Đề tài Kiểm toán rác thải khu vực ký túc xá lưu học sinh trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội và đề xuất một số biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt

Khối lượng rác thải sinh hoạt của KTX lưu học sinh là tương đối lớn, trung bình 11976 kg/ năm. Chất thải phát sinh của KTX gồm có 3 nhóm chất thải là chủ yếu: + Nhóm tái chế: chiếm 12,3 % tổng rác thải + Nhóm compose: chiếm 87,2 % tổng rác thải + Nhóm chất thải nguy hại: 0,5 % tổng rác thải Sinh viên ở KTX lưu học sinh được nấu ăn nên lượng rác thải nhóm phân compose chiếm tỉ lệ rất lớn, tới 87,2 % tổng lượng rác phát sinh. Sinh viên có ý thức vứt rác đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên chưa biết cách phân loại rác thải. KTX có nhân viên phụ trách vệ sinh môi trường làm việc có trách nhiệm, đúng giờ.

doc32 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3808 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm toán rác thải khu vực ký túc xá lưu học sinh trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội và đề xuất một số biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI “Kiểm toán rác thải khu vực ký túc xá lưu học sinh trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội và đề xuất một số biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt” Giảng viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : PHẦN I MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Ô nhiễm rác thải sinh hoạt đang tác động tiêu cực, đe doạ chất lượng sống ở các đô thị Việt Nam. Quá trình đô thị hoá nhanh chóng ở Việt Nam gây sức ép về suy giảm môi trường sống do không kiểm soát được lượng chất thải phát sinh, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt. Trong khi đó, việc xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay tại các đô thị vẫn chủ yếu theo công nghệ chôn lấp lạc hậu Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội là một trong những trường Đại học có khuôn viên rộng tại Hà Nội. Rác thải cũng đang là vấn đề nan giải, nó đã gây ra không ít những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của người dân cũng như chất lượng môi trường sống. Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội có diện tích cũng như số lượng sinh viên khá lớn. Nhà trường đã xây dựng 10 khu kí túc xá phục vụ nhu cầu ăn ở sinh hoạt cho khoảng 3000- 4000 sinh viên. Mỗi ngày một lượng khá lớn rác thải sinh hoạt được thải ra từ các khu KTX này, nó chưa được phân loại và được tập trung tại các bãi rác trong trường gây mùi khó chịu, gây mất mỹ quan cũng như tốn một diện tích đất của trường. Các bãi rác này tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho cán bộ, sinh viên trong trường và người dân khu vực xung quanh. Vì vậy cần có các giải pháp nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực ký túc xá. Xuất phát từ những nguyên nhân trên chúng tôi đã chọn đề tài “Kiểm toán rác thải khu vực ký túc xá lưu học sinh trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội và đề xuất một số biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt”. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu. 1.2.1. Mục tiêu Xác định tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu ký túc xá lưu học sinh. Xác định thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu ký túc xá lưu học sinh. Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu ký túc xá A1. 1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu Điều tra, phỏng vấn các phòng ở và quản lý ký túc xá để nắm được tình hình thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của ký túc xá. Tiến hành thu gom và phân loại rác từ các phòng ở và phòng chức năng của ký túc xá. Đề xuất một số biện pháp quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu ký túc xá. PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Chất thải sinh hoạt 2.1.1. Khái niệm. Chất thải rắn là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt và sản xuất của con người và cả động vật, trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất, chất lượng và số lượng rác thải tại từng quốc gia và từng khu vực trong mỗi quốc gia là rất khác nhau tùythuộc vào trình độ phát triển kinh tế và khoa học kỷ thuật. Bất kỳ một hoạt động sống nào của con người, tại nhà, trường học hay nơi công sở đều sinh ra một lượng rác thải đáng kể.Trong đó có cả hai loại vô cơ lẫn hữu cơ. Vì vậy có thể định nghĩa rác thải sinh hoạt là những thành phần tàn tích hữu cơ và vô cơ phục vụ đời sống con người, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống. 2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: + Từ các khu dân cư + Từ các trung tâm thương mại + Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng + Từ các dịch vụ đô thị, sân bay + Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố + Từ các khu công nghiệp Bảng 1: Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt Nguồn thải Thành phần chât thải Khu dân cư và thương mại Chất thải thực phẩm Giâý Carton Nhựa Vải Cao su Rác vườn Gỗ Các loại khác: tã lót, khăn vệ sinh,… Nhôm, kim loại chưa sắt. Chất thải đặc biệt Chất thải thể tích lớn Đồ điện gia dụng Hàng hóa Rác vườn thu gom riêng Pin Dầu Lốp xe Chất thải nguy hại Chất thải từ viện nghiên cứu, công sở Giống như trình bày trong mục chất thải khu dân cư và khu thương mại Chất thải từ dịch vụ Rửa đường và hẻm phố: bụi, rác, xác động vật, xe máy hỏng, cỏ, mẫu cây thừa, gốc cây, các ống kim loại và nhựa cũ. Chất thải thực phẩm, giấy báo, carton, giấy loại hỗn hợp, chai nước giải khát, can sữa và nước uống, nhựa hỗn hợp, vải, giẻ rách… 2.1.3. Thành phần cơ bản của CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm hai thành phần chính đó là thành phần hữu cơ và thành phần vô cơ. Tùy theo điều kiện cụ thể từng vùng như mức sống, thu nhập… mà mỗi nơi có thành phần chất thải rắn sinh hoạt khác nhau. Sau đây là bảng thống kê một số thành phần và tỉ trọng cơ bản trong chất thải rắn sinh hoạt qua một số công trình nghiên cứu đã công bố. Bảng 2: Thành phần chất thải sinh hoạt Thành phần chất thải % Khối lượng Rau, thực phẩm thừa, chất hữu cơ dễ phân hủy 64,7 Cây gỗ 6,6 Giấy, bao bì giấy 2,1 Plastic khó tái chế 9,1 Cao su, đế giày dép 6,3 Vải sợi, vật liệu sợi 4,2 Đất đá 1,6 Thành phần khác 