Đề tài Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương chi nhánh 6

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 6 1.1. Giới thiệu Ngân Hàng Công thương VN 2 1.2. Giới thiệu Ngân Hàng Công thương CN6 6 1.2.1. Quá trình hình thành 6 1.2.2. Sơ đồ tổ chức nhân sự tại NHCT-CN6 7 1.2.3. Các hoạt động chủ yếu 8 1.2.4. Kết quả hoạt động trong thời gian qua 9 1.2.5. Định hướng phát triển trong thời gian tới 10 CHƯƠNG II : TỔNG QUAN - THỰC TIỄN TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 6 2.1. Khái quát về hoạt động xuất nhập khẩu 14 2.1.1. Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế 14 2.1.2. Vai trò của nhập khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế 17 2.2. Những vấn đề chung về tài trợ xuất nhập khẩu 18 2.2.1. Lịch sử, khái niệm và đặc trưng 18 2.2.2. Vai trò của tài trợ xuất nhập khẩu 21 2.2.3. Nhu cầu tài trợ trong ngoại thương và cách xác định nhu cầu tài trợ 22 2.2.4. Rủi ro trong tài trợ xuất nhập khẩu 23 2.2.4.1. Rủi ro tín dụng và tài sản bảo đảm tín dụng 24 2.2.4.2. Rủi ro hối đoái và lãi suất 24 2.2.4.3. Rủi ro chuyển tiền 25 2.2.4.4. Rủi ro bảo quản chứng từ 25 2.2.5. Biện pháp phòng ngừa rủi ro 25 2.2.5.1. Xếp hạng quốc gia có quan hệ ngoại thương 25 2.2.5.2. Thu thập và xử lý thông tin đa chiều 26 2.2.5.3. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 26 2.2.5.4. Quản trị ngân quỹ ngoại hối 26 2.3. Các loại nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu 27 2.3.1. Trên cơ sở hối phiếu 27 2.3.1.1. Chiết khấu thương phiếu 27 2.3.1.2. Bảo lãnh thanh toán thương phiếu 28 2.3.1.3. Tài trợ bằng chấp phiếu ngân hàng 28 2.3.2. Dựa trên phương thức thanh toán nhờ thu 28 2.3.2.1. Ứng trước giá trị nhờ thu 28 2.3.2.2. Chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu 29 2.3.3. Tín dụng chứng từ 29 2.3.3.1. Phát hành L/C 29 2.3.3.2. Xác nhận L/C 30 2.3.3.3. Chiết khấu L/C 30 2.3.4. Tài trợ trực tiếp dạng cổ điển 31 2.3.4.1. Tín dụng từng lần 31 2.3.4.2. Tín dụng hạn mức 32 2.3.4.3. Tín dụng tuần hoàn 32 2.3.5. Tài trợ chuyên biệt 32 2.3.5.1. Bảo lãnh 33 2.3.5.2. Bao thanh toán (Factoring) 34 2.4. Khái quát hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam và hướng phát triển trong thời gian tới 36 2.4.1. Xuất khẩu 37 2.4.2. Nhập khẩu 39 2.4.3. Hướng phát triển xuất nhập khẩu trong thời gian tới của Việt Nam 39 2.5. Thực tiễn tài trợ xuất nhập khẩu tại NHCT-CN6 41 2.5.1. Sơ lược hình thành và phát triển 41 2.5.1.1 Các dịch vụ chính ngân hàng cung cấp 41 2.5.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT-CN6 42 2.5.2. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại NHCT-CN6 46 2.5.2.1. Nguyên tắc tài trợ, đối tượng, điều kiện vay vốn và lãi suất 46 2.5.2.2. Loại hình tài trợ và quy trình nghiệp vụ 48 2.5.2.3. Kết quả hoạt động tài trợ ngoại thương 50 2.5.3. Những thuận lợi, khó khăn trong tài trợ tại NHCT-CN6 52 2.5.3.1. Môi trường hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu 52 2.5.3.2. Thuận lợi và khó khăn từ phía NHCT-CN6 54 CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NGOẠI THƯƠNG TẠI NHCT-CN6 3.1. Một số kiến nghị đối với các cấp quản lý Nhà nước 58 3.1.1. Đẩy mạnh các Chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập 58 3.1.2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động