Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Sông Đà 6

MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Để tồn tại lâu dài, doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp khẳng định chỗ đứng của mình trong cơ chế thị trường hiện nay, đây là vấn đề xuyên suốt mọi hoạt động của doanh nghiệp. Giải quyết vấn đề trên phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề hiệu quả ở đây được hiểu là với một lượng đầu vào cố định, doanh nghiệp phải tạo ra được kết quả đầu ra với chất lượng cao nhất. Để thực hiện mục tiêu này, ngoài việc tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp phải tổ chức phối hợp chung với nhau một cách khoa học. Đó là biện pháp tối ưu để doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình, tăng cường uy tín và vị thế trên thị trường. Tuy nhiên, để quá trình xây lắp diễn ra một cách thuận lợi từ khâu lập toán đến khâu tổ chức thực hiện, quản trị doanh nghiệp cần phải cập nhật những thông tin về tình hình chi phí đi đôi với kết quả hoạt động xây lắp. Từ đó đề ra những biện pháp giảm bớt chi phí không cần thiết, khai thác tiềm năng vốn có của doanh nghiệp. Những thông tin kinh tế đó không chỉ được xác định bằng phương pháp trực quan căn cứ vào hình thái vật chất của nó, mà còn bằng phương pháp ghi chép tính toán dựa vào sự phản ánh chi phí thực tế phát sinh trên sổ sách. Xét trên góc độ này, kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đã khẳng định vai trò không thể thiếu đối với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp. Như vậy, có thể khẳng định rằng chất lượng của thông tin kế toán có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của các nhà quản trị. Hơn nữa, trên thực tế, công tác hạch toán kế toán ở doanh nghiệp luôn tồn tại những điểm không phù hợp gây khó khăn cho công tác quản lý của các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng nhà nước. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện kế toán nói chung, hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là yêu cầu, nhiệm vụ khách quan và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của doanh nghiệp. 2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài Công ty cổ phần Sông Đà 6 là đơn vị hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty Sông Đà. Do đặc thù về ngành nghề kinh doanh nên ở Công ty Cổ phần Sông Đà 6, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề thực sự quan trọng có ý nghĩa quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Việc tập hợp chi phí sản xuất chính xác, tính đúng đắn giá thành sản phẩm không những tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong quản lý và sử dụng vốn – một vấn đề nan giải đối với sự tăng trưởng nền kinh tế nước ta. Cùng với việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 6 nhằm nâng cao sự hiểu biết về vấn đề hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã mạnh dạn nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Sông Đà 6 – Tổng công ty Sông Đà ”. Kết cấu chuyên đề gồm ba phần: Phần I : Gới thiệu chung về Công ty cổ phần Sông Đà 6 Phần II: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Sông Đà 6. Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 6. Với những hạn chế về kiến thức và thời gian, nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được các ý kiến đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo cũng như anh chị cán bộ và nhân viên trong phòng kế toán Công ty cổ phần Sông Đà 6 để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !

doc91 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2665 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Sông Đà 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày 01/01 kết thúc ngày 31/12 hàng năm. + Chế độ báo cáo tài chính (BCTC): Lập và trình bày các BCTC năm và giữa niên độ kế tóan theo yêu cầu quy định tại chuẩn mực kế tóan số 21 Các báo cáo tài chính năm được nộp sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. II. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Do công ty tham gia rất nhiều công trình ở phạm vi rộng nên trong bài viết em xin trình bày số liệu của công trình xây dựng nhà ở khu đô thị Văn Khê. 1.1. Tổ chức hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế tóan sử dụng tài khỏan sử dụng 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khỏan này sử dụng để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm xây lắp và được chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình. Để tiến hành quá trình xây lắp, vật liệu đóng một vai trò quan trọng trong các yếu tố chi phí đầu vào. Đối với Công ty, nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ chi phí sản xuất của Công ty. Vật liệu sử dụng khác nhau và được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Khi các đơn vị thi công công trình có nhu cầu mua vật tư sử dụng cho thi công thì phải gửi hợp đồng mua vật tư, dự toán công trình, kế hoạch cung cấp vật tư của quý hoặc tháng về ban lãnh đạo Công ty. Giám đốc Công ty sẽ xem xét tính hợp lý, hợp lệ của các tài liệu đó rồi thông qua quyết định mua vật tư. Nếu được sự phê duyệt Kế toán trưởng xuất quỹ tạm ứng cho các đội đi mua vật tư. Tuy nhiên giá mua vật tư đều phải qua Công ty duyệt. Vật tư mua ngoài chủ yếu được chuyển thẳng tới công trường thi công và thuộc trách nhiệm quản lý của đội trưởng và chủ nhiệm công trình thi công. Trước khi nhập kho, người giao hàng phải mời Hội đồng kiểm nghiệm vật tư, hàng hóa Công ty đến để kiểm tra và ghi đầy đủ các nội dung: khối lượng thực tế nhập kho, chất lượng vật tư nhập kho rùi cho ý kiến xem có quyết định nhập kho hay không. Bộ phận kiểm nghiệm vật tư của Công ty lập biên bản kiểm nghiệm vật tư nhập kho. CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHI NHÀNH HÀ NỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2010 BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM & GIAO NHẬN VẬT TƯ, HÀNG HÓA Chúng tôi gồm: A – Ban kiểm nghiệm 1. Ông Lê Nguyên Sáng Đại diện: Trưởng ban KN vật tư 2. Bà Vũ Thị Phương Đại diện: Ban kiểm nghiệm kế toán 3. Ông Nguyễn Đức Sáng Đại diện: Ban kiểm nghiệm kinh tế 4. Ông Trần Quang Hải Đại diện: Ban kiểm nghiệm kỹ thuật B – Thành phần giao nhận 1. Người giao:Trần Văn Sơn……………………………..Chức vụ:……………………… 2. Người nhận:…………………………………………….Chức vụ: Thủ kho…................ Nội dung: Đã cùng nhau kiểm tra quy cách lô hàng…………………………………………………. Theo……………………………………………Nội dung cụ thể sau: STT Tên vật tư, phụ tùng, quy cách ĐVT Số lượng theo chứng từ Kết quả kiểm nghiệm Ghi chú Số lượng đúng quy cách, phẩm chất Số lượng không đúng quy cách, phẩm chất 1 Thép XD D18 Kg 11.209 11.209 2 Thép XD D10 Kg 19.332 19.332 Kết luận :…………………………………………………………………………… ……………………………………………………….. BAN KTVTCG BAN TCKT TRƯỞNG BAN KNVT NGƯỜI GIAO HÀNG NGƯỜI NHẬN HÀNG Khi nguyên vật liệu về nhập kho tại các Xí ngiệp sẽ làm biên bản giao hàng và phiếu nhập kho. CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP & VẬT TƯ HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐT: 04.33519720 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Fax: 0433522573 BIÊN BẢN GIAO NHẬN VẬT TƯ Số:………./ GNVT Hôm nay, ngày 17 tháng 12 năm 2010 Tại công trường (kho): Công trình hỗn hợp Thương Mại( KĐT Văn Khê). Bên giao: CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP & VẬT TƯ HÀ NỘI Địa chỉ: Bích Hòa – Thanh Oai – Hà Nội Đại diện: Ông Bùi Đắc Di Bên nhận ( Bên mua) Công ty cổ phần Sông Đà 6 – Chi nhánh Hà Nội Đại diện Ông Dư Văn Lịch ( Thủ kho) ……….CMND số………………….. Địa chỉ:………………………………………………………………………. Bên vận chuyển: ………………………………Xe số……………………….. Tên lái xe:………………………………………..Giấy phép số:……………. STT TÊN VẬT TƯ- HÀNG HÓA ĐVT SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN 1 Thép D18 Hòa Phát CIII Cây 11.209 11.905 133.443.145 2 Thép D10 Hòa Phát CII Cây 19.332 11.952,4 231.063.797 3 Cộng 30.541 364.506.942 Hai bên đã giao nhận đủ số lượng trên, hàng đảm bảo đơn trọng và tiêu chuẩn Chứng từ kèm theo: Chứng chỉ + Phiếu xuất kho Chúng tôi thống nhất số lượng trên và cùng nhau ký vào biên bản Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 1 bản có giá trị pháp lý như nhau Bên bán trả hóa đơn GTGT ngay hoặc bên mua lấy ngay trong tháng. Người giao (Ký, ghi rõ họ tên) Người vận chuyển (Ký, ghi rõ họ tên) Người nhận (Ký, ghi rõ họ tên) CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6 Mẫu số: 01-VT CHI NHÁNH HÀ NỘI ( Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20-3-2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính) PHIẾU NHẬP KHO Ngày 17 tháng 12 năm 2010 Nợ TK: 152,1331 Số 157 Có TK 3311 Tên người giao: Đặng Văn Thịnh – Ban Kinh tế Vật tư Cơ giới Theo HĐGTGT số 095920 ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Công ty Thép & Vật tư Hà Nội Nhập tại kho: Dư Văn Lịch……….Địa điểm:…………..Công trường Văn Khê…………… STT Tên nhãn hiệu, quy cách sản phẩm, chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1 Thép XD D18 020071 Kg 11.209 11.209 11.905 133.443.145 2 Thép XD D10 0200171 kg 19.332 19.332 11.952,4 231.063.797 3 Cộng 364.506.942 Thuế 10% *50% 18.225.347 Tổng cộng 382.732.289 Tổng số tiền (viết bằng chữ) Ba trăm tám mươi hai triệu bảy trăm ba mươi hai nghìn hai trăm tám chín đồng Sổ chứng từ gốc kèm theo Ngày 17 tháng 12 năm 2010 Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) Căn cứ vào phiếu nhập kho và hóa đơn bán hàng kèm theo, kế toán hạch toán. Nợ TK 152: 364.509.942 Nợ TK 133: 18.225.347 Có TK 331: 382.732.289 Khi có nhu cầu sử dụng vật tư phục vụ cho hoạt động xây lắp hay hạng mục công trình, Đội thi công căn cứ vào khối lượng bóc tách khối lượng từng loại vật tư cần sử dụng lập :”Phiếu đề nghị xuất vật tư”. CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU YÊU CẦU VẬT TƯ Ngày 16 háng 12 năm 2010 Kính gửi : ÔNG GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH HÀ NỘI Để phục vụ thi công công trình: Hỗn hợp thương mại kết hợp nhà ở TM Tổ Sắt: Trần Văn Hòa……………………………..Kính đề nghị Ông duyệt cho STT Tên vật tư Đơn vị Số lượng xuất Ghi chú 1 Thép XD D18 Kg 2500 2 Thép phi 8 Kg 3662 3 Thép D10 Kg 19.006 …….. Giám đốc Ban KTCGVT Người đề nghị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Căn cứ vào yêu cầu của Tổ, đội đã được Giám đốc đơn vị ký duyệt , Ban Vật tư viết giấy xuất kho đồng thời thủ kho làm căn cứ để xuất kho CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6 Mẫu 02:VT CHI NHÁNH HÀ NỘI (Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20-3-2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 18 tháng 12 năm 2010 Nợ TK 621 Số 91 Có TK 152 Họ tên người nhận hàng: Trần Văn Hòa……………Địa chỉ (Bộ phận):Tổ sắt Lý do xuất: Phục vụ thi công nhà ở TM……………………………………… Xuất tại kho: Dư Văn Lịch………………………Địa điểm: Công trình Văn Khê STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chât vật tư Mã số Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Thép XD D18 120076 kg 250 2500 11.905 29.762.500 2 Thép phi 8C1 020016 kg 3662 3662 11.550 42.296.100 3 Thép phi 10C2 020017A kg 19006 19006 11.932 226.779.592 4 5 Cộng 298.838.192 Cộng thành tiền (viết bằng chữ):…………………………………………………….. Số chứng từ gốc kèm theo…………………………………………………….. Xuất ngày 18 tháng 12 năm 2010 NGƯỜI LẬP PHIẾU NGƯỜI NHẬN HÀNG THỦ KHO KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) Thủ kho giữ phiếu xuất và giấy yêu cầu vật tư để ghi vào thẻ kho. Định kỳ Kế toán vật tư xuống kiểm tra, nhận chứng từ, ký nhận vào thẻ kho và chuyển cho kế toán nhật ký chung ghi sổ kế toán Hàng ngày thủ kho căn cứ phiếu nhập, xuất kho để ghi vào thẻ kho, cuối ngày tính số tồn kho. Định kỳ 05 ngày, Kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của Thủ kho, sau đó ký xác nhận vào thẻ kho. Cuối năm Thủ kho nộp lại thẻ kho về ban Tài chính – Kế toán để lưu trữ. Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh ở công trình khu đô thị Văn Khê được kế toán hạch toán như sau. - Căn cứ vào phiếu xuất kho ngày 18 tháng 12 năm 2009, kế toán ghi: Nợ TK 621: 298.838.192 Có TK 152: 298.838.192 Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công trình sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm xây lắp như sau: Nợ TK 154: 298.838.192 Có TK 621: 298.838.192 Căn cứ vào các chứng từ như: Phiếu xuất kho, biên bản giao nhận, hóa đơn bán hàng……kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian rồi sau đó phản ánh vào sổ Cái các tài khoản phù hợp. Nhật ký chung (trích) Từ ngày 01/10/2010 đến ngày 31/12/2010 Chứng từ Diễn giải SHTK Số phát sinh SH NT Nợ Có BV-01 2 Hà Văn mua VPP P/ vụ công trình TM 627 111 119.000 119.000 BV-02 5 Chi phí vận chuyển đất thải ở 627 111 5.000.000 5.000.000 C3 13 Xuất vật liệu cho Tổ Sắt- Tr. V. Hòa 621 152 19.246.000 19.246.000 C6 15 Mua vật liệu chuyển thẳng cho Kiên đội xây lắp 621 133 331 17.100.000 1.710.000 18.810.000 C15 18 Xuất vật liệu thi công nhà TM 621 152 298.838.192 298.838.192 ………… 31 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp tháng 12/2010 154 621 17.165.203.000 17.165.203.000 Sổ cái tài khoản 621 (trích) Quý IV/2010 Chứng từ Diễn giải TKĐU Số tiền SH NT Nợ Có ……… C3 13 Xuất vật liệu cho Lê Kiên đội xây lắp số 4 152 19.246.000 C6 15 Mua vật liệu chuyển thẳng cho Kiên đội xây lắp số 4 331 17.100.000 C15 18 Công trình GT5 xuất vật tư tháng 12/2004 152 10.355.000 ………. 