi 14.314.274.004 13,23 16.511.332.407 11,1 2.197.058.403 - Phần mềm 7.318.750.000 6,76 10.872.361.500 7,31 343.611.500 -Thiết bị bưu chính, viễn thông 17.434.707.427 16,11 23.884.850.600 16,06 6.450.143.173 -Thiết bị y tế 11.381.250.954 10,54 11.843.677.065 7,96 462.426.111 2.DT các sản phẩm khác. 10.046.231.300 8,51 12.158.300.769 0,85 2.112.069.469 Nguồn: Phòng kinh doanh – C/N Công ty TECAPRO Qua bảng trên ta thấy doanh thu bán hàng năm 2006 đạt 149.987.244.661đồng tăng 31.732.974.845đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 26,83%. Doanh thu bán hàng tăng là do: - Doanh thu các sản phẩm chủ yếu tăng, năm 2006 đạt 148.711.305.392đồng đã tăng 40.513.264.876đồng so với năm 2005 với tỷ lệ tăng 37,44%. Xét về tỷ trọng sản phẩm chủ yếu năm 2006 chiếm 99,15% trong tổng doanh thu. - Doanh thu các sản phẩm khác gồm Bàn phím, Chuột, Ram, Màn hình…cũng tăng. Năm 2006 đạt 12.158.300.769đồng, tăng 2.112.069.469đồng so với năm 2005. Xét về tỷ trọng, doanh thu của các sản phẩm khác năm 2006 chiếm 0,85% trong tổng doanh thu. Như vậy ta thấy trong tổng doanh thu thì doanh thu bán các sản phẩm chủ yếu chiếm tỷ trọng rất lớn, cụ thể là: + Máy tính PC: Doanh thu mặt hàng này năm 2006 đạt 28.278.921.300đồng so với năm 2005 tăng 8.914.711.200 đồng. Xét về tỷ trọng chiếm 19,01% trong tổng doanh thu. + Máy tính xách tay: Doanh thu mặt hàng này năm 2006 đạt 25.013.547.910đồng so với năm 2005 thì tăng 14.313.001.709đồng. Xét về tỷ trọng chiếm 16,82% trong tổng doanh thu. Doanh thu mặt hàng này tăng nhiều nhất trong những mặt hàng chủ yếu. Bởi vì trong những năm gần đây xu hướng dùng máy tính xách tay ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp cũng như cá nhân người tiêu dùng. + Máy chủ: Doanh thu mặt hàng này năm 2006 đạt 10.897.364.500 đồng, giảm 1.335.681.460đồng so với năm 2005. Xét về tỷ trọng chiếm 7,32% trong tổng doanh thu. Mặt hàng này doanh thu giảm là do có nhiều doanh nghiệp cùng ngành cạnh tranh với mức giá rẻ hơn. Mặc dù đây cũng là một trong những mặt hàng đang được gia tăng về số lượng bán ra cũng như nhu cầu trên thị trường. + Thiết bị mạng: Doanh thu mặt hàng này năm 2006 là 10.897.364.500đồng, tăng 5.927.996.540đồng so với năm 2005. Xét về tỷ trọng chiếm 14,39%. Đây cũng là mặt hàng đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới do ngành công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển. Nên đối với C/N cần quan tâm hơn nữa đến số lượng, chất lượng, giá cả để đáp ứng nhanh nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. + Thiết bị ngoại vi: Năm 2006 doanh thu mặt hàng này là 16.511.332.407đồng, tăng 2.197.058.403đồng so với năm 2005. Xét về tỷ trọng chiếm 11,1% trong tổng doanh thu. + Phần mềm: Doanh thu mặt hàng này năm 2006 đạt 10.872.361.500đồng, tăng 343.611.500đồng so với năm 2005. Xét về tỷ trọng chiếm 7,31% trong tổng doanh thu. + Thiết bị bưu chính, viễn thông: Doanh thu mặt hàng này năm 2006 đạt 23.884.850.600đồng, tăng 6.450.143.173đồng so với năm 2005.Xét về tỷ trọng chiếm trong tổng doanh thu. Doanh thu mặt hàng này của C/N tương đối cao, là đại lý cung cấp thiết bị bưu chính của các hãng như BBH, FL. CMC… được các bạn hàng ưa chuộng và tin dùng. + Thiết bị y tế: Doanh thu mặt hàng này năm 2006 đạt 11.843.677.065đồng, tăng 462.426.111 đồng so với năm 2005.Xét về tỷ trọng chiếm 7,96% trong tổng doanh thu. Như vậy qua sự phân tích trên cho ta thấy rằng doanh thu bán hàng tăng nhưng tốc độ tăng chậm so với sự phát triển ngành như hiện nay,nhất là việc ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Công ty cần quan tâm hơn nữa để mở rộng thị trường tiêu thụ. 2.3.2.2 Giá cả và chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. C/N công ty TECAPRO thành lập cho mình một bộ phận làm giá, hợp đồng giá khi xây dựng chính sách để đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc: “Đảm bảo bù đắp hoàn toàn những chi