Đề tài Kiếm soát vốn theo cơ chế tập chung tại BIDV Việt Nam - Chi nhánh Nam kỳ khởi nghĩa Tp Hồ Chí Minh

Lời Mở Đầu ------ Ngày nay, với một nền kinh tế phát triển và hội nhập thì bất kỳ một sự thay đổi nào cũng sẽ cĩ ảnh hưởng nhất định chung đến nền kinh tế thế giới. Trong năm 2008 vừa qua, kinh tế thế giới đã “rùng mình” trước một loạt các cuộc khủng hoảng dây chuyền của hệ thống các NH lớn. Đặc biệt, cơn chấn động tài chính ở Hoa Kỳ đã khiến nhiều thị trường tài chính, nhiều NH trên khắp thế giới bị lung lay hàng loạt. “Thế giới đang thay đổi với tốc độ chĩng mặt, đa số khơng nhận ra điều đĩ, chỉ cĩ một số ít người nhận ra sự thay đổi và chỉ cĩ một số rất ít người cĩ khả năng thay đổi. Thành cơng chỉ đến với những người nhận thức ra sự thay đổi và cĩ khả năng thay đổi”. Rupert Murdoch [8] Bước sang năm 2009, hịa mình vào xu thế đổi mới chung của thị trường tài chính thế giới, kinh tế Việt Nam đang dần thay đổi theo xu hướng tích cực hơn. Nếu như giai đoạn 2006-2007 là thời kỳ phát triển của các NHTM thì trong giai đoạn 2009-2010 sẽ là thời kỳ hình thành và phát triển của các Tập đồn tài chính với qui mơ lớn. “Nhận thức ra sự thay đổi” này, ngày 13/01/2007, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã chính thức triển khai Cơ chế quản lý vốn tập trung trong tồn hệ thống. Hiện nay, khơng chỉ cĩ BIDV là NH duy nhất áp dụng Cơ chế quản lý vốn tập trung, nhưng là NHTM Nhà nước đầu tiên mạnh dạng thực hiện Cơ chế đổi mới này. Nhận thấy việc đánh giá kết quả sau một năm thực hiện ban đầu là điều cấp thiết vì thế em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu “ KIỂM SỐT VỐN THEO CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI BIDV VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM KỲ KHỞI NGHĨA TP. HCM.” Với những hạn chế về thời gian và kinh nghiệm thực tế nên khơng tránh khỏi những thiếu sĩt trong quá trình thực tập và thực hiện báo cáo. Em rất mong được sự thơng cảm , gĩp ý và chỉnh sửa từ phía ngân hàng, quí thầy cơ và các bạn sinh viên để báo cáo được hồn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! 1. Lý do chọn đề tài: Để tồn tại và phát triển trong mơi trường kinh doanh ngày càng đa dạng với nhiều loại hình định chế tài chánh và sâu hơn là hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế, các NHTM Việt Nam buộc phải đổi mới hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, phải bắt đầu học hỏi, ứng dụng các cơng nghệ NH hiện đại nhằm đạt mục tiêu tồn tại, phát triển bền vững và nâng cao chất lượng kinh doanh. Trước đây, khi mà những NHTM Việt Nam chỉ hoạt động với qui mơ nhỏ, nguồn vốn của các NH tỏ ra thừa so với nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. Hầu hết các NH chỉ quan tâm đến danh mục tài sản Cĩ, quan tâm đến phát triển dư nợ và quản lý các rủi ro tín dụng, chưa chú trọng, quan tâm đến quản lý nguồn tiền gửi, những nguồn đi vay khác. NH chỉ quản lý quá trình phân bổ các nguồn vốn huy động cho phù hợp với các quyết định tín dụng, chưa nhìn thấy rõ tác động của biến động lãi suất đối với thu nhập từ tiền lãi của NH một cách cĩ hệ thống. Dưới tác động của quy luật cạnh tranh, những diễn biến về lãi suất tiền vay/tiền gửi ngày càng đa dạng và phức tạp, chịu nhiều tác động của nền kinh tế thế giới, thị trường bất động sản, các kênh huy động của định chế tài chánh phi NH, sự cạnh tranh giữa các NHTM . đã ảnh hưởng đến thu nhập từ tiền lãi của NH. Thực trạng này buộc các NH Việt Nam phải bước vào một quá trình đổi mới, quá trình tập trung vốn, tập trung trí tuệ, chuyển đổi mơ hình tổ chức, đảm bảo đáp ứng mơ thức và yêu cầu quản trị hiện đại của NHTM theo thơng lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời là bước chuẩn bị để chuyển đổi thành những Tập đồn tài chính – ngân hàng với qui mơ lớn trong tương lai. Trong tiến trình hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế, đi cùng với sự phát triển của những Tập đồn kinh tế lớn như: Mơ hình của Tập đồn Ngân hàng Trung Quốc (Hồng Kơng), Tập đồn Oversea Chinese Banking Corporation (OCBC), Tập đồn Ngân hàng Hồng Kơng Thượng Hải (HSBC) Một số NHTM Việt Nam, mà cụ thể là tại BIDV – Việt Nam đã cĩ những dấu hiệu, những đặc điểm cơ bản của Tập đồn Tài chính – Ngân hàng. Đặc điểm này thể hiện ở quy mơ nguồn vốn, phạm vi hoạt động, khả năng chi phối thị trường, xu hướng mở rộng các hoạt động chức năng (ngồi hoạt động truyền thống) như bảo hiểm, chứng khốn, mơi giới kinh doanh Trên cơ sở lý luận về mối quan hệ tổng thể, chặt chẽ giữa tài sản Cĩ và tài sản Nợ. Đề tài sẽ nghiên cứu lý luận về kiểm sốt vốn, đánh giá về những hạn chế và tích cực của Cơ chế quản lý vốn mới – Cơ chế quản lý vốn tập trung đặc biệt là nhấn mạnh đến các phương pháp kiểm sốt rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản thơng qua Cơ chế quản lý vốn tập trung và từ đĩ đề xuất những giải pháp, kiến nghị kịp thời nhằm mục đích ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn quản lý vốn BIDV - Việt Nam. Điều này là nhu cầu bức thiết trong điều kiện sức cạnh tranh của ngành NH trên địa bàn ngày càng gay gắt, lãi suất thay đổi theo tín hiệu thị trường, lãi suất ngoại tệ phụ thuộc chủ yếu vào sự biến động của thị trường quốc tế nằm ngồi kiểm sốt của NH. Tiến tới thực hiện mục tiêu lớn nhất là “Xây dựng BIDV - Việt Nam trở thành một NH hợp nhất theo hướng NH đa năng, tập trung hĩa hoạt động và quyền lực tại HSC, kiểm sốt các sản phẩm, kế hoạch tài chính cho từng nhĩm khách hàng thơng qua các kênh phân phối (các chi nhánh). Chuyển đổi BIDV - Việt Nam thành Tập đồn tài chính – ngân hàng, trong đĩ, sự thành cơng của Cơ chế Quản lý vốn tập trung là bước chuyển đổi mang tính chiến lược, giữ vai trị quan trọng nhất.”[5] 2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài: Từ ngày 3/7/2008 BIDV-Việt Nam chính thức áp dụng mơ hình tổ chức theo TA2 tại Hội sở chính. Cĩ thể xem đây là những thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu tổ chức tại cơ quan điều hành tồn hệ thống. Dự án T.A2 được thực hiện bởi nhĩm chuyên gia tư vấn từ tập đồn bảo hiểm ING của Hà Lan và học viện ngân hàng Bỉ (BBA). Dự án này tập trung vào các hoạt động chủ chốt như: quản lý chuyển đổi quản trị điều hành và cơ cấu tổ chức, nguồn vốn, quản trị rủi ro, quản lý tài sản Nợ, tài sản Cĩ, chiến lược kinh doanh, chiến lược cơng nghệ thơng tin và chiến lược sản phẩm dịch vụ trong đĩ, Cơ chế Quản lý vốn tập trung là bước chuyển đổi mang tính chiến lược, giữ vai trị quan trọng nhất. BIDV-Việt Nam bắt đầu triển khai Cơ chế quản lý vốn tập trung (Cơ chế FTP) từ ngày 13/01/2007. [5] Trước đây, Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Trương Võ Kim Ngân trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh đã bàn về Cơ chế này. Tuy nhiên, mỗi đề tài nghiên cứu sẽ đi sâu vào phân tích nhưng khía cạnh khác nhau. Nếu như bài Luận văn của tác giả đi trước chỉ nghiêng về suy luận, đánh giá một cách logic, chung chung và khái quát về cơ sở lý luận thực tế, thì trong Đề tài nghiên cứu của này,thơng qua kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – CN NKKN em đã đưa ra những con số minh chứng thực tế để tìm ra những hạn chế và đưa đến những giải pháp gắn liền với thực tiễn của từng giai đoạn, từng Chi nhánh. Đây chính là sự khác biệt lớn nhất giữa hai Bài nghiên cứu. 3. Mục tiêu nghiên cứu : - Hệ thống hĩa cơ sở lý luận về kiểm sốt vốn, về Cơ chế quản lý vốn tập trung tại BIDV- Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Trên cơ sở nghiên cứu, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về Cơ chế quản lý vốn tập trung này. - Đưa ra kết luận về khả năng ứng dụng của Cơ chế quản lý vốn tập trung trong hệ thống NHTM Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ã Đối tượng nghiên cứu. - Cơ chế quản lý vốn tập trung tại BIDV- Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa. ã Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: năm 2007, năm 2008. - Khơng gian nghiên cứu: BIDV Việt Nam - Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa. 5. Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu thống kê. - Phương pháp mơ tả, phương pháp so sánh. - Sử dụng phương pháp điều tra, thu thập thơng tin thực tế thơng qua việc phát phiếu thu thập thơng tin. 6. Nội dung nghiên cứu : Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, bài Báo cáo nghiên cứu khoa học cĩ kết cấu gồm bốn chương lớn như sau : Chương 1: Lý luận cơ sở về kiểm sốt vốn và Cơ chế vốn tập trung tại NHTM. Chương 2: Phân tích thực tiễn về việc thực hiện Cơ chế quản lý vốn tập trung tại BIDV- Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả Cơ chế quản lý vốn tập trung tại BIDV- chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Chương 4: Khảo sát về tính ứng dụng Cơ chế quản lý vốn tập trung tại các NHTM. Ngồi ra phần cuối bài luận cịn cĩ Danh mục tài liệu tham khảo và Phần phụ lục. MỤC LỤC ---—²–--- PHẦN MỞ ĐẦU---------------------------------------------------------------------- 1 Chương 1: LÝ LUẬN CƠ SỞ VỀ KIỂM SOÁT VỐN VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẠI NHTM. 1.1. Khái quát về NHTM.------------------------------------------------------------- 5 1.1.1, Khái niệm và chức năng của NHTM. . 5 1.1.2, Hoạt động của NHTM. . 6 1.2. Quản trị tài sản Có và tài sản Nợ.---------------------------------------------- 6 1.2.1, Quản trị tài sản Có . 7 1.2.1.1, Nghiệp vụ tài sản Có 7 1.2.1.2, Các phương pháp quản trị tài sản Có . 7 1.2.2, Quản trị Tài sản nợ . 12 1.2.2.1, Nghiệp vụ tài sản Nợ. 12 1.2.2.2, Các phương pháp quản trị tài sản Nợ . 13 1.3. Ngân hàng thương mại với rủi ro.---------------------------------------------- 15 1.3.1, Các hình thức rủi ro của Ngân hàng thương mại. 16 1.3.1.1, Rủi ro thanh khoản. 16 1.3.1.2, Rủi ro tín dụng. . 16 1.3.1.3, Rủi ro tỷ giá hối đoái. 16 1.3.1.4, Rủi ro lãi suất. 16 1.3.2, Quy định về kiểm soát rủi ro 16 1.4. Cơ chế Quản lý vốn tập trung.-------------------------------------------------- 17 1.4.1, Khái niệm và mục đích thực hiện Cơ chế QLVTT. . 17 1.4.2, Nguyên tắc thực hiện Cơ chế QLVTT. 18 1.4.3, Ưu và nhược điểm của Cơ chế QLVTT. 18 1.4.3.1,Ưu điểm . 19 1.4.3.2, Nhược điểm 20 1.5. Định giá chuyển vốn FTP.------------------------------------------------------- 20 1.5.1, Khái niệm . 20 1.5.2, Nguyên tắc định giá chuyển vốn FTP. 21 1.5.3, Nội dung định giá chuyển vốn. 21 1.5.3.1, Luân chuyển vốn giữa các chi nhánh. 21 1.5.3.2, Tập trung rủi ro thanh khoản về HSC. . 22 1.5.3.3, Tập trung rủi ro lãi suất về HSC. . 23 1.5.3.4, Kỳ hạn chuyển vốn. 24 1.5.3.5, Đồng tiền giao dịch. . 25 1.5.3.6, Xác định thu nhập/chi phí. . 25 Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TIỄN VỀ VIỆC THỰC HIỆN CƠ CHẾ QLVTT TẠI BIDV – CN NAM KỲ KHỞI NGHĨA TP. HCM. 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam.---------------------- 28 2.1.1, Lịch sử hình thành và phát triển 28 2.1.2, Mạng lưới trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 29 2.1.3, Mô hình tổ chức và năng lực kinh doanh . 29 2.2. Giới thiệu về BIDV- CN Nam Kỳ Khởi Nghĩa TP HCM.-------------------- 31 2.2.1, Lịch sử hình thành và phát triển 31 2.2.2, Cơ cấu tổ chức BIDV - CN NKKN 31 2.2.3, Các nghiệp vụ hoạt động chủ yếu . 32 2.3. Tình hình quản lý vốn tại BIDV - CN NKKN.--------------------------------- 33 2.3.1, Tình hình thực hiện Cơ chế Quản lý vốn giai đoạn trước 2007. 33 2.3.1.1, Thực hiện Cơ chế quản lý vốn bán tập trung. 33 2.3.1.2, Nguyên tắc thực hiện Cơ chế QLVTT. 33 2.3.1.3, Hạn chế của Cơ chế QLVTT. . 34 2.3.2, Tình hình thực hiện Cơ chế QLVTT giai đoạn 2007 – 2008. . 35 2.3.2.1, Trách nhiệm thực hiện giữa HSC và các CN. . 37 2.3.2.2, Hệ thống báo cáo định giá chuyển vốn nội bộ. 37 2.4. Đánh giá thực hiện Cơ chế QLVTT tại BIDV - CN NKKN.----------------- 39 2.4.1, Nhận định tình hình kinh doanh. 39 2.4.2,Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2007-2008 40 2.4.2.1, Tình hình huy động vốn và dư nợ tín dụng 41 2.4.2.2, Nghiệp vụ chuyên sâu phục vụ TTCK 45 2.4.2.3, Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV- CN NKKN . 46 2.4.3, Nhận xét việc áp dụng Cơ chế QLVTT trong hoạt động kinh doanh của BIDV- CN NKKN. 50 2.4.3.1, Những mặt tích cực 50 2.4.3.2, Hạn chế tồn tại 51 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠ CHẾ QLVTT TẠI BIDV – CN NKKN. 3.1. Định hướng phát triển của BIDV – CN NKKN.------------------------------- 53 3.2. Giải pháp hoàn thiện Cơ chế QLVTT tại BIDV – CN NKKN.-------------- 54 [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/domsang/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG]3.2.1, Điều kiện để triển khai Cơ chế QLVTT . 54 3.2.2, Xây dựng cơ chế lãi suất “mua/bán” vốn linh động ứng với đặc thù của từng địa bàn, từng chi nhánh trong hệ thống. . 55 3.2.2.1, Cơ sở hình thành giải pháp. . 55 3.2.2.2, Các bước thực hiện giải pháp. . 55 3.2.3, Các bước thực hiện khi chuyển đổi sang Cơ chế QLVTT 58 3.2.3.1, Cơ sở hình thành giải pháp. 58 3.2.3.2, Các biện pháp thực hiện giải pháp. . 59 3.3. Kiến nghị nhằm hoàn thiện Cơ chế QLVTT.---------------------------------- 60 3.3.1, Kiến nghị đối với Hội sở chính. . 61 3.3.2, Kiến nghị đối với các chi nhánh/đơn vị trực thuộc. 62 Chương 4: KHẢO SÁT VỀ TÍNH ỨNG DỤNG CƠ CHẾ QLVTT TẠI CÁC NHTM. 4.1. Tổng quan Cơ chế QLVTT trên thị trường Tài chính – Ngân hàng.------- 64 4.1.1, Xu hướng Tài chính – Ngân hàng trong nước 64 4.1.2, Xu hướng phát triển của BIDV – Việt Nam . 64 4.2. Kết quả khảo sát về tính ứng dụng của Cơ chế QLVTT trung tại các NHTM trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.----------------------------------------------------------------------------------- 65 4.2.1, Mô tả quá trình thu thập thông tin thực tế 66 4.2.2, Phân tích phương án trả lời của các NHTM . 66 4.2.2.1, Phân tích chung 66 4.2.2.2, Phân tích đánh giá của những NH áp dụng Cơ chế QLVTT . 67 4.2.2.3, Phân tích đánh giá của những NH đã biết nhưng chưa áp dụng Cơ chế QLVTT . 70 KẾT LUẬN----------------------------------------------------------------------------- 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC

doc75 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3285 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiếm soát vốn theo cơ chế tập chung tại BIDV Việt Nam - Chi nhánh Nam kỳ khởi nghĩa Tp Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tổng thu nhập của CN đó là thu từ lãi điều chuyển vốn nội bộ. Để nhận xét một cách chính xác về chỉ tiêu này, chúng ta sẽ phải xem xét thêm thu nhập của năm 2006, khi mà CN chưa áp dụng Cơ chế QLVTT. Năm 2007, là năm đầu tiên áp dụng Cơ chế QLVTT. Thu từ lãi điều chuyển vốn nội bộ là 202 tỷ đồng, so với năm 2006 thì đây là một khoản lợi nhuận mới của CN, đẩy tổng thu nhập của CN trong năm 2007 tăng vọt lên 302,87 tỷ đồng so với tổng thu nhập năm 2006 là 192,81 tỷ đồng. Năm 2008, tuy thu nhập từ lãi điều chuyển nội bộ giảm 63,8 tỷ đồng, tương ứng với 31,58% so với năm 2007 nhưng thu nhập từ lãi điều chuyển nội bộ cũng đã góp 138,2 tỷ đồng vào tổng thu nhập. Nguyên nhân của mức giảm sút này là do sự suy giảm của chỉ tiêu huy động vốn. Tuy vậy, khi nền kinh tế khởi sắc trở lại thì thu nhập từ lãi điều chuyển nội bộ giữ vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng thu nhập của CN. ÄTổng chi phí của CN trong năm 2008 là 156,89 tỷ đồng, tăng 78,52 tỷ đồng tương ứng với 100,19% so với tổng chi phí của năm 2007 là 78,37 tỷ đồng. Trong đó: Biểu đồ 2.5 Tình hình chi phí năm 2006 – 2008. Nguồn:Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV-CN NKKN. [8] - Chi phí trả lãi khách hàng năm 2008 là 94,74 tỷ đồng, tăng 34,95 tỷ đồng, tương đương với tăng 58,06% so với chi phí trả lãi năm 2007. Yếu tố tác động đến sự gia tăng này là do dư nợ tín dụng năm 2008 tăng 55,50% so với năm 2007, đồng thời dưới tác động của các chính sách điều chỉnh tăng lãi suất của Chính phủ nhằm tạo sự bình ổn trong nền kinh tế đã đẩy chi phí trả lãi năm 2008 tăng đáng kể. - Chi phí khác ngoài lãi trong năm 2008 là 8,84 tỷ đồng, tăng 3,88 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 78,23% so với chi phí khác ngoài lãi của năm 2007 là 4,96 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do sự gia tăng trong chi phí hoạt động, chi phí markettin nhằm đẩy mạnh khả năng tiếp cận khách hàng của những sản phẩm mới. - Chi lãi điều chuyển nội bộ. Trong năm 2007, tổng chi phí là 78,37 tỷ đồng thấp hơn so với tổng chi phí năm 2006 là 135,31 tỷ đồng. Mặc dù trong năm 2007 CN phải chịu thêm chi phí mua vốn từ HSC tuy nhiên, huy động vốn trong năm 2007 đạt 3.306 tỷ đồng , ngược lại dư nợ tín dụng chỉ là một con số khiêm tốn 63,86 tỷ đồng. Chính sự chênh lệch giữa chỉ tiêu huy động vốn và dư nợ tín dụng đã góp phần làm giảm chi phí và tăng thu nhập trong năm 2007, điều mà trong năm 2006 không hề bị ảnh hưởng. Đến năm 2008, huy động vốn vẫn cao so với dư nợ tín dụng nhưng chỉ tiêu huy động vốn lúc này đã giảm 40,35% so với năm 2007. Bên cạnh đó, sự gia tăng của dư nợ tín dụng trong năm 2008 đã đẩy chi phí lãi điều chuyển nội bộ lên 53,31 tỷ đồng, tăng 29,72 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 125,7% so với chi lãi điều chuyển nội bộ năm 2007 là 49,79 tỷ đồng. Như vậy, với tổng thu nhập là 257,59 tỷ đồng; tổng chi phí là 156,89 tỷ đồng; lợi nhuận của năm 2008 là 100,7 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với kết quả 224.5 tỷ đồng năm 2007. Cụ thể, lợi nhuận năm 2008 giảm 123,8 tỷ đồng tương đương với -55,14%. Biểu đồ 2.6 Lợi nhuận qua năm 2006 – 2008. Nguồn:Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV-CN NKKN. ÄTỷ suất sinh lợi (ROA): đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tư vào NH. Tỷ suất sinh lợi (ROA) = Bảng 2.9 Tỷ suất sinh lợi (ROA)qua các năm 2006 – 2008. Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh lệch Dự phòng rủi ro 2,60 0,84 0,76 2007/2006 2008/2007 Tổng TS bình quân 2.371 5.888 2.721 3.517 148,3% -3.167 -53,8% Lợi nhuận 57,5 224,5 100,7 167 290,4% -123,8 -55.1% ROA 2,32% 3,80% 3,67% 1,48% -0,13% Biểu đồ 2.7 Tỷ suất sinh lợi (ROA)qua các năm 2006 – 2008. Nguồn:Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV-CN NKKN. [8] Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của TTCK, trong năm 2007 NH tập trung đầu tư mạnh vào tài sản (tài sản năm 2007 tăng so với năm 2006 là 3.517 tỷ đồng, tương ứng với 148,3%) đồng thời lợi nhuận năm 2007 tăng cao 167 tỷ đồng, tương ứng với 290,4%. Đây là lý do làm cho ROA của năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1,48%. Năm 2008, lợi nhuận đạt được 100,7 tỷ đồng, giảm so với năm 2007 là 123,8 tỷ đồng, tương ứng với giảm 55,1%. Tuy nhiên, mức đầu tư vào tài sản của CN cũng giảm xuống 3.167 tỷ đồng, tương ứng với 53,8%. Sự giảm sút đồng thời của hai chỉ tiêu lợi nhuận và tài sản làm ROA của năm 2008 giảm nhẹ so với năm 2007 là 0,13%. Nhìn chung, ROA của CN biến động không đều theo các năm tuy vậy, kết quả ROA đạt được phản ảnh khả năng sinh lời trên tài sản của CN là khá tốt. Lợi nhuận đạt được có thể nói là phù hợp với quy mô tổng tài sản bình quân. 2.4.3, Nhận xét việc áp dụng Cơ chế QLVTT trong hoạt động kinh doanh của BIDV- CN NKKN. 2.4.3.1, Những mặt tích cực: - Việc kiểm soát rủi ro của CN được chyển về HSC. Do đặc thù là NH được chỉ định thanh toán tại Sở GDCK nên hầu như các hoạt động của BIDV – CN NKKN đều tập trung vào các hoạt động phục vụ thanh toán bù trừ chứng khoán. Với Cơ chế QLVTT thì việc huy động vốn hay cấp tín dụng cho các công ty chứng khoán, nhà đầu tư chứng khoán…của CN sẽ có nhiều mặt thuận lợi hơn. Lợi nhuận thu được từ việc huy động vốn tăng lên trong khi những rủi ro về thanh khoản, về lãi suất chuyển về HSC. - Đáp ứng kịp thời những nhu cầu mới của khách hàng. Do không phải quan tâm đến rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất nên CN tập trung nhiều hơn cho việc tận dụng triệt để nguồn khách hàng trên địa bàn thông qua các hoạt động như:tổ chức chăm sóc khách hàng một cách tốt hơn, thường xuyên hơn, có những mức lãi suất đặc biệt cho những khách hàng thân thiết, ra đời những sản phẩm dịch vụ mới như: dịch vụ nạp tiền điện thoại qua hệ thống BIDV – ATM và SMS, chương trình khuyến mãi “mua một tặng một” khi tham gia mua bảo hiểm xe tại BIDV… - Giải quyết tình trạng thừa/thiếu thanh khoản của các CN trong hệ thống BIDV – Việt Nam. Trước khi áp dụng Cơ chế QLVTT, CN luôn trong tình trạng thừa tính thanh khoản do huy động vốn của CN đạt kết quả cao. Tuy nhiên, sự dư thừa này chưa mang lại cho CN một nguồn thu đáng kể và ổn định. Kể từ khi triển khai Quản lý vốn theo cơ chế tập trung, việc “bán” vốn về HSC không những mang về cho CN một nguồn thu cao và ổn định mà còn trên cơ sở đó, sự dư thừa về tính thanh khoản của chính CN sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt của những CN bạn trong cùng hệ thống. - Lợi nhuận từ nguồn vốn huy động mang lại được tăng lên đáng kể. Mặc dù kết quả huy động vốn năm 2008 chỉ đạt 98% kế hoạch đề ra, tuy nhiên, do hoạt động đặc thù là thanh toán bù trừ chứng khoán nên khả năng huy động vốn là ưu thế lớn nhất đối của BIDV- CN NKKN. Việc áp dụng cơ chế “mua /bán” vốn theo Cơ chế QLVTT đã mở ra cho CN một nguồn thu mới, thu nhập từ việc “bán” vốn cho HSC. Sự tăng vọt của lợi nhuận từ năm 2007 đến năm 2008 là minh chứng cụ thể. - Hiện đại hóa bộ máy tổ chức, hình thành một bộ máy gọn nhẹ, linh động, loại bỏ được một số công tác, báo cáo thủ công. Từ Hội sở đến các CN được trang bị máy móc, phần mềm chuyên dụng trong công tác QLVTT – hệ thống báo cáo FTP. CN không phải giành nhiều thời gian để tổng hợp số liệu của từng phòng, từng nghiệp vụ khác nhau. Những báo cáo về nguồn vốn, tiền tệ, báo cáo thanh khoản mỗi ngày… đều được cắt giảm, những báo cáo cần thiết khác đều tự động tổng hợp qua chương trình FTP và có thể được chiết xuất ra file excel. Tiết kiện được thời gian và nguồn lực. 2.4.3.2, Hạn chế tồn tại. - Chi nhánh phải phụ thuộc nhiều vào các mức giá “mua/bán” vốn với HSC. Tuy xây dựng một tổ chức hiện đại hóa, năng động và gọn nhẹ là ưu điểm của cơ chế. Xong, vấn đề đặt ra là CN phải phụ thuộc nhiều vào mức giá mua và bán vốn do HSC đề ra. Cụ thể, BIDV – CN NKKN đã mất nhiều nguồn huy động lớn do lãi suất không cạnh tranh được với mức lãi suất của các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn. Đồng thời, CN vẫn không thể linh động đưa ra mức lãi suất cạnh tranh hơn do CN còn bị phụ thuộc vào lãi suất “mua/bán” vốn với HSC. Khả năng tổ chức, hoạt động của mỗi CN còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: đặc điểm của khu vực, địa bàn hoạt động; về nhu cầu cũng như mức thu nhập của khách hàng…Như vậy, việc áp dụng cơ chế một giá trong việc “mua/bán” vốn giữa HSC và các CN trong toàn hệ thống là một hạn chế rất lớn của cơ chế. - Lợi nhuận thu về từ việc “bán” vốn cho HSC là thấp hơn nhiều với lợi nhuận thu được từ việc cấp tín dụng cho khách hàng. CN chưa phát triển mạnh mãng tín dụng, chưa cung cấp được sản phẩm tín dụng trọn gói đến cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Những dịch vụ đưa ra chưa có sự khác biệt rõ rệt so với các NH khác trên địa bàn và tính ưu việt cũng không cao hơn những sản phẩm có sẵn trên thị trường. So với nguồn vốn huy động cao thì dư nợ tín dụng lại là một con số rất khiêm tốn. Cụ thể là dư nợ tín dụng năm 2008 là 99,3 tỷ đồng so với nguồn vốn huy động là 1.972 tỷ đồng. Rủi ro trong lợi nhuận thu về từ việc “bán” vốn cho HSC là thấp hơn nhiều với lợi nhuận thu được từ việc cấp tín dụng cho khách hàng. Tuy nhiên, nếu sự chênh lệch giữ huy động vốn và dư nợ tín dụng không quá lớn như hiện nay thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh còn hứa hẹn những kết quả khả quang hơn. Nhìn chung, tăng trưởng tín dụng còn rất thấp và chưa tương xứng với qui mô tổng tài sản. Nhận xét: Một cơ chế mới luôn mang theo những khiếm khuyết cần chỉnh sửa. Tuy vậy, trên thực tế những mặc tích cực mà cơ chế mang lại lớn hơn nhiều so với những hạn chế còn tồn đọng. Với việc áp dụng Cơ chế QLVTT thì những hạn chế của BIDV – CN NKKN chỉ xoay quanh vấn đề về chỉ tiêu dư nợ tín dụng. Ngược lại, huy động vốn lại là một thế mạnh lớn của CN. Trên cơ sở kết quả kinh doanh năm 2008 vừa qua, Cơ chế quản lý vốn mới đã góp phần tăng thêm thu nhập cho CN đồng thời giảm thiểu rủi ro về lãi suất, rủi ro về thanh khoản đến mức thấp nhất. Việc tập trung vốn về HSC giúp tận dụng được nguồn vốn trong hệ thống với chi phí thấp, thời gian huy động nhanh. Ngoài ra với khả năng xuất các báo cáo cuối ngày nhanh và chính xác, chương trình FTP giúp CN đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời và hợp lý. