Đề tài Khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản tỉnh Sơn La

Phần I: Đánh giá hiện trạng tài nguyên khoáng sản I - Thực trạng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Sơn La: II - Các thuận lợi, khó khăn, thách thức và cơ hội đặt ra trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản: Phần II: xây dựng định hướng khai thác hợp lý tài nguyên khoáng sản Sơn La I - quan điểm: II - Mục tiêu: III - Các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững: IV - Các giải pháp, chính sách thực hiện: Phần III: các giải pháp tổ chức thực hiện

doc22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4864 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo chuyên đề khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản sơn la, tháng 9 năm 2005 Phần I Đánh giá hiện trạng tài nguyên khoáng sản I - Thực trạng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Sơn La: Nguồn tài nguyên khoáng sản Sơn La tuy trữ lượng nhỏ, phân bố dải rác song rất phong phú, đa dạng với khoảng 120 mỏ, điểm mỏ, điểm quặng và điểm khoáng hoá. Đánh giá và xây dựng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đồng thời, bảo vệ được môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn đề rất cần quan tâm của các cấp lãnh đạo, các Sở và Ban ngành trong tỉnh và cũng là nhiệm vụ yêu cầu cấp thiết được đặt ra cần phải giải quyết. Trong báo cáo thuyết minh bản đồ khoáng sản Sơn La tỷ lệ 1:100.000, các mỏ và điểm mỏ, điểm quặng, điểm khoáng hoá, các vành phân tán đã được thống kê và nêu rất cụ thể. Trong báo cáo này chúng tôi chỉ xin được đề cập tới các mỏ đựơc phép công bố theo quy định của Luật Khoáng sản. Khoáng sản Sơn La hiện nay chủ yếu khai thác đá vôi phục vụ cho nhu cẫu xây dựng hạ tầng, nhà ở ; khai thác than phục vụ nhu cầu chất đốt nội tỉnh; thăm dò mỏ Đồng-Ni ken khu vực bản Phúc (Bắc Yên) 1. Kiểm kê các mỏ khoáng sản của tỉnh: A. Các mỏ khoáng sản đã được đánh giá trữ lượng: 1. Nguyên liệu cháy: a/ Mỏ than suối Bàng: Có toạ độ địa lý 20059’20” vĩ độ Bắc, 1040 48’20” kinh độ Đông, thuộc diện tích xã suối Bàng, huyện Mộc Châu và mỏ nằm cách thị trấn Mộc Châu khoảng 25Km về phía Đông Bắc. b/ Than Mường Lựm: Toạ độ địa lý 21001’00” vĩ độ Bắc và 104028’00” kinh độ Đông thuộc xã Mường Lựm, huyện Yên Châu. Than nằm trong điệp suối Bàng (T3nr - sb), có 2 vỉa dày từ 0,1 -:- 3,13 m dưới dạng dải kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam. Cấu tạo vỉa than trung bình đến phức tạp. c/ Mỏ Hang Mon - Than Neogen: Mỏ nằm trên độ cao 950 -:- 1025m so với mực nước biển. Mỏ nằm cách thị trấn Mộc Châu 29Km về phía Tây Bắc, thuộc xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu. Toạ độ địa lý 20056’20” vĩ độ Bắc và 104021’30” kinh độ Đông. d/ Than Tà Vàn - Than Neogen: Tọa độ địa lý 20)55’00” vĩ độ Bắc và 104024’10” kinh độ Đông. Nằm cách mỏ than Hang Mon 4Km về phía Đông Nam, thành phần trầm tích chứa than giống điểm than Hang Mon, gồm 3 vỉa đạt giá trị công nghiệp, 2. Khoáng sản kim loại: Kim loại đen: a/ Sắt Mường Trai: Thuộc xã Mường Trai, huyện Mường La. Toạ độ địa lý 21035’07” vĩ độ Bắc và 103057’30” kinh độ Đông. b/ Mỏ sắt Bản Chanh: Nằm trong toạ độ 20057’50” vĩ độ Bắc và 104055’44” kinh độ Đông. Kim loại màu và hiếm a/ Đồng Vạn Sài: Thuộc xã Chiềng Sự, huyện Yên Châu có toạ độ địa lý 21006’00” vĩ độ Bắc và 104030’25” kinh độ Đông. Quặng tập trung thành các mạch ổ, thấu kính nằm trong thành tạo phun trào mafic bị clorit hoá mạnh của hệ tầng Viên Nam (P2-T1vn). Tại đây phát hiện được 17 thân quặng dài 25 -:- 250m, dày 0,2 -:- 1,122m. b/ Mỏ đồng - niken Bản Khoa (đang thăm dò khai thác): Nằm ở Tây Bắc thị trấn Yên Châu 17,5 Km, có toạ độ địa lý 21012’10” vĩ độ Bắc và 104019’40” kinh độ Đông. c/ Mỏ niken - đồng - coban Bản Phúc (đang thăm dò khai thác): Nằm ở Đông Bắc thị trấn Yên Châu, toạ độ 21011’40” vĩ độ Bắc và 104019’10” kinh độ Đông. Quặng có nguồn gốc macma xâm nhập, macma dung li và quặng phong hoá. d/ Niken - đồng Bản Mông (đang thăm dò khai thác): Có toạ độ địa lý 21013’09” vĩ độ Bắc và 104013’32” kinh độ Đông, thuộc xã Chiềng Xôm, huyện Mai Sơn. Quặng có nguồn gốc