Đề tài Hoàn thiện quản lý ngành chè Việt Nam

Ngành chè có một vị trí và tiềm năng to lớn trong chiến lược phát triể n kinh tế – xã hội của nước ta. Trong nhiều năm tới, ngành sẽ được phát triển để trở thành một mũi nhọn kinh tế có tầm quan trọng của đất nước. Thực tế những năm qua cho thấy, mặc dù còn nhiều hạn chế và vướng mắc nhưng ngành chè đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần không nhỏ vào các mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước. Tuy nhiên những kết quả đó còn chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của nó do ngành chè còn nhiều khó khăn, cả về chủ quan lẫn khách quan như thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, trình độ cán bộ còn thấp, cơ chế quả n lý, chính sách quản lý còn nhiều vướng mắc v.v. Để tháo gỡ những khó khă n trên, hoàn thành được các mục tiêu phát triển bức thiết mà ngành chè đã đề ra, việc hoàn thiện quản lý ngành chè có tầm quan trọng đặc biệt.

pdf112 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2459 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quản lý ngành chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một thế mạnh. Dưới đây là mô hình cơ cấu tổ chức ngành chè của Kênya mà các nước sản xuất chè trên thế giới có thể tham khảo và áp dụng: (xem hình 1.3).[1] Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức ngành chè Kênya Nguồn:[1] Hội đồng chè Kênya: Hội đồng chè Kênya là tổ chức chuyên ngành cao nhất của Kênya được thành lập năm 1950 với chức năng điều tiết hài hoà lợi ích của tất cả các thành phần tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh chè tại Kênya. Nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan này là: BỘ NÔNG NGHIỆP KÊNYA Hội đồng chè Kênya (The tea board of Kenya) Uỷ ban phát triển chè Kênya (KTDA) Hiệp hội các nhà trồng chè Kênya (KTGA) Hiệp hội thương mại chè Đông Phi Viện nghiên cứu chè Kênya Thị trường đấu giá chè Mombasa 11 công ty môi giới Các công ty kho Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 80  Cấp phép cho các chủ nông trại và hộ nông dân trồng chè.  Cấp giấy phép cho các nhà máy.  Điều tiết, quản lý phát triển nông nghiệp và công nghiệp.  Xúc tiến thương mại chè Kênya.  Tiến hành các công trình nghiên cứu thông qua viện nghiên cứu chè.  Tư vấn cho Chính phủ trong công tác phát triển chè. Một nét khác biệt ở đây là vai trò của Bộ nông nghiệp chủ yếu là quán xuyến chung toàn ngành nông nghiệp và ra chính sách. Vai trò của các chính quyền địa phương chỉ thuần tuý quản lý hành chính, không tham gia vào lĩnh vực phát triển, sản xuất, kinh doanh chè. Các hộ nông dân, các chủ nông trại khi trồng chè phải được cấp giấy phép và được đăng ký kinh doanh tại nhà máy chè gần nhất. Nếu trồng không có giấy phép sẽ bị phạt (đối với các chủ trang trại) và sẽ không bán được cho ai (với các hộ nông dân). Do vậy, toàn bộ quá trình phát triển, mở rộng, diện tích, tăng công suất chế biến, cải thiện chất lượng toàn ngành được tính toán và quản lý rất chặt, không gây ra hiện tượng trồng ồ ạt, vô tổ chức. Hội đồng có vai trò như người “nhạc trưởng của một dàn nhạc”. Vai trò điều tiết giữa nông nghiệp và công nghiệp do Hội đồng điều hành rất hài hoà, không gây ra hiện tượng cạnh tranh nguyên liệu giữa các nhà mày, giữa vùng này với vùng kia vì Hội đồng không cho phép xây dựng nhà máy nếu nhà máy đó không có vùng nguyên liệu đủ đáp ứng công suất chế biến. Uỷ ban chè Kênya (KTDA): KTDA được thành lập năm 1964 với mục tiêu phát triển diện tích chè thông qua các hộ gia đình nông dân. Hiện nay KTDA quản lý 354.289 hộ gia đình trồng chè. Các hộ này đều phải đăng ký với KTDA. Với 45 nhà máy hoạt động trên tổng diện tích chè là 90.000 ha, KTDA là công ty chè lớn nhất thế giới. Năm 2000, KTDA đã được tư nhân hoá. Các Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 81 nhà máy được bán cho các hộ nông dân với giá ưu đãi và trở thành các công ty cổ phần dưới một tổ chức chung là KTDA để tạo sức mạnh tổng hợp (Nhà nước không giữ cổ phần và không bán cổ phiếu ra ngoài các hộ nông dân). Giám đốc nhà máy được các hộ nông dân thuê hàng năm. Nhà máy trả tiền búp tươi do các hộ nông dân giao khoản 1.700 đồng/kg (một tôm 2 lá). Chất lượng búp rất cao do các hộ nông dân có tinh thần trách nhiệm và nếu nhà máy không nhập búp do chất lượng kém thì không thể bán được cho ai. Trung bình 1500ha chè thì KTDA xây dựng một nhà máy. Vận chuyển chè búp tươi do Công ty đảm nhận bằng xe tải chuyên dụng. Chất lượng chè của KTDA hiện nay có thể nói là tốt nhất thế giới, vượt chất lượng của các nông trường chè tư nhân như Jame Finlay, Brook Bond. Cuối năm, giám đốc công ty công bố tình hình tài chính của công ty với các cổ đông và chia lãi theo số lượng búp tươi do các hộ giao. Nếu tính cả lãi được chia sau khi đã trừ đi các quỹ của công ty thì giá bình quân một kg búp tươi khoảng 5.000 VNĐ. Do KTDA chỉ mua chè của các hộ nông dân là cổ đông và quản lý được chương trình trồng mới nên không gây ra hiện tượng tranh mua, tranh bán, dư thừa hoặc thiếu nguyên liệu chế biến. Hiệp hội các nhà trồng chè Kênya (KTGA): Có thể nói KTDA là tổ chức của các hộ nông dân thì KTGA là tổ chức của các Công ty chè tư nhân có diện tích chè từ 10ha trở lên. Tuy nhiên, thành viên chủ yếu là các công ty chè lớn như Lipton, Broke Bond, Jame Finlay, Gorge Williamson. Các công ty đều có vườn chè và nhà máy riêng. Công nhân được thuê canh tác, thu hái. Công ty cung cấp các dịch vụ cơ bản như nhà ở, nước cho công nhân... Do các công ty lớn đều được thành lập khoảng 30 – 40 năm nay, do vậy chí phí giá thành trên 1 kg sản phẩm của các công ty rất thấp. Cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống trong các nông trường tư nhân rất tốt. Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 82 Hiệp hội thƣơng mại chè Đông Phi (EATTA): Đây là Hiệp hội cả các nhà chế biến chè, các nhà môi giới, các công ty thương mại chè ở 9 nước Đông Phi có sản xuất chè. Chức năng chính của Hiệp hội là điều hành Trung tâm đấu giá chè Mombasa, khoảng 85% chè của toàn vùng Đông phi được bán qua trung tâm đấu giá. Về cơ bản, Hiệp hội chè Đông Phi chỉ là người đứng ra tổ chức Trung tâm đấu giá Mombasa, việc hoạt động và điều hành của Trung tâm hoàn toàn do các công ty môi giới đảm nhiệm. Hiện nay có 11 công ty môi giới hoạt động tại thị trường Mombasa do Hiệp hội chè Đông phi cấp giấy phép. Điều này có nghĩa là 11 công ty môi giới tiêu thụ toàn bộ gần 500 ngàn tấn chè của Đông Phi. Các công ty môi giới đều là các công ty rất kinh nghiệm, hoạt động trên phạm vi toàn cầu. Trên thế giới số lượng các công ty môi giới không nhiều vì ngành này đòi hỏi chuyên môn cao, có vốn lớn, phải có uy tín và giữa các công ty môi giới có sự cạnh tranh cao... Từ mô hình tổ chức ngành chè của Kênya như trên, ta có thể thấy đây là một ngành có tính chuyên môn hoá cao và rất hiệu quả ở Kênya. Các doanh nghiệp chè Kênya từ sản xuất đến nhà kho, hoặc nhà môi giới đều có vị trí riêng và có sự phối hợp rất chặt chẽ. 2. Các chính sách tác động đến phát triển ngành chè 2.1. Các chính sách tác động trực tiếp Chính sách đất đai: Mục tiêu của chính sách đất đai nhằm tạo nên sự công bằng giữa những người sản xuất nông nghiệp, quản lý tốt đất nông nghiệp và trong dài hạn tập trung đất nông nghiệp về tay những người sản xuất giỏi để làm ra ngày càng nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. [1] Thành công về chính sách cải cách ruộng đất ở Trung Quốc đã duy trì mức phát triển ngành chè ở mức cao và ổn định trong nhiều năm. Trong khi Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 83 đó, một số nước chưa đạt mục tiêu cải cách ruộng đất như Ấn Độ thì gặp một số khó khăn trong phát triển sản xuất chè. Ở Trung Quốc, chính sách đất đai thể hiện trong Luật đất đai ban hành năm 1987 và Luật quản lý Nhà đất thành thị ban hành năm 1999. Văn kiện số 1 (năm 1984) quy định: “Kéo dài thời gian giao khoán để khuyến khích người nông dân tăng đầu tư, bồi bổ sức đất, thực hiện thâm canh”. Chính sách này tạo cho người làm chè Trung Quốc tâm lý an tâm sản xuất và tăng cường đầu tư. Chính sách hỗ trợ đầu vào cho sản xuất: Mục tiêu của chính sách hỗ trợ đầu vào cho sản xuất là tăng cường sức sản xuất cho nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng, giúp người sản xuất chè tiếp cận tốt với các yếu tố sản xuất mới để phát huy tiềm năng sản xuất vốn có của mình. Lý do của việc đưa ra chính sách này là do sự non yếu khá toàn diện của các cơ sở sản xuất chè (về kỹ thuật sản xuất, khả năng tài chính và tổ chức huy động nguồn nhân lực).[1] - Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng hướng vào việc huy động tối đa các nguồn vốn, thoả mãn nhu cầu về vốn đối với những người sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng vốn. Chính sách tín dụng bao gồm chính sách huy động vốn; chính sách cho vay dài hạn, ngắn hạn và trung hạn; chính sách quy định về cho vay thế chấp, tín chấp, ưu đãi; chính sách kiểm soát các tổ chức tín dụng chính thống và không chính thống... Ở Trung Quốc, toàn bộ tín dụng cho nông nghiệp nông thôn được đáp ứng thông qua các hợp tác xã nông nghiệp. Hoạt động tín dụng của Chính phủ thông qua các tổ hợp tài chính nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản và các chương trình cho vay đối với nông nghiệp của Chính phủ. Những việc này Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 84 giúp người dân trồng chè Trung Quốc giải quyết được phần lớn khó khăn về vốn trong sản xuất và đầu tư cho chè. - Chính sách khuyến nông: Chính sách khuyến nông trong ngành chè hướng vào mục tiêu truyền bá kiến thức cho nông dân trồng chè tại địa bàn sản xuất của họ để họ tự ra các quyết định mà không cần đào tạo chính quy tập trung. Các hình thức khuyến nông có thể là: a) phổ biến kiến thức thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, đài, ti vi...;b) tập huấn cho nông dân tại cơ sở sản xuất của họ (theo kiểu “cầm tay chỉ việc”); c) hội thảo, triển lãm, tham quan; d) xây dựng mô hình trình diễn... Chính sách khuyến nông đặc biệt được quan tâm ở các nước đang phát triển với mô hình V&T (Visit & Training), tăng cường đào tạo và hoạt động của đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở. Điều này Srilanca thực hiện khá tốt trong ngành chè của mình. - Chính sách cung ứng vật tư kỹ thuật nông nghiệp Chính sách cung ứng vật tư kỹ thuật nông nghiệp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của người sản xuất nông nghiệp với các loại vật tư kỹ thuật mới, từ đó sẽ áp dụng tốt hơn các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất sản phẩm nông nghiệp. Ở Trung Quốc, Chính phủ đã tăng cường ổn định giá đối với các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp. Mạng lưới cung ứng phân đạm hoá học đặc biệt phát huy có hiệu quả ở Inđônêxia. Tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rất bài bản ở Srilanca thông qua hợp đồng giữa hợp tác xã và nông dân... Chính sách tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp: Mục đích của chính sách này là tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ, bảo đảm cho sản phẩm nông nghiệp cũng như nguyên liệu chè được tiêu thụ nhanh chóng, vừa thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng và nhà chế biến, vừa giảm hao hụt, tránh thất thoát. Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 85 Hợp phần của chính sách tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bao gồm a) Chính sách tạo lập và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản và b) chính sách trợ giá sản phẩm nông nghiệp: - Chính sách tạo lập và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản Để mở rộng thị trường cần tăng lượng cầu của các thị trường, làm tăng sức mua của dân chúng... Sự chiếm lĩnh thị trường, tạo lập thị trường ổn định với hệ thống sản phẩm cao cấp là lợi thế trong tiêu thụ sản phẩm của các nước phát triển. Tại các nước này, các cơ sở vật chất cho bảo quản và chế biến sản phẩm rất hiện đại, hệ thống chợ bán buôn, bán lẻ đã được hùnh thành ổn định. Trong khi đó, việc tiêu thụ sản phẩm ở các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn, hiện tượng dư cung cục bộ thường xuyên xảy ra. Chợ nông thôn với khối lượng tiêu thụ nhỏ không thể đáp ứng yêu cầu tiêu thụ sản phẩm và chất lượng sản phẩm thấp, không đồng đều là một trở ngại lớn, nhất là đối với sản phẩm xuất khẩu. Trong bối cảnh kinh tế hội nhập sức cạnh tranh non yếu đang là một thách thức lớn đối với tiêu thụ nông sản phẩm của các nước đang phát triển cũng như nguyên liệu chè ở một vài nước sản xuất chè. - Chính sách trợ giá sản phẩm nông nghiệp Tại các nước phát triển với tiềm lực kinh tế to lớn, Chính phủ thường trợ giá bán nông sản nên giá nông sản thường cao, thu nhập của nông dân được đảm bảo, trong khi đó giá nông sản ở các nước đang phát triển thường rất thấp, đặc biệt khi được mùa, làm cho đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn trong mọi hoàn cảnh. Ở Trung Quốc, Chính phủ đã thực hiện chính sách “giá sàn” để tăng giá sản phẩm và tăng lượng hàng tiêu thụ. Chính sách phát triển kinh tế trang trại: Kinh tế trang trại đã hình thành và phát triển triển trên thế giới hơn 2 thế kỷ nay và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 86 Các chính phủ đều khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là trang trại gia đình, nhằm tổ chức áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất và giải quyết tốt việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian gần đây, số lượng trang trại của Inđônêxia tăng lên nhanh chóng (năm 1963 có 12.273 nghìn trang trại, năm 1983 tăng lên 18.560 nghìn trang trại (2,1%/năm). Riêng đối với ngành chè, số lượng trang trại năm 1963 là 783 nghìn, năm 1983 là 1120 nghìn (2,2 %/năm). 