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. Trên đây là phần trình bày tình hình thực hiện Cơ chế QLVTT tại BIDV – CN NKKN trên cơ sở so sánh nội dung cơ bản của Cơ chế cũ – Cơ chế quản lý vốn bán tập trung và Cơ chế mới – Cơ chế quản lý vốn tập trung. Trong đó, nội dung quan trọng nhất là việc dùng những con số của thực tế để chứng minh tính cần thiết và hiệu quả của việc áp dụng Cơ chế quản lý vốn tập trung. Đồng thời là tiền đề của những đề xuất giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện cơ chế và phát huy tối đa hiệu quả ứng dụng cơ chế trong Chương 3. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI BIDV – CN NKKN TP. HCM 3.1. Định hướng phát triển của BIDV – CN NKKN. Trong năm 2009, BIDV – CN NKKN tiếp tục nỗ lực để góp phần hoàn thành Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức của BIDV Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010. Mục tiêu chuyển đổi mô hình tổ chức ngoài việc đảm bảo đáp ứng mô thức và yêu cầu quản trị hiện đại NHTM theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, còn là bước chuẩn bị để BIDV Việt Nam chuyển đổi thành mô hình tập đoàn Tài chính – Ngân hàng, qua đó giúp tăng giá trị BIDV khi tiến hành cổ phần hóa. Toàn CN quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi kế hoạch kinh doanh năm 2009, cụ thể các chỉ tiêu đề ra như sau: Huy động vốn cuối kỳ: 2.350 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng cuối kỳ: 250 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu: < 1% Thu dịch vụ ròng: 14 tỷ đồng. Chênh lệch thu chi: 128,9 tỷ đồng. Trong năm 2008, nguyên nhân khiến chỉ tiêu dư nợ tín dụng và chỉ tiêu huy động vốn của BIDV – CN NKKN còn hạn chế là do CN vẫn đang bước đầu nghiên cứu, triển khai sản phẩm tín dụng bán lẻ. Trong kế hoạch phát triển mới, bên cạnh phát huy thế mạnh phục vụ và cung cấp các dịch vụ trọn gói mang đặc thù trong lĩnh vực chứng khoán như: dịch vụ ngân quỹ, tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu…, CN sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng thông qua việc nhanh chóng đưa vào triển khai thực hiện sản phẩm tín dụng đặc thù như ứng trước tiền bán chứng khoán qua mạng, xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng, tiếp thị, phát triển các khách hàng tiềm năng,… nhằm tăng tính cạnh tranh và nâng cao hình ảnh và vị thế của BIDV - CN NKKN trên địa bàn và trên thị trường tài chính. 3.2. Giải pháp hoàn thiện Cơ chế QLVTT tại BIDV – CN NKKN. Cần phải hiểu là không có một cơ chế nào tối ưu, bản thân Cơ chế QLVTT cũng chỉ giải quyết được một phần của những bất cập trong quản trị nguồn vốn. Điều quan trọng là cách vận dụng linh hoạt của các nhà quản trị nguồn vốn để áp dụng cơ chế này một cách hiệu quả nhất. Qua thực tiễn triển khai ứng dụng Cơ chế QLVTT đã bộc lộ một vài hạn chế. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm dần hoàn thiện Cơ chế quản này là một nhu cầu thiết yếu. 3.2.2. Xây dựng lãi suất “mua/bán” vốn linh động ứng với đặc thù của từng địa bàn, từng chi nhánh trong hệ thống. 3.2.3. Các bước thực hiện trước khi chuyển đổi sang mô hình Cơ chế Quản lý vốn tập trung. . 3.2.1. Điều kiện để triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung CÁC GIẢI PHÁP 3.2.1, Điều kiện để triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung Với Cơ chế quản lý vốn mới, toàn hệ thống là một NH duy nhất, xóa bỏ việc điều chuyển vốn bằng tiền trong hệ thống như hiện nay. Chuyển sang áp dụng hệ thống định giá chuyển vốn nội bộ để xác định thu nhập, chi phí vốn định kỳ của từng CN và quan trọng là quản lý được các rủi ro trong công tác quản trị vốn như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, để thực hiện chuyển đổi sang Cơ chế QLVTT hiện nay cần có những điều kiện sau: - Về nhận thức: cần phải nhận thức rằng chuyển đổi Cơ chế quản lý vốn từ phân tán sang tập trung là phù hợp với xu thế phát triển của hoạt động NH tiên tiến và hiện đại. - Về cơ sở vật chất: cần phải có những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị công nghệ để vận hành được cơ chế. Cụ thể như sau: Cấu trình duyệt: chương trình chạy trên trình duyệt Internet Exploer, được cài đặt để truy cập vào trang báo cáo FTP của trung tâm công nghệ thông tin tại HSC. Người sử dụng được cấp User name và Password để truy cập . Báo cáo phân tích trực tuyến OLAP (On line Analytical Processing). Báo cáo OLAP cho phép người sử dụng có thể tạo ra rất nhiều báo cáo khác nhau từ một nguồn dữ liệu bằng cách thay đổi các cột, hàng, các điều kiện lọc số liệu của báo cáo, cho phép xây dựng đồ thị tương tác với báo cáo đang xem. - Về trình độ ứng dụng: với cơ chế mới đòi hỏi mỗi đơn vị, mỗi cán bộ cần nghiên cứu, quán triệt những thay đổi cơ bản giữa hai cơ chế, những kiến thức quản lý NH hiện đại qua đó nhận thức rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của mình và của đơn vị mình. - Về tổ chức: cần xây dựng một mô hình quản lý phù hợp, phân công trách nhiệm quản lý rõ ràng giữa các đơn vị, giữa mỗi nhân viên. 3.2.2, Xây dựng cơ chế lãi suất “mua/bán” vốn linh động ứng với đặc thù của từng CN trong hệ thống. 3.2.2.1, Cơ sở hình thành giải pháp. Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh được xem là khu vực đầu tàu trong nền kinh tế Việt Nam, với tốc độ phát triển và khả năng tăng trưởng cao, mặt bằng chung về nền kinh tế và hệ thống tài chính trên địa bàn luôn có sự biến đổi không ngừng. Các CN hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói chung và BIDV – CNNKKN nói riêng không nằn ngoài sự phát triển năng động này. Bên cạnh đó, khả năng tổ chức, hoạt động của mỗi CN phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm của khu vực, địa bàn hoạt động; về nhu cầu cũng như mức thu nhập của khách hàng…Như vậy, việc áp dụng cơ chế một giá trong việc “mua/bán” vốn giữa Hội sở và các CN trong toàn hệ thống như hiện nay là một hạn chế rất lớn của Cơ chế QLVTT. Hạn chế này có ảnh hưởng lớn đến tính chủ động cạnh tranh về lãi suất của từng CN ứng với những đặc thù riêng trên từng địa bàn, từng khu vực khách hàng khác nhau. 3.2.2.2, Các biện pháp thực hiện giải pháp. Sau khi triển khai áp dụng Cơ chế QLVTT thành công trong toàn hệ thống, để Cơ chế không bị tụt hậu, HSC cần nhanh chóng xây dựng cơ chế lãi suất “mua/bán” vốn linh động ứng với đặc thù của từng CN trong hệ thống. Đồng thời, với vai trò điều hành, quản lý vĩ mô nguồn vốn HSC cần phải tính toán kỹ đảm bảo bù đắp sự dư thừa hay thiếu hụt về tính thanh khoản của các CN trong hệ thống, tránh lâm vào tình trạng “huy động lệch hoặc cấp tín dụng lệch”. Nghĩa là: quá nới lỏng lãi suất “mua vốn” với những CN có khả năng huy động vốn hoặc tạo điều kiện dễ dàng trong việc “bán vốn” cho những CN có khả năng cho vay tốt. Việc xây dựng một cơ chế lãi suất “mua/bán” vốn linh động ứng với đặc thù của từng CN trong hệ thống nếu không nghiên cứu kỹ sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của hệ thống BIDV – Việt Nam. Đây là lý do buộc HSC phải đi sâu, nắm vững đặc thù của mỗi CN. Xây dựng cơ chế lãi suất “mua/bán” vốn linh động có thể xét trên nhiều yếu tố khác nhau như: đặc điểm của khu vực, địa bàn hoạt động; về nhu cầu cũng như mức thu nhập của khách hàng, các thành phần kinh tế trọng điểm trên mỗi khu vực hoạt động của từng CN … Ä Biện pháp 1. HSC cần xem xét, đề ra khung giá “mua/bán” vốn phân chia theo từng khu vực, địa bàn hoạt động của mỗi CN. HSC cần xem xét xây dựng mức giá “mua vốn” ưu tiên hơn cho các CN hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nhằm tăng tính cạnh tranh và linh động của các CN. Ứng với các mức giá “mua vốn” hiện tại, Giá “mua vốn” đề xuất có thể tăng lên 2-5% đồng thời giá “bán vốn” cũng sẽ có phần tăng theo nhằm kích thích khả năng cạnh tranh phát triển của CN. Bảng 3.1: Gợi ý Bảng giá FTP bao gồm giá mua FTP và giá bán FTP. Đơn vị tính %/năm Kỳ hạn VND Giá mua Giá bán Giá thực hiện Giá điều chỉnh Giá thực hiện Giá điều chỉnh Không kỳ hạn 5.0 6.0 8.0 9.0 Qua đêm 5.0 6.0 8.0 9.0 1 tháng 8.5 10.0 13.0 14.5 2 tháng 8.5 10.0 13.0 14.5 3 tháng 10.0 11.5 13.0 14.5 4 tháng 10.0 11.5 13.2 14.7 5 tháng 10.0 11.5 13.2 14.7 6 tháng 10.5 12.0 13.2 15.0 7 tháng 10.5 12.0 13.5 15.0 8 tháng 10.5 12.0 13.5 15.0 9 tháng 11.0 12.7 13.5 15.2 10 tháng 11.0 12.7 13.5 15.2 11 tháng 11.0 12.8 13.5 15.4 12 tháng 12.5 14.0 13.5 15.5 13 tháng 10.5 12.0 14.5 16.0 18 tháng 10.5 12.0 14.5 16.0 24 tháng 10.5 