Đề tài Khía cạnh kinh tế của việc sử dụng Incoterm trong xuất khẩu và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng trong hoạt động ngoại thương

Đây là bài tiểu luận xuất sắc của lớp mình môn Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương HK 2010 đã được cô Võ Thanh Thu - giảng viên ĐHKT TPHCM chấm Nhóm đề tài 4: INCOTERM Chúc bạn thu được những kiến thức bổ ích. MỤC LỤC Contents LỜI MỞ ĐẦU4 1.Tóm tắt về các điều kiện thương mại Incoterms 2000:5 2.Bản chất của việc sử dụng Incoterms:11 3.Các nhân tố tác động đến việc sử dụng Incoterms trong hoạt động ngoại thương:12 3.1. Nhân tố khách quan (bên ngoài doanh nghiệp)12 3.1.1.Phụ thuộc vào cơ chế chính sách của Nhà nước. 12 3.1.2.Phụ thuộc vào cách xác định thuế xuất khẩu, nhập khẩu dựa vào điều kiện thương mại nào22 3.1.3.Phụ thuộc vào loại phương tiện vận tải lựa chọn.23 3.1.4.Phụ thuộc vào thói quen sử dụng điều kiện thương mại của doanh nghiệp. 23 3.2. Nhân tố chủ quan (bên trong doanh nghiệp)26 3.2.1.Phụ thuộc vào thế và lực kinh doanh của doanh nghiệp:26 3.2.2.Phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm thực hiện các công việc có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa:34 3.2.3.Phụ thuộc vào trình độ kinh doanh xuất nhập khẩu:40 4. Tình hình sử dụng Incoterms trong một số ngành hiện nay:42 4.1.Ở ngành dệt may:42 4.2. Ở ngành cà phê:52 4.3. Ở ngành cao su:56 5.Đề xuất giải pháp:58 5.1.Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm:58 5.2.Tăng cường hiểu biết về Incoterms:để lựa chọn chính xác điều kiện thương mại có lợi cho mình:64 5.3.Nâng cao trình độ và tích lũy kinh nghiệm về kinh doanh xuất nhập khẩu:64 5.4.Đa dạng hóa sử dụng các điều kiện thương mại:66 KẾT LUẬN68 PHỤ LỤC69 LỜI MỞ ĐẦU Trong buôn bán, giao dịch quốc tế, việc có những qui tắc chung thống nhất để giải thích các điều kiện thương mại là vô cùng quan trọng. Điều này không những giúp các bên tiết kiệm được thời gian và giảm thiểu được những hiểu lầm không đáng có trong việc ký kết hợp đồng mà còn là một cơ sở để giải quyết tranh chấp khi nó xảy ra. Incoterms ra đời đã đáp ứng được yêu cầu này. Phiên bản Incoterms 2000 là phiên bản mới nhất và được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Rõ ràng việc hiểu và biết cách áp dụng một cách phù hợp các điều kiện của Incoterms có ý nghĩa rất quan trọng và nhiều khi còn tạo ra lợi thế cho các bên tham gia ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, điều này không hề đơn giản vì Incoterms 2000 có đến tận 13 điều kiện cơ sở giao hàng kèm theo rất nhiều ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người bán và người mua. Với mục đích tìm hiểu tình hình doanh nghiệp áp dụng Incoterm hiện nay ra sao.Nhóm chúng em chọn đề tài ”Khía cạnh kinh tế của việc sử dụng Incoterm trong xuất khẩu và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng trong hoạt động ngoại thương” Do còn nhiều hạn chế, bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

doc74 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4764 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khía cạnh kinh tế của việc sử dụng Incoterm trong xuất khẩu và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng trong hoạt động ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iền từ Ngân hàng, trong khi doanh nghiệp xuất khẩu vì phải vay Ngân hàng, thời gian chịu lãi tăng lên, càng bất lợi hơn khi tình hình biến động tỷ giá ngoại tệ như hiện nay, những bất lợi này đã nhiều lần trình bày với các Bộ - Ngành chức năng và ngay trong Hiệp hội cà phê Việt Nam ( VICOFA ).  Kiến nghị các doanh nghiệp cần đàm phán và ký hợp đồng với nhà nhập khẩu để giao hàng theo phương thức FCA ( Free Carrie ) cho việc giao hàng bằng container không những cho mặt hàng cà phê mà cả những mặt hàng khác. Phương thức giao hàng bằng container là theo thông lệ quốc tế mà nhiều nước đã áp dụng, ngay cả Việt Nam nếu áp dụng thành công sẽ đem lại hiệu quả cho nhà xuất khẩu, vấn đề là chúng ta thống nhất ý chí và đồng thuận hay không. Ý kiến của Tổng giám đốc INEXIM DAKLAK về việc thống nhất phương thức giao hàng trong thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê không mới nhưng được nhiều người quan tâm. Theo thông lệ quốc tế, và đã từ lâu các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam đều đàm phán và ký hợp đồng với nhà nhập khẩu theo điều kiện giao hàng FOB dẫn tới thiệt hại cho doanh nghiệp như hàng giao nhưng chưa thể lấy tiền, có vận đơn muộn nên thời gian chịu lãi tăng lên… Nếu các doanh nghiệp đàm phán và ký hợp đồng với nhà nhập khẩu để giao hàng theo phương thức FCA cho việc giao hàng bằng container không những cho mặt hàng cà phê mà cả mặt hàng khác. Phương thức giao hàng bằng container là theo thông lệ quốc tế mà nhiều nước đã áp dụng, ngay cả Việt Nam nếu áp dụng thành công sẽ đem lại hiệu quả cho nhà xuất khẩu. Một vấn đề nữa cũng được Tổng giám đốc INEXIM DAKLAK đề cập là chất lượng cà phê xuất khẩu. Theo ông thói quen chào bán và xuất khẩu cà phê sơ chế theo tiêu chuẩn 13-5-1 với giá thường thấp so với thị trường làm cho nông dân và nhà xuất khẩu Việt Nam bị thua thiệt lớn. Hai năm gần đây, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhà nhập khẩu phải tính tới sự bình đẳng nên giá cà phê xuất khẩu đã được cải thiện phần nào. Tuy nhiên vấn đề cốt lõi là chúng ta tham gia thị trường ở mức độ nào? Ví dụ nếu cùng phấn đấu xuất khẩu cà phê sạch chất lượng cao để được  cộng thêm từ 50- 100 USD/tấn thì với sản lượng xuất khẩu từ 900 ngàn tới 1 triệu tấn, chúng ta thu thêm được 50- 100 triệu USD. Bao giờ FCA thay thế cho FOB? Đã chở 10 container cà phê tới bãi giao cho người vận chuyển hàng của nhà nhập khẩu nhưng Công ty Inexim Dak Lak chỉ nhận được vận đơn chưa xếp hàng hóa lên tàu. Phải mất gần một tuần - sau khi 10 container được xếp hết lên tàu - công ty mới nhận được vận đơn của hãng tàu để xin chứng nhận hàng hóa (C/O), gửi hồ sơ chứng từ cho nhà nhập khẩu, và nhận tiền từ ngân hàng. Chẳng riêng gì Công ty Inexim Dak Lak, giao hàng xuất khẩu theo phương thức FOB (Free On Board) như thế đã được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng từ lâu. Theo điều kiện FOB, nhà xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng cho nhà nhập khẩu tại lan can tàu và hết trách nhiệm của mình. Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu các doanh nghiệp đang áp dụng phương thức giao hàng FOB xuất các lô hàng nhỏ thay vì trong các container như hiện nay. Ông Vân Thành Huy, Tổng giám đốc Inexim Dak Lak, phân tích các doanh nghiệp xuất khẩu không thể tự “vác” các container giao cho nhà nhập khẩu tại lan can tàu. Và không ai có thể kiểm tra container ngay tại cầu tàu trước khi đưa qua lan can tàu, bởi lẽ chỉ cần dỡ một container ra kiểm tra sẽ làm ách tắc cả cầu tàu. Vì thế các doanh nghiệp xuất khẩu phải giao cho người chuyên chở tại các bãi để container (gọi là CY- Container Yard) hay các trạm giao hàng lẻ (gọi là CFS- Container Fraight Station) ở trên bờ. Việc kiểm tra, kiểm đếm giữa hai bên và cả việc thông quan của cơ quan hải quan đều diễn ra ở CY hay CFS. Và đây mới chính là lan can tàu theo đúng nghĩa của hàng đóng container. Thông thường từ lúc giao container cho người chuyên chở tại CY cho tới lúc nhận được vận đơn của hãng tàu phải mất 5 đến 7 ngày. Mùa xuất khẩu cao điểm phải chờ trên 10 ngày, có khi còn lâu hơn. Đây chính là thiệt hại cho doanh nghiệp vì hàng đã giao cho nhà nhập khẩu nhưng chưa thể lấy được tiền. Trong khi kinh doanh xuất khẩu nhiều doanh nghiệp phải vay ngân hàng ngay khi ký được hợp đồng, trễ nhận tiền ngày nào là chịu lãi ngày đó. Ông Huy cho biết trên thị trường giao nhận hàng hóa quốc tế, nhiều nước đã áp dụng phương thức FCA (Free Carrier) cho giao nhận container. Với FCA, nhà xuất khẩu chỉ phải giao container hàng cho người chuyên chở của nhà nhập khẩu ở trên bờ, và chỉ cần nhận vận đơn của nhà chuyên chở container trên bờ là có thể thực hiện thanh toán với nhà nhập khẩu, thay vì phải đợi vận đơn của hãng tàu. “Việc áp dụng FCA không chỉ trả về đúng bản chất của giao hàng bằng container, mà còn có lợi trong thanh toán cho nhà xuất khẩu, tránh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đưa container từ bãi lên trên tàu. Hơn nữa nếu ký hợp đồng mua bán theo phương thức giao nhận FCA, nhà xuất khẩu Việt Nam còn không phải chịu phí xếp dỡ container (THC) mà các hãng tàu đang thu ở Việt Nam”, ông Huy phân tích. Với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), hồi cuối tháng 7 qua, ông Huy gửi công văn lên Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), đề nghị cơ quan này nên khuyến cáo các doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu nên ký hợp đồng theo phương thức FCA. Tại cuộc họp giao ban xuất khẩu do Bộ Thương mại tổ chức tại TPHCM ngày 24-7-2007, câu chuyện FCA hay FOB đã được ông Huy và một số hiệp hội ngành hàng đưa ra mổ xẻ. Theo nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, việc áp dụng FCA thay cho FOB sẽ gặp nhiều khó khăn. Đó là thói quen ký theo giá FOB đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều doanh nghiệp trong nước, thay đổi FOB sang FCA có nghĩa phải thay đổi lại nhiều điều kiện đã cam kết với nhà nhập khẩu. Tuy nhiên họ vẫn cho rằng vẫn có thể áp dụng FCA nếu có sự đoàn kết của các doanh nghiệp trong từng hiệp hội và cả cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, và phải có người đứng ra khởi xướng. Hiện nay, Vicofa đang kêu gọi các nhà xuất khẩu cà phê, là hội viên, thống nhất cùng nhau trong việc thương lượng với các nhà nhập khẩu để chuyển sang ký hợp đồng xuất khẩu theo phương thức giao nhận FCA. Ông Huy dẫn chứng bài học kinh nghiệm: “Các hãng tàu đã từng đàm phán chuyện thu phí THC, và các doanh nghiệp Việt Nam đòi phải không thu trước ngày 1-1-2008, nhưng cuối cùng các hãng tàu vẫn thu được. Vậy thì tại sao chúng ta không đoàn kết để thực hiện FCA?”. * Ông Trần Tuyên Huấn - nguyên Phó giám đốc điều hành Noble Coffee tại Việt Nam, nhà nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam - cho rằng phương thức giao nhận FOB hay FCA phụ thuộc hoàn toàn vào người bán, chứ không phải người mua. Tại Việt Nam, theo ông Huấn, các doanh nghiệp có thể bán và giao hàng theo phương thức FCA nếu thỏa mãn được ba yếu tố là thế mạnh của doanh nghiệp xuất khẩu, của ngành hàng, kỹ năng đàm phán và cuối cùng là sự đoàn kết của các doanh nghiệp trong cùng ngành hàng. Chẳng hạn một nhà nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu cà phê đóng container tại bãi và giao hàng vào ngày 13-8 để tàu chạy vào hai ngày sau đó. Nhưng vì nhà nhập khẩu không thuê được tàu nên tới ngày 20-8, container mới được chuyển lên tàu. Trong trường hợp này nếu nhà xuất khẩu có thế mạnh và có kỹ năng, họ có thể yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán tiền ngay sau khi đã giao container bằng vận đơn chưa xếp hàng với lý do: “Tôi đã giao hàng đúng yêu cầu của ông còn việc tàu chậm trễ là do ông chứ không phải do tôi”. Ông Huấn cũng cho biết hiện nay nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam phải chịu phí THC trong khi ngành cao su thì không. Hiệp hội Cao su Việt Nam đã tạo được sự thống nhất trong các hội viên của mình với cùng một lý lẽ: “Anh mua cao su của tôi, tôi giao đúng hàng, đúng số lượng tại bãi, còn các khâu vận chuyển xuống tàu, gắp container lên tàu, thuê tàu, cước phí ra sao là việc của anh”. Bài học ở đây chính là sự đoàn kết. 4.3. Ở ngành cao su: GIAO HÀNG THEO PHƯƠNG THỨC FCA TRONG XUẤT KHẨU CAO SU: TRÁNH RỦI RO Nhằm phù hợp với tình hình giao hàng xuất khẩu trong container, Hiệp hội CSVN đã đề nghị với ARBC bổ sung điều kiện giao hàng FCA trong các hợp đồng kinh doanh cao su quốc tế. Trước đề nghị đó, ARBC đã tổ chức buổi họp của Tiểu ban Hợp đồng vào ngày 8/5/2008 tại Bangkok (Thái Lan) để bàn đặc biệt về vấn đề này. Hiệp hội CSVN cũng đã tổ chức buổi hội thảo “Áp dụng FCA trong xuất khẩu cao su” vào ngày 25/4 nhằm thảo luận và thu thập ý kiến đóng góp của các hội viên làm cơ sở thảo luận với các nước tại buổi họp ngày 8/5 của ARBC.  Tại buổi hội thảo, nhiều ý kiến của các hội viên cho thấy hợp đồng (HĐ) FCA có nhiều thuận lợi, an toàn cho người bán lẫn người mua và nâng cao trách nhiệm của người chuyên chở. Đặc biệt, theo thống kê của Hiệp hội CSVN từ báo cáo của một số công ty như Bà Rịa, Dầu Tiếng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Phú, Phước Hòa, Tây Ninh, Petec, Minh Tân, số lượng hợp đồng FCA ký trong năm 2008 đã gia tăng so năm 2007. Cụ thể, nếu như năm 2007 có trên 567 HĐ, HĐ FOB là 535 (chiếm 94,4%) và xuất 131.670 tấn xuất khẩu, tỷ lệ là 90,8%. Còn FCA chỉ có 10 HĐ, chiếm 1,8% về lượng HĐ và 2,7% về lượng cao su. Sang năm 2008, HĐ FOB giảm xuống còn 81,8% về số HĐ và 63,6% về lượng cao su (84.760 tấn), còn HĐ FCA tăng lên đến 80 HĐ, chiếm 13,3% về số HĐ và xuất được 27.725 tấn, chiếm 20,7% về lượng. Trong đó 2 công ty đã thực hiện HĐ FCA rất tốt trong thời gian qua là Dầu Tiếng và Phước Hòa. Về kinh nghiệm thực hiện HĐ FCA trong xuất khẩu cao su, ông Nguyễn Thành Được, Trưởng ban Xuất Nhập khẩu CTCS Dầu Tiếng cho biết: “Thật ra công ty đã sử dụng phương thức này từ năm 2003 –2004, trước đây khi công ty thực hiện bán mủ ly tâm cho các khách hàng Hàn Quốc thì đã xảy ra việc túi đựng mủ do khách hàng mua bị thủng, gây thất thoát mủ, công ty phải gánh chịu tổn thất từ rủi ro này. Từ đó công ty mới tìm cách thuyết phục khách hàng áp dụng phương thức giao hàng FCA, nếu có xảy ra rủi ro tại cảng thì có bên bảo hiểm thanh toán, cả người bán lẫn người mua đều không phải chịu. Từ đó đến nay, số lượng khách hàng của CTCS Dầu Tiếng chấp nhận phương thức FCA gia tăng đáng kể”. Theo ông Được, khách hàng chấp nhận phương thức này do chi phí giao nhận và bảo hiểm cũng không cao hơn so với FOB. Đến năm 2008 công ty đã