Đề tài Kế toán và quản lý hàng tồn kho tại công ty Cổ phần nhựa Đà Nẵng

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG Phần I :Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Nhựa Đa Nẵng. 1.Quá trình hình thành. 2.Quá trình phát triển: 3.Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty. a. Nhiệm vụ:. b.Quyền hạn của công ty :. c. Đặc điểm sản xuất của công ty :. d. Thị trường của công ty. II. Cơ cấu tổ chức sản xuất tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng, 1. Sơ đồ tổ chức sản xuất: III.Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty. 1. Sơ đồ. 2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban: IV. Tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng. 1. Tổ chức bộ máy kế toán. a. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. b. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán:. 2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: Phần II: Thực tế công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng. I. Đặc điểm và tính giá hàng tồng kho tại công ty: 1. Đặc điểm hàng tồn kho tại công ty: 2. Phương pháp tính giá hàng tồn kho tại công ty a. Trường hợp nhập kho:. b. Trường hợp xuất kho: c. Đánh giá sản phẩm dở dang:. II. Kế toán chi tiết hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng. 1. Tổ chức bộ mã theo dõi hàng tồn kho. a. Nguyên vật liệu:. b. Công cụ dụng cụ: TK sử dụng 153. c. Sản phẩm dở dang:. d. Thành phẩm:. 2. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty. a. Thủ tục, chứng từ nhập kho vật tư:. b. Thủ tục, chứng từ xuất kho vật tư:. c. Kế toán tổng hợp nhập, xuất nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ:. 3. Kế toán sản phẩm dở dang và thành phẩm tại công ty. a. Đối với sản phẩm dở dang:. b. Đối với thành phẩm:. 4. Kế toán kết quả kiểm kê, đánh giá lại hàng tồn kho và quản lý hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng: Phần III Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán và quản lý hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng. I. Một số nhận xét về công tác kế toán và quản lý hàng tồn kho tại Công ty. 1. Nhận xét chung: 2. Nhận xét về công tác quản lý và công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng: a. Trong công tác quản lý hàng tồn kho:. b. Trong công tác kế toán hàng tồn kho:. II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán và quản lý hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng: 1. Tính giá vật liệu xuất kho: 2. Công tác quản lý và kế toán công cụ, dụng cụ: 3. Công tác kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại các tổ sản xuất 4. Đối với phế liệu thu hồi: 5. Xây dựng hệ thống báo cáo hàng tồn kho: 6. Một số ý kiến khác:

doc45 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4672 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán và quản lý hàng tồn kho tại công ty Cổ phần nhựa Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN ĐIỀU HÀNH BAN KIỂM SOÁT Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Kỹ Thuật Phòng Kinh Doanh Phòng Kế Toán Tài Chính Bộ Phận Sản Xuất Chính Bộ Phận KCS Bộ Phận Phục vụ Sản Xuất Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ tham mưu 2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban: * Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, hoạt động thông qua các cuộc họp Đại Hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ) thường niên, bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản. * Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cấp công ty có quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến quản lý và hoạt động của công ty về những vấn đề thuộc quyền quyết định của ĐHĐCĐ. * Ban điều hành: gồm Giám đốc và Phó giám đốc do đại hội đồng quản trị bầu ra trực tiếp giám sát các hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của công ty. * Ban kiểm soát: là người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh và điều hành công ty. Ban kiểm soát có 3 thành viên do ĐHĐCĐ bầu ra. * Phòng tổ chức hành chính: phụ trách khâu nhân sự như: tuyển dụng đào tạo, bố trí nhân sự….xây dựng các kế hoạch về tiền lương, định mức lao động, tham vấn cho giám đốc về khen thưởng kỷ luật cũng như giải quyết các vấn đề về quyền lợi, chế độ chính sách cho công nhân viên trong công ty. * Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ xây dựng các định mức kỹ thuật, bảo trì, boả dưỡng các máy móc thiết bị, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. * Phòng kinh doanh: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác thu mua nguyên liệu, tìm kiếm thị trường tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế, tổ chức khâu nhập khẩu, cung ứng nguyên vật liệu….. phối hợp với phòng kế toán đánh giá lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để có biện pháp khắc phục, hoàn thiện. * Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán kế toán lại công ty, ghi chép, xử lý, lập báo cáo tài chính vào cuối năm. IV. Tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng. 1. Tổ chức bộ máy kế toán. a. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế Toán Trưởng Phó Phòng Kế Toán Kế toán thanh toán tiền mặt Kế toán Tiền lương, BHXH, TSCĐ Kế toán Tiền Vật tư Kế toán Tiêu thụ Kế toán Tiền Thanh toán ngoại tệ & thống kê Thủ quỹ Ghi chú: Quan hệ quản lý điều hành Quan hệ nghiệp vụ b. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán: - Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán trong công ty, là người điều hành và quản lý các công việc của tất cả các nhân viên trong công ty. Trực tiếp tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch tài chính, huy động vốn, tính giá thành sản phẩm. - Phó phòng kế toán: phụ trách theo dõi, kiểm tra công tác thanh toán trong doanh nghiệp, thực hiện trích khấu hao hàng tháng. Cuối tháng tập hợp số liệu lên bảng tổng hợp, các bảng phân bổ chi phí sản xuất cho từng nhóm sản phẩm để tính toán chính xác giá thành sản phẩm. Cuối năm lập Báo Cáo Tài Chính phản ánh tình hình hoạt động trong năm của công ty. - Kế toán thanh toán tiền mặt: phụ trách các khoản phải thu và chi tiền mặt, các khoản tam ứng của công nhân viên trong công ty. Theo dõi chính xác kịp thời số hiện có và tình hình biến động về tiền mặt của công ty. - Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ tính lương thưởng, lập bảng phân bổ tiền lương cho từng tổ sản xuất, trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng quy định theo từng tháng cho công nhân viên trong công ty. - Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất tồn của nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, công cụ dụng cụ, nhiên liệu cả về số lượng và giá