Đề tài Khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA

MỤC LỤC CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.1.1. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.1.2. Giả thuyết nghiên cứu 3 1.1.3. Các câu hỏi nghiên cứu 4 1.1.4. Cơ cấu đề tài 4 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP 5 2.1. Lý thuyết kinh tế về hội nhập quốc tế và hội nhập vùng 5 2.2. Các vấn đề về thương mại nông sản quốc tế 8 2.2.1. Sản xuất và xuất nhập khẩu hàng nông sản toàn cầu 8 2.2.2. Xu hướng bảo hộ hàng nông sản trong thương mại quốc tế và lợi ích của tự do hoá thương mại 9 2.2.3. Thương mại hàng nông sản và hội nhập vùng 11 2.3. Các chỉ số về bảo hộ và cạnh tranh 12 2.3.1. Các chỉ số đánh giá bảo hộ 12 2.3.2. Các chỉ số đánh giá lợi thế so sánh 13 2.3.3. Một số các chỉ số khác 14 2.4. Mô hình 14 2.4.1. Nhu cầu nội địa: 14 2.4.2. Hàm cung trong nước 15 2.4.3. Cân bằng cung cầu 15 2.4.4. Tương tác giá 15 2.5. Phương pháp thu thập số liệu 17 2.5.1. Thu thập thông tin và số liệu có sẵn 17 2.5.2. Tiến hành khảo sát và điều tra thực địa 17 2.5.3. Phương pháp hội thảo nhóm, tham luận 19 CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP AFTA 20 3.1. Tổng quan nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của Việt Nam 21 3.2. Tổng quan nông nghiệp và thương mại nông sản các nước ASEAN 26 3.2.1. Nông nghiệp các nước ASEAN 26 3.2.2. Thương mại nông sản của các nước ASEAN 30 3.3. Hội nhập AFTA và các cam kết trong AFTA 37 3.3.1. Các cam kết hội nhập AFTA 37 3.3.2. Tình hình thực hiện CEPT/AFTA trong nông nghiệp thời gian qua 39 3.4. Kết luận 43 CHƯƠNG 4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC AFTA 44 4.1. Tình hình chung 44 4.2. Mặt hàng lúa gạo 47 4.2.1. Sản xuất 47 4.2.2. Thị trường trong nước 51 4.2.3. Thị trường ngoài nước 54 4.3. Thịt lợn 57 4.3.1. Tình hình sản xuất 57 4.3.2. Tình hình thị trường 58 4.4. Dứa 61 4.4.1. Tình hình sản xuất 61 4.4.2. Tình hình thị trường 63 4.5. Tiêu 65 4.5.1. Tình hình sản xuất 65 4.5.2. Tình hình thị trường 67 4.6. Chè 68 4.6.1. Tình hình sản xuất 68 4.6.2. Tình hình thị trường 69 4.7. Chính sách nông nghiệp các nước trong khu vực 70 4.7.1. Indonesia 70 4.7.2. Thai land 73 4.7.3. Malaysia 77 4.7.4. Philipines 79 4.8. Kết luận 82 CHƯƠNG 5. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG SẢN VIỆT NAM 84 5.1. Lúa gạo 84 5.1.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu 84 5.1.2. Các kênh tiêu thụ và phân phối lúa gạo 87 5.1.3. Đánh giá khả năng cạnh tranh 88 5.1.4. Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) 93 5.2. Sản phẩm chăn nuôi 94 5.2.1. Xu hướng phát triển chăn nuôi trong những năm qua 94 5.2.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm chăn nuôi 100 5.2.3. Phân tích SWOT 111 5.3. Chè 112 5.3.1. Sản lượng chè Việt Nam 112 5.3.2. Xuất khẩu 113 5.3.3. Thị trường 115 5.3.4. Đánh giá lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh 117 5.3.5. Phân tích SWOT 122 5.4. Tiêu 124 5.4.1. Sản xuất hồ tiêu của Việt Nam 124 5.4.2. Kênh tiêu thụ tiêu 126 5.4.3. Xuất khẩu 127 5.4.4. Đánh giá khả năng cạnh tranh 130 5.4.5. Phân tích SWOT 134 5.5. Dứa 135 5.5.1. Tình hình sản xuất dứa của việt nam 135 5.5.2. Xuất khẩu dứa 138 5.5.3. Đánh giá khả năng cạnh tranh 142 5.5.4. Phân tích SWOT 151 5.6. Kết luận 152

doc163 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2486 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chè sang Liên bang Xô Viết và Đông Âu. Khối lượng xuất khẩu trong thập niên 80 đạt 12.000 - 14.000 tấn chè sơ chế mỗi năm. Các nước nhập khẩu sau đó chế biến lại và đóng gói trước khi bán ra. Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng. Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu chè sang 59 nước trên thế giới (tính đến đầu năm 2004), trong đó 80% khối lượng chè xuất sang Irắc, Đài Loan, Ấn Độ, Pakistan và Nga. Trong khi Irắc, Pakistan và Ấn Độ chủ yếu mua chè đen, Đài Loan và Pakistan lại là khách mua chè xanh chủ yếu (Accenture 2000). Irắc và Đài Loan chiếm 50% khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam. Gần đây, Việt Nam nỗ lực mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu chè. Cá nước châu Âu như Đức, Anh là các thị trường lớn. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu chè sang Đức và Anh lần lượt chiếm 3,5% và 1,5% tổng giá trị xuất khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ và các nước châu Á như Nhật, Indonesia và Singapore. Hình 5.16. Nước nhập khẩu chè Việt Nam 1999-2003 Nguồn: Accenture 2000 và ICARD 2003, Nguyễn Tấn Phong, “Lộ trình mới cho Phát triển ngành chè”, tạp trí NLC, số 6- 2004 Khó khăn khi phụ thuộc vào một số thị trường xuất khẩu hạn chế đã trở nên rõ ràng hơn khi chiến tranh Irắc nổ ra vào năm 2003 làm mất đi nhu cầu đối với chè Việt Nam và đã gây tác động mạnh tới tất cả các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị ngành chè Việt Nam, nhất là những thành phần có liên quan tới các doanh nghiệp quốc doanh xuất khẩu qua VINATEA. Năm 2003, VINATEA chỉ xuất khẩu được 15.000 tấn chè sang Irắc mặc dù các hợp đồng ký kết là 30.000 tấn. Không những thế, Irắc không thể thanh toán cho số chè đã giao vì thế nợ khó đòi lên tới 1,3 triệu Euro. Việt Nam có khoảng 130 công ty xuất khẩu chè, trong đó 40 công ty chuyên xuất khẩu. VINATEA không còn thống trị thị trường xuất khẩu kiểm soát dưới 50% khối lượng chè xuất khẩu. Phần lớn là chè đen chế biến theo công nghệ orthodox. 70% chè của VINATEA bán ra được chế biến lại và dán nhãn nước ngoài; chỉ có 17% số chè bán ra dưới nhãn hiệu VINATEA. Bên cạnh đó, Công ty cũng bán ra một lượng nhỏ chè xanh sang Nhật Bản, Đài Loan và Pakistan và một lượng nhỏ chè đen CTC sang Bỉ. Các công ty TNHH hiện kiểm soát khoảng 40%, công ty liên doanh (8%), thị phần còn lại được kiểm soát bởi các loại liên doanh khác.) Hình 5.17. Tỷ lệ xuất khẩu theo loại hình sở hữu công ty 2004 Liên Doanh 8% Khu vực Nhà nước 46% Khác 6% Các công ty cổ phần 1% Công ty TNHH 39% Nguồn: VITAS Đánh giá lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh Không có sự cạnh tranh mạnh trong khối ASEAN Trước hết nghiên cứu các nước xuất khẩu chè trên thế giới cho thấy, trong khối ASEAN Việt Nam chỉ có cạnh tranh với Indonesia do Thái Lan, Malaysia hay Philipin không xuất khẩu. Hơn nữa các nước ASEAN không phải là những nước nhập khẩu chính vì thế khi tham gia AFTA, ngành chè Việt Nam không chịu ảnh hưởng nhiều. Hình 5.18. Thị trường xuất khầu chè thế giới (%) Hình 5.19. Tỷ trọng nhập khẩu chè của một số nước 2000-2002 LB Nga, 11.7 Anh, 11.8   Pakistan, 7.8 Mỹ, 6.8 Ai Cập, 5.1 Nhật, 4.2   Ả rập TN, 3.9   Morocco, 3.0 Ba Lan, 2.3   Đức, 2.8 Nguồn: FAOstat 2004 Chủ yếu xuất khẩu chè thô Tuy nhiên trong thị trường chè thế giới, lượng xuất khẩu của Việt Nam còn rất hạn chế, mới chỉ chiếm 2,6% tổng xuất khẩu chè thế giới. Bên cạnh đó, phần lớn Việt Nam xuất khẩu chè thô, chè nguyên liệu nên giá chè xuất khẩu của Việt Nam rất thấp so với chè thế giới. Hình 5.20. Giá chè xuất khẩu của Việt Nam và giá thế giới 1990-2003 (USD/tấn) Nguồn: Số liệu của Tổng cục thống kê và FAO Hơn nữa chè Việt Nam chưa có thương hiệu mạnh chính vì thế uy tín trên thị trường thế giới chưa cao. Đây cũng là lý do năm 2004, Việt Nam đã đầu tư 27,5 tỷ cho Hiệp hội chè để cho chương trình xây dựng thương hiệu chè Việt Nam. