Đề tài Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến rác thải mô hình tại nhật bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Thị trường kinh doanh dịch vụliên quan đến rác thải tại Nhật Bản là một thịtrường đã phát triển chín muồi, với tốc độphát triển đứng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đứng thứ hai thế giới chỉsau Hoa Kỳ. Thịtrường tại Nhật Bản đạt được thành công đó là do những nguyên nhân sau đây: 1./ Các nguồn luật và chính sách điều chỉnh rác thải và kinh doanh rác thải hợp lý. Bên cạnh đó việc thực thi luật và chính sách cũng được chấp hành nghiêm túc, thểhiện rõ sựphối hợp đồng bộgiữa chính quyền trung ương – địa phương và doanh nghiệp; 2./ Nhận thức vềmôi trường của người dân Nhật Bản là khá toàn diện; chính nhân tốnày đã thúc đẩy nhu cầu vềdịch vụmôi trường và đặc biệt là rác thải lên cao; 3./sựtham gia tích cực của thành phần kinh tếtưnhân đã tạo nên một thịtrường cạnh tranh, tận dụng được mọi nguồn lực một cách hiệu quả, có nhiều sáng kiến thúc đẩy thịtrường phát triển. Có thểnói, thành phần kinh tếtưnhân giữvai trò chủ đạo trong việc cung cấp cũng nhưsửdụng dịch vụ, đặc biệt đối với rác thải công nghiệp. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụrác thải rắn đô thị(hay còn gọi là rác thải thông thường), chính quyền thành phốchịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ, song trên thực tếdịch vụthường được chuyển giao cho các công ty tưnhân và các công ty này cũng thường nhận được trợ cấp từchính quyền trong việc xây dựng cơsởhạtầng xửlý rác thải.

pdf97 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2370 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến rác thải mô hình tại nhật bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o dục và phổ biến tốt các vấn đề liên quan đến môi trường cho doanh nghiệp và người dân Nhật Bản Việc giáo dục và phổ biến tốt các vấn đề liên quan đến môi trường cho doanh nghiệp và người dân Nhật Bản là một trong những yếu tố góp phần làm nên sự 60 thành công của ngành kinh doanh môi trường tại Nhật Bản bởi vì khi người dân nhận thức được vấn đề môi trường ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của mình thì nhu cầu về các sản phẩm cũng như dịch vụ môi trường, đặc biệt là rác thải sẽ lên cao, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tìm ra được thị trường kinh doanh mới và hữu ích cho cộng đồng. 2.2.1 Những yếu tố góp phần cho việc phổ biến kiến thức môi trường Các phương tiện truyền thông và chương trình giáo dục Đóng góp cho việc phổ biến kiến thức môi trường cũng như gây sức ép buộc chính phủ Nhật Bản phải có những biện pháp tháo gỡ tình hình suy thoái môi trường không thể không kể đến vai trò của giới truyền thông và chương trình giáo dục. Chính giới truyền thông đã đem tới sự hiểu biết về môi trường đối với đại đa số dân chúng với những bài viết, điều tra về những nạn nhân của việc ô nhiễm cũng như những ý kiến của các chuyên gia về giải pháp cho vấn đề này. Bên cạnh đó, Bộ môi trường Nhật Bản phối hợp với Bộ Giáo dục nước này đã đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện việc giáo dục môi trường.Vào cuối những năm 1960, khi những câu chuyện về thảm họa môi trường từ các bệnh dịch Minamata, Itai-Itai và Yokkaichi xuất hiện, giáo viên là những người đầu tiên lên tiếng về vấn đề này và đã đưa những thông tin nói trên vào trong các khóa học lịch sử, khoa học tự nhiên và sức khỏe vật lý. Những hướng dẫn về môi trường dành cho các học sinh tiểu học và cấp hai đã được đưa ra và sửa đổi vào năm 1989. Mặc dù phần lớn những kiến thức về môi trường trên đều là nằm trong chương trình học tự nguyện song phần nào những người dân Nhật Bản lớn lên từ những năm 1960 đều nhận thức rõ được tác hại của việc suy thoái môi trường qua những lớp học của mình. Ngoài ra 2 bộ nói trên còn kết hợp để tổ chức các buổi hội thảo, sản xuất các chương trình truyền hình cũng như các bộ phim nhằm tuyên truyền kiến thức môi trường. Tuy nhiên, theo điều tra, phần lớn kiến thức mà người dân nhận được là thông qua các chương trình của chính quyền địa phương. Các khung chính sách công cộng Những khung chính sách mới nhằm thúc đẩy nhận thức của các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng về môi trường đã được ban hành bởi chính phủ, ví 61 dụ như khung chính sách về việc xử lý sản phẩm trong vòng đời sản phẩm bao gồm quá trình sản xuất, tiêu dùng, tái chế và tiêu hủy và khung chính sách này đã chính thức được chuyển thành Luật có hiệu lực vào tháng 5/2005. Sơ đồ 3.1: Các chính sách của chính phủ nhằm thúc đẩy nhận thức môi trường của doanh nghiệp Nhật Bản Nguồn: JETRO,2006[20] Luật này buộc các doanh nghiệp và các nhà chức trách địa phương phải cung cấp các báo cáo môi trường và cung cấp các khung chính sách cho việc tuyên truyền nhận thức về môi trường trong hoạt động của mình. Những báo cáo môi trường của doanh nghiệp và địa phương sẽ giúp cho thị trường và xã hội đánh giá các dự án thân thiện với môi trường và mang lại một kết quả cân bằng giữa phát triển kinh tế và môi trường bền vững. 2.2.2 Kết quả của các biện pháp tuyên truyền và giáo dục về môi trường tại Nhật Bản Báo cáo môi trường Các báo cáo được phát hành rộng rãi về các hoạt động kinh doanh tân thiện với môi trường, Định giá môi trường Các định giá mặt lượng của chi phí và lợi ích của các dự án thân thiện với môi trường Nhãn mác môi trường Các nhãn mác được thiết kế nhằm cung cấp các thông tin về môi trường của sản phẩm Hệ thống quản lý môi trường Khung chính sách đối nội và những thủ tục nhằm thúc đẩy các dự án thân thiện với môi trường Định giá vòng đời sản phẩm Các phương pháp định giá tổng tác động môi trường của sản phẩm Chỉ số xếp hạng môi trường Bảng xếp hạng tác động môi trường và các vấn đề liên quan Các công cụ hỗ trợ các SMEs Các chương trình nhận thức môi trường cho SMEs Thiết kế thích hợp với môi trường Thiết kế của các sản phẩm có thể kéo dài vòng đời sản phẩm hoặc có thể giảm bớt tác động môi trường 62 Theo báo cáo điều tra của Bộ Môi trường Nhật Bản vào năm 2004, nói chung, các công ty này đã nhận thức được giá trị của việc bảo vệ môi trường và đã chuyển hướng nhận thức từ việc coi các quy định môi trường là một quy định bắt buộc sang xem đây là một cơ hội để phát triển kinh doanh. Cụ thể, tỷ lệ giữa các công ty vẫn coi việc quản lý môi trường là một “hình thức đóng góp cho xã hội” là 34 %, giảm so với năm 2003; trong khi đó số công ty coi hoạt động này là một chiến lược