5,4 Nguồn HOWADICO 06/2002 2.1.4. Phân loại rác thải sinh hoạt. Ngày nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong từng lĩnh vực thực tế đã góp phầngiảm thiểu chi phí cho các công đoạn thừa trong các quá trình xử lý. Việc phân chia rác thải rắn theo công nghệ quản lý xử lý là một bước tiến quan trọng, giúp hiệu quả của quy trình xử lý tăng lên, giảm thiểu lượng ô nhiễm. Dưới đây là bảng phân loại rác thải sinh hoạt. Bảng 3: Phân loại rác thải sinh hoạt Loại Nguồn gốc Ví dụ 1. Rác hữu cơ - Các vật liệu làm từ giấy - Có nguồn gốc từ sợi - Các chất thải ra từ đồ ăn thực phẩm - Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre và rơm… - Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo - Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su - Các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh… - Vải, len, bì tải, bì, nilon… - Các cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi ngô… - Các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh… - Vải, len, bì tải, bì nilon… - Các cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi ngô… - Đồ dùng bằng gỗ như bàn, ghế, thang, giường, đồ chơi, vỏ dừa… - Phim cuộn, túi chất dẻo, chai, lọ chất dẻo, các đầu vòi bằng chất dẻo, dây bện, bì nilon… - Bóng, giầy, ví, băng cao su… 2. Rác vô cơ - Các loại vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút - Các vật liệu không bị nam châm hút - Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ thuỷ tinh - Các loại vật liệu không cháy ngoài kim loại và thủy tinh - Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, nắp lọ… - Vỏ hộp nhôm, giấy bao gói, đồ đựng… - Chai lọ, đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn… - Vỏ trai, xương, gạch, đá, sỏi… 3. Rác hỗn hợp Tất cả các loại vật liệu khác không phân loại ở phần 1 và 2 đều thuộc loại này. Loại này có thể được phân chia thành 2 phần: kích thước lớn hơn 5 mm và nhỏ hơn 5 mm Đá cuội, cát, đất, tóc… 2.2. Thực trạng rác thải sinh hoạt trên Thế giới và Việt Nam. 2.2.1. Trên thế giới Nạn ô nhiễm môi trường có thể thấy ở mọi nơi trên thế giới, từ Mexico, Nga, Mỹ cho tới Trung Quốc, Ấn Độ… Tình trạng ô nhiễm ở một vài thành phố tại những quốc gia này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Trong đó ý thức con người giữ một vai trò khá quan trọng, Mumbai một trong những thành phố đông đúc nhất và bẩn thỉu nhất trên trái đất. Mỗi ngày, người dân ở nơi đây quẳng ra hàng tấn rác. Bắc Kinh có dân số 17,6 triệu người, thải ra khoảng 18.400 tấn rác mỗi ngày, khoảng 90% rác thải được đổ tại 13 bãi rác đặt rải rác quanh thành phố. Còn người dân Hoa Kỳ đã loại bỏ mỗi năm 16.000.000.000 tã, 1.600.000.000 bút, 2.000.000.000 lưỡi dao cạo, 220.000.000 lốp xe. Với một lượng rác thải như thế thì không lâu trái đất của chúng ta sẽ chìm trong biển rác, chính vì thế những công nghệ xử lý rác hiện đại nhất thế giới đã ra đời. Hiện tại Mỹ đã có những công nghệ tái chế và tái sử dụng khá hiện đại như: công nghệ tái chế tivi analog, công nghệ CDW, công nghệ tái chế vải bông…và còn rất nhiều công nghệ khá hiện đại của Anh, Trung Quốc và Nhật Bản. 2.2.2. Ở Việt Nam Rác thải ở Việt Nam đang là một hiện trạng đáng lo ngại. Cùng với sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số cộng với sự lãng phí tài nguyên trong thói quen sinh hoạt của con người, rác thải có số lượng ngày một tăng, thành phần ngày càng phức tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ độc hại với môi trường và sức khoẻ con người. Là một nước đang phát triển, tốc độ tăng các rác thải sinh hoạt ở cả thành thị và nông thôn, rác thải công nghiệp, y tế ở nước ta còn nhanh hơn các nước khác, từ năm 2003 đến 2008 tăng gấp 2 lần. Rác thải sinh hoạt chiếm khối lượng khoảng 60% tổng lượng rác thải. Mức phát thải trung bình ở đô thị VN là 21.500 tấn chất thải sinh hoạt/ngày (2008), dự báo đến 2020 là 59 nghìn tấn/ngày cao gấp 2 - 3 lần hiện nay. Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, tổng lượng rác thải sinh hoạt đô thị của thành phố vào khoảng 2.800 tấn/ ngày. Tình hình trong thời gian gần đây đã trở nên bức xúc, đặc biệt ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ví dụ tại Hà Nội, khối lượng rác thải sinh hoạt tăng trung bình 15%/năm, vởi tổng lượng ước tính 5.000 tấn/ngày đêm, và dự đoán chỉ sang năm (2012) có thể không còn chỗ để đổ rác. Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần 235 tỷ đồng để xử lý. Tổng lượng phát sinh rác thải sinh hoạt tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV và các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó rác thải phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng Đông Nam bộ có lượng rác thải phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh rác thải các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh rác thải sinh hoạt đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc Bộ có lượng phát sinh rác thải sinh hoạt đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh rác thải sinh hoạt đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) . Việt Nam có gần 400 trường đại học, cao đẳng và hầu hết các trường đều có kí túc xá cho sinh viên ở trọ. Số sinh viên ở trọ dao động từ 500 – 4000 sinh viên. Như vậy nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt từ các khu KTX sinh viên của các trường đại học, cao đẳng là rất lớn. 2.3. Thực trạng quản lý và tái chế chất thải rắn (CTR). 