trị. Kế toán vật tư kết hợp với nhân viên phòng kinh doanh, thủ kho để tiến hành kiểm kê từng loại hàng tồn kho theo định kỳ quy định…… - Kế toán tiêu thụ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm trong tháng. Lập các sổ chi tiết thành phẩm và hàng gởi bán rồi lên bảng tổng hợp để theo dõi tình hình tiêu thụ của công ty. Vào cuối quý cùng với nhân viên phòng kinh doanh, thủ kho tiến hành kiểm kê hàng hoá, thành phẩm tồn kho….. - Kế toán thanh toán ngoại tệ và kế toán thống kê: có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu, chi và tình hình thanh toán ngoại tệ gởi ngân hàng. Đồng thời kế toán thống kê các khoản tăng giảm về ngoại tệ và các khoản vay của công ty. 2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: - Hình thức chứng từ ghi sổ cải biên được áp dụng bằng máy tính với phần mềm kế tóan Visual Foxpro. - Khi xử lý bằng máy vi tính thì ngoài việc cung cấp những Báo Cáo Tài Chính như: Bảng lưu chuyển Tiền Tệ, Bảng Cân đối kế toán, Bảng Cân Đối Tài Khoản, Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính…. Còn cung cấp: Báo Cáo Thuế, Báo Cáo Tổng Hợp Bán Hàng….. - Sơ đồ trình tự lưu chuyển chứng từ: Chứng từ gốc Sổ chi tiết tài khoản Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ tổng hợp tài khoản Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Chứng từ gốc Sổ chi tiết tài khoản Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ tổng hợp tài khoản Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Chứng từ gốc Sổ chi tiết tài khoản Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ tổng hợp tài khoản Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Ghi cuối qúy : Quan hệ đối chiếu ngày : Quan hệ đối chiếu tháng Phần II Thực tế công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng I. Đặc điểm và tính giá hàng tồng kho tại công ty: 1. Đặc điểm hàng tồn kho tại công ty: - Nguyên liệu của công ty chủ yếu là hạt nhựa nguyên chất và nó bị mất đi hình thái ban đầu sau quá trình sản xuất. Với chủng loại nhiều, đa dạng cho nên nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư của vốn lưu động. Vì vậy, cần phản tổ chức tốt việc thu mua, bảo quản nguyên vật liệu nhằm tránh thất thoát, lãng phí. - Công cụ dụng cụ tại công ty tương đối nhiều nhưng đa phần có giá trị không lớn như: xe đẩy, xe nâng, kéo…..Do địa điểm không tập trung mà phân bố tại các phân xưởng, phòng ban phục vụ cho nhu cầu sản xuất….cho nên công ty cũng cần chú ý đến công tác bảo quản. Công cụ dụng cụ khi xuất dung cho bộ phận nào sử dụng thị hạch toán chi phí cho bộ phận đó. - Thành phẩm: được sản xuất từ nhựa với hơn 50 loại sản phẩm. Các sản phẩm có nhiều tính chất và công dụng như: bảo quản, bao bọc, dẫn nước, dẫn điện…..và mọi sản phẩm đều mang nhãn hiệu Danaplast (hay còn gọi là Danang Plastic). Thành phẩm được chia làm 4 nhóm chính như sau: + Bao dệt PP: bao phức hợp cement, túi đi chợ….. + Bao bì màng mỏng: bao bì PP, HDPE….. + Các loại ống nước: PVC, HDPE…. + Sản phẩm tiêu dung và đồ gia dụng và nội thất bằng nhựa như: lẵng hoa, két bia, giày dép…. - Sản phẩm dở dang và phế liệu: hiện nay ở công ty các loại này tương đối ít và ổn định và công ty có thể quản lý được về số lượng và chủng loại của từng loại. Một số loại phế liệu như: phế bao PP loại B, phế HDPE đen…… 2. Phương pháp tính giá hàng tồn kho tại công ty. Tính giá là việc xác định giá trị làm căn cứ để ghi sổ của tài sản. Về nguyên tắc mọi tài sản của doanh nghiệp đều phải được ghi sổ theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được hiểu là toàn bộ chi phí thực tế doanh nghiệp bỏ ra để có tài sản ở trạng thái sẵn sàng sử dụng được. a. Trường hợp nhập kho: * Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (vật tư). - Hiện nay, công ty đang áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và kế toán hàng tồn kho theo giá mua thực tế tức là để xác định giá trị thực tế vật tư nhập kho, kế toán căn cứ vào các “Hoá đơn Mua Hàng” hoặc “Phiếu Nhập Kho vật tư”. Tại công ty có hai nguồn nhập: + Mua trong nước: Giá trị thực tế vật tư i nhập kho (VNĐ) Giá trị mua trên hoá đơn chưa thuế (VNĐ) Chi phí mua (VNĐ) = + + Mua nước ngoài:Giá trị thực tế vật tư i nhập kho Giá trị mua trên HĐ Chi phí mua = x Tỷ giá ngoại tệ Thuế nhập khẩu + + Trong đó: + Chi phí mua bao gồm chi phí bốc dỡ, chi phí vận chuyển từ cảng về kho tuỳ theo quy định hợp đồng kinh doanh giữa hai bên. + Tỷ giá ngoại tệ bình quân liên ngân hàng từng thời điểm. + Thuế nhập khẩu = Thuế suất NK * Giá trị hàng nhập khẩu (VNĐ) + Với thuế nhập khẩu được xác định dựa trên quy định của Hải Quan. - Căn cứ vào “Phiếu Nhật Vật Tư” ta sẽ tính giá vật liệu Nhựa PVC Nava thực tế nhập kho vào ngày 1 tháng 10 năm 2005 (xem trang ) Giá thực tế Nhựa PVC nhập kho=10.500*150.500+66.000=158.091.000 (VNĐ) Thuế VAT = 1.050 * 15.050 = 15.802.500 (VNĐ) Tổng số tiền thanh toán = 158.091.000 + 15.802.000 = 173.893.500 (VNĐ) - Việc tính giá nhập kho của hàng tồn kho theo giá mua thực tế (theo hoá đơn bán hàng của người mua) là phương pháp lựa chọn tối ưu và hợp lý vì nó giúp doanh nghiệp dễ dàng tính toán, tổng hợp và kiểm tra số liệu kế toán một cách chính xác nhanh chóng. * Thành phẩm: Hàng ngày, kế toán thành phẩm chi theo dõi và ghi sổ về số lượng. Đến cuối kỳ sẽ tập hợp lên sổ giá trị nhập kho của từng thành phẩm. Tổng giá thành công xưởng thực tế thành phẩm i nhập kho trong quý Số lượng thành phẩm nhập kho trong quý Giá thành công xưởng thực tế thành phẩm i (quý) = x b. Trường hợp xuất kho: Hiện nay, công ty đang sử dụng phương pháp tính giá xuất kho của hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng. Đối với vật tư, công ty lựa chọn phương án giá thực tế bình quân cuối tháng. Qua sổ chi tiết vật tư CB0012 Bột ổn định SAK (xem trang 29) ta có thể tính được giá xuất kho của loại nhựa này. Đơn giá bình quân vật tư CB0012 xuất kho cuối tháng 10 8.681.064 + 35.454.000 + 20.000 + 1.100.000 475 + 2.000 = = 18.284,8 (đồng) Đối với thành phẩm thì giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm chỉ được tính khi kết thúc chu kì sản xuất hoặc khi kết thúc kỳ tính giá thành. Do đó, trên thực tế không áp dụng được phương pháp nhập giá nào xuất giá đó vì thường khi xuất vẫn chưa biết được giá nhập. Vì vậy, công ty đã áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ (cuối tháng) để tính giá thành phẩm xuất kho. Thể hiện qua “sổ chi tiết thành phẩm”. Kế toán thành phẩm lên sổ chi tiết ở cột “cột xuất” của cột “thành tiền” theo đơn giá bán (xem như giá tạm tính) và đến cuối quý mới tính ra giá vốn theo phương pháp tính bình quân gia quyền cuối kỳ. Khi có phát sinh giảm (tức là giá bán lớn hơn giá vốn) thì kế toán ghi âm trên sổ kế toán. c. Đánh giá sản phẩm dở dang: - Do số lượng sản phẩm dở dang ít và tương đối đồng đều qua các kỳ cho nên công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính. Thực tế tại công ty áp dụng cách tính là lượng nguyên liệu chính (cả tộn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ) đưa vào sử dụng hết bao nhiêu để cho ra thành phẩm thì còn lại là sản phẩm dở dang kể cả phế liệu thu hồi (ngoại trừ phế phẩm bao bì xi măng không thể tái chế được). Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ = Giá trị nguyên liệu chính tồn dở dang cuối kỳ + Giá trị phế liệu thu hồi tồn cuối kỳ Trong đó: Giá trị nguyên liệu chính tồn dở dang cuối kỳ = Giá trị nguyên liệu chính tồn dở dang đầu kỳ + Giá trị nguyên liệu chính nhập kho – Giá trị nguyên liệu chính đã qua sử dụng. Giá trị phế liệu thu hồi tồn cuối kỳ = Giá trị phế liệu tồn đầu kỳ + Giá trị phế liệu nhập kho (trong quá trình sản xuất) – Giá trị phế liệu tái sử dụng (vào quá trình sản xuất). - Và đơn giá của phế liệu thu hồi là đơn giá nhập kho của phế liệu thu hồi. Còn đơn giá của nguyên liệu chính sử dụng và phế liệu thu hồi đưa vào tái sản xuất được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kì (quý). - Căn cứ vào “Bảng Cân Đối Nhập Xuất Tồn Nguyên Liệu Chính – Quý 4/2005” (xem trang ) ta có thể tính được giá trị Nhựa PP dở dang tồn cuối kỳ như sau: Giá trị Nhựa PP tồn cuối kỳ = 421.783.053 + 1.151.460.699 – 9.992.077.345 = 565.036.407 (đồng) Giá trị phế liệu PP thu hồi tồn cuối kì = 138.628.178 + 168.737.336 – 114.069.165 = 193.296.348 (đồng) Giá trị Nhựa PP dở dang tồn cuối kỳ = 565.036.407 + 193.296.348 = 758.332.755 II. Kế toán chi tiết hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 1. Tổ chức bộ mã theo dõi hàng tồn kho. Về nguyên tắc chung, công ty thiết kế bộ mã vật tư, thành phẩm dựa vào kết cầu, tính chất của từng loại hàng tồn kho. Thông thường bộ mã vật tư, thành phẩm được cấu tạo bởi 6 ký tự trong đó 2 ký tự đầu tiên là chữ cái (thường là tên gọi tắt) và 4 ký tự còn lại là chữ số. a. Nguyên vật liệu: - Nguyên vật liệu chính: TK 1522 Nguyên vật liệu chính tại công ty được xếp thành 18 nhóm, những nhóm nguyên vật liệu nào gần giống nhau về công dụng, tính chất được xếp vào một nhóm. Bộ mã nguyên liệu Số hiệu TK Mã TP Tên Tài khoản Ghi chú 1 2 3 4 152 NGUYÊN VẬT LIỆU LD0075 Hạt nhựa trẵng MI0026 Mựa inh đỏ đức quân MI0034 Mực in den plexo NL0001 Dầu nhờn castrol NL0002 Dầu sheller DT0001 Motuer bơm dầu DT0002 Đèn báo tắt Ví dụ: nhóm LDPE : LD 0075 (hạt nhựa trắng) - Vật liệu phụ: TK 1522 Đa phần vật liệu phụ dùng để kết hợp nhằm tăng chất lượng sản phẩm, hàng hoá: tăng độ dẻo, tăng độ cứng, độ bóng, tạo màu sắc…..do giá trị nhỏ nên nó được xếp vào nhóm vật liệu phụ. Vật liệu phụ được chia thành 5 nhóm: bột màu, dung môi, mực in, phụ gia, vật liệu phụ khác. Ví dụ: Nhóm mực in MI 0026: mực in đỏ đức quân MI 0034: mực in đen plexo - Nhiên liệu: TK sử dụng 1523 Nhiên liệu tại công ty phục vụ cho máy móc thiết bị sản xuất hoạt động được liên tục, phục vụ cho phương tiện chuyên chở trong nội bộ công ty……hiện nay có khoảng 10 loại nhiên liệu: dầu nhớt, luyn, xăng,…..các loại nhiên liệu này cũng được xây dựng mã vật tư để tiện cho việc bảo quản, kiểm tra đối chiếu số liệu. Ví dụ: NL 0001: Dầu nhớt Castrol NL 0002: dầu sheller….. - Phụ tùng thay thế: TK sử dụng 1524 Để đảm boả cho quá trình hoạt động của công ty không bị gián đoạn do sự hỏng hóc của một bộ phận phụ nào đó thì công ty luôn dự trữ một số phụ tùng để thay thế. Ví dụ: DT 0001: Motuer bơm dầu. DT 0002: đèn báo tắt….. b. Công cụ dụng cụ: TK sử dụng 153 - Công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ: đai nẹp nhựa, găng tay, đồ bảo hộ lao động, các phương tiện vận chuyển nhỏ (xe đẩy, ballet…) - Công cụ dụng cụ có giá trị lớn: điện thoại, xe nâng……cần được phân bổ khi xuất dùng cho các bộ phận sử dụng. c. Sản phẩm dở dang: Chủ yếu là những nguyên vật liệu đã đưa vào sản xuất những vẫn còn nằm trên dây chuyền sản xuất của công ty….. Ví dụ: Nhựa LDPE, Nhựa LDPE trắng…… d. Thành phẩm: Do tính chất đa dạng và phong phú về chủng loại cho nên để thuận lợi cho việc theo dõi và quản lý thì thành phẩm của công ty phân thành 4 nhóm và được xây dựng bộ mã để theo dõi. Ví dụ: BO 0025 – Bao cán PP 45*66 cm-kg BO 0107 – Bao PP 50*90 cm-kg BO 0311 – Bao cán PP 45*65 cm-kg 2. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty a. Thủ tục, chứng từ nhập kho vật tư: Tại công ty vật tư được nhập thu mua trong nước : công ty hoá chất Phú Mỹ….Còn đối với các nguồn thu mua ở bên ngoài : Thailan Plastic & chemical Co.ltd…. - Thủ tục mua: cuối tháng, phòng kinh doanh xác định lượng hàng tồn kho. Nếu hết nguyên vật liệu thì sang đến đầu tháng sau sẽ đặt mua với nhà cung cấp. Công ty sẽ mở L/C trước 15 ngày tại Ngân hàng, sau đó nhà cung cấp chuẩn bị hàng trong 1 đến 2 tuần với thời gian chuyển hàng đến công ty là 10 đến 20 ngày. - Sổ sách sử dụng: Công ty Cổ phần Nhựa ĐN Mẫu số 02 VT Số 124/1521A PHIẾU NHẬP VẬT TƯ Ngày 03 tháng 01 năm 2009 Nhập của : Công ty hoá chất Phú Mỹ. Theo hợp đồng số: 000863 Nhập tại kho: Quảng STT Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực nhập - Nhựa PVC NaVa RTS 501 - Phí bốc vác Kg 15.000 15.000 0,7 (15.050) 10.500 USD 158.025.000 66.000 đ Tổng cộng 158.091.000 Cộng thành tiền: (Một trăm bảy mươi ba triệu tám trăm chín mươi ba nghìn đồng y). Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho b. Thủ tục, chứng từ xuất kho vật tư: * Trường hợp xuất kho vật tư để phục vụ sản xuất: Khi các tổ nhận được lệnh sản xuất, căn cứ vào định mức vật tư tiêu hao để tính ra lượng vật tư cần dùng cho sản xuất và viết giấy đề nghị xuất vật tư. Căn cứ vào giấy đề nghị xuất vật tư, phòng kinh doanh sẽ lập “Phiếu xuất vật tư” PHIẾU ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ Ngày 06 tháng 01 năm 2009 Ngày Tên vật tư ĐVT Trọng lượng Mục đích sử dụng Người nhận Ký duyệt - PP nguyên chất - LLDPE Nchất - Phế xay PP - Nhựa PP Ctráng - Suncall Kg Kg Kg Kg Kg 7.000 100 800 350 150 Sản xuất bạc UD màu đen Công ty Nhựa ĐN Mẫu số 03 VT Theo QĐ 2000 TCTK Số 199/1521A PHIẾU XUẤT VẬT TƯ Ngày 07 tháng 01 năm 2009 Bộ phận sử dụng: Nguyễn Văn Hùng Lý do sử dụng: Sản xuất bạc UD màu đen Xuất tại kho: Quảng STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C 1 2 3 4=3*2 1 PP nguyên chất Kg 7.000 7.000 8.000 56.000.000 2 LLDPE nguyên chất Kg 100 100 9.317 931.700 3 Phế xay PP trắng Kg 800 800 4.000 3.200.000 4 Nhựa PP cán trắng Kg 350 350 8.100 2.835.000 5 Suncall Kg 150 150 5.600 840.000 Tổng 63.806.700 Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho * Trường hợp xuất kho để bán: Ngoài hoạt động xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất, công ty còn xuất nguyên vật liệu bán cho công ty khác. Lúc này phòng kinh doanh của công ty sẽ lập hoá đơn GTGT làm 3 liên, 1 liên giao cho khách hàng, 1 liên lưu tại phòng kinh doanh, liên còn lại chuyển cho thủ kho làm căn cứ lên thẻ kho và chuyển cho kế toán lên sổ kế toán: “Sổ chi tiết tài khoản 15211” SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 15211 : Nhựa nguyên chất Tháng 01/09 Số chứng từ Diễn giải TKĐƯ PS Nợ TK 15211 PS Có TK 1521 Số Ngày Số dư đầu kỳ 5.068.627.827 01/15211 05/12 Cty TNHH Atofina VN 151 1.917.375.600 01/15211 05/12 Phí dịch vụ 3311 11.200.000 01/15211 05/12 Phí lưu Cont 3311 504.992 01/15211 05/12 Phí vận chuyển 3311 33.157.143 002045 25/12 Bán giấy Kraf 6322 130.942.916 ….. …… ….. ….. ….. …… cộng phát sinh 1.962.237.735 130.942.916 Số dư cuối kỳ 6.899.922.646 Cuối tháng, căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản kế toán lập sổ tổng hợp tài khoản SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 15211 Tài khoản 15211: Nhựa nguyên chất Tháng 01/09 SDDK : Nợ : 5.068.627.827 TKĐƯ Số tiền Nợ Có 151 1.917.375.600 3311 44.862.135 6322 130.942.916 Tổng 1.962.237.735 130.942.916 SDCK : Nợ : 6.899.922.646 c. Kế toán tổng hợp nhập, xuất nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: * Đối với nguyên vật liệu: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ phát sinh liên quan đến vật tư kế toán mở “sổ chi tiết tài khoản nguyên vật liệu nguyên chất”. SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 1521A : Nguyên vật liệu nguyên chất Từ ngày 01/01 đến ngày 31/01/09 Số chứng từ Diễn giải TKĐƯ PS Nợ TK 1521 PS Có TK 1521 Số Ngày Số dư đầu kỳ 7.828.794.419 124/15211 01/01 Cty TNHH Atofina VN 331 NL 158.025.000 124/15211 01/01 Phí bốc vác 1111 66.000 116/15211 08/01 Công ty đất đèn 331 NL 16.500.000 116/15211 08/01 Phí bốc vác 1111 75.000 116/15211 08/01 Phí vận chuyển 331 NL 3.328.095 164/15211 10/01 Hồ phi SX PVC 621 2.575.703 180/15211 20/01 Cty đất đèn 331 NL 16.500.000 ….. …… ….. ….. ….. …… cộng phát sinh 2.420.904.490 1.452.032.720 Số dư cuối kỳ 7.159.360.373 Cuối tháng, căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản từng loại kế toán lập sổ tổng hợp tài khoản 1521 SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 15211 Nguyên vật liệu chính Tháng 01/09 SDDK : Nợ : 7.828.794.419 TKĐƯ Số tiền Nợ Có 1111 32.173.672 1121C 9.000.000 151 790.156.826 331 NL 1.544.123.445 3333 45.450.547 621 1.452.032.720 Tổng 2.420.904.490 1.452.032.720 SDCK : Nợ : 7.159.360.373 SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 1522 SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 1524 Tháng 01/2009 Phụ tùng thay thế SDDK : Nợ : 485.460.222 Tháng 01/2009 TKĐƯ Số tiền Nợ Có 1111 896.000 3311 17.920.000 621 57.679.955 Tổng 18.816.000 57.679.955 SDCK Nợ : 446.596.267 TKĐƯ Số tiền Nợ Có 1111 6.583.000 62771 12.290.885 Tổng 6.583.000 12.290.885 SDCK : Nợ : 495.589.023 SDDK : Nợ : 501.296.908 SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 1523 Nhiên liệu Tháng 01/2009 SDDK : Nợ : 22.308.595 TKĐƯ Số tiền Nợ Có 3311 4.481.818 6272 2.354.232 621 5.312.389 6422 1.274.062 Tổng 4.481.818 8.940.683 SDCK : Nợ : 17.849.730 * Đối với công cụ dụng cụ: kế toán căn cứ vào “Sổ chi tiết tài khoản 153” để lên sổ “Sổ tổng hợp tài khoản 153”. Công ty CP Nhựa ĐN SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 153 Ngày 1/01/09 đến ngày 31/01/09 Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Nợ TK 153 Có TK 153 Số Ngày 4873 5/01 7/01 11/01 ……. SDDK Hùng - Tổ dệt Uyên Trinh-Tổ màng mỏng CH/353-Lê Độ 6273 6273 1111 …… 36.5393843 178.000 1.699.309 266.682 cộng 5.174.800 9.663.137 SDCK : Nợ : 32.051.506 SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 153 Tháng 01/2009 SDDK: Nợ : 36.539.843 TKĐƯ Số tiền Nợ Có 1111 1.010.000 3311 4.164.800 6273 9.663.137 Tổng 5.174.800 9.663.137 SDCK: Nợ : 32.051.506 SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 153 Quý I/2009 SDDK: Nợ : 36.539.843 TKĐƯ Số tiền Nợ Có 1111 32.061.840 3311 102.306.216 6273 101.631.880 6423 10.496.841 Tổng 134.368.056 112.128.721 SDCK: Nợ : 58.779.178 * Kế toán chi phí cộng cụ dụng cụ: công cụ dụng cụ tại công ty khi xuất dung thì toàn bộ giá trị được kết chuyển 1 lần vào chi phí sản xuất. Căn cứ vào “Sổ chi tiết tài khoản 153” máy tính sẽ tự động tổng hợp theo từng tổ để lên bảng “Phân bổ CCDC”. Bảng này chỉ dung trong công tác quản lý của công ty. BẢNG PHÂN BỔ TK 153: CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng1/2009 TK Đơn vị Tiền sản xuất 6237 Tổ can phao 39.014.329 6237 Tổ dệt 1.699.309 6237 Tổ màng mỏng 266.682 6237 Tổ may bao 2.045.659 6237 Tổ ống nước 9.085.095 6237 Tổ tấm trần 46.057.952 6423 Hành chính 10.496.841 6237 Tổ bao bì 1.614.815 6237 1.848.039 Tổng cộng 112.128.721 * Kế toán hàng mua đang đi trên đường: Bộ chứng từ mua hàng đã về đến công ty nhưng hàng đang đi trên đường vận chuyển chưa về nhập kho. Kế toán căn cứ hợp đồng mua hàng nhập kho, căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản 151 để lên sổ tổng hợp tài khoản. SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 151: Hàng mua đang đi trên đường “Nhựa nguyên chất” Tháng 01/09 Sổ chứng từ Diễn giải TKĐƯ PS Nợ TK 151 PS Có TK 151 Số Ngày 01/15211 05/01 Cty TNHH Atofina VN 331 1.917.375.600 …… ….. ….. …… …… …… Cộng phát sinh 1.917.375.600 Số dư cuối kỳ 1.917.375.600 Cuối tháng, căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản kế toán lập sổ tổng hợp tài khoản SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 151 Tài khoản 151: hàng mua đang đi trên đường “Nhựa nguyên chất” Tháng 01/09 TKĐƯ Số tiền Nợ Có 331 1.917.375.600 ….. ….. Tổng 1.917.375.600 SDCK: Nợ : 1.917.375.600 3. Kế toán sản phẩm dở dang và thành phẩm tại công ty a. Đối với sản phẩm dở dang: Cuối tháng, căn cứ vào các “Bảng kiểm kê nguyên vật liệu” theo từng tổ sản xuất, kế toán lập “Bảng nguyên liệu và sản phẩm dở dang còn lại ở các tổ đầu kỳ” và “Bảng nguyên liệu và sản phẩm dở dang còn lại ở các tổ cuối kỳ”. Đồng thời, chương trình kế toán của máy tính sẽ tự động tổng hợp lên “Tổng hợp nguyên liệu và sản phẩm dở dang còn lại ở các tổ cuối kỳ”. Cty Nhựa Đà Nẵng NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM DỞ DANG CÒN LẠI Ở CÁC TỔ ĐẾN NGÀY 31/03/2009 STT Diễn giải Tổng số Nhựa màu PVC VLP NC PL NC PL LC PL 1 Tổ tấm trần + Nguyên liệu Nhựa hạt màu nho Phế màu đã xay Phế trắng đã xay Tấm chưa in Tấm loại B Phế chưa xay PVC Bột đá 24.860 24.860 783 10.404 13.673 1.175 1.175 783 392 10.012 10.012 10.012 1.435 1.435 1.435 12.238 12.238 12.238 Cty Nhựa Đà Nẵng NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM DỞ DANG CÒN LẠI Ở CÁC TỔ ĐẾN NGÀY 31/12/2008 STT Diễn giải Tổng số Nhựa PP Nhựa Callpet Nhựa PELLD Nhựa PEHD Bã NC PL NC PL NC PL NC PL 4 Tổ ống dệt + Nguyên liệu Nhựa PP nguyên Nhựa callpet Bã vàng Nhựa PELLD Nhựa HD + Sản phẩm Manh chốn các loại Chỉ đóng bao Ước chỉ Chỉ HD ……. 