Đề tài : kiến trúc xanh

Tổ chức Nghiên cứu Xây dựng Anh (Building Research Establishment – BRE) và một số nhà nghiên cứu tư nhân cùng đưa ra tiêu chí đánh giá công trình xanh vào năm 1990, mục đích là để chỉ đạo thực tiễn xây dựng kiến trúc xanh một cách có hiệu quả và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của xây dựng đối với môi trường khu vực và toàn cầu. Trước tiên, BRE cho rằng đối với hạng mục kiến trúc ở vào các giai đoạn khác nhau thì nội dung đánh giá tương ứng cũng khác nhau. Nội dung đánh giá gồm 3 mặt: Tính năng kiến trúc, thiết kế xây dựng và vận hành quản lý, trong đó đối với kiến trúc ở vào giai đoạn thiết kế, giai đoạn mới xây và giai đoạn mới xây xong và đang tu sửa thì đánh giá 2 mặt tính năng kiến trúc và thiết kế xây dựng, tính toán đẳng cấp BRE và chỉ số tính năng môi trường, đối với kiến trúc hiện có đang được sử dụng hoặc một bộ phận thuộc về hạng mục quản lý môi trường đang được đánh giá thì đánh giá 2 mặt tính năng kiến trúc, quản lý và vận hành, tính toán đẳng cấp BRE và chỉ số tính năng môi trường. Các điều mục đánh giá bao gồm 9 mặt lớn

doc49 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6822 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài : kiến trúc xanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong khi sử dụng công trình. -Tái sử dụng các công trình trong đô thị. -Giảm bớt các chất hóa học suy yếu tầng ô zôn. -Bảo tồn môi trường tự nhiên. -Hiệu quả (trong sử dụng) năng lượng. -Hướng nắng. -Dễ tiếp cận với giao thông công cộng. 1.1.4. Quan niệm đúng về kiến trúc xanh Không nên nhầm lẫn giữa kiến trúc xanh với hình ảnh của các khu nghỉ sang trọng rợp bóng cây hay các toà nhà hi-tech cực hiện đại. Một cách ngắn gọn và cụ thể, có thể dựa trên các câu hỏi do Cơ quan uy tín về kiến trúc Hoa Kỳ - American Institute of Architects - hàng năm khi bình chọn trao giải công trình xanh như: Có sử dụng năng lượng hiệu quả không? Có tận dụng ánh sáng tự nhiên và tiết kiệm nước không? Công trình có hoà nhập với cộng đồng chung quanh không? Tóm lại, cái mà ta xây có tác động thế nào đến môi trường tự nhiên và xã hội chung quanh ta? để hiểu được khái niệm “Kiến Trúc Xanh”. Cũng không nên quan niệm “xanh” là hoàn toàn không dùng máy lạnh, mà nên hiểu là trong phương án thiết kế có sử dụng các giải pháp cách nhiệt tốt, che chắn nắng tốt…, để máy lạnh hoạt động thấp mà hiệu quả cao. Xanh cũng không phải là không dùng kính (vì kính giúp đưa ánh sáng vào nhà giảm chi phí chiếu sáng) nhưng phải dùng kính hai lớp, phản quang, cách nhiệt, cách âm, chống bụi tốt. ở những nơi có thể, người ta tận dụng tối đa thông thoáng tự nhiên, cải tạo vi khí hậu quanh nhà bằng cây xanh, hồ nước, thảm cỏ… Từ đó tiến dần đến ngôi nhà hoàn toàn dùng thông thoáng tự nhiên   Cần phải tránh thái độ cực đoan về kiến trúc xanh (xanh là mái nhà tranh trong vườn cây xanh mướt) vì đời sống hiện đại không phải lúc nào cũng như thế được. Luôn cần có sự hiểu biết sâu sắc về môi trường tự nhiên và xã hội trước khi đề ra giải pháp thiết kế cho “kiến trúc xanh”. Khác với vùng ôn đới: mặt trời luôn ở phía bắc hay phía nam, tuỳ thuộc nhà ở nam hay bắc bán cầu mà mở cửa sổ về hướng đó để lấy nhiệt. Vùng nhiệt đới thì ngược lại, cần tránh nhiệt, mặt trời nằm ở phía đông và tây nên tường quay về phía đó và phải được che chắn cách nhiệt tốt. Mái nhà là nơi bị chiếu sáng suốt ngày nên phải chống nóng cho mái nên có thể dùng mái có nước, nước cản nóng rất tốt. Dĩ nhiên nó sẽ sinh nhiều vấn đề như muỗi chẳng hạn. Cho nên tuỳ theo vị trí mái có chăm sóc, bảo trì dễ hay không để khắc phục: Thả cá được không? Làm vườn cảnh được không? 1.2 Sự phát triển kiến trúc xanh ở các nước châu Á và thế giới: 1.2.1 Sự phát triển kiến trúc xanh tại các nước Châu Á. Tại các nước châu Á hiện nay, nhiều nước ở Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á như Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ, UAE…đã có sự phát triển mạnh mẽ về nghiên cứu ứng dụng kiến trúc xanh thể hiện ở cả 2 mặt: Lập cơ quan nghiên cứu, ban hành văn bản, chính sách và hệ thống đánh giá kiến trúc xanh bên cạnh các hoạt động thực hành thiết kế xây dựng công trình thực tế.Ví dụ như Hệ thống đánh giá EEWH của Đài Loan, hệ thống GRIHA của Ấn Độ. Hình 1.1 : Cao ốc xanh do kiến trúc sư Ken Yeang thiết kế. 1.2.2 Sự phát triển Kiến trúc xanh trên thế giới. 1.2.2.1 Châu Mỹ. Hệ thống đánh giá kiến trúc xanh của Mỹ ra đời năm 1995 là LEED (Leadership in Energy and Environment Design), năm 2005 họ phát triển LEED cho các công trình cải tạo và công trình mới (LEED-NC), cũng được nhiều nước tin cậy áp dụng hoặc chuyền hoá như Mexico, Canada . Ngoài ra Mỹ còn có chứng chỉ “Nhãn hiệu công trình xanh” gồm 4 cấp: 1.2.2.2 Châu Âu. Các nước châu Âu có nền khoa học công nghệ phát triển nên lĩnh vực kiến trúc xanh cũng đạt trình độ phát triển rất cao và hoàn thiện. Hầu hết các nước có hệ thống đánh giá và chính sách phát triển kiến trúc xanh đầy đủ, ví dụ như nước Đức có Hội đồng Công trình bền vững với công cụ: Giấy chứng nhận Công trình bền vững Đức, nước Anh có Phương pháp đánh giá BREEAM của Tổ chức Nghiên cứu Xây dựng Anh (Building Research Establishment – BRE). 1.2.2.3 Châu Úc. Hội đồng công trình kiến trúc xanh Australia đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn xanh cho công trình gọi là GREEN STAR và hệ thống xếp hạng môi trường xây dựng quốc gia NABERS. 1.3. Sự phát triển kiến trúc xanh ở Trung Quốc. 1.3.1. Quá trình phát triển kiến trúc xanh tại Trung Quốc. Trung Quốc đã đưa ra quan niệm phát triển khoa học và chiến lược phát triển bền vững rõ ràng, trong đó Quy hoạch “11.5” nhấn mạnh xây dựng xã hội theo mô hình môi trường thân thiện, tiết kiệm tài nguyên. “Tiêu chuẩn đánh giá kiến trúc xanh” của Trung Quốc định nghĩa kiến trúc xanh là “kiến trúc mà trong chu kỳ tuổi thọ của mình có thể tiết kiệm tài nguyên và năng lượng một cách tối đa, bảo vệ môi trường và giảm bớt ô nhiễm, tạo không gian sử dụng hiệu quả, thích hợp, lành mạnh có lợi cho sức khỏe, tồn tại hài hoà với tự nhiên”. Trung Quốc phát triển kiến trúc xanh theo những nguyên tắc sau: - Tuỳ theo địa điểm, hoàn cảnh mà có sự điều chỉnh sáng tạo hợp lý. - Đánh giá phân tích toàn chu kỳ tuổi thọ (LCA) phải đạt được mục tiêu “4 điểm tiết kiệm” toàn diện. - Khống chế tổng lượng và “ưu hoá thăng bằng”. - Khống chế toàn quá trình từ thiết kế thi công đến quản lý vận hành. Hệ thống pháp quy về kiến trúc xanh ở Trung Quốc gồm: Luật tiết kiệm năng lượng Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Luật