2.3.1. Trên thế giới: Ước tính hàng năm lượng chất thải được thu gom trên thế giới từ 2,5 đến 4 tỷ tấn (ngoại trừ các lĩnh vực xây dựng và tháo dỡ, khai thác mỏ và nông nghiệp). Năm 2004, tổng lượng chất thải đô thị được thu gom trên toàn thế giới ước tính là 1,2 tỷ tấn. Con số này thực tế chỉ gồm các nước OECD và các khu đô thị mới nổi và các nước đang phát triển. Bảng 4: Thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giới năm 2004 (triệu tấn) Quốc gia Khối lượng Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD 620 Cộng đồng các quốc gia độc lập (trừ các nước ở biển Ban tích) 65 Châu Á (trừ các nước thuộc OECD) 300 Trung Mỹ 30 Nam Mỹ 86 Bắc Phi & Trung Đông 50 Châu Phi cận Sahara 53 Tổng số: 1.204 Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) Hiện nay, chất thải được tái chế bằng nhiều cách vừa biến thành năng lượng lẫn thu hồi nguyên liệu và những thị trường thứ cấp đang xuất hiện ngày càng nhiều trên phạm vi toàn cầu. Trên thế giới, ước tính sơ bộ khối lượng nguyên liệu thứ cấp được trao đổi là 135 triệu tấn. Các nguyên liệu thứ cấp hiện là một trong những dòng nguyên liệu quan trọng nhất trên toàn thế giới. Bảng 5: Loại hình thu gom và xử lý chất thải đô thị theo thu nhập của một số nước trên thế giới Quốc gia Các nước thu nhập thấp (Ấn Độ, Ai Cập, các nước châu Phi) Các nước thu nhập trung bình (Achentina, Đài Loan (TQ), Singapo, Thái Lan Các nước có thu nhập cao (Hoa Kỳ, 15 nước EU, Hồng Kông) GDP (USD/người/năm) <5.000 5.000 - 15.000 > 20.000 Tiêu thụ giấy/bìa trung bình (kg/người/năm) 20 20 - 70 130 - 300 Chất thải đô thị (kg/người/năm) 150 - 250 250- 550 350 - 750 Tỷ lệ thu gom % < 70 70- 95 > 95 Các quy định về chất thải Không có Chiến lược môi trường quốc gia Các quy định hầu như không có Không có số liệu thống kê Chiến lược môi trường quốc gia Cơ quan môi trường quốc gia Luật môi trường Một vài số liệu thống kê Chiến lược môi trường quốc gia Cơ quan môi trường quốc gia Các quy định chặt chẽ và cụ thể Nhiều số liệu thống kê Thành phần chất thải đô thị (%) Chất thải thực phẩm/dễ phân hủy Giấy và bìa Nhựa Kim loại Thủy tinh 50 - 80 4 - 15 5 - 12 1- 5 1- 5 20 - 65 15 - 40 7 - 15 1 - 5 1 - 5 20 - 40 15 - 50 10 - 15 5 - 8 5 - 8 Độ ẩm (%) 50 - 80 40 - 60 20 - 30 Nhiệt trị (kcal/kg) 800 - 1.100 1.100 - 1.300 1.500 - 2.700 Phương pháp xử lý Điểm chứa chất thải bất hợp pháp >50% Tái chế không chính thức 5%- 15% Bãi chôn lấp >90% Bắt đầu thu gom có chọn lọc Tái chế có tổ chức 5% Thu gom có chọn lọc Thiêu đốt Tái chế >20% Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) Biến chất thải thành năng lượng: là nhiệm vụ của họat động triển khai sử dụng tài nguyên tái tạo, giảm các khí nhà kính và phát triển thị trường cácbon. Thiêu đốt chất thải có thu hồi năng lượng bao gồm xử lý chất thải để sản xuất năng lượng cung cấp cho các nhà máy và nhà ở. Năng lượng sản xuất ra nhiều hơn năng lượng được sử dụng để vận hành lò đốt. Hiện nay, có hơn 600 lò đốt chất thải thu hồi năng lượng ở 35 nước. Các thiết bị này xử lý 170 triệu tấn chất thải đô thị. Đó là nguồn năng lượng tương đương với 220 triệu thùng dầu hay 600.000 thùng/ngày. Các bãi chôn lấp hiện đại nhất cho phép sản xuất khí biogas thông qua việc lên men chất thải, có thể tái sử dụng dưới dạng điện năng. Ở Hoa Kỳ có 340 trong số 2975 bãi chôn lấp thu hồi khí biogas và xử lý chất thải có liên quan đến vấn đề giảm các khí nhà kính. Tiết kiệm tài nguyên: Tiết kiệm tài nguyên là một trong những lợi ích chủ yếu của họat động thu hồi và tái chế chất thải. Lợi ích nữa của tái chế là giảm các ảnh hưởng liên quan đến việc sử dụng và chuyển đổi các nguyên liệu thô. Bảng 6: Những nguyên liệu chính được thu hồi và xử lý để tái sử dụng, bao gồm: Nguyên liệu Đức Pháp Anh Italia Tây Ban Nha 15 nước EU còn lại Toàn châu Âu Hoa Kỳ Giấy & Thẻ 8.500 5.200 3.700 2.000 3.500 9.800 32.700 40.000 Nhựa 3.850 350 450 350 310 1.200 6.500 1.930 Thủy tinh 3.300 2.000 1.500 1.000 510 1.690 10.000 2.350 Kim loại không chứa sắt 1.204 1.750 75 278 121 797 3.975 1.750 Tổng số 16.854 9.300 5.725 3.628 4.441 13.487 53.175 46.030 Ắc qui 11.5 9.6 28 Sắt thải từ xe cộ 11.000 17.000 Theo hiệp hội quản lý chất thải rắn Bắc Mỹ SWANA Theo ước tính: + 30% giấy, 20% nhựa và 20% kim loại không chứa sắt được thu hồi ở 15 nước EU còn lại. + Giấy và bìa cứng được thu hồi từ chất thải đô thị và công nghiệp 2.3.2. Ở Việt Nam a. Tình hình quản lý. Quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động: phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh CTR; phân loại tại nguồn; thu gom, vận chuyển; tăng cường tái sử dụng, tái chế; xử lý và tiêu huỷ. Công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam hiện nay còn chưa tiếp cận được với phương thức quản lý tổng hợp trên quy mô lớn, chưa áp dụng đồng bộ các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế (3R) để giảm tỷ lệ chất thải phải chôn lấp. Hoạt động giảm thiểu phát sinh CTR, một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả nhất trong quản lý chất thải, còn chưa được chú trọng. Chưa có các hoạt động giảm thiểu CTR sinh hoạt. Ở quy mô công nghiệp, số cơ sở áp dụng sản xuất còn rất ít, khoảng 300/400.000 doanh nghiệp. Hoạt động phân loại tại nguồn chưa được áp dụng rộng rãi, chỉ mới được thí điểm trên qui mô nhỏ ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Tỷ lệ thu gom chất thải ở các vùng đô thị trung bình đạt khoảng 80-82%, thấp nhất là đô thị loại IV (65%), ở Hà Nội cao hơn (90%); ở các điểm dân cư nông thôn ~ 40-55%. Khoảng 60% khu vực ở nông thôn chưa có dịch vụ thu gom chất thải, chủ yêu dựa vào tư nhân hoặc cộng đồng địa phương. Tỷ lệ thu gom, vận chuyển CTR tuy đã tăng dần song vẫn còn ở mức thấp, chủ yếu phục vụ cho các khu vực đô thị, chưa vươn tới các khu vực nông thôn. Xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển CTR tuy đã được phát triển nhưng chưa rộng và chưa sâu, chủ yếu được hình thành ở các đô thị lớn. Năng lực trang thiết bị thu gom, vận chuyển còn thiếu và yếu, dẫn tới tình trạng tại một số đô thị đã thực hiện phân loại CTR tại nguồn nhưng khi thu gom, vận chuyển lại đem đổ chung làm giảm hiệu quả của việc phân loại. Tái sử dụng và tái chế chất thải mới chỉ được thực hiện một cách phi chính thức, ở qui mô tiểu thủ công nghiệp, phát triển một cách tự phát, không đồng bộ, thiếu định hướng và chủ yếu là do khu vực tư nhân kiểm soát. Công nghệ xử lý CTR chủ yếu vẫn là chôn lấp ở các bãi lộ thiên không đạt tiêu chuẩn môi trường với 82/98 bãi chôn lấp trên toàn quốc không hợp vệ sinh. Các lò đốt rác chủ yếu dành cho ngành y tế và chỉ đáp ứng được 50% tổng lượng chất thải y tế nguy hại. Việc phục hồi môi trường đối với các cơ sở xử lý CTR còn nhiều hạn chế. Tình trạng đổ chất thải không đúng nơi quy định còn xảy ra, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng. Đối phó với vấn đề ô nhiễm môi trường, cụ thể hơn là vấn đề chất thải rắn phát sinh từ các đô thị, nhà nước đã ban hành những chiến lược, chính sách mang tầm cỡ quốc gia về quản lý chất thải rắn, như luật bảo vệ môi trường, nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của chỉnh phủ về quản lý