Đề tài Hoàn thiện công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề quản lý hiệu quả dòng tiền ngắn hạn có vai trò hết sức quan trọng của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú nói riêng. Quản lý và sử dụng hiệu quả dòng tiền ngắn hạn góp phần nâng cao công tác quản lý tài chính, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả quản lý dòng tiền nói riêng không phải là vấn đề giải quyết ngày một ngày hai mà nó là mục tiêu phấn đấu lâu dài của công ty. Trong những năm qua Công ty đã có nhiều cố gắng, tích cực vươn lên trong sản xuất kinh doanh, làm ăn có lãi nhưng gặp phải không ít những khó khăn về việc quản lý dòng tiền ngắn hạn sao cho có hiệu quả.

pdf102 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và thị phần tại Việt Nam, chiếm 12% thị phần ống thép trong nước. Công ty luôn đầu tư chiều sâu và nâng cao trình độ quản lý trên mọi lĩnh vực qua công tác đào tạo, thu hút nhân tài nhằm tạo dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển cũng như mở rộng lĩnh vực hoạt động của Công ty. Bên cạnh đó, năng lực tài chính của Công ty được đánh giá là tốt: tổng vốn chủ sở hữu tương đối lớn cùng sự hợp tác với Ngân hàng BIDV, Techcombank, Viettinbank, OceanBank, ABBank, VIBank Công ty có 300 CBCNV có trình độ chuyên môn và quản lý với sức sáng tạo không ngừng, có hệ thống khách hàng gắn bó với mô hình kinh doanh lớn và có năng lực tài chính tốt và được các đối tác trong và ngoài nước đánh giá cao về chất lượng sản phẩm cũng như khả năng quản lý của Công ty Về công tác quản trị dòng tiền của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2013 được đánh giá là đạt hiệu quả tốt, đem lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động và đóng góp một phần vào ngân sách Nhà nước. Doanh thu thuần của Công ty liên tục tăng trong 3 năm 2010 – 2012 từ 1.620.784.478.879 VND (năm 2010) lên 2.051.372.039.945 VND (năm 2011) và tiếp tục tăng lên đạt mức 2.070.896.215.729 VND (năm 2012), chỉ có năm 2013 doanh thu có giảm xuống còn 1.649.139.163.511 VND do bị ảnh hưởng từ tình hình tiêu thụ thép cả trong vào ngoài nước. Tuy nhiên, Công ty luôn có những kế hoạch tiết kiệm tối đa chi phí, do đó, lợi nhuận thuần của Công ty năm 2013 vẫn tăng cao và đạt mức 13.677.247.716 VND trong khi năm 2011, lợi nhuận thuần chỉ đạt mức 3.643.361.451 VND và năm 2012 là 7.083.379.219 VND. Thang Long University Library 68 Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú luôn cố gắng trong kinh doanh và luôn làm cho lợi nhuận của công ty mình ngày càng được nâng cao. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường có tính cạnh tranh cao, ban lãnh đạo công ty cùng với toàn bộ đội ngũ công nhân viên đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều để tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình thích ứng và phù hợp với điều kiện mới, công ty đã chủ động trong việc tìm kiếm nguồn cung ứng và khách hàng, thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế trên cơ sở đảm bảo hoàn thành đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế tài chính theo kế hoạch và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao trách nhiệm đối với cán bộ công nhân viên, từ đó nâng cao đời sống của họ và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà Nước và tận dụng tối đã các nguồn lực để từng bước khẳng định vị thế của mình. Do tình hình nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất tôn, thép luôn biến động, nên Công ty luôn có những chính sách sáng suốt trong việc chủ động về nguồn tài chính. Cụ thể, Công ty phân tích nhận định tính chu kỳ biến động giá và dự phòng tài chính để phục vụ cho hoạt động mu nguyên vật liệu. Công ty đang duy trì mối quan hệ tín dụng với các ngân hàng có uy tín tại Việt Nam, không có khoản vay nào phải gia hạn. Ngoài nguồn vốn kinh doanh là 70 tỷ đồng, Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú còn có tổng hạn mức tín dụng với các ngân hàng là 260 tỷ đồng, điều này góp phần giúp doanh nghiệp đảm bảo chủ động trong việc mua nguyên liệu, tận dụng thời cơ khi giá thấp, giảm giá thành đầu vào và tăng lợi nhuận cho Công ty. 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.5.2.1 Hạn chế Bên cạnh các kết quả mà Công ty đạt được trong việc quản lý dòng tiền ngắn hạn của doanh nghiệp mình thì Công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, đó là hiệu quả quản lý dòng tiền ngắn hạn vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của công ty, biểu hiện ở các mặt sau: Công tác quản trị phải thu khách hàng chưa hiệu quả Việc công ty nới lỏng chính sách tín dụng lại làm doanh thu công ty giảm xuống, chứng tỏ chính sách này của công ty đưa hiện tại chưa hợp lý. Chính sách này cũng làm cho khoản phải thu tăng nhanh và đứng thứ hai trong tỷ trọng cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều do đó công ty nên có chính sách thu tiền hợp lý hơn. Quản trị tiền và các khoản tương đương tiền kém hiệu quả Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của công ty giảm qua các năm, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, gia tăng các khoản chi phí nếu có những biến động bất thường trong hoạt động SXKD hàng 69 ngày. Công ty cũng chưa có các mô hình dự báo tiền mặt để có mức dự trữ tối ưu cho doanh nghiệp mình: cần đi vay bao nhiêu, thừa bao nhiêu, thừa thì đầu tư thế nào cho hiệu quả nhất Bên cạnh đó, khả năng sinh lời trên tổng tài sản và doanh thu đều thấp, cho thấy Công ty chưa sử dụng hiệu quả tài sản có được vào hoạt động SXKD. Trong giai đoạn 2010 – 2013, Công ty vay vốn của các ngân hàng rất nhiều, nhưng tỷ suất sinh lời của tiền vay rất thấp, cả 4 năm đều nhỏ hơn một. Công tác quản trị hàng tồn kho kém hiệu quả Trong tình hình thép và vật liệu còn nhiều biến động, các công ty thường có xu hướng lưu trữ hàng tồn kho ở mức thấp để tránh rủi ro. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010 – 2013, hàng tồn kho của Công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn với tỷ lệ bình quân là 35,91%, chứng tỏ, việc sử dụng khoản mục này chưa tốt. Điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới dòng tiền, là nguyên nhân làm ứ đọng vốn, gây khó khăn trong hoạt động SXKD của Công ty. 2.5.2.2 Nguyên nhân Từ những kết quả đạt được và những hạn chế của công ty ta thấy hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả quản lý dòng tiền ngắn hạn nói riêng chịu ảnh hưởng của các nguyên nhân: Nguyên nhân chủ quan Nhận thức của lãnh đạo công ty về công tác quản lý dòng tiền ngắn hạn của công ty chưa thật tốt, từ đó làm cho công tác tổ chức quản lý mang tính khoa học chưa cao, làm giảm hiệu quả sử dụng của các khoản mục trong ngắn hạn. Hệ thống thông tin quản lý chưa đảm bảo yếu tố cập nhật thường xuyên, chưa đảm bảo tính hệ thống và chính xác. Những hạn chế trên đây cho thấy trình độ quản lý của công ty là không tốt. Hiện nay phòng tài chính và phòng kế toán nhập làm một, các nghiệp vụ tài chính đều do các kế toán thực hiện mà họ lại không có chuyên môn sâu về lĩnh vực tài chính gây ra sự quá tải trong công việc và giảm chất lượng công tác tài chính. Có thể nói đây là nguyên nhân chính tác động đến việc sử dụng không hiệu quả các dòng ngân lưu ra vào của doanh nghiệp. Các khoản phải thu của công ty trong các năm liên tục tăng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH của doanh nghiệp, khách hàng chiếm dụng vốn lớn của công. Việc bán hàng chịu, chưa thu tiền ngay có thể giúp Công ty bán được nhiều hàng, mở rộng thị phần. Hơn nữa do sự cạnh tranh về mặt hàng này trên thị trường rất lớn nên công ty phải đẩy mạnh chính sách tín dụng để làm sao có thể đưa sản phẩm tới khách hàng. Đồng thời do khâu thẩm định chưa tốt và việc kiểm soát cấp tín dụng thương mại quá nhiều mà không hiệu quả làm cho khoản phải thu của công ty quá cao. Hiện nay vốn của công ty chủ yếu là vốn đi vay bao gồm cả vay dài hạn và vay ngắn hạn. Xét một khía cạnh nào đó thì các khoản vay dài hạn đã đến hạn trả cũng trở Thang Long University Library 70 thành vay ngắn hạn, do đó yêu cầu đặt ra đối với công ty là phải hạch toán kinh doanh hết sức cẩn thận nếu không sẽ gặp rủi ro. Một nguyên nhân quan trọng nữa được thể hiện ở yếu tố con người, trình độ nhận thức và quản lý của một số cán bộ công nhân viên trong công ty là rất tốt nhưng chủ trương kinh doanh của nhà lãnh đạo là mở rộng thị trường nên tìm mọi cách để bán được nhiều hàng, chấp nhận bỏ ra chi phí và bán hàng chưa thu tiền ngay cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những hạn chế mà công ty gặp phải Nguyên nhân khách quan Thị trường tài chính chưa phát triển, chưa tạo điều kiện quản lý tài sản lưu động hiệu quả, cho nên việc huy động vốn thông qua thị trường tài chính vẫn còn nhiều hạn chế. Công ty mới chỉ huy động được từ nguồn ngân sách Nhà nước, vay ngân hàng, tín dụng thương mại... chứ chưa có cơ hội để áp dụng các hình thức huy động vốn mới như phát hành trái phiếu, mua bán nợ trên thị trường chứng khoán... Tóm lại qua phân tích thực trạng hiệu quả quản lý dòng tiền trong ngắn hạn của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú ta thấy rằng trong thời gian qua công ty đã có những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên khi đi sâu vào phân tích thấy rằng bên cạnh những kết quả đạt được công ty vẫn còn tồn đọng một số hạn chế trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong việc quản lý dòng tiền ngắn hạn nói riêng. Từ tình hình thực tế trên của Công ty đòi hỏi những giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng quản lý dòng tiền trong ngắn hạn. Kết luận chương 2 Chương 2 của bài luận văn đã phân tích từ tổng quát đến cụ thể của tình hình hoạt động SXKD, biến động trong tài sản nguồn vốn và công tác quản trị dòng tiền của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú trong giai đoạn 2010 – 2013. Trong đó, công tác quản trị dòng tiền được phân tích một cách cụ thể thông qua việc quản lý các khoản mục, chỉ tiêu có ảnh hưởng trực tiếp tới biến động dòng tiền của Công ty như quản trị khoản phải thu, phải trả, quản trị hàng tồn kho. Ngoài ra, công tác quản trị dòng tiền còn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu kinh tế liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng tổng tài sản Từ kết quả phân tích đó, bài viết đã rút ra những ưu điểm đã đạt được và những hạn chế trong công tác quản trị dòng tiền của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú trong giai đoạn 2010 – 2013. Đối với những ưu điểm, đề nghị Công ty tiếp tục duy trì và phát huy, đối với những nhược điểm, bài luận văn sẽ trình bày một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị dòng tiền của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú trong chương 3 dưới đây. 71 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP VĨNH PHÚ 3.1. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú đến năm 2020 Căn cứ vào tình hình thực tế và những đặc điểm riêng cũng như các nguồn lực tiềm năng của mình, Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú đã đặt ra những mục tiêu phát triển mới như sau: Về công tác sản xuất Công ty cố gắng kiện toàn hệ thống sản xuất, tiếp tục nghiên cứu cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các dây chuyền, tiết giảm tối đa chi phí tiêu hao nguyên vật liệu và chi phí vận hành máy móc thiết bị, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo sản xuất an toàn, liên tục. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thuê chuyên gia kiểm tra chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm liên tục được cải thiện.Tiếp tục thực hiện các công tác kiểm soát chi phí, theo dõi chặt chẽ những biến động về giá nguyên liệu trên thị trường, tính toán nhu cầu và thời điểm mua nguyên vật liệu thích hợp để chọn được giá mua tốt nhất, đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Về công tác kinh doanh Công ty luôn nỗ lực tìm kiếm và tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu, phấn đấu tăng tỷ trọng xuất khẩu lên 15% - 20% tổng doanh thu, linh hoạt điều tiết sản lượng cung ứng giữa thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu phù hợp diễn biến thị trường nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh.Công ty cần tiến hành các bước chuẩn bị cần thiết nhằm chủ động ứng phó với khả năng bịkiện bán phá giá tại một số thị trường xuất khẩu. Công ty cần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chi nhánh phân phối – bán lẻ bằng việc hoàn thiện cơ chế điều hành thông qua các chính sách và cơ chế giám sát, kiểm soát chặt chẽ. Công ty cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chi nhánh phân phối, mục tiêu trong năm 2014 sẽ mở rộng thêm quy mô hoạt động của chi nhánh Đà Nẵng và TP.HCM. Đẩy mạnh phát triển thương hiệu, tiếp tục thực hiện các chương trình tiếp thị sáng tạo, đa dạng, hiệu quả để xây dựng chuỗi thương hiệu mạnh, thân thiện và hướng đến cộng đồng. Về công tác phát triển nguồn nhân lực Đào tạo đội ngũ cán bộ kế thừa, quản trị viên dự nguồn, nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng quản lý của cán bộ công nhân viên, tìm các chuyên gia tại các trường kinh tế để mở các lớp đào tào nghiệp vụ quản lý cho các cấp lãnh đạo trong phòng ban. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ISO trong toàn Công ty, Thang Long University Library 72 Kế hoạch kinh doanh năm 2014 Căn cứ tốc độ phát triển của thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu, năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như dự báo về diễn biến sắp tới của nền kinh tế, Hội đồng Quản trị giao kế hoạch kinh doanh cho năm 2014 như sau: Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị Doanh thu thuần Tỷ đồng 1.300 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 13 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 11,5 (Nguồn: Phòng kế toán) 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị dòng tiền ngắn hạn tại Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú 3.2.1. Một số nguyên tắc khi thực hiện cải thiện hoạt động quản trị dòng tiền ngắn hạn Dòng tiền là mấu chốt cho việc đảm bảo tính thanh khoản của doanh nghiệp. Dòng tiền cũng như dòng nước, doanh nghiệp cần chú ý duy trì dòng chảy phù hợp giữa dòng vào và dòng ra. Trong khi đó, Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú quản lý tiền thu chi chưa có kế hoạch xử lý dòng tiền của mình, đặc biệt chưa có giải pháp làm việc với các bên cung cấp tài chính, ví dụ các chủ đầu tư, ngân hàng về dòng tiền vận hành trong Công ty. Giải pháp đầu tiên mà Công ty cần làm ngay, đó là phải xem xét lại bộ máy kế toán của mình. Từ khi thành lập tới nay truyền thống làm việc tại Công ty chủ yếu dựa trên ghi chép sổ sách và báo cáo theo định kỳ. Trong khi đó, quản trị dòng tiền đòi hỏi quá trình giám sát và lập kế hoạch liên tục trong doanh nghiệp, do đó, Công ty cần làm việc lại với bộ máy kế toán, dự kiến dòng thu, dòng chi trong tương lai như thế nào, lượng tiền thiếu hụt nếu có thể xảy ra ở đâu, khả năng tạo ra tiền của mình bằng cách luân chuyển hàng tồn kho, chuyển đổi các công cụ tài chính và xây dựng chính sách kinh doanh phù hợp. Giảm giá bán, tăng lượng tiêu thụ, đó là những chính sách giúp quản lý dòng tiền hiệu quả hơn. Ngoài ta, Công ty cần phải đa dạng hóa nguồn vốn để đảm bảo dòng tiền của mình, không chỉ dựa vào vốn ngân hàng mà cần huy động từ các nguồn khác. Vốn ngân hàng có tỷ lệ kỳ hạn ngắn khá cao, không thể sử dụng quá tỷ lệ quy định cho vay trung và dài hạn. Một nguyên tắc cần nhớ trong quản trị dòng tiền là, doanh thu, lợi nhuận của Công ty có thể chưa tốt, nhưng dòng tiền luôn luôn phải dương. Vì thế Công ty cần phải thường xuyên có cách sử dụng dòng tiền hiệu quả, như vậy nguồn vốn vay từ 73 ngân hàng mới phát huy tác dụng giúp Công ty giải quyết khó khăn trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động như hiện nay. 3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác hoạt động quản trị dòng tiền ngắn hạn tại Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú Trong giai đoạn 2010 – 2013, Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú còn tồn tại một số hạn chế trong công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn cụ thể trong lĩnh vực quản trị tiền mặt, quản trị các khoản phải thu Một số giải pháp đưa ra sau đây do sự phân tích các chỉ số ở chương 2 và các ý kiến chủ quan của người phân tích, tuy nhiên các giải pháp này có thể đóng góp ý kiến nào đó vào hoạt động tài chính ngắn hạn của Công ty trong thời gian tới. 3.2.2.1 Một số giải pháp đối với tài sản ngắn hạn Sau khi phân tích ta thấy nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế trong việc quản lý dòng tiền ngắn hạn trong Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú là do dự trữ hàng tồn kho lớn, khoản phải thu của công ty chưa cân đối với phải trả, tiền mặt dự trữ chưa phải là tối ưudo đó các giải pháp sau tập trung vào các khoản mục vừa nêu. Đối với các khoản phải thu: công ty đang có khoản phải thu lớn, điều này đặt ra cho lãnh đạo của công ty phải đặt ra những chính sách chặt chẽ để đảm bảo việc thu hồi các khoản nợ một cách linh hoạt và đảm bảo. Một trong các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản phải thu thì chính sách tín dụng thương mại có tác động lớn nhất, nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của các khoản phải thu mà còn làm tăng doanh thu, giảm chi phí hàng tồn kho. Tín dụng thương mại đem đến cho công ty nhiều lợi thế nhưng cũng gặp không ít rủi ro do bán chịu hàng hoá. Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản phải thu, công ty nên áp dụng một số biện pháp như phân tích khả năng tín dụng của khách hàng, phân tích khoản tín dụng được đề nghị và quản lý khoản phải thu. Khả năng tín dụng của khách hàng bao gồm: phẩm chất, tư cách tín dụng, năng lực trả nợ nhanh hay chậm, tình hình tài chính của khách hàngđể xác định thời gian tín dụng và khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Phân tích khoản tín dụng thương mại được đề nghị như: quy mô tín dụng, khả năng sinh lợi, rủi ro tín dụng, thời hạn tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần giá trị hợp đồng ... Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng chẳng hạn nếu vượt quá thời hạn thanh toán theo hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ được thu lãi theo lãi suất quá hạn của ngân hàng ... Sau khi đã cấp tín dụng hình thành khoản phải thu thì phải theo dõi các khoản phải thu, đòi nợ kịp thời và có biện pháp xử lý nợ quá hạn. Một cách để dự phòng tốt nhất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra là trong mỗi kỳ kinh doanh doanh nghiệp phải tính số nợ khó đòi để lập dự phòng phải thu khó đòi. Nợ phải thu khó đòi là những khoản nợ quá hạn 2 năm kể từ ngày Thang Long University Library 74 đến hạn thu nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần những vẫn không thu được hoặc chưa đến 2 năm nhưng con nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc có dấu hiệu khác như bỏ trốn, bị giam giữMức dự phòng tối đa bằng 20% tổng số nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm và đảm bảo doanh nghiệp không bị lỗ. Biện pháp cụ thể: Công ty có thể áp dụng tiêu chuẩn bán chịu khách hàng qua phân tích rủi ro và sử dụng mô hình NPV như sau: Theo số liệu phòng kế toán cung cấp, dự trù cuối năm 2014, tổng số tiền phải thu khách hàng của Công ty là 287.303 triệu đồng. Đồng thời, số ngày khách hàng trả tiền hiện tại mà Công ty đang thực hiện là 60 ngày. Trên thực tế khách hàng có thể trả sớm hơn hoặc muộn hơn 60 ngày, như vậy xác suất không trả nợ đúng hạn và trường hợp phải thuê bên thứ ba để thu hồi nợ quá hạn có phủ định quyết định bán chịu của công ty hay không? Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú có kinh nghiệm quá khứ về các khách hàng cũ và mới, theo các xác suất về thời gian thu tiền như sau (với giả định rằng việc trả và nhận tiền đúng kỳ hạn, dòng tiền sẽ rơi vào gần đúng trung điểm của khoảng thời gian thanh toán trong mô hình NPV): Bảng 3.1. Xác suất thời gian thanh toán của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú trong năm 2013 Thời gian thanh toán Xác suất Trung điểm (ngày) Dưới 1 năm 90% 30 Dưới 2 năm 7% 90 Dưới 3 năm 2% 150 Trên 3 năm 1% Không xác định (Nguồn: Phòng kế toán) Như vậy sau 3 năm, Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú sẽ không tự thu nợ được mà phải thuê công ty mua bán nợ thu hộ. Tỷ lệ bình quân do công ty mua bán nợ thu hồi là 70%. Phí thuê thu nợ và phí pháp lý chiếm 30% số nợ thực thu được, trường hợp này là: 287.303 * 70% * 30% = 60.333 triệu đồng. Khoản phí này sau 3 năm mới phát sinh nhưng trước đó, công ty tự thu và vẫn mất chi phí quản lý và thu tiền vào khoảng 7% trên khoản phải thu khách hàng. Ta có bảng tham số như sau: 75 Bảng 3.2. Bảng tham số chi phí và các khoản phải thu Chỉ tiêu Giá trị Đơn vị Phải thu khách hàng 287.303 Triệu đồng Chi phí giá vốn (80% phải thu) 229.842 Triệu đồng Chi phí quản lý bán chịu và thu tiền 7 % Chi phí sử dụng vốn trong năm 15 % Số ngày trong năm 365 Ngày Chi phí sử dụng vốn 1 ngày 0,0411 % Số ngày bán chịu tối đa 60 Ngày Thu nợ từ khoản thu quá hạn Tỷ lệ trên khoản phải thu 70 % Số tiền thực thu 201.112 Triệu đồng Phí công ty mua bán nợ thu hộ Tỷ lệ trên khoản thực thu 30 % Số tiền 60.333 Triệu đồng Từ bảng tham số 3.2, Công ty có thể dự báo được giá trị hiện tại ròng của khoản phải thu khách hàng như sau: Bảng 3.3. Bảng ước tính giá trị hiện tại ròng của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú 6 tháng cuối năm 2014 Đơn vị: triệu đồng Kỳ thu tiền Trung điểm (ngày) Xác suất Chi phí thu tiền Doanh thu bán chịu PVthu PVchi NPV NPV kỳ vọng Dưới 1 năm 30 90% 0 287.303 283.804 229.842 53.962 48.566 Dưới 2 năm 90 7% 20.111 267.192 257.661 229.842 27.819 1.947 Dưới 3 năm 150 2% 40.222 247.081 232.733 229.842 2.891 57 Trên 3 năm Không xác định 1% 60.333 100.557 100.557 229.842 (129.285) (1.293) Tổng 49.277 Ta có thời gian thu tiền của khoản phải thu, trung điểm ngày thu tiền và xác suất thanh toán như trong bảng 3.1. Ở chi phí quản lý và thu tiền, trong khoảng thời gian dưới 1 năm, Công ty không phải tốn chi phí quản lý và thu tiền, từ thời gian 1 năm trở đi đến dưới 3 năm, công ty tự tổ chức thu tiền với tốn chi phí là 20.111 triệu đồng mỗi năm (7% * 287.303 triệu đồng). Nhưng trên 3 năm, công ty phải thuê bên ngoài thu hộ, chi phí thuê thu hộ (trên số tiền thực thu bình quân) là 60.333 triệu đồng. Doanh thu bán chịu của công ty trong 6 tháng cuối năm này chính là khoản phải thu khách hàng (287.303 triệu đồng) trừ đi chi phí bán chịu và thu tiền. Riêng đối với Thang Long University Library 76 thời gian thu tiền trên 3 năm, ngoài chi phí thuê thu hộ là 60.333 triệu đồng, hàng năm trước đó công ty đã phải trả khoản chi phí 40.222 triệu đồng cho việc quản lý bán chịu và thu tiền. Mặt khác trong số nợ quá hạn chỉ thu được 201.112 triệu đồng nên doanh thu bán chịu lúc này chỉ còn là 100.557 triệu đồng. Giá trị hiện tại ròng NPV của doanh thu bán chịu là hiệu số của giá trị hiện tại ròng thu (PVthu) và giá trị hiện tại của dòng chi (PVchi). Cụ thể trong thời gian dưới 1 năm, NPV =53.962 triệu đồng được tính toán như sau: PVthu = 287.303/ (1 + 0,0411% * 30) = 283.804 triệu đồng PVchi = 229.842/ (1 + 0,0411% * 0) = 229.842 triệu đồng NPV = 283.804 - 229.842 = 53.962 triệu đồng Tương tự với các thời gian còn lại ta có NPV tương ứng với từng thời kỳ. Lưu ý rằng giá trị hiện tại PVchi của chi phí giá vốn bằng chính nó là 229.842 triệu đồng vì chi phí phát sinh ở thời điểm 0 nên không có khoảng cách thời gian. Đối với thời gian trên 3 năm, PVthu = doanh thu bán chịu = 100.557 triệu đồng là vì thời gian không xác định. Cuối cùng là giá trị hiện tại ròng kỳ vọng chính bằng xác suất của thời gian thu nợ nhân với NPV tương ứng. Như vậy, giá trị hiện tại ròng (NPV) của doanh thu bán chịu trong điều kiện rủi ro là 49.277 triệu đồng, do đây là kết quả lớn hơn 0 nên Công ty vẫn có thể chấp thuận bán chịu cho khách hàng. 3.2.2.2 Cải thiện lưu lượng tiền mặt Để duy trì được dòng chảy tối ưu tiền mặt tốt cần phải quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, tới việc tăng hạn mức nợ tín dụng, cho tới việc quản lý hàng tồn kho. Điều cốt yếu giúp cho việc quản lý dòng tiền có hiệu quả là phải điều hoà được dòng tiền chảy vào và dòng tiền chảy ra trong doanh nghiệp. Việc cải thiện dòng chảy tiền sẽ làm giảm số vốn cố định cần để đầu tư cho công việc kinh doanh. Một dòng tiền tăng trưởng ổn định cũng giúp nhìn thấy trước được một mẫu hình kinh doanh, điều này làm cho doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch và lên ngân sách cho việc phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Tận dụng tối đa các hạn mức mua chịu Tận dụng tối đa thời gian cho phép nợ tiền hàng của nhà cung cấp (thường là 60 hoặc 90 ngày), xem như đây là một khoản vay mà không phải trả lãi. Nó giúp cho Công ty có đủ thời gian để thu tiền bán hàng trong khi không cần phải trả nợ sớm. Tận dụng các khoản chiết khấu thanh toán của nhà cung cấp Nếu các nhà cung cấp đề nghị chiết khấu cho Công ty nếu Công ty trả tiền sớm (thường là trong vòng hai tuần kể từ ngày nhận được hoá đơn), Công ty nên tận dụng 77 cơ hội này. Ví dụ 2% chiết khấu trên trị giá hoá đơn trong 30 ngày sẽ tương đương với lãi suất 24% lãi trong một năm nếu mang số tiền này đi đầu tư. Nếu các nhà cung cấp không đề nghị kiểu khuyến khích này, Công ty hãy yêu cầu họ, rất có thể họ sẽ vui lòng chiết khấu để đổi lấy việc họ sẽ nhận được tiền sớm hơn. Cân đối lượng khách hàng Nhiều công ty chuyên ngành cũng như các công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp- như các công ty quảng cáo và quan hệ công chúng, các công ty dịch vụ kế toán, luật, bất động