Đề tài Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh An Giang

không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam- chi nhánh An Giang như: séc, lệnh chi, thẻ ngân hàng .Qua đó, Ngân hàng phát huy những gì đã đạt được và đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán, những kiến nghị nhằm đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Nội dung của đề tài gồm: ã Phần mở đầu: Nhận định lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu. ã Phần nội dung: 􀀹 Chương 1: Những vấn đề chung về nghiệp vụ và công tác kế toán thanh toán không dùng tiền mặt trong ngân hàng. Nêu khái quát về khái niệm, cách hạch toán, quy trình xử lý chứng từ của từng phương thức thanh toán. 􀀹 Chương 2: Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Công thươngViệt Nam-chi nhánh An Giang. Nêu lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng, định hướng, cơ cấu tổ chức của ngân hàng, của phòng kế toán giao dịch. 􀀹 Chương 3: Thực trạng về nghiệp vụ và công tác kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam- chi nhánh An Giang. Để thấy được thực trạng của phương thức thanh toán tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương An Giang: quy trình giao dịch, cách GDV xử lý chứng từ, hạch toán kế toán, qua đó tìm ra những ưu điểm và hạn chế. 􀀹 Chương 4: Nhận xét và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán. Nhận xét về những kết quả đã đạt được và một số hạn chế trong công tác kế toán. Từ đó, đưa ra giải pháp nhằm giúp cho ngân hàng hoàn thiện trong công tác kế toán. ã Kết luận. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .2 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Ý nghĩa thực tiễn 2 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NGÂN HÀNG 1.Khái niệm .3 1.1 Thanh toán không dùng tiền mặt .3 1.2 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt 3 2. Đặc điểm .3 3. Ý nghĩa 3 4. Những quy định chung 4 4.1 Cơ sở pháp lý của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt .4 4.2 Các quy định chung về thanh toán không dùng tiền mặt 4 4.2.1 Đối tượng áp dụng 4 4.2.2 Phạm vi áp dụng .5 4.2.3 Qui định về mở và sử dụng tài khoản 5 5. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong ngân hàng 5 5.1 Thanh toán bằng Séc .5 5.1.1 Khái niệm .5 5.1.2 Một số quy định về phát hành và sử dụng Séc 5 5.1.3 Các loại séc sử dụng trong thanh toán .6 5.1.4 Thủ tục phát hành séc .6 5.1.5 Thủ tục thanh toán 7 5.2 Thanh toán bằng Ủy hiệm chi .11 5.2.1 Khái niệm 11 5.2.2 Một số quy định khi sử dụng Ủy nhiệm chi 11 5.2.3 Thanh toán Ủy nhiệm chi 12 5.3 Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu 14 5.3.1 Khái niệm 14 5.3.2 Một số quy định khi áp dụng hình thức thanh toán Ủy nhiệm thu 14 5.3.3 Thanh toán ủy nhiệm thu 14 5.4 Thanh toán bằng Thư tín dụng .16 5.4.1 Khái niệm 16 5.4.2 Một số quy định khi sử dụng thư tín dụng 16 5.4.2.1 Thủ tục mở TTD 16 5.4.2.2 Thủ tục thanh toán 17 5.5 Thanh toán bằng Thẻ ngân hàng 18 5.5.1 Khái niệm 18 5.5.2 Đặc điểm .18 5.5.3 Những qui định khi sử dụng thẻ ngân hàng 18 5.5.3.1 Thủ tục phát hành thẻ .18 5.5.3.2 Thủ tục thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho các đơn vị chấp nhận thẻ ngân hàng .19 5.3.3.3 Thủ tục nhận tiền mặt tại ngân hàng đại lý thanh toán thẻ 19 6. Nguyên tắc thanh toán 19 7. Tổ chức công tác kế toán không dùng tiền mặt .20 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH AN GIANG 1. Lịch sử hình thành và phát triển 21 1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và tầm nhìn trong thời gian tới .21 1.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 21 1.1.2 Tầm nhìn 23 1.2 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam- chi nhánh An Giang .23 2. Cơ cấu tổ chức .24 3. Tổ chức kế toán .26 3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán 26 3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 26 3.3 Hệ thống sổ sách và hình thức ghi chép sổ kế toán 27 3.3.1 Hình thức ghi chép sổ kế toán 27 3.3.2 Hình thức ghi chép .27 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ NGHIỆP VỤ VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH AN GIANG 1.Nguyên tắc xây dựng hệ thống tài khoản .28 1.1 Tài khoản sổ cái 28 1.2 Tài khoản giao dịch với khách hàng .29 1.3 Sự kết nối giữa tài khoản giao dịch khách hàng với tài khoản sổ cái .30 2. Thanh toán bằng Séc .31 2.1 Tài khoản sử dụng .31 2.2 Quy trình hạch toán .31 3.Thanh toán bằng Lệnh chi 33 3.1 Tài khoản sử dụng .33 3.2 Quy trình hạch toán .33 3.3 Thanh toán bù trừ điện tử và liên hàng tự động trong hệ thống Incas 37 3.3.1 Thanh toán bù trừ .37 3.3.2 Thanh toán liên hàng tự động .39 4. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng 40 4.1 Các loại thẻ sử dụng trong thanh toán .40 4.2 Tài khoản sử dụng .45 4.3 Quy trình hạch toán .45 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 1. Nhận xét về công tác kế toán tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-chi nhánh An Giang .51 1.1 Khái quát về công tác kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt 51 1.2 Những kết quả đạt được của công tác kế toán thanh toán không dùng tiền mặt .52 1.3 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân .53 2 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán .54 C. KẾT LUẬN 1. Kết luận .56 Phụ lục TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf72 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2794 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thanh toán bù trừ điện tử: • Kế toán bù trừ có trách nhiệm chuyển đổi tất cả các chứng từ thanh toán gồm chứng từ giấy và chứng từ điện tử có liên quan sang dạng chứng từ điện tử dưới dạng thanh toán. • Trên lệnh thanh toán gửi đi thanh toán bù trừ điện tử phải có đủ chữ ký điện tử của những người có liên quan chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu trên chứng từ (Phó Giám đốc, trưởng phòng kế toán, KSV, kế toán viên thanh toán bù trừ). • Dựa vào lệnh thanh toán đã được lập chuyển đến ngân hàng chủ trì trong phiên thanh toán bù trừ điện tử. kế toán bù trừ lập “Bảng kê các lệnh thanh toán chuyển Ngân hàng chủ trì” - Đối với các lệnh thanh toán gửi đi ngân hàng chủ trì: Việc hạch toán và xử lý Lệnh chi là do GDV phụ trách, kế toán bù trừ chỉ tiếp nhận sau khi có chữ ký của chủ tài khoản và KSV. Kế toán thanh toán bù trừ tạo file chuyển qua cho Ngân hàng Nhà nước để tiến hành thanh toán, khi truyền file đi kế toán toán bù trừ sẽ in lệnh thanh toán và bảng kê gửi đi Ngân hàng chủ trì. Ngày 31/03/2010 kế toán bù trừ nhận được điện IBT có nội dung: Ngân hàng gửi lệnh: Ngân hàng TMCP Công Thương CN Đồng Tháp Ngân hàng nhận lệnh: Ngân hàng TMCP Công Thương CN An Giang Người gửi: DNTN Vĩnh Anh (có tài khoản tại NH TMCP CT Đồng Tháp) Người hưởng: XN nuôi trồng thủy sản- CN AG (có TK tại NHNT-AG) Số tiền 45.000.000 đồng Nội dung: trả tiền mua hàng Điện IBT có nghĩa là tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Đồng Tháp ghi có vào tài khoản 531101001 khi thực hiện giao dịch với khách hàng của mình. Sau đó, truyền nội dung điện này cho NH TMCP Công Thương An Giang, chi nhánh An Giang sẽ chuyển cho NHNT.AG Hạch toán: Nợ 531101001 45.000.000 Có TK 511005009 45.000.000 - Đối với lệnh thanh toán nhận về từ ngân hàng chủ trì: SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 38 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang Sau khi các lệnh thanh toán của Ngân hàng chủ trì chuyển đến, kế toán bù trừ in 2 liên (1 liên ngân hàng giữ lại, 1 liên đưa khách hàng) cùng với bảng kết quả thanh toán bù trừ sau đó kiểm tra các thông tin của lệnh thanh toán và bảng kết quả thanh toán bù trừ, nếu không có gi sai sót thì xử lý hạch toán các lệnh thanh toán nhận về đồng thời in điện xác nhận kết quả thanh toán bù trừ do ngân hàng chủ trì gửi đến. Ngày 01/04/2010, kế toán bù trừ nhận lệnh thanh toán do ngân hàng chủ trì gửi đến với nội dung như sau: Ngân hàng gửi lệnh: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang Ngân hàng nhận lệnh: Ngân hàng TMCP Công Thương An Giang Người gửi:công ty TNHH sản xuất LTTP Hải Yến (có TK tại NH NN & PTNT – chi nhánh An Phú) Người hưởng : Công ty TNHH chế biến lương thực Miền Bắc (có TK tại NH TMCP Công Thương AG ) Số tiền giao dịch 15.000.000 Nội dung : thanh toán số tiền theo hợp đồng HD 0201 Hạch toán: Nợ TK 51100509 15.000.000 Có TK 102010000623984 15.000.000 Sau khi hạch toán thì tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ cuối ngày sẽ hết số dư thì kế toán thanh toán bù trừ phải kiểm tra và điều chỉnh kịp thời. Đối với lệnh thanh toán bị từ chối thanh toán thì kế toán giao dịch hủy giao dịch để qua ngày hôm sau hạch toán lại và chuyển đi thanh toán bù trừ lại. 3.3.2 Thanh toán liên hàng tự động: - Là phương pháp thanh toán được thực hiện giữa các ngân hàng trong cùng một hệ thống. Hệ thống sẽ tự động bù trừ lẫn nhau thông qua tài khoản tiền gửi tại trung ương của các chi nhánh. - Hằng ngày, kế toán bù trừ sẽ in các lệnh thanh toán đến bằng đường liên hàng tự động IBT Online và bảng kê giao dịch IBT do chi nhánh khác thực hiện để đối chiếu với sổ phụ trung ương. Trong các lệnh thanh toán đến nếu có thanh toán nào còn trên tài khoản trung gian 531101001 hoặc tài khoản 51100509 thì phải tất toán tài khoản trung gian trên và hạch toán vào tài khoản thích hợp tùy theo nội dung của lệnh thanh toán. Đối với các lệnh thanh toán còn lại (gồm 2 liên: 1 liên lưu lại dùng làm chứng từ đối chiếu với sổ phụ và liên còn lại giao cho khách hàng khi có yêu cầu). - Do có hệ thống liên hàng tự động mà việc chuyển tiền trong một chi nhánh diễn ra rất dễ dàng vì chi nhánh này có thể hạch toán trực tiếp váo tài khoản tiền gửi của một cá nhân có tài khoản tại chi nhánh khác, khi giao dịch này diễn ra thì tiền gửi thanh toán tại trung ương của chi nhánh hưởng sẽ tăng tương ứng thông qua việc hệ thống tự tạo bút toán: Nợ TK TGTT của chi nhánh chuyển tại trung ương Có TK TGTTcủa chi nhánh phục vụ người hưởng tại trung ương. SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 39 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang - Hệ thống liên hàng tự động còn sử dụng để thực hiện các giao dịch do khách hàng nộp tiền vào TK tiền gửi của chi nhánh khác, khác hệ thống hay khác địa phương. 4. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng 4.1 Các loại thẻ sử dụng trong thanh toán: Hiện tại Vietinbank có hai dòng thẻ đó là : Thẻ ghi nợ E- partner và Thẻ tín dụng Quốc tế. Dòng thẻ ghi nợ E-partner: gồm có 5 loại thẻ • Thẻ E-partner G Card • Thẻ E-partner C Card • Thẻ E-partner S Card • Thẻ E-partner Pink Card • Thẻ E-partner 12 con giáp Giải thích từ ngữ: • E-là electronic: thể hiện thời đại thương mại điện tử, trực tuyến, công nghệ cao. • Partner: là đối tác, người bạn thân thiết trong công việc, tong tình yêu, trong sự đồng hành Î E- partner:là người bạn đồng hành C-CARD G-CARD S-CARD 12 CON GIÁP PINK CARD SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 40 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang Không chỉ là thẻ ghi nợ E-Partner thông thường dành riêng cho phái đẹp, PINK CARD dành cho phụ nữ hiện đại, đặc biệt thích hợp cho những phụ nữ làm việc trong các lĩnh vực nghệ thuật, nữ doanh nhân, nữ nhân viên văn phòng và phụ nữ có thu nhập cao trong xã hội, những người luôn khát vọng được khẳng định bản thân, được yêu thương và chia sẻ. Nội dung G Card Pink Card C Card S Card 12 con giáp Tổng số tiền rút tại máy/ngày 45 tr.đ 30 tr.đ 20 tr.đ 10 tr.đ 20 tr.đ Số lần rút tối đa/ngày 15 10 10 5 10 Số tiền rút tối đa 1 lần 5 tr.đ 5 tr.đ 3 tr.đ 2 tr.đ 3 tr.đ Số dư tối thiểu trên thẻ 500.000 đ 200.000 đ 50.000 đ 50.000 đ 50.000 đ Số tiền rút tối đa tại quầy 1 tỉ 1 tỉ 1 tỉ 1 tỉ 1 tỉ Chuyển khoản miễn phí/ ngày 45 tr.đ 30 tr.đ 20 tr.đ 10 tr.đ 20 tr.đ Chuyển khoản tối đa/ ngày 100 tr.đ 100 tr.đ 100 tr.đ 100 tr.đ 100 tr.đ Tiện ích của thẻ E- partner: - Gửi tiền miễn phí tại hệ thống giao dịch của Vietinbank trên cả nước. - Rút tiền tối đa đến 1 tỷ đồng/ ngày. - Chuyển khoản tối đa 100tr.đ/ngày. - Thanh toán hàng hóa, dịch vụ hơn 1.500 điểm chấp nhận thẻ của Vietinbank. - Mua thẻ viễn thông trả trước với giá bán buôn tại ATM. - Đăng ký sử dụng dịch vụ VN Toup- Dịch vụ nạp tiền cho thuê bao di động trả trước bằng tin nhắn SMS và ghi nợ vào tài khoản E-partner của chủ thẻ. - Tra cứu thông tin miễn phí: thông tin tài khoản, tài chính, ngân hàng… - Nhận lương, thu nhập từ cơ quan. - Gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tùy theo thời kỳ của NH TMCP CT VN. - Số tiền gửi tiết kiệm tối thiểu là 5.000.000 đ và chẵn triệu ( ví dụ 6tr, 7 tr, 10tr…). Khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại máy, không được tất toán trước hạn, nếu muốn tất toán trước hạn phải đến quầy giao dịch của Ngân hàng để làm thủ tục. - Nhận tiền kiều hối từ nước ngoài gửi vào thẻ E-partner: KH đến quầy giao dịch để đăng ký và KH cho số tài khoản ATM của KH để người thân chuyển tiền vào thẻ ATM. - Dịch vụ vấn tin tài khoản, vấn tin lịch sử giao dịch trên tài khoản qua tin nhắn SMS. - Thông báo biến động của số dư tài khoản. SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 41 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang - Tìm địa chỉ máy ATM: soạn tin nhắn: ATM_VietinBank_Mã điện thoại Tỉnh/ Thành phố -> gửi 997. Hiện tại KH sử dụng thẻ E-partner của Vietinbank có thể giao dịch được tại các máy ATM: hệ thống Banknet: NH Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, NH Đầu tư phát triển Việt Nam, NH Sài Gòn Công thương, NH An Bình…(phụ lục); Hệ thống Smartlink: NH Ngoại thương (Vietcombank), NH Kỹ thương (Techcombank). Thủ tục mở thẻ e- partner: Tiếp nhận hồ sơ khách hàng: KH sẽ điền các thông tin vào Giấy đề nghị sử dụng thẻ E- partner, và 01 bản sao CMND hoặc hộ chiếu giao