Đề tài Hoàn thiện hoạt động tính thuế tại Cục Hải Quan TP Hồ Chí Minh Sau khi Việt Nam gia nhập WTO

LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Nước ta đang trong xu thế hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng .Với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) hoạt động xuất nhập khẩu được dự báo sẽ có nhưng sự tăng trưởng mạnh mẽ. Vào sân chơi lớn của thế giới như WTO, tất cả các ngành, các lĩnh vực; đặc biệt là các ngành, lĩnh vực kinh tế, quản lý kinh tế của nước ta đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn. Đối với ngành Hải quan, mặc dù là một trong những ngành thực hiện hội nhập sớm nhất: gia nhập tổ chức Hải quan thế giới (WCO) từ năm 1993; thực hiện Hiệp định Trị giá GATT/WTO từ năm 2002 nhưng chỉ khi nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO thì có rất nhiều điều phải làm để thực hiện các cam kết quốc tế như là: hiện đại hóa quản lý hải quan; đơn giản hóa thủ tục hải quan; tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại; thực hiện yêu cầu an ninh, chống khủng bố quốc tế; thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Cùng với sự hội nhập đó, Trong những năm qua Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh đã không ngừng nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hiểu và thực hiện đúng các quy định về pháp luật của Nhà nước ban hành, giúp giải quyết nhiều khó khăn vướng mắc, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khi làm thủ tục Hải quan. Để tiếp tục góp phần thu hút đầu tư nước ngoài và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần đẩy mạnh tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong nước phát triển mạnh mẽ trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện tại, Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh đang xây dựng ,ngày càng hoàn thiện và phát triển về mọi mặt.Nhanh chóng đơn giản hóa và cung cấp thông tin trong quá trình làm thủ tục Hải quan đối với Doanh nghiệp, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu, các chế độ quản lý Hải quan, các qui định về thuế xuất nhập khẩu,hoàn thiện hoạt động tính thuết trong và sau khi gia nhập . Về tiến trình thực hiện thông quan điện tử, từng bước hiện đại hóa các hoạt động của Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh để từng bước đáp ứng khả năng hội nhập quốc tế hiện nay. Do đó tôi chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động tính thuế tại Cục Hải Quan TP .Hồ Chí Minh Sau khi Việt Nam gia nhập WTO”. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý thu, phân tích thực trạng hoạt động tính thuế và đề ra mộ số giải pháp để hoàn thiện hoạt động tính thuế tại cục Hải quan TP Hồ Chí Minh. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích cơ bản của đề tài là hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về thuế quan, đánh giá thực trạng và những vấn đề hội nhập WTO trong hoạt động tính thuế hải quan tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh để từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện hoạt động tính thuế tại Cục Hải quan sau khi gia nhập. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề án nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động tính thuế tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề án sử dụng phương pháp logic biện chứng, phân tích thực chứng qua số liệu thu thập, phương pháp so sánh đối chiếu, các phương pháp biểu đồ, sơ đồ, 5. Những đóng góp của đề án:  Về lý luận: Đề án tập trung làm rõ khái niệm về thuế quan,đặc điểm và vai trò của thuế quan trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay của nước ta.  Về thực tiễn: Đề án đi sâu nghiên thực trạng hoạt động tính thuế tại cục hải quan Thành phố Hồ Chí Minh ,trên cơ sở đó rút ra một số mặt còn tồn tại,từ đó đề ra một giải pháp hoàn thiện hoạt động tính thuế tại Cục hải quan Thành phố sau khi gia nhập WTO,những giải pháp này có thể giúp hải quan thành phố đạt được mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài trong quá trình hội nhập đầy thách thức của nền kinh tế Việt Nam. 6. Bố cục của Đề án Gồm 3 phần: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề án gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng hoạt động tính thuế tại Cục hải quan Thành phố Hồ Chí Minh sau khi Việt nam gia nhập WTO Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động tính thuế tại Cục hải quan Thành phố Hồ Chí Minh MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Cơ sở lý luận 4 1.1 Tổng quan về thuế quan 4 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế quan 4 1.1.2 Quy trình hoạt động tính thuế theo Hiệp định xác định trị giá hải quan GATT 4 1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tính thuế tại Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh sau khi Việt nam gia nhập WTO 13 1.2.1 Những vấn đề hội nhập WTO đặt ra cho hoạt động tính thuế tại Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh 13 1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng (chủ quan, khách quan) đến hoạt động tính thuế tại Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh sau khi Việt nam gia nhập (WTO) 16 Chương 2 – Thực trạng hoạt động tính thuế tại Cục hải quan TP Hồ Chí Minh sau khi Việt Nam gia nhập WTO 19 2.1 Giới thiệu khái quát về Cục hải quan TP Hồ Chí Minh 19 2.1.1 Sự hình thành và phát triển 19 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ: 19 2.1.3 Bộ máy tổ chức 25 2.2 Phân tích thực trạng hoạt động tính thuế tại Cục hải quan TP Hồ Chí Minh sau khi Việt Nam gia nhập WTO 26 2.2.1 Phân tích thực trạng quy trình hoạt động tính thuế tại Cục hải quan TP Hồ Chí Minh sau khi Việt Nam gia nhập WTO 26 2.2.2 Đánh giá về thực trạng hoạt động tính thuế tại Cục hải quan TP Hồ Chí Minh sau khi Việt Nam gia nhập WTO 35 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động tính thuế tại Cục hải quan TP Hồ Chí Minh sau khi 45 3.1 Những định hướng để hoàn thiện hoạt động tính thuế tại Cục hải quan TP Hồ Chí Minh trong thời gian tới (giai đoạn 2006-2010) 45 3.2 Giải pháp 47 3.2.1 Giải pháp về phát triển hiện đại hóa Cục hải quan TP.Hồ Chí Minh 47 3.2.2 Giải pháp hoàn thiện bộ máy Tổ chức và phát triển nguồn nhân lực 56 3.1.3 Giải pháp phát triển Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật: 58 3.3 Kiến nghị 59 3.3.1 Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính ,phát triển cơ sở hạ tầng và hiện đại hóa hải quan 59 3.3.2 Nâng cao hiệu quả quản lý thuế Hải quan tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh 60 KẾT LUẬN 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