tái sinh nguồn năng lượng Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Phương pháp quản lý nguồn vốn khuyến khích tài chính về cải tạo kỹ thuật tiết kiệm năng lượng... và nhiều văn bản liên quan và có ảnh hưởng đến kiên trúc xanh như: Tiêu chuẩn đánh giá kiến trúc xanh, Sổ tay đánh giá kỹ thuật nhà ở sinh thái Trung Quốc, Hệ thống đánh giá kiến trúc xanh Olympic GOBAS, Nguyên tắc hướng dẫn kỹ thuật kiến trúc xanh, Nguyên tắc thi công xanh. Bên cạnh đó Trung Quốc còn tổ chức nghiên cứu phát triển sản phẩm kỹ thuật trọng điểm phục vụ xây dựng xanh. 1.3.2. Một số công trình thiết kế kiến trúc năng lượng thấp. Các công trình năng lượng thấp ở Trung Quốc sử dụng kỹ thuật sau: - Kỹ thuật tiết kiệm năng lượng kết cấu bảo vệ kiến trúc gồm kỹ thuật tiết kiệm năng lượng tường ngoài, Hệ thống giữ nhiệt dán ngoài, Hệ thống kỹ thuật bản tấm EPS và tường đổ tại chỗ. - Kỹ thuật giữ nhiệt, cách nhiệt cửa sổ ngoài và tường mành, Cửa sổ tiết kiệm năng lượng, Kỹ thuật che nắng, Kỹ thuật tường mành. - Kỹ thuật tiết kiệm năng lượng trên mái nhà gồm: Hệ thống mái nhà ngược cách nhiệt, giữ nhiệt, mái nhà cây xanh, mái nhà giữ nước. - Kỹ thuật sử dụng nguồn năng lượng tái tạo gồm: ứng dụng năng lượng mặt trời trong đun nước nóng, điều hoà, sưởi ấm. - Kỹ thuật bơm nhiệt gồm: Kỹ thuật bơm nhiệt nguồn nước ngầm, Kỹ thuật bơm nhiệt nguồn nước bề mặt, Kỹ thuật bơm nhiệt nguồn đất bằng hình thức ống được chôn lấp, hệ thống bơm nhiệt nguồn nước phân tán. 1.4. Các công trình kiến trúc xanh độc đáo nhất thế giới Đó là những công trình thân thiện môi trường và tối ưu hóa các tính năng về năng lượng cũng như bảo vệ môi trường. Những công trình kiến trúc phỏng sinh học được đánh giá là tương lai của ngành kiến trúc trong những thế kỷ tới, tiến một bước gần hơn đến với Thế Giới Tự Nhiên. Với sự tính toán về mặt toán học và nghiên cứu về cấu trúc tự nhiên một cách cực kì phức tạp, các kiến trúc sư và kỹ sư nổi tiếng đã xây dựng nên những công trình đáng kinh ngạc gồm 12 công trình sau đây: Tòa nhà Anti-Smog (Pháp) Tòa nhà Anti-Smog được thiết kể bởi kỹ sư tài năng Vincent Callebaut. Callebaut đã miêu tả công trình của mình như là một tòa nhà ăn khói bụi độc hại từ tình trạng giao thông kinh khủng của Paris bằng việc hấp thụ và tái chế khí thải. Bên cạnh đó,tòa nhà Anti-Smog còn khai thác nước mưa từ các vùng xanh trên mái nhà nhằm sử dụng cho toàn bộ tòa nhà.    Tòa nhà Ascent ( Mỹ) Tòa nhà Ascent ở gần cầu Roebling, bang Cincinnati, Mỹ, được xây dựng bởi kiến trúc sư Daniel Libeskind. Phần mái nhà hình trăng lưỡi liềm lấy ý tưởng từ thiên nhiên, và cũng giúp cho những vị khách tham quan tòa nhà có tầm nhìn rộng tới toàn cảnh thành phố. Ark of the Word (Costa Rica) Ark of the world là tòa nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng – Greg Lynn. Dựa trên nền tảng kiến trúc do chính ông tạo dựng “kiến trúc giọt nước” – kiểu nhà dựa trên hình dáng gần giống như các con amip và một số biến thể tự nhiên khác của nó tạo nên các thiết kế nền tảng của các tòa nhà. “Ark of the world” được xây dựng tại khu rừng mưa Costa Rica, nhằm phục vụ cho nghiên cứu sinh thái và giảng dạy. Phần mái của tòa nhà được làm căng ra hết cỡ tạo thành một sân rộng cho những ai thích ngắm cảnh qua khu rừng mưa, còn khu vườn nước theo kiểu cột giúp cho nơi đây luôn mát mẻ. Toà nhà Bionic Tower (Trung Quốc) Tòa nhà được thiết kế bởi các kiến trúc sư Tây Ban Nha và được bắt đầu xây dựng từ năm 1997. Nhưng phải tới năm 2010, tòa nhà mới được hoàn thành. Tòa nhà có chiều cao 1.228 mét và có giá lên đến 14,4 tỷ đôla. Trên thực tế, tòa tháp này là một thành phố đứng thẳng - một thành phố sinh thái. Tòa City Hall (Anh) Tòa nhà được thiết kế bởi công ty của Norman Foster – người tin rằng: “thế giới có thể thay đổi bằng cách thay đổi thiết kế nơi mà chúng ta sống“. Tòa nhà được thiết kế nằm cạnh sông Thames, thuộc khu Southwark của London. Foster coi nó như một viên ngọc treo bên cạnh dòng sông của thành phố. Mục đích chính khi xây dựng tòa nhà là không gây ô nhiễm môi trường, bằng các loại vật liệu bền vững. National Space Centre - Trung tâm không gian quốc gia (Anh) Trung tâm không gian quốc gia của Anh, được thiết kế bởi kiến trúc sư Nicholas Grimshaw, là một trong những công trình kiến trúc phỏng sinh học đầu tiên được xây dựng trên thế giới. Nó được thiết kế chủ yếu với loại thép nhẹ, bao gồm một tòa tháp tên lửa nhằm phục vụ cho mục đích chinh phục không gian. Cách thiết kế giúp cho tòa nhà sử dụng nguyên vật liệu ít nhất để tạo nên một tòa nhà bề thế và vững chắc. Tòa nhà Turing Torso (Thụy Điển) Là tòa nhà cao nhất ở xứ Scandinavia, Turning Torso, được thiết kế bởi kiến trúc sư Santiango Calatrava. Với tổng diện tích xây dựng 12.150m2, Turning Torso được chia thành 9 khối nhà hình ngũ giác, mỗi khối gồm 5 tầng xếp chồng lên nhau. Các khối nhà đều có diện tích bằng nhau nhưng mỗi tầng lại được sắp đặt lệch nhau một góc 1,6 độ xoay theo chiều kim đồng hồ. Với tổng cộng 54 tầng, toàn bộ tòa nhà “tự vặn thân mình” được một góc 90 độ tính từ mặt đất lên đến đỉnh tháp. Đây cũng được coi là biểu tượng của thành phố Malmö. Ban đầu, thiết kế của ông bị chỉ trích dữ dội về tính thực tế, cũng như tuổi thọ công trình, nhưng giờ đây, khi công trình được xây dựng thành công, mọi người chỉ còn biết trầm trồ khen ngợi. Tòa nhà Selfridges Building Selfridges được xây dựng bởi kiến trúc sư Jan Kaplicky. Hoàn thành vào năm 2003, tòa nhà vẫn luôn giữ vị trí số 1 cho kiến trúc về nhà mô phỏng sinh học. Công trình thoạt nhìn trông thật lạ lùng với dáng dấp của “một sinh vật dị thường ngoài hành tinh” và một lớp vỏ gồm 15.000 chiếc đĩa nhôm bao bọc. Dưới tác động của ánh sáng mặt trời, bề ngoài này biến sắc từng phút phản ảnh sự thay đổi thời tiết, ánh sáng hay thậm chí là màu sắc và hình dạng trang phục của khách bộ hành đi ngang qua. Những chiếc đĩa cũng như những tấm kính lồi, biến hóa đầy sinh khí và sống động. Sân bay quốc tế Denver (Mỹ) Là sân bay rộng nhất nước Mỹ và đứng thứ hai trên thế giới sau sân bay quốc tế King Fahd, sân bay quốc tế Denver tọa lạc ở Tây Bắc Denver, Colorado. Kiểu mái vòm của sân bay được phỏng theo vẻ đẹp của dãy núi Rocky, nơi tạc tượng các tổng thống Mỹ           Tòa nhà Urban Catus (Hà Lan) Tòa nhà bao gồm 19 tầng, với kiểu dáng được thiết kế hoàn toàn không theo một quy luật nào trước đây. Những không gian trong công trình sẽ đón nhận nhiều nhất ánh sáng mặt trời tự nhiên. Kiến trúc phỏng sinh học này có hình dáng như một cụm xương