cho GDV chuyên về mảng thẻ. GDV hẹn thời gian KH đến lấy thẻ. Mở hồ sơ khách hàng: - GDV : vào máy trạm Mosiac để mở thẻ, và chuyển Kế toán trưởng phê duyệt sau. - Kế toán trưởng đối chiếu giữa các thông tin trên giấy và trên máy, sau đó phê duyệt và trả lại cho GDV. - GDV sẽ vào sổ quản lý thẻ theo từng chia địa bàn trước khi đem đóng mộc. - GDV tạo file danh sách KH mở thẻ gửi cho trung tâm thẻ. Giao thẻ: - Chủ thẻ trực tiếp đến Chi nhánh phát hành nhận thẻ hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người đến nhận thẻ, gửi qua bưu điện theo yêu cầu của chủ thẻ - Kiểm tra CMND/hộ chiếu, nếu khớp thì giao thẻ. Kích hoạt thẻ: -GDV chỉ kích hoạt thẻ sau khi để KH ký xác nhận đã lấy thẻ. -Hướng dẫn KH sử dụng thẻ theo quy định của NHCT. Thu phí thường niên: Khi đăng ký thẻ, GDV lựa chọn kiểu thu phí thường niên: -Phí được tự động thu khi KH đổi PIN lần đầu tại máy ATM. -Chỉ khi tài khoản KH có 50.000 đ ( số dư duy trì tài khoản) + phí/năm (79.000đ/thẻ G, 39.000đ/ thẻ C, 29.000đ/thẻ S) thì KH mới được đổi PIN. Thẻ tín dụng Quốc tế: gồm 2 loại thẻ VISA, MASTER Master card Visa card SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 42 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang Đối tượng được cấp thẻ: Trường hợp có tài sản đảm bảo: ký quỹ 110%. Hạn mức thẻ tối đa 300 triệu đồng. Trường hợp không có tài sản đảm bảo: -Khách hàng VIP: Lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban, các Sở Ban ngành. -Khách hàng thông thường: CBCNV NHCT, khách trả lương qua TK ATM NHCT và các KH khác nằm trong đối tượng cho vay không đảm bảo bằng tài sản. Các giao dịch thanh toán: Với đặc trưng “ chi tiêu trước, trả tiền sau”, thẻ tín dụng không dùng tiền mặt rất tiện dụng, được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, KH cầm thẻ TDQT có thể: -Sử dụng thẻ TDQT để thanh toán tiền hàng hóa tại các ĐVCNT của các Ngân hàng trong và ngoài nước (khi nhìn thấy biểu tượng Visa & Master là có thể thanh toán hàng hóa dịch vụ tại nơi mình mua hàng, dịch vụ). KH có thể sử dụng thẻ TDQT để thanh toán đa hạn mức tín dụng thẻ của mình, và có thể rút tối đa bằng 50% hạn mức của thẻ. -Thanh toán: hàng tháng từ ngày 10 đến 20 đối với thẻ Visa và thẻ Master, NH sẽ thông báo sao kê nợ đến KH. Nếu KH thanh toán hết toàn bộ số tiền trên sao kê thì NH sẽ không tính lãi, nếu thanh toán tối thiểu 20% trong thời gian từ ngày 10 đến ngày 20 dư nợ trên sao kê, phần thanh toán đó không bị tính lãi, phần còn lại sẽ tính lãi theo lãi suất từng thời điểm của Vietinbank, nếu không thanh toán hoặc thanh toán chậm sẽ bị phạt 3% số tiền sử dụng, tối thiểu: 50.000 đ. Đối với KH trả nợ qua trích nợ tự động từ tài khoản ATM: đến ngày 17 hàng tháng, chủ thẻ phải có đủ số tiền trong thẻ ATM ít nhất bằng số tiền phải thanh toán tối thiểu trên sao kê + số tiền trong thẻ ATM ít nhất bằng số tiền phải thanh toán tối thiểu trên sao kê + số tiền dằn thẻ của chủ thẻ. Nếu trong tài khoản ATM của quý khách không có đủ tiền để Trung tâm trích nợ tự động thì sẽ bị phạt 50.000 đ/lần. Nếu sau 5 ngày đến hạn thanh toán,chủ thẻ không trả đủ số tiền thanh toán tối thiểu thì chủ thẻ sẽ bị coi như chậm thanh toán, tối thiểu 50.000 đ. -Thứ tự thanh toán nợ: Chủ thẻ thanh toán nợ theo các thứ tự sau: lãi, các loại phí, các giao dịch rút tiền mặt, các giao dịch thanh toán hàng hóa dịch vụ và theo thứ tự ngày giao dịch được cập nhật vào hệ thống. -Giao dịch thanh toán hàng hóa dịch vụ: + NH sẽ ưu đãi miễn lãi đối với KH + Thanh toán đúng hạn toàn bộ dư nợ cuối kỳ trên sao kê. + Nếu chủ thẻ không trả hoặc chỉ trả phần dư nợ cuối kỳ, NH sẽ tính lãi đối với các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ chưa được thanh toán kể từ ngày đến hạn thanh toán đến ngày chủ thẻ trả nợ và khoản lãi sẽ được thể hiện trên sao kê kỳ tiếp theo. Tùy theo loại thẻ mà KH chọn mà mã số thẻ sẽ khác nhau: • C Card: 6000xxxxxxxxxxxx SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 43 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang • S Card: 6200xxxxxxxxxxxx • G card: 6300xxxxxxxxxxxx • Pink Card: 6400xxxxxxxxxxxx • 12 con giáp: 6800xxxxxxxxxxxx Thủ tục phát hành thẻ TDQT: (do CBTD đảm trách việc mở thẻ cho KH) • Giấy đề nghị phát hành thẻ TDQT Visa/Master Card, có xác nhận của thủ trưởng đơn vị (mẫu do NH cung cấp). • Hợp đồng sử dụng thẻ TDQT (mẫu do NH cung cấp). • Cam kết sử dụng thu nhập để thanh toán thẻ TDQT có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị ký. • Quyết định bổ nhiệm (Photo) nếu thành phần mở thẻ từ Phó trưởng phòng trở lên. • Bản photo giấy chứng minh nhân dân. • Bản photo hộ khẩu thường trú. ƒ 02 bản ảnh 3 x 4 (nếu làm thẻ Visa) Phí phát hành: + Thẻ chuẩn: phí phát hành 100.000 đ + phí thường niên: 50.000 đ + Thẻ vàng: phí phát hành 200.000 đ + phí thường niên: 100.000 đ -Lãi sử dụng thẻ: Theo biểu lãi suất cho vay thẻ TDQT của NH TMCP CT VN trong từng thời kỳ. -Phí rút tiền mặt tại ATM của Vietinbank: 3%/ số tiền khách hàng rút (tối thiểu 50.000 đ)+ 20.000 đ phí sử dụng máy ATM - Phí phạt chậm thanh toán: 3%/ số tiền chậm thanh toán, tối thiểu 50.000 đ. - Phí phạt ghi nợ tự động không thành công: 50.000đ/lần. - Phí phát hành lại PIN: 20.000 đ/lần - Phí thông báo thẻ mất cắp, thất lạc: 200.000 đ/lần - Phí khiếu nại: tối thiểu 80.000 đ/giao dịch Cho đến thời điểm hiện nay hệ thống Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam có chi nhánh trải dài từ Bắc vào Nam, mạng lưới Công thương rộng khắp cả nước, dịch vụ thẻ cũng đa dạng hơn so với các Ngân hàng, chỉ với NH TMCP CT AG nói riêng cũng đã phát triển nhiều cơ sở chấp nhận thanh toán bằng thẻ (phụ lục). Tổng số thẻ ATM phát hành là 38.543 thẻ (trong năm 2009 phát hành 13.552 thẻ). Tổng số thẻ Tín dụng quốc tế là 311 thẻ (trong năm 2009 phát hành 170 thẻ) Tài khoản sử dụng dành cho thẻ ATM SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 44 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang 4.2 Tài khoản sử dụng TK NHNN TK NHCT TÊN TÀI KHOẢN 7111 731301001 Phí thường niên 7111 731301002 Phí phát hành 7111 731301003 Phí giao dịch 7111 731301004 Phí đổi PIN do chủ thẻ quên PIN 7190 731301005 Phí báo mất 7111 731301006 Phí cấp lại thẻ mới do nguyên nhân khách quan 7111 731301007 Phí cấp lại thẻ mới do nguyên nhân chủ quan 7111 731301008 Phí tra soát theo yêu cầu 7111 731301009 Phí chuyển khoản 7111 731301010 Phí hoàn lại giao dịch 7111 731301011 Phí dịch vụ khác 7111 731601011 Phí tất toán 5012 531101000 Điều chuyển vốn TSC 1011 101105001 Tiền mặt tại máy ATM 3699 378101001 Chuyển khoản phải thu về ATM 4599 463104003 Chuyển khoản phải trả về ATM 4599 463104008 Các khoản phải trả liên quan đến giao dịch chờ tạm trả 4.3 Quy trình hạch toán: Kh lần đầu mở thẻ: - KH có thể nộp tiền mặt (dùng Giấy nộp tiền) hoặc trích từ tài khoản tiền gửi (dùng Lệnh chi) để nộp phí làm thẻ, tùy theo loại thẻ mà có phí làm thẻ khác nhau, - Phí