doc67 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2318 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hoạt động tính thuế tại Cục Hải Quan TP Hồ Chí Minh Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cần sự hỗ trợ rất lớn của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan (TCHQ) trong việc phát triển mở rộng loại hình và số lượng doanh nghiệp tham gia làm thủ tục Hải quan điện tử. Thứ tư, Cục Hải quan Thành phố rất quan tâm đầu tư trí, lực vào công tác hiện đại hóa (HĐH) và cải cách thủ tục hành chính với phương châm:đơn giản thủ tục, gọn nhẹ bộ máy, quản lý tập trung, hiệu quả cao. Trong năm, Cục đã xây dựng và báo cáo Tổng cục Hải quan kế hoạch hiện đại hóa các hoạt động của Cục giai đoạn 2006 – 2010; Dự án nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác Hải quan đã được Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan quan tâm chỉ đạo thực hiện; Nhiều chuyên đề nghiệp vụ được xây dựng để thống nhất cách xử lý, cải tiến những bất hợp lý; Các hội nghị đối thoại với Doanh nghiệp được duy trì tổ chức định kì ở cấp Cục và các Chi cục, được nâng chất để thực sự trở thành nơi tọa đàm, trao đổi thông tin, góp ý xây dựng thẳng thắn, cởi mở, hợp tác; Việc tập trung xây dựng tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 cho 07 đơn vị để làm cơ sở mở rộng ra toàn Cục thể hiện quyết tâm của Cục Hải quan Thành Phố trong việc thực hiện tăng cường minh bạch hóa thủ tục, hiện đại hóa trong quản lý, tạo được sự nhất quán trong hành động, tính công khai; đồng thời góp phần tạo thuận lợi hơn cho hoạt động thương mại của doanh nghiệp, đẩy mạnh tinh thần làm chủ, tính cộng đồng, tinh thần cải tiến liên tục. Thứ năm, công tác xây dựng lực lượng luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Cục Hải quan Thành Phố, trong năm đã có sự chuyển biến rõ nét từ nhận thức đến công tác hàng ngày ở các đơn vi. Cụ thể: Công tác kiểm tra, thanh tra của Lãnh đạo các cấp, các phòng chức năng được tăng cường; Hoạt động chào cờ hàng tuần được duy trì tốt để thông báo trọng tâm công việc, nhắc nhở những việc cần tập trung cho tuần tới, biểu dương gương người tốt, việc tốt, phê bình, chấn chỉnh những việc chưa tốt; Tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương thông qua việc tổ chức lớp học Văn hóa giao tiếp, tiến tới xây dựng qui tắc giao tiếp Hải quan áp dụng trong toàn Cục; Công tác thi đua-khen thưởng-kỷ luật được tập trung vào chiều sâu chất lượng, kịp thời, nghiêm túc; Quán triệt thực hiện tốt Luật thực hành tiết kiệm - chống lãng phí và Luật phòng, chống tham nhũng đến từng CBCC; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho CBCC, nhất là cán bộ trong qui hoạch. Kể từ khi triển khai thực hiện các nhiệm vụ hiện đại hóa hải quan, đến nay cục hải quan Thành phố đã có những bước chuyển biến tốt: Về mặt luật pháp, Hải quan Thàn phố đã triển khai ứng dụng Luật Hải quan và Luật Thuế Xuất Nhập khẩu sửa đổi và đã đạt kết quả đáng khích lệ. Về mặt nghiệp vụ, quy trình thủ tục hải quan ngày càng được đơn giản hóa và hài hòa đúng theo chuẩn mực quốc tế, giảm thiểu các loại chứng từ phải nộp cho cơ quan hải quan, nhờ đó giảm thời gian thông quan và chi phí cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Về công tác quản lý, ngành đã tiến hành nghiên cứu và đưa vào áp dụng các kỹ thuật nghiệp vụ mới như kiểm tra sau thông quan, quản lý và đưa vào áp dụng các kỹ thuật nghiệp vụ mới như kiểm tra sau thông quan, quản lý rủi ro trong quy trình thông quan. Về cơ sở hạ tầng,cục hải quan thành phố đã nhanh chóng triển khai từng bước nâng cấp thiết bị kỹ thuật, hạ tầng cở, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) và triển khai các ứng dụng CNTT... nhằm nhanh chóng hội nhập quốc tế. Về ứng dụng CNTT, Cục Hải quan coi đây là mũi nhọn cần được ưu tiên để hướng tới xây dựng một môi trường thông quan điện tử hiện đại, phi giấy tờ, góp phần hình thành một Chính phủ điện tử cho phép kết nối, liên thông giữa các cơ quan quản lý Nhà nước... 2.2.2 Đánh giá về thực trạng hoạt động tính thuế tại Cục hải quan TP Hồ Chí Minh sau khi Việt Nam gia nhập WTO a. Những thành tựu đạt được * Về thu Ngân sách nhà nước: Năm 2007,Cục hải quan TP.Hồ Chí Minh được giao một khối lượng công việc rất nặng nề, tập trung vào công tác thu ngân sách và hiện đại hóa thủ tục Hải quan nhằm đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập quốc tế. Tính đến 15 tháng 9 Cục Hải quan TP đã đạt được kết quả như sau: Tổng số thuế đã thu: 21.210 tỷ đồng, đạt 78,61 % chỉ tiêu kế hoạch; Kim ngạch xuất khẩu : gần 10 tỷ USD Kim ngạch nhập khẩu: hơn 13 tỷ USD Máy bay Xuất nhập cảnh: 22610 lượt chuyến Tàu biển Xuất nhập cảnh: 8359 lượt chuyến; Hành khách Xuất nhập cảnh: 3.118.332 lượt người; Tham vấn giá: Tăng thu cho ngân sách 76 tỷ đồng Phát hiện và lập 1973 biên bản vi phạm hành chính về hải quan; Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính thu được: 5,9 tỷ đồng ; Ra 46 quyết định truy thu thuế, số thuế truy thu là: 10.648 tỷ * Về cải cách hành chính: Đây là mục tiêu hàng đầu của Cục,được Bộ Tài Chính, Tổng cục Hải quan và UBND TP.Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo xuyên suốt và tạo điều kiện về mọi mặt để Cục đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa tạo điều kiện nâng cao hiệu quả quá trình quản lý thu ngân sách Thành phố báo cáo trong năm 2007. + Minh bạch - Đơn giản hóa thủ tục hải quan. Các văn bản về thủ tục hải quan được công khai niêm yết tại địa điểm làm thủ tục hải quan và công khai trên trang Web của Cục, giúp cho doanh nghiệp và công chức hải quan có điều kiện truy cập nhanh, thực hiện chính xác, phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Đồng thời, công khai danh sách đường dây nóng điện thoại của Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo Chi cục và lập Tổ Hướng dẫn - Giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp tại các Đội Thủ tục hải quan, giúp cho doanh nghiệp phản ảnh kịp thời và thủ tục hải quan được giải quyết nhanh, hiệu quả; Tại Cục, phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) và tại các Chi cục phối hợp các Cơ quan hữu quan định kỳ tiếp xúc, đối thoại doanh nghiệp để phổ biến Văn bản mới, giải đáp vướng mắc và tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp; Tham gia hệ thống City Web của UBND TP.Hồ Chí Minh để tiếp nhận những vướng mắc và trả lời cho doanh nghiệp không quá 5 ngày làm việc. Đồng thời, thường xuyên hướng dẫn, trả lời vướng mắc bằng văn bản và qua điện thoại. Trong năm 2007, Cục trả lời trên 3.000 văn bản được doanh nghiệp đồng tình và ủng hộ; Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và phục vụ doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh đã thành lập Ban Cải cách, Hiện đại hóa gồm 07 người, do Cục trưởng làm Trưởng ban. Hàng quý đề ra Chương trình, Kế hoạch cải cách, hiện đại hóa; trong đó đặt ra chỉ tiêu cán bộ từ cấp Đội trở lên và Chiến sĩ thi đua phải có ít nhất 01 sáng kiến, cải tiến. Kết quả, trên 250 sáng kiến, cải tiến lề lối làm việc và chuyên môn nghiệp vụ được công nhận và triển khai thực hiện có hiệu quả, nâng cao chất lượng công tác và tiện lợi cho doanh nghiệp; Thực hiện Cơ chế “Một cửa”, Cục trưởng đã ủy quyền cho các Chi cục trưởng giải quyết nhiều loại văn bản thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp cho doanh nghiệp không phải đi lại nhiều lần. Bộ hồ sơ, chứng từ và thời gian làm thủ tục hải quan được quy định rõ. Khi yêu cầu doanh nghiệp bổ sung chứng từ, công chức Hải quan phải ghi vào “Phiếu yêu cầu nghiệp vụ” và chỉ được yêu cầu một lần, tránh gây ách tắt, phiền hà cho doanh nghiệp. + Thực hiện Trị giá Hải quan (Trị giá GATT). Khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp khai trị giá hàng hóa giao dịch kèm theo những chứng từ liên quan. Không ít trường hợp doanh nghiệp khai trị giá hàng hóa nhập khẩu thấp hơn trị giá giao dịch trên 30% để nộp thuế ít, lợi nhuận cao; Hải quan phải thực hiện thu đúng, thu đủ thuế để nộp ngân sách Nhà nước, nên có sự bất đồng về trị giá hàng hóa giữa doanh nghiệp và Hải quan. Vì vậy, Hải quan phải tiến hành tham vấn trị giá với doanh nghiệp để thống nhất thực hiện theo quy định Trị giá GATT. Trung