XNK và hoạt động tài trợ XNK 60 3.1.3. Đưa vào hoạt động Quỹ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và chương trình trợ giúp của Chính Phủ 61 3.1.4. Hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường 62 3.2. Một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK 62 3.2.1. Đẩy mạnh năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu 62 3.2.2. Xây dựng thương hiệu vững mạnh ở thị trường trong nước lẫn nước ngoài 63 3.2.3. Sử dụng những dịch vụ ngân hàng trong hoạt động kinh doanh 64 3.3. Đối với Ngân hàng Công thương CN6 65 3.3.1. Thực hiện tốt những biện pháp phòng ngừa rủi ro trong tài trợ ngoại thương 65 3.3.2. Chủ động tiếp cận các doanh nghiệp vừa và nhỏ 68 3.3.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc lành mạnh hóa tài chính 70 3.3.4. Một số biện pháp hỗ trợ 71 3.3.4.1. Vấn đề nhân sự 71 3.3.4.2. Xây dựng chiến lược Marketing ngân hàng 71 3.3.4.3. Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái và lãi suất 72 KẾT LUẬN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương chi nhánh 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 6 1.1. Giới thiệu Ngân Hàng Công thương VN 2 1.2. Giới thiệu Ngân Hàng Công thương CN6 6 1.2.1. Quá trình hình thành 6 1.2.2. Sơ đồ tổ chức nhân sự tại NHCT-CN6 7 1.2.3. Các hoạt động chủ yếu 8 1.2.4. Kết quả hoạt động trong thời gian qua 9 1.2.5. Định hướng phát triển trong thời gian tới 10 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 6 1.1. Giới thiệu Ngân Hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN) - Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNNVN) - Ngày 26/03/1988 thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh (theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng). - Ngày 14/11/1990 chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành NHCTVN (Theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng) - Ngày 27/03/1993 thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên NHCTVN (Theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống NHNNVN) - Ngày 21/09/1996 thành lập lại NHCTVN (Theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNNVN). - Là 1 trong 4 Ngân hàng quốc doanh (NHQD) lớn nhất tại Việt Nam, NHCT có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống NHVN. Nguồn vốn của NHCT luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước. - Có 3 công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty quản lý Nợ và Khai thác Tài sản và 2 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Đào tạo. - Là thành viên sáng lập của các Tổ chức Tài chính Tín dụng: + Sài Gòn Công thương Ngân hàng + Indovinabank (Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam) + Công ty cho thuê Tài chính quốc tế - VILC (Công ty cho thuê Tài chính quốc tế đầu tiên tại Việt Nam) + Công ty Liên doanh Bảo hiểm Châu Á - NHCT. + Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) + Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á (AABA) + Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên Ngân hàng (SWIFT) + Tổ chức phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. - Đã ký 8 Hiệp định Tín dụng khung với các quốc gia Bỉ, Đức, Hàn quốc, Thụy Sỹ và có quan hệ đại lý với 735 NH lớn của 60 quốc gia trên thế giới. - Là NH tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. - Hiện nay, NHCT đang ngày càng được bạn bè quốc tế biết đến nhờ việc tăng chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế cùng các hoạt động đại lý và quảng cáo về NH trong các hội nghị, hội thảo quốc tế và kết hợp với các đại diện thương mại Việt Nam tại các nước. - Nhiều NH nước ngoài đã lựa chọn NHCT làm NH xác nhận L/C của họ. Hoạt động thanh toán quốc tế của NH đã và đang có bước tăng trưởng rất mạnh mẽ trong 20 năm qua. - Cùng với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hoạt động kinh doanh của NHCTVN đã có những bước phát triển khả quan, đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng, huy động vốn, lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro. - Quy mô tăng trưởng tín dụng của NHCTVN đến cuối năm 2007 tăng hơn 50 lần so với năm 1990, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 1990-2007 bình quân tăng 35%/năm. Những kết quả này đã giúp NHCTVN thực sự trở thành một kênh dẫn - điều hoà vốn cho nhiều ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, được nhiều khách hàng lớn đánh giá cao và tin tưởng lựa chọn là NH đầu mối thu xếp vốn cũng như tài trợ cho nhiều dự án tầm cỡ quốc gia. Đến nay, NHCTVN đã tham gia tài trợ hoặc đồng tài trợ 84 dự án (đều là những dự án lớn thuộc các ngành kinh tế quan trọng) với số dư nợ chiếm 10% tổng cho vay. - Để phù hợp với giao thương với nước ngoài trong bối cảnh hiện nay, sáng ngày 10/4/2008 tại Hà Nội, NHCTVN đã tổ chức buổi họp báo ra mắt thương hiệu mới VietinBank. Kể từ ngày 15/4/2008, NHCTVN chính thức giới thiệu hệ thống nhận diện thương hiệu mới “VietinBank” thay thế thương hiệu “Incombank” trước đây. Tên pháp lý “Ngân Hàng Công Thương Việt Nam” không thay đổi. - Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, mạng lưới hoạt động của NHCT đã được phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước, gồm: Trụ sở chính tại Hà Nội, 2 Văn phòng Đại diện, 3 Sở Giao dịch, 138 Chi nhánh, trên 700 Phòng/ Điểm giao dịch, Quỹ tiết kiệm. Hoạt động bên ngoài lãnh thổ Việt Nam của NHCT tiếp tục duy trì và được triển khai mạnh mẽ thông qua một mạng lưới giao dịch quốc tế với trên 800 NH đại lý tại 80 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Tính đến cuối năm 2007, tổng tài sản của NHCT là trên 180 nghìn tỷ đồng, chiếm 15% tổng tài sản của toàn Ngành. NHCTVN tự hào bởi giá trị lớn nhất cuả thương hiệu được xây dựng và phát triển trong suốt 20 năm qua là đã tạo dựng được niềm tin của khách hàng, đối tác dành cho NHCTVN. Các Khách hàng, đã đặt niềm tin vào thương hiệu IncomBank, thì từ nay thương hiệu mới VietinBank càng tiếp tục cần hơn niềm tin ấy để tiếp tục đem lại sự thịnh vượng cho Khách hàng và cùng Khách hàng phục vụ tốt nhất cho phát triển kinh tế - xã hội nước nhà. - Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước đến năm 2010, chủ trương tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống tài chính-ngân hàng và đề án cơ cấu lại NHCTVN giai đoạn 2001 và 2010. Mục tiêu phát triển của NHCTVN đến năm 2010 là: “Xây dựng NHCTVN thành một NH chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam”. **Hệ thống tổ chức và ban lãnh đạo** a) Hệ thống tổ chức Sơ đồ 1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thương