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu phải gắn với chất lượng và chủng loại sản phẩm. Việc chủ yếu xuất khẩu chè nguyên liệu là khó khăn lớn khi xây dựng thượng hiệu mạnh. Với chè nguyên liệu, giá trị đơn vị chè của Việt Nam là rất thấp so với các nước khác trên thế giới, chỉ khoảng trên 1000 USD, so với 7000-8000 USD của các nước Pháp, Anh hay trên 2000 USD của Srilanka, Ấn Độ. Hình 5.21. Giá trị đơn vị của các nước xuất khẩu chè lớn 2002 (USD/tấn) Nguồn: FAOStat 2004. Chính do xuất khẩu chè thô nên giá trị gia tăng sản phẩm chè do các thành phần trong nước tạo ra rất thấp, phần lớn giá trị gia tăng cuối cùng của sản phẩm chè là do các nhà phân phối nước ngoài nhận được. Nghiên cứu của ngân hàng Phát triển Châu á năm 2003 đối với hai sản phẩm chè Tesco và Twinings, các nhà phân phối chế biến nước ngoài chiếm tới 85-90% giá trị gia tăng của sản phẩm chè cuối cùng bán tại các siêu thị nước ngoài. Hình 5.22: Tỷ trọng trong tổng giá trị gai tăng chè bán tại các siêu thị nước ngoài Mức độ cạnh tranh trung bình theo DRC Công cụ thông thường để đánh giá lợi thê so sánh là Chi phí nguồn lực nội địa (DRC) - thước đo giá trị kinh tế các nguồn lực nội dịa trong sản xuất một mặt hàng xuất khẩu. Nếu DRC nhỏ hơn 1, mặt hàng đó có lợi thế so sánh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng DRC là một thước đo tĩnh không tính đến các sự thay đổi của các thành phần nguồn lực. Ở Việt Nam, việc tính toán Chi phí nguồn lực nội địa (DRC) đối với chè cho thấy chè vẫn là một mặt hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh trung bình. Chỉ số DRC của chè nhìn chung là thấp hơn 1, dù năm 2004 là xấp xỉ bằng 1 do khủng hoảng thị trường xuất khẩu với 15000 tấn chè sang I-rắc bị ngưng lại. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của chè thấp hơn so với cà phê, hạt điều và gạo. Hình 5.23. Chi phí nguồn lực nội địa của chè Việt Nam 1995-2004 Nguồn: Tính toán của Nguyễn Ngọc Quế (ICARD) Phân tích SWOT Điểm mạnh Điều kiện thời tiết thuận lợi Kinh nghiệm trồng Đa dạng hóa sản phẩm Phát triển xuất khẩu tư nhân Thói quen uống chè của người Việt Nam Các công ty chè nước ngoài và liên doanh phát triển Là một nguồn thu nhập chính của người sản xuất Điểm yếu Hệ thống thủy lợi kém, ít giống, năng suất thấp Xuất khẩu chè sơ chế với giá trị thấp Chưa có thương hiệu Phụ thuộc vào một số thị trường lớn như Irắc khiến có nhiều rủi ro Nhiều cơ sở chế biến thủ công Chất lượng chè xuất khẩu không đồng đều Các thương hiệu chè đen của nước ngoài thống lĩnh trên thị trường trong nước Vườn chè đã lâu năm Khu vực chè được tưới còn ít Thiếu phương tiện cất trữ Các công ty Nhà nước thiếu khả năng thương mại Cạnh tranh không công bằng giữa khu vực Nhà nước và tư nhân Cơ hội Thị trường thế giới phát triển Chế biến tại hộ gia đình phát triển Chè là một đồ uống giải khát Phát triển ứng dụng khoa học kỹ thuật Đa dạng hóa sản phẩm Quá trình cổ phần hóa Thách thức Sử dụng quá mức phân bón và thuốc trừ sâu Thị trường xuất khẩu không ổn định Cạnh tranh cao giữa các nhà xuất khẩu của Việt Nam Cạnh tranh với các nhà xuất khẩu khác Tiêu Sản xuất hồ tiêu của Việt Nam Hiện nay, tiêu được trồng nhiều ở các vùng Đông Nam bộ (53%), Tây Nguyên (31%), Bắc Trung Bộ (7%), Duyên hải miền Trung (7%) và Đồng bằng sông Cửu Long (2%). Các vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên có ưu thế về đất, cho năng suất cao, còn các vùng tiêu ở Đồng bằng sông Cửu Long (Phú quốc) và Bắc Trung bộ lại có ưu thế về khí hậu giúp tiêu có hạt chắc và hương vị đặc trưng. Trong những năm 90, diện tích tiêu tăng với tốc độ trung bình 13%/năm. Cùng với tốc độ tăng về diện tích, năng suất cũng tăng đáng kể, trung bình 7%/năm. Cho đến tháng 6/2003, tổng diện tích trồng tiêu tại Việt Nam đạt khoảng 48,800 ha, trong đó diện tích thu hoạch chiếm 70%. Sản lượng tiêu năm 2003 đã đạt trên 90 000 tấn và Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới. So với năm 1997, diện tích tiêu năm 2003 đã tăng gấp 4,9 lần và sản lượng tăng gấp 3,6 lần. Hình 5.24. Xu hướng phát triển tiêu của Việt Nam Hầu hết tiêu Việt Nam được thu hoạch để làm tiêu đen nên sơ chế tiêu ở nông hộ rất đơn giản. Tiêu chín và tiêu già được hái xuống, phơi nắng cho khô, tách hạt khỏi cành, loại bỏ các hạt lép, phân loại và cất giữ. Tiêu càng già thì sau khi phơi, tỷ lệ hạt chắc sẽ nhiều hơn và đều hơn. Trong những năm trước, nông dân thường thu hoạch khi quả còn rất xanh, nên hạt lép nhiều hơn. Trong những năm gần đây, nhiều hộ đã chú ý thu hoạch tiêu khi có nhiều quả chuyển sang màu vàng và chín đỏ nên chất lượng khá hơn. Tiêu chắc thường được đại lý trả giá cao hơn và doanh nghiệp xuất khẩu cũng thu được doanh thu cao hơn khi xuất tiêu đen chất lượng cao. Tiêu được thu hoạch trong mùa khô nên việc phơi tiêu rất thuận lợi. Việc bảo quản tiêu cũng tương đối dễ dàng, như bảo quản thóc. Các hộ sau khi phơi, cho tiêu vào bao bì hai lớp và để trên kệ gỗ khô ráo thì chất lượng tiêu có thể được giữ không thay đổi từ năm này sang năm khác. Hiệu quả kinh tế của trồng tiêu Tiêu là cây trồng đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, chủ yếu do phải dựng choái, dàn che và thiết kế hệ thống tưới tiêu. Chi phí cho lãi xuất đầu tư vào tiêu như vậy là rất lớn, gần bằng chi phí cho phân bón và công chăm sóc, thu hoạch tiêu ở những năm sau. Ở những nơi có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi như Bình Phước, nếu tiêu không bị bệnh, năng suất rất cao, trung bình 3,5 tấn/ha và chi phí sản xuất chỉ 9 triệu/tấn tiêu. Ở nơi năng suất thấp, khoảng 2 tấn/ha thì chi phí đơn vị cao hơn nhiều, khoảng 16 triệu/tấn tiêu. Bảng 5.16. Chi phí đầu tư và sản xuất tiêu Các khoản chi phí cho 1 ha Chi phí (tr. đồng) Đầu tư ban đầu 157,6 Mua đất, khoan giếng, lắp đặt hệ thống tới, mua nọc chết 139,2 Phân bón cho 2 năm đầu 10,7 Chi phí lao động trong 2 năm đầu 7,7 Lãi xuất 9%/năm Chi phí cho các năm sau 16,3 Chi phí phân bón 11,7 Chi phí lao động (chăm sóc & thu hái) 4,6 Năng suất từ năm 3 đến năm 10 3,5 tấn/ha* Chi phí cho 1 tấn tiêu 9 tr./tấn *Năng suất ở Bình phước, Gia Lai tương đối cao so với các vùng khác. Nguồn: Điều tra của Trung tâm Tin học, 2003. Dựa trên các chỉ số đầu tư và chi phí ở bảng trên, nếu một hộ trồng tiêu từ năm 1995 và các điều kiện trồng trọt tốt, cho năng suất 1.5 tấn năm ba tuổi, 2.5 