macma dung li. Thân quặng I dài 200m, dày 5m. Thân quặng II dài 450m. Cả hai thân quặng này nằm trong đá dunít bị secpentin hoá. Thân quặng III nằm trong đá sừng. e/ Vàng sa khoáng Mu Lu (Chiềng lương - Mai Sơn): Nằm ở phía Nam thị trấn Hát Lót 10Km, thuộc huyện Mai Sơn có các điểm Bó Cuông, Bó Phiên Nọi, Bó Lu. Toạ độ địa lý 21030’00” vĩ độ Bắc và 21006’50” kinh độ Đông. Vàng nằm trong lớp cuội sỏi aluvi có chiều dày 0,6 -:- 9,2 m, hàm lượng vàng 0,64 g/m3. Trữ lượng là 1.014 kg,. f/ Vàng sa khoáng Pitong: Thuộc huyện Mường La, toạ độ địa lý 21030’00” -:- 21035’00” vĩ độ Bắc và 103058’00” -:- 104002’00” kinh độ Đông. Thung lũng Pitong hướng Tây Bắc - Đông Nam dài 4 -:- 5Km, rộng 0,6 -:- 1Km. Vàng tích tụ ở lòng suối, bãi bồi, thềm bậc I và II. 3. Khoáng sản phi kim loại. a/ Atbet Mường Do: Nằm ở Đông Bắc thị trấn Vạn Yên 14,5Km. Toạ độ địa lý 21008’45” vĩ độ Bắc và 104049’20” kinh độ Đông. Điểm Atbet nằm trong khu vùng phát triển đá trầm tích điệp Bản Nguồn. Trong vùng có 5 thân quặng xâm nhập siêu mafic và mafic. b/ Atbet suối Cẩm: Nằm ở Đông Nam huyện lỵ Quang Huy, có độ cao 300 -:- 1300m. Toạ độ địa lý 21009’00” -:- 21011’00” vĩ độ Bắc và 104050’00” -:- 104054’00” kinh độ Đông. Tại đây khoanh được 8 khu có triển vọng nhất. Trữ lượng 57.540 tấn, đạt loại mỏ trung bình lớn. c/ Atbet Bản Bong: Nằm ở Đông Nam thị trấn Vạn Yên 18Km. Toạ độ địa lý 21009’00” vĩ độ Bắc và 104052’30” kinh độ Đông. Trong trầm tích điệp Bản Nguồn (D2v bn) có 40 thân siêu mafic và mafic chứa Atbet. Hầu hết các thân macma này đều chứa atbet. d/ Atbet bản Thoóc: Toạ độ 21008’20” vĩ độ Bắc và 104048’15” kinh độ Đông. Trong vùng có 3 thân quặng peridotit dày 30 - 50m, dài 1 - 3km phát triển trên đá phiến sét, đá vôi của điệp Bản Cải có chứa Atbet. e/ Tan Tà Phù: Toạ độ địa lý 20059;07” vĩ độ Bắc và 104052’45” kinh độ Đông. Có 8 thân quặng dạng mạch, dạng thấu kính với bề dày 2 - 25m, dài 30 - 100m nằm trong đá vôi đôlômít, sét vôi của điệp sinh Vinh (O3 - Ssv). f/ Sét Cao lanh Mường Chanh: Toạ độ địa lý 21015’00” vĩ độ Bắc và 103050’00” kinh độ Đông. Cao lanh là những ổ thấu kính dài vài chục mét tới hàng trăm mét, chiều dày thay đổi 0,5 - 7,8m. Cao lanh màu xám trắng đến vàng nhạt, nguồn gốc trầm tích. g/ Caolin Phiêng Ban: Nằm ở phía Bắc thị trấn Bắc Yên 2,5 Km. Toạ độ địa lý 21016’10” vĩ độ Bắc và 104026’00” kinh độ Đông. Xác định được 12 khoáng thể ở dạng ổ và dạng thấu kính. Trữ lượng 16.905 tấn. h/ Đôlômit Bản Chanh: Toạ độ địa lý 20057’33” vĩ độ Bắc và 104055’07” kinh độ Đông. Thân quặng Đolômit kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam dài 7Km, rộng 0,5 -:- 2km, diện tích 12 km2. B. Kiểm kê các mỏ khoáng sản có triển vọng cần thăm dò cho khai thác: 1. Khoáng sản kim loại đen: a/Titan Cò Mạ: Toạ độ địa lý 21002’47” vĩ độ Bắc và 103030’36” kinh độ Đông, thuộc xã Cò Mạ, huyện Thuận Châu. Quặng xâm tán trong kẽ đá xâm nhập mafic granodioxit và granit sẫm màu của phức hệ Điện Biên (P2 - t3Đb). Quặng có dạng tinh thể nhỏ, hình kim hoặc hình que. Khoáng vật chủ yếu là Immerit, Manhetit, Limonit, Pirit, Aenopirit. 2. Kim loại màu: a/ Đồng Cốc Phát: Toạ độ địa lý 21032’30” vĩ độ Bắc và 103043’30” kinh độ Đông, thuộc xã Liệp Muội, huyện Thuận Châu. Trong các mạch thạch anh xuyên cắt đá phun trào mafic thuộc hệ tầng Viên Nam (P2 - T1vn) có chứa quặng đồng với tổ hợp khoáng vật. b/ Đồng Huổi Long: Toạ độ 21035’20” vĩ độ Bắc và 103040’40”, thuộc xã Mường Phiền, huyện Thuận Châu. Thân quặng tập trung thành các mạch xuyên cắt qua hệ tầng Viên Nam (P2 - T1vn). c/ Đồng Bản Mùa: Toạ độ địa lý 21035’20” vĩ độ Bắc và 104040’40” kinh độ Đông, thuộc xã Chiềng Ngàn, huyện Thuận Châu. Quặng đồng tập trung thành các mạch xuyên cắt qua hệ tầng Viên Nam (P2 - T1vn). d/ Đồng Bản Bang: Toạ độ địa lý 21010’45” vĩ độ Bắc và 104033’50” kinh độ Đông. Quặng đồng nằm trong phun trào mafic hệ tầng Viên Nam (P2 - T1vn). Các mạch thạch anh chứa đồng dài 40 -60m, dày 0,4 - 1,5m. e/ Quặng Niken - đồng Bản Chạng: Toạ độ địa lý 21010’39” vĩ độ Bắc và 1040’00” kinh độ Đông, thuộc xã Tạ Khoa, huyện Yên Châu. Mỏ quặng được phát hiện năm 1959 và tìm kiếm chi tiết