TRỤ SỞ CHÍNH SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH CẤP 1 VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG TY TRỰC THUỘC PHÒNG GIAO DỊCH QUỸ TIẾT KIỆM CHI NHÁNH CẤP 2 PHÒNG GIAO DỊCH QUỸ TIẾT KIỆM CHI NHÁNH PHỤ THUỘC PHÒNG GIAO DỊCH QUỸ TIẾT KIỆM Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC HỆ THỐNG KIỂM TRA KIỂM TOÁN NỘI BỘ CÁC PHÒNG HOẶC BAN CHUYÊN MON NGHIỆP VỤ BAN KIỂM SOÁT BỘ MÁY GIÚP VIỆC Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1,Chi nhánh cấp 2 GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN TỔ KIỂM TRA NỘI BỘ CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ PHÒNG GIAO DỊCH QUỸ TIẾT KIỆM BAN LÃNH ĐẠO HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ: Quyền chủ tịch HĐQT: TS. Phạm Huy Hùng Ủy viên HĐQT, Tổng Giám đốc: TS. Phạm Xuân Lập Ủy viên HĐQT, Trưởng ban kiểm soát: TS. Phạm Thị Hoàng Tâm BAN ĐIỀU HÀNH: Tổng Giám đốc, Ủy viên HĐQT: TS. Phạm Xuân Lập Phó Tổng Giám đốc: TS. Phạm Xuân Lập,ThS. Nguyễn Viết Mạnh ,Ths. Nguyễn Phương Ly, Ông Võ Tấn Thành Kế toán trưởng: Ông Nguyễn Văn Chung 1.2. Giới thiệu Ngân Hàng Công thương chi nhánh 6 (NHCT-CN6) 1.2.1. Quá trình hình thành: - Ngân hàng Công thương chi nhánh 6 Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng với tên gọi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Quận 6 theo quyết định thành lập 175/QĐ-NHQGVN ngày 17/10/1975 của Thống đốc NH Quốc gia Việt Nam, hoạt động với chức năng là trung tâm tiền tệ Tín dụng phục vụ cho nhu cầu khôi phục và phát triển kinh tế. - Ngày 1/7/1988, NHNN Quận 6 bắt đầu hoạt động độc lập theo nghị định 531/HĐBT ngày 26/3/1988 và Quyết đinh 4021 HĐBT của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ), với tên gọi là NHCT-CN6 trực thuộc NHCT TP.HCM. Để phù hợp với nhu cầu đổi mới của nền kinh tế, NHCT VN đã đổi mới điều lệ hoạt động của mình và đưa ra một mô hình 2 cấp bao gồm: Hội sở chính và các chi nhánh trực thuộc theo quy định 67/QĐ-NH5 ngày 27/3/1993 theo Thống đốc NHNN VN với vốn điều lệ 1.100 tỷ đồng. Theo điều lệ và tổ chức NHVN (được phê chuẩn theo quyết định số 327/QĐ-NH5 ngày 4/10/1997 của Thống đốc NHNN VN. Trụ sở chính của NHCT VN đặt tại số: 16 Phan Đình Phùng, Hà Nội. - Tại Tp.HCM có 18 chi nhánh trực thuộc, trong đó NHCT chi nhánh 6 là 1 trong 18 chi nhánh đó. + Địa chỉ của NHCT CN6: số 78-80 Tháp Mười, phường 2 Quận 6 + Chức năng: kinh doanh tiền tệ tín dụng thanh toán + Hiện nay chi nhánh 6 có 1 quỹ tiết kiệm và 2 điểm giao dịch: + Quỹ tiết kiệm : đặt ngay tại trung tâm chi nhánh + Điểm giao dịch 1: 413 Kinh Dương Vương, Quận 6 + Điểm giao dịch 2: tại số 26-28 Tháp Mười, phường 2, quận 6 Các quỹ tiết kiệm này hoạt động với chức năng: huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư. Đặc điểm địa bàn Quận 6: Quận 6 nằm ven thành phố, diện tích tự nhiên là 7,14 km2, dân số 241.482 người (theo số liệu điều tra dân số giữa kỳ 1/10/2004) được chia thành 14 phường, có nhiều chợ đầu mối lớn như: Chợ Bình tây, chợ rau củ quả Mai Xuân Thưởng…Dân cư là dân lao động, buôn bán và các hộ sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ - Hiện nay trên địa bàn Quận 6 có các NH hoạt động như: NH Nam Á, NH Nông nghiệp phát triển Nông thôn, NH Sài Gòn Thương tín, NH kỹ thương…, tất cả các NH này hoạt động