Đề tài Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hiện nay

Hoàn thiện cơ bản thể chế pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển ngành ngân hàng và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Thứ nhất: Hoàn thiện môi trường pháp luật theo hướng minh bạch, thông thoáng, ổn định đảm bảo sự bình đẳng, an toàn cho các chủ thể tham gia thị trường hoạt động có hiệu quả. Chỉnh sửa kịp thời những bất cập trong các văn bản hiện hành. Tiếp tục xây dựng những văn bản pháp luật điều chỉnh các dịch vụ mới như: bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, bao thanh toán theo chuẩn mực quốc tế. Thứ hai: Nâng cao năng lực tài chính đối với các NHTM. Để tăng năng lực tài chính cho các NHTM và tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng qui mô hoạt động và nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ thì phải giải quyết 3 vấn đề: Tăng vốn tự có; tăng khả năng sinh lời và tháo gỡ những khó khăn để xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, làm sạch bảng cân đối tài sản.

pdf103 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân hàng của các tổ chức khác, việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này cần hướng tới các giải pháp lớn sau đây: Thứ nhất, nhận thức lại khái niệm dịch vụ ngân hàng và thống nhất quan niệm về dịch vụ ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế. Theo thông lệ quốc tế, dịch vụ ngân hàng là khái niệm rất rộng, bao gồm tất cả các hoạt động ngân hàng của một tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng trên thị trường vì mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, đối chiếu với pháp luật Việt Nam hiện hành, quan niệm về dịch vụ ngân hàng lại được hiểu khá hẹp, không bao gồm hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng. Sự khác biệt này có thể dẫn tới những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật Việt Nam đối với các hoạt động ngân hàng do tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng của các nước thành viên WTO thực hiện tại Việt Nam. Điều đó cho thấy yêu cầu cần thiết và cấp bách của việc thay đổi quan niệm về dịch vụ ngân hàng trong pháp luật Việt Nam trên cơ sở thừa nhận tính hợp lí của khái niệm dịch vụ ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế như Hiệp định GATS đã ghi nhận. Sự thay đổi này tất yếu dẫn đến những thay đổi quan trọng trong pháp luật hiện hành ở Việt Nam về mỗi loại hình dịch vụ ngân hàng, chẳng hạn như các quy định về nhận tiền gửi, cấp tín dụng hay các quy định về dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ bảo quản hiện vật quý và dịch vụ tín thác… Thứ hai, quy định chặt chẽ hơn về các điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng nhưng đồng thời phải đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong hoạt động cấp giấy phép. Giải pháp này nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng trên thị trường sau khi đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Quan trọng hơn, đây còn là giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của các quy định về quản lí, giám sát từ phía Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng, góp phần làm giảm chi phí giao dịch và chi phí gia nhập thị trường của các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam. 67 Thứ ba, trên cơ sở nhận thức lại về vai trò của Nhà nước và các hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng nên chuyển giao một số vấn đề hiện đang được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng sang cho Hiệp hội ngân hàng quy định, ví dụ như các quy định về điều kiện giao dịch; quy trình nghiệp vụ giao dịch; điều lệ mẫu và hợp đồng mẫu; nội quy và quy chế hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng trên thị trường. Sự phân quyền này là hợp lí bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường, cho dù đối với lĩnh vực kinh doanh đặc thù như lĩnh vực dịch vụ ngân hàng thì Nhà nước cũng chỉ nên can thiệp bằng các quy định có tính chất nền tảng và ở tầm vĩ mô còn các quy định liên quan đến chuyên môn và nghiệp vụ kinh doanh của các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng thì nên để cho các hiệp hội nghề nghiệp (ví dụ như Hiệp hội ngân hàng) quy định có tính hướng dẫn. Giải pháp này vừa làm giảm gánh nặng quản lí của Nhà nước, vừa phát huy được vai trò tích cực của hiệp hội nghề nghiệp trong quá trình tham gia quản lí, giám sát đối với thị trường, đặc biệt là loại hình thị trường có nhiều đặc thù về nghiệp vụ kinh tế như thị trường dịch vụ ngân hàng. Thứ tư, sửa đổi, bổ sung và ban hành thêm một số quy định nhằm đảm bảo tính minh bạch và tính hiệu quả cho pháp luật ngân hàng. Giải pháp này được xem là cần thiết và có tính đột phá nhằm cải thiện nhanh chóng môi trường kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam. Các quy định cần được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhằm minh bạch hóa môi trường pháp lí cho hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam bao gồm: Sửa đổi các quy định về điều kiện cấp giấy phép đối với các tổ chức nước ngoài có hoạt động dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam, theo hướng đảm bảo sự bình đẳng về các điều kiện cấp giấy phép giữa tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng trong nước với tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, cần sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2006 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam theo hướng bổ sung thêm quy định về việc cấp giấy phép hoạt động ngân hàng tại Việt Nam cho các tổ chức nước ngoài không phải là tổ chức tín dụng. Giải pháp này 68 nhằm đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch của pháp luật Việt Nam về việc tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các tổ chức nước ngoài muốn cung ứng dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam. Đây cũng chính là cách để Việt Nam thực hiện đúng các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng. Sửa đổi quy định về chủ thể gửi tiền tiết kiệm tại tổ chức tín dụng theo hướng cho phép mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài, kể cả các tổ chức kinh doanh đều được gửi tiết kiệm tại ngân hàng bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ. Sửa đổi các quy định về huy động vốn theo hướng quy định bình đẳng về giới hạn an toàn trong hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng trong nước và tổ chức tín dụng nước ngoài có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Sửa đổi, bổ sung các quy định về dịch vụ thanh toán theo hướng quy định bình đẳng về quyền phát hành thẻ và cung cấp không giới hạn các dịch vụ thẻ tại Việt Nam giữa các tổ chức tín dụng nước ngoài và các tổ chức tín dụng trong nước. Sửa đổi các quy định về cho thuê tài chính hiện hành theo hướng mở rộng đối tượng cho thuê tài chính, bao gồm cả động sản và bất động sản. Giải pháp này không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu thực tế của cả bên thuê và bên cho thuê trong quá trình cung cấp và sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính mà còn đảm bảo cho pháp luật Việt Nam về dịch vụ cho thuê tài chính phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. 