tấn năm 4 tuổi, 3.5 tấn năm 5 tuổi và 4 tấn các năm sau đó cho đến năm 10 tuổi, lợi nhuận của đầu tư trồng tiêu là 40%/năm, cao hơn lợi nhuận của cà phê (30%). Điều này giải thích vì sao từ những năm 1995, 1996, người dân Bình phước đã chặt cà phê để trồng tiêu trước và ngay sau khi giá cà phê giảm. Những người may mắn trồng tiêu từ năm 1995 và bán được giá cao những năm sau đó (1997-2000) thì thời gian hoàn vốn rất nhanh, chỉ mất 4 năm và những năm sau chỉ lo đầu tư phân bón và công lao động để thu lợi nhuận. Lợi nhuận cao cũng giải thích được tại sao họ có tiền để mua nước xe téc tưới vào năm 1998 khi có hạn. Kênh tiêu thụ tiêu Thu gom được chia làm hai cấp: người thu gom và đại lý thu gom. Người thu gom thường đi thu gom tại các hộ hoặc có điểm thu gom đặt trong vùng sản xuất, gần ngay với các hộ trồng tiêu. Mỗi người thu gom tiêu từ các hộ gần đó, trong phạm vi khoảng 2-3 km. Quy mô thu gom do đó nhỏ, vào thời điểm thu hoạch rộ cũng chỉ mua được 3-4 tạ/ngày, nơi thu gom nhiều cũng chỉ 5-7 tạ/ngày. Thời điểm thu mua nhiều nằm trong khoảng tháng 2 đến tháng 4. Hình 5.25. Kênh tiêu thụ hồ tiêu của Việt Nam 100% 75% 25% 80% 20% Người trồng tiêu Đại lý thu mua Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tiêu FAQ (f.o.b) Người thu gom Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tiêu ASTA (c.&f.) Thị trường nước ngoài 90% Thị trường trong nước 10% . Nguồn: Dựa theo điều tra thực địa, 2003 Ở mức độ thu gom trực tiếp này, tính cạnh tranh rất cao. Trước kia, các cơ sở thu gom chủ yếu nằm ở trung tâm thị trấn, nhưng sau một thời gian cạnh tranh, họ chuyển vào gần nông hộ hơn để mua được nhiều hơn. Ở Trung tâm chỉ còn lại các đại lý lớn thu gom tiêu từ các cơ sở nhỏ. Một xã có rất nhiều người thu gom, đặt cơ sở cách nhau không xa. Như ở xã An Phú, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước, có đến 20 cơ sở thu gom nhỏ cố định, chưa kể người đi thu mua tận nhà của người trồng tiêu. Các cơ sở nhỏ không mất chi phí vận chuyển cũng như chi phí thuế kinh doanh do họ không đăng ký doanh nghiệp. Thông thường nông dân tự chuyển tiêu đến bằng xe máy và vào cuối ngày, họ có xe của cơ sở thu gom lớn đến gom hàng. Các cơ sở thu gom này cũng cho nông dân vay tiền mua vật tư. Lượng cho vay khoảng 1-5 triệu/hộ, phụ thuộc vào sản lượng tiêu của hộ. Một cơ sở cho 4-5 hộ vay. Chỉ có khoảng 50% số hộ vay bán lại tiêu cho cơ sở để trừ tiền. Thường, các cơ sở không lấy lãi và mua với giá mua thông thường để lấy nguồn cung hàng ổn định. Giá mua là giá khi giao hàng và thoả thuận không có hợp đồng chính thức, chỉ giao ước với nhau. Hiện tượng bán cả vườn tiêu và chạy làng cũng có, như năm 2003, có 3 trường hợp/xã. Các cơ sở thu gom lớn có ít nhất 3-4 bạn hàng là cơ sở thu gom nhỏ thường xuyên cung cấp tiêu. Ngoài ra, họ thu mua được tiêu của những người bán không thường xuyên và cũng mua trực tiếp từ nông dân. Trong mùa tiêu, mỗi ngày họ thu mua ít nhất 2 tấn tiêu. Họ có xe ô tô và khi gom đủ 1 chuyến xe (8-9 tấn) là có thể bán. Đối tượng khách hàng thường là đơn vị chế biến hoặc xuất khẩu. Điểm bán và thời điểm bán của các cơ sở này thường không cố định, tuỳ theo phán đoán của họ và biến động của thị trường. Tuy nhiên, họ không găm tiêu lâu, thường bán nhanh để quay vòng vốn. Lãi trung bình của các cơ sở này chỉ khoảng 50đ/kg. Xuất khẩu Tiêu sản xuất ra hầu hết được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Hiện nay, tiêu được xếp vào nhóm hàng nông sản có khả năng cạnh tranh của Việt Nam và là một trong 6 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm. Tổng sản lượng xuất khẩu liên tục tăng và tăng nhanh trong giai đoạn 1998-2004, từ 15.100 tấn lên trên 100.000 tấn. Các doanh nghiệp hiện nay được tự do xuất khẩu. Cho đến nay có khoảng trên 70 doanh nghiệp xuât khẩu hồ tiêu, trong đó phần lớn các doanh nghiệp xuất tiêu nguyên liệu chất lượng thường (FAQ), một số ít các doanh nghiệp nước ngoài xuất tiêu chất lượng cao (ASTA). Đã có doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tiêu thành phẩm với thương hiệu Việt Nam sang các siêu thị nước ngoài như EU, Mỹ. Hình 5.26. Lượng và kim ngạch xuất khẩu tiêu của Việt Nam 1992-2004 Việt Nam xuất khẩu tiêu sang 40 nước trên thế giới, trong đó các nước Châu Âu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu tiêu sang Châu Âu chiếm tỷ trọng lớn nhất với gần 50%, sau đó là Mỹ (25%), các nước Châu á (12.6%) và Trung Đông (9.6%). Hình 5.27. Thị trường XK tiêu VN, 2003 Hình 5.28. Thị trường XK tiêu VN, 2004 Nguồn: Tổng cục Hải quan Trước năm 2000, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu tiêu sang các nước Châu á, nhất là Singapore. Tuy nhiên, gần đây các nhà xuất khẩu tiêu đã chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường khác như Mỹ, Đức, Hà Lan, Nga, Tiểu vương quốc Ả rập. Sự đa dạng hoá thị trường giúp các nhà xuất khẩu ngày càng tăng lượng xuất khẩu thúc đẩy sản xuất trong nước và giảm sự rủi ro nếu tập trung vào một số thị trường lớn (như trường hợp của chè khi chỉ tập trung vào thị trường I-rac. Hình 5.29 Thị trường xuất khẩu tiêu Việt Nam , 1996-2002 Việt nam ngày càng hình thành phát triển các công ty xuất khẩu tiêu lớn. Năm 2003 có khoảng 73 công ty xuất khẩu tiêu, nhưng 10 công ty xuất khẩu lớn nhất chiếm 50% tổng lượng tiêu xuất khẩu (Thống kê Hải quan, 2003). Trong các công ty lớn này, Intimex Tp HCM là công ty xuất nhiều nhất, sau đó là EDF Man, Harriss Freeman, Phúc Sinh, Petrolimex, Cty xuất nhập khẩu Hà Nội, Cty Thanh Hà, Vina Harris, Olam. Hầu hết các công ty nước ngoài được thành lập trong những năm gần đây khi Việt Nam bắt đầu xuất khẩu nhiều tiêu, như EDF man và Harris Freeman thành lập năm 1998, Olam thành lập năm 2003. EDF man là công ty của Hà Lan, Harris Freeman là công ty của Mỹ và Olam là công ty của Singapore đại diện cho các nước nhập khẩu tiêu lớn trên thế giới. Các công ty này đều có dây chuyền chế biến tiêu tiêu chuẩn ASTA. Sự phát triển các công ty này giúp mở rộng các thị trường mới nhất là khu vực các nước Châu âu. Bảng 5.17. Thị trường xuất khẩu tiêu Việt Nam năm 2004 Lượng (tấn) % lượng Giá trị (000USD) % giá trị Mỹ 18841 24.2 27328.2 25.0 Đức 10812 13.9 14786.3 13.5 Hà lan 6639 8.5 10626.1 9.7 Tiểu vương quốc Arập thống nhất 7990 10.3 10426.1 9.6 Xinh ga po 4968 6.4 6806.2 6.2 Liên bang Nga 5022 6.4 6237.2 5.7 Ba lan 2831 3.6 3944.0 3.6 Thổ nhĩ kì 2973 3.8 3693.4 3.4 Ucraina 2460 3.2 2925.5 2.7 Tây ban nha 1816 2.3 2709.7 2.5 Italia 1591 2.0 2528.9 2.3 Pháp 1403 1.8 2008.9 1.8 Anh 1314 1.7 1841.0 1.7 Malaixia 1051 1.3 1666.4 1.5 Phi lip pin 1354 1.7 1596.7 1.5 Total 77898 100 109134.4 100 Nguồn: Tổng cục Hải Quan Đánh giá khả năng cạnh tranh Với tốc độ phát triển mạnh, hiện nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu tiêu đen nhất nhì thế giới. Tỷ tệ tiêu của Việt Nam trong