kinh doanh quan trọng tăng lên đáng kể. Ngoài ra theo một báo cáo của tớ Nikkei Ecology vào năm 2006, một cuộc điều tra với 3000 doanh nghiệp trên khắp Nhật Bản cho thấy rằng gần 70% số doanh nghiệp trên cho biết đã cắt giảm được chi phí nhờ việc giảm thiểu rác thải và năng lượng – một quy trình nằm trong kế hoạch nhằm đạt được chứng chỉ ISO 14001 – tiêu chuẩn quản lý môi trường. Biều đồ 3.1: Sự thay đổi quan niệm về môi trường của các doanh nghiệp Nhật Bản 4.7 40.3 1.9 29.9 22 1.3 6.9 38 2.8 22.3 27.5 1.4 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Cơ hội kinh doanh Đóng góp cho xã hội Tuân thủ pháp luật Một yếu tố quan trọng trong kinh doanh Một chiến lược quan trọng Ý kiến khác % 2002 2004 Nguồn: JETRO, 2006[20] Ngoài ra bản điều tra nói trên cũng cho biết hơn 800 doanh nghiệp có báo cáo môi trường năm 2004, trong đó thông báo về việc công ty được cấp chứng chỉ ISO 14001 và các hoạt động định giá cũng như các hoạt động môi trường khác. 63 Điều này thể hiện ràng việc quản lý môi trường đang được ban quản lý các công ty nhận thức một cách nghiêm túc và ngày càng tăng cao. Như vậy, trong vòng hơn ba thập kỷ qua, nhận thức của cộng đồng và doanh nghiệp về các vấn đề môi trường tại Nhật Bản đã có sự gia tăng đáng kể. Những yếu tố tác động đến sự thành công đó trước tiên phải kể tới đó chính là trình độ giáo dục cao và vai trò quan trọng của các phương tiện truyền thông với những bài báo, chương trình có chất lượng có thể gây sức ép lên các chính trị gia, cơ quan có thẩm quyền và các doanh nghiệp hành động vì môi trường và vì chính sự phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, không thể không kể đến vai trò của các khung chính sách công cộng của chính phủ cũng góp phần tuyên truyền kiến thức môi trường sâu rộng. Nhờ vậy, người dân Nhật Bản có một ý thức cao về việc bảo vệ môi trường và đó chính là một động lực lớn để ngành kinh doanh môi trường nói chung và ngành kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải nói riêng có thể phát triển. 2.3. Sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế tư nhân Trong những năm vừa qua, mối liên hệ giữa quá trình tư nhân hoá và vấn đề môi trường đã trải qua một quá trình thay đổi rõ nét. Ban đầu, khi mới xuất hiện những công ty tư nhân có quy mô lớn, người ta lo ngại rằng các công ty này sẽ vì lợi nhuận mà bỏ qua vấn đề môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khi các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sang loại hình kinh tế tư nhân, các hoạt động bảo vệ môi trường của các công ty này đã cải thiện đáng kể. Nguyên nhân được đưa ra là do, việc tư nhân hoá có thể giúp các doanh nghiệp tận dụng hết nguồn lực hiện có một cách hiệu quả, mở rộng đầu tư cho các công nghệ sản xuất sạch hơn cũng như thiết lập quy trình hoạt động nhằm tích hợp với các yêu cầu của thị trường đặc biệt là các thị trường nước ngoài về các vấn đề môi trường. Nhật Bản hiện đang là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, thành phần kinh tế tư nhân tại nước này chiếm đến 90% và những đóng góp của những thành phần này cho nền kinh tế nước này nói chung và ngành kinh doanh môi trường, trong đó có dịch vụ rác thải nói riêng là rất lớn. Ngoài việc các công ty lớn như các công ty sản xuất ô tô hàng đầu thế giới như Toyota có những sáng kiến về kỹ thuật nhằm bảo vệ môi trường hiệu quả thì sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào thị trường 64 môi trường cũng đã tạo cho thị trường này sự cạnh tranh ngày càng cao và mang lại vị thế đứng thứ 3 toàn cầu trong lĩnh vực kinh doanh môi trường của Nhật Bản. Những tiêu chuẩn về môi trường tại Nhật Bản được nhận thấy là cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác và cũng đã có một số nhà kinh tế lo ngại rằng chi phí cao cho việc bảo vệ môi trường có thể làm giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp nước này. Tuy nhiên, thực tế tại Nhật Bản lại cho thấy rằng, những tiêu chuẩn nghiêm ngặt mang tính kỹ thuật về mặt môi trường lại gia tăng tính cạnh tranh của thị trường và được coi là một động lực kinh tế cho các doanh nghiệp. Chứng minh cho điều này chính là ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Nhật Bản. Để đáp ứng những yêu cầu môi trường đặt ra, các nhà sản xuất ô tô đã phát minh ra các công nghệ môi trường có thể kiểm soát lượng ô nhiễm cũng như lượng khí đốt thải ra môi trường. Chính điều này đã làm cho lượng ô nhiễm của Nhật Bản vào cuối những năm 70 thấp hơn rất nhiều so với Hoa Kỳ vào cùng thời điểm đó. Như vậy, các quy định về môi trường đóng vai trò như một động lực giúp các công ty phát minh ra các loại công nghệ giúp phát triển kinh doanh không chỉ tại Nhật Bản mà còn có thể mở rộng thị trường sang các nước khác, ví dụ như Hoa Kỳ. Các hiệp định tình nguyện (voluntary agreements) Tại Nhật Bản, chính quyền nước này định nghĩa những sáng kiến “tình nguyện” là “những hành động mà các doanh nghiệp tự nguyện cam kết thiết lập mục tiêu không trói buộc về việc thực hiện các biện pháp gìn giữ môi trường”. Bản kế hoạch môi trường cơ bản (Basic Environmental Plan) đã coi những sáng kiến “tình nguyện” này là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường toàn cầu cũng như trong việc xử lý rác thải công nghiệp và các chất hóa học. Theo một cuộc điều tra, chính phủ Nhật Bản rất mong đợi những hiệp định “tình nguyện” này là do những nguyên nhân sau đây: (1) Những hiệp định này đòi hỏi một quá trình thực thi lâu dài nhằm đạt được sự tương hợp giữa những biện pháp phát triển kinh tế và thuế môi trường; (2) Những hiệp định này mang lại cho các doanh nghiệp sự linh hoạt và có thể hỗ trợ các doanh nghiệp giảm chi phí giảm thiểu rác thải có thể phát sinh trong quá trình giảm thiểu các tác động môi trường có thể xảy ra.[22] 65 Mặc dù có một số ý kiến cho rằng, các hiệp định nói trên chỉ là trên giấy tớ vì nó không mang tính cưỡng chế song thực tế đã chứng minh rằng đó là một trong những thành công lớn trong chính sách môi trường của Nhật Bản. Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiêp cần nhận được sự chấp thuận và sự hợp tác của chính quyền địa phương cũng như cộng đồng dân cư tại đây. Những hiệp định tình nguyện như vậy thường nhận được sự ủng hộ của chính quyền cũng như người dân địa phương. Các doanh nghiệp sau khi ký kết hiệp định này thường tuân thủ rất nghiêm ngặt, thậm chí một số doanh nghiệp còn cho phép các nhà chức trách kiểm tra việc thi hành hiệp định có đúng theo cam kết hay không. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng hiệp định, những cuộc thảo luận giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân thường diễn ra rộng rãi và trong một khoảng thời gian tương đối để có thể phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, văn hóa và xã hội tại địa phương; chính điều này đã gián tiếp góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường. Điển hình là hiệp định “Kế hoạch hành động tình nguyện” của hiệp hội kinh tế Nippon Keidanren – một trong những hiệp hội kinh tế có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại nước này, vào tháng 6/1997, trong đó cam kết giảm lượng khí thải CO2 vào năm 2010 xuống mức thấp hơn năm 1990. Kế hoạch này gồm 4 phần: phương pháp giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu, phương pháp xử lý rác thải, vấn đề quản lý môi trường và vấn đề bảo tồn môi trường đối với các hoạt động kinh doanh tại nước ngoài; trong đó, mục tiêu cụ thể đã được đề ra trong phần khí hậu nóng lên toàn cầu và phương pháp xử lý rác thải. Hiệp định tình nguyện này đóng vai trò rất quan trọng trong bản kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong nghị định thư Kyoto của chính phủ Nhật Bản và cho đến năm 2005, đã có 35 ngành công nghiệp cam kết tham gia vào hiệp định này.[22] Đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc học tập kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại các nước phát triển như Nhật Bản là vô cùng cần thiết. Tuy vậy, mỗi bài học cần có sự lựa chọn và xem xét kỹ lưỡng. Như đã phân tích, thị trường này tại Nhật Bản là một thị trường phát triển 66 chín muồi, thành phần kinh tế tư nhân trong lĩnh vực rác thải công nghiệp đóng vai trò chủ đạo; trong lĩnh vực rác thải rắn đô thị, trách nhiệm cung cấp dịch vụ vẫn thuộc các chính quyền địa phương. Trong ba bài học kinh nghiệm kể trên, những bài học Việt Nam cần học tập đó chính là: cải thiện chất lượng quản lý rác thải để tạo tiền đề tốt cho việc phát triển kinh doanh dịch vụ này và nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường để từ đó tạo được nhu cầu về các loại hàng hóa cũng như dịch vụ môi trường, trong đó có rác thải. Bài học kinh nghiệm về sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân là một bài học tốt, tuy nhiên cần phải kết hợp với điều kiện kinh tế và xã hội tại Việt Nam để có một mô hình công ty tư nhân hoạt động trong ngành cung cấp dịch vụ rác thải một cách có hiệu quả. Thực tế đã cho thấy mô hình công ty tư nhân Huy Hoàng là một mô hình cần được nhân rộng. Tuy nhiên hiện nay mô hình này chưa được nhân rộng và nguyên nhân cho thực trạng này đã được trình bày rõ tại mục III.3 chương 2. Chính vì thế, trong phần II chương 3 dưới đây, sẽ là một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Việt Nam nói chung và để nhân rộng mô hình hoạt động của công ty Huy Hoàng nói riêng. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LĨNH VỰC KINH DOANH DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM Để ngành kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải có thể phát triển trên nhiều địa phương trong thời gian tới, thực tế cho thấy cùng với những bài học rút ra từ kinh nghiệm của Nhật Bản, cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau: 1. Giải pháp hoàn thiện chính sách liên quan đến rác thải Thứ nhất, quản lý RTRĐT ngay từ nguồn thông qua việc đăng kí rác thải, nhất là rác thải nguy hại. Căn cứ vào việc đăng kí chất thải, các phương tiện thu gom, vận chuyển và phí cho từng loại được tính toán khác nhau. Phí thu gom, vận chuyển cho rác thải nguy hại phải hơn rác thải sinh hoạt. Phân loại RTRĐT từ nguồn phát sinh. Rác thải sinh hoạt cần phân thành hai loại: Các phế thải có thể tái sử dụng hoặc tái sinh như giấy, nilon, nhựa, chia lọ, vỏ đồ hộp và các rác thải còn lại. Đối với rác thải công nghiệp và bệnh viện cần tách riêng các phế thải nguy hại 67 như kim loại nặng, các hoá chất độc, bông băng, các loại thuốc quá hạn, kim tiêm các chất xét nghiệm...Việc phân loại này sẽlàm tăng tỉ lệ tái sinh rác thải, cũng có nghĩa là giảm bớt khối lượng rác thải phải vận chuyển và xử lý. Thứ hai, cần cụ thể hoá các văn bản dưới luật, đồng thời phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát việc thị hành luật. Thứ ba, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp tư nhân và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước với chế độ ưu đãi (miễn giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức hoặc cho vai lãi suất ưu đãi ...) để khuyến khích việc thu gom triệt để RTRĐT. Thứ tư, cần tăng cường hợp tác quốc tế và tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế. Ngoài việc thu được các thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý RTRĐT , chuyển giao công nghệ, trợ giúp tài chính còn có thể nắm bắt được kiến thức và kĩ thuật từ các quốc gia tiên tiến thông qua các khoá đào tạo cho cán bộ ở nước ngoài có cấp học bổng. Khu vực phi chinh thức đã giúp chuyển đổi thay vì phải thực hiện tiêu hủy sang tiến hành tái chế đối với hàng triệu tấn rác thải và đã tạo ra việc làm cho hàng ngàn người lao động. Tuy nhiên các hoạt động này rất cần có sự hỗ trợ một cách chủ động tự phía cộng đồng và Chính phủ để tiếp tục tồn tại và phát triển. Các hoạt động hỗ trợ có thể gồm mở rộng các chương trình cho vay tín dụng nhỏ, chính thức hóa sự tham gia của khu vực phi chính thức, phát triển các thị trường tái chế, phối hợp hoạt động giữa khu vực phi chính thực và khu vực nhà nước, hỗ trợ thành lập các hợp tác xã thu gom và xử lý rác thải, lấy ý kiến tư vấn của các thành phần mà sinh kế của họ sẽ phải chụi tác động từ việc áp dụng các chính sách hoặc sáng kiến quản lý rác thải mới ngay từ khâu xây dựng/hoạch định chính sách. 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải tại Việt Nam Thứ nhất, mỗi đô thị phải xây dựng một kế hoạch tổng thể và chiến lược lâu dài về quản lý RTRĐT, phù hợp với đặc thù của từng đô thị để từ đó từng bước xây dựng và tăng cường hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường ở các cấp cơ sở. Các đô thị cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ quan trung ương nhằm có một chiến lược thống nhất. Nên thống nhất và đưa ra một cơ quan chủ quản về vấn đề môi trường và kinh doanh các dịch vụ liên quan đến môi trường, 68 trong đó có rác thải. Bộ Tài nguyên môi trường cần có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ xây dựng nhằm giải quyết những khác biệt cơ bản trong những chiến lược môi trường của mình và đưa ra một mục tiêu chung để bảo vệ và phát triển môi trường. Dự báo lượng chất thải được tái chế có thể sẽ tăng gần gấp đôi so với mức hiện tại và như vậy sẽ tiết kiệm cho ngân sách nhà quốc gia từ 200 đến 500 tỷ đồng do mỗi năm không phải chi cho việc tiêu hủy lượng chất thải được tái chế này. Cũng có thể giảm được lượng rác thải phải đem tiêu hủy bằng cách sản xuất phân compost một cách hiệu quả hơn vì hơn 50% rác thải đô thị là hữu cơ và có thể tận dụng để làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ. Giảm chi phí cho tiêu hủy rác thải thông qua các biện pháp tái chế đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả và thúc đẩy thị trường nguyên liệu cho hoạt động tái chế. Điều này có thể được thực hiện thông qua các biện pháp khác nhằm phân loại rác thải tại nguồn và phát triển các cơ sở tái chế rác thải tư nhân một cách hợp lý và có tính lợi nhuận. Tương tự, cũng có thể mở rộng quy mô các hoạt động sản xuất phân hữu cơ thông qua phát triển các cơ sỏ sản xuất nhằm sản xuất phân hữu cơ chất lượng cao có thể cạnh tranh trên thị trường từ rác thải được phân loại tại nguồn. Các biện pháp khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn cũng rất cần thiết. Các quy trình sản xuất sạch hơn giúp giảm thiểu lượng chất thải công nghiệp cũng như mang lạ các giải pháp phù hợp về mặt sinh thái cho các ngành công nghiệp. Việt Nam đã đạt được những thành công trong sản xuất sạch hơn (Cleaner Production) nhờ các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp này chỉ là bước khởi đầu nhằm đạt được những lợi ích về mặt kinh tế và môi trường cho các doanh nghiệp. Việc áp dụng các quy trình sản xuất sạch hơn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Việc thiết lập một quỹ cấp vốn vay cho các hoạt động sản xuất sạch hơn và cung cấp các thông tin về các kỹ thuật nhằm thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn ở Việt Nam. 3. Giải pháp nâng cao tính hiệu quả của các hình thức tuyên truyền, giáo dục về môi trường Nâng cao nhận thức về môi trường cho nhân dân. Thông qua giáo dục và động viên nhân dân và các tổ chức, cơ quan, xí nghiệp, các cấp uỷ Đảng, chính 69 quyền, đoàn thê, quần chúng sẽ nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và tính cấp bách của bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là phương tiện truyền thông đại chúng từ tỉnh đến cơ sở. Nội dung thông tin tuyên truyền ngoài vấn đề môi trường chung, còn bao gồm kiến thức chung về RTRĐT , RTRĐT với việc ô nhiễm môi trường, các phương pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do RTRĐT, Luật Bảo vệ môi trường, các quy định dưới luật. Các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng cần có sự đa dạng hoá hơn. Cần tổ chức các cuộc thi qua mạng vô tuyến hay điện thoại, trên báo, đài nhằm nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về các vấn đề môi trường. Các hình thức phổ biến như xây dựng những thước phim nhỏ tương tự như các đoạn phim về an toàn giao thông hay các chương trình phổ biến sức khoẻ cho người dân.....Ngoài ra trong các sân chơi truyền hình và báo đài, nên có lồng các nội dung về môi trường vào cũng là một hình thức tuyên truyền hiệu quả. Ngoài ra, không kém phần quan trọng đó là việc coi vấn đề quản lý RTRĐT là một phần trong chương trình giảng dạy tại môi trường cần đưa vào khuôn khổ giáo dục hiện hành ngay từ từ cấp học mẫu giáo, bởi khi đó trẻ có thể bắt đầu nhận thức được các vấn đề xunh quanh, tạo nền tảng cho sự phát triển sau này. Các trường mẫu giáo có thể hướng dẫn học sinh vứt rác đúng cách, các trường tiểu học có thể xây dựng các giờ học về môi trường ngoài trời với các chò trơi đố vui về môi trường để tạo cho học sinh sự quan tâm, thích thú với vấn đề này... Trong việc xây dựng chương trình học về môi trường, các giáo viên đóng vai trò quan trọng bởi vì họ chính là nguồn cung cấp thông tin cho học sinh-sinh viên. Bởi vậy, việc đầu tư nhằm tổ chức các khoá tập huấn về môi trường cần có sự quan tâm bằng sự phối hợp hiệu quả giữa nhà trường và các cơ quan có liên quan. Khi kiến thức về môi trường của người dân tăng lên cùng với sự khan hiếm đất đai, những thách thức đặt ra là xây dựng các bãi chôn lấp và đầu tư các thiết bị xử lý chất thải phù hợp về môi trường và được xã hội chấp nhận. Để làm được điều này cần phải tiến hành các đánh giá kinh tế - xã hội trước khi xây dựng một bãi chôn lấp, đồng thời có thể khuyến khích người dân địa phương tham gia vào quá 70 trình chọn lựa địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp. Ngoài ra, cần phải thực hiện quá trình lấy ý kiến tư vấn của cộng đồng một cách nghiêm túc, thực hiện các biện pháp tiêu hủy chất thải một cách an toàn, điều này sẽ khiến cho người dân tin tưởng rằng các bãi chôn lấp sẽ được xây dựng và vận hành một cách an toàn, phù hợp về mặt môi trường tại nơi họ sinh sống 4. Giải pháp liên quan đến công tác thu hồi chi phí liên quan đến rác thải Hiện nay, tổng thu từ các loại phí dịch vụ quản lý RTRĐT chỉ chiếm 58% tổng chi phí vận hành, duy tu và bảo dưỡng các hệ thống quản lý RTRĐT. Hệ thống quản lý RTRĐT được cải thiện nếu thực sự áp dụng các biện pháp giúp thu hồi toàn bộ chi phí. Điều này sẽ kéo theo việc phải thực hiện xóa bỏ bao cấp và áp dụng các mức phí cung cấp dịch vụ ở mức để có thể đủ bù đắp các khoản chi phí. Cần nghiên cứu các hình thức và mức phí khác nhau như phí có mức thu cố định, phí có mức thu phụ thuộc vào mức độ sử dụng dịch vụ như mức phí tiêu dùng điện nước và các mức phí phụ thuộc vào khả năng chi trả. Ví dụ ở Tokyo, Nhật Bản phí rác thải được thu thông qua việc mua túi đựng rác thải, dịch vụ thu gom rác thải đối với hộ gia đình chỉ thực hiện khi rác thải đựng trong những túi đó, nghĩa là người ta căn cứ vào lượng thải tạo ra, như vậy đảm bảo tính công bằng và hiệu quả hơn. Để nâng cao tính bền vững về tài chính của các hệ thống quản lý RTRĐT, cần phải tăng cường sự tham gia của các thành phần tư nhân và thưc hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Kinh nghiệm một số nước đang phát triển cho thấy rằng tăng cường sự tham gia của thành phần tư nhân đã giúp giảm 20-50% chi phí cho các dịch vụ đô thị nhờ tăng tính cạnh tranh, áp dụng các hoạt động mang tính thương mại và cải thiện công nghệ. Áp dụng cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, nhiều công ty MTĐT đã áp dụng các chế độ thu phí xử lý và tiêu hủy đối với rác thải của các cơ sở công nghiệp và các bệnh viện. Thách thức trong việc thiết lập được các hệ thống quản lý dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là cần phải áp dụng những quy định chặt chẽ đối với các ngành công nghiệp và các 71 đơn vị vận chuyển rác thải đồng thời với những tiêu chuẩn bắt buộc đối với các hệ thống xử lý và tiêu hủy rác thải. 5. Cải thiện đầu tư và vận hành các dịch vụ liên quan đến rác thải Đầu tư cho quản lý rác thải ở Việt Nam tăng hơn 5 lần kể từ năm 1998, đạt trên một nghìn tỷ đồng trong năm 2003. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2010, đầu tư sẽ tiếp tục tăng với tốc độ hiện tại và sẽ tăng mạnh hơn trong giai đoạn 2010- 2020. Tốc độ đầu tư tăng là cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hiện nay là làm sao thực hiện đầu tư có tính chi phí- hiệu quả cao, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và sử dụng công nghệ phù hợp để đảm bảo sự cải thiện đầu tư là thực chất. Do vây những ưu tiên hiện nay là đảm bảo vận hành đúng kỹ thuật các bãi chôn lấp đang hoạt động, mở rộng hoạt động thu gom rác thải tại các nơi chứa có các dịch vụ của công ty MTĐT và các khu đô thị nhỏ thông qua các khoản đầu tư có tính chi phí – hiệu quả cao, nâng cao hiệu quả công tác thu gom và cải thiện các dịch vụ quản lý RTRĐT cho các hộ dân nghèo trong khi vẫn tiếp tục thực hiện các chương trình quốc gia về xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh mới. Một phương án có thể giảm chi phí đầu tư cho xây dựng nhiều bãi chôn lấp là khuyến khích xây dựng các bãi chôn lấp quy mô lớn hơn ở cấp vùng, với công suất co thể phục vụ cho nhiều nhóm cộng đồng hơn. Đồng thời, cần phải nỗ lực để giảm giá lượng chất thải cần tiêu hủy. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa hình thức chuyển giao, ngoài hình thức ký hợp đồng giao thầu như đang thực hiện với Công ty TNHH Huy Hoàng, có thể nghiên cứu, thực hiện các hình thức chuyển giao khác như đấu thầu cung ứng dịch vụ toàn bộ, đấu thầu cung ứng dịch vụ theo công đoạn hoặc theo địa bàn và thực hiện cổ phần hóa, cho thuê, bán doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện dịch vụ vệ sinh môi trường. III. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM 1. Lựa chọn địa điểm áp dụng mô hình Phường Kim Liên, thuộc quận Đống Đa, Hà Nội được lựa chọn là địa điểm áp dụng mô hình kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải. Nguyên nhân là do: 72 - Phường Kim Liên là nơi tập trung nhiều trung tâm buôn bán, có tốc độ phát triển kinh tế khá cao. Đây cũng là nơi tập trung nhiều trường học và có trình độ dân trí khá cao. [10] - Rác thải phát sinh tại khu vực này rất lớn song dịch vụ thu gom rác hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu, điển hình là khu vực hồ Kim Liên đã gần như bị rác thải lấp đầy, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho người dân sống xung quanh khu vực này. - Đây là địa điểm đã từng được chọn thí điểm áp dụng mô hình phân loại rác thải tại nguồn (vào năm 1999). Tuy nhiên, chương trình này đã phải kết thúc sau 3 tháng hoạt động do thiếu nguồn kinh phí hoạt động từ phía chính phủ. Ngoài ra, tại thời điểm đó, người dân tại khu vực này được yêu cầu phải phân loại rác thải ra tành 4 loại: giấy, nhựa, hữu cơ và các loại khác. Đây là yêu cầu không khả thi bởi chưa có một chương trình tuyên truyền cũng như hướng dẫn người dân tham gia một cách cụ thể. Hơn nữa, sau khi thu gom rác thải đã được phân loại, URENCO không có một kế hoạch rõ ràng về việc xử lý rác thải và do vậy đã làm mất đi sự nhiệt tình của người dân tham gia chương trình này (Nguyen Thi Thuc Thuy, 2005)[23]. Song, những điều kiện trên cũng chính là những tiền đề để áp dụng mô hình kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại khu vực này bởi người dân Kim Liên đã được làm quen với chương trình. 2. Xây dựng mô hình kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại phường Kim Liên Mô hình đề xuất này sẽ được tiến hành thử nghiệm trong 3 năm đầu (kể từ năm 2010). Sau 3 năm nếu kinh doanh hiệu quả, mô hình sẽ tiếp tục hoạt động theo hướng sau: 2.1 Mô hình đề xuất chính sách liên quan đến rác thải Theo mô hình đề xuất này, phường Kim Liên nên lựa chọn Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia do Bộ Tài Nguyên và Môi trường đưa ra vào năm 2001 bởi chiến lược này tập trung chủ yếu vào các biện pháp quản lý môi trường, vùng trọng điểm là các thành phố và khu vực đông dân cư, chú trọng nâng cao vai trò của cộng đồng, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong việc bảo vệ môi trường. Bên 73 cạnh đó nguồn tài chính theo chiến lược này cũng là dựa vào phân bổ từ ngân sách của nhà nước và nguồn vốn ODA. Những đặc điểm trên của chiến lược này rất phù hợp với tình hình tại phường Kim Liên hiện nay. Ngoài ra, Phường Kim Liên cần có chính sách nâng cao nhận thức của người dân khu vực về vấn đề môi trường và đặc biệt liên quan đến rác thải (cụ thể như đã trình bày tại phần II.3 chương 3). Cần huy động các tình nguyện viên tham gia (có thể huy động từ khoa môi trường tại các trường đại học trong thành phố Hà Nội) để hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn trong thời gian thí điểm mô hình. Các tình nguyện viên này sẽ được đào tạo về kiến thức phân loại rác thải và các kiến thức liên quan đến môi trường khác ngay tại trường. Muốn làm được như vậy, phường Kim Liên nên liên hệ với các trường đại học để có phương án đào tạo và triển khai nguồn nhân lực hợp lý. Bên cạnh đó, Phường nên kết hợp với các Đoàn trường và Chi hội Phụ nữ tại địa bàn để triển khai các cuộc thi và phổ biến kiến thức môi trường. Hiện tại công ty URENCO hoạt động tại phường Kim Liên chưa đáp ứng được nhu cầu về thu gom rác thải dẫn đến việc rác thải tràn lan tại nhiều khu vực không đúng nơi quy định. Theo mô hình đề xuất, phường Kim Liên nên triển khai việc giao khoán, đấu thầu các dịch vụ về vệ sinh môi trường để tạo điều kiện cho các công ty tư nhân tham gia vào lĩnh vực này. 2.2 Mô hình đề xuất về vấn đề liên quan đến tài chính hỗ trợ Tổng mức đầu tư khái toán của dự án 3R cho đến hết năm 2009 tại Hà Nội khoảng gần 49,5 tỉ đồng (trong đó, vốn do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại là 48 tỉ đồng, tương đương 3 triệu USD và vốn đối ứng từ ngân sách của Thành phố Hà Nội là gần 1,5 tỉ đồng)[9]. Phường Kim Liên nên có công văn trình lên Quận để yêu cầu phân bổ mức trợ cấp từ Qũy Bảo vệ môi trường cấp hợp lý ban đầu cho doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải. Mức trợ cấp theo mô hình đề xuất nên là 15 tỷ đồng. Đây là mức trợ cấp gần bằng mức trợ cấp tham tham khảo được đề xuất bởi công ty tư nhân kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải Vũ Nhựt Hồng, TP. Đồng Nai vào năm 2005.