2. Ban hành đầy đủ và đồng bộ các quy chế pháp lý về những giao dịch thương mại chủ yếu của ngân hàng thương mại Việt Nam đang tiến hành chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường và nhất là đang thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thực trạng này đặt ra nhu cầu khách quan là phải nhanh chóng ban hành đầy đủ và đồng bộ các quy chế pháp lý về những giao dịch thương mại chủ yếu của ngân hàng. Thứ nhất, cần ban hành Quy chế pháp lý thống nhất về giao dịch nhận tiền gửi của ngân hàng. Cần xây dựng những quy định chung áp dụng cho tất cả các loại hình giao dịch nhận tiền gửi có kỳ hạn, giao dịch tiền gửi không kỳ hạn và giao dịch tiền gửi tiết kiệm. Việc ban hành quy chế pháp lý này sẽ tạo ra sự thống nhất và đồng bộ giữa các bộ phận khác nhau của hệ thống pháp luật như Bộ luật 69 dân sự, Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành mà còn góp phần tiêu chuẩn hóa giao dịch nhận tiền gửi của các ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cho phù hợp với các chuẩn mực giao dịch ngân hàng quốc tế. Thứ hai, sửa đổi Quy chế tái cấp vốn của Ngân hàng Trung ương đối với các ngân hàng thương mại theo hướng bãi bỏ quy định về hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng. Kiến nghị này nhằm tạo ra tính khả thi cho quy chế tái cấp vốn hiện nay và đảm bảo cho ngân hàng thương mại có thể huy động vốn từ Ngân hàng Trung ương một cách dễ dàng và thuận lợi, thông qua đó giúp Ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia hiệu quả hơn trên cơ sở các quy định pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế. Thứ ba, ban hành Quy chế pháp lý chung về giao dịch cho vay giữa ngân hàng thương mại với khách hàng. Việc ban hành một Quy chế pháp lý chung về giao dịch cho vay giữa các tổ chức tín dụng ( trong đó có ngân hàng thương mại) với khách hàng trên nguyên tắc không phân biệt khách hàng vay là tổ chức tín dụng hay không phải tổ chức tín dụng sẽ có tác dụng tạo ra sự bình đẳng giữa hai loại khách hàng này, đồng thời làm cho môi trường pháp lý của giao dịch cho vay được đơn giản và thông thoáng hơn, hiệu quả hơn, phù hợp hơn với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Thứ tư, cần sửa đổi, bổ sung Luật thương mại, Luật các tổ chức tín dụng, Pháp lệnh thương phiếu và các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng cho phép các ngân hàng thương mại và khách hàng của họ được phát hành thương phiếu (bao gồm hối phiếu và lệnh phiếu) trong quan hệ nhận tiền gửi cũng như quan hệ cho vay giữa họ với nhau. Giải pháp này được kiến nghị dựa trên những cơ sở khoa học sau: Việc ngân hàng nhận tiền gửi ngắn hạn của khách hàng hoặc cho vay ngắn hạn đối với khách hàng thực chất cũng là những hoạt động tín dụng có tính thương mại, giống như việc một thương nhân bán chịu hàng hóa trong một thời hạn ngắn cho thương nhân khác vậy. Vì thế, nếu trong quan hệ mua bán chịu hàng hóa giữa các thương nhân với nhau có thể phát hành thương phiếu để xác nhận quan hệ nợ nần giữa các bên thì trong các quan hệ tín dụng này (nhận tiền gửi và cho vay) 70 cũng hoàn toàn có thể phát hành thương phiếu. việc cho phép ngân hàng nhận tiền gửi được phát hành lệnh phiếu cho khách hàng gửi tiền và phát hành hối phiếu cho khách hàng vay tiền không những sẽ làm cho khách hàng gửi tiền và phát hành hối phiếu cho khách hàng vay tiền không những sẽ làm đơn giản hóa thủ tục huy động vốn hoặc thủ tục cho vay, mà còn đảm bảo cho người chủ nợ (người sở hữu thương phiếu) có được khả năng hoán đổi thương phiếu thành tiền mặt một cách dễ dàng mà vẫn an toàn về phương diện pháp lý. Việc cho phép ngân hàng được phát hành được phát hành hối phiếu hoặc cho phép khách hàng vay vốn được phát hành lệnh phiếu trong vay vốn ngân hàng, không những có tác dụng làm tăng cung về hàng hóa cho thị trường tiền tệ mà còn giúp cho các ngân hàng thương mại có khả năng “lưu hoạt” nguồn vốn đầu tư của mình bằng cách đem chiết khấu thương phiếu đó tại ngân hàng thương mại khác hoặc Ngân hàng Trung ương trước kỳ hạn thanh toán. Theo nhận thức của chúng tôi, việc cho phép ngân hàng thương mại và khách hàng của họ được phát hành thương phiếu trong quan hệ nhận tiền gửi cũng như trong quan hệ cho vay sẽ đảm bảo độ an toàn cao hơn cho khoản vốn đầu tư của người chủ nợ, đồng thời phương thức này cũng tạo ra khả năng lưu hoạt vốn tốt hơn so với các hình thức nhận tiền gửi hoặc cho vay hiện nay trên cơ sở ký kết hợp đồng nhận tiền gửi hoặc hợp đồng tín dụng. Thứ năm, ban hành Quy chế pháp lý về giao dịch chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại đối với khách hàng. Kiến nghị này được đưa ra bởi các lý do sau đây: Trong nền kinh tế thị trường, việc ngân hàng nhận chiết khấu và tái chiết khấu giấy tờ có giá của khách hàng vẫn được coi là một nghiệp vụ tín dụng rất an toàn của ngân hàng thương mại. Nhưng cho đến nay Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa ban hành được Quy chế nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Sự chậm chễ này không những gây khó khăn cho ngân hàng thương mại trong việc triển khai nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu trên thị trường tiền tệ mà còn khiến cho các tổ chức, cá nhân đang sở hữu các giấy tờ có giá muốn được vay vốn nhưng không có cơ hội được tiếp cận 71 với nguồn vốn tín dụng chiết khấu từ các ngân hàng. Ngoài ra, sự thiếu vắng cơ sở pháp lý cho hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại cũng là nguyên nhân làm cho thị trường tiền tệ trong nước kém sôi động, nhộn nhịp và do đó việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Trung ương cũng sẽ khó khăn hơn. Việc ban hành Quy chế nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại đối với khách hàng sẽ tạo ra sự đầy đủ, nhất quán và đồng bộ giữa các bộ phận khác nhau của pháp luật về giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại, chẳng hạn như quy chế pháp lý về huy động tiền gửi, quy chế pháp lý về phát hành giấy tờ có giá, quy chế pháp lý về cho vay hay quy chế pháp lý về giao dịch bảo lãnh ngân hàng. 3. Hoàn thiện quy chế cung ứng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng Để hoạt động thanh toán qua ngân hàng được vận hành nhanh chóng, an toàn, hiện đại và hiệu quả nhằm tiếp tục góp phần đổi mới hệ thống ngân hàng, việc tiếp tục hoàn thiện quy chế thanh toán qua ngân hàng cần tập trung vào một số vấn đề sau đây: Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện quy định về các công cụ, phương tiện thanh toán, đặc biệt là công cụ thanh toán bằng séc. Theo quy định hiện hành thì các phương tiện thanh toán bao gồm – tiền mặt, séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu, thẻ ngân hàng, các phương tiện thanh toán khác như hối phiếu, lệnh phiếu… Trong số các phương tiện thanh toán trên đây cần đẩy mạnh và mở rộng việc thanh toán bằng séc. Séc là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, đơn giản và thuận tiện, tồn tại từ lâu trong nền kinh tế thị trường. Song ở Việt Nam việc sử dụng séc còn nhiều hạn chế: séc thanh toán chỉ chiếm khoảng 5% về số món thanh toán cũng như số tiền trong các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt. Điều này có nhiều nguyên nhân mà trước hết là do quy định về thủ tục phát hành séc còn rườm rà, phạm vi thanh toán séc còn hạn chế ở từng địa phương và từng hệ thống ngân hàng. Để đẩy mạnh và mở rộng việc thanh toán séc cần có những biện pháp giải quyết thích hợp. 72 Thứ hai, xây dựng các điều kiện pháp lý cho việc cung ứng thuận tiện các dịch vụ thanh toán và tiện ích ngân hàng. Đây vừa là một yêu cầu để nhằm hoàn thiện quy chế thanh toán, vừa là một biện pháp khuyến khích việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư. Trên cơ sở các quy định chung của pháp luật, việc tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng là một trong những chức năng của Ngân hàng thương mại. Nhằm mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, phát huy lợi thế thanh toán qua ngân hàng làm cho ngân hàng đáp ứng và làm tròn chức năng trung gian thanh toán vốn trong nền kinh tế, cần đẩy mạnh các giải pháp theo hướng làm cho các dịch vụ thanh toán thuận tiện và các tiện ích ngân hàng an toàn, hiệu quả, được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế – xã hội. Để thực hiện được yêu cầu này, cần phối hợp thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp cụ thể: - Một là, có quy định bắt buộc về thanh toán qua ngân hàng đối với các doanh nghiệp và các tổ chức trong xã hội khi thanh toán tiền hàng, dịch vụ và đối với cá nhân khi thanh toán một số khoản dịch vụ với một số tiền nhất định. - Hai là, cần quy định khuyến khích các cá nhân mở tài khoản và thanh toán chuyển khoản không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Để làm được điều này, cần sử dụng nhiều biện pháp khuyến khích và ưu đãi cho các khách hàng cá nhân. Chẳng hạn: trả lương qua tài khoản ngân hàng; ngân hàng cung cấp chứng từ miễn phí; không nộp hoặc chỉ phải nộp một khoản lệ phí rất thấp khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán; được miễn, giảm một số loại thuế nhất định khi khách hàng cá nhân tham gia thanh toán qua ngân hàng: thuế VAT khi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, thuế trước bạ khi mua bán nhà đất…; khuyến khích vật chất đối với những khách hàng cá nhân có số dư bình quân trên tài khoản tiền gửi ổn định và với số lượng lớn nhất định v.v…. Đồng thời ngân hàng cần đẩy mạnh việc đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại để việc thanh toán được thực hiện nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả, thu hút các tầng lớp dân cư mở và sử dụng tài khoản tiền gửi và thanh toán qua ngân hàng. - Ba là, tăng cường dịch vụ chuyển tiền cá nhân qua ngân hàng. Hiện nay, so với một số tổ chức làm dịch vụ chuyển tiền khác (như bưu điện, tổ chức làm dịch vụ 73 kiều hối), các Ngân hàng thương mại còn nhiều hạn chế trong lĩnh vực chuyển tiền cá nhân về mạng lưới giao dịch, phí dịch vụ, thời gian chuyển tiền, mức độ phổ cập…. Để khắc phục những nhược điểm này, cần có quy định thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng tham gia chuyển tiền thực hiện. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, thu hút vốn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tầng lớp dân cư như gửi tiền một nơi được lĩnh ở nhiều nơi, dịch vụ chuyển tiền theo định kỳ cho các đối tượng có nhu cầu thanh toán phát sinh…. Thứ ba, xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp lý về thanh toán điện tử, ngân hàng điện tử. Tự động hóa, công nghệ và mạng Internet có tác động to lớn và đang làm thay đổi cách thức hoạt động của ngân hàng: nó làm giảm chi phí cung cấp dịch vụ ngân hàng, làm cho các giao dịch ngân hàng vượt qua mọi biên giới và sau nữa là làm cho mối quan hệ truyền thống giữa ngân hàng và khách hàng dần dần biến đổi. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã làm cho tiền tệ phát triển và đạt đến đỉnh cao của nó với sự xuất hiện của tiền điện tử mà thẻ thanh toán của ngân hàng là một dạng của loại tiền điện tử không dùng tiền mặt. Với các lợi thế và tiện ích hiển nhiên: tiện lợi, an toàn, tiết kiệm, đơn giản, ngân hàng đang làm phong phú các hình thức thanh toán cho khách hàng, tăng hiệu quả nghiệp vụ thanh toán, mở rộng đối tượng thanh toán cũng như tăng doanh số vì lợi nhuận thanh toán. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp lý về thanh toán điện tử, ngân hàng điện tử là yêu cầu khách quan của quá trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Để thực hiện yêu cầu này, cần tập trung vào việc hoàn thiện một số giải pháp như sau: Một là, mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua ngân hàng. Hiện nay, Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành theo Quyết định 371/1999/QĐ –NHNN1 ngày 19-10-1999 là cơ sở pháp lý cho hoạt động và thanh toán bằng thẻ ngân hàng ở nước ta. Thực tiễn hoạt động thanh toán thẻ cũng đang làm phát sinh nhiều vấn đề đòi hỏi Quy chế này cần được tiếp tục bổ sung và hoàn thiện. Chẳng hạn như các vấn đề về an toàn và tính bảo mật, về tính thống nhất giữa các ngân hàng phát hành thẻ… 74 Hai là, tăng cường các quy định pháp luật về thanh toán điện tử, ngân hàng điện tử. Ngân hàng điện tử (e.banking) được hiểu như là khả năng khách hàng có thể truy cập từ xa vào một ngân hàng nhằm: thu thập các thông tin; thực hiện các giao dịch thanh toán tài chính dựa trên các tài khoản lưu ký tại ngân hàng đó; đăng ký sử dụng các dịch vụ mới2. Do sử dụng triệt để các thành tựu của công nghệ hiện đại nên có rất nhiều sản phẩm của ngân hàng điện tử, như máy rút tiền tự động (ATM), dịch vụ ngân hàng điện thoại (telephone banking), trung tâm tư vấn tin (call centre), dịch vụ ngân hàng tại nhà (home banking)…. Các quy định hiện hành đã bước đầu đặt cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán điện tử. Đặc biệt là Quyết định 44/2002/QĐ-TTg ngày 21-3-2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với việc thừa nhận về mặt pháp lý các chứng từ điện tử và chữ ký điện tử. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản pháp luật về thương mại điện tử nói chung và thanh toán điện tử nói riêng còn rất sơ sài, không ổn định, thiếu hệ thống. Điều này được thể hiện ở chỗ cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có định nghĩa pháp lý chính thức khẳng định phạm vi của thương mại điện tử, chưa có sự lựa chọn cuối cùng về phạm vi của thương mại điện tử; chưa xác định một hệ thống các văn bản liên quan cần xây dựng, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Mặt khác, các thiết chế pháp lý để hỗ trợ cho hoạt động này chưa được xây dựng đồng bộ và thống nhất: thiếu một cơ quan có đủ thẩm quyền kiểm tra, xác minh tính hợp pháp của chứng từ điện tử, chữ ký điện tử, các hợp đồng được ký kết bằng các phương tiện điện tử… làm cơ sở vững chắc cho hoạt động thương mại điện tử cũng như trong hoạt động thanh tra, giải quyết tranh chấp. Để tăng cường hiệu lực pháp lý của các giao dịch điện tử liên quan đến hoạt động ngân hàng, cần sớm xây dựng và từng bước hoàn thiện quy định về thanh toán điện tử, ngân hàng điện tử. Theo kinh nghiệm của một số nước và một số tổ chức quốc tế như Hoa Kỳ, Malaisia, Singapore, Liên minh Châu Âu, Việt Nam cần xây dựng một văn bản pháp luật mới dưới hình thức luật (Pháp lệnh) mẫu về thương mại điện tử bao gồm các vấn đề cơ bản như phạm vi điều chỉnh (áp dụng đối với mọi loại thông tin dưới dạng một “thông điệp dữ liệu” trong khuôn khổ các hoạt động thương mại), các điều kiện pháp lý đối với các thông 75 điệp dữ liệu, về tính toàn vẹn của thông điệp điện tử, việc truyền gửi các thông điệp dữ liệu, thời gian, địa điểm gửi và nhận các thông điệp dữ liệu…21 4. Tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường tiền tệ, góp phần thúc đẩy và phát triển thị trường vốn 4.1. Tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường tiền tệ Để tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường tiền tệ và góp phần phát triển thị trường vốn, cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau: Một là, cần sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động của thị trường tiền tệ mà các cấu phần cơ bản của nó bao gồm: các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ, các công cụ của thị trường tiền tệ, các cơ quan giám sát hoạt động của thị trường tiền tệ. Đối với các thành viên tham gia thị trường tiền tệ, cần mở rộng và phát triển đa dạng hoá các loại chủ thể khác nhau với nhiều mục đích khác nhau. Cùng với việc đa dạng hóa các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ, cần có biện pháp nâng cao năng lực tài chính cho các chủ thể thông qua chế định cấp phép hoạt động (xây dựng các điều kiện gia nhập và rút khỏi thị trường) và các thiết chế tương ứng nhằm tạo ra một thị trường tiền tệ sôi động, hoạt động trong một môi trường cạnh tranh thực sự, bình đẳng giữa các thành viên. Xây dựng chế định pháp lý để đa dạng hoá các công cụ cuả thị trường tiền tệ và các sản phẩm dịch vụ tài chính là yêu cầu có ý nghĩa quan trọng. Một trong các biện pháp ưu tiên để đa dạng hoá các công cụ của thị trường tiền tệ và góp phần phát triển thị trường vốn, đó là mở rộng các công cụ huy động vốn, mở rộng đấu thầu tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng, đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, tăng cường các loại trái phiếu Chính phủ,… Để hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh với các chủ thể tham gia trên thị trường, hoạt động theo tiêu chuẩn an toàn thì sự giám sát của cơ quan giám sát thị 21 pldvnh&catid=68:ctc20023&Itemid=64 76 trường tiền tệ có vai trò cực kỳ quan trọng. Để thực hiện yêu cầu này, cần đổi mới và nâng cao vai trò của NHNN - vừa với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước vừa với tư cách là Ngân hàng Trung ương – trong việc điều hành và giám sát hoạt động của thị trường tiền tệ. Hai là, hoàn thiện pháp luật về huy động vốn thông qua một số quy chế về huy động vốn tiền gửi tiết kiệm, quy chế về hoạt động của các thị trường nội tệ, ngoại tệ liên ngân hàng, đa dạng hoá các dịch vụ và tiện ích ngân hàng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế. Khai thông và mở rộng các kênh huy động vốn khác nhau, tăng cường các biện pháp khuyến khích hoạt động luân chuyển vốn trong nền kinh tế; mở rộng các nguồn vốn cho thị trường tiền tệ, bảo đảm khả năng thanh toán cho các NHTM. Ba là, tăng cường và nâng cao vai trò của các thể chế hỗ trợ thị trường tiền tệ, kể cả các thể chế hỗ trợ trực tiếp, như Trung tâm thông tin tín dụng, Hiệp hội ngân hàng…cũng như các thể chế hỗ trợ gián tiếp, như Viện kiểm sát, Toà án, Trọng tài… giải quyết có hiệu quả các vấn đề phát sinh trong hoạt động của thị trường tiền tệ, nhằm đáp ứng mục tiêu an toàn và hiệu quả của NHTM trong hoạt động cung ứng vốn cho nền kinh tế. 4.2. Góp phần thúc đẩy và phát triển thị trường vốn Pháp luật ngân hàng, với tư cách là công cụ Nhà nước về các hoạt động tiền tệ ngân hàng phải đóng vai trò điều chỉnh, điều tiết hoạt động của thị trường tài chính vì các mục tiêu kinh tế vĩ mô cũng như vì lợi ích