tổng giá trị thương mại thế giới tăng liên tục từ dưới 5% năm 1990 lên trên 26% năm 2003/2004. Hình 5.30. Tỷ lệ xuất khẩu tiêu Việt Nam trên tổng thế giới (% giá trị) Nguồn: FAO Trong khi đó, tỷ trọng tiêu xuất khẩu của các nước khác như Ấn Độ, Indonesia có xu hướng giảm xuống. Hiện nay, tỷ trọng tiêu xuất khẩu của Ấn Độ chỉ đạt trên 5% năm 2004 so với trên 15% đầu những năm 1990. Việc tăng trường và xuất khẩu mạnh trong thời gian qua cho thấy, Việt Nam là nước có lợi thế về xuất khẩu tiêu và đây thực sự trở thành mặt hàng nông sản mũi nhọn. Nghiên cứu hiệu quả xuất khẩu tiêu năm 203/2004 cho thấy, với mực giá thành tại thời điểm nghiên cứu thì xuất khẩu tiêu mang lại lợi nhuận khá tốt. Giá xuất khẩu tiêu của Việt Nam cao hơn so với giá thành cuả các loại tiêu kể cả tiêu ASTA. Hình 5.31. Giá thành chế biến một số loại tiêu đen 2003/04 Hộp 5.1. Doanh nghiệp Tấn Hưng Công ty Thương Mại Dịch Vụ Tấn Hưng là một công ty tư nhân bắt đầu thành lập từ tháng 5/1995 do bà Lê Thị Giàu là giám đốc công ty. Tổng nguồn vốn kinh doanh hiện nay là 50.000.000.000 đồng (50 tỷ đồng) và có 500 nhân viên. Công ty Tấn Hưng là nhà sản xuất, xuất nhập khẩu các mặt hàng: như phân bón, gạo, tiêu điều, cà phê. Công ty tổ chức đầu tư thu mua gạo, tiêu, điều, cà phê từ các nơi để bán cho thị trường nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài, thu ngoại tệ về cho đất nước. Hồ tiêu là mặt hàng công ty mới kinh doanh từ tháng 9 năm 2003. Công ty đã xuất khẩu hồ tiêu đi Mỹ(boston, Losangeles), Hà Lan dưới dạng chế biến. Công ty đã xuất khẩu 30 tấn tiêu đen được sản xuất theo dây chuyền công nghệ sạch cho Công ty Federal Investment Group (Mỹ). Với các mức giá là: Tiêu trắng đóng trong chai nhựa 90g giá CNF: 0,48USD/chai Tiêu đen dung trọng > 450g/L và độ ẩm < 12,5% giá CNF: 0,98USD/chai 300 g Tiêu đen dung trong >530g/L với độ ảm <12,5% giá CNF: 0,65USD/chai 200 g Công ty Federal Investment Group đã đồng ý bao tiêu trên 80% sản phẩm tiêu sạch của công ty Tấn Hưng. Đầu năm 2004 công ty dự định xuất trưc tiếp sang các siêu thị ở Boston, Losangeles khoảng 20 tấn tiêu đóng hộp đã qua chế biến. Với công suất chế biến 2 tấn hạt tiêu /giờ, mỗi năm Công ty Tấn Hưng có thể chế biến trên 10.000 tấn năm tiêu sạch, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 15 triệu USD. Dây chuyền sản xuất tiêu sạch này do Công ty Sinco chế tạo, có xử lý vi sinh trước khi đóng gói. Qua thử nghiệm chất lượng, hạt tiêu Tấn Hưng đạt tiêu chuẩn xuất vào thị trường châu Âu và Mỹ. Thủ tục xuất khẩu hồ tiêu sang Mỹ cũng giống như các mặt hàng khác nhưng ở đây chỉ khác là phải đăng ký với tổ chức Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA-Food and drug administration) và phải có chứng thư xuất xứ hàng hóa. Nguồn: Trung tâm Tin học, 2003. Khả năng cạnh tranh của tiêu thể hiện rõ hơn khi phân tích chỉ số chi phí nguồn lực nội địa (DRC). Phân tích chỉ số DRC cho thấy, DRC cuả tiêu năm 2004 là khoảng 0.7, thấp hơn 1. Và điều này là dấu hiệu quan trọng cho thây Việt Nam có khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu tiêu và dù vẫn thấp hơn điều. Hình 5.32. Chỉ số DRC của tiêu và một số nông sản khác năm 2004 Phân tích SWOT Điểm mạnh Chi phí sản xuất thấp Năng suất cao Có kinh nghiệm sản xuất tiêu đen Thị phần xuất khẩu lớn Xuất hiện một số nhà xuất khẩu lớn Phát triển thị trường xuất khẩu tiêu trực tiếp tới thị trường thế giới Điểm yếu Đất đai bị phân tán và hạn chế Trồng tiêu đòi hỏi nhiều vốn Chất lượng thấp Cạnh tranh cao Kỹ thuật chế biến kém Tổ chức thu mua chưa tốt Cơ hội Thị trường đa dạng Khôi phục thị trường xuất khẩu Thách thức Bệnh tật Giá cả không ổn định Cạnh tranh cao Hạn chế về nguồn nước Dứa Tình hình sản xuất dứa của việt nam Trong những năm trước đây, sản xuất dứa ở Việt Nam chưa có sự phát triển mạnh. Trong suốt thập kỷ 80 diện tích dứa luôn ở mức xấp xỉ 38-39 ngàn ha/năm, sản lượng đạt khoảng 300-350 ngàn tấn/ năm. Trong giai đoạn 1991-1997, diện tích dứa có sự giảm sút đáng kể, từ 39 ngàn ha (năm 1995) xuống chỉ còn 26 ngàn ha (năm 1997). Nguyên nhân chủ yếu là do mất thị trường xuất khẩu chính là Liên Xô và các nước Đông Âu cũ ảnh hưởng xấu tới sản xuất trong nước. Từ năm 1997 đến nay, do sự năng động của các công ty trong việc khai thác, tìm kiếm thị trường và nhờ các chính sách mở của nhà nước trong việc tăng cường phát triển thương mại với bên ngoài nên thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng và ổn định. Nhu cầu nhập khẩu dứa từ Việt nam của các nước bên ngoài nhất là khu vực Châu âu, Mỹ ngày càng tăng và đây chính là tiền để tạo ra sự phục hồi sản xuất dứa trong nước. Diện tích dứa tăng từ 26 ngàn ha năm 1997 lên xấp xỉ 38 ngàn ha năm 2002. Đặc biệt nhờ các chính sách hỗ trợ phát triển dứa về đầu tư, nhập giống có năng xuất cao (giống cayen) lên năng suất dứa của Việt nam ở một số vùng có những tiến bộ đáng kể, làm sản lượng tăng liên tục trong thời gian gần đây. Trong 5 năm gần đây (1997-2002), sản lượng dứa cả nước tăng bình quân 9.6%/năm, đạt xấp xỉ 350 ngàn tấn năm 2002. Đây thực sự là bước tăng trưởng đáng kể của ngành dứa Việt Nam, và góp phần vào phát triển sản xuất nông hộ, tạo thu nhập, việc làm cho người sản xuất và đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu nông sản. Hình 5.33. Diện tích và sản lượng dứa Việt Nam So sánh sự phát triển dứa với một số loại trái cây khác cho thấy, trong hơn thập kỷ vừa qua, dứa là cây có tốc độ tăng trưởng thấp nhất. Một số cây ăn quả khác như cây có múi, nhãn vải chôm chôm, xoài, do có thị trường cả trong và ngoài nước khá lớn lên có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Trong giai đoạn 1990-2001, nhãn, vải, chôm chôm có sự tăng trưởng cao nhất về diện tích, với tốc độ bình quân 33%/năm. Từ năm 1994 đến nay, diện tích các loại cây này tăng gấp 4 lần. Diện tích của nhóm cây ăn trái này chiếm 26% tổng diện tích cây ăn quả của Việt Nam. Vải chủ yếu được trồng ở miền Bắc, chôm chôm trồng ở miền Nam, nhãn thì trồng cả miền Nam và miền Bắc. Tiếp theo là các cây có múi (cam, cham, bưởi quýt), với tốc độ tăng trưởng dù thấp hơn nhưng cũng rất cao, với bình quân 17%/năm. Trong khi đó, diện tích chuối hầu như không tăng, đây cũng là trái cây tiêu thụ trong gia đình khá lớn. Hình 5.34. Biến động diện tích một số loại cây ăn quả (000ha) Trong các vùng của cả nước, Đồng bằng sông cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất cây ăn qủa chủ yếu của cả nước. Diện tích cây ăn quả của vùng chiếm 35% tổng diện tích toàn quốc. Đối với cây dứa, Đồng bằng sông Cửu Long cũng là vùng sản xuất chính. Năm 2002, diện tích dứa của vùng đạt trên 20 ngàn ha chiếm 55,6% tổng diện tích dứa của cả nước. Các tỉnh trồng dứa chính của ĐBSCL là Kiên Giang với khoảng 8700 ha (chiếm 43% diện tích của vùng). Tiếp theo là Tiền Giang với 6870 ha dứa, chiếm 35% diện tích vùng. Do chiếm tỷ trọng khá lớn về diện tích lên, ĐBSCL chiếm tới 65,9% sản lượng cả nước. Tỷ trọng sản lượng cao hơn diện tích cho thấy, năng suất trung bình của vùng lớn hơn so với năng suất bình quân của cả nước. Hiện nay nước ta đang trồng 3 nhóm giống dứa chính là: cayen, Queen và Spanish. Phổ biến nhất và chiếm tỷ trọng lớn về diện tích (khoảng 90%) vẫn là 2 giống dứa truyền thống là dứa Queen (chiếm đa số) và dứa Spanish. Các giống dứa này ngọt, màu vàng và thơm nhưng trọng lượng quả nhỏ nên năng suất thấp, không thích hợp trong chế biến công nghiệp nhưng lại phù hợp cho việc tiêu thụ tươi. Giống Cayen cho năng suất cao, trọng lượng quả to, mắt nông và theo hàng, thịt quả rắn rất thích hợp với chế biến công nghiệp để xuất khẩu. Giống dứa Cayen trồng ở nhiều địa phương của nước ta đều sinh trưởng tốt và cho trái lớn hơn dứa Queen. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi cho thấy, ở Tiền Giang, do điều kiện tự nhiên không thích hợp nên việc sự lý ra hoa cho trái đối với giống cayen khó, năng suất dứa không cao. Theo báo cáo của Cục Nông nghiệp, đến nay, thống kê trong cả nước mới trồng được 3.600 ha dứa Cayen (chưa đến 10% tổng diện tích dứa cả nước). Trong mấy năm gần đây, ngân sách Nhà nước Trung ương và các tỉnh đã chi ra hơn 90 tỉ đồng để nhập khoảng 1.200 triệu chồi dứa Cayen và canh tác trên 3.227 ha. Tính mỗi ha dứa Cayen trồng mới chi hết 29,36 triệu đồng tiền giống nhập ngoại. Hiện nay, Thái lan, Philipin, Brazil vẫn là nước sản xuất dứa nhiều nhất trên thế giới. Năm 2003, sản xuất dứa của Thái lan chiếm 11.5% lượng dứa toàn cầu, đạt khoảng 1,7 triệu tấn. Sản xuất dứa của Philipin chiếm tỷ trọng tương đương, khoảng 11,2% lượng dứa trên thế giới. Các nước tiếp theo là Trung Quốc (9.5%), Brazil (9%). Trong những năm gần đây, Costa Rica phát triển dứa khá nhanh nhằm đáp ứng khả năng tiêu thụ rất lớn của thị trường Mỹ (chủ yếu dứa tươi). Đến nay, sản lượng dứa của Costa Rica chiếm 7.2% lượng dứa toàn cầu. Đây cũng là nước cung cấp chủ yếu dứa tươi cho thị trường Mỹ và thế giới. So với các nước trên thế giới, thì Việt Nam chỉ là nước sản xuất dứa nhỏ. Sản lượng dứa của Việt Nam chỉ chiếm 2,4% lượng dứa toàn cầu. Trong những năm qua, sản lượng dứa của Mỹ giảm liên tục. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 1990-2003, diện tích dứa của Mỹ giảm bình quân xấp sỉ 4%/năm. Do giảm liên tục nên hiện nay, Mỹ chỉ chiếm khoảng 2% lượng dứa trên thế giới. Hình 5.35. Tỷ trọng sản xuất dứa của một số nước trên thế giới (%) Xuất khẩu dứa Xuất khẩu rau quả Việt Nam Những năm vừa qua, thị trường rau quả có xu hướng phát triển nhanh. Xu hướng hội nhập cũng tạo điều kiện mở rộng thị trường và là điều kiện tốt cho sản xuất phát triển. Trước năm 1991, rau quả của Việt Nam chủ yếu là ở Liên Xô cũ và thị trường các nước XHCN (chiếm 98% sản lượng xuất khẩu) thị trường này nhỏ bé và không phát triển. Năm 1995 xuất khẩu rau quả Việt Nam mới chỉ đạt con số 56,1 triệu USD nhưng đến năm 2001 đã đạt mức kỷ lục với giá trị 330 triệu USD, tăng gấp gần 6 lần năm 1995 và 2,2 lần năm 2000, chiếm 2,2% trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2001. Tuy nhiên, từ năm 2002 đến nay kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giảm đáng kể, năm 2002  giá trị xuất khẩu rau quả chỉ đạt 200 triệu USD, giảm 39,4% so với năm 2001 và năm 2003 đạt 152 triệu USD, giảm 24,4% so với năm 2002. Hình 5.36. Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam, 1991-2004 (000 USD) Hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm rau quả đi trên 50 nước. Các mặt hàng xuất khẩu chính như xoài, dứa, chuối, nhãn vải, thanh long, măng cụt và các loại nước quả. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Gần đây chúng ta mở rộng sang một số nước Châu âu như Đức, Nga, Hà Lan và nhất là Mỹ. Xuất khẩu nông sản nói chung và rau quả nói riêng sang Mỹ đã tăng lên mạnh mẽ khi hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Mỹ chiếm gần 10% tổng kim ngạch. Hình 5.37. Thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam, năm 2000 và 2004 Năm 2000 Năm 2004 Nguồn: AIE, Đánh giá khả năng cạnh tranh nông sản Việt Nam, 2005 Trong những năm qua, Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên gần đây, việc xuất khẩu sang Trung Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhất là từ năm 2000. Mặc dù những năm gần đây, xuất khẩu sang các nước khác được đẩy mạnh nhưng do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh làm kim ngạch xuất khẩu chung giảm xuống. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc giảm từ 140 triệu USD năm 2001 xuống chỉ còn 25 triệu USD năm 2004. Hình 5.38. Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc Điều này cho thấy nếu xu hướng này tiếp tục xảy ra, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sẽ ảnh hưởng rất mạnh và nếu Việt Nam không đa dạng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác thì ngành rau quả sẽ còn gặp nhiều khó khăn Xuất khẩu dứa Các sản phẩm dứa của Việt Nam bao gồm dứa tươi, dứa chế biến (dứa hộp, nước dứa, dứa đông lạnh). Đối với dứa tươi, hầu hết được tiêu thụ ở thị trường nội địa dưới dạng ăn tươi, làm thực phẩm, làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến ... việc xuất khẩu dứa tươi còn gặp nhiều trở ngại, trong đó nổi lên 2 vấn đề đáng quan tâm đó là bảo quản sau thu hoạch và vận chuyển. Đối với dứa chế biến, xuất khẩu là chính, thị trường nội địa chiếm tỷ trọng không đáng kể (khoảng 2 -5% trong tổng sản lượng dứa chế biến). Dứa là nông sản xuất khẩu của Việt Nam từ khá lâu. Ngay từ những năm 70, Việt nam đã xuất khẩu các sản phẩm dứa hộp sang thị trường các nước Liên xô cũ và các nước Đông Âu. Hiện nay, ngoài khu vực thị trường truyền thống này, chúng ta đã mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dứa hộp và nước dứa ra nhiều nước ở khắp nơi trên thế giới với nhiều sản phẩm rất đa dạng, kể cả các nước Tây âu (Đức, Hà lan, Anh, Italia), Bắc Mỹ, Châu á (Nhật, Đài Loan, Singapore), Trung Đông, châu Phi... Những sản phẩm dứa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là dứa hộp và nước dứa, Việt Nam xuất khẩu rất ít dứa tươi. Tình hình xuất khẩu dứa của Việt Nam những năm qua rất thăng trầm đối với các loại sản phẩm khác nhau. Hình 5.39. Xuất khẩu dứa của Việt Nam 1994-2002 (USD) Hiện nay, hầu hết các công ty của Việt Nam xuất khẩu dứa của Việt Nam xuất theo giá FOB, xuất tại cảng Việt Nam. Theo khảo sát các công ty xuất khẩu thì có tới trên 95% lượng dứa của Việt nam xuất theo hình thức này. Chỉ có một lượng nhỏ dứa được xuất khẩu theo giá CF (có thêm cước vận chuyển, không có bảo hiểm). Lượng dứa này được xuất sang Châu âu (cảng Rotendam của Hà Lan) sau đó được phân phối đi các thị trường trong khu vực. Gần đây, chúng ta đã tránh được việc xuất khẩu qua trung gian và theo khảo sát Tổng công ty xuất khẩu rau quả I thì hiện nay chúng ta xuất khẩu trực tiếp trên 95%. Chỉ có một lượng nhỏ, chúng ta xuất qua một số nhà nhập khẩu như Thái Lan, Singapore. Hiện nay, hầu hết các nhà nhập khẩu đến các công ty khảo sát vùng nguyên liệu, công nghệ, nhà xưởng sau đó ký kết hợp đồng và đặt hàng. Một số thị trường yêu cầu các công ty phải có tiêu chuẩn HACCP hay TROSHER thì hộ mới nhập khẩu. Đây là yêu cầu có thể nhập khẩu hàng hóa chế biến vào nước họ. Đánh giá khả năng cạnh tranh Cạnh tranh mạnh trong khối ASEAN Trong tổng sản lượng dứa sản xuất của thế giới có khoảng 60% dùng để xuất khẩu dưới các dạng dứa chế biến và dứa tươi nhưng chủ yếu là dứa chế biến, trong đó dứa hộp có sản lượng lớn nhất (trên dưới 1 triệu tấn/năm), Châu á là nơi xuất khẩu lớn nhất chiếm khoảng 70%, với các cường quốc về dứa như Thái Lan, Philipin Indonesia, Malaysia. Các nước xuất khẩu dứa hộp chủ yếu trên vẫn là các nước Châu á như Thái Lan, Philipin, Indonesia. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu dứa hộp của Thái Lan đạt gần 210 triệu USD, của Philipin đạt trên 70 triệu USD. Một số quốc gia khác phát triển dứa mạnh trong những năm gần đây như Kynea và Trung Quốc. Mấy năm gần đây, Trung Quốc nổi lên như một sự cạnh tranh lớn về dứa đối với các nước xuất khẩu như Thái Lan, Philipin và Việt Nam. Chính vì vậy, so với năm 2001, thì lượng xuất khẩu dứa hộp của các nước xuất khẩu chính như Thái Lan, Philipin giảm mạnh (khoảng 100 ngàn tấn) nhưng lượng xuất khẩu của Trung quốc vẫn tăng xấp xỉ 2,4 lần, đạt 40 ngàn tấn. Hình 5.40. Xuất khẩu dứa hộp các nước trên thế giới năm 2002(000 USD) Đứng đầu hiện nay về xuất khẩu dứa hộp trên thế giới vẫn là Thái Lan. Theo số liệu năm 2002, tỷ trọng xuất khẩu dứa hộp của Thái Lan chiếm gần 40% lượng xuất khẩu trên thế giới, đạt 385 ngàn tấn. Tiếp theo là Philipin, với 14,4% thị phần thế giới về xuất khẩu dứa hộp với gần 200 ngàn tấn. Philipin là nước sản xuất và xuất khẩu nhất nhì trên thế giới. Hiện nay không như Thái Lan, chủ yếu là xuất khẩu dứa hộp, Philipin còn xuất khẩu một lượng lớn dứa tươi ra thị trường thế giới. Đối với một số thị trường nhập khẩu, như thị trường Mỹ thì tỷ trọng dứa (kể cả dứa hộp) của Philipin cao hơn nhất nhiều so với Thái Lan. Indonesia cũng là nước xuất khẩu dứa hộp lớn, chiếm 14% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dứa hộp trên thế giới. Bên cạnh đó, phải kể đến Kenya, so với Việt Nam (chỉ chiếm khoảng 1%) thì đây cũng là nước xuất khẩu lớn hơn nhiều. Hình 5.41. Tỷ trọng xuất khẩu dứa hộp trên thế giới năm 2002 Là những nước xuất khẩu dứa từ rất lâu nên thị trường của các Thái Lan, Philipin và Malaysia rất đa dạng, gồm cả các nước Châu âu, Châu Mỹ, Châu Úc và cả Châu á. Nghiên cứu về thị phần xuất khẩu dứa của các quốc gia này cho thấy, nước nhập khẩu lớn nhất của cả ba nước chính là thị trường Mỹ. Điều này cho thấy sự khó khăn cũng như mức độ cạnh tranh rất lớn đối với Việt Nam, khi chúng ta muốn xâm nhập, tạo uy thế trong thị trường này. Hình 5.42. % xuất khẩu dứa chế biến của Thái Lan,Philipin và Malaysia Thái Lan là nước xuất khẩu dứa hàng đầu trên thế giới. Đối với một số chủng loại xuất khẩu như dứa tươi thì Thái Lan kém Costa Rica và Philipin nhưng với một số mặt hàng khác như dứa hộp, dứa đông lạnh và dứa nước thì Thái Lan luôn là những nước đứng đầu. Ngoài thị trường Mỹ thì Đức là thị trường dứa lớn thứ hai của Thái Lan. Trong mấy năm gần đây thì Đức cũng là thị trường rất lớn của Việt Nam. Chính vì vậy, Việt nam luôn phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ Thái Lan, không chỉ với cao su, gạo, mía đường mà đối với cả rau quả và sản phẩm dứa xuất khẩu. Nhìn chung, Thái Lan luôn có sự đi trước, có những tiến bộ và ưu thế hơn so với Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường thế giới và ngay với Mỹ cũng rất rộng lớn, chính vì thế mà nếu biết thu hút khách hàng, nâng cao chất lượng, hạ giá thành thì Việt Nam vẫn có thể khai thác thị trường Mỹ và các thị trường khác. Trong mấy năm gần đây, xuất khẩu dứa của Thái Lan luôn đạt mức khá cao, từ 250-300 triệu USD (gấp khoảng 50 lần so với Việt Nam). Giá thành sản xuất và giá chào hàng cao Bên cạnh một số nông sản như cà phê, chè, gạo…giá xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn giá quốc tế nhưng đối với một số loại rau quả thì giá bán của Việt Nam lại cao hơn so với một số nước khác. Hiện nay, do giá thành cao nên Việt Nam thường phải chào hàng cao hơn so với Thái Lan và Philipin. Trung bình giá dứa hộp xuất khẩu của Việt Nam xuất sang Mỹ thường cao hơn so với giá xuất khẩu của Thái Lan từ 5-10%. Chi phí dứa của Việt Nam cao hơn Thái Lan là do ở cả 3 khâu nguyên liệu, chế biến và vận chuyển. Thứ nhất, nguyên liệu dứa của Việt Nam cao hơn Thái Lan 15%. Thứ hai, chi phí chế biến và vận chuyển của Việt Nam cao hơn Thái Lan trên 40% Trần Khắc Thi “Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm dứa và cà chua trong hội nhập”, 2000. . Điều này cho thấy nếu chung ta muốn cạnh tranh với Thái Lan, thì các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng mà làm sao giảm giá thành xuống hơn nữa. Hình 5.43. Giá dứa hộp xuất khẩu Việt Nam- Thái Lan (USD/tấn) Theo điều tra khảo sát Tổng Công ty rau quả I, chi phí chế biến dứa khúc trung bình xuất khẩu năm 2003 của Công ty trên 8,3 triệu đồng/tấn và có sự giao động giữa các đơn vị trong tổng công ty. Trong khi đó, giá xuất khẩu trung bình năm 2003 là 548 USD/tấn, tương đương với khoảng 8,6 triệu đồng. Như vậy mỗi tấn trung bình nhà xuất khẩu lãi khoảng 10 USD. Nhưng mức giá dứa xuất khẩu năm 2003 còn khá cao. Giá xuất khẩu dứa của Việt nam thường biến động khá cao tuỳ thuộc vào thời điểm, loại sản phẩm và tuỳ thuộc vào thị trường xuất khẩu. Chính vì vậy ngay tại thời điểm đầu năm 2004, giá dứa khúc xuất khẩu sang Mỹ (F.O.B) xuống rất thấp, chưa đạt 500 USD/tấn. Ngoài ra chính sách thưởng xuất khẩu sang Mỹ của Chính phủ Việt Nam đối với các doanh nghiệp xuất khẩu không còn tiếp tục áp dụng nữa nên các công ty xuất khẩu còn bị lỗ. Họ vẫn phải bán cho nhà nhập khẩu để giữ mối hàng. Bảng 5.18. Chi phí chế biến 1 tấn dứa khúc 20.0Z trong nước dứa năm 2003 Dứa khúc 20.0Z là loại hộp có trong lượng tinh là 565g, khác với loại hộp 30.0Z có trọng lượng 830g. Thường đơn vị xuất khẩu tính theo carton, gồm 24 hộp. Với loại 20.0Z, một tấn khoảng 74 carton, 1776 hộp. TT Khoản mục Đơn vị Chi phí Tỷ trọng (%) 1 NVLC 000đ 2430.5 29.1 2 Hộp sắt 000đ 3029.2 36.3 3 Năng lượng, điện 000đ 273.9 3.3 4 Khấu hao TSCĐ, dụng cụ 000đ 410.5 4.9 5 Lương, bảo hiểm 000đ 683.8 8.2 6 Chi phí chung 000đ 804.9 9.7 7 Nhãn 000đ 299.5 3.6 8 Hòm carton 000đ 248.6 3.0 9 Vận chuyển 000đ 78.0 0.9 10 Khác 000đ 80.2 1.0 11 Tổng chi 000đ 8339.1 100.0 12 Tổng chi USD 538.0 13 Giá xuất khẩu USD 548.0 14 Lãi USD/tấn 10.0 