31 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp tháng 12/2010 154 17.165.203.000 Cộng phát sinh 17.165.203.000 17.165.203.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Mỗi công trình, hạng mục công trình đều được mở riêng 1 sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu xuất kho cho công trình nào thì được tập hợp trực tiếp ghi vào sổ chi tiết của công trình đó. Kế toán căn cứ vào chứng từ vào gốc để vào sổ chi tiết theo trình tự thời gian theo mẫu sau: Đơn vị:……… Địa chỉ:…….. Sổ chi tiết tài khoản 621 (trích) Quý IV/2010 Tài khoản 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đội số 4, công trình nhà ở TM Phát sinh Nợ: Phát sinh Có: Chứng từ Diễn giải Số hiệu TKĐU Số tiền SH NT Nợ Có ………….. C3 13 Xuất vật liệu cho Lê Kiên đội xây lắp số 4 152 19.246.000 C6 15 Mua vật liệu chuyển thẳng cho Kiên đội xây lắp số 4 331 17.100.000 C15 18 Công trình GT5 xuất vật tư tháng 12/2010 152 10.355.000 31 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp tháng 12/2010 154 1.230.288.000 ……. Cộng phát sinh 1.230.288.000 1.230.288.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị 1.2 Tổ chức hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp sản xuất xây lắp, trực tiếp thực hiện lao vụ, dịch vụ và được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc. Chi phí nhân công trực tiếp là khoản chi phí trực tiếp ở công ty gắn liền với lợi ích của người lao động, bao gồm:Tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân sử dụng máy ( công nhân của công ty) Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, Công ty áp dụng hình thức trả lương là giao khoán theo từng khối lượng công việc hoàn thành và khoán gọn công việc. Đối với lao động gián tiếp sản xuất, Công ty trả lương năng suất và lương thời gian( có quy chế trả lương riêng dựa theo cấp bậc, năng lực và công việc thực tế hoàn thành của từng người ). Đối với bộ phận CNVC trong danh sách, Công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo đúng quy định hiện hành. Cụ thể là 20% tính vào chi phí sản xuất do Công ty chi trả, 8,5% khấu trừ vào lương của công nhân viên. + 22% BHXH tính theo lương cơ bản + 4,5% BHYT tính theo lương cơ bản + 2% BHTN tính theo lương cơ bản Xí nghiệp thực hiện hợp đồng khoán gọn với Tổ thép về một số phần việc sau: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN Số 11/2010/HĐGK/SD Hôm nay ngày 1 tháng 11 năm 2010 tại Hà Nội chúng tôi gồm: BÊN GIAO KHOÁN (BÊN A) CHI NHÁNH HÀ NỘI – CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6 Ông Phạm Văn Chung Chức vụ: Giám Đốc Địa chỉ: C12 Chung Cư Sông Đà 2 Phường Vạn Phúc- Hà Đông – Hà Nội ĐT: 0433552593 Fax: 0433552593 BÊN NHẬN KHOÁN (BÊN B) Ông Trần Văn Hòa Chức vụ: Đội trưởng Địa chỉ: Chân Lý – Lý Nhân - Hà Nam Hai bên thống nhất ký hợp đồng giao, nhận khoán thi công công trình với các nội dung: Nội dung công việc: Bên A giao cho bên B phần nhân công gia công lắp dựng cốt thép cọc BTCT, đài giằng móng, tường tầng hầm, cột, dầm, sàn, cầu thang, các loại cốt thép khác và ván khuôn phần cọc, công nhật các công việc khác của công trình:” Hỗn hợp thương mại kết hợp nhà ở TM”. Tiến độ: Theo tiến độ đã lập cho từng giai đoạn thi công của bên A Chất lượng: Đảm bảo các yêu cầu thiết kế, yêu cầu của bên A và các tiêu chuẩn thi công hiện hành của nhà nước. Đơn giá khoán: Phương thức giao khoán: Khoán gọn Giá giao khoán Phần cốt thép: 650.000 đ/ tấn Phần ván khuôn cọc BTCT : 30.000 đ/m2 Phần công nhật: 80.000 đ/công Đơn giá trên là đơn giá khoán gọn phần nhân công gia công lắp thép dựng cốt thép toàn bộ phần kết cấu kể cả các kết cấu nhỏ, phần nhân công gia công lắp dựng ván khuôn phần cọc BTCT, phần nhân công công nhật của công trình:” Hỗn hợp thương mại kết hợp nhà ở Tm”. Đơn giá trên là không thay đổi và đã bao gồm tất cả các chi phí khác. ….. BÊN GIAO KHOÁN BÊN NHẬN KHOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢNG XÁC NHẬN GIÁ TRỊ KHỐI LƯỢNG HOÀN thành THÁNG 11 Công trình: Hỗn hợp thương mại kết hợp nhà ở TM Hạng mục: Móng phần ngầm Công việc: Gia công lắp dựng cốt thép Tổ trưởng: Trần Văn Hòa (tổ cốp pha sắt) TT Nội dung công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền Phần móng tầng ngầm Gia công lắp dựng thép dài Kg 62.609,000 650 40.695.850 Gia công lắp dựng thép giằng Kg 12.539,000 650 8.150.350 Gia công lắp dựng thép cổ cột + vách Kg 11.775,000 650 7.653.750 Khối lượng thép cọc Kg 354,000 650 230.100 Tổng khối lượng thép Kg 87.277 650 56.730.050 Khối lượng cốp pha cọc M2 12,600 37.000 466.200 Làm công nhật công 113,500 80.000 9.080.000 Cộng 66.276.250 Làm tròn 66.276.000 Ghi chú: Giá trị trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng Bằng chữ: Sáu mươi sáu triệu hai trăm bảy mươi sáu nghìn đồng chẵn. Ngày 30 tháng 11 năm 2010 ĐẠI DIỆN BÊN B ĐẠI DIỆN BÊN A Tổ trưởng Ban KTKH Giám đốc CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢNG CHIA LƯƠNG TỔ CỐP PHA SẮT STT Họ tên Nghề Chức vụ Số công Xếp loại Hso quy đôi Số công quy đổi Số lương BQ Thực lĩnh Ký nhận A B C D 1 2 3 4=1*3 5 6=4*5 1 Trần Văn Hòa LĐ Tổ trưởng 26 A 1,2 31 115.000 3.601.000 2 Ngô Văn An LĐ TV 30 C 0,9 27 115.000 3.105.000 3 Lục Văn Thắng LĐ TV 30 B 1 30 115.000 3.450.000 … … … … .. … … … … … … 20 Đặng Duy Kim LĐ TV 30 B 1 30 115.000 3.450.000 Tổng cộng 572 576 66.276.000 Ban TCTH Tổ Công Đoàn Tổ trưởng CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP TỔ CỐP PHA, SẮT Tháng 11 năm 2010 STT Họ tên Phần được hưởng Các khoản khấu trừ Thực lĩnh Ký nhận Lương sản phẩm Lễ phép, tàu xe Tổng cộng BHXH, BHYT Cộng Công Tiền Công Tiền 1 Trần Văn Hòa 31 3.601.000 3.601.000 0 3.601.000 2 Ngô Văn An 27 3.105.000 3.105.000 0 3.105.000 3 Lục Văn Thắng 30 3.450.000 3.450.000 0 3.450.000 … … … … … … … 20 Đặng Duy Kim 30 3.450.000 3.450.000 0 3.450.000 Tổng cộng 576 66.276.000 66.276.000 66.276.000 Hà Nội, ngày tháng năm 2010 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc chi nhánh Mẫu số : 02 – TT (Ban hành theo quyết định số/QĐ-BTC Ngày 20 -3- 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính) CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6 CHI NHÁNH HÀ NỘI PHIẾU CHI Ngày 14 tháng 12 năm 2010 Số 161 Nợ TK 3341 : 66.276.000 đ Có TK 1111: 66.276.000đ Họ và tên người nhận tiền: TRẦN VĂN HÒA Địa chỉ: Tổ thép Lý do chi: Thanh toán tiền lương cho công nhân tổ cốp pha sắt tháng 11 năm 2010 Số tiền: 66.276.000 Bằng chữ: Sáu mươi sáu triệu, hai trăm bảy mươi sáu nghìn đồng chẵn Kèm theo : Chứng từ gốc GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH KẾ TOÁN TRƯỞNG LẬP PHIẾU (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền:( Viết bằng chữ)……………………………………… Ngày14 tháng 11 năm 2010 THỦ QUỸ NGƯỜI NHẬN TIỀN (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Tỷ giá ngoại tệ: ( Vàng, bạc, đá quý)……………………………………. Số tiền quy đổi:…………………………………………………………….. Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương kế toán lập bảng tổng hợp thanh toán cho từng công trình và lấy đó làm cơ sở để hạch toán chi phí tiền lương cho từng công trình. Định kỳ hàng tháng, khi nhận được chứng từ do các đội chuyển lên phòng kế toán, dựa vào bảng thanh toán lương, kế toán ghi sổ Nhật ký chung theo: Căn cứ vào bảng xác nhận giá trị khối lượng hoàn thành của tổ cốp pha sắt kế toán định khoản Nợ TK 622: 66.276.000 Có TK 334 :66.276.000 Khi thanh toán lương cho công nhân sản xuất, kế toán ghi Nợ TK 334 : 66.276.000 Có TK 1111: 66.276.000 Cuối tháng kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154: 66.276.000 Có TK 622: 66.276.000 Kế toán tiền lương của công ty sau khi lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương của toàn công ty trên cơ sơ các bảng tổng hợp tiền lương của các công trình gửi lên, sẽ tiến hành nạp số liệu vào máy tính, lên sổ Nhật ký chung và sổ Cái tài khoản 622, 334,338… Nhật ký chung (trích) Từ ngày 01/10/2010 đến ngày 31/12/2010 Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số phát sinh SH NT Nợ Có 89 31/12 Tính ra tiền lương tháng 11 cho tổ cốp pha sắt- Công trình TM 622 334 66.276.000 66.276.000 90 31/12 Thanh toán lương tháng 12 cho CNTN tổ 1 bằng tiền mặt 334 111 3.703.500 3.703.500 …………… Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tháng 12/2004 154 622 3.098.180.500 3.098.180.500 Sổ cái tài khoản 622 (trích) Quý IV/2010 Chứng từ Diễn giải TKĐU Số tiền SH NT Nợ Có … ……….. 89 31/12 Tính ra tiền lương tháng 11 cho tổ cốp pha sắt- Công trình TM 334 3.098.180.500 31/12 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tháng 11/2010 154 3.098.180.500 …….. Cộng phát sinh 3.098.180.500 3.098.180.500 Đơn vị: ….. Địa chỉ : …. Sổ chi tiết tài khoản 622 (trích) Quý IV/2010 Tổ cốp pha sắt Công trình: Hỗn hợp thương mại kết hợp nhà ở TM Phát sinh Nợ: Phát sinh Có: Chứng từ Diễn giải SHTK Số phát sinh SH NT Nợ Có 89 30/11 Tính ra tiền lương tháng 11 cho tổ 1- công trình GT5 334 66.276.000 30/11 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tháng 11/2010 154 316.359.700 …………. Cộng phát sinh 316.359.700 316.359.700 Người ghi sổ Kế toán trưởng - Trích BHXH 1.3 Tổ chức hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Trong sản xuất xây lắp, quy mô thi công thường lớn, cường độ thi công cao. Do vậy sức lao động của con người đôi khi không đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Xuất phát từ thực tế đó, việc sử dụng máy thi công trong hoạt động xây lắp là việc làm tất yếu và có ý nghĩa kinh tế cao. Vì vậy, chi phí sử dụng máy thi công là chi phí đặc thù trong lĩnh vực xây lắp Đối với Công ty cổ phần Sông Đà 6, việc sử máy thi công có một vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo cho tiến độ và chất lượng thi công công trình. Toàn bộ chi phí sử dụng máy thi công của Công ty bao gồm: chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa máy thi công, chi phí thuê ngoài máy thi công,... và toàn bộ các chi phí trên được hạch toán trên TK 623. Nhưng có một số công trình do việc sử dụng máy thi công ít và việc thuê máy cũng không nhiều thì Công ty hạch toán chi phí nhân công vận hành máy thi công vào chi phí sản xuất chung (TK 6271 và TK 6278). Để tạo quyền chủ động trong việc thi công, Công ty giao tài sản, xe máy cho các đội quản lý. Việc điều hành xe máy và theo dõi sự hoạt động của nó được đặt dưới sự điêù khiển trực tiếp của đội và có sự giám sát của Công ty. Công tác tổ chức hạch toán chi phí sử dụng máy thi công diễn ra như sau: Đối với máy thi công của đội Hạch toán chi phí khấu hao máy thi công Máy thi công của đội được theo dõi cả về mặt hiện vật và giá trị tại Phòng kỹ thuật và kế toán. Phương pháp khấu hao sử dụng tại Công ty là phương pháp khấu hao đều. Hàng tháng, kế toán tài sản cố định tính và lập bảng kê khấu hao và trích trước sửa chữa lớn máy thi công. Máy thi công phục vụ trực tiếp cho công trình đó. Đây là cơ sở để kế toán hạch toán chi phí khấu hao máy thi công CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6 CHI NHÁNH HÀ NỘI BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO CB, KHẤU HAO SCL, LÃI VAY VỐN CĐ Tháng 11 năm 2010 STT Tên tài sản Ng,giá Giá trị còn lại 31/10/2009 Tỷ lệ lãi vay Tỷ lệ khấu hao Tỷ lệ khấu hao Lãi vay vốn CĐ SCL KHCB Tổng cộng Tổng cộng CNK TD A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Máy móc thiết bị 2.978.759.294 362.947.550 0 362.947.550 3.357.265 14.893.796 13.913.581 0 1 Máy trộn bê tông 47.600.000 43.328.208 43.328.208 0,925% 0,5% 1,28% 400.786 238.000 610.256 2 Máy toàn đạc điện tử 68.181.818 62.937.062 62.937.062 0,925% 0,5% 1,28% 582.168 340.909 874.126 3 Cần trục tháp 2.592.420.476 0,925% 0,15% 0,35% 0 12.962.102 8.960.519 … … … … .. … … … .. … … …. Tổng cộng 5.172.756.556 2.436.453.469 0 2.436.453.469 22.537.195 18.312.865 26.368.296 0 Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao cơ bản trên, kế toán hạch toán: Nợ TK 6424: 3.759.978 đ Nợ TK 6234 : 14.552.887 đ Có TK 335 : 18.312.865 đ Hạch toán chi phí nguyên vật liệu chạy máy thi công Việc hạch toán chi phí xăng, dầu chạy máy tương tự như hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Căn cứ để kế toán Công ty hạch toán chi phí nguyên vật liệu chạy máy thi công là Phiếu xuất kho, Bảng kê xuất kho vật tư, Bảng tổng hợp vật liệu và các chứng từ liên quan khác như: Hoá đơn GTGT, hoá đơn mua hàng,... Hạch toán tiền lương công nhân điều khiển máy thi công Căn cứ vào tình hình sử dụng máy thi công, kế toán công trình lập Bảng chấm công cho công nhân điều khiển máy thi công. Sau đó căn cứ vào Bảng chấm công để lập Bảng thanh toán tiền tiền lương. Đây là cơ sở ban đầu để kế toán tính lương phải trả cho công nhân điều khiển máy thi công Ngoài ra, còn một số chi phí khác phục vụ máy thi công như: chi phí sửa chữa máy thi công, chi phí bảo hiểm máy thi công, chi phí khác bằng tiền phục vụ cho hoạt động của máy. Quy mô phát sinh các khoản chi phí này thường nhỏ hoặc không phát sinh. Để hạch toán các khoản chi phí này, kế toán căn cứ vào các hoá đơn (GTGT), hoá đơn mua hàng, Hợp đồng thuê sửa chữa máy,... Đối với máy thi công thuê ngoài Trong trường hợp Công ty không có loại máy phù hợp cho việc thi công, hơn nữa, đối với những loại máy này, chi phí đi thuê ít hơn