12.0 14.5 16.0 36 tháng 10.5 12.0 15.0 16.0 60 tháng 10.5 12.0 15.0 16.0 > 60 tháng 10.5 12.0 15.0 16.0 Để dần xây dựng Cơ chế quản lý vốn ngày càng hoàn thiện, HSC cần thiết phải xây dựng khung chuyển giá với những mức giá linh động và gắn liền với thực tiễn của từng khu vực, từng CN. Trên đây chỉ là những đề xuất ứng với những chi nhánh hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Những khu vực khác còn có những bất cập riêng, cần đi sâu tìm hiểu để xây dựng những mức giá chuyển vốn chi tiết và hợp lý hơn. Ä Biện pháp 2. HSC cần xem xét, đề ra khung giá “mua/bán” vốn phân chia theo từng đối tượng khách hàng. Ứng với từng đặc thù hoạt động mà mỗi CN sẽ có những đối tượng khách hàng khác nhau. Có thể CN này sẽ mạnh về mãng huy động vốn nhưng một CN khác trong cùng hệ thống sẽ chỉ mạnh về mãng cấp tín dụng. Để Cơ chế QLVTT hoạt động đúng với vai trò là Cơ chế sẽ bù đắp sự dư thừa hay thiếu hụt về tính thanh khoản của các CN, HSC cần xem xét đề ra khung giá “mua/bán” vốn phân chia theo từng đối tượng khách hàng. Cụ thể như sau: Đối với hoạt động của BIDV-CN NKKN, cần xác định đặc thù hoạt động của CN là phục vụ cho TTCK, đối tượng khách hàng chủ yếu sẽ là những Nhà đầu tư chứng khoán, các Công ty chứng khoán, các Công ty quản lý quỹ… với những khoản ký gởi linh động, thời hạn không ổn định theo biến động của thị trường. HSC cần điều tiết vĩ mô nguồn vốn chung, và xem xét: Xây dựng chính sách lãi suất “mua/bán” vốn của BIDV-CN NKKN cạnh tranh theo lãi suất thị trường tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh và vẫn được hưởng thu nhập từ hoạt động bán vốn cho HSC tối thiểu là 0,5% cho từng kỳ hạn. Do tính chất đặc thù của CN, HSC nên cho phép CN được áp dụng các sản phẩm huy động vốn kỳ hạn dưới 1 tháng. Ä Biện pháp 3. HSC cần xem xét, đề ra khung giá “mua/bán” vốn phân chia theo từng thành phần kinh tế. HSC còn có thể xây dựng một cơ chế lãi suất “mua/bán” vốn dựa trên đặc thù của từng thành phần kinh tế trên mỗi địa bàn. Điển hình như: Những CN nằm trong khu vực phát triển kinh tế trọng điểm của Nhà nước, với nhiều dự án sẽ được đầu tư, nhiều khu công nghiệp sẽ được hình thành thì mức lãi suất “bán vốn” giữa HSC và CN cần được xem xét giảm nhẹ hơn những CN nằm trong khu vực dân cư với những gia đình, những hộ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, luôn có nhu cầu về tiết kiệm, hưởng lãi suất… 3.2.3, Các bước thực hiện khi chuyển đổi sang Cơ chế QLVTT. 3.2.3.1, Cơ sở hình thành giải pháp. Thực tiễn triển khai ứng dụng Cơ chế QLVTT trung tại BIDV – Việt Nam thời gian qua đã bộc lộ vấn đề cơ bản là: theo kết quả tổng hợp trong toàn hệ thống BIDV – Việt Nam về việc triển khai ứng dụng cơ chế quản lý mới, BIDV – Việt Nam chưa có phương pháp triển khai ứng dụng một cách khoa học, thể hiện qua việc lúng túng trong ứng dụng chương trình và kết quả kinh doanh thua lỗ của các CN trong những ngày đầu triển khai cơ chế mới. Sau gần 2 năm triển khai áp dụng Cơ chế QLVTT, BIDV-CN NKKN đã rút ra các bước thực hiện nhằm đảm bảo việc triển khai xây dựng và phát triển Cơ chế QLVTT một cách khoa học và đúng hướng. Quá trình thực hiện gồm các bước như sau: c. Vận hành chương trình Định giá chuyển vốn nổi bộ FTP. a. Xác định thời điểm thực hiện. b. Xác định giá chuyển vốn. d. Chuyển đổi sang cơ chế Định giá chuyển vốn nổi bộ. e. Tổ chức thực hiện. 3.2.3.2, Các bước thực hiện giải pháp. 3.2.3.2.1, Xác định thời điểm thực hiện. Để đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng trong quá trình thực hiện chuyển đổi cơ chế, việc xác định thời điểm là hết sức quan trọng. Thời điểm thực hiện chuyển đổi là thời điểm kết thúc cơ chế cũ chuyển sang ứng dụng cơ chế mới. Thời điểm chuyển đổi có thể kéo dài vài ngày và có thể sử dụng song song hai cơ chế trong thời gian chuyển đổi. Thời gian này thường phát sinh những sai sót vì thế đòi hỏi tính chuyên nghiệp và trình độ ứng dụng cao của cán bộ nghiệp vụ nguồn vốn và sử dụng nguồn. Theo kinh nghiệm chuyển đổi thì quá trình chuyển đổi nên được thực hiện theo từng chi nhánh, từng đơn vị trực thuộc. Không nên thực hiện chuyển đổi một lần toàn hệ thống để tránh những sai sót phát sinh. Quá trình chuyển đổi nên thực hiện theo Lịch chuyển đổi cụ thể cho từng CN. Sau mỗi đợt chuyển đổi cơ chế thành công, các CN phải thực hiện báo cáo chuyển đổi và thực hiện cơ chế mới để rút kinh nghiệm cho những lần chuyển đổi sau. Việc sử dụng song song hai cơ chế sẽ kết thúc khi toàn bộ các CN trong hệ thống đã thực hiện chuyển đổi thành công. 3.2.3.2.2, Xác định giá chuyển vốn. Trung tâm vốn phải xác định giá chuyển vốn cho kỳ hạn đầu tiên tại thời điểm thực hiện chuyển đổi cơ chế (ngày hiệu lực). Thông thường, tại các kỳ đầu tiên, Trung tâm vốn nên xác định giá “mua – bán” vốn bằng nhau để hạn chế việc xáo trộn hoạt động kinh doanh của CN. Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế một giá không nên kéo dài và nên chấm dứt sau khi toàn bộ CN đã thực hiện chuyển đổi xong. Định kỳ, Trung tâm vốn có trách nhiệm xây dựng giá chuyển vốn cho từng kỳ hạn nhất định, theo sự biến động của lãi suất trên thị trường. Tại ngày thực hiện hiệu lực chuyển sang cơ chế Định giá chuyển vốn, toàn bộ các giao dịch thuộc đối tượng định giá còn số dư và các giao dịch phát sinh tại ngày hiệu lực sẽ được áp dụng chung mức giá theo thông báo trong ngày, căn cứ trên loại giao dịch, kỳ hạn danh nghĩa, đồng tiền giao dịch và không đổi cho đến kỳ hạn định giá lại tiếp theo của từng giao dịch. 3.2.3.2.3, Vận hành chương trình Định giá chuyển vốn FTP. Kể từ thời điểm chuyển đổi (ngày hiệu lực), các CN triển khai phải sử dụng chương trình Định giá chuyển vốn nội bộ FTP để khai thác, phân tích các báo cáo. Mỗi CN được cấp mã truy cập vào chương trình và phải chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng mã người dùng (User name) truy cập vào chương trình. Trong quá trình thực hiện, CN phải thường xuyên kiểm tra số liệu, kết quả tính toán của chương trình và kịp thời phản ánh về Trung tâm vốn khi có phát sinh trường hợp sai sót, chưa hợp lý trong thực hiện. Trung tâm công nghệ tạo môi trường vận hành an toàn, thông suốt. Đồng thời, cấp đủ User name truy cập chương trình cho các CN và các đơn vị tại HSC . 3.2.3.2.4, Chuyển đổi sang cơ chế Định giá chuyển vốn FTP. CN phải đóng các tài khoản không cần thiết tại các Tổ chức tín dụng khác trên địa bàn hoặc tính toán hạn chế tối thiểu số dư tài khoản tiền gởi thanh toán của CN tại địa bàn để giảm chi phí mua vốn duy trì số dư cho tài khoản này. Tất cả các tài khoản giao dịch nội bộ tại CN và HSC phải được đóng lại. Toàn bộ các giao dịch nhận vốn nội bộ, gửi vốn giữa CN và HSC tại phân hệ Treasury sẽ được tất toán với lãi suất giữ nguyên như đang thực hiện trên số ngày thực tế. Đồng thời thay thế bằng tài khoản mới là Tài khoản “Điều chuyển vốn nội bộ” (không tính lãi đối với số dư tài khoản Điều chuyển vốn nội bộ). Vào ngày hiệu lực, HSC thực hiện tất toán toàn bộ các giao dịch chuyển vốn nội bộ hiện đang theo dõi tại phân hệ Treasury, chuyển số dư về tài khoản Điều chuyển vốn nội bộ, CN có trách nhiệm đối chiếu, kiểm tra việc tất toán các giao dịch nội bộ, lãi phát sinh của các giao dịch và thực hiện hạch toán theo hướng dẫn của HSC. Bắt đầu từ ngày hiệu lực chuyển đổi, chương trình Định giá chuyển vốn nội bộ FTP chính thức vận hành. Chương trình FTP ghi nhận thu nhập và chi phí của CN qua hệ thống báo cáo mà không có sự dịch chuyển dòng tiền cũng như không phát sinh bút toán hạch toán. Định kỳ hàng tháng (ở BIDV là định kỳ ngày 26 hàng tháng), HSC gởi thông báo cho các CN về chênh lệch thu nhập của CN qua hệ thống FTP để CN thực hiện hạch toán vào thu nhập (hoặc chi phí) của CN. 3.2.3.2.5, Tổ chức thực hiện. Mọi giao dịch phát sinh kể từ thời điểm ứng dụng cơ chế đều ảnh hưởng đến thu nhập/chi phí của CN (làm phát sinh lãi/lỗ). Vì thế, những nhà quản trị NH phải chuẩn bị chu đáo công tác đào tạo trình độ nghiệp vụ của nhân viên, hạn chế thấp nhất thiệt hại gây ra cho CN. Trong thời gian đầu triển khai cơ chế mới, các CN phải báo cáo lên HSC mọi vướng mắc phát sinh để phối hợp giải quyết, định kỳ báo cáo Tổng kết đánh giá kết quả triển khai ứng dụng cơ chế mới. Thông thường, Bộ phận kinh doanh hoặc Bộ phận kế hoạch và nguồn vốn của CN sẽ đảm nhiệm vai trò thực hiện mua bán vốn với Trung tâm và tổng kết các báo cáo kết quả kinh doanh. 