bình trên 5.000 tờ khai trị giá giao dịch/ ngày được Hải quan kiểm tra, đối chiếu trị giá; trong đó có trên 500 tờ khai phải qua tham vấn trị giá tại các Chi cục hoặc chuyển lên Phòng Trị giá Tính thuế được giải quyết nhanh, đúng quy định và được doanh nghiệp đồng tình. Đã tham vấn trên 7.000 tờ khai trị giá hải quan và đã bác bỏ trên 3.500 tờ khai trị giá giao dịch của doanh nghiệp (chiếm 50%). + Thực hiện mở rộng thủ tục hải quan điện tử cho tất cả doanh nghiệp và cho các loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tập trung thực hiện thủ tục hải quan điện tử cho các doanh nghiệp tại hai khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung, đã mang lại hiệu quả tích cực về kinh tế - xã hội cho cộng đồng doanh nghiệp. Thủ tục hải quan điện tử giúp cho doanh nghiệp khai báo qua mạng và truyền đến Hải quan để tiếp nhận, kiểm tra tờ khai, chứng từ và quyết định thủ tục hải quan chuyển qua mạng cho doanh nghiệp. Tính đến ngày 31/12/2007đã làm thủ tục: Số lượng doanh nghiệp được cấp giấy công nhận tham gia thủ tục hải quan điện tử: 160 doanh nghiệp Số lượng doanh nghiệp chính thức tham gia thủ tục hải quan điện tử: 136 doanh nghiệp Số lượng tờ khai đã làm thủ tục hải quan: 31.224 Kim ngạch XNK: 3,003 tỷ USD (Chiếm 7,7 % tổng kim ngạch của Cục) Số thuế: 2.553 tỷ VNĐ, đạt khoảng 7,03% số thu của Cục. + Công tác giám sát quản lý và thu thuế xuất nhập khẩu. Cục đã đề xuất và được Tổng cục Hải quan đồng ý cho cải tiến các quy trình nghiệp vụ để phù hợp tình hình thực tế trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, rút ngắn được thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hành lý của khách xuất cảnh, nhập cảnh; Đã làm thủ tục trên 35 ngàn lượt máy bay xuất nhập cảnh (XNC) và trên 9.000 lượt tàu biển XNC; Làm thủ tục hải quan truyền thống cho trên 1,2 triệu tờ khai hàng mậu dịch và gần 0,5 triệu tờ khai hàng phi mậu dịch, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên 39 tỷ USD; Đối với hàng hóa xuất khẩu, số lượng tờ khai được miễn kiểm tra chiếm trên 85%; tờ khai được kiểm tra theo tỷ lệ chiếm trên 10% và tờ khai được kiểm tra toàn bộ chiếm không quá 5%; Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng tờ khai được miễn kiểm tra chiếm trên 54%; tờ khai được kiểm tra theo tỷ lệ chiếm trên 32% và tờ khai được kiểm tra tòan bộ chiếm không quá 13%; Tổng số thuế thu được trong năm 2007 trên 36.000 tỷ đồng, đạt trên 117% chỉ tiêu kế hoạch và trên 115% chỉ tiêu phấn đấu. + Chống buôn lậu và gian lận thương mại: Đa số doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật và thủ tục hải quan; tuy nhiên, vẫn còn không ít doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới với nhiều thủ đoạn tinh vi, nhằm trốn thuế nhà nước và thu lợi bất chính; + Cục đã đề ra nhiều biện pháp tích cực để đẩy mạnh hoạt động chống buôn lậu: Tổ chức điều tra cơ bản, nghiên cứu tình hình trên địa bàn, cập nhật thông tin để sưu tra trọng điểm, đánh giá kịp thời những dấu hiệu nghi vấn, đề ra biện pháp đấu tranh có hiệu quả và chủ động đề xuất phối hợp kiểm tra đối tượng trọng điểm; Phúc tập hồ sơ và kiểm tra “Sau thông quan” để phát hiện những sai sót nghiệp vụ, những sơ hở trong quản lý, những luồng lách của doanh nghiệp và những thông tin khác về hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp... luôn được cập nhật, đưa vào danh sách của doanh nghiệp trọng điểm; Tổ chức tuần tra và phối hợp với các cơ quan hữu quan để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những gian lận thương mại. Kết quả: phát hiện và lập biên bản trên 4.000 vụ, tổng trị giá trên 60 tỷ đồng. Đặc biệt đã phát hiện 2 vụ vận chuyển trái phép 2.650 gram heroin. Năm 2007 được coi là năm thành công nhất của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh trong 10 năm qua: có số thu đạt chỉ tiêu cao nhất; cải cách mạnh mẽ nhất về quản lý chất lượng ISO 9001: 2000, mở rộng thủ tục hải quan điện tử, đề xuất cải cách nhiều Quy trình nghiệp vụ thiết thực và hiệu quả, thực hiện Quy chế Văn minh Giao tiếp đầu tiên của Ngành... và nhận được Danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Được Bộ Tài Chính, Tổng cục Hải quan và UBND TP.Hồ Chí Minh đánh giá cao là đơn vị dẫn đầu của ngành Hải quan Yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan và từng bước hiện đại hoá hoạt động quản lý hải quan đang ngày càng trở nên cấp bách. Tuy nhiên trên thực tế, việc cải cách, hiện đại hoá của Hải quan thành phố vẫn khá chậm và bộc lộ nhiều hạn chế. Về làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu: Năm 2004: Làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu đạt kim ngạch 20 tỷ 274 triệu USD. Năm 2005: Làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu đạt kim ngạch28 tỷ 189 triệu USD. Năm 2006: Làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu đạt kim ngạch 32 tỷ 840 triệu USD Năm 2007: Làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu đạt kim ngạch:43 tỷ USD Về làm thủ tục cho phương tiện vận tải xuất nhập cảnh: Năm 1986: 1390 lượt tàu biển 1257 lượt máy bay. Năm 1990: 2150 lượt tàu biển 4449 lượt máy bay. Năm 1995: 4491 lượt tàu biển 13448 lượt máy bay. Năm 2000: 6129 lượt tàu biển 18552 lượt máy bay. Năm 2004: 9457 lượt tàu biển 32011 lượt máy bay. Về số thuế thu được: Năm 2003: Đạt số thu thuế: 16.788 tỷ đồng. Năm 2004: Đạt số thu thuế:  19.214 tỷ đồng. Năm 2005: Đạt số thu thuế: 21.872 tỷ đồng. Năm 2006: Đạt số thu thuế   26.232 tỷ đồng. Năm 2007: Kế hoạch được giao số thu thuế: 30.800 tỷ đồng, đạt số thu thuế: 34.342 tỷ đồng Năm 2008 : Kế hoạch dư kiến thu thuế: 39.000 tỷ đồng Về số vụ vi phạm xử lý: Năm 1995: 3648 vụ. Có 7 vụ hình sự. Năm 2000: 2264 vụ. Có 4 vụ hình sự. Năm 2004: 3077 vụ. Có 16 vụ hình sự. Những thành tích Cục Hải quan Tp.HCM đạt được trong thời gian qua là nhờ có sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, hiệu quả, kịp thời của Bộ chủ quản, của Tổng cục Hải quan, của Thành ủy, HĐND, UBND Tp.HCM. Nhờ vào sự nỗ lực phấn đấu bền bỉ, kiên trì của tập thể lãnh đạo Cục, Đảng ủy và toàn thể cán bộ công chức; tinh thần đoàn kết, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công tác; tinh thần khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên, tình năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ công chức. Những thành tích chủ yếu của Cục Hải quan Tp.HCM có được trong những năm qua còn có sự đóng góp hỗ trợ, phối hợp giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, của nhân dân và cả kiều bào ở nước ngoài. Những thành tích của Cục Hải quan Tp.HCM đạt được tuy còn khiêm tốn nhưng đã đóng góp có hiệu quả vào việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, góp phần ổn định chính trị, giữ vững an ninh chủ quyền đất nước, tạo môi trường đầu tư tốt cho doanh nghiệp nước ngoài, tạo thận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp trong nước tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Với số doanh thu hằng năm luôn chiếm từ hơn 50% của toàn ngành Hải quan, Cục Hải quan Tp. HCM đã đóng góp vào việc cân đối thu chi ngân sách của nhà nước. Trong nhiều năm Cục Hải quan Tp.HCM đã thực hiện vượt chỉ tiêu về thu thuế được giao đã góp phần vào việc tăng nguồn thu của thành phố phục vụ cho việc đầu tư vào việc xây dựng các công trình phúc lợi công cộng. Ngoài những thành tích đạt được về nhiệm vụ công tác được giao, Cục Hải quan Tp.HCM là đơn vị luôn tham