chất thải rắn, chương trình đầu tư quản lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 được ban hành theo quyết định số 798/QĐ-TTG ngày 25/05/2011 của thủ tướng chính phủ vấn đề xử lý chất thải rắn còn được đưa vào các nội dung phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, từng dự án cụ thể . b. Hoạt động tái chế Hoạt động tái chế đã có từ lâu ở Việt Nam. Các loại chất thải có thể tái chế như kim loại, đồ nhựa và giấy được các hộ gia đình bán cho những người thu mua đồng nát, sau đó chuyển về các làng nghề. Công nghệ tái chế chất thải tại các làng nghề hầu hết là cũ và lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở một số nơi. Một số làng nghề tái chế hiện nay đang gặp nhiều vấn đề môi trường bức xúc như Chỉ Đạo (Hưng Yên), Minh Khai (Hưng Yên), làng nghề sản xuất giấy Dương Ổ (Bắc Ninh)… Một số công nghệ đã đ¬ược nghiên cứu áp dụng như trong đó chủ yếu tái chế chất thải hữu cơ thành phân vi sinh (SERAPHIN, ASC, Tâm Sinh Nghĩa) hay viên nhiên liệu (Thủy lực máy-Hà Nam) song kết quả áp dụng trên thực tế chưa thật khả quan. Nhìn chung, hoạt động tái chế ở Việt Nam không được quản lý một cách có hệ thống, có định hướng mà chủ yếu do các cơ sở tư nhân thực hiện một cách tự phát. 2.4. Kiểm toán chất thải rắn. 2.4.1. Khái niệm “Kiểm toán chất thải được hiểu là quá trình kiểm tra sự tạo ra chất thải nhằm giảm nguồn, lượng chất thải phát sinh. Kiểm toán chất thải là một loại hình của kiểm toán môi trường. Kiểm toán chất thải là một công cụ quản lý quan trọng có hiệu quả kinh tế đối với nhiều cơ sở sản xuất”. (Trịnh Thị Thanh và Nguyễn Thị Hà, 2000). 2.4.2. Kiểm toán chất thải rắn trên thế giới Từ năm 1980, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng về KTCT. Quy trình KTCT đối với từng ngành đã được lập, nhiều tài liệu, sách về KTCT đã được xuất bản. Ở Ôxtrâylia, KTCT trong các ngành công nghiệp đã được giới thiệu như là một công cụ hỗ trợ cho việc quản lý chất thải, bên cạnh các công cụ khác như sản xuất sạch hơn và đánh giá vòng đời sản phẩm. Cục Các ngành công nghiệp cơ bản, Công viên, Nước và Môi trường của bang Tasmania, Ôxtrâylia đã khuyến cáo các doanh nghiệp nên sử dụng KTCT, với các nội dung như xác định các nguồn thải, số lượng và các loại chất thải được tạo ra; Xác định nguyên nhân làm gia tăng chất thải; Thiết lập các mục tiêu/giải pháp và thứ tự ưu tiên cho việc giảm phát sinh chất thải. Một số ngành công nghiệp đặc thù gây tổn hại tới môi trường như khai thác mỏ, sản xuất hóa chất thì được khuyến khích tuân thủ theo các Quy chế về Thực hành quản lý môi trường tốt nhất (BPEM), được chính quyền Ôxtrâylia thiết kế riêng cho mỗi ngành. Ví dụ, đối với ngành khai thác mỏ đã được Cục Bảo vệ môi trường Úc ban hành quy chế năm 1995, trong đó bao gồm quy định về KTCT và nộp báo cáo kiểm toán hàng năm. Tại Canada, theo quy định Ontario 102/94 của Bộ Môi trường và Năng lượng, các cơ sở sản xuất bắt buộc thực hiện KTCT. Quy định này nêu rõ, các cơ sở giáo dục, bệnh viện, nhà nghỉ, khách sạn, cơ sở sản xuất, các tòa nhà công sở, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh phải thực hiện chương trình giảm thiểu chất thải, bao gồm 4 bước trong đó có thực hiện KTCT. Thời gian một báo cáo KTCT phải được lưu trữ dưới dạng file ít nhất 5 năm và phải chỉ ra được loại vật liệu hoặc sản phẩm nào được doanh nghiệp sử dụng là vật liệu hoặc sản phẩm tái chế. Bên cạnh đó, Canada rất chú trọng tới việc xem xét quy trình sản xuất của doanh nghiệp như là một thông tin đầu vào để thực hiện kiểm toán, từ đó đề xuất các khâu giảm thiểu chất thải cũng như nguyên liệu sản xuất. Ở Singapo, KTCT được cụ thể hóa như là một chiến lược tối thiểu hóa phát sinh chất thải, bao gồm 8 bước: Cam kết của lãnh đạo; Lựa chọn nhóm/bộ phận làm việc về tối thiểu hóa phát sinh chất thải; Thực hiện kiểm toán chất thải; Xác định chi phí của việc giảm phát sinh chất thải; Phát triển, xây dựng các phương án giảm thiểu chất thải; Đánh giá khả năng tiết kiệm và sắp xếp ưu tiên các lựa chọn/giải pháp; Xây dựng kế hoạch giảm thiểu chất thải; Thực thi và cải tiến kế hoạch. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Lan và nhiều nước khác, các hoạt động KTCT được lồng ghép trong các công cụ kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm như sản xuất sạch hơn, KTMT, đánh giá vòng đời sản phẩm. Mục tiêu chính của các công cụ này là nhằm hướng đến việc giảm thiểu phát sinh, kiểm soát ô nhiễm do chất thải gây ra. 2.4.3. Kiểm toán chất thải rắn ở Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay việc áp dụng KTCT trong các cơ sở sản xuất cũng mới dừng ở một vài dự án thí điểm như "Kiểm soát ô nhiễm môi trường" của UNDP năm 1995 ở một số nhà máy tại Việt Trì và Biên Hòa; đề tài "Điều tra, đánh giá đề xuất việc KTCT công nghiệp tại 5 khu công nghiệp, khu chế xuất" của Cục Bảo vệ môi trường năm 2005; đề tài "Nghiên cứu áp dụng KTCT trong công nghiệp quốc phòng" của Trung tâm Khoa học, Kỳ thuật và Công nghệ Quân sự (Bộ Quốc phòng) năm 2004; đề tài "KTCT tại các làng nghề tái chế kim loại và đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm" của Viện Khoa học Công nghệ Môi trường -Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2005; Nghiên cứu và áp dụng thí điểm về KTCT cho Nhà máy giầy Thượng Đình, Hà Nội và Công ty TNHH Thuộc da Đông Hải do Tổng cục Môi trường thực hiện năm 2008. Nguyên nhân của tình trạng số lượng doanh nghiệp áp dụng KTCT cũng như sản xuất sạch hơn (ISO 14000) còn thấp là do Nhà nước chưa có những chính sách cụ thể để trực tiếp hoặc gián tiếp bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện. Ngoài ra, nhận thức và hiểu biết về KTCT và các lợi ích mà nó mang lại cũng chưa cao. Các quy trình KTCT chưa được nghiên cứu, xây dựng cho các ngành công nghiệp như ở một số nước trên thế giới. Các sổ tay hướng dẫn kỳ thuật về KTCT chưa được ban hành và phổ biến rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ở nước ta cũng chưa có các nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng KTCT trong quản lý môi trường. Từ năm 2009, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao tổ chức triển khai thực hiện Dự án "Áp dụng thử nghiệm KTCT trong quản lý môi trường ngành công nghiệp Việt Nam ", thực hiện trong 3 năm (2Ỏ09 - 2012). Dự