thuyết phục được rất nhiều khách hàng chấp nhận phương thức này. Cần “tạo thói quen” cho khách hàng Riêng đối với CT CPCS Phước Hòa, đại diện công ty này cho biết, đã có tổng số 80/81 HĐ ký trong năm 2008 là theo FCA, đặc biệt công ty không giao hàng FOB đối với mủ latex do có rủi ro cao. Nhiều ý kiến tại buổi hội thảo cho rằng quan trọng nhất là tìm cách thuyết phục được khách hàng chuyển qua sử dụng FCA. Ông Đinh Vạn Tiến, Trưởng ban Xuất Nhập khẩu Tập đoàn cho rằng, trong tình hình giá cả cao su thuận lợi và người bán hầu như giữ vai trò quyết định như hiện nay, các đơn vị xuất khẩu nên tận dụng thời cơ thuyết phục khách hàng chấp nhận theo mình. Ông Đỗ Anh Tuấn, Trưởng phòng Kế hoạch Kinh doanh CTCS Bình Long thì cho rằng phải “tạo thói quen” cho khách hàng chuyển qua FCA do người mua nếu ký theo FCA thì mất thời gian hơn do phải mua bảo hiểm tại cảng chứ không chỉ trên tàu. Và trong tình hình hiện nay quan trọng là cần tạo sự thống nhất trong Hiệp hội cao su các nước. Còn đối với Tập đoàn CN CSVN, thật ra về vấn đề FCA, Tập đoàn cũng đã có quan điểm chỉ đạo từ tháng 6/2007 thông qua văn bản số 526/CSVN – XNK ngày 14/6/2007 về việc áp dụng phí xếp dỡ THC do người mua chịu, trong đó có khoản “Đối với những chào hàng và HĐ sẽ ký nên đề nghị với khách hàng chọn điều kiện FCA thay vì FOB”. Ông Đỗ Anh Tuấn (CTCS Bình Long) kể: trước đây có lần 2 container hàng của công ty khi đưa từ cảng lên tàu đã va vào nhau làm một container bị vỡ, rớt hàng ra ngoài. Công ty phải hút mủ ra, đổi bao bì và cho vào container mới rồi mới lên được tàu. Về chi phí của vụ việc, phía công ty đã phải tranh cãi với hãng tàu hơn 10 ngày mới giải quyết xong. Nếu thực hiện theo phương thức FCA, các doanh nghiệp xuất khẩu cao su sẽ tránh khỏi thiệt hại do những rủi ro tương tự. Tuy nhiên trên thực tế để giao hàng theo phương thức FCA được thuận lợi vẫn còn nhiều vướng mắc chưa thống nhất được như vấn đề thủ tục hợp đồng. Trong đó quan trọng là bên bán phải có được biên nhận của nhà chuyên chở. Có ý kiến cho rằng khi tàu chưa khởi hành thì chưa có biên nhận nên nếu rủi ro xảy ra bên bán không có cơ sở hợp lý để chứng minh. Muốn giải quyết được thì bên chuyên chở phải cấp biên nhận ngay cho bên bán. Ngoài ra, theo Tổng thư ký Hiệp hội CSVN Trần Thị Thúy Hoa, cần phải thuyết phục các nước, các hiệp hội khác cùng thống nhất với phía VN trong quan điểm, từ đó mới hoàn thiện về quy tắc, chi tiết, thủ tục hợp đồng, nhằm đảm bảo thuận lợi cho bên bán, bên mua và giảm thiểu rủi ro. 5.Đề xuất giải pháp: 5.1.Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm: Tạo ra các sản phẩm độc đáo, độc quyền, giá bán rẻ,.. để tạo điều kiện thuận lợi chủ động lựa chọn điều kiện thương mại incoterm có lợi cho doanh nghiệp. Một số biện pháp cụ thể như: Tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam - Nâng tầm khoa học và công nghệ là giải pháp cần thiết Theo đánh giá của Viện Khoa học và công nghệ Phương Nam, hiện tại trên 75% thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp thuộc thế hệ của những năm 60 của thế kỷ trước, trong đó 70% đã hết khấu hao và gần 50% máy cũ đã được tân trang lại. Trình độ công nghệ của Việt Nam còn lạc hậu so với các nước phát triển gần nửa thế kỷ. Vấn đề này được minh chứng qua số liệu đầu tư cho khoa học và công nghệ. Năm 2007, Việt Nam đầu tư cho khoa học và công nghệ bình quân đầu người chỉ đạt 5 USD, trong khi Hàn Quốc đạt 1.000 USD. So sánh việc đầu tư khoa học và công nghệ giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam và Trung Quốc cũng cho thấy sự khác biệt. Trong khi Việt Nam, mức đầu tư cho khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước và tư nhân là 5 và 1, thì Trung Quốc là 1 và 3. Do đầu tư cho khoa học và công nghệ chưa cao nên năng suất lao động của Việt Nam còn thấp từ 2-15 lần so với các nước Đông Nam Á. Các chuyên gia cho rằng, trình độ khoa học tụt hậu như thế là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hàng hoá Việt Nam có sức cạnh tranh yếu so với các nước trong vùng và thế giới: bởi khoa học và công nghệ là yếu tố mang tính quyết định đến hiệu quả, năng suất, chất lượng và giá thành hàng hóa… Từ những nhận định trên, các nhà khoa học cho rằng nếu việc áp dụng khoa học và công nghệ hiệu quả sẽ tạo ra năng suất lao động cao, chất lượng hàng hóa tốt hơn, giá thành hàng hóa rẻ hơn,… tất cả sé góp phần cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải coi trọng vấn đề đầu tư, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh; xem khoa học và công nghệ đóng vai trò then chốt trong quá trình tăng trưởng và phát triển. “Chúng ta không những chỉ chú trọng đến số lượng, mà đặc biệt phải quan tâm đến chất lượng hàng hóa, luôn dựa vào khoa học và công nghệ để cải tiến, nâng cao chất lượng hàng hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Chỉ có như vậy doanh nghiệp Việt Nam mới có thể tồn tại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa nước ngoài. Và chỉ có như vậy, hàng hóa Việt Nam mới vươn xa ra thị trường thế giới, nâng cao uy tín thương hiệu Việt” Ngoài việc chú tâm đến khoa học và công nghệ, vấn đề về sở hữu trí tuệ và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được các nhà khoa học và doanh nghiệp quan tâm. Trước hết, sở hữu trí tuệ sẽ góp phần khá quan trọng trong việc tăng giá trị hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam trong thời hội nhập WTO. Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam Trần Việt Hùng, cho rằng: “Quyền sở hữu trí tuệ không những tăng giá trị thực tế mà còn tăng giá trị vô hình cho hàng hóa”. Về giá trị thực của quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp rất dễ nhìn thấy. Đơn cử, Công ty CP Công nghệ sinh học và Công ty CP Phân bón Fiohoocmon, cùng áp dụng 12 bằng sáng chế liên quan đến phân bón vi sinh và nuôi trồng thủy sản đã mang lại doanh thu trên phạm vi toàn quốc là 1.000 tỷ đồng/năm. Một doanh nghiệp khác là Công ty Fibi áp dụng 2 bằng sáng chế, là quy trình sản xuất phân thức hợp hữu cơ vi sinh và quy trình xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ, đã mang lại doanh thu 50 tỷ đồng/năm. Về giá trị vô hình, quyền sở hữu trí tuệ sẽ mạng lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp nhiều mặt, như nâng cao uy tín nhờ đó họ có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; cải thiện môi trường làm việc, nâng cao tinh thần và vật chất cho người lao động, kết hợp với bảo vệ môi trường… Song, niềm tin của người tiêu dùng đối với hàng hóa là giá trị vô hình lớn nhất đối với doanh nghiệp. