Đề tài Hoàn thiện công tác quản trị tài chính tại Bưu điện tỉnh Lai Châu

LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay trên toàn thế giới đang diễn ra xu thế toàn cầu hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng chung với xu thế đó là sự phát triển của khoa học công nghệ. Bưu điện là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu thông tin ở tất cả các lĩnh vực thiết yếu của xã hội.Trong những năm qua, ngành bưu điện đã có những bước phát triển vượt bậc theo hướng đi thẳng vào công nghệ hiện đại đáp ứng ngày càng cao về thông tin bưu chính của toàn xã hội. Cùng với nhiệm vụ đó Bưu điện tỉnh Lai Châu cũng là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, có chức năng tổ chức, xây dựng, quản lý, khai thác mạng lưới, kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh Lai Châu Trong những năm qua Bưu điện tỉnh Lai Châu thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả vừa phải đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo và thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các đơn vị trong nước tham gia cung cấp các dịch vụ Bưu chính viễn thông và đặc biệt trong xu thế cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh lĩnh vực này. Điều đó tác động lớn đến quản lý sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam nói chung, Bưu điện tỉnh Lai Châu nói riêng. Tình hình tài chính doanh nghiệp lành mạnh là một trong những điều kiện tiên quyết giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng bộ, đạt hiệu quả cao. Sự lành mạnh đó có được hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng quản trị tài chính của doanh nghiệp. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản trị tài chính là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng và quản lý chúng sao cho tiết kiệm, có hiệu quả nhất Quản trị tài chính trong doanh nghiệp phải tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu nguồn vốn huy động tối ưu cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Quản trị tài chính phải thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lý đối với doanh nghiệp, vừa bảo vệ được quyền lợi của chủ doanh nghiệp và các cổ đông, vừa đảm bảo được lợi ích hợp pháp, hợp lý cho người lao động; xác định phần lợi nhuận để lại từ sự phân phối này là nguồn quan trọng cho phép doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng cao và bền vững. Quản trị tài chính trong doanh nghiệp còn có nhiệm vụ kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong doanh nghiệp, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích. Hiện nay hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu rộng, càng đặt ra nhiều vấn đề mới đòi hỏi chúng ta biết vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội và hơn nữa phải biết vượt qua những khó khăn đó, các doanh nghiệp Bưu chính đang chịu sự biến động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, chính vì vậy công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp nói chung và tại Bưu điện tỉnh Lai Châu nói riêng, tuy đã được coi trọng nhưng do nhiều nguyên nhân (cả chủ quan và khách quan) nên công tác quản trị tài chính vẫn chưa được triển khai đồng bộ và chưa đáp ứng được so với yêu cầu. Sau thời gian học tập tại học viên Công nghệ Bưu chính Víễn thông, với lượng kiến thức được trang bị về quản trị kinh doanh BCVT đã giúp em có được nhận thức khá sâu sắc về công tác quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp BCVT. Qua thời gian thực tập tốt nghiêp tại Bưu điện tỉnh lai Châu, được sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Bưu điện tỉnh Lai Châu cũng như các đồng nghiệp, cùng với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa QTTCDN - Học viên BCVT em đã hoàn thành báo cáo thực tập tố nghiệp, theo từng nội dung gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan về bưu điện tỉnh Lai Châu. Phần II: Công tác quản trị tài chính tại Bưu điện tỉnh Lai Châu. Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản trị tài chính tại Bưu điện tỉnh Lai Châu. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN I . 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BƯU ĐIỆN TỈNH LAI CHÂU 3 CHƯƠNG I: 3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH LAI CHÂU: 3 I. Khái quát chung về Bưu điện tỉnh Lai Châu: 3 II. Chức năng và nhiệm vụ của Bưu điện tỉnh Lai Châu. 4 1. Chức năng. 4 2. Nhiệm vụ. 5 III. Cơ cấu tổ chức của Bưu điện tỉnh Lai châu. 6 1. Mô tả cơ cấu tổ chức của Bưu điện tỉnh. 6 2. Chức năng, nhiệm vụ của ban Giám đốc, các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc. 8 2.1 Ban Giám đốc: 8 2.2 Phòng Tổ chức - Hành chính: 8 2.3 Phòng kinh doanh Bưu chính viễn thông tin học: 10 2.4 Phòng kế hoạch - đầu tư: 13 2.5 Phòng kế toán thống kê tài chính: 18 CHƯƠNG II. 21 ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH LAI CHÂU 21 I. Quản trị Chiến lược và kế hoạch: 21 II. Quản trị quá trình sản xuất: 21 2.1. Mạng lưới Bưu chính: 22 2.2. Mạng viễn thông: 23 III. Công tác nhân sự. 23 3.1 Công tác tuyển dụng lao động. 23 * Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn tuổi tác qua các năm. 25 V. Công tác MARKETING 28 Sơ đồ bộ máy chuyên trách hoạt động Marketing. 28 PHẦN II. 31 PHẦN THỰC TẬP CHUYÊN SÂU 31 CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH LAI CHÂU 31 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG: 31 2.1.1. Nội dung của công tác Quản trị tài chính trong Doanh nghiệp: 31 2.1.2. Vai trò của công tác Quản trị tài chính trong Doanh nghiệp: 31 2.2. CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH LAI CHÂU: 32 2.2.1. Quản trị vốn cố định của Bưu điện tỉnh Lai Châu: 33 2.2.2. Quản trị vốn Lưu động của bưu điện tỉnh Lai Châu. 37 2.2.3. Quản trị doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Bưu điện tỉnh Lai Châu: 39 2.2.4. Công tác phân tích tài chính tại Bưu điện tỉnh Lai Châu. 44 PHẦN III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ. 46 4.3. KẾT LUẬN; 48

doc48 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2649 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác quản trị tài chính tại Bưu điện tỉnh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm bảo đúng chế độ của Nhà nước quy định. 21. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và các hợp đồng của cơ sở, có trách nhiệm mua sắm, cung ứng vật tư, nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng vv... đảm bảo chất lượng, đáp ứng các yêu cầu cho sản xuất, thông tin Bưu điện. 22. Tổ chức, bố trí, sắp xếp, bảo quản vật tư, nguyên, nhiên vật liệu đúng yêu cầu kỹ thuật đối với từng chủng loại, quản lý việc ghi chép, xuất, nhập đúng chế độ, thủ tục. Có trách nhiệm đề ra biện pháp quản lý, bảo vệ kho tàng theo đúng quy định, tránh lãng phí, thất thoát. 