Nguồn: Tổng Công ty Vegetexco Khả năng cạnh tranh trung bình theo DRC Nghiên cứu khả năng cạnh tranh theochỉ số DRC với số liệu năm 2004 cho thấy với DRC =0.9, cho thấy Việt Nam vẫn có lợi và có khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu tuy nhiên khả năng cạnh tranh của dứa là thấp hơn so với các mặt hàng khác. Hình 5.44. DRC của một số mặt hàng năm 2003 Thiếu thương hiệu mạnh Hiện nay, khoảng 90% nông sản Việt Nam xuất khẩu dưới thương hiệu nước ngoài. Điều này làm Việt Nam mỗi năm mất đi hàng trăm triệu USD VietNamNet 21 May 2005 . Sự phụ thuộc thương hiệu vào khách hàng làm cho các doanh nghiệp phải bán giá thấp, nhiều khi bị ép giá. Tình trạng này không chỉ đối với rau qủa mà còn đối với nhiều nông sản khác. Chính sự không có thương hiệu làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của chúng ta hàng năm mất đi hàng triệu USD. Hộp 5.2. Việt nam mất hàng trăm triệu USD mỗi năm vì không thương hiệu 90% nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường nước ngoài phải qua trung gian dưới những thương hiệu của các nước khác nên người tiêu dùng thế giới vẫn chưa biết nhiều về những nét đặc thù của nông sản Việt Nam. Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam đang là vấn đề cấp bách nhằm giảm thiệt hại cho nông dân, doanh nghiệp và nâng cao vị thế của của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Hầu hết rau quả xuất khẩu của ta còn chưa có nhãn hiệu. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu, thứ hai về cà phê và các sản phẩm khác như điều, chè và xuất khẩu thủy sản đều ở mức cao trên thế giới. Tuy nhiên, theo Bộ NN - PTNT, hầu hết các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam xuất ra nước ngoài đều được bán dưới dạng thô hoặc sơ chế nên chưa tạo giá trị cao để tăng lợi nhuận cho nông dân. Thêm vào đó, trên 90% nông sản Việt Nam xuất ra thị trường nước ngoài là chưa có thương hiệu. Theo tiến sĩ Võ Mai, Chủ tịch Hiệp hội trái cây Việt Nam, điều này khiến nước ta thất thu hàng trăm triệu USD mỗi năm. Nguyên nhân của tình trạng trên, theo Bộ NN - PTNN và Cục Sở hữu trí tuệ, là do các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của thương hiệu, vẫn còn quan niệm “hữu xạ tự nhiên hương”, thiếu thông tin thị trường cũng như không rõ về thủ tục, chi phí đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ và thương hiệu. Phát biểu tại hội thảo, các đại biểu cho rằng việc xây dựng thương hiệu nông sản phải đầu tư toàn diện, có chiến lược phát triển lâu dài và sự kết hợp đồng bộ của tất cả các khâu từ việc chọn lựa giống, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Việc này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà truyền thông, doanh nghiệp và Nhà nước. Điều quan trọng khác là những sản phẩm nông sản phải tạo được một “linh hồn” gắn liền với lịch sử và truyền thống văn hóa của địa phương. Thêm vào đó, Việt Nam cần xác định được ưu thế của những nông sản mũi nhọn ở từng khu vực, từng loại hàng hóa để phát huy thế mạnh và tạo sự độc quyền trên thị trường quốc tế (VietNamNet 22/11/2003) Chính vì không có thương hiệu và thương hiệu chưa mạnh nên hàng Việt Nam có khả năng cạnh tranh rất yếu. Chính vì vậy, bài toán lâu dài thì các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Hộp 5.3. Hàng VN kém cạnh tranh tại Mỹ vì thương hiệu chưa mạnh "Mỹ luôn là thị trường tiềm năng và thực tế đang là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên phần lớn hàng hóa của nước ta vào đây đều phải qua trung gian hoặc dưới dạng gia công cho các đối tác nước ngoài do chưa có thương hiệu hoặc thương hiệu chưa đủ mạnh". Phó cục trưởng Cục Xúc tiến (Bộ Thương mại) Đỗ Thắng Hải đã khẳng định với VnExpress như vậy bên lề hội thảo "Xuất khẩu sang Mỹ, vấn đề thương hiệu và an toàn thực phẩm" sáng nay, tại Hà Nội. Cũng theo ông Hải, do chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về xây dựng và bảo hộ thương hiệu, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt tại nhiều nước chứ không chỉ thị trường Mỹ. Luật sư Cash Hamrick (Công ty trading Corporation) khuyên các doanh nghiệp Việt Nam nên đăng ký thương hiệu khi có ý định làm ăn tại thị trường Mỹ. Bởi theo ông, việc hợp thức hóa thương hiệu tại đây sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế cạnh tranh, thậm chí còn giúp thu hút đầu tư dễ dàng hơn. Ngay cả việc chỉ đăng ký thương hiệu (dù chưa được công nhận) cũng mang lại quyền ưu tiên cho doanh nghiệp đối với thương hiệu đó. Bên cạnh thương hiệu, vấn đề được doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất tại hội thảo là những yêu cầu nghiêm ngặt của Mỹ liên quan tới an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo các luật sư của trading Corporation, ngoài những quy định chung, doanh nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu Việt Nam phải hết sức chú ý tới Đạo luật An toàn Y tế công cộng và Chuẩn bị phản ứng Khủng bố Sinh học mà quốc hội Mỹ vừa thông qua. Dù phải đến 13/12/2003, đạo luật này mới có hiệu lực, nhưng Washington yêu cầu tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, phân phối, tiếp nhận và bảo quản thực phẩm cho người tiêu dùng hoặc thú vật ở Mỹ đều phải tiến hành đăng ký với Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) trước ngày 12/12. Việc đăng ký phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan tới tên, địa chỉ hoạt động của mỗi cơ sở (và các thương hiệu) mà người đăng ký điều hành kinh doanh, cũng như các loại thực phẩm mà cơ sở xử lý. Riêng các doanh nghiệp nước ngoài còn phải đăng ký tên người đại diện tại Mỹ... Thiếu các hiệp định thương mại Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã thúc đẩy mạnh buôn bán giữa hai nước. Kể từ khi ký hiệp định, xuất khẩu nông sản nói chung và dứa nói riêng sang Mỹ đã tăng lên nhanh chóng. Điều này cho thấy những lợi thế từ việc ký kết cac hiệp định thương mại tạo hành lang thông thoáng cho sản phẩm Việt Nam xâm nhập vào các thị trường nước ngoài. Việc Thái Lan và Trung Quốc ký hiệp định buôn bán rau quả đã làm cho xuất khẩu của Việt nam sang Trung Quốc giảm mạnh, ảnh hưởng rất lớn tới tình hình xuất khẩu quả chung của Việt Nam do Trung Quốc là thị trường chính của Việt Nam. Sau khi ký hiệp định với Trung Quốc, thuế nhập khẩu quả từ Thái Lan chỉ còn 5% năm 2003 và là 0% năm 2004, trong khi đó thuế nhập khẩu quả của Việt Nam sang Trung Quốc trung bình từ 12% đến 24%. Sự chênh lệch này mang lại khó khăn không it cho các nhà xuất khẩu Việt Nam Phân tích SWOT Điểm mạnh Đặc điểm khí hậu đa dạng và thích hợp cho sản xuất rau quả Sản phẩm phong phú Hỗ trợ từ Chính phủ Thu được nhiều lợi nhuận hơn sản xuất cây lương thực Cầu trong nước lớn, đặc biệt đối với rau quả tươi Điểm yếu Thiếu các hiệp định thương mại song phương Thiếu SPS với các nước nhập khẩu lớn như Trung Quốc Chất lượng thấp và