phát hành thẻ: + Các đơn vị trả lương qua thẻ: được miễn phí phát hành. + Cá nhân phát hành riêng lẻ: • Thẻ E-partner G Card, Pink Card :200.000 đ • Thẻ E-partner C Card :90.000 đ • Thẻ E-partner S Card: 70.000đ • Thẻ 12 con giáp: 120.000 đ - GDV tiếp nhận chứng từ nếu đủ điều kiện thì hạch toán, thu tiền và in Phiếu thu kiêm hóa đơn dịch vụ: Nợ TK 10101xxxxxxxxxx; 101101001 Có TK 731301002 SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 45 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang Có TK 462101001 Chuyển tiền vào TK ATM từ TK tiền gửi Ngày 02/04/2010 KH Nguyễn Thiện Vinh (TK tại NH TMCP CT AG là 101010000653210) nộp lệnh chi yêu cầu nộp vào TK ATM của Nguyễn Ngọc Ly là 711A22685431 mở tại NH TMCP CT AG số tiền là 3.000.000 đồng Xử lý chứng từ: - GDV tại chi nhánh tiếp nhận Lệnh chi của KH nộp vào TK ATM, kiểm tra tài khoản của KH có đủ chi không. - GDV kiểm tra tên và TK của KH thụ hưởng tại máy trạm Mosaic( máy được cài chương trình Mosaic-dùng để lập hồ sơ mở thẻ của KH, giúp kế toán thẻ quản lý các vấn đề liên quan về thẻ, cho biết thực trạng thẻ, in sao kê, khóa thẻ khi có yêu cầu…) - GDV nhập thông tin chuyển tiền, sau đó chuyển cho KSV phê duyệt. Định khoản: Nợ TK 1010100005653210 3.000.000 Có TK 410201003 (chi tiết 711A22685431) 3.000.000 Chuyển lương vào tài khoản ATM: Ngày 01/04/2010, công ty CP Việt An (TK tại NH TMCP CT AG là 102010001688624 ) nộp bảng lương cho GDV đề nghị trả lương cho nhân viên qua thẻ Xử lý chứng từ : - Nhận được file lương DN chuyển đến, GDV kiểm tra tên và TK của từng KH + Chuyển file lương của DN sang khuôn dạng file DBF, trường hợp file lương có TK sai theo quy định, hệ thống sẽ liệt kê TK sai trong bảng lương và hệ thống sẽ không cho phép GDV chuyển file lương cho KSV. + GDV thực hiện chuyển lương cho doanh nghiệp. + Nhập các thông tin vào điện chuyển tiền. + Nếu file lương đúng, GDV chuyển KSV phê duyệt. Định khoản Nợ TK 102010001688624 Có TK 531101000 Thu phí Nợ TK10201000168824 Có TK 731301009 Có TK 462101001 Khi khách hàng muốn tất toán thẻ: Ngày 30/3/2010 KH Trần Thị Kim Ba tất toán thẻ ATM có TK 711Axxxxxxxx Sau khi vấn tin TK còn 68.900đ. Định khoản: SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 46 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang Nợ TK 711Axxxxxxxx 22.000 Có TK 7316101011 20.000 Có TK 462101001 2.000 Nợ TK 881001008 48.900 Có TK 101101001 48.900 Xử lý chứng từ: - GDV hướng dẫn KH điền vào giấy đề nghị đóng tài khoản. - Photo 01 bản sao CMND của KH và vấn tin kiểm tra tài khoản để biết số dư. -In sao kê TK của KH, chuyển cho KH kiểm tra và ký nhận. -Thu phí tất toán 22.000 đ (gồm VAT), in phiếu thu kiêm hóa đơn dịch vụ. - In phiếu chi tiền chuyển cho thủ quỹ chi tiền và cho KH ký tên, nhận tiền. Quy trình chấp nhận thanh toán thẻ: • Xác định chủ thẻ: Xác định người xuất trình là chủ thẻ • Kiểm tra các đặc điểm an toàn của thẻ + ATM: -Số thẻ: phải dập nổi rõ ràng, thẳng hàng, 4 số đầu tiên phải trùng với 4 số in nhỏ ngay phía dưới. -Tên chủ thẻ: dập nổi thẳng hàng, đều nhau. -Thời hạn hiệu lực: chỉ in ngày phát hành, không in ngày hết hạn. + Visa: -Số thẻ 4 số in nhỏ phải trùng với 4 số đầu tiên, tất cả thẻ Visa đều bắt đầu bằng số 4, số thẻ dập nổi rõ ràng. - Có thời hạn hiệu lực từ ngày phát hành đến ngày hết hạn. + Master: luôn bắt đầu bằng số 5 • Thực hiện giao dịch tại ĐVCNT: + Thẻ E-partner: thực hiện theo hướng dẫn sử dụng EDC. + Thẻ Visa/Master card: thực hiện theo hướng dẫn sử dụng EDC. Trường hợp dùng máy cà tay: - Xin cấp phép. - Lắp hóa đơn và in nổi các thông số của thẻ. - Ghi lại các chi tiết của giao dịch vào hóa đơn (ngày giao dịch, số CMND, mã số cấp phép, 4 số in nhỏ. - Yêu cầu KH ký vào Hóa đơn và đối chiếu với chữ ký trên thẻ. • Giao nộp hóa đơn để xử lý SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 47 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang Chứng từ: + Với thẻ E-partner: - Hóa đơn giao dịch EDC: 3 liên - Hóa đơn tổng kết giao dịch: 3 liên -Các chứng từ khác: giấy yêu cầu rút tiền mặt, hóa đơn bán hàng…. + Với thẻ Visa/ Master card: - Hóa đơn giao dịch EDC: 3 liên - Hóa đơn tổng kết giao dịch: 3 liên - Hóa đơn cà tay: 4 liên - Bảng kê thẻ TD/Hóa đơn cà tay: 3 liên - Các chứng từ khác: giấy yêu cầu rút Tiền mặt, hóa đơn bán hàng, hóa đơn tài chính. • Giao nộp và lưu giữ chứng từ + Thẻ E-partner: - Đơn vị chấp nhận thẻ: giao nộp hóa đơn tổng kết giao dịch, hóa đơn giao dịch cho chi nhánh thanh toán trong vòng 5 ngày làm việc. - Đối với chi nhánh thanh toán: các chứng từ giao dịch EDC phải được lưu giữ tại Chi nhánh 12 tháng làm cơ sở tra soát đối chiếu. + Thẻ Visa/Master card 9 Đối với cơ sở Chấp nhận thẻ: Đối với giao dịch cà tay: gửi 1 liên bảng kê hóa đơn giao dịch và 02 liên hóa đơn chi tiết từng giao dịch đến chi nhánh thanh toán trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện giao dịch để được tạm ứng thanh toán. Đối với giao dịch cà tay: giao nộp hóa đơn tổng kết giao dịch và hóa đơn giao dịch cho chi nhánh thanh toán trong 5 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện giao dịch. 9 Đối với chi nhánh thanh toán: ƒ Lưu giữ các chứng từ giao dịch EDC tại chi nhánh 15 tháng làm cơ sở tra soát đối chiếu. ƒ Chứng từ giao dịch cà tay do chi nhánh/ ĐVCNT thực hiện phải được gửi đến TTT trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được từ ĐVCNT để tạm ứng thanh toán. ƒ Giao dịch phải được tổng kết cuối ngày (gồm hóa đơn giao dịch và hóa đơn tổng kết) ƒ Các giao dịch được tổng kết trước 15h30 hàng ngày sẽ được báo có vào ngày làm việc tiếp theo ƒ Các giao dịch được tổng kết sau 15h30 hàng ngày sẽ được báo có sau 2 ngày làm việc. Thủ tục thanh toán tiền hàng hóa SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 48 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang Kh chủ yếu thanh toán bằng thẻ Visa/ Master. Sau khi mua hàng, KH có thể dùng thẻ của mình quét qua máy POS, hay EDC để thanh toán tiền hàng. ĐVCNT phải thực hiện lưu giữ các biên lai sau khi KH thanh toán như sau: - 1 liên đưa cho chủ thẻ - 1 liên ĐVCNT giữ - 1 liên còn lại nộp cho NHCT theo quy định Trên biên lai phải có chữ ký của chủ thẻ. Sau khi chủ thẻ hoàn thành việc thanh toán qua thẻ, Trung tâm thẻ sẽ ghi nhận giao dịch của KH. Qua ngày sau, TTT sẽ báo những giao dịch mà KH đã sử dụng thẻ để thanh toán về đúng chi nhánh mà ĐVCNT đã đăng ký với NH. - Hàng ngày, GDV nhận lệnh chuyển tiền có Nợ TK 531101000 Có TK 463104001 - GDV truy nhập chương trình in báo cáo “ Tổng hợp giao dịch thanh toán cho ĐVCNT” - Sau khi nhận được báo có thủ công từ TTT, GDV thực hiện vấn tin trên máy để biết chính xác nội dung báo Có và xử lý, sau đó in sổ phụ của TTT gửi về và giao cho GDV- kế toán thẻ xử lý. GDV sẽ ghi nhận những món báo Có, ngày nhận được món đó từ TTT vào sổ theo dõi ĐVCNT. - Khi ĐVCNT nộp biên lai của KH, GDV sẽ báo Có vào TK của ĐVCNT. Ngày 