2.2. Các chính sách tác động gián tiếp Chính sách đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng: Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng (chống tác hại của thiên tai, giảm nhẹ cường độ và tăng năng suất lao động nông nghiệp). Mục tiêu quan trọng của chính sách này là tạo nên cơ sở vật chất vững mạnh trong nông nghiệp cũng như trong ngành chè như thuỷ lợi, giao thông, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản phẩm. Các nước phát triển thường có đầu tư rất lớn về cơ sở hạ tầng, đô thị hoá nông thôn và mọi khâu (sản xuất, chế biến, tiêu thụ) đều có đầu tư lớn. Trung Quốc với sự khá hoàn thiện về hệ thống tưới tiêu là minh chứng về sự đầu tư lớn cho nông nghiệp, ngành chè. ở các nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thiên tai chậm được khắc phục...[1] Chính sách khuyến khích xuất khẩu nông sản: Mục tiêu của chính sách này là khuyến khích và nâng đỡ xuất khẩu nông sản, nhất là những sản phẩm có lợi thế so sánh. Đặc biệt với sản phẩm chè, từ việc tăng khối lượng hàng hoá xuất khẩu, thu nhập của các doanh nghiệp, những người sản xuất sẽ được tăng thêm. Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 87 Chính phủ Inđônêxia quy định công nghiệp nông thôn phải kết hợp với nông nghiệp nhằm tạo việc làm, tăng lương thực, tăng thu nhập và tăng sản phẩm xuất khẩu. Chương trình giảm thuế cho phép các công ty sản xuất hàng hoá xuất khẩu được trực tiếp nhận nguồn nguyên liệu rẻ nhất mà không phải nộp bất cứ một loại thuế nào và được hoạt động trong điều kiện như trong một khu chế xuất. Chính phủ Trung Quốc có chính sách quản lý xuất nhập khẩu rất chặt chẽ, hạ thấp thuế xuất khẩu, đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu, kể cả hình thức xuất khẩu phi mậu dịch. III. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÀNH CHÈ VIỆT NAM 1. Về phía Nhà nƣớc 1.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nƣớc trong việc quản lý ngành chè Nghĩa vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước của các cấp đối với ngành chè cần được phân định rõ ràng, hợp lý thông qua các văn bản pháp luật. Điều này giúp tránh được tình trạng chồng chéo, không rõ ràng trong việc quản lý ngành chè trong cả nước, đồng thời giúp cho Bộ chuyên ngành có thể bao quát được hết việc quản lý Nhà nước đối với ngành chè. Bên cạnh việc phân chia quyền hạn, nghĩa vụ cho các cấp quản lý đối với ngành, bản thân bộ máy quản lý của các bộ phận này cũng cần phải được tinh giản hợp lý. Trong tương lai nên thành lập ban tư vấn phát triển chè Việt Nam. Ban có nhiệm vụ nghiên cứu và tư vấn cho Chính phủ, cho các Bộ, Ngành, cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thu hút và sử dụng nguồn vốn tài trợ, đầu tư của nước ngoài, xúc tiến thương mại, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm bạn hạng, thực hiện các phương thức buôn bán hiện đại (sàn giao dịch, siêu thị, cửa hàng tự chọn qua mạng...), chống bán phá giá, chốn trốn thuế nhập khẩu, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, giám sát chất Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 88 lượng... Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng tiểu ban được phân công dựa trên quy trình: Nghiên cứu, ứng dụng (giống, công nghệ, thâm canh, sản xuất, chế biến) – Sản xuất nông công nghiệp – Bảo quản – Xúc tiến thương mại – Tiêu thụ (nội địa và xuất khẩu) – Chính sách tác động. Như vậy, Ban tư vấn cũng sẽ có chức năng của một tổ chức quản lý, giúp ngành chè hoàn thiện hơn trong tương lai. Thành lập ngay một tổ chức quản lý và hệ thống kiểm tra, giám sát chất lượng do Hiệp hội Chè Việt Nam đề xuất từ Trung ương đến địa phương, có đủ thẩm quyền thay mặt nhà sản xuất, chịu trách nhiệm cuối cùng về chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng. Chức năng chủ yếu của nó là đóng dấu chất lượng trước khi sản phẩm được đưa vào thị trường. Đồng thời, được phép thực hiện những chế tài nhằm đình chỉ, ngăn ngừa, chấm dứt các hiện tượng, hành vi làm thương tổn đến chất lượng và uy tín sản phẩm chè ở trong và ngoài nước, với sự đồng thuận và hỗ trợ đắc lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật và quản lý thị trường. 1.2. Hoàn thiện công cụ quản lý Nhà nƣớc đối với ngành chè 1.2.1. Khung pháp lý Việc nhà Nước bảo đảm ổn định về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, duy trì luật pháp, trật tự an toàn xã hội, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, khống chế lạm phát, điều tiết thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, hệ thống tài chính tiền tệ, hệ thống pháp chế cơ sở hạ tầng văn hoá - xã hội.... đã tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất của toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như của ngành chè nói riêng. 1.2.2. Chính sách tín dụng, đầu tƣ Nhà nước cần ban hành chính sách bảo hộ sản xuất cây chè, ưu tiên vốn đầu tư dài hạn lãi suất thấp cho các hộ nông dân và ông trường trồng chè; Nhà nước tiến hành cho dân vay không lãi, dưới dạng tín chấp để tái sản xuất Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 89 sức lao động trong chương trình đổi mới giống chè và vườn chè trong giai đoạn 2005 – 2010. Khi vườn chè đã hình thành, người dân được sử dụng như một tài sản thế chấp để vay vốn đầu tư thâm canh. 1.2.3. Chính sách thuế Hiện nay chính sách thuế đã có nhiều cải tiến đáng kể, như việc kéo dài thời gian sử dụng đất nông nghiệp, miễn thuế giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông sản, thực phẩm khi xuất khẩu hàng đã qua chế biến, mức thuế giảm đáng kể tạo ra sự khuyến khích tích cực với những người sản xuất các mặt hàng nông sản thực phẩm nói chung và người làm chè nói riêng. 