không đồng đều Thiếu nguyên liệu cho chế biến Chưa có thương hiệu mạnh Phương tiện cất trữ và dịch vụ thương mại kém Thiếu kỹ năng thương mại và quảng cáo Cơ sở hạ tầng kém Các hộ chế biến lạc hậu và nhỏ Chưa có giám sát kỹ thuật và hệ thống kiểm duyệt Không có khu vực tập trung chuyên canh Bệnh tật Cơ hội Cầu thị trường trong nước và thế giới tăng Chương trình hỗ trợ từ Chính phủ Gần các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore Đất thích hợp cho sản xuất hoa quả còn có thể mở rộng Năng suất chế biến còn lớn Tăng đầu tư cho khoa học kỹ thuật của Chính phủ Thách thức Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu khác (Thái Lan) trên cả thị trường trong và ngoài nước Xuất khẩu sang thị trường chính (Trung Quốc) giảm Thiên tai (hạn hán, lũ lụt) Sử dụng quá mức thuốc trừ sâu và phân bón Cơ sở hạ tầng nghèo nàn Kết luận Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập có thể rút ra một số kết luận sau: Việt Nam có lợi thế mạnh trong xuất khẩu gạo, nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, Việt Nam có lợi thế năng suất cao, giá thành sản xuất thấp. Hơn nữa, lúa gạo là nông sản mũi nhọn và được sự quan tâm rất lớn của Nhà nước và cố gắng giữ ổn định diện tích. Xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng chiếm lĩnh thị trường thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cịu sự cạnh tranh rất mạnh từ nước xuất khẩu hàng đầu thế giới là Thái Lan. Nhìn chung việc thực hiện CEPT sẽ có ảnh hưởng ít nhiều trong thị trường nội địa, nhập khẩu gạo chất lượng cao từ Thái Lan sẽ tăng lên tuy nhiên sẽ không có ảnh hưởng nhiều đến cung cầu trong nước. Sự cạnh tranh mạnh đối với Thái Lan là ở thị trường xuất khẩu. Bên cạn đó, có hai nước có tiềm năng xuất khẩu mạnh là Myanmar và Camphuchia. Hai nước này có thể sẽ là những đối thủ cạnh tranh mạnh về xuất khẩu gạo của Việt Nam và cả Thái Lan trong tương lại. Một vấn đề nữa còn tồn tại đối với sản phẩm lúa gạo là hiện nay tỷ lệ hao hụt quá cao và điều này mang lại tổn thất rất lớn. Hơn nữa nhìn chung thương hiệu gạo của Việt Nam chưa có, ảnh hưởng ít nhiều đến gía trị xuất khẩu. Một khó khăn nữa đối với ngành lúa gạo Việt Nam là dù đang là nước xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới nhưng Việt Nam không chủ động được giống lúa, hàng năm phải nhập một lượng giống khá lớn từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc. Đây thực sự là những thách thức lớn và ảnh hưởng không nhỏ tới mức cung gạo. Nhìn chung khi thực hiện việc cắt giảm thuế quan trong AFTA, ngành chăn nuôi lợn không chịu sự ảnh hưởng mạnh. Mặc dù hiện nay Việt Nam không có lợi thế trong xuất khẩu thịt lợn nhưng sự cạnh tranh cũng sẽ không mạnh do có một số nguyên nhân sau: Sự phát triển chăn nuôi trong nước cũng đang phát triển khá mạnh, sự tăng trưởng nhanh này ngày càng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Với mức thu nhập dân cư đang tăng lên, việc tập trung vào thị trường nội địa là hướng phát triển tốt. Trong khi đó các nước trong khối ASEAN không phát triển mạnh chăn nuôi lợn, vì thế áp lực cạnh tranh trên sân nhà không nhiều. Tuy nhiên để có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước này cũng không hẳn dễ dàng do sản phẩm thịt lợn của Việt Nam còn nhiều hạn chế (giá thành cao, chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu) và do thói quen tiêu dùng của các nước trong khu vực không tiêu thụ sản phẩm thịt lợn nhiều. Do thói quen tiêu dùng thịt tươi của người dân Việt Nam. Hiện nay có một số sản phẩm nhập ngoại phân phối qua siêu thị (đóng gói sẵn, đông lạnh) nhưng cũng không đươc người tiêu dùng ưa thích. Việc tiêu thụ các sản phẩm tươi là thói quen của người Việt Nam vì thế những snả phẩm đông lạnh nhập khẩu khó cạnh tranh. Hơn nữa việc mua bán qua sieu thị chưa phải là thói quen của người Việt Nam vì thế lượng hàng tiêu thụ qua kênh này còn rất hạn chế. Đối với sản phẩm thịt gà sẽ chịu sự cạnh tranh mạnh từ Thái Lan. Hiện nay, hiệu quả sản xuất gà của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Thái LaN, giá thành của Việt Nam cao hơn. Tuy nhiên trong ngắn hạn chưa phải là vấn đề lớn do thói quen tiêu dùng gà giống nội và sản phẩm tươi sống (không qua đông lạnh). Nhưng nếu trong dài hạn khi giá thành của thịt gà Việt Nam đắt hơn, chất lượng lại không đảm bảo (nhất là xảy ra bệnh dịch), người tiêu dùng mất lòng tin sẽ chuyển sang sản phẩm nhập ngoại. Chính vì thế việc chăn nuôi những sản phẩm an toàn, xây dựng vùng chăn nuôi sạch bệnh là vấn đề rất cần thiết. Để thực hiện điều này thì vai trong của kiểm dịch là rất cần thiết. Sản phẩm chè là sản phẩm ít chịu cạnh tranh nhất khi thực hiện cắt giảm thuế quan CEPT. Hiện nay, mức độ cạnh tranh của sản phẩm chè trong xuất khẩu ở mức trung bình. Vấn đề hiện nay là làm sao tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm chè trong những năm tới. Khó khăn của ngành chè hiện nay còn rất nhiều từ khâu nguyên liệu (vườn chè giống cũ, năng suất thấp, chất lượng không đồng đều, dư lượng thuốc), đến chế biến (công nghệ thấp, môi trường bảo quản kém), và xuất khẩu (chủ yếu xuất thô, phụ thuộc mạnh vào Tổng công ty chè, thị trường bất ổn do phụ thuộc vào một số thị trường chính như I rắc, thương hiệu chưa mạnh, năng lực tiếp thị của các doanh nghiệp nhà nước còn yếu …) Đối với sản phẩm tiêu: Việt Nam là nước có lợi mạnh trong xuất khẩu tiêu.Việt Nam chịu sự cạnh tranh mạnh trong xuất khẩu tiêu từ Indonesia và Malaysia. Tuy nhiên, sự cạnh tranh chủ yếu diễn ra trên thị trường xuất khẩu. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, duy trì và phát triển xuất khẩu cần tập trung mạnh vào khâu nguyên liệu và chế biến hơn nữa. Trong đó, việc phát triển vùng nguyên liệu tập trung không bị sâu bệnh, và phát triển tiêu chế biến theo công nghệ cao (ASTA) là rất cần thiết. Đối với sản phẩm dứa: đây là sản phẩm chịu sự cạnh tranh mạnh với các nước trong khối ASEAN. Tuy nhiên sự cạnh tranh này diễn ra mạnh ở bên thị trường xuất khẩu. Giá thành xuất khẩu của Việt Nam còn cao, thương hiệu yếu, chủ yếu vẫn xuất qua trung gian… Hiện nay, Việt Nam không có lợi thế mạnh trong xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên việc mở rộng ra các thị trường là thuận lợi giúp Việt Nam có thể phát triển, mở rộng sản xuất và xuât khẩu. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm dứa xuất khẩu Việt Nam cần chú ý cải thiện một số vấn đề sau: Nâng cao áp dụng giống mới năng suất cao nhằm giảm giá thành nguyên liệu, tăng cường đầu tư cho áp dụng giống mới CAYEN. Hỗ trợ tăng cường công tác xúc tiến thương mại, ký kết các hiệp định thương mại Cải tiến hệ thống công nghệ chê biến, nâng cao chất lượng Hỗ trợ nâng cao năng lực của các doanh nghiệp, nhất là các kiến thức hộ nhập.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA.doc
Luận văn liên quan