cạnh tranh độc lập với nhau. 1.2.2. Sơ đồ tổ chức nhân sự tại Ngân hàng Công thương chi nhánh 6 Đội ngũ cán bộ nhân viên là một nguồn lực quan trọng, giữ vai trò trung tâm và quyết định sự thành công của NHCT-CN6. Vấn đề tổ chức một bộ máy nhân sự hợp lý, vận hành hiệu quả là cả một “nghệ thuật”. Trong suốt thời gian hoạt động vừa qua, đội ngũ này đã đồng hành, đoàn kết và hợp tác để điều hành hoạt động kinh doanh hiệu quả, tạo sự phát triển vững chắc cho NHCT-CN6. Xác định con người là nguồn lực mang tính quyết định đến sự thành công, trong thời gian qua NHCT-CN6 đã luôn chú trọng đào tạo nghiệp vụ cho công nhân viên của NH và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên học tập, không ngừng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động kinh doanh NH. Đồng thời đây cũng là biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của NHCT-CN6. Cơ cấu tổ chức của NHCT-CN6 Ban Giám đốc 3 người Phòng Khách hàng 12 người Phòng Ngân quỹ 9 người Phòng Kế toán 18 người Phòng Tổ chức nhân sự 14 người Phòng Kiểm soát nội bộ 3 người Quỹ tiết kiệm 3 người Điểm giao dịch 1 3 người Điểm giao dịch 2 3 người Sơ đồ tổ chức của NHCT-CN6: GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 2 PHÒNG KẾ TOÁN TỔ VI TÍNH PHÒNG NGÂN QUỸ PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH TRUNG ƯƠNG PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ Những thành công đã đạt được trong thời gian qua chứng tỏ bộ máy quản lý, nhân sự của NHCT-CN6 đã được tổ chức hợp lý, hiệu quả. Thời gian tới cần nâng cao hơn nữa sự chuyên môn hóa cũng như sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng của từng phòng ban, góp phần vào sự phát triển của thương hiệu “ICB”. 1.2.3. Các hoạt động chủ yếu Với thế mạnh là một trong các chi nhánh trực thuộc NHQD lớn nhất trong hệ thống NHVN, có mạng lưới kinh doanh rộng khắp, sản phẩm dịch vụ NH đa dạng và chất lượng cao, hệ thống máy tính và truyền thông hiện đại, công nghệ xử lý thông tin NH tiên tiến, có uy tín đối với khách hàng trong nước và quốc tế và là thành viên của Hiệp hội Tài chính Viễn thông liên Ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), NHCT nói chung cũng như NHCT-CN6 luôn đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán XNK hàng hoá cho khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả: - Huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ theo lãi suất bậc thang với nhiều kỳ hạn khác nhau. - Gửi tiền có kỳ hạn tại ATM. - Tài trợ vốn: cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đối với các dự án bằng VNĐ và ngoại tệ với lãi suất ưu đãi. - Cho vay mua nhà, đất ở, căn hộ chung cư, xây dựng sửa chữa nhà, mua xe ôtô, sản xuất kinh doanh, đầu tư dịch vụ, du học, du lịch… - Thu chi tiền mặt tận nhà cho khách hàng cá nhân. - Bảo lãnh - Cho vay tiêu dùng Cán bộ Công nhân viên, cho vay cầm cố giấy tờ có giá. - Thanh toán quốc tế: nhờ thu, tín dụng chứng từ, bảo lãnh, thanh toán qua mạng quốc tế Swift với hơn 700 NH đại lý trên thế giới. - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visa, Mastercard. - Phát hành và thanh toán séc du lịch và séc thương mại. - Kinh doanh ngoại tệ đa năng với các dịch vụ: thu đổi mua bán ngoại tệ … - Chuyển tiền cho du học sinh, cho người Việt Nam đi chữa bệnh ở nước