1.2.4. Chính sách đất đai và mặt bằng sản xuất Đối với chè cũng như các nông sản thực phẩm khác, đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản không thể thay thế được. Do đó Nhà nước phải hoàn thiện hơn nữa chính sách đất đai và mặt bằng sản xuất. Việc giao khoán vườn chè lâu dài cho người lao động đang làm như hiện nay là không thích hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của cây chè. Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, đã sản xuất công nghiệp thì phải có vùng chè tập trung, quy mô lớn để có thể tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, chất lượng đồng đều, đồng thời cho phép áp dụng đồng bộ các quy trình kỹ thuật chăm sóc, cải tạo giống mới có năng suất cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn như chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Như vậy, mô hình mỗi hộ sản xuất có vài nghìn mét vuông vườn chè được giao khoán trở nên không thích hợp trong nền kinh tế thị trường. Mô hình thích hợp phải là sản xuất tập trung kiểu trang trại hoặc đồn điền có quy mô lớn, tối thiểu phải là 300ha chè có mật độ đông đặc trở lên. Như vậy, các giải pháp về đất đai thời gian tới đối với ngành chè là: Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 90 1. Tập trung lại vùng nguyên liệu của nông lâm trường trước đây, bằng cách thu hồi lại vườn chè đã giao khoán, thực hiện chế độ người lao động nông nghiệp là công nhân của đồn điền. 2. Với vùng chè dân, tổ chức lại theo hình thức hợp tác xã kiểu mới hoặc mô hình công ty cổ phần. 1.3. Các giải pháp khác về phía Nhà nƣớc Đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới phương thức kinh doanh là một vấn đề phức tạp, ngành chè lại chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện dần. Trong quá trình đó, ngành chè luôn luôn phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Bởi sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố cơ bản cho sự nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh của ngành theo đúng đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước theo định hướng XHCN. Do đó, cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các Đảng bộ cho sự phát triển toàn diện của ngành chè, nhất là công tác tổ chức lại sản xuất và đổi mới quản lý. Giao cho Hiệp hội chè Việt Nam phối hợp với các Bộ làm lại quy hoạch ngành chè trong cả nước. Có chủ trương đặc cách để có thể hỗ trợ một phần vốn ban đầu hình thành quỹ bảo hiểm xuất khẩu chè: để đảm bảo cho sản xuất ổn định và bền vững, phải thiết lập và đưa vào hoạt động quỹ bảo hiểm xuất khẩu chè. Các thành viên tham gia đóng góp và có sự hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoại nước để góp phần hạn chế, đỡ đần các rủi ro, giữ được giá ổn định, đảm bảo được sản xuất và đời sống người làm chè. Hỗ trợ về thông tin, dự báo: Cây chè cũng như các nông sản thực phẩm khác, là loại nông sản phát triển theo quy luật riêng và chịu ảnh hưởng của những yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu, đất đai... những yếu tố này có tác động mạnh mẽ đến sản lượng thu hoạch cũng như chất lượng và giá cả đặc Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 91 biệt là khi xuất khẩu. Do vậy yêu cầu là phải có công tác dự báo tốt, càng dự báo tốt càng tránh được rủi ro. Nhà nước cần đầu tư đủ cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm cho các vùng chè, có chế độ ưu tiên phát triển trong hiện tại và tương lai. Cơ sở hạ tầng được đầu tư đầy đủ, đồng bộ còn tạo cơ sở thu hút khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ngành chè. Hỗ trợ xúc tiến thương mại: tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia các hội thảo, hội chợ ở nước ngoài, hỗ trợ tổ chức các buổi hội chợ, hội thảo, hội nghị trong nước, đầu tư cho Hiệp hội chè Việt Nam cơ sở vật chất ban đầu để thành lập 1 sàn giao dịch chè, tiến tới có thể là Trung tâm đấu giá chè… Ban hành và điều chỉnh các chính sách vĩ mô nhằm làm cho các mô hình đơn vị sản xuất và kinh doanh mới trong Tổng công ty chè Việt Nam – trong tương lai hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con - hoạt động hiệu quả. Tiến hành kiểm tra, rà soát toàn bộ các vùng nguyên liệu chè; toàn bộ hệ thống các cơ sở chế biến về tiêu chuẩn chất lượng. Thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định 4747/QĐ - BNN-KHCN của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 31/12/2004 về tiêu chuẩn ngành chè. Những vùng nguyên liệu và nhà máy nào chưa đủ tiêu chuẩn cần được chấn chỉnh phù hợp với Quyết định nói trên và Quy chế sử dụng biểu tượng thương hiệu quốc gia Chè Việt Nam do Hiệp hội chè Việt Nam ban hành. Những nhà máy được xây dựng, vận hành đơn độc, không gắn với việc quy hoạch vùng nguyên liệu hoặc không có vùng nguyên liệu phải ngừng hoạt động. Đối với các nhà máy đã có vùng nguyên liệu nhưng chưa đủ tiêu chuẩn, phải tập trung nâng cấp, hiện đại hoá, chậm nhất là 6 tháng kể từ thời điểm các kết luận về kiểm tra, rà soát của các tổ chức hữu quan có hiệu lực pháp luật. Các doanh nghiệp chè có đăng ký kinh doanh, hoạt động dưới luật trước khi bước vào sản xuất, phải được một tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chững nhận về tiêu chuẩn thiết bị, Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 92 nhà xưởng, vệ sinh công nghiệp và phải có vùng nguyên liệu ổn định, ít nhất cũng phải đáp ứng 70% năng lực sản xuất. Đây là điều kiện tiên quyết để cấp giấy phép kinh doanh. Đối với cơ sở sản xuất chắp vá, không đủ tiêu chuẩn về thiết bị, nhà xưởng, vệ sinh công nghiệp.... dứt khoát phải đình chỉ sản xuất. Về kế hoạch, cần định hướng mục tiêu phát triển dài hạn (10 năm, 15 năm, 20 năm) để làm căn cứ hoạch định các kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm. Đơn vị đầu ngành sẽ chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc lập kế hoạch đó và trực tiếp bảo vệ kế hoạch đó trước Chính phủ. Nhà nước sẽ giao kế hoạch cho địa phương có chè khi đã đạt được 2 điều kiện: một là, những cơ sở thông tin về kế hoạch đã được đảm bảo tương đối chính xác và đã được khảo sát, cân đối từ cơ sở lên, và hai là, đơn vị quản lý ngành đảm bảo mức độ chính xác của những tư liệu đó. Về đại thể, nội dung cơ chế kế hoạch hoá có thể thực hiện trong Quyết định 76 – HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, nhưng cần phải được làm thử và có những quy định thống nhất, đồng bộ để thực hiện trong thực tế. Thông qua luật để tăng cường quản lý nhập khẩu và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Công bố rộng rãi các danh mục tiêu chuẩn ngành, các loại thuốc trừ sâu được phép sử dụng với dư lượng tới hạn; các loại tiêu chuẩn nhà máy chế biến có quy mô tương ứng và kiến nghị các cơ quan hữu quan áp dụng các tiêu chuẩn này trên phạm vi cả nước. 2. Về phía Hiệp hội chè Việt Nam (VITAS) Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực hoạt động của Hiệp hội với những nội dung chủ yếu sau: Một là, kiện toàn Ban chấp hành theo hướng chuyên trách kết hợp với đảm bảo đại diện các thành phần kinh tế, đại diện vùng trọng điểm, coi trọng năng lực và điều kiện thực tế để hoạt động đạt hiệu quả cao. Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 93 Hai là, tích cực tuyên truyền, tăng cường kết nạp hội viên mới với tinh thần “thêm một hội viên là thêm sức mạnh” Ba là, củng cố các ban chuyên môn theo hướng chuyên trách là chủ yếu, ít kiêm nghiệm để có hoạt động thực sự và tích cực. Bốn là, xây dựng và ban hành quy chế hoạt động, cải tiến lề lối tác phong làm việc, đồng thời đào tạo, nâng cao năng lực công tác hiệp hội và công tác chuyên môn cho các uỷ viên Ban chấp hành, trưởng phó các ban chuyên đề các hội và các bộ cơ quan thường trực Hiệp hội chè Việt Nam, nhằm đáp ứng nhiệm vụ với hiệu quả cao. Năm là, duy trì và cải tiến chế độ báo cáo các cấp của Hiệp hội và hội viên. Nêu cao ý thức và trách nhiệm hội viên trong hoạt động của Hiệp hội. Khuyến khích các hội viên tài trợ cho các hoạt động chuyên đề, hoạt động thời điểm, vì lợi ích chung của cộng đồng những người làm chè. Bản thân Hiệp hội cần bám sát lợi ích của doanh nghiệp và của cộng đồng, xoá bỏ tình trạng phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ, giữa doanh nghiệp có liên kết liên doanh với nước ngoài và doanh nghiệp trong nước; để làm tăng sự đoàn kết tương hỗ lẫn nhau giữa các thành viên. Về tổ chức, hiệp hội phải tiến tới xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách, giỏi chuyên môn, dành toàn bộ thời gian và tâm huyết cho hiệp hội giảm thiểu việc quá nhiều cán bộ lãnh đạo hiệp hội kiêm nhiệm vị trí lãnh đạo cơ quan Nhà nước dẫn đến thiên vị, mất bình đẳng giữa các thành viên trong Hiệp hội. Điều quan trọng nữa là Hiệp hội phải cân đối hài hoà giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích doanh nghiệp, tránh vì lợi ích trước mắt mà làm thiệt hại tới sức khoẻ người tiêu dùng và lâu dài cũng tổn hại đến lợi ích doanh nghiệp; Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 94 hiệp hội cùng với chính quyền và các tổ chức khác cần tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền với người sản xuất, người tiêu dùng về vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, loại bỏ những chất phụ gia, chất bảo quản bị cấm trong sản phẩm chè, sản phẩm phải ghi đúng nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng để bảo đảm sức khỏe nhân dân. Hiệp hội phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật với tư cách là Tổ chức phi Chính phủ, tránh sự biến tướng trở thành công ty tư vấn dịch vụ, phân chia quyền lợi dẫn đến vi phạm điều lệ và quy chế tổ chức Hiệp hội. Trong hoạt động, hiệp hội cần chú ý tới điều lệ hiệp hội, chương trình kế hoạch hành động đã được đại hội nhiệm kỳ đề ra, cần quan tâm nhiều hơn đến vai trò, chức năng đóng góp ý kiến, tư vấn cho các cơ quan Đảng và Nhà nước trong quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành. Đối với vấn đề chất lượng sản phẩm, Hiệp hội cần phối hợp với các cơ quan chức năng thống nhất các tiêu chuẩn sản phẩm, tăng năng lực kiểm tra đối với thành viên để giữ uy tín cho sản phẩm chè Việt Nam, nhất là trong thế giới bùng nổ thông tin như hiện nay, chỉ cần 1 lô hàng kém chất lượng gây ngộ độc có thể gây ảnh hưởng dến hoạt động kinh doanh của cả cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Đi đôi với nâng cao và kiểm soát chất lượng cần chú ý tới chiến lược tạo lập, quảng bá “thương hiệu” chè Việt Nam. 3. Về phía Tổng công ty chè Việt Nam (VINATEA) 3.1. Bộ máy tổ chức Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (Khoá IX) đã viết: “DNNN... giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nƣớc định hƣớng và điều tiết vĩ mô, làm chủ lực nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nƣớc thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN”. Do đó việc tăng cường hiệu quả của DNNN nói chung Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 95 và Tổng công ty chè Việt Nam nói riêng không chỉ nhằm mục đích làm cho kinh tế Nhà nước vững mạnh mà còn góp phần tăng tính định hướng XHCN của nền kinh tế. Vì thế, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động của nó là vấn đề rất bức xúc hiện nay. Nhưng muốn sự sắp xếp có hiệu quả phải áp dụng nhiều biện pháp, nhưng quan trọng nhất là phải tìm được mô hình tổ chức doanh nghiệp mà với mô hình này chúng ta sẽ tác động trực tiếp vào vấn đề sở hữu, và do đó sẽ làm tăng tính minh bạch của DNNN, của Tổng công ty chè Việt Nam. Mô hình công ty mẹ – Công ty con là mô hình đáp ứng được yêu cầu này, giúp TCT trở thành một tập đoàn kinh tế năng động, hiệu quả và góp phần vào tính định hướng XHCN của nền kinh tế nước ta. Khẳng định như vậy vì các lý do:[5] 1. Đây là mô hình ưu việt xuất phát từ các nước TBCN: là một tổ hợp sản xuất kinh doanh đa dạng, đa sở hữu; là một tổ hợp lấy liên doanh góp vốn, hoặc sở hữu chung vốn làm nhân tố quyết định sự liên kết dưới hình thức công ty cổ phần; là một tổ chức kinh doanh bao gồm nhiều doanh nghiệp nhưng có một doanh nghiệp giữ vai trò chi phối, chỉ huy thống nhất - đó là công ty mẹ; là một tổ chức kinh tế năng động: từ tổ chức ban đầu, liên kết có thể mở rộng ra với quy mô đa sở hữu ngày càng lớn, với sự hoạt động đa ngành, đa phương, thậm chí đa quốc gia; là tổ chức kinh tế mang tính xã hội hoá ngày càng cao, thu lợi nhuận ngày càng nhiều, một tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả và tiết kiệm kinh tế cao, một tổ chức phát triển bền vững. 2. Mô hình công ty mẹ – công ty con cho phép kết hợp các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế vào một tổ chức kinh doanh một cách tự nhiên xuất phát từ lợi ích kinh tế, không khiên cưỡng, mang tính hành chính như mô hình trước đây. Trong mô hình này có thể kết hợp DNNN với doanh nghiệp tư nhân, trong đó hoặc DNNN là công ty mẹ còn doanh nghiệp tư nhân là công ty con, hoặc doanh nghiệp tư nhân là công ty mẹ mà DNNN chỉ là Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 96 đơn vị góp vốn ở mức