phí phân phối, tiêu thụ, đảm bảo mức lợi nhuận nhất định trước những công sức và rủi ro phải gánh chịu”. Tuy nhiên khi sản phẩm được mang đi tiêu thụ thì tuỳ theo tình hình bíên động của thị trường mà có sự điều chỉnh hợp lý thể hiện sự linh hoạt của chính sách giá và phù hợp với mục tiêu của C/N công ty. Hiện nay chất lượng sản phẩm dịch vụ của C/N công ty cao tuy nhiên sản phẩm công ty còn ít về chủng loại, giá lại cao, chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người dân Việt Nam. Nguyên nhân của việc giá cả cao là do chi phí hàng nhập khẩu cao cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý lớn vì thế làm tăng giá thành sản phẩm làm suy yếu khả năng cạnh tranh trong khi đó sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh có nhiều lợi thế hơn công ty. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ làm giảm doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của C/N công ty. Để thấy rõ nguyên nhân tăng giảm giá bán sản phẩm ta hãy đi sâu vào phân tích dưới đây. Bảng 5: Giá thành sản phẩm toàn bộ năm 2005-2006 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch tỷ lệ(%) 1.Doanh thu thuần 130.941.503.920 163.407.357.936 32.465.854.016 24,79 2. Giá vốn hàng bán 121.288.063.885 154.727.843.214 33.439.779.329 27,57 3. Chi phí quản lý 7.892.638.132 7.053.411.943 -839.226.189 -10,63 4.Chi phí bán hàng 631.089.547 649.633.877 18.544.330 2,93 5.Giá thành toàn bộ 129.811.791.564 162.430.889.034 32.619.097.470 25,13 Nguồn: Phòng kế toán – C/N công ty TECAPRO Giá thành toàn bộ là một trong những nhân tố có liên quan chặt chẽ tới doanh thu và lợi nhuận của công ty. Nếu như doanh thu lớn hơn kéo theo đó giá thành toàn bộ sản phẩm lớn tức chi phí nhiều thì lợi nhuận sẽ nhỏ. Trong khi các nhân tố khác không đổi, trị số của chỉ tieu này tăng hoặc giảm sẽ làm lợi nhuận tăng hoặc giảm sẽ làm lợi nhuận tăng hoặc giảm bớt một lượng tương ứng. Nhìn vào bảng phân tích hoạt động kinh doanh của C/N công ty TECAPRO ta thấy: - Doanh thu thuần năm 2006 so với năm 2005 tăng 24,79%. Nếu so sánh tốc độ tăng doanh thu với tốc độ tăng giá thành toàn bộ thì tốc độ tăng giá thành toàn bộ cao hơn tốc độ tăng doanh thu thuần, cụ thể tốc độ tăng doanh thu là 24,79% còn tốc độ tăng giá thành toàn bộ là 25,13%. Điều đó cho thấy công ty cần xem xét lại các chi phí mặc dù năm 2006 chi phí quản lý có giảm nhưng không nhiều, cần phải giảm nhiều hơn nữa. Hoạt động kinh doanh của C/N công ty có lãi nhưng với tốc độ giá thành sản xuất của công ty như hiện nay thì hạ giá toàn bộ là rất khó. Vì thế mà qua bảng theo dõi lợi nhuận qua các năm của C/N công ty ta thấy mặc dù doanh thu lớn nhưng lợi nhuận rất nhỏ thậm chí là không có lãi. Lý do tăng giá thành chính là giá vốn hàng mua cao. Do đó C/N công ty cần tìm nhập hàng của những công ty có giá thấp để giảm giá thành toàn bộ. -Về chi phí bán hàng năm 2006 so với năm 2005 vẫn còn tăng cao điều này làm tăng giá thành toàn bộ dẫn đến việc giá bán cao ảnh hưởng tới khối lượng tiêu thụ. Nhưng chi phí quản lý lại giảm cũng đáng kể điều này rất quan trọng nó góp phần làm giảm giá thành toàn bộ và làm tăng doanh thu. Qua bảng phân tích hoạt động kinh doanh của C/N công ty ta thấy, năm 2006 chi phí bán hàng tăng 2,39% so với năm 2005; chi phí quản lý giảm 10,63%. Dù giảm được chi phí quản lý nhưng lợi nhuận năm 2006 vẫn không tăng là do chi phí bán hàng tăng cao hơn tốc độ tăng chi phí. 2.3.2.3 Thị trường tiêu thụ. C/N công ty đã phải trải qua những giai đoạn thăng trầm nhưng vẫn có một chỗ đứng như hiện nay là nhờ chất lượng đảm bảo song trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt không chỉ với hàng ngoại nhập mà với cả hàng nội địa công ty vẫn đứng vững thì đó là sự đóng góp không nhỏ của mạng lưới tiêu thụ. Đến nay, thị trường trong nước C/N công ty đã có chỗ đứng vững chắc, có uy tín. Công ty đã mở đại lý bán hàng ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước tuy nhiên mạng lưới tiêu thụ của công ty vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu mở rộng thị trường vì công ty còn nhiều khách hàng tự tìm đến chứ không phải công ty tìm đến họ. Trong 3 năm gần đây, những mặt hàng chính của C/N công ty phải cạnh tranh với rất nhiều hàng trong nước cũng như hàng nước ngoài, một số đối thủ cạnh tranh lớn như: Công ty phát triển Đầu tư Công nghệ; Công ty Thương mại và dịch vụ TTC Co.Ltt; Công ty FPT; Công ty TTS…và còn rất nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh khác nữa. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị kinh doanh đó buộc C/N công ty phải theo sát định hướng và nắm bắt được thị trường, năng động tìm kiếm và lôi kéo được khách hàng mới có nhu cầu về hàng hoá của C/n công ty mình. Do TECAPRO là công ty kinh doanh máy tính mà đây là mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao C/N công ty phải nhập về từ Mỹ, Úc,…những mặt hàng này thường nhập không thường xuyên và gây tốn kém chi phí vì vậy công ty chỉ đặt mua khi nào khách hàng có nhu cầu nên đôi khi những khách hàng cần ngay hàng nhưng lại không có dẫn đến khách hàng bỏ đi cũng không ít. Điều này đã làm giảm lượng tiêu thụ trên thị trường. Trên thị trường quốc tế, khách hàng mua chủ yếu là được công ty có trụ sở ở Miền Nam đáp ứng. 2.3.2.4 Hàng tồn kho. Lượng hàng tồn kho của C/N công ty năm 2005 là 9.277.292.348đồng và năm 2006 là 27.019.092.843đồng tốc độ tăng 191,24% đây là một con số rất lớn tốc độ tăng quá nhanh, nguyên nhân của việc tăng là do khối lượng hàng gửi bán năm 2006 tăng so với năm 2005 là 8.520.332.417đồng. Phần tăng còn lại là hàng mua đang đi trên đường; khối lượng thành phẩm tồn kho…Việc giảm giá hàng tồn kho ở C/N công ty xảy ra khá thường xuyên nhưng C/N công ty chưa lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho bên cạnh đó dự phòng nợ phải thu khó đòi cũng chưa được C/N công ty lập mặc dù doanh thu chậm trả trên tổng doanh thu chiếm tỷ trọng khá lớn, tổng số phải thu chiếm gần 1/2 tổng tài sản của doanh nghiệp. 2.3.3 Về quan hệ vốn với doanh thu. Bảng 7: Tình hình về vốn và doanh thu Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Giá trị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1.Tổng VKD 65.466.454.723 81.360.763.360 173.993.313.705 - Vốn cố định 702.760.719 544.732.157 412.379.724 - Vốn lưu động 64.763.694.004 80.816.031.203 173.580.933.981 2.Doanh thu 97.450.881.503 130.941.503.920 163.407.357.936 Nguồn: Phòng kế toán – C/N công ty TECAPRO. C/N công ty đang mở rộng quy mô hoạt động, vốn tăng khá nhanh, năm 2006 so với năm 2005 tăng 92.622.550.345đồng, tỷ trọng 113,8% trong khi đó tổng doanh thu năm 2006 so với năm 2005 tăng 32.568.868.280đồng tức là tăng 24,87%. Vậy ta thấy tốc độ tăng vốn tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu. Qua bảng trên ta tính được: + Đối với vốn cố định. Hiệu suất sử dụng VCĐ (năm 2005) = 130.941.503.920/544.732.157 = 240,37đồng Điều này cho thấy mỗi một đồng vốn cố định được đầu tư vào kinh doanh đem lại 240,37đồng doanh thu và chứng tỏ rằng hiệu suất sử dụng vốn cố định cao. Hiệu suất sử dụng VCĐ (năm 2006) = 163.407.357.936/412.379.724= 396,25đồng Như vậy so với năm 2005 thì năm 2006 hiệu suất sử dụng vốn cố định là cao hơn, C/N công ty sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Mặc dù năm 2006 C/N công ty có giảm vốn cố định nhưng lại làm tăng doanh thu. + Đối với vốn lưu động. Vòng quay TSLĐ(năm 2005) = 130.941.503.920/80.816.031.203=1,62đồng Vòng quay TSLĐ(năm 2006)= 163.407.357.936/173.580.933.981=0,94đồng. So với năm 2005 thì năm 2006 hiệu suất sử dụng vốn lưu động thấp hơn. Một đồng tài sản lưu động năm 2006 chỉ đem lại 0,94 đồng doanh thu, ít hơn năm 2005 là 0,68đồng. Kết quả này cho thấy C/N công ty cần xem lại cách sử dụng vốn lưu động của mình. 2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ C/N CÔNG TY. 2.4.1 Những ưu điểm, thuận lợi trong kinh doanh. Từ một doanh nghiệp nhỏ khi mới thành lập đến nay công ty đã trở thành một trong những công ty có lượng vốn tăng trưởng nhanh và ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực kinh doanh đó là nhờ sự chỉ đạo sát sao của đảng, sự nỗ lực không ngừng vươn lên của ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty luôn lấy chữ tín, kỹ thuật tiên tiến nhiệt tình phục vụ làm phương châm hoạt động do vậy công ty luôn được các đối tác và bạn hàng tín nhiệm từ đó đã có những bước tiến rõ rệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chính điều này đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh cũng như khả năng bán hàng tốt hơn tạo nhiều hình ảnh quen thuộc đói với khách hàng khiến quan hệ buôn bán gặp nhiều thuận lợi. Vì thế công ty nên tìm cách khai thác triệt để, khuyếch trương hơn nữa và mở rộng bằng uy tín và hình ảnh của công ty. Với đội ngũ lãnh đạo lâu năm nhiều kinh nghiệm, nắm bắt nhanh xu hướng của công nghệ và luôn hướng công ty đi theo con đường nhanh nhất. Ban lãnh đạo công ty là các sỹ quan quân đội, được rèn luyện qua nhiều gian khổ nên họ có quyết tâm và có chí lớn, vững vàng trước khó khăn chính điều này giúp công ty đứng vững và phát triển trong nhiều năm qua. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty chủ yếu là trình độ đại học và trên đại học, được đào tạo một cách cơ bản và hoạt động chuyên sâu vào nhiều lĩnh vực; có bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh; có tuổi đời còn rất trẻ nên rất năng động luôn luôn vì sự phát triển nhanh mạnh và vững vàng của công ty. Chính điều này cũng nhằm nâng cao đời sống vất chất cũng như tinh thần cho mỗi cán bộ công nhân viên. Công tác dịch vụ được bảo hành được triển khai trên toàn quốc Hệ thống cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại, được cán bộ công nhân viên công ty áp dụng vào một cách tối đa các tính năng của chúng. Thị trường đầu ra là một thị trường đầy tiềm năng vì đây là mặt hàng sẽ có tốc độ tăng trưởng rất cao trong thời gian tới. Những kết quả đạt được đã góp phần làm cho tình hình tài chính của công ty tương đối ổn định và đang trong đà phát triển. Sự phát triển của công ty cho thấy sự lựa chọn và hướng đi lên của của ban lãnh đạo là đúng đắn và đầy tiển vọng. Ngoài những kết quả đạt được công ty còn một số khó khăn và tòn tại. 2.4.2 Những tồn tại, khó khăn trong kinh doanh. Về kết cấu nguồn vốn kinh doanh, vốn vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, công ty đã không tận dụng vốn vay dài hạn để đưa vào đầu tư tài sản cố định. Vốn tăng nhanh, doanh thu tăng chậm hơn vốn. Lượng hàng tồn kho còn tăng nhiều ở năm 2006 điều này làm cho vòng quay vốn chậm và tăng chi phí quản lý. Giá thành sản phẩm còn cao do công ty kinh doanh những mặt hàng về máy tính mà đây là mặt hàng nhập khẩu vì ở Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào sản xuất ra được nên chi phí cao làm suy yếu năng lực cạnh tranh. Trong hoạt động nhập khẩu, tồn tại lớn nhất là khâu thanh toán, do vốn của công ty không lớn mà mặt hàng thiết bị công nghệ cao đòi hỏi phải có số vốn cao, làm cho công ty thường gặp khó khăn trong khâu thanh toán, ảnh hưởng đến việc lựa chọn đối tác cung cấp. Khi đó giá cả sẽ tăng cao hơn so với đối tác có mặt hàng cùng loại khác, hàng tiêu thụ chậm hơn và gây ứ đọng vốn làm giảm hiệu quả nhập khẩu. Hơn nữa chu kỳ kinh doanh không đều, thời gian quay vòng vốn không nhanh cũng làm cho khâu thanh toán với đối tác bất lợi. Mặt khác, đây là một công ty do nhà nước quản lý cho nên công ty phải tuân theo những quy định gắt gao hơn dẫn đến hạn chế tính sáng tạo của toàn thể cán bộ trong công ty. Trong tình hình chung của thế giới như hiện nay quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá cộng với việc Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới cũng gây không ít khó khăn cho việc cạnh tranh với những công ty cùng ngành trong nước cũng như các đối thủ nước ngoài. Nguồn vốn kinh doanh còn chưa đủ mạnh để có thể đầu tư hơn nữa. Công ty được thành lập để đảm bảo mục đích chính trị là chủ yếu do vậy lợi nhuận mỗi năm đạt được là không cao. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GÓP PHẦN TĂNG DOANH THU TẠI C/N CÔNG TY TECAPRO. 3.1 Những mục tiêu và phương hướng của C/N công ty TECAPRO Trong giai đoạn 2005-2010 đất nước ta sẽ đảy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu đến năm 2010 là CNTT nước ta đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ đó thấy rằng công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao và góp phần làm tăng tỷ trọng GDP của đất nước. Ở nước ta hiện nay mạng thông tin chưa phủ khắp toàn quốc, giá hoà mạng còn cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực vì thế trong thời gian tới công ty cần vạch ra phương hướng giúp người dân có được nhiều thông tin nhờ mạng với mức giá rẻ, cũng là làm cho đất nước ngày càng có khả năng thông tin được phủ khắp toàn quốc. Tỷ lệ người sử dụng đạt mức trung bình trên thế giới với 16% dân số thuê bao sử dụng Internet. CNTT đạt tốc độ hàng năm khoảng 25%, giá trị sản lượng phần mềm khoảng 820 triệu USD/năm. Với xu thế phân công lao động theo chiều sâu như hiện nay, nướcc ta hoàn toàn có khả năng phát triển về mặt hàng này, trước mắt là gia công sau đó là nội địa dần. Vấn đề cốt lõi là nhà nước phải có cơ chế khuyến khích phát triển nguồn nhân lực. 3.1.1 Phương hướng tổng quát. Qua hơn 10 năm phát triển công ty đã có những thành tựu đáng kể và hiện nay đang là một trong những công ty chiếm vị thế cao trên thị trường nước ta. Tuy nhiên vẫn chưa bằng lòng với vị trí của mình công ty đã đưa ra những phương hướng trong thời gian tới như sau: - Là một công ty lớn mạnh về kinh doanh thiết bị công nghệ cao. - Có thể mở xưởng lắp ráp làm giảm chi phí nhập khẩu. - Một trong những công ty có tỷ trọng xuất khẩu phần mềm lớn ở Đông nam á. - Một trong những công ty đạt doanh thu cao nhất trong ngành ở Việt Nam - Ở thị trường nước ngoài trở thành một công ty có thế mạnh lớn. Hiện nay chính sách của nhà nước ta ngày càng đẩy mạnh việc phổ cập tin học đến người dân, tiếp tục chính sách ưu tiên giáo dục, đẩy mạnh công cuộc tin học hoá đất nước dẫn đến nhu cầu về mặt hàng ngày càng tăng vì thế công ty không ngừng tăng về số lượng và chất lượng lao động để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. Công ty có chính sách thu hút nguồn nhân lực, với phương châm con người là nền tảng cho sự phát triển. Công ty luôn tạo điều kiện tốt, quan tâm đến đời sống vất chất cũng như tinh thần của các nhân viên trong công ty nhằm phát huy hết năng lực khả năng sáng tạo của họ, hơn nữa công ty cồn thường xuyên cử các cán bộ công nhân viên đi học ở những nước có trình độ công nghệ cao về phục vụ cho công ty mình. Hàng năm công ty có tuyển dụng nhân viên có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu tót nhất cho việc kinh doanh thiết bị công nghệ cao này. Về chính sách quản lý công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi luôn biết học hỏi khi có cơ hội. 3.1.2 Phương hướng cụ thể. Căn cứ vào tình hình thực tế của mình, trong năm 2007 công ty cố gắng phấn đấu thực hiện một số mục tiêu sau: - Doanh thu sản phẩm tăng 10% so với năm 2006. - Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng cường đầu tư chiều sâu và phát triển nguồn năng lực, đảm bảo duy trì và nâng cao mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo nộp đủ ngân sách, giữ vững là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực CNTT. Cùng với việc đề ra mục tiêu phát triển năm 2007 công ty tiếp tục đề ra phương hướng phát triển cho những năm tới như sau: - Nâng cao số lượng sản phẩm tiêu thụ, tạo thế chủ động trong cạnh tranh với các doanh nghiệp trong