23. Nắm vững tình hình vật tư trong kho, hàng tháng, quý, 6 tháng và một năm phải tổ chức kiểm kê, đối chiếu sổ sách với hiện vật, kết hợp với các phòng chức năng, cán bộ quản lý đánh giá, thanh lý các thiết bị, dụng cụ, vật tư hư hỏng, kém phẩm chất, xin chủ trương sử lý. Đồng thời kiểm tra số lượng, chất lượng các vật tư, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu, dụng cụ mới đưa về để nhập kho hoặc đưa ra sử dụng. Nhiệm vụ cụ thể của từng chức danh trong phòng do phòng phân công và giao nhiệm vụ. Chức năng, quyền hạn của Kế toán trưởng thực hiện theo điều lệ kế toán của Nhà nước và của Tổng công ty quy định. Ngoài những nhiệm vụ chính trên đây, trường hợp cần thiết Giám đốc BĐT có quyền giao thêm công việc khác. CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH LAI CHÂU Trong giai đoạn 2008-2010 Bưu điện tỉnh Lai Châu luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (nay là Tổng công ty Bưu chính Việt nam) giao. Và đạt tốc độ tăng trưởng cao so với năm trước. Hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty giao và kế hoạch của các đơn vị xây dựng để hoàn thành tốt kế hoạch. I. Quản trị Chiến lược và kế hoạch: Hoạch định chiến lược kế hoạch theo năm căn cứ vào hướng dẫn kế hoạch của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam và tình hình dự báo phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Khả năng thực hiện kế hoạch của các đơn vị trực thuộc. Bưu điện tỉnh tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm gửi Tổng công ty phê duyệt , sau khi có kế hoạch tổng công ty giao chính thức Bưu điện tỉnh mở hội nghị tiến hành giao kế hoạch cụ thể cho các đơn vị trực thuộc. Để xác định kết quả thực hiện kế hoạch, chế độ báo cáo và kiểm tra kế hoạch. Kết thúc năm kết hoạch các đơn vị căn cứ kế hoạch được giao, kết quả thực hiện các chỉ tiêu để tự đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của đơn vị mình. Bưu điện tỉnh thẩm định số liệu thực tế thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của từng đơn vị từ đó làm cơ sở xác định kêt quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Bưu điện tỉnh cũng như có cơ sở phân bổ quỹ tiền lương khuyến khích thực hiện kế hoạch cho từng đơn vị. Tình hình thực hiện kế hoạch, sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh được theo dõi hàng tháng báo cáo Tổng công ty, thông qua hội nghị giao ban của lãnh đạo Bưu điện tỉnh nhằm đánh giá việc thực hiện kế hoạch rút ra những bài học kinh nghiệm để chỉ đạo giải quyết kịp thời nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh của toàn Bưu điện tỉnh. II. Quản trị quá trình sản xuất: Trong quá trình sản xuất kinh doanh Bưu điện tỉnh Lai Châu luôn quản lý và điều hành chặt chẽ từ các Bưu điện huyện đến các tổ sản xuất, mặt bằng sản xuất khang trang, bố trí lao động phù hợp trong các khâu sản xuất được chia làm 2 ca, ca 1 làm theo 8 giờ hành chính, ca 2 làm trưa + tối đến 22h00, các ca làm việc chịu sự phân công của tổ trưởng sản xuất và công nhân khai thác đều phải chịu trách nhiệm trong tác nghiệp công việc của mình ngoài ra còn chịu sự kiểm tra, giám sát của kiểm soát viên trong ca sản xuất. Phương pháp tổ chức sản xuất khoa học, hợp lý. Môi trường sản xuất kinh doanh tốt, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động.Làm tốt công tác áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị máy móc hiện đại, đã ứng dụng các phầm mềm trong khai thác dịch vụ như: Phần mềm khai thác Bưu phẩm bưu kiện, Dịch vụ chuyển tiền nhanh, Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện, Dịch vụ phát hành báo chí …Cuối ngày các tổ sản xuất và các đơn vị trực thuộc phải báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh các dịch vụ với phòng Bưu chính Viễn thông tin học, tổng hợp báo cáo Giám đốc. 2.1. Mạng lưới Bưu chính: 2.1.1 Mạng lưới Bưu chính, PHBC: + Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ BC-VT, Tổng Công ty mở rộng mạng lưới Bưu chính, đưa dịch vụ Bưu chính đến gần với khách hàng. + Bưu chính phải thực sự là ngành mũi nhọn, phải đi trước đón đầu tạo thế mạnh độc lập tự chủ. Lập kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của Bưu chính. Đầu tư công nghệ tiên tiến, đa dạng hoá các dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ. Đảm bảo sự phát triển bền vững và kinh doanh có hiệu quả. + Tin học hoá Bưu chính tới các Bưu điện huyện, thị xã, Bưu cục 3. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện vận chuyển, tự động hoá các khâu khai thác, cơ giới hoá mạng vận chuyển tới các xã. Để rút ngắn thời gian toàn trình. + Mở rộng mạng Bưu cục, đến các khu đông dân, khu đô thị mới. + Nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thống, phát triển các dịch vụ mới. 2.1.2 Về mạng vận chuyển: + Đường thư cấp 1: Có 1 tuyến dài 500 km. Tần xuất giao nhận với các bưu cục dọc đường là 1 chuyến/ngày. + Đường thư cấp 2: Có 3 tuyến dài 350 km/1lượt. Tần xuất giao nhận với đầy đủ các dịch vụ. Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện mở 4 điểm, dịch vụ chuyển tiền mở 02 điểm tại điểm Bưu điện văn hoá xã. - Mạng tin học: Phục vụ việc điều hành và phục vụ một cách nhanh chóng, chính xác và đáp ứng yêu cầu. Có một số dịch vụ đã được tin học hoá: Chuyển tiền, tiết kiệm Bưu điện, EMS, bưu kiện. Bưu cục cấp 1, cấp 2, cấp 3, hạch các đơn vị là 1 chuyến /ngày. + Đường thư cấp 3: Có 61 tuyến dài 1.335 km/1lượt. Tần xuất giao nhận: Có 28 tuyến 1 chuyến/ngày; 33 tuyến 2 ngày/chuyến. Mạng đường thư cấp 1 và 2 đều sử dụng xe chuyên ngành, hành trình đảm bảo theo quy định, báo chí phát trong ngày 58/89 xã, báo chí phát ngày thứ 2 là 31/89 xã. Phương tiện vận chuyển, phục vụ lĩnh vực Bưu chính có 10 xe ô tô. 2.1.3 Về mạng bưu cục: Bưu điện tỉnh Lai châu hiện có 01 bưu cục cấp 1; 01 Trung tâm dịch vụ khách hàng; 6 bưu cục cấp 2; 3 bưu cục cấp 3; 11 đại lý Bưu điện và 67 điểm Bưu điện VHX Tất cả các Bưu cục đều mở toán kế toán đã được nối mạng 100%. 2.2. Mạng viễn thông: - Xây dựng mạng lưới Viễn thông hiện đại, đồng bộ, rộng khắp, cung cấp dịch vụ đa dạng, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Phát triện mạnh các dịch vụ gia tăng, dịch vụ Internet tốc độ cao và các dịch vụ khác. - Mở rộng mạng lưới phân phối đến các khu vực, vùng sâu, vùng xa, thể hiện chính sách phổ cập dịch vụ và hoạt động công ích. Chủ trọng phát triển BC-VT và Internet đến vùng sâu, vùng xa công ích. III. Công tác nhân sự 3.1 Công tác tuyển dụng lao động Hàng năm, Bưu điện Tỉnh lập kế hoạch lao động toàn đơn vị cho năm sau và trình Tổng công ty Bưu chính Việt Nam. 3.1.1 Căn cứ xây dựng công tác tuyển dụng lao động Để xây dựng kế hoạch nhân lực, Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc dựa vào một số căn cứ chính sau: - Nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị - Chỉ tiêu lao động cho năm tới 3.1.2 Hình thức tuyển dụng Trước đây, Bưu điện tỉnh Lai Châu áp dụng hình thức xét tuyển lao động từ nguồn nội bộ. Những năm trở lại đây, do yêu cầu về trình độ lao động tăng cao, Bưu điện tỉnh đã xoá bỏ hình thức xét tuyển từ nguồn nội bộ và chuyển sang hình thức thi tuyển rộng rãi từ nguồn bên ngoài. Hiện nay, đơn vị đang áp dụng hình thức thi tuyển cho các chức danh sau: Kỹ sư tin học, Kỹ sư điện tử Viễn Thông, cử nhân quản trị kinh doanh, kế toán viên… * Quy trình tuyển dụng: - Phòng Tổ chức cán bộ lao động lập kế hoạch tuyển dụng hàng năm. - Việc tuyển dụng người lao động phải thông qua hình