kiến, Dự án sẽ nghiên cứu, xây dựng sổ tay KTCT cho ngành công nghiệp nói chung và 10 ngành công nghiệp nói riêng, đồng thời hướng tới xây dựng chính sách yêu cầu các doanh nghiệp phải triển khai KTCT, sử dụng KTCT như một công cụ kiểm soát ô nhiễm trong thời gian tới. PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu KTX sinh viên trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Tầng 1- KTX lưu học sinh- trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. - Tiến hành trong vòng 1 tuần từ 26/09/2011 đến 02/10/2011 3.2 Nội dung nghiên cứu - Kiểm toán chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tầng 1 KTX lưu học sinh nhằm xác định tổng khối lượng rác thải và thành phần rác thải phát sinh. - Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả công tác quản lý rác thải tại KTX lưu học sinh. - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải, cải thiện chất lượng vệ sinh môi trường khu vực ký túc xá. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin Thu thập thông tin thứ cấp: tìm hiểu thông tin chung về KTX, về công tác quản lý rác thải. Thu thập thông tin sơ cấp + Khảo sát thực địa: Quan sát, đưa ra nhận định về thực trạng phát sinh, thu gom, vận chuyển xử lý rác thải tại địa bàn nghiên cứu. + Điều tra phỏng vấn: Xây dựng phiếu điều tra gồm 14 câu hỏi, phát cho sinh viên ở 3 phòng ở với số lượng 2 phiếu/ phòng. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện kiểm toán có phỏng vấn trực tiếp các bạn sinh viên. Tìm hiểu chi phí thu gom, xử lý rác thải và giá cả của một số loại rác có thể tái chế, tái sử dụng. 3.3.2 Phương pháp chuyên gia Trao đổi với giáo viên hướng dẫn để được giải đáp những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kiểm toán. 3.3.3 Phương pháp lấy mẫu : Lấy mẫu ở tất cả 3 phòng ở, 1 phòng bếp: + Mỗi phòng ở có 1 thùng rác. + Phòng bếp có 1 thùng rác lớn Đặt túi thu gom rác phát sinh hàng ngày, sau mỗi ngày đến thu gom rác và đặt túi mới. + Ngày 25/09/2011 đến ký túc xá 15h30 họp mở đầu, phân công nhiệm vụ cho mỗi kiểm toán viên. 16h bắt đầu đặt túi thu gom rác, mỗi phòng ở 1túi nilon vừa, phòng bếp 1 túi nilon lớn . + Các ngày tiếp theo (26/09- 02/10) đúng 16h đến thu túi rác, đem đi phân loại và xác định khối lượng rác, tiếp tục đặt túi mới, thực hiện trong vòng một tuần. 3.3.4 Phương pháp phân tích Phân loại rác thải sinh hoạt theo bảng tiêu chuẩn phân loại rác đã chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm toán (có bảng kèm theo). Cách phân loại rác: + Thu rác ở các thùng rác ở phòng ở và phòng bếp + Do lượng rác ở các phòng ở là rất ít, rấ khó có thể định lượng được. Do đó chúng tôi gộp chung rác phòng ở và phòng bếp. Đổ rác ra bạt lớn, tiến hành phân loại theo bảng tiêu chuẩn phân loại rác. Sau khi phân loại tiến hành xác định khối lượng mỗi loại rác thải bằng cân 5 kg và ghi vào trong biểu mẫu ( có bảng kèm theo). 3.3.5 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Phân tích số liệu và xử lý thống kê bằng Excel. PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 4.1.1. Vị trí địa lý Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 13km về phía Đông và cách quốc lộ 5 về phía Nam 1,5km. Trường có ranh giới như sau: Phía Bắc giáp Thạch Bàn (quận Long Biên), phía Nam giáp xã Đa Tốn, phía Đông giáp thị trấn Trâu Quỳ, phía Tây giáp Viện nghiên cứu rau quả - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua sông Cầu Bây. Ảnh 1.4 Sơ đồ chỉ dẫn Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội 4.1.2. Đặc điểm về khí hậu Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nên khí hậu ở đây mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng mang theo khí hậu nhiệt đới từ biển Đông thổi vào theo hướng Đông Nam trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa lạnh mang theo không khí lục địa thổi về từ phía Đông Bắc trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, khô hanh. Theo số liệu khí tượng của trạm khí tượng trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, trạm (HUA – JICA): Lượng mưa năm 2009 đạt 788 mm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 đạt 130.5 mm, tháng thấp nhất là tháng 11 (không mưa). Nhìn chung lượng mưa ở mức trung bình, một số tháng lượng mưa cao kết hợp với khả năng tiêu thoát nước kém dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ, cụ thể ở một số kí túc xá như B3, A3, A2 vào những đợt mưa to các mương rãnh thường bị ngập úng tràn rác, mang theo nhiều chất bẩn làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và sức khỏe của sinh viên khu vực kí túc xá. Nhiệt độ không khí cao nhất vào tháng 6 (33,90C) thấp nhất vào tháng 1 (12,40C). Tháng 7 có nhiệt độ trung bình cả năm cao nhất (29.60C) và giảm dần đến tháng 12. Điều kiện nhiệt độ này gây ảnh hưởng lượng bốc hơi nước và độ ẩm, VSV trong không khí. Từ đó tạo điều kiện lây lan (nếu có) các dịch bệnh trong kí túc như cúm, zona thần kinh… Tổng số giờ nắng trong năm tương đối cao (1213,8 giờ) làm tăng sinh khối của thực vật thủy sinh, đó là nguồn cung cấp khá nhiều oxy trong nước, nhưng cũng đồng thời xác của chúng làm hàm lượng chất hữu cơ trong nước gia tăng cùng với quá trình phân hủy làm tính chất nước thải bị xấu đi. Bảng 4.1. Số liệu khí tượng của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội năm 2009 Tháng Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Max Min TB 1 19.9 12.4 15.6 2.5 108.5 2 25.9 19.6 22.1 7.5 84.9 3 23.3 18.8 20.7 34 61.3 4 27.8 22.0 24.3 45.5 99.7 5 30.5 24.3 26.8 270 130.5 6 33.9 26.4 29.4 60.5 96.5 7 33.4 26.8 29.6 146 113.2 8 33.7 26.5 29.2 70.5 130.5 9 33.4 25.7 28.8 130.5 161.9 10 30.6 23.4 26.3 20 88.0 11 27.4 19.8 22.9 0 77.4 12 23.6 16.7 19.3 1 61.4 TB 28.6 21.9 24.6 65.7 101.2 Tổng 343.4 262.4 295.0 788 1213.8 Nguồn: trạm khí tượng HUA-JICA 4.2. Hiện trạng quản lý rác thải của ký túc xá lưu học sinh 4.2.1 Đặc điểm chung khu vực kiểm toán KTX lưu học sinh được đưa vào sử dụng năm 2010 để đáp ứng chỗ ở cho sinh viên nước ngoài và một số sinh viên trong nước. Với tổng diện tích 400m2 , gồm 5 tầng, 36 phòng ở khép kín, rộng rãi với số lượng 2 sinh viên/phòng. KTX lưu học sinh bao gồm các phòng ở và một số phòng chức năng như sau: + Tầng 1: 3 phòng ở, 1 phòng bếp, 1 phòng sinh hoạt chung, 2 nhà vệ sinh chung, 1 phòng để xe, 1 phòng quản lý KTX. + Tầng 2: 9 phòng ở, 1 phòng bếp, 1 phòng máy tính + Tầng 3: 9 phòng ở, 1 phòng bếp, 1 phòng khách + Tầng 4: 9 phòng ở, 1 phòng bếp, 1 phòng sinh hoạt chung + Tầng 5: 6 phòng ở, 1 phòng bếp, 1 phòng sinh hoạt chung. 