rồng. Tòa Jumptown (Mỹ) Tòa nhà Jumptown được xây dựng nhằm mục đích để trở thành tòa nhà xanh ở thành phố Oregon. Các tính năng thân thiện với môi trường của thiết kế này bao gồm năng sử dụng lượng mặt trời, tái chế nước thải và nước mưa, sử dụng vật liệu bền vững. Thiết kế nổi bật của Jumptown là khu vườn độc đáo có điểm xuất phát từ đỉnh tòa nhà chạy dọc xuống như một thác nước xanh. Thiết kế Treescraper Tower Treescraper được thiết kế bởi kiến trúc sư hàng đầu của William McDonough. Tòa nhà chọc trời đã được thiết kế một cách bắt chước sự tăng trưởng và thay đổi của một cái cây. Nước mưa và nước thải được tái chế một cách tương tự theo cơ chế của một cái cây. Chương 2: Kiến trúc xanh cho nhà ở Việt Nam nguyên nhân và các giải pháp nghiên cứu từ kinh nghiệm Trung Quốc. 2.1 Nhà ở truyền thống Việt Nam từ góc nhìn Kiến trúc xanh. 2.1.1 Khái quát về kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam. Ông cha ta đã xử lý kiến trúc truyền thống từ chọn hướng xây dựng ngôi nhà ở, bố cục và tổ chức không gian khuôn viên đến lựa chọn vật liệu xây dựng, đào ao hồ, trồng cây xanh.... phù hợp với điều kiện tự nhiên. Có thể xem kiến trúc dân gian truyền thống là kiến trúc xanh. 2.1.2 Tổng hợp, đánh giá kiến trúc xanh ở Việt Nam. Tại Việt Nam, phát triển kiến trúc xanh hiện chưa được nhà nước đặt thành một chương trình riêng biệt với kế hoạch cụ thể, nhưng nhà nước và cộng đồng đã có những hoạt động và chính sách quan trọng làm cơ sở cho việc phát triển kiến trúc xanh. Về pháp lý đã có: Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12 ngày 28/06/2010, Định hướng chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam được phê duyệt năm 2004, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả (QCXDVN 09:2005). Ngoài ra, Hội đồng công trình xanh Việt Nam đã lập hệ thống đánh giá công trình xanh Lotus. Tuy nhiên, ít công trình thiết kế, xây dựng mới theo các tiêu chí kiến trúc xanh do mức đầu tư ban đầu quá cao so với các công trình thông thường, mục tiêu phát triển kiến trúc xanh ở Việt Nam vẫn còn chưa đạt mức độ mong muốn. 2.2 Nhà ở căn hộ (thấp tầng, cao tầng) từ góc nhìn kiến trúc xanh 2.2.1 Một số đánh giá thực tế về nhà ở Việt Nam hiện tại từ góc nhìn kiến trúc xanh. Do áp lực đô thị hoá, sức ép phát triển kinh tế, hạn chế quỹ đất nên nhà ở thấp tầng đô thị và nông thôn không còn khả năng thích nghi tốt với tự nhiên. Những vật liệu xây dựng công nghiệp không thân thiện với môi trường như xi măng sắt thép, nhôm, nhựa, tôn... trở nên phổ biến, cây xanh ít ỏi. Tuy nhiên cũng đã xuất hiện những công trình đơn lẻ thiết kế hướng về thiên nhiên, đề cao tính sinh thái trong các khu đô thị. Về nhà ở cao tầng, những công trình thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng hầu như chưa có tại Việt Nam do các chủ đầu tư e ngại chi phí xây dựng ban đầu quá cao. 2.2.2 Phân tích, đánh giá về vấn đề sử dụng năng lượng, vật liệu, điều kiện môi trường, tiện nghi trong, ngoài nhà. Với vật liệu xây dựng, có thể thấy vật liệu phổ biến trên thị trường xây dựng hiện nay có một tỷ trọng áp đảo là các vật liệu dạng gạch nung, xi măng và kim loại. Những vật liệu này sản xuất tốn nhiều nhiên liệu hoá thạch, hoá chất, tạo ra khí thải, chất độc hại và bụi hạt, công nghệ lạc hậu, lãng phí năng lượng, nguyên liệu. Vât liệu xanh còn chưa được phổ biến do giá thành cao . Về sử dụng năng lượng, nhận thức về sự cần thiết phải tiết kiệm năng lượng trong người dân khá cao. Các thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo như hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời đã xuất hiện nhiều trong công trình dân dụng. Tuy nhiên, những nhà ở được thiết kế đồng bộ từ theo các tiêu chí của kiến trúc xanh còn rất ít. Cần đẩy mạnh hơn nữa các chương trình khuyến khích phát triển kiến trúc xanh cũng như hoàn thiện hành lang, cơ sở pháp lý để tăng chất lượng môi trường ở và lao động, giảm thiểu các vấn đề về môi trường, an toàn năng lượng. 2.2.3. Kiến trúc xanh và những vấn tồn tại của Việt Nam Về vật liệu xây dựng Vật liệu xây dựng cho mô hình kiến trúc xanh thường có giá thành ban đầu cao vì phải đáp ứng được một số yêu cầu đặc biệt Năng lượng tiêu hao để tạo ra sản phẩm sẽ phải được chọn ở mức thấp nhất.Đây là vấn đề xuất phát từ ý thức của con người nhằm làm giảm tác động lên môi trường., suất đầu tư ban đầu sẽ lớn hơn hẳn với nhà thông thường cùng loại. Năng lượng tiêu hao để vận hành sử dụng toà nhà cũng sẽ được xem xét từ trong quá trình thiết kế. Về khung thể chế và pháp lý Ở Việt Nam, ngày 3/9/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2003/NĐ-CP về việc "Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả" trong đó có đề cập đến vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng. Hưởng ứng Nghị định này Bộ Xây dựng đã có kế hoạch biên soạn Quy chuẩn xây dựng- Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả và Quy chuẩn này đã được ban hành vào tháng 11/2005 (QCXDVN 05: 2005). Đây là văn bản pháp quy kỹ thuật quy định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi thiết kế và sử dụng các thiết bị như thiết bị chiếu sáng, điều hoà không khí, thiết bị đun nước nóng hoặc các thiết bị khác sử dụng nhiều năng lượng trong các công trình thương mại, trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước, nhà ở cao tầng, khách sạn... Ngày 14/4/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 79/2006/QĐ-CP về việc Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Bộ Xây dựng là một trong các Bộ được giao chủ trì thực hiện nội dung "Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qủa trong toà nhà" .Bộ Xây dựng cũng đó ra nhiều tiờu chuẩn như “Nhà ở cao tầng - hướng dẫn thiết kế sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, “Nhà văn phòng - hướng dẫn thiết kế sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”,… Tuy nhiên, chưa có một chế tài cụ thể cho việc khuyến khích các công trình được xây dựng theo mô hình kiến trúc xanh, cũng như các hướng dẫn chi tiết và đồng bộ. Bản thân công trình vốn đã không được sự “hưởng ứng” từ phía các nhà đầu tư (vì suất đầu tư ban đầu khá cao) lại không được khuyến khích và quảng bá một cách thiết thực từ các nhà quản lý xây dựng, từ chính quyền đô thị. Vì thế trong thực tế, các công trình “nhà ở thông minh”, “công trình tiết kiệm năng lượng”… vẫn tồn tại lẻ tẻ dưới dạng một dự án đơn lẻ mà không có bất cứ sự “tuyên dương”, giới thiệu hay quảng bá nào và được ít người biết đến để rút kinh nghiệm và học tập.  