thức thi tuyển do Hội đồng thi tuyển thực hiện. - Nhận hồ sơ dự tuyển của thí sinh. - Thi viết với 3 môn bắt buộc là ngoại ngữ, tin học và chuyên môn. - Phỏng vấn trực tiếp để đánh giá năng lực của thí sinh. - Tiến hành kiểm tra sức khoẻ đối với thí sinh trúng tuyển. - Hội đồng tuyển dụng lập danh sách thí sinh trúng tuyển trình Giám đốc Bưu điện Tỉnh. - Ký kết hợp đồng thử việc đối với các thí sinh đã trúng tuyển. + Nếu thử việc đạt, BĐT ký hợp đồng lao động dài hạn. + Nếu thử việc không đạt, BĐT không ký hợp đồng 2.3.3 Tình hình tuyển dụng lao động : Tính đến tháng 10 năm 2010 cơ cấu trình độ và lực lượng lao động hiện có của Bưu điện tỉnh Lai Châu là: STT TÊN ĐƠN VỊ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TRUNG HỌC SƠ CẤP CHƯA QUA ĐÀO TẠO T ỔNG C ỘNG 1 VPHÒNG+BƯU CỤC TX 19 14 17 41 1 92 2 BƯU ĐIỆN THAN UYÊN 0 3 3 5 1 12 3 BƯU ĐIỆN TAM ĐƯỜNG - TU 2 2 2 14 0 20 4 BƯU ĐIỆN PHONG THỔ 1 1 4 7 1 14 5 BƯU ĐIỆN MUỜNG TÈ 0 1 3 9 1 14 6 BƯU ĐIỆN SIN HỒ 1 0 2 7 2 12 CỘNG: 23 21 31 83 6 164 (Nguồn: Phòng TCHC-BĐ tỉnh Lai Châu) * Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn tuổi tác qua các năm. CƠ CẤU LAO ĐỘNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH NĂM 2008 Tổng số CBCNV Theo giới tính Theo trình độ Theo tính độ tuổi Nam Nữ ĐH trên ĐH CĐ Trung cấp C nhân Chưa qua ĐT Tuổi trên 45 Tuổi từ 30 - 45 Tuổi dưới 30 158 72 86 28 16 31 77 6 Tỷ lệ % 45,5 54,4 17,7 10,1 19,6 48,7 3,8 (Nguồn: Phòng TCHC-BĐ tỉnh Lai Châu) CƠ CẤU LAO ĐỘNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH 2009 Tổng số CBCNV Theo giới tính Theo trình độ Theo tính độ tuổi Nam Nữ ĐH trên ĐH CĐ Trung cấp C nhân Chưa qua ĐT Tuổi trên 45 Tuổi từ 30 - 45 Tuổi dưới 30 168 73 95 39 16 31 82 Tỷ lệ % 43,4 56,6 23,2 9,5 18,5 48,8 (Nguồn: Phòng TCHC-BĐ tỉnh Lai Châu) CƠ CẤU LAO ĐỘNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH NĂM 2010 Tổng số CBCNV Theo giới tính Theo trình độ Theo tính độ tuổi Nam Nữ ĐH trên ĐH CĐ Trung cấp C nhân Chưa qua ĐT Tuổi trên 45 Tuổi từ 30 - 45 Tuổi dưới 30 174 75 99 45 16 31 82 37 73 64 Tỷ lệ % 43,1 56,9 25,9 9,2 17,8 47,1 21,3 42 36,8 (Nguồn: Phòng TCHC-BĐ tỉnh Lai châu) Qua phân tích cơ cấu lao động của Bưu điện tỉnh theo trình độ và độ tuổi lao động trong 3 năm gần đây có thể nhận thấy rằng. - Trình độ của CBCNV Bưu điện tỉnh được nâng cấp lên đáng kể, nhất là trong năm 2009. So với năm 2008 thì trình độ Đại học tăng 2,7%, trình độ Cao đẳng giảm 0,3%, trình độ trung cấp giảm 0,7%, trình độ công nhân giảm 1,7%. - Theo độ tuổi lao động thì lao động độ tuổi trên 45 là 21,3%, độ tuổi từ 30-45 là 42%, độ tuổi dưới 30 là 36,8%. Căn cứ vào yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, Bưu điện Tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo . Trong đó, xác định rõ nhu cầu học cho từng lĩnh vực cụ thể. + Đối với lao động quản lý: Cử đi đào tạo, bồi dưỡng với các cấp đào tạo khác nhau tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài đơn vị. + Đối với lao động công nghệ: Do sự đầu tư, đổi mới công nghệ và máy tính, đổi mới về quy trình khai thác vận chuyển, đơn vị đã nghiên cứu và tổ chức các lớp đào tạo tại chỗ .Tổ chức cho công nhân học các khoá học ngắn hạn về công tác chăm sóc khách hàng, giao tiếp, ứng xử nhằm nâng cao kỹ năng bán hàng, tiếp thu kiến thức về các sản phẩm mới. Việc đánh giá tổng quan nguồn nhân sự của Bưu điện tỉnh Lai Châu, đóng vai trò rất quan trọng nó giúp cho việc lựa chọn các chiến lược của doanh nghiệp, đồng thời cũng là căn cứ để đề ra các kế hoạch đào tạo và phát triển nhân sự. Theo bảng kết cấu trên ta thấy lực lượng lao động của Bưu điện tỉnh Lai Châu tương đối đông. Để sử dụng lao động hiệu quả, Bưu điện Lai Châu đã xây dựng định mức lao động giao cho người lao động. IV. Doanh thu kinh doanh. Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh qua các chỉ tiêu chủ yếu trên trong 5 năm qua được thể hiện qua bảng tổng hợp doanh thu kinh doanh Bưu chính Viễn thông phát sinh dưới đây. BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU KINH DOANH BCVT PHÁT SINH BƯU ĐIỆN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006-2010 Năm KH giao Thực hiện Tỷ lệ % TH/KH giao Tỷ lệ thực hiện DT so với năm trước 2005 10.500 11.471 109.2% - 2006 13.800 15.642 113,4% 136,4% 2007 16.626 17.694 106,4% 113% 2008 22.562 23.436 104% 132% 2009 25.000 25.206 100,8% 107% (Nguồn: Phòng KHĐT Bưu điện tỉnh Lai Châu) Trong giai đoạn 2006-2010 tỷ lệ thực hiện tổng chi phí hàng năm luôn tỷ lệ với việc thực hiện chỉ tiêu doanh thu. Điều này cho thấy Bưu điện tỉnh Lai Châu đã tổ chức và chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SXKD BƯU ĐIỆN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006-2010 Năm Thực hiện Tỷ lệ TH chi phí so với năm trước 2005 22.480 2006 26.846 119% 2007 28.879 107% 2008 28.331 98% 2009 33.336 117% (Nguồn: Phòng KHĐT Bưu điện tỉnh Lai Châu V. Công tác MARKETING 5.1 Bộ máy Marketing Sơ đồ bộ máy chuyên trách hoạt động Marketing Phòng kinh doanh Bưu chính Phát hành báo chí Bưu cục TP Vĩnh Yên Bưu điện huyện Bưu điện huyện Mê Bưu điện huyện Bưu điện huyện Bưu điện huyện Bưu điện thị xã Khách hàng Phòng kinh doanh Bưu chính phát hành báo chí có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng các kế hoạch kinh doanh tiếp thị, dự báo nhu cầu dịch vụ BCVT trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp kinh doanh tiếp thị phù hợp cho từng đơn vị cụ thể trong từng giai đoạn 5.1.1 Tình hình đối thủ cạnh tranh trên địa bàn 1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại Hiện nay, Bưu Điện tỉnh Lai Châu có 3 dịch vụ đang bị cạnh tranh mạnh đó là dịch vụ EMS , phát hành báo chí và tài chính bưu chính. Ngoài BĐT Lai Châu cung cấp dịch vụ EMS, hiện còn có Viettel, Khánh Thủy, các doanh nghiệp tư nhân khác đang cạnh tranh về lĩnh vực này. Về lĩnh vực phát hành báo chí, VIETEL hiện là một đối thủ cạnh tranh lớn. Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ EMS của VIETTEL thường đặt báo luôn cho họ. Mọi lợi thế của VIETTEL về báo chí là hành trình báo về và phát báo cho khách hàng của họ sớm và có tỷ lệ hoa hồng cao hơn Bưu điện. Bên cạnh đó, khi tiến hành chia tách Bưu chính và Viễn thông thì có thể thấy một thực tế là các dịch vụ mà Bưu điện tỉnh đang cung cấp như thư thường đang bị cạnh tranh rất gay gắt từ các dịch vụ của Viễn thông như: thư điện tử, điện thoại…. 5.1.2. Các đối thủ tiềm tàng Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh chóng và có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực Bưu chính, vì vậy mà khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Bưu điện Lai Châu cần có những đổi mới sao cho phù hợp với tình hình cạnh tranh để có thể giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm được khách hàng mới. 5.1.3. Áp lực từ phía khách hàng Khách hàng lớn thường là các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp,khách hàng này luôn gây áp lực về chất lượng và giá cả sản phẩm dịch như là các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, thời gian ,sự tiện dùng, giá cả hợp lí. Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân không những yêu cầu về chất lượng, thời gian, giá cả mà còn yêu cầu về thủ tục đơn giản. Áp lực từ khách hàng cũng gây những ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động của Bưu điện Bưu điện Lai Châu. Đòi hỏi Bưu điện cần có những chính sách hợp lý để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. 5.1.4. Áp lực từ nhà cung cấp Nhà cung cấp là những người cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Các nhà cung cấp dịch vụ như là: Công ty điện lực, Xí nghiệp in Bưu điện, Công ty vận chuyển đường bộ, sắt, thuỷ, hàng không... cũng có những áp lực với doanh nghiệp. 5.1.5. Các sản phẩm thay thế Các sản phẩn thay thế thường là kết quả của công nghệ mới, là sự lai ghép công nghệ để tạo ra các sản phẩm dịch vụ( như : Báo điện tử,email..), a. Công tác chăm sóc Khách hàng Hàng năm, Bưu điện tỉnh Lai Châu đều có kế hoạch cho công tác chăm sóc khách hàng, nhằm giữ chân khách hàng lớn và phát triển dịch vụ tới khách hàng mới. b. Đánh giá hoạt động Marketing của Bưu điện tỉnh Lai Châu: Hiện nay Bưu điện Lai Châu đã có chính sách quan tâm đến khách hàng. Đặc biệt là các khách hàng lớn thường xuyên được tặng quà, chiết khấu hóa đơn, trong ngày kỷ niệm lớn của khách hàng. Đã có những phương tiện quảng cáo thực hiện trên một số biển quảng cáo tại những nơi đông người qua lại và đã thu hút được sự chú ý của khách hàng. + Thiếu nhân lực chuyên môn phục vụ cho công tác Marketing. Đội ngũ nhân viên chuyên trách được đào tạo bài bản về Marketing còn ít. + Bên cạnh đó Bưu điện lai Châu mới tập trung trong công tác bán hàng trực tiếp tại giao dịch, mà thường các nhân viên Bưu điện trong hoạt động hàng ngày chỉ chú ý tới các thao tác nghiệp vụ mà ít chú ý tới khách hàng. PHẦN II PHẦN THỰC TẬP CHUYÊN SÂU CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH LAI CHÂU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG: 2.1.1. Nội dung của công tác Quản trị tài chính trong Doanh nghiệp: Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của quản trị doanh nghiệp thực hiện những nội dung cơ bản của quản trị tài chính đối với các quan hệ tài chính nảy sinh trong hoạt động sản xuất - kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp được hình thành để nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp, hình thành những công cụ quản lý tài chính và đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn và có hiệu quả. Quản trị tài chính doanh nghiệp thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Tham gia đánh giá, lựa chọn, các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh. - Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp. - Tổ chức sử dụng tốt các số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. - Đảm bảo kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện tốt việc phân tích tài chính. - Thực hiện tốt việc kế hoạch hoá tài chính. 2.1.2. Vai trò của công tác Quản trị tài chính trong Doanh nghiệp: Quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, tài chính doanh nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau: - Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. - Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2. CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH LAI CHÂU: Quản trị tài chính đóng vai trò quan trọng và có phạm vi rất rộng lớn hiện hữu trong mọi hoạt động của Bưu Điện tỉnh Lai Châu. Hầu hết các quyết định quan trọng của lãnh đạo trên những thông tin từ sự phân tích tình hình tài chính, từ lựa chọn hình thức tổ chức, xây dựng chiến lược kinh doanh đến việc thực hiện điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện theo mô hình chia tách từ ngày 01/01/2008 Bưu điện tỉnh Lai Châu chính thức hoạt động theo mô hình mới, là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông và các lĩnh vực khác phù hợp với Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật doanh nghiệp, các quy định của pháp luật, điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty phê chuẩn tại quyết định số 04/QĐ-TCLD ngày 07/12/2007 có tư cách pháp nhân, là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng công ty) được quyền quản lý vốn và tài sản do Tổng công ty giao tương ứng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Bưu điện tỉnh chịu sự kiểm tra giám sát của Tổng công ty và các cơ quan quản lý Nhà nước về các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý vốn, tài sản theo quy chế tài chính và các quy định, hướng dẫn của Tổng công ty và các cơ quan quản lý Nhà nước. Bưu Điện tỉnh Lai Châu có các đơn vị trực thuộc, được thành lập theo quyết định của Tổng Công ty bao gồm các đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán phụ thuộc hoạt động theo phân cấp của Bưu điện tỉnh, được giao quyền quản lý tài sản, kinh phí cấp phát phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Giám đốc BĐT, Tổng công ty và các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý vốn và tài sản của Nhà nước theo quy chế tài chính và các quy định hướng dẫn của BĐT, TCT và các cơ quan quản lý Nhà nước. 2.2.1. Quản trị vốn cố định của Bưu điện tỉnh Lai Châu: Một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh là vốn cố định. Vốn cố định là biển hiện bằng tiền của tài sản cố định-tư liệu sản xuất đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó thì được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất. Từ 01/01/2009, tài sản cố định của Bưu điện tỉnh Lai Châu bao gồm nguyên trạng (về hiện vật và giá trị) các tài sản mà khối kinh doanh bưu chính đang sử dụng đến trước thời điểm 31/12/2007 (tại các bưu điện huyện, thị và tại văn phòng Bưu điện tỉnh và các tài sản cố định dùng chung với khối viễn thông có phân chia về mặt giá trị theo tỷ lệ hợp lý và được hai bên thống nhất. Tổng giá trị tài sản cố định Bưu điện tỉnh Lai Châu đến thời điểm 31/12/2009, giá trị nguyên giá tài sản cố định là 59,035 tỷ đồng. Căn cứ vào công dụng kinh tế của TSCĐ, tài sản cố định tại Bưu điện tỉnh Lai Châu có các loại sau: - Nhà cửa, vật kiến trúc; - Máy móc, thiết bị; - Phương tiện vận tải; - Thiết bị, dụng cụ quản lý; Giá trị tài sản cố định được theo dõi và ghi chép theo phương pháp đích danh. Giá trị bao gồm chi phí mua sắm/hoặc xây dựng, chi phí lắp đặt, các chi phí khác liên quan (vận chuyển, chạy thử, chuyển giao công nghệ ...) và có theo dõi, ghi chép kịp thời để tăng thêm giá trị những lần nâng cấp, sửa chữa lớn. Trong việc tính toán khấu hao tài sản, Bưu điện tỉnh Lai Châu đang dùng phương pháp khấu hao đường thẳng. Việc tính toán được thực hiện tập trung tại Phòng TCKTTK - Bưu điện tỉnh. Chu kỳ 1 lần trích lập là 1 quý (3 tháng) phù hợp với niên độ báo cáo tài chính quý (năm). Việc phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao TSCĐ trong kỳ theo Qui chế tài chính và các qui định hiện hành của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Do Tổng công ty Bưu chính Việt Nam và Bưu điện tỉnh đều là các doanh nghiệp mới thành lập nên các chế độ, chính sách về tài chính vẫn chưa được ban hành một cách đồng bộ, kịp thời. Hiện tại, toàn bộ nguồn khấu hao tài sản được để