của xã hội. Để góp phần đảm bảo tính thống nhất giữa hoạt động của thị trường tiền tệ với thị trường vốn cũng như điều chỉnh hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính, pháp luật ngân hàng nói chung và pháp luật điều chỉnh giao dịch thương mại của NHTM nói riêng cần đáp ứng một số yêu cầu sau: Một là, tăng cường vai trò kiểm soát và điều tiết của NHNN với tư cách là lực lượng chủ đạo, hạt nhân trên thị trường tiền tệ đối với việc mở rộng chủ thể tham gia thị trường, phát triển mạnh các thành viên cùng cung ứng vốn cho thị trường tiền tệ. 77 Hai là, tạo ra cơ chế pháp lý cho việc trao đổi các luồng tiền vốn trực tiếp và các luồng vốn gián tiếp được bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau. Ba là, xây dựng và vận hành cơ chế thanh toán qua ngân hàng một cách nhanh chóng, an toàn, tiện lợi để các luồng tiền và nguồn tiền được vận động lưu thông thông suốt, cho phép đẩy nhanh tốc độ huy động và quay vòng các nguồn vốn để phát triển thị trường tài chính Bốn là, tăng cường vai trò thanh tra, kiểm tra các cơ quan giám sát thị trường tài chính như NHNN, Bộ Tài Chính, Uỷ ban chứng khoán nhà nước… để thị trường được vận hành lành mạnh và hiệu quả. 5. Hoàn thiện cơ bản thể chế pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển ngành ngân hàng và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Thứ nhất: Hoàn thiện môi trường pháp luật theo hướng minh bạch, thông thoáng, ổn định đảm bảo sự bình đẳng, an toàn cho các chủ thể tham gia thị trường hoạt động có hiệu quả. Chỉnh sửa kịp thời những bất cập trong các văn bản hiện hành. Tiếp tục xây dựng những văn bản pháp luật điều chỉnh các dịch vụ mới như: bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, bao thanh toán… theo chuẩn mực quốc tế. Thứ hai: Nâng cao năng lực tài chính đối với các NHTM. Để tăng năng lực tài chính cho các NHTM và tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng qui mô hoạt động và nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ thì phải giải quyết 3 vấn đề: Tăng vốn tự có; tăng khả năng sinh lời và tháo gỡ những khó khăn để xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, làm sạch bảng cân đối tài sản. Tiếp tục Đề án tái cơ cấu NHTM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, áp dụng công nghệ tiên tiến để khai thác tối đa nguồn vốn trong dân và phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt gắn với việc nâng cao tiện ích của từng dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Mở rộng dịch vụ ngân hàng đến mọi tầng lớp dân cư. Xây dựng các định chế quản lý tài sản nợ, quản lý vốn, quản lý rủi ro, hệ thống thông tin quản lý … theo đúng thông lệ quốc tế. 78 Nâng cao quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm của các NHTM; nâng cao khả năng dự báo thị trường để có thể vừa mở khả năng kinh doanh, vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng. Thứ ba: Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cung cấp trên thị trường theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống, phát triển các dịch vụ mới. Đối với các dịch vụ truyền thống (như dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán…) đây là yếu tố nền tảng không chỉ có ý nghĩa duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, mà còn tạo ra thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Vì vậy, NHTM cần phải duy trì và nâng cao chất lượng theo hướng: Hoàn thiện quá trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đơn giản thủ tục làm cho dịch vụ dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng. Nâng cao chất lượng tín dụng gắn với tăng trưởng tín dụng; xoá bỏ những ưu đãi trong cơ chế tín dụng nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng; hoàn thiện cơ chế huy động tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ với lãi suất phù hợp để huy động tối đa vốn nhàn rỗi trong xã hội vào ngân hàng; nghiên cứu áp dụng cách phân loại nợ dựa trên cơ sở rủi ro và trích dự phòng rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế để nâng cao uy tín của ngân hàng. Đối với các dịch vụ mới như chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng, thấu chi, các sản phẩm phái sinh… cần phải nâng cao năng lực marketing của các NHTM, giúp các doanh nghiệp và công chúng hiểu biết, tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các dịch ngân hàng; nâng cao tiện ích của các dịch vụ ngân hàng; sử dụng linh hoạt công cụ phòng chống rủi ro gắn với các đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng. Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp trong từng thời kỳ, nghiên cứu lợi thế và bất lợi của từng dịch vụ, giúp khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng một cách hiệu quả nhất. Thứ tư: Về lãi suất và phí Điều chỉnh mức lãi suất và phí phù hợp với thị trường dịch vụ ngân hàng Việt Nam. 79 Về lãi suất: phải được điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với cung và cầu vốn cũng như phù hợp với việc phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ. Để hạn chế cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất, cần tăng cường vai trò của Hiệp hội Ngân hàng cũng như nâng cao vai trò của NHNN trong việc kiểm soát, điều tiết lãi suất thị trường thông qua lãi suất định hướng của mình. Về thu phí: Phần đông doanh nghiệp và công chúng Việt Nam chưa am hiểu sâu sắc các dịch vụ ngân hàng, vì thế các dịch vụ thu phí như: bảo lãnh ngân hàng, thẻ thanh toán, các dịch vụ thanh toán khác… ngân hàng cần tính toán thu phí sao cho hợp lý để khuyến khích khách hàng sử dụng. Phí của từng loại dịch vụ nên gắn với mức độ rủi ro của dịch vụ đó. Lãi suất và phí hợp lý sẽ tạo điều kiện cho thị trường dịch vụ ngân hàng phát triển tốt. Thứ năm: Phát triển nguồn nhân lực Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo các hướng sau: Đào tạo và đào tạo lại cán bộ để thực hiện tốt các nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại; tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ ngân hàng gắn liền với thu nhập; tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao, có chính sách sử dụng và khuyến khích thoả đáng nguồn nhân lực có trình độ về làm việc tại các ngân hàng. Thứ sáu: Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng phục vụ cho công tác điều hành kinh doanh, quản lý nguồn vốn, quản lý rủi ro, hệ thống thanh toán liên hàng, hệ thống giao dịch điện tử… Đảm bảo dịch vụ được cung cấp nhanh chóng, chính xác, an toàn, đem lại lợi ích cho cả ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. 