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được cho rằng góp phần quan trọng vào việc tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam. Nguyên nhân của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay là do người trực tiếp sản xuất không tuân thủ các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc kiểm soát, mua nguyên vật liệu đầu vào chưa đảm bảo đúng yêu cầu, vai trò của các cấp quản lý chưa được đề cao, lực lượng thanh kiểm tra chuyên ngành và chế tài xử lý còn thiếu… Viện Vệ sinh y tế cộng đồng đã đưa ra kiến nghị, theo đó Nhà nước cần ban hành tiêu chuẩn, ngưỡng an toàn, quy chế thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm tra cơ sở, hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm; xây dựng cơ quan kỹ thuật từ Trung ương đến địa phương. Đối với doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm; phải kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào, trong quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển… Đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh Hiện nay nước ta đã có một số mặt hàng có sức cạnh tranh mạnh ở thị trường một số nước trên thế giới như: gạo, cà phê, giầy da, hàng mỹ nghệ thủ công, máy móc công cụ nhỏ và một số mặt hàng nông lâm, hải sản. Song còn nhiều mặt hàng khác tuy có thế mạnh sản xuất, nhưng chất lượng kém, mẫu mã đơn điệu..., do đó chưa cạnh tranh được ở thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường các nước công nghiệp tiên tiến, đông dân cư và có sức tiêu thụ lớn. Để những hàng hóa và dịch vụ nói trên có sức cạnh tranh cao ở thị trường thế giới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường các biện pháp quản lý để đạt mục tiêu chất lượng cao, giá thành hạ, giá bán rẻ và tương đối ổn định, thương hiệu rõ ràng, hấp dẫn để thu hút đông đảo người tiêu dùng. Từ thực tế cho thấy nước ta hiện nay đã có một số thương hiệu nổi tiếng được đông đảo người tiêu dùng trong nước và ngoài nước mến mộ như: xi măng Bỉm Sơn, xi măng Hà Tiên, gạch Đồng Tâm, gạch Thạch Bàn, thép Thái Nguyên, lốp ôtô DDC Đà Nẵng, nhựa Bình Minh, nhựa Tiền Phong, khóa Việt Tiệp, ác quy Pinacô, giầy dép Bitis, gấm Thái Tuấn, quần áo Việt Tiến, bánh kẹo Kinh Đô, Hải Hà, bia Sài Gòn, bia Hà Nội, sữa Vinamilk... Rõ ràng là doanh nghiệp nào chọn hướng đầu tư đúng và biết cách quảng bá thương hiệu chiếm được niềm tin của khách hàng thì đó là sức mạnh của doanh nghiệp để cạnh tranh ở cả thị trường nội địa và thị trường thế giới. Vì vậy phải coi trọng phát triển những sản phẩm có thế mạnh và xây dựng được những thương hiệu nổi tiếng, đối với những mặt hàng công nghiệp và nông sản phẩm chất lượng cao, tập trung quảng bá và giới thiệu những sản phẩm nói trên để người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu biết đến và tổ chức phục vụ thuận tiện văn minh cho người tiêu dùng là yếu tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Kinh nghiệm cho thấy thương hiệu hàng hóa nổi tiếng là một trong những giải pháp quan trọng thực hiện cạnh tranh lành mạnh giúp cho doanh nghiệp dành thắng lợi lớn. Luôn luôn tìm mọi cách để sản phẩm của doanh nghiệp mình có tính khác biệt, độc đáo về kiểu mốt, mẫu mã bao bì, giá trị sử dụng... so với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác để thu hút khách hàng về phía mình. Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, tạo được một đội ngũ những người tiếp thị giỏi; luôn có kế hoạch mở rộng thị trường; phát triển mạng lưới tiêu thụ, thường xuyên đưa ra các hình thức khuyến mại phù hợp với từng lúc, từng nơi, cải tiến phương thức phục vụ khách hàng. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống phân phối, kể cả dịch vụ trước và sau khi bán hàng phù hợp với đặc điểm văn hóa tiêu dùng ở những thị trường tiêu thụ khác nhau, và nắm bắt, phản ứng nhanh trước các thay đổi của đối thủ cạnh tranh trên thị trường để có đối sách kịp thời. Tăng cường hoạt động quảng cáo, giới thiệu hàng hóa với người tiêu dùng.Thường xuyên đổi mới dây chuyền công nghệ, thay thế dần công nghệ cũ bằng công nghệ mới hiện đại để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa. Đây là vấn đề rất quan trọng và mấu chốt đối với các doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh của mình. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc đầu  tư xây dựng thương  hiệu và xác lập quyền sở hữu trí tuệ là 1 trong những vấn  đề sống còn để tăng  sức cạnh tranh của doanh nghiệp . Do vậy , việc đẩy mạnh quảng bá và xây dựng thương hiệu không chỉ để giải quyết khi xảy ra tranh chấp  mà còn giúp doanh nghiệp  mở rộng tiêu thụ sản phẩm  nhằm  nâng  cao hiệu quả sản xuất  kinh doanh của đơn vị Thương hiệu là một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh, các doanh nghiệp cần có riêng thương hiệu cho mình. Thông thường, khách hàng trong quá trình ra quyết định mua sắm sẽ căn cứ vào mức độ nổi tiếng của thương hiệu. Các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thương hiệu cho mình mới chỉ tập trung vào những ký hiệu, biểu tượng, hình vẽ... mà bỏ qua những yếu tố quan trọng nhằm nâng cao giá trị, uy tín, thời gian, sự khác biệt của thương hiệu như chất lượng sản phẩm đảm bảo, ổn định, thời gian giao hàng đúng hẹn, mẫu mã, chủng loại đa dạng, bao gói lịch sự, đẹp mắt, gọn gàng. Nhiều sản phẩm còn được các doanh nghiệp lạm dụng việc thuê gắn thương hiệu của các sản phẩm đã thành công trên thị trường để bán mà không gắn thương hiệu của sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. Qua các cuộc triển lãm, hội chợ, quảng cáo chúng ta thấy có rất nhiều thương hiệu của các doanh nghiệp được giới thiệu, nhưng trong tâm trí khách hàng có bao nhiều thương hiệu được khách hàng biết đến. Những sản phẩm May 10 khá nổi tiếng nhưng đối với người tiêu dùng ở một số tỉnh phía Nam như Cần Thơ, Long An lại không hề biết tới thương hiệu này. Đó là trong nước, còn ở Nhật Bản thì thương hiệu hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam lại càng không được biết đến. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng thương hiệu của mình dựa trên chất lượng sản phẩm và sự ổn định về chất lượng sản phẩm, nâng cao độ tin cậy, tạo ra sự quen biết, cảm xúc, ấn tượng của khách hàng bằng sự đa dạng chủng loại, mẫu mã đặc sắc mang đậm nét hình ảnh, tính cách con người, đất nước Việt Nam, dịch vụ khách hàng hoàn hảo, thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp luôn được đem tới cho khách hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam nên coi chúng là các yếu tố quyết định trong việc xây dựng nhãn hiệu và nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các sản phẩm không nên chỉ dựa vào một số lợi thế như giá bán rẻ, nguồn lực tự nhiên dồi dào hoặc chỉ tập chung gắn cho chúng một cái tên, hình vẽ, ký hiệu nào đó... là đã xây dựng được một thương hiệu thành công rồi. Thương hiệu sản phẩm phải được tạo dựng trên cơ sở chất lượng , lòng tin, cảm xúc, uy tín, thể hiện địa vị của người sử dụng chứ không chỉ căn cứ vào một số ký hiệu, hay một cái tên. Khi thương hiệu sản phẩm thể hiện được lòng tin, uy tín, địa năng cạnh tranh của sản phẩm sẽ tăng lên. Việc tạo dựng thương hiệu nổi tiếng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm phải được hình thành và phát triển trong cả một thời gian dài chứ không thể trong một thời gian ngắn được.Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam khi đã xây dựng được thương hiệu cho mình cần phải: Một là, hoàn thiện hệ thống quan điểm về thương hiệu, quy trình xây dựng thương hiệu, giữ gìn thương hiệu, tạo dựng sự nổi tiếng, vị thế của thương hiệu. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới chỉ xây dựng thương hiệu còn thiếu giữ gìn thương hiệu, nó thể hiện ở chỗ số lượng đăng ký nhãn hiệu hàng hoá còn thấp và các vụ bị đánh cắp, tranh chấp thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn xẩy ra và tạo dựng uy tín của thương hiệu, làm cho khách hàng biết đến thương hiệu, sự ưu tiên chọn lựa khi mua của khách hàng trến thế giới vẫn rất thấp. Hai là, xác định nhóm khách hàng trên thị trường quốc tế mà các doanh nghiệp nhắm tới. Với mỗi nhóm khách hàng, doanh nghiệp cần sự đầu tư thoả đáng cho sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho nhóm khách hàng đó. Ví dụ với nhóm khách hàng cao cấp, khi họ mặc một chiếc áo sơ mi là họ cảm thấy sự sang trọng, đắt giá, quý phái từ chiếc áo đó, họ phải cảm thấy tự hào và hãnh diện khi dùng sản phẩm đó. Ba là, đầu tư hơn nữa trong giữ gìn và tạo dựng hình ảnh, cảm xúc, uy tín, vị thế của sản phẩm bằng việc luôn đảm bảo chất lượng, đa dạng về chủng loại, mẫu mã và mang đậm nét truyền thống văn hoá, phong tục của Việt Nam, luôn đáp ứng các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng thông qua các dịch vụ khách hàng, giao hàng đúng hạn, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh và trong sản phẩm, tăng các tiện ích cho sản phẩm. Đây chính là cốt lõi của vấn đề trong sử dụng thương hiệu là một yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường quốc tế. Bốn là, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp đầy đủ tới khách hàng thông qua các hoạt động quảng cáo bằng nhiều phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các hội chợ quốc tế, các cuộc xúc tiến thương mại. Ví dụ như việc đầu tư cho các trang Web là một hoạt động giới thiệu quảng cáo rất hiệu quả và tương đối rẻ, tuy nhiên các trang Web phải luôn được cập nhật thường xuyên các thông tin và hình ảnh. Năm là, sớm đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các thị trường mà doanh nghiệp muốn kinh doanh. Đây là điều kiện để kinh doanh lâu dài tại mỗi thị trường đồng thời tránh được các nạn làm hàng nhái, hàng giả hay các vụ kiện tụng pháp lý liên quan. 5.2.Tăng cường hiểu biết về Incoterms:để lựa chọn chính xác điều kiện thương mại có lợi cho mình: Ví dụ hàng hóa chuyên chở bằng container nên lựa chọn FCA thay vì FOB, CPT thay vì CFR, CIP thay vì CIF, với doanh nghiệp thường xuyên bán giá FOB và hàng là container, vận tải bằng thủy nên chuyển sang bán giá FCA vì nhanh chóng chuyển rủi ro hơn. Lúc này, doanh nghiệp bốc hàng lên phương tiện vận tải do người mua gửi đến là hết trách nhiệm, có điều kiện thậun lợi để mau chóng lấy được vận đơn phục vụ cho thanh tóan quốc tế. Với doanh nghiệp, bán theo giá CIF hay CFR thì nên chuyển sang bán giá CIP, và giá CPT vì cũng nhanh chóng chuyển giao được rủi ro, rủi ro được chuyển sang người mua sau khi hàng hóa đã giao xong cho người vận tải tại vị trí bốc hàng. Hơn nữa, với FCA, CPT,CIP, nếu người mua đã mua đã mua bảo hiểm kể từ khi hàng hóa thuộc quyền quản lý của các đơn vị vận tải thì cty bảo hiểm sẽ bảo hiểm cả giai đoạn hàng hóa từ bãi hoặc trạm container cho đến khi hàng hóa đã giao lên tàu. Tránh xảy ra rắc rối khi xảy ra tỗn thất hàng vượt qua lan can tàu, nếu xảy ra tranh chấp dạng này, rất khó phân định để giải quyết. Những lợi ích khi bán giá CIF hay CFR : Tạo điều kiện cho các hãng tàu, hãng bảo hiểm trong nước có thêm khách hàng, tiềm năng để phát triển Tạo thêm điêu kiện công ăn việc làm cho người lao động :Ngành dịch vụ vận tải và bảo hiểm Gỉam bớt thất thu ngọai tệ do chi phí thuê tàu thường phải trả bằng ngọai tệ nên nếu nhập giá CIF thì giá nhập cao mà xuất giá FOB thì giá xuất giảm Tăng thêm doanh thu cho doanh nghiệp do bán được giá cao Nếu bán giá CIF, mua FOB doanh nghiệp thu được các khỏan hoa hồng, chiết khấu từ hãng tàu 5.3.Nâng cao trình độ và tích lũy kinh nghiệm về kinh doanh xuất nhập khẩu:như nâng cao trình độ đàm phán, thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm hàng hóa,… Trong lĩnh vực đàm phán cần lưu ý các điểm sau: Chuẩn bị tốt sẽ quyết định sự thành công. Việc đầu tiên là cần thu thập các dữ liệu cần thiết, hình thành hồ sơ gốc. Kế đó, cần phán đoán tốt. Cuối cùng là chuẩn bị tinh thần và sức khỏe cho bản thân để được ở trong trạng thái sẵn sàng nhất, có khả năng phản ứng khi đối mặt với các bất ngờ và phức tạp. Về việc chuẩn bị dữ liệu và hồ sơ, tránh làm các tập hồ sơ dày cộp. Càng chuẩn bị tốt thì lượng hồ sơ cần thiết càng ít. Cách tốt nhất là nên hình thành một bản ghi nhớ những vấn đề tranh luận chủ yếu như: tiền hùn vốn có thể có, những ưu tiên và ràng buộc giả định, những mục tiêu, sáng kiến, những dư luận công khai về phía mình và đối phương; những phản ứng quan trọng nhượng bộ và thoái lui tạm thời cần dự kiến. Cá nhân đàm phán cần tập trung phân tích chỗ mạnh và yếu của hai bên. Tìm thông tin về những chiến lược hay mục tiêu, giải pháp thay thế, các nhu cầu tương ứng ngắn và dài hạn, các chiến thuật, biện luận, vị thế, khía cạnh văn hóa. Tìm hiểu đối tượng và tiêu chuẩn Khi ấn định mục tiêu, cần lưu ý mục tiêu không phải là đơn nhất. Có thể chia nhỏ và xếp loại thành ưu tiên, quan trọng nhưng không ưu tiên, thứ yếu. Mặt khác, một mục tiêu có thể đi đến thỏa thuận toàn bộ hay từng phần.Có 4 tiêu chuẩn cho một mục tiêu là hạn định (kỳ hạn, thời gian), có thể đo được (giá trị được định lượng), miêu tả (kế hoạch hành động), được kích thước hóa (phương tiện, giới hạn, ràng buộc). Kế đó tập trung vào suy nghĩ chiến lược, vạch rõ, trong cuộc đàm phán này, mình sẽ đạt được cái gì, mục tiêu mà mình có thể đạt được, các phương tiện, hành động, trường hợp đàm phán thất bại. Cuối cùng là hướng vào tiến trình tác nghiệp và đúng mực của đàm phán. Trước khi đàm phán thực chất, cần công bố bảng kê các luận chứng, thứ tự các vấn đề sẽ trình bày. Ngoài ra, nên rèn luyện một số kỹ năng cần thiết như tính kiên nhẫn và óc phán đoán. Tốt nhất là phối hợp thái độ khoa học (tính chính xác) với óc nhạy bén trong việc tìm kiếm những sự kiện và số liệu có liên quan đến đối phương. Nên biết kiềm chế cảm xúc và có khả năng vận dụng các kiến thức tâm lý học để phán đoán những gì mà đối phương làm. Nên có nghệ thuật biết lắng nghe tập trung sự chú ý vào những gì nghe được và những gì không nói ra. Nắm về thân thế, địa vị, tính cách, kinh nghiệm, ai là trưởng đoàn có tính quyết định, năng lực, quyền hạn, kinh nghiệm và sở trường của đối tác cũng là việc cần phải làm. Coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh, điều hành, quản lý doanh nghiệp, nhất là nâng cao trình độ và kinh nghiệm kinh doanh và điều hành của Giám đốc, trình độ tay nghề của người lao động, trình độ và kiến thức về tiếp thị, tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ công nghệ thông tin, chú trọng những sáng kiến cải tiến của người lao động ở các khâu khác nhau trong hoạt động của doanh nghiệp, áp dụng kịp thời vào sản xuất và quản lý của doanh nghiệp mình. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp. Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có ở các doanh nghiệp. Cần phát hiện người có năng lực, bố trí họ vào những công việc phù hợp với ngành nghề, trình độ và năng lực sở trường. Bổ sung những cán bộ, lao động đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đồng thời thay thế những cán bộ, nhân viên không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn, vi phạm pháp luật và đạo đức. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ hiện có mà chưa cần đến việc đào tạo, bồi dưỡng. Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp bằng các chính sách như: đầu tư cho đào tạo, bảo đảm công ăn việc làm ổn định cho người lao động kể cả khi có biến động, xây dựng chế độ tiền lương và thưởng theo hướng khuyến khích người lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đa dạng hóa các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng của người lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ doanh nghiệp. Biện pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh lao động khi có những biến động, giảm được chi phí để tuyển dụng hay thuyên chuyển lao động. Tiêu chuẩn hóa cán bộ, lao động trong doanh nghiệp. Ở mỗi ngành nghề, vị trí công tác, cung bậc công việc đòi hỏi kiến thức, kỹ năng về chuyên môn khác nhau. Do đó tiêu chuẩn hóa cán bộ phải cụ thể hóa đối với từng ngành nghề, từng loại công việc và phải phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ. Khi xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, cần phải tham khảo điều kiện khu vực và đặc thù của Việt Nam, tôn trọng tính văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp. Áp dụng cơ chế bổ sung và đào thải nhân lực để duy trì đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, nhân viên tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, lao động để có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sử dụng thành thạo vi tính, am hiểu thị trường thế giới và luật lệ buôn bán quốc tế. 5.4.Đa dạng hóa sử dụng các điều kiện thương mại:mà thực chất là đa dạng hóa giá cả và thực hiện các dịch vụ có liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu để đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng Phát triển các loại hình dịch vụ thương mại (logistics) bao gồm: dịch vụ giao nhận, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, thủ tục hải quan… phục vụ hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa.Theo đó, trước mắt tập trung vào 2 giải pháp chính: Nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng và mở rộng, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ vận tải giao nhận để dần hướng tới phát triển toàn diện mô hình logistics. Hoạt động trong môi trường cạnh tranh quyết liệt, không có sự bảo hộ của Nhà nước, muốn đứng vững không có giải pháp hữu hiệu nào hơn là các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Tiếp đó, doanh nghiệp cần hoàn thiện các loại hình dịch vụ đang cung cấp cho khách hàng, mà phổ biến hơn cả là dịch vụ vận tải giao nhận hàng hoá bằng container. Cụ thể, nhanh chóng cải tạo và nâng cấp theo hướng hiện đại hoá hệ thống kho bãi hiện có, phát triển kho bãi mới ở vị trí thuận lợi đảm bảo cho được triển khai nghiệp vụ gom hàng, bảo quản, đóng gói, giao nhận và vận chuyển. Trong điều hành, củng cố hệ thống máy tính ghi lại toàn bộ thông tin liên quan đến container cũng như hàng hoá trong container (hệ thống CCMS quốc tế). Đây là hệ thống quản lý của các hãng vận tải giao nhận nước ngoài thường sử dụng, nay Việt Nam áp dụng để chuyển dần sang cung cấp dịch vụ logistics. Phát triển toàn diện mô hình logistics là giải pháp hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận của Việt Nam hiện nay. Xu hướng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ cung ứng của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận cần tập trung vào 3 khâu chính là: Đảm nhận việc đóng gói, phân loại hàng hoá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đồng thời cung cấp dịch vụ kiểm kê, phân phối hàng hoá đến đúng địa chỉ tiếp nhận; cuối cùng, đầu tư, xây dựng hợp lý, có hiệu quả hệ thống kho bãi của doanh nghiệp... KẾT LUẬN Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới, tạo ra nhiều thuận lợi và những khó khăn thách thức hơn đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp.Muốn nắm bắt tốt các cơ hội, hạn chế được nguy cơ, thách thức, các doanh nghiệp cần thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình, có như thế mới có thể đề xuất được các giải pháp mang tính thực tế, khoa học để đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp mình PHỤ LỤC TƯ VẤN QUẢN LÝ CỦA HIỆP HỘI SỢI VIỆT NAM :NHẬP KHẨU THEO CFR/CIF ÍT RỦI RO HƠN FOB? Thực tế cho thấy thói quen của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam là xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CFR/CIF. Vấn đề đặt ra là xuất FOB có giảm thiểu rủi ro hơn so với xuất theo điều kiện CFR/CIF cho nhà xuất khẩu không? Và ngược lại, nhập khẩu theo điều kiện CFR/CIF có giảm thiểu rủi ro hơn so với nhập theo điều kiện FOB không? Theo Incoterms, nhập khẩu theo điều kiện CIF – Cost, Insurance & Freight (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí) hay theo điều kiện CFR – Cost and Freight (tiền hàng và cước phí) sẽ không giảm thiểu rủi ro cho nhà nhập khẩu so với khi nhập theo điều kiện FOB – Free On Board (giao hàng lên boong tàu). Vì lẽ cả điều kiện CFR, CIF và FOB giống nhau ở chỗ rủi ro được chuyển từ người bán qua người mua ngay sau khi hàng qua lan can tàu; chỉ có khác nhau là trách nhiệm chi phí. Theo CFR thì người bán phải chịu chi phí vận chuyển tới cảng đến, còn CIF thì người bán phải chịu thêm chi phí bảo hiểm hàng hóa so với CFR. Do vậy, các nhà xuất nhập khẩu cần phân biệt rõ ràng giữa trách nhiệm rủi ro với trách nhiệm chi phí. Ngược lại, nhập theo điều kiện FOB sẽ có nhiều lợi ích cả trên bình diện quốc gia và cho doanh nghiệp nhập khẩu. Trên bình diện quốc gia, nhập khẩu theo điều kiện này thì các nhà nhập khẩu Việt Nam đã góp phần làm giảm chi tiêu ngoại tệ (giá mua FOB rẻ hơn CIF/CFR). Trên bình diện doanh nghiệp, khi ký kết hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện FOB có nghĩa là họ đã giành quyền quyết định vận tải và bảo hiểm hàng hóa về cho mình. Họ sẽ chủ động thương lượng hợp đồng vận tải, bảo hiểm, do đó mà cũng có thể tiết kiệm chi phí khi họ thương lượng được giá cước vận tải tốt hơn, phí bảo hiểm rẻ hơn. Ngay cả khi người nhập có cùng giá