năm 1962 - 1963. Quặng sunfua niken - đồng phân bố trong đá piroxenrit của phức hệ Bản Xang. f/ Điểm chì Bản áng: Toạ độ địa lý 21019’00” vĩ độ Bắc và 104013’45” kinh độ Đông. Điểm quặng nằm trong vùng phát triển đá phiến lục có nguồn gốc phun trào của hệ tầng Viên Nam (P2 - T1vn). Tại đây phát hiện được một mạch thạch anh có chứa quặng chì (galenit), dày 0,5 m. g/ Bauxit Bản Pang: Thuộc xã Chiềng Đen, thị xã Sơn La, toạ độ địa lý 21023’00” vĩ độ Bắc và 103049’32” kinh độ Đông. Diện tích chứa quặng nhôm phát triển các đá phun trào, đá phiến tuf, đá vôi tuổi pecmi thượng (P2) và trầm tích triat hạ (T1) Bauxit tập trung thành vỉa dày 3 - 10m. h/ Bauxit Bản Bó: Toạ độ địa lý 21022’55” vĩ độ Bắc và 103046’38” kinh độ Đông. Bauxit Bản Bó có thành phần khoáng vật và hàm lượng như ở điểm Bauxit Bản Pang. i/ Thuỷ ngân Bản Pang: Nằm ở phía Đông huyện lỵ Mộc Châu 28Km. Toạ độ địa lý 20050’50” vĩ độ Bắc và 104053’00” kinh độ Đông. Quặng (kinova) được phát hiện trong mẫu trọng sa với 8-24 hạt, cao nhất đạt 73 hạt/10dm2. Ngoài ra, kinova còn nằm trong điện phát triển các đá spirit và tuf của điệp Vạn Yên (T3 cvy). Đây là điểm quặng có nhiều triển vọng cần tìm kiếm và đánh giá. g/ Thuỷ ngân Chiềng Khừa: Nằm cách thị trấn Mộc Châu 16Km về phía Tây Nam. Toạ độ địa lý 20048’50” vĩ độ Bắc và 104027’30” kinh độ Đông. k/ Vàng sa khoáng Phù Yên: Toạ độ địa lý 21000’00” vĩ độ Bắc và 104037’00” kinh độ Đông, trong thung lũng dài khoảng 30Km, rộng 600 -700m đến 2000 - 3000 m đã phát hiện đựơc vài mạch thạch anh - sunfua chứa vàng xuyên cắt qua đá phun trào mafic. 3. Khoáng sản phi kim loại: a/ Điểm quặng pirit Bản Lái: Thuộc xã Chiềng Ngàn, huyện Thuận Châu. Toạ độ địa lý 21036’30” vĩ độ Bắc và 103040’30” kinh độ Đông b/ Pirit Bó Xinh: Thuộc xã Bó Sinh, huyện Sông Mã. Toạ độ địa lý 21017’40” vĩ độ Bắc và 103027’15” kinh độ Đông. 4. Vật liệu xây dựng: a/ Đá bang Bản Lếch: Toạ độ địa lý 21039’00” vĩ độ Bắc và 103053’40” kinh độ Đông. b/ Đá vôi Chiềng Sinh: Thuộc xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La. Toạ độ địa lý 21016’00” vĩ độ Bắc và 104001’00” kinh độ Đông. II - Các thuận lợi, khó khăn, thách thức và cơ hội đặt ra trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản là sản phẩm tích tụ của tự nhiên, hữu hạn và không thể tái tạo. Do vậy, việc khai thác và sử dung phải hợp lý, tiết kiệm. Những tác động tiêu cực chủ yếu của khai thác tài nguyên khoáng sản là: - Tổn thất lớn tài nguyên khoáng sản trong khai thác và chế biến làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. - Thay đổi cảnh quan, địa hình thu hẹp đất trồng và rừng do diện tích khai trường và bãi thải ngày càng phát triển. - Ô nhiễm không khí, nước và đất, gây tắc nghẽn, ồn và bẩn, tích tụ các chất thải nguy hại và gây tai biến do các hậu quả đáng kể về môi trường. - Việc khai thác tài nguyên khoáng sản không có kiểm soát làm gia tăng mức độ các chất độc hại trong không khí, ô nhiễm sông hồ, đất, phá huỷ rừng, xói mòn đất và tích tụ khí điôxit cacbon và các khí nhà kính khác, đe doạ làm thay đổi khí hậu, làm nóng tầng khí quyển. - Các tai biến trong công nghiệp khai khoáng gia tăng: sập lò, trượt tầng, sụt lở bãi thải gây chết người, làm thiệt hại lớn về người và của, môi trường bị suy thoái nghiêm trọng. - Nước (gồm nước ngầm, nước mặt) bị giảm trữ lượng, bị phá vỡ chế độ địa chất thuỷ văn và thuỷ văn, bị giảm chất lượng, bị ô nhiễm nước. - Không khí bị ô nhiễm di thải khí và bụi. - Đất đai thổ nhưỡng bị biến dạng bề mặt, bị phá huỷ lớp đất phủ, bị thu hẹp diện tích hoa màu, làm xấu chất lượng đất, bị biến dạng vùng lãnh thổ. - Thực vật và động vật bị giảm số lượng và tiêu huỷ do các điều kiện sinh sống ở rừng cây, đồng cỏ và sông nước xấu đi, loài cây hoang dại bị giảm, động vật phải di cư đi nơi khác, mùa màng bị giảm năng suất, giảm sản vật gia súc, thuỷ văn và lâm sản. - Lòng đất bị thay đổi trạng thái ứng suất biến dạng, bị giảm chất lượng khoáng sản, bị nhiễm bẩn, bị tạo ra các hang hốc, bị tổn thất tài nguyên khoáng sản do không thể khai thác hết. Những tác động của khai thác mỏ đến môi trường tự nhiên có thể liên quan tới điều