22 22 80 KẾT LUẬN Hội nhập kinh tế thế giới là xu thế tất yếu khách quan do quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ và tác động đến mọi quốc gia trên thế giới. Lĩnh vực ngân hàng đặc biệt là giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Một mặt, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những yêu cầu và đòi hỏi khách quan cho mỗi ngân hàng Việt Nam trong việc mở rộng giao dịch đối với khách hàng nước ngoài, trên cơ sở thành lập các chi nhánh, các văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc liên kết hoạt động với các ngân hàng nước ngoài thông qua những hợp đồng đại lý cung cấp dịch vụ ngân hàng trên phạm vi toàn cầu. Hội nhập kinh tế thế giới, thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập sẽ tạo động lực thúc đẩy công cuộc hiện đại hoá hệ thống ngân hàng Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng sinh lời của các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng trong nước. Mặt khác, xu hướng hội nhập cũng như toàn cầu hóa cũng tạo ra nhiều thách thức lớn cho các ngân hàng trong nước mà đáng kể là cạnh tranh không cân sức với các ngân hàng nước ngoài không chỉ trên thị trường nước ngoài, thị trường quốc tế mà ngay cả tại thị trường Việt Nam. Sự kiện Vịêt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế năm 2007 là kết quả minh chứng cho những nỗ lực cải cách không ngừng trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm qua theo hướng mở cửa thị trường, trong đó có những cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng. Trong lĩnh vực ngân hàng, việc mở cửa thị trường, nền kinh tế tăng trưởng ở mức cao, kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, hội nhập dịch vụ tài chính – ngân hàng đã thúc đẩy các ngân hàng thương mại phát triển theo hướng áp dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại, đa tiện ích, an toàn và hiệu quả. Các ngân hàng thương mại đã tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh với ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Thực trạng pháp luật hiện hành điều chỉnh giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay phản ánh một bức tranh chưa hoàn thiện về cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động ngân hàng. Đây là rào cản đáng kể đối 81 với tiến trình hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa và quốc tế hóa hoạt động ngân hàng. Thực trạng này đặt ra nhu cầu hoàn thiện, đổi mới hệ thống pháp luật điểu chỉnh hoạt động kinh doanh ngân hàng trên tinh than đảm bảo tính hiệu quả và tính tương thích của hệ thống pháp luật Việt Nam so với pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Khoá luận đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại Việt Nam. Những giải phảp đề ra có tính khả thi cao vì được xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn và nền tảng lý luận vững chắc. Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Lan Anh đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành khoá luận này. Song do trình độ và thời gian có hạn nên bài viết khó tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để khoá luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu từ sách và tạp chí 1. TS Ngô Quốc Kỳ (2005), “Hoàn thiện pháp luật về hoạt động ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, NXB Tư pháp. 2. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại – NXB thống kê 2008 3. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Học viện tài chính – NXB Tài chính 4. Giáo trình tín dụng ngân hàng – NXB Thống Kê 5. Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam – NXB Công an nhân dân 6. Quản trị Ngân hàng thương mại – NXB Tài Chính 2008 7. “Huy động và sử dụng vốn” – Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 – Báo cáo của Ngân hàng thế giới tại hội nghị nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam 8. “Sổ tay Việt Nam hội nhập WTO” – NXB Hà Nội 9. Nguyễn Văn Tuyến (2005), “Giao dịch thương mại của các ngân hàng thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường”, NXB Tư Pháp. 10. Dịch vụ ngân hàng hiện đại – NXB Khoa học xã hội 2009 11. Hội nhập kinh tế quốc tế - NXB Tư pháp 12. Bộ Luật dân sự năm 2005 13. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 14. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức tín dụng năm 2004 15. Tạp chí Ngân hàng II. Tài liệu từ Internet - Trang web cuả Ngân hàng nhà nước Việt Nam: - - - - - - - www.ASSET.vn - - - - - - - - - DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích ATM Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine) GDP Tổng sản phẩm quốc nội HSBC Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (The Hong Kong and Shanghai Banking Corporation) NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước POS Máy cà thẻ TNHH Trách nhiệm hữu hạn VAT Thuế giá trị gia tăng WTO Tổ chức thương mại quốc tế PHỤ LỤC Nguồn: Trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam www.centralbank.vn/vn/home/htTCTD.jsp Hệ thống các tổ chức tín dụng 1. Ngân hàng quốc doanh Stt Tên ngân hàng Số, ngày cấp giấy phép Vốn điều lệ Địa chỉ trụ sở chính Số lƣợng CN và SGD 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam 285/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 13.400 tỷ đồng 108 Trần Hưng Đạo, Hà Nội 146 2 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 280/QĐ-NH5 ngày 15/01/1996 13.400 tỷ đồng Số 2 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội 926 3 Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long 769/TTg ngày 18/09/1997 816 tỷ đồng Số 9 Võ Văn Tần - Quận 3 - TP Hồ Chí Minh 39 4 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 287 /QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 8.755 tỷ đồng 191 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội 111 2. Ngân hàng cổ phần Stt Tên ngân hàng Số đăng ký Ngày cấp Vốn điều lệ Địa chỉ trụ sở chính Số lƣợng CN và SGD 1 An Bình (An Binh Commercial Joint Stock Bank- ABB) 0031/NH-GP ngày 15/04/1993 505/NHNN-CNH ngày 24/5/2005 2.705 tỷ đồng 47 Điện Biên Phủ, Q1, TPHCM 10 2 Bắc Á (Bac A Commercial Joint Stock Bank) 0052/NHGP ngày 