31/03/2010, chủ tiệm vàng Kim Phượng nộp biên lai mà KH Nguyễn Thị Mỹ Vân đã thanh toán cho tiệm vào ngày 26/03/2010 số tiền 10.000.000 đ. Xử lý chứng từ: - GDV nhận biên lai từ KH và đối chiếu với ghi nhận những món trong sổ phụ đã được in ra khi TTT báo về vào đầu ngày 27/03/2010. - Kê số tiền vào Hóa đơn hoàn trả và chuyển cho KH ký tên. - Dựa vào Hóa đơn GDV dùng Phiếu hạch toán để ghi có vào TK của ĐVCNT. - Sau khi báo Có cho KH, NH sẽ chuyển tổng số báo có mà Chi nhánh đã hoàn cho KH để TTT hoàn trả lại cho NH. Định khoản: Nợ TK 463104001 9.725.000 Có TK 101010000326549 9.725.000 Số tiền báo Có = số tiền chủ thẻ thanh toán x 97,25% = 10.000.000 x 97,25% = 9.725.000 Phí NH hưởng : Nợ 463104001 275.000 Có 731302019 250.000 Có 462101001 25.000 SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 49 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang Tất toán tài khoản Visa/ Master card • Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ • Thu nợ của chủ thẻ • Thực hiện giải chấp tài sản đảm bảo cho chủ thẻ • Xử lý tất toán tài khoản trên máy trạm. • Xử lý tất toán tài khoản thẻ và tài sản đảm bảo trên hệ thống Incas. • Lưu trữ hồ sơ. In sao kê khách hàng + Tại trung tâm thẻ: -Tự động sao kê chi tiết -Cập nhật dữ liệu -Giữ bản soft sao kê cho chi nhánh phát hành + Chi nhánh phát hành - In sao kê - Đối chiếu dữ liệu, nếu phát sinh chệnh lệch đối chiếu lại với trung tâm thẻ - Gửi sao kê cho KH + GDV: Truy cập hòm thư nội bộ, in sao kê chi tiết: số tiền phát sinh nợ số tiền phát sinh có ,dư nợ đầu kỳ, cuối kỳ, ngày giao dịch, giao dịch thẻ chính ,thẻ phụ, số tiền thanh toán tối thiểu Thu nợ khách hàng tại chi nhánh phát hành Kh nộp tiền mặt để thanh toán hoặc có thể chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi của mình để thanh toán dư nợ thẻ Visa/ Master từ KH. -GDV tiếp nhận đề nghị thanh toán dư nợ thẻ Visa/ Master từ KH. -Xử lý giao dịch thu nợ từ hệ thống Incas -GDV thực hiện ghi nợ TK tiền gửi của KH. Định khoản Nợ TK 10101xxxxxxxxxx Có TK 463104008 SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 50 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang CHƯƠNG 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH AN GIANG 1. Nhận xét về công tác kế toán tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh An Giang 1.1 Khái quát về công tác kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt - Phòng kế toán có tổng cộng là 7 quầy giao dịch, mỗi quầy có 1 GDV kiêm kế toán viên và 1 thủ quỹ .Trong đó, gồm có: + 1 quầy chuyên về chứng khoán + 1 quầy chuyên về phát hành thẻ và kế toán thẻ + 1 quầy chuyên về kiều hối + 4 quầy còn lại chủ yếu là thực hiện các giao dịch thu chi tiền gửi, tiết kiệm, lệnh chi, séc…và có 2 quầy đang được áp dụng theo mô hình giao dịch một cửa- GDV kiêm thủ quỹ. - Số lượng giao dịch mỗi ngày tại Ngân hàng rất nhiều, thường xảy ra với những giao dịch có số tiền thu ( hoặc chi ) rất lớn. Mỗi giao dịch đều phải thực hiện trên chứng từ giấy và chứng từ điện tử và phải được KSV kiểm tra, ký tên, đóng dấu thì chứng từ mới được xem là hợp lệ. - Mỗi quầy giao dịch chỉ được tồn quỹ với số tiền là 500.000.000 đồng, chỉ khi có những món chi lớn thì mới được ứng quỹ lớn hơn số tiền đó, nếu số lượng thu nhiều làm vượt mức quy định thì phải hoàn quỹ. Hạn mức chi của GDV là dưới 1 triệu, không cần KSV phê duyệt. - Mỗi quầy sẽ được luân phiên thay đổi việc thu, chi trong tuần với nhau. Những quầy ngoài những giao dịch bình thường như thu, chi … còn có thêm những mảng chuyên trách như chứng khoán và thẻ sẽ thu, chi với số lượng ít hơn. - Hiện tại, phòng có 02 KSV để kiểm tra tất cả các giao dịch trên chứng từ do GDV chuyển đến cho KSV kiểm tra lại trước khi duyệt, chỉ khi KSV đi vắng hoặc máy của KSV bận do nhiều GDV cùng chuyển nội dung phê duyệt cùng lúc thì Kế toán trưởng sẽ kiểm tra và ký thay KSV. - Đối với mỗi giao dịch, khâu phê duyệt của KSV là nhiều thời gian nhất vì KSV phải phê duyệt cả chứng từ giấy và chứng từ điện tử. - Các giao dịch xảy ra đa phần khách hàng đều giao dịch bằng tiền mặt là chính (séc lĩnh tiền mặt, phiếu lĩnh tiền mặt, giấy nộp tiền kiêm ủy nhiệm chuyển tiền…), chỉ khi nào phải thanh toán cho các đơn vị ở quá xa, thì khách hàng mới dùng lệnh chi để chuyển khoản. - Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta gồm 5 loại là séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng. Nhưng thực tế tại NH TMCP CT AG phát sinh chủ yếu chỉ có séc, Lệnh chi, Thẻ ngân hàng. + Séc: Khách hàng sử dụng séc chủ yếu để lĩnh tiền mặt và chỉ có thể lĩnh tiền tại Ngân hàng phát hành séc. KH sử dụng séc hầu hết là các tổ chức sử dụng để thanh SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 51 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang toán tiền với nhau, do KH chưa hiểu được tiện ích của séc, và cũng còn ngần ngại vì chi trả bằng séc thì phức tạp hơn. + Lệnh chi: được KH sử dụng rộng rãi hơn đối với KH là cá nhân hay tổ chức vì đặc tính dễ dử dụng, có thể dùng để chuyển đến bất kỳ ngân hàng nào, NH có mạng lưới trải rộng và việc chuyển tiền có thể bù trừ lẫn nhau nên việc chuyển tiền cũng đơn giản và thuận lợi hơn. + Thẻ thanh toán: phần lớn dân địa phương chỉ sử dụng thẻ để rút tiền mặt, việc dùng thẻ để thanh toán vẫn chưa được sử dụng trên diện rộng, mặt khác vẫn chưa có nhiều ĐVCNT và người dân thì vẫn thích dùng tiền mặt hơn. 1.2 Những kết quả đạt được của công tác kế toán thanh toán không dùng tiền mặt NH TMCP Công Thương Việt Nam có một mạng lưới ngân hàng rộng khắp cả nước, nguồn vốn dồi dào, có thể điều hòa cho các chi nhánh trong cả nước, đây là thuận lợi trong việc đảm bảo tính nhanh chóng trong việc thanh toán và thuận tiện hơn trong việc gửi điện chuyển tiền cho KH. Đội ngũ nhân viên kế toán cũng chính là bộ phận giao dịch, tiếp xúc trực tiếp với KH, và có khả năng nhớ gần hết những KH sau vài lần tiếp xúc, là những người nắm bắt được nhu cầu của KH và tạo được lòng tin cho KH. Vì thế đội ngũ nhân viên cũng góp phần thu hút KH rất đáng kể. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên hiện tại đa phần đều là những nhân viên có thâm niên, thành thạo về nghiệp vụ và am hiểu về quy định, thể lệ cũng như nắm rõ những thay đổi của Ngân hàng trong quá trình làm việc, có thể giải đáp ngay thắc mắc của KH, có tinh thần trách nhiệm cao. Tập thể CB-CNV luôn phát huy tinh thần tập thể, đoàn kết và phối hợp tốt nhất trong công việc để đưa hoạt động của chi nhánh đạt được hiệu quả cao nhất. Nhân viên được tạo điều kiện để nâng cao trình độ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, và hàng năm ngân hàng đều tổ chức cuộc thi tay nghề cho tất cả các giao dịch viên và thủ quỹ. Hiện tại NH TMCP Công Thương Việt Nam đang áp dụng phần mềm Core banking, chương trình BDS - kênh phân phối giao dịch trực tiếp của hệ thống Incas (Incombank advanced system) nhằm xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân trong quá trình thực hiện giao dịch, và chương trình Isapp dùng để hỗ trợ in chứng từ. Bên cạnh đó, được sự đồng ý của NHNN, ngân hàng TMCP CT VN ban hành và áp dụng TK cấp 4 với mục đích dễ quản lý, có thể kiểm soát một cách chi tiết hơn các tài khoản. Thiết bị máy móc cũng như là cơ sở vật chất khá đầy đủ giúp GDV có thể rút ngắn thời gian giao dịch, kịp thời đáp ứng nhu cầu của KH: GDV có thể in chứng từ được cài sẵn từ chương trình ra. Và với hệ thống này, GDV chỉ cần dựa vào số tài khoản để vấn tin là có thể là biết lịch sử giao dịch, cũng như số tiền vay, lãi phải trả….. Bên cạnh đó, góp phần trong việc đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, NH TMCP Công Thương Việt Nam cũng đã cho ra đời nhiều loại sản phẩm dịch vụ, về thẻ với các tính năng ngày càng phong phú hơn: + Thẻ ghi nợ: E- partner C-Card, E- partner G-Card, E- partner S-Card, E- partner Pink Card, 12 con giáp + Thẻ tín dụng quốc tế: Visa, Master card SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 52 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang + Dịch vụ SMS banking: kiểm tra tài khoản, biến động số dư, chuyển khoản…trúng điện thoại Nokia Một số lĩnh vực dịch vụ đã được thực hiện thông qua các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như: thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, các loại phí, vé tàu xe công cộng. 1.3 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân - Một là, số lượng GDV hiện nay khá ít do một số GDV đang đi học bồi dưỡng chuyên môn, không thể đáp ứng tất cả các yêu cầu của KH trong trường hợp đông khách. Hiện tại NH có 02 KSV để phê duyệt các giao dịch trên chứng từ giấy lẫn chứng từ điện tử nên không thể cùng lúc phê duyệt hết tất cả các giao dịch do GDV chuyển đến. Khi KSV phải kiểm duyệt những món bù trừ, và đối với những món khá lớn phải trình ký với cấp trên, hằng ngày KSV phải kiểm tra còn món nào của ngày hôm trước giao dịch không thành công trước bị treo lại không nên công việc của KSV khá nhiều, kế toán trưởng thường phải họp với Ban lãnh đạo nên thường dẫn đến tình trạng không người duyệt hoặc phê duyệt chậm, GDV phải đợi đến lúc chứng từ được phê duyệt mới thực hiện được giao dịch kế tiếp, KH đợi cho đến khi chứng từ của KH trước được phê duyệt và trả lại mới đến lượt mình được giao dịch. - Hai là, vì lượng tiền mặt được tồn quỹ tại quầy của GDV với một mức ấn định nên những lúc có món chi lớn mà KH không đăng ký trước mà trong quỹ không đủ tiền để chi hoặc thu vào với những món lớn thì GDV phải ngưng phần giao dịch với KH, điều chuyển quỹ và in chứng từ Giấy đề nghị điều chuyển quỹ chuyển cho phòng Tiền tệ- kho quỹ và giao cho thủ quỹ nhận tiền và kiểm đếm. Phòng có 02 quầy giao dịch đang được áp dụng theo mô hình giao dịch một cửa. Theo mô hình này, GDV được bố trí độc lập và chịu trách nhiệm toàn bộ cả về chứng từ kế toán và phần tiền mặt thu, chi với KH mà GDV thực hiện kiểm đếm. Vì thế, quầy này không thể thu, chi những món lớn vì GDV vừa phải vào sổ vừa phải kiểm đếm, mà việc sử dụng tiền mặt để giao dịch thường làm mất thời gian để kiểm đếm tiền nên sẽ làm chậm tiến độ giao dịch, mặt khác bản thân của GDV cũng không thể quản lý hết tiền và chứng từ. Thêm vào đó, khi cần thanh toán những món tiền lớn, với tâm lý tìm đến trụ sở chi nhánh sẽ có thể được đáp ứng ngay nên lượng giao dịch với số lượng tiền mặt lớn rất nhiều vào mỗi ngày là không thể tránh khỏi, nếu áp dụng mô hình giao dịch một cửa đối với trụ sở chi nhánh sẽ kéo dài thời gian chờ đợi của KH. - Ba là, giữa bộ phận Tín dụng và bộ phận Kế toán chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thu lãi, vốn. Số tiền thu lãi tự động trên máy và số tiền CBTD yêu cầu GDV thu không khớp nhau, hoặc GDV đã thu lãi theo yêu cầu nhưng CBTD không xuất phiếu báo lãi ngay cho KH. - Bốn là, do GDV không giới thiệu rõ với KH về đặc điểm từng loại sản phẩm mới của Ngân hàng nên e ngại khi chọn loại sản phẩm. ( ví dụ gửi tiết kiệm có khuyến mãi, nhưng nếu rút trước hạn sẽ phải trả tiền phạt…) - Năm là, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa được khách hàng quan tâm nhiều vì do người dân địa phương phần đông là người có thu nhập thấp, trình độ dân trí chưa cao, vả lại việc sử phương thức này chưa phổ biến đối với họ. Một phần do thói quen và tâm lý thích dùng tiền mặt trong giao dịch mua bán, và được ưa chuộng SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 53 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang từ xưa đến nay nên khó thay đổi. KH chưa hiểu rõ tiện ích của phương thức này, không có cảm giác an tâm khi sử dụng nhất là đối với thẻ. - Sáu là, NH chưa triển khai được phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trên diện rộng, cũng như chưa có những chính sách khuyến khích KH sử dụng phương thức này. Việc cung cấp dịch vụ trong thời gian qua còn hạn chế, quy mô dịch vụ nhỏ, chất lượng không cao, chưa liên kết được với tất cả các NH tại địa phương về việc sử dụng máy POS, chưa mở rộng được các đơn vị chấp nhận cho KH sử dụng thẻ để thanh toán, hoạt động Marketing còn hạn chế, đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu là các CB-CNV, một số tổ chức kinh tế…. Bảy là, NH chưa cài chương trình in thông tin KH lên sổ séc nên khi KH mua séc phải đợi đến hôm sau mới có thể lấy được séc, vì GDV chưa kịp ghi thông tin của KH vào từng tờ séc. 2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán -Về mô hình kế toán: vì đây là trụ sở chi nhánh, lượng KH giao dịch bằng tiền mặt mỗi ngày rất đông, số tiền giao dịch khá lớn, mô hình giao dịch một cửa sẽ làm mất nhiều thời gian trong quá trình giao dịch, nên bổ sung thêm thủ quỹ để giảm bớt lượng công việc với GDV và có thể phân chia trách nhiệm rõ ràng thì giao dịch sẽ mang tính chuyên nghiệp hơn, nhanh chóng hơn, KH không phải chờ đợi quá lâu đồng thời cũng để việc kiểm soát cuối ngày giữa tiền quỹ thực tế và trên máy có chênh lệch không. -Về tổ chức bộ máy kế toán: nên tách riêng GDV mảng kế toán thẻ và GDV chuyên về chứng khoán vì cùng một lúc vừa phải thực hiện nhiều nghiệp vụ như vừa phải giải đáp cho KH những thắc mắc về thẻ hay phải nhận lệnh đặt mua chứng khoán của KH vừa phải xử lý nghiệp vụ nộp tiền của KH, thường dẫn đến sự nhầm lẫn trong lúc hạch toán nhất là lúc NH đông khách mà GDV cũng có thể chuyên sâu hơn vào mảng của mình phụ trách. -Về vận dụng hệ thống chứng từ: + Một là, NH nên kết nối để những chứng từ được in từ chương trình Isapp thì KSV có thể phê duyệt trước khi GDV in, sau khi in thì chỉ cần chữ ký của GDV thì có thể trả chứng từ cho KH, và chứng từ giấy có thể để lúc thưa khách KSV sẽ ký sau, bên cạnh đó cũng cần khắc phục tình trạng cùng một lúc không có Kế toán trưởng và KSV, vì không có người phê duyệt chứng từ làm cho thời gian giao dịch kéo dài, KH chờ đợi sẽ có cái nhìn không tốt về NH. + Hai