cùng ngành sản xuất. - Trong công tác quản lý, tổ chức nghiên cứu: tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động nghiên cứu để có được kết quả nhanh nhất và tốt nhất trong công ty. - Về hoạt động nhập khẩu: Tìm và nhập những mặt hàng có chất lượng tốt nhất với giá thành rẻ. - Tăng cường công tác quản lý sử dụng tài sản cố định hơn nữa nâng cấp tài sản cố định tăng cường chế độ bảo quản tài sản cố định, thực hiện sửa chữa bảo dưỡng. - Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: ngoài giữ vững các bạn hàng và thị trường trước đây, chủ động tìm kiếm bạn hàng và thị trường mới đặc biệt là thị trường nước ngoài, để ký kết thêm hợp đồng xuất khẩu, nhằm tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, tăng doanh thu. - Về công tác đào tạo cán bộ công nhân viên: không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho họ, giúp họ nắm vững các nghiệp vụ trong công việc. 3.2 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN TĂNG DOANH THU TẠI C/N CÔNG TY TECAPRO. 3.2.1 Chính sách giá cả sản phẩm. Giá cả là một yêu tố quan trọng phản ánh chất lượng của sản phẩm và quyết định tới thu nhập của công ty. Đối với các khách hàng là nhà phân phối tiếp theo hay là người tiêu dùng thì giá sản phẩm cũng luôn là mối quan tâm hàng đầu để họ có nên mua sản phẩm ở công ty đó thay vì sẽ sang công ty khác để mua. Do đó công ty cần định giá như thế nào để kích thích người đã tiêu dùng một lần nữa sẽ lại đến với công ty là điều rất quan trọng. Qua quá trình thực tập ở C/N công ty TECAPRO em thấy có một số mặt hàng công ty vẫn phải nhập với giá cao nên khó cạnh tranh như : phần mềm; máy tính xách tay. Chính vì vậy nên doanh thu của các mặt hàng này rất thấp, công ty cần có biện pháp để làm cho giá thành hạ bằng một số biện pháp như giảm chi phí quản lý, các chi phí liên quan có thể. 3.2.2 Đẩy mạnh công tác thanh toán để thu hồi vốn, giảm vốn vay. Tăng cường các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng vốn trong thanh toán bị chiếm dụng kéo dài. Vốn của công ty có tới 90% là thanh toán chậm vì thế công ty phải đi vay vốn để kinh doanh do đó phải tìm biện pháp đẩy nhanh thanh toán để thu hồi vốn và trả bớt nợ, giảm bớt khó khăn về thiếu vốn. Lựa chọn khách hàng nào có thể bán chịu, khách hàng nào không cho thanh toán chậm. Khách hàng nào thanh toán nhanh có thể áp dụng biện pháp chiết khấu thanh toán để kích thích khách hàng đó tiêu dùng những lần sau. Công ty nên nhanh chóng phân loại các khoản nợ hiện tại trên cơ sở khả năng về thời gian trả nợ để tiện cho việc theo dõi kiểm tra và đến hạn thanh toán. Công ty nên có biện pháp thúc giục liên tục để họ trả tiền ngay còn đối với những khoản nợ quá hạn lớn thì công ty cần trích lập khoản dự phòng để dễ xử lý. 3.2.3 Mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Đẩy mạnh tiêu thụ bằng các tổ chức mạng lưới tiêu thụ đa dạng như tự tiêu thụ, mở thêm các đại lý, ký gửi, tham gia các hội chợ trong và ngoài nước. Phòng kinh doanh của công ty cũng nên chú trọng trong việc xây dựng chiến lược marketing hoặc công ty nên có một phòng marketing riêng để tránh tình trạng hàng bị ứ đọng dẫn đến bị lạc hậu khó tiêu thụ. Hàng hoá của công ty cần phải luôn thay đổi để phù hợp với thị trường, công ty phải quan tâm tìm kiếm những loại có nhiều công dụng, dễ sử dụng. Công ty phải nắm bắt thông tin giá cả thị trường để lựa chọn giá bán, phù hợp với quan hệ cung cầu hàng hoá, thị hiếu, sức mua của đồng tiền và tình hình cạnh tranh. Việc này sẽ làm tăng tốc độ lưu chuyển hàng hoá, tăng vòng quay của vốn, góp phần nâng cao lợi nhuận. Đối với thị trường nước ngoài Công ty cần tìm hiểu rõ luật pháp, đối thủ cạnh tranh cùng ngành, nhu cầu của ngưòi tiêu dùng nơi công ty định mở thêm chi nhánh 3.2.4 Giải pháp hàng tồn kho. Đối với hàng tồn kho phải kiểm kê để phân loại: Đối với hàng mới, chất lượng tốt nhưng bán chậm thì nguyên nhân