gia tích cực vào các công tác xã hội, các phong trào do các ngành, các cấp và thành phố phát động như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương, phong trào hiến máu nhân đạo, phong trào văn nghệ, thể thao, phong trào công nhân viên chức, phong trào thanh niên ... được các cấp, các ngành và thành phố đánh giá cao. Đó là những nổ lực phấn đấu Cục Hải quan Tp.HCM và các đơn vị thuộc trong việc quản lý thu ngân sách Nhà nước. b. Những hạn chế Công tác quản lý (nghiệp vụ, cán bộ, đầu tư,…) kém năng động và thiéu nhất quán. Phương pháp quản ý lạc hậu dựa vào thủ công là chính.Trình độ cán bộ còn thấp, một bộ phận cán bộ, công chức hải quan có những biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, vụ lợi và không cò quyết tâm chính trị cao trong cải cách và hiện đại hóa. Mặc dù việc bố trí cán bộ, công chức trong Cục dần theo hướng chuyên sâu nhưng trong ngành vân chưa hoàn chỉnh các chức danh theo nhóm côgng việc, những chuyên môn theo đặc thù công tác Hải quan nên việc bố trí sắp xếp đang tiếp tục triển khai. Việc luân chuyển cán bộ, công chức chủ yếu dựa vào thời gian công tác.Tứng lĩnh vực công tác, từng nhóm công việc nghiệp vụ đặc thù chưa có chuyên gia giỏi ( Về HS, GATT, C/O,…). Hệ thống văn bản pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ ,còn chồng chéo. Luật hải quan, Luật quản lý thuế, Luật thuế xuất nhập khẩu đã có hiệu lực nhưng chậm ban hành nên khi thực hiện gặp nhiều khó khăn.Các bộ ban ngành chức năng đều có những vấn đề thiếu nhất quán, không đồng bộ nên dẫn đến tình trạng cứ khi thưc hiện văn bản này lại chưa đồng ý với văn bản khác. Nội dung có khi quy định không rõ ràng, dễ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Những thiếu sót nhược điểm không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp mà còn cả cho cơ quan hải quan. Sự phối hợp giữa các đơn vị, giữa các địa phương, giữa càc ngành hải quan với các đơn vị trong và ngoài ngành Tài Chính chưa cao. Ngân sách dành cho quản lý và phát triển còn có hạn. Trang thiết bị, Cơ sở hạ tầng, kĩ thuật để quản lý, kiểm tra giám sát hàng hóa chưa đáp ứng được yêu cầu. Hệ thống thông tin hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý công việc theo phương pháp hiện đại mặc dù đã được nâng cấp: như máy soi cố định, máy soi container cố định, cân xe, Hệ thống camera giám sát từ xa đã có chủ trương nhưng chậm được trang bị. Việc ứng dụng nghiệp vụ quản lý hải quan hiện đại như quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan mới ở bước sơ khai và còn nhiều bất cập, đặc biệt trong công tác thi thập và xử lý thông tin, phục vụ tính thuế. Trong khi đó hệ thống CNTT còn thiếu đồng bộ và chưa ổn định.Thông tin phục vụ quản lý chưa kịp thời, chính xác, đầy đủ, không có hệ thống đáng tin cậy để thu thập, phân tích thông tin,phổ biến thông tin kề cả các dữ liệu quản lý và hoạt động. Việc triển khai phân tích thí điểm thông quan điển tử chưa mở rộng được nhiều về loại hình và số lượng doanh nghiệp, quy trình thủ tục hải quan điện tử chưa tiêu chuẩn hóa được gây khó khăn, chậm trễ cho doanh nghiệ trong việc tự kê khai tính thuế, cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra hang hoá Xuất, Nhập khẩu và kê khai thuế,quản lý thuế của Doanh Nghiệp... Trong công tác quản lý thuế và thu thuế còn nhiều vấn đề bất cập. Khó khăn trong việc phân tích, phân loại hàng hóa để áp mã hàng hóa để tính thuế và định trị giá cho hàng hóa để tính thuế xuất nhập khẩu cho hàng hóa dẫn đến chênh lệch thuế, trốn thuế, gian lận thuế,… gây thất thoát việc thu ngân sách nhà nước. Hệ thống tiêu chuẩn chức danh cho từng nhóm công việc và công tác đào tạo ,bồi dưỡng để có đội ngũ cán bộ ,công chức chuyên sâu và đảm bảo chế độ luân chuyển còn lúng túng,tính chuyên nghiệp của cán bộ cón chưa cao .Một bộ phận cán bộ công chức trong Cục chưa nhận thức được đầy đủ về phát triển và hiện đại hóa ,thực hiện công vụ theo “đường mòn”,ngại đổi mới đã dẫn đến thiếu hiểu biết và nảy sinh các tiêu cực trong ngành Hải quan thời kì hội nhập kinh tế. Ý thức tuân thủ pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và hành khách xuất nhập cảnh còn thấp; một bộ phận các doanh nghiệp chưa nghiên cưu sâu ,đầy đủ và hệ thống các quy định mới của Luật hải quan,Luật thuế xuất nhập khẩu, Luật quản lý thuế, một số doanh nghiệp lợi dụng sư thông thoáng và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK để buôn lậu, gian lân thương mại, trốn thuế theo nhiếu hình thứ khác nhau, gây nên sự khó khăn trong công tác giám sát quản lý của Hải quan. Bộ máy tổ chức còn khá cồng kềnh,việc quản lý lãnh đạo còn nhiều bất cập trong hoạt động quản lý thuế va thu thuế .Bộ máy hiện nay chủ yếu để giải quyết việc trước mắt nên bị phân tán,chưa tập trung cao độ để phục vụ cho chỉ huy ,điều hành... Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động tính thuế tại Cục hải quan TP Hồ Chí Minh sau khi Việt Nam gia nhập WTO 3.1 Những định hướng để hoàn thiện hoạt động tính thuế tại Cục hải quan TP Hồ Chí Minh trong thời gian tới (giai đoạn 2006-2010) a. Quan điểm cải cách, phát triển và hiện đại hoá hải quan và Phương châm hành động của Hải quan Việt Nam * Quan điểm c¶i c¸ch, ph¸t triÓn vµ hiÖn ®¹i ho¸ h¶i quan Thứ nhất - Cải cách, phát triển hiện đại hóa hải quan phải phù hợp với xu thế chung, với các chuẩn mực của hải quan thế giới và khu vực, đồng thời phải phù hợp với cải cách nền hành chính quốc gia cũng như định hướng phát triển chung của cả nước. Thứ hai - Cải cách, phát triển hiện đại hóa hải quan đảm bảo sự cân bằng giữa tạo thuận lợi hoạt động xuất XNK, Xuất nhập cảnh và đầu tư, đồng thời phải đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan chặt chẽ đúng pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật của doanh nghiệp. Cơ quan Hải quan hướng tới là cơ quan dịch vụ hành chính công có chất lượng cao. Thứ ba - Cải cách, phát triển hiện đại hóa hải quan phải hướng vào các vùng, địa bàn trọng tâm, trọng điểm để tập trung nguồn lực đầu tư hiện đại hoá nhằm đạt hiệu quả cao. Thứ tư - Cải cách, phát triển hiện đại hóa hải quan trên cơ sở huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó phát huy nội lực của ngành hải quan là chính kết hợp với nguồn lực của cộng đồng doanh nghiệp, các Bộ, ngành có liên quan và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài. * Ph­¬ng ch©m hµnh ®éng cña H¶i quan ViÖt Nam §Ó thùc hiÖn môc tiªu tæng qu¸t ®Õn n¨m 2010 vµ c¸c môc tiªu cô thÓ ®Õn n¨m 2010, ph­¬ng ch©m hµnh ®éng cña H¶i quan ViÖt Nam lµ: THUẬN LỢI - TẬN TUỴ - CHÍNH XÁC b. Mục tiêu tổng quát đến năm 2010 Hải quan Việt Nam nói chung ,cục hải quan thành phố nói riêng phấn đấu đạt được những chuẩn mực cơ bản của một cơ quan hải quan hiện đại bao gồm các nội dung sau: Hệ thống pháp luật hải quan cơ bản đầy đủ, minh bạch, phù hợp với chuẩn mực quốc tế; Lực lượng hải quan về cơ bản đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu ; Thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa, thống nhất, đạt chuẩn mực quốc tế dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại tại các cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế, các cửa khẩu đường sắt, đường bộ quốc tế và các khu công nghiệp trọng điểm có lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và hành khách xuất nhập cảnh lớn. Trong công tác quản lý thuế và thu ngân sách phải hiện đại hoá các khâu nghi ệp v ụ ( bao