4.2.2 Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt Hàng ngày, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ ký túc xá là tương đối lớn. Khối lượng rác thải nhiều nhất là từ phòng bếp, chủ yếu là thức ăn thừa, rau củ quả, túi nilon...vì đây là nơi nấu ăn tập trung của cả tầng. Ở các phòng ở, lượng rác thải rất ít, chủ yếu là vỏ nilon, giấy vụn, vỏ hộp sữa. Rác thải từ phòng quản lý KTX, phòng vi tính, phòng để xe là không đáng kể. Rác thải từ phòng sinh hoạt chung không đáng kể do rất hiếm khi tố chức liên hoan, sinh hoạt tập thể, nếu có thì rác được đổ vào chung ở thùng rác lớn đặt trước phòng bếp. Mỗi phòng ở đều được phát một sọt đựng rác, có thể đặt trong hoặc trước cửa phòng. Hiện nay khu KTX lưu học sinh chưa thực hiện phân loại rác. Hàng ngày, có nhân viên vệ sinh thu gom rác ở các phòng ở và thùng rác lớn trước phòng bếp đem đổ điểm tập trung rác trước KTX C2. Nhân viên vệ sinh phụ trách quét dọn cầu thang và hành lang. KTX không thu phí vệ sinh. Sinh viên trong KTX lưu học sinh thực hiện tốt việc đổ rác đúng nơi quy định, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Tuy nhiên, các bạn chưa có kiến thức về phân loại rác. 4.3. Kết quả kiểm toán rác thải Từ kết quả thu gom, phân loại và xác định khối lượng rác thải sinh hoạt từ 3 phòng ở và 1 phòng bếp của KTX lưu học sinh trong 7 ngày chúng tôi tổng hợp trong bảng thu mẫu các loại rác phát sinh. Từ bảng thu mẫu các loại rác phát sinh mỗi ngày ta tính toán xác định tổng khối lượng rác mỗi loại trong một ngày: Bảng 4.1. Tổng hợp khối lượng rác phát sinh trong 1 tuần của tầng 1 KTX lưu học sinh (đơn vị: kg) Thứ Loại rác Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 CN Tổng Nhóm A. Rác thải có thể tái sử dụng, tái chế Khăn giấy (A1.1) 0.01 0.08 0.3 0.1 0.49 Bìa (A2) 0.06 0.04 0.1 0.05 0.25 Nhựa dẻo (A3.1) 0.52 0.4 0.1 0.2 1.22 Kim loại Sắt (A4.1) 0.02 0.04 0.05 0.03 0.14 Nhôm (A4.2) 0.2 0.2 Nilon (A5) 0.05 0.16 0.2 0.09 0.06 0.1 0.66 Nhóm B. Nhóm vật liệu compose: Thức ăn thừa (B1) 1.23 2.46 5.72 1.58 2.4 2.5 4.3 20.19 Gỗ (B2) 0.5 0.02 0.3 0.82 Nhóm C. Chất thải nguy hại Bóng đèn 0.02 0.1 0.12 TỔNG 1.39 2.78 7.39 2.19 2.51 2.8 5.03 24.09 Bảng 4.2. Thành phần % về khối lượng các nhóm rác thải Nhóm Khối lượng rác trong 7 ngày(kg) % về khối lượng (%) Nhóm tái sử dụng và tái chế (A) 2.96 12.3 Nhóm compose (B) 21.01 87.2 Nhóm CTNH (C) 0.12 0.5 Tổng 24.09 100 Hình 1. Biểu đồ thể hiện thành phần % về khối lượng các nhóm rác thải Từ biểu đồ ta thấy: + Khối lượng nhóm compose là lớn nhất, chiếm tới 87,2%. Thành phần chủ yếu là thức ăn thừa, vỏ hoa quả, rau củ. Theo tìm hiểu, nhóm vật liệu compose ở KTX lưu học sinh chiếm tỉ lệ phần trăm lớn hơn các KTX khác do KTX lưu học sinh cho phép sinh viên được nấu ăn tại phòng bếp chung, còn các KTX khác do không được nấu ăn nên lượng rác thải nhóm compose chiếm tỉ lệ phân trăm thấp hơn. Đây là loại rác thải dễ phân hủy, có thể tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, ủ phân bón hữu cơ. Nếu được phân loại và xử lý riêng có thể mang lại lợi ích kinh tế và môi trường lớn. + Lượng rác nhóm tái chế chiếm 12,3 %, chủ yếu là túi nilon và chai nhựa có thể tận dụng sử dụng lại hoặc đem bán phế liệu. + Lượng chất thải nguy hại chiếm tỉ lệ nhỏ, chỉ 0,5%. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, chúng tôi thu được nhóm chất thải này chỉ là bòng đèn bị hỏng. 4.4. Ngoại suy kết quả Mô tả phương pháp ngoại suy: Chúng tôi thực hiện kiểm toán rác thải sinh hoạt của tầng 1 KTX lưu học sinh. Đặc điểm về số lượng và cách bố trí phòng ở, các phòng chức năng ở tầng 1 rất khác biệt so với các tấng khác. Cụ thể là: 3 phòng ở, 1 phòng bếp, 1 phòng sinh hoạt chung, 2 nhà vệ sinh chung, 1 phòng để xe, 1 phòng quản lý KTX. Các phòng chức năng (trừ phòng bếp) rất ít được sử dụng nên lượng rác hầu như không phát sinh, nếu có thì không thể định lượng. Với số lượng sinh viên ở tầng 1 là 6 sinh viên, lượng rác ở mỗi phòng ở rất ít, rất khó định lượng. Vì vậy, việc thu gom, phân loại và định lượng rác thải chúng tôi thực hiện chung cho cả phòng ở và phòng chức năng. Khối lượng rác mỗi ngày chúng tôi sẽ tính trung bình trên đầu người của tầng 1. Từ đó, để ngoại suy kết quả cho toàn KTX lưu học sinh, chúng tôi điều tra về số lượng sinh viên của toàn KTX. Lượng rác phát thải ước tính hàng ngày hoặc hàng năm sẽ tính theo đầu người. Từ kết quả thực tế trên, nhóm chúng tôi đã tính toán xác định khối lượng trung bình các loại rác của KTX như sau: Tính cho tổng khối lượng rác thải: + Khối lượng rác thải trung bình của 1 người trong một ngày: RN/ngày = TRT1 /6/7 (kg) Với TRT1 là tổng khối lượng rác thải phát sinh trong 7 ngày của tầng 1. 6 là số người ở tầng 1. 7 là số ngày trong tuần + Khối lượng rác thải trung bình của toàn KTX trong 1 ngày theo đầu người: RKTX/ngày = RN/ngày. 72 (kg) Với 72 là số người ở trong toàn KTX. + Khối lượng rác thải trung bình của KTX trong 1 năm học: RKTX/ năm =RKTX/ ngày . 290 (kg) Với 290 là số ngày trong 1 năm học (đã trừ các dịp nghỉ lễ, nghỉ hè). Tính cho từng loại rác thải: + Khối lượng rác thải loại i trung bình trong 1 ngày của 1 người : RiN/ngày= TRi/ (6.7) (kg) Với RiN/ngày là khối lượng rác thải loại i trung bình trong 1 ngày của 1 người TRi là khối lượng rác thải loại i + Khối lượng rác thải loại i trung bình trong 1 ngày của KTX: RiKTX/ngày = RiN/ngày .72 (kg) + Khối lượng rác thải loại i trung bình trong 1 năm của KTX: RiKTX/năm = RiKTX/ngày. 290 (kg) Từ các công thức tính toán trên và các số liệu thu được trong quá trình kiểm toán thu được trong biểu mẫu 1 ta tính được kết quả trong bảng sau: Bảng 4.3. Ước tính khối lượng rác thải trung bình phát sinh từ KTX Đơn vị Khối lượng RCT/ngày Kg/người/ngày 0.57 RKTX/ngày Kg/ngày 41.3 RKTX/ năm Kg/ năm 11976 Bảng 4.4. Ước tính khối lượng trung bình của từng loại rác thải phát sinh từ KTX Loại rác TB/ người/ ngày TBKTX/ ngày TBKTX/ năm Nhóm A. Rác thải có thể tái sử dụng, tái chế Giấy vụn bẩn (A1.1) 0.011667 0.84 243.6 Bìa (A2) 0.005952 0.43 124.7 