01/09/1994 1.314 tỷ đồng 117 Quang Trung. TP Vinh. Nghệ An 11 3 Dầu khí Toàn Cầu (Global Petro Commercial Joint Stock Bank) 0043/NH-GP ngày 13/11/1993 31/QĐ- NHNN ngày 11/01/2006 1.000 tỷ đồng 14 Ngô Quyền-Hà Nội 5 4 Gia Định (Gia Dinh Commercial Joint Stock Bank) 0025/NHGP ngày 22/08/1992 1.000 tỷđồng 135 Phan Đăng Lưu, Q. Phú Nhuận, TPHCM 7 5 Hàng hải (Maritime Commercial Joint Stock Bank) 0001/NHGP ngày 08/06/1991 1.500 tỷ đồng Tòa nhà VIT 519 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội 26 6 Kiên Long (Kien Long Commercial Joint Stock Bank) 0054/NH-GP ngày 18/09/1995 2434/QĐ-NHNN ngày 25/12/2006 1.000 tỷ đồng 44 Phạm Hồng Thái – P.Vĩnh Thanh Vân–TX Rạch giá-Tỉnh Kiên Giang 12 7 Kỹ Thương (Vietnam Technological and Commercial Joint Stock Bank-Techcom Bank) 0040/NHGP ngày 06/08/1993 3.642 tỷ đồng 70-72 Bà Triệu. Hà Nội 45 8 Liên Việt (LienViet Commercial Joint Stock Bank) 91/GP-NHNN ngày 28/3/2008 3.300 tỷ đồng 32 Nguyễn Công Trú, TX Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang 5 9 Miền Tây (Western Rural Commercial Joint Stock Bank) 0061/NH-GP ngày 06/04/1992 1199/QĐ-NHNN ngày 05/06/2007 1.000 tỷ đồng 127 Lý Tự Trọng, P. An Hiệp, TP Cần Thơ 6 10 Mỹ Xuyên 0022/NH-GP ngày 12/09/1992 2037/QĐ-NHNN ngày 16/9/2008 500 tỷ đồng 248,Trần Hưng Đạo- Phường Mỹ Xuyên-Thị xã Long Xuyên- Tỉnh An Giang 2 11 Nam Việt (Nam Viet Commercial Joint Stock Bank) 0057/NH-GP ngày 18/09/1995 970/QĐ- NHNN ngày 18/5/2006 1.000 tỷ đồng 343 Phạm Ngũ Lão Q1, TP.HCM 5 12 Nam Á (Nam A Commercial Joint Stock Bank- NAMA Bank) 0026/NHGP ngày 22/08/1992 1.252 tỷ đồng 97 bis Hàm Nghi, Q1, TPHCM 16 13 Ngoài quốc doanh (Vietnam Commercial Joint Stock Bank for private Enterprise- VP Bank) 0042/NHGP ngày 12/08/1993 2.117 tỷ đồng số 8 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội 25 14 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 286 /QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 138/GP- NHNN ngày 23/5/2008 (Cổ phần hoá) 12.100 tỷ đồng 198 Trần Quang Khải, Hà Nội 65 15 Ngân hàng TMCP Bảo Việt 328/GP-NHNN ngày 11/12/2008 1500 tỷ đồng Số 8 Lê Thái Tổ Hoàn Kiếm Hà Nội 16 Nhà Hà Nội (Habubank-HBB) 0020/NHGP ngày 06/06/1992 2.800 tỷ đồng 15-17 Ngoc Khánh-Ba Đình Hà Nội 19 17 Phát triển Nhà TPHCM ( Housing development Commercial Joint Stock Bank-HD Bank) 0019/NHGP ngày 06/06/1992 1.550 tỷ đồng 58 Nguyễn Đình Chiểu Q1-TP.HCM 13 18 Phương Nam 0030/NHGP ngày 17/03/1993 2.027 tỷ đồng 279 Lý Thường Kiệt. Q11. TP HCM 23 19 Phương Đông (Orient Commercial Joint Stock Bank-OCB) 0061/NHGP ngày 13/04/1996 1.474 tỷđồng 45 Lê Duẩn. Q1. TP HCM 23 20 Quân Đội (Military Commercial Joint Stock Bank- MB) 0054/NHGP ngày 14/09/1994 3.400 tỷ đồng 03 Liễu Giai. Q Ba Đình. Hà Nội 36 21 Quốc tế (Vietnam International Commercial Joint Stock Bank- VIB) 0060/NHGP ngày 25/01/1996 2.000 tỷ đồng 198 B Tây Sơn-Hà Nội 42 22 Sài Gòn (Saigon Commercial Joint Stock Bank-SCB) 0018/NHGP ngày 06/06/1992 3.299 tỷ đồng 193- 203 Trần Hưng Đạo, Q1 TPHCM 30 23 Sài Gòn-Hà Nội (Saigon-Hanoi Commercial Joint Stock Bank- SHB) 0041/NH-GP ngày 13/11/1993 93/QĐ- NHNN ngày 20/01/2006 2.000 tỷ đồng 77 Trần Hưng đạo-Hoàn Kiếm Hà Nội 11 24 Sài gòn công thương (Saigon bank for Industrial and trade) 0034/NHGP ngày 04/05/1993 1.020 tỷđồng Số 2C Phó Đức Chính,Q1. TPHCM 32 25 Sài gòn thương tín (Sacombank) 0006/NHGP ngày 05/12/1991 5.115 tỷ đồng 266-268 Nam kỳ khởi nghĩa. Q3.TPHCM 66 26 Tiên Phong ( TienPhong Commercial Joint Stock Bank) 123/GP-NHNN ngày 05/05/2008 1.000 tỷ đồng Tòa nhà FPT, Lô B2 Cụm SX tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ, P.DỊch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội 5 27 Việt Nam Thương tín (Viet Nam thuong tin Commercial Joint Stock Bank) 2399/QĐ-NHNN ngày 15/12/2006 1.000 tỷ đồng 35 Trần Hưng Đạo, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng 6 28 Việt Nam Tín Nghĩa ( Vietnam Tin Nghia Commercial Joint Stock Bank) 0028/NHGP ngày 22/08/1993 1133.002 triệu đồng 50bis-52 và 46/10 Phạm Hồng Thái, phường Bến thành, Quận 1 TP.HCM 5 29 Việt Á (Viet A Commercial Joint Stock Bank) 12/NHGP ngày 09/05/2003 1.359 tỷđồng 115-121 Nguyễn Công Trứ.Q1.TP HCM 12 30 Xuất nhập khẩu (Vietnam Commercial Joint Stock Export- Import Bank- Eximbank) 0011/NHGP ngày 06/04/1992 7.219 tỷ đồng 7 Lê Thị Hồng Gấm. Q1. TPHCM 38 31 Xăng dầu Petrolimex (Petrolimex Group Commercial Joint Stock Bank) 0045/NH-GP ngày 13/11/1993 125/QĐ- NHNN ngày 12/01/2007 1.000 tỷ đồng 132-134 Nguyễn Huệ, Thị xã Cao Lãnh-Tỉnh Đồng Tháp 4 32 Á Châu (Asia Commercial Joint Stock Bank- ACB) 0032/NHGP ngày 24/04/1993 6.355 tỷ đồng 442 Nguyễn Thị Minh Khai. Q3. TP HCM 56 33 Đông Nam Á (South East Commercial Joint Stock Bank- SeaBank) 0051/NHGP ngày 25/03/1994 4.068 tỷ đồng 16 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội 18 34 Đông Á (Dong A Commercial Joint Stock Bank-EAB) 0009/NHGP ngày 27/03/1992 2.880 tỷđồng 130 Phan Đăng Lưu. Q Phú Nhuận. TPHCM 28 35 Đại Dương (Ocean Commercial Joint Stock Bank) 0048/NH-GP ngày 30/12/1993 104/QĐ- NHNN ngày 9/1/2007 1.000 tỷ đồng Số 199-Đường Nguyễn Lương Bằng - TP Hải Dương 7 36 Đại Tín(Great Trust Commercial Joint Stock Bank) 0047/NH-GP ngày 29/12/1993 1931/QĐ-NHNN ngày 17/08/2007 1.000 tỷ đồng 145-147-149 Đường Hùng Vương, phường 2 TX Tân An tỉnh Long An 5 37 Đại Á (Great Asia Commercial Joint Stock Bank) 0036/NH-GP ngày 23/09/1993 2402/QĐ-NHNN ngày 11/10/2007 1.000 tỷ đồng 56-58 Đường Cách mạnh tháng 8-Thành phố Biên Hoà- Tỉnh Đồng Nai 6 38 Đệ Nhất (First Joint Stock Commercial Bank-FCB) 0033/NHGP ngày 27/04/1993 609 tỷ đồng 715 Trần Hưng Đạo. Q5. TPHCM 3 3. Ngân hàng thương mại liên doanh STT Tên ngân hàng Số, ngày cấp giấy phép Vốn điều lệ Địa chỉ Số lƣợng CN và SGD 1 INDOVINA BANK 135/GP-SCCI ngày 21/11/1990 100 triệu USD 39 Hàm Nghi, Q1, TPHCM 9 2 NH Việt-Nga 11/GP-NHNN ngày 30/10/2006 62.5 triệu USD 85 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà NộI 3 3 SHINHANVINA BANK 10/NH-GP ngày 04/01/1993 64 triệu USD 3-5 Hồ Tùng Mậu, Q.1, TPHCM 3 4 VID PUBLIC BANK 01/NH-GP ngày 25/03/1992 62.5 triệu USD 53 Quang Trung, Hà Nội 6 5 VINASIAM BANK (Việt Thái) 19/NH-GP ngày 20/04/1995 20 triệu USD 2 Phó Đức Chính, Q.1, TPHCM 8 4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Foreign Bank Branches) STT Tên ngân hàng Số, ngày cấp giấy phép Vốn điều