ngoài, chuyển tiền kiều hối chuyển tiền nhanh Western Union…Thanh toán chuyển tiền nhanh trong nước. - Phát hành thẻ ATM E-Partner ( G-Card, C-Card, S-Card, Pink-Card ), đặc biệt, doanh nghiệp có thể dùng thẻ ATM E-Partner để trả lương, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại… - Các sản phẩm, dịch vụ NH khác. 1.2.4. Kết quả hoạt động trong thời gian qua - Chỉ với 10 cán bộ tín dụng, tuổi bình quân chỉ đến 25, nhưng với sự chỉ đạo nhạy bén và linh hoạt của Ban giám đốc, sự triển khai khéo léo nhiều biện pháp thích ứng và phù hợp thực tế của ban điều hành Phòng kinh doanh đã giúp Chi nhánh đạt mức dư nợ cho vay khá cao, bình quân mỗi CBTD quản lý mức dư nợ đến 120 tỉ đồng/người. - Để hoàn thành được nhiệm vụ, tăng trưởng được dư nợ lành mạnh, đầu tư vốn có hiệu quả và chất lượng, cho vay có trọng điểm, đúng đối tượng, phù hợp thành phần kinh tế vẫn chưa phải là sự an tâm tuyệt đối của người làm công tác tín dụng, điều quan trọng và đặc biệt nhất đối với một CBTD là đầu tư và thu hồi vốn an toàn, hiệu quả, không để lãi treo, không để phát sinh NQH hay nợ xấu hoặc nợ có vấn đề. Suốt trong năm 2003 và những tháng đầu năm 2004 tập thể Phòng kinh doanh NHCT-CN6 đã phấn đấu không để phát sinh một món NQH nào. Đây là một cố gắng nỗ lực rất lớn của đội ngũ Cán bộ tín dụng Chi nhánh NHCT 6 lúc bấy giờ. 1.2.5. Định hướng phát triển trong thời gian tới - Đi theo định hướng phát triển của NHCTVN là phấn đấu trở thành một chi nhánh NH đa năng, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh doanh. Kết hợp giữa bán buôn và bán lẻ, trong đó phát triển mạnh nghiệp vụ NH bán lẻ có tính cạnh tranh cao. Tiếp tục giữ vững thị phần tín dụng đi đôi với cơ cấu lại danh mục tín dụng, đầu tư cho khách hàng và ngành hàng có triển vọng phát triển. - Phát triển thị phần tín dụng: trở thành một trong các NH đi đầu trong phát triển các dịch vụ thẻ, chuyển tiền du học, chuyển tiền kiều hối, cho thuê két sắt… với sản phẩm đa dạng, giá trị gia tăng vượt bậc, chất lượng dịch vụ hoàn hảo, tạo cạnh tranh, thương hiệu và bản sắc riêng. - Trở thành NH có trình độ khoa học công nghệ hiện đại, khai thác hiệu quả nhiều công nghệ mới trong hoạt động quản lý và kinh doanh; ứng dụng và cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ NH điện tử hiện đại cho khách hàng. - Hình thành mạng lưới NH và mạng lưới khách hàng để phục vụ khách hàng tiện lợi nhất và hiệu quả nhất. ** Thương hiệu mới VietinBank – đánh dấu một bước đi tất yếu trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, nhằm phát triển VietinBank thành một tập đoàn tài chính đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, phát triển bền vững, giữ vững vị trí hàng đầu tại Việt Nam, hội nhập tích cực với khu vực và thế giới, trở thành Ngân hàng thương mại lớn tại Châu Á, đóng góp ngày càng nhiều vào việc thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12 CHƯƠNG 1.doc
  • doc1 BIA.doc
  • doc4 LOI CAM ON.doc
  • doc5 NHAN XET CUA CO QUAN.doc
  • doc6 NHAN XET CUA GIAO VIEN.doc
  • doc7 MUC LUC.doc
  • doc8 DANH MUC BANG BIEU.doc
  • doc9 DANH SACH DO THI.doc
  • doc10 DANH MUC CAC TU VIET TAT.doc
  • doc11 LOI NOI DAU.doc
  • doc13 CHƯƠNG 2.doc
  • doc14 CHUONG 3.doc
  • doc15 KET LUAN.doc
  • doc17 TAI LIEU THAM KHAO.doc
Luận văn liên quan