3.3. Kiến nghị nhằm hoàn thiện Cơ chế Quản lý vốn tập trung. Trong năm 2008, rất nhiều tổ chức tín dụng là các NHTM cổ phần và các NH nước ngoài đã lôi kéo các Tổ chức tài chính, các Công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư …hiện đang là khách hàng của CN. Các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất huy động vốn trên thị trường khá cao so với lãi suất mà CN đang áp dụng theo Cơ chế FTP ( thường chênh lệch 2% trở lên đối với từng kỳ hạn) nên đã thu hút được một phần nguồn vốn đáng kể của CN. Để Cơ chế QLVTT hoàn thiện hơn và phù hợp với tình hình thực tiễn của BIDV – CN NKKN. CN có những kiến nghị cụ thể như sau: Kiến nghị với các Chi nhánh/đơn vị trực thuộc. - Đào tạo nguồn nhân lực là cán bộ nguồn vốn. - Nhận và xử lý thông tin phản hồi từ thị trường , báo cáo đề xuất với Hội sở chính. Kiến nghị với Hội sở chính. - Xây dựng định hướng, cơ chế hoạt động và tổ chức thực hiện. - Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất. - Cho phép BIDV–CN NKKN áp dụng các sản phẩm huy động vốn kỳ hạn dưới 1 tháng. - Cho phép BIDV – CN NKKN áp dụng lãi suất huy động cạnh tranh. 3.31, Kiến nghị đối với Hội sở chính. - Cho phép BIDV – CN NKKN được áp dụng các sản phẩm huy động vốn kỳ hạn dưới 1 tháng. Do tính chất đặc thù của CN, kính đề nghị HSC cho phép CN được áp dụng các sản phẩm huy động vốn kỳ hạn dưới 1 tháng. Mặc dù kiến nghị này sẽ không trực tiếp góp phần cải thiện Cơ chế QLVTT trung nhưng xét về tình hình hoạt động thực tiễn của BIDV – CN NKKN thì đây là một yêu cầu hợp lý và hết sức cần thiết. Trên cơ sở chỉ tiêu huy động vốn tăng sẽ mang lại cho CN một thu nhập mới từ việc “bán” vốn cho Trung tâm vốn. Đối với Trung tâm vốn, sẽ có thêm nguồn vốn bổ sung vào nguồn vốn chính nhằm bù đắp cho những CN khác có nhu cầu “mua” vốn đồng thời Trung tâm sẽ có thêm khoản thu nhập tù việc “bán” nguồn vốn nhàn rỗi này. - Cho phép BIDV – CN NKKN được áp dụng lãi suất huy động cạnh tranh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.. Đề nghị HSC áp dụng cơ chế lãi suất huy động linh hoạt đối với chi nhánh, cho phép CN huy động vốn từ các tổ chức tài chính và các tổ chức kinh tế với những lãi suất cạnh tranh theo lãi suất thị trường tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh và vẫn được hưởng thu nhập từ hoạt động bán vốn cho HSC tối thiểu là 0,5% cho từng kỳ hạn. Xây dựng định hướng, cơ chế hoạt động và tổ chức thực hiện. Khi áp dụng Cơ chế QLVTT thì trách nhiệm quản trị, kiểm soát vốn và rủi ro của HSC là rất lớn. Mặt khác, cơ chế mới này phụ thuộc khá nhiều vào phần mềm công nghệ hiện đại. Một sai phạm nhỏ hay một chủ ý không tốt cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn hệ thống NH. Để đảm bảo thực hiện thống nhất Cơ chế QLVTT, đồng thời quản lý, kiểm soát được hoạt động vận hành cơ chế trong toàn hệ thống NH, HSC phải thường xuyên kiểm tra, rà soát quy trình vận hành các phần mềm liên quan, có trách nhiệm nghiên cứu ban hành Quy chế QLVTT và quy trình thực hiện cho toàn hệ thống. - Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất. Nguyên tắc của Cơ chế QLVTT là các CN sẽ phải thực hiện “ mua – bán” vốn với Trung tâm vốn. Theo đó, mọi rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất sẽ được tập trung về HSC. Vì thế, hàng năm ngoài việc lập kế hoạch kinh doanh, giao các chỉ tiêu thực hiện cho các CN, HSC phải lập kế hoạch và chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Theo mô hình tổ chức hiện đại, Bộ phận nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ sẽ đảm nhiệm vai trò này. Điều này là một áp lực không nhỏ cho HSC khi mọi quản lý vĩ mô đều tập trung về đây. Tuy nhiên, việc chuyên môn hóa trong quản lý và thực hiện sẽ nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro cho NH. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên toàn hệ thống là một việc làm mang tính chiến lược với những thay đổi trong công tác quản lý Vốn như hiện nay. 3.3.2, Kiến nghị đối với các chi nhánh/đơn vị trực thuộc. - Đào tạo nguồn nhân lực là cán bộ nguồn vốn. Trong Cơ chế QLVTT, các CN thực hiện kinh doanh vốn với Trung tâm vốn và với khách hàng. Vì thế, cán bộ nguồn vốn phải thực sự chuyên nghiệp và có trình độ, có kiến thức chuyên môn trong việc cân đối nguồn vốn, ấn định lãi suất cho các giao dịch vay gửi, áp dụng lãi phạt hợp lý trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn (bù đắp cho thiệt hại do bị điều chỉnh giảm thu nhập từ Trung tâm vốn) nhằm đảm bảo thu hút được khách hàng và đảm bảo thu nhập cho CN ( thu nhập từ chênh lệch mua – bán vốn với Trung tâm và thu nhập từ cung cấp dịch vụ cho khách hàng). - Nhận và xử lý thông tin phản hồi từ thị trường , báo cáo đề xuất với Hội sở chính. Cuối cùng, để phát huy triệt để lợi ích từ cơ chế mới này, việc xem xét những tác động của cơ chế đối với hoạt động của NH là hết sức cần thiết nhằm đề ra những biện pháp tháo gỡ vướng mắc trong quá trình vận dụng hoặc đề xuất các biện pháp cải tiến. Việc nhận và xử lý các thông tin phản hồi từ thị trường được thực hiện thông qua Đánh giá tác động của cơ chế FTP định kỳ tại các CN. Thời điểm lấy số liệu so sánh là tùy thuộc vào từng nhà quản trị trong mỗi CN. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thực tế, nên lấy số liệu của những tháng trước gần kề, vì số liệu sẽ ít bị méo mó bởi những biến động, tác động của thị trường. Nội dung đánh giá có thể theo mô hình như sau: So sánh các chỉ số trước và sau khi áp dụng Cơ chế Quản lý vốn tập trung. Phân tích tác động của cơ chế Quản lý vốn tập trung. Báo cáo, Đề xuất các kiến nghị cải tiến. Tóm lại, việc ứng dụng Cơ chế Quản lý vốn tập trung FTP không chỉ đòi hỏi tiềm lực về vốn mà còn về trình độ ứng dụng. Những nhà quản trị ngân hàng trước khi quyết định triển khai cơ chế phải chuẩn bị thật chu đáo công tác đào tạo về nhận thức và trình độ ứng dụng cho nhân viên để phát huy tối đa hiệu quả của cơ chế. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. Trên cơ sở định hướng phát triển của BIDV – Việt Nam cùng với quá trình phân tích tình hình thực hiện Cơ chế QLVTT tại BIDV – CN NKKN, nội dung Chương 2 đã nêu rõ những vấn đề cơ bản trong quá trình triển khai cơ chế để nội dung Chương 3 này đi sâu vào hai vấn đề trọng tâm như sau: Đề ra những giải pháp thích hợp nhằm khắc phục những tồn tại của cơ chế trong phạm vi Chi nhánh và của toàn hệ thống. Đưa ra những kiến nghị với Hội sở chính và những Chi nhánh/đơn vị trực thuộc, nhằm dần hoàn thiện cơ chế Quản lý mới. Có thể nói, Cơ chế Quản lý vốn tập trung sẽ được phát huy tối đa hiệu quả ứng dụng nếu như các đề xuất giải pháp nêu trên được xem xét, thực hiện đồng thời tại BIDV – Việt Nam nói chung và BIDV – CN NKKN nói riêng. CHƯƠNG 4 KHẢO SÁT VỀ TÍNH ỨNG DỤNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI CÁC NHTM. 4.1. Tổng quan về Cơ chế QLVTT trên thị trường tài chính – ngân hàng. 4.1.1, Xu hướng Tài chính – Ngân hàng trong nước. Trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, bên cạnh việc cổ phần hóa các NHTM Nhà nước như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long và trong năm 2009 này là Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam thì một số NHTM cổ phần khác cũng đang có kế hoạch chuyển đổi thành Tập đoàn tài chính. Cụ thể, tại một số NHTM Việt Nam, đã có dấu hiệu và đặc điểm cơ bản của Tập đoàn Tài chính – Ngân hàng. Đặc điểm này thể hiện ở quy mô nguồn vốn, phạm vi hoạt động, khả năng chi phối thị trường, xu hướng mở rộng các hoạt động chức năng (ngoài hoạt động truyền thống) như bảo hiểm, chứng khoán, môi giới kinh doanh. Xuất phát từ thực tế của các NHTM ở Việt Nam, việc hình thành mô hình tập đoàn Tài chính – Ngân hàng cần được xác định dựa trên những nguyên tắc sau đây: Kế thừa và phát huy những ưu điểm của mô hình tổ chức hiện hành; Không dập khuôn máy móc mô hình của ngân hàng nước ngoài; Không gây xáo trộn lớn đến hoạt động kinh doanh; Tập trung chức năng quản lý cần thiết, chủ yếu tại ngân hàng gốc của tập đoàn; Bộ máy gọn nhẹ, không trùng lắp hay chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; Phù hợp với luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế. 