có thể là giá cao hoặc chưa được người tiêu dùng biết nhiều thì công ty có thể đẩy mạnh xúc tiến bán. Hiện nay ngành công nghệ thông tin đang phát triển rất mạnh, đây là một cơ hội để các công ty có thể quảng cáo sản phẩm của mình. Đối với TECAPRO cũng vậy trên trang Web của mình công ty có thể giới thiệu nhiều hơn về chủng loại, chất lượng, giá cạnh tranh để cho những người quan tâm đến mặt hàng mà họ cần mua biết rõ hơn về sản phẩm,hàng hoá của Công ty. Tại C/N công ty không sản xuất mà chỉ nhập từ nước ngoài và nhập hàng từ công ty nên hàng tồn kho chỉ là hàng gửi bán, và hàng còn tồn trong kho của C/N công ty nên C/N công ty có thể giải phóng nhanh hàng tồn kho bằng cách giảm giá bán đối với những mặt hàng cũ, lạc hậu. 3.2.5 Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn của công ty. Vốn của công ty quay vòng quá chậm. Doanh thu tăng chậm, vốn tăng nhanh là điều nên chú ý trong kinh doanh. Vậy công ty cần chú ý những vấn đề sau về quản lý vốn: Từng bước giảm tốc độ tăng vốn và tăng nhanh hơn doanh thu bằng các biện pháp sau: - Giải phóng hàng tồn kho. - Điều tra thị trường trước khi nhập hàng. - Thúc đẩy thu hồi vốn bị chiếm dụng. - Định mức lại vốn lưu động hợp lý hơn. - Quản lý chặt chẽ các chi phí bằng tiền, tìm cách giảm thanh toán không dùng tiền mặt. Tại C/N công ty TECAPRO hiện nay đang gửi tiền giao dịch với hai ngân hàng, với số tiền chênh nhau khá lớn và lại ở rất xa nhau, khó khăn trong vấn đề giao dịch là đôi khi công ty phải đi rút tiền từ ngân hàng này đem trả cho ngân hàng khác, điều này cũng làm tăng chi phí đi lại cũng như tốn thời gian. Vậy công ty cần có biện pháp để giảm những chi phí này, theo em công ty nên gửi nhiều tiền ở ngân hàng có nhiều chi nhánh, gần để dễ giao dịch hơn. 3.2.6 Làm tốt công tác lập kế hoạch tiêu thụ. Việc lập kế hoạch tiêu thụ là một công việc hết sức quan trọng, do vậy công ty phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch thuyết phục. Việc lập kế hoạch tiêu thụ phải sát với tình hình nhập khẩu và tiêu thụ, tránh để hàng bị ứ đọng tồn kho lớn. Qua quá trình tìm hiểu ở C/N công ty em thấy tình trạng hàng tồn kho năm 2006 tăng lên rất nhiều từ 9.277triệu đồng lên tới 27.019triệu đồng. Đây là một biểu hiện của quản lý hàng tồn kho không hiệu quả. Hàng tháng C/N công ty có thể lập kế hoạch tiêu thụ như dựa vào đơn đặt hàng của khách hàng cùng với tham khảo thực trạng bán hàng của những tháng trước đó để làm tốt công tác này. 3.2.7 Xây dựng kế hoạch chiếm lĩnh thị trường. Phải xây dựng kế hoạch chiếm lĩnh thị trường và xâm nhập thị trường mang tính chiến lược vận dụng từ marketing trong việc tìm hiểu nghiên cứu thị trường. Đặc biệt là những thị trường tiềm năng, với mục đích đó công ty nắm bắt được những thông tin chính xác với độ tin cậy cao, từ đó giới thiệu và quảng cáo với khách hàng về sản phẩm của mình. Từ đó rút ngắn được thời gian đưa sản phẩm bán ra thị trường. 3.2.8 Tổ chức và đào tạo tốt lực lượng lao động. Khuyến khích lợi ích vật chất cho cán bộ công nhân viên. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy công tác đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thành công đối với sự phát triển của đất nước. Ngày nay nhân tố này lại đặc biệt quan trọng khi nền kinh tế tri thức đang hình thành và ảnh hưởng sâu rộng tới tư duy quản lý, tư duy kinh tế và phương thức sản xuất kinh doanh. Vì vậy để thực hiện mục tiêu chiến lược đề ra, để đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có năng lực và đội ngũ công nhân viên lành nghề tham gia vào hoạt động kinh doanh là hết sức quan trọng. Một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp biết phát huy sức mạnh của tập thể người lao động đây là nhân tố quan trọng nhất trong một tổ chức. Công ty có tổ chức tốt nguồn nhân lực thì hoạt động kinh doanh cũng có hiệu quả. Vì thế công ty TECAPRO là một công ty đang phát triển cần phải có hệ thống