gồm phân tích, đánh giá,dự báo số thu ngân sách; tổ chức việc thu thuế; qu ản lý nợ thuế và miễn giảm thuế ) trên cơ sớ ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đảm bảo hoàn thành chi tiêu thu ngân sách được giao. Các chỉ tiêu cụ thể: + Chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước đến 2010 Đơn vị tính: tỷ đông Năm Thuế XNK + TTĐB Thuế GTGT Tổng cộng 2008 26 200 (31%) 58 300 (69%) 84 000 2009 27 500 (30%) 63 500 (70%) 91 000 2010 28 000 (29%) 66 000 (71%) 94 000 + Chỉ tiêu thu hồi nợ đọng: Năm Mục tiêu 2008 Mục tiêu không để nợ mới phát sinh, tập trung thu hồi và xử lý 50% số nợ phát sinh trư ớc 01/7/2007 khi được Chính phủ phê duyệt về xử lý nợ 2009 Phân loại và giải quyết nợ “chờ xử lý”, trường không thể xử lý chuyển giải quyết theo trình tự cưỡng chế thu hồi về cho NSNN 2010 Giải quyết hết nợ chờ, xử tiếp 30% các khoản nợ trước 01/7/2007, giảm 50% nợ chây ỳ 3.2 Giải pháp 3.2.1 Giải pháp về phát triển hiện đại hóa Cục hải quan TP.Hồ Chí Minh a. Hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan : * Hệ thống pháp luật về Hải quan được hoàn thiện tuân thủ các tiêu chuẩn, tập quán quốc tế, các cam kết quốc tế có liên quan đến hoạt động hải quan theo lộ trình đến năm 2010, cụ thể: Công ước Kyoto sửa đổi (các chuẩn mực và chuẩn mực chuyển tiếp của Phụ lục tổng quát) và các công cụ khác của WCO; Các hiệp định của WTO liên quan đến: Xác định trị giá, bảo hộ, chống phá giá và đối kháng, hạn chế các biện pháp phi quan thuế, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ... Các hiệp định tự do thương mại khu vực hoặc song phương; * Hệ thống pháp luật về Hải quan đến năm 2010 về cơ bản hội tụ đủ các yếu tố của bộ luật Hải quan hiện đại, bao gồm đầy đủ các quy định đồng bộ về : Thủ tục hải quan và các cơ chế tạo thuận lợi thương mại: Có đầy đủ các quy định về pháp luật để có thể vận hành quản lý rủi ro bao gồm: (i) Các quy định về kiểm soát hải quan; (ii) Cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp; (iii) Các quy định về quy trình thủ tục hải quan điện tử; (iv) Các thủ tục và hồ sơ đơn giản; (v) Các quy định về can thiệp bằng ngoại lệ và tuân thủ sau thông quan; (vi) Chế độ ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp có độ tuân thủ cao; (vii) Hệ thống văn bản hoàn thiện về hoạt động của đại lý hải quan; (viii) Các quy định ràng buộc... Các chế độ hải quan cụ thể: Có đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật quy định về các thủ tục cho: (i) Nhập khẩu và xuất khẩu; (ii) Quản lý kho hàng và cửa hàng miễn thuế; (iii) Quản lý khu chế xuất; (iv) Các chế độ chấp nhận tạm thời; (v) Các thủ tục về quá cảnh, chuyển tải, chuyển phát nhanh; (vi) Các thủ tục đối với hành khách xuất nhập cảnh... Các quy định về thu ngân sách: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thu ngân sách liên quan đến phân loại biểu thuế, xác định trị giá, xuất xứ, ưu đãi, miễn giảm, hoàn thuế...được ban hành đồng bộ, bao gồm: Các vấn đề liên quan đến pháp luật về thương mại; Các quy định về chính sách xuất nhập khẩu; Các quy định về kiểm soát biên giới; Các quy định về xử phạt và khiếu nại; Quyền hạn của cơ quan Hải quan phải tương xứng với trách nhiệm thực thi pháp luật liên quan đến Hải quan; (c) Hệ thống văn bản pháp luật về Hải quan, đặc biệt là văn bản quy phạm dưới luật do các Bộ, ngành ban hành phải được đồng bộ và nhất quán đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ của hải quan. (d) Thực hiện việc công khai minh bạch hoá chính sách pháp luật về Hải quan cũng như cơ chế giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật hiện hành bao gồm: Hoàn thiện phương pháp cách thức công khai, minh bạch hoá trên các phương tiện thông tin hiện có; Nâng cấp website Hải quan bằng 2 thứ tiếng (Việt - Anh); Hình thành và triển khai hoạt động tư vấn pháp luật hải quan và quan hệ công chúng; Xây dựng cơ chế giải quyết khiếu nại tố cáo nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật. b. Giải pháp về Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan Phân loại hàng hoá: Xây dựng hệ thống phân loại hàng hoá XNK thống nhất, minh bạch, ổn định, thuận lợi cho các giao dịch thương mại và đầu tư quốc tế và tuân thủ các cam kết quốc tế. Hoàn thiện Danh mục Biểu thuế AHTN, Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi và hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến công tác phân loại phù hợp với HS 2007, AHTN. Xây dựng cơ chế cung cấp, tiếp nhận thông tin, đào tạo cho các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Hoàn thiện hệ thống phân loại trước. Tổ chức nâng cao trình độ, kỹ năng cho các cán bộ làm công tác phân loại hàng hoá. Tổ chức thực hiện đề án nâng cao năng lực cho các Trung tâm phân tích phân loại hàng hoá hướng tới mục tiêu đáp ứng kịp thời các yêu cầu của hoạt động nghiệp vụ trong điều kiện mô hình thông quan điện tử được triển khai áp dụng rộng rãi. Xác định trị giá hải quan: + Hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn về giá phải đồng bộ, thống nhất, minh bạch và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. + Áp dụng thành công Hiệp định trị giá GATT với mục tiêu cơ bản là kiểm soát được trị giá khai báo, ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng: + Chuẩn hoá quy trình kiểm tra trị giá, quy trình tham vấn và xác định trị giá phù hợp với tiến trình cải cách, hiện đại hoá của Ngành. + Tổ chức bộ máy hoàn chỉnh, chức năng nhiệm vụ rõ ràng theo hướng chuyên sâu, hiện đại, tiêu chuẩn hoá cán bộ làm công tác giá. + Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giá và các công cụ hỗ trợ khác để kiểm soát trị giá khai báo. Cập nhật, bổ sung thông tin về giá, kết quả kiểm tra trị giá, tham vấn và xác định giá vào hệ thống cơ sở dữ liệu. Xác định xuất xứ hàng hoá: Thực hiện các quy định về xuất xứ không ưu đãi hàng hóa của WTO và WCO nhằm đảm bảo việc cho hưởng các ưu đãi tối huệ quốc (MFN)đối với hàng hóa nhập khẩu theo các cam kết thành viên WTO. Bên cạnh đó, với việc triển khai thực hiện các hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương, một loạt các bộ quy tắc xuất xứ ưu đãi sẽ được đưa vào áp dụng. Như vậy một hàng hóa nhập khẩu có thể có các giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) khác nhau tùy theo các tiêu chí xuất xứ mà hàng hóa đó hội đủ được. Vai trò của Hải quan trong trong việc thực hiện các quy định của các hiệp định tự do nói chung và kiểm soát xuất xứ hàng hóa nhập khẩu nói riêng trở nên quan trọng nhằm mục tiêu thực thi các biện pháp và công cụ chính sách thương mại như thuế chống phá giá và các biện pháp bảo vệ thương mại; thống kê thương mại; thực hiện yêu cầu về nhãn mác hàng hóa; mua sắm chính phủ và đặc biệt là việc cho hưởng ưu đãi thuế quan. Trước yêu cầu đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2010 gồm: Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức hải quan trong việc kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa khai báo của doanh nghiệp. Các cán bộ thông quan hàng hóa và kiểm tra sau thông quan phải có kiến thức đầy đủ về các bộ quy tắc xuất xứ không ưu đãi và ưu đãi;; Xây dựng các tài liệu hướng dẫn kiểm tra xác minh đối với các bộ quy tắc xuất xứ ưu đãi theo các hiệp định thương mại tự do như CEPT-AFTA (C/O mẫu D), ASEAN-Hàn Quốc (C/O Mẫu A-K), ASEAN-Trung Quốc (C/O Mẫu E),… Hoàn thiện và triển khai thực hiện quy trình kiểm tra xuất xứ hàng hoá, cơ chế xác định