Hiểu biết chung về kiến trúc xanh: còn hạn chế Số lượng các tài liệu về kiến trúc xanh lưu hành tại Việt Nam chưa nhiều và chưa được phổ cập rộng rãi. Kiến trúc xanh không có một quy tắc chung mà vấn đề bối cảnh địa phương phải đặt lên hàng đầu, từ đó mới xem xét giải pháp nào là phù hợp, tức là cách ứng dụng nguyên lý thiết kế ở đâu, như thế nào… mới là kết quả cuối cùng cho một mô hình kiến trúc xanh. Một số nghiên cứu của các kiến trúc sư, nhà hoạt động môi trường trong khu vực… cần phải được quảng bá và phổ cập rộng rãi cho những người làm nghề cũng như người sử dụng. Tóm lại, trước khi muốn ứng dụng rộng rãi mô hình kiến trúc xanh trong tiết kiệm năng lượng, chúng ta cần có những bước khảo sát, chuẩn bị, nghiên cứu lý thuyết… để có thể ứng dụng một cách hiệu quả nhất và đặc biệt cần thiết phải đưa ra được một mô hình hợp lý để năng lượng được sử dụng hiệu quả, đảm bảo môi trường phát triển bền vững tại Việt Nam. Chương 3. Những nguyên nhân và giải pháp kiến trúc xanh Trung Quốc có thể áp dụng tại Việt Nam. 3.1. Nguyên nhân gây tổn thất năng lượng cho công trình đang vận hành tại Việt Nam Hệ thống điều hòa không khí và vỏ bọc công trình. Biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến nghiêm trọng. Nhận thức của xã hội về kiến trúc xanh còn hạn chế. Hầu hết các công trình mới hoặc cải tạo lại đều có xu hướng thiết kế sử dụng diện tích quá lớn nhưng chưa sử dụng các giải pháp cơ bản hạn chế bức xạ Hệ thống điều hòa không khí đang sử dụng vẫn chỉ là những thiết bị hiệu suất thấp và trung bình, chưa ứng dụng các thiết bị mới tích trữ lạnh, máy lạnh hấp thụ, bơm nhiệt, chưa tận dụng thông gió tự nhiên... Việc lắp đặt và sử dụng chưa hợp lý là nguyên nhân gây tiêu hao nhiều năng lượng Khái niệm công trình xanh hiện vẫn còn rất xa lạ với người dân Việt Nam, chủ đầu tư chưa có sự hiểu biết và quan tâm đến vấn đề này mà chỉ quan tâm đến kinh phí và thẩm mỹ khi xây dựng công trình. Bên cạnh đó, theo ông Trung, chi phí cho xây dựng công trình xanh cao hơn khoảng 50-100% so với công trình bình thường, chi phí này tại Pháp là 20 – 30%. Trước những khó khăn đó, các kiến trúc sư tại Việt Nam không có kinh nghiệm trong việc thiết kế công trình xanh bởi không có điều kiện để thực hành. 3.2. Đánh giá những đặc điểm tương đồng về địa lý, khí hậu, môi trường của Việt Nam và Trung Quốc. Hai nước có nhiều nét tương đồng về khí hậu, đặc biệt là khí hậu phía Nam của Trung Quốc và các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Hệ thống đánh giá kiến trúc xanh của Trung Quốc tương đối hoàn thiện, nhưng do giai đoạn phát triển, trình độ kỹ thuật kinh tế, tình hình tài nguyên, tiêu chuẩn pháp quy, hiện trạng phát triển không giống nhau, nên không thể sao chép hệ thống đánh giá của Trung Quốc. Cần dựa trên nền tảng phân tích khoa học, nghiên cứu đầy đủ để xây dựng hệ thống đánh giá kiến trúc xanh tại Việt Nam. 3.2 Những giải pháp kiến trúc, công nghệ xanh cho nhà ở Việt Nam có khả năng tiếp cận từ kinh nghiệm Trung Quốc. 3.2.1 Quy hoạch, hình dạng và hướng nhà.  Lợi dụng địa hình, hướng nhà chủ yếu theo hướng Bắc –Nam, phï hîp víi giã chñ ®¹o mïa hÌ t¹i ®Þa ph­¬ng (h­íng §«ng Nam), mÆt §«ng B¾c thiết kế kín ng¨n giã §«ng B¾c mïa ®«ng, phía Tây có giải pháp thiết kế ngăn sự bức xạ mặt trời lớn nhất vào mùa hè. Quy hoạch cây xanh và nhà ở đồng bộ, phát huy tác động của khu vực cay xanh víi th«ng giã tù nhiªn, che nắng, phßng hé c¸ch ly, cảnh quan. Tiến hành thiết kế theo hướng tối ưu hóa¸ tiêu thụ năng lượng.Trong thiết kế bè trÝ h­íng vµ kho¶ng c¸ch gi÷a kiÕn tróc, sö dông hÖ sè h×nh thÓ vµ tû lÖ t­êng cöa sæ hîp lý, tr¸nh sö dông cöa sæ to kÐo dµi ®Õn mÆt ®Êt. Thiết kế kiến trúc và cấu tạo dùng biện pháp định hướng khí lưu, thúc đẩy thông gió tự nhiên, tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên, tích cực sử dụng năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt. 3.2.2 Tổ chức không gian trong nhà và môi trường nội thất. Tập trung các khu cầu thang, vệ sinh đặt ở hướng xấu của công trình, tầng một để thoáng cho gió qua tầng một hút lên các giếng trời tạo thông gió tự nhiên theo trục đứng. Hạn chế tia nắng trực tiếp, dùng ánh sáng gián tiếp cho nội thất. Đưa cây xanh vào trong nhà, trên mặt nhà và trên mái nhà. C¸ch ©m cho t­êng ng¨n b»ng c¸ch sö dông g¹ch rçng t©m mËt ®é cao ë mÆt ngoµi. 3.2.3 Môi trường ngoài nhà. Trong qu¸ tr×nh thi c«ng, cè g¾ng duy tr× ®Þa h×nh ®Þa m¹o khu vùc, gi¶m khèi l­îng thi c«ng, tr¸nh ph¸ ho¹i c¶nh quan m«i tr­êng sinh th¸i vèn cã, tr¸nh ph¸ ho¹i m«i tr­êng ®Êt. ThiÕt kÕ hÖ thèng tho¸t, thu thËp n­íc m­a ®Ó dïng trong röa ®­êng, t­íi c©y. 3.2.4 Vật liệu. Sö dông vËt liÖu xanh, t¸i sö dông vËt liÖu c«ng nghiÖp. Ứng dông s¶n phÈm t¸i sinh, tiÕt kiÖm tµi nguyªn vµ khèng chÕ tèt « nhiÔm m«i tr­êng. 3.2.5 Cấu tạo. Cần t¨ng c­êng ®é dµy cña vËt liÖu gi÷ nhiÖt. TÊt c¶ kÝnh cöa sæ ®Òu sö dông kÝnh gi÷ nhiÖt, lµm Êm, gi¶m thiÓu khóc x¹ mÆt trêi vµ c¸ch ©m. 3.2.6 Công nghệ mới. Sử dụng hệ thống nước nóng sinh hoạt cung cấp bằng năng lượng mặt trời, hệ thống sưởi ấm năng lượng mặt trời. Chương 1: Sử dụng tài nguyên và ứng xử với địa điểm. Lựa chọn địa điểm xây dựng: Khu đất xây dựng không gần các nguồn ô nhiễm, khu vực dễ bị tác động thiên tai. Khoảng cách giữa công trình mới và cũ nên đạt tối thiểu 18m. Sử dụng đất và ứng xử với môi trường tự nhiên ngoài nhà: Khi xây dựng công trình tránh phá hoại cấu trúc tự nhiên của khu vực, tiết kiệm đất, tránh phát sinh rác thải, chất ô nhiễm. Cần phục hồi các yếu tố tự nhiên sau khi hoàn thành xây dựng. Quy mô sử dụng đất căn cứ vào loại hình, tầng cao của nhà. Đất dành cho cây xanh không dưới 30% tổng diện tích. Mật độ xây dựng, kể cả sân đường, bãi đỗ xe không quá 55% tổng diện tích. 1.3 Khai thác nguồn nước, sử dụng nguồn nước phục vụ công trình. Sử dụng nước tiết kiệm, tỷ trọng các nguồn nước phi truyền thống đạt ít nhất 10% tổng lượng nước dùng hàng ngày. Hạn chế khai thác nước ngầm, tránh gây ô nhiễm nguồn nước. Tiết kiệm nước bằng thiết bị cũng như quản lý sử dụng để lượng nước rò rỉ hao phí thấp hơn 2% tổng lượng nước sử dụng. Chương 2: Cây xanh trong giải pháp thiết kế. 2.1 Cây xanh trong quy hoạch: Trong khu ở, cây xanh cần được quy hoạch làm 3 thành phần vành đai, công viên vườn hoa và đường phố. Chỉ tiêu như sau: Bảng 2.1: Chỉ tiêu cây xanh trong quy hoạch Lo¹i ®« thÞ Quy m« d©n sè (ng­êi) Tiªu chuÈn (m2/ng­êi) §Æc biÖt > 1.500.000 12-15 I vµ II từ 250.000 - 1.500.000 10-12 III vµ IV từ 50.000 - 250.000 9-11 V từ 4.000 - 50.000 8-10 Giải pháp bố trí cây xanh đảm bảo các yêu cầu dẫn gió, chống ồn, chống bụi, cải thiện vi khí hậu trang trí, tạo cảnh quan. Chọn cây dễ trồng, dễ thích nghi, chịu gió bão tốt, ít rụng lá, không dẫn dụ côn trùng có hại.... 2.2 Cây xanh trong công trình: Thiết kế cây xanh trong công trình theo nguyên tắc làm mát, chắn năng mùa hè, cản gió lạnh mùa đông. Trong nhà thấp tầng không bố trí cây chắn gió hướng nam, rào cây hướng đó chỉ cao tối đa 0,7m, có thể trồng cây leo tường, trên mái để làm mát. Trong nhà chung cư cao tầng sử dụng cây xanh làm bộ lọc khí hậu của nhà bằng vườn trời, cây leo kết hợp với kết cấu chắn nắng, trồng cây trên mái. Chương 3.Thiết kế tiết kiệm năng lượng. 