lại và quản lý tại Bưu điện tỉnh Lai Châu và chưa được hướng dẫn sử dụng cụ thể. Đây cũng là một khó khăn cho Bưu điện tỉnh Lai Châu trong việc tạo lập nguồn vốn để triển khai những dự án tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định của Bưu điện tỉnh. Tình hình tăng giảm TSCĐ (đến 31/12/2010) Theo số liệu báo cáo tài chính (kết thúc 31/12/ 2010) Đơn vị tính: Đồng VN Nhóm TSCĐ Mã số Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải Thiết bị quản lý Tổng cộng Chỉ tiêu I. Nguyên Giá TSCĐ 200 1. Số dư đầu kỳ 210 28.039.591.306 5.068.066.341 5.873.939.483 318.068.398 39.298.665.528 2. Số tăng trong kỳ 220 1.020.595.920 850.438.212 689.027.000 - - 2.560.061.132 Trong đó:-Mua sắm TSCĐ 221 850.438.212 689.027.000 1.539.465.212 - Xây dựng mới 222 1.020.595.920 1.020.595.920 3. Số giảm trong kỳ 230 Trong đó: - Thanh lý 231 - Nhượng bán 232 4. Số dư cuối kỳ 240 29.060.187.226 5.918.504.553 6.562.966.483 318.068.398 40.838.130.740 Trong đó: - Chưa sử dụng 241 - Đã K.hao hết vẫn còn Sử dụng 242 - Chờ thanh lý 243 II. Giá trị đã hao mòn 250 1. Đầu kỳ 251 11.784.120.502 1.951.340.439 3.931.761.328 218.068.398 17.885.290.667 2. Tăng trong kỳ 252 2.231.392.224 663.216.640 420.329.018 31.806.840 3.346.744.722 Khấu hao trong kỳ 2.231.392.224 663.216.640 420.329.018 31.806.840 3.346.744.722 3. Giảm trong kỳ 253 4. Số dư cuối kỳ 254 14.015.512.726 2.614.557.079 4.352.090.346 249.875.238 21.232.035.389 III. Giá trị còn lại 260 1. Đầu kỳ 261 16.255.470.804 3.116.725.902 1.942.178.155 100.000.000 21.414.374.861 2. Cuối kỳ 262 15.044.674.500 3.303.947.474 2.210.876.137 68.193.160 20.627.691.271 Lý do tăng giảm: Tăng do xây dựng, mua sắm Tài sản mới trong kỳ theo phiếu duyệt. Hàng năm, Bưu điện tỉnh Lai Châu đều thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: Mua bảo hiểm tài sản của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện, thực hiện trích lập quỹ dự phòng tài chính ... Duy trì và thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng TSCĐ, nhằm kéo dài thời gian sử dụng hữu ích của Tài sản cố định. Là một doanh nghiệp Nhà nước, được cấp trên trực tiếp là Tổng công ty Bưu chính Việt Nam giao vốn nên trách nhiệm của Ban lãnh đạo Bưu điện tỉnh là phải bảo toàn và phát triển vốn cố định đã được giao. Điều này thể hiện qua các văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm quản lý vốn giữa các cơ quan cấp trên đại diện cho quyền sở hữu và trách nhiệm của Bưu điện tỉnh Lai Châu trong việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả. 2.2.2. Quản trị vốn Lưu động của bưu điện tỉnh Lai Châu Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có đối tượng lao động. Lượng tiền ứng trước để thoả mãn nhu cầu về các đối tượng lao động gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của vốn lưu động là tài sản lưu động. Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưu động được được thể hiện ở bộ phận tiền mặt, các chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, các khoản phải thu và dự trữ tồn kho. Quản lý, sử dụng hợp lý tài sản lưu động có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp. Tại Bưu điện tỉnh Lai Châu, tài sản lưu động được thể hiện ở hình thái biểu hiện bao gồm: - Vốn hàng hoá (dự trữ tồn kho): Là giá trị các loại vật tư, nguyên nhiên vật liệu, ấn phẩm, công cụ lao động ... - Vốn bằng tiền: Gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu. Từ 01/01/2008, thực hiện phương án chia tách về mặt kế toán, tài chính đã được phê duyệt, về tài sản lưu động của Bưu điện tỉnh Lai Châu bao gồm toàn bộ những vật tư, nguyên nhiên vật liệu, ấn phẩm, công cụ lao động ... tồn kho tại các Bưu điện huyện thị và tại kho của Bưu điện tỉnh (cũ) đến thời điểm 31/12/2007 phục vụ cho công tác Bưu chính (VD: Xe đẩy bưu chính, cân điện tử, các loại ấn phẩm bưu chính ...). Về vốn bằng tiền bao gồm toàn bộ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng có tại thời điểm 31/12/2007 tại các Bưu điện huyện, thị xã, các khoản phải thu về bưu chính thời điểm 31/12/2007 tại các Bưu điện huyện, thị xã và tại văn phòng Bưu điện tỉnh (cũ). Thực tế, do mới chia tách nên khả năng về vốn lưu động của Bưu điện tỉnh Lai Châu là rất khó khăn, Bưu điện tỉnh Lai Châu cũng như phần lớn các Bưu điện tỉnh khác trong cả nước đều phải được VNPost cấp điều tiết kinh doanh bằng tiền mặt để đảm bảo chi trả các hoạt động trong đơn vị. Hiện tại, Bưu điện tỉnh Lai Châu đã xây dựng và ban hành các loại định mức quản lý như: Định mức lưu quỹ tiền mặt cuối ngày, định mức sử dụng vật tư, ấn phẩm trong sản xuất kinh doanh, định mức hao phí xăng dầu cho xe ôtô... Ví dụ: Qui định định mức lưu quỹ của các đơn vị TT Tên đơn vị Số tiền Ghi chú 1 Bưu Điện tỉnh 500.000.000 2 Bưu Điện huyện Tân Uyên 50.000.000 3 Bưu Điện huyện Than Uyên 50.000.000 4 Bưu Điện huyện Tam Đường 50.000.000 5 Bưu Điện huyện Phong Thổ 70.000.000 6 Bưu Điện Thị Xã Lai Châu 70.000.000 7 Bưu Điện huyện Sìn Hồ 70.000.000 8 Bưu Điện Huyên Mường Tè 70.000.000 (Nguồn: Phòng TCKT-BĐ tỉnh Lai Châu) Ban hành chế độ thu nộp tiền (tiền mặt, tiền ngân hàng) đối với các đối tượng cụ thể (các đơn vị trực thuộc, các đại lý bưu điện, các nhân viên thu nợ cước điện thoại ...) trong đó qui định về thời hạn thu nộp và chế độ trách nhiệm, thưởng phạt rõ ràng. Hạn chế việc thanh toán dùng tiền mặt, nhất là các khoản thanh toán có giá trị lớn. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền đều thực hiện đúng qui trình, ghi chép đầy đủ và có sự kiểm tra, giám sát của nhiều khâu, nhiều người. Luôn linh hoạt trong việc điều hành các nguồn tiền hiện có (tiền kinh doanh, tiền tiết kiệm, tiền ngân vụ) đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, không đình trệ. Theo dõi cập nhật và chi tiết chính xác các khoản công nợ phải thu. Chỉ đạo các đơn vị và các bộ phận liên quan tích cực đôn đốc và thu hồi các khoản nợ phải thu như: Công nợ báo chí, các khoản bán hàng trả tiền sau, nợ cước điện thoại ..., nhất là các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi. Thực hiện tiết kiệm trong việc đặt nhu cầu mua các loại vật tư, ấn phẩm sát với thực tế sử dụng, có dự trữ hợp lý, tránh lãnh phí. Qua một năm hoạt động theo mô hình tổ chức mới, mặc dù còn có những khó khăn, nhưng Bưu điện tỉnh Lai Châu về cơ bản vẫn đảm bảo và điều hành được đầy đủ nhu cầu về tài sản lưu động, phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất 2.2.3. Quản trị doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Bưu điện tỉnh Lai Châu: 2.2.3.1. Quản trị doanh thu: Doanh thu của Bưu điện tỉnh Lai Châu gồm doanh thu phát sinh tại các đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh và doanh thu phát sinh tại Bưu điện tỉnh. Doanh thu phát sinh tại đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh gồm: doanh thu kinh doanh và doanh thu các hoạt động khác. a- Doanh thu kinh doanh phát sinh: Gồm doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT. - Tiền thu cước các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông (gồm cả thu từ đại lý Bưu điện và điểm BĐVHX xã trên địa bàn tỉnh Lai Châu) - Tiền thu phí