so với chi phí khấu hao của máy thi công nếu Công ty mua máy để làm thì Công ty sẽ sử người đi thuê. Thông thường, phương thức thuê máy Công ty áp dụng là thuê cả máy và người lái máy cùng các loại vật tư cho máy chạy. Theo phương thức này, trong trường hợp hợp đồng thuê phải xác định rõ khối lượng công việc và tổng số tiền bên thuê phải trả cho bên cho thuê. Máy thi công thuê ngoài phục vụ cho công trình nào, kế toán hạch toán chi phí thuê máy thẳng vào công trình đó. Cơ sở pháp lý cho công tác hạch toán là Hợp đồng thuê máy, Biên bản thanh lý hợp đồng thuê máy, Biên bản xác nhận khối lượng giao nhận và Biên bản nghiệm thu. Hợp đồng thuê máy có mẫu như sau: Hợp đồng thuê máy Hôm nay, ngày 30 tháng 11 năm 2010 - Đại diện bên A là : Ông Trần Đại Nghĩa Chức vụ: Đội trưởng - Địa chỉ: Công ty cơ giới và lắp máy - Đại diện bên B là: Nguyễn Văn Hùng Chức vụ: Giám đốc Chi nhánh Hà Nội Hai bên thoả thuận ký hợp đồng với các điều khoản sau: Điều 1: Nội dung hợp đồng Bên A cho bên B thuê: 1 máy cẩu Bên B thuê để sử dụng cho thi công công trình hỗn hợp thương mại kết hợp nhà ở TM Điều 2: Giá cả, phương thức thanh toán 1. Đơn giá thuê: - Theo khối lượng công việc tính theo ca máy Bảng tổng hợp chi phí thuê máy Tháng 12/2002 – Công trình Seagames – SVĐ trung tâm STT Loại máy Số ca hoạt động Đơn giá Thành tiền 1 Máy cẩu 2 262.000 524.000 ... ... ... ... ... Cộng ´ ´ 13.525.400 Với khối lượng công việc tính theo ca máy (giờ), quá trình hoạt động của máy sẽ được theo dõi qua Nhật trình hoạt động của máy. Nhật trình hoạt động của máy do người vận hành máy lập và được sự ký duyệt của chỉ huy công trình. Bảng tổng hợp chi phí thuê máy Tháng 12/2010 – Công trình Seagames – SVĐ trung tâm STT Loại máy Số ca hoạt động Đơn giá Thành tiền 1 Máy cẩu 2 262.000 524.000 ... ... ... ... ... Cộng ´ ´ 13.525.400 Đến cuối quý, căn cứ vào các Bảng kê khấu hao và trích trước sữa chữa lớn máy thi công, Bảng tổng hợp nguyên vật liệu phục vụ máy thi công từng công trình, kế toán tổng hợp lập Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công theo từng công trình. Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công Quý IV/2010 – Công trình: Hỗn hợp thương mại kết hợp nhà ở TM STT Loại chi phí Số tiền 1 Chi phí nguyên vật liệu chạy máy 6.920.678 2 Chi phí khấu hao và trích trước sửa chữa lớn MTC 29.217.000 3 Chi phí bằng tiền khác 7.260.000 Cộng 43.397.678 Khi thanh lý hợp đồng thuê máy ngoài thi công, kế toán ghi: Nợ TK 623 : 13.525.420 Có TK 111 : 13.525.420 Cuối kỳ, kết chuyển vào tài khoản 154 theo từng đối tượng Nợ TK 154: 28.078.307 Có TK 623 : 28.078.307 Trên cơ sở các chứng từ dưới công trình chuyển lên phòng kế toán của công ty, kế toán tiến hành ghi sổ Nhật ký chung và vào các sổ có liên quan. Đơn vị :……. nhật ký chung Địa chỉ:…… (trích) Từ ngày 01/11/2010 đến ngày 30/11/2010 Chứng từ Diễn giải SHTK Số phát sinh SH NT Nợ Có ……… 90 1/12 Trả tiền thuê máy thi công và bộ phận điều khiển máy 6237 133 111 42.300.000 1.125.000 43.425.000 ……. Kết chuyển chi phí thuê máy thi công 154 623 329.851.560 329.851.560 Người ghi sổ Kế toán trưởng toán trưởng Từ sổ Nhật ký chung, kế toán tiến hành vào sổ Cái và sổ chi tiết tài khoản Đơn vị:…. Sổ cái tài khoản 623 (trích) Địa chỉ:…….. Quý IV/2010 Chứng từ Diễn giải TKĐU Số tiền SH NT Nợ Có …….. 90 1/12 Thanh toán tiền thuê máy phục vụ CTGT5 111 42.300.000 Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công 154 329.851.560 ……… Cộng phát sinh 329.851.560 329.851.560 Người ghi sổ Kế toán trưởng Đơn vị:….. Sổ chi tiết tài khoản 623 Địa chỉ:…. (trích) - Quý IV/2010 Đội Xe- Công trình TM Phát sinh Nợ 123.028.790 Phát sinh Có 123.028.790 Chứng từ Diễn giải TKĐU Số tiền SH NT Nợ Có ……….. 90 1/12 Thanh toán tiền thuê máy phục vụ công trình TM 111 42.300.000 Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công 154 123.028.790 ……… Cộng phát sinh 123.028.790 123.028.790 Người ghi sổ Kế toán trưởng 1.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết cho quá trình sản xuất sản phẩm ngoài 3 khoản mục trên. Các chi phí này chiếm tỷ trọng không lớn trong giá thành sản phẩm nhưng không thể thiếu trong quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí này bao gồm : chi phí nhân viên quản lý đội, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương phải trả công nhân xây lắp và nhân viên quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng chung cho quản lý đội và các chi phí bằng tiền khác phục vụ cho công tác giao nhận mặt bằng, đo đạc, nghiệm thu, bàn giao công trình giữa các bên liên quan. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất bao gồm. Chi phí nhân viên xí nghiệp, ban chủ nhiệm công trình Chi phí về tiền lương nhân viên XN, ban chủ nhiệm công trình được kế toán tập hợp, tính toán như đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và được tập hợp riêng cho từng công trình, HMCT. Nhân viên XN được hưởng lương thời gian, được xác định dựa trên mức lương tối thiểu, hệ số lương cấp bậc và hệ số năng suất của XN mình. Ngoài ra, nhân viên quản lý còn được hưởng các khoản ăn ca, phụ cấp trách nhiệm theo chức vụ của từng người. Chi phí vật liệu, CCDC dùng cho sản xuất thuộc phạm vi phân xưởng, tổ, đội Chi phí này bao gồm chi phí vật liệu phụ xuất dùng cho đội thi công để phục vụ sản xuất như: Dây thừng, lưới an toàn, bạt dứa, chi phí về vật liệu sử dụng luân chuyển như gỗ, cốp pha tôn, công cụ dụng cụ lao động nhỏ cầm tay. Do không tính được giá trị sử dụng cho từng đối tượng hạch toán chi phí nên khi các khoản chi phí này phát sinh, được hạch toán vào TK 627 rồi cuối tháng tiến hành phân bổ. Cuối tháng, căn cứ vào bảng tổng hợp vật tư, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiếtTK 627. Chi phí vật liệu, CCDC dùng cho sản xuất thuộc phạm vi phân xưởng, tổ, đội Chi phí này bao gồm chi phí vật liệu phụ xuất dùng cho đội thi công để phục vụ sản xuất như: Dây thừng, lưới an toàn, bạt dứa, chi phí về vật liệu sử dụng luân chuyển như gỗ, cốp pha tôn, công cụ dụng cụ lao động nhỏ cầm tay. Do không tính được giá trị sử dụng cho từng đối tượng hạch toán chi phí nên khi các khoản chi phí này phát sinh, được hạch toán vào TK 627 rồi cuối tháng tiến hành phân bổ. Cuối tháng, căn cứ vào bảng tổng hợp vật tư, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiếtTK 627. Chi phí khấu hao TSCĐ Hiện nay, máy móc thiết bị thi công ở ban chủ nhiệm công trình gồm 2 loại: Máy móc của công ty và máy móc đi thuê. Đối với TSCĐ thuộc sở hữu của công ty, hàng tháng ban chủ nhiệm công trình phải tiến hành trích khấu hao cho từng TSCĐ. Việc trích khấu hao được thực hiện theo phương pháp đường thẳng. Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ * tỷ lệ khấu hao năm Mức khấu hao bình quân tháng = mức khấu hao năm/12. Định kỳ, dựa trên danh sách TSCĐ đã được cục quản lý vốn duyệt, kế toán tiến hành trích khấu hao và lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài ở công ty bao gồm tiền điện, tiền nước, tiền thuê bao điện thoại, tiền thuê vận chuyển đất thải….khi các khoản chi phí này phát sinh, kế toán căn cứ vào giấy báo Nợ, phiếu chi tiền mặt… để hạch toán và ghi vào sổ chi tiết tài khoản 627. Chi phí khác bằng tiền Chi phí khác bằng tiền bao gồm : chi phí tiếp khách, giao dịch, bảo dưỡng máy móc, in ấn tài liệu…Căn cứ vào các chứng từ gốc có liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, giấy thanh toán tạm ứng, kế toán lên bảng kê chứng từ và tổng hợp vào sổ Nhật ký chung, đồng thời lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Các chứng từ gốc để hạch toán chi phí sản xuất chung là bảng thanh toán lương của nhân viên quản lý đội, phiếu xuất kho vật tư CCDC, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, thiết bị văn phòng đội… căn cứ vào các chứng từ gốc này, kế toán tiến hành định khoản vào sổ Nhật ký chung Nhật ký chung(trích) Từ ngày 01/10/2010 đến ngày 31/12/2010 Chứng từ Diễn giải SHTK Số tiền SH NT Nợ Có 39 3/12 Xuất vật liệu phục vụ công trình 6272 152 81.000 81.000 54 7/12 Thanh toán tiền mua văn phòng phẩm phục vụ công trình GT5 6277 133 111 1.240.000 124.000 1.364.000 63 31/12 Thanh toán tiền lương cán bộ VP đội 6271 334 338 8.956.000 7.480.000 1.476.000 65 31/12 Khấu hao máy móc tháng 12 6274 214 2.476.000 2.476.000 …….. Kết chuyển chi phí sản xuất chung tháng 12/2009 154 627 877.586.490 877.586.490 Sổ cái tài khoản 627(trích) Quý IV/2010 Chứng từ Diễn giải SHTK Số tiền SH NT Nợ Có ……… 39 3/12 Xuất vật liệu phục vụ CTGT5 152 81.000 54 7/12 Thanh toán tiền mua văn phòng phẩm bằng tiền mặt 111 1.240.000 63 31/12 Thanh toán tiền lương cán bộ VP đội 334 338 7.480.000 1.476.000 65 31/12 Khấu hao máy móc tháng 12 214 2.476.000 …….. Kết chuyển chi phí sản xuất chung tháng 12/2004 154 877.586.490 Cộng phát sinh 877.586.490 877.586.490 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất Qua thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sông Đà 6 ta thấy công tác hạch toán kế toán đã đảm bảo ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ các khoản chi phí phát sinh trong kỳ, tiến hành kiểm kê, đáng giá sản phẩm dở dang và tính giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ một cách hợp lý, chính xác. Tuy nhiên, để có thể hiểu sâu hơn về tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu giá thành của Công ty thì ta phải tiến hành phân tích thông qua chỉ tiêu giá thành, cơ cấu của giá thành thực tế so với kế hạch đối với từng khoản mục chi phí của từng năm ta có thể đánh giá được tình hình tiết kiệm chi phí, hạ giá thành công trình xây lắp. Qua đó, các nhà quản lý sẽ có những biện pháp tối ưu nhằm giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với mọi doanh nghiệp xây lắp nói chung và Công ty Sông Đà 6 nói riêng, việc lập kế hoạch chi phí và giá thành công trình là không thể thiếu. Phương pháp phân tích giá thành thích hợp nhất đối với Công ty là phân tích giá thành theo khoản mục chi phí. Các khoản mục chi phí trong giá thành của sản phẩm xây lắp được lập kế hoạch hàng năm là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Chẳng hạn: Tổng giá thành kế hạch của các công trình năm 2002 là: 79.248.355.880 Tổng giá thành thực tế các công trình năm 2002 là: 78.852.114.101 Như vậy, giá thành thực tế so với kế hạch giảm đi là: Về số tuyệt đối: 39.6241.779 Về số tương đối: 0.5% Việc so sánh trực tiếp, giản đơn như trên chưa thể đánh giá chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy, để đánh giá chính xác hơn thực trạng hoạt động của Công ty qua việc giảm giá thành thực tế, ta sẽ đi sâu phân tích ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí chỉ tiêu giá thành sản phẩm hoàn thành của toàn Công ty và cụ thể của công trình TM Giá thành thực tế và giá thành kế hoạch của toán Công ty trong năm 2002 được phản ánh trên bảng phân tích giá thành sản phẩm hoàn thành toàn doanh nghiệp năm 2002. Bảng phân tích giá thành sản phẩm hoàn thành toàn doanh nghiệp Khoản mục chi phí Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % VL trực tiếp 58.485.286.639 73,8 57.956.303.864 73,5 -528.982.775 - 0,9 NC trực tiếp 10.381.534.620 13,1 10.250.774.833 13 -130.759.787 -1,3 Sử dụng MTC 3.724.672.726 4,7 3.784.901.477 4,8 60.228.751 1,6 SX chung 6.656.861.895 8,4 6.860.133.927 8,7 203.272.032 3 Giá thành 79.248.355.880 100 78.852.114.101 100 -396.241.779 -0.5% Qua bảng phân tích ta thấy, trong năm 2002 tổng giá thành thực tế đã giảm đi 396.241.779 đồng so với kế hoạch là giảm 0,5%, trong đó: Chi phí NVLTT giảm so với kế hoạch là 528.982.775 ứng với 0,9% Chi phí NCTT giảm so với kế hoạch là 130.759.787 ứng với 1,3% Chi phí sử dụng MTC tăng so với kế hạch là 60.228.751 ứng với 1,6% Chi phí sản xuất chung giảm so với kế hoạch là 203.272.032 ứng với 3% Như vậy có thể thấy nguyên nhân chủ yếu làm giảm giá thành là do giảm chi phí NVLTT và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí NVLTT giảm làm giá thành giảm: Nguyên nhân làm chi phí nguyên vật liệu giảm là do doanh nghiệp đã tìm được nguồn hàng rẻ hơn so với dự tính ngoài những nguồn hàng cũ đã ký hợp đồng. Ngoài ra, chi phí nguyên vật liệu giảm còn do Công ty tăng cường quản lý nguyên vật liệu, làm giảm thất thoát, lãng phí và tái sử dụng phế liệu hỏng trong quá trình thi công. Chi phí nhân công trực tiếp giảm làm giá thành giảm: Nguyên nhân làm giảm chi phí nhân công trực tiếp có thể thấy đó là do chi phí sử dụng MTC tăng, có nghĩa là Công ty tăng cường sử dụng MTC thay thế cho sức lao động của con người. Bên cạnh hai khoản mục chi phí giảm làm cho giá thành giảm thì còn có các khoản mục chi phí tăng làm giá thành tăng, đó là chi phí sử dụng MTC và chi phí sản xuất chung. Chi phí sử dụng MTC tăng dẫn đến giá thành tăng là: Chi phí sản xuất chung tăng làm giá thành tăng là: Nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất chung chủ yếu là do các đội quản lý công cụ, dụng cụ chưa chặt chẽ dẫn đến mất mát trong quá trình thi công, chi phí tiếp khách tăng so với kế hoạch,... Ngoài ra, cũng do Công ty chủ trương tăng cường trang bị thêm các đội vật dụng bảo hộ lao động. Để có những cơ sở rõ ràng hơn cho những đánh giá trên về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, ta cần đi sâu phân tích từng khoản mục chi phí trong giá thành và từng công