cước và chi phí bảo hiểm như người bán, thì việc họ giành quyền vận tải, bảo hiểm sẽ góp phần tạo lợi ích cho quốc gia và đồng thời sẽ giảm rủi ro hơn khi chủ động chỉ định hãng vận tải. Đại lý của hãng vận tải tại cảng xuất sẽ liên lạc với nhà xuất khẩu để kiểm tra tính sẵn sàng của hàng hóa, số lượng hàng, khối lượng hàng … công việc này sau đó sẽ được đại lý hãng vận chuyển tại cảng xuất báo cáo về người chỉ định (bên nhập khẩu). Công việc này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro khi người bán là công ty “ma” hay tình hình sản xuất, “sức khỏe” của người bán có vấn đề. Nhập theo điều kiện CFR/CIF tiềm ẩn rủi ro cho nhà nhập khẩu. Do người xuất khẩu được quyền lựa chọn hãng vận chuyển và hãng vận chuyển này có thể hùa theo người xuất khẩu để lừa dối người nhập khẩu. Ví dụ như ký lùi vận đơn (bill of lading) hay chưa nhận hàng  hoặc hàng chưa lên tàu mà phát hành vận đơn để hòng làm bằng chứng cho nhà nhập khẩu phải trả tiền hàng cho nhà xuất khẩu (khi điều kiện thanh toán quy định trả ngay sau khi giao hàng). Hay như rủi ro tiềm ẩn là người bán sẽ chọn hãng vận tải giá rẻ, và theo quy luật “tiền nào, của nấy”, dịch vụ cũng kém theo mức độ rẻ, thời gian chuyển tải dài ngày. Trong khi nếu nhập khẩu theo điều kiện FOB thì người nhập khẩu chủ động chọn hãng vận tải, do vậy biết rõ lịch trình lô hàng và có những quyết định phù hợp. Việc nhập khẩu theo điều kiện FOB, CFR hay CIF hoàn toàn độc lập với việc thanh toán tiền hàng. Việc thanh toán phụ thuộc vào điều kiện và phương thức thanh toán giữa người mua và người bán. Ví dụ thanh toán theo phương thức nhờ thu (collection), tín dụng thư (letter of credit) trong đó có trả ngay hay trả chậm sau một thời gian, điện chuyển tiền (telegraphic transfer) … Và các điều kiện nhập khẩu chỉ có ảnh hưởng tới số tiền thanh toán mà thôi, không có chuyện “… có nhiều rủi ro khi nhà xuất khẩu nhận được tiền thanh toán ngay tại cảng là hết trách nhiệm với lô hàng”. Để hạn chế rủi ro “đổi trắng thay đen” như từ thép phế liệu biến thành đá dăm hay 51 tấn đồng phế liệu nhưng thực tế là đất, đá … thì ngoài việc tìm hiểu kỹ đối tác, các nhà nhập khẩu còn phải lưu ý đến các yếu tố ràng buộc khác như phải có giấy chứng nhận số lượng, chất lượng hàng hóa của một cơ quan trung gian có uy tín, nhờ nhà vận chuyển giám sát việc đóng hàng, giao hàng, kiểm đếm … chứ không nên vin vào điều kiện giao hàng mà giảm thiểu rủi ro được. Mặc dù trên bàn đàm phán các doanh nghiệp Việt Nam không dễ thuyết phục khách hàng nhất là đối với các khách hàng lớn, nhưng các nhà xuất khẩu nên cố gắng giành quyền quyết định về mình càng nhiều, càng tốt, từ chuyện thuê người vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hóa. Nguyên nhân của việc xuất theo FOB và nhập theo CIF Theo Quy tắc chính thức của Phòng Thương mại quốc tế giải thích các điều kiện thương mại năm 2000 (gọi tắt là INCOTERMS 2000): - Giao hàng theo điều kiện CIF (C – cost: Tiền hàng; I – insurance: Bảo hiểm; F – freight: Cước phí). Theo điều kiện này, người bán phải giao hàng qua lan can tầu tại cảng gửi hàng, phải mua bảo hiểm cho hàng hoá và thuê tầu (hoặc container) vận chuyển hàng hoá đến cảng dỡ hàng. - Giao hàng theo điều kiện FOB (Free On Board – Giao hàng lên tầu”. Theo điều kiện này người bán chỉ cần giao hàng lên tầu tại cảng bốc hàng. Qua các giao dịch trong thời gian vừa qua, phần lớn các doanh nghiệp trong nước chỉ thực hiện xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF. Có 2 nguyên nhân dẫn đến thói quen này của các doanh nghiệp ta: - Thiếu thông tin về bảo hiểm và giá cước tầu hoặc container. - Tâm lý cán bộ nghiệp vụ ngại chào hàng theo điều kiện CIF, vì phải tính toán tỷ lệ phí mua bảo hiểm và cước tầu (hoặc container), do đó các doanh nghiệp của ta chỉ chào hàng theo điều kiện FOB, vì giao hàng lên tầu là hết trách nhiệm. Nếu nhập khẩu, thường đề nghị khách nước ngoài chào hàng theo điều kiện CIF, hoặc CFR (giá hàng và cước phí) Giao hàng theo điều kiện CIF đem lại lợi ích gì? + Lợi ích đối với quốc gia: Theo bảng minh hoạ dưới đây nếu trong năm 2007: Giả sử tất cả các doanh nghiệp trong toàn quốc đều thuê tầu hoặc container của các DN vận tải trong nước, mua bảo hiểm trong nước, chúng ta có thể xuất khẩu được 51,95 tỷ USD theo điều kiện CIF, thay vì chỉ xuất khẩu được 48,56 tỷ USD theo điều kiện FOB. Phần ngoại tệ tăng thêm 3,32 tỷ USD cho quốc gia là do thu được tiền bảo hiểm và cước tầu từ nước ngoài. BẢNG PHÂN TÍCH SỐ LIỆUXK THEO ĐIỀU KIỆN CIF – NK THEO ĐIỀU KIỆN FOB (NĂM 2007 - GIẢ THIẾT) Điều kiện F.O.B (Tỷ USD) Bảo hiểm (I) + Cước vận tải (F) (Tỷ USD) Điều kiện CIF (Tỷ USD) Cán cân nhập siêu giảm dự kiến (Tỷ USD) Năm 2007 - Xuất khẩu - Nhập khẩu 48,56 58,32 (+) 3,39 (-) 4,38 51,95 62,70 58,32 – 51,95 = 6,37 Ghi chú: - Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng hoá từ: 0,2% - 0,9% trên trị giá CIF, tuỳ theo loại hàng hoá. - Tỷ lệ cước tầu từ 5 – 10% trên trị giá CIF, tuỳ theo tỷ trọng của hàng hóa, địa điểm giao hàng, phương tiện vận chuyển (tầu hoặc container). - Tỷ lệ bảo hiểm (I) và cước tầu (F): Theo bảng tính trên lấy trung bình là 7%. + Lợi ích đối với doanh nghiệp:  - Đối với doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp: Nếu xuất khẩu theo điều kiện CIF, sẽ thu được trị giá ngoại tệ cao hơn, so với việc xuất khẩu theo điều kiện FOB. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thiếu vốn, có thể dùng thư tín dụng (L/C) thế chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn. Doanh nghiệp rất chủ động trong việc giao hàng, không phải lệ thuộc vào việc điều tầu (hoặc container) do người nhập khẩu chỉ định. Đôi khi vì lệ thuộc vào khách nước ngoài, tầu đến chậm làm hư hỏng hàng hoá đã tập kết tại cảng hoặc trong kho, nhất là hàng nông sản.  - Đối vơi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tầu (hoặc container): Các công ty này của Việt Nam rất thiếu việc làm, nếu các DN liên hệ mua bảo hiểm hàng hoá và thuê tầu (container) trong nước, chắc chắn sẽ làm tăng doanh số cho các doanh nghiệp này, giải quyết thêm việc làm cho cộng đồng của chúng ta, hơn là để các công ty nước ngoài thu được phí bảo hiểm và cước tầu. + Lợi ích với các cán bộ nghiệp vụ trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Theo thông lệ của các công ty bảo hiểm và hãng tầu, luôn luôn trích lại một tỷ lệ gọi là “tiền hoa hồng - commission” cho những người giao dịch trực tiếp với họ. Số tiền này không hề ảnh hưởng đến tiền hàng (cost) của doanh nghiệp. Thay vì phí bảo hiểm và cước tầu nước ngoài được hưởng, nếu các cán bộ nghiệp vụ trình Giám đốc phương án xuất khẩu theo điều kiện CIF, thì họ rất xứng đáng được nhận khoản hoa hồng trên, chúng ta không nên coi đó là tiền hối lộ, như lâu nay nhiều người thường quan niệm. Nhập khẩu theo điều kiện FOB, đem lại lợi ích gì? Theo bảng phân tích trên, thay vì các doanh nghiệp nhập khẩu theo điều kiện CIF như hiện nay, chúng