Nhựa dẻo (A3.1) 0.029048 2.1 609 Kim loại Sắt (A4.1) 0.003333 0.24 69.6 Nhôm (A4.2) 0.004762 0.34 98.6 Nilon (A5) 0.015714 1.13 327.7 Nhóm B. Nhóm vật liệu compose: Thức ăn thừa (B1) 0.480714 34.61 10036.9 Gỗ (B2) 0.019524 1.41 408.9 Nhóm C. Chất thải nguy hại Bóng đèn 0.002857 0.21 60.9 Khối lượng rác trung bình phát sinh của ký túc xá tương đối lớn khoảng 41,3kg/ngày, 11.976 kg/năm. Loại rác chủ yếu là nhóm vật liệu phân compose (khoảng 10445 kg/năm) phát sinh từ các phòng bếp. 4.5. Đánh giá công tác quản lý 4.5.1. Chi phí cho xử lý rác thải ở KTX lưu học sinh Hiện nay, toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ khu KTX được công ty môi trường đô thị thu gom và đem đi chôn tại bãi rác Nam Sơn. Đến một thời hạn nhất định thì khả năng chứa của bãi rác tối đa, chúng ta phải xây dựng bãi chôn lấp mới, theo ban quản lý bãi rác Nam Sơn thì đến năm 2012 sẽ phải đóng cửa bãi rác này. Do đó việc chôn lấp toàn bộ rác không phải là biện pháp hiệu quả về mặt kinh tế. Theo tìm hiểu thì chi phí cho việc vận chuyển và chôn lấp toàn bộ lương rác thải của KTX lưu học sinh bao gồm: Chi phí chôn lấp rác hợp vệ sinh không tính đến thu hồi vốn đầu tư theo mặt bằng giá cuối năm 2010 là 115.000 - 142.000 đồng/tấn; chi phí chôn lấp rác có tính đến thu hồi vốn đầu tư là 219.000 – 286.000 đồng/tấn, từ khối lượng rác thải trung bình phát sinh của toàn KTX có thể tính được chi phí phải trả cho việc chôn lấp rác: MCL = RKTX/ năm * 142 = 11976* 142 = 1.700.592 (VNĐ/năm) Trong đó: 142 là giá chôn lấp 1 kg rác (đơn vị: VNĐ) Chi phí vận chuyển rác hiện nay khoảng 6.400- 6.800 đồng/tấn/km, tương đương với 6,4 -6,8 đồng/kg/km, khoảng cách từ Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội đến bãi rác Nam Sơn khoảng 45 km, vậy chi phí vận chuyển rác là : MVC = RKTX/ năm * 6,5 *45= 11796 * 6,5*45 = 3.450.330 (VNĐ /năm) Trong đó: 6,5 là chi phí vận chuyển 1 kg rác (đơn vị: VNĐ) Vậy hiện tại chi phí để xử lý lượng rác thải phát sinh tại KTX lưu học sinh trong vòng 1 năm là 5.151.122VNĐ. Chi phí này khá lớn mà vẫn chưa tận dụng được lượng rác thải có thể tái chế, tái sử dụng và một lượng lớn thức ăn thừa dùng làm phân compose. 4.5.2. Tác động môi trường: Rác thải của khu ký túc được tập kết tại điểm trước KTX C2. Tình trạng của điểm tập kết rác luôn trong tình trạng quá tải do lượng rác thải từ các khu KTX lớn, thành phần rác ô tạp, xe rác quá đầy dẫn đến tình trạng rác bị rơi vãi ra xung quanh, bốc mùi khó chịu, gây mất mỹ quan khu vực KTX nói riêng và khu vực trường đại học nói chung. Tại bãi rác Nam Sơn, trong suốt thời gian vận hành bãi chôn lấp, quá trình lên men kỵ khí sẽ xảy ra tạo các loại khí có mùi và nguy hại như H2S, NH3, CH4, CO2, NOX, SOX... Đồng thời, phát sinh một lượng rất lớn nước rò rỉ từ bãi rác có hàm lượng ô nhiễm cao, có khả năng gây ảnh hưởng xấu cho môi trường Nếu không áp dụng các biện pháp giảm thiểu thì lượng rác sau khi phân hủy hoàn toàn sẽ phát thải ra môi trường một lượng lớn các chất gây ảnh hưởng tới môi trường. 4.6. Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu rác thải 4.6.1. Biện pháp quản lý Tiến hành phân loại rác ngay tại phòng ở và phòng chức năng ở KTX: cần phân loại rác thải thành 3 nhóm: Nhóm 1: rác có thể tái chế, tái sử dụng như: giấy, bìa, nhựa, túi nilon, kim loại, thủy tinh… Nhóm 2: vật liệu ủ phân compose là các chất hữu cơ dễ phân hủy như: thức ăn thừa, hoa, rau củ quả... Nhóm 3: rác thải nguy hại như: ngòi bút bi, mực, bóng đèn huỳnh quang hỏng... Xây dựng chương trình truyền thông về môi trường trên phương tiện truyền thanh của trường; tổ chức biên soạn có bài bản các chương trình phát thanh về lĩnh vực môi trường với nội dung phong phú, dễ hiểu, gắn với đời sống nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý của cán bộ và sinh viên trong trường đồng thời giúp thấy được tác hại và lợi ích của việc thu gom rác. Phổ biến giáo dục pháp luật về BVMT và hướng dẫn các hoạt động BVMT đến sinh viên thông qua nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp với thực tiễn để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng: Lồng ghép các kiến thức môi trường vào chương trình học. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhà trường, phát động trồng cây, lao động dọn dẹp vệ sinh tập thể... Bên cạnh đó việc tái chế,tái sử dụng và quay vòng chất thải có thể nói là một phương pháp tốt để giảm nhu cầu chôn lấp,thiêu đốt….Với rất nhiều chất thải sinh hoạt có thể tái chế, tái sử dụng như kim loại, giấy vụn, chai lọ, bao bì, nylon,…Do vậy việc tái chế, tái sử dụng và quay vòng chất thải rất quan trọng. 4.6.2. Biện pháp công nghệ 4.6.2.1. Đối với rác thải có thể tái chế, tái sử dụng: Những loại rác có thể tái chế, tái sử dụng chúng ta đem bán cho các cơ sở thu mua phế liệu vừa thu được một khoản tiền vừa hạn chế lượng rác phải xử lý, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường. Ngoài ra khi áp dụng tái chế tái sử dụng chúng ta đã giảm được một khối lượng lớn rác chôn lấp, tăng “tuổi thọ” bãi chôn lấp rác. Đối với túi nilon: Người ta tính rằng, vứt bỏ một túi nilon chỉ tốn 1 giây, nhưng nếu không có sự tác động bởi nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời thì phải mất từ 500 năm đến 1.000 năm mới có thể phân hủy được. Vì thế túi nilon đang bị coi là một trong những "thủ phạm" nguy hiểm gây ô nhiễm môi trường. Do đó việc giảm thiểu sử dụng túi nilon là rất cần thiết. Các biện pháp có thể áp dụng đối với sinh viên KTX là: + Tái sử dụng túi nilon + Khi mua đồ nên mang theo túi đựng dùng nhiều lần thân thiện với môi trường, hạn chế mua đồ đựng trong túi nilon, hạn chế sử dụng các sản phẩm ăn liền. Đối với giấy, bìa, kim loại, nhựa, thủy tinh: thu gom và bán cho các cơ sở thu mua, để tái chế thành sản phẩm khác. Đối với chai, lọ bằng nhựa/thủy tinh: có thể tái sử dụng vào các mục đích khác nhau. Hiệu quả kinh tế khi tiến hành phân loại, áp dụng các biện pháp tái sử dụng, tái chế. Bảng 4.6: Lợi ích kinh tế thu được khi thực hiện tái chế, tái sử dụng Loại rác TBKTX/ năm (kg) Giá tiền (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) Bìa (A2) 124.7 3000 374100 Nhựa dẻo (A3.1) 609 9000 5481000 Kim loại Sắt (A4.1) 69.6 8000 556800 Nhôm (A4.2) 98.6 30000 2958000 Nilon (A5) 327.7 3000 983100 Tổng số tiền thu được 10.353.000 4.6.2.2. Đối với nhóm vật liệu compose: Trên thực tế lượng thức ăn thừa khi tập kết tại bãi rác Nam Sơn được đem đi chôn lấp. Vì vậy chi phí để xử lý lượng thức ăn thừa gồm: Chi phí vận chuyển = 10445,8* 45* 6,4 = 3.008.390 (VNĐ) Chi phí chôn lấp = 140 . 