3.1. Thiết kế thông gió tự nhiên: 3.1.1 Mục đích của tổ chức thông gió tự nhiên cho công trình nhà ở: Nhằm giảm tiêu thụ năng lượng cho thiết bị thông gió, làm mát nhà ở. 3.1.2 Sự hình thành gió tự nhiên trong nhà: Do phân bố áp lực khí động không đều trên các mặt nhà, chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng nội và ngoại thất. 3.1.3 Các kiểu thông gió tự nhiên: Thông gió chéo, thông gió 1 mặt, thông gió nhờ hiệu ứng ống khói. 3.1.4 Mối quan hệ giữa góc gió thổi, kích thước và hình dạng công trình với trường gió chịu chi phối bởi các mối quan hệ: Chiều cao nhà và trường gió, Chiều dài nhà và trường gió,Chiều dày nhà và trường gió, Các kiểu mặt bằng và góc gió thổi tới trường gió 3.1.5 Các hiệu ứng gió cạnh công trình: - Hiệu ứng xoáy xuống - Hiệu ứng góc - Hiệu ứng xoáy lên - Hiệu ứng khe hở 3.1.6 Tổ chức thông gió tự nhiên trong quy hoạch tiểu khu xây dựng Mặt bằng có các kiểu bố trí: song song, cài răng lược, giật khấc. Dùng mạng giao thông để thông gió bằng cách đặt đường chính theo hướng gió. Lợi dụng địa hình để thông gió bằng cách bố trí công trình trên sườn dốc đón gió mát mùa hè và khuất gió mùa đông, có thể cải tạo, đào đắp địa hình để hỗ trợ. Mặt nước có thể làm độ gió thổi mùa hè giảm đi 10oC khi thổi qua, khu vực làm mát hiệu quả đạt đến 400m từ mép nước. Cây xanh có thể sử dụng làm đổi hướng gió và chắn gió trong quy hoạch. Bố trí nhà cao thấp hợp lý sẽ làm khả năng thông gió toàn khu có hiệu quả tốt. 3.1.7 Tổ chức thông gió tự nhiên trong công trình nhà ở Đối với nhà thấp tầng riêng lẻ nên bố trí hướng, sân, cây xanh, hồ ao chắn được gió lạnh mùa đông, đón được gió mát mùa hè. Trong nhà bố trí các phòng chính đầu hướng gió mát, các phòng phụ chắn gió lạnh mùa đông, thiết kế tạo hiệu quả phối hợp thông gió xuyên phòng và ống khói. Kết hợp việc mở cửa, tổ chức giếng trời với hành lang để thông gió trong nhà. Hình 2.2: Giải pháp lõi sinh thái Hình 2.1: Giải pháp tổ chức mặt bằng tổng thể Đối với nhà chung cư, kết hợp các giải pháp tổ chức mặt bằng căn hộ, sảnh, hành lang, ô hút gió, giếng trời để thông gió. Trong căn hộ ưu tiên hướng gió tốt cho phòng khách , sinh hoạt chung, khu phụ ở cuối hướng gió mát. Có thể làm căn hộ thông tầng để khai thác thông gió chiều đứng. Hình khối, không gian nhà chung cư cao tầng có thể tổ chức dạng giật bậc hoặc lõi sinh thái để đạt hiệu quả cao về thông gió tự nhiên. 3.2 Thiết kế chiếu sáng tự nhiên và chắn nắng. 3.2.1 Giải pháp thiết kế lấy sáng từ cửa và các khoang mở trên tường. Thiết kế chiếu sáng tự nhiên trong nhà cần kết hợp khe lấy sáng và khoảng mở trên tường với cửa để tạo hiệu quả chiếu sáng tốt, tận dụng nguồn sáng tự nhiên. 3.2.2 Thiết kế che nắng cho nhà ở Có nhiều dạng kết cấu che nắng thích hợp cho từng điều kiện . Kết cấu che nắng ngang thích hợp khi mặt trời ở vị trí cao. Để tăng hiệu quả, tấm có thể xếp thành chớp nghiêng, dùng các dạng mặt cắt chữ Z, chữ U, hình thoi và tấm di động quay được. Kết cấu che nắng đứng thích hợp khi mặt trời thấp và mặt nhà hướng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc. Có thể dùng tấm vuông góc, chếch hay di động. Kết cấu che nắng hỗn hợp hoặc quay sẽ tạo linh hoạt cho giải pháp che nắng. Có thể bố trí che tán xạ tao thẩm mỹ cùng với hiệu quả chắn nắng. 3.3. Thiết kế sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và phi truyền thống trong nhà ở 3.3.1 Hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời Năng lượng mặt trời được sử dụng dưới 2 dạng chính: Nhiệt năng và Quang năng. Dạng quang năng dùng pin mặt trời chưa phổ biến vì giá thành thiết bị cao và hiệu suất thấp. Hiện trong thực tế người ta sử dụng điện năng chủ yếu dạng Nhiệt năng, phổ biến nhất là thiết bị đun nước nóng. Công nghệ đun nước nóng dùng năng lượng mặt trời gồm 5 dạng chính: Bình nước nóng năng lượng mặt trời tích hợp, Bình nước nóng năng lượng mặt trời tách rời, Bình nước nóng năng lượng mặt trời áp lực, Bình đun nước nóng năng lượng mặt trời tấm phẳng, Bình đun nước nóng năng lượng mặt trời dạng ống chân không. 3.3.2 Hệ thống cung cấp khí đốt từ chất thải sinh học (biogas) Biogas là dạng khí sinh học, được tạo ra từ quá trình phân huỷ những chất thải của người và động vật trong điều kiện hầm kín. Sử dụng biogas có lợi cho môi trường và kinh tế gia đình nhờ giúp xử lý phần lớn chất thải chăn nuôi, ít thải khí CO2, sản xuất rẻ tiền. Bể biogas có thể xây gạch bằng công nghệ truyền thống hoặc mua bể composite bán sẵn trên thị trường, việc xây dựng và lắp đặt đơn giản, có thể dùng phần lớn vật liệu và nhân công tại chỗ. Chương 4: Sử dụng vật liệu 4.1. Các vấn đề chung 4.1.1. Tính năng các vật liệu thông thường: Bê tông Sản xuất và sử dụng bê tông thông thường tạo ra nguy cơ ô nhiễm bụi hạt và CO2 cao. Theo quan điểm kiến trúc xanh phải dùng vật liệu thay thế xi măng để sản xuất bê tông nhẹ, thân thiện với môi trường. Các vật liệu thay thế gồm : tro núi lửa, keramzit, xỉ lò cao, các loại sợi chuyên dụng... Mỗi loại bê tông nhẹ có đặc điểm riêng tuỳ theo vật liệu thay thế, tuy nhiên chúng có chung tính năng nhẹ, cách âm, cách nhiệt phù hợp với xây dựng nhà ở giúp bảo vệ môi trường, tiết kiệm vật liệu và tạo điều kiện tiện nghi nội thất tốt. 4.1.2 Kim loại- Thép Thép là vật liệu phát thải nhiều ra môi trường do khi sản xuất, công nghệ luyện thép sử dụng nhiều hóa chất có hại cho môi trường và tiêu tốn nhiều năng lượng cũng như phát thải một lượng lớn dioxide carbon Khi sử dụng vật liệu thép trong kiến trúc xanh cần: tiết chế việc sử dụng thép trong công trình xây dựng, nên dùng các cấu kiện thép hợp kim trọng lượng nhẹ dễ bảo dưỡng, sử dụng các cấu kiện tiền chế, có khả năng tái sử dụng, thiết kế liên kết dạng vít để giảm sử dụng que hàn, điện. 4.1.3 Gỗ Dùng gỗ theo quan điểm kiến trúc xanh là sử dụng gỗ từ rừng trồng, lấy lượng CO2 được cây hấp thụ do quá trình sinh trưởng