độ nào đó cả ở công ty lẫn công ty con. Như vậy, mô hình cho phép mở rộng quy mô sản xuất có thể ở mức rất cao bằng việc huy động nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế trên cơ sở lợi ích kinh tế. Nhưng quan trọng hơn, công ty mẹ – công ty con liên kết với nhau bằng cơ chế góp vốn linh hoạt, bằng lợi ích kinh tế trên cơ sở hợp đồng kinh tế giữa công ty mẹ với công ty con và giữa các công ty con với nhau. 3. Sử dụng mô hình công ty mẹ – công ty con là phương thức tốt nhất đảm bảo tính định hướng XHCH của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH thông qua ba mặt (một là, tác động trên mặt sở hữu, làm cho sở hữu nhà nước dù chỉ ở mức nhất định vẫn chi phối được nguồn vốn lớn của xã hội, trong đó phần lớn là sở hữu tư nhân, hai là, khắc phục được nhược điểm cố hữu của DNNN là sự khó minh bạch về mặt kinh tế để từ đó góp phần hạn chế sự thất thoát do tham nhũng gắn liền với sự khó minh bạch của DNNN, ba là, tác động vào sự phân chia thu nhập của người lao động tham gia vào hoạt động trong tổ hợp công ty này theo định hướng XHCN). 4. Mô hình công ty mẹ – công ty con sẽ phát huy được tính tự chủ sáng tạo của từng thành viên trong tập đoàn từ công ty mẹ đến các công ty con, hạn chế được sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty trong tập đoàn, do đó tạo ra sức mạnh của tập đoàn. Công ty mẹ, một mặt, tự chủ xây dựng chiến lược phát triển của mình và của toàn bộ hệ thống, lựa chọn các hình thức đầu tư, trực tiếp tác nghiệp kinh doanh, mặt khác, đầu tư vốn vào các công ty con và thông qua đó chỉ đạo hoạt động của công ty con qua HĐQT theo định hướng phát triển của công ty mẹ. Các công ty con đều là các công ty có tư cách pháp nhân, tự chủ kinh doanh theo định hướng chiến lược của công ty mẹ, thu hút vốn từ bên ngoài, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh tế của mình. Như vậy, công ty mẹ và các công ty con đều được tự chủ, sáng tạo trong hoạt động. Tuy công ty mẹ không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của công ty con nhưng Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 97 vẫn hỗ trợ các công ty con về thị trường, về công nghệ, về uy tín thương hiệu, về tín dụng, về cán bộ... do đó, tạo nên sức mạnh của cả tập đoàn. Như vậy so với mô hình tổng công ty, mô hình công ty mẹ – công ty con mạnh hơn và hiệu quả hơn. 5. Mô hình công ty mẹ – công ty con, về bản chất, là một tập đoàn kinh tế mà trong đó cốt lõi là sự liên kết của các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế bằng cổ phần hoá. Do đó, việc phát triển công thành công ty mẹ – công ty con xuất phát từ DNNN cùng một lúc giải quyết được hai yêu cầu: đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN và làm tăng được vai trò của DNNN trong việc hỗ trợ, hướng dẫn các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế quá độ lên CNXH. Tổng công ty Chè Việt Nam chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, chuyển từ hoạt động chủ yếu là tập trung quản lý toàn ngành sang kinh doanh đa dạng, lấy sản phẩm chè là chính, phát triển kinh doanh thêm các mặt hàng khác nhằm phát huy hết các tiềm năng sẵn có của công ty mẹ, lấy việc đầu tư tài chính và quản lý vốn là một trọng tâm trong tổ chức quản lý công ty mẹ. (xem hình 3.2). Hình 3.2: Mô hình Công ty mẹ và Công ty con [40] Lãnh đạo Công ty mẹ Các công ty liên doanh (công ty liên kết) Các công ty cổ phần (Công ty liên kết) Các phòng kinh doanh Văn phòng Các phòng nghiệp vụ Các công ty TNHH một thành viên Các công ty, XN cổ phần Công ty liên doanh (Công ty con) Các công ty cổ phần thương mại (Công ty con) Viện điều dưỡng phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 98 Chuyển cơ chế quản lý hành chính mang tính mệnh lệnh cấp trên, cấp dưới sang quan hệ đầu tƣ tài chính, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chủ động trong sản xuất kinh doanh của các công ty con và công ty liên kết, gắn với sự điều hành quản lý tập trung của công ty mẹ tạo ra mối quan hệ chặt chẽ bền vững về tài chính, về công nghệ sản xuất và đặc biệt là về thị trường, nâng cao sức mạnh và khả năng cạnh tranh của Tổng công ty trên thị trường quốc tế. Gắn việc chuyển đổi mô hình với việc thay đổi tổ chức, nhân sự để tạo nên xung lực mới cho doanh nghiệp (thí dụ cho phép Hội đồng quản trị thuê giám đốc điều hành giỏi, đại hội cổ đông sẽ đề nghị phía chủ sở hữu nhà nước đề cử những cán bộ quản lý mới cho đại hội lựa chọn...) 3.2. Đổi mới cơ chế hoạt động Thực hiện nghiêm chỉnh quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ, coi đó là động lực căn bản để chuẩn hoá chất lượng sản phẩm, gắn kết công – nông nghiệp và liên minh chặt chẽ giữa nông dân – nhà máy – nhà khoa học – nhà quản lý các cấp. Mục đích đã được nêu rõ ngay ở điều 1: “Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hoá đêt phát triển sản xuất ổn định và bền vững”. Hợp đồng sau khi đã ký kết là cơ sở pháp lý để gắn trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo 4 hình thức: ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ; bán vật tư; ký trực tiếp thu mua nông sản; liên kết sản xuất. Đây là giải pháp giúp Tổng công ty chè cũng như toàn ngành chè giải quyết được tình trạng cạnh tranh nguyên liệu cũng như kiểu làm ăn manh mún, riêng rẽ của các đơn vị sản xuất, kinh doanh chè trên cả nước. Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 99 4. Kiến nghị hoàn thiện quản lý ngành chè Việt Nam 4.1. Đối với Nhà nƣớc Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển trồng và sản xuất chè là một chủ trương đúng, nhưng Chính phủ cần ban hành những tiêu chuẩn kỹ thuật của một nhà máy chế biến chè, chế độ và thuốc bảo vệ thực vật cho chè vì đây là hàng thực phẩm đang được các nước nhập khẩu kiểm tra gắt gao về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà nước cần có chính sách và thể chế pháp lý để nâng cao vị trí của Hiệp hội chè Việt Nam, tạo điều kiện để tổ chức này gắn kết lợi ích kinh tế của những người làm chè thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đồng thời cũng giàng buộc người làm chè về chất lượng, giá cả mua bán nguyên liệu và xuất khẩu tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh hiện nay gây thiệt hại chung cho người làm chè và thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân nói chung. Đề nghị Nhà nước có những chính sách ưu đãi đặc biệt (tiền lương, phụ cấp khu vức, điều kiện làm việc...) để khuyến khích cán bộ giỏi đến công tác tại các vùng khó khăn (đặc biệt đối với lao động nữ - hiện đang chiếm tới 70% lao động ngành chè). Đề nghị Nhà nước ban hành các chính sách thuận lợi hơn nữa để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất và chế biến chè (đặc biệt là chính sách về đất đai để trồng chè). Thông qua hợp tác đầu tư (kể cả đầu tư 100% vốn nước ngoài) ngành chè Việt Nam sẽ thêm giống mới chất lượng cao, công nghệ cao, công nghệ mới, đồng thời có thêm thị trường đầu ra do các nhà đầu tư đảm nhiệm. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào sản xuất và chế biến chè ở Việt Nam là cơ sở góp phần vào sự phát triển chung toàn ngành chè Việt Nam. Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 100 Đề nghị Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi (về thời gian hoàn trả) để nhập khẩu các thiết bị chế biến chè có công nghệ cao để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đề nghị Nhà nước, thông qua việc tổng kết thí điểm việc chuyển đổi mô hình công ty nhà nước sang mô hình công ty mẹ – công ty con, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển mô hình công ty mẹ – công ty con từ công ty nhà nước (các vấn đề như: những nội dung chỉ đạo chuyển đổi mô hình, quy chế tài chính cho các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, các chính sách khác...), điều này giúp Tổng công ty chè Việt Nam nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận với mô hình công ty mẹ – công ty con trong thời gian tới. Đề nghị Nhà nước nghiên cứu và thí điểm mô hình cổ phần hoá các doanh nghiệp ngành chè dạng đặc biệt: nông dân góp cổ phần bằng quyền sử dụng đất. Điều này sẽ giúp người nông dân tăng quy mô sản xuất, đồng thời tăng thu nhập (từ hoạt động sản xuất kinh doanh và từ cổ phần của mình), bên cạnh đó giúp phần nào thực hiện được mục tiêu gắn kết “4 nhà” theo Quyết định 80. 4.2. Đối với Tổng công ty chè Việt Nam Về cơ cấu tổ chức, Tổng công ty phải không ngừng cải tiến và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của mình để đảm bảo hoạt động quản lý ngày càng hiệu quả hơn. Cụ thể là phải luôn đảm bảo bốn yêu cầu sau:  Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, có hiệu lực, phải vì việc đặt người”, “vì công việc mà sinh ra tổ chức”, chứ không phải “vì người xếp việc”, “vì người sinh ra tổ chức”.  Luôn nhạy cảm với các biến cố của thị trường, do đó, để quản lý có hiệu quả, các nhà quản lý cần phải có thông tin về những thay đổi có thể xảy ra của môi trường bên ngoài và những phương án sản xuất có thể thực hiện được để đối phó với những thay đổi đó. Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 101  Đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.  Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty có lợi nhuận. Về công tác cán bộ, phải lựa chọn, bố trí, sắp xếp, phân công công việc phù hợp với từng người để mọi người đều có thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Tổng công ty giao cho. Đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phát triển cán bộ cũng như vấn đề đãi ngộ cán bộ. Trong công tác đánh giá cán bộ, cần hết sức công tâm, khách quan và khoa học để đảm bảo sự công bằng cho từng người. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, nhưng nếu làm tốt sẽ đem lại hiệu quả cao. Trong thời gian này, khi chuẩn bị chuyển đổi Tổng công ty thành tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con, đề nghị tăng cường công tác tuyên truyền về mô hình công ty mẹ – công ty con và sự cần thiết phải chuyển đổi mô hình tổng công ty thành công ty mẹ – công ty con cho các cán bộ, công nhân trong Tổng công ty. Khắc phục tình trạng phổ biến ở một số Tổng công ty sau khi đã áp dụng mô hình này, đó là tình trạng những cán bộ cũ tuy có kinh nghiệm nhưng đã định hình quá lâu lối suy nghĩ và điều hành của cơ chế cũ nên vừa bảo thủ vừa kém năng động, hiện đang là một lực cản cho mô hình kinh tế mới. Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 102 KẾT LUẬN Ngành chè có một vị trí và tiềm năng to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Trong nhiều năm tới, ngành sẽ được phát triển để trở thành một mũi nhọn kinh tế có tầm quan trọng của đất nước. Thực tế những năm qua cho thấy, mặc dù còn nhiều hạn chế và vướng mắc nhưng ngành chè đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần không nhỏ vào các mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước. Tuy nhiên những kết quả đó còn chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của nó do ngành chè còn nhiều khó khăn, cả về chủ quan lẫn khách quan như thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, trình độ cán bộ còn thấp, cơ chế quản lý, chính sách quản lý còn nhiều vướng mắc v.v... Để tháo gỡ những khó khăn trên, hoàn thành được các mục tiêu phát triển bức thiết mà ngành chè đã đề ra, việc hoàn thiện quản lý ngành chè có tầm quan trọng đặc biệt. Với đề tài: “Hoàn thiện quản lý ngành chè Việt Nam”, tác giả đã giải quyết được một số vấn đề sau: - Đã hệ thống hoá lý luận về quản lý, tổ chức quản lý ngành. - Tìm hiểu thực trạng quản lý ngành chè từ khi mới thành lập ngành cho đến nay ở các khía cạnh: bộ máy quản lý, phương pháp quản lý như hệ thống pháp luật, các chính sách tác động... - Nêu định hướng và mục tiêu dài, ngắn hạn cho phát triển ngành chè đến năm 2010. Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển ngành chè của các nước sản xuất chè lớn trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Xrilanca, Inđônêxia, Kênia. Từ đó tổng kết các giải pháp và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý ngành chè với các hướng lớn cần tập trung giải quyết: Phân định rõ chức năng, quyền hạn quản lý của Nhà nước, Bộ và địa phương trong ngành chè nhằm tạo môi trường cho các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 103 một cách mạnh mẽ trong khuôn khổ bình đẳng trước pháp luật và kế hoạch chung; Đẩy nhanh công tác sửa đổi và xây dựng hệ thống pháp luật quản lý, trong đó đáng lưu ý là việc quy định về quyền thừa kế đất đai làm chè; Tập trung sức lực để đổi mới Tổng công ty chè Việt Nam thành tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con; Hiệp hội chè Việt Nam tích cực tuyên truyền, tăng cường kết nạp hội viên mới với tinh thần “thêm một hội viên là thêm sức mạnh”... Với bài khoá luận này, tác giả hy vọng có thể đóng góp một phần công sức của mình vào sự phát triển của ngành chè thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo thị trường chè. Phòng xúc tiến thương mại. Tổng công ty