là, khi KH mở tài khoản tại ngân hàng, nên photo lại 1 bản giấy đề nghị mở tài khoản giao cho KH tránh tình trạng KH không nhớ chữ ký của mình đã đăng ký với NH, khi giao dịch ký không giống chữ ký lúc ban đầu đã đăng ký, điều này làm gián đoạn việc giao dịch giữa KH và NH. + Ba là, theo quy định của NH, KH có thể giao dịch đến 18h, việc kiểm chứng từ chỉ được thực hiện sau đó. NH nên giảm bớt giai đoạn kiểm đếm số lượng từng loại chứng từ trên máy và thực tế có khớp nhau hay không, vì cuối mỗi ngày GDV in bảng liệt kê các chứng từ điện tử trong ngày để đối chiếu với các chứng từ trên giấy, và đánh số trên tất cả các chứng từ thì có thể kiểm luôn được số lượng chứng từ. -Về vận dụng hệ thống tài khoản: Do chương trình BDS của phần mềm Core banking mà NH đang ứng dụng là một chương trình mới và chưa được hoàn thiện nên việc bổ sung, sửa đổi, hủy bỏ một số tài khoản, hủy bỏ, sửa đổi nội dung hạch toán số SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 54 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang tài khoản vẫn hay xảy ra, cần kiến nghị và giải trình với hội sở việc thường xuyên thay đổi các tài khoản sổ cái vì sẽ gây ra trở ngại trong việc hạch toán của các GDV. -Về trang bị cơ sở vật chất là một vấn đề khá quan trọng trong công tác kế toán, vì hầu hết các giao dịch xảy ra đều được thực hiện trên máy và các chứng từ thường xuyên được in ra nên thường xuyên kiểm tra, bảo trì hệ thống máy tính và máy in. Ngoài ra, cũng nên kiến nghị với NH TMCP CT VN cải thiện những lỗi phần mềm và cài thêm chương trình in thông tin của KH trên sổ séc để giảm bớt thời gian và sai sót do GDV phải ghi tay từng tờ trên sổ séc mà KH cũng không phải đợi đến ngày hôm sau mới có thể lấy séc. NH cũng nên nâng cấp máy trạm Mosiac vì chương trình này thường xuyên bị lỗi gây gián đoạn việc giao dịch và kiểm tra thông tin cho KH mà chương trình chỉ được cài duy nhất tại máy của kế toán thẻ. -Về trình độ nghiệp vụ: đối với những mảng cần có sự chuyên sâu như kế toán bù trừ, kế toán thẻ, hoặc chứng khoán NH nên có những khóa đào tạo ngắn hạn dành cho GDV trước khi NH chuyển GDV làm những mảng đó, và cũng nhằm tạo điều kiện để nhân viên mới có thể học hỏi kinh nghiệm từ những cán bộ thâm niên trong việc xử lý nghiệp vụ và hạch toán trước khi tự giao dịch với KH tại quầy. NH có thể kiểm tra nghiệp vụ của GDV bằng cách thay đổi vị trí cũng như những mảng khác nhau của các GDV và cũng để GDV có thể học hỏi lẫn nhau, nhưng nên thông báo trước khi đổi vị trí khoảng 2 ngày để các GDV có thể tìm hiểu thêm về vị trí mới của mình. SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 55 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang C. KẾT LUẬN Trong những năm gần đây sự ra đời của các ngân hàng ngày càng nhiều, đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đã có nhiều ngân hàng nước ngoài gia nhập vào nước ta. Điều đó đã đặt ra cho các Ngân hàng Việt Nam nói chung, Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam nói riêng vào một vị thế cạnh tranh gay gắt hơn. Vì thế để có thể tồn tại và ngày càng phát triển thì điều cần thiết đầu tiên là người điều hành là những người am hiểu, nhân viên phải thành thạo nghiệp vụ, công tác kế toán cần phải được hoàn thiện hơn, các dịch vụ của Ngân hàng phải có nhiều tiện ích hơn để đáp ứng yêu cầu công việc và đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Với chức năng là trung tâm thanh toán, các ngân hàng thương mại quản lý rất nhiều tài khoản của khách hàng với hàng ngàn, hàng vạn giao dịch mỗi ngày cùng rất nhiều loại chứng từ kế toán khác nhau, vì thế việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng cao trong công tác kế toán sẽ phục vụ tốt hơn cho ngành ngân hàng cũng như thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng, rút ngắn thời gian giao dịch. Để thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt thì cần thực hiện tốt công tác kế toán liên quan đến nó. Vì vậy, NH cần quy định chặt chẽ về quản lý, sử dụng chứng từ kế toán cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ cho GDV. Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế của đất nước và tiến trình hội nhập quốc tế, chế độ kế toán Việt Nam đã nhiều lần bổ sung, sửa đổi đặc biệt là sửa đổi hệ thống tài khoản, bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, nội dung của chứng từ kế toán rất ít hay có thể nói hầu như không thay đổi, chính vì lẽ đó mà mọi người thường coi nhẹ dẫn đến những sai sót đáng tiếc..Chính vì thế, NH phải xây dựng quy trình cụ thể cho mỗi nghiệp vụ thu chi, quy định rõ số lượng các loại giấy tờ, trách nhiệm kiểm soát chứng từ đối với từng cán bộ, Quan tâm hơn các hoạt động dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là chú trọng phát triển, tăng cường tiện ích trên thẻ ATM có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho chi nhánh, vì hiện nay hình thức thẻ được ưa chuộng và sử dụng khá rộng. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt một mặt có thể khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi, mặt khác có thể giúp chính phủ trong việc quản lý an ninh trong xã hội. Ngoài ra, có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm, tạo cơ chế hoạt động linh hoạt, mềm dẻo nhằm phục vụ tốt, có hiệu quả góp phần nâng cao vị thế, thương hiệu Vietinbank trên địa bàn. SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 56 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Đăng Dờn. 2007. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB Thống Kê Trương Thị Hồng. 2007. Kế toán Ngân hàng. NXB Tài chính Trương Thị Hồng. 2008. 202 sơ đồ Kế toán Ngân hàng. NXB Tài chính Tăng Triệu Mỹ Hương.2009. Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh An Giang.Luận văn tốt nghiệp Cử nhân kế toán. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán NHCTVN- Incas (theo Quyết định số 1609/ Qđ- NHCTVN10 ngày 07/09/2006 của Tổng Giám đốc NHCTVN) Quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng ( theo quyết định 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Các văn bản ,quyết định của NH TMCP CT VN. Ths Quách Thị Hồng Liên, 05.02.2009, Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán trong điều kiện áp dụng phần mềm ngân hàng lõi [trực tuyến], Ngân hàng TMCP CT VN, đọc từ: (đọc ngày 20.03.2010) PHỤ LỤC Phụ lục 01: DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG KẾT NỐI HỆ THỐNG POS VỚI VIETINBANK QUA BANKNETVN STT Tên ngân hàng 1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) 2 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 3 Ngân hàng TMCP Sài gòn Công thương (Saigonbank) 4 Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) 5 Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) 6 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 7 Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) 8 Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) 