của rừng trồng bù đắp lượng CO2 tiêu thụ trong sản xuất, xử lý vật liệu gỗ. Gỗ rừng trồng chất lượng kém gỗ tự nhiên nên thường phải dùng dưới dạng ván công nghiệp ép theo công nghệ gia nhiệt hoặc không gia nhiệt. Cần khuyến khích các vật liệu gỗ ép không gia nhiệt để hạn chế ô nhiễm từ quá trình sản xuất vật liệu. Tuỳ thuộc vào kích thước sợi gỗ mà người ta phân ra ván dán, ván dăm, ván sợi. Ván sợi đang ngày càng phát triển mạnh vì có nhiều tính năng gần gỗ tự nhiên. Ván sợi keo hữu cơ gọi là MDF (Medium Density Fiberboard) được dùng làm khung và cánh cửa, ốp tường, lát sàn, vách ngăn trong nhà. Loại ván sợi keo xi măng gọi là ván xi măng sợi – FCB (Fiber Cement Board) được dùng ốp tường, ốp trần, vách ngăn, lát sàn trong và ngoài nhà. 4.1.4 Kính Sử dụng vật liệu kính cần tránh làm hao phí năng lượng sưởi ấm, làm mát cũng như tác động bất lợi từ môi trường khí hậu bên ngoài vào nhà. Ngoài kính phản quang, kính dán, trong kiến trúc xanh có thể dùng: Kính bảo ôn, gồm nhiều lớp, giữa có khí trơ,cách âm cách nhiệt tốt; Gạch kính, là hộp thuỷ tinh rỗng khuyếch tán ánh sáng, giảm chói; Kính low-e, mặt phủ kim loại hoặc ô xít kim loại cản bức xạ sóng dài của mặt trời giảm được 25-49% nhiệt lượng vào nhà mùa hè, chống mất nhiệt mùa đông. Kính low-e cao cấp có 2 loại phủ cứng và phủ mềm. 4.1.5 Tre Sản phẩm từ tre ít tác động lên môi trường cả trong khi sử dụng lẫn khi thải loại, tốc độ tăng trưởng nhanh (<7 năm), giữ đất khỏi bị xói mòn, sản sinh lượng khí ôxy nhiều hơn gỗ 35%, hấp thụ gấp 4 lần khí dioxid carbon.Tre có độ co ngót lớn, nhạy cảm với biến thiên độ ẩm, dễ bị côn trùng, nấm mốc, dễ cháy, vì vậy, trong xây dựng tre phải qua xử lý theo dạng chẻ nhỏ, ép khối nhiều lớp dạng ép nghiêng hoặc ép ngang . Tre ép tạo ra vật liệu mới cứng hơn gỗ 25% và độ đàn hồi tốt hơn. 4.1.6 Tấm lợp • Tấm lợp thông dụng Vật liệu lợp thông dụng trong xây dựng nhà ở hiện nay có nhiều nhược điểm, để khắc phục, người ta sử dụng vật liệu hỗ trợ cách âm cách nhiệt gồm: - Túi khí cách nhiệt: cấu tạo bởi lớp nhôm nguyên chất phủ lên tấm nhựa tổng hợp chứa các túi khí, là loại vật liệu an toàn và thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng. - Bông thủy tinh cách nhiệt và bông khoáng : hấp thụ nhiệt bức xạ và ngăn truyền nhiệt, khúc xạ nhiệt, cách âm, giảm thiểu độ ồn khi trời mưa. • Tấm lợp sinh thái - Tấm lợp sinh thái chế tạo từ sợi hữu cơ tổng hợp và nhựa Bitum được xử lý dưới nhiệt độ, áp suất cao nên nhẹ, không độc hại, tính năng cơ lý tốt. - Tấm lợp sinh thái acrylic sản xuất từ cellulose, chất chống thấm asphalt và acrylic, có khả năng chống thấm nước và phản xạ bức xạ nhiệt tới 98%. - Tấm lợp sinh thái lấy sáng làm bằng polyester gia cường sợi thuỷ tinh : làm bằng sợi thủy tinh kết hợp với polyester cho ánh sáng xuyên qua từ 60% tới 85% ,có khả năng tự làm sạch và có chất chống tia cực tím. 4.2. Sử dụng vật liệu trong thiết kế bao che: Đối với tuờng đặc có các giải pháp sau : cấu tạo bằng 2 hoặc nhiều lớp vật liệu không đồng chất, cấu tạo bằng 2 lớp có lớp không khí không thông gió và 2 lớp có lớp không khí lưu thông. Đối với tường kính có thể dùng: kính hút nhiệt, kính phản quang, kính dán nhiều lớp, hộp kính, gạch kính, kính rỗng, kính cản nhiệt. Tránh sử dụng tường kính cho những nhà đóng kín. Giảm bức xạ mặt trời trực tiếp lên kính bằng cách tránh hướng, tạo tường giật lồi lõm, vát nghiêng, hoặc che nắng cho kính bằng kết cấu, cây leo, tường nước. 4.3 Giải pháp sử dụng vật liệu cho cửa, mái: 4.3.1 Chọn hướng mở cửa sổ Mở cửa tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào các cửa kính. Diện tích cửa sổ so với diện tích sàn phải <25% với hướng Đông và Tây, <30% với hướng Nam và Bắc. 4.3.2 Hạn chế môi trường truyền dẫn nhiệt qua cửa sổ Giải pháp khả thi nhất để hạn chế truyền nhiệt qua cửa sổ là dùng cửa 2 lớp (tiết kiệm tới 3 lần năng lượng làm ấm) và dùng tấm dán cách nhiệt (giảm 80% sức nóng của ánh sáng mặt trời loại bỏ tới 99% tia cực tím). 4.3.3 Truyền nhiệt đối lưu gió qua cửa sổ Bố trí cửa hợp lý có thể giúp tăng đối lưu gió trong phòng 4.3.4 Truyền nhiệt bức xạ Để chống truyền nhiệt bức xạ tốt nhất, người ta sử dụng vât liệu cách nhiệt cho cửa sổ bằng màng nhôm phát xạ thấp, phản xạ cao ngăn chặn 95%-97% năng lượng bức xạ đập vào bề mặt nó. Chương 5: Giải pháp giảm trừ ô nhiễm môi trường 5.1. Giảm trừ rác thải trong sinh hoạt, vận hành, sử dụng công trình 5.1.1 Hệ thống thu gom rác thải a.Hệ thống thu gom rác trong nhà cao tầng: • Hệ thống thu gom rác bằng Inox: lắp ghép đơn giản, chống ăn mòn tốt, độ ồn và giá thành cao. • Hệ thống thu gom rác bằng ống bê tông: Thi công phức tạp và thời gian thi công lâu, trọng lượng lớn, nhưng tuổi thọ của hệ thống rất cao. • Hệ thống thu gom rác bằng sợi thuỷ tinh:  Cấu tạo từ các ống sợi thuỷ tinh rất bền, thành ống dầy đặc từ 12-20mm do đó giảm thiểu tiếng ồn do các vật thể gây ra. • Hệ thống thu gom rác của nhà cao tầng bằng ống FRP (Composite): Kết hợp vật liệu nhựa polyme không no, cốt sợi thuỷ tinh, cát thạch anh và các phụ gia khác khắc phục nhược điểm của các loại ống thông thường. • Hệ thống thu dẫn rác cho nhà cao tầng được chế tạo bằng vật liệu Polyme Composite (E-PC): làm bằng nhựa Polyme không no gia cường bằng sợi thuỷ tinh.. b.Hệ thống thu gom rác trong khu đô thị: Rác được chuyển trực tiếp từ nơi chứa tạm thời đến điểm xử lý (nếu khoảng cách đến bãi rác gần). Khi nơi xử lý cách xa khu đô thị thì có thể thành lập các điểm trung chuyển sau đó dùng các phương tiện có công suất lớn chuyển rác đến nơi xử lý. Những phương pháp xử lý chính là tái chế, đốt, chôn lấp, làm phân rác. c.Hệ thống thu gom rác trong nhà ở gia đình: Máy thu gom - hủy rác được đặt bên dưới bồn rửa chén (bát).Thực phẩm thừa được nghiền nác thành những hạt li ti lơ lửng thoát theo hệ thống nước.  5.2 Giảm trừ ô nhiễm bằng giải pháp thiết kế hệ thống thoát nước thải: 5.2.1 Nguyên tắc thiết kế: - Thoát nước phải phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch thoát nước toàn lưu vực và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác. - Thoát nước phải phù hợp với các điều kiện từng vùng, áp dụng công nghệ thích hợp và khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại. - Thoát nước phải phục vụ tốt dân sinh, cải thiện điều kiện sinh hoạt nhân dân; bảo vệ được môi trường, cảnh quan, sinh thái. - Thực hiện xã hội hoá công tác thoát nước đô thị. 5.2.2 Giải pháp: a.Hệ thống vệ sinh chi phí thấp, phân tán: Hệ thống vệ sinh phân tán bao gồm - Xử lý sơ bộ hay bậc 1 trong các công trình xử lý nước thải cơ học và sinh học kỵ khí như song chắn rác, bể tách dầu mỡ, các loại bể tự hoại, bể Biogas. - Xử lý bậc 2 và bậc 3 bằng phương pháp sinh học kỵ khí kết hợp hiếu khí trong điều kiện tự nhiên: bãi lọc ngầm, bãi lọc ngầm tự nhiên, hồ sinh học... b.Thiết kế, sử dụng bể tự hoại tại các nước trên thế giới: • Hệ thống xử lý nước thải tại chỗ Joukasou(JKS) - Nhật Bản • Hệ thống xử lý nước thải Biokube - Đan Mạch • Hệ thống làm sạch nước thải Norweco • Hệ thống xử bậc 2 nước thải sinh hoạt Bionest – Canada 5.2.3 Thiết kế, sử dụng bể tự hoại thực tế ở Việt Nam: • Mô hình thùng làm sạch (TLS) nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ kiểu Joukasou (Nhật Bản) trong điều kiện Việt Nam: Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn loại A-TCVN 5945-2005. Thiết bị nhỏ gọn, phải bảo dưỡng ít nhất 4 tháng một lần, hút bùn một năm một lần, yêu cầu phải có thiết bị cơ điện. • Bể tự hoại cải tiến với các vách ngăn mỏng dòng hướng lên và ngăn lọc kỵ khí (BAST và BASTAF): Giải pháp cải tiến hiệu quả của bể tự hoại truyền thống, bằng việc bổ sung vào bể các vách ngăn mỏng, hướng dòng chảy thẳng đứng trong bể. Hiệu xuất cao hơn bể truyền thống, nhưng giá thành cao hơn 20-30%, khó hút bùn. • Bể tự hoại kiểu mới (Tác giả Hoàng Đức Thảo-công ty thoát nước đô thị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu): Bể được làm từ cấu kiện bê tông đúc sẵn, có 1 hoặc 2 ngăn xử lý (tuỳ theo yêu cầu). Làm từ bê tông đúc sẵn, lắp đặt nhanh gọn, tuổi thọ cao hơn bể xây bằng gạch, chống ăn mòn, xâm thực. • Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt ECO-AEROBIC: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt ECO-AEROBIC ứng dụng quá trình bùn hoạt tính thông khí kéo dài và quá trình cấp khí cưỡng bức để oxy hóa chất hữu cơ hòa tan và lơ lửng. 5.2.4 Bãi lọc ngầm Là sơ đồ xử lý nước thải phân tán phổ biến ở những vùng có mật độ dân cư thưa, các hộ gia đình có diện tích đất vườn, ruộng lớn. Bãi lọc ngầm đóng vai trò như một bể lọc sinh học, nơi các vi khuẩn hiếu khí đóng vai trò chủ đạo để xử lý nước thải. Cần lưu ý đáy bãi lọc ngầm phải cách mực nước ngầm cao nhất không dưới 60cm (đối với nền đất sét) và 1,5m (đối với nền đất cát). • Bãi lọc trồng cây (constructed wetland – CW): xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường. Sinh khối thực vật, bùn phân huỷ, nước thải sau xử lý từ bãi lọc trồng cây còn có giá trị kinh tế. Bãi lọc trồng cây gồm bãi lọc ngập nước và bãi lọc ngầm có trồng cây, trong đó loại thứ hai sử dụng để xử lý nước thải sau bể tự hoại, còn loại bãi lọc trồng cây thứ nhất để xử lý triệt để hay xử lý bổ sung nước thải, khi có điều kiện về diện tích và khoảng cách ly. 5.2.5 Hồ sinh học: Có sẵn trong tự nhiên hoặc nhân tạo, lắng cặn, phân huỷ chất bẩn trong nước thải nhờ hệ sinh thái trong ao, hồ, vi khuẩn và tảo. Chuỗi hồ sinh học kinh điển là: hồ kỵ khí, hồ hiếu khí, trong đó hồ tuỳ tiện là phổ biến nhất. Hồ sinh học chi phí thấp, đơn giản, thời gian nạo vét bùn dài, nhưng yêu cầu diện tích rộng, có thể gây hiện tượng phú dưỡng do tảo, ô nhiễm nước ngầm khi không có lót chống thấm, có mùi nếu thiết kế và hoạt động sai. 5.2.6 Giải pháp thu gom, vận chuyển nước thải phân tán: Khu vực thoát nước được chia thành các lưu vực nhỏ để tránh các tuyến cống dài, tránh các trạm bơm chuyển bậc theo các mô hình sau: Hệ thống thoát nước chung, với các cống thoát nước thải chung với nước mưa, các giếng tràn tách nước mưa để xả một phần nước mưa và nước thải đã pha loãng ra nguồn. Hệ thống thoát nước riêng, có thể áp dụng mạng lưới thoát nước giản lược, với các ống thoát nước nhỏ, chôn nông, chạy qua sân sau hay dọc vỉa hè để giảm chi phí xây dựng. Hệ thống thoát nước với bể tự hoại và mạng lưới thoát nước thải đã tách cặn, dẫn đến trạm xử lý nước thải. 5.2.7 Tái sử dụng nước thải và phân trong nông nghiệp: Nước thải sau xử lý phù hợp để tưới sẽ giảm nhu cầu phân bón và hạn chế ô nhiễm môi trường. Thực hiện đồng thời: xử lý nước thải bằng công nghệ chi phí thấp nhưng hiệu quả xử lý vi sinh cao, quy hoạch khu vực tưới; thực hành an toàn vệ sinh lao động và vệ sinh cá nhân. 5.3 Giảm trừ ô nhiễm bằng giải pháp tạo hình kiến trúc và trang trí nội thất đơn giản. 5.3.1 Yêu cầu chung: - Thông gió và chiếu sáng tự nhiên mùa nóng,che chắn gió vào mùa lạnh. - Có biện pháp làm mát tốt nhất cho công trình - Tránh các vùng không khí tù đọng. - Đáp ứng hợp lý các yêu cầu sử dụng, thẩm mỹ - Đảm bảo thông gió, chiếu sáng tự nhiên tiếp cận thiên nhiên tốt nhất. - Không gian phụ, thoáng đãng, vệ sinh, tiết kiệm đường ống,năng lượng. 5.3.2 Giải pháp đối với nhà ở thấp tầng: a. Nhà ở nông thôn: - Tổ chức không gian theo kiểu truyền thống: nhà + sân + vườn + ao. Các công trình chính, phụ hoà trong cây xanh, quay hướng Nam hoặc Đông Nam tránh gió bão, đón gió mát. Ao ở chỗ thấp nhất, đầu gió, đất vườn, sân công trình phụ nhà chính cao dần đón gió mát và tránh được môi trường ẩm . b. Nhà ở chia lô đô thị: Tận dụng mặt tiền đưa ánh sáng và gió vào công trình. Sử dụng giải pháp: cửa 2 lớp,bố trí ban công làm không gian đệm,thông gió bằng sân trong. c. Nhà ở biệt thự: - Mật độ xây dựng chỉ nên chiếm 20-30%, còn lại là vườn cây, mặt nước, khoảng lùi ít nhất từ 5-6m. Hàng rào nhà không cao quá 2,2m để thông gió tự nhiên. 5.3.3 Giải pháp đối với nhà ở cao tầng: a. Bố cục tổng mặt bằng: Các khối phục vụ đặt ở hai đầu Đông – Tây, có thể tiết kiệm được 20% năng lượng làm mát. Phân bố hợp lý cây xanh, sân vườn để không ngăn gió và che nắng hướng Tây, tạo khoảng thoáng phía Nam, Đông Nam. b. Các dạng tổ chức mặt bằng, hình khối chung: • Kiểu nhà tháp: Bị hạn chế về chiếu sáng và thông gió, cần làm sân trong hoặc giếng trời để kết hợp thông gió xuyên phòng với thông gió thẳng đứng. • Kiểu nhà tấm: Căn hộ có thể tiếp cận thiên nhiên từ hai hướng, có điều kiện tổ chức thông gió xuyên phòng. c. Tổ chức các bộ phận chức năng trên mặt bằng: Tạo khe thông gió đưa ánh sáng tiếp xúc với các bộ phận chức năng trong căn hộ, kết hợp lô gia và cây xanh. Bố trí khu vệ sinh, hệ thống kỹ thuật và lô gia phục vụ, chỗ phơi quần áo ra quanh khe thông gió-lấy sáng . Bố trí khối phục vụ như một khu vực đệm chắn nắng, chống gió lạnh cho các khu phòng ở. Thông gió thẳng đứng bằng sân trong, lõi sinh thái như một đường ống thông gió tự nhiên, kết hợp bỏ trống 1 số tầng. Sử dụng không gian đệm như hiên, lô gia, tường kép để tạo vỏ lọc khí hậu. d. Giải pháp tạo hình mặt đứng: - Sử dụng vật liệu bao che cách nhiệt, tạo cảnh quan mặt