4.1.2, Xu hướng phát triển của BIDV – Việt Nam. Như đã đề cập ở Chương 2. BIDV-Việt Nam đang hoàn thành Đề án chuyển đổi “BIDV-Việt Nam giai đoạn 2007-2010”. Mục tiêu chuyển đổi mô hình tổ chức ngoài việc đảm bảo đáp ứng mô thức và yêu cầu quản trị hiện đại của NHTM theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, còn là bước chuẩn bị để BIDV- Việt Nam chuyển đổi thành Tập đoàn tài chính – ngân hàng, qua đó giúp gia tăng giá trị của BIDV-Việt Nam khi tiến hành cổ phần hóa. Xây dựng BIDV-Việt Nam trở thành một NH hợp nhất theo hướng NH đa năng, tập trung hóa hoạt động và quyền lực tại HSC, kiểm soát các sản phẩm, kế hoạch tài chính cho khách hàng thông qua các kênh phân phối (các CN). Việc chuyển đổi cơ chế được thực hiện từng bước, theo lộ trình phù hợp. Trong đó, việc áp dụng Cơ chế quản lý vốn được điều hành thông qua Trung tâm vốn tại HSC là một trong các bước chuyển đổi của BIDV nhằm xây dựng BIDV trở thành một NH hợp nhất theo hướng NH đa năng, tập trung hóa hoạt động và quyền lực tại HSC. Đối với thị trường Tài chính – Ngân hàng Việt Nam, việc tiến đến xây dựng các Tập đoàn tài chính với quy mô lớn đa dạng và hợp lý vẫn còn là một bước tiến mới với nhiều khó khăn và thách thức. Tuy vậy, thị trường Tài chính – Ngân hàng thế giới với một bề dày lịch sử phát triển bền vững và nhiều kinh nghiệm thì việc hình thành các Tập đoàn tài chính được xem là bước phát triển vượt bậc của hệ thống tài chính NH. Đối với các tập đoàn kinh tế lớn như: Mô hình của Tập đoàn Ngân hàng Trung Quốc (Hồng Kông), Tập đoàn Oversea Chinese Banking Corporation (OCBC), Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC)… thì Cơ chế QLVTT hiện nay của BIDV - Việt Nam chỉ là bước tiến nhỏ còn nhiều hạn chế. Hình thức quản lý vốn của những Tập đoàn Tài chính lớn này về cơ bản xuất phát từ Cơ chế QLVTT tuy nhiên, khả năng ứng dụng và phát triển của Cơ chế có thể nói là đã lên tới đỉnh cao công nghệ. Mỗi giao dịch viên ở CN có khả năng quyết định các mức lãi suất tương ứng với từng khách hàng thân thiết, những khách hàng có tiềm năng thông qua phần mềm lưu trữ, các chương trình quản lý thống nhất từ HSC đến CN. Hệ thống quản lý với công nghệ hiện đại này có khả năng đưa ra mức lãi suất phù hợp cho từng khách hàng đồng thời có mức giá điều chuyển vốn phù hợp giữa CN với HSC ứng với từng khách hàng, từng khu vực hoạt động của mỗi CN mà vẫn đảm bảo tuân thủ theo các qui định . 4.2. Kết quả khảo sát về tính ứng dụng của Cơ chế QLVTT tại các NHTM trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Với mục tiêu hoàn thành Bài nghiên cứu một cách hợp lý, thuyết phục và mang tính thực tiễn cao, em đã tiến hành khảo sát, thu thập ý kiến một số các NHTM đang hoạt động trên địa bàn TP. HCM. Trên kết quả thu thập được sẽ giúp em hiểu thêm về những ưu điểm và những hạn chế của Cơ chế QLVTT. Đồng thời, với đánh giá về tính ứng dụng của Cơ chế QLVTT sẽ là tiền đề để trả lời cho câu hỏi: “Xu hướng phát triển chung của hệ thống Tài chính - Ngân hàng Việt Nam trong tương lai!” Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn, do khả năng chuyên môn, cọ sát với thực tế của bản thân em còn khá nhiều hạn chế, thêm vào đó do nhiều yếu tố khách quan khác như những khó khăn về phía ngân hàng và cụ thể: không hợp tác, không giành thời gian cho việc khảo sát, không muốn sinh viên đi sâu tìm hiểu vào quá trình quản lý nguồn vốn của ngân hàng …rất nhiều khó khăn em đã gặp phải. Những hạn chế này đã ảnh hưởng rất nhiều đến những nhận định được đề ra từ kết quả khảo sát. 4.2.1, Mô tả quá trình thu thập thông tin thực tế. Địa bàn tiến hành thu thập thông tin: TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng tiến hành thu thập: Ngân hàng thương mại. Tổng số đơn vị khảo sát thực tế : 30 đơn vị. Tổng số phiếu phát ra: 30 đơn vị. Ghi chú: Số lượng phòng giao dịch, CN và sở giao dịch của các hệ thống NH khác nhau hoạt động trên địa bàn TP.HCM là khá lớn. Tuy vậy, do Bài báo cáo đề cập đến việc quản lý nguồn vốn nên việc khảo sát chỉ có thể thực hiện ở những CN lớn hay sở giao dịch. Đó là lý do mà mẫu khảo sát chỉ khiêm tốn ở con số 30 NH. Tổng số phiếu thu về: 20 đạt tỷ lệ 67% Thời gian khảo sát: từ ngày 02/04/2009 đến ngày 24/04/2009 Phương thức khảo sát: Phương thức khảo sát Ngân hàng Tỷ trọng Phỏng vấn trực tiếp 12 60% Gởi fax phỏng vấn 8 40% 4.2.2, Phân tích phương án trả lời của các NHTM. 4.2.2.1, Phân tích chung. STT Chỉ tiêu Số lượng Tỉ lệ % 1 Tổng số ngân hàng được khảo sát 20 100% Ngân hàng có biết đến về Cơ chế quản lý vốn tập trung không? 2 Số ngân hàng trả lời “có” 18 90% 3 Số ngân hàng trả lời “không” 2 10% 4 Độ lệch chuẩn 0,30779 Ngân hàng đã áp dụng Cơ chế quản lý vốn tập trung? 5 Số ngân hàng trả lời “có” 6 33% 6 Số ngân hàng trả lời “không” 12 67% 7 Độ lệch chuẩn 0,4851 Biểu đồ 4.1 Khả năng phổ biến và áp dụng của Cơ chế quản lý vốn tập trung. Nguồn: Khảo sát của tác giả 04 /2009. Nhận xét: Trong tổng số 20 NH được khảo sát có 18 NH trả lời “có” biết đến Cơ chế QLVTT chiếm 90%; 10% còn lại là 2 NH trả lời “không” biết đến Cơ chế này. Chi tiết hơn, trong 18 NH biết đến Cơ chế QLVTT có 6 NH đã triển khai áp dụng chiếm 33%; có 12 NH biết đến nhưng chưa áp dụng chiếm 67%. Kết quả thu thập và phân tích dưới đây sẽ cung cấp ý kiến đánh giá của những NHTM đã áp dụng Cơ chế QLVTT, đồng thời giải thích con số 67% NH nhưng chưa tiến hành áp dụng. 4.2.2.2, Phân tích đánh giá của những NH áp dụng Cơ chế QLVTT Nguồn:Khảo sát của tác giả 04/2009 Ä Xác định thời điểm các NHTM tiến hành chuyển đổi Cơ chế quản lý mới. STT Chỉ tiêu Số lượng Tỉ lệ % NH bắt đầu áp dụng Cơ chế QLVTT từ năm Số NH được khảo sát 6 100% 1 2006 0 0% 2 2007 5 83,33% 3 2008 1 16,67% 4 2009 0 0% Độ lệch chuẩn 0,4082 Biểu đồ 4.2 Nhận xét:Những con số nhỏ hơn 1 của độ lệch chuẩn đã khẳng định về tính chính xác và mức độ tập trung của đánh giá trên là rất tốt. So với năm 2006, chưa có NH nào áp dụng thì đến năm 2007 đã có đến 5 NH mạnh dạng đổi mới chiếm tỷ lệ 83,33%. Nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến việc chuyển đổi này chính là thành công trong việc Việt Nam gia nhập WTO, trước thềm hội nhập cùng nền kinh tế thế giới đã buộc các NH phải học hỏi, dần đổi mới nhằm đứng vững và phát triển trên thị trường trong nước và thế giới. Sang năm 2008, số lượng NH tiến hành chuyển đổi đạt 16,17% và cụ thể là chỉ có 1 NH. Tuy vậy, trong năm 2009 này, nhiều hệ thống NHTM Việt Nam đang dần hoàn thiện những điều kiện cuối về công nghệ, về đào tạo nhân lực để tiến hành triển khai cơ chế quản lý mới, tiến tới hình thành các Tập đoàn Tài chính – Ngân hàng lớn. Ä Mục tiêu của việc thực hiện chuyển đổi. Chỉ tiêu Số lượng Tỉ lệ % Tổng số ngân hàng được khảo sát 6 100% Những lĩnh vực hoạt động của NH tại thời điểm áp dụng Cơ chế QLVTT là 1 Ngân hàng - Bảo hiểm 0 0% 2 Ngân hàng - Bảo hiểm - Chứng khoán 0 0% 3 Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư tài chính 0 0% 4 Ngân hàng-Bảo hiểm - Chứng khoán - Môi giới kinh doanh 6 100% Độ lệch chuẩn 0 Mục tiêu để NH thực hiện chuyển đổi sang Cơ chế QLVTT là 1 Giảm rủi thiểu rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản trong mỗi chi nhánh 0 0% 2 Bù đắp sự dư thừa hay thiếu hụt của mỗi chi nhánh trong cùng hệ thống ngân hàng 0 0% 3 Tiền đề để xây dựng tập đoàn Tài chính – Ngân hàng 4 66,67% 4 Dễ quản lý, đánh giá kết quả hoạt động mỗi chi nhánh 2 33,33% Độ lệch chuẩn 0,5164 Biểu đồ 4.3 Mục tiêu áp dụng Cơ chế quản lý vốn tập trung. Nguồn:Khảo sát của tác giả 04/2009 Bù đắp vốn giữa các chi nhánh Tiền đề xây dựng tập đoàn tài chính – ngân hàng Giảm rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất Dễ quản lý hoạt động của mỗi chi nhánh Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy, 100% các NHTM áp dụng Cơ chế QLVTT đều hoạt động trên các lĩnh vực mới (ngoài hoạt động truyền thống của NH) như bảo hiểm, chứng khoán, môi giới kinh doanh. Trong đó có tới 66,67% các NHTM cho rằng việc áp dụng Cơ chế mới chính là tiền đề để tiến đến xây dựng các Tập đoàn Tài chính – Ngân hàng quy mô lớn. Có 33,33% cho rằng áp dụng Cơ chế QLVTT sẽ dễ dàng quản lý, đánh giá kết quả hoạt động của các CN khi NH mở rộng các lĩnh vực hoạt động. Như vậy, hầu hết các NH muốn đa dạng hóa phạm