kiện văn hoá xã hội và điều kiện tự nhiên. Sự ảnh hưởng của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên có thể nhận thấy và xác định được thông qua điều tra, khảo sát. Còn sự ảnh hưởng đến các điều kiện văn hoá xã hội khó nhận thấy và tuỳ thuộc vào cách đánh giá. Như vậy, vấn đề đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản và tác động của chúng đến môi trường tự nhiên không những là vấn đề của khoa học công nghệ mà còn là vấn đề của kinh tế và xã hội. Phần II xây dựng định hướng khai thác hợp lý tài nguyên khoáng sản Sơn La I - quan điểm: Phát triển ngành khai khoáng phục vụ đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội - quốc phòng trên cơ sở hợp lý, tiết kiệm có qui hoạch kế hoạch, thống nhất quản lý, bảo vệ Môi trường và sinh thái. - Cần tăng thêm và ngày càng hiện đại hoá các thiết bị khai thác,tuyển luyện, chế biến II - Mục tiêu: 1. Tiến hành đánh giá về mặt: - trữ lượng. - Điều kiện khai thác. - Tiềm năng kinh tế khoáng sản mỏ (trữ lượng mỏ, khoáng sản kinh tế). - Hiệu quả đối với môi trường. 2 . Quy hoạch và khai thác mỏ 3- Khai thác khoáng sản lòng hồ thuỷ điện Sơn La. 4- Khai thác khoáng sản làm nhiên liệu phục vụ cho các ngành kinh tế: chế biến nông sản, phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt,... 2. Xác định ưu tiên khai thác khoáng sản theo các giai đoạn: Thực tế cho thấy tài nguyên khoáng sản Sơn La phong phú song trữ lượng mỏ nhỏ, mức độ thuận lợi cho việc khai thác mỏ không nhiều, đề xuất một số phương hướng cụ thể đối với việc khai thác khoáng sản cụ thể như sau: - Lập các phương án quy hoạch khai thác khoáng sản theo từng giai đoạn, theo mức độ vốn đầu tư và nên đầu tư vốn một cách tập trung, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo đà cho việc khai thác các mỏ tiếp theo; tránh đầu tư lan tràn mỗi chỗ một ít, gây ra việc đầu tư cơ sở hạ tầng không đồng bộ, công nghệ khai thác tiên tiến không được áp dụng, tốn nhân lực, gây hậu quả xấu cho môi trường, không đem lại hiệu quả kinh tế. Mỗi một công trình dự kiến khai thác cần có sự tính toán chi tiết bằng việc lập luận chứng kinh tế kỹ thuật. - Trước mắt trong giai đoạn gần đây nên tập trung khai thác một số mỏ: + Thu hồi khoáng sản ở các điểm mỏ trong vùng ảnh hưởng của lòng hồ thuỷ điện Sơn La + Chú trọng đầu tư khai thác mỏ Ni - Cu Bản Phúc và Bản Khoa. Đây là 2 mỏ có tiềm năng kinh tế khoáng sản lớn. Trong điều kiện tỉnh chưa có đủ sức đầu tư, có thể tiến hành liên doanh liên kết với các công ty khai thác khoáng sản nước ngoài cùng đầu tư, đưa công nghệ khai thác hiện đại vào sản xuất song cần xây dựng luận án kinh tế kỹ thuật chi tiết để tính hiệu quả kinh tế mỏ và có hướng khắc phục hậu quả đối với môi trường trong quá trình khai thác. + Nguyên liệu cháy cũng cần đầu tư khai thác, mức độ khai thác và tiềm năng kinh tế mỏ đều thuận lợi, song nên đầu tư khai thác ở mức độ trong tỉnh. Khai thác nguồn than này có rất nhiều lợi ích: đảm bảo cung cấp năng lượng cho các nhà máy, xí nghiệp sản xuất trong tỉnh cần nhu cầu than, đảm bảo mọt phần nhu cầu chất đốt cho nhân dân, tránh được nạn khai thác phá rừng bừa bãi gây hậu quả xấu đến môi trường. Đối với mỏ than Suối Bàng tập trung vốn đầu tư mua sắm thiết bị công nghệ khai thác, nâng cấp cơ sở hạ tầng mỏ. + Khai thác vàng ở tỉnh Sơn La (2 mỏ mulu và pitông) điều kiện đều thuận lợi. III - Các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững: Công việc đánh giá và xây dựng quy hoạch tài nguyên khoáng sản nhằm mục đích khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội là công việc hết sức quan trọng cần đặt ra để giải quyết. Đánh giá chúng phải dựa trên nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội đồng thời cũng dựa trên định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong tương lai đặc biệt là năm 2010. Công việc đánh giá sẽ cho phép chỉ ra khả năng khai thác tài nguyên khoáng sản của tỉnh trong điều kiện tự nhiên và xã hội ở các mức độ khác nhau. Để đánh giá chúng trước tiên ta phải xác định các chỉ tiêu đánh giá và thang điểm đánh giá. ở đây chúng tôi xác định 4 chỉ tiêu cần đánh giá: - Chỉ tiêu về điều kiện khai thác. - Chỉ tiêu về trữ lượng mỏ và tiềm năng tài nguyên kinh tế mỏ. - Chỉ tiêu về vốn đầu tư, dự án liên doanh liên kết và trong điều kiện địa phương. - Chỉ tiêu về hiệu quả đối với môi trường. 