trước xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu; Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp về xuất xứ hàng hóa theo các quy định của các hiệp định thương mại tự do và đối tác kinh tế; Thực thi quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ: Xây dựng cơ chế hoạt động thực thi kiểm soát về sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới bao gồm: cụ thể hoá các quy định của Luật sở hữu trí tuệ từ Điều 313 đến Điều 317; gắn kết các quy định này với quy trình nghiệp vụ hải quan; nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ hải quan và các ngành liên quan chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia; xây dựng các cơ chế và hoạt động để giải quyết khiếu nại và các vấn đề liên quan đến thực thi quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ của cơ quan hải quan. c. Đơn giản hóa Thủ tục hải quan (a) Quy trình thủ tục hải quan được đơn giản, hài hoà và thống nhất theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tiên tiến. Quản lý rủi ro được áp dụng một cách có hệ thống và phổ biến trong toàn bộ quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa, hành khách. (b) Tiếp tục hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử tiến tới áp dụng chính thức tại các địa bàn trọng điểm đã được xác định. Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện, hành khách xuất nhập cảnh thông qua các địa bàn trọng điểm trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông và các trang thiết bị kỹ thuật khác với một số đặc trưng cơ bản sau: (i) Hầu hết khai hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện thông qua mạng; (ii) Hệ thống phân luồng tự động trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro; (iii) Trao đổi dữ liệu điện tử với các hãng vận chuyển, cảng vụ, sân bay, đại lý, kho bạc, ngân hàng, các cơ quan cấp phép để tiếp nhận thông tin về hàng hóa, hành khách trước khi phương tiện nhập cảnh; (iv) Thông quan trước khi hàng đến đối với các doanh nghiệp có độ tuân thủ cao; (v) Thời gian thông quan hàng hóa tại các cảng biển quốc tế, sân bay quốc tê, cửa khẩu đường bộ quốc tế đạt chuẩn mực của các nước tiên tiến; (vi) Giảm đáng kể tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa; (vii) Tự khai, tự nộp thuế theo Luật quản lý thuế; việc nộp thuế, theo dõi nợ đọng cơ bản thực hiện bằng phương thức điện tử. (c) Các mục tiêu cụ thể được lượng hoá (Khai điện tử; tỷ lệ kiểm tra; thời gian thông quan; giao dịch thanh toán; thông tin hành khách; thông tin trước khi hàng đến…). Một số nội dung trong quy trình thủ tục hải quan tiến tới tự động hoá xử lý bằng điện tử được thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua các địa bàn trọng điểm đã xác định, (như: Hệ thống phân luồng tự động trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro; Thực hiện thông quan trước khi hàng đến đối với các doanh nghiệp có độ tuân thủ cao…) 80% số lượng tờ khai đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được khai hải quan thực hiện bằng điện tử; Tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa dưới 10%; Thời gian thông quan trung bình đối với hàng hóa nhập khẩu dưới 4 giờ; 80% lược khai được nộp bằng điện tử; 100% thông tin về hành khách qua đường hàng không được tiếp nhận qua mạng; d. Kiểm soát tuân thủ pháp luật Thu thập thông tin và quản lý rủi ro: Hoàn thiện kỹ thuật quản lý rủi ro, phù hợp với chuẩn mực của Hải quan thế giới và thực tiễn của quản lý của Hải quan Việt Nam. Xây dựng và triển khai Quản lý rủi ro toàn diện, đầy đủ trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan. Mở rộng quản lý tuân thủ cho toàn bộ môi trường thương mại trên cơ sở xây dựng hệ thống minh bạch, nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ của doanh nghiệp. Áp dụng các biện pháp kiểm soát hải quan, thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ và kỹ thuật quản lý rủi ro để chủ động phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn có hiệu quả buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là ma tuý, vũ khí, chất nổ và các mặt hàng cấm nhằm đảm bảo phục vụ có hiệu quả công tác thu thuế, thực thi chính sách thương mại và đảm bảo an ninh quốc gia. Kiện toàn về tổ chức, nhân sự và hoạt động của các cấp, đơn vị thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan và quản lý rủi ro. Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án nâng cấp, hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro giai đoạn 2. Hoàn thiện về lý luận nghiệp vụ, phát triển về kỹ thuật và chiến thuật nghiệp vụ thu thập, phân tích, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan. Xây dựng và triển khai chiến lược về quản lý rủi ro. Đấu tranh phòng chống buôn lậu: Hoàn thiện hệ thống các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan theo Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/04/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của lực lượng hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ kiểm soát, cơ chế phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành. Trang thị các phương tiện kỹ thuật hiện đại góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát hải quan. Mở rộng hợp tác quốc tế, phối hợp với các lực lượng chức năng trong lĩnh vực chống buôn lậu. Tích cực tham gia vào các chương trình hợp tác trong lĩnh vực kiểm soát của Hải quan khu vực và quốc tế. Kiểm tra sau thông quan: Đưa hoạt động kiểm tra sau thông quan đạt chuyên nghiệp, chuyên sâu, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý (đặc biệt là về trị giá hải quan) và yêu cầu cải cách, phát triển, hiện đại hoá ngành Hải quan. Cụ thể là: + Hệ thống pháp luật, văn bản hướng dẫn, quy trình thực hiện, cẩm nang kiểm tra sau thông quan đầy đủ, hệ thống, tương thích với hệ thống văn bản về các lĩnh vực, các nghiệp vụ liên quan khác, tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế; + Tổ chức, bộ máy hoàn chỉnh, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, hoạt động hiệu quả; + Cán bộ kiểm tra sau thông quan được đào tạo đầy đủ các chuyên môn theo yêu cầu nghiệp vụ, có các kỹ năng chuyên sâu về kiểm tra sau thông quan và chuẩn hoá tác nghiệp nghiệp vụ được; + Xác định được đối tượng kiểm tra sau thông quan trên cơ sở phân tích, xử lý thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ, sẵn sàng và cập nhật; + Tập trung kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch nhằm đánh giá đánh giá mức đội tuân thủ của doanh nghiệp và doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt. + Đẩy lùi, ngăn chặn được tình trạng gian lận, trốn thuế qua việc khai sai trị giá tính thuế; + Phân loại được hầu hết doanh nghiệp, loại hình, mặt hàng xuất nhập khẩu ; và + Kiểm sóat được các doanh nghiệp, loại hình, mặt hàng xuất nhập khẩu có rủi ro cao. Thanh tra thuế: + Hoàn chỉnh khung pháp lý liên quan đến thanh tra thuế, chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ thanh tra thuế; + Tạo nên sự gắn kết về chức năng, nhiệm vụ và quy trình thanh tra thuế với kiểm tra sau thông quan; + Hoàn chỉnh tiêu chuẩn thanh tra viên thuế hải quan và lựa chọn được đội ngũ cán bộ công chức đủ tiêu chuẩn đạo đức, nghiệp vụ để thực hiện thanh tra thuế; và + Ngăn chặn có hiệu quả những hành vi nhiều lần trốn thuế, gian lận thuế hoặc tẩu tán tài liệu, tang vật liên quan nhằm trốn thuế, gian lận thuế. e. Công nghệ thông tin và thống kê nhà nước