PHBC đã phát hành sau khi trừ các khoản thiệt về báo ế, báo thiếu hụt. - Tiền thu lắp đặt, dịch chuyển máy thuê bao. - Doanh thu dịch vụ tiết kiệm Bưu điện. - Thu khác: là thu của các đơn vị cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông, có các hoạt động kinh doanh khác kèm theo như: thu về bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp, dịch vụ phần mềm tin học; cung cấp các dịch vụ khác. b- Doanh thu các hoạt động khác: là doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính và doanh thu các hoạt động bất thường. + Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính bao gồm các khoản thu: - Tiền cho thuê tài sản đối với đơn vị cho thuê tài sản không phải là hoạt động kinh doanh thường xuyên. - Chiết khấu thanh toán do mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định. - Thu nhập khác có liên quan đến hoạt động tài chính. + Doanh thu từ các hoạt động bất thường: là các hoạt động thu từ các hoạt động xẩy ra không thường xuyên ngoài các khoản thu của hoạt động đầu tư tài chính, bao gồm: - Thu bán vật tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa. - Thu bán công cụ, dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng. - Thu từ các khoản phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ. - Thu chuyển nhượng, thanh lý tài sản, nợ khó đòi đã xoá sổ nay thu hồi được. Toàn bộ doanh thu của đơn vị phát sinh trong kỳ, giảm cước, hoàn cước, giảm giá bán hàng, hàng bán bị trả lại. Phải được thể hiện trên các hoá đơn, chứng từ hợp lệ và phải được phản ánh đầy đủ, rõ ràng, vào sổ sách kế toán trong kỳ báo cáo theo chế độ quy định của Nhà nước và Tổng Công ty để xác nhận doanh thu hạch toán tập trung của Bưu điện tỉnh. Đơn vị phải báo cáo đầy đủ các khoản thu nói trên về Bưu Điện tỉnh để tổng hợp kết quả kinh doanh toàn Bưu Điện tỉnh và báo cáo về Tổng Công ty đúng thời hạn quy định. c. Doanh thu của đơn vị trực thuộc * Doanh thu riêng của đơn vị bao gồm phần doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT Bưu Điện tỉnh Lai Châu được hưởng. Phương pháp xác định phần doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT Bưu Điện tỉnh Lai Châu được hưởng do Giám đốc Bưu Điện tỉnh quyết định trên cơ sở đảm bảo cân đối với doanh thu riêng của Bưu Điện tỉnh theo phương pháp xác định của Tổng Công ty. Đơn vị phải thanh toán với Bưu Điện tỉnh khoản chênh lệch giữa doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT thuần tại đơn vị với phần doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT đơn vị được hưởng. - Đơn vị được Bưu Điện tỉnh cấp bù nếu có mức doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT thuần nhỏ hơn doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT đơn vị được hưởng. - Đơn vị phải nộp về Bưu Điện tỉnh nếu đơn vị có mức doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT thuần lớn hơn doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT đơn vị được hưởng. * Đối với đơn vị kinh doanh hạch toán riêng, doanh thu riêng của đơn vị là toàn bộ doanh thu phát sinh tại đơn vị trừ (-) doanh thu hoạt động khác (thu hoạt động tài chính, thu bất thường). * Doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT phát sinh, doanh thu kinh doanh dịch vụ BCVT thuần và doanh thu riêng được thể hiện trong kế hoạch tài chính hàng năm do Giám đốc BĐT giao cho các đơn vị. * Doanh thu riêng của đơn vị dùng để bù đắp chi phí hợp lý. - Kết thúc năm tài chính, nếu chi phí thực tế lớn hơn doanh thu riêng (chi vượt) thì tuỳ theo mức độ vượt, tính hợp lý.. BĐT Lai Châu sẽ bổ sung hoặc trừ vào các điểm năng suất chất lượng của đơn vị, đồng thời Kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc BĐT. - Kết thúc năm tài chính, nếu chi phí nhỏ hơn doanh thu tiêng (chi không hết) thì đơn vị phải nộp về BĐT phần chi không hết. 2.2.3.2. Công tác Quản trị Chi phí tại Bưu điện tỉnh Lai Châu Chi phí tại Bưu điện tỉnh Lai Châu gồm: Chi phí cho sản xuất kinh doanh trực tiếp và chi phí quản lý: + Chi phí cho sản xuất kinh doanh trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí cho sản xuất trực tiếp phát sinh như: Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, chi phí nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, trích trước sửa chữa TSCĐ đặc thù, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho... Chi phí cho sản xuất kinh doanh trực tiếp bao gồm: - Chi phí trực tiếp phát sinh tại VPBĐT: Khấu hao TSCĐ, BHXH&YT, KPCĐ, trích trước sữa chữa TSCĐ đặc thù, các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi... - Toàn bộ chi phí cho sản xuất kinh doanh phát sinh tại các Bưu điện huyện, thị và Công ty Viễn Thông. + Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương cho bộ phận quản lý, chi phí dụng cụ quản lý, chi phí văn phòng các chi phí khác cho quản lý.. phát sinh tại văn phòng Bưu điện tỉnh. a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, công cụ, dụng cụ quản lý, sản xuất (gọi tắt là chi phí vật tư) phải quản lý chặt chẽ trong hai khâu: Mức tiêu hao vật tư và giá vật tư. b) Chi phí khấu hao TSCĐ Mọi tài sản cố định phải được huy động vào hoạt động kinh doanh và phải trích đủ khấu hao theo quy định của Nhà nước để thu hồi vốn. Sau khi đã khấu hao hết, TSCĐ vẫn còn sử dụng được thì không phải trích khấu hao nhưng phải quản lý và sử dụng theo chế độ hiện hành. Việc tính trích khấu hao tài sản cố định do Bưu điện tỉnh thực hiện và phân bổ vào chi phí của đơn vị. Đơn vị hạch toán theo hướng dẫn của Bưu điện tỉnh. c) Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương Chi phí tiền lương của BĐT Lai Châu bao gồm: các khoản tiền lương, tiền công, và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của đơn vị theo chế độ hiện hành. Tiền lương phải được quản lý chặt chẽ và chi đúng mục đích, gắn với kết quả SXKD trên cơ sở các định mức lao động. Việc tính lương cho đơn vị trực thuộc Bưu Điện tỉnh Lai Châu thực hiện trên cơ sở quy định về hình thức trả lương, phân phối tiền lương của Bưu Điện tỉnh và được hạch toán vào chi phí của đơn vị. Lương hợp đồng thuê phát xã, Bưu Điện tỉnh sẽ có quy định mức chi trả, tuỳ theo khối lượng các dịch vụ bưu chính, viễn thông phát sinh và tính vào chi phí của đơn vị. d) Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ được tính trên cơ sở quỹ tiền lương của đơn vị, theo các chế độ hiện hành của Nhà nước và theo hướng dẫn của Bưu Điện tỉnh. đ) Chi sửa chữa lớn TSCĐ Là khoản chi nhằm khôi phục năng lực của tài sản. e) Quản lý BĐ phí ghi nợ BĐT Lai Châu giao cho BĐH thu nợ và hưởng % hoa hồng. BĐH xây dựng phương án thu nợ và thuê thu BĐP ghi nợ dựa trên nguyên tắc ký hợp đồng kinh tế với các cá nhân ngoài lao động định biên. Mức thuê thu tuỳ thuộc đặc điểm của từng địa bàn mà hợp đồng đối với người đi thu thuê nhưng tối đa là 2.000/món tiền. Việc quản lý và giao hoá đơn GTGT cho đối tượng thuê thu được BĐH mở sổ chi tiết giao cho từng người ký nhận, khi người thu thuế đến nộp tiền phải kèm theo số hoá đơn đã thu được. Hàng tháng Bưu điện tỉnh kiểm tra Bưu điện huyện một lần về việc quản lý BĐP ghi nợ. 2.2.3.3. Công tác Quản lý lợi