2. Đánh giá về trữ lượng mỏ và tiềm năng tài nguyên kinh tế mỏ: a/ Đánh giá số lượng và chất lượng mỏ: Trong tổng số 24 mỏ đã và được đánh giá trữ lượng một cách tương đối chi tiết, ta có thể thấy khoáng sản nguyên liệu cháy gồm có 4 mỏ với tổng trữ lượng là 3.470.000 tấn, trong đó mỏ than Suối Bàng là mỏ lớn có trữ lượng 2.374.000 tấn, còn lại 3 mỏ kia chỉ đạt 1.096.000 tấn. Than chủ yếu là cốc mỡ và than nâu lửa dài, chất lượng trung bình. Khoáng sản kim loại có sắt, đồng, đồng - niken, niken - đồng - coban và vàng sa khoáng. Khoáng sản sắt có 2 mỏ Mường Trai và Bản Chanh với tổng trữ lượng là 3.815.000 tấn, trong đó mỏ sắt Mường Trai trữ lượng rất nhỏ 15.000 tấn còn lại là của mỏ sắt Bản Chanh 3.800.000 tấn. Chất lượng tốt, hàm lượng sắt đạt giá trị rất cao ở 2 mỏ. Khoáng sản kim loại màu đồng - niken - coban có 4 mỏ (Đồng Vạn Sài, đồng - niken Bản Khoa, niken - đồng - coban Bản Phúc, niken - đồng Bản Mông) với tổng trữ lượng là: 976.000 tấn. Trong đó có mỏ đồng Vạn Sài có trữ lượng quặng là 802.203 tấn, mỏ niken - đồng - coban Bản Phúc trữ lượng đồng - niken - coban là 163.400 tấn, 2 mỏ còn lại trữ lượng rất nhỏ. Khoáng sản vàng sa khoáng có 2 mỏ MuLu và Pi Tong với trữ lượng đã được xác định là 432 kg. Khoáng sản phi kim loại tỉnh Sơn La không nhiều, trữ lượng đều thuộc loại mỏ nhỏ dùng cho công nghiệp địa phương. Đó là các loại khoáng sản: atbet, tan, sét, caolin, manhezit. Khoáng sản atbet có 4 mỏ với tổng trữ lượng nhỏ 68.407 tấn, chất lượng trung bình xấu. Có 1 mỏ tan Tà Phù trữ lượng 132.000 tấn. Sét - caolin 1 mỏ (Mường Chanh) trữ lượgn 256.379 tấn. Caolin gồm 2 mỏ là fusitafan và Phiêng Ban với tổng trữ lượng là 1.056.095 tấn, chất lượng xấu. Manherit có 1 mỏ (Bản Phúng) với trữ lượng nhỏ 212.635 tấn. Vật liệu xây dựng có 3 mỏ với tổng trữ lượng 2.671.530 tấn, trong đó đôlômit có trữ lượng lớn 1.245.528 tấn, đá vôi + travectin có trữ lượng 1.426.000 tấn, đá vôi + travectin dễ khai thác phục vụ cho sản xuất xi măng. b/ Đánh giá kinh tế tài nguyên khoáng sản tỉnh Sơn La: Muốn biết được giá trị kinh tế của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân, trước hết cần phải đánh giá kinh tế tài nguyên khoáng sản. Đánh giá kinh tế tài nguyên là đánh giá về giá trị kinh tế của chúng, về hiệu quả kinh tế khi chúng tham gia trực tiếp vào sản xuất các ngành kinh tế đó. Tài nguyên khoáng sản là các mỏ khoáng sản đã được xác dịnh trữ lượng, chất lượng để đưa vào sản xuất với các dự án khai thác hoặc đang ở dạng tiềm năng, sẽ được khai thác sử dụng. Đánh giá kinh tế tài nguyên khoáng sản là xác định giá trị kinh tế của khoáng sản khi được con người khai thác và đưa vào sử dụng. Khoáng sản có giá trị kinh tế khi chúng trở thành hàng hóa tại chỗ và được đem bán. Khi đem bán người ta tính toán giá trị của chúng bằng chi phí đầu tư trang thiết bị máy móc để khai thác, chi phí trả lương cho người khai thác và tích luỹ lợi nhuận của giá trị thặng dư. Đối với các mỏ khoáng sản tỉnh Sơn La, một số mỏ đã được khai thác song do tài liệu thống kê kinh tế của các mỏ đã được khai thác này chúng tôi không có điều kiện khảo sát điều tra ở các mỏ về chi phí đầu tư trang thiết bị, chi phí trả lương và phần thặng tích luỹ. Giá trị kinh tế khoáng sản nhiên liệu đạt 694 tỷ đồng chiếm 4,5% tổng giá trị khoáng sản (trong đó riêng mỏ than Suối Bàng đạt 474 tỷ đồng). Giá trị kinh tế khoáng sản kim loại sắt đạt 736 tỷ đồng, đạt 4,95% tổn giá trị khoáng sản. Đối với khoáng sản kim loại màu và hiếm đạt giá trị kinh tế lớn nhất 13.045,059 tỷ đồng, chiếm 84,8% tổng giá trị khoáng sản, trong đó chủ yếu là của kim loại đồng và niken đạt 12.988,959 tỷ đồng, vàng chỉ đạt 56,1 tỷ đồng. Đối với khoáng sản phi kim loại, giá trị kinh tế đạt 806,98 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 5,24% tổng giá trị kinh tế khoáng sản, trong đó atbet đạt 336,035 tỷ đồng, tan 33 tỷ đồng, sét cao lanh 14,869 tỷ đồng, cao lin 61,3 tỷ đồng , manherit 318,952 tỷ đồng. Khoáng sản vật liệu xây dựng có đá vôi, traveectin sản xuất xi măng, đôlômit, với tổng giá trị là 62,276 tỷ đồng, chiếm 0,67% tổng giá trị. c/ Chỉ tiêu về vốn đầu tư, dự án liên doanh liên kết trong điều kiện địa phương: Cùng với việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, các dự án phát triển và bảo vệ rừng, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, dự án cải tạo hệ thống cấp, thoát nước, xây dựng nông thôn mới - đô thị hoá.. tỉnh Sơn la cũng đã có những dự án đầu tư đối với công việc khai thác mỏ khoáng sản. Bước đầu tỉnh đã có dự án thực hiện khai thác mỏ than Suối Bàng với sản lượng khai thác 15.000 tấn/năm với tổng số vốn đầu tư 5.247 triệu đồng, dự án mở rộng nhà máy xi măng Sơn La với quy mô sản xuất xi măng PC 30 - TCVN, công suất 4 vạn tấn sản phẩm/năm với tổng vốn đầu tư là 27.824 triệu đồng. Đặc biệt là đã có dự án liên doanh khai thác khoáng sản với công ty nước ngoài NewDelei và công ty phát triển khoáng sản (Bộ Công nghiệp nặng) nhằm đầu tư khai thác các mỏ vàng sa khoáng, bột tan Tà Phù, đá xẻ ốp lát các loại và khai thác tinh chế niken - đồng với tổng số vốn đầu tư là 30 triệu USD (trong đó riêng cho khai thác tinh chế niken và đồng là 17 triệu USD). 3. Chỉ tiêu về hiệu quả đối với môi trường: Với tổng diện tích đất rừng 1.034.000ha, nhưng độ che phủ chỉ còn 9,8%, trong đó diện tích rừng 138.800 ha, đất trống đồi trọc 895.600 ha chiếm 63% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Có thể nói rừng của Sơn La đã cạn kiệt, môi trường sống bị đe doạ. Việc khai thác khoáng sản phần nào sẽ gây ảnh hưởng tới việc phá rừng, lấn mất một phần đất rừng, đất sản xuất nông nghiệp và gây hậu quả xấu đối với môi trường. Tuy nhiên trên bình đồ phân bố các điểm mỏ và khoáng sản có thể nói hầu hết các mỏ đều tập trung ở những vị trí không phải là xung yếu như nằm tại các khu vực trồng cấy đặc sản, đặc dụng, cây công nghiệp, đó cũng là điều kiện hết sức thuận lợi giúp việc khai thác khoáng sản gây ảnh hưởng không nhiều và tác hại xấu đối với môi trường tự nhiên của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình khai thácmỏ phải chú trọng tới môi trường tự nhiên, cần có giải pháp và biện pháp phòng ngừa tích cực nhằm tránh được những hậu quả xấu nhất tới môi trường, góp phần bảo vệ hiệu quả đối với môi trường ở đây chúng tôi đã chú ý nhiều tới các khía cạnh, ảnh hưởng của việc khai thác khoáng sản đối với các khu bảo tồn tự nhiên, đối với rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, khả năng lấn chiếm đất nông nghiệp, đất rừng, đất tròng cây đặc sản, cây công nghiệp, khả năng gây ô nhiễm nguồn nước sông suối, ô nhiễm đô thị, khu dân cư, khả năng phá vỡ cân bằng động lực địa hình gây ra các tai biến địa chất như : trượt lở đất, xói mòn đất và các tai hại ảnh hưởng tới lòng hồ sông Đà khi tiến hành xây dựng đập thuỷ điện Tạ Bú. Trên cơ sở đó đưa ra 5 cấp phân loại cho mỗi mỏ: rất thuận lợi, thuận lợi, tương đối thuận lợi, kém thuận lợi và hạn chế. Kết quả đánh giá về hiệu quả đối với môi trường được đánh giá tổng hợp chung với các chỉ tiêu về điều kiện khai thác, chỉ tiêu trữ lượng và tiềm năng kinh tế mỏ, quy hoạch và khai thác các mỏ liên hệ với hướng phát triển trung tâm kinh tế trong tỉnh để từ đó rút ra các định hướng khai thác khoáng sản của tỉnh. IV - Các giải pháp, chính sách thực hiện: Khai thác khoáng sản tác động tiêu cực đến môi trường trên nhiều mặt như các phần trên đã trình bày. Những tác động đó có thể ảnh hưởng tức thì và cũng có thể có ảnh hưởng lâu dài, có thể tiếp tục gây tác hại sau khi đã ngừng hoạt động. 1. Các giải pháp về thể chế, luật pháp, chính sách: - Hoàn thiện và cụ thể hoá luật lệ về bảo vệ môi trường đối với vùng mỏ. - Phổ biến luật Khoáng sản,đồng thời với phổ biến luật Môi trường. Các lệ phí phải nộp cho các cơ quan bảo vệ môi trường vùng mỏ, các đóng góp của mỏ vào công tác y tế - xã hội vùng mỏ, các quy định về xử phạt đối với những hành vi phạm luật. - Kèm theo luật, cần ban hành tiếp các quy định và quy chế cụ thể dưới luật cho từng mỏ, có phân biệt cho từng mỏ có phương pháp và kỹ thuật khai thác khác nhau và ở các vùng địa lý khác nhau. - Quy định hệ thống tổ chức và cơ quan có thẩm quyền về quản lý và kiểm soát môi trường ở các vùng mỏ. Xác định trách nhiệm và quyền hạn của các cấp chính quyền địa phương, vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng đối với việc bảo vệ môi trường mỏ. - Xây dựng và phổ biến luật về khai thác khoáng sản do Nhá nước ban hành và các văn bản dưới luật về khai thác mỏ, các quy chế, thể lệ về kế hoạch hoá và quản lý môi trường vùng mỏ, hoàn thiện các tiêu chuẩn về môi trường mỏ ở từng điều kiện địa phương. 