27.073 15.870 14.664 853 40 188 625 11.203 2.263 4.200 4.200 540 …… 19.252 8.589 8.589 10.663 2.263 4.200 4.200 …… 6.075 6.075 6.075 …… 353 353 353 ……. ……. 188 188 188 …… ……. 1.085 625 625 460 460 ……. 80 80 80 …. 40 40 40 …. TỔNG HỢP NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM DỞ DANG CÒN LẠI Ở CÁC TỔ ĐẾN NGÀY 31/03/2005 STT Diễn giải Tổng số Nhựa HD Nhựa PP Nhựa PELLD Nhựa PVC Dầu DO Sucall Bã màu CaCO3 NC PL NC PL NC PL NC PL 1 2 4 Tổ ống nước Tổ ống dệt Tổ tấm trần …… 100 750 27.073 24.860 ….. 750 1.085 ….. 80 ….. 19.252 ….. 6.075 …. 188 …. …. 1.175 10.012 100 353 …. 40 …. 13.673 Tổng 104.538,6 17188 552 28.930 24.083 263 1.175 10.012 100 658 13.673 Tập hợp các chi phí phát sinh trên “Sổ chi tiết nguyên liệu chính”, “Bảng lương CNSX” của từng tổ sản xuất, “Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung”……..kế toán thành phẩm lập “Sổ tổng hợp Tài khoản 154” và in ra vào cuối quý. SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tháng 1/01/2009 đến ngày 31/01/2009 SDDK: Nợ : 880.217.680 TKĐƯ Số tiền Nợ TK 154 Có TK 154 155 TP 13.150.675 11.898.880.908 3313 134.109.510 627 1.315.277.739 621 10.150.443.577 622 685.316.456 Tổng 12.298.297.957 11.898.880.908 SDCK: Nợ : 1.258.131.676 b. Đối với thành phẩm: Để tiện cho công tác quản lý và kế toán thành phẩm, công ty đã xây dựng bảng : gọi là Bảng mã thành phẩm trong máy vi tính. Số hiệu TK Mã TP Tên Tài khoản Ghi chú 1 2 3 4 155 Thành phẩm 155.001 Bao bì xi măng 155.002 Bao dệt PP 155.003 Cuộn KP 155.004 Túi PELD các loại 155.005 ống nước HDPE 155.006 Ống nước PVC 155.007 Dép Ủng 155.008 Tấm ốp trần 155.009 Can, thẩu, két bia 157 Hàng gởi đi bán 157.006 Ống nước PVC 157.007 Dép Ủng Kế toán thành phẩm lên “Sổ chi tiết Tài khoản” cho từng loại thành phẩm căn cứ vào các loại chứng từ gốc bao gồm: “Phiếu nhập kho thành phẩm”, “Phiếu xuất kho thành phẩm”, “Bảng chi tiết tiêu thụ về lỗ, lãi sản xuất công nghiệp” theo từng loại sản phẩm và “Sổ chi tiết thành phẩm” ở 2 kho : A, B, “Sổ chi tiết hàng gởi bán” ở 2 cửa hàng : Lê Độ, Trần Cao Vân. Và sổ này được in ra vào cuối kỳ (Quý). SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 155 : Thành phẩm Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/01/09 Số chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền Số Ngày PS Nợ TK 155 PS Có TK 155 Số dư đầu kỳ 916.926.433 155.001 03/01/09 Bao bì xi măng 154 6.970.300 155.002 07/01/09 Bao dệt PP 154 5.386.105 …… …….. ….. ….. 21/01/09 Xuất bán 632 11.561.713 22/01/09 Hoa hồng ĐL 641 356.009 …… …… Tổng 12.356.405 11.917.722 Số dư Nợ : 917.365.116 Tổng hợp số liệu từ “Sổ chi tiết tài khoản 155” của tất cả các loại thành phẩm, kế toán lập : SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 155 Thành phẩm Tháng1/2009 SDDK: Nợ : 916.926.433 TKĐƯ Số tiền Nợ Có 154 5.898.356.405 6321 5.718.561.713 641 11.356.009 Tổng 5.898.356.405 5.729.917.722 SDCK: Nợ : 1.085.365.116 SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 155 Thành phẩm Quý I/2009 SĐK: Nợ : 1.987.424.007 TKĐƯ Số tiền Nợ Có 154 11.898.880.908 13.150.675 6321 10.676.415.763 641 27.242.571 Tổng 11.898.880.908 10.716.809.009 SDCK: Nợ : 3.169.495.906 Người ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng 4. Kế toán kết quả kiểm kê, đánh giá lại hàng tồn kho và quản lý hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng: - Vào cuối năm, công ty tổ chức các đợt kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm……. với sự tham gia của nhân viên thuộc phòng kinh doanh và nhân viên thuộc phòng kế toán phần hành liên quan đến hàng tồn kho. Phòng kinh doanh sẽ lập các “Báo Cáo Kiểm Kê” cho từng loại hàng tồn kho thành 2 bản, sau khi các bên có liên quan ký vào, 1 bản lưu tại phòng kinh doanh, 1 bản chuyển lên cho phòng kế toán theo dõi. - Đối với nguyên vật liệu, sẽ lập “Báo Cáo Kiểm Kê Kho Nguyên Liệu, Vật Tư” BIÊN BẢN KIỂM KÊ NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ Thời điểm kiểm kê: 31/01/2009 Tại tổ : Bao bì Cement Những người tham gia : Lê Thị Thuỷ và Nguyễn Thành STT Danh mục Vật tư Đơn vị Số lượng Trọng lượng Ghi chú 1 Nhựa PP Kg 10084,5 10084,5 2 Nhựa PP cán tráng Kg 3728 3728 3 Suncall Kg 652 652 4 LLDPE Kg 985 985 5 Giấy Graft Úc Kg 1130 1130 6 Dao rọc màng Con 2 7 Bột sắn tươi dán Kg 18 18 8 LDPE Kg 135 135 9 Kìm bấm Cái 5 Ngày 31 tháng 01 năm 2009 Tổ trưởng + Nếu có phát sinh thừa thì tiến hành hạch toán giảm giá vốn. Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu Có TK 6321 – Giá vốn hàng bán + Hiện nay tại công ty, Xăng là nguyên liệu thường phát sinh thiếu và được xếp vào loại thiếu định mức. Công ty đã hạch toán nguyên liệu xăng thiếu này vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Nợ TK 6422 – Chí phí quản lý doanh nghiệp Có TK 1523 – Nhiên liệu (xăng) - Đối với thành phẩm, kế toán sẽ lập “Báo Cáo Kiểm Kê Kho Thành Phẩm” sau đó lập “Biên bản xử lý kiểm kê sản phẩm thừa, thiếu, hư hỏng”. Nếu có phát sinh thừa thì có thể được đưa vào tái sản xuất hoặc thanh lý. Do đặc thù ngành nhựa là sản phẩm thanh lý sẽ được dùng lại để tái sản xuất cho nên được coi như là phế liệu thu hồi. - Hiện nay, tại công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. BẢNG KIỂM KÊ KHO THÀNH PHẨM Tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009 Kho A S T T Tên và quy cách hàng hoá ĐVT Theo sổ sách Theo kiểm kê Chênh lệch SP bị hỏng Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền Thừa Thiếu Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền A Bao dệt PP các loại Kg 5476,3 6288,9 812,6 1 Bao dệt PP cỡ 30*50cm Kg 42,0 42 2 Bao dệt PP cỡ 40*60cm Kg 228,9 228,9 3 Bao dệt PP cỡ 40*70cm Kg 563 615 52 5 Bao dệt PP cỡ 60*90cm Kg 490 490 6 Bao dệt PP cỡ 60*150cm Kg 525 650 125 12 Bao dệt PP cỡ 55*90cm Kg 40,5 91 50,5 13 Bao dệt PP cỡ 40*42cm Kg 245 245 14 Bao dệt PP cỡ 40*50cm Kg 78 78 16 Bao dệt PP cỡ 59*105cm Kg 2930,9 3517 586,1 18 Bao dệt PP cỡ 50*80cm Kg 134 137 3 19 Bao dệt PP cỡ 55*85cm Kg 4 4 20 Bao dệt PP cỡ 45*60cm Kg 159 159 21 Bao dệt PP cỡ 40*65cm Kg 5 5 22 Bao dệt PP cỡ 60*95cm Kg 8 8 24 Bao dệt PP cỡ 60*100cm Kg 23 23 B ... Bao bì PP cán các loại Kg 8762,4 …… 9933,9 …… 1171,5 ….. ….. BIÊN BẢN XỬ LÝ KIỂM KÊ SẢN PHẨM THỪA, THIẾU, HƯ HỎNG Kho A Tính đến 0 giờ ngày 1/04/2009 Thành phần: - Giám Đốc - Trưởng Phòng Kỹ Thuật - Kế Toán Tài Vụ - Phó Giám Đốc - Kế Toán Trưởng - Thủ Kho Thành Phẩm - Trưởng Phòng Kinh Doanh - Phó Phòng Kế Toán - Kế Toán Thành Phẩm Nội dung : Xử lý hàng hoá thừa thiếu sau kiểm kê: S T T Tên nhãn hiệu, quy cách thành phẩm ĐVT Theo sổ sách Theo Kiểm kê Chênh lệch Vật hư hỏng lâu năm thanh lý SL ĐG TT SL ĐG TT Thừa Thiếu SL ĐG TT SL TT SL TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 Túi HDPE các loại Kg 3027,7 3032 4,3 2 Manh PP các cõ Kg 4924,9 5009 84,1 4 Bao dệt PP các loại Kg 5476,3 6288,9 812,6 5 Bao dệt PP loại B Kg 362 434 72 6 Bao PP cán các loại Kg 8762,4 9933,9 1171,5 7 Bao cán PP loại B Kg 283 596 313 8 Can 20 lít Kg 4 4 4 9 Can 10 lít Kg 867 867 19 10 Dĩa hoa quả nhỏ Kg 152 152 152 11 Thẩu PVC 4 lít Kg 5 5 5 12 Thẩu PVC 2 lít Kg 480 480 26 13 Thẩu PVC 1 lít Kg 150 150 150 Kết luận : Hàng hoá thừa, thiếu do chênh lệch cân, độ ẩm. Đề nghị ban lãnh đạo cho thanh lý. Người lập TPKỹ Thuật TP Kinh Doanh Thủ Kho Giám Đốc Kế Toán Trưởng Phần III Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán và quản lý hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng I. Một số nhận xét về công tác kế toán và quản lý hàng tồn kho tại Công ty. 1. Nhận xét chung: Nhìn chung bộ máy kế toán ở công ty được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ vừa đảm bảo cho việc chuyên môn hoá công việc vừa cung cấp thông tin hữu ích, đầy đủ cho quản lý. Việc phân chia các phần hành giúp việc kiểm tra đối chiếu với nhau được chính xác và nâng cao trách nhiệm của nhân viên kế toán. Công ty đã xây dựng một bộ máy kế toán khoa học, hợp lý, không chồng chéo và quan hệ chặt chẽ. Công việc kế toán được bố trí cụ thể cho từng kế toán phần hành và được tập trung chỉ đạo bởi phó phòng kế toán. Kế toán trưởng thông qua phó phòng kế toán sẽ nắm được tình hình công việc kế toán trong phòng kế toán. Trong các phần hành của hàng tồn kho, việc áp dụng mã vật tư tránh được tình trạng nhầm lẫn giữa các loại nguyên vật liệu, thành phẩm, cộng cụ dụng cụ……trong quá trình quản lý và thuận tiện trong công tác kế toán như xác định lượng tồn kho, nhập trong kỳ, tồn cuối kỳ hay trợ giúp các phần hành khác như: tính giá thành, tập hợp chi phí…… Việc áp dụng kế toán máy vào trong công tác kế toán giúp cho công việc ghi chép tập hợp số liệu được nhanh chóng rõ ràng và đúng thời gian quy định. Đồng thời đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán làm việc tại công ty có trình độ Đại Học, chuyên môn cao, sử dụng thành thạo phần mềm kế toán và luôn luôn có ý thức cao trong công việc bồi dưỡng nghiệp vụ. Trong một thị trường ổn định thì việc lựa chọn phương pháp định giá không quan trọng lắm. Khi giá không thay đổi từ kỳ này sang kỳ khác thì tất cả các phương pháp đều cho một kết quả. Tuy nhiên, hiện nay thị trường thường hay biến động về giá cả, mỗi phương pháp đều cho một kết quả khác nhau. Chẳng hạn, khi giá mua vào của nguyên liệu nhựa nguyên chất tăng lên qua các kỳ thì phương pháp FIFO cho kết quả của trị giá vốn hàng bán thấp nhất. Trái lại phương pháp LIFO cho kết quả trị giá giá vốn hàng bán cao nhất. Kết quả của phương pháp bình quân gia quyền nằm giữa hai phương pháp FIFO và LIFO. Công ty đã sử dụng phương pháp bình quân gia quyền trong việc đánh giá hàng tồn kho. Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục nhược điểm của các phương pháp còn lại và khối lượng tính toán ít. Trong quá trình kế toán hàng tồn kho công ty đã áp dụng nhất quán một phương pháp tính giá là bình quân gia quyền cuối kỳ và cung cấp các Báo Cáo Tài Chính và các báo cáo khác kịp thời đáp ứng tốt cho công tác thông tin, kiểm tra và quản lý. 2. Nhận xét về công tác quản lý và công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng: a. Trong công tác quản lý hàng tồn kho: - Do mẫu sổ có diện tích không lớn nên tên của từng loại hàng tồn kho thường phải viết tắt và mã hóa bằng các ký tự để kiểm tra mà phòng kế toán vẫn chưa quản lý riêng được đặc điểm của hàng tồn kho. - Tại kho, phòng kế toán và phòng kinh doanh chỉ quản lý hàng tồn kho theo thứ tự mà chưa chú trọng đến những loại có khối lượng tồn kho lớn và có lượng nhập xuất trong kỳ nhiều. b. Trong công tác kế toán hàng tồn kho: - Việc áp dụng tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình gia quân quyền có nhược điểm là che dấu sự biến động của giá cả dẫn đến việc công ty khó khăn trong việc theo dõi và hoạch định các chiến lược giá cả của hàng tồn kho trong tương lai. - Việc lập kế hoạch thu mua hàng, dự toán chi phí của nguyên vật liệu chưa được quan tâm. Việc mua hàng được xác định vào đầu mỗi tháng là chưa hợp lý và chính xác. Phòng kinh doanh cần phối hợp chặt chẽ với thủ kho, kế toán để có thể biết loại vật tư nào cần đặt mua và vào thời điểm nào là thích hợp. - Việc ghi sổ trình tự nhập kho thành phẩm chưa hợp lý. Do khi có thành phẩm thực tế nhập kho nhưng thủ kho không ghi sổ mà để cuối kỳ mới ghi sổ là không đúng theo trình tự luân chuyển chứng từ kế toán. Do vậy khi có lượng thành phẩm xuất kho mà thủ kho ghi đã dẫn đến tình trạng ghi âm trên sổ kế toán. Từ đấy cũng cho thấy vai trò của bộ phận kiểm soát nội bộ trong công ty chưa thật chặt chẽ và khách quan. - Tại công ty áp dụng tính giá xuất kho của vật tư theo phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng là không hợp lý vì nó không theo dõi được đơn giá xuất thường xuyên của vật tư. - Trong công tác kế toán chi phí công cụ, dụng cụ công ty áp dụng phương pháp phân bổ một lần đối với tất cả các loại công cụ, dụng cụ kể cả những loại có giá trị lớn nhằm tránh phải kết chuyển chi phí còn lại của công cụ dụng cụ có giá trị lớn sang kỳ sau là không đúng với nguyên tắc phù hợp. II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán và quản lý hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng: 1. Tính giá vật liệu xuất kho: + Để khắc phục hạn chế của phương án giá thực tế bình quân gia quyền cuối tháng đối với vật tư, công ty có thể sử dụng phương án giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập, tức là không đợi đến cuối tháng mới tính giá bình quân mà tính ngay khi mỗi lần nhập mới. Nhưng với phương án này mặc dù cung cấp thông tin về giá trị vật tư, sản phẩm, hàng hóa xuất dùng kịp thời nhưng tính toán phức tạp và kết quả không chênh lệch mấy so với phương pháp nhập trước, xuất trước. Do vậy cũng có thể nói thêm là: nếu như có trên 2 lần nhập liên tiếp rồi mới xuất thì giá thực tế bình quân không phải tính sau mỗi lần nhập mà chỉ cần tính trước mỗi khi xuất, bởi vì nếu tính theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập thì kết quả chưa sử dụng đến và đến lần nhập sau ta lại phải tính nhập với số liệu tiếp theo để tính sẽ cho kết quả vẫn như vậy. Vì vậy nên chăng thay vì nói phương án bình quân sau mỗi lần nhập ta nói phương án bình quân