về hải quan (a)Tự động hoá hải quan - Hệ thống xử lý tích hợp hiện đại với cơ sở dữ liệu tập trung và vận hành trên hạ tầng CNTT hoàn chỉnh được kết nối trao đổi dữ liệu điện tử với các cơ quan quản lý có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, người và phương tiện xuất nhập cảnh và các cơ quản lý thuế để hỗ trợ các quy trình thủ tục hải quan đã được hoàn thiện lại và đạt mục tiêu tự động hóa Hải quan. Một số chỉ tiêu cụ thể: + Hệ thống xử lý tập trung được thiết lập tại Trung tâm dữ liệu Tổng cục; + Hệ thống phần mềm tích hợp các chức năng cơ bản của nghiệp vụ hải quan, được kết nối trao đổi dữ liệu điện tử với các cơ quan quản lý có liên quan; + Cổng điện tử để giao tiếp với bên ngoài; + Hệ thống hạ tầng mạng được kết nối tới tất cả các đơn vị hải quan trong toàn Ngành; + Đảm bảo xử lý các giao dịch 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần; + Mức độ an ninh an toàn cao; + Hình thành được tổ chức VAN có năng lực để đảm bảo làm khâu trung gian kết nối dữ liệu điện tử giữa Hải quan và bên ngoài; + Có cơ chế duy trì, vận hành và khai thác hệ thống CNTT Hải quan tin cậy; + Nguồn nhân lực về CNTT đủ để duy trì, vận hành và khai thác hệ thống; (b) Kho dữ liệu hải quan - Tổ chức triển khai đề án Kho dữ liệu quốc gia về hàng hoá xuất nhập khẩu; - Xây dựng và tổ chức cơ chế vận hành khai thác kho dữ liệu phục vụ các nhiệm vụ được giao về thống kê nhà nước về hải quan bao gồm: tích hợp và thống nhất với các chương trình phần mềm nghiệp vụ của ngành; cơ chế vận hành; năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác thống kê hải quan; khai thách và phân tích thông tin phục vụ từng yêu cầu cụ thể; kết nối mạng; an ninh an toàn mạng…). 3.2.2 Giải pháp hoàn thiện bộ máy Tổ chức và phát triển nguồn nhân lực (a) Tổ chức bộ máy Thực hiện xong việc Quy hoạch lại mạng lưới Hải quan cấp Chi cục để triển khai phương pháp quản lý hiện đại và tập trung đầu tư theo lộ trình; Hoàn thành việc xây dựng đề án sắp xếp quy hoạch mô hình hải quan vùng và tổ chức triển khai phù hợp với lộ trình hiện đại hoá; Thực hiện xong việc sắp xếp và tái cơ cấu các đơn vị vụ, cục thuộc Tổng cục Hải quan; Hoàn thành hệ thống văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ của các đơn vị Hải quan sau khi sắp xếp và tái cơ cấu lại. (b) Quản lý và phát triển nguồn nhân lực Hoàn thành việc chuẩn hoá cán bộ công chức hải quan thông qua thực hiện bảng danh mục mô tả chức danh công việc của từng công chức và cơ cấu ngạch bậc chức danh đối với từng đơn vị Hải quan; Tổ chức triển khai việc đào tạo nâng cao năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo. Lãnh đạo Tổng cục và các cấp vụ, cục được đào tạo am hiểu về quản lý Hải quan hiện đại, có kiến thức kỹ năng quản lý, hoạch định và điều hành thực hiện chiến lược của ngành, trình độ ngoại ngữ có thể nghiên cứu tài liệu, giao tiếp. Lãnh đạo các vụ, cục chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục đạt tới trình độ chuyên gia về lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan. Lãnh đạo cấp Chi cục được đào tạo bài bản theo chuẩn mực hải quan hiện đại, có kỹ năng chuyên sâu về thủ tục thông quan và kiểm tra, giám sát hàng hóa, hành khách (tùy địa bàn); Trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của công việc phụ trách. Đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi trong một số lĩnh vực. Đội ngũ chuyên viên làm công tác tham mưu nghiên cứu được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu, có khả năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, kiểm tra hướng dẫn trong lĩnh vực phụ trách, có kinh nghiệm thực tiễn, trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu. Đào tạo đội ngũ cán bộ theo chuẩn hoá. Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ thừa hành được đào tạo có kỹ năng sâu về lĩnh vực nghiệp vụ được phân công. Trình độ ngoại ngữ giao tiếp được đối với những công việc tiếp xúc với khách hàng nước ngoài hoặc yêu cầu nghiên cứu chuyên môn. X©y dùng quy chÕ tuyÓn dông, bè trÝ, lu©n chuyÓn theo nguyªn t¾c: ®óng ng­êi, ®óng viÖc. C¨n cø vµo khèi l­îng c«ng viÖc t¨ng hµng n¨m tõ 20 ®Õn 25%, song song víi ®­a c¸c tiÕn bé cña c«ng nghÖ qu¶n lý hiÖn ®¹i hµng n¨m cÇn ph¶i t¨ng biªn chÕ ®ñ søc ®¶m ®­¬ng c«ng viÖc, cã chÝnh s¸ch ­u tiªn trong tuyÓn dông nh©n tµi, tuyÓn chän chuyªn gia vÒ c¸c lÜnh vùc chuyªn m«n träng yÕu cña ngµnh. CÇn cã chÕ ®é chÝnh s¸ch phï hîp, t­¬ng xøng víi tÝnh chÊt ®Æc thï cña c«ng viÖc H¶i quan. Bè trÝ kinh phÝ ®Çu t­ cho con ng­êi phï hîp, ®¶m b¶o møc thu nhËp phï hîp víi mÆt b»ng chung cña x· héi, t¹o ®iÒu kiÖn cho thùc hiÖn liªm chÝnh h¶i quan vµ n©ng cao n¨ng lùc thùc hiÖn nhiÖm vô. Cã chÕ ®é ®·i ngé ®èi víi nh÷ng chuyªn gia giái trong c¸c lÜnh vùc h¶i quan; dµnh biªn chÕ t¨ng hµng n¨m vµ chÕ ®é chÝnh s¸ch ­u ®·i nh­ (tiÒn l­¬ng, nhµ ë) ®Ó thu hót, tuyÓn dông nh÷ng ng­êi thùc tµi ®· ®­îc ®µo t¹o ë trong n­íc còng nh­ n­íc ngoµi vµo ngµnh h¶i quan. X©y dùng l¹i quy chÕ qu¶n lý c¸n bé, hoµn thiÖn hÖ thèng qu¶n lý c¸n bé vµ chuÈn hãa c¸c kh©u cña c«ng t¸c qu¶n lý c¸n bé. Quy ®Þnh râ quyÒn vµ tr¸ch nhiÖm cña tõng c¸ nh©n, tõng ®¬n vÞ trong tõng kh©u c«ng t¸c. T¨ng c­êng c«ng t¸c thanh tra, kiÓm tra, x©y dùng quy chÕ vÒ thanh tra, kiÓm tra chuyªn m«n nghiÖp vô vµ néi bé lùc l­îng víi sù c¸ thÓ hãa tr¸ch nhiÖm cña tõng vÞ trÝ l·nh ®¹o c¸c cÊp, c¸c c¬ quan nghiÖp vô. 3.1.3 Giải pháp phát triển Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật: Hệ thống trụ sở đạt tiêu chuẩn được quy hoạch hợp lý, trang bị kỹ thuật hiện đại, đồng bộ với hệ thống CNTT trong một quy trình thủ tục hải quan thống nhất tại các cảng biển, sân bay quốc tế, cửa khẩu đường bộ quốc tế lớn trong đó ưu tiên đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật cao (tàu cao tốc, máy soi container, camera giám sát, cân ô tô…), để nâng cao khả năng kiểm tra, giám sát cho cơ quan Hải quan, cụ thể: Thực hiện đầu tư xây dựng Trụ sở của các đơn vị hải quan tại các địa bàn trọng điểm theo mô hình hiện đại. Các cảng biển, sân bay, cửa khẩu đường bộ quốc tế có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, hành khách và phương tiện xuất nhập cảnh lớn được đầu tư trang bị và vận hành một cách đồng bộ giữa hệ thống trang thiết bị kỹ thuật hiện đại (máy soi container, giám sát camera, cân điện tử…) với hệ thống CNTT và trong một quy trình thủ tục hải quan thống nhất, gồm: Tổng cục Hải quan; các Chi cục Hải quan và điểm thông quan: Trụ sở Tổng cục Hải quan; Trung tâm ĐTBDCB; Trung tâm huấn luyện chó; Trung tâm PTPL miền Bắc; Cục Hải quan thành phố Hải Phòng; Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh; Các địa điểm kiểm tra tập trung tại các địa bàn trọng điểm xác định áp dụng thông quan điện tử. Trang bị máy soi container tại các điểm kiểm hóa tập trung trước mắt ưu tiên cho TP. Hồ Chí Minh; Quy hoạch và triển khai trang bị hệ thống camera giám sát, cân ô tô tại các Chi cục Hải quan. Đầu tư trang bị cho ba Trung tâm phân tích, phân loại đạt tiêu chuẩn ngang bằng các nước trong khu vực. Bổ sung trang bị tàu cao tốc cho Cục Điều tra chống buôn lậu và các Cục Hải quan trọng điểm. Có kế hoạch các trang thiết bị tiên tiến như: Hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống trợ giúp thông tin cá nhân…phục vụ yêu cầu nhiệm vụ. Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ sử dụng, vận hành thành thạo. Xây dựng cơ chế đảm bảo duy trì các hệ thống được trang bị theo hướng thuê khoán chuyên môn. 3.3 Kiến nghị 3.3.1 Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính ,phát triển cơ sở hạ tầng và hiện đại hóa hải quan Lãnh đạo Nhà nước, chính phủ và cơ quan chức năng phải phối hợp chặt chẽ với nhau, phát triển và hiện đại hóa hải quan. đồng thời phải tuyên truyền, giáo dục làm cho mỗi cán bộ công chức hiểu được rằng hội nhập kinh tế trong xu thế hiện nay là một quy luật khách quan và mang tính tất yếu; trong thời đại ngày nay, muốn phát triển kinh tế cần phải có sự liên kết, liên doanh giữa các quốc gia, giữa các khu vực trên toàn thế giới, vì vậy Việt Nam không là một ngoại lệ. Đối với ngành hải quan là một ngành có chức năng quản lý về kinh tế đối ngoại, nhiệm vụ của hải quan vừa tham gia quản lý Nhà nước vừa phục vụ các đối tượng tham gia kinh tế đối ngoại; đội ngũ cán bộ công chức hải quan có tinh thông nghiệp vụ thì mới quản lý và phục vụ có hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, đưa kinh tế Việt Nam hòa nhập vào kinh tế thế giới một cách vững chắc. Xây dưng và hoàn thiện hành lang pháp lý ,Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh liên quan đến công tác quản lý kinh tế đối ngoại nói chung và quản lý Nhà nước về hải quan,luật thuế xuất nhập khẩu,luật quản lý rủi ro… nói riêng cần phải tiếp tục được hoàn thiện theo hướng vừa thông thoáng, công khai, minh bạch, cá thể hóa trách nhiệm cao vừa phải phù hợp với thông lệ và pháp luật quốc tế. Tính công khai minh bạch của pháp luật và thủ tục hải quan đóng vai trò rất quan trọng đối với công việc của hải quan, buộc các công chức phải thực hiện đúng quy định, khắc phục được tình trạng nhập nhằng giữa đúng và sai. Hiện nay, cục hải quan Thành Phố đang triển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 ở một số đơn vị trọng điểm, đây là một quyết định đúng đắn và kịp thời. Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và thực hiện quản lý bằng phương pháp điện tử. Trang bị hệ thống máy móc thiết bị kỹ thuật cần thiết cho các lực lượng làm công tác giám sát quản lý, đấu tranh chống buôn lậu, chống gian lận thương mại. Ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ thông tin; sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong công tác quản lý là xu thế chung của thời đại nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý thông tin, nâng cao hiệu quả quản lý. 3.3.2 Nâng cao hiệu quả quản lý thuế Hải quan tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh Tiếp tục hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan điện tử tiến tới áp dụng chính thức,nhanh chóng giải quýêt các khiếu nại và các vướng mắc cho doanh nghiệp. Tăng cường đào tạo năng lực và kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức hải quan không những trong phạm vi quản lý Nhà nước về hải quan mà các lĩnh vực công tác khác như: thương mại, ngoại giao, quyền sở hữu trí tuệ, luật pháp quốc gia, luật pháp quốc tế liên quan… cán bộ, công chức hải quan ngoài trình độ học vấn là đại học, cao đẳng thì còn bắt buộc phải có trình độ ngoại ngữ, tin học,quản lý hành chính, lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; đây là yêu cầu rất khó khăn song là sự đòi hỏi bức bách trong điều kiện hiện nay -Nâng cao phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ công chức hải quan, đây là mục tiêu rất quan trọng của ngành hải quan, cán bộ công chức hải quan không những tinh thông nghiệp vụ mà còn phải có phẩm chất đạo đức tốt. Phẩm chất ở đây thể hiện ở tinh thần, thái độ phục vụ hết mình đối với doanh nghiệp, hành khách xuất nhập cảnh; phải coi các đối tượng này là đối tác hợp tác; thể hiện ở ý thức trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ được giao, luôn luôn tâm niệm vì uy tín và danh dự của đơn vị, của ngành; thể hiện ở đạo đức, lối sống trong sáng là không tham ô tiêu cực, không vụ lợi cá nhân; thể hiện ở chấp hành nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành, của đơn vị. Đối với cán bộ công chức là Đảng viên thì những vấn đề trên đây phải được nâng lên một bước Cán bộ công chức Nhà nước nói chung và cán bộ công chức hải quan nói riêng đều có nhu cầu về lợi ích vật chất, đó là quyền lợi chính đáng của người lao động. trong những năm gần đây chính sách tiền lương của Nhà nước đối với người lao động đã được cải thiện nhiều, tuy nhiên so với mặt bằng xã hội thì tiền lương hải quan vẫn còn thấp. Vì vậy để hạn chế và đẩy lùi tiêu cực và phát huy khả năng cống hiến của đội ngũ cán bộ công chức thì vấn đề cải cách tiền lương, vận dụng đòn bẩy tiền thưởng vẫn là vấn đề cần được Nhà nước tiếp tục quan tâm. Ngành hải quan đang thực hiện cơ chế khoán lương đến từng đơn vị, từng công chức; đây là bước đột phá trong lĩnh vực tiền lương đã và đang phát huy tác dụng tích cực, cần phải được hoàn thiện, phát triển. Đối với ngành hải quan là cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Công tác quản lý hải quan có hiệu lực, hiệu quả thì có vai trò rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế nước nhà. Để tích cực, chủ động thực hiện các cam kết với WTO liên quan đến lĩnh vực hải quan, ngành hải quan một mặt phải đẩy mạnh tiến trình hiện đại hoá, cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, thông thoáng; một mặt phải xây dựng, củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất, đạo đức tốt, có trình độ năng lực giỏi để đáp ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay. KẾT LUẬN Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), đối với hoạt động hải quan cũng là thời điểm phải triển khai toàn diện các cam kết quốc tế liên quan đến hải quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Từ yêu cầu tuân thủ các cam kết đặt ra yêu cầu cải cách, hiện đại hoá nhằm đảm bảo sự phù hợp, tương thích với xu thế phát triển chung và hoà nhập với Hải quan thế giới và khu vực. Phát huy vai trò của đơn vị đầu tàu, những năm qua, tập thể các cán bộ, công chức của Cục Hải quan T.P Hồ Chí Minh đã không ngừng nỗ lực, khắc phục khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đảm bảo được yêu cầu quản lý và thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động giao lưu thương mại Ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ thông tin; sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong công tác quản lý là xu thế chung của thời đại nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý thông tin, nâng cao hiệu quả quản lý. Điều này đã tạo cơ sở quan trọng làm nên thành tích chung của toàn ngành. Đặc biệt, trong giai đoạn cải cách và hội nhập, các cán bộ, công chức Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ sự năng động, sáng tạo. Đây là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính, phát huy sáng kiến, cải tiến quy trình nghiệp vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào công tác quản lý Nhà nước về hải quan, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị của cả nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO -KẾ HOẠCH CẢI CÁCH, PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ NGÀNH HẢI QUAN GIAI ĐOẠN 2007- 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số: theo công văn số 4740/TCHQ-BCCHĐH ngày 17/8/2007 Và : /QĐ-BTC ngày tháng 09 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện hoạt động tính thuế tại Cục Hải Quan TP Hồ Chí Minh Sau khi Việt Nam gia nhập WTO.DOC
Luận văn liên quan