2. Các giải pháp mang tính kinh tế: - Cần đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu, khảo sát để tìm hiểu về trữ lượng, chất lượng, vị trí phân bố của các loại khoáng sản để phục vụ cho công tác quy hoạch khai thác khoáng sản. - Trong kế hoạch kinh tế - xã hội của địa phương (kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm và kế hoạch dài hạn), nhất thiết phải đề cập đến các vấn đề sau đây: + Đánh giá kiểm điểm công tác khai thác mỏ cần kiểm điểm vấn đề môi trường ở các vùng mỏ, những biện pháp về bảo vệ môi trường đã được tiến hành, kết quả và những tiến bộ, những vấn đề tồn tại, đặc biệt đi sâu phân tích nguyên nhân gây ra ô nhiễm lớn ở các vùng có nhiều mỏ, từ đó đề ra các vấn đề kinh tế và xã hội cần giải quyết. + Tiến hành công tác cải tạo đất, trồng cây gây rừng khắc phục các tác hại lâu dài về địa chất, sinh thái gây ra ở những vùng mỏ cũ, mỏ bỏ hoang hoặc vắng chủ, khôi phục lại cảnh quan phục vụ du lịch, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá, lịch sử,... ở vùng mỏ. 3. Các giải pháp về kỹ thuật, khoa học công nghệ: - Cần thay thế cải tiến công nghệ, kỹ thuật và phương pháp khai thác đã lạc hậu, nhằm hạn chế đến mức tối đa các ô nhiễm gây ra đối với đất đai, nước uống, sông ngòi, thuỷ văn, địa chất, sinh thái,.... bảo vệ tốt sức khoẻ của lao động trong các mỏ nhất là đối với phụ nữ và trẻ em và sức khoẻ của dân cư vùng mỏ. - Nghiên cứu tác động tiềm tàng và lâu dài của công tác khai khoáng đối với môi trường vùng mỏ để có các biện pháp công nghệ, kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm xoá bỏ, loại trừ các tác động tiêu cực, bảo vệ môi trường vùng mỏ. Đẩy mạnh công tác trồng cây gây rừng ở các vùng mỏ (vừa có tác dụng chống xói mòn đất đai, vừa có tác dụng thanh lọc khí bụi, các khí độc hại và vật lơ lửng trong không khí). - Tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn cho phép về chất lượng phế thải được đưa vào bãi thải, chất lượng nước thải được đổ ra sông ngòi, nồng độ khí thải được phép thải ra không khí, các tiêu chuẩn về nổ mìn, về tiếng ầm, về độ rung, .... được phép cho từng loại mỏ. - Chỉ cho phép nhận các công nghệ, kỹ thuật và áp dụng các phương pháp khai thác mỏ gây ít ô nhiễm, các công nghệ kỹ thuật sạch, vừa bảo vệ được môi trường vừa tiết kiệm, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển nhằm tìm ra các phương pháp khai thác khoáng sản tốt hơn, các biện pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường nhằm hạn chế đến mức tối đa các tác động tiêu cực đối với môi trường, sinh thái và con người. 4. Các giải pháp hỗ trợ: - Thiết lập lại kỷ cương trong khai thác tài nguyên khoáng sản, chấm dứt việc khai thác bất hợp pháp, tự do. - Phát huy sức mạnh tổng hợp của chính quyền, của cơ quan quản lý môi trường, các đoàn thể và các hội quần chúng ngay tại cơ sở, tại vùng mỏ, đề cao trách nhiệm của các chủ mỏ, kết hợp sức mạnh của pháp luật với sự đấu tranh của lao động ở mỏ và nhân dân ở gần vùng mỏ. - Xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm, có hình thức biểu dương khen thưởng thích hợp đối với những cơ sở địa phương, cá nhân có nhiều đóng góp vào việc bảo vệ tốt môi trường vùng mỏ. - Tổ chức đăng báo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách rộng rãi, thường xuyên trong dân chúng ở các vùng mỏ để ‘ dân biết dân góp ý kiến và dân kiểm tra việc thực hiện”. - Cần cụ thể hoá các điều khoản trong luật lao động về bảo vệ môi trường cho lao động ở mỏ, đặc biệt chú ý nữ công nhân mỏ và trẻ em. 5.Các dự án dầu tư thực hiện: a.Thu hồi