trình. Ta tiến hành phân tích cho công trình TM qua bảng phân tích sau: Bảng phân tích giá thành công trình Năm 2010 Công trình TM Khoản mục chi phí Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % NVL trực tiếp 2.743.446.862 49,8 2.743.446.862 49,8 0 NC trực tiếp 1.374.900.371 25 1.374.900.371 25 0 Sử dụng MTC 580.647.384 10,5 580.647.384 10,5 0 Sản xuất chung 810.040.598 14,7 810.040.598 14,7 0 Giá thành 5.509.035.215 100 5.509.035.215 100 0 0 Qua bảng phân tích trên cho thấy đối với công trình TM Công ty đã hoàn thành kế hoạch đề ra. Tóm lại, hiện nay với trình độ quản lý khá tốt của Công ty, cộng thêm sự nhanh nhậy trong cơ chế thị trường, có biện pháp tổ chức, bố trí lao động hợp lý, nên Công ty đã tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, trong đó đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu, thể hiện sự chịu khó tìm tòi nguồn hàng mới có giá bán thấp mà vẫn đảm bảo được chất lượng nguyên vật liệu, giảm chi phí vận chuyển,... Ngoài ra, ở Công ty Sông Đà 1, các chi phí về thiệt hại trong xây lắp hầu như không có. Tuy nhiên, Công ty cần xem xét lại một số khoản mục làm tăng giá thành được trình bày ở trên, đặc biệt giảm những khoản chi phí không tham gia cấu thành nên giá thành chẳng hạn chi phí tiếp khách, hội họp,... gây lãng phí làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Sông Đà 6 I. Sự cần thiết phải hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Để tồn tại lâu dài, doanh nghiệp phải luôn tìm mọi biện pháp khẳng định mình trên thị trường. Trên cơ sở những nguồn lực có hạn, để nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao nhất. Để thực hiện được mục tiêu này, ngoài việc tiết kiệm các yếu tố chi phí, doanh nghiệp phải tổ chức phối hợp các biện pháp khác một cách khoa học. Đó là biện pháp tối ưu trong vấn đề thực hiện hiệu quả. Chính vì vậy, trong suốt quá trình sản xuất, quản trị doanh nghiệp cần thu thập những thông tin về tình hình chi phí so với kết quả đạt được. Từ đó, đề ra các biện pháp không ngừng giảm bớt chi phí không cần thiết, khai thác tối đa mọi tiềm năng sẵn có về nguyên vật liệu, lao động,... của doanh nghiệp. Những thông tin kinh tế đó không chỉ được xác định bằng phương pháp trực quan căn cứ vào sự tồn tại hình thái vật chất của nó, mà còn bằng phương pháp ghi chép, tính toán dựa trên sự phản ánh tình hình chi phí thực tế trên sổ sách. Xét trên góc độ này, hạch toán kế toán với chức năng cơ bản là cung cấp thông tin cho quản lý, đã khẳng định vai trò không thể thiếu đối với quản trị doanh nghiệp. Trong phần hệ thống thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, kế toán phản ánh toán bộ các yếu tố chi phí phát sinh trên các mặt quy mô và hiệu quả. Những số liệu kế toán này là cơ sở để doanh nghiệp ra các quyết định quản lý. Hạch toán chính xác chi phí sản xuất không chỉ là việc tổ chức ghi chép, phản ánh theo đúng giá trị thực tế của chi phí mà còn phải theo đúng nơi phát sinh và đối tượng chịu chi phí. Tính đúng giá thành là tính toán chính xác và hạch toán đúng nội dung kinh tế của chi phí đã hao phí để sản xuất ra sản phẩm. Vì vậy phải xác định đúng đối tượng tính giá thành, vận dụng đúng phương pháp tính giá thành và giá thành phải được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất kế toán đã tập hợp một cách chính xác. Tính đủ giá thành là tính toán đầy đủ mọi chi phí đã bỏ ra cho sản xuất sản phẩm nhưng cũng phải loại bỏ những chi phí không liên quan, không cần thiết đến. Việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm giúp cho việc phản ánh đúng đắn tình hình và kết quả thực hiệ kế hoạch giá thành của doanh nghiệp, xác định đúng kết quả hoạt động kinh doanh. Hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung và phân hệ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản phẩm nói riêng nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho quản lý luôn là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. II. Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Mục tiêu cần đạt được trong việc hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là giúp cho hoạt động kinh doanh trở nên có hiệu quả dựa trên những nguyên tắc sau: Thứ nhất: Nắm vững chức năng và nhiệm vụ của tổ chức hạch toán kế toán nói chung cũng như tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Song song với việc phản ánh là sự giám đốc quá trình kinh doanh một cách có hiệu quả. Do vậy cần hoàn thiện toàn bộ công tác kế toán từ chứng từ, tiền lương, sổ sách đến tổ chức bộ máy kế toán nhằm tăng cường mức độ chính xác và kịp thời thông tin về biến động tài sản, công nợ, đưa ra các giải pháp tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Muốn vậy, các phòng ban giúp việc cho Giám đốc phải kết hợp chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện tốt chức năng của mình. Thứ hai: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải dựa trên đặc trưng của nghành kinh doanh xây dựng cơ bản. Thứ ba: Kết hợp giữa tính thống nhất và đa dạng về nội dung và phương pháp hạch toán. Nội dung phương pháp cần dựa trên Pháp lệnh Thống kê cũng như các chế độ về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, báo cáo tài chính. Song cũng cần phải dựa trên những đặc điểm riêng của đơn vị mình mà có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Thứ tư: Kết hợp hài hoà, sáng tạo giữa máy móc thiết bị hiện đại với tiềm năng tri thức của con người. Chỉ có nnhư vậy mới đem lại hiệu quả cao nhất cho công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Thứ năm: Bảo đảm nguyên tắc phục vụ theo yêu cầu của kinh doanh trên cơ sở thực hiện đúng các qui định về pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi khi hoàn thiện công tác kế toán, không những nhạy bén, trung thực, phù hợp với các quy luật của thị trường về kinh doanh mà còn phải tuân thủ đúng các chế độ và chính sách của Nhà nước. Khi có những vấn đề bất cập nảy sinh thì cần thiết phải có đề xuất kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. III. Đánh giá công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sông Đà 1 Công ty Sông Đà 1 là công ty mới thành lập từ đầu những năm 90 thế kỷ 20 nhưng đã vượt qua được những khó khăn ban đầu, khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường, lớn mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng sản phẩm. Có được những thành tựu như vậy là nhờ vào sự cố gắng nỗ lực của Công ty trên các mặt sau: Về tổ chức quản lý: Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý khoa học, có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Với mô hình quản lý này, Công ty đã chủ động hơn trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo được uy tín trên thị trường. Về tổ chức sản xuất Bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty gọn nhẹ và năng động, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả giúp cho Ban lãnh đạo Công ty quản lý kinh tế, tổ chức sản xuất, giám sát thi công và tổ chức kế toán được tiến hành khoa học thích hợp. Về bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tương đối chặt chẽ với những nhân viên có năng lực, nhiệt tình trong công việc,... lại được bố trí hợp lý, phù hợp với trình độ khả năng của mỗi người đã góp phần nâng cao hiệu quả của các thông tin phục vụ cho quản lý. Về hệ thống chứng từ kế toán Nhìn chung hệ thống chứng từ kế toán ban đầu của Công ty được tổ chức hợp pháp hợp lệ, đầy đủ. Ngoài hệ thống chứng từ theo qui định riêng của Bộ Tài chính, Công ty còn sử dụng một số chứng từ khác theo qui định riêng của Công ty cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Về hình thức sổ kế toán Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung. Đây là hình thức tương đối đơn giản. Hơn nữa, Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán được cài đặt sẵn trên máy tính nên thuận tiện trong sử dụng và phù hợp với những điều kiện về tổ chức sản xuất của Công ty. Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Mặc dù Công ty mới được thành lập, còn có nhiều khó khăn. Song công tác kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng của Công ty đã đi vào nề nếp, phản ánh đúng thực trạng của Công ty, đáp ứng được yêu cầu quản lý mà Công ty đã đặt ra góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty đạt hiệu quả cao. Một điểm nổi bật của Công ty là hình thức khoán. Mặc dù một số phần việc đã khoán cho các tổ của Công ty nhưng vẫn có sự quản lý chặt chẽ của các phòng ban. Phòng kế hoạch và Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm quản lý, giám sát về tiến độ, khối lượng, chất lượng công trình. Phòng kế toán giám sát về mặt tài chính phối hợp với Phòng kế hoạch và Phòng kỹ thuật lập thủ tục thanh toán với bên A. Các đội trưởng đội thi công nhận khoán chịu ràng buộc trước Giám đốc, phải đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình thực hiện theo đúng dự toán tại Công ty. Công ty giao quyền chủ động cho đội trưởng đội thi công chịu trách nhiệm mua sắm vật tư, máy móc, thiết bị cho việc thi công các công trình. Các hoá đơn, chứng từ phải có sự ký duyệt của các phòng ban có liên quan. Sự phối hợp như trên giữa các phòng ban Công ty với đội đã đảm bảo cho việc tính đầy đủ giá thành công trình, giải quyết mối quan hệ giữa Công ty với người lao động, chủ đầu tư,... Hình thức khoán này góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và tăng cường quản trị của Công ty. Những ưu điểm trên là do kết quả lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty trong đó có một phần không nhỏ là sự cố gắng của Phòng Kế toán, đã thực hiện tốt vai trò hạch toán quản lý tài chính của mình. IV. Những tồn tại và phương hướng hoàn thiện trong công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sông Đà 6 Để thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng thì phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ của hạch toán kế toán. Hơn nữa, cần phải xuất phát từ đặc trưng của các đơn vị sản xuất kinh doanh để có hướng hoàn thiện thích hợp. Đó là một quá trình từ chỗ nhận thức đi đến thay đổi thực tế rồi lại từ thực tế phát huy, bổ sung thêm cho nhận thức lý luận và song song với điều kiện phải đảm bảo nguyên tắc phục vụ yêu cầu quản lý. Qua thời gian thực tập tại Công ty Sông Đà 6, được sự giúp đỡ của cán bộ và nhân viên trong Công ty, đặc biệt là tập thể nhân viên Phòng Kế toán của Công ty, em đã có điều kiện tìm hiểu đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng công tác kế toán tại Công ty. Qua đó em xin có một số ý kiến về những tồn tại trong công tác kế toán tại Công ty cùng với những phương hướng hoàn thiện những tồn tại trên ở Công ty như sau: 1. Về việc luân chuyển chứng từ Hiện nay, mặc dù Công ty đã có qui định rõ về định kỳ luân chuyển chứng từ lên Phòng Kế toán Công ty nhưng vẫn xảy ra tình trạng chứng từ được chuyển nên rất chậm. Chứng tư thanh toán chậm dẫn đến khối lượng công tác hạch toán dồn vào cuối lỳ, nên việc hạch toán không được kịp thời, chính xác. Điều này không chỉ do nguyên nhân khách quan là các công trình thi công đôi khi phân bố ở những rất xa Công ty mà còn do cả nguyên nhân chủ quan từ phía đội thi công: họ không thực hiện đúng trách nhiệm luân chuyển từ của mình. Như vậy, theo em Công ty nên có biện pháp đôn đốc việc luân chuyển chứng từ từ phía kế toán đội, mà biện pháp tốt nhất là thực hiện về mặt tài chính. Xuất phát từ hình thức khoán của Công ty là Công ty tiến hành tạm ứng cho các đội để tự lo vật liệu, nhân công thêu ngoài,... Cho nên, để khắc phục những chậm chễ trong việc luân chuyển chứng từ, Công ty cần thực hiện nghiêm túc quy định: đội phải thanh toán dứt điểm chứng từ lần này mới được tạm ứng lần tiếp theo và mức độ tạm ứng cho mỗi lần phải được sự xem xét cẩn thận của các phòng ban liên quan. Qui định trên sẽ buộc các đội phải thực hiện trách nhiệm luân chuyển chứng từ đúng thời hạn. 2. Về phương pháp tính giá thành Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm của sản phẩm xây lắp và yêu cầu của công tác quản lý nên Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành xây lắp hoàn thành, như vậy là hợp lý và khoa học. Song thực tế đặt ra cho thấy rằng, ngoài việc xây dựng mới các công trình, Công ty còn thực hiện nhiều hợp đồng cải tạo, nâng cấp các công trình. Các hợp đồng loại này thường có đặc điểm là thời gian thi công thường ngắn, giá trị khối lượng xây lắp không lớn, nên bên chủ đầu tư thường thanh toán cho Công ty khi đã hoàn thành toàn bộ công trình theo hợp đồng. Vì vây, theo em, với những loại hợp đồng như trên, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành, Công ty nên sử dụng thêm phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng ngoài phương pháp tính giá thành trực tiếp truyền thống của Công ty. Ưu điểm của phương pháp này là cho phép quản lý chi phí và giá thành xây lắp của các đơn đặt hàng một cách chi tiết, chặt chẽ. Đồng thời, đây cũng là phương pháp tính toán đơn giản, nhanh chóng vì ngay khi hoàn thành hợp đồng có thể tính ngay được giá thành xây lắp của các đơn đặt hàng mà không phải đợi đến hết kỳ hạch toán, đáp ứng kịp thời số liệu cần thiết cho công tác quản lý.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Sông Đà 6 – Tổng công ty Sông Đà.doc
Luận văn liên quan