trước mỗi lần xuất. Khi đó ta có: Giá thực tế bình quân trước mỗi khi xuất của đơn vị vật tư, sản phẩm, hàng hóa = Giá thực tế của vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho trước mỗi khi xuất / Số lượng sản phẩm, vật tư, hàng hóa tồn kho trước mỗi khi xuất. + Và khi đã chấp nhận ý kiến hoàn thiện như đã phân tích trên thì trong báo cáo tài chính của công ty ta không nên nói chung là đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền mà có thể nói cụ thể ra là: - Đối với vật tư đánh giá theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập hoặc bình quân trước mỗi khi xuất (nếu được chấp nhận). - Đối với thành phẩm: đánh giá theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ (cuối tháng). + Biện pháp tiếp theo nữa về tính giá xuất kho vật liệu là thay vì áp dụng phương pháp bình quân gia quyền ta có thể thay bằng phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO). Bởi vì, trong giai đoạn hiện nay, khi mà giá cả nguyên liệu nhựa trên thị trường tăng thì việc áp dụng việc tính giá xuất kho theo phương pháp này sẽ làm cho chi phí cao, lợi nhuận thấp và doanh nghiệp sẽ được lợi khi nộp thuế cho Nhà nước. Cách tính được thể hiện ở ví dụ sau: Nguyên liệu: CA0005-Bột đá TK 02 (vôi) - Kg Tồn đầu kỳ: Số lượng: 560 kg. Thành tiền: 910.280 đồng. Nhập trong kỳ: Ngày 01/01: Số lượng: 985 kg. Thành tiền: 1.625.250 đồng. Ngày 30/01: Số lượng: 655 kg. Thành tiền: 1.116.775 đồng. Xuất trong kỳ: Ngày 31/01: Số lượng: 750 kg. Thành tiền: 1.278.750 đồng. Tồn cuối kỳ: Số lượng:1450kg. Thành tiền: 2.373.555 đồng. Trong đó: Trị giá xuất kho nguyên liệu (theo phương pháp LIFO) vào ngày 31/10 là: 1.116.775 + (95*(1.625.250 /985)) = 1.278.750 đồng. + Tại một số tổ sản xuất trong công ty việc nhập – xuất nguyên vật liệu, thành phẩm… với khối lượng lớn vừa chiếm chỗ nơi sản xuất vừa dẫn đến tồn kho. Vì vậy, em đề nghị sử dụng “Phiếu xuất kho theo hạn mức”. PHIẾU XUẤT KHO THEO HẠN MỨC Số: 1/2 Tháng 01 năm 2009 Bộ phận sử dụng: Tổ ống nước. Lý do: sản xuất ống PVC. Xuất tại kho: Quảng STT Tên quy cách, nhãn hiệu Mã số ĐVT Hạn mức được duyệt trong tháng Số lượng Đơn giá Thành tiền Ngày 3 15 16 Cộng 1 2 3 Nhựa PP Nhựa LDPE Nhựa HDđen Kg Kg Kg 5800 1900 5190 2000 900 1800 2000 800 1880 1800 200 1500 5800 1900 5190 Cộng 12890 4700 4680 3500 12890 Người ký nhận Với việc áp dụng “Phiếu xuất kho theo định mức” có những ưu điểm: - Theo dõi số lượng hàng tồn kho xuất trong trường hợp chỉ lập phiếu xuất kho 1 lần trong tháng nhưng có thể xuất kho nhiều lần trong tháng cho các bộ phận sản xuất sử dụng. - Hạn chế lượng hàng tồn kho tồn ở các tổ sản xuất và dễ dàng trong công tác bảo quản hàng tồn kho. - Dễ dàng phát hiện loại hàng tồn kho sử dụng vượt mức (nếu có), từ đó kịp thời xem xét nguyên nhân hay điều chỉnh mức phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý và kế toán hàng tồn kho. 2. Công tác quản lý và kế toán công cụ, dụng cụ: + Trong công tác tổ chức và quản lý công cụ dụng cụ: Cần được tăng cường hơn nữa vì giữa các tổ sản xuất thường có tình trạng mượn công cụ dụng cụ của nhau một cách tùy tiện và quản lý không chặt chẽ cho nên thường xảy ra việc mất mát, hư hỏng mà không xác nhận được cá nhân bồi thường. Về tổ chức quản lý kho cũng nên sắp xếp lại kho sao cho hàng hóa, nguyên vật liệu, sản phẩm nào trong kho thường xuyên nhập xuất thì nên để nơi gần chỗ vận chuyển nhất để khi nhập kho hay xuất kho thì thủ kho và người vận chuyển đỡ tốn nhiều thời gian lưu chuyển và đáp ứng đúng thời gian sản xuất tại công ty. . Đối với những phụ tùng, công cụ dụng cụ khi nhận được giấy báo hỏng, thủ kho phải tham khảo ý kiến của bộ phận kỹ thuật về mức độ hỏng hóc để thực hiện các biện pháp sử lý như sau: - Nếu không sửa chữa được cần phải thanh lý ngay. - Nếu có thể sửa chữa được thì cần phải gia công lại để tận dụng sản xuất. . Mặt khác, đối với công cụ dụng cụ hỏng thì sau khi được sác nhận tại phòng kỹ thuật thì cần phải đưa xuống kho để thủ kho kiểm tra và sau đó mới xuất công cụ dụng cụ mới để sử dụng. + Trong công tác kế toán chi phí công cụ dụng cụ: - Tại phòng kế toán không theo dõi công cụ dụng cụ trên sổ sách chi tiết cũng như tổng hợp, dẫn đến tình trạng nhiều khi công cụ dụng cụ còn sử dụng được nhưng lại báo hỏng không tận dụng được những công cụ dụng cụ có thể phục hồi… Do đó, em xin đề xuất ý kiến lập “Sổ chi tiết công cụ dụng cụ hư hỏng”. SỔ CHI TIẾT CCDC HƯ HỎNG Qúy I năm 2009 STT Ngày Mã vật tư Tên vật tư ĐVT Số lượng Tình trạng Tổ sử dụng Ghi chú 1 2 3 … … 12 13 14 … … 15 … … … … … … … BR235 … … … … … … … Bánh răng quay … … … … … … … Cái … … … … … … … 2 … … … … … … … Mòn … … … … … … … Tổ cơ … … … … … … … Gia công lại - Trong công tác kế toán chi phí công cụ dụng cụ, công ty cần áp dụng phương pháp phân bổ dần đối với những công cụ dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu như: khuôn đúc… Khi xuất dùng, kế toán phải xác định thời gian sử dụng để phân bổ giá trị của nó vào chi phí sản xuất kinh doanh. Mức phân bổ giá trị CCDC Cho một lần (kỳ) sử sụng Giá trị CCDC xuất dùng Số lần (kỳ) sử dụng được xác định = * Khi xuất dùng toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ được ghi: Nợ TK 142, 242 – Chi phí trả trước. Có TK 153 – Công cụ dụng cụ * Số phân bổ cho một kỳ (lần) Nợ TK 627, 641, 642 – Chi phí sản xuất kinh doanh Có TK 142, 242 – Chi phí trả trước Ta có thể lập bảng “Phân bổ công cụ dụng cụ ”như sau: BẢNG PHÂN BỔ CÔNG CỤ DỤNG CỤ Quý I/2009 Ghi Có TK 153 Ghi Nợ TK Đơn vị Tiền sản xuất 6273 Tổ can phao 39.014.329 …. …. ….. 6273 Tổ màng mỏng 266.682 6273 Tổ may bao 2.045.659 ….. …. …. 6273 Tổ tấm trần 46.057.952 6423 Hành chính 10.496.841 142 3.699.309 6273 Tổ bao bì 1.614.815 … …. … Tổng cộng 136.128.721 3. Công tác kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại các tổ sản xuất Hiện nay tại công ty nguyên liệu chưa sử dụng hết được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ và theo em như vậy là chưa chính xác. Công ty nên tách riêng theo dõi lượng nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ và trừ ra khỏi chi phí nguyên liệu trực tiếp. Bên cạnh đó, hàng tháng, tại các tổ sản xuất tiến hành kiểm kê xác định lượng tồn kho trên các bảng kiểm kê và nguyên vật liệu chưa sử dụng chỉ phản ánh trên bảng kiểm kê chứ chưa phản ánh trên sổ chi tiết kế toán. Do đó đã là cho lượng tồn kho thực tế lớn hơn so với số lượng phản ánh trên sổ sách vào cuối tháng. Em xin đề ra một biện pháp là: Cuối tháng, khi nhận được các biên bản kiểm kê do các tổ chuyển lên kế toán tiến hành hạch toán ghi giảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách ghi âm trên sổ kế toán, đến đầu tháng sau sẽ kết chuyển sang. Định khoản: Nợ TK 621 : giá trị còn lại cuối kỳ tại các tổ sản xuất Có TK 152 : Giá trị còn lại cuối kỳ tại các tổ sản xuất (ghi âm) 4. Đối với phế liệu thu hồi: Hiện nay tại công ty có hai loại phế liệu: + Phế liệu thu hồi có thể tái chế, sản xuất lại và loại này chiếm đa số. + Phế liệu thu hồi không thể tái sản xuất lại như là: bao bì xi măng và loại này ít. Thực tế tại công ty đã xây dựng định mức về hư hỏng cho phép của phế liệu những chưa chú trọng đến lượng vượt quá định mức. Công ty có thể thiết kế “Bảng theo dõi sản phẩm sản xuất” để theo dõi lượng phế liệu. BẢNG THEO DÕI SẢN PHẨM SẢN XUẤT Tháng 01/2009 Số : Tờ : Sản phẩm Ngày Ca Nguyên liệu sử dụng Sản phẩm sản xuất Ký Ghi chú Tổng số Loại SP tốt Loại SP hỏng Trong ĐM Ngoài ĐM ….. BBXM ….. …. 