chè Việt Nam – 2002. [2]. Đỗ Ngọc Quỹ- Nguyễn Kim Phong. Cây chè Việt Nam. NXB Nông nghiệp Hà Nội – 1997. [3]. Đỗ Ngọc Quỹ. Cây chè * Sản xuất * Chế biến * Tiêu thụ. NXB Nghệ An - 2003. [4]. Điểm mới trong điều lệ mới (Điều lệ của Hiệp hội chè Việt Nam). Thế giới chè. Số tháng 8 năm 2006. [5]. Báo cáo Tình hình thực hiện nghị quyết trung ƣơng 4 (Khoá IX) về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN ở Tổng công ty chè Việt Nam. TCT chè Việt Nam – Bộ NN&PTNT. Tháng 12/2002. [6]. Cải thiện môi trƣờng kinh doanh, cần thay đổi tƣ duy quản lý. Thế giới chè. Số tháng 8 năm 2006. [7]. Cần có bƣớc đi xác thực cho ngành chè thời hội nhập. Tạp chí Thế giới chè. Số tháng 8 năm 2006. [8]. Chƣơng trình tổng thể cho ngành chè Ấn Độ. Thế giới chè. Số 4/ 2005. [9]. Chính sách và các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI. Kỷ yếu hội thảo khoa học. Trường đại học kinh tế quốc dân – Tháng 8 năm 2000. [10]. Con đƣờng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Ban tư tưởng – văn hoá trung ương. Bộ NN&PTNT. NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội – 2002. [11]. Doanh nghiệp với việc tiếp cận vốn. Thế giới chè. Số tháng 3/2006. [12]. Giáo trình Khoa học quản lý. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Khoa Quản lý kinh tế. NXB Chính trị quốc gia 2003. Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 105 [13]. GS. TSKH Lương Xuân Quỳ (chủ biên). Quản lý kinh tế Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. NXB lý luận chính trị Hà Nội – 2006. [14]. Lê Văn Bằng – Nguyễn Duy Oánh. Mô hình công ty mẹ, công ty con – một giải pháp lớn để tăng tính minh bạch của DNNN và góp phần quan trọng định hƣớng XHCN của nền kinh tế nƣớc ta. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 334 – tháng 3/2006. [15]. Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (đồng chủ biên). Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế. NXB Chính trị quốc gia. [16]. Một số vấn đề về quản trị kinh doanh. Khoa quản lý kinh tế–Phân viện Hà Nội – Học viện chính trị quốc gia HCM. NXB Chính trị quốc gia – 1996. [17]. Nông nghiệp Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO. Tạp chí Người làm chè. Số tháng 7 năm 2004. [18]. Ngô Trần Ánh. Kinh tế và quản lý doanh nghiệp. Tủ sách KHKT ĐH Bách Khoa Hà Nội. NXB Thống kê – 2000. [19]. Ngành chè trên đƣờng phát triển. Thế giới chè. Số tháng 8/2006. [20]. Ngành chè Việt Nam năm 2003. Người làm chè. Số tháng 3/2004. [21]. Nguyễn Hải Sản. Quản trị học. NXB Thống kê – 2005. [22]. Nguyễn Hải Thanh. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chè và sản phẩm chè Việt Nam. Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học trường đại học Ngoại Thương năm 2005. [23]. Nguyễn Kim Phong. Đổi mới cơ chế quản lý ngành chè. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội – 1993. [24]. Nguyễn Thắng. Chuyên đề: “Phƣơng án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty chè Việt Nam”. Khoa sau đại học – Trường đại học Kinh tế quốc dân. Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 106 [25]. Nguyễn Văn Thụ. Kinh tế chè trên đƣờng phát triển. Tạp chí Thế giới chè - Số Xuân 2005. [26]. Nguyễn Xuân Trình – Chu Tiến Quang – Nguyễn Hữu Thọ. Chính sách nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong quá trình đổi mới ở Việt Nam dƣới giác độ phát triển bền vững. Tạp chí Quản lý kinh tế. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. Bộ kế hoạch đầu tư. Số 6 – tháng 1-2/2006. [27]. Những kết quả và tồn tại sau 5 năm thực hiện QĐ 43 TTG (1999- 2004). Thế giới chè. Số tháng 3 năm 2005. [28]. Những thách thức của ngành chè Việt Nam. Thế giới chè. Số 3/2005. [29]. Quyết định 80/2002/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng. [30]. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 43/1999/ QĐ -TTg ngày 10 tháng 3 năm 1999 về kế hoạch sản xuất chè năm 1999 – 2000 và định hƣớng phát triển chè đến năm 2005 – 2010. [31]. Số liệu về diện tích, năng suất, sản lƣợng, xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2006. [32]. Tài liệu chương trình Thực hiện Quyết định 1870 ngày 26/6/2006 của Bộ NN&PTNT về “Phát triển cơ giới hoá và nâng cao chất lƣợng chè giai đoạn 2006 – 2010. Hiệp hội chè Việt Nam”. Tháng 9/2006. [33]. Tài liệu Hội thảo “chuẩn hoá chất lƣợng sản phẩm bảo đảm uy tín thƣơng hiệu chè Việt Nam”. HHC Việt Nam – Bộ NN&PTNT – 6/2005. [34]. Thực trạng và giải pháp phát triển chè Việt Nam định hƣớng chất lƣợng và giá trị. Trích bài báo cáo tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển chè Việt Nam - định hướng chất lượng và giá trị” ngày 5 – 9 -2005. Thế giới chè. Số tháng 9 năm 2005. [35]. ThS. Đặng Thị Lan. Hoàn thiện tổ chức quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (áp dụng cho các doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm). Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường đại học Bách Khoa – Năm 2003. Nguyễn Hải Thanh – Nga K41 - KTNT 107 [36]. Tiến tới đại hội toàn thể lần thứ 3 Hiệp hội chè Việt Nam. Thế giới chè. Số tháng 6 năm 2005. [37]. Trần Đức Vui. Định hƣớng xuất khẩu chè của Việt Nam đến 2010. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương. Số 5(46) – tháng 10 năm 2003. [38]. TS Nguyễn Kim Phong (Chủ tịch HHCVN). Hoạt động của Hiệp hội chè Việt Nam – Hiện trạng, triển vọng và định hƣớng phát triển. Tạp chí Kinh tế & khoa học kỹ thuật chè. Hiệp hội chè Việt Nam. Số 2+3/000. [39]. TS Trần Văn Giá (Phó chủ tịch HHCVN). “ Những ngày ở Srilanca”. Tạp chí Thế giới chè- Cơ quan của Hiệp hội chè Việt Nam. Tháng 6- 2005. [40]. Vũ Hữu Hào. Chuyên đề tốt nghiệp lớp trung cấp lý luận chính trị khoá II: “Thách thức hội nhập kinh tế và đổi mới sắp xếp lại Tổng công ty chè Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng”. Trường quản lý cán bộ NN&PTNT I. Bộ NN&PTNT. Năm 2003. [41]. Xây dựng vùng sản xuất hàng hoá, quy hoạch hợp lý & sự liên kết của các “nhà”. Thế giới chè. Số tháng 1 năm 2005. CÁC WEBSITE THAM KHẢO 1. : website của trung tâm thông tin & dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCEIF) – Bộ kế hoạch và đầu tư. 2. website của Bộ NN&PTNT. 3. website của Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn – Bộ NN&PTNT. 4. website của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) – Bộ Kế hoạch và đầu tư. 5. website của Hiệp hội chè Việt Nam. 6. website của Tổng công ty chè Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3588_8024.pdf
Luận văn liên quan