9 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Seabank) 10 Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB) 11 Ngân hàng TMCP Miền Tây (Westernbank) 12 Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) 13 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 14 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 15 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 16 Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) 17 Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TienPhongBank) 18 Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) 19 Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu (GP Bank) Phụ lục 02 PHÍ DỊCH VỤ ÁP DỤNG CHO SẢN PHẨM THẺ (Đvt: đồng) MỨC PHÍ ÁP DỤNG DANH MỤC CÁC LOẠI PHÍ Mức phí (chưa bao gồm VAT) Mức phí(đã gồm VAT) Số tiền tối thiểu ( đã gồm VAT) I. THẺ E-PARTNER Nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ trong hệ thống NHCT 1. Số dư tối thiểu ban đầu khi mở thẻ S-Card 0 0 0 C- Card 0 0 0 G-Card 0 0 0 Pink-Card 0 0 0 12 con giáp 0 0 0 2. Phí phát hành S-Card 63.636 70.000 C- Card 81.818 90.000 G-Card 181.818 200.000 Pink-Card 181.818 200.000 Pink-Card (phí duy trì trì từ năm thứ 2, thứ 3) 45.455 50.000 12 con giáp 109.090 120.000 Thẻ phụ của 4 loại thẻ: E- partner S, C,G, Pink-card và 12 con giáp 45.545 50.000 3.Phí thường niên 3.1 phí thường niên theo năm S-Card 26.364 29.000 C- Card 35.455 39.000 G-Card 62.727 69.000 Thẻ phụ 26.364 29.000 3.2 phí thường niên theo tháng Thẻ G-Card, Pink card 6.000/ tháng C- Card, S- Card và 12 con giáp 2.000/ tháng 2.200/ tháng 4. Phí cấp lại thẻ, gia hạn thẻ 4.1 Theo hình thức thu phí 1 lần Phát hành lại thẻ mới do hết hạn hiệu lực, đổi hạng thẻ, chuyển đổi thẻ từ hình thức khác về hình thức thu phí 1 lần S-Card 50.000 55.000 C- Card 50.000 55.000 12 con giáp 50.000 55.000 G-Card 150.000 165.000 Pink-Card 150.000 165.000 Thẻ phụ 40.000 44.000 Phát hành lại do làm hỏng, mất từ, sủa tên chủ thẻ Thẻ chính 50.000 55.000 Thẻ phụ 26.364 29.000 Gia hạn thẻ hiệu lực thêm 1 năm S-Card 17.273 19.000 C- Card 17.273 19.000 12 con giáp 17.273 19.000 G-Card 50.000 55.0000 Pink-Card 50.000 55.0000 Thẻ phụ 17.273 19.000 Theo hình thức thu phí thường niên theo năm Phát hành lại thẻ mới do thẻ hỏng, thẻ mất từ (áp dụng cho thẻ chính, thẻ phụ các loại) 26.364 29.000 5.Phí báo mất thẻ Miễn phí Miễn phí 6.Phí tất toán tài khoản Thẻ chính 0.1% trên số dư trong thẻ 0.11% trên số dư trong thẻ 22.000 7.Phí đổi PIN Tại quầy 10.000 11.000 Tại ATM Miễn phí Miễn phí 8.Nộp tiền vào thẻ Bằng tiền mặt Nộp tại CN quản lý TK thẻ Miễn phí Miễn phí Nộp tại CN quản lý TK nhưng cùng tỉnh, thành phố 0.02%/số tiền chuyển 0.022%/số tiền chuyển 2.200 Nộp tại CN quản lý TK khác tỉnh, thành phố 0.05%/số tiền chuyển 0.055%/số tiền chuyển 5.500 8.2 Bằng chuyển khoản -Từ tài khoản tiền gửi cá nhân Tối đa 4 món/ ngày Miễn phí Miễn phí Trên 4 món/ ngày 4.000/món 4.400/ món Từ TK tiền gửi DN để trả lương và thu nhập khác vào TK 4.000/lần/TK ATM 4.400/lần/TK ATM 9. Rút tiền mặt Phí rút tiền tại máy ATM Miễn phí Miễn phí Phí rút tiền tại quầy 0.0545%/tổng số tiền rút 0.06%/tổng số tiền rút 10. Chuyển khoản trong hệ thống NHCT tại máy ATM Trong hạn mức của thẻ Miễn phí Miễn phí Trên hạn mức của thẻ 0.0545%/tổng số tiền chuyển khoản vượt hạn mức 0.06%/tổng số tiền chuyển khoản vượt hạn mức 11. Tra soát, khiếu nại 20.000 22.000 12.Sử dụng dịch vụ thông báo biến động số dư qua hệ thống tin nhắn sms 4.545/tháng 5.000/tháng B. Nghiệp vụ thanh toán thẻ E-partner tại ĐVCNT 1. Đối với chủ thẻ Miễn phí Miễn phí 2.Tại ĐVCNT 1% số tiền giao dịch 1.1% số tiền giao dịch C.Giao dịch tại hệ thống Banknet vn và Smartlink 1. Giao dịch tại ATM Giao dịch rút tiền 3.000 3.300 Giao dịch vấn tin, in sao kê, chuyển khoản nôi bộ 1.500 1.650 2. Giao dịch tại EDC Giao dịch vấn tin 1.500 1.650 Giao dịch hoàn trả 1.800 1.980 Giao dịch thanh toán tại EDC Miễn phí Miễn phí II.THẺ TÍN DỤNG VISA & MASTERCARD 1.Phí phát hành thẻ 1.1 Thẻ chuẩn Thẻ chính 90.909 100.000 Thẻ phụ 45.455 50.000 1.2 Thẻ vàng Thẻ chính 181.818 200.000 Thẻ phụ 90.909 100.000 2. Phí thường niên (áp dụng đối với thẻ 2 năm) 2.1 Thẻ chuẩn Thẻ chính 45.455 50.000 Thẻ phụ 22.727 25.000 2.2 Thẻ vàng Thẻ chính 90.909 100.000 Thẻ phụ 45.455 50.000 3.Phí gia hạn thẻ 3.1 Thẻ chuẩn Thẻ chính 90.909 100.000 Thẻ phụ 45.455 50.000 3.2 Thẻ vàng Thẻ chính 181.818 200.000 Thẻ phụ 90.909 100.000 4. Phí ứng trước tiền mặt 2.73%/số tiền giao dịch 3%/số tiền giao dịch 55.000 5. Phí thay thế thẻ, phát hành lại thẻ 45.455 50.000 6.Phí sử dụng vượt hạn mức tín dụng 150% lãi suất sử dụng thẻ 55.000 7.Phí chậm thanh toán 2.73%/số tiền chậm thanh toán 2.75%/số tiền chậm thanh toán 8.Lãi sử dụng thẻ Tính trên tổng số dư nợ Theo lãi suất tín dụng ngắn hạn của NHCT Tính trên tổng số giá trị giao dịch rút tiền mặt Theo lãi suất tín dụng ngắn hạn của NHCT 9.Phí thông báo thẻ mất cắp, thất lạc 181.818 200.000 10.Phí thay đổi hạn mức tín dụng, không đổi hạng thẻ 27.273 30.000 11.Phí khiếu nại 80.000 88.000 88.000 12. Phí cấp lại bản sao kê hàng tháng 18.182 20.000 13.Phí cấp lại PIN 18.182 20.000 14.Phí cấp bản sao hóa đơn giao dịch Đối với ĐVCNT là đại lý của NHCT 18.182 20.000 Đối với ĐVCNT không là đại lý của NHCT 90.909 100.000 15.Phí ngừng sử dụng 45.455 50.000 Phụ lục 03 PHÍ DỊCH VỤ ÁP DỤNG CHO GIAO DỊCH BẰNG ĐỒNG VIỆT NAM Mức phí áp dụng ( chưa bao gồm VAT) Nội dung Mức/tỉ lệ phí Tối thiểu 1.Chuyển tiền đi từ tài khoản 1.1 Chuyển tiền cho người hưởng có TK tại NHCT Chuyển khoản giữa 2 TK mở cùng một CN NHCT Miễn phí Chuyển khoản giữa 2 TK mở tại 2 CN NHCT cùng tỉnh (TP) hoặc CN nhận lệnh cùng tỉnh với CN mở TK 10.000 đ/món Chuyển khoản giữa 2 TK mở tại 2 CN NHCT khác tỉnh (TP) hoặc CN nhận lệnh khác tỉnh với CN mở TK 0.03%/số tiền chuyển 20.000 đ/món 1.2 Chuyển tiền đi cho người hưởng nhận TM bằng CMND, hoặc giấy tờ tương đương tại NHCT Nhận tại NHCT cùng tỉnh (TP)/ hoặc CN nhận lệnh cùng tỉnh với CN mở TK 0.02%/ số tiền chuyển 10.000 đ Nhận tại NHCT khác tỉnh (TP) hoặc CN nhận lệnh khác tỉnh với CN mở TK 0.05%/số tiền chuyển 20.000 đ 1.3 Chuyển tiền đi cho người hưởng ở khác hệ thống NHCT a.Chuyển đi NH khác hệ thống cùng tỉnh (TP)/ CN nhận lệnh cùng tỉnh(TP) với CN mở TK Chuyển qua thanh toán bù trừ, song phương 10.000 đ/ món Chuyển qua thanh toán điện tử LNH + Trước 11h30 và nhỏ hơn 500 trđ 10.000 đ/món + Sau 11h30 0.03%/ số tiền chuyển 20.000đ/ món b.Chuyển đi NH khác hệ thống khác tỉnh (TP)/ CN nhận lệnh cùng tỉnh(TP) với CN mở TK 0.07%/số tiền chuyển 30.000 đ/món 2. Khách hàng nộp tiền mặt để chuyển đi 2.1 Chuyển tiền đi/ trả nợ CN khác trong hệ thống Chuyển đi CN NHCT khác cùng tỉnh 0.05% số tiền nộp vào để chuyển đi 20.000 đ Chuyển đi CN NHCT khác tỉnh TP 0.07% số tiền nộp vào và chuyển đi 20.000 đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh An Giang.pdf
Luận văn liên quan