nhuận, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ tại Bưu điện tỉnh Lai Châu a) Quản lý lợi nhuận - Đơn vị trực thuộc BĐT Lai Châu thuộc khối thông tin Bưu điện không hạch toán xác định lợi nhuận hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. - Đơn vị trực thuộc BĐT Lai Châu thuộc khối hạch toán riêng được xác định kết quả tài chính như sau: Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí - Lợi nhuận tại đơn vị gồm: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác. - Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của đơn vị gồm lợi nhuận kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễn thông: Là số chênh lệch giữa phần doanh thu cước dịch vụ Bưu chính Viễn thông đơn vị được hưởng với chi phí (giá thành) cước dịch vụ Bưu chính Viễn thông + Lợi nhuận các hoạt động khác: là khoản chênh lệch thu nhập từ các hoạt động khác (tài chính, bất thường) với chi phí hoạt động khác. Toàn bộ lợi nhuận đơn vị phải nộp về Tổng Công ty để hạch toán tập trung. b) Phân phối lợi nhuận Lợi nhuận thực hiện trong năm tại Bưu điện tỉnh là kết quả kinh doanh của đơn vị bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác của tất cả các đơn vị trực thuộc trong tỉnh. Lợi nhuận của Bưu điện tỉnh được phân phối như sau: * Nộp về Tổng Công ty để nộp ngân sách đối với thuế Thu nhập Doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh dịch vụ BC - VT. * Phần lợi nhuận thực hiện sau khi nộp thuế Thu nhập Doanh nghiệp được phân phối như sau. - Bù các khoản lỗ của các năm trước đối với các khoản lỗ không được trừ vào lợi nhuận trước thuế. - Trừ các khoản tiền vi phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của đơn vị. - Trừ các khoản chi phí thực tế đã chi nhưng không được tính và chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế. - Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi các khoản trên được trích lập các quỹ của đơn vị. c) Trích lập và sử dụng các quỹ - Trích 10% vào Quỹ dự phòng Tài chính. Khi số dư quỹ này bằng 25% vốn điều lệ của đơn vị thì không trích nữa. - Trích tối thiểu 50%vào Quỹ Đầu tư phát triển. - Trích 5% vào quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, khi số dư quỹ này bằng 6 tháng lương thực hiện của đơn vị thì không trích nữa. - Phần lợi nhận còn lại đơn vị trích Quỹ khen thưởng và Quỹ Phúc lợi 2.2.4. Công tác phân tích tài chính tại Bưu điện tỉnh Lai Châu Hầu hết các quyết định kinh doanh đều dựa trên các điều kiện hiện tại và những dự đoán về tương lai. Do đó các nhà quản trị tài chính phải đưa ra các quyết định dựa trên những thông tin đáng tin cậy liên quan đến quá khứ và hiện tại cũng như những dự báo về tương lai. Những thông tin có được thông qua hoạt động phân tích tài chính, cụ thể là phân tích báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là một tài liệu kế toán tổng hợp, phản ánh tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định. Vì vậy, phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp và những người sử dụng thông tin tài chính có được nhận thức chính xác, trung thực, khách quan về thực trạng tài chính, khả năng sinh lãi, hiệu quả quản lý kinh doanh, triển vọng cũng như các rủi ro của doanh nghiệp. Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra về nội dung kết cấu, thực trạng các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính; từ đó so sánh đối chiếu các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính với các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ, hiện tại, tương lại ở tại doanh nghiệp có so sánh với các doanh nghiệp khác nhằm xác định thực trạng, đặc điểm, xu hướng, tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để cung cấp thông tin tài chính phục vụ việc thiết lập các giải pháp quản trị tài chính thích hợp, hiệu quả. Bưu điện tỉnh Lai Châu thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc VNPost, việc lập các báo cáo tài chính được giao cho phòng Tài chính-Kế toán-Thống kê theo niên độ quý, năm. Báo cáo tài chính năm đều được các Công ty kiểm toán độc lập kiểm toán nhằm đảm bảo độ chính xác, trung thực, hợp lý của báo cáo. Việc nhập số liệu các chứng từ kế toán, in các báo cáo kế toán đều được thực hiện trên mạng máy tính theo phần mềm kế toán thống nhất toàn Tổng công ty. Báo cáo tài chính năm của Bưu điện tỉnh Lai Châu bao gồm các báo cáo theo qui định của Nhà nước và các báo cáo kế toán nội bộ: Các báo cáo tài chính theo qui định của Nhà nước: + Bảng cân đối kế toán mẫu B01-DN + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mẫu B02-DN + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mẫu B03-DN + Thuyết minh báo cáo tài chính mẫu B09-DN Ngoài ra để phục vụ cho công tác quản lý, đánh giá, phân tích chi tiết các chỉ tiêu, hệ thống báo cáo còn bao gồm 13 báo cáo kế toán nội bộ áp dụng cho các đơn vị thuộc VNPost, ví dụ: + Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố mẫu B02-KTNB + Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ mẫu B03-KTNB + Chi phí quản lý Doanh nghiệp mẫu B05-KTNB + Báo cáo tổng hợp doanh thu, chi phí mẫu B08-KTNB + Báo cáo chi tiết tăng giảm TSCĐ mẫu 01/TSCĐ + Sản lượng, doanh thu và thuế GTGT mẫu B02-05/GTGT-BCVT Về Phương pháp phân tích tài chính, Bưu điện tỉnh Lai Châu sử dụng phương pháp so sánh và phân tích tỷ lệ và được thể hiện trên báo cáo tài chính năm. Các chỉ tiêu phân tích theo qui định mẫu sau: Chỉ tiêu Năm trước Năm nay 1. Bố trí cơ cấu vốn - Tài sản cố định / Tổng số tài sản 0,68 0,66 - Tài sản lưu động / Tổng số tài sản 0,32 0,34 2. Tỷ suất lợi nhuận - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 0,1 0,11 - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 0,089 0,1 3. Tình hình tài chính -Tỷ lệ nợ phải trả /Tổng tài sản 0,8 0,61 - Khả năng thanh toán 0,78 0,91 + Tổng quát :Tài sản lưu động / nợ ngắn hạn 0,78 0,91 + Thanh toán nhanh : Tiền hiện có/nợ ngắn hạn 0,76 0,84 (Nguồn: Phòng TCKT-BĐ tỉnh Lai Châu) PHẦN III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 3.1. Kiến Nghị - Chính phủ cần có chính sách, biện pháp, cơ chế rõ ràng hơn nữa trong việc cung cấp các dịch vụ Bưu chính công ích của VNPost. Ngày 22/05/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 65/2008/QĐ-TTg về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, tuy nhiên đến nay việc triển khai thực hiện Quyết định này vẫn còn chậm, ảnh hưởng lớn đến việc định hướng các Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPost nói chung và Bưu điện tỉnh Lai Châu nói riêng. - Lãnh đạo VNPT và VNPost cần khẩn trương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hoàn thành việc chia tách, bàn giao về tài sản và nguồn vốn để ổn định sản xuất của các đơn vị. - Chủ động rà soát và có phương án đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông để giải quyết cho lực lượng lao động dôi dư theo tinh thần của quyết định 65/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. - Ban hành kịp thời, đồng bộ các văn bản hướng dẫn về công tác tài chính, kế toán, công tác kế hoạch, đầu tư trong điều kiện, tình hình sản xuất kinh doanh mới. - Định hướng chính xác các dịch vụ cần cung cấp, kịp thời đề xuất điều chỉnh và điều chỉnh giá cước các dịch vụ cho phù hợp. - Tích cực và chủ động hơn nữa trong việc tổ chức quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác quản trị tài chính nói riêng. - Phát động các phong trào thi đua SXKD trong cán bộ CNVC để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty giao và thực hiện các biện pháp để nâng cáo chất lượng chuyển phát thư báo. - Có kế hoạch và phương án đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để làm tốt công tác quản trị tài chính trong đơn vị. Trước mắt giao trách nhiệm cho từng phòng chức năng, từng nhân viên cụ thể phụ trách các nội dung và nhân viên đó, phòng đó phải chịu trách nhiệm với công việc được giao - Có chế độ khen thưởng, kỷ luật kịp thời và hợp lý. Khuyến khích những người lao động có trình độ chuyên môn tay nghề cao gắn bó với đơn vị. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên, cả theo vùng miền. - Mở rộng tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.Chú trọng công tác Marketing, khuyến mại, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị để khách hàng an tâm và tin tưởng sử dụng dịch vụ của đơn vị. Thường xuyên thăm dò, tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng bằng các phương pháp khách nhau. - Trong hệ thống chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ cần chú ý đến chỉ tiêu về chất lượng phục vụ đó là thái độ ý thức của giao dịch viên, bưu tá.... - Duy trì ổn định việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống CB-CNVC. Thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống, chính sách xã hội, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, xây dựng phong trào thi đua sâu rộng trong cán bộ công nhân viên chức ngành Bưu điện vững mạnh ./. 3.2. Đề xuất Bưu điện tỉnh Lai Châu cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ BCVT trên cơ sở nắm bắt và sử dụng hiệu quả công nghệ Tăng cường công tác quản lý về mọi mặt như quản lý chất lượng nghiệp vụ, quản lý kỹ thuật, bảo dưỡng thường xuyên các trang thiết bị hiện có trên mạng lưới để vận hành, khai thác, phục vụ có hiệu quả Cần phải thống nhất đồng bộ thiết bị sản xuất để đáp ứng và phục vụ tốt nhất yêu cầu đòi hỏi chất lượng cao và khối lượng ngày càng tăng. Xong không phải chỉ do một mình bưu điện tỉnh Lai Châu thực hiện và thiết bị máy móc tốt là đủ mà còn phải phụ thuộc vào Bưu điện ở các địa phương khác. Hiện nay tình hình thiết bị trên mạng chưa đồng bộ do đó ảnh hưởng phần nào đến chất lượng nghiệp vụ khai thác. Cơ quan phải có kế hoạch cụ thể, giao cho khối quản lý kỹ thuật chủ động, Tích cực nghiên cứu và cùng chao đổi tháo gỡ cùng các Bưu điện khác trong cùng mạng. Cán bộ quản lý nghiệp vụ, kiểm soát viên thường xuyên kiểm tra đôn đốc các thành viên trong đơn vị cố gắng hoàn thành nhiệm vụ và giảm sự cố, sai sót trong khai thác tới mức thấp nhất thực hiện tốt nhiệm vụ của cơ quan mà đảng và Nhà nước đã giao phó, tăng cường công tác kiểm tra các Bưu điện huyện trực thuộc Bưu điện Tỉnh Nâng cao chất lượng dịch vụ Bưu chính viễn thông trên cơ sở tăng cường công tác đào tạo và tái đào tạo. Vấn đề con người không thể thiếu được trong dây truyền sản xuất, do đó luôn phải được đào tạo về mọi mặt, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, nghiệp vụ. Do điều kiện lịch sử để lại, vẫn còn tồn tại những tư tưởng suy nghĩ và phong cách làm vẫn còn tồn tại những tư tưởng, suy nghĩ và phong cách làm việc chưa theo kịp với tình hình phát triển trung, do đó Bưu điện tỉnh Lai Châu phải có những biện pháp tích cực, tăng cường chỉnh huấn, tuyên truyền và đấu tranh, đưa ra những tiêu chuẩn, quy chuẩn, ràng buộc nhằm thay đổi phong cách làm việc, đặc biệt với những cán bộ công nhân viên trực tiếp tham gia giao tiếp với khách hàng. Nâng cao chất lượng dịch vụ Bưu chính viễn thông trên cơ sở hoạt động tốt chính sách chăm sóc khách hàng. Khách hàng sử dụng các dịch vụ Bưu chính viễn thông của Bưu điện TW là những khách hàng quan trọng, cho nên cần phải có những biện pháp và chính sách thích hợp như: Nắm bắt và đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ Bưu chính viễn thông. 3.3. Kết Luận: Sau thời gian thực tập 01 tháng tại Bưu điện tỉnh Lai Châu, với những kiến thức mà em có được ở trường học, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên thuộc Bưu điện tỉnh Lai Châu, đặc biệt là dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy giáo: Trần Ngọc Minh cùng với các thầy cô giáo trong khoa Quản trị, em đã hoàn thành báo cáo thực tập chuyên đề Quản trị tài chính. Với tư cách là một công cụ quản lý hữu hiệu ngày càng thể hiện rõ vai trò to lớn của mình. Quản trị tài chính luôn cung cấp cho lãnh đạo những thông tin kinh tế chính xác, kịp thời và đáng tin cậy. Căn cứ vào đó lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những biện pháp, các quyết định sản xuất kinh doanh hợp lý, có hiệu quả. Nên việc tìm tòi các biện pháp để hoàn thiện công tác kế toán có ý nghĩa rất lớn và quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Qua phân tích, đánh giá tình hình, thực trạng về công tác quản trị tài chính tại Bưu điện tỉnh Lai Châu vừa trình bày ở trên, ta có thể kết luận rằng: Công tác Quản trị tài chính ở Bưu điện tỉnh Lai Châu trong tình hình hiện nay là một công việc cần thiết và cấp bách. Với điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh Lai Châu vừa thực hiện các dịch vụ công ích, phục vụ xã hội, vừa thực hiện các chính sách phổ cập BC-PHBC, vừa tham gia vào cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ Bưu chính-chuyển phát mới gia nhập thì đó là một nhiệm vụ rất nặng nề, đòi hỏi phải có sự định hướng, quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị, sự đầu tư cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và con người làm công tác quản trị tài chính. Làm tốt công tác Quản trị tài chính sẽ tạo điều kiện để Lãnh đạo VNPost nói chung và Lãnh đạo Bưu điện tỉnh Lai Châu nói riêng có đủ những sở cứ chính xác, tin cậy trong việc đưa ra những định hướng, những quyết sách quan trọng cho Bưu chính Việt Nam và cho chính đơn vị với mục tiêu đổi mới kinh doanh, hạch toán độc lập và tiến tới kinh doanh có lãi vào năm 2013. Với sự cần thiết và quyết tâm đó, Bưu điện tỉnh Lai Châu đã và đang làm tốt việc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ công ích trên địa bàn tỉnh Lai Châu, luôn đảm bảo đủ nguồn vốn cho các hoạt động của đơn vị, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn vốn hiện có. Bưu điện tỉnh Lai Châu đã thể hiện được vai trò chủ đạo trong lĩnh vực Bưu chính-Phát hành báo chí so với các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh. Điều đó có được là nhờ sự lãnh đạo kịp thời, nhanh nhạy của Ban giám đốc và sự hăng hái, nhiệt tình, trách nhiệm của toàn thể cán bộ nhân viên Bưu điện tỉnh trong thời gian qua. Người dân, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được phục vụ các dịch vụ Bưu chính-Phát hành báo chí với chất lượng ngày một cao hơn. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác quản trị tài chính tại Bưu điện tỉnh Lai Châu.doc