vi, mở rộng chức năng hoạt động đồng thời tăng cường sự quản lý chặc chẽ từ HSC đến các CN làm nền tảng để tiến tới xây dựng Tập đoàn tài chính lớn mạnh trong tương lai đều lựa chọn Cơ chế QLVTT Ä Đánh giá kết quả từ việc áp dụng Mô hình quản lý vốn tập trung. STT Tiêu chí Kết quả trung bình Mẫu khảo sát Độ lệch chuẩn 1 Khả năng kiểm soát rủi ro thanh khoản 5 6 0 2 Khả năng kiểm soát rủi ro lãi suất 5 6 0 3 Lợi nhuận “mua/bán”vốn với Hội sở 4,17 6 0,4082 4 Số lượng khách hàng (tăng/giảm) 4 6 0 5 Sự tiện lợi trong việc quản lý nguồn vốn 4,83 6 0,4082 6 Tính nhanh chóng và chính xác của các báo cáo được lập từ hệ thống QLVTT 4,83 6 0,4082 7 Chi phí triển khai vốn (thấp/cao) 4,17 6 0,4082 Biểu đồ 4.4 Đánh giá của ngân hàng về Mô hình cơ chế quản lý vốn tập trung. Nguồn:Khảo sát của tác giả 04/2009 Nhận xét: Như vậy khả năng kiểm soát rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản của Cơ chế QLVTT được các NH đánh giá là rất tốt. Đây được xem là ưu điểm lớn nhất mà Cơ chế QLVTT mang lại với bối cảnh biến động của thị trường tài chính như hiện nay. Việc “mua/bán” vốn được thực hiện qua công nghệ hiện đại nên tính nhanh chóng, chính xác của các báo cáo cũng như sự tiện lợi trong việc quản lý nguồn vốn đều được đánh giá khá tốt. Lợi nhuận từ việc “mua/bán” vốn với Hội sở cũng góp phần lớn vào lợi nhuận chung của từng CN. CN trở thành kênh phân phối hữu hiệu hơn vì vậy lượng khách hàng đến với CN được đánh giá là tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, theo các NHTM chi phí trong việc triển khai Cơ chế là khá cao, đòi hỏi NH phải thật vững về mặt tài chính và đào tạo nhân lực. Đây là một trong những hạn chế lớn trong việc triển khai áp dụng Cơ chế QLVTT tại các NHTM ở Việt Nam. 4.2.2.3, Phân tích đánh giá của những NH có biết nhưng chưa áp dụng Cơ chế QLVTT. Trong số 18 NH biết đến Cơ chế QLVTT, có 12 NH chưa áp dụng. Qua khảo sát, phần lớn các NH vẫn đang áp dụng Cơ chế quản lý bán tập trung với những lý do sau: STT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ % Tổng số ngân hàng được khảo sát 12 100% 1 Tạo tính linh động và cạnh tranh trong mỗi chi nhánh 8 66,67% 2 Phù hợp với qui mô của ngân hàng 4 33,33% 3 Chi phí cho việc quản lý vốn trong toàn hệ thống thấp 0 0% 4 Dễ quản lý hoạt động trong từng chi nhánh 0 0% Độ lệch chuẩn 0,4924 Nhận xét: Với 66,67% là tạo tính linh động và cạnh tranh trong mỗi chi nhánh. Đây là lý do được hầu hết các NH đánh giá cao. 33,33% ngân hàng cho rằng Cơ chế quản lý bán tập trung phù hợp với quy mô hiện tại của NH. Vì vậy, Cơ chế quản lý bán tập trung được đánh giá cao trong trường hợp này. Đây phần lớn những NHTM mới được thành lập hay là những NH di lên từ hệ thống NH nông thôn… xét về quy mô, lĩnh vực hoạt động cũng như khả năng tài chính còn ở qui mô nhỏ. Ví dụ điển hình như sau: Câu hỏi: Số lượng chi nhánh trong hệ thống ngân hàng hiện nay là: STT Tiêu chí Kết quả trung bình Mẫu khảo sát Độ lệch chuẩn 1 NH đang áp dụng Cơ chế QLVTT 3,5 18 0,5477 2 NH chưa áp dụng Cơ chế QLVTT 1,83 18 0,8528 1. Trên 30 chi nhánh 2. Trên 70 chi nhánh 3. Trên 100 chi nhánh 4. Trên 130 chi nhánh Biểu đồ 4.4 So sánh số lượng chi nhánh của các NHTM. Nguồn:Khảo sát của tác giả 04/2009 Nhận xét: Sự chênh lệch về số lượng CN là một trong những yếu tố thể hiện sự chênh lệch giữa những NH áp dụng Cơ chế QLVTT và những NH chưa áp dụng. Hầu hết những NH áp dụng Cơ chế QLVTT đều có trên 100 CN, hoạt động đa lĩnh vực và có một bề dày hoạt động truyền thống. Tuy nhiên, với đà phát triển như hiện nay, những hệ thống NH nhỏ với quy mô chưa tới 70 CN rồi cũng sẽ phát triển và việc xây dựng Cơ chế QLVTT hiện đại hơn là nhu cầu tất yếu. Điều này thể hiện rõ trong việc các NH có qui mô nhỏ vẫn quan tâm tìm hiểu về Mô hình QLVTT qua các nguồn sau: STT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ % Tổng số ngân hàng được khảo sát 12 100% 1 Hội thảo về Tài chính – Ngân hàng 4 33,33% 2 Các ngân hàng trong nước đang áp dụng 4 33,33% 3 Các ngân hàng nước ngoài đang áp dụng 4 33,33% 4 Tự tìm hiểu thêm từ các nguồn khác 0 0% Độ lệch chuẩn 0,4924 Biểu đồ 4.5 Cơ chế QLVTT được biết từ các nguồn thông tin sau. Các NH trong nước đang áp dụng Các NH nước ngoài đang áp dụng Các cuộc hội thảo Tài chính – Ngân hàng Nguồn:Khảo sát của tác giả 04/2009 Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy, Cơ chế QLVTT được tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau và điều quan trọng là hầu hết các NHTM Việt Nam đang xác định một xu hướng phát triển mới, trong đó, Cơ chế QLVTT luôn được đánh giá cao: STT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ % Đánh giá của ngân hàng về Cơ chế QLVTT Tổng số ngân hàng được khảo sát 12 100% 1 Khoa học 8 66,67% 2 Chỉ là một hình thức khác để quản lý vốn 4 33,33% 3 Phức tạp và tốn kém 0 0% 4 Một ý kiến khác 0 0% Kết quả trung bình 1,33 Độ lệch chuẩn 0,4924 Biểu đồ 4.6 Đánh giá của các NHTM về Cơ chế QLVTT. Là một hình thức khác để quản lý vốn Khoa học Nguồn:Khảo sát của tác giả 04/2009 Nhận xét: Trong số 12 NH chưa áp dụng Cơ chế QLVTT 33,33% ý kiến cho rằng đây chỉ là một hình thức khác để quản lý vốn do mục tiên của những NH này là trở thành những NH bán lẻ hàng đầu, chưa có xu hướng phát triển thành một Tập đoàn Tài chính – ngân hàng. Bên cạnh đó, có tới 66,67% ý kiến còn lại đánh giá đây là một hình thức quản lý mới rất khoa học và hiện đại. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4. Đây là chương kết thúc nhưng cũng là chương mà bản thân em phải thực sự nỗ lực rất nhiều. Những kết quả từ thực tiễn cho thấy, Cơ chế QLVTT không thực sự mới mẽ như tên gọi của nó. Những NH đã áp dụng và kể cả những NH đang tìm hiểu đều có những đánh giá rất tốt và khả quang về Cơ chế quản lý này. Mỗi một ngân hàng áp dụng, mỗi một giai đoạn phát triển của nền kinh tế sẽ là cơ sở giúp cho Cơ chế phát triển hoàn thiện hơn. Như vậy, xây dựng Tập đoàn Tài chính – ngân hàng với quy mô lớn, phù hợp với tình hình thực tế trong nước và thông lệ quốc tế chính là “Xu hướng phát triển chung của hệ thống Tài chính - Ngân hàng Việt Nam trong tương lai!” Keát Luaän ---—²–--- Nếu như hệ thống NH được ví như “huyết mạch” của nền kinh tế thì cơ chế kiểm soát, quản lý vốn được ví như “thần kinh trung ương” của một NH. Trên cơ sở đó, Bài nghiên cứu “Kiểm soát vốn theo Cơ chế QLVTT” được tiến hành nghiên cứu với những nội dung chủ yếu về quản lý vốn như: các hoạt động quản trị tài sản Có, tài sản Nợ và quản trị rủi ro. Tuy nhiên, điểm nổi bậc nhất của Bài nghiên cứu chính là việc tổng hợp những hoạt động kiểm soát vốn trên vào một Cơ chế quản lý mới - Cơ chế QLVTT. Trong đó, bao gồm việc so sánh nội dung cơ bản, nguyên tắc vận hành giữa cơ chế quản lý vốn cũ và cơ chế quản lý vốn mới, những nghiên cứu về điều kiện để triển khai như điều kiện về vật chất, về nhận thức và đỉnh cao là nội dung về Định giá điều chuyển vốn. Trên cơ sở những định hướng phát triển và đánh giá tình hình thực hiện Cơ chế QLVTT tại BIDV – CN NKKN, đề tài nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp khả thi thích hợp cho mục tiêu phát triển của BIDV – Việt Nam. Đặc biệt, việc đề ra giải pháp “Xây dựng cơ chế lãi suất “mua/bán” vốn linh động ứng với đặc thù của từng chi nhánh trong hệ thống” là một bước phát triển cao của Cơ chế QLVTT, phát huy tối đa ưu điểm của cơ chế này, đồng thời là đóng góp lớn nhất của đề tài nghiên cứu này đối với sự phát triển trong công tác quản lý vốn của BIDV – Việt Nam. Việc ứng dụng Cơ chế QLVTT là xu thế tất yếu để hình thành tập đoàn Tài chính – Ngân hàng trong tương lai của các NHTM Việt Nam. Vì vậy, mỗi một NH áp dụng, mỗi một giai đoạn phát triển của nền kinh tế sẽ là cơ sở giúp cho Cơ chế QLVTT phát triển hoàn thiện hơn. Ngoài ra, nếu được nghiên cứu một cách chi tiết và nâng cao ở tầm vĩ mô, Cơ chế QLVTT còn có thể được nghiên cứu ứng dụng trong việc quản lý tài chính của các công ty lớn, các tập đoàn hoặc các Tổng công ty nhà nước một cách khoa học và hợp lý.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5. Noi dung.doc
  • doc1.LOI CAM ON.doc
  • doc2. Muc luc.doc
  • doc3. Danh muc bang bieu.doc
  • doc4. Giai thich tu ngu.doc
  • doc6.Tai lieu tham khao.doc
  • doc7. Phu luc 1.doc
  • doc8. Phu luc.doc
Luận văn liên quan