[6] 74 Mức phí thu gom và xử lý rác thải theo mô hình đề xuất, trong thời gian đầu sẽ duy trì tại mức đồng đều giữa các hộ dân (do công ty kinh doanh dịch vụ đưa ra). Sau đó mức phí này sẽ được điều chỉnh theo hướng người phát sinh rác thải trả tiền, tức là mức phí sẽ tùy theo mức rác thải phát sinh từ hộ gia đình bằng cách sử dụng phương pháp mua túi đựng rác như mô hình tại thành phố Kitakyushu Nhật Bản. Việc phân phối túi đựng rác sẽ do chính quyền phường Kim Liên đảm nhiệm hoặc dùng máy bán túi đựng rác tự động. Đối với các hộ dân thuộc diện nghèo, công ty URENCO vẫn trực tiếp đảm nhận thu gom để đảm bảo việc sử dụng dịch vụ môi trường của mọi người dân và ngăn chặn việc xả rác trái phép. 2.3 Mô hình đề xuất về việc thu gom và xử lý rác thải Theo mô hình đề xuất, người dân khu vực phường Kim Liên sẽ được phát miễn phí hai thùng rác có màu khác nhau tương ứng với hai loại rác vô cơ và hữu cơ. Việc phân loại sẽ được các tình nguyện viên hướng dẫn và giám sát trong quá trình thử nghiệm – 6 tháng đầu. Việc thu gom rác thải sẽ được tiến hành 1 lần/ngày với rác thải hữu cơ và 2-3 lần/ngày với rác vô cơ. Rác thải sau khi thu gom theo phương pháp tại chỗ (door-to- door) sẽ được mang tới trạm trung chuyển rác thải và vận chuyển đến nhà máy xử lý rác Cầu Diễn xử lý, chế biến thành phân hữu cơ và các sản phẩm khác cung ứng cho sản xuất. Làng hoa Tây Hựu có mức tiêu thụ từ 50-100 tấn phân hữu cơ/ năm là đầu ra tiềm năng của thị trường phân hữu cơ từ rác thải tái chế[7]. Được biết, hiện quá trình đóng gói sản phẩm và vận chuyển các bao sản phẩm tại Nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn còn rất hạn chế và khó khăn do các khâu hầu hết đều tiến hành thủ công (sử dụng sức người là chủ yếu). Đoàn chuyên gia Nhật Bản đã khuyến nghị Thành phố Hà Nội đề xuất Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ 1 máy nâng hàng và URENCO đã hoàn chỉnh bản đăng ký thiết bị này theo mẫu của JICA. Đây là một sự hỗ trợ quan trọng để phát huy lĩnh vực tái chế tại Việt Nam. 75 KẾT LUẬN Thị trường kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Nhật Bản là một thị trường đã phát triển chín muồi, với tốc độ phát triển đứng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đứng thứ hai thế giới chỉ sau Hoa Kỳ. Thị trường tại Nhật Bản đạt được thành công đó là do những nguyên nhân sau đây: 1./ Các nguồn luật và chính sách điều chỉnh rác thải và kinh doanh rác thải hợp lý. Bên cạnh đó việc thực thi luật và chính sách cũng được chấp hành nghiêm túc, thể hiện rõ sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền trung ương – địa phương và doanh nghiệp; 2./ Nhận thức về môi trường của người dân Nhật Bản là khá toàn diện; chính nhân tố này đã thúc đẩy nhu cầu về dịch vụ môi trường và đặc biệt là rác thải lên cao; 3./sự tham gia tích cực của thành phần kinh tế tư nhân đã tạo nên một thị trường cạnh tranh, tận dụng được mọi nguồn lực một cách hiệu quả, có nhiều sáng kiến thúc đẩy thị trường phát triển. Có thể nói, thành phần kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp cũng như sử dụng dịch vụ, đặc biệt đối với rác thải công nghiệp. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ rác thải rắn đô thị (hay còn gọi là rác thải thông thường), chính quyền thành phố chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ, song trên thực tế dịch vụ thường được chuyển giao cho các công ty tư nhân và các công ty này cũng thường nhận được trợ cấp từ chính quyền trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý rác thải. Những yếu tố tạo nên sự thành công trên cũng chính là các bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản mà Việt Nam cần phải học tập một cách linh hoạt, áp dụng một cách hợp lý tùy theo điều kiện của đất nước. Việt Nam hiện nay mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình xây dựng thị trường kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải và còn gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu là khó khăn trong việc quản lý rác thải ví dụ như các chính sách về môi trường chưa có sự thống nhất giữa hai Bộ quản lý trực tiếp là Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Xây dựng. Thành phần tham gia thị trường chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp nhà nước với vốn trợ cấp lên tới gần 80% tổng vốn hoạt động. Các doanh nghiệp nhà nước này mặc dù đã có nhiều cố gắng xong việc thu gom, xử lý rác thải vẫn chưa đáp ứng 76 được nhu cầu thực tiễn và cơ chế hoạt động còn chưa được năng động. Mặc dù đã có một số mô hình kinh doanh thành công dịch vụ này như mô hình công ty tư nhân Huy Hoàng tại Lạng Sơn song mô hình này vẫn chưa được nhân rộng trên toàn quốc. Để thúc đẩy sự phát triển của thị trường kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Việt Nam, dựa vào thực tiễn tại Việt nam và những bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản trong việc xây dựng mô hình kinh doanh này như đã nói trên chúng ta cần phải hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến rác thải, nâng cao hiệu quả quản lý rác thải, nâng cao hiệu quả của cá hình thức tuyên truyền giáo dục về môi trường; cần đưa ra biện pháp thu hồi chi phí hợp lý nhằm đảm bảo tính bền vững của các hoạt động đầu tư liên quan đến kinh doanh rác thải và cuối cùng, cải thiện đâu tư và vận hành các dịch vụ liên quan đến rác thải. Cụ thể việc tiến hành những giải pháp trên như thế nào đã được trình bày rõ trong khóa luận. Cuối cùng, khóa luận cũng đưa ra đề xuất áp dụng mô hình kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Việt Nam (học tập từ mô hình của thành phố Kitakyushu, Nhật Bản). Đây mới chỉ là mô hình đề xuất và cần có sự nghiên cứu sâu hơn nữa để có thể áp dụng trong thực tiễn trong thời gian tới. Việt Nam hiện nay với tư cách là thành viên chính thức của WTO sẽ có nhiều điều kiện để phát triển thị trường kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải hơn nữa với sự giúp đỡ của Nhật Bản qua các nguồn vốn viện trợ ODA và với sự hoàn thiện về cơ chế chính sách chung. Hy vọng rằng, khóa luận này cùng với những giải pháp nêu trên sẽ giúp cho thị trường kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Việt Nam được cải thiện và phát triển trong thời gian tới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Lê Qúy An chủ biên (2004) Việt Nam - môi trường và cuộc sống, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội, Việt Nam. 2. GS.TS. Nguyễn Đình Hương chủ biên (2006) Gíao trình Kinh tế chất thải, NXB Giáo dục, Hà Nội, Việt Nam. 3. GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ và GS.TS.Virginia Maclaren (2005) Quản lý chất thải ở Campuchia, Lào và Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, Việt Nam. 4. Bộ Tài nguyên môi trường, Ngân hàng thế giới (World Bank) và Cơ quan phát triển quốc tế Canada-CIDA (2004) Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam: Chất thải rắn, World Bank, Hà Nội, Việt Nam. 5. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 6. Báo Đồng Nai (19/5/2008) Nhà máy xử lý rác thải thành phân vi sinh: Khó khăn vẫn còn, 7. Báo Đời sống và Pháp luật (13/05/2008) Phân loại rác tại nguồn: Rác đẻ ra tiền, 8. Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam (13/03/2008) Vai trò của tái chế rác thải trong xã hội hiện đại, 9. Báo Vietnamnet (23/05/2008) Dân Hà Nội tập phân loại rác tại nhà, 10. Báo Kinh tế và Đô thị (29/4/2008) Kim Liên ngày ấy và bây giờ, 11. ATGT- ANHH – BVMTB (25/05/2008) ISO 14001 với vấn đề môi trường Việt Nam, 12. Tạp chí Cộng sản điện tử (19/04/2008) Tại sao mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn Huy Hoàng chưa được nhân rộng, TÀI LIỆU TIẾNG ANH 13. Asian Development Bank (2005) Asian Environment Outlook2005-Making Profits, Protecting Our Planet: Coporate Responsibility for Environmental Performance in Asia and the Pacific, Manila, ADB. 14. JETRO (2004) Guide to Business Opportunities in Japan (Environmental Market), Japan. 15. OECD (1997) Glossary of Environment Statistics, Studies in Methods, Series F, No. 67, United Nations, New York. 16. UNEP (1992) Basel Convention on the Control of Transboundary Movement of Hazadous Wastes and Their Disposal 17. Waste Management and Public Cleasing Law (2001), Japan. 18. World Bank Institue (2002) Protecting the global environment : initiatives by Japanese business, World Bank Publications, Washington D.C. 19. Asa Guilamo (2007) Japanese Policy for Environmental Innovation as a Way to Realize Growth, www.itps.se/Archive/Documents/Swedish/Publikationer/Rapporter/Allmänn a/A2007/A2007_008_webb.pdf 20. Ryokichi Hirono (2004) Environmental Industry Development in Selected Asian Developing Countries: China, India, Indonesia and Republic of Korea, www.iges.or.jp/en/ltp/report_ei.html 21. Masako Ito (2006) Environmental Consciousness Increases in Japanese Business, www.jetro.go.jp/en/market/report/pdf/2006_20_ms.pdf. 22. Aparna Sawhney & Rupa Chanda (2003) Trade in Environmental Services Opportunities and Constraints, environment.org/page/theme/service.htm 23. Izumi Tanaka & Eva Ahlner (2003) Environmental Driver as a Driver of Techonology and Business Development in Japan, Arbetsrapport, www.innovation.lv/ino2/publications/R2003_009.pdf 24. Nguyen Thi Thuc Thuy (2005) Audit and Separation of Compostable Solid Wastes at Household in Danang Vietnam, econ/res-pub.html 25. Adam D. Watson (2004) An Examination of Vietnam’s Urban Waste Managament Capacity, 26. Foreign Affairs and International Trade Canada (2007) Environmental Industries Profile-Japan, 27. IGES (2001) Community Based Solid Waste Management in Kitakyushu, www.iges.or.jp/kitakyushu/sp/swm/3%20Kitakyushu%20(Paper).pdf. 28. MOE (2007) Technologies to Support a Sound-material Cycle Society: Development for 3R and Waste Management Technologies, 29. MOE (2006) Sweeping Policy Reform Towards a “Sound Material-cycle Society” Starting from Japan and Spreading over the entire Globe –the “3R” loop connecting Japan with other countries, 30. USITC (2004) Solid and Hazardous Waste Services: An Examination of U.S. and Foreign Markets, 31. Urban Development Sector Unit East Asia and Pacific Region (1999) What a Waste: Waste Management in Asia, siteresources.worldbank.org/INTEAPREGTOPURBDEV/Resources/whataw aste.pdf i PHỤ LỤC Phụ lục 1 DANH SÁCH MỘT SỐ LOẠI RÁC THẢI HỮU CƠ VÀ RÁC THẢI VÔ CƠ Rác thải hữu cơ: • Thóc lúa (khô) • Rau và hoa quả bỏ đi • Những rác thải nhà bếp • Bánh mì • Vỏ hoa quả • Những túi trà nhỏ • Bã cà phê • Lá cây và những nhánh thực vật Rác thải vô cơ: • Nhựa và nilong • Quần áo vải vóc • Kính • Gốm • Phế liệu kim loại • Giấy và cac-tông (*) Chú ý: (*) mặc dù giấy và cac-tông có thể được chế biến thành phân hữu cơ nhưng chúng không được liệt kê trong danh sách vì chúng cần phải được tái chế và tái sử dụng. ii Phụ lục 2: Danh sách các dự án ODA về môi trường STT Tên dự án Thời gian thực hiện Kinh phí (đô la Mỹ) Cơ quan điều hành Mục tiêu Tình trạng và ghi chú ADB Hợp phần về chất thải rắn trong dự án Cải thiện môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (Vốn vay số 1702) 2000-2006 100.000.000 Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, Các đơn vị thực hiện dự án Hỗ trợ nâng cao năng lực và tở chức để:xây dựng cơ sở hạ tần đô thị thích hợp và quản lý các dịch vụ ở các đô thị bền vững và hiệu quả cải thiện môi trường và giảm nguy cơ mắc các bệnh do môi trường; xây dựng và quản lý các dịch vụ ở đô thị và phát triển cơ sở hạ tầng có kế hoạch và bền vững. Dự án do Cơ quan hợp tác và phát triển na Uy NORAD tài trợ(2002-2004): xây dựng quy hoạch tổng thể Thực hiện được 12% công việc trong 68% tổng thời gian của cả dự án iii vùng về chất thải nguy hại và Quan trắc chất lượng không khí. Quản lý chất thải nguy hại 1997-1998 600,000 Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường Hỗ trợ Chính phủ thiết lập một hệ thống quản lý chất thải nguy hại phù hợp nhằm tăng cường quản lý chất thải rắn nguy hại Dự án đã hoàn thành AUL/AusAID Phân loại tại nguồn và sản xuất phân compost từ chất thải sinh hoạt 1997-1998 163,000 Đưa ra các công nghệ có giá thành thấp, mô hình quản lý chất thải rắn dựa vào cộng đồng Dự án đã hoàn thành Tăng cường năng lực cho Công ty MTĐT Đà Nẵng 12/2001- 12/2004 2 triệu đô la Úc Công ty MTĐT Đà Nẵng • Cải thiện các dichj vụ về nước thải và vệ sinh môi trường ở Đà Nẵng • Nâng cao năng lực cho công ty Môi Trường đô thị • Dự án nhằm cải thiện các dịch vụ điểu kiện vệ sinh và • Ban quản lý các dịch vụ • Duy trì và vận hành, chăm sóc iv cung cấp nước sạch ở Đà Nẵng khách hàng và hệ thống quản lý môt trường CIDA Dự án kinh tế chất thải 2000-2005 2.109.915 Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học & Công nghệ Cải thiện các cơ hội kinh tế, môi trường và điều kiện sống cho tất cả các cộng đồng và đặc biệt là cho công nhân thu gom rác có thu nhập thấp nhất ở Việt Nam Dự án đang thực hiện Dự án Môi trường Việt Nam – Canada giai đoạn 2 2000-2005 7.000.000 Cục BVMT, Bộ TN&MT Tăng cường năng lực quản lý ô nhiễm cho một số cơ quan cấp quốc gia và địa phương Dự án đang thực hiện DANIDA Tăng cường quản lý chất thải rắn ở Nghệ An 42 tháng bắt đầu từ tháng 10 19.800.000 UBND tỉnh Nghệ An Công ty • Chất thải sinh hoạt và chất thải y tế được xử lý và phân hủy một cách bền vững về Dự án đang thực hiện v năm 2001 MTĐT Nghệ An mặt môi trường ở thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò • Xử lý chất thải rắn bền vững, phù hợp về môi trường ở tỉnh Nghệ An Nâng cao năng lực giám sát môi trường và cải thiện công tác quản lý chất thải rắn ở Thái Nguyên 30 tháng bắt đầu từ tháng 5 năm 2004 12.229.000 Sở TN&MT Công ty MTĐT • Cải thiện hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn • Quản lý Môi trường • Nâng cao năng lực về kiểm soát và quan trắc ô nhiễm chất thải rắn Dự án đang thực hiện Cải thiện quản lý chất thải rắn ở tỉnh Nghệ An giai đoạn III 36 tháng bắt đầu từ cuối năm 2005 14.542.000 UBND tỉnh Nghệ An Công ty MTĐT Thành phố Vinh • Chất thải sinh hoạt ở thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò • Tăng cường năng lực cho các Công ty Môi trường đô thị Nghệ An về trao đổi thông tin trong quản lý chất thải rắn Dự án đã được phê duyệt Phát triển đô thị và công nghiệp ở thành 2001-2004 2.467.000 Sở TN&MT Phú Thọ Nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn và an toàn lao Đã hoàn thành giai vi phố Viêt Trì Phú Thọ động; nâng cao năng lực cho các cán bộ kỹ thuật và quản lý về sản xuất sạch hơn và an toàn lao động đoạn 1 của dự án IAEA Thiết lập cơ sở hạ tầng nhằm xử lý và quản lý chất thải phóng xạ 1995-2001 208.000 Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam Xây dựng chính sách và khung thể chế quốc gia và thiết lập cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý chất thải phóng xạ Dự án đang thực hiện PHÁP Xử lý chất thải rắn ở Nam Định 1999-2003 3.400.000 Nâng cao năng lực của cán bộ và tăng cường các hoạt động xử lý chất thải rắn Dự án đã hoàn thành JICA Cung cấp các thiết bị cần thiết cho quản lý chất thải rắn ở thành phố Hà Nội 2002-2003 7.790.700 Công ty MTĐT Hà Nội Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Hà Nội cà cải thiện các thiết bị cần thiết Dự án đang thực hiện HUMC vii Nhà máy sản xuất phân compost Cầu Diễn(E3/97) 1998-2000 4.000.000 Công ty MTĐT Hà Nội Cải thiện hoạt động xử lý chất thải bằng phương pháp sản xuất phân compost Dự án đã hoàn thành KfW Chương trình nước thải và chất thải rắn ở các thành phố trực thuộc các tỉnh ở miền Trung và thành phố Vinh 2003-2008 Đối với hợp phần về chất thải rắn:KfW: 3 triệu Euro: Công ty MTĐT:886.000 Euro Công ty MTĐT Thành phố Vinh Đảm bảo xử lý nước mưa chất thải rắn phù hợp với khả năng kinh tê của người dân Đang trong quá trình lựa chọn chuyên gia tư vấn SDC Phát triển đô thị ở Nam Định (giai đoạn 1) 1996-1999 6.708.000 UBND tỉnh Nam Định Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình cải thiện hệ thống thoát nước và vệ sinh; xây dựng và vận hành hệ thống thu gom chất thải rắn; hỗ trợ hệ thống cấp và phân phố nước Dự án đã hoàn thành Phát triển đô thị ở Nam Định (giai đoạn 2003-2006 12.695.000 UBND tỉnh Nam Định • Nâng cao năng lực cho chính quyền thành phố Nam Dự án trong dự kiến viii 2) Định trong quản lý và phát triển đô thị bền vững và phân bố dịch vụ theo yêu cầu một cách hiệu quả • Xây dựng các chương trình đầu tư trung hạn về các lĩnh vực như thoát nước, nước thải, chất thải rắn và cấp nước; • Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển bền vững đô thị Phát triển đô thị ở Đồng Hới 1997-2006 7.640.625 UBND tỉnh Quảng Bình Quá trình cải cách hành chính công; hỗ trợ quản lý chất thải rắn Dự án đang thưc hiện Dự án chất thải nguy hại ở Nam Định 2003-2006 1.971.735 Xây dựng một kế hoạch tổng thể, bền vững trong quản lý chất thải rắn nguy hại bao gồm giảm thiểu đến mức tối đa tái sử dụng, tái chế và xử Dự án đang thực hiện ix lý an toàn. Xây dựng các dự án và các yêu cầu và nguồn tài nguyên chính nhằm tiến hành quản lý chất thải rắn hiệu quả Phát triển đô thị ở thành phố Huế 1996-1999 5.072,000 UBND thành phố Huế Hỗ trợ các cơ quan chức năng địa phương nâng cao năng lực trong bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngọt và vùng biển ven bờ nhằm phát triển du lịch bền vững; hỗ trợ thành phố trong quản lý chất thải rắn Dự án đã hoàn thành SWE/Skia Tăng cường kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp ở Việt Nam 1996-1997 313,000 Xây dựng hướng dẫn quốc gia về quản lý chất thải rắn ở dô thị và khu công nghiệp Dự án đã hoàn thành UNIDQ Trung tâm sản xuất 1998-2003 2.800,000 Viện Khoa Truyền bá kiến thức về sản Dự án đã x sạch hơn VIE/96/083 học và Công nghệ Môi trường , Trường Đại học Bách Khoa xuất sạch hơn và thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn trong các ngành công nghiệp nhằm giảm ô nhiễm ở Việt Nam hoàn thành USAID Xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn ở thành phố Hồ Chí Minh 2002-2003 142,000 Văn phòng Môi trường Mỹ-Á, Cơ quan Quản lý Thành phố/ tỉnh Quốc tế, Quỹ Châu Á Xây dựng khung pháp lý nhằm tăng cường sự tham gia của khu vực phi chính phủ vào công tác thu gom và quản lý chất thải rắn đô thị Dự án đang thực hiện WB Kế hoạch hành động và Chiến lược quản lý chất thải rắn ở Hạ Long/ Cẩm Phả và Hải Phòng 400,000 UBND tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng Hỗ trợ các cơ quan chức năng ở Hạ Long và Hải Phòng xây dựng kế hoạch hành động và chiến lược quản lý chất thải rắn Dự án đang thực hiện xi Kế hoạch hành động và Chiến lược quản lý chất thải rắn ở Hạ Long/ Cẩm Phả và Hải Phòng 1999-1999 250,000 UBND tỉnh Hải Phòng Hỗ trợ chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch và chiến lược quản lý chất thải rắn Dự án đã hoàn thành Xử lý nước thải và chất thải rắn ở miền Bắc 8.690,000 Tăng cường hoạt động xử lý chất thải rắn vằ nước thải ô nhiễm ở miền Bắc Việt Nam Dự án trong dự kiến WHO Quản lý chất thải rắn y tế và các rủi ro liên quan (VTNEUD001) 1998-1999 439,000 Bộ Y tế Cải thiện hoạt động xử lý chất thải bệnh viện và quản lý rủi ro Dự án đã hoàn thành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4184_9228.pdf
Luận văn liên quan