lệ Địa chỉ 1 NATEXIS (Pháp) 06/NH-GP ngày 12/06/1992 15 triệu USD 173 Võ Thị Sáu, Q3, TPHCM 2 ANZ (Australia & New Zealand Banking Group) (Úc) 07/NH-GP ngày 15/06/1992 20 triệu USD 14 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội 3 ANZ (Australia & New Zealand Banking Group) (Úc) 08/NH-GPCN ngày 19/01/1996 TPHCM (CN phụ) 4 CALYON (Pháp) 02/NH-GP ngày 01/04/1992 20 triệu USD 21-23 Nguyễn Thị Minh Khai, TPHCM 5 CALYON (Pháp) 04/NH-GP ngày 27/05/1992 Hà Nội Tower, 49 Hai Bà Trưng, Hà Nội (CN phụ) 6 STANDARD CHARTERED BANK (Anh) 12/NH-GP ngày 01/06/1994 15 triệu USD 49 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội 7 Standard Chartered Bank (Anh)- Chi nhánh TP Hồ Chí Minh 12/GP-NHNN ngày 28/12/2005 15 triệu USD Tầng 2, Saigon Trade Center, Center 37 Tôn Đức Thắng Q1, TPHCM 8 CITY BANK (Mỹ) 13/NH-GP ngày 19/12/1994 20 triệu USD 17 Ngô Quyền, Hà Nội HaNoi city Brach 9 CITY BANK (Mỹ) 35/NH-GPCN ngày 22/12/1997 TPHCM(CN phụ) HCM city Brach 10 CHINFON COM BANK (Đài loan) 11/NH-GP ngày 09/04/1993 30 triệu USD 14 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội 11 CHINFON COM .BANK (Đài loan) - CN TP HCM 07/NH-GPCN ngày 24/12/1994 12 MAY BANK (Malaysia) 22/NH-GP ngày 15/08/1995 15 triệu USD 63 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội 13 MAY BANK (Malaysia) 05/GP-NHNN ngày 29/03/2005 15 triệu USD Cao ốc Sun Wah Tower, 115 Nguyễn Huệ, Q1, TPHCM 14 ABN Amro Bank(Hà lan) 23/NHGP ngày 14/09/1995 19 triệu USD Tầng 4. Toàn nhà SunCity 13 Hai Bà Trưng 15 Bangkok Bank(Thái lan) 03/NH-GP ngày 15/04/1992 35 Nguyễn Huệ, Q.1,TPHCM 16 Bangkok Bank(Thái lan) - CN HN 48/GP-NHNN ngày 06/3/2009 15 triệu USD Phòng 3 tầng 3 Trung tâm Quốc tế, 17 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm Hà Nội 17 Mizuho Corporate Bank(Nhật) 26/NH-GP ngày 03/07/1996 15 triệu USD 63 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội 18 Mizuho Corporate Bank(Nhật)-Chi nhánh TP HCM 02/GP-NHNN ngày 30/03/2006 15 triệu USD Tầng 18, Sun Wah, 115 Nguyễn Huệ, Q1, TPHCM 19 BNP (Banque Nationale de Paris) (Pháp) 05/NH-GP ngày 05/06/1992 15 triệu USD SaiGon Tower, 29 Lê Duẩn, Q.1, TPHCM 20 Shinhan Bank (Hàn Quốc) 17/NH-GP ngày 25/03/1995 15 triệu USD 41 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TPHCM 21 Hongkong Shanghai Banking Corporation (Anh) 15/NH-GP ngày 22/03/1995 15 triệu USD 235 Đồng khởi,Q.1, TPHCM 22 Hongkong Shanghai Banking Corporation (Anh) 01/NHNN-GP ngày 04/01/2005 15 triệu USD 23 Phan Chu Trinh, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội 23 United Overseas Bank (UOB)(Singapore) 18/NH-GP ngày 27/03/1995 15 triệu USD 17 Lê Duẩn, Q.1, TPHCM 24 Deustch Bank (Đức) 20/NH-GP ngày 28/06/1995 15 triệu USD 65 Lê Lợi, Q.1, TPHCM 25 Bank of China (Trung Quốc) 21/NH-GP ngày 24/07/1995 15 triệu USD 115 Nguyễn Huệ, Q.1, TPHCM 26 Bank of Tokyo Mishubishi UFJ (Nhật) Chi nhánh TP.HCM 24/NH-GP ngày 17/02/1996 45 triệu USD 5B Tôn Đức Thắng, Q.1, TPHCM 27 BANK OF TOKYO MISUBISHI UFJ(Nhật) - CN HN 306/NH-GPCN ngày 05/09/1998 Tầng 6, Toà nhà Pacific Place, 83 Lý Thường Kiệt,Hoàn Kiếm, Hà NộI 28 Mega International Commercial Bank (Đài loan) 25/NH-GP ngày 03/05/1996 15 triệu USD 5B Tôn Đức Thắng, Q.1, TPHCM 29 OCBC (Singapore)(Keppel) 27/NH-GP ngày 31/10/1996 15 triệu USD SaiGon Tower, 29 Lê Duẩn, Q.1, TPHCM 30 WooriI Bank(Hàn Quốc) 16/NH-GP ngày 10/07/1997 15 triệu USD 360 Kim Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội 31 Woori Bank (Hàn Quốc)- Chi nhánh TP Hồ Chí Minh 1854/GP- NHNN ngày 20/12/2005 15 triệu USD 115 Nguyễn Huệ, Q1, TP Hồ Chí Minh 32 JP Morgan Chase Bank(Mỹ) 09/NH-GP ngày 27/07/1999 15 triệu USD 29 Lê Duẩn, Q.1, TPHCM 33 Korea Exchange Bank (KEB) (Hàn Quốc) 298/NH-GP ngày 29/08/1998 15 triệu USD 360 Kim Mã, Ba Đình, Hà nội 34 LAO-VIET Bank (Lào), Hanoi Branch 05/NH-GP ngày 23/03/2000 2,5 triệu USD 452 Phố Xã Đàn Quận Đống đa Hà Nội 35 LAO-VIET Bank (Lào), TP.HCM Branch 08/NHGP ngày 14/4/2003 2,5 triệu USD 181 Hai Bà Trưng, Q1, TPHCM (CN Thứ 2) 36 Chinatrust Com.Bank (Đài loan) 04/NH-GP ngày 06/02/2002 15 triệu USD 1-5 Lê Duẩn, Q1, TPHCM 37 First Commercial Bank (Đài loan) 09/NHNN-GP ngày 09/12/2002 15 triệu USD 88 Đồng Khởi, Q1, TP HCM 38 FENB (Mỹ) 03/NHNN-GP ngày 20/05/2004 15 triệu USD Số 2A-4A, Tôn Đức Thắng, Q1, TP.HCM 39 Cathay United Bank (Đài Loan) 08/GP-NHNN ngày 29/06/2005 15 triệu USD 123 Trần Quý Cáp, Thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 40 Sumitomo-Mitsui Banking Corporation (Nhật Bản)(SMBC) 1855/GP- NHNN ngày 20/12/2005 15 triệu USD Toà nhà The Landmark T9, 5B Tôn Đức Thắng, Q1, TP Hồ Chí Minh 41 Hua Nan Commercial Bank, Ltd (Đài Loan) 07/GP-NHNN ngày 23/07/2006 15 triệu USD Lầu 1, Toà nhà IWA Square, 102 A-B Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lạo, Q1, TPHCM 42 Taipei Fubon Commercial Bank 02/GP-NHNN ngày 08/01/2008 15 triệu USD Tầng 5, Cao Ốc văn phòng 194 Golden Builing-473 Điện Biên Phủ, Bình Thạch, TP.HCM 43 Commonwealth Bank 03/GP-NHNN ngày 08/01/2008 15 triệu USD Tầng 6 P 606. Toà nhà Diamond Plaza 34 Lê Duẩn, Q1, TPHCM 44 Industrial Bank of Korea 04/GP-NHNN ngày 08/01/2008 15 triệu USD Tòa nhà văn phòng Hannan 65 Đường Nguyễn Du, Q1, TPHCM 45 Sumitomo-Mitsui Banking Corporation (Nhật Bản)(SMBC) 292/GP-NHNN ngày 4/11/2008 15 triệu USD 83B Lý Thường Kiệt Hà Nội 5. Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài (Foreign Banks) Stt Tên ngân hàng Số, ngày cấp giấy phép Vốn điều lệ Địa chỉ trụ sở chính Số lƣợng CN và SGD 1 Ngân hàng TNHH 1 Thành viên ANZ (Việt Nam) 268/GP- NHNN 9/10/2008 1.000 tỷ đồng Toà nhà Suncity, 13 Hai Bà Trưng, Hà Nội 2 Ngân hàng TNHH 1 Thành viên Hong leong Việt Nam 342/GP- NHNN ngày 29/12/2008 1.000 tỷ đồng Phòng 1203 Sài Gòn Trade Centre, 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1 TP.HCM 3 Ngân hàng TNHH 1 thành Standard Chartered (Việt Nam) 236/GP- NHNN Ngày 8/9/2008 1.000 tỷ đồng Toà nhà Hà Nội Towers, 49 Hai Bà Trưng Hà Nội 4 Ngân hàng TNHH 1 thành viên HSBC (Việt Nam) 235/GP- NHNN ngày 8/9/2008 3.000 Tỷ đồng 235 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM 2 5 Ngân hàng TNHH 1 thành viên Shinhan (Việt Nam) 341/GP- NHNN 29/12/2008 1.670 tỷ đồng Lầu 7, số 41 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP.HCM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4387_7801.pdf
Luận văn liên quan