12 …. …. …. ….. …. …. 532 …. …. 524 …. …. 8 …. …. …. …. …. …. …. Căn cứ vào “Bảng theo dõi sản xuất” kế toán có thể xác định được lượng số lượng sản phẩm hỏng trong và ngoài định mức (phế liệu) để công ty có hướng giải quyết hợp lý. Ở cột ghi chú sẽ nêu lên nguyên nhân hư hỏng có thể là: do máy móc thiết bị, do công nhân… và là căn cứ để xác định đối tượng bồi thường. - Đối với sản phẩm hỏng trong định mức sẽ được tính vào giá thành sản phẩm toàn bộ chi phí phát sinh. - Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức sẽ không được tính vào gia thành sản phẩm những chi phí phát sinh mà ta phải sử lý cụ thể từng trường hợp . Giá trị bồi thường = Giá trị hỏng ngoài định mức - Phế liệu thu hồi. . Phế liệu thu hồi = Số lượng phế liệu thu hồi * Đơn giá phế liệu thu hồi. . Đơn giá phế liệu thu hồi = 40% đến 50% đơn giá nguyên liệu. Định khoản: Nợ TK 152: Phế liệu thu hồi. Nợ TK 1388: Khoản bồi thường (xác định được nguyên nhân). Có TK 154: CPSX kinh doanh dở dang. 5. Xây dựng hệ thống báo cáo hàng tồn kho: + Cuối năm, bên cạnh việc cung cấp các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, bẳng cân đối tài khoản; phòng kế toán còn cung cấp một số báo cáo khác như: Báo cáo thuế, báo cáo doanh thu bán hàng, báo cáo cân đối nhập xuất tồn… + Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại cho nên hoạt động nhập xuất của từng loại như: nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm… thuộc hàng tồn kho rất nhiều, lớn và lượng tồn kho tại đây là tương đối nhiều. Từ đây ta thấy được tính cấp thiết trong việc xây dựng hệ thống báo cáo hàng tồn kho nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho công tác quản lý, sử dụng, bảo quản và công tác xác định lượng hàng tồn kho hợp lý trong kỳ sản xuất và cho cả kỳ sau. Vì vậy, em đề nghị một biện pháp là lập bảng “Báo cáo hàng tồn kho” và “Báo cáo phế liệu và phế phẩm”. Căn cứ vào các bản này ta có thể xác định được lượng tồn, nhập, xuất trong kỳ của từng loại thuộc hàng tồn kho. Xác định được nguyên nhân, sự tăng giảm của phế liệu thu hồi về phế phẩm để đưa ra biện pháp nhằm làm giảm lượng phế liệu phế phẩm này. Bảng này có thể được in ra vào cuối mỗi quý, cuối tháng tùy vào yêu cầu quản lý của công ty. BÁO CÁO HÀNG TỒN KHO Biểu mẫu số: _/_ Quý I/ năm 2009 STT Tên Đơn vị tính Số lượng tồn đầu kỳ Số lượng nhập Số lượng xuất Số lượng tồn cuối kỳ Ghi chú A, Nguyên liệu: 1 Nhựa PVC K66 kg 10.000 20.000 10.000 20.000 Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 … … … … … … … … … … … … … … … … … ... … … … … B, Nguyên liệu: 1 Dầu nhớt Shell lon 25 15 36 4 … … … … … … … … C, Công cụ dụng cụ … … … … … … … … D, Sản phẩm dở dang: … … … … … … … … E, Thành phẩm: 1 Bao bì xi măng Kg 3.645 296 2.564 1.377 … … … … … … … … … Tháng 01 … … … … … Tháng 02 Tháng 03 Cộng các tháng Người lập biểu Thủ kho (ký, họ và tên) (ký, họ và tên) BÁO CÁO PHẾ LIỆU & PHẾ PHẨM Biểu mẫu số: _/_ Quý I/ năm 2009 STT Tên Đơn vị tính Số lượng tồn đầu kỳ Số lượng nhập Số lượng xuất Số lượng tồn cuối kỳ Ghi chú A, Phế liệu thu hồi: 1 Phế PVC kg 19.098 19.197 14.212 24.083 … … … … … … … … … … … … … … B, Phế phẩm: 1 Bao bì xi măng Kg 35 45 0 80 … … … … … … … … Tổng cộng: Nhận xét : Người lập biểu Thủ kho (ký, họ và tên) (ký, họ và tên) 6. Một số ý kiến khác: + Đồng thời, nhằm tránh tình trạng ghi âm số lượng tồn cuối kỳ trong sổ kế toán, bộ phận kiểm soát nội bộ cần tăng cường trách nhiệm hơn nữa trong việc kiểm tra, nhắc nhở thủ kho cần phải ghi chép đúng theo trình tự, thủ tục chứng từ phát sinh để không còn xảy ra hiện tượng như trên nữa. + Hệ thống máy móc của công ty tuy luôn được nâng cấp và mua mới nhưng hầu hết đều đã qua sử dụng hay quy trình đã lạc hậu. Do đó, công ty cần quan tâm đến quy trình công nghệ của các loại máy móc thiết bị. Đây là yếu tố góp phần tạo nên những sản phẩm hoàn chỉnh, tiết kiệm nguyên liệu, nhiện liệu và giảm tỷ lệ phế liệu thu hồi. + Công ty có thể nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất vào những lúc công nhân phải nghỉ chờ việc khi công ty không có đơn đặt hàng. Công ty nên tận dụng những thời gian đó để bố trí cho công nhân học tập nâng cao tay nghề. Có như vậy thì sản phẩm cũng sẽ bớt hư hỏng và sẽ tiết kiệm được nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất. + Thường xuyên bố trí lại lực lượng lao động cho phù hợp với trình độ tay nghề của mỗi người, tránh được tình trang không hiểu rõ được công việc gâp ra lãng phí nguyên vật liệu sử dụng. LỜI KẾT Việc quản lý và tổ chức kế toán hàng tồn kho là vấn đề quan trọng và phức tạp. Nó đòi hỏi cần phải đặt ra những nhiệm vụ và biện pháp để quản lý hàng tồn kho một cách có hiệu quả góp phần giảm bớt chi phí, nâng cao lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên với kiến thức và thời gian thực tập có hạn. Chuyên đề tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong thầy cô trong phòng kế toán góp ý kiến để chuyên đề hoàn thiện hơn. Em chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô giá Đỗ Quyên và sự giúp đỡ tận tình của các cô chú phòng Kế toán tại Công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng đã giúp em hoàn thành chuyên đề. Đà Nẵng, ngày 03 tháng 05 năm 2009 Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Tuyển MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp (Phần 1) Trường Đại học Đà Nẵng – Khoa Kế toán - Thông tư hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá công trình xây lắp tại doanh nghiệp. (Ngày 27/02/2006 số 13/2006/TT-BCT) - Kế toán Doanh Nghiệp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Th.S Nghiêm Văn Lợi. - Hướng dẫn kế toán thực hiện các chuẩn mực kế toán. Nguyễn Văn Nhiệm NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Đà Nẵng, ngày ……..tháng…….năm 2009 Xác nhận của Công ty NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán và quản lý hàng tồn kho tại công ty Cổ phần nhựa Đà Nẵng.doc
Luận văn liên quan