10445,8 = 1.462.412 (VNĐ) Vậy tổng chi phí xử lý lượng thức ăn thừa của KTX lưu học sinh trong 1 năm là: 4.470.800 đồng. Lượng rác thải sinh hoạt có thể làm phân compose chiếm tới 87,2% lượng rác thải hàng ngày của KTX. Do đó chúng ta có thể tận dụng lượng thức ăn thừa từ KTX để sản xuất phân compose. Theo tìm hiểu, với 55 – 60% lượng chất thải rắn hữu cơ ban đầu tạo ra compose (Nguồn: Lượng phân compose sản xuất được trong một năm từ 5745 - 6267kg. Với giá bán compose trên thị trường khoảng 600.000- 700.000 đồng/tấn. Vậy số tiền bán phân có thể thu được là từ 3.990.000 đồng đến 4.340.000 đồng Khi trừ tất cả các chi phí sản xuất thì chúng ta sẽ thu lợi nhuận 70.000 đồng/ 1 tấn phân compose. Với lượng thức ăn thừa của KTX thải ra trong 1 năm thì thu được tổng lợi nhuận khoảng 420.000 đồng Vậy tổng lợi nhuận có thể thu được nếu thực hiện sản xuất phân compose là: 4.890.800 (VNĐ/ năm. Trong đó: + Tiết kiệm chi phí xử lý là 4.470.800 (VNĐ/ năm) + Lợi nhuận từ phân compose là 420.000 (VNĐ/ năm) Ngoài ra việc làm phân compose còn mang lại các lợi ích Tiết kiệm diện tích chôn lấp. Tận dụng được nguồn tài nguyên rác. Giảm lượng rác phát thải ra môi trường ègiảm ô nhiễm môi trường. Tạo công ăn việc làm. Giải pháp công nghệ chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi áp dụng song song với biện pháp quản lý tốt việc phân loại rác tại nguồn. 4.6.2.3. Đối với rác thải nguy hại: Loại rác thải này dễ gây ảnh hưởng và tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Rác thải nguy hại cần được thu gom riêng để tiến hành xử lý theo các phương pháp đặc biệt phụ thuộc vào bản chất của nó. Nếu để lẫn chất thải nguy hại cùng với các loại rác khác sẽ làm tăng cường khối lượng rác thải nguy hại cần phải xử lý do chất thải này sẽ bị trộn với chất thải khác. Cần giảm thiểu, hạn chế sử dụng các vật chất có khả năng phát sinh chất thải nguy hại. Thay thế vào đó là sử dụng các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường, an toàn với người sử dụng. Biện pháp này sẽ làm giảm bớt tải lượng chất thải nguy hại phát sinh ra môi trường nhằm: Ngăn ngừa sự phát tán những chất thải độc hại vào môi trường. Cung cấp nguồn nguyên vật liệu có giá trị cho công nghiệp. Kích thích phát triển những quy trình công nghệ sản xuất sạch hơn. Tránh phải thực hiện các quá trình mang tính bắt buộc như xử lý hoặc chôn lấp chất thải. Khi giảm nhu cầu xử lý sẽ dẫn đến giảm chi phí xử lý chất thải. Lượng chất thải nguy hại trong thành phần rác thải khu ký túc sinh viên chiếm một tỷ lệ không lớn (0,5 %) do khối lượng rác thải nguy hại trong rác thải sinh hoạt không lớn nên hiện nay chúng vẫn được chôn lấp cùng với rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên cũng cần phải chú trọng đến vấn đề quản lý loại chất thải này do tính đặc thù gây nguy hại của chúng. PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ. 5.1. Kết luận. Qua quá trình kiểm toán chúng tôi có kết luận sau: Khối lượng rác thải sinh hoạt của KTX lưu học sinh là tương đối lớn, trung bình 11976 kg/ năm. Chất thải phát sinh của KTX gồm có 3 nhóm chất thải là chủ yếu: + Nhóm tái chế: chiếm 12,3 % tổng rác thải + Nhóm compose: chiếm 87,2 % tổng rác thải + Nhóm chất thải nguy hại: 0,5 % tổng rác thải Sinh viên ở KTX lưu học sinh được nấu ăn nên lượng rác thải nhóm phân compose chiếm tỉ lệ rất lớn, tới 87,2 % tổng lượng rác phát sinh. Sinh viên có ý thức vứt rác đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên chưa biết cách phân loại rác thải. KTX có nhân viên phụ trách vệ sinh môi trường làm việc có trách nhiệm, đúng giờ. Đề nghị. Để thực hiện tốt những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý tại ký túc A1, nhóm chúng tôi xin đề xuất một số đề nghị sau: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của sinh viên tại khu ký túc về vấn đề rác thải và hướng dẫn sinh viên cách phân loại rác tại nguồn. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên bằng những hành động đơn giản nhưng thiết thực: hạn chế sử dụng túi nilon, sử dụng lại chai lọ nhựa cho các mục đích khác, thu gom phế liệu đem bán… Thực hiện tốt nội quy tham gia tổng vệ sinh ký túc xá 1 lần/ tháng. PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN VII. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng tiêu chuẩn phân loại rác BẢNG TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI RÁC STT Tiêu chuẩn phân loại Thành phần Nhóm tái sử dụng và tái chế (A) Giấy(A1) Giấy vụn(A1.1) Giấy bị bẩn, rách vụn… Giấy đẹp(A1.2) Giấy viết còn nguyên bản Báo, tạp chí(A1.3) Các loại giấy báo, tạp chí Bìa (A2) Bìa các- tông, các loại hộp cứng như vỏ hộp sữa,vỏ hộp kem đánh răng… Nhựa (A3) Dẻo(A3.1) Chai lọ, thước kẻ, kẹp giấy… Cứng(A3.2) Bàn ghế, đèn học, ống nước, vỏ bút, bàn chải răng… Kim loại (A4): sắt(A4.1), nhôm (A4.2), đồng(A4.3)… Dụng cụ kim loại, vỏ lon nước ngọt,bia … Nilon (A5) Các loại túi nilon, áo mưa… Thủy tinh (A6) Chai lọ, cốc… Nhóm compose (B) Thực phẩm thừa(B1) Thức ăn thừa, vỏ hoa quả, rau củ… Rác vườn(B2) Cành cây, gỗ vụn, cành cây hoa… Nhóm các chất thải độc hại (C) Phân loại theo quyết điịnh số 23/2006/QĐ- BTNMT về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại ( có dnah mục kèm theo) (C) Đồ điện tử, pin, bóng đèn, ắc quy, dầu thải, chất tẩy rửa… Các loại khác (D) Nhóm chôn lấp (D1) Gạch đá, gốm sứ… Nhóm đốt(D2) Vải vụn, cao su, da tổng hợp, hộp cơm… Phụ lục 2: Biểu mẫu 1 BẢNG THU MẪU: CÁC LOẠI RÁC THẢI PHÁT SINH Tên kiểm toán viên: Lê Thị Nga Vũ Thị Thu Lữ Thị Hồng Định Nguyễn Thị Hằng Đơn vị: đội kiểm toán số 8 Địa điểm kiểm toán: tầng 1- KTX lưu học sinh Ngày lấy mẫu: thứ 2 ngày 26/09/11 Loại rác thải Mã thùng (túi) rác Khối lượng (kg) Thực phẩm thừa (thức ăn, vỏ củ quả, rau…) 3 phòng ở (101,102,103) và 1 phòng bếp 1.23 Bìa ( vỏ hộp sữa) 0.06 Nilon 0.05 Giấy vụn bẩn 0.01 Chất thải nguy hại (bóng đèn) 0.02 Sắt (mẩu sắt vụn) 0.02 TỔNG 1.39

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_ktmt_hoan_chinh_bach_6716.doc
Luận văn liên quan