ta nên yêu cầu khách nước ngoài chào hàng theo điều kiện FOB. + Lợi ích cho quốc gia: Nếu tất cả các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu theo điều kiện FOB, thuê tầu và mua bảo hiểm trong nước, trả phí bằng đồng Việt Nam, khi đó chúng ta chỉ phải thanh toán cho phần NK là 58,32 tỷ USD, thay vì 62,70 tỷ USD như hiện nay. Số ngoại tệ nhập khẩu giảm (-) 4,38 tỷ USD, do chúng ta tiết kiệm được tiền bảo hiểm và cước tầu phải trả cho nước ngoài. + Lợi ích đối với doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu: Các doanh nghiệp trả tiền ký quỹ để mở L/C ít hơn nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF. Nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF, khi khách nước ngoài giao hàng, sau 3 ngày họ đã điện đòi tiền. Nếu nhập khẩu theo điều kiện FOB, khi hàng cập cảng, doanh nghiệp nhập khẩu mới phải trả tiền cước tầu, doanh nghiệp không bị tồn vốn, hoặc không phải trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền cước tầu, giảm được giá thành hàng nhập khẩu. + Lợi ích đối với cá nhân, cũng tương tự như trên. Tác giả bài viết này vào những năm 1990 phụ trách một tổ XK của một CT XNK thuộc Bộ Công Thương, khi XK đá Granite tại Quy Nhơn (Bình Định) đi Nhật Bản và XK vải sợi tại Nha trang đi Đài Loan, đã chào hàng theo giá CFR, ký hợp đồng thuê tầu chở hàng XK đá và ký hợp đồng vận chuyển container với hãng GERMATRANS chở hàng vải sợi . Mỗi lần XK, các hãng tầu đều trích phí hoa hồng cho nhóm. Sau mỗi lần XK, mọi người lại có một buổi uổng bia, nên rất tích cực trong việc thuê tầu hoặc container để vận chuyển hàng xuất khẩu. Về nhập khẩu phân bón phục vụ sản xuât nông nghiệp theo điều kiện CFR, đã mua bảo hiểm tại Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (BẢO VIỆT), ngoài ra còn tư vấn cho các doanh nghiệp khác thuê tầu và mua Bảo hiểm trong nước. Như vậy việc xuất khẩu theo điều kiện CIF, nhập khẩu theo điều kiện FOB, đã tạo ra lợi ích cho quốc gia, cho doanh nghiệp và cho cá nhân. Đối với quốc gia có thể làm thay đổi cán cân giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Theo ví dụ trên, trong năm 2007 giả sử thực hiện theo điều kiện tuyệt đối, chúng ta có thể xuất khẩu được 51,95 tỷ USD trị giá CIF, chỉ  nhập khẩu 58,32 tỷ USD trị giá FOB, cán cân nhập siêu có thể giảm  còn 6,37 tỷ USD, thay vì 14,14 tỷ như hiện nay. Doanh nghiệp tìm thông tin về bảo hiểm và các hãng tầu ở đâu? - Thông tin về dịch vụ bảo hiểm: Các doanh nghiệp có thể liên hệ với các Chi nhánh của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam trên toàn quốc, hoặc các Công ty Bảo Minh, Công ty CP Bảo hiểm Bưu điện, Công ty Bảo hiểm Bảo Long, Công ty CP Bảo hiểm xăng dầu (PJICO) v.v… Các doanh nghiệp có thể tham khảo tỷ lệ phí bảo hiểm do Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (BẢO VIỆT) cung cấp. - Thông tin về hãng tầu: Theo nguồn của Thương vụ Việt Nam tại Chi Lê: Hiện nay có 36 hãng tầu biển và đại lý tại Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng liên hệ với bất kỳ hãng tầu nào, để yêu cầu họ cung cấp cước container, hoặc giá cước thuê tầu chở hàng Xuất giá CIF và nhập giá FOB: nhiều bên cùng có lợi Giảm nhập siêu cách nào? Câu hỏi làm đau đầu không chỉ dành cho Bộ Công Thương, mà còn dành cho tất cả các doanh nghiệp và những người làm công tác quản lý XNK. Phân tích cơ cấu hàng NK, khó có thể tìm ra một sách lược nào có thể nhanh chóng cải thiện tỉ lệ nhập siêu. Không thể giảm NK nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất trong lúc nhu cầu vẫn đang tăng cao. Còn giảm nhập các mặt hàng tiêu dùng? việc này còn chờ đợi đầu tư lâu dài của các nhà sản xuất trong nước, để hàng Việt có thể cạnh tranh được hàng hoá của nước ngoài. Còn các biện pháp đẩy mạnh XK như: Chủ động khai thác thị trường mới, mặt hàng mới, tăng số lượng hàng, nâng cao chất lượng để tăng giá trị gia tăng của hàng hoá XK… đều cần phải có thời gian.  “XK giá CIF-NK giá FOB” là một giải pháp mà ai cũng biết nhưng chưa được thực hiện tốt. Lâu nay, do thói quen, một phần do trình độ và thiếu thông tin, phần lớn các DN Việt Nam chỉ chào hàng theo điều kiện FOB, vì giao hàng lên tàu là hết trách nhiệm. Còn khi NK, thường đề nghị bạn hàng nước ngoài chào hàng theo điều kiện CIF, hoặc CFR (giá hàng và cước phí) để tránh rắc rối. Tuy nhiên, đây là cách làm cần phải thay đổi, vì vô tình tự đánh mất những lợi ích không nhỏ đối với quốc gia, DN và cả cá nhân.  Khi các DN XK đều giao hàng theo điều kiện CIF, thì chắc chắn thị trường dịch vụ cho thuê tàu biển và các sản phẩm bảo hiểm của các DN cung cấp dịch vụ này trong nước sẽ có thêm cơ hội phát triển, tăng doanh thu. Các DN XK cũng được lợi vì sẽ thu được trị giá ngoại tệ cao hơn, so với XK theo điều kiện FOB. Ngoài ra, nếu DN thiếu vốn, có thể dùng tín dụng thư (L/C) thế chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn. DN lại được quyền chủ động trong việc giao hàng, không phải lệ thuộc vào việc điều tàu do người NK chỉ định.Theo tính toán, nếu sử dụng dịch vụ vận tải và bảo hiểm trong nước để XK theo điều kiện CIF thì trong năm 2007 Việt đã có thể thu thêm hơn 3 tỉ USD tiền XK các dịch vụ vận chuyển quốc tế và bảo hiểm hàng hoá. Tức là thay vì chỉ XK được 48,56 tỉ USD, giá trị XK của Việt sẽ đạt 51,95 tỉ USD. Chiều ngược lại, nếu tất cả các DN trong nước NK theo điều kiện FOB, thuê tàu và mua bảo hiểm VN, trả phí bằng đồng Việt Nam, thì chỉ phải thanh toán 58,32 tỉ USD hàng NK, thay vì 62,7 tỉ USD như hiện nay. Số ngoại tệ do tiết kiệm được tiền bảo hiểm và cước tàu phải trả cho nước ngoài giảm tới 4,38 tỉ USD. Như vậy, nếu việc XK theo điều kiện CIF và NK theo điều kiện FOB được thực hiện một cách tuyệt đối trong năm 2007, thì cán cân nhập siêu của Việt Nam có thể giảm còn 6,37 tỉ USD, thay vì 14,14 tỉ USD. Tức là nhập siêu có thể giảm tới 60%/năm.Việc các DN nhập khẩu yêu cầu đối tác nước ngoài chào hàng theo điều kiện FOB, cũng rất có lợi đối với DN trực tiếp NK. Họ sẽ phải trả ít tiền ký quỹ hơn để mở L/C, không phải lo ngay tiền vận chuyển vì khi hàng cập cảng họ mới có nghĩa vụ phải chi tiền, DN cũng không bị tồn vốn hoặc không phải trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền cước tàu, giảm được giá thành hàng NK. Theo thông lệ, các cá nhân giao dịch trực tiếp cũng được hưởng “hoa hồng” của các công ty bảo hiểm và  hãng tàu. Họ xứng đáng được hưởng khi xúc tiến xuất nhập khẩu theo giải pháp này, thay vì mất tiền trả cho bảo hiểm và cước tàu nước ngoài.  Như vậy việc XK theo điều kiện CIF, NK theo điều kiện FOB sẽ tiết kiệm được ngoại tệ từ cước phí vận chuyển, góp phần giảm nhập siêu đồng thời góp phần xây dựng đội ngũ tàu biển và vận tải phát triển công nghiệp quốc tế của Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhía cạnh kinh tế của việc sử dụng Incoterm trong xuất khẩu và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng trong hoạt động ngoại thương.doc
Luận văn liên quan