con người thích ứng với công việc trong phương thức kinh doanh mới. Công ty nên có những buổi học tại công ty và có thể gửi nhân lực sang các nước có đại lý cho họ tìm hiểu. Bên cạnh đó công ty còn có thể thực hiện một số biện pháp đối với người lao động như sau: - Phát hiện nhân tài trong công ty: Đây là một trong những yêu cầu quan trọng của ban lãnh đạo từ đó phát huy hết khả năng của người lao động đó và đặt họ vào vị trí xứng đáng để tạo lợi thế cho công ty. - Thu hút nhân tài: Thông qua các biện pháp tuyên truyền về công ty, môi trường làm việc tốt, ưa chuộng người tài, có triển vọng phát triển đời sống vật chất tinh thần phong phú…sẽ thu hút được người có năng lực làm việc. Ngoài ra công ty cần có những chính sách bồi dưỡng nhân tài cung cấp cho họ những kiến thức vững chắc. Yêu cầu đối với cán bộ tham gia nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá phải là người có trình độ cao về nghiệp vụ ngoại thương, biết đánh giá phân tích tình hình. Cán bộ thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu phải thông thạo ngoại ngữ. Xuất phát từ yêu cầu đối với người cán bộ kinh doanh thì việc đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ phù hợp với công việc kinh doanh nhập khẩu là một việc cần thiết cấp bách. Ngoài việc đào tạo chuyên môn, việc đào tạo trình độ ngoại ngữ cũng đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên để có một đội ngũ cán bộ tương đối hoàn hảo phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty thì công ty phải có những biện pháp khuyến khích lợi ích vật chất và hình thức đồng bộ đủ mức để khuyến khích phát huy, tính sáng tạo của mỗi nhân viên. Mặt khác, dù có là tập đoàn kinh doanh hoàn hảo đi chăng nữa thì tập đoàn đó chỉ phát huy được tác dụng nếu các thành viên được bố trí hợp lý và được sử dụng hợp lý. KẾT LUẬN Những năm gần đây cùng với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công nghệ thông tin cũng bùng ra như là một điều tất yếu, nó đã trở thành thiết yếu đối với những nước phát triển còn đối với những nước đang phát triển như nước ta thì sao? Điều mà ai cũng có thể thấy được vai trò của thông tin trong tất cả các lĩnh vực. Thế kỷ 21 các nước phát triển và đang phát triển đều đánh giá được tầm quan trọng của máy tính đối với sự phát triển của mình. Máy tính và các thiết bị tin học đã trở thành công cụ không thể thiếu được trong các ngành nghề. Ngành công nghệ mới mẻ này thực sự đã có một bước tiến quan trọng và đang trở thành ngành phát triển nhất ở Việt Nam. Một trong những công ty nắm bắt được nhu cầu thị hiếu sớm nhất của người tiêu dùng Việt Nam là công ty TECAPRO đó là năm 1993, thấy được sự đổi mới trong công cuộc cải cách đất nước công ty đã góp phần thúc đẩy sự phát triển tin học ở Việt Nam. Công ty đã tìm và nhập khẩu được những thiết bị công nghệ có chất lượng cao vì thế đã có rất nhiều khách hàng tự tìm đến công ty để mua hàng và doanh thu từ bán hàng cho những khách hàng này đã làm tăng tổng doanh thu. Với chiến lược và chính sách kinh doanh đúng đắn công ty đã đạt được kết quả đáng kể trong thời gian qua. Song bên cạnh đó C/N công ty còn gặp phải rất nhiều khó khăn vì vậy ban lãnh đạo của công ty cùng với các thành viên trong công ty cần sáng suốt đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế những khó khăn đó. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS.Lưu Thị Hương, giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Giáo dục, năm 2005 2. TS.Vũ Duy Hào, Quản trị Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, 1998 3. Trường Đại học kinh tế TP.HCM, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 4. Các chuyên đề tốt nghiệp về doanh thu của các khoá trước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiải pháp tăng doanh thu tại Chi nhánh (C-N) công ty Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất - Bộ Quốc Phòng.docx
Luận văn liên quan