sản, đều làm việc với các khách hàng theo từng dự án. Vì vậy hãy tìm cách để biến một số khách hàng này thành khách hàng thường xuyên, hàng tháng họ phải trả một khoản tiền nhất định cho một số dịch vụ. Công ty có thể khuyến khích để họ trở thành khách hàng thường xuyên bằng cách khuyến mãi dịch vụ, gia tăng chiết khấu. Điều này làm giảm lợi nhuận nhưng nó sẽ giúp công ty nhìn thấy trước được dòng chảy tiền của mình. Kiểm tra giá bán thành phẩm Giá bán của thành phẩm có theo theo kịp với việc gia tăng chi phí của nó không? Lần cuối cùng Công ty tăng giá bán là khi nào? Nhiều doanh nghiệp nhỏ do dự khi tăng giá bán vì họ e ngại là họ sẽ mất khách hàng. Thực tế các khách hàng thường mong nhà cung cấp của họ tiến hành tăng giá chút ít nhưng thường xuyên. Công ty cũng phải thường xuyên kiểm tra giá ở các đối thủ cạnh tranh. Nếu họ bán giá cao hơn, Công ty nên làm theo. Không đặt mua tất cả ở cùng một nơi Công ty có thể tiết kiệm tiền bằng cách mua hàng từ nhiều nhà cung cấp. Kiểm tra kỹ nơi nào công ty phải trả cho dịch vụ cộng thêm, và nơi nào có thể tiết kiệm do việc chi trả tiền hoá đơn thuần. 3.2.2.3 Kiểm soát chặt chẽ lượng hàng tồn kho Tích trữ quá nhiều hàng trong kho làm cho một số tiền lớn bị đóng băng. Thường xuyên theo dõi vòng quay hàng tồn kho sẽ giúp đảm bảo rằng chúng đang được lưu giữ với một lượng hợp lý cho ngành thép và vật liệu tổng hợp. Công ty có thể làm điều này bằng cách tính toán tỉ số quay vòng hàng hoá (lấy giá vốn hàng bán chia cho giá trị trung bình của lượng hàng tồn kho). Hãy tránh việc mua nhiều hơn số lượng hàng cần trong trường hợp bị các nhà cung cấp nhử mồi bằng chiết khấu lớn; điều này có thể làm cho công ty bị cạn tiền mặt. Hãy kiểm tra định kỳ để xác định hàng chậm luân chuyển và hàng tồn, và nên trì hoãn những đơn hàng tiếp theo để có thể sử dụng lượng hàng đang tồn trong kho hoặc thanh lý chúng với giá vốn để cải thiện dòng chảy tiền mặt. Thang Long University Library 78 3.2.2.4 Một số giải pháp khác đối với Công ty Khi mà các nhà quản trị tài chính làm hết khả năng của mình thì doanh nghiệp cũng phải lên tiếng giúp đỡ trong việc tháo gỡ những khó khăn về tài chính đó bởi việc nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính sẽ tác động đến các hoạt động khác và nếu hoạt động tài chính gắp khó khăn thì các hoạt động khác cũng không thể suôn sẻ. Các giải pháp đối với doanh nghiệp tập trung vào việc xây dựng một hệ thống thu thập và xử lý thông tin kịp thời, chính xác; củng cố và tăng cường hệ thống kiểm trả, giám sát và phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp; đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động nhằm tằng doanh thu, giảm chi phí và tăng lợi nhuậnvì đây cũng là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý tài chính ngắn hạn. Xây dựng hệ thống thông tin hoàn hảo trong công ty nhằm cung cấp thông tin cho hoạt động tài chính một cách thường xuyên, chính xác. Công ty cần chú trọng đến việc thu thập thông tin về khách hàng, khả năng tài chính, đạo đức cũng như hiệu quả hoạt động của họ. Những thông tin này không những phục vụ trong việc cấp tín dụng thương mại cho khách hàng mà biết được nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng để có phương án tiếp tục hợp tác phát triển, giúp tăng hiệu quả hoạt động của toàn công ty. Những thông tin về thị trường, về sự biến động của nền kinh tế cũng vô cùng quan trọng trong việc dự trữ hàng hoá cho công ty. Để xây dựng được một hệ thống cung cấp thông tin như vậy công ty cần phối hợp phòng kế hoạch thị trường với các phòng ban khác nhằm xác định nhu cầu thông tin và phương án tìm kiếm thông tin. Ngoài ra việc sử dụng mạng nội bộ và mạng toàn cầu Internet cũng là một biện pháp cung cấp thông tin cập nhật và nhanh chóng nhất. Sử dụng đội ngũ nhân viên có trình độ về công nghệ thông tin đảm trách nhiệm vụ tìm kiếm thông tin, nhận biết những thay đổi của môi trường bởi thông tin là vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động chứ không riêng gì hoạt động tài chính ngắn hạn. Đây là biện pháp cần làm ngay bởi trong các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính ngắn hạn ở trên có đề cập đến việc mở rộng tín dụng thương mại và giảm dự trữ nên công ty rất cần có những thông tin chính xác về thị trường, khách hàng để xác định mức tín dụng và dự trữ tối ưu, tránh được rủi ro. Định kỳ tổ chức hoạt động phân tích tài chính để phòng ngừa rủi ro và đánh giá những mặt đã đạt được cũng như chưa được của công ty. Tránh để công ty rơi vào tình trạng mất an toàn do mất khả năng thanh toán hoặc nợ quá hạn quá lớn. Như đã phân tích thì công ty đang có xu hướng giảm khả năng thanh toán nếu không phân tích kịp thời thì việc lợi nhuận của công ty tăng lên trong nhưng năm gần đây cũng không thể bù đắp được nhu cầu thanh toán của công ty. Các báo cáo tài chính chỉ cung cấp những thông tin tài chính còn để nhận biết tình hình tài chính thì phải phân tích nó. Đôi khi kết quả hoạt động có lãi đánh lừa những nhà quản lý về thực trạng hoạt động của công 79 ty do đó việc phân tích tài chính là quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty và tránh rủi ro. Bên cạnh đó là việc công khai tình hình tài chính của công ty. Việc công khai này không những là cần thiết đối với các nhà cung cấp cũng như đối với khách hàng và khách hàng tiềm năng của công ty, đồng thời việc công khai này còn giúp các nhà đầu tư thấy được khả năng hoạt động của công ty để có kế hoạch đầu tư vào công ty. Tuy nhiên việc công khai này có thể làm khi kiểm toán hay cấp trên yêu cầu. Tăng cường và mở rộng hơn nữa mối quan hệ của công ty với bên ngoài: Cùng với việc mở rộng thị trường và phát triển, sự phụ thuộc giữa công ty với thị trường và với bên ngoài doanh nghiệp là rất chặt chẽ. Công ty cần phải khai thác tốt thị trường cũng như các quan hệ bạn hàng để có nhiều hơn nữa cơ hội phát triển kinh doanh. Công ty cần giải quyết tốt các mối quan hệ với khách hàng. Cần phục vụ khách hàng một cách chu đáo, nhiệt tình, thân thiện. Tạo sự tín nhiệm, uy tín và danh tiếng của công ty trên thị trường bằng cách đảm bảo chất lượng, giá cả sản phẩm cũng như thời gian, cung cách phục vụ. Uy tín là điều kiện đảm bảo hiệu quả lâu dài cho công ty. Đồng thời giải quyết tốt mối quan hệ với nhà cung ứng và các tổ chức khác có liên quan cũng là điều kiện để công ty có thể giảm bớt được chi phí của các nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh đó, cũng cần giải quyết tốt các mối quan hệ với cơ quan chức năng quản lý vĩ mô vì chỉ trên cơ sở này mọi hoạt động của công ty mới có thể diễn ra thuận lợi. Như đã đề cập ở trên ta nhận thấy để nâng cao hiệu quả huy động vốn bằng tiền của minh công ty cần có mối quan hệ tốt với các tổ chức tài chính. Hiện nay một lượng ngân quỹ mới của công ty là đi vay ngân hàng, đây sẽ là một nguồn vốn khá quan trọng trong bất cứ doanh nghiệp nào. Do đó ngân hàng phải tạo cho mình mối quan hệ tốt với ngân hàng để đảm bảo sự ổn định của nguồn vốn mới này. Đổi mới tư duy, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dòng tiền ngắn hạn và quản lý tài chính doanh nghiệp nói chung. Lối tư duy cũ của lối làm ăn cũ đã ăn sâu vào các doanh nghiệp nhà nước, làm cho nó hoạt động không hiệu quả. Những tư duy đó là: chỉ xem xét vấn đề một cách riêng rẽ, tách rời, không đặt nó trong một tổng thể đa dạng, phức tạp vốn có của nó. Hậu quả của những tư duy đó là dễ sa vào hình thức, xem nhẹ hiệu quả, đề cao kết quả. Nhất là các quan niệm về hoạt động quản lý, họ cho rằng quản lý là giữ cho đối tượng quản lý nguyên vẹn, không suy chuyển, bắt nó vận động theo ý muốn chủ quan của một người quản lý cao nhất. Lối tư duy kiểu mới cho rằng: quản lý là tác động vào đối tượng quản lý một cách hợp quy luật khách quan, làm cho nó phát triển theo những quy mô và nhịp độ đã được xác định bằng các phương pháp khoa học, thực tiễn có hiệu quả nhất. Để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì từ đội ngũ những nhà quản lý tài chính cần thay đổi tư duy Thang Long University Library 80 và các biện pháp quản lý của mình. Trong đó các biện pháp tập trung vào việc hình thành một cơ chế kiểm soát hoạt động trong công ty. Cụ thể: Công ty tự giám sát hoạt động của nội bộ công ty như lập các ban kiểm soát nội bộ. Đối với một công ty lớn như công ty kết cấu thép thì việc lập ra một bộ phận chuyên trách để kiểm soát nội bộ công ty và các đơn vị thành viên là điều cần thiết để nâng cao khả năng kiểm soát hoạt động của những người quản lý công ty. Công ty chịu sự giám sát các chủ nợ, các cổ đông, sự gián mát của khách hàng, của đối thủ cạnh tranhhoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ như vậy công ty sẽ phải hoạt động hiệu quả hơn để tạo hình ảnh tốt đối với khách hàng, nhà đầu tư Quy trách nhiệm rõ ràng cho mỗi thành viên đảm trách mỗi công việc trong công ty để nâng cao tính trách nhiệm đối với công việc được giao. Bên cạnh đó bản thân nhà quản trị doanh nghiệp phải luôn mạnh dạn đưa ra các quyết định sáng tạo. Giải thích, hướng dẫn để thực hiện các quyết định có hiệu quả. Phân bổ tài chính, thiết bị, nhân sự, phương tiện hợp lý để tổ chức thực hiện có hiệu quả các quyết định. Tổng kết và đánh giá các quyết định trong quá khứ làm căn cứ để ra quyết định trong hiện tại và kế hoạch cho tương lai của công ty. Kiến nghị hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của cấp trên về những khó khăn gặp phải của công ty trong quá trình hoạt động. Những khó khăn công ty gặp phải đôi khi trong khả năng của mình công ty không thể giải quyết nổi, khi đó một sự giúp đỡ của nhà nước hay cơ quan cấp trên sẽ giúp công ty tránh khỏi khủng hoảng và ổn định hơn. Tuy nhiên công ty cũng không nên quá dựa dẫm vào người khác bởi công ty cũng phải lo cho tình hình hoạt động của các đơn vị thành viên. Việc đưa ra kiến nghị là cần thiết nhưng yêu cầu sự giúp đỡ chỉ khi công ty gặp vấn đề nghiêm trọng mà không giải quyết được sẽ ảnh hưởng đến cả các đơn vị khác trong ngành. Ngoài ra, có rất nhiều biện pháp để công ty có thể nâng cao hiệu quả hoạt động hàng ngày trong đó có hoạt động tài chính hàng ngày hay hoạt động tài chính ngắn hạn. Các giải pháp như nâng cao trình độ người lao động, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng hợp đồng Nhưng trong phạm vi chuyên đề về quản lý dòng tiền ngắn hạn chỉ đề cập đến các giải pháp chủ yếu và có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến công tác quản lý dòng tiền ngắn hạn này. Kết luận chương 3 Trong nội dung chương 3, bài luận văn đã tìm hiểu định hướng phát triển của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú tính đến năm 2020, từ đo đưa ra các giải pháp thích hợp để hoàn thiện công tác quản trị dòng tiền tại Công ty. Cụ thể là các giải pháp cải thiện lưu lượng tiền mặt, các giải pháp quản lý các khoản phải thu, khả năng thanh toán KẾT LUẬN Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề quản lý hiệu quả dòng tiền ngắn hạn có vai trò hết sức quan trọng của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú nói riêng. Quản lý và sử dụng hiệu quả dòng tiền ngắn hạn góp phần nâng cao công tác quản lý tài chính, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả quản lý dòng tiền nói riêng không phải là vấn đề giải quyết ngày một ngày hai mà nó là mục tiêu phấn đấu lâu dài của công ty. Trong những năm qua Công ty đã có nhiều cố gắng, tích cực vươn lên trong sản xuất kinh doanh, làm ăn có lãi nhưng gặp phải không ít những khó khăn về việc quản lý dòng tiền ngắn hạn sao cho có hiệu quả. Do tính phức tạp của vấn đề, trình độ năng lực còn nhiều hạn chế nên khóa luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo từ các thầy cô giáo và sự đóng góp ý kiến của các bạn để có thể hoàn thiện hơn đề tài của mình. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn cô giáo hướng dẫn – Th.s Lê Thị Hà Thu đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em, để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này! Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2014 Sinh viên Cao Thị Thùy Dương Thang Long University Library DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GV Lê Đức Tâm, Trường đại học xây dựng Miền trung, giáo trình quản trị sản xuất 2. PGS.TS Phạm Quang Trung, Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân (2009) 3. PGS.TS Lưu Thị Hương, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân (2012) 4. ThS. Bùi Anh Tuấn – ThS. Nguyễn Hoàng Nam, Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Nông nghiệp (2006) 5. Ths. Ngô Thị Quyên (2014), slide bài giảng Quản lý tài chính doanh nghiệp 1, Đại học Thăng Long 6. Một sô tài liệu đã được trích nguồn trong bài viết. Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú giai đoạn 2010 – 2013 Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch giữa năm 2011 và 2010 2012 và 2011 2013 và 2012 TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 652.225 616.717 550.845 479.673 (35.508) (65.872) (71.172) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 31.634 23.744 17.758 10.910 (7.890) (5.986) (6.848) II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3.757 1.196 82 26 (2.561) (1.114) (56) 1. Đầu tư ngắn hạn 4.374 4.431 82 82 57 (4.349) 0 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (617) (32.235) (56) (31.618) 32.235 (56) III. Các khoản thu ngắn hạn 287.705 378.273 345.225 307.796 90.568 (33.048) (37.429) 1. Phải thu của khách hàng 269.845 329.700 339.535 295.346 59.855 9.835 (44.189) 2. Trả trước cho người bán 15.553 45.335 2.417 15.214 29.782 (42.918) 12.797 3. Các khoản phải thu khác 2.307 3.238 3.274 2.695 931 36 (579) 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (5.459) 0 0 (5.459) IV. Hàng tồn kho 314.740 204.709 172.460 148.042 (110.031) (32.249) (24.418) V. Tài sản ngắn hạn khác 14.389 8.795 15.319 12.900 (5.594) 6.524 (2.419) 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 141 71 164 141 (70) 93 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 9.483 2.922 5.711 (6.561) 2.789 (5.711) 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 160 46 3 (114) (46) 3 4. Tài sản ngắn hạn khác 4.746 5.686 9.537 12.733 940 3.851 3.96 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 327.131 419.999 483.974 475.176 92.868 63.975 (8.798) I. Các khoản phải thu dài hạn 74.657 160.000 85.343 (160.000) 0 Thang Long University Library II. Tài sản cố định 96.569 95.948 162.561 152.313 (621) 66.613 (10.248) 1. Tài sản cố định hữu hình 70.226 62.716 120.242 109.488 (7.510) 57.526 (10.754) Nguyên giá 129.978 132.003 201.953 204.858 2.025 69.950 2.905 Giá trị hao mòn lũy kế (59.752) (69.288) (81.710) (95.371) (9.536) (12.422) (13.661) 2. Tài sản cố định vô hình 177.091 16.735 16.379 16.024 (160.356) (356) (355) Nguyên giá 18.289 18.289 18.289 18.289 0 0 0 Giá trị hao mòn lũy kế (1.198) (1.554) (1.909) (2.265) (356) (355) (356) 2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 9.251 16.497 25.939 26.801 7.246 9.442 862 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 147.290 152.165 312.165 310.755 4.875 160.000 (1.410) 1. Đầu tư vào công ty con 74.650 74.650 74.650 74.650 0 0 0 2.Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 72.640 77.515 77.515 77.515 4.875 0 0 3. Đầu tư dài hạn khác 160.000 160.000 0 160.000 0 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (1.410) (1.410) V. Tài sản dài hạn khác 8.616 11.886 9.249 12.108 3.270 (2.637) 2.859 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 979.356 1.036.716 1.034.819 954.849 57.360 (1.897) (79.970) NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 495.252 575.198 566.218 478.608 79.946 (8.980) (87.610) I. Nợ ngắn hạn 482.822 555.092 563.272 457.530 72.270 8.180 (105.742) 1. Vay và nợ ngắn hạn 409.543 344.399 389.751 399.507 (65.144) 45.352 9.756 2. Phải trả người bán 67.024 203.137 143.465 46.044 136.113 (59.672) (97.421) 3. Người mua trả tiền trước 714 918 4.763 3.252 204 3.845 (1.511) 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 86 151 475 2.418 65 324 1.943 5. Phải trả người lao động 2.346 723 2.441 1.232 (1.623) 1.718 (1.209) 6. Chi phí phải trả 331 1.146 3.159 907 815 2.013 (2.252) (Nguồn: Phòng kế toán) 7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 317 2.563 18.015 534 2.246 15.452 (17.481) 8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 2.460 2.056 1.202 2.635 (404) (854) 1.433 II. Nợ dài hạn 12.430 20.106 2.947 21.078 7.676 (17.159) 18.131 3. Phải trả dài hạn khác 2.167 2.000 2.530 21.049 (167) 530 18.519 4. Vay và nợ dài hạn 98.571 17.491 (81.080) (17.491) 0 6. Dự phòng trợ cấp mất việc 406 616 210 (616) 0 8. Doanh thu chưa thực hiện 417 29 0 417 (388) B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 484.105 461.517 468.601 476.241 I. Vốn chủ sở hữu 484.105 461.517 468.601 476.241 (22.588) 7.084 7.640 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 357.997 357.997 375.997 375.997 0 18.000 0 2. Thặng dư vốn cổ phần 67.811 67.8101 67.811 67.811 0 0 0 4. Cổ phiếu quỹ (7.078) (15.990) (15.990) (15.990) (8.912) 0 0 7. Quỹ đầu tư phát triển 6.889 9.806 9.806 11.882 2.917 0 2.076 8. Quỹ dự phòng tài chính 3.319 4.778 4.778 5.816 1.459 0 1.038 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 37.166 19.116 26.199 30.726 (18.050) 7.083 4.527 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 979.356 1.036.716 1.034.819 954.849 57.360 (1.897) (79.970) Thang Long University Library Phụ lục 2: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú giai đoạn 2010 – 2013 Đơn vị: VND Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch năm 2010 và 2011 2011 và 2012 2012 và 2013 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.622.301.204.625 2.067.095.964.349 2.075.434.123.456 1.656.267.924.204 444.794.759.724 8.338.159.107 (419.166.199.252) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1.516.725.746 15.723.924.404 4.537.907.727 7.128.760.693 14.207.198.658 (11.186.016.677) 2.590.852.966 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.620.784.478.879 2.051.372.039.945 2.070.896.215.729 1.649.139.163.511 430.587.561.066 19.524.175.784 (421.757.052.218) 4. Giá vốn hàng bán 1.529.998.708.589 1.975.105.484.567 2.008.686.654.539 1.560.856.920.145 445.106.775.978 33.581.169.972 (447.829.734.394) 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 90.785.770.290 76.266.555.378 62.209.561.190 88.282.243.366 (14.519.214.912) (14.056.994.188) 26.072.682.176 6. Doanh thu hoạt động tài chính 32.456.893.396 33.571.846.999 36.167.649.981 26.761.598.260 1.114.953.603 2.595.802.982 (9.406.051.721) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch năm 2010 và 2011 2011 và 2012 2012 và 2013 7. Chi phí tài chính - Chi phí lãi vay 56.062.884.677 55.404.346.508 66.251.496.100 63.361.182.677 59.647.234.392 58.490.362.913 46.777.091.485 44.257.512.944 10.188.611.423 7.956.836.170 (6.604.261.708) (4.870.819.760) (12.870.142.907) (14.232.849.969) 8. Chi phí bán hàng 22.372.927.219 26.440.787.388 17.046.277.267 32.581.339.348 4.067.860.169 (9.394.510.121) 15.535.062.081 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 15.557.599.509 15.004.989.311 14.872.177.486 19.218.665.064 (552.610.198) (132.811.825) 4.346.487.578 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 29.249.252.281 2.141.129.578 6.811.522.026 16.466.745.729 (27.108.122.703) 4.670.392.448 9.655.223.703 11. Lợi nhuận khác 34.109.393 1.941.716.479 828.498.640 (1.195.947.182) 1.907.607.086 (1.113.217.839) (2.024.445.822) 12. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 29.283.361.674 4.082.846.057 7.640.020.666 15.270.798.547 11.545.098.383 (33.188.439.391) 7.630.777.881 13. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 3.756.702.448 439.484.606 556.641.447 1.593.550.831 (3.317.217.842) 117.156.841 1.036.909.384 14. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 25.526.659.226 3.643.361.451 7.083.379.219 13.677.247.716 (21.883.297.775) 3.440.017.768 6.593.868.497 Thang Long University Library Phụ lục 3: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú giai đoạn 2010 – 2013 Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 chênh lệch 2011 và 2010 2012 và 2011 2013 và 2012 I Lưu chuyển từ hoạt động SXKD 1. Lợi nhuận trước thuế 29.283 4.083 7.640 15.271 (25.200) 3.557 7.631 2. Điều chỉnh cho các khoản Khấu hao tài sản cố định 10.531 11.249 12.779 15.191 718 1.530 2.412 Các khoản dự phòng 617 2.618 (3.235) 6.925 2.001 (5.853) 10.160 Lãi,lỗ từ hoạt động đầu tư (7.950) (31.746) (30.824) (23.427) (23.796) 922 7.397 Chi phí lãi vay 55.404 63.361 58.490 44.258 7.957 (4.871) (14.232) 3. Lợi nhuận trước thay đổi vốn lưu động 87.885 49.565 44.849 58.217 (38.320) (4.716) 13.368 Tăng, giảm các khoản phải thu (178.734) (84.199) 23.047 34.342 94.535 107.246 11.295 Tăng, giảm hàng tồn khi (143.390) 110.031 32.249 24.419 253.421 (77.782) (7.830) Tăng, giảm các khoản phải trả( không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp) 20.283 136.724 (38.833) (97.104) 116.441 (175.557) (58.271) Tăng,giảm chi phí trả trước 228 (3.411) 2.708 (2.952) (3.639) 6.119 (5.660) Tiền lãi vay đã trả (55.906) (62.512) (56.579) (47.112) (6.606) 5.933 9.467 Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (5.304) (325) (106) (1.137) 4.979 219 (1.031) Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 44.495 18.146 26.650 15.398 (26.349) 8.504 (11.252) Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (21.514) (21.569) (23.849) (15.369) (55) (2.280) 8.480 Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh (251.956) 142.448 9.955 (31.297) 394.404 (132.493) (41.252) II. Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư 1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác (15.357) (10.478) (79.879) (6.096) 4.879 (69.401) 73.783 CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 chênh lệch 2011 và 2010 2012 và 2011 2013 và 2012 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 836 15 916 836 (821) 901 3. Tiền chi cho vay,mua các công cụ nợ của đơn vị (70.800) (85.513) (14.713) 85.513 4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 10.000 1.972 (10.000) 1.972 (1.972) 5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (19.982) (4.875) 15.107 4.875 6. Tiền thu hôi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 8.668 (8.668) 7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 7.990 30.479 33.825 23.827 22.489 3.346 (9.998) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (79.480) (69.550) (44.067) 18.647 9.930 25.483 62.714 III. Lưu chuyển từ hoạt động tài chính 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 6.049 (6.049) 2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu can doanh nghiệp đã phát hành (7.078) (8.913) (1.835) 8.913 3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 1.411.777 1.393.309 1.845.101 1.543.661 (18.468) 451.792 (301.440) 4. Tiền chi trả nợ gốc vay (1.384.286) (1.450.748) (1.816.974) (1.533.905) (66.462) (366.226) 283.069 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (22.533) (14.436) (3.954) 8.097 14.436 (3.954) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 3.930 (80.788) 28.127 5.802 (84.718) 108.915 (22.325) (Nguồn: Phòng kế toán) Thang Long University Library Phụ lục 4: Bảng tài trợ của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp Vĩnh Phú qua 2 năm 2011 – 2012 Đơn vị tính: VNĐ CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2011 Sử dụng Tỷ trọng (%) Tạo vốn Tỷ trọng (%) Tiền và các khoản tương đương tiền 17.758.402.901 23.743.959.378 - 5.985.556.477 1,79 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 81.600.000 1.195.950.000 - 1.114.350.000 0,33 Phải thu của khách hàng 339.534.835.018 329.699.583.201 9.835.251.817 2,95 - Trả trước cho người bán 2.416.927.155 45.335.451.296 - 42.918.524.141 12,87 Các khoản phải thu khác 3.273.710.360 3.237.825.202 35.885.158 0,01 - Hàng tồn kho 172.460.339.622 204.709.444.440 - 32.249.104.818 9,67 Tài sản ngắn hạn khác 15.318.987.559 8.794.568.315 6.524.419.244 1,96 - Phải thu dài hạn khác 160.000.000.000 - 160.000.000.000 47,98 Nguyên giá TSCĐ hữu hình 201.952.927.946 132.003.490.115 69.949.437.831 20,98 - Giá trị hao mòn lũy kế (81.710.490.321) (69.287..668.578) - 12.422.821.743 3,73 Nguyên giá TSCĐ vô hình 18.288.889.829 18.288.889.829 - - Giá trị hao mòn lũy kế (1.909.400.468) (1.553.662.881) - 355.737.587 0,11 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 25.938.583.878 16.496.578.863 9.442.005.015 2,83 - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 312.165.000.000 152.165.000.000 160.000.000.000 47.98 - Tài sản dài hạn khác 9.248.597.753 11.886.244.466 - 2.637.646.713 0,79 Vay và nợ ngắn hạn 389.750.567.806 344.399.065.462 - 45.351.502.344 13,60 Phải trả người bán 143.464.957.058 203.136.736.443 59.671.779.385 17,89 - Người mua trả tiền trước 4.763.209.265 917.993.883 - 3.845.215.382 1,15 CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2011 Sử dụng Tỷ trọng (%) Tạo vốn Tỷ trọng (%) Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 475.409.129 151.140.725 - 324.268.404 0,10 Phải trả người lao động 2.441.223.365 722.595.431 - 1.718.627.934 0,52 Chi phí phải trả 3.158.569.896 1.145.585.157 - 2.012.984.739 0,60 Các khoản phải trả, phải nộp khác 18.015.351.744 2.563.054.265 - 15.452.297.479 4,63 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1.202.438.779 2.055.938.779 853.500.000 0,26 - Nợ dài hạn 2.946.534.918 20.106.273.448 17.159.738.530 5,15 - Vốn chủ sở hữu 468.600.649.272 461.517.270.053 - 7.083.379.219 2,12 TỔNG CỘNG 2.069.637.822.464 2.073.431.307.292 333.472.016.980 100 333.472.016.980 100 (Nguồn: Phòng kế toán) Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa20028_5597.pdf
Luận văn liên quan