khoáng sản vùng ảnh hưởng của lòng hồ thuỷ điện Sơn La, thời gian đến năm 2009, vốn khoanh vùng 1 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước, vốn khai thác các doanh nghiệp tự lo. Nhằm tận thu, tiết kiệm khoáng sản làm sạch môi trường lòng hồ đơn vị thực hiện Sở Tài nguyên và Môi trường và các doanh nghiệp b.Thu thâp tài liệu lập các Qui hoạch khai thác, thăm dò, khoanh định các vùng, các loại, các mỏ nhăm dự trữ cho chiến lược lâu dài. thời gian đến năm 2010, vốn khoanh vùng 10 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước. Nhằm phục vụ công tác quản lý Nhà nước, đơn vị thực hiện Sở Tài nguyên và Môi trường, sở Công nghiệp,sở kế hoạch và Đầu tư. c.Thăm dò và khai thác khoáng sản nhiên liệu phuc vụ nhu cầu của tỉnh và xuất khẩu sản phẩm sau chế biến (cốc) đơn vị thực hiện các doanh nghiệp. d.Thăm dò và khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng phục vụ nhu cầu xây dựng hạ tầng và nhà ở, đơn vị thực hiện các doanh nghiệp . Phần III các giải pháp tổ chức thực hiện - Phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng và của các tổ chức xã hội trong vấn đề bảo vệ môi trường vùng mỏ. - Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng người lao động ở mỏ và dân cư trong vùng có mỏ về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong lành trong cuộc sống của bản thân và gia đình cùng những người xung quanh, trang bị cho họ những hiểu biết cơ bản về luật bảo vệ môi trường, những quy định, quy chế và những tiêu chuẩn đã ban hành về môi trường, những nguy hiểm sẽ gặp nếu môi trường bị ô nhiễm hay phá hoại, những biện pháp cần thiết và có hiệu quả để phòng ngừa tác động tiêu cực của khai khoáng đối với môi trường. - Bảo vệ quyền lợi của người lao động và nhân dân trong vùng mỏ, chống lại những vi phạm pháp luật và quy định về bảo vệ môi trường. - Tổ chức chỉ đạo thực hiện Đề nghị tỉnh và các ban, ngành có liên quan tới việc khai thác tài nguyên khoáng sản, coi trọng hơn nữa việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản và môi trường, tổ chức thực hiện đầy đủ những giải pháp đã trình bày trên đây. Trước mắt cần tập trung làm tốt những việc sau: - Tuyên truyền sâu rộng qua các phương tiện thông tin đại chúng về Luật Khoáng sản và Luật bảo vệ môi trường và các nghị định kèm theo của Chính phủ các quy định và quy chế dưới luật. - Đóng cửa ngay các mỏ đang khai thác bất hợp pháp, cảnh cáo các mỏ đang vi phạm luật về môi trường. - Cải tiến các phương pháp công nghiệp, kỹ thuật gây ra ô nhiễm nặng, từng bước thay thế bằng các phương pháp khai thác và công nghiệp hiện đại, không gây ô nhiễm hoặc ít gây ô nhiễm môi trường. - Xúc tiến việc trồng cây gây rừng ở những nơi có mỏ đang hoạt động hoặc sẽ khai thác tài nguyên khoáng sản. - Xét duyệt kỹ các dự án khai thác khoáng sản về mặt bảo vệ môi trường, không cho phép tiến hành khai thác nếu không có dự án và các biện pháp bảo vệ môi trường vùng mỏ. Buộc các mỏ phải ký quỹ phục hồi môi trường trước khi bắt đầu khai thác. Đối với Sơn La, trong các vùng khai thác mỏ cũng sẽ phải có các dự án, cụ thể: + Dự án phục hồi đất đai trên các bãi thải của mỏ. Dự án trả lại màu xanh, phục hồi lại tiềm năng trồng trọt ban đầu và giữ ổn định cho các sườn dốc của bãi thải, đảm bảo an toàn cho việc khai thác phần cánh chìm bằng phương pháp hầm lò, mở vỉa bằng giếng nghiêng. tài liệu tham khảo 1. Bản đồ địa chất khoáng sản tỉnh Sơn La, tỷ lệ 1:100.000. 2. Các văn bản quy phạm pháp luật: Luật Khoáng sản (1996), Luật Khoáng sản sửa đổi, bổ sung (2005), 3. Đánh giá và xây dựng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản phục vụ cho quy hoạch phát triển kinh tếvà bảo vệ môi trường tỉnh Sơn La. 4. Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững của Trung Quốc. 5. Những vấn đề địa chất Tây bắc Việt Nam - Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật (1977). 6. Phương pháp đánh giá kinh tế - địa chất tài nguyên khoáng sản (Trường Đại học Mỏ địa chất - 1998).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhai thác và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản tỉnh sơn la.doc
Luận văn liên quan