đứng bằng cây xanh trồng theo từng tầng nhà hoặc bao phủ dọc theo suốt chiều đứng công trình, trên mái tạo lớp vỏ ngăn bức xạ mặt trời.Tạo nhiều góc cạnh trên mặt đứng để tránh nắng, thông gió, tiếp xúc thiên nhiên là tối đa cho toàn toà nhà e. Thiết kế không gian căn hộ: - Phân khu ngày và đêm, tiết kiệm năng lượng sử dụng, đảm bảo tất cả các không gian chức năng tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên. Dùng hành lang, cầu thang dẫn gió và ánh sáng tự nhiên cho các căn hộ. g. Trang trí nội thất đơn giản: - Khi bố trí nội thất giảm thiểu ô nhiễm, không nên để quá nhiều đồ đạc, cần có không khí tươi, gió, ánh nắng, độ ồn thích hợp, nếu phòng kín, cần đảm bảo khối tích không khí: người lớn >32m3/ng, trẻ em >15m3/ng. - Màu sắc kiến trúc không gây ức chế tâm lý. Chọn đồ đạc đơn giản, bề mặt gọn, tránh hấp thụ nhiệt trong phòng. Cần cân bằng giữa ánh sáng tự nhiên bên ngoài và ánh sáng đèn bên trong, giảm thiểu nguồn năng lượng nhân tạo. C. KẾT LUẬN Mỗi vùng lãnh thổ, quốc gia đều có những đặc điểm riêng về điều kiện thời tiết, khí hậu. Quan điểm về “Kiến trúc xanh” đang là hướng đi cho các công trình xây dựng với việc áp dụng các nguyên tắc thiết kế sinh khí hậu, bảo tồn năng lượng và vật liệu, lựa chọn thiết bị dùng năng lượng hiệu quả để cung cấp dịch vụ cho công trình, dùng năng lượng sạch và tái tạo được áp dụng các phương pháp quản lý nước và chất phế thải. Trong lúc hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu tới môi trường bên ngoài, cải thiện môi trường sống bên trong, các công trình xanh cũng sẽ cung cấp tiện nghi tốt hơn cho người sử dụng, nâng cao năng suất, giảm giá thành hoạt động và bảo trì v.v… “Ngôi nhà xanh” trong từng điều kiện môi trường, cơ sở vật chất cụ thể sẽ được tính toán để xây dựng sao cho hợp lý nhất. Trung Quốc đã ban hành “Tiêu chuẩn đánh giá kiến trúc xanh”. Năm 2003, khi bắt đầu thực hiện kế hoạch thiết kế và xây dựng công trình Thế vận hội Olympic 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã ban hành Hệ thống đánh giá công trình xây dựng Olympic xanh (GOBAS – Green Olympic Building Assessment System) dùng để chọn lựa và thẩm duyệt thiết kế các công trình Olympic 2008 tại Bắc Kinh, bao gồm cả khu nhà ở, khách sạn phục vụ Olympic. Năm tiêu chí của công trình xây dựng xanh của Trung Quốc là: Tiết kiệm đất và bảo vệ môi trường ngoài nhà, Tiết kiệm năng lượng và tận dụng tài nguyên, Tiết kiệm nước và tận dụng tài nguyên nước, Tiết kiệm vật liệu và lợi dụng tài nguyên vật liệu, Chất lượng môi trường nội thất. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay chưa hội đủ điều kiện nghiên cứu và xây dựng tổng thể các chương trình, chiến lược về kiến trúc xanh thì việc học tập kinh nghiệm Trung Quốc có thể giúp rút ngắn được những bước khởi động về lĩnh vực này. Mở đầu cho việc tiếp thu kinh nghiệm là lập sổ tay kiến trúc xanh cho nhà ở Việt Nam. Các nội dung trong Sổ tay kiến trúc xanh cho nhà ở Việt Nam sẽ bao trùm các lĩnh vực sinh thái, tiết kiệm năng lượng và nguồn nước, giảm chất thải và bảo đảm sức khoẻ cho người dân, với các tiêu chí tương tự các nước trên thế giới và Trung Quốc đã làm, nhưng nghiên cứu phù hợp với đặc điểm khí hậu, tập quán, phong tục, lối sống Việt Nam cũng như trên cơ sở công nghệ xây dựng và vật liệu thịnh hành tại Việt Nam. Lợi ích của kiến trúc xanh Trước hết, kiến trúc xanh mang đến cái lợi trực tiếp chứ không viển vông: giá điện ngày càng cao và nếu tuân thủ thiết kế xanh, hoá đơn tiền điện sẽ giảm rất nhiều do ta giảm được máy lạnh, điện chiếu sáng, điện nấu nước nóng… Chi phí y tế ngày càng cao, nên nếu thiết kế xanh, căn nhà sẽ có bầu không khí sạch, giảm thiểu bụi bặm và các hoá chất (có rất nhiều trong vật liệu xây dựng, đồ nội thất, các loại sơn, thảm…) giúp ta giữ gìn sức khoẻ, giảm các chi phí y tế… Thứ hai, mối đe doạ từ sự xuống cấp của môi trường ngày càng sát sườn: những làng ung thư do môi trường bị ô nhiễm, thông tin về lượng bụi làm giảm chất lượng không khí của Hà Nội đến mức người ở Hà Nội 10 năm bị bệnh về hô hấp cao gấp nhiều lần người ở dưới 3 năm lại là một cảnh báo nữa; xuất hiện những căn bệnh như dị ứng triền miên vì không khí ở ngay trong nhà ngày càng xấu đi. Rồi tình trạng thiếu điện nghiêm trọng đang diễn ra vài tuần gần đây lại là một cảnh báo khác nếu cứ xây nhà mà chỉ dựa vào năng lượng điện để làm mát.  Với tất cả những tác động gần, xa, những trách nhiệm cùng quyền lợi khái quát trên, ta gần như đoán chắc rằng, nhận thức và áp dụng “kiến trúc xanh” đang đứng ngay trước cửa ngõ nhà mình và không có cách nào khác hơn là phải chú ý và dần áp dụng nó thôi. Kiến trúc với các vật liệu thân thiện với môi trường Tổ chức Nghiên cứu Xây dựng Anh (Building Research Establishment – BRE) và một số nhà nghiên cứu tư nhân cùng đưa ra tiêu chí đánh giá công trình xanh vào năm 1990, mục đích là để chỉ đạo thực tiễn xây dựng kiến trúc xanh một cách có hiệu quả và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của xây dựng đối với môi trường khu vực và toàn cầu. Trước tiên, BRE cho rằng đối với hạng mục kiến trúc ở vào các giai đoạn khác nhau thì nội dung đánh giá tương ứng cũng khác nhau. Nội dung đánh giá gồm 3 mặt: Tính năng kiến trúc, thiết kế xây dựng và vận hành quản lý, trong đó đối với kiến trúc ở vào giai đoạn thiết kế, giai đoạn mới xây và giai đoạn mới xây xong và đang tu sửa thì đánh giá 2 mặt tính năng kiến trúc và thiết kế xây dựng, tính toán đẳng cấp BRE và chỉ số tính năng môi trường, đối với kiến trúc hiện có đang được sử dụng hoặc một bộ phận thuộc về hạng mục quản lý môi trường đang được đánh giá thì đánh giá 2 mặt tính năng kiến trúc, quản lý và vận hành, tính toán đẳng cấp BRE và chỉ số tính năng môi trường. Các điều mục đánh giá bao gồm 9 mặt lớn:   Quản lý: Chính sách và quy trình; Lành mạnh và dễ chịu: Môi trường trong và ngoài phòng; Năng lượng: Tiêu hao năng lượng và phát thải CO2; Vận tải: Quy hoạch địa điểm hữu quan và phát thải CO2 khi vận tải;  Nước: Vấn đề tiêu hao và rò rỉ; Nguyên vật liệu: Chọn lựa nguyên liệu và tác dụng đối với môi trường; Sử dụng đất: Cây xanh và sử dụng đất; Sinh thái khu vực: Giá trị sinh thái của địa điểm; Ô nhiễm: Ô nhiễm không khí và nước. Mỗi điều mục chia ra nhiều điều mục nhỏ, tiến hành đánh giá kiến trúc lần lượt trên 3 mặt tính năng kiến trúc hoặc thiết kế và xây dựng hoặc quản lý và vận hành. Đáp ứng yêu cầu tức là có thể có số điểm tưởng tương ứng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockien_truc_xanh_6701.doc
Luận văn liên quan